LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, ngành sản xuất lúa gạo thường chiếm 50% tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp và đang là nguồn kế sinh chính của hơn 60% dân số cả nước, ảnh hưởng trực tiếp đến 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy, ngành xuất khẩu “gạo” chính là chìa khóa của sự ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như cải thiện mức sống đối với người dân. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu “gạo” có thêm những cơ hội phát triển cũng như những lợi ích tiềm năng mà WTO mang lại như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút được đầu tư của nước ngoài về cơ sở hạ tầng như hệ thống máy móc tại cảng biển . Đồng thời Việt Nam cũng có tiếng nói chung với 149 nước khác khi khi gia nhập WTO, từ đó chúng ta đã tạo dựng lên các mối quan hệ tốt đẹp và có thể học hỏi được kinh nghiệm cũng như chuyển giao máy móc công nghệ phục vụ cho việc sản xuất gạo với các nước phát triển như Mỹ, Nhật để đảm bảo có được năng suất cao, nguồn cung dồi dào, chất lượng tốt, giá thành rẻ, nâng cao vị thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nông nghiệp nói chung và ngành ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng được coi là ngành chịu nhiều tác động nhất trong quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. Nhiều lo ngại, thách thức cũng như những yếu điểm về sức cạnh tranh của “gạo” Việt Nam trên sân chơi lớn này xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản. Để ngành xuất khẩu “gạo” thực sự vững vàng với WTO, thì cùng với việc quy hoạch, định hướng sản xuất và tăng cường ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tăng cường nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, ứng dụng khoa hoạ kỹ thuật và nắm bắt xu thế thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn là nhiệm vụ quan trọng. Để hiểu rõ hơn về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu “gạo” như thế nào, chúng ta nên có cái nhìn tổng quát hơn về ma trân SWOT của ngành này từ đó sẽ đề ra những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu “gạo” phát triển hơn.
Luận văn chia làm 3 chương
29 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
1.1.1.Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước:
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước đã phát triển. Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau:
Đầu tư nước ngoài
Vay nợ, viện trợ
Thu từ hoạt động du lịch
Xuất khẩu…
Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Hiện nay các nước xuất khẩu “gạo” với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
1.1.2. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển:
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập trung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ghi với thị trường.
Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân:
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Không những thế, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
1.2. Tình hình xuất khẩu “gạo” của Việt Nam từ khi gia nhập WTO:
1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu:
Công tác xuất khẩu “gạo” trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Qui mô xuất khẩu gạo ngày càng mở rộng với khối lượng và kim ngạch tăng với tốc độ khá cao. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, bên cạnh một số sản phẩm nông sản mang tính truyền thống như lạc nhân, hạt tiêu, cà phê, đỗ tương, gạo đã trở thành một mặt hàng nông sản mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất lớn. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu “gạo” tăng lên một cách đáng kinh ngạc.
Năm 2007,
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo cả nước xuất khẩu đến nay đã đạt mức 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 1,5 tỷ USD. Đặc biệt trong năm này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể và lần đầu tiên ngang giá với gạo Thái Lan. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, trong bài Xuất khẩu nông sản: "Bay qua vùng thời tiết xấu”, năm 2008 xuất khẩu gạo đạt 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9 tỉ đô la Mỹ (tính ra, giá bán bình quân 617,02 đô la Mỹ/tấn).
Năm 2009, thị trường hàng hoá thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành xuất khẩu linh hoạt của Chính phủ, năm qua, cả nước đã xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo, kim ngạch XK gần 2,7 tỉ USD, đây là năm có số lượng xuất khẩu nhiều nhất từ trước đến nay; trong đó chủng loại gạo cao cấp chiếm đến 40, 25%. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD (giá FOB); về số lượng tăng 29,35% so năm 2008. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp XK đã đạt 50% (những năm trước chỉ khoảng 34%). Như vậy, mặc dù năm 2009 xuất khẩu nhiều hơn năm 2008 đến 1,352 triệu tấn gạo, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 200.000 đô la Mỹ, giá bán giảm 183,69 đô la Mỹ/tấn.
Tháng 4/2010 cả nước xuất khẩu 725.620 tấn gạo các loại, đạt 361,4 triệu USD, giảm 49,71% về lượng và giảm 54,41% về trị giá so với tháng 3/2010. Tính chung cả 4 tháng đầu năm lượng xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,15 tỷ USD, giảm 12,81% về lượng và giảm nhẹ 0,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam gần như thấp nhất so với những nước xuất khẩu gạo khác, giá bình quân 4 tháng đạt 532USD/tấn, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn giá bình quân 3 tháng đầu năm là 549USD/tấn. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, dù vẫn giảm 7,3% về lượng, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm đã tăng 0,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đã đạt trên 2,9 triệu tấn với kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD, bằng 58,4% kế hoạch cả năm, đồng thời đứng thứ 5 trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước, xếp sau dệt may, dầu thô, da giày và thủy sản. Có được kết quả này là do giá gạo xuất khẩu đã tăng khá hơn trong năm nay. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 513,43 USD/tấn, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 473,37 USD/tấn).
Đơn vị : tấn
1.2.2. Cơ cấu thị trường:
Có thể nói rằng công tác thị trường của ngành xuất khẩu gạo đã có những tiến bộ vượt bậc. Cho đến nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của trên 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu, trong vài năm gần đây, sau khi đạt tới sự bão hòa về khối lượng tại các thị trường truyền thống, các hoạt động khai phá để tạo sự tăng trưởng ở các thị trường mới của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo là không đáng kể.
Philippines vẫn dẫn đầu cả về lượng và kim ngạch, riêng tháng 4/2010 xuất sang Philippines 229.030 tấn gạo, trị giá 153,5 triệu USD (chiếm 31,56% về lượng và 42,48% về kim ngạch). Tính cả 4 tháng xuất sang Philippines hơn 1 triệu tấn gạo, trị giá 640,7 triệu USD (chiếm 46,64% về lượng và 55,5% về kim ngạch).
Trong tháng 4/2010 cũng có thêm 4 thị trường xuất khẩu gạo đạt trên 10 triệu USD là: Singapore 43,4 triệu USD; Đài Loan 28,4 triệu USD; Malaysia 21,6 triệu USD; Hồng Kông 11,3 triệu USD.
