Tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay lại điểm du lịch của du khách: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Thuận

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay trở lại điểm đến Bình Thuận. Từ kết quả này, nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý nhằm gia tăng ý định quay trở lại điểm đến Bình Thuận. Cụ thể: Hạn chế rủi ro tài chính: chính quyền địa phương nên yêu cầu của cơ sở kinh doanh du lịch, kinh doanh ăn uống, kinh doanh lưu trú tại Bình Thuận niên yết công khai giá các sản phẩm/dịch vụ du lịch, và không tăng giá quá mức trong mùa cao điểm. Chính quyền Bình Thuận nên hình thành các tổ công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị này trong việc niêm yết giá và kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ du lịch. Hạn chế rủi ro hoạt động: Chính quyền địa phương nên đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông nội địa; hoàn thiện hệ thống xe buýt, xe điện chạy từ trung tâm thành phố đến điểm đến du lịch; đầu tư hệ thống wifi miễn phí tại các khu vui chơi, giải trí công cộng. Thêm vào đó, chính quyền thành phố nên yêu cầu các cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành thường xuyên đào tạo bồi dưỡng các lớp kỹ năng mềm cho nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch và chỉ được trực tiếp phục vụ nếu có được các chứng chỉ này. Hạn chế rủi ro tâm lý – xã hội: chính quyền địa phương nên công khai các thông tin về điểm đến, các sản phẩm du lịch của địa phương bao gồm các hình ảnh và đoạn video ngắn để khách có thể cảm nhận. Hạn chế rủi ro vật lý: chính quyền Bình Thuận nên thành lập các đội phản ứng nhanh, một là để hỗ trợ khách du lịch trong vấn đề tai nạn giao thông, trộm cắp, móc túi, v.v.; hai là để kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch, ăn uống; và ba là, giữ gìn an ninh, trật tự trong các điểm đến du lịch tại Bình Thuận. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định: một là, nghiên cứu thực hiện khảo sát trong vào mùa cao điểm du lịch tại Bình Thuận. hai là, nghiên cứu chỉ thực hiện số mẫu khảo sát 278 khách du lịch nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu./.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay lại điểm du lịch của du khách: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu 1Trường Đại học Kinh Tế Luật 2Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Lịch sử  Ngày nhận: 2020-09-15  Ngày chấp nhận: 2020-11-23  Ngày đăng: 2021-1-05 DOI : 10.32508/stdjelm.v5i1.699 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay lại điểm du lịch của du khách: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Thuận Lê Quốc Nghi1, Nguyễn Thị Lài1, Nguyễn Viết Bằng2 Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Theo Tổng Cục du lịch (2018), số lượng khách quay trở lại Việt Namdu lịch nói chung và Bình Thuận nói riêng chỉ đạt khoảng 40%. Hiện tượng tăng giá vào mùa cao điểm, môi trường cảnh quan bị ô nhiễm, v.v. đã ảnh hưởng đến cảm nhận rủi ro của khách du lịch về điểm đến. Do đó, công trình nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích: (1) Xác định các thành phần rủi ro cảm nhận; (2) Đo lường tác động của những rủi ro cảm nhận đó đến ý định quay lại điểm đến du lịch Bình Thuận; (3) Đề xuất hàm ý quản trị để cho các nhà quản lý ngành và quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương vận dụng nhằm gia tang ý định quay trở lại Bình Thuận của khách du lịch trong thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn 278 khách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ý định quay trở lại chịu tác động bởi 04 thành phần của rủi ro cảm nhận theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: rủi ro tài chính (-0,547); rủi ro hoạt động (-0,346); rủi ro tâm lý – xã hội (- 0,274); và, rủi ro vật lý (-0,248). