Thứ tư, truyền thông có vai trò không
thể thiếu đối với quá trình xây dựng một
thương hiệu. Tuy nhiên, một mặt truyền
thông là chức năng tiêu tốn khá nhiều tiền
của công ty, mặt khác truyền thông phải
được thực hiện thông qua các yếu tố khác
như sản phẩm, giá, bán hàng, chiêu thị,
hay con người và phải có thông điệp truyền
thông mới thực hiện. Do vậy, quá trình
truyền thông phải được thực hiện thống
nhất và xuyên suốt với chiến lược
Marketing Mix nhằm hoàn thành mục tiêu
kinh doanh nói chung, mục tiêu Marketing
và thương hiệu nói riêng.
Thứ năm, truyền thông là một quá
trình truyền đạt thông tin có chủ đích nên
cần phải kiểm soát toàn bộ quá trình
truyền thông, bao gồm công đoạn xây dựng
thông điệp truyền thông đến thực hiện
truyền thông và xử lí các phản hồi sau khi
truyền thông, đồng thời quá trình này tiếp
diễn liên tục. Thương hiệu chỉ được xây
dựng khi luôn có trong tâm thức khách
hàng mục tiêu, do vậy truyền thông xây
dựng thương hiệu là một quá trình liên tục
dựa trên mục tiêu và nguồn lực đặt ra.
*
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của truyền thông đến xây dựng thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012
48
TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẾN XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU
Lê Đăng Lăng
(1)
, Lê Thị Kiều Như
(2)
(1) Trường Đại học Kinh tế – Luật, (2) Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Thực trạng hiện nay xây dựng thương hiệu là xu thế cần thiết để giúp cho doanh
nghiệp tăng vị thế cạnh tranh và công tác này gắn liền với hoạt động truyền thông. Nghiên
cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp giữa nghiên cứu định tính thông qua thảo luận
nhóm (08 người) với đối tượng là những người đang làm công tác Marketing và nghiên cứu
định lượng bởi phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết (500 bảng) với
đối tượng là các bạn trẻ độ tuổi 18-23 tại thành phố Hồ Chí Minh để phát hiện các yếu tố
có chức năng truyền thông trong quá trình xây dựng thương hiệu. Kết quả nghiên cứu chỉ
rõ các yếu tố sản phẩm, giá bán hàng và chiêu thị đều có chức năng truyền thông xây dựng
thương hiệu, và trong mỗi yếu tố lại có các yếu tố thành phần có tác động khác nhau.
Từ khoá: truyền thông, truyền thông xây dựng thương hiệu, Việt Nam.
*
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xây
dựng thương hiệu
Trên thế giới, vấn đề xây dựng thương
hiệu đã được quan tâm từ rất lâu trong cả
lĩnh vực nghiên cứu lẫn trong thực tiễn.
Điển hình là một số nhà nghiên cứu nổi
tiếng trong lĩnh vực này như D.Aaker,
K.Keller, Al & Laura Ries, còn trong thực
tiễn thì có nhiều thương hiệu được xây dựng
rất thành công với giá trị thương hiệu cao
và đã mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn
cho các công ty chủ sở hữu. Chúng ta có thể
thấy rõ điều này qua bảng đánh giá xếp
loại sau [7]:
Bảng 1: Bảng xếp loại các thương hiệu quốc tế dựa vào giá trị thương hiệu
Xếp hạng
(2010)
Thương hiệu Quốc gia Ngành Giá trị thương hiệu
(triệu đô)
1
Hoa Kì Nước giải khát 70.452
2
Hoa Kì Dịch vụ kinh doanh 64.727
3
Hoa Kì Phần mềm máy tính 60.895
4
Hoa Kì Dịch vụ internet 43.557
5
Hoa Kì Nhiều ngành 42.808
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012
49
6
Hoa Kì Nhà hàng 33.578
7
Hoa Kì Điện tử 32.015
8
Phần Lan Điện tử 29.495
9
Hoa Kì Truyền thông 28.731
10
Hoa Kì Điện tử 26.867
Tại Việt Nam, trước năm 2000, công tác
xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng
nhiều. Thực trạng này được biểu hiện qua
hai hiện tượng: một là việc hàng loạt các đối
tác phía Việt Nam rút vốn ra khỏi các liên
doanh với nước ngoài vì sợ thua lỗ như tại
các công ty Coca-Cola Việt Nam, Công ty
Procter & Gamble Việt Nam (P&G) trong
khi công tác quan trọng nhất tại các liên
doanh này chính là xây dựng thương hiệu để
chiếm thị trường và xem điều này như một
hoạt động đầu tư lâu dài, thậm chí chấp
nhận lỗ trong thời gian đầu; hai là sự phát
triển vượt bậc của những thương hiệu nước
ngoài đánh bật các thương hiệu một thời của
Việt Nam ra khỏi thị trường. Điển hình là
trường hợp các dầu gội Pantene, Rejoice,
Sunsilk, Clear đánh bật dầu gội Mỹ Hảo ra
khỏi thị trường; hoặc kem đánh răng P/S,
Colgate thay thế Dạ Lan.
