Tác động làm sạch bề mặt lưỡi trên bệnh nhân hôi miệng

Trong nghiên cứu hiện tại, mặc dù việc làm sạch bề mặt lưỡi có tác dụng làm giảm hôi miệng đối với bệnh nhân bị viêm nha chu. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân này không để cải thiện hoàn toàn tình trạng hôi miệng nếu không điều trị nha chu. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi khác với một nghiên cứu trước đây của Quirynen và cs, cho rằng điều trị nha chu và chải lưỡi có tác dụng rất ít làm giảm nồng độ của hỗn hợp khí VSCs trên những bệnh nha bị viêm nha chu trung bình, trừ khi phối hợp với nước súc miệng kháng khuẩn(12). Sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu có thể do tiêu chí chọn mẫu khác nhau. Quirynen đã chọn những bệnh nhân không tồn tại mảng bám lưỡi tại thời điểm ban đầu, còn trong thử nghiệm hiện tại, chúng tôi không đưa ra tiêu chí này trong quá trình chọn mẫu. Điều trị bệnh nha chu và làm sạch mảng bám lưỡi, mục đích chính là loại bỏ và ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng, lại phụ thuộc chủ yếu vào quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, cần nhấn mạnh về sự chăm sóc răng miệng cá nhân để phòng ngừa và điều trị hôi miệng. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra phác đồ điều trị hôi miệng thích hợp trên những nhóm bệnh nhân có tình trạng nha chu khác nhau. Ngoài ra, việc giáo dục về nguyên nhân gây hôi miệng, cách làm giảm mảng bám cùng với lượng vi khuẩn sinh khí VSCs trong miệng là thật sự cần thiết trong việc phòng ngừa, và điều trị bệnh nhân hôi miệng nói riêng và cộng đồng nói chung

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động làm sạch bề mặt lưỡi trên bệnh nhân hôi miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 191 TÁC ĐỘNG LÀM SẠCH BỀ MẶT LƯỠI TRÊN BỆNH NHÂN HÔI MIỆNG Phạm Anh Vũ Thụy* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tác động của việc làm sạch bề mặt lưỡi lên tình trạng hôi miệng trên bệnh nhân có hay không bị viêm nha chu. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân (58 bệnh nhân không bị viêm nha chu và 51 bệnh nhân bị viêm nha chu) được chẩn đoán hôi miệng bằng phương pháp ngửi mùi (organoleptic test - OT) và dùng máy Oral Chroma. Tại thời điểm ban đầu, bệnh nhân được khám và đánh giá về tình trạng nha chu (chảy máu nướu, túi nha chu và độ mất bám dính), và tình trạng vệ sinh răng miệng (mảng bám răng và mảng bám lưỡi). Mức độ vi khuẩn trên bề mặt lưỡi được đánh giá bằng thuốc thử BANA. Tất cả bệnh nhân được hướng dẫn và làm sạch bề mặt lưỡi trong 7 ngày. Riêng nhóm bị viêm nha chu, tiếp theo được điều trị nha chu không phẫu thuật. Tình trạng hôi miệng và răng miệng được đánh giá lại sau mỗi thời điểm điều trị. Kết quả: Tại thời điểm ban đầu, các chỉ số hôi miệng (OT, H2S và CH3SH) ở nhóm bệnh nhân bị viêm nha chu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không bị viêm nha chu. Sau khi làm sạch bề mặt lưỡi, ở nhóm bệnh nhân không bị viêm nha chu, có sự giảm hôi miệng rõ rệt: OT từ 2.33 xuống 1,21, H2S từ 5,62 xuống 1,10 và CH3SH từ 3,00 xuống 0,41 (p<0,001). Ở nhóm bệnh nhân bị viêm nha chu, sau khi làm sạch lưỡi, mức độ giảm hôi miệng ít hơn: OT từ 2,82 xuống 2,61, H2S từ 7,63 xuống 4,88 và CH3SH từ 8,92 xuống 5,99 (p<0.01). Tình trạng hôi miệng được cải thiện đáng kể sau khi bệnh nhân tiếp tục điều trị viêm nha chu: OT từ 2,61 xuống 0,94, H2S từ 4,88 xuống 1,13 và CH3SH từ 5,99 xuống 0,27 (p<0,001). Kết luận: Làm sạch bề mặt lưỡi cho thấy là biện pháp hữu hiệu nhất điều trị hôi miệng trên bệnh nhân không bị viêm nha chu. Làm sạch bề mặt lưỡi cũng có tác động làm giảm hôi miệng trên bệnh nhân bị viêm nha chu nhưng sự kết hợp với điều trị nha chu cho thấy có hiệu quả hơn. Từ khóa: Hôi miệng, viêm nha chu, mảng bám lưỡi. ABTRACT THE EFFECT OF TONGUE CLEANING ON PATIENTS WITH ORAL MALODOR Pham Anh Vu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 191 - 197 Objective: To evaluate the effect of tongue cleaning on oral malodor in 2 patients groups: non-periodontitis and periodontitis. Methods: The study was performed on 109 subjects (58 non-periodontitis patients and 51 periodontitis patients), who were diagnosed as oral malodor by Organoleptic Test/OT and Oral Chroma. At the baseline, periodontal status (gingival bleeding on probing, gingival index, pocket depth, clinical attachment level) and oral hygiene status (plaque index, tongue coating) were evaluated. The bacterial levels on tongue coating were examined by BANA test. All subjects were instructed to clean their tongue using a small head tooth brush for 7days. Subjects in the periodontitis group were further provided non-surgical periodontal treatment. Results: At the baseline, there were significantly higher values of OT, H2S and CH3SH in the periodontitis group than those in the non-periodontitis group. After tongue cleaning, reductions were observed in OT (2.33 to 1.21), H2S (5.62 to 1.10) and CH3SH (3.00 to 0.41) in the non-periodontitis group (p<0.001). The degree of * Bộ môn Nha chu-Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. Phạm Anh Vũ Thụy ĐT: 0916810874 Email: pavthuy@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 192 reductions in OT (2.82 to 2.61), H2S (7.63 to 4.88) and CH3SH (8.92 to 5.99) was smaller in the periodontitis group (p<0.01). The periodontal treatment resulted in additional reduction in OT (2.61 to 0.94), H2S (4.88 to 1.13) and CH3SH (5.99 to 0.27) in the periodontitis group (p<0.001). Conclusion: Tongue cleaning was indicated as the most effective approach to oral malodor treatment in non- periodontitis patients. Tongue cleaning also impacted on oral malodor reduction but combination with periodontal treatment was more effective on oral malodor in periodontitis patients. Key words: Oral malodor, periodontitis, tongue coating MỞ ĐẦU Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi có nguyên nhân từ miệng hay ngoài miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 80-90% tình trạng hôi miệng xuất phát từ xoang miệng(2,7). Hôi miệng chủ yếu gây ra bởi những hợp chất chứa lưu huỳnh - Volatile Sulfur Compounds (VSCs) mà thành phần cơ bản là hydrogen sulfide (H2S) và metyl mecaptan (CH3SH), được tạo ra từ quá trình phân hủy protein chứa methionine hoặc cysteine do những vi khuẩn kỵ khí gram âm chủ yếu là Porphyromonas gingivalis, Treponema denticola và Tannerella forsythia. Có sự tương quan dương tính giữa tình trạng hôi miệng và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu, do