Ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu hút được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. Năm 2006, ngành này thu hút được tổng số vốn đầu tư là 609 triệu USD, cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2006. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các ngành kinh tế (2.75 tỷ). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch có quy mô và chất lượng cao tại các trung tâm du lịch lớn của nước ta đã được cấp phép như dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia - Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư. Đây là dự án rất lớn với số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD; dự án của tập đoàn Rockingham (Hoa Kỳ) đầu tư vào đảo Phú Quốc với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD; tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) triển khai thực hiện xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp trên diện tích 4.6ha tại khu Cầu Giấy; tập đoàn Riviera (Nhật Bản) đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại vị trí sát trung tâm Hội Nghị Quốc Gia. Tại khu vực miền Trung, tập đoàn Banyan Tree (Singapo) đã nhận giấy phép đầu tư 276 triệu USD xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, sân golf tại khu kinh tế Chân Mây ( Thừa Thiên Huế); tập đoàn Indochina Capital đầu tư xây dựng khu du lịch biển 5 sao Ngũ Hành Sơn với 250 phòng, 150 căn hộ cao cấp và 40 biệt thự cùng nhiều dịch vụ giải trí cao cấp khác với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD trên diện tích 20ha ; Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Cũng tại Vũng Tàu, tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USD Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu phòng khách sạn cao cấp ở các trung tâm du lịch lớn như Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt vào mùa cao điểm trong năm (điển hình như năm APEC 2006). Năm 2006, Hà Nội đã đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 100% so với năm 2000 nhưng số lượng phòng khách sạn so với năm 2000 chỉ tăng 35% (9.207 phòng lên 12.425 phòng). Hiện nay, Hà Nội còn 8 khách sạn 5 sao với 2.361 phòng, 6 khách sạn 4 sao với 992 phòng, 21 khách sạn 3 sao với 1.363 phòng.
20 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động về kinh tế - Xã hội của du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch đã được coi là ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thành công của ngành du lịch ở nhiều quốc gia đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ. Tầm quan trọng của ngành du lịch không chỉ đối với nền kinh tế, mà nó còn mang tính xã hội, thể hiện ở chỗ tạo thêm nhiều việc làm (hơn 234 triệu việc làm, chiếm tỷ lệ 1/11,5 công việc trên toàn cầu), thông qua nhiều ngành khác nhau như vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính. Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm.
Ngành du lịch Việt Nam đến nay đã được gần 48 tuổi, song mới chỉ thực sự khởi sắc trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ và chưa đồng bộ. Những năm gần đây, ngành du lịch của Việt Nam đã có bước phát triển nhanh và mạnh, nhưng so sánh về mặt quy mô với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì còn quá khiêm tốn. Cụ thể, tổng nhu cầu khoảng 235,6 tỷ USD, nhưng Việt Nam chỉ đạt 9,723 tỷ USD; giải quyết 22 triệu việc làm nhưng Việt Nam chỉ giải quyết được khoảng 3 triệu việc làm. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá, ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng trưởng trong vòng 10 năm tới, cụ thể tổng nhu cầu sẽ tăng từ 9,723 tỷ USD lên 22,249 tỷ USD; giải quyết được 4 triệu việc làm, chiếm 9,5% tổng việc làm. Do đó, nghiên cứu về ngành du lịch và tác động của nó đến nền kinh tế, xã hội là điều cần thiết.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A – Khái niệm, bản chất và đặc trưng của du lịch 3
I – Khái niệm du lịch 3
II – Bản chất của du lịch 3
III – Đặc trưng của du lịch 4
B - Các tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội Việt Nam 4
I – Về mặt kinh tế 4
II – Về mặt xã hội 9
III – Một số tác động tiêu cực do du lịch gây ra 13
IV – Một số biện pháp khắc phục 18
V – Mục tiêu của ngành du lịch trong những năm tới 18
C – Kết luận 20
Tác động về kinh tế - xã hội của du lịch
A – Khái niệm, bản chất và đặc trưng của du lịch :
Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, để phân tích một cách đầy đủ, chi tiết tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội nước ta cần thấy rõ được khái niệm, bản chất, đặc trưng của hoạt động du lịch, đó là :
I – Khái niệm du lịch :
Du lịch là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành một đề tài mang tính chất toàn cầu.Khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Michael Coltman ( Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gổm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Tại Việt Nam, trong Pháp lệnh Du lịch, tại Điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người tại nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
II – Bản chất du lịch :
1 – Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách :
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi và tham quan của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao.
2 – Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch :
Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trung hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng.
3 – Xét từ góc độ sản phẩm du lịch :
Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết các di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
4 – Xét từ góc độ thị trường du lịch :
Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để « mua chương trình du lịch «
III – Đặc trưng của du lịch :
Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt.
Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm ở biển, hồ sông... của con người thời hiện đại.
Tiêu dùng du lịch thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa và đặc biệt chủ yếu là các nhu cầu về dịch vụ.
Việc tiêu dùng du lịch chỉ thỏa mãn những nhu cầu thứ yếu, những nhu cầu không thiết yếu đối với con người
Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa xảy ra cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng.
Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ.
Do đó, hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội. Ngành Du lịch đã đem lại cho Việt Nam lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội.
B - Các động của du lịch đến kinh tế - xã hội Việt Nam :
I - Về mặt kinh tế :
1. Đối với du lịch nội địa :
- Du lịch tham gia tích cực vào qúa trình tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội.
- Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.
- Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.
2. Đối với du lịch quốc tế chủ động:
a – Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Dịch vụ du lịch có giá trị xuất khẩu cao và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là theo góc độ thu ngoại tệ và thu hút lao động, tạo công ăn việc làm. Xuất nhập khẩu dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ trong thập niên này.
Trong những năm qua, số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam tăng cao, từ 250.000 lượt khách năm 1990 lên đến gần 3.6 triệu lượt người năm 2006, tăng trung bình 20%/ năm. Trong 9 tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế ước tính là 3.171.763, tăng 18.5% so với cùng kỳ năm 2006. Doanh thu từ du lịch là 1.6 tỷ USD năm 2004, hơn 1.7 tỷ USD năm 2005, 3 tỷ USD năm 2006. Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ có từ 6 – 6.5 triệu lượt khách quốc tế, nâng tổng doanh thu lên 4 – 5 tỷ USD. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900USD đã góp phần đẩy doanh thu « xuất khẩu tại chỗ » năm 2005 lên 3 tỷ USD
Tuy nhiên, hầu hết khách du lịch quốc tế vào Việt Nam chủ yếu qua đường tour, do các công ty lữ hành trong nước tổ chức. Các công ty nước ngoài đảm nhận chi phí vé máy bay hoặc chi phí vận tải khách đến Việt Nam. Các hãng điều hành tour của Việt Nam thu chi phí các khoản dịch vụ liên quan đến đi lại, ăn ở, tham quan... tại Việt Nam. Nếu chúng ta tổ chức các tour ngay từ nước ngoài thì phần thu ngoại tệ sẽ cao hơn nữa .
b - Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất
Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản... theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán. “Kim ngạch” của ngành này mang lại chính là doanh thu hàng hoá và dịch vụ mà du khách sử dụng khi đến Việt Nam. Năm 2000, Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu tại chỗ ước gần 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD. Con số này trong năm 2004 là 1.6 tỷ USD, tăng khoảng gần 25.000 tỷ. Do đó, hoạt động du lịch được đẩy mạnh sẽ đem lại một hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế.
c - Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài :
Ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu hút được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. Năm 2006, ngành này thu hút được tổng số vốn đầu tư là 609 triệu USD, cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2006. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các ngành kinh tế (2.75 tỷ). Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch có quy mô và chất lượng cao tại các trung tâm du lịch lớn của nước ta đã được cấp phép như dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia - Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư. Đây là dự án rất lớn với số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD; dự án của tập đoàn Rockingham (Hoa Kỳ) đầu tư vào đảo Phú Quốc với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD; tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) triển khai thực hiện xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp trên diện tích 4.6ha tại khu Cầu Giấy; tập đoàn Riviera (Nhật Bản) đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại vị trí sát trung tâm Hội Nghị Quốc Gia. Tại khu vực miền Trung, tập đoàn Banyan Tree (Singapo) đã nhận giấy phép đầu tư 276 triệu USD xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, sân golf tại khu kinh tế Chân Mây ( Thừa Thiên Huế); tập đoàn Indochina Capital đầu tư xây dựng khu du lịch biển 5 sao Ngũ Hành Sơn với 250 phòng, 150 căn hộ cao cấp và 40 biệt thự cùng nhiều dịch vụ giải trí cao cấp khác với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD trên diện tích 20ha ; Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Cũng tại Vũng Tàu, tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USDĐiều này đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu phòng khách sạn cao cấp ở các trung tâm du lịch lớn như Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt vào mùa cao điểm trong năm (điển hình như năm APEC 2006). Năm 2006, Hà Nội đã đón hơn 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 100% so với năm 2000 nhưng số lượng phòng khách sạn so với năm 2000 chỉ tăng 35% (9.207 phòng lên 12.425 phòng). Hiện nay, Hà Nội còn 8 khách sạn 5 sao với 2.361 phòng, 6 khách sạn 4 sao với 992 phòng, 21 khách sạn 3 sao với 1.363 phòng.
Bên cạnh việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp thì làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ cũng rất sôi động. Quĩ VinaLand đã mua 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay. Còn Quỹ VinaCapital cũng không chịu thua kém khi mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội vào tháng 7/2006, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%. Vinaland Fund cũng đầu tư thêm 43 triệu USD vào lĩnh vực khách sạn và du lịch của Hà Nội, đầu tư 31 triệu USD vào sân golf và khu vực nghỉ mát rộng 260 hecta tại thành phố Đà Nẵng. Vào tháng 4/2006, công ty xây dựng LaiSun đã vượt qua British Virgin Islands trong cuộc đấu thầu mua 63% cổ phần tại khu nghỉ mát Furama – Đà Nẵng.
