Tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của diễn đàn kinh tế thế giới

Năng lực cạnh tranh của Trung Quốc yếu đi nhiều nếu tính đến các số đo về bền vững, đặc biệt là về khía cạnh bền vững môi trường. Mặc dù nước này đã thực hiện một số biện pháp chính trị nhằm cải thiện môi trường (như trồng rừng), nhưng vẫn có mức phát xạ cao (nồng độ CO2 và hạt bụi cao), và ngành nông nghiệp đang gây áp lực lớn đối với môi trường (cường độ sử dụng nước của Trung Quốc rất cao). Bền vững xã hội chỉ được đánh giá một phần đối với Trung Quốc, do nước này không cung cấp đủ dữ liệu liên quan đến tình trạng thất nghiệp hay việc làm bất ổn định trong thanh niên. Tuy nhiên, các số liệu có được cho thấy bức tranh tiêu cực, bất bình đẳng gia tăng và cơ hội tiếp cận chung đến các dịch vụ cơ bản như điều kiện vệ sinh cải thiện vẫn còn thấp.68 Trong số các quốc gia khác được phân tích về năng lực cạnh tranh bền vững, Thổ Nhĩ Kỳ - một trong số các nước cải thiện nhiều nhất về xếp hạng GCI trong năm nay - nhưng lại không giữ được thành tích cao nếu tính đến các khía cạnh bền vững. Bất bình đẳng cao, việc làm không ổn định, và khu vực kinh tế không chính thức lớn đã gây nhiều áp lực đối với tính bền vững xã hội của nước này. Tương tự, dân số đông và sử dụng nước cho nông nghiệp với cường độ cao, cũng như thiếu diện tích đất được bảo vệ và sự cam kết thấp đối với các hiệp định môi trường quốc tế vẫn còn là những lĩnh vực đáng quan tâm đối với năng lực cạnh tranh bền vững môi trường của nước này. Trong khi đó, Niu Zilân với cam kết chính trị mạnh mẽ về quản lý môi trường, đã nhận được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh bền vững môi trường. Nước này cũng thực hiện tốt hơn nước láng giềng Australia. Những khác biệt chủ yếu giữa hai nước nằm ở mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn ở Niu Zilân và những nỗ lực của nước này trong việc dự trữ các vùng đất được bảo vệ. Cả hai nước đều được đánh giá cao về tính bền vững xã hội.

pdf72 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 của diễn đàn kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin tương đối cao (hạng 56), và tỉ lệ nhập học tại các trường đại học cao (hạng 20) cần thiết phải bổ sung cho các công ty địa phương một lực lượng lao động lành nghề. Năng lực chính phủ yếu kém (hạng 142) và mức độ can thiệp quá cao (hạng 140), cùng với một trong những lĩnh vực được xếp hạng thấp nhất là sự tín nhiệm đối với các chính trị gia (hạng 143), từ đó dẫn đến sự đánh giá yếu kém về các hoạt động thể chế. Sự cải cách mang tính kết cấu nhằm cải thiện chức năng hoạt động của các thị trường hàng hóa bằng việc gia tăng mức độ cạnh tranh trong nước (hạng 143) đồng thời, làm giảm bớt các rào cản đối với doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt của thị trường lao động (hạng 142), và làm cho nỗ lực tiếp cận với các nguồn lực tài chính bớt căng thẳng thông qua việc tăng cường thị trường tài chính, điều này có thể sẽ dẫn đến những gia tăng năng suất quan trọng và giúp thúc đẩy năng suất của Achentina. Venezuela, chiếm vị trí 126, tụt hai bậc trong bảng xếp hạng. Giống như năm ngoái, nước này tiếp tục xếp hạng chót trong những lĩnh vực liên quan đến hoạt động của thể chế công (hạng 144), với sự tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các chính trị gia hay tính độc lập của tư pháp còn hạn chế. Thực tế này cùng với quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém (hạng 126) dẫn đến tỷ lệ lạm phát ở vào mức trên 20% và thâm hụt ngân sách chiếm hơn 5% GDP, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn (hạng 135) thể chế công (hạng 44), với sự tín nhiệm của công đồng doanh nghiệp đối với các chính trị gia hay sự độc lập tư pháp còn hạn chế. Điều này, cùng với sự quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém đã dẫn đến tỉ lệ lạm phát ở mức 20% và thâm hụt ngân sách chiếm 5% tổng GDP, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn (hạng 135), cản trở năng lực của đất nước trong nỗ lực tạo dựng một cơ sở vững chắc cho việc tăng cường khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, những yếu kém trong hoạt động chức năng của thị trường hàng hóa gây cản trở sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Trung Đông và Bắc Phi Sự hỗn loạn chính trị tiếp diễn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã tác động đến năng lực cạnh tranh của các nước trong khu vực này. Một số nước trong khu vực đã thực hiện cải cách từng phần như Jordan và Marốc vươn lên trong bảng xếp hạng, trong khi đó các nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng bất ổn và những thay đổi chính trị có xu hướng giảm hoặc vẫn giữ nguyên năng lực cạnh tranh quốc gia. Giải quyết nạn thất nghiệp vẫn sẽ là ưu tiên kinh tế chủ yếu của khu vực. Qatar một lần nữa tái khẳng định vị thế là nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất trong khu vực bằng cách tăng thêm 3 bậc lên vị trí thứ 11 nhờ cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, hiệu quả của các thị trường hàng hóa và dịch vụ và khuôn khổ thể chế. Thành tích cao về năng lực canh tranh của nước này là nhờ có nền tảng vững chắc được tạo nên từ khuôn khổ thể chế chất lượng cao, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định (hạng 2) và thị trường hàng hóa có hiệu quả (10). Tỷ lệ tham nhũng thấp và tác 53 động thái quá đến các quyết định của chính phủ, năng lực cao của các cơ quan chính phủ và an ninh rất tốt là nền móng của cơ cấu tổ chức rất vững chắc của nước này nhằm nâng cao hiệu suất. Giảm sự ảnh hưởng của nước này trước những biến động về giá cả hàng hóa sẽ đòi hỏi phải đa dạng hóa các khu vực của nền kinh tế và tăng cường một số phạm vi năng lực cạnh tranh. Các nỗ lực của Qatar nhằm củng cố khu vực tài chính xem ra đã mang lại kết quả khi mức độ tin cậy và lòng tin vào các thị trường tài chính của nước này được nâng lên từ vị trí 80 lên 44 vào năm nay. Tuy nhiên, các quyền lợi hợp pháp của người vay và người cho vay vẫn chưa được bảo vệ (99). Nhờ mức lương cao, sự đa dạng hóa trong các lĩnh vực khác sẽ đòi hỏi nước này phải tăng năng suất bằng cách tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới (27) và khuyến khích mở rộng cạnh tranh ngoài nước hiện nằm ở vị trí 42, phản ánh các rào cản thương mại và đầu tư quốc tế. Ả rập Xê-ut vẫn đứng vị trí thứ 2 trong khu vực, tụt một bậc từ 17 xuống vị trí 18 trong bảng xếp hạng chung. Trong những năm gần đây, nước này