KẾT LUẬN
Kết quả phân tích mô hình logistic
cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất
gồm 05 nhân tố và tác động từ cao cho tới
thấp lần lượt như sau: (1) Sử dụng tiền đền
bù để đầu tư kinh doanh; (2) Diện tích bị
thu hồi; (3) Số lao động tạo ra thu nhập
trong hộ gia đình; (4) Trình độ học vấn của
chủ hộ; (5) Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ
gia đình. Các nhân tố này góp phần tác
động đến nguồn thu nhập của hộ làm cho
thu nhập có thể tăng hoặc giảm.
Quá trình phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát tạo ra
cho nông hộ nhiều cơ hội hơn nhưng bên
cạnh đó họ cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức. Các hộ bị thu hồi đất có xu
hướng tăng thu nhập từ các hoạt động phi
nông nghiệp và giảm thu nhập từ các hoạt
động nông nghiệp.
Để chuyển dịch lao động nông
nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bến Cát cần tập trung vào một
số giải pháp như: phát huy vai trò của
chính quyền địa phương, các doanh nghiệp
trong việc tạo việc làm cho người dân sau
thu hồi đất. Cần phát triển các hình thức
đào tạo nghề, đẩy mạnh công tác hướng
nghiệp cho nông dân, tạo điều kiện cho
người dân tự chuyển đổi ngành nghề nhằm
ổn định cuộc sống. Quan tâm đến tuyển
dụng tại chỗ, đào tạo gắn với địa chỉ, như
thế mới góp phần tạo việc làm và thu nhập
ổn định cho các hộ nông dân bị thu hồi đất.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của việc thu hồi đất cho mục đích phát triển công nghiệp đến sinh kế người dân trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1851-1860
1851
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG
Nguyễn Thành Hƣng1*, Bạch Thanh Trọng2
1Trường Đại học Đồng Nai;
2Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
*Tác giả liên hệ: hungphuocan@gmail.com
Nhận bài: 02/01/2020 Hoàn thành phản biện: 21/03/2020 Chấp nhận bài: 03/04/2020
TÓM TẮT
Kết quả phân tích mô hình logistic của 130 hộ gia đình bị thu hồi đất cho mục đích phát triển
công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát cho thấy có 5 nhân tố từ cao cho tới thấp ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất như sau: (1) Sử dụng tiền đền bù để đầu tư kinh doanh; (2)
Diện tích bị thu hồi; (3) Số lao động tạo ra thu nhập trong hộ gia đình; (4) Trình độ học vấn của chủ
hộ; (5) Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo
cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của
pháp luật đất đai liên quan tới lĩnh vực thu hồi đất cho mục đích phát triển công nghiệp.
Từ khóa: Tỉnh Bình Dương, Thị Xã Bến Cát, Thu hồi đất, Sinh kế người dân
IMPACT OF LAND ACQUISITION FOR INDUSTRIAL DEVELOPMENT
ON PEOPLE'S LIVELIHOOD IN BEN CAT TOWN,
BINH DUONG PROVINCE
Nguyen Thanh Hung
1
, Bach Thanh Trong
2
1
Dong Nai University;
2
Land Registration Office of Ben Cat Town, Binh Duong Province.
ABSTRACT
The results of logistic model analysis of 130 households whose land recovered for the purpose
of industrial development in Ben Cat town showed that there are 5 factors from high to low affecting
people's income after land acquisition as follows: (1) Use of money compensation for business
investment; (2) Area acquired; (3) Number of employees generating income in the household; (4)
Educational attainment of householder; (5) Proportion of dependents in the household. The results of
this study are used as a reference source for competent state agencies in issuing, amending and
supplementing the provisions of the land law related to the field of land acquisition for the industry
development purpose.
Keywords: Binh Duong province, Ben Cat town, Land acquisition, People’s livelihood
1. MỞ ĐẦU
Phát triển khu công nghiệp (KCN) là
một trong những chính sách nhằm thu hút
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu
tư vào phát triển sản xuất, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Về phương diện kinh tế, các khu
công nghiệp đóng góp 1/3 tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, đóng vai trò quan
trọng vào tăng trưởng kinh tế và góp phần
tạo uy tín của các sản phẩm công nghiệp
Việt Nam trên thị trường thế giới. Phát
triển khu công nghiệp kéo theo quá trình
đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, phát
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1851-1860
1852 Nguyễn Thành Hưng và Bạch Thanh Trọng
triển các ngành dịch vụ sản xuất: Ngân
hàng, giao thông vận tải, đào tạo việc
làm
Về phương diện xã hội, phát triển
khu công nghiệp tạo ra nhiều cơ hội việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh
tế - văn hóa - xã hội cho một bộ phận lớn
dân cư.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng
góp tích cực của phát triển khu công
nghiệp, việc thu hồi đất để phát triển các
KCN trong thời gian qua đã phát sinh
không ít bất cập, tác động tiêu cực đến đời
sống của hàng triệu hộ nông dân bị thu hồi
đất (THĐ).
