Tác động của thuế giá trị gia tăng đến bất bình đẳng thu nhập tại các nước Asean

Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả thực nghiệm của bài viết cho thấy nguồn thu thuế GTGT làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại các nước ASEAN đối với quy mô mẫu chung. Tuy nhiên, khi thực hiện hồi quy với quy mô mẫu được chia theo tứ phân vị, kết quả đã cho thấy tác động của thuế GTGT đến bất bình đẳng thu nhập là khác biệt giữa quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao và quốc gia bất bình đẳng thu nhập thấp. Cụ thể hơn, thuế GTGT tác động cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập tại quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp. Tuy nhiên, các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao thì thuế GTGT có tác động giúp giảm bất bình đẳng thu nhập. Dựa trên phát hiện thú vị này, bài viết đưa ra các hàm ý chính sách như sau: Thứ nhất, các quốc gia muốn đạt được mục tiêu công bằng trong thu nhập thì không nên dựa vào nguồn thu từ thuế GTGT bởi vì tính lũy thoái của thuế GTGT sẽ làm cho gánh nặng thuế trở nên quá lớn đối với người có thu nhập thấp. Thay vào đó, các quốc gia nên tập trung vào việc kiểm soát thu nhập tốt hơn để gia tăng cơ sở thu thuế đánh vào thu nhập sẽ hiệu quả hơn. Thứ hai, Chính phủ các quốc gia có chênh lệch bất bình đẳng thu nhập thấp hoàn toàn có thể sử dụng công cụ thuế GTGT để thực thi công bằng trong thu nhập bằng cách thay đổi chính sách thuế theo hướng đưa vào các khoản giảm trừ, miễn thuế cho các đối tượng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, điều này tương đối khó thực hiện vì vấn đề kiểm soát đối tượng cuối cùng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là phức tạp. Thay vào đó, Chính phủ các quốc gia này nên chủ động khai thác nguồn thu thuế từ các khoản thuế mang tính điều tiết trực tiếp thu nhập hơn là dựa vào các khoản thu thuế gián thu trong đó có thuế GTGT

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của thuế giá trị gia tăng đến bất bình đẳng thu nhập tại các nước Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 _______________________________________________________________________ 1 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI CÁC NƯỚC ASEAN THE IMPACT OF VAT ON INCOME INEQUALITY IN ASEAN Đặng Văn Cường1 Ngày nhận bài: 28/5/2019 Ngày chấp nhận đăng: 16/9/2019 Ngày đăng: 05/12/2019 Tóm tắt Bài viết nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đến sự bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia ASEAN. Sử dụng phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng, kết quả cho thấy thuế GTGT tác động làm gia tăng sự bất bình đẳng nói chung tại các quốc gia khảo sát. Sau đó, bài viết sử dụng hồi quy phân vị phân chia mẫu thành hai nhóm: quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp và quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao. Khi thực hiện hồi quy với quy mô mẫu được chia theo tứ phân vị, kết quả đã cho thấy tác động của thuế GTGT đến bất bình đẳng thu nhập là khác biệt giữa quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao và quốc gia bất bình đẳng thu nhập thấp. Cụ thể hơn, thuế GTGT tác động làm tăng bất bình đẳng thu nhập tại quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp, trong khi đó, các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao thì thuế GTGT có tác động giúp giảm bất bình đẳng thu nhập. Từ khóa: Thuế GTGT, Bất bình đẳng thu nhập, ASEAN. Abstract The paper aims to find empirical evidence of the impact of Value Added Tax (VAT) on income inequality in ASEAN countries. Using the estimation methods for panel, the results show that the impact of VAT increases the overall inequality in the surveyed countries. Then, the paper uses the quaternary regression to divide the sample into two groups: low income inequality countries and high income inequality countries. The results of quantile regression show that the impact of VAT on income inequality is the difference between conutries with high income inequality and low income inequality. Specificall , VAT impacts positively income inequality in countries with low income inequality, while VAT is strong enough to reduce income inequality in high income inequality countries. Key words: Value Add Tax, income inequality, ASEAN 1. Dẫn nhập Thuế là nguồn thu chính tại các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nguồn thu thuế ước tính đóng góp gần 90% (986.6 nghìn tỉ đồng) tổng thu ngân sách của Chính phủ vào năm 2017 (IMF, 2018). Tương tự, theo Thời báo Kinh tế Malaysia (2016), nguồn thu của Chính phủ Malaysia chủ yếu đến từ nguồn thu thuế, ước tính thuế đóng góp 81,3% tổng thu nhập của chính phủ nước này trong năm 2016. Ngoài 2Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 trò của thuế thu nhập tác động đến việc thu hẹp sự bất bình đẳng thu nhập là không rõ ràng. Vấn đề bất bình đẳng thu nhập đang là một trong những thách thức đang tồn tại ở một số nước ASEAN khi mà chỉ số GINI do Worldbank cung cấp luôn ở mức cao (Worldbank, 2018). Trước sức ép đó, Chính phủ các quốc gia này luôn cân nhắc đến việc tìm cách giảm bất bình đẳng thu nhập mỗi khi có sự thay đổi trong chính sách thuế. Nhưng minh chứng thực nghiệm về vấn đề này còn tương đối ít, mà cụ thể là nghiên cứu về sự tác động của thuế GTGT đến bất bình đẳng thu nhập chưa được tìm thấy tại các quốc gia này. Bên cạnh đó, cả Bird & Zolt (2004) và Heady (2001) đều cho rằng thuế gián thu, đặc biệt là thuế GTGT, có thể là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát bất bình đẳng thu nhập ở các nước Đông Nam Á. Vì vậy, bài viết này được tiến hành nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của thuế GTGT đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia này. Tác giả cho rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích để các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc đưa ra các quyết định về chính sách thuế GTGT trong tương lai. 2. Khung phân tích 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Thuế GTGT được quan tâm đến vì nó ảnh hưởng đối với phân phối thu nhập của người dân (Tait, 1991). Thuế GTGT được tính khi tiêu dùng, do đó, nó được cho là có ảnh hưởng nhiều hơn đối nhóm thu nhập thấp vì họ phải trả một tỷ lệ thuế cao hơn so với người có thu nhập cao (tính lũy thoái của thuế gián thu). Dựa trên lập luận này, các khoản thuế lũy tiến như thuế thu nhập cá nhân sẽ tốt hơn thuế lũy thoái để hạn chế sự bất bình đẳng về thu vai trò nguồn thu cho ngân sách quốc gia, thuế còn được sử dụng như là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Chính phủ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tác động của thuế không chỉ dừng lại khía cạnh tạo nguồn thu mà còn gắn với việc giải quyết các thất bại của nền kinh tế thị trường bao gồm vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Chính phủ sử dụng công cụ thuế để can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện hai mục đích chính yếu đó là: (i) tài trợ cho việc cung cấp các hàng hóa công như cơ sở hạ tầng, vốn con người, luật pháp và (ii) tái phân phối thu nhập (Atkinson, 2005). Atkinson (2005) cho rằng thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thu nhập giữa các nhóm dân cư nhằm giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư. Theo tìm hiểu của tác giả, nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện dựa trên đánh giá các tác động của thuế, đặc biệt nhiều học giả dành sự quan tâm đến tác động của thuế lên phân phối thu nhập. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu này về vai trò điều tiết thu nhập hướng đến giảm bất bình đẳng vần còn gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Heady (2001) và Adam & ctg (2015) được thực hiện ở các nước phát triển cho thấy có rất ít bằng chứng để chứng minh vai trò của thuế trong việc giảm bất bình đẳng thu nhập. Cả hai nghiên cứu này đều sử dụng thuế trực thu (đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân) làm yếu tố để đánh giá tác động thuế đối với bất bình đẳng thu nhập. Trong khi đó, Bird & Zolt (2004) chỉ ra rằng thuế thu nhập không làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở các nước phát triển. Tác động này của thuế thu nhập có thể tạo kết quả tương tự ở các nước Đông Nam Á bởi vì hệ thống thuế thu nhập ở khu vực này chưa chặt chẽ và hoàn thiện (Bird & Zolt, 2004). Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trên GDP ở các nước Đông Nam Á là rất nhỏ. Điều này cho thấy vai 3Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 đến sự bất bình đẳng thu nhập nhưng tính hiệu quả của thuế có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Nói cách khác, Chính phủ có thể sử dụng thuế GTGT can thiệp để thực hiện mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập thông qua tính hiệu quả của chính sách thuế bằng cách áp dụng hệ thống miễn thuế tiêu thụ hàng hóa đối với người nghèo hoặc các tổ chức từ thiện. Ở các quốc gia ASEAN, chính sách thuế còn tương đối “thoáng” (nhiều kẻ hở) và chưa chặt chẽ trong việc kiểm soát thu nhập, do đó, việc sử dụng thuế thu nhập để giảm sự bất bình đẳng là khó thực hiện. Khi đó, Chính phủ muốn đạt được mục tiêu kiểm soát bất bình đẳng thu nhập thì việc sử dụng công cụ thuế GTGT đánh vào hàng hóa dịch vụ sẽ hiệu quả hơn vì thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ là dễ kiểm soát hơn. Xuất phát từ minh chứng thực nghiệm và các lập luận trên, bài viết đưa ra giả thuyết sau: H1: Ở các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp, thuế GTGT tác động làm tăng bất bình đẳng thu nhập do tính lũy thoái của thuế gián thu. H1’: Ở các quốc gia có bất bình đẳng cao, chính phủ sẽ sử dụng thuế GTGT tác động làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập. 2.2. Các nghiên cứu trước đây Nhiều quốc gia sử dụng GTGT như là một lựa chọn chính sách để tăng cường phân phối lại thu nhập. Thuế GTGT đã được sử dụng ở cả các nước phát triển và đang phát triển vì mục đích này. Tại một số quốc gia, các hình thức thuế tiêu dùng khác như thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) cũng đang được sử dụng. Sau khi được thông qua lần đầu tiên ở Pháp năm 1954, thuế GTGT thực sự đã chứng tỏ đây là một hình nhập. Một vài nghiên cứu thực nghiệm trước đây tìm thấy minh chứng thuyết phục để hỗ trợ cho khẳng định này (Leahy & ctg, 2011; Martinez-Vazquez & ctg, 2012). Các kết quả của các nghiên cứu này cho thấy tỷ trọng thu thuế GTGT ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, Duncan & Sabirianova Peter (2012) lại cho rằng khi Chính phủ nâng cao thuế suất thuế thu nhập thì người có thu nhập cao lại có thu nhập chịu thuế thấp hơn. Nói cách khác, nghiên cứu của Duncan và Peter (2012) cho thấy thuế thu nhập mới tác động tiêu cực đến phân phối thu nhập của người có thu nhập thấp chứ không phải là thuế GTGT. Điều này có thể được thực hiện bằng cách người giàu sẽ làm việc ít hơn, hoặc đơn giản hơn là họ chỉ khai báo một khoản thu nhập thực nhỏ hơn để hạn chế nghĩa vụ thuế thu nhập (tình trạng giấu thu nhập). Ngoài ra, người nộp thuế có thể áp dụng lựa chọn thứ hai thông qua các hoạt động tránh đánh thuế hoặc trốn thuế, do đó, thuế lũy tiến được cho là không hiệu quả để thực hiện mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập. Trong khi đó, Bye & ctg (2012) cho thấy thuế GTGT giúp làm giảm bất bình đẳng về thu nhập thông qua sự can thiệp của Chính phủ bằng những chính sách ưu đãi như giảm thuế hoặc miễn thuế đối với hàng hoá thiết yếu, từ đó làm giảm gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng (Obadic & ctg, 2014). Shome (2009) lập luận rằng thuế GTGT là dễ quản lý và khả năng trốn thuế thấp hơn thuế thu nhập, do đó, nó được xem là một cách hiệu quả để tăng nguồn thu của Chính phủ (Keen & Mintz, 2004). Engel & ctg (1999) cũng cho rằng tính lũy tiến của hệ thống thuế không ảnh hưởng 4Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 làm cho giá hàng hóa mà người tiêu dùng phải trả cao hơn so với việc không đánh thuế GTGT. Metekohy (2015) cho thấy khi tăng thuế GTGT giá sẽ tăng và dẫn đến kết quả là giảm số lượng mà người tiêu dùng có thể mua. Việc giảm sức mua của người tiêu dùng có thể dẫn đến thay đổi hành vi tiêu dùng. Sapiei & Kasipillai (2013) cũng cho thấy thuế GTGT sẽ dẫn đến việc giảm một phần phúc lợi công cộng do các mô hình tiêu thụ của người tiêu dùng ảnh hưởng đến khía cạnh sản xuất. Từ đó, các tác giả này có một nhận định chung về thuế GTGT là một khoản thuế mang tính lũy thoái đặc trưng cho loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ và gây ra bất bình đẳng thu nhập. Ở chiều ngược lại, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2003) được tiến hành tại một số nước đang phát triển tại châu Phi và châu Á. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng cơ cấu thuế ở các nước này lại mang tính lũy tiến so với thu nhập của người nghèo. Họ giải thích là do các loại hàng hoá được miễn thuế GTGT có vẻ như đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính lũy tiến của thuế GTGT. Đồng thuận với quan điểm này, Khalid & ctg (2014) cũng cho rằng thuế đánh vào hàng hóa ở Pakistan có tính lũy tiến nhẹ so với thu nhập vì hầu hết các mặt hàng được tiêu dùng bởi người nghèo và đều được miễn thuế hàng hóa dịch vụ. Mustapha & ctg (2017) nghiên cứu vai trò trung gian của việc kiểm soát tham nhũng đối với thuế GTGT và bất bình đẳng thu nhập trong top 10 quốc gia tham nhũng nhất. Bài viết đã sử dụng hồi quy phân vị để nắm bắt các tác động khác nhau của bất bình đẳng thu nhập. Kết quả cho thấy hầu hết các quốc gia tham nhũng có bất bình đẳng thu nhập thấp hơn không được hưởng lợi từ thuế GTGT nhưng họ sẽ đạt được nếu bất bình đẳng thu thức đánh thuế hiệu quả do sự đóng góp đặc biệt của nó vào việc tạo doanh thu so với các khoản thu từ các hình thức đánh thuế khác (Keen & Mintz, 2004; Keen & Smith, 2006). Ngoài ra, Metekohy (2015) cho thấy thuế GTGT có thể phân chia thu nhập hộ gia đình tiêu dùng một cách đồng đều và qua đó góp phần phân phối thu nhập hợp lý. Điều thú vị là các tài liệu trước đây cung cấp bằng chứng chưa nhất quán về sự tác động của thuế GTGT đối với bất bình đẳng thu nhập. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy thuế GTGT mang tính lũy thoái (tác động tiêu cực) đối với thu nhập, các nghiên cứu khác lại cho rằng thuế GTGT mang tính lũy tiến (tác động tích cực) đối với thu nhập. Kết quả nghiên cứu của Faridy & Sarker (2011) chỉ ra rằng thuế GTGT là có tính lũy thoái ở Bangladesh bởi vì thuế GTGT được áp dụng một mức thuế suất thống nhất không phân biệt quy mô thu nhập của người tiêu dùng, mỗi hộ gia đình đều được hưởng mức miễn trừ như nhau bất kể mức thu nhập của họ là khác nhau. Trước đó, Prasada & ctg (2005) sử dụng cách tiếp cận mới nhất để cung cấp dự báo về phân tích mức thuế suất của thuế gián thu giữa các mặt hàng khác nhau. Kết quả cho thấy tính lũy tiến hay lũy thoái của thuế hàng hóa phụ thuộc nhiều vào loại hàng hóa. Những phát hiện này giúp giải thích việc sử dụng thuế gián thu với phạm vi rộng có thể tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập đã tồn tại ở Sri Lanka. Tương tự, Gemmell & Morrissey (2005) cũng cho thấy thuế đánh vào hàng xuất khẩu và hàng hoá tiêu thụ đặc biệt của người nghèo nhất trong nền kinh tế sẽ gây ra mức độ lũy thoái cao nhất so với thu nhập. Mặc dù thuế GTGT được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vì nó dễ dàng thu được thông qua hàng tiêu dùng và thuế GTGT 5Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài viết sử dụng mô hình hồi quy phân vị để nghiên cứu tác động khác nhau của thuế GTGT đối với bất bình đẳng về thu nhập. Mô hình hồi quy được xây dựng dựa vào mô hình được đề xuất bởi Mustapha (2017). Phương trình hồi quy như sau: nhập lớn. Thuế GTGT dường như cải thiện hiệu quả của việc thu thuế mà Chính phủ có thể phân bổ các khoản thu thuế cao hơn cho các chương trình kinh tế và xã hội để mang lại lợi ích cho người nghèo. Phát hiện của nghiên cứu này cũng cho thấy mức độ kiểm soát tham nhũng và cải thiện quản trị thu thuế thông qua thuế GTGT trong mẫu khảo sát bao gồm các quốc gia có mức độ tham nhũng cao không đủ mạnh để giảm bất bình đẳng thu nhập. GINI it = β 0 + β 1 VAT it + β 2 GDP it + β 3 INF it + β 4 INV it + β 5 TRA it + β 6 Gov_Ex it + ε it (1) Trong đó: GINI : hệ số GINI, đo lường bất bình đẳng thu nhập của nước VAT : Thuế giá trị gia tăng so với GDP GDP : Tổng sản phẩm quốc nội thực tính theo bình quân đầu người INF t : Tỷ lệ lạm phát INV : Tổng vốn đầu tư hàng năm của các quốc gia TRA : Độ mở thương mại COR: Chỉ số kiểm soát tham nhũng Gov_Ex : Chi tiêu của chính phủ so với GDP ε it : sai số. Bảng 1. Mô tả các biến và nguồn dữ liệu Ký hiệu biến Cách tính Nguồn dữ liệu GINI Hệ số đo chênh lệch về thu nhập WDI COR Chỉ số kiểm soát tham nhũng của WGI WGI GDP GDP bình quân đầu người thực hàng năm WDI VAT Tổng số tiền thu thuế GTGT/GDP WDI INF Chỉ số giá tiêu dùng WDI INV Tỷ lệ % tổng đầu tư /GDP thực hàng năm WDI TRA (giá trị xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP WDI Gov_Ex Chi tiêu của chính phủ đối với GDP WDI GINI: Hệ số Gini dùng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước. Nó có giá trị từ 0 (mọi người đều có mức thu nhập bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng). Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini và được chính thức công bố trong bài viết năm 1912 của ông mang tên “Variabilità e mutabilità”. Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100 (Wikipedia). 6Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 thuế GTGT đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia này. Sau đó, để kiểm định giả thuyết nghiên cứu H1 và H1’, nghĩa là đánh giá sự tác động của thuế GTGT đến mức độ bất bình đẳng thu nhập cao và thấp ở các quốc gia khảo sát, bài viết sử dụng phương pháp hồi quy phân vị. Bài viết chia mẫu khảo sát theo tứ phân vị bao gồm: mức 25, mức 50, mức 75 và mức 90. Mức 25 và 50 thể hiện quốc gia có hệ số GINI thấp (bất bình đẳng thu nhập thấp); mức 75 và 100 thể hiện quốc gia có hệ số GINI cao (bất bình đẳng thu nhập cao). Hồi quy phân vị đặc biệt phù hợp khi phân tích trên mô hình hồi quy có sự hiện diện của phương sai thay đổi hoặc trong mẫu số liệu mà hàm phân phối của biến phụ thuộc bất đối xứng quanh giá trị trung bình. Khi đó, hàm hồi quy phân vị trên các phân vị khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt, cho thấy tác động không giống nhau của biến độc lập đến biến phụ thuộc ở những phân vị khác nhau (Bitler & ctg, 2006). Bài viết sử dụng hệ số GINI thu được từ các báo cáo thống kê của các quốc gia khác nhau như là một đại diện cho bất bình đẳng về thu nhập. Hệ số GINI đo khoảng cách về thu nhập với các bậc từ 0 đến 100, theo đó quốc gia nào có giá trị cao hơn sẽ cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập cao hơn và ngược lại. Biến COR là đại diện của kiểm soát tham nhũng được khai thác từ dữ liệu Chỉ số quản trị quốc gia của Worldbank và các biến còn lại trong mô hình đều được khai thác từ Chỉ số phát triển của Worldbank. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thu được của các quốc gia ASEAN Mẫu của khảo sát bao gồm 8 nước ASEAN giai đoạn 2005-2015, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Campudia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines. Trước tiên, bài viết ước lượng hệ số hồi quy bằng phương pháp ước lượng POLS để đánh giá tác động tổng thể của Bảng 2. Thống kê mô tả biến Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất GINI 88 40,15 3,00 46,3 33,2 VAT 88 14,03 3,16 22,4 7,9 COR 88 -0,279 1,014 2,247 -1,314 GDP 88 8608,67 14650,22 52244,59 613,29 INF 88 4,925 4,300 25 -0,9 INV 88 25,34 4,84 35,1 16 TRA 88 119,62 76,819 345,4 34 Gov_Ex 88 71,39 12,77 91,2 45,7 Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả thống kê mô tả cho thấy biến GINI có giá trị trung bình là 40,15 so với giá trị 100. Điều này cho thấy các quốc gia ASEAN có chỉ số GINI cao, nghĩa là tình trạng bất bình đẳng 7Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 Nguồn thu thuế GTGT ở các quốc gia Đông Nam Á trung bình trong giai đoạn khảo sát là 14,04%. Các quốc gia có nguồn thu thuế GTGT thấp là Cambodia, nguồn thu thuế GTGT chiếm 7,9% GDP. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có nguồn thu thuế GTGT cao nhất trong khu vực và chiếm 22,4% của GDP hàng năm. thu nhập đang tồn tại ở các quốc gia này. Trong đó, Malaysia là quốc gia có chỉ số GINI cao nhất khu vực và đạt giá trị 46,3 so với 100. Nói cách khác, Malaysia thuộc quốc gia đang tồn tại bất bình đẳng thu nhập cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan GINI COR Gov_Ex INFL INV GDP VAT COR 0,2838** Gov_Ex -0,2169** -0,7721 INF -0,1786** -0,3166* 0,2432*** INV -0,4149** 0,0419* -0,1992** 0,1047 GDP 0,3747* 0,9482 -0,8952* -0,4086** 0,0497*** VAT -0,34858*** 0,1085** -0,1954 0,1523* 0,2991** 0,0747* TRA 0,1766* 0,6670 -0,7553 -0,1807** -0,0863*** 0,7425** 0,1969*** Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả thống kê hệ số tương quan Pearson giữa các biến trong mô hình thực nghiệm được thể hiện tại bảng 3. Kết quả cho thấy dấu của các biến giải thích trong mô hình là phù hợp với kỳ vọng và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các cặp biến tương đối nhỏ (0,8) nên khả năng xuất hiện đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy là thấp. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bảng 4 thể hiện kết quả hồi quy POLS và hồi quy phân vị (Quantile Regression) các biến trong mô hình (1). Cột 1 thể hiện kết quả ước lượng bằng phương pháp POLS, cột 2 và cột 3 thể hiện kết quả hồi quy ở mức phân vị 25 và 50 (hệ số GINI thấp, bất bình đẳng thấp), cột 4 và cột 5 thể hiện kết quả hồi quy ở mức phân vị 75 và 90 (hệ số GINI cao, bất bình đẳng cao). Bảng 4. Thuế GTGT và bất bình đẳng thu nhập Biến (1) OLS (2) Q(25) (3) Q(50) (4) Q(75) (5) Q(90) VAT 5,0800*** (2,7784) 6,2999*** (0,0015) 2,1652*** (0,0022) -0,1102** (0,0093) -1,3229*** (0,0061) GDP 2,8153** (3,4204) 2,0042* (0,0017) 1,5606** (0,0634) 0,4294** (0,6260) -0,3334** (0,6689) 8Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 cách khác, thuế GTGT làm giảm bất bình đẳng thu nhập tại các nước có tình trạng bất bình đẳng ở mức cao. Như đã đề cập ở phần lược khảo, thuế GTGT có thể giúp cải thiện hiệu quả trong việc phân phối thu nhập nhờ vào chính sách miễn giảm cho các đối tượng có thu nhập thấp, từ đó thuế GTGT giúp gia tăng phúc lợi cộng đồng nhờ điều hòa thu nhập giữa các nhóm dân cư. Ngoài ra, kết quả này cũng được giải thích rằng khi nguồn thu thuế GTGT được cải thiện, Chính phủ có khả năng tài trợ nhiều hơn vào chi đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, đầu tư lớn hơn vào các công trình an sinh xã hội và thực hiện được nhiều chính sách phúc lợi hơn. Kết quả đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Avi Yonah (2014), người đã nhận thấy rằng thuế GTGT làm giảm bất bình đẳng thu nhập khi Chính phủ sử dụng nó để tài trợ các chương trình phúc lợi xã hội. Tương tự, kết quả thực nghiệm của Magu (2013) cũng cho thấy thuế GTGT có lợi cho các quốc gia có nguồn thu thuế nghèo nàn và khoảng cách bất bình đẳng thu nhập rất lớn bởi vì gia tăng nguồn thu thuế GTGT sẽ giúp Chính phủ tăng Kết quả cho thấy biến VAT có tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập và có mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này hàm ý thuế GTGT gây ra bất bình đẳng thu nhập. Nói cách khác, các quốc gia ASEAN không thực hiện được mục đích giảm bất bình đẳng thu nhập thông qua công cụ thuế GTGT. Đặc biệt, khi quốc qia có bất bình đẳng thu nhập thấp như được chỉ ra trong các kết quả của Q25 và Q50 thì thuế GTGT có tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập. Điều này cho thấy các quốc gia có bất bình đẳng thấp thì chính sách thuế GTGT sẽ bỏ qua những chính sách ưu đãi để hướng đến mục tiêu điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư. Kết quả này đã được giải thích ở nhiều nghiên cứu trước đây của Faridy & Sarker (2011), Sapiei & Kasipillai (2013). Tuy nhiên, kết quả tại cột 4 và cột 5 chỉ ra rằng biến VAT có tác động nghịch chiều với bất bình đẳng thu nhập. Điều này cho thấy ở những nước đang tồn tại bất bình đẳng thu nhập cao, Chính phủ có xu hướng sử dụng thuế GTGT nhằm kiểm soát bất bình đẳng thu nhập, nói Biến (1) OLS (2) Q(25) (3) Q(50) (4) Q(75) (5) Q(90) INF 0,1485*** (1,3968) 0,1324** (0,2229) 0,0726*** (0,3494) -0,0866*** (0,2829) -0,1384** (0,0643) INV -0,3938 (-4,1313) -0,428 (0,0004) -0,3399 (0,0000) -0,4724 (0,0000) -0,4686 (0,0000) Trade -0,0174 (-1,9971) -0,020 (0,0082) -0,0166 (0,0173) -0,0067 (0,3440) -0,0005 (0,9388) Go_Ex 0,0314** (0,3831) -0,0438*** (0,6027) -0,04594** (0,5473) -0,1176** (0,0440) -0,1396*** (0,0036) Cons 39,3853 (2,7784) 54,6203 (0,0007) 46,3560 (0,0000) 59,6852 (0,0000) 64,2755 (0,00000 R-squared 0,4389 0,4302 0,3664 0,3497 0,4694 N 88 88 88 88 88 Ghi chú: ***, **, ** thể hiện ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%. 9Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 cơ sở thu thuế đánh vào thu nhập sẽ hiệu quả hơn. Thứ hai, Chính phủ các quốc gia có chênh lệch bất bình đẳng thu nhập thấp hoàn toàn có thể sử dụng công cụ thuế GTGT để thực thi công bằng trong thu nhập bằng cách thay đổi chính sách thuế theo hướng đưa vào các khoản giảm trừ, miễn thuế cho các đối tượng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, điều này tương đối khó thực hiện vì vấn đề kiểm soát đối tượng cuối cùng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là phức tạp. Thay vào đó, Chính phủ các quốc gia này nên chủ động khai thác nguồn thu thuế từ các khoản thuế mang tính điều tiết trực tiếp thu nhập hơn là dựa vào các khoản thu thuế gián thu trong đó có thuế GTGT. Thứ ba, các quốc gia có mức độ chênh lệch bất bình đẳng lớn cũng nên thận trọng và cân nhắc trong việc gia tăng nguồn thu từ thuế GTGT. Mặc dù kết quả cho thấy thuế GTGT tác động giảm chênh lệch bất bình đẳng thu nhập ở những quốc qua này nhưng điểm chuyển từ trạng thái âm sang dương (ngưỡng chênh lệch bất bình đẳng) thì vẫn chưa được khám phá trong bất kỳ nghiên cứu nào. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy nguồn thu thuế gián thu là khó kiểm soát đối tượng trực tiếp tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và chính sách miễn giảm của thuế này cũng khá phức tạp. Vì vậy, các quốc gia này cũng nên chủ động xây dựng hệ thống thuế dựa vào nguồn thu thuế trực thu để điều tiết thu nhập sẽ khả thi hơn. Thứ tư, Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc khi kỳ vọng gia tăng nguồn thu từ thuế GTGT đồng thời giảm chênh lệch bất bình đẳng thu nhập. Bởi vì kết quả cho thấy nguồn thu thuế GTGT tác động làm tăng bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia bao gồm Việt Nam. Vì thu thuế đồng thời không (hoặc ít) ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập. Số liệu thống kê cho thấy chỉ số GINI của Việt Nam từ 33,2 đến 39,3 là tương đối thấp hơn giá trị trung bình mẫu khảo sát. Nghĩa là mức độ bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam vẫn còn thấp. Từ kết quả thực nghiệm hồi quy phân vị tại cột 2 và cột 3, chúng ta có thể thấy được thuế GTGT tại Việt Nam chưa thực hiện vai trò điều tiết thu nhập để hướng đến mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập, trong khi đó, tăng thu thuế GTGT sẽ làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả thực nghiệm của bài viết cho thấy nguồn thu thuế GTGT làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại các nước ASEAN đối với quy mô mẫu chung. Tuy nhiên, khi thực hiện hồi quy với quy mô mẫu được chia theo tứ phân vị, kết quả đã cho thấy tác động của thuế GTGT đến bất bình đẳng thu nhập là khác biệt giữa quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao và quốc gia bất bình đẳng thu nhập thấp. Cụ thể hơn, thuế GTGT tác động cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập tại quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp. Tuy nhiên, các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao thì thuế GTGT có tác động giúp giảm bất bình đẳng thu nhập. Dựa trên phát hiện thú vị này, bài viết đưa ra các hàm ý chính sách như sau: Thứ nhất, các quốc gia muốn đạt được mục tiêu công bằng trong thu nhập thì không nên dựa vào nguồn thu từ thuế GTGT bởi vì tính lũy thoái của thuế GTGT sẽ làm cho gánh nặng thuế trở nên quá lớn đối với người có thu nhập thấp. Thay vào đó, các quốc gia nên tập trung vào việc kiểm soát thu nhập tốt hơn để gia tăng 10 