sự gia tăng các vi khuẩn kể trên trong mảng bám dưới nướu đã góp phần làm gia tăng nồng độ các hợp chất chứa lưu huỳnh(13,17,19). Mảng bám lưỡi chủ yếu tập trung vi khuẩn, một lượng lớn tế bào biểu mô tróc vẩy từ niêm mạc miệng, leukocytes từ túi nha chu và những sản phẩm chuyển hóa từ tế bào máu cũng là một yếu tố quan trọng cho sự tạo thành những hợp chất chứa lưu huỳnh trên bệnh nhân có mô nha chu lành mạnh hay bị bệnh nha chu (5,19). Bề mặt lưng lưỡi có cấu tạo nhiều trũng, rãnh đã tạo môi trường thuận lợi cho việc tích tụ mảng bám và vi khuẩn(1). Vì vậy, làm sạch bề mặt lưng lưỡi và điều trị bệnh nha chu được cho là sẽ cải thiện tình trạng hôi miệng trên bệnh nhân có mô nha chu lành mạnh hay bị viêm nha chu. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mức độ cải thiện tình trạng hôi miệng bằng việc làm sạch bề mặt lưỡi trên bệnh nhân có hay không có bệnh viêm nha chu và tác động của việc điều trị nha chu lên tình trạng hôi miệng ở bệnh nhân bị viêm nha chu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thử nghiệm lâm sàng trên 117 bệnh nhân tuổi từ 25 đến 60, được chẩn đoán hôi miệng và đồng ý tham gia nghiên cứu tại Khoa Nha chu, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP. Hồ Chí Minh năm 2009. Tất cả bệnh nhân đã không điều trị nha chu (cạo vôi, xử lý mặt gốc răng hay phẫu thuật nha chu) và không được hướng dẫn làm sạch bề mặt lưng lưỡi trong vòng 6 tháng trước khi tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân không mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, bệnh ung thư, các rối loạn chức năng về mũi xoang, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa Bệnh nhân mang thai hay đang cho con bú không được tham gia nghiên cứu. Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, 8 bệnh nhân không hoàn tất quá trình điều trị nên loại khỏi mẫu nghiên cứu, vì vậy 109 bệnh nhân (51 nam, 58 nữ, tuổi trung bình là 42,1±8,6) là cỡ mẫu sau cùng trong nghiên cứu này. Đánh giá tình trạng hôi miệng Tình trạng hôi miệng được đánh giá bằng phương pháp ngửi mùi (organoleptic test – OT) và sử dụng máy Oral chroma trước khi tiến hành khám răng miệng. Bệnh nhân được yêu cầu: không được sử dụng những thức ăn có nhiều hành, tỏi trong vòng 48 giờ, không uống rượu, bia, sử dụng nước súc miệng hay hút thuốc trong vòng 12 giờ, không chải răng, chải lưỡi, hay dùng các biện pháp vệ sinh răng miệng trong vòng 2 giờ, không ăn hay uống trong vòng 2 giờ trước khi đánh giá tình trạng hôi miệng. Ngoài ra bệnh nhân được yêu cầu không sử dụng nước hoa hay các mỹ phẩm có mùi thơm trong lúc đánh giá tình trạng hôi miệng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 193 Để đánh giá tình trạng hôi miệng bằng phương pháp ngửi mùi, bệnh nhân được yêu cầu ngậm miệng và thở bằng mũi trong vòng 3 phút. Sau đó bệnh nhân thổi nhẹ qua ống giấy đặt ở giữa một miếng chắn ngăn cách bệnh nhân và người đánh giá. Người đánh giá theo phương pháp này đã được tập huấn và định chuẩn với các chuyên gia khác; và chỉ có một người đánh giá cho tất cả bệnh nhân. Mức độ hôi của hơi thở được đánh giá dựa theo thang đo của Rosenberg: 0, không có mùi; 1 nghi ngờ có mùi hôi, 2, có mùi hôi nhẹ; 3 mùi hôi rõ rệt, 4 mùi hôi nặng; 5 mùi hôi