có nhiều cải thiện về năng lực cạnh tranh đã dẫn đến khung thể chế vững chắc, các thị trường có hiệu quả và các doanh nghiệp tinh xảo. Sự ổn định kinh tế vĩ mô ở mức cao (xếp thứ 6) và sử dụng phổ biến ICT để cải thiện năng suất góp phần bảo vệ vị trí cao của Ả rập Xê-ut trong GCI. Môi trường kinh tế vĩ mô của nước này được hưởng lợi từ giá năng lượng tăng, đưa số dư ngân sách vào tình trạng dư thừa thậm chí cao hơn năm 2011. Cho dù những phát triển gần đây là đáng ca ngợi, nhưng nước này phải đối mặt với những thách thức ở phía trước. Y tế và giáo dục không đạt mức chuẩn của các nước khác có mức thu nhập tương đương. Mặc dù một số tiến bộ thể hiện trong các kết quả y tế, nhưng những cải thiện này vẫn ở mức thấp. Do vậy, nước này tiếp tục xếp ở thứ hạng thấp về chỉ số sức khỏe và giáo dục cơ sở (58) và chỉ số giáo dục và đào tạo bậc cao (40). Ngoài khuyến khích phát triển thị trường lao động hiệu quả (59), việc thúc đẩy phát triển các khu vực này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với Ả rập Xê-ut nhờ có lực lượng lao động trẻ đông đảo sẽ gia nhập vào thị trường lao động trong vài năm tới. Sử dụng có hiệu quả nhân tài sẽ càng quan trọng hơn khi tình trạng thiếu nhân tài trên toàn cầu đang diễn ra và nước này nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, cần tới lực lượng lao động đào tạo kỹ năng. Trong những năm qua, tuy rằng nước này đạt những tiến bộ nhất định, nhưng vẫn cần tăng cường hơn nữa áp dụng công nghệ mới (35), đặc biệt đây là lĩnh vực nước này vẫn bị tụt hậu so với các nền kinh tế ở vùng Vịnh. Các tiểu Vương quốc Ả rập tiến 3 bậc trong GCI lên vị trí 24. Bước tiến này phản ánh khuôn khổ thể chế hiệu quả hơn cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô ở mức cao. Giá dầu tăng cao đã làm tăng thặng dư ngân sách và cho phép nước này giảm nợ công và tăng tỷ suất tiết kiệm. Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của Các tiểu vương quốc Ả rập phản ánh cơ sở hạ tầng chất lượng cao (xếp hạng 8) cũng như các thị trường hàng hóa hiệu quả cao (xếp hạng 5). Sự ổn định kinh tế vĩ mô (7) và một số khía cạnh tích cực về thể chế ở các nước này như lòng tin của người dân vào các chính trị gia tăng lên (3) và năng lực cao của chính phủ (xếp hạng 7) nằm trong danh sách các lợi thế cạnh tranh. Việc đưa nước này trên con đường phát 54 triển bền vững hơn sẽ đòi hỏi phải đầu tư hơn nữa để tăng đầu tư cải thiện chất lượng giáo dục và sự phù hợp của chương trình giảng dạy, nhưng cũng khuyến khích người dân học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở. Năng lực đổi mới xuất sắc của Israel có sự hỗ trợ của các chính sách mua sắm công của chính phủ, thể hiện qua số lượng lớn các sáng chế của nước này (4). Môi trường tài chính thuận lợi của quốc gia này, đặc biệt là việc dễ dàng tiếp cận với vốn mạo hiểm (3) đã góp phần tạo nên sức mạnh đổi mới cho Israel. Những thách thức để duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia có liên quan đến yêu cầu đổi mới liên tục về thể chế (34) và trọng tâm đổi mới tập trung vào chất lượng giáo dục. Nếu không giải quyết được, chất lượng giáo dục yếu kém nhất là môn toán và khoa học (89) có thể làm suy giảm chiến lược năng lực cạnh tranh thúc đẩy bằng đổi mới về lâu dài. Trong những năm trước, tình hình an ninh vẫn bất ổn và buộc doanh nghiệp phải chịu phí tổn cao (65). Phạm vi cải tiến cũng vẫn liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô (64) trong đó tiết chế ngân sách tăng nhằm giảm tỷ lệ nợ (121) sẽ giúp nước này duy trì ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Jordan tăng lên 7 bậc giữ vị trí 64. Nước này chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu những năm gần đây. Tăng trưởng GDP giảm 2,3%/năm vào năm 2010 và kể từ đó không quay trở lại mức trước khủng hoảng (tăng trưởng GDP năm 2007 là 8,2%). Tỷ lệ tăng này không đủ để tạo thêm việc làm cần thiết để đón nhận khoảng 60.000 lao động mới bước vào thị trường lao động của nước này mỗi năm. Thúc đẩy tăng trưởng về lâu dài ở mức tạo việc làm bền vững sẽ đòi hỏi các nhà hoạc định chính sách ở nước này phải giải quyết nhiều thách thức. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô vẫn nằm trong chương trình nghị sự và kèm theo là cải cách cơ cấu thúc đẩy tăng trưởng. Theo GCI, phạm vi cải tiến mạnh mẽ hiệu quả thị trường lao động và toàn bộ tiềm năng của CNTT-TT để tăng năng suất còn chưa được khai thác, vì nước này xếp hạng 90 về sử dụng CNTT-TT. Jordan cũng có thể được hưởng lợi từ việc mở cửa cho thương mại và đầu tư quốc tế, sẽ mang lại các lợi ích về hiệu suất cho nền kinh tế trong nước cũng như chuyển giao tri thức và công nghệ. Các rào cản thuế vẫn cao khi so sánh với quốc tế (xếp hạng 104) và các rào cản pháp lý đối với FDI ở vị trí 70. Mặc dù việc huy động vốn xem ra dễ dàng hơn so với nhiều nước khác (nước này xếp hạng 45 về khả năng dễ tiếp cận nguồn vốn), nhưng vẫn phải tiếp tục nỗ lực để ổn định hơn ngành ngân hàng (xếp hạng 90). Ai cập đã tụt 13 bậc xuống vị trí 107 trong GCI năm nay. Đánh giá này được cho là do ảnh hưởng của sự bất ổn bởi nước này đã trải qua biến đổi chính trị kể từ sự kiện Mùa xuân Ả rập (Arab Spring). Theo cộng đồng doanh nghiệp, năng lực của chính phủ đã giảm 22 bậc xuống xếp hạng 106 và tình hình an ninh đặc biệt bị tác động của sự kiện này đã rớt 40 bậc xuống vị trí 128. Trái lại, nước này đã cải thiện trong những lĩnh vực riêng, được thể hiện bằng chỉ số về thể chế như ít có sự thiên vị của các quan chức chính phủ (tăng 31 bậc) và đạo đức doanh nghiệp (tăng 17 bậc) cho thấy tiềm lực phát triển khả quan trong tương lai. Nhiều thách thức về chính sách kinh tế còn ở phía 55 trước đối với Chính phủ mới, đó là đưa đất nước trên con đường phát triển bền vững và công bằng. Để được hưởng lợi trọn vẹn từ qui mô thị trường rộng lớn và gần với các thị trường toàn cầu chủ yếu, Ai Cập sẽ phải nâng cao tiềm lực sản xuất của nền kinh tế trong nước. Theo GCI, có ba lĩnh vực đặc biệt quan trọng: Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô đã suy giảm trong những năm gần đây xuống vị trí 138 chủ yếu là do thiếu hụt tài chính lớn, tăng nợ công và áp lực lạm phát tiếp diễn. Kế hoạch củng cố tài chính đáng tin cậy là cần thiết để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nước. Kế hoạch này tỏ ra khó khăn trong bối cảnh giá năng lượng tăng do các khoản trợ cấp năng lượng chiếm phần lớn chi tiêu công. Tuy nhiên, tập trung vào các khoản trợ cấp