Tác động di dân đối với thu nhập của nông hộ ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ

Giải pháp Thứ nhất, ưu tiên đầu tư hạ tầng kĩ thuật và xã hội trong khu vực nông thôn. Sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở này là điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Các điều kiện về giao thông, điện, nước được phát triển giúp cho địa phương thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, và đó chính là cơ hội để khu vực nông thôn thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp liên quan đến việc sản xuất, chế biến các mặt hàng nông thủy sản với khả năng tạo việc làm cho nhiều lao động. Khi mà các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp trong khu vực nông thôn được hình thành thì các lao động có trình độ kĩ thuật thay vì phải ra thành phố tìm việc có thể đến làm việc tại những doanh nghiệp ở những khu này. Nói một cách khác, với sự đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật trong khu vực nông thôn, tình trạng di cư giữa các tỉnh sẽ giảm và thay vào đó là tình trạng di cư “tại chỗ”, cái mà không ảnh hưởng xấu đến biến đổi cơ cấu dân số, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình cũng như duy trì nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của địa phương trong dài hạn. Thứ hai, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ các nhà quản lí làm việc ở khu vực nông thôn. Việc bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức, nhận thức cho nhóm đối tượng này không chỉ giúp khu vực nông thôn có được những biện pháp nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài đầu tư vào địa phương, hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực này, từ đó có được những cơ hội để phát triển kinh tế xã hội địa phương một cách bền vững.

pdf16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động di dân đối với thu nhập của nông hộ ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   Tác động di dân đối với thu nhập của nông hộ ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ Nguyễn Hoài Nam Trường Đại học Vinh - nguyenhoainamdhv@gmail.com Ngày nhận: 22/04/2013 Ngày nhận lại: 25/05/2014 Ngày duyệt đăng: 10/06/2014 Mã số: 04-13-AE-12 Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê so sánh để phân tích tình trạng thu nhập và tiêu dùng của 175 nông hộ có lao động di cư trên 325 nông hộ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Bài viết tập trung làm rõ các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ có lao động di cư, phân tích tỉ lệ đóng góp của nguồn ngoại sinh, đặc biệt là từ số tiền mà thành viên của lao động di cư gửi về chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập của nông hộ. Từ đó đưa ra những gợi ý chính sách để góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông thôn Bắc Trung Bộ nói riêng phát triển bền vững. Abstract This research employs comparative statistics to analyze income and consumption of 175 rural households that have members are migrant laborers among 325 surveyed households in Thanh Hóa, Nghệ An and Hà Tĩnh – three provinces in the northern Central Vietnam. The paper tries to clarify sources of income for households with migrant laborers and share of the exogenous source, that is, money sent by migrant laborers to their families in home provinces, in the household total income, thereby offering policy implications that support socioeconomic development in Vietnam in general and in northern Central Vietnam in particular. Từ khóa: Tác động di dân, thu nhập nông hộ, lao động di cư, nguồn ngoại sinh. Keywords: Migration effect, rural household income, migrant labor, exogenous source. Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 99  1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU M.P. Todaro (1969) đưa ra mô hình nghiên cứu về nguyên nhân di cư; và được tiếp tục phát triển bởi W. Corden, R. Findlay (1975), J.R. Harris, M.P. Todaro (1970), P. Zarembka (1972), và J. Stiglitz (1974). Mô hình này bắt nguồn từ vấn đề thu nhập của khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị (J.R. Harris, M.P. Todaro, 1970), người lao động so sánh các cơ hội nâng cao thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị, từ đó đưa ra quyết định di cư tìm việc làm (Kevin Honglin Zhang & cộng sự, 2003). Knight & Song (1999), Rozelle, Guo, Shen, Hughart & Giles (1999), Zhao (1999) khẳng định rằng di cư tạo ra những biến đổi lớn trong khu vực nông thôn. Các hoạt động phi nông nghiệp của nông dân trong khu vực nông thôn lúc nông nhàn sẽ giảm dần bởi sự chuyển dịch lao động (De Brauw, Rozelle, Zhang, Huang, & Zhang, 2002). Người di cư gửi tiền về góp phần đáng kể trong việc cải thiện năng suất lao động của nông hộ có lao động di cư (Alan De Brauw & Scott Rozelle, 2008), cũng như nâng cao đời sống của những nông hộ này (Deininger, Jin, & Rozelle, 2003) v.v.. Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề di dân nhưng mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra các lí do về tình trạng di dân nông thôn hoặc lí giải việc di dân nông thôn sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nông hộ có lao động di cư bởi lao động di cư thường xuất thân từ gia đình nghèo, gặp khó khăn về nguồn lực (Mariapia Mendola, 2008). Tuy nhiên, khi tình trạng di dân diễn ra nhiều thì sự phát triển bền vững của các địa phương có lao động di cư sẽ như thế nào? Và đời sống của nông hộ có lao động di cư và nông hộ không có lao động di cư có khác biệt nhiều không thì lại chưa được nhiều nhà khoa học chú ý, đặc biệt là ở VN nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng. Chính vì vậy, bài viết này phân tích thực trạng thu nhập của các nông hộ có lao động di cư và so sánh sự khác biệt giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư về tình trạng nghèo đói và sở hữu tài sản ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu cũng tập trung làm rõ thu nhập từ người thân di cư gửi về đóng góp bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của nông hộ, từ đó đề xuất một số khuyến nghị để giải quyết tình trạng di cư từ nông thôn đến thành thị tìm việc làm ở Bắc Trung Bộ trong giai đoạn tới. 100 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2.1. Khái niệm về di dân Di dân là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc là quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính - địa lí nhất định. Nhìn chung, khái niệm này thường được các nhà nghiên cứu định nghĩa không giống nhau. Theo Lee (1966) di dân là sự thay đổi cố định nơi cư trú. Mangalam & Morgan (1968) cho rằng di dân là sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của người di cư ra khỏi cộng đồng đang sống từ một đơn vị địa lí khác. Mặt khác, Paul Shaw định nghĩa di dân là hiện tượng di chuyển khỏi tập thể từ địa điểm này đến địa điểm khác, trên cơ sở quyết định của người di cư, dựa vào một loạt giá trị trong hệ thống các mối quan hệ qua lại của người di cư. Đối với VN, di dân được định nghĩa là sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác đó là chuyển đến một huyện khác, thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác trong khoảng thời gian nhất định. 2.2. Khái quát thu nhập của nông hộ Cuộc sống của đa số người nông dân, đặc biệt các hộ thuần nông và các vùng sản xuất gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Tình trạng nghèo, đói, cơ sở phúc lợi yếu kém, đời sống văn hóa tinh thần thiếu so với thành thị. Sản xuất nông nghiệp chi phí cao và nhiều rủi ro Chênh lệch thu nhập và mức sống đã tạo nên lực đẩy chủ yếu tạo dòng người di cư vào thành thị. Theo Harris – Todaro, vấn đề di cư nông thôn ra thành thị xét về cường độ và quy mô, được khảo sát bằng hàm số về mức độ di cư (Mt). Mt = F (Wu-Wr). Wu: Mức lương kì vọng ở thành thị Wr: Mức thu nhập ở nông thôn Wu-Wr: Chênh lệch thu nhập thành thị so với nông thôn Nhiều tài liệu điều tra về thu nhập ở VN cho thấy mức thu nhập và đời sống ở thành phố cao hơn nhiều lần so với nông thôn. Thành phố và các khu công nghiệp còn mang lại nhiều cơ hội việc làm và có mức thu nhập cao; tuy nhiên, lao động di cư vào thành phố kiếm được việc làm và hòa nhập vào nền kinh tế đô thị hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng do kì vọng sẽ tìm kiếm được việc làm và thu nhập tốt hơn, nên người lao động di cư từ nông thôn vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thách thức, bởi không có lựa chọn Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 101  nào khác. Mỗi khi chênh lệch thu nhập và cuộc sống giữa thành thị và nông thôn còn có khoảng cách. 2.3. Tác động của di dân Việc dịch chuyển dân cư và sự điều chỉnh lực lượng lao động đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của VN. Di cư đóng góp vào sự phát triển kinh tế thông qua: - Dòng người di cư đã bổ sung lực lượng lao động đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế ở thành thị, giúp các nhà tuyển dụng tiếp cận nguồn lao động một cách có hiệu quả, nhưng giá thấp bởi vì sự cung cấp lao động cần phải duy trì mức lương cạnh tranh cho các nhà tuyển dụng. - Di cư trong nước giúp giảm nghèo đói cụ thể là: Tăng khả năng kiếm tiền đáng kể so với thu nhập của người không di cư tại nông thôn; có ảnh