rất nặng(13). Bệnh nhân được chẩn đoán hôi miệng nếu hơi thở được đánh giá từ mức độ 2 trở lên(8). Nồng độ khí sulphile trong hơi thở bệnh nhân được đo bằng máy Oral chroma. Nồng độ ngưỡng gây hôi miệng được sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo nghiên cứu trước đây của Tonzetich: H2S >1.5 ng/10mL và CH3SH > 0,5 ng/10mL(14). Khám răng miệng Tình trạng vệ sinh răng miệng và tình trạng nha chu của các răng, ngoại trừ răng cối lớn thứ ba được đánh giá bởi một bác sĩ cho tất cả bệnh nhân. Tình trạng mảng bám răng và viêm nướu được ghi nhân dựa theo tiêu chí của Lӧe H(3). Độ sâu túi nha chu và mất bám dính lâm sàng được đánh giá tại 6 vị trí của mỗi răng bằng cây thăm dò Williams và ghi nhận giá trị cao nhất cho mỗi răng. Các răng có độ sâu túi nha chu từ 5mm trở lên đều cho thấy có sự mất xương trên phim tia X. Chảy máu nướu được đánh giá trong vòng 30 giây sau khi thăm dò và ghi nhận có hay không cho từng răng(16). Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm nha chu nếu có ít nhất 1 răng có độ sâu túi từ 5mm trở lên và có sự mất xương xác định trên trên phim tia X. Bề mặt lưng lưỡi được chia thành 9 vùng nhỏ. Mảng bám lưỡi của mỗi vùng được đánh giá dựa vào chỉ số của Winkel và Gomez: 0, không có mảng bám, 1, mảng bám mỏng và 2 mảng bám dày. Mảng bám lưỡi của mỗi bệnh nhân được ghi nhận bằng cách cộng các giá trị của 9 vùng(6,18). Mức độ của vi khuẩn P. gingivalis, T. denticola và T. forsythia trong mảng bám lưỡi được phát hiện bằng thuốc thử BANA (N-benzoyl-DL- arginine2-napthilamide) và ghi nhận cho mỗi bệnh nhân như sau: 0, nếu phản ứng âm tính; 1 nếu dương tính yếu và 2 nếu dương tính thật(4). Thiết kế nghiên cứu Sơ đồ can thiệp điều trị hôi miệng đươc cho trong hình 1. Tại thời điểm ban đầu, trong số 117 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 57 bệnh nhân được chẩn đoán viêm nha chu/Nhóm VNC (+) và 60 bệnh nhân không bị viêm nha chu/Nhóm VNC (-). Bệnh nhân trong cả hai nhóm được cấp một bàn chải nhỏ (Dr. Bee, Japan) và được hướng dẫn cách làm sạch bề mặt lưỡi. Bệnh nhân được yêu cầu làm sạch bề mặt lưỡi vào mỗi buổi sáng trước khi chải răng trong vòng 7 ngày tại nhà và sau đó đến khám lại tình trạng răng miệng và hôi miệng vào ngày thứ 8. Bệnh nhân trong nhóm viêm nha chu tiếp theo được điều trị nha chu không phẫu thuật gồm cạo vôi, đánh bóng răng và xử lý bề mặt gốc răng. Sau khi hoàn tất điều trị viêm nha chu, bệnh nhân được đánh giá lại tình trạng răng miệng và hôi miệng. Số lượng bệnh nhân hoàn tất quá trình can thiệp điều trị hôi miệng là 107, trong đó của nhóm VNC (+) là 51 bệnh nhân (26 nam, 25 nữ, tuổi trung bình: 44,7±8,3); và của nhóm VNC (-) là 58 bệnh nhân (25 nam, 33 nữ, tuổi trung bình: 39,9 ± 8,3). KẾT QUẢ Tình trạng hôi miệng và răng miệng tại thời điểm trước khi can thiệp được cho trong Bảng 1. Nhóm bệnh nhân bị viêm nha chu, các giá trị trung bình về chỉ số Organoleptic test (OT); nồng độ khí hydrogen sulfide (H2S), nồng độ khí metyl mecaptan (CH3SH), số răng có chảy máu nướu khi thăm dò (BOP); chỉ số viêm nướu (GI), số răng có túi nha chu (NDP), độ sâu túi nha chu (PD), độ mất bám dính lâm sàng (CAL), chỉ số mảng bám răng (PlI) và chỉ số mảng bám lưỡi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 194 (TC) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không bị viêm nha chu (p<0,05). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số thuốc thử BANA (BANA) giữa 2 nhóm (p=0,55). Sự thay đổi tình trạng hôi miệng của mỗi nhóm được cho thấy trong Bảng 2 và Biểu đồ 1- 3. Sau khi làm sạch bề mặt lưỡi, ở nhóm bệnh nhân không bị viêm nha chu, có sự giảm hôi miệng rõ rệt: OT từ 2,33 xuống 1,21, H2S từ 5,62 xuống 1,10 và CH3SH từ 3,00 xuống 0,41 (p<0,001). Ở nhóm bệnh nhân bị nha chu viêm, sau khi làm sach lưỡi, mức độ giảm hôi miệng ít hơn: OT từ 2,82 xuống 2,61, H2S từ 7,63 xuống 4,88 và CH3SH từ 8,92 xuống 5,99 (p<0,01). Tình trạng hôi miệng được cải thiện đáng kể sau khi bệnh nhân của nhóm này tiếp tục điều trị viêm nha chu: OT từ 2,61 xuống 0,94, H2S từ 4,88 xuống 1,13 và CH3SH từ 5,99 xuống 0,27 (p<0,001). Sự thay đổi tình trạng nha chu và vệ sinh răng miệng được cho thấy trong bảng 2. Đối với nhóm không bị viêm nha chu, sau khi chải lưỡi, có sự giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số GI, PD, PlI, TC, BANA so với trước khi can thiệp (p<0,001). Mặc dù các chỉ số BOP và CAL có giảm so với ban đầu nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đối với nhóm bị viêm nha chu, sau khi chải lưỡi, các chỉ số BOP, GI, PD, PlI, TC và BANA giảm có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị NDP và CAL trước và sau khi chải lưỡi trên nhóm bệnh nhân này (p>0,05). Sau khi tiếp tục điều trị nha chu, tất cả các chỉ số nha chu và vệ sinh răng miệng gồm BOP, GI, PD, PlI, PD, CAL, TC và BANA đều giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm sau khi chải lưỡi (p<0,001). Bảng 1: Tình trạng hôi miệng, tình trang nha chu và vệ sinh răng miệng tại các thời điểm trước khi can thiệp Biến số Nhóm VNC (-) Nhóm VNC (+) p OT 2,33 ± 0,47 2,82 ± 0,59 <0,001 H2S 5,62 ± 4,52 7,63 ± 4,45 0,021 CH3SH 3,00 ± 2,56 8,92 ± 4,80 <0,001 BOP 5,07 ± 2,18 11,06 ± 3,30 <0,001 GI 0,82 ± 0,51 1,86 ± 0,31 <0,001 NDP Không áp dụng 5,05 ± 0,31 PD 2,50 ± 0,52 4,25 ± 0,48 <0,001 CAL 2,58 ± 0,45 4,38 ± 0,52 <0,001 PlI 1,47 ± 0,49 3,02 ± 0,37 <0,001 TC 8,21 ± 3,49 11,80 ± 3,42 <0,001 BANA 1,48 ± 0,57 1,55 ± 0,58 0,55 Số liệu trình bày: TB ± ĐLC; OT: chỉ số Organoleptic test; H2S: nồng độ khí hydrogen sulfide; CH3SH: nồng độ khí metyl mecaptan; BOP: số răng có chảy máu nướu khi thăm dò; GI: chỉ số viêm nướu; NDP: số răng có túi nha chu sâu; PD: độ sâu túi nha chu; CAL: độ mất bám dính lâm sàng; PlI: chỉ số mảng bám răng; TC: chỉ số mảng bám lưỡi; BANA: chỉ số thuốc thử BANA; p: kiểm định t hai mẫu độc lập Hình 1: Sơ đồ can thiệp điều trị hôi miệng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 195 Biểu đồ 1: Chỉ số OT tại các thời điểm trước và sau khi can thiệp. Tất cả sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,01 Biểu đồ 2: Nồng độ H2S tại các thời điểm trước và sau khi can thiệp. Tất cả sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001 Biểu đồ 3: Nồng độ CH3SH tại các thời điểm trước và sau khi can thiệp. Tất cả sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001 Bảng 2: Tình trạng hôi miệng, tình trạng nha chu và vệ sinh răng miệng tại các thời điểm trước và sau khi can thiệp Biến số Nhóm VNC (-) Nhóm VNC (+) Ban đầu Sau