Từ sau năm 2003, công tác xây dựng
thương hiệu đang dần được các công ty của
Việt Nam quan tâm. Đánh dấu cho sự thừa
nhận chính thức về vai trò của thương hiệu
là việc Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ra
đời vào năm 2005 để bảo hộ thương hiệu
(nhãn hiệu) sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi công
ty có quan điểm về thương hiệu và tổ chức
xây dựng thương hiệu khác nhau. Thêm vào
đó, phần lớn các công ty của Việt Nam nằm
trong nhóm các công ty vừa và nhỏ (qui mô
và thị phần) nên ngân sách cho hoạt động
xây dựng thương hiệu là có giới hạn, đồng
thời việc qui hoạch phát triển thương hiệu
sản phẩm cũng hạn chế. Chẳng hạn như
tại Công ty Bibica, Công ty dầu gội Mỹ
Hảo danh mục sản phẩm kinh doanh có
rất nhiều loại với nhiều mặt hàng khác
nhau. Điều này có thể gây khó khăn trong
vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm vì
ngân sách hạn chế trong khi có quá nhiều
tên sản phẩm và mỗi cái tên sản phẩm lại
chưa được đặt theo một nguyên tắc hay
định hướng nhất định nào. Ngoài ra, thực
tiễn tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng
cho thấy không phải cứ tiến hành xây dựng
thương hiệu là thành công. Chẳng hạn như
tã giấy Bino, bia Laser đã được đầu tư xây
dựng thương hiệu rất nhiều nhưng vẫn chưa
được nhiều người biết đến, hay chưa mang
lại kết quả kinh doanh tích cực. Tuy nhiên,
vẫn có những công ty xây dựng thương hiệu
rất thành công, thậm chí trong một thời
gian ngắn phát triển thành thương hiệu
quốc gia như trường hợp Trà Xanh Không
Độ, Tăng lực Number One, Dr. Thanh (THP
Group), Sữa Vinamilk (Công ty Vinamilk),
Qua tổng kết kinh nghiệm xây dựng thương
hiệu của nhiều công ty cho thấy bên cạnh
yếu tố sản phẩm thì công tác truyền thông
ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình
xây dựng thương hiệu.
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012
50
2. Mối quan hệ giữa truyền thông và
xây dựng thương hiệu
2.1. Vấn đề thương hiệu
Thương hiệu, theo như tên gọi là
“thương” và “hiệu”, nghĩa là dấu hiệu để
nhận biết một tổ chức trên thương trường.
Và theo quan điểm của nhiều chuyên gia
thương hiệu hàng đầu hiện nay như
D.Aaker, K.Keller, Al Ries, Stuart Agres...