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định: một là, nghiên cứu thực hiện khảo sát trong vào mùa cao điểm du lịch tại Bình Thuận. hai là, nghiên cứu chỉ thực hiện số mẫu khảo sát 278 khách du lịch nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu./. Từ khoá: ý định quay trở lại, rủi ro cảm nhận, du lịch Bình Thuận GIỚI THIỆU Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam như: TP.HCM, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Toàn tỉnh có 192 km bờ biển trải dài từ Cà Ná (giáp ranh NinhThuận) đến Bình Châu (giáp ranh Bà Rịa-Vũng Tàu). Vịnh Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình thể thao biển mà người châu Âu ưa thích. Lợi thế không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại. Mặc dù được nhận định là tỉnh có vùng biển đẹp, khá hoang sơ và quyến rũ nhưng đa số du khách lựa chọn đến Bình Thuận chủ yếu là để nghỉ ngơi và tắm biển vì BìnhThuận chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác như vui chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Thực trạng về doanh thu và lượng khách du lịch (bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) đến với Bình Thuận được trình bày trong Bảng 1, và Bảng 2. Nhìn chung, lượng du khách trong nước đến Bình Thuận tăng qua các năm. Nếu như năm 2010 chỉ 2,25 triệu lượt khách nội địa (chiếm 8,04% tổng lượng khách du lịch nội địa) thì đến hết năm 2018 con số này đạt 5,08 triệu lượt khách nội địa (chiếm 6,35% tổng lượng khách du lịch nội địa tại Việt Nam). Tuy ố lượng du khách tăng, nhưng tỷ trọng so với cả nước giảm liên tục trong 5 nămgần đây, điều này có nghĩa là nhịp độ tăng trưởng dịch vụ du lịch của Bình Thuận thấp hơn nhịp độ tăng chung của toàn ngành. Mặt khác, so với hoạt động du lịch của cả nước, tỷ trọng du khách nội địa đến Bình Thuận chiếm từ 6,2% đến gần 9% (hàng năm), nhưng doanh thu chỉ có từ hơn 2% đến 2,8% (hàng năm). Thêmvào đó, số lượng khách quay trở lại ViệtNamdu lịch nói chung và BìnhThuận nói riêng chỉ đạt khoảng 40%1. Hiện tượng tăng giá vào mùa cao điểm, môi trường cảnh quan bị ô nhiễm, v.v. đã ảnh hưởng đến cảm nhận rủi ro của khách du lịch về hình ảnh điểm đến. Và đây là nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến ý định quay trở lại của khách du lịch. Do đó, công trình nghiên cứu này được thực hiện nhằmmục đích: (1) Xác định các yếu tố rủi ro tác động đến cảm nhận về điểm đến du lịch của du khách; (2) Đo lường tác động của những rủi ro cảm nhận đó đến ý định quay lại điểm đến du lịch Bình Thuận; (3) Đề xuất hàm ý quản trị để cho các nhà quản lý ngành và quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương vận dụng nhằm thu hút du khách cho điểm đến du lịch Bình Thuận mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Trích dẫn bài báo này: Nghi L Q, Lài N T, Bằng N V. Tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay lại điểmdu lịch của du khách: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Thuận. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 5(1):1233-1241. 1233 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Bảng 1: Doanh thu dịch vụ du lịch của Bình Thuận (so với Việt Nam) giai đoạn 2010 – 2018 1,2. Năm BìnhThuận Tốc độ tăng (%) Việt Nam Tỷ trọng của BìnhThuận so với VN (%) 2010 2,54 - 96,00 2,65 2011 3,39 25,08 130,00 2,61 2012 4,37 22,48 160,00 2,73 2013 5,47 20,13 200,00 2,74 2014 6,45 15,14 230,00 2,80 2015 7,64 15,58 337,83 2,26 2016 9,05 15,51 400,00 2,26 2017 10,81 16,34 510,90 2,11 2018 12,86 15,95 620,00 2,07 Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Bảng 2: Số lượng du khách nội địa đến Bình Thuận (so với Việt Nam) giai đoạn 2010 – 2018 1,2. Năm Kháchnội địa đến BìnhThuận Tốc độ tăng (%) Khách nội địa tại Việt Nam Tỷ trọng của lượng khách du lịch đến Bình Thuận so với cả nước (%) 2010 2,25 - 28,0 8,04 2011 2,50 11,22 30,0 8,33 2012 2,80 11,90 32,5 8,62 2013 3,14 12,31 35,0 8,97 2014 3,35 6,65 38,5 8,70 2015 3,70 10,36 57,0 6,49 2016 3,99 7,91 62,0 6,44 2017 4,54 13,70 73,2 6,20 2018 5,08 11,78 80,0 6,35 Đơn vị tính: Triệu lượt TỔNGQUAN LÝ THUYẾT VÀMÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách Ý định quay trở lại của khách du lịch là một trong những chủ đề nghiên cứu chính trong các nghiên cứu về du lịch3, đặc biệt là trong nghiên cứu du lịch bền vững nhằm khám phá về ý định của khách du lịch 4. Các nhà tiếp thị du lịch tin rằng việc quay trở lại điểm đến của khách du lịch rất quan trọng trong việc tăng doanh thu tại các điểm đến 4 và tiết kiệm chi phí tiếp thị so với khách du lịch lần đầu 5. Ý định quay trở lại điểm đến được xem như ý định du lịch trở lại hoặc giới thiệu điểm đến cho người khác4; như việc lên kế hoạch của khách du lịch để ghé thăm trở lại điểm đến và hoặc sẵn sàng giới thiệu điểm đến