Tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khu vực châu Á

Thứ hai, chi tiêu Chính phủ (GOV) tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế vì Chính phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng. Thứ ba, lạm phát (INF) tác động cùng chiều đến tăng trưởng là một phát hiện khá thú vị vì khi lược khảo các nghiên cứu trước đa số các nghiên cứu kết luận lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Vì khi lạm phát cao tác động tích cực đến tăng trưởng khi có thể giúp nền kinh tế giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời cũng có thể khiến các cá nhân trong nền kinh tế thực hiện việc chuyển đổi nắm giữ tiền mặt thành các tài sản sinh lời khác. Thứ tư, tham nhũng (COR) có tác động dương đáng kể đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa ở mức 1% trường hợp này tham nhũng được xem như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

pdf15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khu vực châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 31 kịp về mức thu nhập bình quân so với các nước phát triển. Vì thế, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, việc hoàn thiện các chính sách kinh tế, tài chính mà trọng tâm là chính sách thuế luôn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia. Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với mỗi nền kinh tế đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Jackson & Senker, 2011). Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao qua hai thập kỷ gần đây, nhưng đa số các quốc gia đang phát triển vẫn chưa bắt TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á THE IMPACT OF TAXES EFFECTS ON THE ECONOMIC GROWTH OF DEVELOPING COUNTRIES IN ASIA Nguyễn Văn Thuận, Trần Xuân Hằng, Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thị Kim Chi1 Ngày nhận bài: 14/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 27/11/2019 Ngày đăng: 05/12/2020 Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 18 năm từ 2000-2017. Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, GLS và phương pháp hồi quy hai bước S-GMM đối với dữ liệu bảng. Kết quả thực nghiệm cho thấy thuế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%, trong khi đa số các nghiên cứu cho rằng đây là mối quan hệ ngược chiều. Bên cạnh đó, các yếu tố như chi tiêu chính phủ, độ mở thương mại, lạm phát cũng có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý cho chính sách thuế tại các quốc gia này. Từ khóa: Thuế, tăng trưởng kinh tế, nước đang phát triển. Abstract The objective of the study is to examine the impact of taxes on economic growth in developing countries in Asia during 18-year period (2000-2017). Using the estimation methods of OLS, FEM, REM, GLS and two-step system generalized method of moments (S-GMM) for panel data. Empirical results show that taxation has a positive impact on economic growth at level of 1%, while the most studies consider this to be a negative relationship. Besides, factors such as government spending, trade openness, inflation also have a significant impact on economic growth. On that basis, the study provides some policy suggestions for tax policies in these countries. Key words: Developing countries, economic growth, taxes. ____________________________________________________ 1 Trường Đại học Tài chính - Marketing Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 32 2. Lý thuyết về sự tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế Theo Rohac (2009), lý luận về thuế và các hoạt động tài khóa của Chính phủ không hoạt động vì lợi ích riêng của mình mà còn phục vụ nhiều mục đích khác. Chính vì vậy, ông đề nghị việc tiếp cận vấn đề về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế nên gắn với một nền tảng lý thuyết vững chắc. Việc xem xét thật kỹ các cách tiếp cận khác nhau để làm rõ vị trí và tầm quan trọng của thuế là điều hết sức cần thiết. Vậy bằng cách nào thuế có thể ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế? Nhiều nghiên cứu phân tích chỉ ra tác động tới tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn tương đối rõ rệt, dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau về lý thuyết tác động của thuế đối với tăng trưởng. Một số nghiên cứu điển hình như Eric Engen và Jonathan Skinner (1996), Christina D. Romer và David H. Romer (2010), Jane G. Gravelle, Donald J. Marples (2011). Engen và Skinner (1996) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ thực hiện dựa trên một mẫu lớn các quốc gia và bằng chứng từ các nghiên cứu vi mô (cung ứng lao động, nhu cầu đầu tư và năng suất sản xuất). Ưu điểm của nghiên cứu này cho rằng cải cách và sửa đổi Luật thuế có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô một cách mạnh mẽ, đưa ra được 3 cách tiếp cận xem xét tác động của thuế (ví dụ tác động của việc cắt giảm 5% thuế suất) đối với tăng trưởng trong dài hạn. Cách tiếp cận thứ nhất là kiểm tra các dữ liệu lịch sử của nền kinh tế để đánh giá liệu rằng giảm thuế suất có liên quan gì tới tăng trưởng kinh tế hay không. Cách thứ hai là xem xét bằng chứng về ngân sách mà yêu cầu cao hơn là góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nội dung điều tiết của thuế gồm hai mặt: kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hòa giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, Chính phủ đều muốn vừa tăng được số thu thuế vừa tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, qua lược khảo các nghiên cứu trước chỉ ra, tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế được lý giải theo nhiều hướng khác nhau và kết quả kiểm định cũng chưa được thống nhất. Chẳng hạn, một số nghiên cứu cho rằng sự tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng tích cực. Breschger (2010) đã tìm thấy những tác động tỷ lệ nghịch của thuế lên sự tăng trưởng kinh tế của 12 quốc gia thuộc nhóm OECD. Tương tự, Hakim & Bujang (2011), Christan & David (2007) cũng đưa ra kết luận rằng mức giảm thuế sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Nên việc ra một luận cứ về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Châu Á là điều cần thiết. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 33 của các ngành công nghiệp, các hoạt động giúp nâng cao năng suất lao động và nguồn vốn; (iv) thứ tư, chính sách thuế cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất vốn cận biên bằng cách không khuyến khích đầu tư vào nhiều lĩnh vực thông qua việc đánh thuế nặng nề vào ngành đó. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu khác sử dụng lý thuyết mô hình tăng trưởng nội sinh để mô phỏng các tác động cơ bản của việc sửa đổi các Luật thuế đến tăng trưởng kinh tế. Tất cả các nghiên cứu này đều kết luận rằng giảm thuế sẽ làm tăng GDP trong dài hạn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào một số giả định thể hiện trong mô hình kinh tế với một số ít các hướng dẫn thực nghiệm hoặc sự nhất trí về các giá trị thông số quan trọng. Do đó, những nghiên cứu này đưa ra các kết luận khác nhau liên quan đến tác động làm tăng GDP. Lucas (1990) tính toán sự thay đổi nguồn thu trong đó loại bỏ tất cả thuế đánh vào doanh nghiệp trong khi tăng thuế thu nhập cá nhân có tác động làm tăng GDP đáng kể. Jones, Manueli, và Rossi (1993) tính toán rằng nếu loại bỏ tất cả các loại thuế đánh vào tổng thu nhập (distorting tax) làm tăng tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm với con số khổng lồ từ 4-8 điểm phần trăm (việc giảm thuế suất đánh trên thu nhập trong mô hình này có tác động nhỏ tới tăng trưởng kinh tế). Gần đây nhất, mô hình mô phỏng của Mendoza, Razin và Tesar (1994) cho thấy sự khác biệt tương đối khiêm tốn trong tăng trưởng kinh tế hàng năm với gần 0,25 điểm phần trăm do thuế suất thay đổi 10%. 3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Tác giả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn đầu các nghiên cứu về vấn đề này khám phá nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu thực hiện kiểm thuế và tăng trưởng ở một quốc gia. Cách thứ ba là sử dụng bằng chứng từ các nghiên cứu vi mô về cung lao động, cầu đầu tư và tăng năng suất (productivity growth). Mặt khác cũng đưa ra 2 cơ chế chính mà chính sách thuế tác động tới tăng trưởng kinh tế: (i) một là, sự thay đổi về cấu trúc thuế, tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn dự kiến sẽ bị tác động một cách rõ ràng nhất vì chúng dẫn tới một sự gia tăng thường xuyên trong GDP (mô hình Solow); (ii) hai là, trong mô hình “tăng trưởng nội sinh” (endogenous growth) (Romer 1986; Lucas 1990) tốc độ tăng trưởng ổn định của mô hình phụ thuộc vào công nghệ, lao động sẽ được thay thế bằng tốc độ tăng trưởng ổn định thông qua thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ (King and Rebelo 1990). Cấu trúc tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh tới hiệu ứng lan tỏa bởi các quyết định đầu tư trong nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp hoặc các quyết định đầu tư của cá nhân vào nguồn lực con người có thể mang lại tác động bên ngoài tích cực cho phần còn lại của nền kinh tế. Trong các mô hình này, thuế có tác động dài hạn tới tăng trưởng. Khung lý thuyết này cho phép chúng ta phân loại các cách thức mà các chính sách thuế có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế: (i) thứ nhất, mức thuế cao sẽ làm giảm tỷ lệ đầu tư thông qua hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất đối với doanh thu tăng thêm (high effective capital gains) và khấu hao thấp (low depreciation allowances); (ii) thứ hai, thuế có thể giảm bớt tốc độ tăng trưởng cung ứng lao động µ bằng cách không khuyến khích sự tham gia của lao động, không khuyến khích đào tạo kỹ năng lao động; (iii) thứ ba, chính sách thuế có thể làm giảm tăng trưởng µi bằng cách làm giảm công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) và sự phát triển của việc liên doanh vốn (venture capital) dành cho “công nghệ cao” Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 34 tác động của thay đổi thuế đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 1965 đến 2007 cho mẫu bao gồm 26 nền kinh tế. Biến chính của nghiên cứu này là tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân đầu người. Biến độc lập bao gồm các biến về doanh thu thuế/GDP và thuế thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế có tác động tiêu cực đến GDP thực bình quân đầu người trong dài hạn. Cụ thể, trong dài hạn khi thuế tăng lên 2% thì GDP bình quân đầu người giảm từ 0,5% đến 1%. Bên cạnh đó, những phát hiện của họ cũng ngụ ý rằng sự gia tăng đóng góp an sinh xã hội hoặc thuế đối với hàng hóa và dịch vụ có tác động tiêu cực lớn đến sản lượng bình quân đầu người so với việc tăng thuế thu nhập. Bretschger (2010) cũng xem xét mối quan hệ này ở 12 quốc gia thuộc nhóm OECD trong bối cảnh toàn cầu hóa, ông đã tìm thấy những tác động tiêu cực của thuế đối với tăng trưởng. Tương tự, Szarowska (2010) đã thực hiện một nghiên cứu về những thay đổi về thuế và tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước Liên minh châu Âu. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng có điều chỉnh hàng năm của 24 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu trong giai đoạn 1995-2008. Cũng đồng quan điểm với các tác giả trên, nhưng Badri và Allahyari (2013) giải thích mối quan hệ này dưới góc nhìn mới khi ông cho rằng thuế làm triệt tiêu động lực làm việc và dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết quả một lần nữa cho thấy tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê của thuế đối với tăng trưởng GDP, cụ thể việc cắt giảm thuế 1% sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm 0,43%. Hakim (2011) có hơn 20 nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng về tác động của thuế lên sự tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu đều kết luận việc giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng định tác động của các biến tài khóa như thuế và chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường chỉ sử dụng biến số thu thuế tổng thể. Đồng thời cho rằng tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế và vấn đề liên quan đến thuế và tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi của các chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về quy mô dữ liệu, cách thức đo lường cũng như phương pháp luận khi nghiên cứu về chủ đề này đã dẫn đến các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy các kết quả trái ngược nhau về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế. Điển hình, Skinner (1987), Furceri và Karras (2009), Szarowska (2010), Dahlby & Ferede (2012) đều cho rằng doanh thu thuế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi Tosun và Abizahed (2005), Orcan (2009), Babatundel, Ibukun & Oveyemi (2017) thì cho rằng đây là mối quan hệ tích cực, kích thích tăng trưởng kinh tế. 3.1. Thuế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Chính sách thuế có tác động đến tăng trưởng kinh tế bằng cách không khuyến khích đầu tư, triệt tiêu động lực làm việc của người lao động (Solow, 1956). Skinner (1987) nghiên cứu trên mẫu dữ liệu 31 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Phi trong giai đoạn 1965 – 1982. Kết quả cho thấy chính sách thuế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng là doanh thu thuế tăng 3% thì tăng trưởng sẽ giảm 0.5%. Nguyên nhân của mối quan hệ ngược chiều này là do thuế là khoản chi phí của nhà đầu tư, chính vì thế nguồn thu nhập doanh nghiệp từ đầu tư bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của chính sách thuế vốn (Bucovetsky và Wilson, 1991). Kneller và cộng sự (1999) cũng tìm thấy bằng chứng tiêu cực về sự tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế. Tiếp đó, Furceri và Karras (2009) đã nghiên cứu để điều tra các Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 35 để tác động đến tăng trưởng kinh tế. Canavire – Bacarreza & cộng sự (2013) cho thấy nền kinh tế các quốc gia châu Mỹ Latin phụ thuộc lớn vào thuế thu nhập doanh nghiệp và chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Trong khi đó Babatundel, Ibukun & Oveyemi (2017) đã thực hiện một nghiên cứu để xem xét mối quan hệ của thuế và tăng trưởng kinh tế ở châu Phi từ giai đoạn 2004 đến 2013. Thử nghiệm ước tính trước được thực hiện là thống kê mô tả và kiểm tra gốc đơn vị, cho thấy các biến số GDP và thuế là bình thường và ổn định. Tuy nhiên, những phát hiện cho nghiên cứu này chỉ ra rằng doanh thu thuế có liên quan tích cực đến GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Phi. Nghiên cứu kết luận rằng doanh thu thuế có mối quan hệ tích cực đáng kể với GDP. 3.3. Thuế không có tác động đến tăng trưởng kinh tế Cuối cùng, một số nghiên cứu chứng minh không có mối quan hệ nào giữa thuế và tăng trưởng kinh tế (Myles 2000; Xing 2012; và Ojong, Anthony và Arikpo 2016). Myles (2000) đã kiểm tra tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế ở Anh từ giai đoạn 1950 đến 1998 bằng mô hình tăng trưởng ngoại sinh và mô hình tăng trưởng nội sinh. Các kết quả cho thấy mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế là rất yếu và trong thực tế thuế không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Một nghiên cứu tương tự đã được bắt đầu bởi Xing (2012) để kiểm tra mối liên hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế ở 21 quốc gia OECD trong giai đoạn 1970 đến 2004. Trong nghiên cứu này tác giả xem xét đồng thời tác động của tổng số thu thuế và các loại thuế khác nhau đến tăng trưởng kinh tế để có gốc nhìn đa chiều về mối quan hệ này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thuế doanh nghiệp và cá nhân là không đáng kể. kinh tế dài hạn đối với nhóm các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa thuế và tăng trưởng kinh tế đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Poulson & Kaplan (2008) dẫn chứng nguyên nhân là do thuế ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của các hộ gia đình, nguồn cung lao động và đầu tư vào nguồn nhân lực. Điều này chủ yếu là do thuế suất cao khiến các cá nhân giảm giờ làm việc, tham gia vào hoạt động kinh tế kém năng suất hơn, thậm chí là rời khỏi thị trường lao động, từ đó sẽ dẫn đến suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dahlby & Ferede (2012) cho rằng thuế có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn và giảm khuyến khích đầu tư, và với mức thuế suất cao sẽ không khuyến khích đầu tư do đó tăng thuế có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. 