thì thương hiệu là tổng thể của nhiều yếu tố
tạo thành và được đăng ký bảo hộ. Những
yếu tố tạo nên thương hiệu bao gồm tên
gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, khẩu hiệu,
bao bì, kiểu dáng sản phẩm có thể gọi là
“phần xác” của thương hiệu, còn “phần hồn”
của thương hiệu chính là trạng thái mà
thương hiệu cần đạt được trong tương lai
dài hạn (tầm nhìn) và vai trò, nhiệm vụ của
thương hiệu với khách hàng, cổ đông và
cộng đồng (sứ mệnh). Tóm lại, thương hiệu
là những dấu hiệu đặc trưng của một công
ty mà người tiêu dùng có thể nhận biết và
phân biệt được giữa công ty đó với những
công ty khác trên thị trường, còn nhãn hiệu
là những dấu hiệu dùng để nhận biết và
phân biệt một sản phẩm đã được đăng ký
bảo hộ và bày bán trên thị trường với
những sản phẩm khác. Tuy nhiên, trong
thực tế vận dụng tại Việt Nam, hai thuật
ngữ thương hiệu công ty và nhãn hiệu sản
phẩm thường được dùng như nhau, chưa có
một định nghĩa chuẩn mang tính thống
nhất về vấn đề này, nghĩa là khi đề cập
đến thuật ngữ “thương hiệu” thì đó có thể
là thương hiệu công ty hay nhãn hiệu sản
phẩm. Thêm vào đó, thuật ngữ “thương
hiệu” thường được dùng trong thực tiễn
quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh
còn “nhãn hiệu” thường được dùng trong
những vấn đề liên quan đến pháp lí như
đăng ký bảo hộ.
Về chức năng, thương hiệu dùng để
nhận biết chất lượng của sản phẩm
(Mercedes là thương hiệu của xe hơi chất
lượng cao, còn chất lượng trung bình có các
loại xe tầm trung của Toyota như Camry,
Corolla); xác định mức giá của sản phẩm
(Lexus là thương hiệu của những chiếc xe
hơi đắt tiền, còn Innova là thương hiệu của
loại xe hơi bình dân); tiết kiệm thời gian
lựa chọn cho khách hàng (Tide thì dễ nhận
biết và dễ tìm mua hơn Lix); định vị nhóm
xã hội của người tiêu dùng (những người sử
dụng bia Heineken thể hiện tính thời
thượng, cao cấp trong khi những người sử
dụng bia Sài Gòn thể hiện tính bình dân).
Bên cạnh đó, tài sản thương hiệu thể hiện
qua mức độ nhận biết về thương hiệu, nhận
thức về giá trị, liên tưởng qua thương hiệu
và trung thành với thương hiệu. Đây chính
là giá trị của thương hiệu có thể góp phần
làm tăng thêm hoặc giảm đi giá trị của sản
phẩm đối với công ty và khách hàng của
công ty (David Aaker 1996). Còn hệ thống
nhận diện thương hiệu là một tập hợp
những liên tưởng mà công ty muốn xây
dựng và gìn giữ trong suy nghĩ của khách
hàng. Những liên tưởng này chính là
những đặc tính mà thương hiệu muốn
nhắm đến, muốn thực hiện và là một sự
cam kết với khách hàng. Một hệ thống
nhận diện thương hiệu tốt thường bao gồm
hai phần: nhận diện cốt lõi và nhận diện
mở rộng. Nhận diện cốt lõi được thể hiện
qua những yếu tố trọng tâm nhất, cốt lõi và
gắn chặt nhất với thương hiệu, đồng thời
tạo ra sự khác biệt rõ ràng so với các
thương hiệu sản phẩm cùng loại khác, ví dụ
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012
51
như “yếu tố làm từ các lá trà xanh nguyên
chất” của Trà Xanh Không Độ là một nhận
diện cốt lõi của thương hiệu này. Còn nhận
diện mở rộng là những nhận diện thông
qua các yếu tố bổ sung để làm cho thương
hiệu hoàn thiện và có giá trị hơn như “yếu
tố làm từ chai nhựa 500ml” của Trà Xanh
Không Độ là một nhận diện mở rộng. Bên
cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu
được thể hiện thông qua sản phẩm, công ty,
con người và các biểu tượng. Và quá trình
xây dựng thương hiệu chính là quá trình
xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
và quảng bá hệ thống này đến khách hàng
mục tiêu một cách hiệu quả nhất nhằm đạt
mục tiêu của tổ chức.
