Điểm điển cứu: Một tầm nhìn về du lịch bền vững của Vườn Quốc gia
Komodo
Vườn Quốc gia Komodo bao gồm một số đảo lớn nhỏ trong vùng đảo Lesser
Sunda của Indonesia. Vườn xuất phát được xây dựng là khu bảo vệ Rồng
Komodo (loài bò sát lớn nhất thế giới) vào những năm của thập niên 1980.
Trong những năm xây dựng đầu tiên, Vườn đã thu hút được khoảng 150 du
khách hàng năm. Vườn trở nên phổ biến hơn với việc nhìn ngắm các động vật
hoang dã, và các trải nghiệm lặn có khí tài và ống thở. Số du khách đã vượt qua
30.000 du khách/năm vào cuối thập niên 1990, và bây giờ (với việc nổ bom Bali)
có khoảng 11.000 du khách/năm. 80% du khách đến cùng mong muốn nhìn thấy
các con Rồng Komodo hoang dã, nhưng một số lượng đang tăng lên quan tâm
đến các điểm bơi lặn đặc biệt. Vườn cũng thu hút một số nhóm làm phim hàng
năm để thực hiện các phim về vùng nhiệt đới và các nhà khoa học sử dụng các
kính lúp ở đây trong nhiều tháng. Sự đa dạng trong du khách được tăng lên thúc
đẩy việc quản lý Vườn Quốc gia Komodo phát triển một tầm nhìn chi tiết và tổng
thể về du lịch bền vững của Vườn. Xem chi tiết ở tài liệu kèm theo
42 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Các khái niệm về du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư dân địa phương một cách sâu sắc nhất.
Các cộng đồng truyền thống và những người bản xứ có thể đóng vai trò chính
trong việc bảo tồn đang dạng sinh học, nhưng chỉ được nhận ra trong thời gian
gần đây và vấn đề quan trọng liên quan đến sự tham gia, sử dụng đất và nguồn
lợi và vấn đề dân chủ cũng cần được xác định trong hoàn cảnh phát triển du lịch.
Chính quyền địa phương có vai trò lớn như một người hoà giải và hướng dẫn
cho việc trao quyền cho cộng đồng địa phương. Kinh nghiệm với các cách tiếp
cận trên-xuống để quản lý các KBT chứng minh rằng nếu bị bỏ ra ngoài, cộng
đồng địa phương có thể huỷ hoại những nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
(ví dụ: việc bắn động vật hoang dã ở trong Vườn Quốc gia Amboseli, Kenya để
phản ứng việc không đuợc sử dụng nước và thả động vật ăn cỏ trong Vườn).
Tương tự như vậy, các cách tiếp cận đối với phát triển du lịch không bao gồm
mức độ ưu tiên của cộng đồng có thể bị huỷ hoại bởi các sự xáo động, phản đối
ở trong dân chúng đối với du khách và làm giảm sự an toàn cho du khách.
Công đồng địa phương thường không phân biệt lớn nhưng bao gồm nhiều tầng
lớp kinh tế khác nhau, các bè phái hoặc các nhóm gia đình, nhóm dân tộc, cả
giới và những nhóm quan tâm đặc biệt khác. Mỗi một cộng đồng thì khác nhau
và có bao gồm nhiều nhóm tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp với các nguồn lợi
ven biển như các nhóm ngư dân khai thác, nhóm ngư dân thương mại, nông dân
và những ai tham gia vào giao thông và du lịch. Những nỗ lực khuyến khích
cộng đồng tham gia nên được nhận ra và tôn trọng những nhóm khác nhau và
tính đa dạng của các nhóm trong cộng đồng. Hơn nữa, các nhân viên KBTB nên
quan tâm và xác định 2 định nghĩa khác nhau của cộng đồng trong việc khuyến
cáo quá trình lâp kế hoạch KBTB:
• Nhóm cộng đồng địa lý – là nhóm người sinh sống trong cùng một vùng
địa lý.
• Cộng đồng chức năng — Là nhóm người có thể không cùng sinh sống
trong một vùng địa lí, nhưng họ cùng chia sẻ những khía cạnh ý nghĩa
khác nhau về cuộc sống, như tập quán, truyền thống, tính cách và ngôn
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
24
HỌC PHẦN 1
ngữ. Ví dụ: nhóm ngư dân, nông dân, các thành viên của nhóm tôn giáo,
các thành viên của một bộ tộc.