cho người khác6; như hành vi của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi những quyết định thuận lợi hay không thuận lợi để quay trở lại du lịch trong tương lại7. Rủi ro cảm nhận Khái niệm Rủi ro cảm nhận được xem như cảm nhận của khách hàng về những tác động, kết quả không mong đợi có thể nhận được trong quá trình tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ8; như thái độ và đánh giá chủ quan của con người về rủi ro9. Trong lĩnh vực du lịch, rủi ro cảmnhận được xemnhư cảm nhận của khách du lịch về tác động tiêu cực đến một sự kiện du lịch vượt quámức độ chấp nhận trong chuyến du lịch10; như là tâm lý không thoải mái và lo lắng trong quá trình mua và tiêu thụ một số dịch vụ du lịch của du khách11; việc đánh giá chủ quan của khách du lịch về sự không chắc chắn của kết quả trong chuyến đi du lịch12; khả năng xảy ra kết quả tiêu 1234 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 cực và mức độ không chắc chắn cảm nhận của khách du lịch khi mua sản phẩm tại các điểm đến 13; những đánh giá chủ quan về các yếu tố rủi ro tiềm ẩn xuất hiện trong quá trình du lịch cho khách du lịch14; và cảm nhận về kết quả tiêu cực có thể xảy ra trong khi đi du lịch9,15. Nhận thức rủi ro đề cập đến mối quan tâm của khách du lịch về sự mất mát có thể xảy ra, những tác động bất lợi trong quá trình du lịch16. Các thànhphần rủi ro cảmnhận trongdu lịch Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro du lịch chủ yếu đề cập đến hậu quả tiêu cực hoặc tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình du lịch9 và có thể phân loại nhận thức rủi ro theo nhiều cách6 và được tổng hợp tại Bảng 3. Dựa trên kết quả tổng quan lý thuyết và nghiên cứu định tính cùng 10 đối tượng khảo sát (chi tiết được trình bày tại mục 3), rủi ro cảm nhận trong nghiên cứu này bao gồm: rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động. Rủi ro vật lý Rủi ro vật lý như khả năng gây ra bởi dịch vụ kém chất lượng và dẫn đến thương tích hay tổn hại cho khách du lịch17; như là những điều nguy hiểm trong chuyến đi có thể không tương thích với suy nghĩ của bản thân về hình ảnh chuyến du lịch mà làm cho cá nhân không hài lòng16. Rủi ro vật lý bao gồm thiên tai, bất ổn chính trị, tội phạm, tai nạn ô tô, khủng bố, bệnh truyền nhiễm và an toàn thực phẩm16,20,21. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy: rủi ro vật lý là yếu tố có tác động ngược chiều đến ý định quay trở lại điểm đến của khách du lịch6,15,19–22.Vì vậy: giả thuyết H1 được đề xuất như sau: H1: Rủi ro vật lý có tác động đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch của khách du lịch (-) Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính được xem như rủi ro xảy ra khi mất tiền vô ích vào các sản phẩm, dịch vụ du lịch hoặc mất nhiều hơn số tiền cần cho sản phẩm, dịch vụ tại điểm đến14,16–18; hoặc các chi phí bất ngờ phát sinh cả trước chuyến đi và tại điểm đến 16. Các kết quả nghiên cứu trước cũng cho thấy: Rủi ro tài chính làmột trong những yếu tố có tác động ngược chiều đến ý định quay trở lại điểm đến của khách du lịch6,14,19–23.Vì vậy, giả thuyết H2 được đề xuất như sau: H2: Rủi ro tài chính có tác động đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch của khách du lịch (-) Rủi ro tâm lý – xã hội Rủi ro xã hội như rủi ro từ chối của người khác về lựa chọn điểm đến21; như là sự thay đổi có thể xảy ra trong quan điểm và thái độ của bạn bè và người thân đối với khách du lịch cho chuyến đi cụ thể16. Rủi ro tâm lý là sự thất vọng với trải nghiệm du lịch21, như không tương thích với hình ảnh bản thân của khách du lịch với chuyến đi16, như là sự băn khoăn lo lắng do sự tiên liệu trước những phản ứng có thể xảy ra do quá trình tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ tại điểm đến18. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy: rủi ro cảm nhận về tâm lý – xã hội có tác động ngược chiều đến ý định quay trở lại điểm đến của khách du lịch6,19–23. Chính vì vậy, giả thuyết H3 được đề xuất như sau: H3: Rủi ro tâm lý – xã hội có tác động đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch của khách du lịch (-) Rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động được xem như là rủi ro do thời tiết không đẹp, chỗ tham quan đông đúc, cơ sở vật chất du lịch không phù hợp, người dân địa phương không thân thiện, nhân viên khách sạn bất lịch sự và thực phẩm vô vị16,19,22. Các nghiên cứu trước cũng cho thấy: rủi ro hoạt động là yếu tố có tác động ngược chiều đến ý định quay trở điểm đến của khách du lịch6,15,19–22. Vì vậy, giả thuyết H4 được đề xuất như sau: H4: Rủi ro hoạt động có tác động đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch của khách du lịch (-) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vềmẫu và quy trình thực hiện Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng: Nghiên cứu định tính được thực hiện cùng 10 du khách tại khách sạn Cliff. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một là, rủi ro cảmnhận bào gồm05 thành phần: rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động; Hai là, 26 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đã được hình thành. Cụ thể: 5 biến đo lường khái niệm Ý định quay trở lại điểm đến (được kế thừa từ nghiên cứu của Harun và cộng sự 7); 05 biến quan sát đo lường rủi ro cảm nhận vật lý (được điều chỉnh từ nghiên cứu của Fuchs & Reichel16), 04 biến quan sát đo lường rủi ro rủi ro cảm nhận tài chính (được điều chỉnh từ nghiên cứu của Fuchs & Reichel16), 03 biến quan sát đo lường rủi ro rủi ro cảm nhận tâm lý – xã hội (được điều chỉnh từ nghiên cứu của Fuchs & Re- ichel16), 05 biến quan sát đo lường rủi ro rủi ro cảm nhận hoạt động (được điều chỉnh từ nghiên cứu của 1235 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Bảng 3: Tổng hợp các thành phần rủi ro cảm nhận Nghiên cứu Các thành rủi ro cảm nhận Fuchs & Reichel1 16 Rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động. Boksberger và cộng sự 17 Rủi ro tài chính, rủi ro chức năng, rủi ro cá nhân, rủi ro xã hội, rủi ro thời gian. Liu & Gao 12 Rủi ro tài sản, rủi ro hoạt động, rủi ro sức khỏe, rủi ro xã hội, rủi ro tâm lý, rủi ro y tế, rủi ro bảo mật, rủi ro cơ sở vật chất. Chen & Zhang 14 Rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro sức khỏe, rủi ro thuận tiện, rủi ro cơ sở vật chất. Cetinsoz & Ege 15 Rủi ro vật lý, rủi ro hài lòng, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động Đồng Xuân Đảm & Lê Chí Công 18 Rủi ro thể chất, rủi ro tài chính, rủi ro tâm lý. Artuğer 19 Rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động. Hasan và cộng sự 20 Rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro tâm lý, rủi ro bảo mật. Kaushik & Chakrabarti 21 Rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động. Khan và cộng sự 22 Rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động. Asgarnezhad và cộng sự 23 Rủi ro tài chính và kinh tế, rủi ro văn hóa – xã hội, rủi ro tâm lý, rủi ro môi trường, rủi ro sức khỏe, rủi ro chính trị, rủi ro công nghệ Khasawneh & Alfandi 6 Rủi ro vật lý, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý – xã hội, rủi ro hoạt động. Fuchs & Reichel16), 04 biến quan sát đo lường rủi ro rủi ro thời gian (được điều chỉnh từ nghiên cứu của Fuchs & Reichel16). Sau đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 300 khách du lịch Bình Thuận bằng cách phỏng vấn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện vào giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020 (đây là mùa cao điểm du lịch tại Bình Thuận) tại các điểm du lịch như: Đảo Phú Quý, Mũi Né, Bãi đá ÔngĐịa, HònGềnh,Tháp Chàm Poshanư, Núi Tà Cú, Trường DụcThanh. Về kỹ thuật xử lý dữ liệu Dữ liệu sau khi thu thập từ các đối tượng khảo sát được đánh giá bằng công cụ phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, Hồi quy OLS để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢNGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu Về thống kêmô tảmẫu nghiên cứu Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4 cho thấy: Trong 300 phiếu trả lời được phát ra thì có 22 phiếu trả lời bị loại do có quá nhiều ô trống. Cuối cùng 278 phiếu trả lời hợp lệ được sử dụng. Dữ liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềmSPSS 20.0. Trong 278 phiếu trả lời hợp lệ có: 150 khách du lịch là nam (54%), 128 khách du lịch là nữ (chiếm 46%); 110 khách du lịch có trình độ dưới đại học (39,6%), 102 khách du lịch có trình độ dưới đại học (chiếm 36,7%), và 66 khách du lịch có trình độ sau đại học (23,7%). Về đánh giá thang đo Kết quả được trình bày trong Bảng 5 cho thấy: Các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu vì vậy 31 biến quan sát này được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ở mục kế tiếp. Về kết quả kiểm địnhmô hình nghiên cứu • Mức độ giải thích của mô hình: Kết quả nghiên cứu cho thấy: R2 hiệu chỉnh là 0,550. Như vậy, 55% thay đổi về ý định quay trở lại của khách du lịch được giải thích bởi các biến độc lập. Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng 6. • Mức độ phù hợp Kết quả kiểm định cho thấy: Mức ý nghĩa Sig < 0,05. Do vậy, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95%. Kết quả được trình bày trong Bảng 7. Về kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: 1236 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Bảng 4: Kết quả thống kêmô tảmẫu nghiên cứu Đặc điểmmẫu Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%) Giới tính Nam 150 54,0 Nữ 128 46,0 Trình độ học vấn Dưới đại học 110 39,6 Đại học 102 36,7 Trên đại học 66 23,7 Kết quả kiểm định cho thấy: 04 giả thuyết đều được chấp nhận ởmức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95%. Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng 8. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của bài báo đã xác định và đo lường được tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay trở BìnhThuận của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ý định quay trở lại du lịch tại Bình Thuận chịu tác động bởi 04 thành phần của rủi ro cảm nhận theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: rủi ro tài chính (-0,547); rủi ro hoạt động (- 0,346); rủi ro tâm lý – xã hội (- 0,274); và, rủi ro vật lý (-0,248). Điều này có nghĩa là: Một là, Ý định quay lại chịu tác động bởi rủi ro vật lý với hệ số tác động ß = -0,248. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Cetinsoz & Ege15; Artuğer19; Hasan và cộng sự20; Kaushik & Chakrabarti21; Khan và cộng sự22; Khasawneh & Al- fandi6. Khi khách du lịch lo lắng về khả năng bị bệnh, về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về tai nạn giao thông, về tình hình tội phạm khi du lịch tại Bình Thuận thì họ sẽ làm cho họ không có ý định quay trở lại Bình Thuận để du lịch. Hai là, ý định quay trở lại chịu tác động bởi rủi ro tài chính với hệ số tác động ß = -0,547. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Chen & Zhang14; Đồng Xuân Đảm & Lê Chí Công18; Artuğer19; Hasan và cộng sự 20; Kaushik & Chakrabarti21; Khan và cộng sự22; Asgarnezhad và cộng sự 23; Khasawneh &Alfandi6. Khi khách du lịch đến Bình Thuận cảm thấy lo lắng về giá cả, lo bị chặt chém khi tiêu dùng/mua sắm các sản phẩm/dịch vụ du lịch, lo lắng bị mất tiền vào những khoản phát sinh không mong muốn khi du lịch, cảm thấy không nhận được giá trị tương xứng so với chi phí bỏ ra khi du lịch tại Bình Thuận thì họ sẽ không có ý định quay trở lại BìnhThuận để du lịch. Ba là, Rủi ro tâm lý xã hội có tác động đến ý định quay trở lại điểm đến của khách du lịch quốc tế với hệ số tác động ß = -0,274. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Asgarnezhad và cộng sự23 Artuğer19; Hasan và cộng sự20; Kaushik & Chakrabarti 21; Khan và cộng sự; Asgarnezhad và cộng sự 23; Khasawneh &Alfandi6. Khi khách du lịch đến BìnhThuận lo lắng sẽ bị thất vọng khi du lịch tại BìnhThuận, lo lắng bị bạn bè, người thân không ủng hộ khi du lịch tại Bình Thuận, lo lắng hình ảnh cá nhân bị giảm sút khi du lịch tại Bình Thuận thì họ sẽ không có ý định quay trở lại BìnhThuận để du lịch. Bốn là, kết quả khảo sát cho thấy rủi ro hoạt động là yếu tố có tác động đến ý định quy trở lại điểm đến TpHCM của khách du lịch quốc tế với hệ số tác động là ß = -0,346. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Cetinsoz & Ege15; Đồng Xuân Đảm& Lê Chí Công18; Artuğer19; Kaushik & Chakrabarti21; Hasan và cộng sự 20; Khan và cộng sự22; Khasawneh & Al- fandi6. Khi khách du lịch đến BìnhThuận cảm thấy lo lắng về thời tiết, về cơ sở vật chất, về tình trạng đông đúc, về thái độ không thân thiện của dân cư, về thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn khi du lịch tại BìnhThuận thì họ sẽ không có ý định quay trở lại Bình Thuận để du lịch. KẾT LUẬN VÀHÀMÝQUẢN TRỊ Kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định quay trở lại điểm đến Bình Thuận. Từ kết quả này, nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý nhằm gia tăng ý định quay trở lại điểm đến BìnhThuận. Cụ thể: Hạn chế rủi ro tài chính: chính quyền địa phương nên yêu cầu của cơ sở kinh doanh du lịch, kinh doanh ăn uống, kinh doanh lưu trú tại Bình Thuận niên yết công khai giá các sản phẩm/dịch vụ du lịch, và không tăng giá quá mức trong mùa cao điểm. Chính quyền BìnhThuận nên hình thành các tổ công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị này trong việc niêm yết giá và kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ du lịch. Hạn chế rủi ro hoạt động: Chính quyền địa phương nên đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông nội địa; hoàn thiện hệ thống xe buýt, xe điện chạy từ trung tâm thành phố đến điểm đến du lịch; đầu tư hệ thống wifi miễn phí tại các khu vui chơi, giải trí công cộng. Thêm vào đó, chính quyền thành phố nên yêu cầu các 1237 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Bảng 5: Kết quả đánh giá Conbach’ Alpha, hệ số tải nhân tố, phương sai trích, Eigenvalues Khái niệm FL Eigenvalues Phương sai trích Rủi ro vật lý: Alpha = 0,861 RRVL1: Tôi lo lắng về khả năng bị bệnh khi du lịch tại Bình Thuận 0,670 5,507 19,517 RRVL2: Tôi lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm khi du lịch tại BìnhThuận 0,924 RRVL3: Tôi lo lắng đến tai nạn giao thông khi du lịch tại Bình Thuận 0,881 RRVL4: Tôi lo lắng về tình hình tội phạm khi du lịch tại Bình Thuận 0,816 RRVL5: Tôi lo lắng bị mất cắp khi du lịch tại BìnhThuận 0,651 Rủi ro tài chính: Alpha = 0,819 RRTC1: Tôi lo lắng về giá cả khi du lịch tại BìnhThuận 0,775 1,790 14,947 RRTC2: Tôi có thể bị chặt chém khi tiêu dùng/mua sắm các sản phẩm/dịch vụ du lịch tại BìnhThuận 0,740 RRTC3: Tôi lo lắng bị mất tiền vào những khoản phát sinh không mong muốn khi du lịch tại BìnhThuận 0,731 RRTC4: Tôi cảm thấy không nhận được giá trị tương xứng so với chi phí bỏ ra khi du lịch tại BìnhThuận 0,722 Rủi ro tâm lý – xã hội: Alpha = 0,792 RRTL1: Tôi lo lắng sẽ bị thất vọng khi du lịch tại BìnhThuận 0,762 1,139 12,627 RRTL2: Tôi lo lắng bị bạn bè, người thân không ủng hộ khi du lịch tại BìnhThuận 0,826 RRTL3: Tôi lo lắng hình ảnh cá nhân bị giảm sút khi du lịch tại BìnhThuận 0,844 Rủi ro hoạt động: Alpha = 0,865 RRHD1: Tôi lo lắng về thời tiết không phù hợp khi du lịch tại BìnhThuận 0,764 2,874 19439 RRHD2: Tôi lo lắng về cơ sở vật chất không phù hợp khi du lịch tại BìnhThuận 0,802 RRHD3: Tôi lo lắng về tình trạng đông đúc khi du lịch tại Bình Thuận 0,809 RRHD4: Tôi lo lắng về thái đội không thân thiện của dân cư khi du lịch tại BìnhThuận 0,735 RRHD5: Tôi lo lắng về thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn khi du lịch tại BìnhThuận 0,797 Ý định quay trở lại: Alpha = 0,873 YD1: Tôi sẽ quay trở lại du lịch tại BìnhThuận trong tương lai 0,715 2,898 72,446 YD2: Tôi sẽ nói tốt về điểm đến du lịch BìnhThuận 0,756 YD3: Tôi sẽ khuyến khích người thân, bạn bè du lịch tại Bình Thuận 0,703 YD4: Tôi sẽ cùng người thân, bạn bè du lịch tại Bình Thuận trong tương lại 0,724 Ghi chú: FL: Factor Loading: hệ số tải nhân tố 1238 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Bảng 6: Kết quả tóm tắt mô hình Model R R2 R2 hiệu chỉnh Std. Error of the Es- timate 1 0,746a 0,556 0,550 0,67106442 a. Predictors: (Constant), RRTL, RRTC, RRHD, RRVL Bảng 7: Kết quả kiểm định sự phù hợp củamô hình Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 154,061 4 38,515 85,527 0,000b Residual 122,939 273 0,450 Total 277,000 277 a. Dependent Variable: YD b. Predictors: (Constant), RRTL, RRTC, RRHD, RRVL Bảng 8: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Std. Error Beta (Constant) -7.586E-017 0,040 0,000 1,000 RRVL -0,248 0,040 -0,248 -6,160 0,000 1 RRHD -0,346 0,040 -0,346 -8,584 0,000 RRTC -0,547 0,040 -0,547 -13,570 0,000 RRTL -0,274 0,040 -0,274 -6,807 0,000 a. Dependent Variable: YD cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành thường xuyên đào tạo bồi dưỡng các lớp kỹ năng mềm cho nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch và chỉ được trực tiếp phục vụ nếu có được các chứng chỉ này. Hạn chế rủi ro tâm lý – xã hội: chính quyền địa phương nên công khai các thông tin về điểm đến, các sản phẩm du lịch của địa phương bao gồm các hình ảnh và đoạn video ngắn để khách có thể cảm nhận. Hạn chế rủi ro vật lý: chính quyền Bình Thuận nên thành lập các đội phản ứng nhanh, một là để hỗ trợ khách du lịch trong vấn đề tai nạn giao thông, trộm cắp, móc túi, v.v.; hai là để kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch, ăn uống; và ba là, giữ gìn an ninh, trật tự trong các điểm đến du lịch tại BìnhThuận. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định: một là, nghiên cứu thực hiện khảo sát trong vào mùa cao điểm du lịch tại Bình Thuận. hai là, nghiên cứu chỉ thực hiện số mẫu khảo sát 278 khách du lịch nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu./. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT TP.HCMThành phố Hồ Chí Minh FL Factor Loading EFA Exploratory Factor Analysis OLS Ordinary Least Squares RRVL Rủi ro vật lý RRTC Rủi ro tài chính RRTL Rủi ro tâm lý – xã hội RRHD Rủi ro hoạt động YD Ý định quay trở lại TUYÊN BỐ VỀ XUNGĐỘT LỢI ÍCH Nhóm tác giả xin camđoan: Không có bất kì xung đột lợi ích cá nhân hay tổ chức nào trong công bố bài báo. TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ Lê Quốc Nghi, NguyễnThị Lài, Nguyễn Viết Bằng đã cùng thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện bài. 1239 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1233-1241 Lê Quốc Nghi, Nguyễn Thị Lài, Nguyễn Viết Bằng cùng thực hiện viết bản thảo bài báo và chỉnh sửa theo các góp ý của các phản biện. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Tổng cục du lịch. Số liệu thống kê du lịch. 2019;Available from: 2. Cục thống kê Bình Thuận. Niêm giám thống kê 2018. NXB Thống kê. 2018;. 3. Li F, Wen J, Ying T. The influence of crisis on tourists’ perceived destination image and revisit intention: An exploratory study of Chinese tourists to North Korea. Journal of Destination Marketing & Management. 2018;9:104–111. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jdmm.2017.11.006. 4. Tavitiyaman P, Qu H. Destination Image and Behavior In- tention of Travelers to Thailand: The Moderating Effect of Perceived Risk. Journal of Travel & Tourism Marketing. 2013;30(3):169–185. Available from: https://doi.org/10.1080/ 10548408.2013.774911. 5. Bang NV, Huu PD, Ho HN. Revisit intention and sat- isfaction: The role of destination image, perceived risk, and cultural contact. Cogent Business & Management. 2020;7(1):1796249. Available from: https://doi.org/10.1080/ 23311975.2020.1796249. 6. Khasawneh MS, Alfandi AM. Determining behaviour inten- tions from the overall destination image and risk perception. Tourism and Hospitality Management. 2019;25(2):355–375. Available from: https://doi.org/10.20867/thm.25.2.6. 7. Harun A, Obong A, Kassim AWM, Lily J. The Effects of Destina- tion Image and Perceived Risk on Revisit Intention: A Study in the South Eastern Coast of Sabah. Malaysia. E-Review of Tourism Research. 2018;15(6):540–559. 8. Bauer RA. Consumer behavior as risk taking. In R. S. Han- cock (Ed.) Dynamicmarketing for a changingworld (389-398). Chicago, IL: American Marketing Association. 1960;. 9. Cui F, Liu Y, et al. An overviewof tourism risk perception. Natu- ral Hazards. 2016;82:643–658. Available from: https://doi.org/ 10.1007/s11069-016-2208-1. 10. Reichel A, Fuchs G, Uriely N. Perceived risk and the non- institutionalized tourist role: The case of Israeli student ex- backpackers. Journal of Travel Research. 2007;46(2):217–226. Available from: https://doi.org/10.1177/0047287507299580. 11. Huang J, Chuang S, Lin Y. Folk religion and tourist intention avoiding tsunami-affected destinations. Annals of Tourism Research. 2008;35(4):1074–1078. Available from: https://doi. org/10.1016/j.annals.2008.06.007. 12. Liu J, Gao J. Based tourism risk perception conceptual model-A case study of Shanghai residents. Tourism Science. 2008;22(5):37–43. 13. Wong J, Yeh C. Tourist hesitation in destination decisionmak- ing. Annals of Tourism Research. 2009;36(1):6–23. Available from: https://doi.org/10.1016/j.annals.2008.09.005. 14. Chen YQ, ZhangH. Investigation of sports tourism visitors risk perception and coping behavior. Journal of Hebei Institute of Physical Education. 2012;26(3):38–43. 15. Çetinsöz BC, Ege Z. Impacts of perceived risks on tourists’ re- visit intentions, Anatolia. An International Journal of Tourism andHospitality Research. 