hưởng tích cực với kinh tế địa phương tại những nơi đến vì các khoản chi tiêu của người di cư; gửi tiền về quê hương để đầu tư cho các hoạt động tăng thu nhập, đầu tư kinh doanh, trả nợ, chi trả tiền chữa bệnh, tiền tiêu dùng của gia đình, tiếp cận các kĩ năng làm việc và hiểu biết thông tin về thị trường, nắm bắt khả năng kĩ thuật về áp dụng tại quê hương. - Dòng di cư này góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước dành cho các dịch vụ tại những nơi họ rời đi, trong khi đến nơi sinh sống họ lại ít được chính quyền hỗ trợ. 3. KHUNG NGHIÊN CỨU Đối với hộ gia đình nông dân, trước sức ép từ sự biến đổi xã hội, để tồn tại, nông dân không chỉ thực hiện các hoạt động nông nghiệp mà còn phải tiến hành các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (Davis-Brown, K., & Salamon, S. 1987). Thực tế chứng minh các hoạt động phi nông nghiệp được nông dân các nước có nền kinh tế chuyển đổi đóng góp từ 20-70% thu nhập của nông hộ (Adams, 2001; Benjamin, 1992; De Brauw & cộng sự., 2002; De Brauw & Rozelle, 2008; Wang, Herzfeld, & Glauben, 2007; Yu & Zhao, 2009). Ngoài các khoản tiền thu được từ tham gia vào thị trường lao động, người dân nói chung, nông dân nói riêng còn được thu nhập từ các khoản cho thuê tài sản, các khoản trợ cấp của Chính phủ và hỗ trợ từ gia đình, người thân (Christina Pantazis, 2006). Từ những quan điểm trên tác giả cho rằng thu nhập của người dân nói chung, người nông dân nói riêng được hình thành trên hai nguồn cơ bản: nội sinh và ngoại sinh. Thu nhập của hộ gia đình được tính dựa trên toàn bộ thu nhập mà các thành viên trong gia đình đó đóng góp. 102 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   Nguồn nội sinh trong thu nhập cho hộ gia đình được tạo ra từ việc các thành viên trong gia đình trực tiếp tham gia vào thị trường lao động. Đối với hộ nông dân, nguồn nội sinh được hình thành từ các khoản: (i) Thu từ hoạt động nông nghiệp; và (ii) Các khoản thu từ hoạt động phi nông nghiệp mà các thành viên trong gia đình thực hiện trên địa bàn. Nguồn ngoại sinh trong thu nhập của nông hộ được hình thành từ các khoản hỗ trợ từ bên ngoài. Đối với hộ nông dân, nguồn ngoại sinh bao gồm: (i) Các khoản thu từ trợ giúp trực tiếp bằng tiền của Chính phủ; và (ii) Các khoản hỗ trợ từ người di cư gửi về. Các khoản thu từ vay ngân hàng, bạn bè hay thậm chí từ việc bán tài sản đều không được tính vào thu nhập của hộ nông dân bởi những khoản thu này được huy động từ vay mượn và gia đình sẽ phải tích góp để trả nợ, hoặc từ bán tài sản, cái mà gia đình đã tích góp được. Nghiên cứu này không cho rằng thu từ bảo hiểm là một trong những nguồn hình thành thu nhập của nông hộ bởi muốn nhận được khoản tiền này thì đối tượng thụ hưởng phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội tối thiểu 20- 25 năm. Tuy nhiên, sự tham gia đóng góp của người nông dân VN hiện nay vào hệ thống bảo hiểm còn rất hạn chế, số người có khả năng thu nhập từ bảo hiểm vì vậy không nhiều. Thu nhập của hộ nông dân do đó được tính toán trong nghiên cứu này như sau: Yse = f(Iagr , Ip-agr , Is-agr , Bgov, Sf), trong đó: Yse : Thu nhập thực tế của hộ gia đình. Iagr : Thu từ hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác) sau khi trừ các chi phí sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chi phí nông nghiệp khác). Is-agr : Thu từ hoạt động dịch vụ sau khi trừ các chi phí sản xuất, phí đầu vào dịch vụ của nông dân lúc nông nhàn. Ip-agr : Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi trừ các chi phí sản xuất phi kinh doanh của nông dân lúc nông nhàn. Bgov: Hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ cho các gia đình nông dân thuộc diện nghèo và cận nghèo (tiền điện hàng tháng, bảo hiểm y tế, học phí cho con em hộ nghèo đi học, hỗ trợ gạo, v.v..) Sf: Số tiền mà người di cư gửi về hỗ trợ người thân đang sống ở quê nhà. Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 103  4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thiết kế phiếu điều tra Đối với tình trạng thu nhập của nông hộ nói chung, nông hộ có lao động di cư nói riêng, câu hỏi điều tra được xây dựng theo hướng nông hộ được điều tra sẽ tự điền thông tin về thu nhập của gia đình với các nguồn hình thành từ hoạt động nông nghiệp, hoạt động dịch vụ, hoạt động sản xuất, thu từ trợ giúp của Nhà nước, từ trợ giúp của người thân. Để đảm bảo tính chính xác cho quá trình điều tra, nghiên cứu sử dụng thang đo danh nghĩa (còn gọi là thang đo định danh hoặc thang đo phân loại) để thực hiện kiểm tra chéo giữa thu nhập thực tế của từng hộ với vị trí của hộ gia đình theo 5 nhóm phân