Tác dụng trên trị số HDL-c, Triglycerid
Một trong những mục tiêu điều trị RLLM là
tăng HDL-c, và giảm Triglycerid, tuy nhiên
trong nghiên cứu này, cả nhóm thử và nhóm
chứng đều không làm thay đổi HDL-c,
Triglycerid ý nghĩa sau 6 tuần điều trị. Đây cũng
là đặc điểm chung của nhiều loại thuốc YHCT
trong điều trị RLLM.
Tác dụng trên các phân nhóm theo bệnh
cảnh YHCT
Theo lý luận YHCT, thuốc Bổ khí hoạt huyết
với cấu tạo gồm 9 vị: Nhân sâm, Huỳnh kỳ,
Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Xích
thược, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long. Trong đó,
Nhân sâm, Huỳnh kỳ đóng vai trò chủ dược, tác
dụng bổ khí, thăng dương; các vị Đương quy,
Xuyên khung, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa
hoạt huyết trừ ứ; Bạch thược liễm âm, giúp hạn
chế tổn thương huyết khi dùng bài thuốc trong
trường hợp khí huyết hư cùng làm Thần dược,
Địa long thông kinh hoạt lạc, đều làm Tá Sứ. Bài
thuốc chủ yếu làm mạnh khí, lấy khí mạnh làm
lưu hành huyết, khí huyết lưu hành thì không có
ứ tắc, khí mạnh thì đàm cũng phải thăng tán; với
tác dụng bổ tả kiêm trị bài thuốc đánh vào cả cơ
chế đàm thấp và khí huyết ứ thường gặp trong
bệnh RLLM.
Theo kết quả nghiên cứu, tác dụng giảm hơn
10% lipid máu ảnh hưởng rõ lên các phân nhóm
Khí huyết ứ trệ và Đàm thấp, tuy nhiên tỉ lệ
giảm này không có ý nghĩa thống kê. Vấn đề này
cần được chứng minh trong các nghiên cứu sau
với cỡ mẫu lớn hơn. Trong phạm vi đề tài, nhóm
nghiên cứu dừng lại ở kết luận hiệu quả của
thuốc không khác biệt ý nghĩa đối với các bệnh
cảnh YHCT.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng hạ Lipid máu của viên nang cứng bổ khí hoạt huyết trên bệnh nhân rối loạn Lipid máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 53
TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA VIÊN NANG CỨNG BỔ KHÍ
HOẠT HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU
Cao Thị Thúy Hà*, Nguyễn Thị Bay*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu là một bệnh lý chuyển hóa được coi là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh
tim mạch do xơ vữa động mạch. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thuốc hạ lipid máu làm giảm nguy
cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch cũng như thoái triển được mảng xơ vữa.
Một số công trình nghiên cứu về dược liệu chứng minh tác dụng điều chỉnh được lipid máu. Trên thực
nghiệm, thuốc Bổ khí hoạt huyết từ dược liệu có tác dụng hạ cholesterol máu rất tốt. Công trình này nhằm
xác định tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết trên người bình
thường và bệnh nhân rối loạn lipid máu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, thực hiện tại Cơ sở 3 – BV
Đại học Y Dược TP. HCM, từ tháng 9/2011 đến tháng 8/2012. Gồm 2 giai đoạn: - Thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn I: Đối tượng nghiên cứu gồm 30 người khỏe mạnh tình nguyện tham gia. Khảo sát giai đoạn I để xác định
liều thích hợp, độ an toàn và tính dung nạp của thuốc. - Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II: thử nghiệm lâm sàng
có nhóm chứng, phân phối ngẫu nhiên. Từ liều thích hợp và an toàn của chế phẩm được xác định ở thử nghiệm
lâm sàng giai đoạn I, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II khảo sát trên 51 bệnh nhân rối loạn lipid máu tình
nguyện, gồm 26 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu uống thuốc BKHH kết hợp chế độ ăn và tập luyện, 25 bệnh
nhân thuộc nhóm chứng chỉ áp dụng chế độ ăn và tập luyện. Có một trong các chỉ số Cholesterol TP ≥ 200mg/dl
(5,2mmol/l), LDL-c: 100 - 189mg/dL (2,6 - 4,9mmol/L) và Triglycerid 150 - 500mg/dL (1,7 - 5,7mmol/L). Theo
dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c, HDL-c, SGOT, SGPT, Bun, Creatinin sau 6
tuần điều trị để xác định tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của thuốc.
Kết quả: - Thuốc Bổ khí hoạt huyết sử dụng an toàn và dung nạp tốt cho người bình thường. Liều sử dụng
cho người bệnh có thể chỉ định từ 4-12 viên/ngày. - Sau 6 tuần điều trị thuốc Bổ khí hoạt huyết kết hợp chế độ ăn
và tập luyện, chỉ số cholesterol trung bình ban đầu 5,54 mmol/l giảm còn 4,73 mmol/l, tỉ lệ giảm cholesterol
13,8% (p < 0,05); chỉ số LDL-c trung bình ban đầu 3,78 mmol/l giảm còn 3,08 mmol/l, tỉ lệ giảm 17,7% (p <
0,05), Thuốc không có tác dụng trên chỉ số HDL-c và Triglycerid máu sau 6 tuần điều trị (p>0,05). Trong thời
gian nghiên cứu không ghi nhận tác dụng phụ của thuốc.
