Kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc hộ
nghèo nhận được vốn vay ưu đãi từ NHCSXH
có tác động rất lớn đến cơ hội giảm nghèo của
hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, chỉ sau
nhân tố nghề nghiệp của chủ hộ. Các nhân tố
khác cũng góp phần tăng cơ hội thoát nghèo
cho các hộ gia đình gồm: việc tham gia các hoạt
động khuyến nông của địa phương, số lượng
nhân khẩu trong gia đình, số năm đi học của
chủ hộ cũng như diện tích đất bình quân mà hộ
sở hữu. Nhân tố số người phụ thuộc và việc chủ
hộ làm nông nghiệp thay vì các ngành nghề
khác có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thoát
nghèo của hộ.
Như vậy, có thể khẳng định việc cho vay
vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đem lại tác
động tích cực tới việc giảm nghèo ở địa
phương. Nghiên cứu cũng góp phần khẳng định
vai trò của tài chính vi mô trong công tác giảm
nghèo ở các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam. Các cơ quan ban ngành cần khuyến
khích, tuyên truyền cũng như có nhiều chương
trình định hướng để người dân tích cực tham
gia và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của việc vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội đến khả năng thoát nghèo của các hộ nghèo ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
61
Original Article
The Impact of the Vietnam Bank for Social Policy Loans
on the Ability to Escape Poverty in Poor Households
in Trang Bom District, Dong Nai Province
Do Thi Minh Hue1,*, Tran Phuong Thao1, Le Dinh Hai1, Pham Thi Hue Quyen2
1VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2 Transaction Office of Social Policy Bank of Trang Bom Town,
Quarter 1, Trang Bom Town, Trang Bom District, Dong Nai, Vietnam
Received 17 November 2020
Revised 12 December 2020; Accepted 12 December 2020
Abstract: Credit policy is an important component of Vietnam's national program of sustainable
poverty reduction. In the 2011 - 2015 period, the Vietnam Bank for Social Policy implemented
many preferential credit policies at sub-national levels. This study adopts a binary logistic
regression model to evaluate the impact of the Vietnam Bank for Social Policy’s loans on poor and
near poor households in Trang Bom district, Dong Nai province in the above-mentioned period.
The research results indicate that the Bank's loans have a significant and positive influence on
poverty reduction.
Keywords: Vietnam Bank for Social Policy, loans, poor households, preferential credit.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: hueminh.249@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4441
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
62
Tác động của việc vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội
đến khả năng thoát nghèo của các hộ nghèo
ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Đỗ Thị Minh Huệ1,*, Trần Phương Thảo1, Lê Đình Hải1, Phạm Thị Huệ Quyên2
1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Trảng Bom, Khu phố 1,
thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
Nhận ngày 17 tháng 11 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 12 năm 2020
Tóm tắt: Chính sách tín dụng là một cấu phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng Chính sách Xã hội
Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi tại các địa phương. Nghiên cứu này sử
dụng mô hình hồi quy logit nhị phân (Binary Logistic Regression) nhằm đánh giá tác động của
việc vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội đến cơ hội thoát nghèo của các hộ nghèo và cận nghèo
trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn kể trên. Kết quả nghiên cứu khẳng
định nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội có ảnh hưởng quan trọng và tích cực đến
giảm nghèo.
Từ khóa: Ngân hàng Chính sách Xã hội, vay vốn, hộ nghèo, tín dụng ưu đãi.
1. Đặt vấn đề và tổng quan nghiên cứu *
Chính sách tín dụng là một cấu phần quan
trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Trong
những năm qua, hệ thống chính sách tín dụng
ưu đãi không ngừng được hoàn thiện, tạo điều
kiện cho người nghèo và các đối tượng chính
sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi
của Nhà nước nhằm cải thiện và từng bước
nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình đó không
thể không kể tới sự ra đời của Ngân hàng Chính
sách Xã hội (NHCSXH) với nhiệm vụ chuyên
biệt là cho hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác vay vốn. Bằng cách tập trung các
nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: hueminh.249@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4441
nhà nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi
ra khỏi ngân hàng thương mại, hệ thống
NHCSXH đã góp phần không nhỏ trong việc
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Các
chương trình tài chính vi mô đó được các nhà
kinh tế phát triển đánh giá là công cụ hữu hiệu
và mạnh mẽ để xóa đói giảm nghèo [1-4].
