Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế

Đối với dịch vụ chuyển tiền, cần thay đổi thói quen sử dụng, trao đổi tiền mặt của mọi người bằng cách phổ biến phương thức giao dịch trực tuyến; mở thêm nhiều địa điểm có thể hỗ trợ thông tin giúp người dân đăng kí tài khoản ngân hàng, đặc biệt là những khu vực nông thôn xa xôi, khó tiếp cận. Khuyến khích người dân sử dụng tài khoản để giao dịch bằng cách đưa ra những chính sách hỗ trợ, khuyến mãi và đưa ra những lợi ích, thuận lợi cho người dân trong việc giao dịch bằng tài khoản để tăng tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản; lắp đặt thêm các cây ATM để thuận tiện cho việc trao đổi. Đối với dịch vụ thanh toán, Nhà nước cần tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các trang web điện tử; có những chính sách khuyến khích các dịch vụ thanh toán qua thẻ đối với những cửa hàng, nhà cung cấp dịch vụ để tăng tỷ lệ người dân đăng ký tài khoản và sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra cần có những quy định cụ thể, bắt buộc đối với việc thanh toán qua ngân hàng với những giao dịch có giá trị lớn. Đối với dịch vụ tiết kiệm, cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân gửi tiết kiệm; đưa ra những chính sách bảo mật, đảm bảo an toàn tiền gửi cho người dân, hạn chế rủi ro gửi tiết kiệm. Đối với dịch vụ tín dụng, đưa ra gói hỗ trợ vay đối với các doanh nghiệp với mức lãi suất thấp; có những chính sách hỗ trợ cho người dân vay với mức lãi suất hợp lý,. Đối với dịch vụ bảo hiểm, tuyên truyền, phổ cập, nâng cao kiến thức về dịch vụ bảo hiểm để người dân có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về dịch vụ này; khuyến khích người dân tham gia các gói bảo hiểm đề phòng rủi ro, các gói hỗ trợ đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt. Nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính sẽ giúp nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân từ đó khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 223- Tháng 12. 2020 Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế Trần Thị Thanh Hương Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng Nguyễn Thúy Quỳnh Sinh viên Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng Nguyễn Việt Hoa Sinh viên Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng Đoàn Đức Giang Sinh viên Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 01/08/2020 Ngày nhận bản sửa: 14/09/2020 Ngày duyệt đăng: 22/09/2020 Tài chính toàn diện là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tài chính toàn diện được phản ánh theo nhiều khía cạnh khác nhau, do vậy để xây dựng chỉ số tài chính toàn diện, nhóm tác giả sử The impact of financial inclusion and other factors on economic growth Abstract: Financial inclusion is an important factor contributing to the economic growth and development of each country. Financial inclusion is reflected in many different aspects, so to build financial inclusion index the authors use the Principle Component analysis method (PCA). In this section of the study, the authors use the Principle Component Analysis method (PCA) to construct a financial inclusion index by two dimensions: usage and access. Next, the authors use panel data regression with data sets of 97 countries for the period 2011-2017 to estimate the impact of the financial inclusion index and other factors on economic growth. The results find out the financial inclusion index has a positive effect on economic growth. The research results also show that the rate of employees working, and the business freedom index has a positive impact on economic growth. Keywords: Financial inclusion, economic growth, principle component analysis, panel data regression. Huong Thi Thanh Tran Email: huongttt76@hvnh.edu.vn The Faculty of Accounting and Auditing, Banking Academy Quynh Thuy Nguyen Email: nguyenthuyquynh.hadu@gmail.com Student, The Faculty of Accounting and Auditing Hoa Viet Nguyen Email: cumeo1499@gmail.com Student, The Faculty of Accounting and Auditing Giang Duc Doan Email: doangiang2710@gmail.com Student, The Faculty of Accounting and Auditing Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020 dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA). Tiếp đến, nhóm tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng với bộ dữ liệu của 97 quốc gia giai đoạn 2011- 2017 để ước lượng tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu tìm ra tài chính toàn diện có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ lao động có việc làm có, chỉ số tự do kinh doanh có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Tài chính toàn diện, tăng trưởng kinh tế, phân tích thành phần chính, hồi quy dữ liệu mảng. 1. Giới thiệu Tài chính toàn diện là một nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển bền vững của một quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế và tổ chức tài chính (Thai Ha Le và cộng sự, 2019). Tài chính toàn diện được định nghĩa và đo lường theo nhiều thang đo khác nhau. Theo Rangarajan (2008) và Kochhar (2009), tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính đầy đủ, kịp thời cho các nhóm dễ bị tổn thương như các nhóm có thu nhập thấp với chi phí phải chăng nhưng phải công bằng và minh bạch. Cull và cộng sự (2014) cho rằng tài chính toàn diện có nghĩa là tất cả người trưởng thành trong độ tuổi lao động đều có quyền truy cập hiệu quả vào tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thức. Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2018), “Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện tới mọi cá nhân và tổ chức với mức chi phí hợp lý, bao gồm: Chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm- được phân phối theo cách thức có trách nhiệm và bền vững’. Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và các quốc gia. Việc tìm ra các nhân tố tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa thực tiễn cao. Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội (Ellis, Alberto và Juan-Pablo, 2010; Chandran, 2011; Sarma và Pais, 2011; Sethi và Acharya, 2018). Theo Claessens và Perotti (2007), khi khách hàng được tiếp cận các dịch vụ nhận tiền gửi và bảo hiểm trên toàn thế giới sẽ góp phần huy động được nguồn vốn cho thị trường tài chính. Quá trình này cũng sẽ làm gia tăng sản lượng sản xuất và số lượng việc làm trong xã hội, góp phần cải thiện và phân phối thu nhập, đặc biệt đối với những người nghèo. Cámara và Tuesta (2014) cũng đã đưa ra kết luận tài chính toàn diện là một phần không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế, giảm đói nghèo. Có thể thấy các nghiên cứu về tài chính toàn diện trước đây đã đánh giá tác động của một vài khía cạnh phản ánh tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay một khu vực nhất định. Tuy nhiên, tài chính toàn diện được đo lường bởi nhiều khía cạnh khác nhau, mỗi một khía cạnh lại được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Do vậy, để đánh giá tác động tổng hợp của tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế cần thiết xây dựng một chỉ số tổng hợp về tài chính toàn diện. TRẦN THỊ THANH HƯƠNG - NGUYỄN THÚY QUỲNH - NGUYỄN VIỆT HOA - ĐOÀN ĐỨC GIANG 3Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá tác động của chỉ số tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế. Để xây dựng chỉ số tài chính toàn diện, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) trên hai khía cạnh mức độ tiếp cận và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính. Bên cạnh tài chính toàn diện, nghiên cứu này cũng xem xét tác động của các nhân tố khác (nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tự do kinh doanh) đến tăng trưởng kinh tế. 2. Tổng quan nghiên cứu Tài chính toàn diện là một trong những chìa khóa quan trọng của một quốc gia để đạt được sự tăng trưởng toàn diện. Việc tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thống như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm cũng tạo điều kiện cho người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, làm tăng năng suất lao động, quản lý rủi ro tài chính tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn (Dupas và Robinson, 2013). Tài chính toàn diện đã mở ra những cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân hơn bao giờ hết. Các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm an toàn đang dần trở nên phổ biến với mọi tầng lớp người dân. Sự gia tăng trong số lượng hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã đem đến những đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Việc cung cấp các dịch vụ tài chính với giá cả phải chăng làm gia tăng thu nhập của nhóm người thu nhập thấp và dễ bị tổn thương. Với các nhóm người thu nhập thấp, việc áp dụng phí suất tín dụng thấp (low-cost credit) kích thích người dân vay vốn và tự tổ chức các hoạt động sản xuất tại địa phương, làm gia tăng sản xuất, tăng số lượng việc làm Sethi và Acharya (2018). Mối quan hệ giữa tài chính toàn diện với tăng trưởng kinh tế đã được Mandira Sarma (2008) biểu hiện thông qua sơ đồ sau: Chỉ số phản ánh tài chính toàn diện được xây dựng theo nhiều phương pháp khác nhau. Theo Sarma (2008) có ba yếu tố cấu thành tài chính toàn diện của một quốc Sơ đồ 1. Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế Nguồn: Mandira Sarma, 2008 Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020 gia: sự thâm nhập (penetration), sự thuận tiện (available) và mức độ sử dụng (usage). Sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng (Banking penetration) cho biết mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân, số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tài chính càng cao. Nếu mỗi người trong nền kinh tế đều có tài khoản ngân hàng, thì thành phần này sẽ có trọng số bằng 1. Tác giả sử dụng dữ liệu “Bank Deposit Accounts” trong chỉ số phát triển thế giới (WDI) của WB bao gồm: tài khoản vãng lai, tiết kiệm và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho doanh nghiệp và cá nhân tại 55 quốc gia. Sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng (Availability of banking services) cho biết mức độ sẵn có của hệ thống tài chính, được đo lường dựa trên: số lượng ngân hàng/1.000 dân, số ATM/1.000 người hoặc