Tác dụng hạ Acid Uric của cao chiết diệp hạ châu và nghệ trên chuột nhắt trắng tăng Acid Uric do Oxonat

BÀN LUẬN Oxonat kali làm gia tăng nồng ñộ acid uric máu của chuột nhắt là 130,85% (P<0,05), kết quả thu ñược từ thực nghiệm này khá tương ñồng với những công bố trước ñây [5],[6],[7]. Mô hình tăng acid uric thực nghiệm này ñáp ứng tốt với Allopurinol (uống liều 60 mg/kg thể trọng): nồng ñộ acid uric giảm 55,70% so với lô không ñiều trị (P<0,05) sau 2 giờ dùng thuốc (3 giờ sau tiêm oxonat kali) và trở về trị số bình thường sau 7 ngày. Cao chiết Diệp hạ châu (uống liều 20 g dược liệu khô/kg thể trọng) làm giảm 58,48% acid uric (P<0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và gần với trị số bình thường sau 14 ngày. Kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước ñây về các thành phần trong cây Diệp hạ châu như flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, alkaloid, lignan có tác dụng bảo vệ gan, chúng tôi thử tìm hiểu cơ chế hạ acid uric thông qua tác dụng ức chế xanthine oxidase của cây thuốc này. Động vật có vú có 2 dạng xanthine oxydoreductase là xanthine oxidase (XO) và xanthine dehydrogenase (XDH). Hai loại enzym này tham gia vào quá trình chuyển hyphoxanthine thành xanthine và cuối cùng thành acid uric. Xanthine dehydrogenase chuyển 2 ñiện tử từ hypoxanthine/xanthine ñến NAD+ thành NADH, trong khi ñó xanthine oxidase lấy ñiện tử của oxy, biến oxy thành gốc tự do và dưới tác dụng của SOD tạo thành peroxid. Ức chế xanthine oxidase sẽ làm giảm sản xuất acid uric và ñây chính là cơ chế tác dụng của allopurinol. Dịch chiết Diệp hạ châu ở các nồng ñộ khác nhau 10 µl/ml, 25 µl/ml, 50 µl/ml và 100 µl/ml ñều thể hiện tác dụng ức chế hoạt ñộ xanthine oxidase lần lượt là 3,5%, 4,8%, 18,5% và 42,1%. Nồng ñộ càng cao, tác dụng ức chế xanthine oxidase càng mạnh. Kết quả thực nghiệm này cho thấy tác dụng giảm acid uric của Diệp hạ châu có thể là do ức chế enzyme xanthine oxidase. Thông qua 2 mô hình thực nghiệm (tăng acid uric máu bằng oxonat kali và ño hoạt ñộ enzyme xanthine oxidase), dịch chiết cồn thu ñược từ Nghệ cũng thể hiện tác dụng giảm acid uric và ức chế xanthine oxidase. Ở cùng liều lượng và nồng ñộ, dịch chiết Nghệ có tác dụng kém hơn so với dịch chiết cồn Diệp hạ châu.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng hạ Acid Uric của cao chiết diệp hạ châu và nghệ trên chuột nhắt trắng tăng Acid Uric do Oxonat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 TÁC DỤNG HẠ ACID URIC CỦA CAO CHIẾT DIỆP HẠ CHÂU VÀ NGHỆ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG TĂNG ACID URIC DO OXONAT Nguyễn Phương Dung∗ TÓM TẮT Tình hình và mục ñích nghiên cứu: Diệp hạ châu và Nghệ là 2 vị thuốc cổ truyền ñược sự sử dụng rộng rãi ở Việt Nam ñể ñiều trị các bệnh gan, thấp khớp, sưng viêm, gút, Công trình này ñược tiến hành ñể ñánh giá tác dụng hạ acid uric của cao cồn Diệp hạ châu và Nghệ trên chuột nhắt trắng tăng acid uric do kali oxonat Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm bệnh – chứng, lựa chọn ngẫu nhiên, từ tháng 9/2009 ñến tháng 02/2010. Đối tượng nghiên cứu: 30 chuột nhắt, chủng Swiss albino, trọng lượng 18 – 22 g, mua tại Viện