Cụ thể, nghiên cứu của Kasali và cộng sự
(2015) thực hiện tại Nigeria cho rằng nếu các tổ
chức tài chính vi mô tiếp cận được với người
nghèo thì sẽ giúp họ nâng cao năng suất lao
động, có khả năng mua sắm cơ sở vật chất và
các phương tiện cần thiết phục vụ đầu tư hiệu
quả [1]. Điều này có tác động tích cực đến việc
giảm nghèo, bởi người nghèo không thiếu tính
chủ động, mà họ chỉ bị hạn chế về mặt tài
chính. Chính phủ của nhiều quốc gia đã sử dụng
biện pháp tài chính vi mô này thông qua các
ngân hàng tài chính vi mô, đặc biệt ở khu vực
nông thôn, nơi tập trung nhiều người nghèo
nhất, và đã mang lại những khoản viện trợ quan
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
63
trọng có thể cải thiện hoạt động kinh tế của
người nghèo. Bài toán đặt ra ở đây là chúng có
tiếp cận được đúng đối tượng hay không. Trong
2 cuộc khảo sát thực hiện năm 1991-1992 và
1998-1999 tại Bangladesh, Khandker và Shahid
(2001) chỉ ra những người nghèo nhận sự trợ
giúp từ các tổ chức tài chính vi mô có thu nhập
bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu
người và giá trị ròng của hộ gia đình cao hơn
hẳn so với những người không nhận sự trợ giúp
[2]. Remenyi và cộng sự (2000) cũng khẳng
định tín dụng là một công cụ mạnh mẽ để giảm
nghèo dựa vào tự lực, như một quyền thiết yếu
của con người [3]. Wright (2000) khẳng định
đóng góp của tài chính vi mô vào việc giảm
nghèo, nâng cao vị thế phụ nữ, nâng cao sức
khỏe, dinh dưỡng và giáo dục cho người nghèo
trên toàn thế giới [4].
Tuy nhiên, trong công tác giảm nghèo,
nguồn vốn sản xuất kinh doanh chỉ là một yếu
tố hỗ trợ. Không phải cứ tiếp cận được nguồn
vốn là người nghèo có khả năng thoát khỏi tình
trạng nghèo khó [5]. Các nghiên cứu của Bùi
Văn Trịnh, Nguyễn Thị Thùy Phương (2014) và
Nguyễn Thị Xuân Hương, Dương Thị Bích
Diệu (2018) chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng nguồn
vốn tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như lượng vốn vay, tỷ lệ vốn sử
dụng vào sản xuất, diện tích đất, các đặc tính
của chủ hộ (giới tính, tuổi, học vấn,) [5, 6].
Do đó, việc đo lường tác động của vay vốn
các NHCSXH đến khả năng giảm và thoát
nghèo của các hộ nghèo, cận nghèo là cần thiết
để tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tác động
tích cực của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và
đưa ra các quyết định đầu tư tín dụng ưu đãi có
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên
cứu được thực hiện để phân tích cụ thể tác động
của các chương trình tài chính vi mô đối với
việc giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn
của các nước đang phát triển [1].
Nghiên cứu này được thực hiện với mục
tiêu đánh giá tác động của việc vay vốn các
NHCSXH đến khả năng thoát nghèo của các hộ
nghèo ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp đề ra các giải pháp
nhằm phát huy tác động tích cực của nguồn vốn
cho vay hộ nghèo đến công tác giảm nghèo bền
vững của NHCSXH ở cấp địa phương, cũng
như đóng góp cho các nghiên cứu về tài chính
vi mô ở Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu
thập qua việc khảo sát điều tra thực tế thông
qua bảng hỏi và phương pháp chuyên gia,
phỏng vấn trực tiếp các hộ nghèo vay vốn
chương trình hộ nghèo của NHCSXH và các hộ
nghèo không tham gia chương trình vay vốn,
tính trong giai đoạn 2011-2015. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng, cân đối theo tỷ lệ 50/50 giữa số hộ vay
vốn và không vay vốn (do đặc trưng của việc
ứng dụng mô hình logit được trình bày ở phần
sau), thực hiện tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Dung lượng
mẫu khảo sát: tổng số 238 hộ, trong đó có 119
hộ nghèo vay vốn và 119 hộ nghèo không vay
vốn. Số hộ thoát nghèo là 158 hộ và số hộ
không thoát nghèo là 80 hộ.