Trong điều kiện lạc hậu nghèo nàn và thiếu vốn đầu tư, Việt Nam rất cần hiện đại hoá nền kinh tế. Bên cạnh các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức liên doanh, liên kết với các nước ngoài trong kinh doanh du lịch cũng đã đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều là kết quả của hoạt động liên kết giữa Việt Nam với một số nước châu Á. Ví dụ như : Khách sạn Sofitel Metroôle là liên kết giữa Việt Nam và Singapo, Sheraton là của Việt Nam và Indonexia, Sofitel plaza là liên kết giữa Việt Nam và Malaysia, Melia Hà Nội là liên kết giữa Việt Nam và Thái Lan.
d – Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới :
Việt Nam đã ký 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ bạn hàng với 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Nước ta đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các nước thành viên ASEAN, trở thành thành viên chính thức của hiệp hội Du lịch Đông Nam á ( ASEANTA ); khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với liên bang Nga; phát triển quan hệ hợp tác du lịch với Pháp; bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác du lịch với Hoa Kỳ.
e - Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao
thông quốc tế
Một ngành kinh tế lớn, ngành du lịch, có liên quan trực tiếp tới văn hóa. Những di sản văn hóa trên lãnh thổ một quốc gia là một chủ bài lớn để thu hút du khách nước ngoài, và từ đó nảy nở những mối giao thương khác. Mặt khác, khi bạn bè hay đối tác nước ngoài tới tìm hiểu đất nước ta, tìm hiểu con người, xã hội và các cơ hội làm ăn với Việt Nam, dĩ nhiên điều tối thiểu là họ phải được tiếp đón với những chuẩn mực văn minh hiện đại. Nhưng như thế chưa đủ. Những ứng xử, những sản phẩm có tính văn hóa cao ngoài việc thu hút và giữ chân du khách, tranh thủ cảm tình của họ, còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam tới những nhà đầu tư tiềm năng dù đôi khi miếng bánh lợi nhuận chưa đủ hấp dẫn...
f - Du lịch như đầu mối “xuất nhập khẩu” ngoại tệ, phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế :
Hoạt động du lịch được đẩy mạnh và rộng khắp đã đem lại một hiệu quả thiết thực về kinh tế. Chỉ tính riêng trong 9 tháng của năm 2000, Chương trình đã thực hiện xuất khẩu tại chỗ ước đạt trên 800 triệu USD, tăng khoảng 150 triệu USD.
3. Đối với du lịch quốc tế thụ động :
Khác với du lịch quốc tế chủ động, du lịch quốc tế thụ động là một hình thức nhập khẩu đối với đất nước có khách đi ra nước ngoài. Cái mà họ nhận được đó chính là các “lợi ích vô hình”. Đó là nâng cao hiểu biết, học hỏi kỹ thuật mới, củng cố sức khỏecủa người dân. Nhưng nếu đi với mục đích kinh doanh, du lịch quốc tế thụ động có tác động gián tiếp đến nền kinh tế bởi nó là hình thức đem tiền đi tiêu nhưng họ có thể thu về là bản hợp đồng đầu tư thu lợi nhuận .
4. Các tác động khác về mặt kinh tế của việc phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nói chung :
a – Khu vực du lịch đã mang lại cho Việt nam cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ :
Nhiều gia đình dân tộc nghèo khó trước kia chỉ sống bằng nông nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ du lịch. Cụ thể như, người dân tộc Hmông Sapa trước đây là một đơn vị kinh tế thuần nông. Cơ cấu kinh tế truyền thống của Hmông ở Sapa gồm 3 bộ phận cấu thành là trồng trọt (lúa, ngô, thảo quả), hái lượm và nghề thủ công, trong đó chủ yếu là trồng trọt. Hầu hết mức sống, nguồn thu nhập của người làm nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi, còn nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt nên cuộc sống thiếu thốn nghèo khổ. Điều kiện trồng trọt lại khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều lao động. Sapa lại không có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp. Nhưng du lịch phát triển, các làng Hmông có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hóa trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, đời sống kinh tế của người Hmông được cải thiện. Họ chuyển sang sản xuất hàng thổ cẩm, đồ trang sức, dẫn khách du lịch...thay vì làm nông nghiệp như trước đây. Hiện nay, tỉ lệ gia đình người Hmông tham gia hoạt động du lịch chiếm hơn 90%. Hay như ở bản Lác, một bản của người dân tộc Thái ở Mai Châu – Hòa Bình. Từ một làng dân tộc bình thường, do nhận thấy tiềm năng và có định hướng phát triển đúng đắn nên giờ đây bản Lác và một số bản xung quanh đã trở thành làng du lịch. Đời sống dân bản được nâng cao,giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn người lao động tại đây. Khách du lịch đến đây được sống trong nhà sàn, ăn thịt thú rừng, học cách dệt vải của người Thái nét văn hóa truyền thống không chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà còn được giới thiệu cả trong và ngoài nước.
b – Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng :
Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu.
c - Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo :
Trước hết, đây là hoạt động kinh doanh cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính. Như vậy, có thể khái quát các vấn đề về chính sách du lịch bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích. Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn mức tăng GDP và cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2006, đã góp phần nâng mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các ngành dịch vụ có giá trị cao như ngân hàng, hàng không, bưu chính viễn thông, du lịch được khai thác và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.
d - Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa :
Như đã nói ở trên, du lịch giúp củng cố và phát triển quan hệ quốc tế, do đó đã mở rộng thị trường, tăng thêm bạn hàng đối với các ngành tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc loại hình du lịch công vụ ngày càng phát triển góp phần đem về cho đất nước các khoản đầu tư, hợp đồng liên kết kinh doanh, Thị trường trong nước tiếp tục được mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2006.
e - Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành
kinh tế khác :
Hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Ở những vùng phát triển du lịch, do nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới giao thông, cầu cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Ví dụ: để thuận tiện cho việc đi lại và mở thêm tuyến đường giao thông nối giữa các tỉnh, nhà nước đã đầu tư xây dựng cầu Yên Lệnh nối giữa Hưng Yên và Hà Nam. Ngoài việc đảm bảo an toàn, nó còn giúp cho sự giao lưu buôn bán dễ dàng hơn, đi lại thuận tiện giúp cho hoạt động du lịch hai tỉnh ngày càng tăng bên cạnh sự phát triển ngành giao thông vận tải.
II - Về mặt xã hội:
a - Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân điạ phương:
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một thực tế nữa là, ở nước ta trên 3/4 số các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của đất nước đều nằm tại các vùng nông thôn, miền núi và vùng hải đảo. Song thu nhập hiện từ du lịch mới tập trung chủ yếu ở hai thành phố du lịch lớn của đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 62% tổng doanh thu), vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn không những sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm tăng thêm thu nhập cho đông đảo người dân sống ở nông thôn.
Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đến nay, ngành du lịch đã tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, chưa kể đến 30 vạn lao động gián tiếp có thêm việc làm như sản xuất hàng lưu niệm, bán hàng, các dịch vụ bổ trợ...Năm 1998 đã có trên 130 nghìn lao động, tăng trung bình hàng năm khoảng 25% năm.Tuy nhiên, do phát triển nhanh, các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà hàng đã thu hút lực lượng lao động lớn nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; mới có 7% đạt trình độ đại học, 50% được đào tạo qua các trướng dạy nghề, các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, còn lại chưa qua đào tạo. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành du lịch Việt Nam chiếm 58%. Toàn ngành có khoảng trên 27.000 lao động nữ là cán bộ quản lý. Năng lực làm việc cao, chất lượng và hiệu quả làm việc của lao động nữ đóng vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế không chỉ mang lại việc làm cho nhiều phụ nữ mà còn mang lại nhiều cơ hội to lớn vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngành Du lịch Việt Nam có đặc thù là tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số. Hiện tại, ngành Du lịch có trên 235.000 lao động làm việc trực tiếp, trong đó lao động nữ chiếm 58%, tương đương trên 136.300 người và số lượng lao động gián tiếp trên 600.000 người. Lao động nữ tập trung đông vào các nghề như: phục vụ khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, thông tin, dịch vụ giải trí. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ trong khối nhà hàng khách chiếm trên 71%; phục vụ buồng, chăm sóc sắc đẹp chiếm trên 95%. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành Du lịch giữ cương vị lãnh đạo ngày một tăng cao. Đến nay, toàn Ngành có khoảng trên 27.000 lao động nữ là cán bộ quản lý. Lãnh đạo điều hành từ cấp phòng trở lên cho tới quản đốc, giám sát, giám đốc doanh nghiệp chiếm 11% trong tổng số lao động và chiếm 19% trong tổng số lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ là lãnh đạo trong các cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch cũng dần được nâng lên. Phần đông lao động nữ trong Ngành ở độ tuổi còn trẻ từ 25 – 35 tuổi. Đây được coi là một thế mạnh, tiềm năng lớn đối với sự phát triển của ngành Du lịch. Có thể khẳng định, đối tượng lao động nữ trong ngành Du lịch có trình độ chuyên môn, năng lực làm việc cao, chất lượng và hiệu quả làm việc của lao động nữ đóng vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch”1, một trong những biện pháp cạnh tranh thu hút nguồn khách du lịch lớn để phát triển du lịch
b - Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh tế phát triển:
Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Do công
nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước nên việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tàng hiện đại cho phù hợp với sự phát triển đó là điều tất yếu. Bên cạnh những điểm tích cực, quá trình đô thị hóa đã đem lại nhiều hậu quả cho xã hội. Dân cư tập trung đông dúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miến núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều được giảm hẳn. Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, vì vậy để khai thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi mặt: giao thông, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội Du lịch phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng miền.
c - Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả
Không chỉ quảng cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du
khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới triệu với bạn bè năm châu. Đến Với Việt Nam, du khách được làm quen với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng như gốm sứ, dệt thổ cẩm, dệt lụa Như vậy, du lịch đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền
d - Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội
Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu.
