Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Việc nên áp dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá từng bước như cách làm hiện nay của NHNN. Với một sự thay đổi tỷ giá nhẹ nhàng và từ từ sẽ không làm xáo trộn giá cả các sản phẩm then chốt, không phát sinh đầu cơ, vì lợi nhuận đầu cơ không đáng kể do phải mất chi phí mua vào bán. Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các công cụ bổ sung cho tỷ giá, bù lỗ, cấp tín dụng ưu đãi làm hàng xuất khẩu cho nộp thuế trả chậm v.v là rất thích hợp vì đa dạng hóa biện pháp cho tăng xuất khẩu và nền kinh tế, xã hội vẫn ổn định.Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả mong muốn cho việc điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới thì cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tự do hóa mạnh mẽ hoạt động ngoại thương, giảm mạnh và tiến đến xóa bỏ độc quyền của các DNNN; cải tiến hoạt động tiếp thị và tìm kiếm khách hàng; giảm các tiêu cực phí trong hoạt động XNK và hải quan, giảm tỷ lệ thuế nhập theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhờ đó đưa dần luồng ngoại thương bất hợp pháp thành luồng hợp pháp, chính là những biện pháp cơ bản và lâu dài cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016 48 Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Impact of exchange rate adjusments to the export competitiveness of Viet Nam during the integration TS. Nguyễn Hoàng Giang Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở 2) Ph.D. Nguyen Hoang Giang University of Labour Social Affairs 2 Tóm tắt Với hàng loạt các sự kiện liên quan đến tỷ giá trên thị trường tài chính quốc tế diễn ra vào những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 như: việc phá giá mạnh của đồng Nhân Dân tệ (Trung Quốc), Cục Dữ trữ liên bang Mỹ đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất đồng Đô Mỹ NHNN Việt Nam đã thực hiện nhiều nước đi kỹ thuật trong ván cờ tỷ giá và điều này cũng đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta nhìn lại chính sách điều hành tỷ giá của VN trong thời gian qua và phân tích tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến xuất khẩu của VN, đồng thời đưa ra nhận định về những quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề trên một cách khách quan và tích cực nhất. Từ khóa: hội nhập, tỷ giá, xuất khẩu Abstract With a series of events related to the exchange rate on the international financial markets took place in the last months of 2015 and early 2016, such as the strong devaluation of the yuan (Chinese), Joint Reserve Bureau US states have begun bullish US dollar interest rates ... State Bank of Vietnam has made many technical moves in the game, and this rate has created a certain influence on the export competence of Vietnam in the integration phase. The following article will help us to look back on the operating of policies of the exchange rate in the recent past and analyze the impact of the adjustment of the exchange rate on exports of VN, while presenting the least on other viewpoints around the issues in an objective and positive as possible. Keywords: integration, exchange rate, export 1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu Cơ chế tác động của tỷ giá đối với XNK có thể diễn ra như sau: Khi phá giá đơn vị tiền tệ trong nước xuống, thì một số lượng đơn vị tiền tệ trong nước sẽ đổi được ít hơn đơn vị tiền tệ nước ngoài hơn, so với trước đây. Hay nói ngược lại, với một đơn vị tiền tệ nước ngoài sẽ đổi được nhiều hơn đơn vị tiền tệ trong nước. Ví dụ tỷ giá giữa VN đồng so với 49 USD hạ xuống, trong trường hợp đó, muốn thu được cũng một số ngoại tệ như trước đây, người bán hàng (nhà xuất khẩu) nước ngoài - khi bán hàng vào nước có đồng tiền hạ giá - buộc phải bán với giá cao hơn. Việc nhà xuất khẩu nước ngoài phải nâng giá bán hàng lên là cần thiết, vì họ phải bù đắp mọi chi phí sản xuất hàng xuất khẩu - nếu họ cứ bán giá như trước đây thì họ sẽ lỗ lớn - tuy vậy việc nâng giá hàng nước ngoài, sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế khối lượng nhập khẩu hàng hóa vào nước có đồng tiền hạ giá, vì hai lý do: * Do khả năng cạnh tranh