Vắcxin & Sinh phẩm Y tế - Nha Trang. Chuột thí nghiệm ñược gây tăng acid uric thực nghiệm bằng kali oxonat Phương tiện ñánh giá: Nồng ñộ acid uric trước và sau khi uống cao chiết cồn Diệp hạ châu, Nghệ. Khả năng ức chế xanthine oxidase ở các nồng ñộ khác nhau (10, 25, 50, 100 µl/ml) Kết quả chính: Cao cồn Diệp hạ châu (uống, 20g/kg) giảm 58,48% nồng ñộ acid uric (P<0,05) sau 7 ngày và gần với trị số bình thường sau 14 ngày dùng thuốc. Cao cồn Nghệ (uống, 20g/kg) giảm 52,29% nồng ñộ acid uric (P<0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và 58,42% sau 14 ngày dùng thuốc. Cả 2 cao chiết ñều thể hiện tác dụng ức chế enzym xanthine oxidase. Kết luận: Cao cồn Diệp hạ châu và Nghệ có tác dụng hạ acid uric trên mô hình thực nghiệm và thể hiện tác dụng ức chế enzym xanthine oxydase. Từ khóa: Diệp hạ châu, Nghệ, acid uric, kali oxonat, chuột nhắt. ABTRACT EFFECTS OF PHYLLANTHUS URINARIA EXTRACT AND CURCUMA LONGA EXTRACT ON SERUM URIC ACID LEVELS IN POTASSIUM OXONATE-INDUCED HYPERURICAEMIA MICE Nguyen Phuong Dung Backgroun and Aims: Phyllanthus urinaria and Curcuma longa are two of the popular traditional medicines extensively in Vietnam for the treatment of hepatitis, rheumatism, inflammation, and gout. The present study was designed to evaluate effects of 2 ethanol extracts from Phyllanthus urinaria and Curcuma longa on serum uric acid levels in potassium oxonate-induced hyperuricaemia mice. Study design and Setting: Experimental study (randomized, controlled trials) from 9/2009 to 02/2010. Subjects: Swiss albino mice (30) weight body 18 – 22g from the Institute of Vaccines and Medical Biological - Nhatrang. The mice were injected potassium oxonate to cause hyperuricaemia. Outcome measures: Serum uric acid levels before and after taking ethanol extracts from Phyllanthus urinaria and Curcuma longa. Xanthine oxidase inhibitor activites of ethanol extracts from Phyllanthus urinaria and Curcuma longa with various levels (10. 25, 50.100 µl/ml) Results:After of 7 days taking ethanol-extract from Phyllanthus urinaria (20g/kg), serum uric acid level were decreased 58.48% (P<0.05) when they were compared with control group and reached to normal levels after 14 days treatment. The ethanol extract from Curcuma longa (20g/kg) decreased 52.29% serum uric acid levels after taking 7 days and 58.42% after taking 14 days. Both of them displayed xanthine oxidase inhibitory activity in vitro. Conclusion: Ethanol extracts of Phyllanthus urinaria and Curcuma longa decreased serum uric acid in potassium oxonate-induced hyperuricaemia mice and they displayed xanthine oxidase inhibitory activity in vivo. Key words: Phyllanthus urinaria, Curcuma longa, uric acid, potassium oxonate, mice. ĐẶT VẤN ĐỀ ∗ Khoa Y học Cổ Truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM Địa chỉ liên hệ: TS. Nguyễn Phương Dung ĐT: 0988202625 Email: phuongdung463@gmail.com 83 Tăng acid uric là một trong các nguyên nhân dẫn ñến tổn thương nhiều cơ quan trọng yếu của cơ thể, như: mạch máu, màng ngoài tim, kết mạc, mống mắt, tuyến mang tai, màng não, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, thận, ... Tăng acid uric