3.2. Thuế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nếu như có khá nhiều nghiên cứu phát hiện sự tác động tiêu cực của thuế đến tăng trưởng kinh tế thì một số nghiên cứu khác còn cho thấy kết quả tác động tích cực của thuế đến tăng trưởng kinh tế. Tosun và Abizahed (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách thuế và tăng trưởng kinh tế ở 21 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong giai đoạn 1980 đến 1999 bằng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Kết quả cho thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế, với kết quả tích cực và có ý nghĩa về thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp. Tương tự, Orcan (2009) đã điều tra tác động của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tự động (VAR) vector. Các phát hiện cho thấy doanh thu thuế có liên quan tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thuế được thực hiện một mình mất một thời gian dài đáng kể Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 36 độ khác nhau của thuế. Mô hình được đề xuất trong nghiên cứu mở rộng có dạng tổng quát như được chỉ ra ở phương trình (1). LnGDP it = α i + βiTRit + γiXit + μit (1) Theo mô hình (1), ý nghĩa các biến lần lượt như sau: - LnGDP it : là biến phụ thuộc, đại diện cho tăng trưởng kinh tế của nước i trong thời gian t. - TR it : là biến độc lập, đại diện cho tổng số thu thuế - X it : là các biến kiểm soát trong mô hình. Biến kiểm soát bao gồm các biến chỉ số vĩ mô như chi tiêu chính phủ, độ mở thương mại, lạm phát, tốc độ tăng dân số hàng năm và biến thể chế là: tham nhũng. - i và t là chỉ số về quốc gia và thời gian. - α i : là hằng số cho mỗi quốc gia. - μ it : mức độ sai số Ojong, Anthony và Arikpo (2016) đã thực hiện nghiên cứu điều tra tác động của doanh thu thuế đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria trong giai đoạn 1986 đến 2010 bằng cách sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất. Những phát hiện của mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường của họ cho thấy mối quan hệ không đáng kể giữa doanh thu thuế nhận được từ các công ty và tăng trưởng kinh tế. 4. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 4.1. Mô hình nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu là làm rõ tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á, bài viết dựa trên nghiên cứu của Xing (2012) thiết lập mô hình nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2017. Nghiên cứu của Xing (2012) được tác giả đánh giá là có mẫu nghiên cứu tương đồng với mẫu nghiên cứu của bài viết, đồng thời xem xét tác động đến tăng tưởng kinh tế từ nhiều góc Bảng 1. Đo lường các biến và nguồn dữ liệu BIẾN KÝ HIỆU DIỄN GIẢI NGUỒN Phụ thuộc LnGDP Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) WDI Độc lập TR Tổng số thu thu thuế (% GDP) WDI Kiểm soát GOV Chi tiêu chính phủ (% GDP) WDI TRADE Độ mở thương mại (Tỷ lệ nhập khẩu và xuất khẩu/ GDP) WDI INF Lạm phát (%) WDI POP Tốc độ tăng dân số hàng năm (%) WDI COR Tham nhũng WGI Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng Trong đó biến tham nhũng (COR) là biến định tính, Worldbank đã lượng hóa bằng thang đo từ -2.5 (yếu) cho đến +2.5 (mạnh) thông tin thu thập bằng cách lấy ý kiến của các doanh nghiệp theo thang đo trên. Hầu hết các nghiên cứu trước đây gần như đều đưa các biến như chi tiêu công, độ mở thương mại, lạm phát, tốc độ tăng dân số vào mô hình ước lượng. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 37 tế. Từ đây có thể thấy rằng cho dù dưới góc độ nào (kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô) thì đều có thể thấy rằng độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP cao có liên quan với độ mở thương mại lớn. Các nghiên cứu này bao gồm Edwards (1992), Wacziarg (2001), Sinha và Sinha (2000), Ahmed và Suardi (2009), Villaver và Maza (2011), Keho (2017). Trong khi đó, Batra (1992), Batra và Slottje (1993) lập luận rằng tự do thương mại là nguồn gốc chính của suy thoái kinh tế. Tự do hóa thương mại và mở cửa thương mại thường đồng nghĩa với việc giảm thuế quan. Cắt giảm thuế quan làm giảm giá tương đối của các nhà sản xuất trong nước so với hàng hóa ngoại nhập. Điều này làm cho hàng hóa sản xuất trong nước trở nên kém hấp dẫn hơn hàng hóa nhập khẩu, do đó, nền kinh tế trong nước có thể bị tổn thất. Lạm phát: tăng trưởng kinh tế ổn định và cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương hướng đến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (Nasir và Saima, 2010). Do đó có thể thấy rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng lạm phát sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong cả trung và dài hạn (Khan và Senhadji, 2001). Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Fisher (1993), Barro (1995), Bullard và Keating (1995), Malla (1997), Bruno và Easterly (1998), Valdovinos (2003) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mô hình của Keynes đã cho rằng mặc dù có sự đánh đổi giữa sản lượng đầu ra và sự thay đổi trong lạm phát nhưng không có nghĩa là tồn tại việc đánh đổi Chi tiêu Chính phủ: được cho rằng là yếu tố có tác động đáng kể đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của quốc gia cũng như tăng trưởng kinh tế. Tồn tại hai nhóm quan điểm trái chiều với nhau khi thảo luận về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ nhiều hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Theo đó, quan điểm này lập luận rằng Chính phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy các kết quả ủng hộ cho quan điểm này như Ram (1986), Korrmendi và Meguire (1986), Aschauer (1989), Evans và Karras (1994), Deverajan và cộng sự (1996), Wu và cộng sự (2010). Mặc khác, một quan điểm trái ngược với quan điểm trên cho rằng các quốc gia càng chi tiêu Chính phủ sẽ làm cản trở/ suy yếu tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Mitchell, 2005). Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy các kết quả ủng hộ cho quan điểm này như Landau (1983), Engen và Skinner (1991), Gwartney và cộng sự (1998), Bassaanini và cộng sự (2001), Floster và Henrekson (2001), Dar và Amirkhalkhaili (2002), Afonso và Tovar (2011), Butkiewicz và Yanikkaya (2011). Từ đây có thể thấy rằng tác động thật sự của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế là cùng chiều hay ngược chiều vẫn đang nhận được nhiều sự tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Độ mở thương mại: được cho rằng là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ một quốc gia càng mở cửa thương mại với thế giới thì sẽ có thể thu được một khoản thu nhập tương đối cao nhờ vào mức xuất khẩu cao, hay như quốc gia có thể nhập khẩu các hàng hóa, nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất nội địa và do đó cải thiện năng suất lao động, kích thích tăng trưởng kinh Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 38 mà các khía cạnh của Chính phủ bị thiếu hoặc chính sách kinh tế được cho là không hiệu quả. Meson và Sekkat (2005) cho rằng tham nhũng tác động dương đến tăng trưởng kinh tế khi một quốc gia có thể chế chính trị kém hiệu quả. Aidt & Dutta (2008) thì kết luận tùy thuộc vào từng chế độ cụ thể và từng quốc gia được phân chia thành các chế độ tham nhũng khác nhau. Các nước có chất lượng thể chế tốt, tác động của tham nhũng lên tăng trưởng là tiêu cực, trong khi ở các nước có chất lượng thể chế kém thì tác động này là tích cực (hoặc ít tiêu cực). Có thể thấy các nghiên cứu thực nghiệm đã cung cấp một số bằng chứng khẳng định sự tồn tại của giả thuyết chất bôi trơn của tham nhũng lên tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dân số: dân số của một quốc gia cũng được xem là yếu tố quan trọng khi giải thích tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây vẫn tranh luận về mối quan hệ thật sự giữa tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Theo đó, một số bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm cho rằng tăng trưởng dân số sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bao gồm Malthus (1826), Smith (1776), Solow (1956), Mason (1988), Barro (1991), Mankiw và các cộng sự (1992), Onwuka (2006), Bucci (2008), Afzal (2009), Banerjee (2012), Dao (2012), Huang và Xie (2013), Yao và các cộng sự (2013), Mierau và Turnovsky (2014). Trái ngược với quan điểm này, một số nghiên cứu thực nghiệm lại ủng hộ quan điểm tăng trưởng dân số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Quan điểm này lại lập luận rằng tăng trưởng dân số sẽ có thể kích thích sự đổi mới trong nền kinh tế và do đó sẽ mở rộng quy mô của nền kinh tế (Kuznet, 1960; Kremer, 1993). Hơn thế nữa, một quốc gia có dân số càng tăng giữa sản lượng đầu ra và lạm phát. Hơn thế nữa, đường cong Phillips cũng cho rằng lạm phát cao có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi có thể giúp nền kinh tế giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu ứng Tobin (1965) cũng cho rằng lạm phát sẽ khiến các cá nhân trong nền kinh tế thực hiện việc chuyển đổi nắm giữ tiền mặt thành các tài sản sinh lời khác, điều này làm cho lượng vốn trong nền kinh tế sẽ gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Stockman, 1981). Từ đây có thể thấy rằng tác động thật sự của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là cùng chiều hay ngược chiều vẫn đang nhận được nhiều sự tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Tham nhũng: bài viết sử dụng chỉ số tham nhũng được xây dựng bởi Kaufmann và cộng sự (2011) của chỉ số Worldbank. Chỉ số này là một phần của chỉ số rộng hơn và được gọi là chỉ số quản trị. Chỉ số này được công bố cho mỗi giai đoạn 2 năm và bao gồm gần 200 quốc gia. Nó được tính toán dựa trên nền tảng của 100 biến riêng lẻ về cảm nhận tham nhũng và được thu thập từ 40 nguồn dữ liệu của hơn 30 tổ chức khác nhau. Đa số các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho giả thuyết “tham nhũng gây cản trở cho tăng trưởng”. Venard (2013) phân tích mối quan hệ giữa thể chế, mức độ tham nhũng và sự phát triển kinh tế ở 120 quốc gia. Kết quả cho thấy tham nhũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đặc biệt ở những quốc gia có chất lượng thể chế kém. Saha & Gounder (2013) cho rằng một nền kinh tế tự do sẽ giúp làm giảm tham nhũng bởi vì chỉ có cải thiện tham nhũng mới giúp kinh tế phát triển. Ngược lại, có rất ít bằng chứng thực nghiệm trả lời câu hỏi tham nhũng tăng cường hiệu quả kinh tế hay không? Giả thuyết này xem tham nhũng với vai trò là một thiết bị trợ giúp trong một số tình huống Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 39 thay đổi (sử dụng kiểm định Modified