số nhân viên ngân hàng trên mỗi khách hàng tại 100 quốc gia. Mức độ sử dụng hệ thống ngân hàng được đo lường thông qua hai chỉ tiêu: tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng/GDP của 100 quốc gia dựa trên thống kê tài chính quốc tế IMF. Amidžic và cộng sự (2014) đề xuất sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis- FA) để xác định chỉ số tài chính toàn diện, được đánh giá trên hai khía cạnh: tiếp cận (outreach) và sử dụng (use) các dịch vụ tài chính. Có bốn chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này: số lượng ATM/1.000 km2, số chi nhánh của các tổ chức (other depository corporations- ODC1)/1.000 km2, số hộ gia đình gửi tiền vào ODC/1.000 người trưởng thành và số hộ gia đình vay từ ODC/1.000 người trưởng thành. 1 ODC bao gồm NHTM, tổ chức tín dụng, hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô (MFIs) và các tổ chức nhận tiền gửi khác: hiệp hội tiết kiệm và cho vay, Hiệp hội xây dựng (Building society), ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng bưu điện, hệ thống tiết kiệm bưu điện, ngân hàng tiết kiệm (saving banks), và quỹ thị trường tiền tệ (Money market funds). Camara và Tuesta (2014) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) với ba khía cạnh: sử dụng (usage), những rào cản (barriers) và mức độ tiếp cận (access). Mức độ sử dụng dịch vụ tài chính được đo lường thông qua ba chỉ tiêu: sử dụng ít nhất một dịch vụ tài chính (account), gửi tiết kiệm (savings) và vay vốn (loan) tại một tổ chức tài chính chính thức. Những rào cản gây khó khăn khi tiếp cận các hệ thống tài chính được đánh giá qua các chỉ tiêu: khoảng cách địa lý tới các hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính (distance), khả năng chi trả (affordability), sự thiếu hụt các tài liệu cần thiết (documents) và niềm tin vào trung gian tài chính (trust). Mức độ tiếp cận các hệ thống tài chính được đánh giá bằng 4 chỉ tiêu: Tỷ lệ máy ATM/100.000 người trưởng thành, tỷ lệ chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM)/100.000 người trưởng thành, tỷ lệ máy ATM/1.000 km2 và tỷ lệ chi nhánh NHTM/1.000 km2. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu từ 82 quốc gia phát triển và kém phát triển trong năm 2011 cho thấy tài chính toàn diện có tác động tích cực tới thu nhập bình quân đầu người và là một phần không thể thiếu trong việc giảm đói nghèo. Kết quả này càng ủng hộ cho lý thuyết về mối liên kết giữa tài chính toàn diện với tăng trưởng kinh tế. Lê Thái Hà và cộng sự (2019) cũng sử dụng phương pháp PCA để xây dựng chỉ số toàn diện thông qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ máy rút tiền tự động ATM/100.000 người trưởng thành, tỷ lệ chi nhánh NHTM/100.000 người trưởng thành, tỷ lệ tiền gửi chưa thanh toán (Outstanding deposits)/GDP tại NHTM, tỷ lệ dư nợ cho vay (Outstanding loans)/GDP tại NHTM. Kết quả nghiên cứu tại 31 quốc gia Châu Á trong khoảng thời gian 2004- 2016 cho thấy có một mối quan hệ mật thiết giữa tài chính toàn diện và mức độ bền vững của tài chính. TRẦN THỊ THANH HƯƠNG - NGUYỄN THÚY QUỲNH - NGUYỄN VIỆT HOA - ĐOÀN ĐỨC GIANG 5Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Olaniyi Evan (2017) sử dụng phương pháp Bayesian VAR với bộ số liệu của 15 quốc gia Châu phi giai đoạn 2005- 2014 để lượng hóa tác động của tài chính toàn diện tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Trong nghiên cứu này, để đại diện cho tài chính toàn diện tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ người gửi tiền tại các NHTM/1.000 người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài chính toàn diện có tác động tích cực tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Để đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế, Sethi và Acharya (2018) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng với bộ số liệu của 31 quốc gia giai đoạn 2004- 2010. Trong nghiên cứu này, dữ liệu về tài chính toàn diện được xây dựng từ các chỉ số như sự thâm nhập của ngân hàng, tính sẵn có của các chi nhánh ngân hàng, tín dụng cho khu vực tư nhân và tiền gửi huy động từ khu vực tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực và lâu dài giữa tài chính toàn diện và tăng trưởng GDP bình quân đầu người, tài chính toàn diện là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Như vậy đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tài chính toàn diện có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Bên cạnh tài chính toàn diện, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố như giáo dục, lao động, khoa học công nghệ, độ mở của nền kinh tế... Kpodar, K., and Andrianaivo, M. (2011) sử dụng phương pháp GMM để nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước Châu Phi giai đoạn 1988- 2007. Ngoài ra, tác giả cũng xem xét tài chính toàn diện có phải là một trong những kênh thông qua đó phát triển điện thoại di động ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, để phản ánh tài chính toàn diện nhóm tác giả sử dụng chỉ tiêu số lượng tiền gửi hoặc khoản vay trên đầu người. Kết quả nghiên cứu chỉ ra ICT đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Phi. Khattak, Naeem