Thương mại hoá các di sản văn hoá. Du lịch là sự tìm kiếm của khánh du lịch đối với cái đẹp của các giá trị vật chất và tinh thần. Hoạt động du lịch phải thật sự đạt tới mục tiêu bền vững. Tác dụng tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với công tác bảo tồn. Việc Chính phủ thành lập các khu bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã, các khu du lịch lịch sử văn hoá đã tạo nên những địa bàn quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển như nước ta. Ở môi trường nông thôn ven biển, du lịch nông thôn có thể phát triển các trang trại, làng du lịch sinh thái mang lại nhiều thu nhập hỗ trợ cho dân sẽ ngăn chặn được tình trạng hoang hoá đất đai. Những du khách nhận thức được đa dạng sinh học và các giá trị của tự nhiên và văn hoá cũng có thể thúc đẩy được nhận thức môi trường cho cộng đồng dân cư địa phương.
Trong năm nay, ngành Du lịch đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại các tỉnh như: Điện Biên, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Trà Vinh về các chủ đề “Du lịch với xoá đói, giảm nghèo” và “Phát triển du lịch cộng đồng” đã thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia. Các cuộc hội thảo này có mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, một trong những biện pháp quan trọng để xoá đói, giảm nghèo và mang lại những cơ hội phát triển cho phụ nữ thông qua việc trực tiếp cũng như gián tiếp phục vụ khách du lịch.
Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường. Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi trên đất nước ta, "đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng" để cả xã hội chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai một và lãng quên. Nhờ có du lịch, hằng năm trung bình từ hai đến ba triệu du khách quốc tế đến nước ta tham quan, họ được hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam, được tận mắt chứng kiến sự thay da, đổi thịt tươi mới và tốt đẹp đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội Việt Nam.
Trong khi nguồn vốn của chương trình mục tiêu văn hóa dành cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử rất hạn hẹp, thì ngành Du lịch đã hỗ trợ kinh phí đầu tư, tu bổ, nâng cấp một số di tích trọng điểm tại các địa phương, góp phần làm cho những di tích ấy trường tồn với thời gian và trở thành "điểm sáng" văn hóa tại địa phương, được nhân dân mến mộ, cảm kích. Ngoài ra, bằng các hoạt động của mình, du lịch đã góp phần hỗ trợ và mở ra biên độ rộng lớn cho hoạt động giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa quốc tế; trong năm 2006, chúng ta đã cử 389 đoàn với 1.501 người ra nước ngoài và đón 168 đoàn nước ngoài với 1.514 người vào nước ta làm việc theo các văn bản hợp tác.
Trong kinh tế thị trường, do điều kiện khách quan, hoạt động du lịch thích ứng nhanh hơn và trong chừng mực nhất định, chính hoạt động du lịch đã đi trước một bước, đảm nhiệm vai trò "kích cầu" các hoạt động văn hóa đi nhanh và mạnh hơn. Kinh doanh văn hóa du lịch đã đem lại nguồn thu không nhỏ. Mấy năm trước, tại lễ hội 110 năm Sa Pa đã thu hút năm vạn người tham dự và tổng doanh thu của lễ hội này đạt hơn năm tỷ đồng.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa ngày càng mở rộng, cả hoạt động văn hóa và du lịch đều có tác dụng lớn và rất quan trọng trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Văn hóa thể hiện vai trò là "mục tiêu và động lực" ở chỗ tập trung xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ở chỗ chăm lo vun đắp, bồi dưỡng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm hồn, tình cảm, đồng thời tạo lập môi trường văn hóa, xã hội vui tươi, lành mạnh, phục vụ đắc lực công việc sản xuất, lao động, học tập của nhân dân. Tất nhiên, với ưu thế là các loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng, các hoạt động văn hóa đã và đang góp phần không nhỏ đấu tranh với tệ nạn xã hội, với lối sống và tập quán lạc hậu, phê phán bài trừ các khuynh hướng tư tưởng và quan điểm sai trái.
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Ở Cốsta Rica và Vênêxuêla, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galápagó để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùng Thiên nhiên-và-Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia.
III. Một số tác động tiêu cực do du lịch gây ra:
Bên cạnh các lợi ích to lớn của du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta thì du lịch vẫn còn tồn tại những điểm tiêu cực như:
- Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất
thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát.
- Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác.
- Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành
- Ngành du lịch mang tính thời vụ. Do đó, ảnh hưởng rất lớn tới
việc sử dụng lao động. Đây cũng là bài toán khó cho các nhà quản lý
- Du lịch làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên
của đất nước do khai thác quá mức hoặc không hợp lý
Sự phát triển “nóng” về du lịch trên toàn bộ dải ven biển và hải đảo cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững.
Sức chứa của nhiều địa bàn du lịch đã quá tải. Ô nhiễm nước và không khí do nước thải, tràn dầu, do chất thải, khí thải của phương tiện vận tải như tàu thuyền, ôtô, xe máy, nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó đã ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học. Phá huỷ nơi cư trú (trên mặt đất hoặc biển) do giải phóng mặt bằng hoặc quy hoạch xây dựng hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch. Xáo trộn cuộc sống hoang dã huỷ hoại thực vật do đi lại và phương tiện. Săn bắt động vật, khai thác san hô làm đồ lưu niệm, phá huỷ nơi sinh sản do dùng các phương tiện đánh bắt mang tính huỷ diệt.