vị: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo. Phiếu điều tra xác định số nhân khẩu của từng hộ gia đình, bởi nó không chỉ giúp nghiên cứu xem xét tình trạng lao động của từng hộ để biết xem tỉ lệ phụ thuộc của các hộ thuộc ở nhóm thu nhập khác nhau. Thêm vào đó, việc xác định số nhân khẩu của từng hộ còn là căn cứ để xác định thu nhập thực tế của từng thành viên trong các hộ được điều tra. 4.2. Phương pháp phân tích Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để so sánh, phân tích tình hình thu nhập, tích lũy, tiêu dùng, sở hữu tài sản và nhận định của họ về việc thực thi các chính sách tác động đến thu nhập của những hộ gia đình nông dân nói chung, và những nông hộ có lao động di cư về kinh tế nói riêng. Đối với thu nhập của hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích làm rõ sự chênh lệch trong đóng góp từ nguồn nội sinh và ngoại sinh vào tổng thu nhập của hộ nông dân; làm rõ đâu là nguồn thu nhập chính của hộ nông dân nói chung và hộ có lao động di cư trong giai đoạn hiện tại ở các địa bàn được điều tra. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 5.1. Thu nhập hàng năm của các hộ gia đình phân theo nguồn hình thành Thu nhập hàng năm của các hộ gia đình phân theo nguồn hình thành ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra 325 nông hộ chia theo nguồn thu từ các hoạt động (nông nghiệp, ngành nghề và dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh....) kết quả được trình bày ở Bảng 1. 104 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   Bảng 1. Thu nhập hàng năm của các hộ gia đình theo nguồn hình thành ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ STT Chỉ tiêu Tổng số quan sát Thấp nhất (triệu đồng) Cao nhất (triệu đồng) Trung bình (triệu đồng) Tổng thu nhập của một nông hộ 325 1,20 141,00 42,05 1 Thu từ nông nghiệp của nông hộ 325 0,00 70,00 11,54 Trong đó - Thu từ trồng trọt 325 0,00 40,00 5,93 - Thu từ chăn nuôi 325 0,00 30,00 5,60 2 Thu từ hoạt động ngành nghề và dịch vụ của nông hộ lúc nông nhàn 325 0,00 42,00 8,76 3 Thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nông hộ lúc nông nhàn 325 0,00 84,40 21,76 4 Tiền của thành viên trong gia đình gửi về của nông hộ 325 0,00 25,00 1,97 5 Tiền từ trợ cấp của Nhà nước của nông hộ 325 0,00 21,60 0,64 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Bảng 1 cho thấy nguồn thu từ ngoại sinh cao nhất cũng chưa tới 1/3 tổng thu nhập của gia đình (ở mức cao nhất từ nguồn ngoại sinh là 46,6 triệu đồng/nông hộ/năm so với tổng thu nhập là 141 triệu đồng/nông hộ/năm). Trong nguồn ngoại sinh thì hỗ trợ từ Nhà nước cho các hộ gia đình khó khăn cũng chỉ ở mức nhất định, chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu từ ngoại sinh, một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn thu của hộ gia đình. Nguồn thu từ nội sinh vẫn là nguồn đảm bảo thu nhập vững chắc cho các gia đình. Trong nguồn nội sinh, mặc dù nông nghiệp là hoạt động chính đối với nông hộ, nhưng tổng số tiền mà nông hộ có được từ hoạt động nông nghiệp lại thấp hơn so tổng số tiền mà họ kiếm được từ hoạt động phi nông nghiệp ở cả 3 tỉnh thành được điều tra tại khu vực Bắc Trung Bộ. Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 105  5.2. Sự khác nhau về thu nhập giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư (theo nguồn hình thành thu nhập) Để thấy được sự khác nhau về nguồn hình thành thu nhập giữa nông hộ có lao động di cư và nông hộ không có lao động di cư, tác giả đã tiến hành khảo sát 325 nông hộ với 2 nhóm (hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư) với kết quả ở Bảng 2. Bảng 2. Nguồn thu hình thành thu nhập của hộ gia đình ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Có lao động di cư Không có lao động di cư Cao nhất Trung bình Cao nhất Trung bình Tổng thu nhập của một nông hộ 141,00 51,70 126,70 39,67 1 Thu từ nông nghiệp của nông hộ 70,00 12,65 35,60 10,36 Trong đó - Thu từ trồng trọt - Thu từ chăn nuôi 40,00 6,46 19,90 5,50 30,00 6,20 17,00 4,86 2 Thu từ hoạt động ngành nghề và dịch vụ của nông hộ lúc nông nhàn 25,70 9,97 42,00 7,93 3 Thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nông hộ lúc nông nhàn 65,80 24,01 84,40 20,16 4 Tiền của thành viên trong gia đình gửi về của nông hộ 25,00 4,36 0,00 0,00 5 Tiền từ trợ cấp của Nhà nước của nông hộ 21,60 0,71 5,50 0,74 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Bảng 2 cho thấy các nguồn hình thành thu nhập của các hộ gia đình có lao động di cư và các hộ gia đình không có lao động di cư ở 3 tỉnh thành thì thu nhập ở các hộ gia đình có lao động di cư thường cao hơn so với thu nhập