Kết luận: Viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết sử dụng an toàn và có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn
phần, LDL-C sau thời gian 6 tuần điều trị liên tục.
Từ khóa: Viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết, hiệu quả hạ lipid máu.
∗ Khoa Y Học Cổ Truyền - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Cao Thị Thúy Hà ĐT: 0973713371 Email: thuyhadt11@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 54
ABSTRACT
LIPIDEMIA LOWERING EFFECT OF “BO KHI HOAT HUYET” HARD CAPSULE
IN DYSLIPIDEMIA PATIENTS
Cao Thi Thuy Ha, Nguyen Thi Bay
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 53 - 61
Background: Dyslipidemia, a kind of metabolism disease, is a main risk factor of arteriosclerotic
cardiovascular disease. Many researches presented that lipidemia lowering medicines help decreasing the risk of
coronary heart disease, the mortality rate of cardiovascular disease, and contribute into atherosclerosis regression.
A number of researches have proved lipidemia modulating effect of medicinal plants. In experimental models, the
“Bo khi hoat huyet” hard capsule showed good results in lowering the level of cholesterol in blood. This study is to
define the safety and lipid lowering effect in normal and lipidemia patients.
Aims of the study: To determine the lipidemia lowering effect of the “Bo khi hoat huyet” hard capsule.
Materials and methods:: An open clinical trial was established at University of Medicine and Pharmacy
Ho Chi Minh City –Branch 3, from Sep 2011 to Aug 2012, including 2 phases: Phases 1: studying on 30 normal
volunteer people to identify appropriate dose, tolerance and safety of the capsule. Phase 2: clinical trial with control
group, randomized distribution. Depending on the appropriate dose and safety of capsule determined in phase 1,
phase 2 was performed on 51 volunteer- dyslipidemia patients; including 26 patients in studying group treated
with “Bo khi hoat huyet” capsule accompanied with the diet and exercise, 25 patients in control group treated
with diet and exercise only. These patients must have one of these criterions: Total Cholesterol ≥ 200mg/dl
(5.2mmol/l), LDL-c: 100 - 189mg/dL (2.6 – 4.9mmol/L), Triglycerid 150 - 500mg/dL (1.7 – 5.7mmol/L). The
study monitored and evaluated these values: total cholesterol, Triglycerid, LDL-c, HDL-c, SGOT, SGPT, Bun,
Creatinin after 6 weeks of treatment to identify the capsule’s safety and lipidemia lowering effect.
Results: The “Bo Khi hoat huyet” hard capsule was showed safe and well tolerated on healthy people.
Appropriate dose for patients is 4-12 capsules per day. After 6 weeks of taking Bo Khi hoat huyet accompanied
with diet and exercise, the average value of cholesterol reduces from 5.54 mmol/l to 4.73 mmol/l, reducing rate
13.8% (p < 0.05); the average value of LDL-c reduces from 3.78 mmol/l to 3.08 mmol/l, reducing rate 17.7% (p <
0.05). The capsule didn’t change the values of HDL-c and Triglycerid after 6 weeks of treatment (p> 0.05). No side
effects recorded.
Conclusion: The “Bo khi hoat huyet” hard capsule has the effects of reducing total cholesterol, LDL-c after 6
weeks of treatment and can be used safely.
Keywords: “Bo khi hoat huyet” hard capsule, lipidemia lowering effect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ vữa động mạch là một trong những
nguyên nhân chính gây bệnh lý tim mạch.
Nghiên cứu trên 123 bệnh nhân tai biến mạch
máu não ở bệnh viện Chợ Rẫy có tới 93% bị xơ
vữa động mạch. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây
nên xơ vữa động mạch, mà rối loạn lipid máu là
một trong những nguy cơ có thể thay đổi được.
Đây là một bệnh lý chuyển hoá được coi là yếu
tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch do xơ vữa
động mạch. Y học cổ truyền không có khái niệm
về rối loạn lipid máu, nhưng hậu quả của nó
được y văn mô tả trong các chứng như: đầu
thống, huyễn vựng, tâm thống, ma mộc, nuy
chứng. Nguyên nhân của các chứng bệnh này
có thể do đàm tắc hoặc khí trệ huyết ứ làm tắc
trở kinh mạch không thông gây nên(4). Việc điều
trị là làm cho khí huyết lưu thông cùng với việc
điều trị bệnh nguyên. Bổ khí hoạt huyết là một
chế phẩm có tác dụng bổ khí, giúp khí huyết lưu
hành. Chế phẩm xuất xứ từ bài thuốc Bổ dương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 55
hoàn ngũ thang (gồm Hoàng kỳ, Đương quy,
Xuyên khung, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa,
Địa long) gia thêm Nhân sâm, Bạch thược(6). Kết
quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy viên nang
cứng Bổ khí hoạt huyết an toàn và có tác dụng
hạ 53,7%. Cholesterol trên chuột nhắt trắng sau 4
tuần(3). Sản phẩm cũng đã được xây dựng tiêu
chuẩn chất lượng cấp cơ sở. Thử nghiệm lâm
sàng giai đoạn 1 và 2 nhằm nghiên cứu tính an
toàn và tác dụng hạ lipid máu trên người bình
thường và người bệnh rối loạn lipid máu. Với
các mục tiêu cụ thể:
Xác định tính an toàn của thuốc trên người
bình thường sau 2 tuần uống thuốc.