Wald đối với mô hình FEM và kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian đối với mô hình REM) và tự tương quan (sử dụng kiểm định Wooldridge) (Wooldridge, 2002). Nếu mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mô hình này có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kiểm định Modified Wald: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình FEM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Modified Wald có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình REM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Kiểm định Wooldridge: được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Nếu p-value của kiểm định Wooldridge có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Cuối cùng sử dụng SGMM để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình. trưởng thì sẽ có thể gia tăng sản lượng của quốc gia, tăng tiêu dùng và tiết kiệm trong nền kinh tế (Kuznet, 1960) từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm này gồm Kuznet (1960), Boserup (1965), Kuznet (1967), Simon (1976), Grossman và Helpman (1991), Kremer (1993), Bloom và Canning (2004), Tilak (2007), Savas (2008), Bruckner và công sự (2014). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy theo 4 phương pháp: Pooled OLS, FEM, REM và SGMM bằng phần mềm Stata. Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) sẽ thích hợp nếu không có sự tồn tại các yếu tố riêng biệt (từng quốc gia) và yếu tố thời gian. Vì thế, phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt. Để tìm hiểu xem phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong ba phương pháp trên, sử dụng các kiểm định: kiểm định F để lựa chọn mô hình Pooled OLS hoặc FEM (nếu p-value của mô hình FEM có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM) và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM (nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM). Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu tiếp tục tiến hành các kiểm định phương sai Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 40 kiểm soát lạm phát tốt nhưng một số quốc gia thì tình hình làm phát khả năng kiểm soát thấp. Độ mở của các quốc gia chuyển đổi khá đa dạng xét theo tỷ lệ (XK+NK)/GDP, trải từ mức thấp nhất 25,99% của Ấn Độ đến mức cao nhất (220,4%) của Malaysia. Việt Nam cũng là quốc gia có độ mở nền kinh tế cao, tăng rất nhanh trong thời gian qua. Trong 14 quốc gia nghiên cứu có 8 quốc gia có độ mở trên 100%; đây là những mốc được các nhà kinh tế lựa chon để đánh giá nền kinh tế có độ mở cao. Tham nhũng (COR) là biến định tính, Worldbank đã lượng hóa bằng thang đo từ -2,5 (yếu) cho đến +2,5 (mạnh) thông tin thu thập bằng cách lấy ý kiến của các doanh nghiệp theo thang đo trên. Tỷ lệ này ở các quốc gia được kiểm soát tốt, với giá trị trung bình được đo lường là -0,52%, với đô lệch chuẩn thấp 0.64%. Số thu thuế tích lũy trung bình hàng năm ở 14 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á là 12,17%. Phân bổ số thu thuế giữa các nước này không đồng đều thể hiện qua độ lệch chuẩn (4,23) và giá trị nhỏ nhất 0,11%, lớn nhất 28,71% trong bảng. Chi tiêu Chính phủ các quốc gia trung bình hàng năm là 10,96% và có sự khác biệt quá lớn trong việc chi tiêu này. Theo đó độ lệch chuẩn lên đến 4,08 với giá trị lớn nhất 21,9% và nhỏ nhất là 3,46%. Điều này cho thấy ở một số nước Chính phủ chi tiêu khá mạnh cho hoạt động tiêu dùng của Chính phủ, trong khi có một số quốc gia thì rất hạn chế trong chi ngân sách. Tương tự, các quốc gia này cũng có tỷ lệ lạm phát cao, có thể thấy tỷ lệ lạm phát trung bình là 5,56% với độ lệch chuẩn là 4,76. Với mức độ lạm phát tối đa dao động từ -18,1% đến 27,97%, do đó có thể thấy rằng một số quốc gia 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Thống kê mô tả Bảng 2. Thống kê mô tả các biến cơ sở Tên biến (Variable) Số quan sát (Obs) Giá trị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev) Giá trị tối thiểu (Min) Giá trị tối đa (Max) LnGDP 252 3,1561 0,4240 2,2538 4,0538 TR 252 12,1763 4,2313 0,1088 28,7099 GOV 252 10,961 4,0811 3,4603 21,9447 INF 252 5,5557 4,7554 -18,1086 27,9664 COR 252 -0,5290 0,6447 -1,6728 1,5683 POP 252 1,3768 0,7401 -0,2669 4,6683 TRADE 252 88,7477 44,2668 25,9932 220,4074 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ nguồn World Bank Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 41 Các hệ số tương quan của nhưng biến độc lập có giá trị đều nhỏ hơn 0,8, đảm bảo không có sự đa cộng tuyến giữa những biến này trong mô hình thực nghiệm. Vì vậy, đề tài sử dụng tất cả các biến này trong mô hình ước lượng thực nghiệm. 