2.2. Vấn đề truyền thông
Truyền thông là một quá trình truyền
đạt những thông điệp có chủ đích, thường
được chia thành 02 loại: truyền thông đại
chúng (Mass media) là thông điệp truyền
thông được phân phát trên diện rộng tới
công chúng đại trà, là công chúng không có
đặc tính cụ thể, như truyền thông trên
truyền hình hay báo chí, bảng hiệu quảng
cáo và truyền thông ngách (Niche media)
là thông điệp truyền thông được phân phát
trên diện hẹp tới công chúng được xác định
cụ thể với những đặc tính về nhân khẩu
học đặc thù hay những sở thích cụ thể bởi
các phương tiện như thư điện tử, ấn phẩm
quảng cáo,... Còn xây dựng kế hoạch truyền
thông là “quá trình chọn lựa về mặt thời
gian và không gian các phương tiện truyền
thông khác nhau để quảng cáo nhằm đạt
các mục tiêu tiếp thị, hoặc là quá trình
chọn lựa một hay nhiều các kênh truyền
thông để đạt đến sự truyền đạt thông điệp
một cách hiệu quả và tần suất phù hợp với
chi phí thấp nhất, ít lãng phí nhất trong
khoản ngân sách cụ thể” (TKL). Đối với công
tác truyền thông, để đảm bảo hiệu quả sử
dụng ngân sách thì trong các kế hoạch truyền
thông nên xác định rõ các chỉ tiêu truyền
thông. Một số chỉ tiêu truyền thông phổ biến
hiện nay mà các công ty truyền thông đang
dùng như: Rating, GRP, Reach,
Về “kênh truyền thông” là hình thức
truyền thông cụ thể. Ví dụ như kênh truyền
thông là đài truyền hình HTV7 hay báo
Tuổi Trẻ, còn “phương tiện truyền thông”
ám chỉ loại công cụ truyền thông (chung),
chẳng hạn như phương tiện truyền thông là
truyền hình, báo, tạp chí Thêm vào đó,
một trong những yếu tố ảnh trực tiếp đến
hiệu quả truyền thông là quyết định lựa
chọn chiến lược truyền thông sẽ sử dụng.
Một số chiến lược truyền thông điển hình
như: chiến lược truyền thông liên tục, chiến
lược truyền thông định kì, chiến lược truyền
thông hỗn hợp.
2.3. Sự ảnh hưởng của truyền thông
đến xây dựng thương hiệu
Quá trình xây dựng thương hiệu có thể
được mô tả theo các bước như sơ đồ 1 [5].
Sơ đồ 1: Qui trình xây dựng thương hiệu
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012
52
Đây là các bước xây dựng thương hiệu
đã được thực nghiệm trong quá trình xây
dựng thương hiệu của khá nhiều doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay, điển hình là tại
Tập đoàn THP (Trà Xanh Không Độ,
Number One, Dr. Thanh); hay Công ty
bánh kẹo Kinh Đô (AFC, Marie); Công ty
Vinamilk (sữa Vinamilk, Dielac) Trong các
bước này thì quá trình xây dựng thương
hiệu luôn gắn liền với hoạt động truyền
thông. Do vậy, chúng ta có thể khẳng định
rằng truyền thông và xây dựng thương hiệu
là không thể tách rời nhau.
3. Nghiên cứu tác động của truyền
thông đến xây dựng thương hiệu
3.1. Nghiên cứu định tính khám phá
các yếu tố có tác động truyền thông
Mục đích nghiên cứu là xác định những
yếu tố được xem là có tác động truyền
thông đến quá trình xây dựng thương hiệu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các
anh, chị đang làm công tác Marketing tại
một số công ty sản xuất – kinh doanh trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với thâm
niên kinh nghiệm ít nhất 3 năm có liên
quan đến quá trình quản lí - xây dựng một
thương hiệu cụ thể. Phương pháp nghiên
cứu là sử dụng nghiên cứu định tính thông
qua phương pháp “Thảo luận nhóm” (focus
group) để khám phá các yếu tố có tác động
làm thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành
động của đối tượng đến một thương hiệu cụ
thể, nghĩa là có ảnh hưởng đến quá trình
xây dựng thương hiệu hay có tác động
“truyền thông” đến quá trình xây dựng
thương hiệu. Tiếp đến dùng phương pháp
“chuyên gia” để thẩm định tính chính xác
của kết quả thu được. Kết quả nghiên cứu
này đã phát hiện và khẳng định rằng
không phải chỉ có yếu tố “truyền thông”
mới tác động đến quá trình xây dựng
thương hiệu mà để truyền thông xây dựng
thương hiệu còn thông qua nhiều yếu tố.
Những yếu tố này liên quan đến: sản phẩm,
giá, bán hàng, chiêu thị và con người.