Sự phân bổ lượng phiếu điều tra tại các xã,
thị trấn được trình bày cụ thể trong Bảng 1.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Nhằm ước lượng tác động của nguồn vốn
cho vay hộ nghèo từ NHCSXH huyện Trảng
Bom đến việc giảm nghèo, cụ thể là khả năng
thoát nghèo của các hộ gia đình, nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy trên cơ sở
các số liệu thống kê, các dữ liệu thu thập cũng
như tính toán được từ quá trình khảo sát và
phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng IBM
SPSS 23 để xác định các nhân tố ảnh hưởng, áp
dụng phương pháp phân tích bằng mô hình hồi
quy logit nhị phân.
Bên cạnh khả năng tiếp cận nguồn vốn,
mức sống và hiệu quả sử dụng vốn của hộ
nghèo còn chịu tác động bởi các nhân tố khác
như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm
nhân khẩu, diện tích đất, [5-9]. Vì vậy,
nghiên cứu đưa thêm các nhân tố phi vốn làm
biến kiểm soát để đánh giá chính xác hơn về tác
động của nguồn vốn NHCSXH.
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
64
Bảng 1. Phân bổ phiếu điều tra tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
STT Tên xã, thị trấn
Số phiếu
Hộ nghèo vay vốn NHCSXH Hộ nghèo không vay vốn NHCSXH
1 Thị trấn Trảng Bom 7 7
2 Hố Nai 3 7 7
3 Bàu Hàm 7 7
4 Giang Điền 7 7
5 Đồi 61 7 7
6 An Viễn 7 7
7 Cây Gáo 7 7
8 Sông Trầu 7 7
9 Quảng Tiến 7 7
10 Bắc Sơn 7 7
11 Bình Minh 7 7
12 Tây Hòa 7 7
13 Trung Hòa 7 7
14 Đông Hòa 7 7
15 Hưng Thịnh 7 7
16 Sông Thao 7 7
17 Thanh Bình 7 7
Tổng 119 119
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo điều tra của nhóm tác giả.
Mô hình được sử dụng để kiểm tra các giả
thuyết là mô hình hồi quy logit nhị phân, có
dạng:
Log [P/(1-P)] = β0 + β1*(Gioitinh) +
β2*(Tuoi) + β3*(Nhankhau) + β4*(Phuthuoc) +
β5*(Hocvan) + β6*(Nghech)
+ β7*(Vaynh) + β8*(DTdat) +
β9*(Khuyenn)
(1)
Trong đó:
i) P: Xác suất hộ gia đình rơi vào nhóm hộ
thoát nghèo.
ii) Biến phụ thuộc: Biến nhị phân
(Thoatngheo) thể hiện hai trạng thái: thoát
nghèo (1) và không thoát nghèo (0).
iii) Biến độc lập gồm các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thoát nghèo của các hộ nghèo.
iv) Gioitinh: Giới tính của chủ hộ.
v) Tuoi: Tuổi của chủ hộ.
vi) Nhankhau: Số lượng nhân khẩu của hộ.
vii) Phuthuoc: Số người sống phụ thuộc có
trong hộ.
viii) Hocvan: Trình độ học vấn của chủ hộ,
cụ thể là số năm đi học của chủ hộ.
ix) Nghech: Cho biết chủ hộ làm việc trong
khu vực nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.
x) Vaynh: Cho biết hộ có vay vốn từ ngân
hàng hay không.
xi) DTdat: Tổng diện tích đất bình quân của
hộ, gồm: đất thổ cư, đất nông nghiệp và đất
khác (đơn vị: m2).
xii) Khuyenn: Cho biết sự tham gia vào các
hoạt động khuyến nông của địa phương của
chủ hộ.
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
65
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ được khảo sát
Đặc điểm cơ bản của các hộ khảo sát được
thể hiện qua Bảng 3.
Kết quả từ Bảng 3 cho thấy một đặc điểm
nổi bật của các chủ hộ gia đình là trình độ học
vấn của 100% số chủ hộ tham gia trả lời khảo
sát đều nhỏ hơn 12, tức là 100% các hộ nghèo
trong mẫu đều chưa học hết cấp trung học phổ
thông (Bảng 4).
Bảng 2. Mô tả các biến và kỳ vọng dấu
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả qua các nghiên cứu cùng lĩnh vực.