Xuất khẩu gạo sang các thị trường trong tháng 4/2010 đa số đều giảm về lượng và trị giá so với tháng 3/2010; trong đó dẫn đầu về sự sụt giảm là thị trường Cu Ba chỉ đạt 1.275 tấn, trị giá 0,51 triệu USD, giảm 98,7% về lượng và 98,84% về kim ngạch; đứng thứ 2 về mức sụt giảm là thị trường Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất (-94,59% về lượng và -95,56% về kim ngạch); tiếp đến Italia (-86,06% về lượng và -87,33% về kim ngạch); Indonesia (-73,97% về lượng và -78,44% về kim ngạch); Philippines (-70,73% về lượng và 68,49% về kim ngạch); Malaysia (-58,01% về lượng và -59,66% về kim ngạch); Nga (-52,47% về lượng và -55,8% về kim ngạch)…
Chỉ có 5 thị trường tăng cả lượng và kim ngạch so với tháng 3/2010, dẫn đầu về mức tăng trưởng dương là thị trường Pháp (+118,15% về lượng và +78,84% về kim ngạch); thứ 2 là thị trường Hồng Kông (+113,61% về lượng và +70,95% về kim ngạch); tiếp theo là Australia (+73,37% về lượng và +25,74% về kim ngạch); Nam Phi (+61,26% về lượng và +49,66% về kim ngạch); Singapore (+34,75% về lượng và +17,57% về kim ngạch). Riêng lượng gạo xuất sang Ucraina trong tháng 4/2010 tăng 17,45% về lượng nhưng giảm 0,78% về kim ngạch so với tháng 3/2010.
Trong tháng 4/2010 có 2 thị trường không tham gia xuất khẩu gạo là Tây Ban Nha và Hà Lan.
Thị trường xuất khẩu gạo tháng 4/2010
Thị trường
Tháng 4/2010
4 tháng 2010
Tăng giảm về lượng T4 so T3(%)
Tăng giảm kim ngạch T4 so T3(%)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Tổng cộng
725.620
361.359.655
2.168.597
1.153.924.498
-49,71
-54,41
Philippines
229.030
153.495.045
1.011.478
640.694.155
-70,73
-68,49
Singapore
106.578
43.352.674
185.671
80.225.154
+34,75
+17,57
Đài Loan
75.456
28.393.028
171.416
68.990.028
-21,37
-30,06
Malaysia
49.134
21.569.645
166.136
75.040.265
-58,01
-59,66
Hồng Kông
26.723
11.284.638
39.233
17.885.934
+113,61
+70,95
Nga
6.700
2.916.730
20.796
9.514.927
-52,47
-55,80
Nam Phi
4.875
2.150.000
7.898
3.586.587
+61,26
+49,66
Ucraina
4.375
1.864.538
8.099
3.743.668
+17,45
-0,78
Indonesia
3.385
1.773.925
16.390
10.000.920
-73,97
-78,44
Australia
1.543
696.333
2.433
1.250.125
+73,37
+25,74
Cu Ba
1.275
510.000
99.325
44.356.958
-98,70
-98,84
Pháp
613
230.314
894
359.093
+118,15
+78,84
Ba Lan
275
126.100
750
345.336
-42,11
-42,47
Italia
46
23.000
376
204.521
-86,06
-87,33
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
50
20.521
974
482.976
-94,59
-95,56
Hà Lan
0
0
327
191.000
*
*
Tây Ban Nha
0
0
119
80.290
*
CHƯƠNG II: MA TRẬN KẾT HỢP “SWOT” CỦA XUẤT KHẨU “GẠO”:
Từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới – WTO, nền kinh tế nói chung cũng như ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng đã có những bước phát triển không ngừng nhờ vào những điểm mạnh cũng như cơ hội mà WTO mang lại cho Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không nhắc đến những khó khăn, thách thức mà WTO đã tác động tới. Chính vì vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu: Ma trận kết hợp “SWOT” của ngành xuất khẩu “gạo” trong thời gian Việt Nam đã gia nhập vào WTO:
Ma trận kết hợp SWOT của ngành xuất khẩu “gạo” Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Cơ hội
1.Thị trường nước ngoài chưa bão hòa.
2.Các rào cản thuế quan và phi thuế quan được phá vỡ nên cơ hội phát triển là rất lớn.
3.Cơ hội tiếp xúc, làm việc, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các nước phát triển như Mỹ, Nhật..
4. Thu hút được sự đầu tư và quan tâm của các tổ chức ngân hàng lớn như WB.
Thách thức:
1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu.
2. Do đồng Euro mất giá nên thách thức lớn đặt ra cho việc xuất khẩu qua các nước châu Phi.
3. Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới như myanmar, pakistan..
4. Xu hướng bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng.
Điểm mạnh
1.Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp…
2. Được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trohg WTO.
3. Thị trường tiềm năng lớn.
4.Thị trường trong nước tiếp tục ổn định.
Phối hợp SO
1. Chiến lược thâm nhập thị trường:
(S1, S3, O1, O2).
2. Chiến lược phát triển thị trường
( S1, S2, S4, O1, O2).
3. Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (S1, S2, S4, O3, O4)
Phối hợp ST
Phát triển sản phẩm với chất lượng cao (S1, S3,S4, W1, W4).
Điểm yếu
1. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển.
2. Cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống vận chuyển còn thấp…
3. Năng lực tài chính còn hạn hẹp, nguồn thông tin và nhân lực như các chuyên gia trình độ dự báo cung cầu còn nhiều hạn chế.
4. Chính sách của chính phủ chưa hợp lý…
Phối hợp WO
1. Đổi mới công nghệ
(W2, W3, O3,O4)
2. Mở rộng thị trường sản phẩm (W1, W4, O1, O2)
Phối hợp WT
1. Chiến lược cạnh tranh về giá
(W1, W2, W3, T1, T2)
2. Chiến lược hội nhập phía sau
(W1, W2, T1, T4)
2.1. Điểm mạnh bên trong: (S – Strength)
Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp: Khi gia nhập WTO, trong cam kết mở cửa thị trường nông sản trong đó có xuất khẩu “gạo” có cam kết “quyền đàm phán ban đầu (INR) nghĩa là trong quá trình thực hiện cam kết, một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế nhập khẩu “gạo” cao hơn mức cam kết. Trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin. Điều này cho thấy thuận lợi cho việc bảo hộ ngành xuất khẩu “gạo” cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu gạo của Việt Nam với các quốc gia cùng ngành.