có thể cho phép củng cố tài chính đồng thời bảo vệ tình trạng tổn thương ở mức cao nhất. Thứ hai, các giải pháp tăng cường cạnh tranh trong nước sẽ dẫn đến những lợi ích về hiệu suất và góp phần tiếp sức cho nền kinh tế bằng cách cho phép các đối tượng mới gia nhập. Thứ ba, việc tạo lập thị trường lao động linh hoạt (xếp hạng 135) và hiệu quả hơn (141) sẽ cho phép nước này tăng số lượng việc làm về trung hạn. Châu Phi cận Sahara Trong 15 năm qua, châu Phi cận Sahara đã tăng trưởng ấn tượng: với tốc độ tăng trưởng hơn 5% hai năm vừa qua, khu vực này tiếp tục vượt qua mức trung bình toàn cầu và thể hiện triển vọng kinh tế thuận lợi. Quả thực, khu vực này đã phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi tăng trưởng GDP giảm 2,8% năm 2009. Những bước tiến nhanh chóng này làm nổi bật khả năng về sự tổn thương và phục hồi có thể xảy ra cùng một lúc trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với những biến động trong khu vực. Mặc dù tăng trưởng ở các nước thu thập trung bình tại khu vực này xem ra vẫn xếp sau các nước xuất khẩu dầu mỏ, nước thu nhập thấp và rất thấp (ví dụ như Nam Phi), nhưng các nước trong khu vực lại không bị ảnh hưởng lớn. Những thay đổi trong khu vực được phản ánh trong bảng xếp hạng của năm nay. Một số nền kinh tế châu Phi gia tăng về năng lực cạnh tranh quốc gia vào năm nay, trái lại, hai nước Nam Phi và Mauritus nằm ở nửa trên của bảng xếp hạng vẫn giữ nguyên vị trí. Tuy nhiên, các nước khác trước đây nằm ở vị trí trên lại giảm xuống nhiều bậc. Nhìn chung, châu Phi cận Sahara bị tụt hậu so với các khu vực khác trên thế giới về năng lực cạnh tranh, cần nỗ lực về nhiều lĩnh vực để đưa khu vực này vào con đường tăng trưởng và phát triển bền vững. Năm nay, Nam Phi xếp hạng 52, vẫn giữ thứ hạng cao nhất trong khu vực châu Phi cận Sahara và ở vị trí thứ ba trong số các nền kinh tế của BRICS. Nước này được hưởng lợi từ qui mô kinh tế lớn, đặc biệt xét theo tiêu chuẩn khu vực (xếp hạng 25 về chỉ số qui mô thị trường). Nước này còn thực hiện tốt các giải pháp về chất lượng thể chế và yếu tố phân bổ, như bảo vệ sở hữu trí tuệ (xếp hạng 20), quyền sở hữu (26), trách nhiệm giải trình của các thể chế tư (2) và hiệu quả thị trường hàng hóa (32). Đặc biệt ấn tượng là mức độ phát triển thị trường tài chính của Nam Phi (3) thể hiện lòng tin ở mức cao vào các thị trường tài chính của đất nước, trong khi ở nhiều nơi trên thế giới, lòng tin khôi phục chậm. Nam Phi cũng làm tốt trong nhiều lĩnh vực như độ tinh 56 xảo kinh doanh (38) và đổi mới (42), hưởng lợi từ các tổ chức nghiên cứu khoa học (34) và sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học và khu vực doanh nghiệp về đổi mới (30). Các yếu tố kết hợp này đưa Nam Phi trở thành nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, nước này sẽ phải giải quyết một số yếu kém. Nam Phi xếp ở vị trí thứ 113 về hiệu quả thị trường lao động (giảm 18 bậc so với năm ngoái) với các phương thức tuyển dụng và sa thải lao động khắt khe (xếp hạng 143), thiếu linh hoạt trong qui định về tiền lương của các công ty (xếp hạng 140) và những căng thẳng trong quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động (144). Nước này cần nỗ lực tăng tỷ lệ tuyển sinh đại học để đẩy mạnh tiềm lực đổi mới của đất nước. Phối hợp nỗ lực trong các lĩnh vực này là cần thiết do tỷ lệ thất nghiệp ở nước này cao lên tới gần 25% trong quí II năm 2012. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Nam Phi dù tốt so với các tiêu chuẩn khu vực, nhưng vẫn cần được nâng cấp (63). Tình hình an ninh bất ổn vẫn là trở ngại lớn để tiến hành hoạt động kinh doanh ở Nam Phi. Phí tổn doanh nghiệp cao do tội phạm và bạo lực (xếp hạng 134) và quan điểm cho rằng cảnh sát không đủ khả năng chống tội phạm (90) không góp phần vào môi trường thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Mối quan tâm chính vẫn là sức khỏe của lực lượng lao động xếp hạng 132 trong tổng số 144 nền kinh tế, do tỷ lệ cao các bệnh truyền nhiễm và các chỉ số sức khỏe nhìn chung là thấp. II. VIỆT NAM TRONG XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TOÀN CẦU 2012-2013 Những chỉ tiêu chính của năm 2011 Dân số (triệu người).. 90,0 GDP (Tỷ USD).122,7 GDP bình quân đầu người (USD).1.374 Tỷ trọng GDP (PPP) của Việt Nam trong tổng GDP của thế giới (%).. 0,38 Hình 2: So sánh GDP (PPP) bình quân đầu người của Việt Nam và các nước đang phát triển châu Á, 1990-2011. 57 Xếp hạng của Việt Nam trong GCI 2012-2013 Trong GCI năm 2012-2013, Việt Nam đứng ở vị trí 75 và hoán đổi vị trí với Philíppin. Trong xếp hạng của hai năm gần đây, Việt Nam đã tụt 16 bậc và theo Báo cáo thì đây là lần thứ hai Việt Nam xếp hạng ở mức thấp nhất trong số tám thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam tụt hạng ở 9 trong số 12 chỉ số của GCI. Nước này có thứ hạng dưới 50 trong tất cả các chỉ số, và nguy hiểm hơn, gần tụt xuống vị trí 100 trong tổng chỉ tiêu. Việt Nam tụt 41 bậc trong chỉ số về môi trường kinh tế vĩ mô, xuống vị trí 106, trước đó, nước này tăng được 20 bậc trong bảng xếp hạng năm ngoái, điều này cho thấy dấu hiệu của sự không chắc chắn và biến động cực đoan. Lạm phát chiếm 20% trong năm 2011, gấp hai lần so với năm 2010, và đánh giá nợ công của Việt Nam càng trở nên tồi tệ hơn. Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thắt chặt chính sách tiền tệ, do đó việc tiếp cận tín dụng cũng trở nên khó khăn hơn. Cơ sở hạ tầng (hạng 95), bị tác động do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, vẫn là một thách thức lớn mặc dù nước này đã đạt một số tiến bộ trong những năm gần đây, với những mối quan tâm đặc biệt về chất lượng đường sá (hạng 120), và cảng (hạng 113). Thể chế công được đặc trưng bởi tình trạng tham nhũng tràn lan và thiếu hiệu quả dưới tất cả các hình thức. Theo cộng đồng doanh nghiệp, vấn đề tôn trọng quyền sở hữu (hạng 113) và bảo vệ sở hữu trí tuệ (hạng 123) vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Thể chế tư vẫn còn tồn tại nhiều hành vi đạo đức yếu kém, trách nhiệm đặc biệt chưa đầy đủ (hạng 132). Trong số một vài ưu điểm mang tính cạnh tranh của Việt Nam, gồm có: thị trường lao động tương đối hiệu quả (hạng 51), quy mô thị trường rộng lớn (hạng 32), và hiệu quả tốt trong lĩnh vực y tế công cộng và giáo dục cơ sở (hạng 64). Những thách thức trước mắt cũng vì thế ngày càng tăng và trở nên quan trọng, đồng thời đòi hỏi hành động chính sách mang tính quyết định nhằm đưa hiệu quả tăng trưởng