Tên biến Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng dấu
Biến phụ thuộc
Thoatngheo
Biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu hộ thoát
nghèo, nhận giá trị bằng 0 trong trường hợp
ngược lại
Biến độc lập
Gioitinh
Biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ là
nữ, nhận giá trị bằng 0 nếu chủ hộ là nam
Phan Thị Nữ (2012) (–)
Tuoi Tuổi của chủ hộ (đơn vị: tuổi)
Nguyễn Quốc Nghi và
Bùi Văn Trịnh (2011)
Trần Thị Thanh Tú và
Hoàng Hữu Lợi (2014)
(–)
Nhankhau Số lượng nhân khẩu của hộ (đơn vị: người)
Nguyễn Quốc Nghi và
Bùi Văn Trịnh (2011)
Trần Thị Thanh Tú và
Hoàng Hữu Lợi (2014)
(–)
Phuthuoc
Số lượng người phụ thuộc trong hộ (đơn vị:
người)
Phan Thị Nữ (2012) (–)
Hocvan
Trình độ học vấn (số năm đi học) của chủ hộ (đơn
vị: năm)
Phan Thị Nữ (2012);
Trần Thị Thanh Tú và
Hoàng Hữu Lợi (2014);
Nguyễn Quốc Nghi và
Bùi Văn Trịnh (2011)
(+)
Nghech
Biến nhị phân cho biết nghề nghiệp của chủ hộ,
nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ làm việc trong khu
vực nông nghiệp, nhận giá trị bằng 0 nếu chủ hộ
làm việc trong khu vực phi nông nghiệp
Phan Thị Nữ (2012);
Trần Thị Thanh Tú và
Hoàng Hữu Lợi (2014)
(+)
Vaynh
Biến nhị phân cho biết hộ có được vay vốn từ
ngân hàng hay không, biến nhận giá trị bằng 1 nếu
được vay, nhận giá trị bằng 0 nếu không được vay
Phan Thị Nữ (2012);
Nguyễn Quốc Nghi và
Bùi Văn Trịnh (2011)
(+)
DTdat Tổng diện tích đất bình quân của hộ (đơn vị: m2)
Trần Thị Thanh Tú và
Hoàng Hữu Lợi (2014)
(+)
Khuyenn
Biến nhị phân cho biết sự tham gia vào các hoạt
động khuyến nông của chủ hộ. Biến nhận giá trị
bằng 1 nếu tham gia, nhận giá trị bằng 0 nếu
không tham gia
Nguyễn Quốc Nghi và
Bùi Văn Trịnh (2011)
(+)
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
66
Bảng 3. Thống kê mô tả các hộ điều tra theo các tiêu chí định lượng
Biến số
Tổng số hộ
điều tra
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Sai số tiêu
chuẩn
Tuổi chủ hộ (tuổi) 238 27 97 54,72 14,40
Số nhân khẩu của hộ (người) 238 1 13 4,68 1,77
Số người phụ thuộc trong hộ (người) 238 0 7 2,87 1,31
Trình độ học vấn của chủ hộ (số năm
đi học)
238 1 11 7,06 2,35
Diện tích đất bình quân của hộ (m2) 238 187,5 6000,0 1193,69 722,15
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực hiện trên phần mềm SPSS 23.
Bảng 4. Thống kê mô tả các hộ điều tra theo các tiêu chí định tính
Nội dung Số lượng (hộ) Tỷ lệ (5)
Giới tính chủ hộ
Nam 133 55,9
Nữ 105 44,1
Tổng 238 100,0
Nghề nghiệp của chủ hộ
Phi nông nghiệp 98 41,2
Nông nghiệp 140 58,8
Tổng 238 100,0
Hộ vay vốn NHCSXH
Không vay 119 50,0
Có vay 119 50,0
Tổng 238 100,0
Tham gia các hoạt động
khuyến nông
Không tham gia 148 62,2
Có tham gia 90 37,8
Tổng 238 100,0
Tham gia các hoạt động
Có tham gia 90 37,8
Tổng 238 100,0
Thoát nghèo
Không thoát nghèo 80 33,6
Thoát nghèo 158 66,4
Tổng 238 100,0
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra thực hiện trên phần mềm SPSS 23.
Kết quả từ Bảng 4 cho thấy có đến 58,8%
số hộ gia đình được khảo sát có sinh kế chủ yếu
phụ thuộc vào nông nghiệp, và đa số các hộ
nghèo (62,2%) không tham gia các hoạt động
khuyến nông của địa phương.