Xác định mức độ và tỉ lệ hạ lipid máu của
thuốc kết hợp chế độ ăn và tập luyện so với
nhóm chứng chỉ thực hiện chế độ ăn và tập
luyện sau 6 tuần điều trị.
Đánh giá các tác dụng khác của thuốc sau 6
tuần điều trị so với nhóm chứng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I
Đánh giá tính an toàn của thuốc trên người
bình thường
Khảo sát tính an toàn và dung nạp của thuốc
trên 30 người khỏe mạnh tuổi từ 20-40, có chức
năng gan, thận bình thường, không tiền sử dị
ứng, tình nguyện tham gia nghiên cứu(5).
Số người tình nguyện sau khi được tuyển
chọn tham gia nghiên cứu được chia thành 3
nhóm, mỗi nhóm uống cố định 1 liều thuốc
BKHH trong 2 tuần, bao gồm:
Nhóm 1 dùng liều tối thiểu (4 viên/ngày,
chia 2 lần sáng, chiều).
Nhóm 2 dùng liều trung bình (6 viên/ngày,
chia 2 lần sáng, chiều).
Nhóm 3 dùng liều tối đa (12 viên/ngày, chia
3 lần sáng, trưa, chiều).
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và đánh
giá các mức độ theo phiếu theo dõi sức khỏe
người tình nguyện và bảng tự theo dõi thông
qua nhật ký uống thuốc của người tình nguyện.
Đánh giá mạch, huyết áp trước và sau khi
dùng thuốc liều đầu tiên 1giờ, 2 giờ, sự thay đổi
SGOT, SGPT, BUN, Creatinin máu trước dùng
thuốc, sau 1 ngày uống thuốc và sau khi uống
thuốc 1 tuần, 2 tuần, số lượng Hồng cầu, Bạch
cầu trước dùng thuốc và sau khi uống thuốc 1
tuần, 2 tuần.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II
Đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên bệnh
nhân rối loạn chuyển hóa lipid
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, mở, có nhóm chứng.
Cỡ mẫu
Nghiên cứu muốn có 80% cơ hội để chứng
minh hiệu quả hạ lipid máu của thuốc BKHH, và
tác dụng hạ lipid máu cao hơn gấp 3 lần tác
dụng điều chỉnh lipid máu của chế độ ăn và tập
luyện ở mức ý nghĩa 10%. Theo nghiên cứu lâm
sàng của Cleanthous X, Noakes M, Brinkworth
GD. và cộng sự đã chứng minh việc thay đổi lối
sống có thể làm giảm 4% lượng cholesterol sau 6
tuần và có 20% bệnh nhân giảm cholesterol (2).
Giả định tỉ lệ bệnh nhân giảm cholesterol của
nhóm thử là 12% và có 50% bệnh nhân giảm
cholesterol sau điều trị thì cỡ mẫu cần có của
nghiên cứu là 32 bệnh nhân cho mỗi nhóm được
tính theo công thức:
Với: Z: là trị số từ phân phối chuẩn
P1 = 0,4 (tỉ lệ bệnh nhân giảm LDL-c sau điều
trị của nhóm nghiên cứu).
P2 = 0,2 (tỉ lệ bệnh nhân giảm LDL-c sau điều
trị của nhóm chứng).
P* = (P1 + P2)/2 = 0,3.
d = P1 – P2 = 0,2
α = 0,1, Z1-α = 1,28 (xác suất sai lầm loại 1).
1-β = 0,8, Z1-β = 0,84 (xác suất sai lầm loại 2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 56
Kỹ thuật chọn mẫu và phân nhóm
Kỹ thuật chọn mẫu và phân nhóm theo
phương pháp ngẫu nhiên đơn. Các đối tượng
nghiên cứu được bốc thăm số thứ tự từ 1 đến 64,
và chia thành 2 nhóm: nhóm mang số thứ tự là
số lẻ (1,3 ,5,,63) sẽ được uống thuốc nghiên
cứu + tuân thủ chế độ ăn và tập luyện; nhóm
mang số thứ tự là số chẵn (2,4,6, ,64) không
uống thuốc, chỉ tuân thủ chế độ ăn và tập luyện.
Thuốc nghiên cứu được sản xuất tại Khoa Dược
Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM,
được đóng gói và phân phối cho nhóm số lẻ khi
rút thăm. Cả 2 nhóm cùng được hướng dẫn tập
luyện và chế độ ăn như nhau.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân tình nguyện, điều trị nội và
ngoại trú tại Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y
Dược TP. HCM, tuổi từ 20-70, không phân biệt
giới tính, nghề nghiệp, thành phần xã hội, khu
vực lưu trú, được khám, chẩn đoán rối loạn
lipid máu theo đúng chế độ nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipid
máu chưa điều trị hoặc đã ngưng điều trị trên
4 tuần. Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lipid
máu ở mức giới hạn cao hoặc cao theo phân
loại và mục tiêu điều trị ATP III (Adult
Treatment Panel III)(1) có 1 trong 3 chỉ số:
Cholesterol TP ≥ 200mg/dL (5,2mmol/L).
LDL: 100 - 189mg/dL (2,6 - 4,9mmol/L).
Triglyceride: 150 - 500mg/dL (1,7 -
5,7mmol/L).
Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm sau
thời gian nhịn đói từ 10 - 12 giờ. Xét nghiệm
trước dùng thuốc và sau dùng thuốc 6 tuần
được thực hiện tại cùng 1 phòng xét nghiệm
MEDIC LAB TP. HCM.