Trong cam kết về trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam có quyền được trợ cấp nội địa thuộc “hộp xanh lá cây”, không phải cắt giảm, cũng không bị các nước khác khiếu kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” có thể đề xuất nhà nước áp dụng mà không vi phạm cam kết trong WTO như:
Nhóm trợ cấp các dịch vụ chung: như trợ cấp nghiên cứu khoa học về phân bón, đất đai, giống, kiểm soát dịch bệnh, kết cấu hạ tầng gồm điện, đường, thủy lợi... Điều này giúp cho năng suất lúa cao hơn, chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn, tạo được lòng tin từ nông dân giúp ngành xuất khẩu “gạo” tốt hơn tạo được lợi thế về giá và có nguồn cung dồi dào so với các nước khác.
Nhóm hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai: như hỗ trợ các khoản chi phí nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai về giống, thuốc bảo vệ thực vật, san ủi đồng ruộng. Với nhóm hỗ trợ này giúp cho bà con nông dân an tâm hơn trong việc canh tác dẫn đến chất lượng tốt hơn, diện tích đất trồng lúa không những không bị thu hẹp mà có thể còn mở rộng hơn do đất đai màu mỡ, và tỉ lệ dân cư được phân bố tại vùng nông thôn rất lớn và có trình độ học vấn thấp, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho họ, nâng cao đời sống, phục vụ cho việc xuất khẩu “gạo” phát triển hơn.
Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là các chương trình thu mua gạo của chính phủ để can thiệp với mức 10% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
Là nước đang phát triển trong WTO, Việt Nam cũng được hưởng các trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài (cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp để xuất khẩu…) và trợ cấp vận tải nội địa và quốc tế cho hàng xuất khẩu sẽ không bị xếp vào các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Đây là điểm có lợi cho Việt Nam khi gia nhập WTO để tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho ngành xuất khẩu “gạo” phát triển.
Thứ hai, được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trong WTO. Thị trường xuất khẩu được mở rộng với mức thuế quan MFN (có nghĩa là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác) thấp và ổn định. Như chúng ta đã biết trước khi trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu “gạo” nói riêng phải chịu mức thuế phổ thông (thường là mức thuế cao hơn) của nước nhập khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO (149 nước vào thời điểm 11/1/2007) có nghĩa vụ phải cho hàng hóa Việt Nam hưởng thuế suất MFN theo cam kết của họ trong WTO. Đây là một lợi ích rất lớn của việc gia nhập WTO mà các doanh nghiệp nông nghiệp cần tận dụng bởi vì khi đó doanh thu sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ tăng. Và khi gia nhập WTO, đối với ngành lúa gạo là ngành mà Việt Nam có tiềm lực xuất khẩu mạnh, vì vậy cần tận dụng cơ hội thuế nhập khẩu MFN vào các nước thành viên WTO thấp và ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu (chủ yếu thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại, quảng bá sản phẩm).
Thứ ba, thị trường tiềm năng lớn: Hiện nay các Bộ, ngành đã dành sự quan tâm thích đáng cho việc ban hành các văn bản pháp lý để thực hiện cam kết mở cửa thị trường nông sản điển hình là việc nhập khẩu “gạo”. Một trong số những cam kết đó là cam kết về thuế quan: mức thuế nhập khẩu của sản phẩm “gạo” thì giảm rất ít hoặc không giảm và việc cắt giảm này cam kết được thực hiện trong vòng từ 3-5 năm kể từ khi gia nhập WTO, mức giảm thuế sẽ được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm. Điều này giúp củng cố niềm tin của cộng đồng quốc tế vào quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ thành viên bên cạnh đó hiện nay Việt Nam đang áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp hơn so với cam kết đây là một vấn đề không đáng lo ngại bởi vì chúng ta có thể tăng thuế trở lại trong tương lai khi có nhu cầu bảo hộ đối với ngành xuất khẩu gạo trong nước, thiết lập được mối quan hệ ngoại giao để có cơ hội xâm nhập vào những thị trường tiềm năng mới và hội nhập với thị trường gạo thế giới.
Thứ tư, thị trường trong nước tiếp tục ổn định: Việt Nam đã thành công trong đàm phán gia nhập WTO về nông nghiệp và được giữ nguyên mức bảo hộ thuế nhập khẩu nông sản nói chung và thuế nhập khẩu “gạo” nói chung ở mức như trước khi gia nhập. Điển hình như cam kết thuế quan của Việt Nam đối với mặt hàng gạo bình quân trong WTO là 40% (trừ giống lúa), đây là mức thuế bằng với mức MFN hiện nay và mức thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập này sẽ vẫn được giữ ở mức 40% mà không phải giảm nữa. Như vậy, sau 11/1/2007 (thời điểm gia nhập WTO), thuế và các điều kiện nhập khẩu khác là hầu như không có sự thay đổi so với trước khi gia nhập WTO. Thị trường trong nước vì thế ổn định, không phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía “gạo” nước ngoài (từ góc độ thuế quan).
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, từ khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi như các chính sách hỗ trợ…Những hoạt động này giúp cho ngành xuất khẩu “gạo” tăng thêm lợi thế cạnh tranh và tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
2.2. Điểm yếu bên trong: ( W- Weakness)
Thứ nhất, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển:
Là nước gia nhập sau, Việt Nam phải bãi bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp nói chung và ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng (trừ trường hợp được hưởng đối xử ưu đãi dành cho nước đang phát triển). Bởi vì đây là biện pháp bị cấm hoàn toàn đối với tất cả các quốc gia gia nhập WTO sau 1/1/1995. Như vậy, về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam không hy vọng được hưởng các hình thức trợ cấp xuất khẩu này. Đây chính là một điểm bất lợi hay là điểm yếu cho ngành xuất khẩu “gạo” ở Việt Nam bởi vì nó sẽ làm tăng thêm chi phí và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống vận chuyển còn thấp:
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như hệ thống giao thông vận tải, máy móc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn thấp dẫn đến năng suất chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo, và tất nhiên là nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu “gạo” còn nhiều hạn chế.
Không chỉ dừng lại ở đó, do đầu tư cho nông nghiệp thấp nên hiện nay nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền nhiều tỉnh ven biển. Đây là khó khăn rất lớn đối với vụ đông xuân của bà con hơn thế nữa tình trạng hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, sản lượng lúa và khi đó giá thành sẽ tăng lên.