của đất nước lên một cơ sở ổn định hơn. Bảng 8: Xếp hạng và điểm số năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo nhóm các yếu tố Xếp hạng (trên tổng số 144) Điểm số (1-7) Chỉ số năng lực cạnh tranh 2012-2013 Chỉ số năng lực cạnh tranh 2011-2012 (trên tổng số 142) Chỉ số năng lực cạnh tranh 2010-2011 (trên tổng số 139) 75 65 59 4,1 4,2 4,3 Các yếu tố cơ bản (60,0%) Thể chế Cơ sở hạ tầng Ổn định kinh tế vĩ mô Y tế và giáo dục cơ sở 91 89 95 106 64 4,2 3,6 3,3 4,2 5,8 Yếu tố nâng cao hiệu quả (35,0%) Đào tạo và giáo dục bậc cao 71 96 4,0 3,7 58 Hiệu quả thị trường hàng hóa Hiệu quả thị trường lao động Sự phát triển của thị trường tài chính Mức độ sẵn sàng công nghệ Quy mô thị trường 91 51 88 98 32 4,1 4,5 3,9 3,3 4,6 Các yếu tố đổi mới và tinh xảo (5,0%) Độ tinh xảo của hoạt động kinh doanh Đổi mới 90 100 81 3,3 3,6 3,1 Các yếu tố ảnh hưởng nhất đến hoạt động kinh doanh Huy động vốn18,2 Lạm phát...14,5 Nguồn cung cơ sở hạ tầng không tương xứng......................................13,3 Thiếu lực lượng lao động có trình độ ...........................................11,3 Bất ổn về chính sách ..........................................8,8 Các qui định thuế .......................................6,0 Đạo đức nghề nghiệp kém trong lực lượng lao động.....................................5,9 Thuế suất.........................................5,5 Tham nhũng........................................5,0 Bộ máy quan liêu của chính phủ kém hiệu quả .............................................4,7 Các qui định về ngoại tệ.........................................3,5 Sự bất ổn/thay đổi Chính phủ....................................................1,6 Thiếu năng lực sáng tạo.........................................0,9 Y tế công cộng lạc hậu...............................................0,5 Tội phạm và trộm cắp........................................0,4 Các quy định hạn chế lao động..........................................................................0,0 Bảng 9: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam Chỉ tiêu Điểm số Xếp hạng (trên 144) Nhóm tiêu chí 1: Thể chế 1.01 Quyền sở hữu tài sản 1.02 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 1.03 Chuyển hướng kinh phí công 1.04 Niềm tin của công chúng vào các chính trị gia 1.05 Thanh toán bất thường và hối lộ 1.06 Độc lập tư pháp 3,5 2,6 3,3 3,4 3,1 3,4 113 123 69 42 118 87 59 1.07 Thiên vị trong các quyết định của quan chức chính phủ 1.08 Lãng phí chi tiêu công 1.09 Gánh nặng qui định chính phủ 1.10 Hiệu quả của khung pháp lý trong giải quyết tranh chấp 1.11 Hiệu quả của khung pháp lý không thừa nhận các qui định 1.12 Tính minh bạch trong hoạch định chính sách chính phủ 1.13 Dịch vụ công cải thiện hiệu quả kinh doanh 1.14 Phí tổn kinh doanh do khủng bố 1.15 Phí tổn kinh doanh do tội phạm và bạo lực 1.16 Tội phạm có tổ chức 1.17 Độ tin cậy của dịch vụ cảnh sát 1.18 Hành vi đạo đức của các công ty 1.19 Thế mạnh của tiêu chuẩn kiểm toán và báo cáo 1.20 Tính hiệu lực của hội đồng quản trị 1.21 Bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số 1.22 Thế mạnh bảo vệ nhà đầu tư, 0-10 (cao nhất) * 3,0 2,6 2,9 3,6 3,6 3,9 3,8 5,4 4,8 5,0 4,6 3,6 3,5 4,2 3,8 3,0 79 110 112 74 74 100 62 84 71 84 53 88 132 99 99 130 Nhóm tiêu chí 2: Cơ sở hạ tầng 2.01 Chất lượng toàn bộ cơ sở hạ tầng 2.02 Chất lượng đường sá 2.03 Chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt 2.04 Chất lượng cơ sở hạ tầng cảng 2.05 Chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải hàng không 2.06 Chỗ ngồi hàng không có sẵn km/tuần, (triệu chỗ) * 2.07 Chất lượng cung cấp điện 2.Thuê bao điện thoại di động/100 người * 2.09 Thuê bao điện thoại cố định/100 người * 3,2 2,7 2,6 3,4 4,1 674,5 3,1 143,4 11,5 119 120 68 113 94 33 113 18 86 Nhóm tiêu chí 3: Môi trường kinh tế vĩ mô 3.01 Cán cân ngân sách chính phủ, % GDP * 3.02 Tổng tiết kiệm quốc dân, % GDP * 3.03 Lạm phát, % thay đổi hàng năm * 3.04 Tổng nợ của chính phủ, % GDP * 3.05 Xếp hạng tín dụng quốc gia, 0-100 (cao nhất) -2.7 29,3 18,7 38,0 42,5 67 26 141 67 76 Nhóm tiêu chí 4: Y tế và giáo dục cơ sở 4.01 Tác động của bệnh sốt rét tới kinh doanh 4.02 Số ca mắc bệnh sốt rét/100 000 người * 4.03 Tác động của bệnh lao đến kinh doanh 4.04 Số ca mắc bệnh lao/ 100 000 người * 4.05 Tác động của HIV/AIDS đến kinh doanh 4.06 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV,% người lớn * 4.07 Tử vong ở trẻ em, số ca tử vong / 1.000 trẻ sống * 4.08 Tuổi thọ, năm * 4.09 Chất lượng giáo dục cơ sở 4.10 Tuyển sinh giáo dục cơ sở, % thực * 4,8 57,6 4,3 199,0 4,4 0,4 18,6 74,8 3,5 98,0 106 93 119 115 110 78 81 52 80 26 60 Nhóm tiêu chí 5: Giáo dục và đào tạo bậc cao 5.01 Tuyển sinh giáo dục trung học phổ thông, tổng số % * 5.02 Tuyển sinh giáo dục đại học, % tổng * 5.03 Chất lượng hệ thống giáo dục 5.04 Chất lượng giảng dạy môn toán và khoa học 5.05 Chất lượng các trường đào tạo quản lý 5.06 Khả năng tiếp cận các trường qua Internet 5.07 Các dịch vụ nghiên cứu và đào tạo sẵn có 5.08 Quy mô đào tạo cán bộ 77,2 22,3 3,6 4,1 3,2 5,0 3,1 3,3 94 87 72 58 125 41 126 116 Nhóm tiêu chí 6: Hiệu quả thị trường hàng hoá 6.01 Cường độ cạnh tranh địa phương 6.02 Quy mô chiếm lĩnh thị trường 6.03 Hiệu quả của chính sách chống độc quyền 6.04 Phạm vi ảnh hưởng của thuế 6.05 Tổng thuế suất, % lợi nhuận * 6.06 Số thủ tục đăng ký kinh doanh * 6.07 Số ngày để bắt đầu kinh doanh * 6.08 Chi phí cho chính sách nông nghiệp 6.09 Tỷ lệ các rào cản thương mại 6.10 Thuế quan thương mại, % nhiệm vụ * 6.11 Sự thịnh hành sở hữu nước ngoài 6.12 Tác động kinh doanh của các quy định về FDI 6.13 Gánh nặng chi phí thủ tục hải quan 6.14 Nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm GDP * 6.15 Mức độ định hướng khách hàng 6.16 Độ tinh xảo của người mua 5,1 3,7 3,9 3,4 40,1 9 44 4,4 3,6 7,7 4,0 4,4 3,4 96,5 4,0 3,4 44 73 82 78 75 97 124 31 128 90 113 94 114 9 117 71 Nhóm tiêu chí 7: Hiệu quả của thị trường lao động 7.01 Hợp tác trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động 7.02 Tính linh hoạt trong qui định tiền lương 7.03 Các phương thức tuyển dụng và sa thải 7.04 Phí tổn thôi việc, tuần lương * 7.05 Lương và năng suất 7.06 Độ tin cậy vào quản lý chuyên nghiệp 7.07 Chảy máu chất xám 7.08 Lực lượng lao động nữ, tỷ lệ so với nam 4,5 5,3 4,1 23 4,7 3,7 3,1 0,92 53 45 57 104 18 107 98 19 Nhóm tiêu chí 8: Phát triển thị trường tài chính 8.01 Các dịch vụ tài chính sẵn có 8.02 Khả năng chi trả các dịch vụ tài