Bến Cát có vị trí thuận lợi nằm trên
tuyến Đại lộ Bình Dương, ĐT 741, ĐT
744, ĐT 748, Vành Đai 4, Mỹ Phước –
Tân Vạn,..., tiếp giáp với Tp. Hồ Chí
Minh. Phía Nam thị xã giáp với sông Sài
Gòn, có ý nghĩa quan trọng về giao thông
đường thủy, tạo ra mối giao lưu kinh tế -
văn hóa xã hội giữa thị xã với thành phố và
các vùng lân cận. Chính vì vậy, Bến Cát có
vị thế quan trọng về kinh tế, xã hội và an
ninh, quốc phòng của tỉnh. Hiện nay, trên
địa bàn thị xã có 08 khu Công nghiệp với
tổng diện tích gần 4.030 ha giải quyết việc
làm cho trên 141.000 lao động (UBND
tỉnh Bình Dương, 2015).
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh việc xây
dựng và phát triển các khu công nghiệp, thị
xã Bến Cát đã phải thực hiện việc THĐ,
giải tỏa và di dời hàng nghìn hộ dân. Sự
thay đổi này có thể gây ra một số vấn đề
kinh tế - xã hội như giảm thu nhập, đời
sống không ổn định, thất nghiệp, thiếu và
không có đất sản xuất nông nghiệp. Các
vấn đề này ảnh hưởng lớn đến phát triển
của địa phương, bất ổn xã hội. Chính vì
vậy, việc phát triển các chính sách và giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu công
nghiệp và nâng cao đời sống của người dân
sau khi bị THĐ là hết sức cấp bách.
Từ những thực tế trên, đề tài “Tác
động của việc thu hồi đất cho mục đích
phát triển công nghiệp đến sinh kế người
dân trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình
Dương” được thực hiện.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp được thu thập từ
các nguồn tài liệu đã công bố như sách,
báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết của
phường, xã bị thu hồi đất làm KCN trên
địa bàn. Thông tin sơ cấp được thu thập
thông qua khảo sát 130 hộ gia đình bị THĐ
tại địa phương. Nội dung chính của bản
khảo sát tập trung vào các vấn đề như;
Thông tin, đời sống kinh tế văn hóa hộ gia
đình; quá trình thu hồi, giải tỏa và những
thuận lợi, khó khăn trong việc ổn định
cuộc sống mới...
2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số
liệu
Các số liệu thu thập được quản lý
trên phần mềm EXCEL 2010, và xử lý trên
phần mềm SPSS phiên bản 20. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
thống kê so sánh để phân tích các chỉ số
nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp kế thừa
Sử dụng kết quả của mô hình dự án,
đánh giá điều kiện kinh tế xã hội môi
trường trên địa bàn để phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê
Kết quả đánh giá dự án trên địa bàn
cho thấy một tỉ lệ nhất định các hộ có thu
nhập cải thiện hơn trước khi bị thu hồi đất,
một số hộ khác thu nhập không được cải
thiện, thậm chí giảm. Do đó, nghiên cứu
này sử dụng mô hình hồi quy Binary
Logistic để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập hộ gia đình khi bị thu hồi đất
phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bến Cát.
Ln [ ] = Ln [ ]
= B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7
Trong đó:
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1851-1860
1853
P (Y=0) = P0: Xác suất xảy ra sự
kiện. Trong nghiên cứu là xác suất cải
thiện thu nhập.
P (Y=1) = 1- P0: Xác xuất không
xảy ra sự kiện. Trong nghiên cứu không
cải thiện thu nhập
Xi: Các biến độc lập (i=1, 2, 3
tương ứng với các biến EDU, AGE,
TY_LE, LDONG, AREA, KCN, DAUTU)
như trong Bảng 1.