Đồng thời, bệnh dày nâu và bệnh đạo ôn đang đe dọa nguồn cung cho xuất khẩu “gạo” ở nước ta. Theo thống kê, hiện có khoảng 80.000 ha lúa bị bệnh đạo ôn. Điều đáng lo ngại là có tới 80% giống lúa mà nông dân dùng để gieo sạ đã nhiễm bệnh này. Do trình độ và sự hiểu biết của họ chưa cao nên trong quá trình sản xuất nông dân lại gieo sạ dày, bón phân đạm quá nhiều, gặp thời tiết bất lợi nên bệnh dễ bùng phát và rất khó phòng trị. Trong khi đó, sau khi gia nhập WTO đối thủ của chúng ta như Thái Lan đã áp dụng các máy móc công nghệ hiện đại vào sản xuất cũng như gieo trồng lúa. Đây chính là điểm yếu mà chúng ta cần khắc phục để đẩy mạnh việc xuất khẩu “gạo” bằng hình thức tạo ra một nguồn cung ứng dồi dào.
Bên cạnh đó, từ khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu “gạo” của chúng ta có thêm thị trường mới đó là những nước phát triển như Mỹ, những thị trường này có giá cao hơn và tất nhiên là chất lượng sản phẩm cũng phải tương xứng và gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp nhất nếu so với gạo cùng loại của các nước khác do chất lượng gạo của chúng ta không đồng đều, quy trình sản xuất, bảo quản còn yếu.
Thứ ba, năng lực tài chính còn hạn hẹp, nguồn thông tin và nhân lực như các chuyên gia trình độ dự báo cung cầu còn nhiều hạn chế:
Sau khi gia nhập WTO thị trường xuất khẩu “gạo” của chúng ta ngày càng mở rộng đòi hỏi phải có hệ thống thông tin cũng như các chuyên gia giỏi để cung cấp các thông tin về dự báo lượng cung - cầu trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có những chiến lược phù hợp với năng lực của mình. Nhưng khó khăn lớn nhất mà chúng ta cần giải quyết đó là nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu "những người làm công tác dự báo hiện nay đang trong cảnh lực bất tòng tâm". Lực lượng phân tích, dự báo nhu cầu gạo trên thế giới để giúp cho nhà xuất khẩu định hướng xem thị trường nào là tiềm năng, cơ hội thành công là bao nhiêu, “nên xuất hay chờ” đang thiếu những chuyên gia đầu ngành ở trình độ cao. Đội ngũ hiện có không đủ cán bộ chuyên môn và nghiệp vụ để trải rộng, để dự báo thường xuyên các chỉ tiêu vi mô về cung - cầu, về thị trường, về giá cả… ở trong nước và nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ của các cán bộ nghiên cứu cũng còn hạn chế nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin nước ngoài. Bên cạnh đó, sự thành bại của các dự báo kinh tế phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống thông tin, số liệu. Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thông tin kinh tế hoàn chỉnh. Nguồn thông tin, tư liệu của nước ngoài đã rất thiếu lại còn bị phân tán, chia cắt, rời rạc, thiếu thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý. Đặc biệt, hệ thống các thông tin và dữ liệu chuyên ngành phục vụ trực tiếp công tác dự báo và cảnh báo kinh tế, việc xử lý số liệu còn chưa thống nhất, mỗi nơi theo một kiểu. Do đó, những gì có được cũng rất khó làm chất liệu cho công tác dự báo và cảnh báo kinh tế. Đây chính là một khó khăn lớn nhất đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục để đẩy mạnh ngành xuất khẩu “gạo” phát triển hơn.
Không những thế, ngành xuất khẩu “gạo” của chúng ta phải đối đầu với các quốc gia có tiềm lực lớn về tài chính. Trong khi đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp và một số quyết định của Chính phủ không những không mang lại lợi mà còn gây bất lợi, khó khăn ích cho việc xuất khẩu “gạo” như hiện nay, Bộ tài Chính đang có dự định lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết là các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” đồng tình với việc thành lập này nhưng Bộ Tài chính đưa ra phương thức trích lập nguồn tài chính cho quỹ bình ổn là thu 30% lợi nhuận trước thuế của xuất khẩu gạo như vậy là quá cao do xuất khẩu gạo có lúc lời, hòa vốn thậm chí có lúc lỗ, nếu trích lập như vậy thì nhà xuất khẩu sẽ không có đủ vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, giảm năng lực cạnh tranh và có thể nói đây là một chiến lược không hợp lý gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu...Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách để khuyến khích tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp để đẩy mạnh việc xuất khẩu “gạo” phát triển.
Thứ tư, chính sách của chính phủ chưa hợp lý: Những chính sách, giải pháp và quyết định của chính phủ cũng như Hiệp hội lương thực Việt Nam không được các nhà xuất khẩu đồng tình và tích cực hưởng ứng do không theo sát các hoạt động của doanh nghiệp cũng như không chịu lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các công ty quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu lúa gạo nên có tính bảo thủ cực kỳ cao, không chịu cải tiến phương thức xuất khẩu cũng như phương thức sản xuất về giống, nhân lực, máy móc, đầu tư quá ít vào nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa nói riêng dẫn đến năng xuất thấp, chất lượng không đủ để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
Mặt khác, khâu tổ chức thu mua chưa hiệu quả như các doanh nghiệp kinh doanh lương thực mua gạo không thể tổ chức được việc mua tới tận nông dân. Toàn bộ việc thu mua, phơi sấy, xay xát để chuyển lúa thành gạo bán cho các doanh nghiệp đều do các thương lái nhiều cấp thực hiện. Nông dân không có điều kiện để dự trữ, nhìn chung thu hoạch xong phải bán ngay. Nhiều nông dân bán đầu vụ thì được trên 3.000 đồng/kg, còn đến giữa vụ thu hoạch rộ chỉ khoảng 2.600-2.700 đồng/kg trong khi thủ tướng chỉ đạo ra lệnh mua với giá sàn là 3.800 đồng/kg. Nguyên nhân của sự việc này la do khâu trung gian hưởng quá nhiều, nông dân làm trên 50% khối lượng công việc. Những người mua bán gạo chỉ làm 10% công việc nhưng lại chiếm tới 67% giá trị tăng thêm. Khâu trung gian như vậy hưởng nhiều quá. Nông dân vất vả, chịu nhiều rủi ro thì lại được hưởng phần quá ít còn lại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung đầu vào của xuất khẩu “gạo” do nó tác động tiêu cực đến tâm lý của bà con nông dân như thu hẹp diện tích canh tác. Bởi vậy, chính phủ và các bộ phận chức năng cần xem xét mọi vấn đề để đưa ra quyết định đúng đắn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu cũng như bà con nông dân.