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu không chỉ
dừng lại ở việc khám phá các yếu tố chung
chung mà còn chỉ ra những yếu tố cụ thể
trong mỗi nhóm như sau:
- Yếu tố sản phẩm: i) Nhãn sản phẩm
(nhãn mác dán trên bao bì sản phẩm); ii)
Bao bì (vỏ) sản phẩm; iii) Công dụng –
Tính năng khác biệt của sản phẩm.
- Yếu tố định giá: i) Mức giá (so với đối
thủ cạnh tranh); ii) Mức giá (so với công dụng
– chất lượng mang lại được nhìn nhận).
- Yếu tố bán hàng: i) Sự phổ biến của
sản phẩm tại các điểm bán; ii) Diện tích
trưng bày sản phẩm; iii) Cách thức trưng
bày; iv) Các vật dụng quảng cáo – trưng
bày tại điểm bán.
- Yếu tố chiêu thị: i) Các phương tiện
truyền thông đại chúng (truyền hình,
báo,); ii) Các chương trình khuyến mại; iii)
Các hoạt động quan hệ công chúng; iv) Tổ
chức đội ngũ bán hàng trực tiếp; v) Các
hình thức quảng cáo qua Internet và tiếp
thị trực tiếp như gởi thư, phát hàng mẫu
dùng thử, làm “demo” sản phẩm, hội chợ
- Yếu tố con người: i) Đồng phục nhân
viên; ii) Văn hoá ứng xử - giải quyết công
việc của nhân viên; iii) Mức độ ổn định về
nhân sự; iv) Chế độ đãi ngộ nhân viên.
3.2. Nghiên cứu định lượng kiểm định
tác động truyền thông
Mục đích nghiên cứu là kiểm định mức
độ tác động của những yếu tố được xem là
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012
53
có chức năng truyền thông đến quá trình
xây dựng thương hiệu. Đối tượng và phạm
vi nghiên cứu trong bài viết này là sinh
viên của một số trường đại học tại thành
phố Hồ Chí Minh [quá trình tổ chức thu
thập thông tin trong nghiên cứu định
lượng được thực hiện tại Trường Đại học
Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh) và Trường Đại học Văn
Lang]. Lí do vì đây thường là đối tượng
tiếp cận thông tin nhanh, có những phản
ứng nhanh với những biểu hiện cụ thể, rõ
ràng trong quá trình nhận thức một
thương hiệu sản phẩm (thường là trong
lĩnh vực hàng tiêu dùng). Phương pháp
nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu
định lượng với phương pháp thu thập
thông tin là phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi trong nghiên
cứu định lượng đã sử dụng kết quả trong
nghiên cứu định tính làm dữ liệu để thiết
kế (đính kèm bài viết). Số mẫu nghiên cứu
là 500. Cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên có
chọn lọc. Xử lí thông tin bằng phần mềm
SPSS. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự tương
tác giữa các “yếu tố có chức năng truyền
thông” (biến trung gian) đến hiệu quả xây
dựng thương hiệu là “nhận biết về thương
hiệu” (biến phụ thuộc) thông qua việc đánh
giá mức độ tác động (quan trọng) bằng
cách cho điểm với thang điểm từ 1 đến 5,
trong đó 1 là hoàn toàn không tác động; 2
là ít tác động; 3 là bình thường; 4 là khá
tác động; và 5 là rất có tác động. Nếu
điểm trung bình là 3.00 thì mức độ tác động
ở mức bình thường, dưới 3.00 được xem như
ít hay không quan trọng (không tác động),
còn điểm trung bình trên 3.00 là có tác động
và càng gần với 5.00 thì mức độ tác động
càng quan trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
như sau: (số mẫu trả lời hợp lệ là 445 trong
tổng 500 mẫu nghiên cứu).