chính 8.03 Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán địa phương 8.04 Dễ tiếp cận với vốn vay 8.05 Giá trị vốn không đảm bảo 8.06 Khả năng chi trả của các ngân hàng 4,3 4,0 3,4 2,4 2,3 4,2 81 77 70 104 96 125 61 8.07 Các qui định về giao dịch chứng khoán 8.08 Chỉ số quyền lợi pháp lý, 0-10 (cao nhất) * 3,3 8 121 24 Nhóm tiêu chí 9: Mức độ sẵn sàng công nghệ 9.01 Mức độ sẵn sàng của các công nghệ mới nhất 9.02 Sự hấp thu công nghệ ở cấp công ty 9.03 FDI và chuyển giao công nghệ 9.04 Cá nhân sử dụng Internet, % * 9.05 Thuê bao Internet băng thông rộng/100 người * 9.06 Độ rộng băng thông Internet quốc tế, kb/s trên mỗi người dùng * 9.07 Thuê bao băng rộng di động/100 người 3,6 4,0 4,3 35,1 4,3 10,0 18,0 137 126 94 80 79 85 52 Nhóm tiêu chí 10: Quy mô thị trường 10.01 Chỉ số quy mô thị trường trong nước, 1-7 (cao nhất) * 10.02 Chỉ số quy mô thị trường nước ngoài, 1-7 (cao nhất) * 4,4 5,4 38 25 Nhóm tiêu chí 11: Độ tinh xảo của hoạt động kinh doanh 11.01 Số lượng nhà cung cấp địa phương 11.02 Chất lượng nhà cung cấp địa phương 11.03 Hiện trạng phát triển cụm 11.04 Bản chất lợi thế cạnh tranh 11.05 Độ rộng chuỗi giá trị 11.06 Kiểm soát phân bố quốc tế 11.07 Tinh xảo của quy trình sản xuất 11.08 Quy mô tiếp thị 11.09 Sẵn sàng uỷ nhiệm thẩm quyền 5,0 4,1 4,2 2,5 3,0 3,6 3,0 3,5 3,3 38 99 36 139 114 108 118 110 105 Nhóm tiêu chí 12: Đổi mới 12.01 Năng lực đổi mới 12.02 Chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học 12.03 Chi tiêu của công ty cho NC&PT 12.04 Hợp tác giữa trường đại học - ngành công nghiệp về nghiên cứu và phát triển 12.05 Mua sắm công các sản phẩm công nghệ tiên tiến 12.06 Sự sẵn có các nhà khoa học và kỹ sư 12.07 Sáng chế PCT, số đơn đăng ký/triệu người * 3,0 3,4 3,1 3,2 3,9 4,0 0,1 78 87 75 97 39 70 97 Ghi chú: Giá trị trên thang điểm từ 1-7 trừ khi có đánh dấu sao (*). 62 III. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA 1. Định nghĩa năng lực cạnh tranh bền vững: lấp hố ngăn cách tri thức Như đã đề cập ở trên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để nâng cao hiểu biết của chúng ta và để đo lường khái niệm tính bền vững, nhưng chỉ có ít nghiên cứu được tiến hành về sự tương tác giữa khả năng cạnh tranh và tính bền vững để làm sáng tỏ bản chất mối quan hệ giữa chúng. Các nỗ lực đang được thực hiện của IEF trong lĩnh vực cạnh tranh bền vững nhằm lấp khoảng cách này bằng cách xác định các yếu tố phức tạp của những mối quan hệ này và cung cấp một định nghĩa hài hòa về khái niệm. Ý tưởng chính về xếp hạng năng lực cạnh tranh bền vững phản ánh việc tìm kiếm một mô hình phát triển có thể cân bằng giữa sự thịnh vượng kinh tế, quản lý môi trường và tính bền vững xã hội. Mối quan hệ đầu tiên cần phân tích, đó là quan hệ giữa tính cạnh tranh và tính bền vững môi trường, bao gồm các khía cạnh như ô nhiễm, khan hiếm tài nguyên, nguồn nước và khuôn khổ pháp lý vì nó gắn liền với các chính sách và các biện pháp môi trường. Một môi trường tự nhiên chất lượng cao và được quản lý tốt liên quan mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua nhiều kênh khác nhau. Nó cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực và đảm bảo rằng các thế hệ tương lai sẽ có thể dựa vào các nguồn lực này để đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Một môi trường tự nhiên chất lượng cao cũng hỗ trợ một lực lượng lao động khỏe mạnh, loại bỏ các tác động có hại về vốn con người (như bệnh tật và năng suất vốn con người giảm sút) có thể do ô nhiễm và các hình thức xuống cấp môi trường khác gây ra. Cuối cùng, suy thoái môi trường có thể trực tiếp làm giảm năng suất của các ngành như nông nghiệp, do đó có thể có những tác động tiêu cực cho toàn bộ nền kinh tế (đặc biệt là đối với các nước GDP phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp) và các vấn đề an ninh lương thực. Nói một cách tổng quát hơn, suy thoái môi trường, ví dụ như thông qua biến đổi khí hậu, có thể bào mòn chất lượng điều kiện sống. Chỉ riêng những thay đổi về nhiệt độ cũng có thể có tác động trực tiếp đến nền kinh tế thông qua giảm năng suất cây trồng và biến động tăng giá hàng hóa. Ví dụ, tháng 7 năm 2012, giá ngô tăng 23% do hạn hán chưa từng có ở Hoa Kỳ, và giá đường tăng 12%, do những trận mưa không đúng lúc ở Braxin. Một tác động tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế xảy ra do thiên tai liên quan đến khí hậu gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy, những sự kiện này sẽ chuyển các nguồn lực có được từ đầu tư nâng cao năng suất, chẳng hạn như giáo dục và đổi mới, sang các mục đích tái thiết. Theo một ước tính của Báo cáo Phát triển con người của Liên Hiệp Quốc 2007/2008, để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015, chi phí bổ sung liên quan đến việc đối phó với khí hậu khắc nghiệt hơn sẽ là khoảng 85 tỷ USD mỗi năm. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2011, các cơn lũ chưa từng có ở Thái Lan đã 63 tiêu tốn 45 tỷ USD của nền kinh tế nước này và làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Gần đây, Trung Quốc đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm qua, với hơn 4 triệu nông dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Cuối cùng, tính bền vững môi trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và chất lượng của môi trường sống, tác động tới các điều kiện sống của con người. Lũ lụt gần đây ở Philipin đã làm cho ít nhất 1.500 người thiệt mạng, dẫn đến những tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng và đất đai. Và trong năm 2010, 17 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Pakistan trong khi một đợt hạn hán vào mùa thu ở Amazon làm cho dòng chảy của sông xuống mức thấp nhất ở một số khu vực kể từ năm 1902. Dựa trên phân tích này và mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của tính bền vững môi trường và khả năng cạnh tranh, định nghĩa về tính bền vững môi trường là các thể chế, các chính sách và các yếu tố để đảm bảo quản lý hiệu quả các nguồn lực đem lại sự thịnh vượng cho các thế hệ hiện nay và mai sau. Mối quan hệ thứ hai cần phân tích là quan hệ giữa khả năng cạnh tranh và tính bền vững xã hội. Thông thường, mức độ cạnh tranh cao hơn tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao hơn và do đó tạo ra sự thịnh vượng cho xã hội, nâng cao phúc lợi của người dân, những người có thể tiêu thụ nhiều hàng hoá và dịch vụ có được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp - khi sự giàu có