hàng hóa XNK của nước đó tăng lên. * Có thể có sự chuyển hướng tiêu thụ hàng hóa trong nước để thay thế hàng nhập quá đắt đỏ. Trong khi đó việc phá giá đơn vị tiền tệ trong nước xuống, lại có xu hướng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa từ nước có đồng tiền hạ giá sang các nước khác. Cũng theo cơ chế đó, khi nâng giá đồng tiền trong nước lên so với các ngoại tệ khác thì tác động sẽ ngược lại: xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bị hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bị giảm sút, đồng thời giá cả hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, so với giá trong nước và từ đó khối lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng lên. Hình 1: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và kim ngạch XNK - Trục tung biểu thị tỷ giá hối đoái ngoại tệ/ nội tệ, các điểm càng xa điểm gốc thì nội tệ càng giảm giá. - Trục hoành biểu thị kim ngạch XNK, đường EE biểu thị cho xuất khẩu, EE cắt trục tung ở điểm A là điểm giới hạn, nếu tỷ giá ngoại tệ/nội tệ thấp hơn điểm đó thì xuất khẩu sẽ lỗ (tương ứng với nội tệ có giá quá cao thì lĩnh vực xuất khẩu sẽ lỗ) lúc đó tỷ giá hối đoái xuất khẩu > tỷ giá hối đoái. - Đường EE bị giới hạn bởi Ma, trên trục kim ngạch XNK, có nghĩa là cho dù nội tệ có giảm giá nhiều đến mấy đi nữa, thì kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt được tối đa Giới hạn của tiềm năng xuất khẩu E(Export) E I(Import) I R0 A M0 Ma Tỷ giá ngoại tệ/nội tệ B Kim ngạch XNK P 50 Ma thôi, điểm Ma gọi là kim ngạch xuất khẩu tiềm tàng. - Đường I I là đường nhập khẩu, I I cắt trục tung ở điểm B, tỷ giá hối đoái ngoại tệ/nội tệ cao hơn điểm B thì không nhập khẩu được, vì ở điểm đó nước đối tác sẽ bị lỗ, lúc đó tỷ giá hối đoái > tỷ giá hối đoái nhập khẩu. Khoảng cách AB là khoảng cách biến thiên của tỷ giá hối đoái, luôn thỏa công thức: Đường EE cắt I I ở điểm P có tung độ là Ro (tương ứng với hối suất Ro), thì kim ngạch xuất khẩu bằng kim ngạch nhập khẩu và cán cân thương mại cân bằng, Ro gọi là hối suất cân bằng. Tóm lại, ta có thể thấy nội tệ có trị giá càng cao thì xuất khẩu càng bị hạn chế, nhập khẩu càng được khuyến khích và ngược lại. 2. Hiện trạng cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam Việt Nam sau thời gian dài áp dụng chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước thì việc tỷ giá danh nghĩa được duy trì ổn định trong thời gian khá dài đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sức mạnh đối nội của đồng nội tệ, kiềm chế được lạm phát, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn nội tệ vào Ngân hàng, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu xem xét về mặt tỷ giá thực thì VND đang bị định giá cao hơn so với USD, bởi chênh lệch lạm phát giữa 2 nước và đặc biệt là do tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD duy trì ổn định trong khi đồng USD đang có xu hướng mạnh lên so với các ngoại tệ mạnh khác như EUR, Bảng Anh Để thấy rõ hơn ta xem biểu sau: Hình 2: Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực VND giai đoạn 2012 - 3/2015 Nguồn: Tính toán theo nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê (năm gốc tháng 1/2012) Tỷ giá hối đoái xuất khẩu < tỷ giá hối đoái < tỷ giá hối đoái nhập khẩu 51 Đây là điều bất lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, hạn chế cải thiện thâm hụt cán cân thương mại. Vì vậy trong năm 2016 cách thức điều hành tỷ giá sẽ linh hoạt hơn và thậm chí là thay đổi từng ngày. Theo cách thức này thì Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố tỷ giá hàng ngày, tuy nhiên tỷ giá hàng ngày sẽ được điều chỉnh lên xuống. Việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở tham chiếu vào diễn biến của đồng USD và một số đồng tiền ngoại tệ khác, cũng như đảm bảo mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. NHNN sử dụng công cụ kỳ hạn như một biện pháp kỹ thuật để định hướng vùng mục tiêu tỷ giá cho thị trường. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01 đến 15/02/2016 và so sánh với cùng kỳ năm 2015 Tên mặt hàng hóa chủ yếu Kim ngạch xuất khẩu từ 01/01 đến 15/02/2016 (Triệu USD) So với cùng kỳ năm 2015 Kim ngạch +/- (Triệu USD) Kim ngạch +/- (%) TỔNG TRỊ GIÁ 17.033 -3.746 -18,0 Trong đó: Doanh nghiệp FDI 11.674 -2.308 -16,5 Điện thoại các loại và linh kiện 3.030 -714 -19,1 Hàng dệt, may 2.600 -445 -14,6 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.633 -313 -16,1 Giày dép các loại 1.454 -168 -10,4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 897 -106 -10,6 Gỗ và sản phẩm gỗ 742 -178 -19,3 Phương tiện vận tải và phụ tùng 674 -111 -14,1 Hàng thủy sản 668 -101 -13,1 Cà phê 372 -79 -17,6 Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù 343 -45 -11,6 Nguồn: Tổng cục Hải quan 52 Nửa đầu tháng 02 năm 2016, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng: hàng dệt may giảm 445 triệu USD, điện thoại các loại & linh kiện giảm 714 triệu USD, giày dép các loại giảm 168 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 313 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 106 triệu USD, hàng thủy sản giảm 101 triệu USD, phương tiện vận tải & phụ tùng giảm 111 triệu USD. Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01/2015 – 15/02/2016 và so sánh với cùng kỳ năm 2015 Tên mặt hàng hóa chủ yếu Kim ngạch nhập khẩu từ 01/01 đến 15/02/2016 So với cùng kỳ năm 2015 Kim ngạch +/- (Triệu USD) Kim ngạch +/- (%) TỔNG TRỊ GIÁ 16.348 -4.305 -20,8 Trong đó: Doanh nghiệp FDI 9.703 -2.585 -21,0 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.799 -131 -4,5 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 2.660 -1.118 -29,6 Điện thoại các loại và linh kiện 1.097 -280 -20,3 Vải các loại 965 -148 -13,3 Sắt thép các loại 730 -198 -21,3 Chất dẻo nguyên liệu 538 -120 -18,3 Kim loại thường khác 448 18 4,1 Nguyên phụ liệu dệt may da giày 436 -109 -20,0 Sản phẩm từ chất dẻo 424 -28 -6,2 Xăng dầu các loại 400 -244 -37,9 Nguồn: Tổng cục Hải quan Giá trị hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam tính đến hết ngày 15/2/2016 đạt gần 16,35 tỷ USD, giảm 20,8% (tương ứng giảm 4,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015 cụ thể với từng mặt hàng chủ yếu như bảng thống kê trên. 53 3. Các quan điểm khác nhau về điều chỉnh tỷ giá Trước tiến trình hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện các cuộc tranh luận giữa các quan điểm khác nhau về tỷ giá. Tựu chung lại, có 2 quan điểm nổi bật: - Không phá giá cũng không lên giá đồng nội tệ - Nên phá giá “vừa tầm” đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu Trường phái chống lại phá giá - với các quan điểm sau: (1) Điều chỉnh tăng tỷ giá có thể cải thiện xuất khẩu nhưng mức độ không lớn, trong khi còn phải cân nhắc tác động tới nhập khẩu, nhất là khi nhập khẩu đang tăng trở lại; điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ khiến chi phí sản xuất tính bằng VND tăng lên do sản xuất trong nước đang phụ thuộc nhiều vào hàng nguyên vật liệu nước nước ngoài nhập khẩu; (2) Phá giá làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam. (3) Cần thấy rằng để tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu hiện nay yếu tố chính không phải là tỷ giá, mà cần phải nâng cao chất lượng, mẫu mã, giá trị sử dụng, độ thỏa mãn người tiêu dùng; (4) Diễn biến thế giới thời gian qua, các nước chủ yếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, chủ yếu thông qua giảm lãi suất hay mở rộng các gói nới lỏng định lượng, thông qua đó hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, NHNN thời gian qua cũng đã và đang điều hành theo hướng đưa tiền ra khá nhiều, chủ yếu qua kênh mua ngoại tệ, giảm mặt bằng lãi suất; (5) Đồng USD có tăng mạnh so với một số đồng tiền chủ chốt như euro, bảng Anh, đô la Canada. Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại Việt Nam với các nước có đồng tiền mất giá mạnh khá nhỏ và ngược lại (ít ảnh hưởng đến xuất khẩu). Chỉ số USD Index từ tháng 10/2014 – 3/2015 $DXY – US Dollar Index – Daily OHLC Chart Hình 3: Xu hướng lên giá của đồng USD Nguồn: Bloomberg 2015 54 (6) VND mất giá qua các năm, ngay cả khi USD liên tục giảm giá. Do đó, không nên quá lo ngại về việc VND lên giá tương đối với các đồng tiền sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh xuất khẩu; Quan điểm thứ hai cho rằng việc lên giá của đồng nội tệ đã cản trở việc hình thành một chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu.Quan điểm này đưa ra những lập luận rất vững chắc cổ vũ cho việc phá giá đồng nội tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sắp tới. Những người theo quan điểm này đã minh chứng: Thứ nhất, tác động của việc VND lên giá so với nhiều bản tệ trên thế giới diễn ra trên diện rộng hơn nhiều, chứ không bó hẹp trong phạm vi xuất khẩu (và một số ít thị trường xuất khẩu) của Việt Nam như nhiều người quan niệm như hiện nay.Chính những lý do này luôn được dùng để trấn an dư luận trong các đợt “sốt” tỷ giá lần trước nhưng rồi rốt cuộc tỷ giá vẫn được điều chỉnh. Thứ hai, đành rằng để tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu hiện nay yếu tố chính không phải là tỷ giá. Nhưng nếu tỷ giá gây bất lợi cho xuất khẩu thì có nghĩa là yếu tố tỷ giá sẽ triệt tiêu đi một phần hay toàn bộ những cố gắng cải thiện tính cạnh tranh của nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi thế, để tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam thì nâng cao chất lượng, mẫu mã... không thôi là chưa đủ, mà phải có sự hỗ trợ của tỷ giá! Và cũng cùng một lý do này mà nhiều nước chủ động để bản tệ của họ yếu đi nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu. Hình 4: Sự giảm giá một số đồng tiền so với đồng USD Nguồn: báo Tuổi trẻ ngày 20/8/2015 Thứ ba, chính xác ra thì cần phải nói rằng nhập siêu đang tăng trở lại chứ còn nhập khẩu đang tăng trở lại là điều bình thường, lành mạnh nếu nền kinh tế vẫn tăng trưởng và xuất khẩu tăng với mức lớn hơn nhập khẩu. Nếu đã rơi vào tình trạng nhập siêu như hiện nay thì việc không phá giá VND để kìm hãm chi phí nhập khẩu (nếu quy ra VND) sẽ không làm giảm khó khăn cho nền kinh tế vì nhập siêu có nghĩa là phải đi vay mượn nước ngoài để thanh toán cho số hàng nhập khẩu vượt trội này. Điều chỉnh tăng tỷ giá - đúng là sẽ khiến chi phí sản xuất tính bằng VND tăng lên - nhưng điều này không ảnh hưởng đến 55 giá bán và lợi nhuận của hàng xuất khẩu. Giá xuất khẩu tính bằng USD, được cố định trong hợp đồng xuất khẩu. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu cũng được tính bằng USD và cũng đã cố định trong hợp đồng nhập khẩu. Trong khi đó, những chi phí sản xuất phát sinh trong nước như tiền lương, điện nước, mặt bằng, thuế, phí, nguyên phụ liệu mua trong nước... do tính bằng VND nên khi điều chỉnh tăng tỷ giá VND thì những chi phí này sẽ lại giảm đi nếu tính theo USD. Thứ tư, nếu đúng như NHNN nói là đã đưa tiền ra khá nhiều, chủ yếu qua kênh mua ngoại tệ, làm giảm mặt bằng lãi suất, thì lẽ ra, theo lý thuyết, tỷ giá phải chịu áp lực điều chỉnh tăng lên. Nhưng tỷ giá VND lại tương đối ổn định. Điều này có nghĩa là hoặc việc đưa tiền ra của NHNN là chưa đủ lớn để hạ lãi suất (và cũng tức là giảm giá VND), hoặc NHNN lại dùng những công cụ nào đó (gồm cả công cụ hành chính) để “trói” tỷ giá. Thứ năm, đúng là VND mất giá qua các năm, ngay cả trong giai đoạn mà USD liên tục giảm giá. Nhưng mức độ mất giá của VND là quá nhỏ so với, ví dụ, chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ, cũng như mức độ mất giá của các bản tệ khác hiện nay. Tỷ giá thực của VND đã lên so với USD nói riêng và các bản tệ khác nói chung, dẫn đến áp lực điều chỉnh tỷ giá VND ngày càng dồn nén, và bởi vậy sẽ là một rủi ro lớn nếu tỷ giá VND không được điều chỉnh linh hoạt hơn. Thứ sáu, phá giá đúng là sẽ làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp, nhưng cần lưu ý rằng gánh nặng này chỉ tăng lên nếu quy ra VND, chứ nó sẽ không đổi nếu tính bằng USD, trước và sau khi phá giá. Từ phân tích trên, quan điểm trên đã ủng hộ cho việc phá giá đủ tầm đồng nội tệ và đưa ra những phân tích về lợi ích và thiệt hại khi phá giá đồng nội tệ: Lợi ích: - Phá giá không gây ra lạm phát cao như nhiều người lo ngại. - Phá giá sẽ làm tăng nhanh xuất khẩu và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. - Phá giá giúp đẩy mạnh cải tổ khu vực doanh nghiệp, nhất là DNNN và cải thiện tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng. - Phá giá sẽ làm tăng dự trữ ngoại tệ của NHNN. - Và quan trọng