5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Căn cứ kết quả bảng 3, số thu thuế, chi tiêu chính phủ, tham nhũng, độ mở thương mại có tương quan dương ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế ở mức 10%. Trong khi đó hệ số lạm phát và tăng trưởng dân số có hệ số tương quan âm với mức ý nghĩa 10%. Bảng 3. Tương quan giữa biến trong mô hình LnGDP TR GOV INF COR POP TR 0,3859* 0,0000 GOV 0,3791* 0,0338* 0,000 0,5930 INF -0,1957* 0,0777 -0,1531 0,0018 0,2193 0,0150 COR 0,2370* 0,1244* 0,3322 -0,1587* 0,0001 0,0486 0,0000 0,0117 POP -0,3893* -0,4343* -0,0996* 0,0466 -0,4207* 0,0000 0,0000 0,0000 0,4611 0,0000 TRADE 0,2728* 0,5053* 0,0715 -0,0587 0,0114 0,1328* 0,0000 0,0000 0,2578 0,3535 0,8576 0,0351 Ghi chú: ***,** và * lần lượt là các ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ nguồn World Bank Bảng 4. Số thu thuế tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á Biến OLS FEM REM GLS S-GMM TR 0,1284* 0,0264*** 0,0260*** 0,0083*** 0,1399*** GOV 0,0333*** -0,0181* -0,0087 0,0008 0,0763*** INF -0,0121*** 0,0005 -0,0003 0,0005** 0,0425*** COR -0,0345 0,4153*** 0,3343*** 0,0701*** 0,5069*** POP -0,1990*** -0,1789*** -0,1557*** -0,0701*** 0,0964 TRADE 0,0021*** -0,0021** -0,0013 0,0007*** 0,0087*** Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 42 sai thay đổi và Wooldridge test . Kết quả Prob > chibar2 = 0,0000 và Prob > F = 0,0000 cho thấy mô hình tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, nên mô hình GLS sẽ được sử dụng để kiểm soát 2 hiện tượng này. Phương pháp S-GMM để khắc phục vấn đề nội sinh tiềm ẩn kết quả nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kiểm định Arellano-Bond AR(2) cho kết quả là 0,123 Biến OLS FEM REM GLS S-GMM _cons 2,7675*** 3,6809*** 3,4351*** 3,0502*** 3,6084*** N 252 252 252 252 Mean VIF 1,58 F-test F test that all u i = 0: F(13,232) = 31,58 Prob > F = 0,0000 Hausman test H0: Difference in coefficients not systematic. Chi2(6) = (b – B)’[(V b – VB) (–1)](b – B) = 5.14. Prob > chi2 = 0,5254 (V – b – VB is not positive definite) Breusch Pagar test Var (u) = 0 Chibar2(01) = 418,37 Prob > chibar2 = 0,0000 Wooldridge test H0: No first order autocorrelation F(1,13) = 360,682 Prob > F = 0,0000 AR(2) H0: no autocorrelation Pr > z = 0,123 Sargan test H0: overidentifying restrictions are valid Prob > chibar2 = 0,575 Hansen test H0: overidentifying restrictions are valid Prob > chibar2 = 0,297 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt là các ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Nguồn: Tổng hợp và tính toán trên Stata Hệ số VIF đạt 1,58 mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp bằng kiểm định F test cho kết quả Prob > F = 0,0000, nghĩa là lựa chọn mô hình FEM. Trong kiểm định tiếp theo là Hausman test giá trị Prob > chi2 = 0,5254, nghĩa là chọn mô hình REM. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định Breusch Pagar test để kiểm định phương Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 43 Lạm phát (INF) tác động cùng chiều đến tăng trưởng. Mặc dù khi lược khảo các nghiên cứu trước đa số các nghiên cứu kết luận lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn, nhưng kết quả từ nghiên cứu này được ủng hộ bởi quan điểm của Keynes. Vì khi lạm phát cao tác động tích cực đến tăng trưởng khi có thể giúp nền kinh tế giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời cũng có thể khiến các cá nhân trong nền kinh tế thực hiện việc chuyển đổi nắm giữ tiền mặt thành các tài sản sinh lời khác (Tobin, 1965). Tham nhũng (COR) có tác động dương đáng kể đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Meson & Sekkat (2005), Aidt & Dutta (2008), đối với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, tham nhũng được xem như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Độ mở thương mại (TRADE) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Bởi lẽ một quốc gia càng mở cửa thương mại với thế giới thì sẽ có thể thu được một khoản thu nhập tương đối cao nhờ vào mức xuất khẩu cao, hay như quốc gia có thể nhập khẩu các hàng hóa, nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất nội địa và do đó cải thiện năng suất lao động, kích thích tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng là tốc độ tăng dân số (POP) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. 6. Kết luận và hàm ý chính sách Nghiên cứu xem xét tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 18 năm từ 2000 – 2017. Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, GLS và phương pháp hồi quy hai bước S-GMM đối với dữ liệu bảng có kết quả như sau: Thứ nhất, số thu thuế (TR) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế điều này cho thấy ở các (lớn hơn 10%), vậy kết quả mô hình nghiên cứu khá tốt do không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số. Kiểm định Sargan cho kết quả là 0,575 và Hansen cho kết quả 0,297 (lớn hơn 10%), điều này cho thấy các biến công cụ (instruments) được sử dụng phù hợp. Kết quả từ mô hình S-GMM cho thấy biến số thu thuế (TR) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Khi số thu thuế tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,9%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Tosun và Abizahed (2005), Ocran (2009), Canavire và cộng sự (2013), Babatundel và cộng sự (2017). Ở các quốc gia đang nghiên cứu chủ yếu là dựa vào thuế tiêu dùng, khi tiêu dùng càng nhiều thì mức đóng góp cho thuế càng cao đồng thời gia tăng tổng số thu thuế từ đó kích thích nền kinh tế phát triển. Chi tiêu Chính phủ (GOV) tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Kết quả này được ủng hộ bởi quan điểm của Ram (1986), Korrmendi và Meguire (1986), Aschauer (1989), Evans và Karras (1994), Deverajan và cộng sự (1996), Wu và cộng sự (2010). Vì Chính phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng. Hơn thế nữa, khi chính phủ chi tiêu vào lĩnh vực y tế và giáo dục thì sẽ có thể tăng năng suất lao động của lực lượng lao động và tăng sản lượng của quốc gia bằng cách cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao kiến thức và tay nghề của lực lượng lao động. Tương tự như vậy, khi Chính phủ chi tiêu vào các cơ sở hạ tầng như đường xá, thông tin liên lạc, điện, thì có thể sẽ giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí đầu vào của doanh nghiệp và tăng đầu tư trong khu vực tư nhân, cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 44 Dựa vào các phát hiện mà bài viết đã tìm thấy, bài viết có một số hàm ý chính sách dành cho các hoạch định chính sách ở các quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù thuế được xem như là một công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách có thể kiểm soát chính sách tài khóa cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô khác và đặc biệt là lợi ích của thuế chính là bổ sung nguồn thu cho quốc gia. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách cần phân tích và đánh giá kỹ lưỡng mức thuế bao nhiêu là phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách cũng có thể xem xét các chính sách gia tăng mức độ mở cửa, hội nhập với thế giới khi đang muốn kích thích tăng trưởng kinh tế. Do độ mở thương mại không những có thể trực tiếp làm gia tăng thu nhập trên đầu người của quốc gia khi các quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa mà các quốc gia có lợi thế so sánh mà còn có thể gián tiếp kích thích sự phát triển kinh tế thông qua các kênh khác nhau chẳng hạn như chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng quy mô kinh tế, hiệu quả trong việc phân bổ và phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế. quốc gia đang nghiên cứu chủ yếu là dựa vào thuế tiêu dùng, khi tiêu dùng càng nhiều thì mức đóng góp cho thuế càng cao đồng thời gia tăng tổng số thu thuế từ đó kích thích nền kinh tế phát triển. Thứ hai, chi tiêu Chính phủ (GOV) tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế vì Chính phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng. Thứ ba, lạm phát (INF) tác động cùng chiều đến tăng trưởng là một phát hiện khá thú vị vì khi lược khảo các nghiên cứu trước đa số các nghiên cứu kết luận lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Vì khi lạm phát cao tác động tích cực đến tăng trưởng khi có thể giúp nền kinh tế giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời cũng có thể khiến các cá nhân trong nền kinh tế thực hiện việc chuyển đổi nắm giữ tiền mặt thành các tài sản sinh lời khác. Thứ tư, tham nhũng (COR) có tác động dương đáng kể đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa ở mức 1% trường hợp này tham nhũng được xem như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài liệu tham khảo Afzal, M. (2009). Population growth and economic development in Pakistan. The Open Demography Journal, 2(1). Arachi, G., Bucci, V., & Casarico, A. (2015). Tax structure and macroeconomic performance. International Tax and Public Finance, 22(4), 635-662. Edwards, S. (1993). Exchange rates, inflation and disinflation: Latin American experiences (No. w4320). National Bureau of Economic Research. Engen, E. M., & Skinner, J. (1992). Fiscal policy and economic growth (No. w4223). National Bureau of Economic Research. Fama, E. F., & Schwert, G. W. (1977). Asset returns and inflation. Journal of financial economics, 5(2), 115-146. Fisher, P. S., & Peters, A. H. (1997). Tax and spending incentives and enterprise zones. New England Economic Review, 109. Furceri, D., & Mourougane, A. (2009). The effect of financial crises on potential output: new empirical evidence from OECD countries. OECD Economic Department Working Papers, (699), 1. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 60, 12/2020 45 Gemmell, N., & Hasseldine, J. (2012). The tax gap: a methodological review. In Advances in Taxation (pp. 203-231). Emerald Group Publishing Limited. Johnsson, A., Betsholtz, C., Von Der Helm, K., Heldin, C. H., & Westermark, B. (1985). Platelet-derived growth factor agonist activity of a secreted form of the v-sis oncogene product. Proceedings of the National Academy of Sciences, 82(6), 1721-1725. Hakim, T. A., Karia, A. A., & Bujang, I. (2016). Does goods and services tax stimulate economic growth? International evidence. Journal of Business and Retail Management Research, 10(3). Hakim, T. A., Bujang, I., & Ahmad, I. (2013). Tax structure and economic indicators in the modern era: Developing vs. high-income OECD countries. In Conference paper. Hinrichs, H. H. (1966). A general theory of tax structure change during economic development. A general theory of tax structure change during economic development. Hayakawa, K. (2009). First difference or forward orthogonal deviation-Which transformation should be used in dynamic panel data models?: A simulation study. Economics Bulletin, 29(3), 2008-2017. Kotlan, I., Machova, Z., & Janickova, L. (2011). Taxation influence on the economic growth. Politická ekonomie, 59(5), 638-658. Myles, G. D. (2000). Taxation and economic growth. Fiscal studies, 21(1), 141-168. McNabb, K., & LeMay-Boucher, P. (2014). Tax structures, economic growth and development. Ormaechea, M. S. A., & Yoo, M. J. (2012). Tax composition and growth: A broad cross-country perspective (No. 12-257). International Monetary Fund. Ocran K. (2009). Fiscal policy and economic growth in South Africa. Emerald Group Publishing Limited, 38(5), 604-618. Xing, J. (2012). Tax structure and growth: How robust is the empirical evidence?. Economics Letters, 117(1), 379-382.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_thue_den_tang_truong_kinh_te_tai_cac_nuoc_dang.pdf
Tài liệu liên quan