Bảng 2: Bảng đo lường mức độ tác động của các yếu tố có chức năng truyền thông
Các yếu tố có tác động truyền thông đến xây dựng
thương hiệu
Mean
(điểm trung bình)
N
(số mẫu)
Std. Deviation
(độ lệch chuẩn)
Variance
(vùng biến thiên)
Các yếu tố sản phẩm
Nhãn sản phẩm 3,78 445 0,969 0,939
Bao bì (vỏ) sản phẩm) 3,67 445 0,887 0,786
Công dụng – tính năng khác biệt của sản phẩm 4,36 445 0,844 0,712
Khác 3,71 7 0,951 0,905
Các yếu tố giá
Mức giá (so với đối thủ) 4,02 445 0,985 0,970
Mức giá (so với công dụng/ chất lượng sản phẩm) 4,17 445 0,875 0,765
Khác 4,50 2 0,707 0,500
Các yếu tố bán hàng
Mức độ bao phủ sản phẩm 3,80 445 0,916 0,839
Diện tích trưng bày sản phẩm tại điểm bán 3,21 445 0,907 0,822
Cách thức trưng bày sản phẩm tại điểm bán 3,47 445 0,917 0,840
Các vật dụng quảng cáo trưng bày tại điểm bán 3,34 445 0,942 0,887
Khác 4,00 3 0,000 0,000
Các yếu tố chiêu thị
Phương tiện truyền thông đại chúng
(truyền hình, báo)
3,99 445 0,978 0,957
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012
54
Chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng 4,10 445 0,818 0,669
Hoạt động quan hệ công chúng (PR) 3,29 445 0,945 0,894
Đội ngũ chào hàng trực tiếp 3,47 445 0,974 0,948
Quảng cáo qua internet 2,96 445 1,016 1,032
Tổ chức các chương trình tiếp thị trực tiếp 3,73 445 0,930 0,865
Khác 0
Các yếu tố liên quan đến con người
Đồng phục của nhân viên 3,13 445 1,051 1,105
Văn hoá ứng xử - giải quyết công việc của nhân
viên
4,23 445 0,899 0,808
Mức độ ổn định về nhân sự 3,05 445 1,032 1,065
Chế độ đãi ngộ nhân viên 3,18 445 1,080 1,166
Khác 0
Tổng hợp kết quả nghiên cứu định
lượng:
- Yếu tố “công dụng – tính năng khác
biệt của sản phẩm” trong nhóm yếu tố “sản
phẩm” có tác động truyền thông lớn nhất
đến “nhận biết về thương hiệu” (điểm trung
bình là 4,36).
- Yếu tố “mức giá so với công dụng –
chất lượng mang lại” cũng có tác động rất
lớn đến nhận biết của đối tượng về thương
hiệu sản phẩm (điểm trung bình là 4,17).
- Trong yếu tố “bán hàng” thì “mức độ
bao phủ của sản phẩm” là yếu tố có tác
động nhất (3,8).
- Trong nhóm yếu tố “chiêu thị” thì các
“chương trình khuyến mãi cho người tiêu
dùng” (4,10) và “chương trình truyền thông
đại chúng” (3,99) có ảnh hưởng rất lớn đến
nhận biết thương hiệu.
- Yếu tố “con người” cũng có ảnh hưởng
rất lớn đến nhận biết về thương hiệu của
đối tượng, đặc biệt là “văn hoá ứng xử -
cách giải quyết công việc của nhân viên”
(4,23) là yếu tố mà những người làm công
tác xây dựng thương hiệu cần chú ý.
Ngoài ra, trong nội tại yếu tố
“truyền thông” thì sự tác động của từng
thành phần của yếu tố này đến quá trình
xây dựng thương hiệu cũng khác nhau. Kết
quả nghiên cứu cho thấy “nội dung quảng
cáo muốn truyền đạt” có ảnh hưởng nhất
đến đối tượng (chiếm 43% trong tổng
100%). Mức độ quan trọng của các yếu tố
truyền thông đến nhận biết thương hiệu
thể hiện trong biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: Tác động của từng thành phần
trong yếu tố chiêu thị truyền thông
4. Nhận định kết quả nghiên cứu và
gợi ý một số giải pháp vận dụng
4.1. Nhận định kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu định tính và
định lượng cho thấy yếu tố truyền thông có
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012
55
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng
thương hiệu, thậm chí là yếu tố không thể
thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu sẽ không được khách hàng
biết đến, nghĩa là không xây dựng được
thương hiệu, nếu không có sự tác động của
truyền thông. Thêm vào đó, kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố có
thể thực hiện chức năng “truyền thông” như
sản phẩm, giá, bán hàng, chiêu thị và con
người. Trong mỗi yếu tố này lại có những
yếu tố cụ thể - yếu tố thành phần có tác
động đến quá trình xây dựng thương hiệu
khác nhau. Chẳng hạn như trong nhóm yếu
tố “sản phẩm” thì yếu tố về “công dụng –
tính năng khác biệt của sản phẩm” có tác
động quan trọng nhất (4,36), tiếp đến là
nhãn mác (3,78). Bên cạnh đó, về yếu tố
“giá” thì “mức giá so với công dụng – chất
lượng mang lại” có tác động cao hơn mức
giá so với đối thủ cạnh tranh” (4,17/ 4,02).