nhất là phá giá cho phép điều chỉnh thu nhập thành thị nông thôn và điều chỉnh cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Tóm lại, phá giá sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, cho phép giảm hàng rào bảo hộ mậu dịch và đầu tư, tiến tới chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thiệt hại: - Không chắc làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu vì năng lực cạnh tranh chịu tác động của nhiều yếu tố đan xen nhau. - Giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường có nguyên liệu từ việc nhập khẩu chứ không phải hoàn toàn do sản xuất trong nước. Do đó tỷ giá tăng sẽ đẩy giá đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất. 4. Kết luận Trong trường hợp VN - trước tiến trình hội nhập - có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu và điều chỉnh cơ cấu kinh tế là những mục tiêu bức thiết của chủ trương thay đổi tỷ giá trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay. Kế đó là việc thực hiện cơ chế hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu có sự tham gia điều tiết của NHNN để “Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính 56 chuyển đổi của đồng tiền VN”. Từ yêu cầu trên, chính sách tỷ giá sắp tới cần xét lại vấn đề tỷ giá để khôi phục và tăng thêm sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh số một của VN so với các nước Đông Nam Á là chi phí lao động rẻ đang mất dần trong khi môi trường đầu tư tại VN được cải thiện rất chậm. Vì vậy, để tăng trưởng xuất khẩu nhanh, tạo việc làm và tăng thu nhập dài hạn, VN cần thực hiện một cơ chế tỷ giá mới. Đó là cơ chế giao dịch có kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ xác định một mốc kỳ vọng 3 tháng với tỷ giá được giao dịch ở mức đó. Việc nên áp dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá từng bước như cách làm hiện nay của NHNN. Với một sự thay đổi tỷ giá nhẹ nhàng và từ từ sẽ không làm xáo trộn giá cả các sản phẩm then chốt, không phát sinh đầu cơ, vì lợi nhuận đầu cơ không đáng kể do phải mất chi phí mua vào bán. Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các công cụ bổ sung cho tỷ giá, bù lỗ, cấp tín dụng ưu đãi làm hàng xuất khẩu cho nộp thuế trả chậm v.v là rất thích hợp vì đa dạng hóa biện pháp cho tăng xuất khẩu và nền kinh tế, xã hội vẫn ổn định.Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả mong muốn cho việc điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới thì cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tự do hóa mạnh mẽ hoạt động ngoại thương, giảm mạnh và tiến đến xóa bỏ độc quyền của các DNNN; cải tiến hoạt động tiếp thị và tìm kiếm khách hàng; giảm các tiêu cực phí trong hoạt động XNK và hải quan, giảm tỷ lệ thuế nhập theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhờ đó đưa dần luồng ngoại thương bất hợp pháp thành luồng hợp pháp, chính là những biện pháp cơ bản và lâu dài cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thành Chung, “Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát - Phân tích chuỗi thời gian phi tuyến ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 114 (09/2015). 2. Nguyễn Hoàng Giang (2014), “Hoạt động đầu tư và thị trường tài chính Châu Á trước tác động của khủng hoảng từ EU”, Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán (Bộ Tài Chính) ISSN, Số 2 (6/2014). 3. Nguyễn Hoàng Giang (2004), “Tỷ giá VND trước tiến trình hội nhập”, Tạp chí Phát triển Kinh tế ISSN, Số 145 - Trường ĐHKT-TP.HCM. 4. Nguyễn Hoàng Giang (2005), “Lựa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐHQG TP.HCM. 5. Nguyễn Hoàng Giang (2015), “Kiểm soát DN độc quyền, thành tựu nghiên cứu nổi bật của giải Nobel kinh tế 2014”, Tạp chí Khoa học ĐH Văn Hiến ISSN, Số 8 (08/2015). 6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên: 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. 7. Tổng cục Thống kê, Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội” năm 2012, 2013, 2014. Ngày nhận bài: 09/10/2015 Biên tập xong: 15/03/2016 Duyệt đăng: 20/03/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_viec_dieu_chinh_ty_gia_den_nang_luc_canh_tranh_xuat.pdf
Tài liệu liên quan