Kết quả từ Bảng 5 cho thấy các biến độc lập
có ảnh hưởng đáng kể đến xác suất thoát nghèo
của hộ nghèo tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai gồm: Số nhân khẩu của hộ (Nhankhau), Số
người phụ thuộc trong hộ (Phuthuoc), Nghề
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
67
nghiệp của chủ hộ (Nghech), Trình độ học vấn
của chủ hộ (Hocvan), Việc hộ được vay vốn từ
NHCSXH (Vaynh), Diện tích đất bình quân của
hộ (Dtdat) và Sự tham gia các hoạt động
khuyến nông của địa phương (Khuyenn).
3.2. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu
(Bảng 5)
4. Thảo luận
Kết quả kiểm định mô hình tổng thể từ
Bảng 5 cho thấy:
- Mức ý nghĩa của kiểm định Omnibus
(Prob > chi2 = 0,0000) < α = 0,05. Như vậy, mô
hình luôn tồn tại với mức ý nghĩa thống kê 5%.
- Hệ số Nagelkerke R2 = 0,523 cho biết các
biến được đưa vào trong mô hình này giải thích
được 52,3% sự biến động của biến phụ thuộc,
còn lại 47,7% là do các yếu tố tác động khác
chưa được nghiên cứu trong mô hình này. Như
vậy mô hình hồi quy là tương đối phù hợp.
- Độ chính xác về dự báo của mô hình đạt
80,3%.
Với kết quả phân tích dựa vào hệ số chênh
(Exp(B)), thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố
ảnh hưởng chủ yếu đến xác suất thoát nghèo
của hộ gia đình được sắp xếp như sau: i) Nghề
nghiệp của chủ hộ (Nghech); ii) Việc hộ được
vay vốn NHCSXH (Vaynh); iii) Sự tham gia
vào các hoạt động khuyến nông (Khuyenn);
iv) Số người phụ thuộc trong hộ (Phuthuoc);
v) Số nhân khẩu của hộ (Nhankhau); vi) Trình
độ học vấn của chủ hộ (Hocvan); và vii) Diện
tích đất bình quân của hộ (DTdat).
Bảng 5. Tóm tắt kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu
Biến độc lập Hệ số (β)
Độ lệch chuẩn
(S.E.)
Mức ý nghĩa
(P- Value)
Tỷ số chênh
Tầm quan
trọng của biến
Hằng số -7,613 1,609 0,000 0,000
Gioitinh 0,206 0,393 0,600 1,229
Tuoi 0,019 0,014 0,162 1,019
Nhankhau 1,584 0,354 0,000*** 4,876
Phuthuoc -1,709 0,436 0,000*** 5,525
Nghench -2,694 0,640 0,000*** 14,706
Hocvan 0,462 0,090 0,000*** 1,587
Vaynh 2,351 0,454 0,000*** 10,498
DTdat 0,001 0,000 0,005** 1,001
Khuyenn 1,825 0,530 0,001** 6,205
Biến số phụ thuộc: Thoatngheo (1 = Thoát nghèo; 0 = Không thoát nghèo)
Dung lượng mẫu: 238
Kiểm định Omnibus Chi2
12,702 ***
Cox & Snell R2
0,337
Nagelkerke R2
0,523
Độ chính xác của mô hình dự báo 80,3%
Ghi chú: *** Mức ý nghĩa < 0,001; ** Mức ý nghĩa < 0,05; * Mức ý nghĩa < 0,1.
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả trên phần mềm SPSS 23.
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
68
Kết quả cho thấy hệ số hồi quy của các biến
độc lập trong mô hình bao gồm (Phuthuoc,
Nghech) mang dấu âm, cho thấy tác động
ngược chiều (tiêu cực) đến khả năng thoát
nghèo của hộ. Nếu số người phụ thuộc trong hộ
nghèo tăng lên và chủ hộ làm nông nghiệp thay
vì các ngành nghề khác thì xác suất thoát nghèo
của hộ sẽ thấp hơn và ngược lại.
Mặt khác, hệ số hồi quy của các biến
Vaynh, Khuyenn, Hocvan, DTdat mang giá trị
dương cho thấy tác động cùng chiều (tác động
tích cực) đến khả năng thoát nghèo của hộ. Cụ
thể, nếu hộ nhận được vốn vay từ NHCSXH tại
địa phương, khả năng thoát nghèo của hộ sẽ cao
hơn. Việc tham gia các hoạt động khuyến nông
của địa phương cũng giúp các hộ nâng cao khả
năng thoát nghèo. Số năm đi học của chủ hộ
cũng như diện tích đất bình quân mà hộ sở hữu
càng cao, cơ hội thoát nghèo càng lớn. Kết quả
này tương đồng với các nghiên cứu trước đó
[7-9].