Bảng 1. Định nghĩa các biến
Tên biến Giải thích Định nghĩa Kỳ vọng
Y Biến phụ thuộc Biến giả, nhận giá trị
0 nếu thu nhập giảm,
1 nếu thu nhập tăng
EDU Trình độ học vấn Mã hóa các nhóm đối tượng, nhận giá trị
1 nếu "Mù chũ",
2 nếu "Tiểu học",
3 nếu "THCS",
4 nếu "THPT",
5 nếu "Học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại
học"
( + )
AGE Tuổi chủ hộ Mã hóa các nhóm đối tượng, nhận giá trị
1 nếu "Dưới 25 tuổi",
2 nếu "Từ 25- dưới 45 tuổi",
3 nếu "Từ 45- dưới 60 tuổi",
4 nếu "Từ 60 tuổi trở lên"
( + )
TY_LE
Tỷ lệ lao động
phụ thuộc trong
hộ gia đình
Mã hóa các nhóm đối tượng, nhận giá trị
1 nếu "Không phụ thuộc",
2 nếu "Dưới 25%",
3 nếu "Từ 25% đến 50%",
4 nếu "Từ trên 50% đến 75%",
5 nếu "Từ trên 75%"
( - )
LDONG Số lao động
trong hộ
Mã hóa các nhóm đối tượng, nhận giá trị
1 nếu "1-2 người",
2 nếu "3-4 người",
3 nếu "5-6 người",
4 nếu "7-8 người",
5 nếu "Trên 9 người"
( + )
AREA Diện tích đất bị
thu hồi
Mã hóa các nhóm đối tượng, nhận giá trị
1 nếu "Dưới 100 m2",
2 nếu "Từ 100 m2 đến dưới 1.000 m2",
3 nếu “Từ 1.000 m2 đến dưới 5.000 m2",
4 nếu "Từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2",
5 nếu "Trên 10.000 m2"
( + )
KCN Lao động làm
trong KCN
Biến giả, nhận giá trị:
0 nếu không tham gia,
1 nếu có tham gia
( + )
DAUTU Đầu tư vào kinh
doanh
Biến giả, nhận giá trị:
1 nếu hộ dùng tiền đền bù để đầu tư kinh
doanh,
0 nếu hộ không dùng tiền đền bù để đầu
tư kinh doanh
( + )
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1851-1860
1854 Nguyễn Thành Hưng và Bạch Thanh Trọng
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Một số đặc điểm của hộ nghiên cứu
Kết quả Bảng 2 cho thấy, khảo sát
130 hộ gia đình bị thu hồi đất cho mục
đích phát triển công nghiệp trên địa bàn thị
xã Bến Cát, chủ hộ là nam giới chiếm
(64,62%), nữ giới chiếm (35,38%) trong
mẫu điều tra các hộ bị thu hồi đất phục vụ
xây dựng KCN. Chủ hộ là người đưa ra
quyết định hay ý kiến quan trọng đối với
các hoạt động của gia đình, đặc biệt các
hoạt động kinh tế hộ.
Độ tuổi chủ hộ dưới 25 chiếm 10%,
trong khoảng 25 - 45 tuổi chiếm tới
48,46%, từ 45 - 60 chiếm 26,92%, số chủ
hộ trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ 14,62% tổng số
hộ điều tra. Mỗi hộ có trung bình 5,35
nhân khẩu với 3,4 lao động. Chủ hộ có
trình độ học vấn như sau: khoảng 3,85% là
không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến
trường; tốt nghiệp tiếu học chiếm 17,69%,
trung học cơ sở chiếm 20,00%, trung học
phổ thông, trung học chuyên nghiệp chiếm
48,46%, tỉ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học
chỉ 10%.
Bảng 2. Đặc điểm của hộ nghiên cứu
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Cơ cấu (%)
1. Giới tính chủ hộ
- Chủ hộ là nữ Người 46 35,38
- Chủ hộ là nam Người 84 64,62
2. Tuổi chủ hộ
- Dưới 25 tuổi Người 13 10,00
- Từ 25- dưới 45 tuổi Người 63 48,46
- Từ 45- dưới 60 tuổi Người 35 26,92
- Từ 60 tuổi trở lên Người 19 14,62
3. Trình độ văn hóa chủ hộ
- Không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường Người 5 3,85
- Tốt nghiệp tiểu học Người 23 17,69
- Tốt nghiệp trung học cơ sở Người 26 20,00
- Tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp Người 63 48,46
- Cao đẳng, đại học Người 13 10,00
4. Bình quân nhân khẩu Khẩu/hộ 5,35 -
5. Bình quân lao động Lao động/hộ 3,40 -
Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn
chủ hộ đang ở tuổi tương đối trẻ nhưng
trình độ học vấn chưa cao. Trình độ học
vấn thấp, thiếu đào tạo chuyên môn là một
rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế,
chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm sau
thu hồi đất. Do đó, việc hỗ trợ nâng cao
trình độ là việc làm cần thiết cho hộ dân bị
thu hồi đất.
