Tác dụng hạ Lipid máu của chế phẩm xích linh chi trên mô hình gây tăng Lipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Triton WR-1339)

Tăng lipid máu (gồm có tăng triglycerid máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) có liên quan đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của gan nhiễm mỡ. Gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Mặc dù hiện nay đã phát hiện rằng hầu hết các tổ chức trong cơ thể đều có khả năng oxy hoá acid béo, song vai trò của gan trong chuyển hoá lipid vẫn quan trọng nhất. Tình trạng gan nhiễm mỡ là do quá trình chuyển hoá acid béo tại gan bị rối loạn từ sự rối loạn chức năng của ty thể trong tế bào gan dẫn đến giảm sự thải mỡ ở gan và hậu quả là tăng ứ đọng các hạt mỡ trong gan, sự thâm nhiễm mỡ ở gan kéo dài làm giảm oxy hoá acid béo ở gan và tế bào gan bị hư hại (men gan GOT và GPT tăng). Nếu tình trạng hư hại tế bào gan ngày càng nhiều dẫn đến suy giảm chức năng của gan đồng thời gây ra chèn ép các ống mật nhỏ gây tắt mật (GGT: gamma glutamyl transferase tăng) dần dần tạo ra những dãi xơ trong gan cuối cùng là xơ gan(6). Những nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tăng lipid máu và quá trình chuyển hóa acid béo bởi gan sẽ dẫn đến stress oxy hóa. Nghiên cứu trên chuột cống trắng cho thấy chế độ ăn giàu cholesterol gây rối loạn lipid máu đi kèm với tổn thương gan do thay đổi các tín hiệu (marker) có liên quan đến stress oxy hóa như làm tăng hàm lượng MDA, sản phẩm của quá trình peroxy hóa tế bào, làm giảm hàm lượng GSH và làm thay đổi hoạt tính của các enzym chống oxy hóa nội sinh như: glutathion peroxidase (GPx), glutathion reductase (GR), glutathion-Stransferase-α (GSTα), sulfiredoxin-1 (Srx1), glutamate-cystein ligase (GCL), paraoxonase-1 (PON-1) (1). Việc sử dụng rutin, một flavonoid có hoạt tính chống oxy hóa điển hình, góp phần điều chỉnh về giá trị bình thường của sự thay đổi các tín hiệu có liên quan đến tổn thương oxy hóa gan gây bởi rối loạn lipid máu (1). Những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng ghi nhận có sự tổn thương oxy hóa ở gan chuột nhắt trắng bị gây tăng lipid máu bằng tyloxapol (như hàm lượng MDA tăng và hàm lượng GSH giảm). Viên Xích linh chi, với hoạt chất là linh chi đỏ đã được chứng minh tác dụng chống oxy hóa qua nhiều công trình nghiên cứu, đã thể hiện vừa có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, vừa có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa. Trên lâm sàng, các thuốc chữa tăng lipid máu thuộc nhóm fibrat hay nhóm statin có thể gây tổn thương cơ và gây độc cho gan (tăng men gan, gây xơ gan, gây ứ mật). Do đó, các tác dụng của viên Xích linh chi qua nghiên cứu của đề tài cho thấy ưu điểm của chế phẩm từ thảo dược trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu trên lâm sàng so với các thuốc tân dược

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng hạ Lipid máu của chế phẩm xích linh chi trên mô hình gây tăng Lipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Triton WR-1339), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 62 TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA CHẾ PHẨM XÍCH LINH CHI TRÊN MÔ HÌNH GÂY TĂNG LIPID MÁU NỘI SINH BẰNG TYLOXAPOL (TRITON WR-1339) Chung Thị Mỹ Duyên*, Nguyễn Thị Thu Hương TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Nấm linh chi đỏ đã được sử dụng hàng trăm năm nay như một chiến lược điều trị để nâng cao sức khỏe. Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố dựa trên mô hình động vật và thử nghiệm in vitro nhằm đánh giá tác động của loài nấm này đến sức khỏe con người liên quan đến một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tổn thương gan, rối loạn lipid máu, phòng chống lão hóa, điều trị suy nhược thần kinh, giảm huyết áp Đề tài này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác dụng điều hòa sự tăng lipid máu và tác dụng bảo vệ gan của viên Xích linh chi Nhật Bản trên mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Chế phẩm viên Xích linh chi do công ty MIKEI Nhật Bản cung cấp. Mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol (triton WR-1339): chuột thử nghiệm được cho nhịn đói 16 giờ trước khi gây tăng lipid máu, sau đó tiêm phúc mạc tyloxapol liều 400 mg/kg thể trọng. Chuột được cho uống nước cất (lô chứng), viên Xích linh chi (lô thử) hay fenofibrate (lô thuốc đối chiếu) theo hai phác đồ điều trị và dự phòng. Lấy máu chuột sau 24 giờ và 48 giờ tiêm tyloxapol để định lượng các chỉ số sinh hóa lipid máu (triglycerid, cholesterol, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol) và tách gan định lượng malondialdehyd (MDA) và glutathione (GSH). Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tyloxapol làm tăng hàm lượng triglycerid, cholesterol, LDL- cholesterol và giảm HDL-cholesterol ở lô chứng uống nước cất. Viên Xích linh chi liều 2 viên/kg thể trọng theo hai phác đồ điều trị và dự phòng làm giảm sự tăng trị số triglycerid ở thời điểm 48 giờ sau tiêm tyloxapol và giảm sự tăng trị số cholesterol ở thời điểm 24 giờ sau tiêm tyloxapol. Viên Xích linh chi thể hiện tác dụng làm giảm sự tăng trị số LDL-cholesterol, một cholesterol xấu, ở thời điểm 48 giờ sau tiêm tyloxapol. Viên Xích linh chi làm tăng trị số HDL-cholesterol, một cholesterol tốt, ở thời điểm 48 giờ sau tiêm tyloxapol. Ngoài ra, viên Xích linh chi làm giảm sự tăng MDA trong gan trong mô hình gây tăng lipid máu, chứng tỏ viên Xích linh chi có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa. Kết luận: Viên Xích linh chi có tác dụng điều hòa sự tăng lipid máu và có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa gây bởi tyloxapol. Từ khóa: Viên Xích linh chi, tyloxapol (triton WR-1339), tác dụng điều hòa tăng lipid máu, tác dụng bảo vệ gan. ABSTRACT HYPOLIPIDEMIC EFFECT OF “MIKEI RED REISHI ESSENCE” CAPSULE ON TYLOXAPOL (TRITON WR-1339)-INDUCED HYPERLIPIDEMIA Chung Thi My Duyen, Nguyen Thi Thu Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 62 - 68 Aims: Ganoderma lucidum (known as Lingzhi in China and Reishi in Japan) has become one of the natural sources in the treatment of leukemia, carcinoma, hepatitis, lipid metabolism disorders, and diabetes. This ∗ Trung Tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh-Viện Dược liệu Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT:38292646 Email: huongsam@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 63 mushroom is now being used to complement or sometimes substitute in modern medicine. The present study was carried out to evaluate the hypolipidemic effect and hepatoprotective effect of “Mikei Red Reishi Essence” capsule. Materials and Methods: Materials: “Mikei Red Reishi Essence” capsules (in abbreviated: Red Reishi capsule) were manufactured by NIKKEI Co. Ltd., Japan and distributed by the TMDVSX Tu Tam Co. Ltd. Animals: 5-6 weeks old Swiss albino male mice, weighing 25 ± 2 g, were purchased from Institute of Vaccines and Biomedicines, Nha