Còn trong yếu tố “bán hàng” thì “mức độ
bao phủ của sản phẩm” là yếu tố tác động
nhất (3,8). Tương tự như vậy, yếu tố “chiêu
thị” cũng tác động rất lớn đến quá trình
xây dựng thương hiệu, trong đó “chương
trình khuyến mại cho người tiêu dùng” có
tác động lớn nhất (4,10), kế đến là “chương
trình truyền thông đại chúng” (3,99), còn
“quảng cáo qua Internet” được đánh giá gần
như là bình thường (2,96). Với yếu tố “con
người” thì yếu tố “văn hoá ứng xử - cách
giải quyết công việc của nhân viên” cũng
tác động lớn đến quá trình nhận biết
thương hiệu (4,23). Mặt khác, trong bản
thân yếu tố truyền thông thì kết quả
nghiên cứu cho thấy “nội dung quảng cáo
muốn truyền đạt” có ảnh hưởng nhất đến
đối tượng. Do vậy, những người làm công
tác xây dựng thương hiệu nên tập trung vào
những yếu tố này để hoạch định các chiến
lược xây dựng thương hiệu hiệu quả.
4.2. Một số gợi ý nâng cao hiệu quả
truyền thông trong xây dựng thương hiệu
Thứ nhất, khi tiến hành xây dựng
thương hiệu cần chú ý đến những yếu tố
nào có tác động đến nhận thức của đối
tượng về thương hiệu. Những yếu tố đó sẽ
quyết định loại hình, phương tiện, công cụ
để chúng ta “truyền thông” xây dựng
thương hiệu được hiệu quả. Căn cứ vào kết
quả nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng
chức năng truyền thông được thực hiện
thông qua rất nhiều yếu tố, trong đó một số
yếu tố cần chú trọng như: i) Công dụng –
tính năng khác biệt của sản phẩm; ii) Mức
giá so với công dụng – chất lượng mang lại;
iii) Mức độ bao phủ; iv) Khuyến mãi cho
người tiêu dùng; và v) Văn hoá ứng xử -
cách giải quyết công việc của nhân viên.
Những yếu tố này thể hiện tầm quan trọng
của Marketing Mix (P,Kotler 1994) trong
quá trình xây dựng thương hiệu. Do vậy,
giữa hoạt động quản trị Marketing với quản
trị xây dựng thương hiệu có mối quan hệ
gắn chặt nhau, đồng thời xét về qui mô và
chức năng thì hoạt động quản trị marketing
bao hàm công việc xây dựng thương hiệu
thông qua việc phát triển những sản phẩm
đáp ứng đúng nhu cầu thị trường (khách
hàng) với những tính năng ưu việt và khác
biệt. Thêm vào đó là định giá bán dựa trên
giá trị - công dụng của sản phẩm có thể
mang lại cho khách hàng, đồng thời sản
phẩm cần phải được phổ biến rộng rãi (độ
phủ) để người tiêu dùng dễ dàng tìm mua,
và cũng thường tổ chức các hoạt động
khuyến mãi cho người tiêu dùng để gia tăng
giá trị sản phẩm nhằm kích thích lôi kéo
khách hàng. Ngoài ra, quá trình quản trị
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012
56
hoạt động marketing nói chung, xây dựng
thương hiệu nói riêng cũng không thể tách
rời với việc quản lí con người. Một thương
hiệu được nhìn nhận tốt phải bao hàm
phong cách phục vụ tốt, cách ứng xử hay
giải quyết công việc của nhân viên tốt.
Thứ hai, khi tiến hành truyền thông
xây dựng thương hiệu cần xác định rõ mục
tiêu cần đạt được, bao gồm mục tiêu xây
dựng thương hiệu và mục tiêu truyền thông.