3.2. Ảnh hƣởng của thu hồi đất đến đời
sống kinh tế của ngƣời dân
Trong những năm qua, để phục vụ
cho việc xây dựng và phát triển các KCN,
thị xã Bến Cát đã thu hồi hơn 4.030 ha,
chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp của
người dân (Bảng 3).
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1851-1860
1855
Bảng 3. Diện tích các loại đất của hộ gia đình trước và sau thu hồi
Diện tích bình
quân/ hộ
Thời điểm Biến động so với
trước thu hồi Trước thu hồi đất Thu hồi Sau thu hồi đất
(m
2
) (%) (m
2
) (%) (m
2
) (%) (m
2
) (%)
Tổng diện tích 55.259,8 100,00 40.147,13 72,65 25.633,60 63,85 -24.141,7 43,69
Đất NN 31.399,7 56,82 25.216,99 80,31 15.588,78 60,08 -9.628,21 38,18
Đất HNK 12.437,0 22,51 11.045,07 88,81 9.677,54 62,08 -1.367,53 12,38
Đất CLN 11.423,1 20,67 10.156,05 88,91 2.697,82 17,31 -7.458,23 73,44
Đất SKC 7.539,56 13,64 4.015,87 53,26 3.213,42 20,61 -802,45 19,98
Đất ở 12.437,0 22,51 6.517,02 52,40 6.081,40 23,72 -435,62 6,68
Đất vườn 11.423,1 20,67 8.413,12 73,65 3.963,42 15,46 -4449,7 52,89
(*). Đất NN (Đất nông nghiệp), Đất HNK (Đất cây hàng năm), Đất CLN (Đất cây lâu năm),
Đất SKC (Đất phi nông nghiệp).
So với trước thu hồi, khi diện tích
đất còn rộng, hộ có thể trồng trọt kết hợp
chăn nuôi để phục vụ nhu cầu lương thực
gia đình, đồng thời hộ còn có thể chia đất
đai cho các con sau khi lập gia đình. Tuy
nhiên, khi hộ bị thu hồi đất, hộ chỉ được bố
trí một lô đất ở tái định cư trung bình chỉ
khoảng 150m2 cộng với một khoản tiền bồi
thường. Do vậy, nguồn lực đất đai một
phần đã được chuyển thành nguồn vốn tài
chính. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn
vốn này phải được hộ sử dụng vào mục
đích đầu tư sản xuất, học nghề tạo nguồn
thu nhập thường xuyên. Tuy nhiên, với
cuộc sống mới, không còn đất canh tác,
mọi thứ đều phải chi tiêu, số tiền bồi
thường nhận được nếu sử dụng hợp lí sẽ
dẫn đến những khó khăn cho cuộc sống
nông hộ sau thu hồi.
Sau thu hồi, diện tích đất ở của tất cả
các nhóm hộ từ nhóm hộ trực tiếp sản xuất
nông nghiệp đến nhóm hộ phi nông nghiệp
đều giảm (Trước thu hồi thì diện tích đất ở
của các nhóm hộ phi nông nghiệp đều từ
200 m
2
trở lên, nhưng sau thu hồi thì diện
tích đất ở trung bình khoảng chỉ là 101,72
m
2
).
3.3. Ảnh hƣởng của thu hồi đất đến việc
làm
Kết quả Bảng 4 cho thấy, sau thu hồi
đất, lao động phải chuyển sang việc làm mới
chiếm tỷ lệ 70,77%. Tỷ lệ hộ có lao động thất
nghiệp chiếm tỷ lệ 13,85%.
Bảng 4. Tình trạng việc làm của hộ sau khi thu hồi đất
Tình trạng việc làm sau thu hồi đất
Hộ bị thu hồi đất
Số hộ Tỷ lệ %
Vẫn giữ nghề cũ 20 15,38
Có lao động chuyển sang nghề mới 92 70,77
Có lao động thất nghiệp 18 13,85
Phỏng vấn 92 hộ có thành viên phải
chuyển sang nghề mới sau khi thu hồi đất,
thì tất cả 92 hộ trả lời là gặp khó khăn khi
phải chuyển sang công việc mới (Bảng 5).