2.3. Cơ hội bên ngoài: ( O – Opportunities )
Thứ nhất, thị trường nước ngoài chưa bão hòa: sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta có cơ hội thâm nhập vào những thị trường tiềm năng mới, hơn thế nữa chúng ta còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Trong khi đó, thị trường nước ngoài chưa bão hòa như vậy sẽ xuất hiện được những cơ hội mới để chúng ta có thể tiến hành đàm phán và có thêm những hợp đồng xuất khẩu “gạo” mới.
Thứ hai, các rào cản thuế quan và phi thuế quan được phá vỡ nên cơ hội phát triển là rất lớn:
Bộ Công thương đang tập trung tăng cường các cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Theo hướng này, Bộ Công Thương đang chủ trì tiến hành đàm phán về các khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ... nhằm dỡ bỏ các rào cản thuế, phi thuế quan giúp cho xuất khẩu “gạo” của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và khả năng thâm nhập vào các thị trường này là rất lớn do giá thành sản xuất gạo của chúng ta thấp có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cũng như thu hút được sự quan tâm của thị trường các nước này.
Thứ ba, cơ hội tiếp xúc, làm việc, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các nước phát triển như Mỹ, Nhật:
Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong việc chế biến gạo từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Những công nghệ xử lý độ ẩm, xay xát, lau bóng xuất khẩu sẽ giúp giảm chi phí trung gian, giảm giá thành gạo xuất khẩu, giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có cơ hội làm gia tăng giá trị của gạo trước khi xuất khẩu, nâng cao giá bán và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thế giới.
Không những thế, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội ký thêm nhiều hợp đồng giao thương với những nước phát triển về hệ thống logistics. Điều này giúp cho việc vận chuyển và giao hàng phục vụ cho xuất khẩu “gạo” được diễn ra thuận tiện hơn, đúng thời hạn và giúp tiết kiện được chi phí vận chuyển tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ tư, thu hút được sự đầu tư và quan tâm của các tổ chức ngân hàng lớn như WB: Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,... Những nguồn vốn này giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đầu tư những cơ sở chế biến gạo, thực hiện khép kín từ khâu thu mua lúa đến các công đoạn sau, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh.
Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã góp phần tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, ngân hàng Nhà nước-NHNN đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch hoá chính sách, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện các cam kết gia nhập WTO liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, NHNN đã triển khai các hành động cụ thể:
Về việc thiết lập hiện diện thương mại của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam: Quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, quy chế quy định về việc mở và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng và NHNN cũng đang dự thảo mẫu giấy phép cấp cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tính đến nay, đã có các TCTD của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ được NHNN cấp giấy phép hiện diện thương mại hoặc đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này giúp cho việc mở L/C, cũng như việc thanh toán tiền hàng cho vấn đề xuất khẩu “gạo” giữa Việt Nam và các quốc gia khác thuận tiện hơn, tránh được các rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu như khi nhà nhập khẩu không có khả năng trả nợ...
Về việc tham gia cổ phần, góp vốn dưới hình thức mua cổ phần và phát hành thẻ tín dụng của các tổ chức tín dụng nước ngoài: Tính đến nay đã có 9 NHTMCP của Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và một số NHTMCP khác đang xem xét để gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần. Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Hành động này giúp cho các ngân hàng trong nước có thêm vốn đầu tư cho ngành xuất khẩu “gạo” phát triển về cơ sở vật chất cũng như công nghệ, tăng sức cạnh tranh về tài chính…
2.4. Thách thức bên ngoài: ( T – Theats )
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu: trong một số năm khó khăn cho sản xuất lương thực, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các quốc gia trong tổ chức WTO đều phải gánh chịu hậu quả. Khi đó các quốc gia có số lượng nhập khẩu lớn nhu cầu của họ cũng giảm dần (ví dụ những năm 1999-2002 và hiện nay), thêm vào đó các đại gia xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ vì muồn giữ thị phần, thương hiệu nên họ tiếp tục xuất khẩu với giá rẻ hơn từ đó dẫn đến giá gạo xuống thấp, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn, thua lỗ, giảm năng lực cạnh tranh và hoạt động xuất khẩu bị trì trệ. Và một câu hỏi lớn cần đặt ra với chính phủ cũng như những nhà xuất khẩu?
Thứ hai, do đồng Euro mất giá nên thách thức lớn đặt ra cho việc xuất khẩu qua các nước châu Phi: Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có thêm nhiều thị trường xuất khẩu “gạo” mới như Châu Phi. Nhưng theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), khó khăn nhất là việc xuất khẩu gạo sang châu Phi, vì hầu hết doanh nghiệp (DN) thành viên của VFA xuất sang thị trường này thông qua các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại châu Âu. Trong khi đó, đồng Euro liên tục giảm so với USD khiến đối tác nhập khẩu dè chừng, chờ giá xuống thấp mới giao dịch. Thật vậy, theo thông tin ngày 25/05/2010 cho biết lượng gạo bán sang Nam Phi, Ucraina và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đều giảm 60% - 80%. “Do khoảng cách gần, tiết kiệm được phí vận chuyển, nguồn gạo của Pakistan và Myanmar bán vào châu Phi rẻ hơn từ 15 đến 20 USD so với gạo từ Việt Nam nên DN xuất khẩu gạo càng khó khăn hơn”. Và hậu quả của vấn đề này đó là hiện nay lượng gạo còn trong kho của DN ước khoảng hơn 1,8 triệu tấn nên áp lực giải phóng kho để chuẩn bị thu mua lúa vụ hè thu là rất lớn. VFA cũng đã ngừng phân bổ các hợp đồng thương mại mà chỉ thực hiện các hợp đồng của chính phủ. Nguồn từ báo Đất Việt cho biết cuối tháng 04/2010, khi giá chỉ ở mức 6,6 triệu đồng một tấn (gạo 5% tấm) tương đương 350 USD một tấn, nhiều DN đã phải mua gạo nguyên liệu với giá 5.500 - 5.700 đồng/kg, theo đúng mức giá lúa tối thiểu 4.000 đồng/kg nên phải lưu kho chờ thị trường có cải thiện về giá xuất khẩu. Điều này làm cho các doanh nghiệp tốn thêm chi phí lưu kho, khoản lỗ do chênh lệch giữa giá đầu vào và giá đẩu ra quá thấp không đủ bù đắp lại chi phí phát sinh, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn. Đây chính là thách thức lớn đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có biện pháp để hạn chế tối đa rủi ro.