Ur Rehman and Khan, Jangraiz (2013) sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá đóng góp của giáo dục vào tăng trưởng kinh tế của Pakistan trong giai đoạn 1971- 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các tác giả cũng đưa ra đề xuất giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách công, cần có sự nỗ lực nghiêm túc để cải thiện giáo dục tiểu học và không khuyến khích tỷ lệ bỏ học ở tất cả các cấp học để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. Phạm Đình Long, Lương Thị Mai Nhân (2018) cũng chỉ ra giáo dục có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thành miền Trung Việt Nam. Cao Thị Ánh Tuyết (2018) sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng, phương pháp bình phương tổng quát tối thiểu xem xét tác động của độ mở thương mại, đội ngũ lao động và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế của17 quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 1995- 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy đội ngũ lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, độ mở thương mại đóng vai trò mờ nhạt trong việc phát triển kinh tế tại các quốc gia này. 3. Mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3.1. Mô hình nghiên cứu Để đánh giá tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước (Robert J. Barro and Jong-Wha Lee, 1994; Kpodar, K., and Andrianaivo, Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020 M., 2011; Olaniyi Evans, 2017; Sethi và Acharya, 2018; Cao Thị Ánh Tuyết, 2018), nhóm tác giả xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu mảng: GDPPCit = α0 + α1tFt + α2EPRt + α3IUIt + α 4 MYSt + α5B't + α6OPENt + ct + ut trong đó: i là quốc gia, t là năm; α là hệ số hồi quy; ci: là đặc trưng riêng theo không gian; uit: là sai số ngẫu nhiên; GDPPC là GDP bình quân đầu người; FI chỉ số tài chính toàn diện; EPR là tỷ lệ việc làm trên dân số; IUI là tỷ lệ người dân sử dụng internet trong tổng dân số; MYS là số năm đi học trung bình của một người dân; BF là chỉ số tự do kinh doanh; OPEN là độ mở của nền kinh tế. Do tài chính toàn diện được đo lường bởi nhiều khía cạnh khác nhau và mỗi một khía cạnh lại được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau nên trên cơ sở tài liệu hiện có, nghiên cứu này tiến hành xây dựng chỉ số tài chính toàn diện trên hai khía cạnh: mức độ tiếp cận và mức độ sử dụng. Mức độ tiếp cận tài chính toàn diện được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu ATM (số lượng ATM/100.000 người trưởng thành), BRAN (số lượng chi nhánh NHTM/100.000 người trưởng thành) (Camara và Tuesta,2014; Amidžic, 2014; Le và cộng sự, 2019); Mức độ sử dụng được xây dựng thông qua 6 chỉ tiêu: FIA (tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản), SFI (tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có gửi tiết kiệm tại một tổ chức tài chính), BFI (tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có vay từ một tổ chức tài chính), BFF (tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có vay gia đình, bạn bè), DCO (tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có thẻ ghi nợ), CCO (tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có thẻ tín dụng) (Camara và Tuesta, 2014; Demirguc- Kunt và Klapper, 2012; Anand S. Kodan và Kuldip S. Chhilara, 2013). Để tạo ra một chỉ số tổng hợp của tài chính toàn diện, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA). PCA được sử dụng rộng rãi để phân tích dữ liệu giải thích. Tuy nhiên, PCA chưa được sử dụng nhiều trong xây dựng chỉ số tài chính toàn diện. Hiện tại, có một vài nghiên cứu sử dụng PCA để xây dựng chỉ số tài chính tổng hợp (Camara và Tuesta, 2014; Le, 2019). Để thực hiện phân tích thành phần chính cần thực hiện hai kiểm định của Bartlett và Kaiser - Meyer - Olkin (KMO). Kiểm định Bartlett kiểm tra xem ma trận tương quan được sử dụng trong PCA có phải là ma trận nhận dạng hay không (kiểm định Barlett có p - value < 0,05 thì sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp (Hair, Black, Babin, Anderson, and Tatham, 2006; Tabachnick, Fidell, and Ullman, 2007). Kiểm định KMO được thực hiện để đo lường mức độ phù hợp lấy mẫu. Chỉ số KMO nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và lớn hơn 0,5 thì sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp (Hair et al., 2006; Tabachnick et al., 2007). Để đánh giá tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện số liệu hiện có, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng. Tùy thuộc vào đặc điểm dữ liệu có thể lựa chọn một trong ba mô hình: mô hình OLS gộp (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect model- REM), mô hình tác động cố định (Fixed Effect model- FEM). Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cần thực hiện một số kiểm định sau: - Kiểm định Breusch - Pagan để lựa chọn giữa mô hình dạng POLS với các mô hình FEM và REM. Cặp giả thuyết cho nền tảng kiểm định là: TRẦN THỊ THANH HƯƠNG - NGUYỄN THÚY QUỲNH - NGUYỄN VIỆT HOA - ĐOÀN ĐỨC GIANG 7Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng H 0 : Không tồn tại tác động ngẫu nhiên (ci không biến đổi giữa các tỉnh, hay mô hình POLS là phù hợp). H 1 : Tồn tại tác động ngẫu nhiên (ci có sự khác biệt giữa các tỉnh, hay mô hình POLS không phù hợp). Nếu P_Value của kiểm định χ2 < 0,05, bác bỏ giả thuyết H 0 , nghĩa là mô hình tồn tại Bảng 1. Xác định và đo lường các biến Nhân tố Biến Đo lường Đơn vị tính Nguồn tham khảo Tài chính toàn diện FIA Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản. % Camara và Tuesta, 2014, Demirguc-Kunt và Klapper (2012) SFI Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có gửi tiết kiệm tại một tổ chức tài chính. % Camara và Tuesta, 2014, Demirguc-Kunt và Klapper (2012) BFI Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có vay từ một tổ chức tài chính. % Camara và Tuesta, 2014, Demirguc-Kunt và Klapper (2012) BFF Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có vay gia đình, bạn bè % Camara và Tuesta, 2014; Demirguc-Kunt và Klapper (2012) DCO Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có thẻ ghi nợ. % Demirguc-Kunt và Klapper (2012). CCO Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có thẻ tín dụng % Demirguc-Kunt và Klapper (2012). ATM ATM/100.000 người trưởng thành Số ATM/ 100.000 người trưởng thành Sarma (2008), Camara và Tuesta (2014), Amidžic (2014), Le và cộng sự (2019). BRAN Chi nhánh NHTM/ 100.000 người trưởng thành Số chi nhánh NHTM/ 100.000 người trưởng thành Sarma (2008), Camara và Tuesta (2014), Amidžic (2014), Le và cộng sự (2019). Tăng trưởng kinh tế GDPPC GDP bình quân đầu người tính theo giá so sánh 2011 USD/người Olaniyi Evans và Raymond Alenoghena (2017), Sethi và Acharya (2018) Giáo dục MYS Số năm đi học bình quân năm Robert J. Barro and Jong- Wha Lee (1994), Khattak, Naeem Ur Rehman and khan, jangraiz (2013). Lao động EPR Tỷ lệ lao động có việc làm % Cao Thị Ánh Tuyết (2018) Khoa học công nghệ IUI Tỷ lệ người dân sử dụng Internet trong tổng dân số % Kpodar, K., and Andrianaivo, M. (2011) Độ mở của nền kinh tế BF Chỉ số tự do kinh doanh % Kabakova, O., and Plaksenkov, E. (2018) OPEN Độ mở của nền kinh tế % Cao Thị Ánh Tuyết (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020 tác động ngẫu nhiên, khi đó không nên sử dụng mô hình POLS mà nên dùng mô hình dạng tác động ngẫu nhiên. - Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM Cặp giả thuyết cho nền tảng kiểm định là: H 0 : Giữa ci và các biến độc lập không có tương quan (hay mô hình REM phù hợp). H 1 : Giữa ci và các biến độc lập có tương quan (hay mô hình FEM phù hợp). 3.2. Nguồn số liệu Số liệu phản ánh tài chính toàn diện thu thập từ Global Findex database. Số liệu phản ánh GDP bình quân đầu người được thu thập từ World Bank (2019a), World Development Indicators database. Số liệu phản ánh lao động được thu thập từ ILO (2019), ILOSTAT database và World development indicators, World Bank. Số liệu phản ánh giáo dục được thu thập từ UNESCO Institute for Statistics (2019) và Barro and Lee (2018). Số liệu phản ánh khoa học công nghệ, tự do thương mại được thu thập từ World Development Indicators (WDI), World Bank. Dữ liệu đánh giá tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố được thu thập từ 97 quốc gia giai đoạn 2011- 2017. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả nghiên cứu Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2. Kết quả Bảng 3 cho thấy hệ số KMO = Bảng 2. Thống kê mô tả các biến số đưa vào mô hình Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất FIA 663 62,006 29,755 3,757 100,000 BFI 663 12,644 6,733 1,498 40,513 BFF 663 21,321 12,578 3,282 71,200 DCO 663 46,474 29,816 0,075 98,800 CCO 663 23,618 21,408 0,126 82,600 ATM 642 62,138 47,335 0,317 288,632 BRAN 652 20,5183 15,196 0,454 88,217 SFI 663 25,833 19,778 0,690 79,300 GDPPC 679 18858,83 21244,501 369,200 110162,100 FI 617 -1,62e-08 1 -1,640 3,451 EPR 679 55,855 10,230 33,34 83,800 BF 677 70,314 15,962 0,000 100,000 IUI 678 56,785 25,173 1,100 98,140 MYS 672 9,772 2,730 1,400 14,100 OPEN 662 94,148 68,996 20,700 442,600 Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS 20 TRẦN THỊ THANH HƯƠNG - NGUYỄN THÚY QUỲNH - NGUYỄN VIỆT HOA - ĐOÀN ĐỨC GIANG 9Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 0,866 nằm trong khoảng 0,5 < KMO < 1; kiểm định Bartlett có giá trị P-value= 0,000 < 0,05, như vậy các chỉ tiêu được lựa chọn để xây dựng chỉ số phản ánh tài chính toàn diện là hoàn toàn phù hợp và có thể sử dụng trong nghiên cứu này. Số liệu Bảng 4 cho thấy PCA tạo ra được hai nhân tố đại diện cho chỉ số tài chính toàn diện, hai nhân tố này giải thích 70,687% tổng phương sai của chỉ số tài chính toàn diện. Theo Radovanovi c. Filipovi c. and Golusin (2018), thành phần chính đầu tiên được sử dụng để đại diện cho chỉ số tài chính toàn diện trong mô hình nghiên cứu vì nó đại diện tốt nhất cho giá trị của các biến đầu vào được chọn. Do đó, để đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả lựa chọn nhân tố đầu tiên. Để kiểm định lựa chọn mô hình dữ liệu mảng phù hợp, nhóm tác giả sử dụng hai kiểm định Breusch-Pagan và Hausman. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan (Bảng 5) cho thấy p-value rất nhỏ (P = 0,0000), bác bỏ H 0 , tức là mô hình POLS là không phù hợp. Điều này có nghĩa mô hình tồn tại ci hay có sự khác biệt về ci giữa các quốc gia. Kết quả kiểm định Hausman (Bảng 5) cho P-value = 0,0000 < 0,05 cho thấy giữa ci và các biến độc lập có tương quan. Vì vậy, để đánh giá tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến GDP bình quân đầu người sử dụng mô hình FEM là phù hợp. Sau khi xác định mô hình FEM là phù hợp, nhóm tác giả tiếp tục sử dụng các kiểm định Wald và Wooldridge để kiểm tra xem mô hình có tồn tại khuyết tật nào không. Kết quả kiểm định Wald cho (Bảng 5) cho P-value khá nhỏ (P= 0,0000< 0,05), như vậy mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả kiểm định Wooldridge (Bảng 5), có P-value rất nhỏ Bảng 3. Kiểm định sự phù hợp của phân tích thành phần chính Kiểm định KMO và Bartlett’s Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 0,866 Kiểm định Bartlett Hệ số Chi2 3436,515 Bậc tự do 28 P-value 0,000 Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS 20 Bảng 4. Tổng phương sai được giải thích Com- po- nent Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 4,641 58,018 58,018 4,641 58,018 58,018 3,422 42,770 42,770 2 1,013 12,668 70,687 1,013 12,668 70,687 2,233 27,917 70,687 3 0,756 9,456 80,143 4 0,598 7,475 87,618 5 0,481 6,012 93,630 6 0,268 3,350 96,980 7 0,156 1,952 98,932 8 0,085 1,068 100,000 Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS 20 Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020 (P_Value = 0,0000), cho thấy mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên. Để khắc phục các khuyết tật trên của mô hình, nhóm tác giả lựa chọn mô hình hồi quy dữ liệu mảng với sai số chuẩn Robust. Áp dụng mô hình hồi quy FEM với sai số chuẩn Robust cho kết quả ở Bảng 6. Kết quả ước lượng Bảng 6 cho thấy tài chính toàn diện (FI), tỷ lệ lao động có việc làm (EPR) tác động đến GDP bình quân đầu người (GDPPC) với mức ý nghĩa 5%; Chỉ số tự do kinh doanh (BF) tác động đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người (GDPPC) với mức ý nghĩa 10%. Với bộ số liệu hiện có, chưa có bằng chứng cho thấy tác động của tỷ lệ người dân sử dụng internet trong tổng dân số (IUI), độ mở của nền kinh tế (OPEN) và số năm đi học bình quân (MYS) tác động đến GDP bình quân đầu người (GDPPC). 4.2. Thảo luận Kết quả ước lượng đã cung cấp thêm bằng chứng chứng minh tài chính toàn diện, lao động việc làm, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu trước đó của Olaniyi Evan (2017), Sethi và Acharya (2018), Cao Thị Ánh Tuyết (2018), Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư làm tăng dòng tiền trong nền kinh tế, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế Song song với thúc đẩy tài chính toàn diện, vấn đề tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 đang lan rộng ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Bên cạnh đó, việc tạo ra một môi trường kinh doanh năng động; xúc tiến hoạt động của các ngành dịch vụ; xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, nâng cao năng lực và hiệu quả tiếp thị những nhu cầu dịch vụ từ nước ngoài cũng góp phần không nhỏ vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 5. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tài chính toàn diện, lao động việc làm có tác động tích cực tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm Bảng 5. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình Kiểm định Breusch and Pagan Chi2(01) Prob>Chi2 1141.21 0,000 Hausman test Chi2 Prob>Chi2 144,68 0,000 Kiểm định Wooldridge F (1, 90) Prob>F 456,944 0,000 Kiểm định Modified Wald Chi2 Prob>Chi2 2,7e+05 0,000 Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm STATA 14 TRẦN THỊ THANH HƯƠNG - NGUYỄN THÚY QUỲNH - NGUYỄN VIỆT HOA - ĐOÀN ĐỨC GIANG 11Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng bằng chứng về việc tăng cường phát triển tài chính toàn diện (trên hai khía cạnh: tăng cường mức độ tiếp cận và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính) sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia. Để thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, các quốc gia cần tiếp tục chú trọng phát triển một số dịch vụ tài chính cơ bản như: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Đối với dịch vụ chuyển tiền, cần thay đổi thói quen sử dụng, trao đổi tiền mặt của mọi người bằng cách phổ biến phương thức giao dịch trực tuyến; mở thêm nhiều địa điểm có thể hỗ trợ thông tin giúp người dân đăng kí tài khoản ngân hàng, đặc biệt là những khu vực nông thôn xa xôi, khó tiếp cận. Khuyến khích người dân sử dụng tài khoản để giao dịch bằng cách đưa ra những chính sách hỗ trợ, khuyến mãi và đưa ra những lợi ích, thuận lợi cho người dân trong việc giao dịch bằng tài khoản để tăng tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản; lắp đặt thêm các cây ATM để thuận tiện cho việc trao đổi. Đối với dịch vụ thanh toán, Nhà nước cần tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các trang web điện tử; có những chính sách khuyến khích các dịch vụ thanh toán qua thẻ đối với những cửa hàng, nhà