Di sản thiên nhiên và văn hoá cũng như tính đa dạng của các nền văn hoá đang tồn tại là những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực doan hoặc quản lý tồi và sự phát triển tuỳ thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản.
Sự viếng thăm thường hằng của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hoá và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp.
Du lịch phải đem lại lợi lộc cho các cộng đồng chủ nhà và tạo cho họ một phương thức quan trọng và một động lực để chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hoá của họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch, chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm kế hoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện được một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai.
Một mặt, du lịch mang lại nguồn ngoại tệ và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn cao và đa phần ở các vùng sâu vùng xa nơi người lao động địa phương vốn rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, du lịch phát triển nhanh nhưng quản lý yếu kém sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
ở Siem Reap, Campuchia, nơi có khu đền Angkor Wat nổi tiếng thế giới, những tác động tiêu cực của một ngành du lịch phát triển quá nhanh nhưng được quản lý kém đã bộc lộ rõ. Các khách sạn mọc lên như nấm. Năm 2002, tổng công suất phòng chỉ có 2.500, nay đã tăng lên tới 5.000 phòng. Cuối năm nay, thành phố này có tới 8.000 phòng. Nguồn điện không đủ để cung cấp cho nhu cầu của cư dân địa phương. Hệ thống xử lý rác thải yếu kém. Dòng sông bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải chưa xử lý. Thêm vào đó là mối lo ngại rằng việc tiêu thụ một lượng nước lớn có thể làm cạn kiệt các mạch nước ngầm dẫn đến sụt lở đất và kéo theo việc sụp đổ của các ngôi đền Angkor Wat. Đây là những vấn đề nghiêm trọng.
- Du lịch gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các loại hình
không lành mạnh
Bên cạnh những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con người đối với nền văn hóa, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của ngành nghề, gây ra những ấn tượng không tốt. Đó là việc tranh dành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, các hình thức vui chơi có thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh cá loại hình không lành mạnh trong nhà hàng khách sạn.
- Du lịch phát triển đã làm thay đổi một số nét truyền thống của
một dân tộc
VD: ảnh hưởng đến một số thiết chế xã hội của người Hmông ở Sapa
+ Gia đình của người Hmông ở Sa Pa có sự tác động mạnh mẽ của du lịch và kinh tế thị trường. Sự tác động này làm biến đổi cả về loại hình gia đình cũng như chức năng, sự phân công lao động vai trò giới trong gia đình. Gia đình người Hmông Sa Pa trước đây là một đơn vị kinh tế thuần nông. Cơ cấu kinh tế truyền thống của người Hmông ở Sa Pa gồm 3 bộ phận cấu thành là trồng trọt và hái lượm, nghề thủ công. Hiện nay do du lịch phát triển, các làng Hmông ở gần thị trấn có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hoá trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Do đó du lịch đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người Hmông. Tổng thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình người Hmông Sa Pa làm nông nghiệp 1 năm từ 8 đến 10 triệu đồng/năm nhưng riêng về du lịch, mức thấp nhất cũng đạt 10 - 16 triệu VNĐ/năm. Số gia đình làm du lịch có mức thu nhập gấp từ 2 lần đến 2,5 lần gia đình thuần nông. Vì vậy cá gia đình đều chuyển sang làm du lịch.
+ Gia đình người Hmông ở Sa Pa đầu thập kỷ 70 thế kỷ 20 có loại hình gia đình phụ hệ, 3 thế hệ trở lên chiếm tỷ lệ khá cao. Thậm chí ở Sa Pa còn tồn tại một số gia đình lớn, có từ 30 đến 40 người. Hiện nay, gia đình người Hmông ở Sa Pa lại chủ yếu là loại hình gia đình gồm 2 thế hệ. Điều đáng quan tâm là hầu hết các thành viên gia đình mở rộng đều có nguyện vọng muốn tách hộ. , nhằm để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tách hộ, gia đình hạt nhân phát triển là do điều kiện kinh tế đã thay đổi. Trong kinh tế nương rẫy, việc phát rẫy, khai ruộng bậc thang cần nhiều nhân công. Các gia đình có đông lao động sẽ có mức thu nhập cao hơn. Nhưng hiện nay với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dịch vụ xuất hiện làm tăng nguồn thu của nhiều hộ gia đình, đồng thời lại không cần đông người, không cần nhiều sức lao động cơ bắp. Một gia đình có một người bán hàng rong, chạy xe ôm thu nhập gấp 1,5 đến 2 lần gia đình thuần nông.
+ Du lịch tạo ra một loạt ngành nghề mới làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Trong gia đình truyền thống, với nền kinh tế nương rẫy, vai trò người chồng, người chủ gia đình hạt nhân được đề cao. người chồng phải đảm nhiệm toàn bộ công việc nặng nhọc của nương rẫy (làm đất, cày nương, thu hoạch, khai ruộng bậc thang), làm nghề rèn đúc, đan lát... Trong gia đình hạt nhân, việc cày nương chỉ có người chồng đảm nhiệm. . Phụ nữ ít có cơ hội được bàn bạc, quyết định các vấn đề quan trọng.