Bảng 5. Khó khăn đối với lao động chuyển nghề mới
Khó khăn Số hộ Tỉ lệ (%)
Thiếu vốn 27 27,55
Trình độ học vấn thấp 55 62,24
Quá tuổi lao động 6 6,12
Lí do khác 4 4,08
Tổng 92 100
Kết quả Bảng 6 cho thấy công việc
mới của lao động sau thu hồi đất chủ yếu
là làm công nhân trong khu công nghiệp
(32,28%), buôn bán nhỏ lẻ (24,34%), làm
thuê (31,75%),... công việc khác 5,29%.
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1851-1860
1856 Nguyễn Thành Hưng và Bạch Thanh Trọng
Bảng 6. Việc làm mới sau thu hồi đất của hộ dân bị thu hồi đất
Việc làm Số lao động Tỉ lệ (%)
Làm công nhân trong khu công nghiệp 122 32,28
Buôn bán nhỏ 92 24,34
Làm thuê 120 31,75
Xe thồ, xe ôm 10 2,65
Kinh doanh 14 3,70
Công viêc khác: giữ trẻ, giúp việc nhà 20 5,29
Tổng số 328 100,00
3.4. Ảnh hƣởng của thu hồi đất đến thu
nhập của ngƣời dân
Thu nhập trung bình của người dân
ở các hộ sau thu hồi đất tăng so với trước
khi thu hồi đất, từ 59,48 triệu/năm lên 72,39
triệu/năm (Bảng 7).
Bảng 7. Thu nhập trước và sau thu hồi đất
3.5. Tình hình sử dụng tiền bồi thƣờng
Số tiền bồi thường bình quân 178,12
triệu đồng/ hộ. Sau thu hồi đất, đến
70,77% hộ phải chuyển sang nghề mới,
nhưng số tiền dành cho học nghề, chuyển
đổi nghề nghiệp của hộ chỉ chiếm 8,46%
trong tổng số tiền bồi thường (Bảng 8).
Bảng 8. Tình hình sử dụng tiền bồi thường
Chỉ tiêu
Hộ gia đình
Triệu đồng (%)
Số tiền bồi thường bình quân/hộ 178,12 100
1. Chi đầu tư ổn định đời sống 99,45 55,83
- Xây, sửa nhà ở 53,92 54,22
- Mua phương tiện đi lại 14,22 14,30
- Mua sắm các thiết bị gia đình 26,21 26,35
- Sinh hoạt khác 5,10 5,13
2. Chi đầu tư sản xuất 23,20 13,02
- Mua đất sản xuất nông nghiệp 3,74 16,12
- Mua máy móc, công cụ phục vụ sản xuất 2,62 11,29
- Đầu tư sản xuất kinh doanh 16,84 72,59
3. Chi phí cho việc học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp 15,07 8,46
4. Cho con cái học hành 5,65 3,17
5. Gửi ngân hang 28,60 16,06
6. Dùng vào việc khác 6,15 3,45
Chỉ tiêu
Hộ bị thu hồi đất
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Triệu đồng (%) Triệu đồng (%)
Thu nhập bình quân/người/năm 59,48 100,00 72,39 100,00
1.Thu từ tiền lương, tiền công 4,56 7,67 39,67 54,80
2. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
50,69 85,22 22,25 30,74
- Nông nghiệp 40,18 79,27 19,04 85,57
- Lâm nghiệp 6,13 12,09 1,43 6,43
- Thủy sản 4,38 8,64 1,78 8,00
3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ 2,52 4,24 5,52 7,63
4. Nguồn thu khác 1,71 2,87 4,95 6,84
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1851-1860
1857
3.6. Phân tích các kiểm định
3.6.1. Kiểm định Wald
Kết quả Bảng 9 cho thấy, cột mức ý
nghĩa (Sig), biến AGE (Tuổi của chủ hộ)
có Sig = 0,412> 0,1 và biến KCN (Có
tham gia làm việc trong KCN hay không)
có Sig = 0,530> 0,1. Vì vậy, biến AGE và
biến KCN không có ý nghĩa thống kê. Giá
trị Sig của các biến TY_LE, LDONG,
DAUTU lần lượt là 0,016; 0,011; 0,025<
0,03. Nên các biến TY_LE, LDONG,
DAUTU tương quan có ý nghĩa với biến
TN với độ tin cậy 97%. Biến AREA (Diện
tích thu hồi) có Sig= 0,005< 0,01. Nên
biến AREA tương quan có ý nghĩa với
biến TN với độ tin cậy 99%. Biến EDU
(Trình độ học vấn của chủ hộ) có Sig =
0,010. Nên biến EDU tương quan có ý
nghĩa với biến TN với độ tin cậy 99%.