Trang City. Tyloxapol (triton WR-1339) at the dose of 400 mg/kg body weight was used to induce endogenous hyperlipidemic model in mice. Red Reishi capsule or fenofibrate was orally administered according to treatment therapy or preventive therapy. After 24 hrs and 48 hrs of tyloxapol administration, plasma triglyceride, cholesterol, HDL-cholesterol, and LDL-cholesterol were determined to evaluate hypolipidemic effect of Red Reishi capsule. Hepatic malondialdehyd (MDA) and glutathione (GSH) contents were used to determine hepatoprotective effect. Results: Control lot injected by tyloxapol showed the significant increases of plasma triglyceride, cholesterol, and LDL-cholesterol levels as compared with normal control lot indicating the endogenous hyperlipidemia model was good. Otherwise, HDL-cholesterol level was decreased in tyloxapol-injected groups. Red Reishi capsule at the dose of 2 capsules/kg body weight significantly decreased cholesterol levels at the time of 24 hrs after tyloxapol injection and induced the decrease of triglyceride and LDL-cholesterol levels at the time of 48 hrs after tyloxapol injection. Red Reishi capsule showed the effect of increasing HDL-cholesterol values, good cholesterol, at 48 hours after tyloxapol injection. In hyperlipidemic group, Red Reishi capsule lot showed reduced levels of hepatic MDA which were statistically significant compared with control lot. Conclusion: The Red Reishi capsule at the dose of 2 capsules/kg body weight was effective in increasing HDL-cholesterol value and reduced the increase of triglyceride, cholesterol, and LDL-cholesterol proving regulating effect of this drug on lipid metabolism disorders, similar to its references fenofibrate. In addition, Red Reishi capsule also expressed hepatoprotective effect prior to liver oxidative damage caused by experimental hyperlipidemia model. Keywords: “Mikei Red Reishi Essence” capsules, tyloxapol (triton WR-1339), hypolipidemic effect, hepatoprotective effect. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tài liệu của tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2020, bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành, đột quỵ với căn nguyên từ xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên thế giới. Trong đó, tử vong do bệnh tim mạch tăng lên 20 triệu người. Ở nước ta, xơ vữa động mạch với các biểu hiện lâm sàng như suy mạch vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... trước đây ít gặp, nay đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội. Nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch chủ yếu là do các rối loạn lipid máu(6). Thuốc điều trị tăng lipid máu an toàn và hiệu quả nhất là nhóm statin nhưng vừa qua ngày 5/4/2013, Cục Quản lý Dược đã có công văn hướng dẫn các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế, các đơn vị kinh doanh và sản xuất thuốc thay đổi nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng với thuốc nhóm statin, trong đó bổ sung một số tác dụng không mong muốn như suy giảm nhận thức (như mất trí nhớ, lú lẫn), tăng đường huyết, tăng HbA1c, tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng statin đồng thời với các thuốc gemfibrozil, các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác, niacin liều cao (> 1g/ngày), colchicin. Việc sử dụng đồng thời các thuốc hạ lipid máu nhóm statin với các thuốc điều trị HIV, viêm gan siêu vi C (HCV) có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 