Nhưng hiện nay, phụ nữ tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch khá đông. người con gái tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong. Thu nhập của họ khá cao. Phụ nữ tham gia dẫn khách du lịchMột người phụ nữ tham gia dịch vụ du lịch có thu nhập bằng hoặc hơn cả gia đình sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vai trò của phụ nữ trong gia đình được nâng cao. Du lịch góp phần quan trọng vào vấn đề bình đẳng nam nữ.Trong gia đình người Hmông trước đây, chỉ có người chồng mới có quyền giữ tiền. Nhưng hiện nay đã xuất hiện một số trường hợp người vợ quản lý tiền hoặc xu hướng chung là cả vợ và chồng đều có tiền riêng, đều quản lý tiền.Trong xã hội truyền thống người vợ đóng vai trò đối nội, đảm đang việc nhà, nội trợ, chăm sóc chồng con. Nhưng hiện nay, người vợ cũng tham gia các công việc “đối ngoại”. đi họp thôn thay chồng, tiếp khách khi khách đến nhàNhư vậy, người phụ nữ Hmông tham gia các hoạt động du lịch, mở rộng sự giao tiếp. hiểu biết đã dần dần thoát khỏi sự đóng khung trong không gian hạn hẹp của gia đình mà đã vươn tới không gian xã hội.
Quan hệ bố mẹ và con cái trong gia đình người Hmông cũng có sự biến đổi. hiện nay, khi gia đình ba thế hệ này giảm nhanh chóng, bố mẹ khó có điều kiện chăm sóc con cái. người mẹ bên cạnh việc nương rẫy phải mua và bán hàng lưu niệm. người mẹ bán hàng rong phải đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về, thậm chí ở lại thị trấn hàng tuần mới về nhà một lần. Vì vậy, trẻ em ít được bố mẹ quản lý, các trẻ em bận làm nhiều việc nhà, tham gia dịch vụ du lịch. Do đó chất lượng học tập của các em rất thấp. Nguyên nhân bỏ học để có thời gian tham gia các hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 51,7%.
Ảnh hưởng của du lịch đến quan hệ dòng họ. Trong xã hội truyền thống người Hmông, quan hệ dòng họ được đề cao. Nhưng hiện nay, dưới sự tác động của du lịch, quan hệ dòng họ đang có sự biến đổi. Trước hết, vai trò của trưởng dòng họ “Hổ Pấu” có sự thay đổi. Trước kia, người trưởng dòng họ phải là những người nhiều tuổi, có kinh nghiệm làm ăn, có trách nhiệm cao với dòng họ. Hiện nay, lớp trẻ làm ăn giỏi, thích ứng với môi trường du lịch hoặc tham gia dịch vụ du lịch ngày càng đông (làm xe ôm, dẫn khách leo núi, mua đồ lưu niệm...). Có điều kiện kinh tế, giúp đỡ một số thành viên trong làng, trong dòng họ khi họ khó khăn , nên một số người trẻ tuổi trong dòng họ, trong làng đã trở thành người có tiếng nói “trọng lượng” trong công việc chung của dòng họ. Hiện nay, việc lựa chọn người làm trưởng dòng họ đã xuất hiện các trường hợp coi trọng người giỏi làm kinh tế tham gia hoạt động du lịch có thu nhập cao. hiện nay, vai trò của trưởng họ về kinh tế cũng suy giảm. Chỉ có một số trưởng dòng họ am hiểu về thị trường sản xuất, tham gia dịch vụ du lịch mới được các gia đình học hỏi, xin ý kiến.
Trong quan hệ dòng họ, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh tế vẫn còn nhưng không hẳn là nghĩa vụ của mọi thành viên như trước đây. Do tính chất cạnh tranh khách hàng, mua bán, trong dòng họ thường xảy ra mâu thuẫn, va chạm, mất đoàn kết giữa các thành viên hơn thời kỳ sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Tất nhiên sự tượng trợ giúp đỡ trong dòng họ vẫn còn nhưng chuyển sang hình thức mới. Hình thức giúp đỡ nhau bằng tiền nhiều hơn giúp đỡ nhau bằng hiện vậy. Như vậy sự cố kết dòng họ về mặt tín ngưỡng, xã hội nổi trội hơn nhiều so với mặt kinh tế. Sự cố kết về kinh tế suy giảm, chỉ còn ở phạm vi các gia đình có quan hệ họ hàng ruột thịt.