được tạo ra không đến được một bộ phận dân số, những người vẫn bị gạt ra bên lề xã hội - các mức cạnh tranh cao hơn không thể dẫn đến các mức bền vững xã hội cao hơn. Những xã hội mà trong đó các bộ phận dân số không thể đóng góp vào các hoạt động kinh tế hoặc chênh lệch thu nhập rất cao là những xã hội không có khả năng tận dụng được hết tiềm năng nguồn lực của họ và có nhiều nguy cơ bất ổn xã hội hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất kinh tế. Dựa trên phân tích này, định nghĩa về tính bền vững xã hội là các thể chế, các chính sách và các yếu tố cho phép tất cả các thành viên của xã hội có sức khỏe, sự tham gia và an ninh tốt nhất có thể, và tối đa hóa tiềm năng của họ để đóng góp và hưởng lợi từ sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước mà họ sinh sống. Mối quan hệ thứ ba và cuối cùng để phân tích là quan hệ giữa tính bền vững môi trường và tính bền vững xã hội. Mức độ đói nghèo và bất bình đẳng cao có thể dẫn đến quá trình đô thị hóa ồ ạt không có kế hoạch, như những khu ổ chuột, nơi mà phần lớn dân cư không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản. Những điều kiện sống như vậy có thể có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, bao gồm sự tàn phá của môi trường tự nhiên thông qua phá rừng và ô nhiễm tài nguyên nước vì chất thải không được quản lý. Dựa trên những mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và tính bền vững về môi trường và xã hội được mô tả ở trên, định nghĩa về năng lực cạnh tranh bền vững là 64 tập hợp các thể chế, các chính sách và các yếu tố làm cho một quốc gia duy trì sản xuất về lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường. Nền tảng cho khái niệm này là quan điểm cho rằng, trong khi năng lực cạnh tranh có thể được đánh đồng với năng suất và hiệu quả kinh tế, thì năng lực cạnh tranh bền vững có thể được liên kết với một khái niệm rộng hơn, tập trung vào những khía cạnh vượt ra ngoài hoạt động kinh tế đơn thuần bao gồm các yếu tố quan trọng khác làm cho các hoạt động xã hội bền vững bằng cách đảm bảo tăng trưởng chất lượng cao. Một cách khác để xem xét khái niệm năng lực cạnh tranh bền vững là nhằm mục đích đánh giá không chỉ một quốc gia có tiềm năng trở nên thịnh vượng và phát triển trong trung và dài hạn hay không, mà còn xem liệu quá trình phát triển của quốc gia này có đóng góp cho kiểu xã hội mà chúng ta muốn sống trong đó không. Hình 3: Cấu trúc GCI được điều chỉnh theo hướng bền vững Nguồn: Appendix A, GCI 2012-2013. 2. Đo lường năng lực cạnh tranh bền vững Trong khuôn khổ đánh giá năng lực cạnh tranh bền vững của năm 2012, hai lĩnh vực phát triển bền vững - xã hội và môi trường - được sử dụng như những hiệu chỉnh độc lập đối với thành tích của từng nước trong xếp hạng GCI. Số liệu tổng hợp dẫn đến ba kết quả đã điều chỉnh, đó là: chỉ số GCI bền vững môi trường, chỉ số GCI bền vững xã hội và một chỉ số GCI bền vững tổng thể kết hợp cả hai số đo trên. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) Chỉ số bền vững xã hội Chỉ số bền vững môi trường GCI điều chỉnh theo hướng bền vững xã hội (GCI) × (Hệ số bền vững xã hội) GCI điều chỉnh theo hướng bền vứng môi trường (GCI) × (Hệ số bền vững môi trường) GCI điều chỉnh theo hướng bền vững 65 Việc thiếu những nguyên tắc lý thuyết rõ ràng để gán trọng số cho từng yếu tố cá thể, mỗi một tiêu chí đánh giá được cho điểm số tương đương nhau trong từng nhóm tiêu chí. Mỗi một nhóm tiêu chí được gán một "hệ số điều chỉnh" có giá trị trong phạm vi từ 0,8 đến 1,2, hệ số này được dùng để điều chỉnh điểm số GCI tăng hoặc hạ trong khuôn khổ phạm vi này. Điều này dẫn đến điểm số đánh giá về năng lực cạnh tranh của các quốc gia được điều chỉnh theo hướng bền vững, với mức tối đa là 20% cao hơn hoặc thấp hơn 20% so với điểm số GCI cơ bản. Điều quan trọng cần nhấn mạnh, đó là do có nhiều khía cạnh của bền vững được đánh giá trong các nhóm tiêu chí bền vững xã hội và môi trường, nên các kết quả phản ánh thành tích tổng thể của tất cả các khía cạnh chứ không phải là của một yếu tố thành phần cụ thể. Điều đó có nghĩa là thành tích kém về một số khía cạnh có thể được bù trừ bằng những thế mạnh trong các lĩnh vực khác. Đánh giá theo hướng bền vững có thể tạo ra một số kết quả khác thường tiềm năng, ví dụ như Braxin được đánh giá có thứ hạng tăng về năng lực cạnh tranh bền vững môi trường bởi nước này nhận được những đánh giá cao về một số chỉ tiêu, mặc dù nước này có một trong những tỷ lệ chặt phá rừng cao nhất thế giới. Phạm vi bao quát các quốc gia Thay bằng 144 nền kinh tế được đánh giá như trong GCI, trong phân tích này chỉ bao quát 79 quốc gia thu thập được đầy đủ số liệu. Khả năng có đầy đủ số liệu là một thách thức và cũng là hạn chế lớn trong xếp hạng này, bởi vì có nhiều khái niệm cần nắm bắt những lại không thực hiện được các phép đo, hoặc dữ liệu chỉ đầy đủ ở một số nước hạn chế (như các nước thuộc OECD, các nước G-20, và thuộc EU). Mục tiêu của nghiên cứu trong tương lai sẽ là gia tăng số các quốc gia được bao quát nếu như có đầy đủ số liệu có thể thu thập được. Bảng 1 (chương 2) cho thấy điểm số về năng lực cạnh tranh toàn cầu bị ảnh hưởng như thế nào khi tính đến các chỉ tiêu về bền vững. Kết quả chỉ số GCI đã được điều chỉnh theo khía cạnh bền vững Dựa trên các kết quả ban đầu nêu trên, có thể rút ra một số kết luận như sau: 1. Không nhất thiết phải có sự hoán đổi tất yếu giữa hai yếu tố cạnh tranh và bền vững. Phân tích cho thấy có một mối tương quan rõ rệt giữa ba khía cạnh khả năng cạnh tranh, bền vững xã hội và bền vững môi trường. 2. Kết quả tất yếu của quan điểm thứ nhất đó là thực tế rằng, ý chí chính trị là điều thiết yếu để đạt được năng lực cạnh tranh bền vững. Ở đây không có quy luật cụ thể nào ngăn chặn một quốc gia bất kỳ đi theo con đường phát triển bền vững; ý chí chính trị và quản lý công tốt là những yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu này. Quan niệm này cũng được phản ánh trong một số tài liệu lý thuyết. 