cũng là nguyên nhân gây bệnh gút và các bệnh của xã hội phát triển như: béo phì, tăng lipid máu, tăng huyết áp, xơ mỡ ñộng mạch, viêm khớp, [3] Thuốc thường dùng ñể hạ acid uric máu, ñiều trị gút là nhóm ức chế xanthine oxydase (allopurinol), thuốc tiêu acid uric (enzym uricase), phần lớn các thuốc này ñang phải nhập ngoại và có nhiều tác dụng phụ khi sử dụng dài ngày, có thể ñưa ñến những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam có khá nhiều dược liệu ñã ñược sử dụng ñể hạ acid uric máu, ñiều trị gút. Trong ñó các dược liệu thanh nhiệt giải ñộc, hoạt huyết, trừ thấp ñược sử dụng khá nhiều, chẳng hạn như Diệp hạ châu, Hoàng bá, Nghệ [4] Đề tài này ñược thực hiện với mục ñích tìm hiểu tác dụng ức chế xanthine oxydase, giảm acid uric máu của cao cồn chiết xuất từ Diệp hạ châu và Nghệ ñể làm cơ sở cho những nghiên cứu chế phẩm tiếp theo. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thuốc thử nghiệm Cao chiết cồn Diệp hạ châu, Nghệ (Bộ môn Bào chế Đông dược– Khoa Y học cổ truyền Tp. HCM): Dược liệu mua về rửa sạch, ñể ráo, sấy khô ở 50 – 600C, xay thành bột thô (d = 0,2-0,5 cm). Ngấm kiệt với ethanol 60% (tỷ lệ 5 dung môi : 1 dược liệu). Cô thành thành cao lỏng 1:1. Thú vật thử nghiệm Chuột nhắt trắng (chủng Swiss albino, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng 18 – 22 g) ñược cung cấp bởi Viện Vắcxin & Sinh phẩm Y tế - Nha Trang. Phương tiện HCl, NaH2PO4, Na2HPO4 (Merck); Oxonat kali, xanthine oxydase, xanthin (Sigma); Allopurinol (Domesco); Máy quang phổ UV-1800 (Shimazdu). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric thực nghiệm Gây mô hình tăng acid uric thực nghiệm theo mô tả của Chen GL.[1] bằng cách tiêm phúc mô dung dịch kali oxonat (300mg/kg thể trọng). Chọn những chuột có nồng ñộ acid tăng trên 20% so với trước khi gây mô hình. Sau 1 giờ, chia chuột thử nghiệm thành 4 lô (mỗi lô 6-8 chuột) - Lô C: uống nước cất 0,2 ml/10 thể trọng - Lô A: Allopurinol 60 mg/kg thể trọng - Lô DHC: uống cao chiết Diệp hạ châu 20 g/kg thể trọng - Lô N: uống cao chiết Nghệ 20 g/kg thể trọng Sau 2 giờ, lấy máu ñịnh lượng acid uric. Lặp lại thí nghiệm vào ngày thứ 7 và 14. Tác dụng hạ acid uric của thuốc thử nghiệm ñược ñánh giá dựa vào nồng ñộ acid uric máu của các lô chuột uống cao chiết Diệp hạ châu, Nghệ so với lô uống nước cất và lô uống Allopurinol ở cùng thời ñiểm. Nghiên cứu hoạt tính ức chế xanthine oxidase Theo phương pháp ñược mô tả bởi nhóm tác giả Noro T. [2]. Khả năng ức chế xanthine oxidase ñược tính theo công thức: I(%) = (1 – B/A) x 100 Trong ñó: A là mật ñộ quang của mẫu trắng (nước cất); B là mật ñộ quang của mẫu nghiên cứu. KẾT QUẢ Tác dụng hạ acid uric thực nghiệm Bảng 1: Nồng ñộ acid uric trong máu chuột nhắt (mg/dL) trước và sau khi uống cao chiết Diệp hạ châu, Nghệ Lô Ban ñầu Sau 3 giờ Sau 7 ngày Sau 14 ngày Chứng 2,53 ± 0,32 (100%) 5,84 ± 0,67 (230,9%) 4,72 ± 0,37 (186,5%) 4,32 ± 0,15 (170,67%) Allopurino l (60mg/kg) 2,52 ± 0,38 (100%) 4,41 ± 0,69* (175,2%) 2,27 ± 0,48* (90,3%) 2,26 ± 0,23* (89,73% 84 ) Diệp hạ châu (20g/kg) 2,47 ± 0,29 (100%) 5,48 ± 0,33 (221,7%) 3,16 ± 1,05* (128%) 2,67 ± 0,21* (108,23 %) Nghệ (20g/kg 2,51 ± 0,17 (100%) 