2013;24(2):173–187. Available from: https://doi.org/10.1080/13032917.2012.743921. 16. Fuchs G, Reichel A. Tourist Destination Risk Perception: The Case of Israel. Journal of Hospitality & Leisure Marketing. 2006;14(2):83–108. Available from: https://doi.org/10.1300/ J150v14n02_06. 17. Boksberger PE, Bieger T, Laesser C. Multidimensional analy- sis of perceived risk in commercial air travel. Journal of Air Transport Management. 2007;13(2):90–96. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jairtraman.2006.10.003. 18. ĐảmĐX, Công LC. Nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro cảmnhận đến lòng trung thành du khách: Trường hợp khách du lịch quốc tế đến du lịch biển tại Nha Trang. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 2014;210:62–72. 19. Artuğer S. The Effect of Risk Perceptions on Tourists’ Revisit Intentions. European Journal of Business and Management. 2015;7(2):36–43. 20. Hasan K, Ismail AR, Islam F. Tourist risk perceptions and re- visit intention: A critical review of literature. Cogent Business & Management. 2017;4:1412874. Available from: https://doi. org/10.1080/23311975.2017.1412874. 21. Kaushik AK, Chakrabarti D. Does perceived travel risk influ- ence tourist’s revisit intention? International Journal of Busi- ness Excellence. 2018;15(3):352–371. Available from: https: //doi.org/10.1504/IJBEX.2018.092575. 22. Khan MJ, Chelliah S, Ahmed S. Factors influencing des- tination image and visit intention among young women travellers: role of travel motivation, perceived risks, and travel constraints. Asia Pacific Journal of Tourism Research. 2017;22(11):1139–1155. Available from: https://doi.org/10. 1080/10941665.2017.1374985. 23. Asgarnezhad NB, Ebrahimpour H, Zadeh MH, Banghinie M, Soltani M. The Effect of Tourism Risk Dimensions on Foreign Tourists Satisfaction and Loyalty: Mediating Role of Destina- tion Image (Case Study Ardabil City). Journal of Tourism, Cul- ture and Territorial Development. 2018;9(17):55–94. 1240 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(1):1233-1241 Open Access Full Text Article Research Article 1Trường Đại học Kinh Tế Luật 2Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM History  Received: 2020-09-15  Accepted: 2020-11-23  Published: 2020-01-05 DOI : 10.32508/stdjelm.v5i1.699 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. The impact of perceived risk on a traveller ’s revisit intention: Case study in Binh Thuan Lê Quốc Nghi1, Nguyễn Thị Lài1, Nguyễn Viết Bằng2 Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT According to the Vietnam National Administration of Tourism (2018), the number of travellers re- visit to Vietnam in general and Binh Thuan in particular is only about 40%. Price increases in peak season, polluted environment, etc. affected the tourists' perceived risk at destination. Therefore, this research is done for the purposes of: (1) Identifying perceived risk componants; (2) Measuring the impact of those perceived risks on traveller 's revisit intention at Binh Thuan province; (3) Pro- posed implications for local industrymanagers and businessmanagers to apply in order to increase tourists' intention to return to Binh Thuan in the near future. The research uses both qualitative and quantitative research methods. Qualitative research was conducted through focus group discus- sions. The quantitative study was conducted through interviews with 278 tourists. Research results show that: revisit intention is affected by 04 components of perceived risk: financial risk (-0.547); operational risk (-0,346); psychological - social risks (- 0.274); and, physical risk (-0,248). However, the study also has some certain limitations: firstly, the study conducted a survey during the peak tourist season in Binh Thuan. Secondly, the study only conducted a sample of 278 tourists, so it did not fully represent the research crowd./. Key words: revisit intention, perceived risk, Binh Thuan tourism Cite this article : Nghi L Q, Lài N T, Bằng N V. The impact of perceived risk on a traveller ’s revisit intention: Case study in Binh Thuan. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(1):1233-1241. 1241

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_rui_ro_cam_nhan_den_y_dinh_quay_lai_diem_du_lic.pdf
Tài liệu liên quan