Bảng 9. Kết quả hồi quy lần 1
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step 1
a
EDU .900 .352 6.560 1 .010 2.461
AGE .353 .431 .673 1 .412 1.424
TY_LE -.846 .352 5.758 1 .016 .429
LDONG 1.880 .737 6.514 1 .011 6.556
AREA 1.749 .623 7.883 1 .005 5.746
KCN -.536 .853 .395 1 .530 .585
DAUTU 2.800 1.247 5.045 1 .025 16.446
Constant -8.861 2.865 9.566 1 .002 .000
a. Variable (s) entered on step 1. EDU (Trình độ học vấn), AGE (Tuổi chủ hộ), TY_LE (Tỷ lệ lao động
phụ thuộc trong hộ gia đình), LDONG (Số lao động trong hộ), AREA (Diện tích đất bị thu hồi),
KCN (Lao động làm trong KCN), DAUTU (Đầu tư vào kinh doanh).
Loại biến AGE và KCN, thực hiện
lại phân tích hồi quy Logistic kết quả bảng
10 cho thấy tất cả các biến đều có giá trị
Sig≤ 0,03 nên các biến độc lập trong mô
hình hồi quy có mối quan hệ tương quan
có ý nghĩa với biến TN (là mức độ tăng
giảm thu nhập sau khi quy hoạch) với độ
tin cậy 97%.
Bảng 10. Kết quả hồi quy lần 2
B S.E. Wald df Sig. Exp (B)
95% C.I.for
EXP(B)
Lower Upper
Step 1
a
EDU .819 . 337 5.900 1 .015 2.269 1.171 4.395
TY_LE -.815 .349 5.439 1 .020 .443 .223 .878
LDONG 1.798 .594 9.163 1 .002 6.036 1.885 19.329
AREA 1.831 .609 9.027 1 .003 6.239 1.890 20.598
DAUTU 2.725 1.232 4.895 1 .027 15.252 1.365 170.452
Constant -7.896 2.630 9.011 1 .003 .000
a. Variable (s) entered on step 1. EDU (Trình độ học vấn), TY_LE (Tỷ lệ lao động phụ thuộc trong hộ
gia đình), LDONG (Số lao động trong hộ), AREA (Diện tích đất bị thu hồi),
DAUTU (Đầu tư vào kinh doanh).
3.6.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô
hình (Kiểm định Omnibus)
Kết quả Bảng 11 cho thấy, Sig <
0,01. Như vậy, mô hình tổng quát mối
tương quan giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy 99%.
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1851-1860
1858 Nguyễn Thành Hưng và Bạch Thanh Trọng
Bảng 11. Bảng kiểm định Omnibus
Chi- square df Sig.
Step 1
Step 59.520 5 .000
Block 59.520 5 .000
Model 59.520 5 .000
3.6.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô
hình
Hệ số mức độ giải thích của mô
hình: R2 Nagelkerke = 0,621. Có nghĩa là
62,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc được
giải thích bởi 5 biến độc lập trong mô hình,
còn lại là do các yếu tố khác (Bảng 12).
Bảng 12. Bảng kiểm định mức độ giải thích
Model Summary
Step 1 -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square
68.687
a
.449 .621
3.7. Kết quả phân tích hồi quy
Sau khi tiến hành kiểm định mức độ thích
hợp của dữ liệu đối với mô hình. Tiến hành
phân tích hồi quy với mô hình logistic, kết
quả được trình bày trong Bảng 13.
