Tác động lấn át của FDI đến sự rời ngành của doanh nghiệp nội địa trong ngành dệt may Việt Nam

Đối với các doanh nghiệp dệt may nội địa Thứ nhất, nhằm nâng cao năng suất lao động và quy mô nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng lao động, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân, thông qua các hình thức như đào tạo tại chỗ hay cử đi đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên có chế độ lương thưởng hấp dẫn, nâng cao chất lượng môi trường làm việc nhằm giữ chân và thu hút thêm lao động có chất lượng, giúp mở rộng quy mô sản xuất. Thứ hai, các doanh nghiệp cần đổi mới máy móc thiết bị và hiện đại hóa công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến cho tiêu chuẩn về hàng dệt may ngày càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng thế giới để tránh bị lạc hậu về mặt công nghệ kỹ thuật, luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường về hàng dệt may. Thứ ba, các doanh nghiệp cần nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời chủ động trong việc phát triển ra thị trường thế giới, tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu thông tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm Thứ tư, các doanh nghiệp có thể tự khắc phục những thách thức của ngành thông qua việc tự chủ tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chất lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng có thể nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào khâu mang giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Bên cạnh những đóng góp, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Tác giả sử dụng bộ số liệu thứ cấp từ điều tra doanh nghiệp của GSO để đánh giá tác động lấn át của FDI đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước, điều này có nghĩa rằng nghiên cứu đang sử dụng các con số trung bình. Do không trực tiếp thực hiện điều tra nên nghiên cứu không đánh giá hết được sự chính xác của những con số. Do vậy, kết luận từ kết quả hồi quy có thể sẽ bị thiên lệch. Hơn nữa, do khả năng có hạn nên tác giả chỉ xử lý số liệu đến năm 2015. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của FDI đối với ngành công nghiệp dệt may và những đề xuất khuyến nghị chỉ mang tính tham khảo. Để đưa ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề còn tồn tại thì đòi hỏi cần có những phân tích sâu hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động lấn át của FDI đến sự rời ngành của doanh nghiệp nội địa trong ngành dệt may Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 28 Original Article FDI’s Crowding Out Effect on the Exit of Domestic Vietnamese Firms in the Textile and Garment Industry Nguyen Thi Thanh Mai*, Do Quynh Anh VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Received 05 November 2020 Revised 12 December 2020; Accepted 12 December 2020 Abstract: For the Vietnamese economy and the textile and garment industry particularly, FDI is an external resource that brings about many positive effects. However, the presence of FDI enterprises may cause crowding out effects for domestic firms. This study is conducted to answer the question of whether the presence of FDI enterprises affects the survival of domestic firms or not. The authors apply the logistic regression model to analyze this crowding out effect, using the case of the textile and garment processing industry, which has a key role in Vietnamese manufacturing, industry and which also has attracted a large amount of FDI in recent years. Thereby, the research team gives some policy implications to minimize the negative impact (if any) of FDI on domestic firms. Keywords: Foreign Direct Investment, crowding out effect, textile and garment industry. D* _______ * Corresponding author. E-mail address: maintt@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4433 N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 29 Tác động lấn át của FDI đến sự rời ngành của doanh nghiệp nội địa trong ngành dệt may Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Mai*, Đỗ Quỳnh Anh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 11 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 12 năm 2020 Tóm tắt: Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng, FDI là nguồn ngoại lực mang đến nhiều tác động tích cực. Tuy nhiên, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI có thể gây ra tác động lấn át đối với các doanh nghiệp nội địa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi liệu sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của các doanh nghiệp trong nước hay không? Tác giả áp dụng mô hình hồi quy Logistic để phân tích tác động lấn át, sử dụng trường hợp ngành công nghiệp chế biến dệt may - ngành vừa có vai trò chủ đạo trong nhóm ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam, vừa thu hút mạnh FDI trong thời gian qua. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu các tác động (nếu có) của FDI đến các doanh nghiệp trong nước. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động lấn át, ngành dệt may. 1. Mở đầu * Trong suốt hơn 30 năm qua kể từ sau khi thi hành chính sách đổi mới vào năm 1986, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, FDI không phải lúc nào cũng tạo ra tác động tích cực đến nước nhận đầu tư. Một trong những tác động tiêu cực là các doanh nghiệp trong nước có thể bị lấn át trong nền kinh tế nội địa do không cạnh tranh được với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (2020), số lượng doanh nghiệp nội địa phải giải thể, ngừng kinh doanh hằng năm đều tăng [1]. Trong năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 20,2% so với năm 2018), bao gồm: 28.731 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 5,9%), 43.711 doanh _______ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: maintt@vnu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4433 nghiệp chờ giải thể (tăng 41,7%), 16.840 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 3,2%). Trung bình mỗi tháng có 7.440 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường [1]. Trong ngành dệt may, theo kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê (GSO), số lượng doanh nghiệp rời ngành trong giai đoạn 2009-2015 luôn ở mức cao, khoảng hơn 70% [2]. Trong tổng số 45.675 mẫu quan sát của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp dệt may, tổng số doanh nghiệp rời ngành tính đến năm 2015 chiếm đến khoảng 82% [2]. Điều này cho thấy những thách thức của nền kinh tế đang dần loại khỏi thị trường các doanh nghiệp nội địa yếu kém, không đủ sức tồn tại, hoặc không kịp thay đổi để thích nghi với điều kiện mới. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI vẫn đang được xem là động lực tăng trưởng và vận hành tốt. Vậy sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI gây tác động lấn át đối với doanh nghiệp nội địa hay không? Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu sử dụng trường hợp ngành công nghiệp chế biến dệt may để phân tích vì đây vừa là nhóm ngành có vai trò quan trọng ở Việt Nam, vừa là N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 30 ngành thu hút một lượng lớn FDI. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý nhằm giảm thiểu các tác động lấn át (nếu có) của FDI đến các doanh nghiệp trong nước. h Hình 1. Doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp rời ngành giai đoạn 2009-2015. Nguồn: Tác giả thống kê từ Kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm [2] 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và một trong những biểu hiện quan trọng là sự gia tăng của FDI, đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, đặc biệt là về tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư, trong đó có tác động lấn át của FDI đối với doanh nghiệp nội địa. Giải thích về nguyên nhân của tác động lấn át, Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), Phạm Quang Sáng và cộng sự (2014) lập luận rằng sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt [3, 4]. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ và năng lực hạn chế thì rất dễ bị thua thiệt khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài do các doanh nghiệp trong nước dễ bị mất thị phần và lao động có kỹ năng, thậm chí có thể bị phá sản. Ngoài ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước giảm xuống do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư, hoặc đầu tư không hiệu quả do trình độ công nghệ thấp và vốn ít. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI khi gia nhập thị trường thường nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ. Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn sở hữu trình độ công nghệ và kiến thức vượt trội so với các doanh nghiệp trong nước, điều này khiến khả năng cạnh tranh của họ càng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nội địa khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, thường bị lấn át và phải rời ngành. Các nghiên cứu của Görg và Greenaway (2004), Blomström và Kokko (1998), Franco và Weche Gelübcke (2015) đã xác định với các nước khác nhau thì FDI sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối với sự rời ngành của doanh nghiệp trong nước [5-7]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về FDI chủ yếu tập trung vào các tác động tích cực mà nó mang đến cho nền kinh tế Việt Nam. Freeman (2002), Nguyen (2004), Nguyễn Thị Tuệ Anh N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 31 và cộng sự (2006) xác định FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực [3, 8, 9]. Đoàn Ngọc Phúc (2004) phân tích thực trạng của FDI trong giai đoạn 1988-2003 đã đưa ra kết luận rằng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam [10]. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định tác động tràn của FDI, qua đó đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, cụ thể là tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp dệt may [3]. Hiện nay, số lượng các nghiên cứu về tác động của FDI đến sự tồn tại của các doanh nghiệp nội địa chiếm rất ít. Pham (2016) đã sử dụng bộ số liệu về điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2001-2010 để nghiên cứu tác động thu hút và tác động lấn át của FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam [11]. Sử dụng ba mô hình hồi quy OLS, Fixed Effects và GMM, nghiên cứu tìm ra tác động lấn át đối với các doanh nghiệp trong ngành và tác động thu hút ở quy mô ngành khi nguồn vốn FDI tăng lên. Trong khi Pham (2016) nghiên cứu tác động của FDI qua sự thay đổi của thị phần của doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài [11], Phạm Quang Sáng và cộng sự (2014) lại nghiên cứu qua số lượng doanh nghiệp rời ngành và xác định sự tồn tại của FDI làm tăng tỷ lệ rời ngành của các doanh nghiệp nội địa nói chung [4]. Số lượng các nghiên cứu về tác động lấn át của doanh nghiệp FDI đối các doanh nghiệp trong ngành dệt may còn rất hạn chế. Đây là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đồng thời là ngành thu hút lượng lớn FDI trong thời gian vừa qua, do đó tác giả sẽ tập trung vào ngành này để có thể đưa đến những hàm ý chính sách phù hợp. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu và các biến sử dụng Để nghiên cứu về tác động lấn át, mô hình Cox (Cox proportional hazard model) và Logistic là các mô hình thường được sử dụng. Hai mô hình này cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau là Logistic sử dụng hàm phân phối tích lũy CDF (Cumulative Distribution Function) chuẩn, trong khi hàm Cox được giải thích dựa trên Logit, sử dụng hàm CDF4 và hệ số hồi quy ước lượng của mô hình Logistic nhân với 1,81 [12]. Vì vậy, dựa trên nền tảng nghiên cứu của Phạm Quang Sáng và cộng sự (2014) [4], nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Logistic đối với dữ liệu bảng. Đây là mô hình được áp dụng dựa trên các công trình của Görg và Strobl (2000), Alvarez và Görg (2009), Ferragina, Pittiglio và Reganati (2009), Bandick (2010), Franco và Weche Gelübcke (2015) [5, 7, 13, 14, 15] về tác động lấn át của FDI. Nó được áp dụng cho tất cả các ngành trong nền kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào ngành công nghiệp dệt may. Mô hình được thể hiện như sau: h Các biến sử dụng trong mô hình gồm: Exit (P0): Tỷ lệ doanh nghiệp rời ngành, nếu doanh nghiệp rời ngành sẽ mang giá trị 1, ngược lại sẽ mang giá trị 0. Một doanh nghiệp được coi như rời khỏi ngành khi mã doanh nghiệp đó không còn xuất hiện ở năm tiếp theo. Với trường hợp doanh nghiệp chuyển ngành nghề kinh doanh thì vẫn được tính là doanh nghiệp đó rời ngành [7]. Số năm hoạt động của công ty (Age): Biến định lượng có đơn vị là số năm, được đo lường bằng cách lấy năm đang hoạt động tại thời điểm