Tranh thủ hỗ trợ và nuôi dưỡng mối quan hệ
Việc đảm bảo được những hỗ trợ của cộng đồng địa phương đòi hỏi nhiều hơn
so với việc nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề. Trong thực tế, nếu khi họ
được yêu cầu, họ hoàn toàn thể hiện những nhận thức rất sâu về các vấn đề và
có những ý kiến tốt về các giải pháp cho các vấn đề (thường làm ngạc nhiên các
cán bộ quản lý và những nhà tư vấn). Nhưng cộng đồng cũng cần tin rằng quyền
quản lý và các KBTB được thiết lập là để giúp họ - chứ không chỉ đưa ra những
hạn chế đối với họ hoặc để lấy phí cấp phép, thuế và những hối lộ từ họ. Họ
cũng cần tự tin rằng những rủi ro với những thay đổi là có thể quản lý được và
có ý nghĩa trong hoàn cảnh trước mắt về các nhu cầu của họ (có thể là ngay
hiên tại). Cộng đồng nên biết rằng những nguồn lợi được quản lý bởi họ và bởi
những xác nhận chính thức về vai trò của họ trong việc quản lý và thu hoạch
nguồn lợi.
Các cộng đồng có thể hưởng lợi từ việc tổ chức hệ thống dựa vào làng xã để lập
kế hoạch và quản lý những hoạt động ven biển của họ trong hướng bền vững.
Họ cũng có thể hưởng lợi từ những thông tin về các phương tiện hiệu quả để
điều khiển các nhóm bên ngoài khai thác nguồn lợi một cách không bền vững. Ví
dụ: các nhà điều hành lặn từ bên ngoài, ngư dân bên ngoàiCộng đồng cũng sẽ
hưởng lợi từ những hỗ trợ về việc chuyển đổi các hoạt động hoặc nguồn lợi thay
thế. Ví dụ: ngư dân có thể thể hiện những hiểu biết và nhận thức về hiện trạng
của nguồn lợi ven biển của họ, nhưng họ thường thiếu những biện pháp thay thế
phù hợp cho những hoạt động còn gây hại của họ.
Cộng đồng nên tham gia vào tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch bao gồm
việc đánh giá nguồn lợi, xác định các vấn đề và định nghĩa những hành động để
giải quyết chúng. Điều quan trọng là làm thay đổi những nhận thức của họ về
nguồn lợi với những quan sát tự do, do những quan điểm thường dựa vào
những ấn tượng không đúng. Cộng đồng nên được tham gia vào các kết quả và
quyết định cuối cùng của kế hoạch quản lý KBTB (bao gồm việc phân vùng, ranh
giới và những điều khiển). Vùng bảo vệ nên được tổng hợp, nếu có thể, với
những cấu trúc thể chế cộng đồng hiện có, với những định nghĩa rõ ràng về vai
trò và trách nhiệm quản lý của cộng đồng và tránh những cấu trúc chồng chéo
nhau. Với những cử chỉ tôn trọng, những đại diện của cộng đồng nên được mời
chứng kiến các hoạt động cộng đồng liên quan đến việc lập kế hoạch hoặc quản
lý như các hội thảo, cuộc họp với các nhà tài trợ, các sự kiện truyền thông
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
25
HỌC PHẦN 1
Nói chung, sự tham gia của cộng đồng nên bao gồm 4 bước sau:
1. Xác định các bên liên quan và hình thành mối quan hệ. bước đầu tiên
trong cách tiếp cận cộng đồng quản lý hoặc quản lý dựa vào cộng đồng là
việc các nhân viên KBTB xác định các bên liên quan chính và những
người tham gia tiềm năng.
2. Tổ chức cộng đồng. Một tổ chức Phi chính phủ hoặc đơn vị chính quyền
địa phương có thể hỗ trợ cộng đồng trong việc xác định những tổ chức
cộng đồng được huấn luyện phù hợp. Các bên liên quan được tiếp cận
nhiều hơn và có nhiều cơ hội để tham gia nếu họ được tổ chức, như với
một nhóm nhỏ các đại diện là những người có thể dự các cuộc họp và đưa
các thông tin đến nhóm còn lại trong cộng đồng. Những tổ chức cộng đồng
đó có thể cũng giúp nâng cao mức độ tham gia của các thành viên cộng
đồng.
3. Tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch. Sự tham gia
của cộng đồng trong những giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch của bất
cứ hoạt động nào (du lịch bền vững hoặc các hoạt động quản lý khác) sẽ
gắn các hoạt động với những mục đích và lợi ích do cộng đồng xác định
và sẽ làm cho cộng đồng có cảm giác được tham gia ngay từ đầu. Sau
đó, các đánh giá/giám sát tiếp theo đảm bảo rằng kế hoạch tiếp tục đáp
ứng được những mục đích đã được xác định bởi cộng đồng.
4. Những thông tin, giáo dục và giao tiếp liên tục. Để giữ cho cộng đồng
được tham gia và nhận thức được những gì đang diễn ra trong KBTB và
nó có những lợi ích như thế nào đến cộng đồng, KBTB cần phải có các
thông tin, các dự án giáo dục cộng đồng liên tục cho các thành viên của
cộng đồng. Điều cần thiết nữa là ghi nhớ rằng các bên liên quan có thể
thay đổi và bên liên quan mới cũng chưa được tham gia vào các bước
đầu tiên của quá trình lập kế hoạch. Ví dụ: một khách sạn mới mở, một
nhà điều hành du lịch mới hoặc chính quyền địa phương hoặc quốc gia
mới được tổ chức lại tất cả đều được tham gia.
Những quan tâm chính trong suốt quá trình tham gia của cộng đồng
Sự thay đổi quan điểm của các nhân viên KBTB có thể là rất quan trọng giúp
đỡ họ xây dựng sự giao tiếp với cộng đồng. Việc huấn luyện các nhân viên trong
Ban quản lý về các kỹ thuật đánh giá nông thôn, vì thế họ có thể thực hiện
những nghiên cứu về kinh tế xã hội, là một bước rất hữu ích để cải thiện mối
quan hệ giữa họ với cộng đồng. Bằng cách tìm hiểu với/từ cộng đồng, họ trở nên
tôn trọng những hiểu biết của người dân địa phương, những người được khuyến
khích mà các nhân viên ban quản lý muốn lắng nghe và học từ họ.
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
26
HỌC PHẦN 1
Nền tảng tốt là việc thực hiện đánh giá nguồn lợi và kinh tế xã hội có sự
tham gia của cộng đồng ngay từ lúc bắt đầu việc lập kế hoạch du lịch bền
vững. Nói cách khác, sự tham gia của cộng đồng khi thực hiện đánh giá giúp mọi
người làm rõ được những vấn đề và các ưu tiên ngay từ ban đầu. (Phần này sẽ
được thảo luận chi tiết vào ngày mai). Các khảo sát có sự tham gia cộng
đồng là những bước đi đầu tiên hữu ích. Các thành viên cộng đồng tham gia
trong các khảo sát có thể tư vấn những thành viên khác và ban chỉ đạo địa
phương về hiện trạng nguồn lợi trong suốt qúa trình lập kế hoạch.
Cần nhận biết được sự khác nhau về “sự lấn át xã hội” trong một số cuộc họp,
mà thường có thể che khuất những nhu cầu và ưu tiên của các thành viên nghèo
hơn. Cấu trúc của cộng đồng có thể là rất phức tạp và có thể được che đậy bởi
những người mà có thu nhập ổn định hơn, bởi vì họ có nhiều thời gian để tham
vào những cuộc họp, tiếp cận dễ dàng hơn thông qua một số phương pháp giao
tiếp (như thư điện tử, điện thoại hoặc việc di chuyển đến một số vùng tổ chức
cuộc họp) hoặc có thể họ tự tin hơn trong việc nói trước đám đông. Vấn đề ưu
tiên của những người nghèo có thể khác với những người khá hơn. Việc quan
tâm cẩn thận đến sự giàu nghèo và hồ sơ về đói nghèo của cộng đồng có thể
giúp xác định những người nghèo nhất và những ưu tiên của họ.
Đánh giá nguồn lợi và kinh tế xã hội cũng cần chú ý đến nhạy cảm giới. Những
cách sử dụng nguồn lợi và các hoạt động của người đàn ông và phụ nữ là khác
nhau, cũng như khả năng tiếp cận và điều khiển các nguồn lợi và sự rủi ro. Việc
đánh giá cộng đồng nên ghi lại những khác nhau này. Các số liệu khảo sát cộng
đồng thường nên được xác định như sự trả lời về giới. Điều này sẽ cho phép
xác định những quan điểm và tác động khác nhau của các hành động trong
KBTB lên phụ nữ và nam giới.
Đánh giá nhanh cung cấp các thông tin đầy đủ và quan trọng cho những quyết
định quản lý nhanh chóng, nhưng cũng cần phải kiểm tra chéo và xác định với
những nghiên cứu dài hạn khác.