3. Châu Âu về tổng thể là khu vực "đồng đều" nhất về khía cạnh thu nhập. Mô hình xã hội châu Âu đã đưa 18 nước lọt vào số 20 quốc gia có hệ số Gini thấp nhất1. Tuy nhiên, trên thang độ rộng hơn, tính bền vững xã hội của châu Âu cho 1 Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, có giá trị từ 0 đến 1 (100 theo thang độ phần trăm). Một quốc gia có hệ số Gini càng gần 0 thì nền kinh tế càng bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, còn ngược lại hệ số này càng gần 100 thì càng bất bình đẳng. 66 thấy có sự chia rẽ tương tự như năng lực cạnh tranh nội tại (internal competitiveness), trong đó các nền kinh tế thuộc Nam Âu phân rẽ với các nền kinh tế Bắc Âu. Một số kết luận đối với từng nước và khu vực cụ thể được rút ra như sau: Thụy Sĩ là quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số GCI đã điều chỉnh theo hướng bền vững, nước này đạt thành tích cao về tất cả các khía cạnh của năng lực cạnh tranh bền vững và đã chứng minh rằng, ở đây không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa sự bền vững về mặt môi trường hay xã hội với việc có được năng lực cạnh tranh cao. Tương tự, các nước Bắc Âu cũng đạt thành tích cao về cả hai khía cạnh, với Phần Lan dẫn đầu nhóm với điểm số cao nhất trong cả hai lĩnh vực. Tất cả các nước trong khu vực đều đạt thành tích đặc biệt cao về chỉ số GCI bền vững xã hội (Na uy, Đan Mạch, Phần Lan, và Aixơlen đều lọt vào số 10 nền kinh tế đứng đầu). Tuy nhiên Thụy Điển được đánh giá có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tương đối cao (25,2), dẫn đến thành tích của nước này bị giảm nhẹ. Nauy đạt điểm số cao nhất về Hệ số bình đẳng thu nhập Gini, lọt vào trong số top 10 về tất cả các chỉ tiêu bền vững xã hội. Các nước thuộc khu vực Bắc Âu cũng đạt các kết quả tốt về chỉ số GCI bền vững môi trường, mặc dù các nước này đều có chung mối quan tâm về khai thác cá quá mức. Nhật Bản về tổng thể được đánh giá khá lạc quan trong phân tích về năng lực cạnh tranh bền vững. Về nhóm tiêu chí bền vững xã hội, Nhật Bản đã có thành tích tốt hơn nhờ vào tỷ lệ thanh niên thất nghiệp thấp (đây có lẽ là điều không đáng ngạc nhiên trước dân số già hóa của nước này) và một nền kinh tế không chính thức (nền kinh tế đen) nhỏ; tuy nhiên nước này cũng có điểm số bất bình đẳng tương đối cao (39,5). Về khía cạnh môi trường, Nhật Bản có được một thành tích hỗn hợp hơn với các kết quả cao về các chính sách môi trường (sự cam kết cao thể hiện ở luật pháp và tiêu chuẩn), tuy nhiên vẫn tiếp tục đối mặt với phát xạ cao. Mỹ đạt kết quả trung bình về cả hai khía cạnh bền vững xã hội và môi trường, điều này dẫn đến chỉ số GCI điều chỉnh theo hướng bền vững của nước này bị hạ thấp xuống một chút. Điểm số bền vững xã hội của nước này bị ảnh hưởng bởi gia tăng bất bình đẳng và thất nghiệp ở tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên, điểm số GCI bền vững môi trường chính là một vấn đề đáng quan tâm đối với nền thịnh vượng bền vững của nước này. Ví dụ, Mỹ là một trong số các nước thông qua số các hiệp ước quốc tế về môi trường ít nhất trong danh sách các nước. Mêhico là một nền kinh tế với năng lực cạnh tranh bền vững khá yếu về cả hai khía cạnh. Về mặt xã hội, thành tích của Mêhico bị ảnh hưởng bởi bất bình đẳng cao và có nền kinh tế không chính thức lớn. Về khía cạnh môi trường, Mêhico bị tính điểm số thấp do mức phát xạ cao và gia tăng, cường độ sử dụng nước tương đối mạnh cho nông nghiệp, môi trường tự nhiên được cho là bị suy thoái mạnh. Nhiều nước Mỹ Latinh khác cũng gặp những yếu kém về cả hai tiêu chí, với Achentina và Cộng hòa Dominican đáng lo ngại hơn về mặt môi trường, trong khi Pêru, Côlômbia, và Paraguay có nhiều mối lo hơn về bền vững xã hội. 67 Trái lại, Costa Rica nổi bật với thành tích tốt về môi trường. Đạt được thứ hạng cao hơn về chỉ số GCI điều chỉnh theo hướng bền vững môi trường, quốc gia này có thể được coi là mẫu tham khảo đối với phần châu Mỹ Latinh còn lại. Thứ nhất, Costa Rica có ô nhiễm không khí thấp với mức nồng độ các hạt (PM2,5) và CO2 thuộc loại thấp nhất trong số các nước được nghiên cứu. Đất nước này đang tích cực ngăn chặn nạn phá rừng thông qua một chương trình bảo tồn rừng nhiệt đới thuộc loại lớn nhất thế giới. Một lĩnh vực đáng quan tâm còn tồn tại đó là khai thác cá quá mức, đây là vấn đề cấp bách cần giải quyết, bởi vì ngành ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước này. Braxin có thành tích tương đối tốt hơn về chỉ số GCI điều chỉnh theo hướng bền vững môi trường tổng thể so với chỉ số GCI bền vững xã hội. Tuy nhiên, thành tích tổng thể tương đối tốt của Braxin không phản ánh một số vấn đề về môi trường, như nạn chặt phá rừng ở vùng sông Amazon, đất nước này có tỷ lệ phá rừng vào loại cao nhất thế giới. Và mặc dù Braxin được đánh giá khá cao về khía cạnh bền vững xã hội, sự bất bình đẳng rất cao của quốc gia này vẫn còn là một vấn đề quan tâm. Nhìn chung, ngoài Braxin, ba quốc gia BRICS khác (Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) đều cho thấy có những yếu kém quan trọng về cả hai khía cạnh liên quan đến năng lực cạnh tranh bền vững. Liên bang Nga được đánh giá khá thấp về bền vững môi trường, với điểm số kém nhất về ba chỉ tiêu: hiệu lực của các quy định về môi trường, số các hiệp ước môi trường quốc tế mà nước này phê chuẩn, và chất lượng của môi trường tự nhiên. Ấn Độ là quốc gia có thành tích kém nhất trong số các nước BRICs với các vấn đề liên quan đến cả hai lĩnh vực bền vững. Về chỉ số GCI điều chỉnh bền vững xã hội, Ấn Độ không tạo được cơ hội tiếp cận đến một số dịch vụ cơ bản cho phần đông dân số (chỉ có 34% dân số có cơ hội được hưởng các điều kiện vệ sinh). Đa phần dân số không có việc làm ổn định, điều này cộng với các mạng lưới an sinh xã hội yếu kém khiến cho nước này dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc kinh tế. Ngoài ra, mặc dù không có những số liệu chính thức về thất nghiệp trong thanh niên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ này rất cao. Liên quan đến năng lực cạnh tranh bền vững về môi trường, Ấn Độ còn có một số lĩnh vực đáng quan tâm, như cường độ sử dụng nước nông nghiệp cao và ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Năng lực cạnh tranh của Trung Quốc yếu đi nhiều nếu tính đến các số đo về bền vững, đặc biệt là về khía cạnh bền vững môi trường. Mặc dù nước này đã thực hiện một số biện pháp chính trị nhằm cải thiện môi trường (như trồng rừng), nhưng vẫn có mức phát xạ cao (nồng độ CO2 và hạt bụi cao), và ngành nông nghiệp đang gây áp lực lớn đối với môi trường (cường độ sử dụng nước của Trung Quốc rất cao). Bền vững xã hội chỉ được đánh giá một phần đối với Trung Quốc, do nước này không cung cấp đủ dữ liệu liên quan đến tình trạng thất nghiệp hay việc làm bất ổn định trong thanh niên. Tuy nhiên, các số liệu có được cho thấy bức tranh tiêu cực, bất bình đẳng gia tăng và cơ hội tiếp cận chung đến các dịch vụ cơ bản như điều kiện vệ sinh