Bảng 13. Kết quả hồi quy
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
95% C.I.for EXP(B)
Lower Upper
Step 1
a
EDU .819 .337 5.900 1 .015 2.269 1.171 4.395
TY_LE -.815 .349 5.439 1 .020 .443 .223 .878
LDONG 1.798 .594 9.163 1 .002 6.036 1.885 19.329
AREA 1.831 .609 9.027 1 .003 6.239 1.890 20.598
DAUTU 2.725 1.232 4.895 1 .027 15.252 1.365 170.452
Constant -7.896 2.630 9.011 1 .003 .000
a. Variable (s) entered on step 1. EDU (Trình độ học vấn), TY_LE (Tỷ lệ lao động phụ thuộc trong hộ
gia đình), LDONG (Số lao động trong hộ), AREA (Diện tích đất bị thu hồi),
DAUTU (Đầu tư vào kinh doanh).
Từ phương tình hồi quy Logistic tổng quát và Bảng 13 ta được phương trình tương
quan Logistic theo hướng kinh tế:
Ln (Odds)= -7,896 + 0,819*EDU - 0,815*TY_LE + 1,798*LDONG + 1,831*AREA +
2,725*DAUTU
- Biến EDU: Trình độ học vấn chủ
hộ:
Có B1 = 0,819; P0 = 10%; e
B
1=2,269
%13,202013,0
)269,21(1,01
269,21,0
)1(1 1
1
0
0
1
eP
eP
P B
B
Nếu xác suất ảnh hưởng thu nhập
ban đầu của hộ gia đình bị thu hồi đất để
xây dựng KCN là 10%, khi các yếu tố khác
không đổi, nếu chủ hộ này có thêm 1 năm
học, xác suất ảnh hưởng thu nhập của hộ
gia đình sẽ là 20,13% (tăng 10,13% so với
xác suất ban đầu là 10%).
- Biến TY_LE: Tỷ lệ phụ thuộc
trong hộ: Có B1 = -0,815; P0 = 10%;
e
B
1=0,443
%69,40469,0
)443,01(1,01
443,01,0
)1(1 1
1
0
0
1
eP
eP
P B
B
Nếu xác suất ảnh hưởng thu nhập
ban đầu của hộ gia đình bị thu hồi đất để
xây dựng KCN là 10%, khi các yếu tố khác
không đổi, nếu tỷ lệ phụ thuộc này tăng
thêm 1% thì xác suất ảnh hưởng thu nhập
của hộ gia đình sẽ là 4,69% (giảm 5,31%
so với xác suất ban đầu là 10%).
- Biến LDONG: Số lao động hộ:
Có B1 = 1,798; P0 = 10%; e
B
1 = 6,036
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020:1851-1860
1859
%14,404014,0
)036,61(1,01
036,61,0
)1(1 1
1
0
0
1
eP
eP
P B
B
Nếu xác suất ảnh hưởng thu nhập
ban đầu của hộ gia đình bị thu hồi đất để
xây dựng KCN là 10%, khi các yếu tố khác
không đổi, nếu chủ hộ này có thêm 1 lao
động, xác suất ảnh hưởng thu nhập của hộ
gia đình sẽ là 40,14% (tăng 30,14% so với
xác suất ban đầu là 10%).
- Biến AREA: Diện tích thu hồi:
Có B1 = 1,831; P0 = 10%; e
B
1 = 6,239
%94,404094,0
)239,61(1,01
239,61,0
)1(1 1
1
0
0
1
eP
eP
P B
B
Nếu xác suất ảnh hưởng thu nhập
ban đầu của hộ gia đình bị thu hồi đất để
xây dựng KCN là 10%, khi các yếu tố khác
không đổi, nếu chủ hộ này có thêm 1m2
đất, xác suất ảnh hưởng thu nhập của hộ
gia đình sẽ là 40,94% (tăng 30,94% so với
xác suất ban đầu là 10%).
- Biến DAUTU: Đầu tư kinh doanh:
Có B1 = 2,725; P0 = 10%; e
B
1 = 15,252
89,626289,0
)252,151(1,01
252,151,0
)1(1 1
1
0
0
1
eP
eP
P B
B
Nếu xác suất ảnh hưởng thu nhập
ban đầu của hộ gia đình bị thu hồi đất để
xây dựng KCN là 10%, khi các yếu tố khác
không đổi, nếu chủ hộ này dùng tiền đền
bù đầu tư kinh doanh, xác suất ảnh hưởng
thu nhập của hộ gia đình sẽ là 62,89%
(tăng 52,89% so với xác suất ban đầu là
10%). Từ đó, ta xác định được vai trò ảnh
hưởng của các yếu tố như kết quả Bảng 14.