64 Với lovastatin và simvastatin, bổ sung thông tin về chống chỉ định mới, tránh sử dụng đồng thời và giới hạn liều dùng khi sử dụng đồng thời với một số thuốc hoặc đồ uống có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ và/hoặc tiêu cơ vân. Với tiêu chí đảm bảo an toàn trong điều trị, nhiều nhà khoa học trên thế giới đang có xu hướng quay về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên hay các bài thuốc y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) có tác dụng điều hòa rối loạn lipid máu (3). Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chứng minh các acid ganoderic có tác dụng ức chế Angiotensine Conversion enzym (ACE), ức chế sinh tổng hợp cholesterol, hạ huyết áp, hạ lipid máu. Linh chi còn chống sự ngưng tập tiểu cầu, ngăn ngừa tạo huyết khối và tắc mạch máu (3). Chế phẩm viên Xích linh chi của Công ty NIKEI- Nhật Bản được chọn để nghiên cứu tác dụng của linh chi trên thực nghiệm gây tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol nhằm mục đích cung cấp các dữ liệu khoa học cho ứng dụng của chế phẩm trong hỗ trợ điều trị tăng lipid máu và các bệnh lý liên quan. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Viên Xích linh chi-Mikei Red Reishi Essence (gọi tắt là viên Xích linh chi) được sản xuất bởi Công ty NIKKEI, Nhật Bản. Viên Xích linh chi được đóng gói 2,5 g/gói, 250 mg/1 viên x 10 viên. Tất cả mẫu thử đều cùng một lô sản xuất với số lô là 1140 và hạn dùng 10/4//2015. Thành phần trong mỗi viên gồm: Chất chiết Xích linh chi (80%) và Dextrin (20%). Viên được tháo bỏ vỏ nang, cân trọng lượng bột viên của 10 viên và lấy khối lượng trung bình của 01 viên. Khối lượng trung bình của 01 viên là 250 ± 10 mg. Bột viên được hòa trong nước cất và được cho uống hàng ngày vào thời điểm 8-9 giờ sáng. Các liều thử nghiệm được quy theo số lượng viên uống/kg thể trọng chuột. Động vật nghiên cứu Chuột nhắt trắng đực và cái, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 25 ± 2g được cung cấp bởi Viện Vacxin và Sinh phẩm Y tế-TP Nha Trang và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Chuột được nuôi ổn định khoảng một tuần bằng thực phẩm viên (được cung cấp bởi Viện Vacxin và Sinh phẩm Y tế -TP Nha Trang) và nước uống đầy đủ. Thể tích cho uống hoặc tiêm là 10ml/kg thể trọng chuột. Thuốc thử nghiệm Tyloxapol (triton WR-1339), acid thiobarbituric và thuốc thử Ellman (Sigma- Aldrich, USA), Fenofibrate (viên nén 200 mg của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Domesco). Mô hình gây tăng lipid máu bằng tyloxapol(2, 4) Phác đồ điều trị Chuột được cho nhịn đói 16 giờ trước khi gây tăng lipid máu, sau đó tiêm phúc mạc tyloxapol liều 400 mg/kg thể trọng. Sau khi tiêm tyloxapol, chuột được điều trị bằng viên Xích Linh chi (lô thử, liều 2 viên/kg uống 3 lần, lúc 9 giờ sáng, 5 giờ chiều và 24 giờ sau) và fenofibrate (lô đối chiếu, liều 100 mg/kg uống 2 lần trong ngày, lúc 9 giờ sáng và 5 giờ chiều và 24 giờ sau). Lấy máu chuột sau 24 giờ và sau 48 giờ tiêm tyloxapol để định lượng triglycerid, cholesterol, HDL, LDL trong huyết tương và tách gan định lượng malondialdehyd (MDA) và glutathion (GSH). Phác đồ dự phòng Chuột được cho uống viên Xích Linh chi hay fenofibrate liên tục trong 7 ngày. Một giờ sau lần uống thứ 7, gây tăng lipid máu bằng tiêm phúc mạc tyloxapol liều 400 mg/kg thể trọng. Lấy máu chuột sau 24 giờ và sau 48 giờ tiêm tyloxapol để định lượng triglycerid, cholesterol, HDL, LDL trong huyết tương và tách