cải thiện vẫn còn thấp. 68 Trong số các quốc gia khác được phân tích về năng lực cạnh tranh bền vững, Thổ Nhĩ Kỳ - một trong số các nước cải thiện nhiều nhất về xếp hạng GCI trong năm nay - nhưng lại không giữ được thành tích cao nếu tính đến các khía cạnh bền vững. Bất bình đẳng cao, việc làm không ổn định, và khu vực kinh tế không chính thức lớn đã gây nhiều áp lực đối với tính bền vững xã hội của nước này. Tương tự, dân số đông và sử dụng nước cho nông nghiệp với cường độ cao, cũng như thiếu diện tích đất được bảo vệ và sự cam kết thấp đối với các hiệp định môi trường quốc tế vẫn còn là những lĩnh vực đáng quan tâm đối với năng lực cạnh tranh bền vững môi trường của nước này. Trong khi đó, Niu Zilân với cam kết chính trị mạnh mẽ về quản lý môi trường, đã nhận được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh bền vững môi trường. Nước này cũng thực hiện tốt hơn nước láng giềng Australia. Những khác biệt chủ yếu giữa hai nước nằm ở mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn ở Niu Zilân và những nỗ lực của nước này trong việc dự trữ các vùng đất được bảo vệ. Cả hai nước đều được đánh giá cao về tính bền vững xã hội. KẾT LUẬN Năng lực cạnh tranh bền vững là một lĩnh vực nghiên cứu mới và vẫn còn thiếu nhiều dữ liệu phục vụ cho những đánh giá then chốt. Việc lĩnh hội được đầy đủ khái niệm năng lực cạnh tranh bền vững là một nỗ lực kéo dài trong nhiều năm, và cần có nhiều dữ liệu toàn diện và tốt hơn để có thể đánh giá đầy đủ về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, việc kết hợp cả hai chỉ tiêu bền vững môi trường và xã hội vào chỉ số GCI cho phép giới thiệu khái niệm và thực hiện phân tích ban đầu về tính bền vững xã hội của các quốc gia và khu vực. Khám phá chủ yếu và rất quan trọng đó là ở đây không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa cạnh tranh và bền vững, mà ngược lại nhiều quốc gia có vị trí dẫn đầu về năng lực cạnh tranh vẫn là những nước có thành tích tốt nhất trong nhiều lĩnh vực phát triển bền vững. Trong khi năng lực tạo ra giá trị và năng suất cao vẫn là các yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế, mục đích của công trình nghiên cứu này là phát hiện mối liên quan giữa các yếu tố môi trường và xã hội với tiến bộ kinh tế, bởi vì ba lĩnh vực này có mối liên kết lẫn nhau. Một khả năng gần như chắc chắn đó là phát triển con người và sự thịnh vượng sẽ phụ thuộc vào sự cân đối giữa tiến bộ kinh tế, sự bao quát xã hội, và quản lý môi trường tốt và hiệu quả. 69 Bảng 10: Điều chỉnh điểm số GCI có tính đến hệ số bền vững Nước/nền kinh tế GCI 2012– 2013 GCI điều chỉnh theo hướng bền vững xã hội ** GCI điều chỉnh theo hướng tính bền vững môi trường + GCI điều chỉnh theo hướng bền vững ++ Xếp hạng* Điểm số Điểm số Hướng Điểm số Hướng Điểm số Hướng Ai Cập 107 3,73 3,56  3,20  3,38  Algeria 110 3,72 3,31  3,01  3,16  Ấn Độ 59 4,32 3,70  3,75  3,73  Anh 8 5,45 6,03  5,62  5,82  Áo 16 5,22 6,17  5,86  6,02  Argentina 94 3,87 3,59  3,37  3,48  Armenia 82 4,02 3,58  3,50  3,54  Azerbaijan 46 4,41 4,08  3,78  3,93  Ba Lan 41 4,46 4,32  4,42  4,37  Bỉ 17 5,21 5,90  5,46  5,68  Bồ Đào Nha 49 4,40 4,58  4,15  4,36  Braxin 48 4,40 4,22  4,69  4,46  Bulgaria 62 4,27 4,17  3,97  4,07  Campuchia 85 4,01 3,31  3,93  3,62  Canađa 14 5,27 5,93  5,33  5,63  Chilê 33 4,65 4,53  4,43  4,48  Colombia 69 4,18 3,47  4,01  3,74  Cộng hòa Séc 39 4,51 4,89  4,66  4,77  Cộng hòa Slovak 71 4,14 4,18  4,36  4,27  Costa Rica 57 4,34 4,30  4,69  4,49  Croatia 81 4,04 3,84  4,20  4,02  Cyprus 58 4,32 4,63  4,05  4,34  Đan Mạch 12 5,29 6,21  5,25  5,73  Dominican 105 3,77 3,29  3,29  3,29  Đức 6 5,48 6,37  5,92  6,14  70 Ecuador 86 3,94 3,58  3,67  3,63  Estonia 34 4,64 4,82  4,85  4,83  Hàn Quốc 19 5,12 5,37  4,41  4,89  Hoa Kỳ 7 5,47 5,63  5,00  5,31  Hungary 60 4,30 4,29  4,32  4,30  Hy Lạp 96 3,86 3,59  3,82  3,71  Iceland 30 4,74 5,45  5,43  5,44  Inđônêxia 50 4,40 3,85  4,21  4,03  Iran 66 4,22 3,85  3,85  3,85  Ireland 27 4,91 5,26  5,11  5,18  Israel 26 5,02 5,40  4,72  5,06  Italia 42 4,46 4,38  4,40  4,39  Jamaica 97 3,84 3,28  3,74  3,51  Jordan 64 4,23 4,25  3,58  3,92  Kazakhstan 51 4,38 4,53  3,50  4,02  Kenya 106 3,75 3,01  3,76  3,38  Latvia 55 4,35 4,55  4,69  4,62  LB Nga 67 4,20 4,09  3,87  3,98  Lithuania 45 4,41 4,52  4,71  4,61  Macedonia 80 4,04 3,66  3,64  3,65  Malaixia 25 5,06 5,30  4,98  5,14  Mauritius 54 4,35 4,40  3,66  4,03  Mêhicô 53 4,36 4,12  3,90  4,01  Moldova 87 3,94 3,75  3,75  3,75  Morocco 70 4,15 3,55  3,52  3,53  Na Uy 15 5,27 6,32  5,98  6,15  Nam Phi 52 4,37 3,83  3,77  3,80  Namibia 92 3,88 3,22  3,84  3,53  New Zealand 23 5,09 5,82  5,53  5,68  Nhật Bản 10 5,40 6,10  5,42  5,76  Ôxtrâylia 20 5,12 5,83  5,08  5,46  71 Pakistan 124 3,52 2,84  2,96  2,90  Panama 40 4,49 4,15  4,71  4,43  Paraguay 116 3,67 3,00  3,61  3,31  Peru 61 4,28 3,73  4,03  3,88  Phần Lan 3 5,55 6,45  6,26  6,36  Pháp 21 5,11 5,59  5,40  5,50  Philipin 65 4,23 3,82  4,16  3,99  Rumani 78 4,07 3,71  3,73  3,72  Serbia 95 3,87 3,48  3,71  3,59  Slovenia 56 4,34 4,76  4,56  4,66  Sri Lanka 68 4,19 3,67  4,25  3,96  Tanzania 120 3,60 2,88  3,60  3,24  Tây Ban Nha 36 4,60 4,66  4,45  4,55  Thái Lan 38 4,52 4,39  4,16  4,28  Thổ Nhĩ Kỳ 43 4,45 4,24  3,84  4,04  Thụy Điển 4 5,53 6,17  6,15  6,16  Thụy Sỹ 1 5,72 6,83  6,87  6,85  Thụy Sỹ 5 5,50 6,54  5,88  6,21  Trinidad và Tobago 84 4,01 4,00  3,67  3,83  Trung Quốc 29 4,83 4,61  4,27  4,44  Ukraina 73 4,14 4,04  3,53  3,78  Uruguay 74 4,13 4,21  4,09  4,15  Venezuela 126 3,46 3,15  3,41  3,28  * Đây là xếp hạng GCI được trình bày trong chương 1.1 chỉ có 79 nước có trong bảng. ** Đây là điểm số có được bằng cách tính điểm GCI qua hệ số bền vững xã hội. † Điểm số có được bằng cách tăng điểm số GCI qua hệ số bền vững môi trường. †† Trung bình điểm số GCI điều chỉnh theo hướng bền vững xã hội và GCI điều chỉnh theo hướng bền vững môi trường.  điểm số GCI thay đổi từ +15% đến +20%  điểm số GCI thay đổi từ 5% đến 15%  điểm số GCI ổn định ở mức +5% và -5%  điểm số GCI dao động từ -5% đến -15%  điểm số GCI dao động từ -15% đến -20% Biên soạn: Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Thông tin 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO World Economic Forum: The Global Competitiveness Report 2012-2013. Full Data Edition. Geneva, 10/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_bao_cao_nang_luc_canh_tranh_toan_cau_2012_2013_cua.pdf
Tài liệu liên quan