Bảng 14. Tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê
Biến B Exp(B)
Xác suất ban
đầu P0=10%
Tốc độ tăng
hoặc giảm
(%)
Mức độ
ảnh
hưởng P1 (%)
Trình độ học vấn EDU 0,819 2,269 20,13 10,13 4
Tỷ lệ phụ thuộc trong hộ TY_LE -0,815 0,443 4,69 -5,31 5
Số lao động hộ LDONG 1,798 6,036 40,14 30,14 3
Diện tích thu hồi AREA 1,831 6,239 40,94 30,94 2
Đầu tư kinh doanh DAUTU 2,725 15,252 62,89 52,89 1
Nguồn: Kết quả mô hình
Trong các biến ảnh hưởng đến thu
nhập, biến DAUTU (Sử dụng tiền điền bù
để đầu tư kinh doanh) có sức ảnh hưởng
mạnh nhất, biến TY_LE (Tỷ lệ lao động
phụ thuộc trong hộ) có sức ảnh hưởng thấp
nhất. Và các biến được sắp xếp theo thứ tự
giảm dần lần lượt như sau: biến DAUTU,
biến AREA, biến LDONG, biến EDU và
biến TY_LE.
4. KẾT LUẬN
Kết quả phân tích mô hình logistic
cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất
gồm 05 nhân tố và tác động từ cao cho tới
thấp lần lượt như sau: (1) Sử dụng tiền đền
bù để đầu tư kinh doanh; (2) Diện tích bị
thu hồi; (3) Số lao động tạo ra thu nhập
trong hộ gia đình; (4) Trình độ học vấn của
chủ hộ; (5) Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ
gia đình. Các nhân tố này góp phần tác
động đến nguồn thu nhập của hộ làm cho
thu nhập có thể tăng hoặc giảm.
Quá trình phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát tạo ra
cho nông hộ nhiều cơ hội hơn nhưng bên
cạnh đó họ cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức. Các hộ bị thu hồi đất có xu
hướng tăng thu nhập từ các hoạt động phi
nông nghiệp và giảm thu nhập từ các hoạt
động nông nghiệp.
Để chuyển dịch lao động nông
nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bến Cát cần tập trung vào một
số giải pháp như: phát huy vai trò của
chính quyền địa phương, các doanh nghiệp
trong việc tạo việc làm cho người dân sau
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1851-1860
1860 Nguyễn Thành Hưng và Bạch Thanh Trọng
thu hồi đất. Cần phát triển các hình thức
đào tạo nghề, đẩy mạnh công tác hướng
nghiệp cho nông dân, tạo điều kiện cho
người dân tự chuyển đổi ngành nghề nhằm
ổn định cuộc sống. Quan tâm đến tuyển
dụng tại chỗ, đào tạo gắn với địa chỉ, như
thế mới góp phần tạo việc làm và thu nhập
ổn định cho các hộ nông dân bị thu hồi đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
Hà Thị Hằng. (2010). Việc làm cho người lao
động sau thu hồi đất trong quá trình đô thị
hóa ở thành phố Huế hiện nay. Tạp chí
khoa học, Trường Đại học kinh tế, Đại học
Huế.
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
(2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng
Đức.
Ngô Lê Duy. (2011). Ảnh hưởng THĐ xây
dựng KCN Tân Hương đến thu nhập hộ
nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế,
Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Minh Tuấn. (2012). Các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi
hồi đất sống ở Khu công nghiệp Giang
Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thành Chung. (2010). Đánh giá ảnh
hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho
các mục đích phi nông nghiệp đến sinh kế
của người dân tại xã Kim Chung, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận Văn
thạc sỹ khoa học ngành Địa chính, Trường
Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
UBND tỉnh Bình Dương. (2013). QHSDĐ tỉnh
Bình Dương đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015).
UBND tỉnh Bình Dương. (2013). Quyết định
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển
công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025.
UBND tỉnh Bình Dương. (2015). Đề án điều
chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh
Bình Dương đến năm 2020.
2. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
Chambers, R., & Conway, G. R. (1991).
Sustainable rural livelihoods: practical
concepts for the 21st century. IDS
Discussion Paper No 296.
Chambers, R. (1983). Rural development:
Putting the last first. New York: Longman
Scientific & Technical, co-published in the
United States with John Wiley & Sons, Inc.
Ellis, F. (2000). Rural livelihoods and diversity
in developing countries. The United
Kingdom: Oxford University Press.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_viec_thu_hoi_dat_cho_muc_dich_phat_trien_cong_n.pdf