gan định lượng MDA và GSH. Phương pháp định lượng các chỉ số sinh hóa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 65 Theo hướng dẫn của Bộ kit định lượng của Human Co., Germany Phương pháp xác định hàm lượng malondialdehyd (MDA) và glutathion (GSH) trong gan chuột (5) Tách gan chuột và nghiền đồng thể trong dung dịch đệm KCl 1,15 %. Lấy 1-2 ml dịch đồng thể, thêm dung dịch đệm Tris (pH = 7,4) vđ 3 ml. Ủ hỗn hợp phản ứng ở 37oC trong 60 phút và dừng phản ứng bằng 1 ml acid tricloacetic 10%. MDA: Sau khi ly tâm lấy 2 ml dịch trong cho phản ứng với 1 ml acid thiobarbituric 0,8 % ở 100oC trong 15 phút và đo quang ở λ = 532 nm. Hàm lượng MDA (nM/ml) được tính theo phương trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn MDA. GSH: Sau khi ly tâm lấy 1 ml dịch trong cho phản ứng với 0,2 ml thuốc thử Ellman và thêm đệm EDTA phosphat vđ 3 ml. Để 3 phút ở nhiệt độ phòng và sau đó tiến hành đo quang ở bước sóng λ = 412 nm. Hàm lượng GSH (nM/g protid) được tính theo phương trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn GSH. Đánh giá kết quả Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung bình: M ± SEM (Standard error of the mean – sai số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One–Way ANOVA và Student-Newman-Keuls test (phần mềm Jandel Scientific SigmaStat 3.5). Kết quả thử nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi P < 0,05 so với lô chứng. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Bảng 1: Hàm lượng triglycerid trong huyết tương chuột sau tiêm tyloxapol 24 giờ và 48 giờ. Nhóm Lô chuột N (con) Triglycerid (mg/dL) Điều trị Dự phòng Tyloxapol (-) Chứng 10 116,90 ± 10,13 101,80 ± 11,24 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 9 115,56 ± 10,87 113,30 ±12,33 Tyloxapol (+) sau 24 giờ Chứng 10 813,20 ± 12,69 ## 703,40 ± 33,98 ## Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 714,30 ± 44,41 ## 717,50 ± 29,02 ## Fenofibrate 100 mg/kg 10 754,20 ± 29,92 ## 439,90 ± 90,54 *## Tyloxapol (+) sau 48 giờ Chứng 6 246,17 ± 42,52 ## 210,20 ±30,95 # Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 156,20 ± 20,40 * 125,50 ± 8,27 * Fenofibrate 100 mg/kg 10 131,10 ± 17,12 * 53,0 ± 4,22 *# *: Khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng trong cùng nhóm (P < 0,05). #: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P <0,05). ##: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P<0,001). Kết quả ở bảng 1 cho thấy, lô chứng tyloxapol (+) có hàm lượng triglycerid tăng sau 24 giờ và giảm dần sau 48 giờ tiêm tyloxapol, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Kết quả chứng tỏ mô hình gây tăng lipid máu nội sinh đạt. Trong nhóm tyloxapol (-), hàm lượng triglycerid của lô uống viên Xích linh chi liều 2 viên/kg không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng, chứng tỏ viên Xích linh chi không ảnh hưởng đến trị số triglycerid trên cơ địa chuột bình thường. Ở nhóm tyloxapol (+), viên Xích linh chi chưa thể hiện tác dụng làm giảm sự tăng trị số triglycerid ở thời điểm 24 giờ sau nhưng có tác dụng làm giảm sự tăng trị số triglycerid ở thời điểm 48 giờ sau tiêm tyloxapol ở cả hai phác đồ điều trị và dự phòng. Bảng 2. Hàm lượng cholesterol toàn phần trong huyết tương chuột sau tiêm tyloxapol 24 giờ và 48 giờ. Nhóm Lô chuột N (con) Cholesterol (mg/dL) Điều trị Dự phòng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 66 Nhóm Lô chuột N (con) Cholesterol (mg/dL) Điều trị Dự phòng Tyloxapol (-) Chứng 