cung cấp dịch vụ để tăng tỷ lệ người dân đăng ký tài khoản và sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra cần có những quy định cụ thể, bắt buộc đối với việc thanh toán qua ngân hàng với những giao dịch có giá trị lớn. Đối với dịch vụ tiết kiệm, cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân gửi tiết kiệm; đưa ra những chính sách bảo mật, đảm bảo an toàn tiền gửi cho người dân, hạn chế rủi ro gửi tiết kiệm. Đối với dịch vụ tín dụng, đưa ra gói hỗ trợ vay đối với các doanh nghiệp với mức lãi suất thấp; có những chính sách hỗ trợ cho người dân vay với mức lãi suất hợp lý,... Đối với dịch vụ bảo hiểm, tuyên truyền, phổ cập, nâng cao kiến thức về dịch vụ bảo hiểm để người dân có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về dịch vụ này; khuyến khích người dân tham gia các gói bảo hiểm đề phòng rủi ro, các gói hỗ trợ đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt. Nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính sẽ giúp nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân từ đó khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Song song với phát triển tài chính toàn diện, các quốc gia cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tạo việc làm, xử lý vấn đề thất nghiệp còn đang tồn đọng, đồng thời nâng cao chất lượng lao động của người dân; có Bảng 6. Kết quả ước lượng với sai số chuẩn Robust Biến giải thích Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P- Value FI 522,219 249,148 0,039 EPR 333,536 99,203 0,001 BF -33,134 17,238 0,058 IUI 0,324 10,276 0,975 MYS 1202,27 837,222 0,154 OPEN 13,320 20,548 0,518 Hệ số chặn -11206,21 1320,31 0,398 Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm STATA 14 xem tiếp trang 59 Tác động của tài chính toàn diện và các nhân tố khác đến tăng trưởng kinh tế 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 223- Tháng 12. 2020 Tài liệu tham khảo Amidžic, G, A. Massara and A. Mialou (2014). Assessing Countries’ Financial Inclusion Standing - A New Composite Index. Washington, D.C: International Monetary Fund. A. S. Kablana, and Chhikara, K. S. (2013). ‘A Theoretical and Quantitative Analysis of Financial Inclusion and Economic Growth’. Management and Labour Studies, Vol 38, issue 1–2. pp.103–133. Barro, R. J. and J.-W. Lee. (1994). ‘Sources of economic growth’. Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy, Vol 40. pp. l-46, North-Holland. Cao Thị Ánh Tuyết. (2018). ‘Tác động của FDI và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển (1995 – 2017)’. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Cámara, Noelia and Tuesta, David Alfredo. (September 22, 2014). ‘Measuring Financial Inclusion: A Muldimensional Index’. BBVA Research, Paper No. 14/26, Economic Research Department, Madrid. Chandran, Sarath. (September 20, 2011). Financial Inclusion Strategies for Inclusive Growth in India. Accessed 20 April 2020, available at SSRN. Claessens, S. and Perotti, E. (2007). ‘Finance and inequality: channels and evidence’, Journal of Comparative Economics, Vol.35, No.4. pp.748-773. Cull, R., Ehrbeck, T. and Holle, N. (2014). ‘Financial inclusion and development: recent impact evidence’. CGAP focus note, no.92 Washington, D.C: World Bank Group. en/269601468153288448/Financial-inclusion-and-development-recent-impact-evidence. Demirgüç-Kunt, A., and Klapper, L. (2012). ‘Measuring financial inclusion: The global Findex database’. Policy research working paper 6025. World Bank. Dupas, P. and J. Robinson. (2013). ‘Savings Constraints and Microenterprise Development: Evidence from a Field Experiment in Kenya’. American Economic Journal: Applied Economics, Vol. 5, No. 1. pp.163-192. Ellis, K., Lemma, A., and Rud, J.-P. (2010). Investigating the Impact of Access to Financial Services on Household Investment. London: Overseas Development Institute. Global Findex database. Accessed 20 April, 2020. . Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., and Tatham, R. L. (2006). Multivariate data analysis. Uppersaddle River. New Jersey: Pearson Prentice Hall. Khattak, Naeem Ur Rehman and khan, Jangraiz. (2013). The Contribution of Education to Economic Growth: Evidence from Pakistan. Accessed 20 April 2020. . Kochhar, S., Chandrashekhar, R., Chakrabarty, K. C. and Phatak, D. B. (2009). Speeding Financial Inclusion. New Delhi: Academic Foundation. Kpodar, K., and Andrianaivo, M. (2011). ICT, financial inclusion, and growth evidence from African countries. Washington, D.C: International Monetary Fund. Kumar, N. (2013). ‘Financial inclusion and its determinants: evidence from India’. Journal of Financial Economic Policy, Vol. 5, No. 1. pp.4-19. Kabakova, O., and Plaksenkov, E. (2018). ‘Analysis of factors affecting financial inclusion: Ecosystem view’. Journal of business Research, Vol.89. pp.198-205. Mandira Sarma (2008). Index of Financial Inclusion. India: Indian Council for Research on International Economic Relations. Olaniyi Evans and Raymond Alenoghena (2017). ‘Financial Inclusion and GDP per Capita in Africa: A Bayesian VAR Model’. Journal of Economic and Sustainable Development, Vol. 8, No.18. pp.44-57. Phạm Đình Long, Lương Thị Mai Nhân (2018). ‘Tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành khu vực miền trung’. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Số 4 (125), 11-15. Rangarajan Committee. (2008). Report of the Committee on Financial Inclusion. Government of India. Radovanovic, M., Filipovic, S., and Golusin, V. (2018). ‘Geo-economic approach to energy security measurement -Principal component analysis’. Renew- able and Sustainable Energy Reviews, Vol 82. pp.1691-1700. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., and Ullman, J. B. (2007). Using multivariate statistics. Vol.5. NY: Pearson Education. Sarma, M., and Pais, J. (2011). ‘Financial inclusion and development’. Journal of International Development, Vol 23, issue 5. pp.613-628. Sethi, D. and Acharya, D. (2018). ‘Financial inclusion and economic growth linkage: some cross country evidence’, Journal of Financial Economic Policy, Vol. 10, No. 3. pp. 369-385. Thai Ha Le, Anh Tu Chuc, Farhad Taghizadeh-Hesary (2019). ‘Financial inclusion and its impact on financial efficiency and sustainability: Empirical evidence from Asia’. Borsa Istanbul Review, volume 19, issue 4. pp.310-322. WorldBank (2018). Financial inclusion overview. Accessed 20 April, 2020. <https://www.worldbank.org/en/topic/ financialinclusion/overview>. World Bank (2019a). World Development Indicators database. Washington, DC. Accessed 20 April, 2020. < worldbank.org>. Work Bank (2020). Financial Inclusion overview. Accessed 20 April, 2020. <https://www.worldbank.org/en/topic/ financialinclusion/overview#1>. PHẠM TIẾN MẠNH - TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH - NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH - PHẠM THỊ NGÁT 59Số 223- Tháng 12. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tận dụng được nguồn dữ liệu thứ cấр, do đó có thể làm giảm giá trị thu được từ kết quả nghiên cứu do hành vi của các khách hàng có thể nhanh chóng thay đổi. Do vậy, nghiên cứu tiếp theo có thể cân nhắc khắc phục các điểm yếu này, đồng thời mở rộng phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng nhằm phát hiện được nhiều biến quan sát khác giải thích sự thay đổi của biến mức độ hài lòng của khách hàng. ■ tiếp theo trang 45 Success: Evidence from The London Stock Exchange. Applied Economics Letters. 10, 783-785. Cheng, F., & Hwa, T. (2014). Impact of mega sport events on hosting countries’ stock market, In: 2nd International Conference on Social Sciences Research (ICSSR 2014), 9-10 June 2014, Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia, (pp. 582-593). Scholtens, B., & Peenstra, W. (2010). Scoring On the Stock Exchange? The Effect of Football Matches on Stock Market Returns: An Even Study. Applied Economics. 41, 3231-3237. Smant, D. J. (2010). Major Football Events and the Dutch Stock Market: Do football results lead to market anomaly? Master thesis, Erasmus University Rotterdam. Hoàng Thọ Mẫn Trinh (2013), Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Kang, I., & Park, C. (2015). Soccer sentiment and investment opportunities in the Korean stock market. Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics. 22, 213-226. Klein, A., & Schmitt, M. (2010). “You’ll Never Walk Alone”-How Loyal are Football Fans To Their Clubs when They are Struggling Against Relegation? Journal of Sport Management. 24, 649-675. Li, X. (2007). The Impact of Mega-Sporting Events on Stock Markets. Master Thesis, Auckland University of Technology. Petrenko, T. (2014). Economic Impacts of Olympic Games: The analysis of four case Studies. Master thesis. Modul Vienna University. Phuong, NT., Anh, TTX., Manh, PT. (2016). Semi-strong form efficiency: market reaction to dividend and earnings announcements in Vietnam stock Exchange. Review of Business and Economics Studies. 3, 53-67. Petrenko, T. (2014). Economic Impacts of Olympic Games : The analysis of four case Studies. Master thesis. Modul Vienna University. Phạm Đình Long, Nguyễn Thanh Huyền (2017). Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á. Số 137, trang 67-71. SportyTell (2020), Top-20 Most Expensive Football Stadiums in The World 2020, The SportyTell, 20 April, Accessed July 2020 from https://sportytell.com/soccer/top-20-most-expensive-football-soccer-stadiums-in-the-world/. chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là người nông thôn, dân tộc thiểu số; xây dựng quy hoạch dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; Xây dựng chính sách dài hạn, định hướng hiệu quả trong việc đào tạo lao động lành nghề. tiếp theo trang 11 Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế: thứ nhất, chưa đánh giá được có sự khác biệt về tác động của tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế theo nhóm quốc gia đã phát triển, đang phát triển và kém phát triển hay không; thứ hai chưa đánh giá được tác động của tài chính toàn diện đến giảm nghèo và bất bình đẳng. ■

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_tai_chinh_toan_dien_va_cac_nhan_to_khac_den_tan.pdf
Tài liệu liên quan