Một số mục tiêu xây dựng thương hiệu như
thị phần về giá trị/ sản lượng, độ nhận biết
thương hiệu. Một số mục tiêu hay chỉ tiêu
về truyền thông như GRP, Rating, Reach,
Frequency Việc xây dựng mục tiêu phải
SMART nghĩa là phải cụ thể (Specific), đo
lường được (Measurable), có khả năng đạt
được (Achievable), hướng tới kết quả cụ thể
(Result) và xác định được thời gian hoàn
thành (Timed).
Thứ ba, khi tiến hành xây dựng kế
hoạch truyền thông cần tập trung xây dựng
thông điệp truyền thông phù hợp. Một kế
hoạch truyền thông chỉ có thể đạt hiệu quả
khi có thông điệp truyền thông rõ ràng và
đáp ứng được nhu cầu, kì vọng của đối
tượng. Thông điệp truyền thông nên được
xây dựng dựa vào ý niệm sản phẩm và định
vị thương hiệu (Lê Đăng Lăng 2010), lí do
là trong ý niệm sản phẩm thể hiện rõ “sự
thấu hiểu khách hàng” (Consumer Insight),
còn trong định vị thương hiệu thể hiện rõ
những giá trị thương hiệu, những khác biệt
của sản phẩm cũng như điều cốt lõi mà
thương hiệu muốn lưu giữ trong tâm trí
khách hàng.
Thứ tư, truyền thông có vai trò không
thể thiếu đối với quá trình xây dựng một
thương hiệu. Tuy nhiên, một mặt truyền
thông là chức năng tiêu tốn khá nhiều tiền
của công ty, mặt khác truyền thông phải
được thực hiện thông qua các yếu tố khác
như sản phẩm, giá, bán hàng, chiêu thị,
hay con người và phải có thông điệp truyền
thông mới thực hiện. Do vậy, quá trình
truyền thông phải được thực hiện thống
nhất và xuyên suốt với chiến lược
Marketing Mix nhằm hoàn thành mục tiêu
kinh doanh nói chung, mục tiêu Marketing
và thương hiệu nói riêng.
Thứ năm, truyền thông là một quá
trình truyền đạt thông tin có chủ đích nên
cần phải kiểm soát toàn bộ quá trình
truyền thông, bao gồm công đoạn xây dựng
thông điệp truyền thông đến thực hiện
truyền thông và xử lí các phản hồi sau khi
truyền thông, đồng thời quá trình này tiếp
diễn liên tục. Thương hiệu chỉ được xây
dựng khi luôn có trong tâm thức khách
hàng mục tiêu, do vậy truyền thông xây
dựng thương hiệu là một quá trình liên tục
dựa trên mục tiêu và nguồn lực đặt ra.
*
THE EFFECT OF COMMUNICATION ON BRANDING
Le Dang Lang
(1)
, Le Thi Kieu Nhu
(2)
University of Economics and Law (VNU-HCM), (2) Customs Deprtment of Ho Chi Minh City
ABSTRACT
In this current condition, building brand is a necessary trend in support of companies to
increase their competitive advantage, and this operation is often associated with
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012
57
communication. This study used the mixed research method between qualitative research by
focus group (08 persons) with objectives who are working as Marketing Staffs and quantitative
research through direct interview method by questionnaire (500 questionnaires) with
objectives who are young people (from 18 to 23) in Hochiminh city to explore some factors that
have communicative function in building brand. The result showed that product, pricing,
distribution and promotion have communicative function to build brand, and every items of
them has different impact.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] David Aaker (1996), Building Strong Brands, Free Press.
[2] J,N Kapferrer (1994), Strategic Brand Management, Free Press.
[3] Kevin Lane Keller (1998), Strategic Brand Management, Prentice Hall.
[4] Larry Percy (2008), Strategic Integrated Marketing Communications, Elsevier.
[5] Lê Đăng Lăng, Thương hiệu và qui trình xây dựng thương hiệu, Tạp chí Phát triển
kinh tế, số 184/2006 (184), trang 20-23.
[6] Lê Đăng Lăng (2000), Quản trị thương hiệu, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.
[7]
hx.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_truyen_thong_den_xay_dung_thuong_hieu.pdf