10 101,10 ± 7,34 62,80 ± 4,87 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 9 79,78 ± 5,66 # 61,80 ± 2,68 Tyloxapol (+) sau 24 giờ Chứng 10 358,20 ± 23,52 ## 303,50 ±13,8 # Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 256,30 ± 23,27 *## 239,82 ± 20,0 *# Fenofibrate 100 mg/kg 10 298,50 ± 22,32 ## 186,60 ± 29,9 *# Tyloxapol (+) sau 48 giờ Chứng 6 99,50 ± 7,59 113,33 ± 9,09 # Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 115,50 ± 10,41 79,27 ± 6,21 * Fenofibrate 100 mg/kg 10 99,60 ± 7,66 77,60 ± 4,92 * *: Khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng trong cùng nhóm (P < 0,05). #: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P < 0,05). ##: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P < 0,001). Kết quả ở bảng 2 cho thấy, lô chứng tyloxapol (+) có hàm lượng cholesterol tăng sau 24 giờ tiêm và giảm dần sau 48 giờ tiêm tyloxapol, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Kết quả chứng tỏ mô hình gây tăng lipid máu nội sinh đạt. Trong nhóm tyloxapol (-), hàm lượng cholesterol của lô uống viên Xích linh chi liều 2 viên/kg không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng, chứng tỏ viên Xích linh chi không ảnh hưởng đến trị số cholesterol trên cơ địa chuột bình thường. Ở nhóm tyloxapol (+), viên Xích linh chi thể hiện tác dụng làm giảm sự tăng trị số cholesterol ở thời điểm 24 giờ sau tiêm tyloxapol ở cả hai phác đồ điều trị và dự phòng. Ở thời điểm 48 giờ sau tiêm tyloxapol, viên Xích linh chi ở phác đồ dự phòng có tác dụng làm giảm sự tăng trị số cholesterol, trong khi ở phác đồ điều trị không thể hiện tác dụng. Bảng 3. Hàm lượng LDL-cholesterol trong huyết tương chuột sau tiêm tyloxapol 24 giờ và 48 giờ. Nhóm Lô chuột N (con) LDL-cholesterol (mg/dL) Điều trị Dự phòng Tyloxapol (-) Chứng 10 10,40 ± 0,93 9,30 ± 1,03 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 9 8,78 ± 0,66 7,40 ± 0,43 Tyloxapol (+) sau 24 giờ Chứng 10 12,67 ± 2,20 8,10 ± 0,8 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 13,36 ± 0,72 8,17 ± 0,54 Fenofibrate 100 mg/kg 10 15,44 ± 1,07 10,67 ± 1,04 Tyloxapol (+) sau 48 giờ Chứng 6 22,44 ± 3,10 # 25,30 ± 2,71 # Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 11,55 ± 0,61 * 18,67 ± 1,67 # Fenofibrate 100 mg/kg 10 14,27 ± 1,43 * 14,44 ± 0,9 *# *: Khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng trong cùng nhóm (P < 0,05). #: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P < 0,05). Kết quả ở bảng 3 cho thấy, lô chứng tyloxapol (+) có hàm lượng LDL-cholesterol tăng sau 48 giờ tiêm tyloxapol, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Kết quả chứng tỏ mô hình gây tăng lipid máu nội sinh đạt. Trong nhóm tyloxapol (-), hàm lượng LDL-cholesterol của lô uống viên Xích linh chi liều 2 viên/kg không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng, chứng tỏ viên Xích linh chi không ảnh hưởng đến trị số LDL- cholesterol trên cơ địa chuột bình thường. Ở nhóm tyloxapol (+), viên Xích linh chi thể hiện tác dụng làm giảm sự tăng trị số LDL- cholesterol ở thời điểm 48 giờ sau tiêm tyloxapol ở phác đồ điều trị, trong khi ở phác đồ dự phòng tác dụng này chưa đạt ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Hàm lượng HDL-cholesterol trong huyết tương chuột sau tiêm tyloxapol 24 giờ và 48 giờ. Nhóm Lô chuột N (con) HDL-cholesterol (mg/dL) Điều trị Dự phòng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 67 Tyloxapol (-) Chứng 10 32,68 ± 2,11 25,27 ± 1,41 