chải lưỡi p(1) Ban đầu Sau chải lưỡi p(2) Sau điều trị nha chu p(3) OT 2,33 ± 0,47 1,21 ± 0,44 <0,001 2,82 ± 0,59 2,61 ± 0,53 0,002 0,94 ± 0,31 <0,001 H2S 5,62 ± 4,52 1,10 ± 0,60 <0,001 7,63 ± 4,45 4,88 ± 2,81 <0,001 1,13 ± 0,42 <0,001 CH3SH 3,00 ± 2,56 0,41 ± 0,24 <0,001 8,92 ± 4,80 6,00 ± 3,00 <0,001 0,27 ± 0,22 <0,001 BOP 5,07 ± 2,18 4,93 ± 1,95 0,146 11,06 ± 3,30 9,96 ± 2,62 <0,001 3,73 ± 0,67 <0,001 GI 0,82 ± 0,51 0,61 ± 0,41 <0,001 1,86 ± 0,31 1,30 ± 0,22 <0,001 0,33 ± 0,06 <0,001 NDP Không áp dụng Không áp dụng 5,05 ± 0,31 6,47 ± 2,98 0,224 1,04 ± 0,96 <0,001 PD 2,50 ± 0,52 2,44 ± 0,44 <0,001 4,25 ± 0,48 4,15 ± 0,57 0,020 3,15 ± 0,36 <0,001 CAL 2,58 ± 0,45 2,59 ± 0,42 0,641 4,38 ± 0,52 4,38 ± 0,53 0,737 3,23 ± 0,48 <0,001 PlI 1,47 ± 0,49 0,58 ± 0,20 <0,001 3,02 ± 0,37 2,01 ± 0,28 <0,001 0,46 ± 0,06 <0,001 TC 8,21 ± 3,49 1,60 ± 0,56 <0,001 11,80 ± 3,42 2,96 ± 0,51 <0,001 1,73 ± 0,49 <0,001 BANA 1,48 ± 0,57 0,43 ± 0,53 <0,001 1,55 ± 0,58 0,55 ± 0,50 <0,001 0,31 ± 0,47 0,001 Số liệu trình bày: TB ± ĐLC; OT: chỉ số Organoleptic test; H2S: nồng độ khí hydrogen sulfide; CH3SH: nồng độ khí metyl mecaptan; BOP: số răng có chảy máu nướu khi thăm dò; GI: chỉ số viêm nướu; NDP: số răng có túi nha chu sâu; PD: độ sâu túi nha chu; CAL: độ mất bám dính lâm sàng; PlI: chỉ số mảng bám răng; TC: chỉ số mảng bám lưỡi; BANA: chỉ số thuốc thử BANA; p(1), p(2), p(3): kiểm định t bắt cặp; p(1): Nhóm VNC (-), thời điểm ban đầu và sau khi chải lưỡi; p(2): Nhóm VNC (+), thời điểm ban đầu và sau khi chải lưỡi; p(3): Nhóm VNC (+), sau khi chải lưỡi và sau khi điều trị nha chu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 196 BÀN LUẬN Thử nghiệm lâm sàng này cho thấy hiệu quả tích cực của việc làm sạch bề mặt lưỡi trên bệnh nhân bị hôi miệng nhưng mức độ tùy thuộc vào tình trạng nha chu của bệnh nhân. Kết quả của nghiên cứu cho thấy làm sạch bề mặt lưỡi đưa đến sự cải thiện hoàn toàn tình trạng hôi miệng trên bệnh nhân không bị viêm nha chu. Đối với bệnh nhân bị viêm nha chu, làm sạch mảng bám lưỡi cũng làm giảm mức độ hôi miệng; nhưng để cải thiện hoàn toàn tình trạng này cần phải điều trị nha chu. Điều này được nghĩ là do nguyên nhân gây hôi miệng trên những nhóm bệnh nhân khác nhau về tình trạng nha chu là khác nhau. Trong một nghiên cứu trước đây của Miyazaki và cs, tác giả cũng cho rằng hôi miệng chủ yếu gây ra mảng bám lưỡi trên những nhóm bệnh nhân trẻ, và do bệnh nha chu kết hợp với mảng bám lưỡi trên nhóm bệnh nhân cao tuổi hơn(7). Nghiên cứu này đồng quan điểm với Yaegaki và Sanada, người cho thấy có sự cao hơn có ý nghĩa thống kê về nồng độ khí VSCs và mảng bám lưỡi dày hơn trên nhóm bệnh nhân bị viêm nha chu so với nhóm có tình trạng nha chu lành mạnh(19,20). Nhiều nghiên cứu lâm sàng trước đây cũng cho thấy có mối quan hệ dương tính giữa tình trạng hôi miệng và bệnh nha chu(9,10,11) vì mật độ vi khuẩn tạo khí VSCs tìm thấy trong túi nha chu cao hơn so với túi nướu(15). Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy nồng độ metyl mecaptan cao hơn hydrogen sulfide trên nhóm bệnh nhân bị viêm nha chu; trong khi ngược lại trên nhóm không bị viêm nha chu. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Yaegaki và Sanada(19,20). Trong nghiên cứu này, tình trạng mảng bám lưỡi ảnh hưởng rõ rệt qua tác động làm sạch bề mặt lưỡi; thể hiện qua chỉ số mảng bám lưỡi và thuốc thử BANA giảm có ý nghĩa thống kê trên cả hai nhóm sau khi chải lưỡi. Đối tượng trong nghiên cứu này đã được hướng dẫn chải vùng phiá sau lưng lưỡi và dùng gương để tự kiểm tra mảng bám lưỡi trong suốt quá trình làm sạch. Phương pháp này đã cho thấy có hiệu quả tối ưu trong việc tự loại bỏ mảng bám lưỡi cùng với vi khuẩn gây ra hôi miệng trên bề mặt lưỡi. Chúng tôi cũng nhận thấy chỉ số mảng bám lưỡi và thuốc thử BANA giảm có ý nghĩa sau khi điều trị viêm nha chu. Điều này chứng tỏ rằng, bản thân điều trị viêm nha chu cũng làm giảm sự hình thành mảng bám lưỡi và lượng vi khuẩn sinh mùi trên bề mặt lưỡi. Kết quả của nghiên cứu hiện tại ủng hộ quan điểm của những nghiên cứu trước đây, khi cho rằng mảng bám lưỡi có khuynh hướng gia tăng theo sự tiến triển của bệnh nha chu; và việc giảm mảng bám lưỡi thông qua quá trình điều trị nha chu cũng đã góp phần đến sự cải thiện tình trạng hôi miệng sau khi điều trị nha chu. Trong nghiên cứu hiện tại, mặc dù việc làm sạch bề mặt lưỡi có tác dụng làm giảm hôi miệng đối với bệnh nhân bị viêm nha chu. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân này không để cải thiện hoàn toàn tình trạng hôi miệng nếu không điều trị nha chu. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi khác với một nghiên cứu trước đây của Quirynen và cs, cho rằng điều trị nha chu và chải lưỡi có tác dụng rất ít làm giảm nồng độ của hỗn hợp khí VSCs trên những bệnh nha bị viêm nha chu trung bình, trừ khi phối hợp với nước súc miệng kháng khuẩn(12). Sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu có thể do tiêu chí chọn mẫu khác nhau. Quirynen đã chọn những bệnh nhân không tồn tại mảng bám lưỡi tại thời điểm ban đầu, còn trong thử nghiệm hiện tại, chúng tôi không đưa ra tiêu chí này trong quá trình chọn mẫu. Điều trị bệnh nha chu và làm sạch mảng bám lưỡi, mục đích chính là loại bỏ và ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng, lại phụ thuộc chủ yếu vào quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, cần nhấn mạnh về sự chăm sóc răng miệng cá nhân để phòng ngừa và điều trị hôi miệng. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra phác đồ điều trị hôi miệng thích hợp trên những nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 197 bệnh nhân có tình trạng nha chu khác nhau. Ngoài ra, việc giáo dục về nguyên nhân gây hôi miệng, cách làm giảm mảng bám cùng với lượng vi khuẩn sinh khí VSCs trong miệng là thật sự cần thiết trong việc phòng ngừa, và điều trị bệnh nhân hôi miệng nói riêng và cộng đồng nói chung. KẾT LUẬN Làm sạch bề mặt lưỡi cho thấy là biện pháp hữu hiệu nhất điều trị hôi miệng trên bệnh nhân không bị viêm nha chu. Làm sạch bề mặt lưỡi cũng có tác động làm giảm hôi miệng trên bệnh nhân bị viêm nha chu nhưng sự kết hợp với điều trị nha chu cho thấy có hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. De Boever EH, Loesche WJ (1995). Assessing the contribution of anaerobic microflora of the tongue to oral malodor. J Am Dent Assoc, 126: 1384–1393. 2. Donaldson AC, Mckenzie D, Riggio MP et al (2005). Microbiological culture analysis of the tongue anaerobic microflora in subjects with and without halitosis. Oral Dis, 11(suppl 1): 61–63. 