Tiêu chuẩn loại bệnh
Bệnh nhân rối loạn lipid máu có kèm các
bệnh lý thận (hội chứng thận hư, suy thận
mạn, suy thận cấp); các bệnh lý nội tiết (suy
giáp trạng, sau điều trị cường giáp, đái tháo
đường); các bệnh lý: tai biến mạch máu não
trong 6 tháng đầu, tăng huyết áp có biến
chứng (suy tim, bệnh lý mạch vành, suy thận);
bệnh lý gan mật (viêm gan cấp, viêm gan mạn
do bất kỳ nguyên nhân nào).
Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang
sử dụng thuốc ngừa thai.
Bệnh nhân đang sử dụng các nhóm thuốc
có ảnh hưởng đến các chỉ số lipid máu như:
corticoids, lợi tiểu nhóm thiazides, nhóm hạ
áp ức chế beta.
Phương pháp nghiên cứu
Bốc thăm phân nhóm nghiên cứu và nhóm
đối chứng.
Nhóm nghiên cứu: Uống thuốc Bổ khí hoạt
huyết 6 viên/ngày + chế độ ăn và tập luyện
Nhóm chứng: Thực hiện chế độ ăn và tập
luyện.
Lập hồ sơ nghiên cứu với bệnh án nghiên
cứu.
Phân nhóm theo bệnh danh YHCT:
Nhóm không có triệu chứng: Không biểu hiện
triệu chứng lâm sàng theo YHCT.
Thận âm hư: Xác định dựa vào triệu chứng
chính là người gầy ốm, có từ 2 trở lên các triệu
chứng phụ: cảm giác nóng trong người, hoa mắt
chóng mặt, đau đầu âm ỉ, đau lưng, mỏi gối, ù
tai, mồ hôi trộm, tiểu đêm > 3lần/đêm, ngủ kém,
miệng khô, lưỡi đỏ khô, không rêu, mạch sác vô
lực.
Khí huyết ứ trệ: Xác định dựa trên triệu chứng
chính là lưỡi tím, có điểm ứ huyết, có thêm từ 1
trở lên các triệu chứng phụ: cảm giác tê chân tay,
hoặc cảm giác kim châm vùng đầu, đau nhói
vùng trước ngực, mạch huyền.
Đàm thấp: Xác định dựa trên triệu chứng
chính là người béo bệu, thừa cân; có từ 2 trở lên
các triệu chứng phụ: cảm giác nặng nề, đau đầu,
chóng mặt, nặng đầu hoặc tê nặng chi dưới, lưỡi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 57
bệu rêu dày nhớt, mạch hoạt.
Bác sĩ thông báo cách kiểm soát chế độ ăn và
chế độ tập luyện theo như phiếu hướng dẫn
thực hiện chế độ ăn và tập luyện, kiểm tra, theo
dõi mỗi tuần.
Ghi nhận toàn bộ các triệu chứng lâm sàng,
cận lâm sàng trong suốt quá trình nghiên cứu.
Chế độ điều trị
Đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút
Tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn mỗi
ngày ≥ 300 g
Chỉ sử dụng tối đa 2 lòng đỏ trứng mỗi tuần.
Chỉ ăn thức ăn chiên xào 2 lần trong tuần.
Hạn chế rượu bia, nếu có dùng tối đa 330 ml
bia / ngày.
Chế độ uống thuốc: liều dùng mỗi ngày 6
viên, chia 2 lần uống sau ăn sáng và ăn chiều,
uống liên tục trong 6 tuần.
Các tham số theo dõi
Cận lâm sàng: Trị số Cholesterol TP, LDL-c,
HDL-c, Triglycerides, BUN, creatinin, SGOT,
SGPT thời điểm trước dùng thuốc, sau 6 tuần
dùng thuốc.
Các triệu chứng lâm sàng: Đau đầu, chóng
mặt, đau nặng ngực, tê nặng chi, đau mỏi cơ,...
Theo dõi mạch quay, huyết áp trước và sau 6
tuần dùng thuốc.
Các tác dụng không mong muốn: theo dõi
triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thông qua
bệnh án nghiên cứu. Ghi nhận những tác dụng
ngoại ý và các chỉ số khách quan.
Tiêu chuẩn đánh giá
Thuốc được coi là có tác dụng hạ lipid máu khi các
chỉ số Cholesterol hoặc LDL-c hoặc Triglycerid giảm
có ý nghĩa thống kê.
Phân loại kết quả điều trị
Dựa theo tiêu chuẩn ATP III Guidelines.
Đánh giá chức năng gan, thận: thuốc không
hại gan khi trị số SGOT, SGPT không quá 2 lần
bình thường (≤ 80 UI), thuốc không hại thận khi
Bun, Creatinin không quá mức bình thường.
Bảng 1. Tiêu chuẩn ATP III Guidelines
Chỉ số (mmol/L) Tối ưu Gần tối ưu
Giới hạn
cao
Cao
Cholesterol TP < 5,2 5,2-6,2 ≥ 6,2
LDL-c < 2,6 2,6-3,4 3,4-4,2 ≥ 4,2
HDL-c ≥ 0,9
Triglycerid < 1,7 1,7-2,4 ≥ 2,4
Phân tích và xử lý số liệu
Stata. 10 với các phép kiểm chi bình phương,
fisher, t – student, t áp dụng cho 2 dãy số liệu
từng cặp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I.