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 ra tác động phụ làm tăng bất bình đẳng thu nhập hơn so với hiện tại. vậy, Chính phủ nên thực hiện chính sách thuế hướng đến gia tăng nguồn thu từ các loại thuế trực thu (thuế đánh vào thu nhập) để tránh gây Tài liệu tham khảo Adam, A., Kammas, P., & Lapatinas, A. (2015), ‘Income inequality and the tax structure: Evidence from developed and developing countries’, Journal of Comparative Economics, 43(1), 138-154. Atkinson, A. (2005). New sources of development finance. Oxford University Press on Demand. Bird, R. M., & Zolt, E. M. (2004), ‘Redistribution via taxation: The limited role of the personal income tax in developing countries’, UCLA L. Rev., 52, 1627. Bitler, M. P., Gelbach, J. B., & Hoynes, H. W. (2006), ‘What mean impacts miss: Distributional effects of welfare reform experiments’, American Economic Review, 96(4), 988-1012. Bye, B., Strøm, B., & Åvitsland, T. (2012), ‘Welfare effects of VAT reforms: a general equilibrium analysis’, International Tax and Public Finance, 19(3), 368-392. Duncan, D., & Sabirianova Peter, K. (2012), ‘Unequal inequalities: Do progressive taxes reduce income inequality?’. Engel, E. M., Galetovic, A., & Raddatz, C. E. (1999), ‘Taxes and income distribution in Chile: some unpleasant redistributive arithmetic’, Journal of Development Economics, 59(1), 155-192. Faridy, N., & Sarker, T. (2011), ‘Incidence of Value Added Tax (Vat) in the Developing Countries: A Case in Bangladesh’, International Journal of Trade, Economics and Finance, 2(5), 437. Gemmell, N., & Morrissey, O. (2005), ‘Distribution and poverty impacts of tax structure reform in developing countries: how little we know’, Development Policy Review, 23(2), 131-144. Heady, C. (2001). Taxation policy in low-income countries: WIDER Discussion Papers//World Institute for Development Economics (UNU-WIDER). Keen, M., & Mintz, J. (2004), ‘The optimal threshold for a value-added tax’, Journal of Public Economics, 88(3-4), 559-576. Keen, M., & Smith, S. (2006), ‘VAT fraud and evasion: What do we know and what can be done?’, National Tax Journal, 861-887. Khalid, N., Ahmed, A., Bhatti, M. S., Randhawa, M. A., Ahmad, A., & Rafaqat, R. (2014), ‘A question mark on zinc deficiency in 185 million people in Pakistan—possible way out’, Critical reviews in food science and nutrition, 54(9), 1222-1240. Leahy, E., Lyons, S., & Tol, R. S. (2011), ‘The distributional effects of value added tax in Ireland’, The Economic and Social Review, 42(2), 213. Magu, C. M. (2013). The Relationship between government revenue and economic growth in Kenya. Nairobi, Kenya: Unpublished Master’s Thesis. Martinez-Vazquez, J., Moreno-Dodson, B., & Vulovic, V. (2012), ‘The Impact of Tax and Expenditure Policies on Income Distribution: Evidence from a large panel of countries’, Andrew Young School of Policy Studies Research Paper Series(12-30). 11 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019 Metekohy, S. (2015), ‘The Influence of Value Added Tax (Vat) Assessment on Income Distribution of Consumer of Garment in West Java’, Review of European Studies, 7(7), 69. Mustapha, M. Z., Koh, E. H., Chan, S. G., & Ramly, Z. (2017), ‘The Role of Corruption Control in Moderating the Relationship Between Value Added Tax and Income Inequality.’, International Journal of Economics and Financial Issues, 7 (4). Obadic, A., Šimurina, N., & Sonora, R. J. (2014). The effects of tax policy and labour market institutions on income inequality. Paper presented at the Proceedings of Rijeka Faculty of Economics, Journal of Economics and Business. Sapiei, N. S., & Kasipillai, J. (2013), ‘Impacts of the self-assessment system for corporate taxpayers’, American Journal of Economics, 3(2), 75-81. Shome, P. (2009), ‘Consumption Taxes: Their Ramifications for Income Distribution’, New Delhi, India: Indian Council for Research on International Economic Relations (ICRIER).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_thue_gia_tri_gia_tang_den_bat_binh_dang_thu_nha.pdf
Tài liệu liên quan