Tuy nhiên, biến Nhankhau cũng có hệ số
hồi quy dương, nghĩa là số lượng nhân khẩu có
tác động tích cực đến khả năng thoát nghèo,
khác với kết quả của các nghiên cứu trước [7,
9]. Điều này có thể lý giải là do những nghiên
cứu này được tiến hành với các hộ nghèo thuộc
dân tộc thiểu số, nơi điều kiện đất đai, vốn sản
xuất, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ học
vấn, khả năng tiếp cận cơ hội còn hạn chế, nên
số lao động trong gia đình nhiều cũng không
giúp cải thiện thu nhập của hộ [9]. Trong khi
đó, điều kiện phát triển ở huyện Trảng Bom khá
tốt. Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 khu công
nghiệp và 8 cụm công nghiệp địa phương đã và
đang được xây dựng, đồng nghĩa với nhu cầu
lao động và cơ hội việc làm lớn. Các hộ gia
đình có nhiều nhân khẩu hơn thì khả năng có
nhiều lao động đóng góp vào thu nhập gia đình
cũng cao hơn.
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc hộ
nghèo nhận được vốn vay ưu đãi từ NHCSXH
có tác động rất lớn đến cơ hội giảm nghèo của
hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, chỉ sau
nhân tố nghề nghiệp của chủ hộ. Các nhân tố
khác cũng góp phần tăng cơ hội thoát nghèo
cho các hộ gia đình gồm: việc tham gia các hoạt
động khuyến nông của địa phương, số lượng
nhân khẩu trong gia đình, số năm đi học của
chủ hộ cũng như diện tích đất bình quân mà hộ
sở hữu. Nhân tố số người phụ thuộc và việc chủ
hộ làm nông nghiệp thay vì các ngành nghề
khác có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thoát
nghèo của hộ.
Như vậy, có thể khẳng định việc cho vay
vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đem lại tác
động tích cực tới việc giảm nghèo ở địa
phương. Nghiên cứu cũng góp phần khẳng định
vai trò của tài chính vi mô trong công tác giảm
nghèo ở các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam. Các cơ quan ban ngành cần khuyến
khích, tuyên truyền cũng như có nhiều chương
trình định hướng để người dân tích cực tham
gia và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng.
Tài liệu tham khảo
[1] T.A. Kasali, S.A. Ahmad, L.H. Ean, “Does
microfinance operation have effect on poverty
alleviation in Nigeria?”, European Journal of
Contemporary Economics and Management 2(2)
(2015) 54-69.
[2] Khandker, Shahid, “Does Microfinance Really
Benefit the Poor? Evidence from Bangladesh”,
Presented at Asia and Pacific Forum on Poverty:
Reforming Policies and Institutions for Poverty
Reduction organized by ADB, Manila, 2001.
[3] Remenyi, Joe and Quinones, Benjamin,
Microfinance and Poverty Alleviation: Case
studies from Asia and the Pacific, New York 79
(2000) 131-134.
[4] Wright, A.N. Graham, Microfinance Systems:
Designing Quality Financial Services for the Poor,
Zed Books Ltd. London & New York, and the
University Press Limited, Dhaka, 2000.
[5] N.T.X. Huong, D.T.B. Dieu, “Factors affecting
the efficiency of capital use for poor households
from the Social Policy Bank of O Mon district,
Can Tho city”, Journal of Forest Science and
Technology 3 (2018) 39-45.
[6] B.V. Trinh, N.T.T. Phuong, “Analysis of factors
affecting the efficiency of loan use: The case of
poor households in Soc Trang province”,
D.T.M. Hue et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 61-69
69
Development and Integration Journal 19(29)
(2014) 87-94.
[7] N.Q. Nghi, B.V. Trinh, “Factors influencing the
income of minority ethnic groups in the Mekong
Delta”, Journal of Science 18a (2011) 240-250.
[8] P.T. Nu, “Evaluate the impacts of credit on poor
reduce in rural of Vietnam”, Hue University
Jounrnal of Science: Social Sciences and
Humanities 72(3) (2012) 215-224.
T.T.T. Tu, H.H. Loi, “Study the impact of credit
access on the living standards of poor households
in the Northwest of Vietnam”, The 9th Seminar on
Public Policy and Development, 2014,
(accessed 1 August 2020).
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_viec_vay_von_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_den_kh.pdf