- Thử nghiệm được tiến hành với tổng số 30
tình nguyện viên khỏe mạnh được chia thành 3
nhóm dùng 3 liều khác nhau để theo dõi: Liều
tối thiểu (4 viên/ ngày), liều trung bình
(6 viên/ngày) và liều tối đa (12 viên/ ngày ). Kết
quả thử nghiệm cho thấy:
- Không có sự thay đổi về các chỉ số mạch,
huyết áp trong thời gian dùng thuốc trên cả 3
nhóm tình nguyện viên.
- Không có sự thay đổi về số lượng hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số SGOT, SGPT, ure,
creatinin, trước và sau khi dùng thuốc trên cả 3
nhóm tình nguyện viên.
- Không thấy tác dụng không mong muốn
của thuốc trên người khỏe mạnh đối với cả 3
nhóm.
- Thuốc dung nạp tốt trên người khỏe mạnh
ở cả 3 nhóm.
Như vậy, viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết
có tính an toàn và dung nạp tốt, giảm cảm giác tê
mỏi tay chân, không làm thay đổi mạch, huyết
áp và các chỉ số: số lượng hồng cầu, bạch cầu,
không ảnh hưởng men gan, chức năng thận sau
2 tuần uống thuốc liên tục. Liều sử dụng cho
người bệnh có thể chỉ định từ 4-12 viên/ngày.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2012
đến 8/2012, mẫu nghiên cứu gồm 51 bệnh nhân
Rối loạn lipid máu gồm 20 nam và 31 nữ có độ
tuổi từ 21 đến 70 tuổi, chia ngẫu nhiên thành 2
nhóm trong đó 26 bệnh nhân nhóm thử (uống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 58
thuốc Bổ khí hoạt huyết 6 viên/ngày + chế độ ăn
và tập luyện) và 25 bệnh nhân nhóm chứng (chỉ
thực hiện chế độ ăn và tập luyện).
Bảng 2. So sánh đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm
nghiên cứu.
Đặc điểm
Nhóm thử
(n=26)
Nhóm chứng
(n=25)
Giá trị
p
Tuổi trung bình (tuổi) 41,4 ± 15,5 34,8 ± 14,6 0,12
Giới
Nữ 17 (65,4%) 14 (56%)
0,57
Nam 9 (34,6%) 11 (44%)
Cân nặng (kg) 56,3 ± 9,5 56,6 ± 11,9 0,903
Bệnh
cảnh
YHCT
Không triệu
chứng
7 (26,9%) 8 (32%)
0,90 Thận âm hư 2 (7,7%) 3 (12%)
Khí huyết ứ trệ 8 (30,8%) 7 (28%)
Đàm thấp 9 (34,6%) 7 (28%)
Cholesterol máu
(mmol/L)
5,54 ± 0,77 5,34 ± 0,61 0,32
LDL-c (mmol/L) 3,78 ± 0,7 3,67 ± 0,61 0,55
HDL-c (mmol/L) 1,36 ± 0,28 1,3 ± 0,28 0,40
Triglycerid (mmol/L) 1,52 ± 0,83 1,72 ± 0,65 0,34
Men gan
SGOT (U/L) 28,5 ± 10,2 27,4 ± 11,5 0,72
SGPT (U/L) 31,1 ± 18,1 30,0 ± 20,3 0,83
Chức
năng
thận
BUN (mg/dL) 12,41 ± 2,61 11,04 ± 2,6 0,06
Creatinin
(mg/dL)
0,88 ± 0,2 0,92 ± 0,18 0,40
Hiệu quả điều trị đối với chỉ số Cholesterol
máu.
Bảng 3. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số
Cholesterol giữa 2 nhóm.
Cholesterol (mmol/L)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 5,54 0,77 5,37 0,61
Sau điều trị 4,73 0,49 5,13 0,623
Giảm 0,81 0,56 0,24 0,29
% giảm 13,8 4,1
So sánh trước sau p=0,000 p=0,000
So sánh 2 nhóm p=0,017
Nhận xét: Nhóm thử giảm 13,8 %, nhóm
chứng giảm 4,1 %, cả 2 nhóm đều giảm
Cholesterol máu có ý nghĩa thống kê (p<
0,001). Khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa
(p<0,05).
Hiệu quả điều trị đối với chỉ số LDL-c
Nhóm thử giảm 17,7 %, nhóm chứng giảm
4,2 %, cả 2 nhóm đều giảm LDL-c có ý nghĩa
thống kê (p< 0,01). Khác biệt giữa 2 nhóm có ý
nghĩa (p<0,01).
Bảng 4. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số LDL-c
giữa 2 nhóm.
LDL-c (mmol/L)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 3,78 0,70 3,70 0,61
Sau điều trị 3,08 0,49 3,52 0,63
Giảm 0,70 0,46 0,18 0,29
% giảm 17,7 4,2
So sánh trước sau p=0,000 p=0,003
So sánh 2 nhóm p=0,008
Hiệu quả điều trị đối với chỉ số HDL-c
Bảng 5. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số HDL-c
giữa 2 nhóm.