nghiên cứu trừ đi năm thành lập doanh nghiệp. Nghiên cứu của Fackler, Schnabel và Wagner (2013), Franco và Weche Gelübcke (2015) đưa ra kết luận rằng các doanh nghiệp trẻ hoặc mới thành lập thường khó trụ lại trong thị trường hơn so với các doanh nghiệp lâu năm do họ thiếu kinh nghiệm và có thể gặp nhiều khó khăn, rủi ro [7, 14, 17]. Quy mô công ty (Size): Được đo bằng số lượng nhân viên của mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu của Audretsch và Mahmood (1995), Mata N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 32 và Portugal (1994) kết luận rằng các doanh nghiệp nhỏ thường có xác suất rời ngành cao hơn so với các doanh nghiệp lớn do họ có ít lợi thế và nguồn lực, đồng thời dễ bị ảnh hưởng trước các biến động trong thị trường [17, 18]. Nghiên cứu thực nghiệm của Fackler, Schnabel và Wagner (2013) về nền kinh tế Đức đã minh chứng nhận định trên [16]. Tình trạng xuất khẩu, nhập khẩu (IM-EX): Biến mang giá trị 1 nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và mang giá trị 0 nếu ngược lại (một doanh nghiệp được xem là có hoạt động xuất nhập khẩu nếu doanh nghiệp có phát sinh thuế xuất nhập khẩu trong năm). Wagner (2013) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có tỷ lệ rời ngành thấp hơn so với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong thị trường nội địa do họ có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và phân tán rủi ro [19]. Năng suất lao động (Productivity): Biến định lượng được tính bằng giá trị thuần tăng thêm trên mỗi lao động. Javorcik (2004), Franco và Weche Gelübcke (2015) đã kết luận rằng các doanh nghiệp có năng suất lao động cao có khả năng rời ngành thấp hơn [7, 20]. Chỉ số Herfindahl (HHI): Đo lường mức độ tập trung của ngành, qua đó thể hiện mức độ cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp hoạt động. Kết quả nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của HHI đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp là không đồng nhất. Audretsch và Mahmood (1995) cho rằng các ngành tập trung cao sẽ duy trì lợi nhuận biên cao nên giảm xác suất rời ngành [17], trong khi Görg và Strobl (2003) lại cho rằng áp lực cạnh tranh trong ngành tập trung cao có thể làm tăng khả năng rời ngành [21]. Với Việt Nam, tác giả kỳ vọng nếu HHI tăng sẽ làm tăng xác suất rời ngành của doanh nghiệp. Chỉ số Horizontal (Horizontal): Biến thể hiện sự xuất hiện của FDI trong ngành, có đơn vị là % và được lượng hóa thông qua các chỉ số khác nhau. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Mata và Portugal (2002) rằng chỉ số Horizontal là thị phần doanh thu của doanh nghiệp FDI trong ngành [18]. Tác giả kỳ vọng khi một ngành có càng nhiều vốn FDI thì nguy cơ rời ngành của các doanh nghiệp trong nước càng tăng lên - đây được xem như tác động lấn át của nguồn vốn FDI. Là một biến quan trọng trong nghiên cứu này, Horizontal sẽ giúp trả lời câu hỏi là sự xuất hiện FDI trong ngành tác động đến việc rời ngành của các doanh nghiệp trong nước hay không, từ đó có thể đưa ra những đề xuất chính sách phù hợp trong điều kiện hiện nay cho Việt Nam. 3.2. Nguồn dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ Bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp của GSO trong giai đoạn 2009-2015. Tác giả lấy dữ liệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có số lao động lớn hơn 10) trong ngành công nghệ chế biến chế tạo và liên quan đến ngành dệt may. Đó là các doanh nghiệp với mã ngành cấp 2 là 13 (Dệt), 14 (Sản xuất trang phục) và 15 (Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan); trong đó chia ra làm 14 ngành với các mã ngành cấp 5 khác. Bộ dữ liệu cuối cùng sau khi được xử lý bao gồm 45,675 quan sát; là dữ liệu bảng bao gồm các quan sát theo không gian và thời gian. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Mô tả dữ liệu Kết quả thống kê mô tả biến Exit thể hiện tại Hình 1 cho thấy số lượng doanh nghiệp rời khỏi ngành dệt may giai đoạn 2009-2015 luôn ở mức cao (khoảng 70%). Về số năm hoạt động, kết quả thống kê cho thấy số đông các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam đều là những doanh nghiệp khá trẻ, thời gian hoạt động thấp. Số doanh nghiệp ở độ tuổi 0-5 chiếm hơn 56% tổng số doanh nghiệp, từ 6-10 năm tuổi chiếm khoảng 25%, còn lại là các doanh nghiệp có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động. Về quy mô doanh nghiệp, số lao động bình quân của các doanh nghiệp trong mẫu là 372 lao động, độ lệch chuẩn khá lớn là 1619. Điều này cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa phần có quy mô vừa và nhỏ. Qua số liệu thống kê, có thể thấy số lượng doanh N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 33 nghiệp rời ngành đa phần tập trung ở những doanh nghiệp ít lao động. Số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chiếm khoảng 5% tổng số các doanh nghiệp mỗi năm. Trong bộ dữ liệu, số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chiếm khoảng 29% tổng các doanh nghiệp. Trong nhóm những doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu thì số doanh nghiệp rời ngành chiếm 15,32%, còn trong nhóm những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì số doanh nghiệp rời ngành chiếm 1,28% (Bảng 1). Điều này cho thấy trong ngành dệt may, tỷ lệ rời ngành của nhóm có xuất nhập khẩu khá thấp. Bảng 1. Bảng số liệu chéo giữa tình trạng xuất nhập khẩu và khả năng rời ngành Exit IM_EX Tổng 0 1 0 25,934 56% 12,442 26,86% 38,376 82,86% 1 7.095 15,32% 843 1,82% 7.938 17,14% Tổng 29,059 71,32% 20,962 28,68% 50,021 100% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm [2]. Chỉ số HHI của các doanh nghiệp Việt Nam trong bộ số liệu dao động từ 0 đến 10.000; giá trị trung bình là 277,0341. Như vậy, theo tiêu chuẩn đánh giá dựa trên chỉ số HHI, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoạt động trong ngành không có tính tập trung. Biến Horizontal thể hiện thị phần FDI trong ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tỷ lệ trung bình khoảng 52%, nhóm ngành nhỏ nhất có thị phần FDI là 0% và lớn nhất đạt được khoảng 92%. Sau khi phân tích mô tả dữ liệu thống kê, nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định về mối tương quan giữa các biến độc lập để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả cho thấy không có mối tương quan đáng kể nào giữa các biến độc lập này. Nhóm tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, kết quả cho thấy giữa các biến này có mối tương quan và các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ở mức dưới 5%. 4.2. Kết quả hồi quy Logistic Bảng 2 và 3 thể hiện kết quả của mô hình hồi quy với ước lượng tác động biên khi các biến độc lập thay đổi 1 đơn vị. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tất cả hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Bảng ước lượng cho thấy xu hướng tăng lên của tác động biên (xét về độ lớn) khi tỷ lệ rời ngành của các doanh nghiệp trong nước gia tăng. Bảng 2. Kết quả hồi quy Logistic (biến phụ thuộc là Exit) Tên biến độc lập Hệ số hồi quy HHI 0,0002449 Horizontal -0,0048943 Productivity -0,0000705 Age -0,0753444 IM-EX -0,7042641 Size - 0,0029155 Tổng số quan sát = Wald chi2(6) = 45,675 1711,85 Log likelihood = Prob > chi2 = -18239,212 0,0000 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 34 Bảng 3. Ước lượng tác động biên khi các biến độc lập thay đổi 1 đơn vị Tỷ lệ doanh nghiệp rời ngành hiện tại (P0) 5% 10% 15% 20% 25% 30% Biến Hệ số hồi quy Tác động biên: Age -0,0753444 -0,004 -0,007 -0,010 -0,012 -0,014 -0,016 Size -0,0029155 0,000 0,000 0,000 0,000 -0,001 -0,001 Productivity -0,0000705 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 IM_EX -0,7042641 -0,033 - 0,063 -0,090 -0,113 -0,132 -0,148 HHI 0,0002449 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Horizontal -0,0048943 0,000 0,000 -0,001 -0,001 -0,001 -0,001 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. Với biến số năm hoạt động của doanh nghiệp, hệ số hồi quy là -0,0753444, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, mang dấu âm phù hợp với các nghiên cứu trước [4, 14, 16]. Kết quả cho thấy, với giả định tỷ lệ rời ngành của các doanh nghiệp trong nước là 5% và các yếu tố khác không đổi thì khi số năm hoạt động của doanh nghiệp tăng thêm 1 năm sẽ làm giảm tỷ lệ rời ngành là 0,004%. Với biến quy mô doanh nghiệp, hệ số hồi quy của biến này là -0,0029155, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Dấu âm của hệ số hồi quy phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước [4, 7, 17, 18]. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi doanh nghiệp tăng thêm 1 lao động thì tỷ lệ rời ngành giảm đi không đáng kể, với giả định tỷ lệ rời ngành từ 5% đến 20%; còn với giả định tỷ lệ rời ngành từ 25% đến 30% thì khi doanh nghiệp tăng thêm 1 lao động, tỷ lệ rời ngành sẽ giảm thêm -0,001% (tính toán sơ bộ, nếu doanh nghiệp tăng thêm 1.000 lao động sẽ làm giảm tỷ lệ rời ngành xuống 1%). Điều này cho thấy nếu quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ doanh nghiệp rời ngành càng thấp. Năng suất lao động cũng có tương quan âm với tỷ lệ rời ngành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo tính toán thì khi các yếu tố khác không đổi, nanwng suất lao động tăng thêm 1 đơn vị với giả định tỷ lệ rời ngành hiện tại là 5% thì tỷ lệ rời ngành của doanh nghiệp giảm xuống -0,000006345%, tương tự với các nghiên cứu trước [6, 7, 13]. Như vậy, nếu doanh nghiệp tăng năng suất lao động thì sẽ giảm khả năng rời ngành. Tuy nhiên, do việc tính toán năng suất lao động trong bộ dữ liệu thu thập còn nhiều thiếu sót nên chúng tôi chỉ có thể nhận định rằng năng suất lao động có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ rời ngành của doanh nghiệp, hay tỷ lệ thuận với khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong ngành dệt may. Đối với biến tình trạng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hệ số hồi quy thu được là - 0,7042641 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì tỷ lệ rời ngành sẽ thấp hơn 0,033% so với các doanh nghiệp không có hoạt động này. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước [4, 7, 13], nguyên nhân là do sự khác biệt về ngành hàng được nghiên cứu. Đặc trưng nổi bật của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là sự phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nguồn nguyên, phụ liệu cho sản xuất chủ yếu được nhập khẩu. Đồng thời, do lợi thế cạnh tranh nhờ N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 35 chi phí thấp, hàng dệt may được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn là chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, xét cùng với số liệu thống kê của biến Quy mô doanh nghiệp (Size), kết quả cho thấy các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và không tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chiếm phần lớn tỷ lệ các doanh nghiệp rời ngành (Bảng 4). Số doanh nghiệp nhỏ có tham gia xuất nhập khẩu (có ít hơn 200 lao động) có tỷ lệ rời ngành là 1,83% (so với tỷ lệ rời ngành là 20,21% của các doanh nghiệp nhỏ không tham gia). Còn đối với các doanh nghiệp lớn (có hơn 200 lao động), tỷ lệ rời ngành của nhóm này khi có xuất nhập khẩu chiếm rất thấp, chưa đến 2%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ tham gia xuất nhập khẩu có tỷ lệ rời ngành cao hơn các doanh nghiệp lớn cùng tham gia hoạt động này, nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ không tham gia. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp ngành dệt may. Bảng 4. Tỷ lệ doanh nghiệp rời ngành dưới tác động xuất nhập khẩu và quy mô hoạt động Chỉ tiêu Doanh nghiệp < 200 lao động Doanh nghiệp > = 200 lao động Xuất nhập khẩu 0 1 0 1 Số doanh nghiệp rời ngành 6,893 625 202 218 Tỷ lệ rời ngành so với quy mô doanh nghiệp (%) 20,21 1,83 1,66 1,79 Tỷ lệ rời ngành so với tổng số doanh nghiệp (%) 14,88 1,35 0,4362 0,4707 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm [2]. Chỉ số Herfindahl đo lường mức độ cạnh tranh có giá trị hệ số hồi quy bằng 0,0002449%, mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi và giả định tỷ lệ rời ngành hiện tại là 5% thì khi HHI tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tỷ lệ rời ngành của doanh nghiệp tăng thêm 0,00001163275%. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đang tham gia một thị trường có mức phân tán lớn, điều này giúp khả năng tồn tại của các doanh nghiệp càng cao. Hơn thế, điều này còn thể hiện tiềm năng chưa được khám phá hết của ngành dệt may Việt Nam. Biến Horizontal thể hiện sự hiện diện của vốn FDI trong ngành có hệ số hồi quy là - 0,0048943, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đây là một biến quan trọng để xác định tác động của FDI đối với sự rời ngành của các doanh nghiệp trong nước. Khác với kỳ vọng ban đầu, kết quả nghiên cứu chỉ ra hệ số hồi quy mang dấu âm, nghĩa là thị phần FDI có mối quan hệ nghịch biến đối với tỷ lệ rời ngành. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thị phần FDI trong ngành tăng lên 1% thì tỷ lệ rời ngành giảm 0,0002%, với giả định tỷ lệ doanh nghiệp rời ngành hiện tại là 5%. Mặc dù trái so với kỳ vọng ban đầu, kết quả nghiên cứu lại phù hợp với kết luận của Pham (2016) về tác động thu hút FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô nghiên cứu ngành [11], và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) về tác động tích cực của FDI đến sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước [3]. 5. Kết luận và đề xuất khuyến nghị Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logistic để phân tích tác động của các nhân tố đối với sự rời ngành của các doanh nghiệp N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 36 trong nước, kết quả cho thấy số năm hoạt động, quy mô doanh nghiệp, năng suất lao động và tình trạng xuất nhập khẩu có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ rời ngành của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, nhân tố FDI lại không làm gia tăng tỷ lệ rời ngành của các doanh nghiệp nội địa trong ngành dệt may, ngược lại giúp nâng cao khả năng tồn tại của các doanh nghiệp này. Vì vậy, các đề xuất khuyến nghị được đưa ra nhằm vào hai mục tiêu chính: làm giảm tỷ lệ rời ngành bằng cách phát triển các nhân tố đã nghiên cứu và thu hút thêm FDI vào ngành dệt may Việt Nam để tăng khả năng tồn tại của các doanh nghiệp nội địa. 5.1. Đối với Chính phủ Do FDI không có tác động lấn át đối với doanh nghiệp nội địa, Chính phủ nên có các chính sách tiếp tục thu hút FDI vào ngành này. Ngoài ra, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ nâng cao khả năng tồn tại của doanh nghiệp thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may nói riêng; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp non trẻ với chính sách hỗ trợ về vốn, trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình đăng ký và hoạt động kinh doanh,... Do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tham gia một thị trường có mức phân tán cao, Chính phủ nên có chính sách phát triển theo hướng hình thành cụm công nghiệp dệt may để các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ hiệu ứng nền kinh tế tập trung. 5.2. Đối với các doanh nghiệp dệt may nội địa Thứ nhất, nhằm nâng cao năng suất lao động và quy mô nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng lao động, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân, thông qua các hình thức như đào tạo tại chỗ hay cử đi đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên có chế độ lương thưởng hấp dẫn, nâng cao chất lượng môi trường làm việc nhằm giữ chân và thu hút thêm lao động có chất lượng, giúp mở rộng quy mô sản xuất. Thứ hai, các doanh nghiệp cần đổi mới máy móc thiết bị và hiện đại hóa công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến cho tiêu chuẩn về hàng dệt may ngày càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng thế giới để tránh bị lạc hậu về mặt công nghệ kỹ thuật, luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường về hàng dệt may. Thứ ba, các doanh nghiệp cần nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời chủ động trong việc phát triển ra thị trường thế giới, tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu thông tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm Thứ tư, các doanh nghiệp có thể tự khắc phục những thách thức của ngành thông qua việc tự chủ tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chất lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng có thể nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào khâu mang giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Bên cạnh những đóng góp, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Tác giả sử dụng bộ số liệu thứ cấp từ điều tra doanh nghiệp của GSO để đánh giá tác động lấn át của FDI đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước, điều này có nghĩa rằng nghiên cứu đang sử dụng các con số trung bình. Do không trực tiếp thực hiện điều tra nên nghiên cứu không đánh giá hết được sự chính xác của những con số. Do vậy, kết luận từ kết quả hồi quy có thể sẽ bị thiên lệch. Hơn nữa, do khả năng có hạn nên tác giả chỉ xử lý số liệu đến năm 2015. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của FDI đối với ngành công nghiệp dệt may và những đề xuất khuyến nghị chỉ mang tính tham khảo. Để đưa ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề còn tồn tại thì đòi hỏi cần có những phân tích sâu hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. Tài liệu tham khảo [1] National Business Registration Portal, “Statistics on Business Registraion”, Available at: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangc hu.aspx, 2020 (accessed 30 September 2020) (in Vietnamese). N.T.T. Mai, D.Q. Anh / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 28-37 37 [2] General Statistics Office of Vietnam, Enterprise Survey Data for the period 2009-2015 (2010-2016). [3] N.T.T. Anh, V.X.N. Hong, T.T. Thang, N.M. Hai, “The impact of foreign direct investment on Vietnam's economic growth: CIEM and SIDA”, KhoaHoc/2005/RRFDITang_truongKTvietnames e_233.pdf, 2006 (accessed 15 September 2020) (in Vietnamese). [4] P.Q. Sang, P.T.B. Ngoc, P.D. Long, “The crowding out effect of FDI on the exit of domestic enterprises”, Journal of Science and Technology 17(4) (2014) 57-68 (in Vietnamese). [5] H. Görg, D. Greenaway, “Much ado about nothing? Do domestic firms really benefit from foreign direct investment?”, The World Bank Research Observer 19(2) (2004) 171-197. [6] M. Blomström, A. Kokko, “Multinational corporations and spillovers”, Journal of Economic Surveys 12(3) (1998) 247-277. [7] C. Franco, J.P. Weche Gelübcke, “The Death of G erman Firms: What Role for Foreign Direct Investment?”, The World Economy 38(4) (2015a) 677-703. [8] N.J. Freeman, “Foreign direct investment in Vietnam: An overview”, DFIP Workshop on Globalisation and Poverty in Vietnam, Hanoi, 2002. [9] T.P.H. Nguyen, Foreign direct investment and its contributions to economic growth and poverty reduction in Vietnam (1986-2001), Peter Lang Pub Inc., 2004. [10] D.N. Phuc, “Foreign Direct Investment in Vietnam - Current Situation, Issues and Prospects”, Journal of Economic Research, 315 (2004) (in Vietnamese). [11] H.T.M. Pham, “Foreign direct investment, productivity and crowding-out: Dynamic panel evidence on Vietnamese firms”, Paper presented at the Proceedings of Economics and Finance Conferences International Institute of Social and Economic Sciences, 2016. [12] N. Kumar, J.P. Pradhan, “Foreign Direct Investment, Externalties and Economic Growth in Developing Countries: Some Empirical Explorations and Implications for WTO Negotiations on Investment”, Research and Information System for the Non-aligned and Other Developing Countries, 2002. [13] R. Alvarez, H. Görg, “Multinationals and plant exit: Evidence from Chile”, International Review of Economics & Finance. 18(1) (2009) 45-51. [14] A. Ferragina, R. Pittiglio, F. Reganati, The impact of FDI on firm survival in Italy: FIW Working Paper, 2009. [15] R. Bandick, “Multinationals and plant survival”, Review of World Economics 146(4) (2010) 609-634. [16] D. Fackler, C. Schnabel, J. Wagner, “Establishment exits in Germany: The role of size and age”, Small Business Economics 41(3) (2013) 683-700. [17] D.B. Audretsch, T. Mahmood, “New firm survival: New results using a hazard function”, The Review of Economics and Statistics 71(1) (1995) 97-103. [18] J. Mata, P. Portugal, “Life duration of new firms”, The Journal of Industrial Economics 42(3) (1994) 227-245. [19] J. Wagner, “Exports, imports and firm survival: First evidence for manufacturing enterprises in Germany”, Review of World Economics 149(1) (2013) 113-130. [20] S.B. Javorcik, “Does foreign direct investment increase the productivity of domestic firms? In search of spillovers through backward linkages”, American Economic Review 94(3) (2004) 605-627. [21] H. Görg, E. Strobl, “Multinational companies, technology spillovers and plant survival”, Scandinavian Journal of Economics 105(4) (2003) 581-595. p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_lan_at_cua_fdi_den_su_roi_nganh_cua_doanh_nghiep_no.pdf
Tài liệu liên quan