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 9 39,39 ± 2,93 30,68 ± 4,85 Tyloxapol (+) sau 24 giờ Chứng 10 14,18 ± 2,56 # 15,33 ± 1,71 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 27,42 ± 3,11 * 17,90 ± 1,99 Fenofibrate 100 mg/kg 10 36,17 ± 4,92 * 17,83 ± 1,86 Tyloxapol (+) sau 48 giờ Chứng 6 16,34 ±1,98 # 17,98 ± 1,23 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 10 62,50 ± 4,66 *# 22,92 ± 2,31 Fenofibrate 100 mg/kg 10 50,67 ± 5,56 *# 32,74 ± 1,7 * *: Khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng trong cùng nhóm (P < 0,05). #: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P < 0,05). Kết quả ở bảng 4 cho thấy, lô chứng tyloxapol (+) có hàm lượng HDL-cholesterol giảm sau 24 giờ và 48 giờ tiêm tyloxapol, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Kết quả chứng tỏ mô hình gây tăng lipid máu nội sinh đạt. Trong nhóm tyloxapol (-), hàm lượng HDL-cholesterol của lô uống viên Xích linh chi liều 2 viên/kg không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng, chứng tỏ viên Xích linh chi không ảnh hưởng đến trị số HDL-cholesterol trên cơ địa chuột bình thường. Ở nhóm tyloxapol (+), viên Xích linh chi thể hiện tác dụng làm tăng trị số HDL-cholesterol ở cà hai thời điểm 24 giờ và 48 giờ sau tiêm tyloxapol ở phác đồ điều trị, trong khi ở phác đồ dự phòng tác dụng này không thể hiện. Bảng 5. Kết quả định lượng MDA và GSH trong gan chuột Nhóm Lô N (con) Hàmlượng MDA (nM/g protein) Hàm lượng GSH (nM/g protein) Tyloxapol (-) Chứng 12 80,71 ± 4,32 12346,0 ± 385,60 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 9 79,39 ± 4,96 11766,36 ± 592,06 Tyloxapol (+) Chứng 10 101,36 ± 8,58 # 10598,90 ± 997,43 Viên Xích linh chi 2 viên/kg 11 71,34 ± 8,12 * 11252,43 ± 693,27 Fenofibrate 100 mg/kg 10 51,99 ± 9,16 * 14236,11 ± 1193,48 * *: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng trong cùng nhóm (P < 0,05). #: khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (P < 0,05) Kết quả ở bảng 5 cho thấy, hàm lượng MDA trong gan ở lô chứng tiêm tyloxapol tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Hàm lượng GSH trong gan ở lô chứng tiêm tyloxapol không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Trong nhóm tyloxapol (-), hàm lượng MDA của lô uống viên Xích Linh chi liều 2 viên/kg không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Điều này chứng tỏ, viên Xích linh chi không ảnh hưởng đến trị số MDA trong gan trên cơ địa chuột bình thường. Trong nhóm tyloxapol (+), các lô uống viên Xích linh chi có hàm lượng MDA giảm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. BÀN LUẬN Tăng lipid máu (gồm có tăng triglycerid máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) có liên quan đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của gan nhiễm mỡ. Gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Mặc dù hiện nay đã phát hiện rằng hầu hết các tổ chức trong cơ thể đều có khả năng oxy hoá acid béo, song vai trò của gan trong chuyển hoá lipid vẫn quan trọng nhất. Tình trạng gan nhiễm mỡ là do quá trình chuyển hoá acid béo tại gan bị rối loạn từ sự rối loạn chức năng của ty thể trong tế bào gan dẫn đến giảm sự thải mỡ ở gan và hậu quả là tăng ứ đọng các hạt mỡ trong gan, sự thâm nhiễm mỡ ở gan kéo dài làm giảm oxy hoá acid béo ở gan và tế bào gan bị hư hại (men gan GOT và GPT tăng). Nếu tình trạng hư hại tế bào gan ngày càng nhiều dẫn đến suy giảm chức năng của gan đồng thời gây ra chèn ép các ống mật nhỏ gây tắt mật (GGT: gamma Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 68 glutamyl transferase tăng) dần dần tạo ra những dãi xơ trong gan cuối cùng là xơ gan(6). Những nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tăng lipid máu và quá trình chuyển hóa acid béo bởi gan sẽ dẫn đến stress oxy hóa. Nghiên cứu trên chuột cống trắng cho thấy chế độ ăn giàu cholesterol gây rối loạn lipid máu đi kèm với tổn thương gan do thay đổi các tín hiệu (marker) có liên quan đến stress oxy hóa như làm tăng hàm lượng MDA, sản phẩm của quá trình peroxy hóa tế bào, làm giảm hàm lượng GSH và làm thay đổi hoạt tính của các enzym chống oxy hóa nội sinh như: glutathion peroxidase (GPx), glutathion reductase (GR), glutathion-S- transferase-α (GSTα), sulfiredoxin-1 (Srx1), glutamate-cystein ligase (GCL), paraoxonase-1 (PON-1) (1). Việc sử dụng rutin, một flavonoid có hoạt tính chống oxy hóa điển hình, góp phần điều chỉnh về giá trị bình thường của sự thay đổi các tín hiệu có liên quan đến tổn thương oxy hóa gan gây bởi rối loạn lipid máu (1). Những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng ghi nhận có sự tổn thương oxy hóa ở gan chuột nhắt trắng bị gây tăng lipid máu bằng tyloxapol (như hàm lượng MDA tăng và hàm lượng GSH giảm). Viên Xích linh chi, với hoạt chất là linh chi đỏ đã được chứng minh tác dụng chống oxy hóa qua nhiều công trình nghiên cứu, đã thể hiện vừa có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, vừa có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa. Trên lâm sàng, các thuốc chữa tăng lipid máu thuộc nhóm fibrat hay nhóm statin có thể gây tổn thương cơ và gây độc cho gan (tăng men gan, gây xơ gan, gây ứ mật). Do đó, các tác dụng của viên Xích linh chi qua nghiên cứu của đề tài cho thấy ưu điểm của chế phẩm từ thảo dược trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu trên lâm sàng so với các thuốc tân dược. KẾT LUẬN Viên Xích linh chi có tác dụng điều hòa sự tăng lipid máu và có tác dụng bảo vệ gan trước tổn thương oxy hóa gây bởi thực nghiệm tăng lipid máu. Đề tài này được thực hiện với sự tài trợ kinh phí của công ty TNHH Từ Tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Rejaie SS, Aleisa AM, Sayed-Ahmed MM, Al-Shabanah OA, Abuohashish HM, Ahmed MM, Al-Hosaini KA, Hafez MM(2013). “Protective effect of rutin on the antioxidant genes expression in hypercholestrolemic male Wistar rat”. BMC Complement Altern Med., 13, pp.136. 2. Bertges, L. C., Mourão Jr, C. A., Souza, J. B., & Cardoso, V. A. C. (2010). “Hyperlipidemia induced by Triton WR1339 (Tyloxapol) in Wistar rats”. Rev Bras Cien Med Saúde, 1(1), pp. 40 - 42. 3. Boh B., Berovic M., Zhang J., Zhi-Bin L (2007). Ganoderma lucidum and its pharmaceutically active compounds, Biotechnol. Annu. Rev, pp. 265 - 301. 4. Chen, J., & Li, X. (2007). “Hypolipidemic effect of flavonoids from mulberry leaves in triton WR-1339 induced hyperlipidemic mice”. Asia Pac. J. Clin. Nutr.,16 (1), pp. 290 - 294. 5. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hằng (2010). “Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa theo hướng bảo vệ gan của nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum)”. Tạp chí Y học TP.HCM, 14 (2), tr. 129 - 134. 6. Nguyễn Phú Kháng (2001). Vữa xơ động mạch, Lâm sàng Tim Mạch, NXB Y học, tr. 488 - 502 Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/10/2013, 21/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dung_ha_lipid_mau_cua_che_pham_xich_linh_chi_tren_mo_hin.pdf