HDL-c (mmol/L)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 1,36 0,28 1,30 0,28
Sau điều trị 1,37 0,27 1,30 0,30
Tăng 0,01 0,21 0,00 0,11
% tăng 0,01 0,00
So sánh trước sau p=0,874 p=0,857
So sánh 2 nhóm p=0,394
Nhận xét: Cả 2 nhóm đều không làm tăng HDL-c ý
nghĩa (p> 0,05).
Hiệu quả điều trị đối với chỉ số Triglycerid
Bảng 6. So sánh hiệu quả điều trị trên trị số HDL-c
giữa 2 nhóm.
Triglycerid (mmol/L)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 1,52 0,83 1,72 0,65
Sau điều trị 1,49 0,65 1,64 0,70
Giảm 0,03 0,35 0,08 0,38
% giảm 0,02 0,05
So sánh trước sau p=0,675 p=0,268
So sánh 2 nhóm p=0,454
Nhận xét: Cả 2 nhóm đều không làm giảm
Triglycerid ý nghĩa (p> 0,05).
Tỉ lệ bệnh nhân giảm 10% cholesterol sau
điều trị
Nhóm thử có 57,7% số bệnh nhân giảm ≥
10% cholesterol sau điều trị, nhóm chứng có 12%
số bệnh nhân giảm ≥ 10% cholesterol sau điều
trị, khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa (p=0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 59
Bảng 7. So sánh tỉ lệ bệnh nhân giảm 10% trị số
cholesterol giữa 2 nhóm.
Tỉ lệ giảm
cholesterol
Nhóm thử Nhóm chứng
n % n %
< 10% 11 42,3 22 88
≥ 10% 15 57,7 3 12
Tổng 26 100 25 100
So sánh 2 nhóm χ2=11,65; p=0,001
Tỉ lệ giảm 10% LDL-c sau điều trị
Bảng 8. So sánh tỉ lệ bệnh nhân giảm 10% LDL-c
giữa 2 nhóm.
Tỉ lệ giảm LDL-c
Nhóm thử Nhóm chứng
n % n %
< 10% 5 19,2 21 84,0
≥ 10% 21 80,8 4 16,0
Tổng 26 100 25 100
So sánh 2 nhóm χ2=21,394; p=0,000
Nhận xét: Nhóm thử có 81% số bệnh nhân
giảm ≥ 10% LDL-c sau điều trị, nhóm chứng có
16% số bệnh nhân giảm ≥ 10% LDL-c sau điều
trị, khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa (p < 0,001).
Hiệu quả của thuốc trên cholesterol máu
theo các bệnh cảnh YHCT.
Bảng 9. Tỉ lệ bệnh nhân giảm ≥10% cholesterol theo
bệnh cảnh YHCT.
Bệnh cảnh YHCT
Giảm < 10% Giảm ≥ 10%
n % n %
Không triệu chứng 5 71,4 2 28,6
Thận âm hư 0 0 2 100
Khí huyết ứ trệ 1 12,5 7 87,5
Đàm thấp 5 55,6 4 44,4
So sánh f=0,060
Nhận xét: Khác biệt về tỉ lệ bệnh nhân giảm ≥
10% cholesterol sau điều trị thuốc BKHH giữa
các phân nhóm theo bệnh cảnh YHCT không ý
nghĩa (p.>.0,05).
Hiệu quả của thuốc trên LDL-c theo các
bệnh cảnh YHCT
Bảng 10. So sánh tỉ lệ bệnh nhân giảm ≥10% LDL-c
theo bệnh cảnh YHCT.
Bệnh cảnh YHCT
Giảm < 10% Giảm ≥ 10%
n % n %
Không triệu chứng 2 28,6 5 71,4
Thận âm hư 1 50 1 50
Khí huyết ứ trệ 1 12,5 7 87,5
Đàm thấp 1 11,1 8 88,9
So sánh f=0,480
Nhận xét: Khác biệt về tỉ lệ bệnh nhân giảm ≥
10% LDL-c sau điều trị thuốc BKHH giữa các
phân nhóm theo bệnh cảnh YHCT không ý
nghĩa (p > 0,05).
Ảnh hưởng của thuốc trên trị số SGOT
Bảng 11. Tác dụng trên trị số SGOT của 2 nhóm.
SGOT (U/L)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 28,9 11,8 27,4 11,5
Sau điều trị 27,2 8,4 28,5 9,1
Giảm 1,7 6,8 0,9 6,55
So sánh trước sau p=0,204 p=0,442
So sánh 2 nhóm p=0,603
Nhận xét: Thay đổi SGOT trước và sau điều
trị của 2 nhóm không ý nghĩa (p>0,05).
Ảnh hưởng của thuốc trên trị số SGPT.
Bảng 12. Tác dụng trên trị số SGPT của 2 nhóm.
SGPT (U/L)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 31,1 18,1 30,0 20,3
Sau điều trị 27,9 13,0 31,3 17,4
Giảm 3,22 9,95 -1,3 12,1
So sánh trước sau p=0,111 p=0,608
So sánh 2 nhóm p=0,458
Nhận xét: Thay đổi SGPT trước và sau điều
trị của 2 nhóm không ý nghĩa (p> 0,05).
Ảnh hưởng của thuốc trên trị số BUN
Bảng 13. Tác dụng trên trị số BUN của 2 nhóm.
BUN (mg/dL)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 12,42 2,61 11,04 2,60
Sau điều trị 12,06 2,73 11,16 2,40
Giảm 0,36 2,68 0,13 2,22
So sánh trước sau p=0,506 p=0,779
So sánh 2 nhóm p=0,218
Nhận xét: Thay đổi BUN trước và sau điều trị
của 2 nhóm không ý nghĩa (p > 0,05).