ở các hộ gia đình không có lao động di cư: (ở nông hộ có lao động di cư mức thu nhập cao nhất và mức trung bình lần lượt là 141 triệu đồng/nông hộ/năm và 51,7 triệu đồng/ nông hộ/năm; tương ứng ở nông hộ không có lao động di cư là 126,7 triệu đồng/nông hộ/năm và 29,67 triệu đồng/nông hộ/năm). Trong các khoản hình thành thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ, 106 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   nguồn thu từ trồng trọt cao hơn chăn nuôi; còn đối với các khoản hình thành thu nhập ngoài nông nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều đem lại thu nhập cao hơn so với hoạt động ngành nghề và dịch vụ đối với nông hộ. Khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nông hộ lúc nông nhàn (là khoản thu của các nông hộ trong thời gian không tham gia sản xuất nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Ví dụ: lúc nông nhàn không phải mùa vụ sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn có thể đi bán kem, thu mua sắt vụn v.v.. Đây là khoản thu nhập cao nhất (84,4 triệu đồng/nông hộ/năm) của hộ không có lao động di cư và đối với hộ có lao động di cư khoản này chỉ đứng sau khoản thu từ hoạt động nông nghiệp (65,80 triệu đồng/nông hộ/năm). 5.3. Nguồn hình thành thu nhập của các nông hộ có lao động di cư theo nhóm thu nhập Khi xét về nguồn hình thành thu nhập của các nông hộ có lao động di cư theo 4 nhóm thu nhập (hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo). Kết quả điều tra cho thấy khoảng cách tổng thu nhập giữa các nhóm nông hộ này khá cao (141 triệu đồng/nông hộ/năm, mức cao nhất cử nhóm nông hộ khá so với mức thấp nhất 26,1 triệu đồng/nông hộ/năm, mức thấp nhất của nhóm nông hộ nghèo) Bảng 3. Bảng 3. Thu nhập hàng năm của nông hộ có lao động di cư ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo TB Cao nhất TB Cao nhất TB Cao nhất TB Cao nhất Tổng thu nhập của một nông hộ 72,1 141 50,6 100,0 44,6 77,3 26,1 48,1 1 Thu từ nông nghiệp của nông hộ 14,0 70,0 13,1 50,0 11,3 15,5 10,4 17,0 Trong đó - Thu từ trồng trọt 7,6 40,0 6,3 28,0 6,5 10,7 5,1 8,7 - Thu từ chăn nuôi 6,4 30,0 6,7 22,0 4,9 9,8 5,3 10,5 2 Thu từ hoạt động ngành nghề và dịch vụ của nông hộ lúc nông nhàn 15,4 25,7 10,2 21,7 8,7 17,8 2,4 6,6 3 Thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nông hộ lúc nông nhàn 38,7 65,8 23,6 50,0 17,8 34,5 7,4 14,5 Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 107  4 Tiền của thành viên trong gia đình gửi về của nông hộ 4,0 19,8 3,7 25,0 6,6 11,0 5,2 15,0 5 Tiền từ trợ cấp của Nhà nước của nông hộ 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2 3,5 0,7 10,8 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Bảng 3 cho thấy có một vài hộ từ trung bình trở lên không có thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, còn lại các hộ ở dưới mức thu nhập trung bình đều có một khoản thu tối thiểu từ hoạt động nông nghiệp cả năm. Các hộ nghèo có lao động di cư thì khả năng kiếm tiền từ hoạt động nông nghiệp là thấp nhất, thậm chí chỉ khoảng 50% so với hộ cận nghèo. Theo kết quả điều tra, rất khó kết luận là lao động di cư của gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ gửi tiền về nhiều hơn so với gia đình có điều kiện kinh tế kém hơn và ngược lại. Nói cách khác, đối với nguồn ngoại sinh, kết quả điều tra phát hiện nguồn tiền từ thành viên của gia đình gửi về cao hay thấp không phụ thuộc và tình trạng kinh tế hiện tại của hộ, mà do khả năng của lao động cũng như tích trữ của thành viên di cư gửi về. Tuy nhiên, có điểm chung là có thể lao động di cư không tích lũy được để gửi về cho gia đình ở các nhóm hộ được điều tra. Ngược lại, đối với khoản tiền mà nông hộ nhận được từ trợ giúp từ Chính phủ, hộ càng nghèo thì khả năng nhận được trợ giúp bằng tiền của Chính phủ càng tăng. 5.4. Sự khác biệt về thu nhập giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ (theo nguồn hình thành thu nhập) Khi xét về nguồn hình thành thu nhập của các hộ gia đình có người di cư và các hộ gia đình không có lao động di cư ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh kết quả điều tra được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Nguồn thu hình thành thu nhập bình quân của HGĐ ĐVT: triệu đồng Hộ có lao động di cư Chỉ tiêu Hà Tĩnh Nghệ An Thanh Hóa Tổng thu nhập của một nông hộ 100% 76,8 100% 51,4 100% 45,3 1 Thu từ nông nghiệp của nông hộ 15,4% 11,8 25,3% 13,0 23,2% 10,5 Trong đó - Thu từ trồng trọt 8,1% 6,2 12,6% 6,5 13,9% 6,3 - Thu từ chăn nuôi 7,3% 5,6 12,6% 6,5 9,3% 4,2 108 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   2 Thu từ hoạt động ngành nghề