Khi sử dụng các kỹ thuật đánh giá nhanh, cố gắng làm rõ giá trị bằng cách “kiểm
tra chéo” hoặc “phép kiểm tra tam giác” như sử dụng một số phuơng pháp
khác nhau xác minh thêm những kết quả. Những nguồn thông tin thứ cấp, thống
kê và những quan sát trực tiếp là những nguồn thông tin có giá trị mà không phụ
thuộc vào những nhận thức của cộng đồng.
Những công cụ hữu ích cho việc xác định và tìm hiểu bao gồm phỏng vấn theo
bảng câu hỏi, thảo luận nhóm, lập bản đồ sự tham gia, khảo sát và xếp hạng.
Chúng ta sẽ thảo luận về một số công cụ này chi tiết hơn vào ngày mai. Điều
cần thiết là phải giám sát một cách liên tục và điều chỉnh những công cụ này
trong suốt quá trình đánh giá để đảm bảo thu được những thông tin cần thiết một
cách chính xác và không bị lỗi.
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
27
HỌC PHẦN 1
Ranh giới cộng đồng thường tương ứng với ranh giới sử dụng nguồn lợi (rừng
hoặc rạn san hô). Vì thế, những mâu thuẫn về các ranh giới cần được giải quyết
sớm khi phân chia trách nhiệm quản lý vùng bảo vệ.
Điều thú vị, các vấn đề quản lý mà được xác định trong các cuộc họp với
cộng đồng thường là khác rất nhiều với kết quả do các nhà quản lý KBTB
xác định. Điều này phản ánh được tính thực tế rằng các cộng đồng địa phương
thường biết được những điều kiện trong và xung quanh KBTB và những hành
động của cộng đồng và độ lành mạnh của hệ sinh thái KBTB có quan hệ một
cách chặt chẽ. Kết quả là những vấn đề được nhận thức bởi cộng đồng, những
tác động và giải pháp của họ có thể được sử dụng để xác định những mục tiêu
tổng thể, những kết quả và những hoạt động cho việc lập kế hoạch quản lý.
Điểm điển cứu: Những bài học từ Tanga (Salm et al., 2000)
Ở vùng Tanga của Tanzania, các rạn san hô trở nên xuống cấp từ những vùng
tốt nhất của Tanzania vào năm 1968 và trở thành những vùng bỏ hoang với
những san hô bể và một vài con cá. Việc khai thác quá mức kèm theo với việc
sử dụng một số phương pháp khai thác có tính huỷ diệt (bao gồm cả thuốc nổ)
đã phá huỷ những vùng rạn này và để lại cho ngư dân với những tuyệt vọng
đang lớn dần lên. Các ngư dân nhận ra được các vấn đề, nhưng miễn cưỡng
xác định nó do nhu cầu thức ăn và thu nhập cơ bản hàng ngày của họ, cho dù ít
bao nhiêu đi nữa. Những sinh kế thay thế trở thành gánh nặng quá lớn với
những rủi ro cho những người này, nhu cầu của họ là cấp bách và họ đang sống
ở mức nghèo hoặc dưới mức nghèo đói.
Một chương trình xác định những nhu cầu của cộng đồng địa phương cũng như
môi trường được thiết kế và thực hiện với sự hỗ trợ của IUCN theo sự đòi hỏi
của chính quyền địa phương. Khi các cán bộ chính quyền và cộng đồng vượt
qua những nghi ngờ lẫn nhau và nhận thức về nhau, họ có thể làm việc hiệu quả
với nhau, cộng đồng đã chứng minh được sự quan tâm và khả năng để đầu tư
thời gian và nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của việc quản lý
và cưỡng chế.
Người dân địa phương đã tự phát triển một kế hoạch quản lý cho những vùng
biển và rừng ngập mặn mà bao gồm cả những giới hạn về khai thác và đóng
cửa một số vùng nhất định để xây dựng các vùng bảo vệ dựa trên cơ sở của
cộng đồng. Những vùng này và những vấn đề luật liên quan đã được cộng nhận
chính thức bởi chính quyền địa phương và quốc gia, do đó đảm bảo loại bỏ
những tiếp cận cho các thành viên của cộng đồng thực hiện quản lý theo những
quy định mà họ đã tự áp đặt dựa trên đó.
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
28
Khái niệm về người sử dụng và quyền tiếp cận trong việc trả lại
trách nhiệm quản lý là một khuyến khích mạnh cho cộng đồng
tham gia trong việc quản lý các khu bảo vệ.
Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý các khu bảo vệ
biển và ven bờ có thể đòi hỏi hạn chế những nhận thức tiêu cực của cộng đồng
về các ban quản lý và ngược lại. Các cộng đồng có thể nhìn nhận các nhân viên
của Ban quản lý như những người thu thuế, cảnh sát, vô dụng, ăn hối lộ và lười
biếng; trong khi đó thì các cán bộ của ban quản lý thì nhìn nhận cộng đồng như
là người hay đổ lỗi, mất lịch sự và tham lam. Cần phải có thời gian để thay đổi
những nhận thức này và xây dựng được mối quan hệ tốt tin cậy và hợp tác lẫn
nhau. Tạo được mối quan hệ như ở Tanga, Tanzania cũng mất hết 8 tháng và
những thời gian này được đầu tư thật tốt.
Cần xây dựng khung thời gian thực tế để xây
dựng niềm tin và đưa cộng đồng về cùng một
chiến tuyến là bài học kinh nghiệm quan trọng.
Những bài học khác thông qua chương trình Tanga được liệt kê trong tài liệu
kèm theo.
Tài liệu 1.5 - Những bài học kinh nghiệm từ Tanga
Thảo luận: Những lợi ích và cái giá phải trả của du lịch cho cộng
đồng
1. Trong nhóm lớn, thảo luận về tất cả các lợi ích và đe doạ mà du lịch mang lại
hoặc có thể mang lại cho cộng đồng địa phương. Liệt kê các lợi ích và những đe
doạ trên một tờ giấy lớn ở trước lớp để tất cả mọi người có thể nhìn thấy. Một số
lợi ích/đe doạ có thể được tạo ra cho tất cả cộng đồng, những cái khác có thể là
chỉ đúng cho một số vùng nhất định.
2. Thảo luận những kết quả của Bạn với cả lớp. Làm thế nào để tăng cường các
lợi ích và hạn chế những đe doạ?
3. So sánh kết quả này với những lợi ích và đe doạ trong KBTB của Bạn như đã
thảo luận trước đây. Những cái tương đồng và khác nhau giữa quan điểm của
KBTB và của cộng đồng? Có những vùng mà ở đó các nhà quản lý KBTB, điều
hành tour và cộng đồng địa phương không đồng ý về những hiệu quả của du lịch
là có lợi hay phải trả giá? nếu có, làm thế nào để hoà giải những quan điểm khác
nhau này?
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
29
Tài liệu 1.6 - Những lợi ích và đe doạ của du lịch đến cộng đồng
(Tài liệu này có thể được phát sau khi thảo luận, do đó mọi người có thể bổ sung
những ý mới được đưa ra từ thảo luận.)
Những quan tâm chính cho việc phát triển du lịch bền vững ở cộng
đồng
Xây dựng mối quan hệ. du lịch bền vững được tổ chức bởi cộng đồng địa
phương đòi hỏi sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà điều hành du lịch, là người
thường xuyên có nhiều mối quan hệ tốt với thị trường, hiểu biết nhiều hơn về
nhu cầu của du khách và có kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.
Tránh đặt tất cả các quả trứng trong cái rổ du lịch. việc chỉ dựa duy nhất vào
du lịch là không thông minh, do nhu cầu du lịch thay đổi không thể dự đoán được
và nếu chỉ có du lịch không thì không thể cung cấp đủ các công việc để bền
vững cho cả một cộng đồng. Du lịch bền vững cần phải được nhìn nhận là một
trong những chiến lược trong việc phát triển của cộng đồng. Những hợp phần
quan trọng khác là giáo dục, tiếp cận với thông tin, quản lý KBTB và nâng cao
những cơ hội kinh tế trong những lĩnh vực khác (không phải là du lịch).
Liên kết những lợi ích của du lịch bền vững với những mục đích của bảo
tồn. dùng du lịch bền vững để khuyến cáo việc bảo tồn, người dân địa phương
cần phải hưởng lợi rõ ràng từ du lịch bền vững và phải hiểu mối liên kết giữa
những lợi ích mà họ đang nhận được và sự tồn tại của KBTB. Ví dụ: nhiều cư
dân địa phương không nhận ra rằng một số thu nhập của họ là được gắn chặt
với du lịch ở xung quanh KBTB.