Ảnh hưởng của thuốc trên trị số Creatinin
Bảng 14. Tác dụng trên trị số Creatinin của 2 nhóm.
Creatinin (mg/dL)
Nhóm thử Nhóm chứng
x S.d x S.d
Trước điều trị 0,88 0,20 0,92 0,18
Sau điều trị 0,85 0,15 0,91 0,15
Giảm 0,03 0,17 0,01 0,16
So sánh trước sau p=0,395 p=0,721
So sánh 2 nhóm p=0,147
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 60
Nhận xét: Thay đổi Creatinin trước và sau
điều trị của 2 nhóm không ý nghĩa (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Qua thử nghiệm giai đoạn 1 thuốc dung nạp
tốt ở cả 3 liều từ 4 viên/ngày đến 12 viên/ngày,
nhóm nghiên cứu chọn mức liều 6 viên/ngày cho
thử nghiệm giai đoạn 2, đây là liều an toàn và
dung nạp tốt nhất. Nghiên cứu với mục tiêu xác
định tác dụng hạ lipid máu trên nhóm bệnh
nhân rối loạn lipid máu trong 6 tuần uống thuốc
kết hợp chế độ ăn và tập luyện, so sánh với
nhóm chứng chỉ thực hiện chế độ ăn và tập
luyện nhằm loại trừ yếu tố gây nhiễu làm sai
lệch kết quả.
Đặc điểm bệnh nhân các nhóm nghiên cứu
Bệnh nhân nghiên cứu trong 2 nhóm hầu hết
là RLLM mới phát hiện, không kèm theo nhiều
yếu tố nguy cơ có lượng Cholesterol máu, LDL-c,
Triglycerid ở mức giới hạn cao đến cao chiếm tỉ
lệ lớn, Cholesterol máu dao động từ 5,34 - 5,54
mmol/L ở 2 nhóm, số bệnh nhân có mức
Cholesterol máu từ giới hạn cao đến cao (≥ 5,2
mmol/L) chiếm 60 - 73,1%, LDL-c dao động từ
3,67 - 3,78 mmol/L ở 2 nhóm, số bệnh nhân có
mức LDL-c từ giới hạn cao đến cao (≥ 3,4
mmol/L) chiếm 61,4-72%, không có bệnh nhân
nào thuộc mức rất cao, điều này chứng minh
tính phù hợp tiêu chuẩn chọn và loại bệnh trong
nghiên cứu, nhằm nói lên vấn đề ý đức của đề
tài. Có sự tương đối đồng nhất (khác biệt không
ý nghĩa với p > 0,05) giữa các nhóm nghiên cứu
về tuổi, giới, chỉ số lipid máu, men gan, chức
năng thận. Đây là cơ sở để so sánh hiệu quả điều
trị một cách khách quan.
Tác dụng trên trị số Cholesterol.
Cholesterol máu là một trong số các mục tiêu
điều trị làm giảm trong điều trị Rối loạn lipid
máu. Từ kết quả thực nghiệm, nghiên cứu này
thực hiện với mục tiêu hàng đầu làm giảm
cholesterol máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy so với nhóm chỉ
dùng chế độ ăn và tập luyện có làm giảm lượng
Cholesterol ý nghĩa sau điều trị nhưng không
làm tăng ý nghĩa số bệnh nhân đạt mức
cholesterol tối ưu, lượng Cholesterol máu sau
điều trị giảm 0,24mmol/L, tương đương 4,1%, tỉ
lệ đạt mức giảm cholesterol ≥ 10% là 12%. Trong
khi đó nhóm kết hợp dùng thuốc Bổ khí hoạt
huyết và tập luyện cho kết quả tốt hơn có ý
nghĩa với lượng cholesterol máu giảm
0,81mmol/L, tương đương 13,8%, tăng số bệnh
nhân đạt mức cholesterol tối ưu lên đến 84,6%
và tỉ lệ đạt mức giảm cholesterol ≥ 10% là 57,7%.
Điều này chứng tỏ thuốc Bổ khí hoạt huyết làm
giảm cholesterol trong máu.
Tác dụng trên trị số LDL-c
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm kết hợp
dùng thuốc và tập luyện làm giảm ý nghĩa lượng
LDL-c là 0,7mmol/L, tương đương 17,7%, tăng số
bệnh nhân đạt mức LDL-c gần tối ưu, giảm hoặc
mất tỉ lệ bệnh nhân có mức LDL-c cao và tỉ lệ đạt
mức giảm cholesterol ≥ 10% là 80,8%. Trong khi
đó, nhóm chỉ dùng chế độ ăn và tập luyện có
làm giảm lượng LDL-c 0,18mmol/L, tương
đương 4,2% nhưng không làm tăng ý nghĩa số
bệnh nhân đạt mức LDL-c tối ưu và tỉ lệ đạt mức
giảm LDL-c ≥10% là 16%. Điều này chứng tỏ
thuốc Bổ khí hoạt huyết làm giảm LDL-c trong
máu hiệu quả. Đây là kết quả mong muốn và
đáng mừng của đề tài, Bổ khí hoạt huyết là một
loại thuốc đa chỉ định, có nhiều tác dụng tốt trên
bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, và có
hiệu quả hạ cholesterol máu hiệu quả.