và dịch vụ của nông hộ lúc nông nhàn 15,5% 11,9 20,2% 10,4 14,3% 6,5 3 Thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nông hộ lúc nông nhàn 55,2% 42,4 46,5% 23,9 41,1% 18,6 4 Tiền của thành viên trong gia đình gửi về của nông hộ 13,8% 10,6 6,8% 3,5 19,0% 8,6 5 Tiền từ trợ cấp của Nhà nước của nông hộ 0,0% 0,0% 1,4% 0,7 2,2% 1,0 Hộ không có lao động di cư Chỉ tiêu Hà Tĩnh Thanh Hóa Nghệ An Tổng thu nhập của một nông hộ 100% 41,1 100% 42,2 100% 36,6 1 Thu từ nông nghiệp của nông hộ 27,5% 11,3 29,6% 12,5 26,5% 9,7 Trong đó - Thu từ trồng trọt 14,6% 6,0 14,2% 6,0 14,2% 5,2 - Thu từ chăn nuôi 12,9% 5,3 15,4% 6,5 12,3% 4,5 2 Thu từ hoạt động ngành nghề và dịch vụ của nông hộ lúc nông nhàn 20,4% 8,4 19,9% 8,4 20,8% 7,6 3 Thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nông hộ lúc nông nhàn 52,1% 21,4 50,5% 21,3 52,7% 19,3 4 Tiền của thành viên trong gia đình gửi về của nông hộ 0,0% 0,0 0,0% 0,0 0,0% 0,0 5 Tiền từ trợ cấp của Nhà nước của nông hộ 2,7% 1,1 3,1% 1,3 3,8% 1,4 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Bảng 4 cho thấy Nghệ An là tỉnh có thu nhập bình quân của hộ gia đình có lao động di cư phụ thuộc vào nông nghiệp là nhiều nhất (25,3%), Hà Tĩnh là tỉnh mà thu nhập bình quân của các hộ gia đình có lao động di cư phụ thuộc vào phần lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh (55,2%). Nhìn chung, đối với nguồn ngoại sinh, các hộ có lao động di cư thì nguồn ngoại sinh thường cao hơn so với các nông hộ không có lao động di cư. Hà Tĩnh là tỉnh có mức tỉ lệ đóng góp của nguồn ngoại sinh vào tổng thu nhập của nông hộ là cao nhất theo kết quả điều tra (10,6 triệu đồng/nông hộ/năm), trong khi Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 109  đó con số này ở Nghệ An và Thanh Hóa lần lượt là 4,2 triệu đồng/nông hộ/năm và 9,6 triệu đồng/nông hộ/năm. Các hộ gia đình có lao động di cư có thu nhập cao hơn các hộ gia đình không có lao động di cư trên cùng địa bàn nghiên cứu. Điều này được lí giải một phần là do các gia đình có lao động di cư, bình quân mỗi năm nhận được khoảng tối thiểu 5 triệu đồng từ người thân đi làm xa nhà gửi về. Khoản tiền này chiếm khoảng 12% thu nhập bình quân hàng năm của nông hộ. Trong khi đó, với các gia đình không có người lao động di cư, họ chỉ nhận được tiền dưới các hình thức hỗ trợ thăm hỏi của người thân ở xa về thăm quê. 5.5. Thu nhập thực tế bình quân 1 người dân ở hộ có lao động di cư Để đánh giá chính xác mức sống của nông hộ có lao động di cư ở ba tỉnh có khác nhau hay không ta cần sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp (thu nhập thực tế bình quân một người dân, thu nhập bình quân hộ gia đình, số lao động trung bình một gia đình, tình trạng nhân khẩu trung bình). Kết quả điều tra được thể hiện ở Hình 1. Hình 1. Thu nhập và nhân khẩu hộ có lao động di cư thực tế bình quân ở 3 tỉnh điều tra Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Các hộ gia đình ở các tỉnh khác nhau có nhân khẩu và số lao động là không đồng nhất; chính vì thế, khi xét riêng thu nhập của từng thành viên trong các hộ gia đình ở các tỉnh qua phiếu điều tra tác giả nhận thấy: Mặc dù Hà Tĩnh là tỉnh mà thu nhập thực tế bình quân của hộ gia đình là cao nhất, nhưng do số nhân khẩu của những hộ gia đình 110 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   điều tra ở Hà Tĩnh lại tương đối lớn, đứng thứ 1 trong 3 tỉnh điều tra. Thu nhập thực tế bình quân đầu người của Hà Tĩnh, do vậy, chỉ đứng thứ 2 (9,92 triệu đồng/nhân khẩu/năm). Trong khi đó ở Nghệ An, mặc dù thu nhập thực tế của hộ gia đình đứng sau Hà Tĩnh; tuy nhiên, tình trạng nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình của Nghệ An lại không cao, đứng trên Thanh Hóa. Thu nhập thực tế bình quân đầu người của Nghệ An, do đó, đứng ở vị trí hàng đầu (10,65 triệu đồng/nhân khẩu/năm). Còn ở Thanh Hóa, dù nhân khẩu trung bình của một hộ thấp nhưng do thu nhập thực tế bình quân của hộ gia đình lại là thấp, do đó thu nhập thực tế bình quân đầu người ở Thanh Hóa là thấp nhất (9,82 triệu đồng/nhân khẩu/năm). 6. GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP Nhìn chung, nông hộ có lao động di cư đạt thu nhập cao hơn so với các nông hộ không có lao động di cư. Điều này là do các nông hộ có lao động di cư nhận nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp và nguồn thu ngoại sinh đều cao hơn so với các nông hộ không có lao động di cư. Vì vậy, tỉ lệ nông hộ bị rơi vào tình trạng nghèo và cận nghèo của các nông hộ có lao động di cư ít hơn so với tình trạng của các nông hộ không có lao động di cư khi xét về tỉ lệ theo mẫu điều tra. Tuy nhiên, tình trạng di cư ngày càng tăng của lao động trẻ, lao động trụ cột trong gia đình đã và đang gây ra những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững trong khu vực nông thôn. Đó là tình trạng lao động trụ cột ở lại không chỉ phải chịu áp lực về tổ chức quản lí các hoạt động kinh tế của gia đình mà còn phải thực hiện tất cả các trách nhiệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cũng như chăm sóc bố mẹ già. Thậm chí, khi mà cả cha và mẹ di cư tìm việc làm thì trách nhiệm nuôi dưỡng con cái được chuyển sang cho ông (bà). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tâm lí của trẻ em trong các gia đình có lao động di cư (việc sống xa cha, mẹ hoặc chỉ được sự nuôi dưỡng của ông bà dễ làm trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội), mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc về cơ cấu dân số, đặc biệt là sự phát triển bền vững của thị trường lao động khu vực nông thôn (việc thiếu hụt lao động sẽ là một rào cản lớn đối với chính quyền địa phương trong việc kêu gọi, mời chào các doanh nghiệp và đầu tư). Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số gợi ý chính sách và giải pháp để góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương cũng như giảm thiếu tác động tiêu cực của hiện tượng di dân ở khu vực Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. 6.1. Gợi ý chính sách Trong giai đoạn hiện tại, để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tình trạng di cư nông thôn ra thành thị, tác giả cho rằng chính quyền trung ương, địa phương các tỉnh Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 111  Bắc Trung Bộ cần tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng xã hội như nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở nuôi dạy trẻ trong khu vực nông thôn. Sự phát triển của hệ thống này một mặt giúp cho các gia đình có người di cư yên tâm hơn về khả năng dính líu đến các tệ nạn xã hội của con cái họ, mặt khác đây cũng là cơ sở bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực nông thôn trong giai đoạn tới. Thêm vào đó, các hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho những đối tượng còn lại ở khu vực nông thôn cũng nên được quan tâm nhiều hơn nữa. Các hoạt động này nên được triển khai bởi các tổ chức xã hội ở địa phương như hội phụ nữ, hội người cao tuổi, v.v.. 6.2. Giải pháp Thứ nhất, ưu tiên đầu tư hạ tầng kĩ thuật và xã hội trong khu vực nông thôn. Sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở này là điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Các điều kiện về giao thông, điện, nước được phát triển giúp cho địa phương thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, và đó chính là cơ hội để khu vực nông thôn thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp liên quan đến việc sản xuất, chế biến các mặt hàng nông thủy sản với khả năng tạo việc làm cho nhiều lao động. Khi mà các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp trong khu vực nông thôn được hình thành thì các lao động có trình độ kĩ thuật thay vì phải ra thành phố tìm việc có thể đến làm việc tại những doanh nghiệp ở những khu này. Nói một cách khác, với sự đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật trong khu vực nông thôn, tình trạng di cư giữa các tỉnh sẽ giảm và thay vào đó là tình trạng di cư “tại chỗ”, cái mà không ảnh hưởng xấu đến biến đổi cơ cấu dân số, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình cũng như duy trì nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của địa phương trong dài hạn. Thứ hai, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ các nhà quản lí làm việc ở khu vực nông thôn. Việc bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức, nhận thức cho nhóm đối tượng này không chỉ giúp khu vực nông thôn có được những biện pháp nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài đầu tư vào địa phương, hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực này, từ đó có được những cơ hội để phát triển kinh tế xã hội địa phương một cách bền vững. Thứ ba, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc nảy sinh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn. 112 | Nguyễn Hoài Nam | 98 - 113   Nhìn chung, đánh giá của cán bộ và nông dân có sự khác nhau, cán bộ thường đánh giá cao hơn nông dân ở mọi chỉ tiêu, nhưng tác động của di dân nông thôn ra thành thị đến sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn chưa mạnh, mới ở mức độ trung bình, trong đó những vấn đề xã hội bức xúc nhất trong nông thôn như đảm bảo đời sống cho người già, chăm sóc y tế cho người dân, đời sống vật chất