Thứ ba, xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới như myanmar, pakistan: Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi đó là có thêm thị trường nhập khẩu mới nhưng đồng thời cũng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới đó là phải đối đầu với 2 đối thủ cạnh tranh lớn đó là Ấn Độ và Thái Lan. Theo diễn biến gạo thế giới năm 2009 thì nguồn cung của hai đại gia này đang khá lớn trong khi cầu của một số nước nhập khẩu như Indonesia lại giảm do sản lượng tự cung của họ lại tăng lên. Điều này dẫn đến, khi hai đại gia này bán ra thì chắc chắn giá gạo sẽ rẻ gây khó khăn cho Việt Nam vấn đề cạnh tranh về giá, và khi đó chúng ta có hai lựa chọn nếu lưu kho không bán vì giá thấp thì sẽ phải tăng thêm chi phí lưu kho, và trong thời gian sau giá vẫn không tăng thì hậu quả thua lỗ sẽ rất lớn, nếu xuất khẩu luôn thì chắc chắn sẽ lỗ. Lúc này, xuất khẩu gạo của Việt Nam rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan đây có thể là thách thức lớn đòi hỏi các chuyên gia và nhà xuất nhập khẩu cần có biện pháp hợp lý để hạn chế mức rủi ro. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2010 Việt Nam xuất hiện đối thủ canh tranh mới đó là myanmar. Năm 2009 nước này xuất khẩu 900.000 tấn gạo và kế hoạch năm 2010 tăng lên 1,5 triệu tấn. Điều đáng quan tâm là giá gạo Myanmar chỉ khoảng 320-330 USD/tấn, thấp hơn 100 USD/tấn so với gạo VN. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của VN chứ không phải Thái Lan vì chủng loại gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo thơm và gạo đồ, khác với VN. Đây là một thách thức lớn đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp làm sao để sản xuất với giá thành thấp nhất nâng cao vị thế cạnh tranh, giữ vững được thị phần.
Thứ tư, xu hướng bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên hầu hết các nước trong tổ chức WTO đang gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch tăng xuất khẩu và giảm xuất khẩu. Để đối phó, chính phủ nhiều nước phát triển đã áp dụng một loạt chính sách mang tính bảo hộ như thuế quan, trợ giá và bảo lãnh tài chính, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng với những nước nghèo hơn trong đó có Việt Nam. Đây chính là thách thức đối với ngành xuất khẩu “gạo” ở Việt Nam bởi vì với tình hình như thế này thì khi xuất khẩu chúng ta sẽ phải chịu mức thuế cao, hơn thế nữa nguồn lực tài chính của chúng ta không đủ để có thể cạnh tranh.
2.5. Phối hợp SO:
Thứ nhất, Chiến lược thâm nhập thị trường: (S1, S3, O1, O2) với chiến lược này công ty tận dụng những điểm mạnh là các cam kết khi gia nhập WTO như được nhà nước hỗ trợ về nghiên cứu giống, thuốc bảo trừ sâu, đất và có thể bảo hộ ngành xuất khẩu “gạo” trong nước (cam kết INR) do Việt Nam là nước đang phát triển nên được hưởng ưu đãi này và khi gia nhập WTO thì thị trường tiềm năng lớn. Như vậy tạo điều kiện để ngành xuất khẩu “gạo” Việt Nam tận dụng những cơ hội bên ngoài như thị trường nước ngoài chưa bão hòa ( thị trường Châu Phi), thêm vào đó là các rào cản thuế quan và phi thuế quan được phá vỡ nên chiến lược thâm nhập thị trường mới là hoàn toàn hợp lý nhằm mục đích tăng thị phần và doanh thu, đồng thời giới thiệu thương hiệu “gạo” của Việt Nam với thị trường thế giới.
Thứ hai, chiến lược phát triển thị trường (S1, S2, S4, O1, O2): Chiến lược này với các điểm mạnh được sự hỗ trợ của chính phủ về vấn đề nghiên cứu giống, đất, thuốc trừ sâu hiệu quả dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và được hưởng ưu đãi đối xử công bằng với các quốc gia trong tổ chức WTO thêm vào đó là các cơ hội như hàng rào thuế quan được phá vỡ cùng với thị trường trong nước ổn định tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu “gạo” Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh do giá thành sản phẩm thấp hơn, mức thuế thấp hơn, không còn chính sách hạn ngạch khi xuất khẩu tạo điều kiện cho chúng ta vươn xa hơn, phát triển hơn nữa, hòa nhập với ngành xuất khẩu “gạo” với các nước cùng ngành.
Thứ ba, Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (S1, S2, S4, O3, O4): Ngành xuất khẩu “gạo” theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm với những thế mạnh như được hưởng những ưu đãi đối với nước đang phát triển khi gia nhập WTO cùng với thị trường trong nước ổn định kết hợp với những cơ hội như thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các tổ chức tài chính lớn như WB tạo nên nguồn tài chính dồi dào thêm vào đó là sự chuyển giao công nghệ với các nước phát triển như Nhật, Mỹ. Chính vì những điểm mạnh và cơ hội từ bên ngoài mang đến giúp cho chất lượng gạo của chúng ta tốt hơn, đồng đều hơn từ đó dẫn đến giá gạo cao hơn, doanh thu tăng và khi đó lợi nhuận cũng sẽ tăng.