5,62 ± 0,38 (224,2%) 3,36 ± 0,36* (134,2%) 2,81 ± 0,29* (112,24%) *: khác biệt so với lô chứng (P<0,05) Nồng ñộ acid uric trước và sau uống Diệp hạ châu 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 ban ñầu 3 h 7 ngày 15 ngày Thời ñiểm xét nghiệm Nồ ng ñ ộ ac id u ric (m g/ dL ) C Allo DHC Hình 1: Nồng ñộ acid uric trong máu chuột nhắt (mg/dL) trước và sau khi uống cao chiết Diệp hạ châu Nhận xét - Sau khi gây mô hình, nồng ñộ acid uric tăng 130,85% so với ban ñầu (P<0,05) - Ở lô chứng: nồng ñộ acid uric duy trì ở mức cao vào ngày thứ 7 và 14 (86,49% và 70,67% so với ban ñầu) - Ở lô chuột uống Allopurinol: nồng ñộ acid uric thấp hơn lô chứng 55,70% (P<0,05) sau 2 giờ dùng thuốc và trở về trị số bình thường sau 7 ngày. - Ở lô chuột uống cao chiết Diệp hạ châu: nồng ñộ acid uric thấp hơn lô chứng 58,48% (P<0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và gần với trị số bình thường sau 14 ngày. - Ở lô chuột uống cao chiết Nghệ: nồng ñộ acid uric thấp hơn lô chứng 52,29% (P<0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và 58,42% sau 14 ngày dùng thuốc. Nồng ñộ acid uric trước và sau khi uống Nghệ 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 ban ñầu 3 h 7 ngày 15 ngày Thời ñiểm xét nghiệm Nồ ng ñ ộ ac id u ric (m g/ dL ) C Allo N Hình 2: Nồng ñộ acid uric trong máu chuột nhắt (mg/dL) trước và sau khi uống cao chiết Nghệ Tác dụng ức chế xanthine oxidase của cao chiết Diệp hạ châu, Nghệ Bảng 2: Tác dụng ức chế xanthine oxidase của dịch chiết Diệp hạ châu, Nghệ (I%) Nồng ñộ (µl/ml) Dịch chiết 10 25 50 100 Diệp hạ châu 3,5 ± 1,8 4,8 ± 1,8 18,5 ± 5,6 42,1 ± 9,3 Nghệ 1,5 ± 1,4 4,2 ± 2,1 6,5 ± 2,9 9,5 ± 4,2 85 Tác dụng ức chế xanthine oxidase 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 10 µl/ml 25 µl/ml 50 µl/ml 100 µl/ml Nồng ñộ dịch chiết % ứ c ch ế xa n th in e o xy da se Hình 3: Tác dụng ức chế xanthine oxidase của dịch chiết cồn Diệp hạ châu, Nghệ Nhận xét: - Tác dụng ức chế xanthine oxidase của Diệp hạ châu và Nghệ tăng theo nồng ñộ có ý nghĩa thống kê (P<0,05) - Dịch chiết Diệp hạ châu có khả năng ức chế xanthine oxidase mạnh hơn so với dịch chiết Nghệ ở cùng nồng ñộ BÀN LUẬN Oxonat kali làm gia tăng nồng ñộ acid uric máu của chuột nhắt là 130,85% (P<0,05), kết quả thu ñược từ thực nghiệm này khá tương ñồng với những công bố trước ñây [5],[6],[7]. Mô hình tăng acid uric thực nghiệm này ñáp ứng tốt với Allopurinol (uống liều 60 mg/kg thể trọng): nồng ñộ acid uric giảm 55,70% so với lô không ñiều trị (P<0,05) sau 2 giờ dùng thuốc (3 giờ sau tiêm oxonat kali) và trở về trị số bình thường sau 7 ngày. Cao chiết Diệp hạ châu (uống liều 20 g dược liệu khô/kg thể trọng) làm giảm 58,48% acid uric (P<0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và gần với trị số bình thường sau 14 ngày. Kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước ñây về các thành phần trong cây Diệp hạ châu như flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, alkaloid, lignan có tác dụng bảo vệ gan, chúng tôi thử tìm hiểu cơ chế hạ acid uric thông qua tác dụng ức chế xanthine oxidase của cây thuốc này. Động vật có vú có 2 dạng xanthine oxydoreductase là xanthine