và điều kiện lao động của nông dân là những vấn đề bức xúc nhất mà chính sách xã hội đối với khu vực nông thôn cần quan tâm giải quyết Tài liệu tham khảo Adams, Richard H (2001), Nonfarm Income, Inequality, and Poverty in Rural Egypt and Jordan, Policy Research Working Paper No. 2572, The World Bank. Benjamin, D. (1992), “Household Composition, Labor Markets, and Labor Demand: Testing for Separation in Agricultural Household Models”, Econometrica, 60(2), 287–322 Davis-Brown. K., & Salamon, S. (1987), “Farm Families in Crisis: An Application of Stress Theory to Farm Family Research”, Family Relations, 36(4), De Brauw (2002), “Household Expenditure on Malaria Prevention and Treatment for Families in the Town of Bobo-Dioulasso, Burkina Faso”, Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, Volume 88, Issue 3, May–June 1994, Pages 285-287. De Brauw, A., & Rozelle, S. (2008), “Migration and Household Investment in Rural China”, China Economic Review, 19(2), 320–335. De Brauw, A., Huang, J., Rozelle, S., Zhang, L., & Zhang, Y. (2002), “The Evolution of China's Rural Labor Markets During the Reforms”, Journal of Comparative Economics, 30(2), 329–353. De Brauw. A & S Rozelle. S, (2008), “Migration and Household Investment in Rural China”, China Economic Review 19 (2008) 320–335. Deininger, Jin, & Rozelle (2003), “How Does Public Assistance Affect Family Expenditures? The Case of Urban China”, World Development, Vol. 38, No. 7, pp. 989–1000. Di Domenico. M, Miller. G (2012), “Farming and Tourism Enterprise: Experiential Authenticity in the Diversification of Independent Small-Scale Family Farming”, Tourism Management, 33 (2012) Getzner. M, (2002), “The Quantitative and Qualitative Impacts of Clean Technologies on Employment”, Journal of Cleaner Production, Volume 10, Issue 4, Pages 305–319 Harris. J.R, Todaro. M.P (1970), “Migration, Unemployment, and Development: A Two-Sector Analysis”, American Economic Review, 60 (1970, March), pp. 126–142 Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 113  Kevin Honglin zang (2003), Development of Rural Industrial Estate: Directions and Issues, Korea Rural Economic Institute Report, Seoul. Knight & Song (1999), “Regional Difference in New Firm Formation and Policy for Promoting Rural Enterprises”, Institute for Human Settlement Planning Information Bulletin 154: 30-40. Lee (1966), Strategies for Rural Nonfarm Industries, Korea Rural Economic Institute Report, Seoul. Mai Ngọc Cường (2008), Cơ sở khoa học của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở VN tới năm 2015, Đề tài cấp nhà nước KX 02.02/06-2010. Mangalam & Morgan (1968), “Family Expenditure Data, Heteroscedasticity and the Law of Demand”, Ricerche Economiche (1993) 47, 137-165. Mendola. M (2008), “Migration and Technological Change in Rura Households: Complements or Substitutes”, Journal of Development Economics, 85 (2008) 150–175. Nguyễn Hoài Nam (2012), “Việc làm cho lao động nông thôn VN trong thời kì hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 407, tháng 04/2012, trang 50-56. Pantazis, C. (2006), Poverty and Social Exclusion in Britain, The Policy Press. Phạm Ngọc Dũng (2009), Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở VN hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Rozelle, Guo, Shen, Hughart, & Giles (1999), Evaluation of Off - Farm Income Policy and Its Long- term Development Strategy in Korea, Korea Rural Economic Institute Report C 91-12. Stiglitz. J (1974) “Wage Determination and Unemployment in LDCs”, Quarterly Journal of Economics, 88 (1974), pp. 194–227. Todaro. M.P. (1969), “A Model of Labor Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries”, American Economic Review, 59 (1969, March), pp. 138–148. W.Corden, R.Rindlay (1975), “Urban Unemployment, Intersectoral Capital Mobility and Development Policy”, Economica, pp. 59–78. Wang, X., Herzfeld, T., & Glauben, T. (2007), “Labor Allocation in Transition: Evidence from Chinese Rural Households”, China Economic Review, 18(3), 287–308. Yu, X., & Zhao, G. (2009), “Chinese Agricultural Development in 30 Years: A Literature Review”, Frontiers of Economics in China, Vol.4(4), 633–648. Zarembka. P (1972), Toward a Theory of Economic Development, Holden-Day, San Francisco, CA (1972). Zhao (1999) “Sahwoe Ganjupjabon ie Jiyuk Kyungje Sungjang ei Michin Hyokwa” (Impact of Infrastructure on Regional Economic Growth), Journal of Korean Economic Studies 9: 3-25.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_di_dan_doi_voi_thu_nhap_cua_nong_ho_o_mot_so_tinh_b.pdf
Tài liệu liên quan