2.6. Phối hợp SW:
Phát triển sản phẩm với chất lượng cao (S1, S3,S4, W1, W4): Sau khi gia nhập WTO, các trợ cấp cho xuất khẩu đều bị cắt bỏ thêm vào đó là những biện pháp mà chính phủ đưa ra không những không thúc đẩy ngành xuất khẩu “gạo” phát triển mà vô hình dung còn hạn chế và có tác động đến người dân làm cho chất lượng cũng như sản lượng gạo ngày một xấu hơn do ý thức chủ quan của người dân. Để khắc phục những điểm yếu đó chúng ta phải kết hợp nó với các điểm mạnh như phát triển cũng như tận dụng tối đa các trợ cấp nông nghiệp để lấy lại niềm tin nơi người nông dân để chất lượng được tốt hơn, nguồn đầu vào ổn định thêm vào đó do thị trường tiềm năng lớn nên khả năng mang lại lợi nhuận là rất cao từ đó tạo thêm thu nhập cho người dân để không những củng cố tinh thần mà còn củng cố chất lượng gạo tốt hơn. Như vậy ngành xuất khẩu “gạo” góp phần nâng cao ngân sách nhà nước từ đó tạo thêm nguồn vốn cho chính phủ có thể tập trung đầu tư nghiên cứu để cho ra những quyết định hợp lý, khả thi và đổi mới nó thay thê cho các kế hoạch cũ để làm sao đó tạo điều kiện tốt nhất cho ngành xuất khẩu phát triển.
2.7. Phối hợp WO:
Thứ nhất, đổi mới công nghệ (W2, W3, O3,O4): Do sau khi gia nhập WTO thị tiềm năng của chúng ta rất lớn bao gồm cả những thị trường lớn khó tính như Mỹ, EU đòi hỏi chất lượng của chúng ta đạt tiêu chuẩn mới có cơ hội tham gia vào các thị trường này. Trong khi đó, trình độ canh tác của người nông dân còn thấp, máy móc trang thiết bị còn lạc hậu thêm vào đó chính sách của chính phủ không khả thi để các công ty trong nước đồng tình. Chính vì vậy để khắc phục những điểm yếu đó chúng ta nên kết hợp với các cơ hội như hiện nay chúng ta đã trở thành thành viên của WTO nên quan hệ ngoại giao với các nước có khoa học kỹ thuật hiện đại như Mỹ, Nhật đây chính là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao máy móc khoa học công nghệ. Hơn thê nữa chúng ta còn được sự đầu tư của các tổ chức tào chính mạnh như WB nên có được nguồn vốn đầu tư dồi dào để có thể nhập máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi thế canh tranh so với các nước trong ngành.
Thứ hai, chiến lược mở rộng thị trường sản phẩm (W1, W4, O1, O2): Để đảm bảo cho công bằng giữa các quốc gia trong tổ chức, WTO đã có quyết định cắt bỏ việc hỗ trợ tại các quốc gia và Việt Nam cũng vậy. Đây là một khó khăn lớn đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp hợp lý để thúc đẩy ngành xuất khẩu phát triển. Trong khi đó, những chính sách mà chính phủ đưa ra lại phẩn tác dụng với điều này. Chính và vậy chúng ta nên kết hợp với những cơ hội bên ngoài để khắc phục những khó khăn như nhân cơ hội thị trường nước ngoài chưa bão hòa, Việt Nam có lợi thế về loại gạo cấp thấp nhân cơ hội này chúng ta mở rộng thị trường sản phẩm qua các nước châu Phi do những nước này có mức thu nhập thấp. Hơn thế nữa do hàng rào thuế quan bị phá vỡ nên việc cắt giảm các hôc trợ cho xuất khẩu phần nào cúng được cải thiện giúp cho vấn đề xuất khẩu diễn ra thuận lợi hơn do giảm bớt được chi phí về thuế như vậy thị trường sản phẩm ngày càng được mở rộng hơn.
2.8. Phối hợp WT
Thứ nhất, chiến lược cạnh tranh về giá (W1, W2, W3, T1, T2): Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên hầu hết các quốc gia đều bị tác động làm cho nền kinh tế đi xuống nên một số đại gia xuất khẩu “ gạo” cũng phải giảm giá thì mới có thể xuất hàng được, hơn thế nữa Thái Lan là quốc gia cơ sản lượng gạo cấp cao chiếm thị phần lớn nhất. Trong khi đó, Việt Nam lại bị cắt giảm sự hỗ trợ cho xuất khẩu cũng như máy móc kỹ thuật lạc hậu khó khăn ngày càng khó khăn hơn. Nhưng đừng vì hoàn cảnh như vậy mà nản lòng do nguồn lao động dồi dào, giá lại rẻ và Việt Nam có lợi thế về sản phẩm gạo cấp thấp, trong bối cảnh khủng hoảng nhu cầu và mức sống của người dân trên thế giới cũng giảm theo thì đây chính là cơ hội để Việt Nam phát triển ngành xuất khẩu gạo cấp thấp dựa vào lợi thế cạnh tranh về giá do giá thành sản xuất thấp như vậy chúng ta đã dựa vào điểm yếu để khắc phục những thách thức hiệu quả giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh.
Thứ hai, chiến lược hội nhập phía sau (W1, W2, T1, T4): thách thức lớn nhất của ngành xuất khẩu “gạo” Việt Nam là xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khó khăn của chúng ta là máy móc kỹ thuật lạc hậu và mất đi khoản trợ cấp cho xuất khẩu làm cho chi phí tăng lên. Làm thế nào để giảm thiểu được thách thức và khắc phục được khó khăn là câu hỏi lớn được đặt ra. Do dân số Việt Nam chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn và công việc chính của họ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống thấp nên giá lao động rẻ, cần cù chịu khó, kiến thức còn hạn chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm để sản xuất. Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta nên tận dụng tối đa lợi thế vừa nêu trên để đảm bảo có nguồn cung ứng dồi dào cho xuất khẩu về sản phẩm gạo cấp thấp như vậy chúng ta vừa có thể giúp nền kinh tế giảm thiểu được phần nào tác động của khủng hoảng kinh tế.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính (ví dụ những năm 1999-2002 và hiện nay), giá nông sản xuống thấp, Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ cho nông dân cũng như nhà xuất khẩu bằng việc thu mua gạo can thiệp thị trường trong nhóm "hộp hỗ phách" khuyến khích nông dân yên tâm trồng lúa để đảm bảo diện tích trồng lúa không bị thu hẹp, nguồn cung dồi dào và giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tiếp tục hoạt động giữ vững thị phần.