oxidase (XO) và xanthine dehydrogenase (XDH). Hai loại enzym này tham gia vào quá trình chuyển hyphoxanthine thành xanthine và cuối cùng thành acid uric. Xanthine dehydrogenase chuyển 2 ñiện tử từ hypoxanthine/xanthine ñến NAD+ thành NADH, trong khi ñó xanthine oxidase lấy ñiện tử của oxy, biến oxy thành gốc tự do và dưới tác dụng của SOD tạo thành peroxid. Ức chế xanthine oxidase sẽ làm giảm sản xuất acid uric và ñây chính là cơ chế tác dụng của allopurinol. Dịch chiết Diệp hạ châu ở các nồng ñộ khác nhau 10 µl/ml, 25 µl/ml, 50 µl/ml và 100 µl/ml ñều thể hiện tác dụng ức chế hoạt ñộ xanthine oxidase lần lượt là 3,5%, 4,8%, 18,5% và 42,1%. Nồng ñộ càng cao, tác dụng ức chế xanthine oxidase càng mạnh. Kết quả thực nghiệm này cho thấy tác dụng giảm acid uric của Diệp hạ châu có thể là do ức chế enzyme xanthine oxidase. Thông qua 2 mô hình thực nghiệm (tăng acid uric máu bằng oxonat kali và ño hoạt ñộ enzyme xanthine oxidase), dịch chiết cồn thu ñược từ Nghệ cũng thể hiện tác dụng giảm acid uric và ức chế xanthine oxidase. Ở cùng liều lượng và nồng ñộ, dịch chiết Nghệ có tác dụng kém hơn so với dịch chiết cồn Diệp hạ châu. KẾT LUẬN - Cao chiết ethanol Diệp hạ châu ở liều uống 20 g/kg thể trọng thể tác dụng giảm acid uric trên chuột nhắt sau 7 ngày dùng thuốc. - Cao chiết ethanol Nghệ ở liều 20 g/kg thể trọng thể hiện tác dụng hạ acid uric trên chuột nhắt sau 7 ngày sử dụng. - Cao chiết ethanol từ Diệp hạ châu và Nghệ ñều thể hiện tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen GL, Wei W, Xu SY (2006), Effect and mechanism of total saponin of Dioscorea on animal experimental hyperuricemia, Am J Chin Med. 34(1): pp.77-85 Diệp hạ châu Nghệ 86 2. Noro T., Miyase T., Ueno A., Fukushima S., (1983), Inhibitors of xanthine oxidase from the flowers and buds of Daphne genkwa, Chem. Pharm. Bull., pp. 31, 3984-3987 3. Terkeltaub et al. Arthritis Research & Therapy (2006) 8(Suppl 1):S4 doi:10.1186/ar1909 4. Umamaheswari M, AsokKumar K, Somasundaram A, Sivashanmugam T, Subhadradevi V, Ravi TK, (2007), Xanthine oxidase inhibitory activity of some Indian medical plants, J Ethnopharmacol. Feb 12;109(3): pp. 547-51. Epub 2006 Sep 5 5. Wang Y, Zhu JX, Kong LD, Yang C, Cheng CH, Zhang X (2004), Administration of procyanidins from grape seeds reduces serum uric acid levels and decreases hepatic xanthine dehydrogenase/oxidase activities in oxonate-treated mice, Basic Clin Pharmacol Toxicol. May;94(5): pp. 232-7 6. Zhao X, Zhu JX, Mo SF, Pan Y, Kong LD (2006), Effects of cassia oil on serum and hepatic uric acid levels in oxonate-induced mice and xanthine dehydrogenase and xanthine oxidase activities in mouse liver. J Ethnopharmacol. Feb 20;103(3): pp. 357-65. Epub 2005 Sep 22. 7. Zhu JX, Wang Y, Kong LD, Yang C, Zhang X (2004), Effects of Biota orientalis extract and its flavonoid constituents, quercetin and rutin on serum uric acid levels in oxonate-induced mice and xanthine dehydrogenase and xanthine oxidase activities in mouse liver, J Ethnopharmacol. Jul;93(1): pp. 133-40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dung_ha_acid_uric_cua_cao_chiet_diep_ha_chau_va_nghe_tre.pdf
Tài liệu liên quan