Du lịch tác động đến quan hệ cộng đồng làng về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong xã hội nông nghiệp, cư dân thuần nông, vai trò của già làng được đề cao. Nhưng hiện nay, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, già làng ít có điều kiện tiếp cận thông tin mới. Việc tiếp cận thông tin mới hầu hết do lớp trẻ đảm nhiệm. Do đó, vai trò của già làng trong các làng làm dịch vụ du lịch giảm sút. Lớp trẻ ít tham khảo kinh nghiệm của người già về kinh tế, chỉ tham khảo các già làng về các vấn đề nếp sống văn hoá, tín ngưỡng. Ngược lại với vai trò của già làng, vai trò của trưởng làng được đề cao hơn trước rất nhiều. hiện nay, âm hưởng cuộc sống sôi động thường xuyên dội xuống làng. Nếp sống tĩnh lặng của làng bị phá vỡ. Với việc xây dựng làng thành các điểm du lịch, với việc thực hiện các dự án làm đường giao thông liên thôn, trồng rừng, lập các tổ sản xuất phục vụ du lịch... đòi hỏi sự điều hành của trưởng làng, sự tham gia của toàn dân làng ngày càng lớn. Trưởng làng phải tổ chức các cuộc họp chung dân làng thường xuyên nhằm bàn bạc phân công dân làng tham gia các chương trình dự án. Đồng thời, trưởng làng phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc các gia đình làm các việc công của làng, chấp hành quy ước chung, quy hoạch lại cửa hàng, khôi phục nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm, tổ chức các sinh hoạt văn nghệ phục vụ du khách, tăng nguồn thu... Chức năng, nhiệm vụ của trưởng làng phức tạp, vai trò của trưởng làng được đề cao hơn trước. Do đó tiêu chuẩn lựa chọn trưởng làng cũng thay đổi. Trưởng làng phải là những người năng động, có trình độ học vấn nhất định, có khả năng tiếp nhận và phổ biến thông tin. Tốc độ cuộc sống đã thay đổi nên yếu tố tuổi cao, giàu kinh nghiệm ít trở thành tiêu chí quan trọng để chọn trưởng làng, xuất hiện xu hướng trẻ hoá trưởng
IV – Một số biện pháp khắc phục:
Đầu tư, xây dựng một số khu du lịch, khu vui chơi giải trí.
Tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch việt nam trên các thị trường gửi khách trọng điểm, thông qua các đại diện du lịch quốc gia, các hãng lữ hành quốc tế.
Nâng cao chất lượng phục vụ khách , Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, giá cả hợp lý, coi giá dịch vụ cũng là một trong các yếu tố qyuết định của cạnh tranh., , tạo sự thoải mái, tiện nghi đối với khách trong thời gian lưu trú, nâng cao chất lượng phục vụ trên cả 3 góc độ: Thái độ phục vụ, tiện nghi và hàng hoá phục vụ trong khách sạn cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách ; tạo thêm uy tín và sức thu hút khách trở lại nhiều lần.
Cải thiện cơ bản các thủ tục liên quan đến chuyến đi du lịch của khách du lịch quốc tế. tạo điều kiện dễ dàng cho khách du lịch nội địa đi thăm quan du lịch trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng các phương tiện vận chuyển khách du lịch để đảm bảo an toàn cho khách.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch có đủ năng lực trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Đào tạo lại và bổ túc trình độ nghiệp vụ tay nghề cho lực lượng lao động hiện có để đáp ứng được nhu cầu mới.
Coi trọng phát triển du lịch sinh thái bảo vệ môi trường.
Đầu tư vào công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tập trung vào các dự án đầu tư ở các khu du lịch trọng điểm quốc gia, khu vui chơi giải trí, làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt nam, các phương tiện vận chuyển khách du lịch.
Đầu tư cho kết cấu hạ tầng đến các diểm du lịch, khu du lịch, đầu tư vào kết cấu hạ tầng trong các khu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách đến các khu du lịch, góp phần nâng cao chất lương dịch vụ du lịch Việt nam.
Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nghiên cứu thị trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các hoạt động du lịch.
Đầu tư cho việc bảo vệ, tôn tạo, khai thác và phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, môi trường.
V – Mục tiêu của ngành du lịch trong những năm tới:
Bên cạnh việc đề ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn và tiêu cực còn tồn tại trong ngành du lịch thì Bộ văn hóa, thông tin và du lịch còn đề ra các mục tiêu của ngành du lịch trong những năm tới, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Cụ thể như sau:
* Mục tiêu của ngành du lịch:
- Về đón khách quốc tế: phấn đấu đến năm 2010, Du lịch Việt Nam sẽ đón được 5,5-6,0 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4%, 25 triệu lượt khách du lịch nội địa.
- Về thu nhập du lịch: phấn đấu năm 2010, doanh thu du lịch đạt 4,0 - 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,0 – 11,5%/năm.
- Về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: điều tra, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng khách sạn, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.
- Về tạo việc làm cho xã hội: đến năm 2010 Du lịch tạo 1,4 triệu việc làm cho xã hội, trong đó có 350.000 việc làm trực tiếp.
- Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
C - Kết luận
Du lịch đã trở thành một hiện tượng ngày càng đa dạng đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, lý sinh, sinh thái và thẩm mỹ. Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Vì vậy, để đất nước Việt Nam phát triển theo kịp thế giới cần có cái nhìn mới, tổng thể và lâu dài cho ngành du lịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5992.doc