Nền tảng cơ bản cho sự phát triển của quốc gia và của tổ chức là ở sự phát triển con người. Với đà phát triển kinh tế nhanh chóng của VN, việc phát triển vốn nhân lực cần được quan tâm một cách đích đáng nhất để đảm bảo tài sản này phát triển song song và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của Việt Nam.
Cần phân cấp thực hiện cũng như sớm hoàn chỉnh liên kết mạng lưới thông tin (Chính phủ điện tử) giữa các cơ quan thông tin ở địa phương cung cấp các thông tin tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh và các cơ quan thông tin trung ương cung cấp thông tin vĩ mô phục vụ hoạch định và điều hành kinh tế vĩ mô. Bởi vì "Một dự báo tốt, chính xác sẽ giúp đưa ra một chính sách tốt. Và càng hiệu quả khi nó được tham mưu và thực hiện đúng thời điểm, đúng mức. Nhưng cũng vẫn là chính sách đó, khi không được đưa ra kịp thời, không được thực hiện đúng mục đích thì lại trở thành rào cản”. Điều này giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” có thông tin chính xác, kịp thời nhanh chóng để đưa ra những chiến lược hợp lý tận dung tối đa cơ hội cũng như thế mạnh của mình. Từ đó sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận, nó không những giúp nâng cao đời sống người dân, cải thiện nạn thất nghiệp mà còn giúp đóng góp vào ngân sách nhà nước, khẳng định sự uy tín về xuất khẩu “gạo” của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nhà nước cũng như những bộ phận chức năng liên quan cần có những chính sách cũng như chiến lược phù hợp với xu hướng hiện đại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tốt nhất là nên lắng nghe sự góp ý và quan tâm hơn nữa đến thực trạng của các nhà xuất khẩu “gạo” để đưa ra các chính sách được sự hưởng ứng nhiệt tình, có lợi cho nhà xuất khẩu và khuyến khích họ phát triển để đạt kết quả tốt hơn.
Để đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân Chính phủ và VFA nên có chủ trương thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này nên được hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗ trợ sẽ đến tận tay người dân. Ưu tiên số một là hỗ trợ công tác nghiên cứu đất, thuốc trù sâu, biện pháp xử lý nước ngập mặn, sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho nông dân vì hiện nay tỉ lệ lúa giống xác nhận gieo sạ còn rất thấp. Ngoài ra, quỹ nên có thêm sự hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản... hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo. Bên cạnh đó, VFA cần có thêm việc hỗ trợ máy tính cho hơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa. Không những thế chính phủ hoặc VFA cần có kế hoạch và biện pháp để tránh tình trạng thương lái ép giá khi mua lúa của nông dân, VFA nên chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tổ chức lực lượng thương lái và các nhà máy xay xát trở thành vệ tinh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tăng lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cũng như có nguồn lực đầu vào ổn định.
Do đại đa số nông dân Việt Nam làm ăn cá thể mạnh ai nấy làm, cho nên dù có cùng cánh đồng nhưng quá nhiều giống lúa. Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” cần chung lưng với nông dân tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn đặc biệt là loại gạo tầm chung để có thể chủ động về sản lượng. Có vậy sẽ tạo được thương hiệu cho gạo Việt Nam bởi chủ động được chất lượng gạo đồng đều, thuần chủng khắc phục được việc “gạo” nước ta bị ép giá, hay chất lượng “gạo” kém bị trả lại…
Làm thế nào để giá gạo của Việt Nam không còn là thấp nhất thế giới. Muốn thế thì phải đặt điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải ký hợp đồng với một lượng nông dân nhất định hoặc với đại diện nông dân về sản lượng cũng như chất lượng, để đảm bảo trách nhiệm của người thu mua với nông dân, tránh những rủi ro nghiêng nhiều về nông dân như hiện nay. Điều này không những làm cho người dân có niềm tin, yên tâm canh tác, sản xuất, đảm bảo được mức sống cho họ như vậy doanh nghiệp xuất khẩu không phải lo ngại về nguồn cung ứng đồng thời chất lượng cũng được nâng cao hơn, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
PHẦN BA : KẾT LUẬN
Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu “gạo” của Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn cũng như thách thức do thị trường cạnh tranh là quá lớn. Bên cạnh đó nguồn lực bên trong của chúng ta đang còn yếu, thiếu xót cả về nhân lực, kỹ thuật, thông tin, tài chính cũng như sự quan tâm của chính phủ. Chính vì vậy, để đẩy mạnh ngành xuất khẩu “gạo” ở Việt Nam, chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, ban ngành chức năng làm sao để có thể vừa sử dụng được hiệu quả những lợi thế cũng như nắm bắt được những cơ hội mà WTO mang lại cho chúng ta. Đây quả thật là một vấn đề đang được chính phủ đặc biệt quan tâm và chú trọng. Chính phủ nên tập trung nhiều nhất đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, hệ thống sản xuất giống...), công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, nghiên cứu khoa hoc, khuyến nông, chương trình cải thiện giống cây trồng. Như vậy năng suất lúa sẽ cao, chất lượng tốt và đồng đều sẽ đảm bảo có một nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu, khắc phục được tình trạng gạo Việt Nam bị ép giá do chất lượng không đồng đều, tạo được vị thế cạnh tranh cũng như xây dựng thương hiệu “gạo” Việt Nam trên thị trường quốc tế...Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, Chính phủ cần xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống logistics hiện đại hơn nữa giúp việc vận chuyển hàng được thuận tiện, nhanh chóng. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu không những yên tâm về thời gian giao hàng mà còn giảm được chi phí vận chuyển cũng như khẳng định được uy tín Việt Nam với đối tác kinh doanh trên trường quốc tế.
Với những giải pháp, chính sách cũng như chiến lược của Chính phủ, nếu thực hiện tốt chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ thúc đẩy ngành xuất khẩu “gạo” phát triển, góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thực hiện được cam kết với WTO đó là nền kinh tế của Việt Nam sẽ là nền kinh tế thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình và các sách tham khảo:
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – Th.s Kim Ngọc Đạt – Th.s Hà Đức Sơn, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao Động Xã Hội
Dương Hữu Mạnh, Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Tài Chính.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB LĐ – XH 2006
2. Báo và tạp chí:
Thời báo kinh tế Sài Gòn
SaiGon times
2. Các trang web:
http: www.tailieu.vn
http: www.google.com
http: www.ebook.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung1_8665.doc