3. Loe H (1967). The Gingival Index, the Plaque Index and the Retention Index Systems. J Periodontol, 6(suppl): 610–616. 4. Loesche WJ, Bretz WA, Kerschensteiner D et al (1990). Development of a diagnostic test for anaerobic periodontal infections based on plaque hydrolysis of benzoyl-DL-arginine- naphthylamide. J Clin Microbiol, 28: 1551–1559. 5. Loesche WJ, Kazor C. (2002). Microbiology and treatment of halitosis. Periodontol 2000, 28: 256–279. 6. Mantilla Gomez S, Danser MM, Sipos PM, et al (2001). Tongue coating and salivary bacterial counts in healthy/gingivitis subjects and periodontitis patients. J Clin Periodontol, 28: 970– 978. 7. Miyazaki H, Sakao S, Katoh Y, et al (1995). Correlation between volatile sulphur compounds and certain oral health measurements in the general population. J Periodontol, 66: 679–684. 8. Murata T, Yamaga T, Iida T, et al (2002). Classification and examination of halitosis. Int Dent J, 52(suppl 3): 181–186. 9. Pham A V T (2013). Comparison between self-estimated and clinical oral malodor. Acta Odontol Scand, 71(1):.263-270. 10. Pham A V T, Ueno M, Shinada K, et al (2012). Factors affecting oral malodor in periodontitis and gingivitis patients. J Investig Clin Dent, 3: 284-290. 11. Pham A V T, Ueno M, Shinada K, et al (2012). Comparison between self-perceived and clinical oral malodor. Oral Surg, Oral Med, Oral Pathol, Oral Radiol Endod, 113(1): 70-80. 12. Quirynen M, Zhao H, Soers C et al (2005). The impact of periodontal therapy and the adjunctive effect of antiseptics on breath odor-related outcome variables: a doubleblind randomized study. J Periodontol, 76: 705–712. 13. Rosenberg M, Septon I, Eli I et al (1991). Halitosis measurement by an industrial sulphide monitor. J Periodontol, 62: 487–489. 14. Tonzetich J (1977). Production and origin of oral malodor: a review of mechanisms and methods of analysis. J Periodontol, 48: 13–20. 15. Tonzetich J, McBride BC (1981). Characterization of volatile sulphur production by pathogenic and non-pathogenic strains of oral Bacteroides. Arch Oral Biol, 26: 963–969. 16. Van der Weijden GA, Timmerman MF, Nijboer A, et al (1994). Comparison of different approaches to assess bleeding on probing as indicators of gingivitis. J Clin Periodontol, 21: 589– 594. 17. Waler SM (1997). On the transformation of sulfur-containing amino acids and peptides to volatile sulfur compounds (VSC) in the human mouth. Eur J Oral Sci, 105: 534–537. 18. Winkel EG, Roldan S, Van Winkelhoff AJ, et al (2003). Clinical effects of a new mouthrinse containing chlorhexidine, cetylpyridinium chloride and zinclactate on oral halitosis. A dual-center, double-blind placebo-controlled study. J Clin Periodontol, 30: 300–306. 19. Yaegaki K, Sanada K (1992). Volatile sulfur compounds in mouth air from clinically healthy subjects and patients with periodontal disease. J Periodontal Res, 27(4Pt 1): 233–238. 20. Yaegaki K, Sanada K (1992). Biochemical and clinical factors influencing oral malodor in periodontal patients. J Periodontol, 63: 783–789. Ngày nhận bài báo: 15/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_lam_sach_be_mat_luoi_tren_benh_nhan_hoi_mieng.pdf