Tác dụng trên trị số HDL-c, Triglycerid
Một trong những mục tiêu điều trị RLLM là
tăng HDL-c, và giảm Triglycerid, tuy nhiên
trong nghiên cứu này, cả nhóm thử và nhóm
chứng đều không làm thay đổi HDL-c,
Triglycerid ý nghĩa sau 6 tuần điều trị. Đây cũng
là đặc điểm chung của nhiều loại thuốc YHCT
trong điều trị RLLM.
Tác dụng trên các phân nhóm theo bệnh
cảnh YHCT
Theo lý luận YHCT, thuốc Bổ khí hoạt huyết
với cấu tạo gồm 9 vị: Nhân sâm, Huỳnh kỳ,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 61
Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Xích
thược, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long. Trong đó,
Nhân sâm, Huỳnh kỳ đóng vai trò chủ dược, tác
dụng bổ khí, thăng dương; các vị Đương quy,
Xuyên khung, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa
hoạt huyết trừ ứ; Bạch thược liễm âm, giúp hạn
chế tổn thương huyết khi dùng bài thuốc trong
trường hợp khí huyết hư cùng làm Thần dược,
Địa long thông kinh hoạt lạc, đều làm Tá Sứ. Bài
thuốc chủ yếu làm mạnh khí, lấy khí mạnh làm
lưu hành huyết, khí huyết lưu hành thì không có
ứ tắc, khí mạnh thì đàm cũng phải thăng tán; với
tác dụng bổ tả kiêm trị bài thuốc đánh vào cả cơ
chế đàm thấp và khí huyết ứ thường gặp trong
bệnh RLLM.
Theo kết quả nghiên cứu, tác dụng giảm hơn
10% lipid máu ảnh hưởng rõ lên các phân nhóm
Khí huyết ứ trệ và Đàm thấp, tuy nhiên tỉ lệ
giảm này không có ý nghĩa thống kê. Vấn đề này
cần được chứng minh trong các nghiên cứu sau
với cỡ mẫu lớn hơn. Trong phạm vi đề tài, nhóm
nghiên cứu dừng lại ở kết luận hiệu quả của
thuốc không khác biệt ý nghĩa đối với các bệnh
cảnh YHCT.
Đối với các trị số men gan, chức năng thận.
Thuốc có ảnh hưởng đến men gan, chức
năng thận hay không là vấn đề đáng quan tâm
trong điều trị RLLM. Kết quả nghiên cứu cho
thấy trị số trung bình của SGOT, SGPT, BUN,
Creatinin trước và điều trị không khác nhau ý
nghĩa. Như vậy thuốc Bổ khí hoạt huyết an
toàn và không làm ảnh hưởng men gan, chức
năng thận khi điều trị liên tục trong 6 tuần ở
liều nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 1 và 2,
trong thời gian nghiên cứu như trên, nhóm
nghiên cứu có các kết luận như sau:
- Thuốc Bổ khí hoạt huyết sử dụng an toàn
và dung nạp tốt cho người bình thường. Thuốc
không gây ảnh hưởng mạch, huyết áp, men gan,
chức năng thận, Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu
sau 2 tuần uống thuốc liên tục. Liều sử dụng cho
người bệnh có thể chỉ định từ 4 - 12 viên/ngày.
- Thuốc Bổ khí hoạt huyết có thể làm hạ
13,8% (0,81 mmol/L) lượng cholesterol máu và
hạ 17,7% (0,7 mmol/L) lượng LDL-c sau 6 tuần
điều trị thuốc kết hợp chế độ ăn và tập luyện.
Thuốc không có tác dụng trên chỉ số HDL-c và
Triglycerid máu sau 6 tuần điều trị.
- Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức giảm ≥ 10% lượng
cholesterol sau 6 tuần điều trị là 57,7% và LDL-c
là 80,8%.
- Trên bệnh nhân Rối loạn lipid máu, thuốc
Bổ khí hoạt huyết không gây ảnh hưởng men
gan, chức năng thận và không gây các tác dụng
phụ khó chịu sau 6 tuần dùng thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Heart Association (2002). Third Report of the National
Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on
Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol
in Adults (Adults Treatment Panel III) Final Report. Circulation,
pp.106 - 3143.
2. Cleanthous X., Noakes M., Brinkworth GD.&et al. (2011). A
pilot comprehensive lifestyle intervention program (CLIP)-
comparison with qualitative lifestyle advice and simvastatin on
cardiovascular risk factors in overweight hypercholesterolaemic
individuals. Nutr Metab Cardiovasc Dis, 21(3), pp. 165 - 172.
3. Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung. (2012). Đánh giá tác
dụng hạ Cholesterol huyết và tính an toàn của viên nang cứng
Bổ khí hoạt huyết trên chuột nhắt. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
2 (16), pp. 333 - 337.
4. Nguyễn Thị Bay (2001). Nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y
học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 395 - 396.
5. Thông tư 03/2012/TT-BYT hướng dẫn về thử thuốc trên lâm
sàng, chương V, điều 20.
6. Vương Thanh Nhậm (2004). Bổ dương hoàn ngũ thang Y lâm cải
thác. Nhà xuất bản Tổng hợp, TP. HCM, tr. 95-97.
Ngày nhận bài báo: 28/09/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2013,
15/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dung_ha_lipid_mau_cua_vien_nang_cung_bo_khi_hoat_huyet_t.pdf