Điểm điển cứu: Những người tìm kiếm việc ở Bahia, Brazil
Christ et al. 2003
Một hiệu quả quan trọng của việc tuyển dụng trong du lịch là nó có thể thu hút
nhiều người tới vùng này. Điều này thường xảy ra trong những vùng có nhiều
khu nghỉ mát, nơi tạo ra được số lượng lớn công việc. Nếu người tìm việc di
chuyển đến vùng lấn chiếm những cơ sở hạ tầng hiện có, dòng người này có thể
gây ra sự phá huỷ môi trường và xã hội - sự mọc lên các khu nhà ổ chuột không
được điều khiển mà có thể lấn chiếm các vùng nhạy cảm về môi trường, sử
dụng quá mức các nguồn nước và thải chất thải ra bên ngoài, những căng thẳng
xã hội và đói nghèo là kết quả của những vùng đông đúc và có điều kiện sống
nghèo nàn.
Ví dụ, Bang Brazilian của Bahia chứa những điểm nóng bảo tồn bị đe doạ lớn -
rừng Amazon. Dự án PRODETUR 1 trị giá 400 triệu USD, được tài trợ bởi Ngân
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
30
HỌC PHẦN 1
hàng Phát triển Liên bang Mỹ từ năm 1994-2001, tập trung vào việc cải thiện cơ
sở hạ tầng để hỗ trợ du lịch. Kết quả là 800 km đường cao tốc và những con
đường nhỏ đã được cải thiện, nước và các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải được
nâng cấp và hơn 4 triệu USD được đầu tư cho du lịch. Tuy nhiên, dự án đã
không tính đến việc di cư của con người đến vùng này để tìm việc làm trong
ngành du lịch phát triển. Sự định cư không được quản lý của những người tìm
việc này đã gây ra việc xây dựng tư nhân ở những vùng nhạy cảm về môi
trường, sự xâm lấn các vùng rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn và các tác động
đến những rạn san hô và những hệ sinh thái ven biển khác. Trước những áp lực
lớn của cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đầu tư
và các cán bộ chính phủ về phát triển đã dành một phần kinh phí bảo tồn để tập
trung vào việc xây dựng tư nhân ở một số vùng nhất định và bảo vệ những vùng
khác. Kết quả là bảo tồn được 22 điểm di tích lịch sử và khởi đầu những nỗ lực
bảo tồn hơn 70.000 hecta của các hệ sinh thái ven bờ và những vùng được bảo
vệ khác, bao gồm cả việc tạo ra Công viên Quốc gia Serra do Conduru mới.
Những bài học này đang được áp dụng ở những dự án mới của Ngân hàng Phát
triển Liên bang Mỹ. Bài học tổng thể là phải ghi nhớ rằng du lịch có thể gây ra
những thay đổi trong cộng đồng và môi trường không dự đoán trước được mà
chỉ có thể mở rộng những phương tiện du lịch đã được lên kế hoạch.
Điểm điển cứu: các cộng đồng địa phương quan hệ với các khách
sạn ở Tanzania
Một chủ đề thường diễn ra trong việc tham gia của cộng đồng trong du lịch bền
vững là sự thống nhất trong việc phát triển các mối quan hệ có lợi giữa cộng
đồng địa phương và các bên liên quan khác. Ở đảo Chole, quận Mafia
(Tanzania), cộng đồng địa phương đã có mối quan hệ chặt chẽ với chủ của một
khách sạn du lịch sinh thái nhỏ. Thông qua việc trao đổi về việc cho phép xây
dựng và điều hành khách sạn, các chủ khách sạn đồng ý sẽ cung cấp các nguồn
lợi tài chính cho những dự án phát triển ưu tiên của cộng đồng. Đến nay, cộng
đồng này đã xây dựng được chợ mới, trạm xá và trường phổ thông. Những sáng
kiến khác đã được phát triển như các lớp học tiếng Anh, thư viện, một dự án lịch
sử, và những nghiên cứu dấu vết của khảo cổ học của đảo. Cộng đồng cũng
phát triển chế độ phí để thu tiền từ du khách đến thăm đảo. Những lợi tức từ
sáng kiến này được chuyển đến các nguồn phát triển cộng đồng dưới sự giám
sát của 2 ban được bầu chọn hằng năm. Vì thế, cả khách sạn và cộng đồng địa
phương đang hưởng lợi từ mối quan hệ tốt này và nó đang phát triển trong 8
năm qua.
Ở Ushongo, quận Pangani (Tanzania), 3 khách sạn nhỏ trên bãi biển đã đồng ý
cam kết với cộng đồng địa phương. 2 trong số 3 khách sạn này đã đồng ý chính
thức tài trợ một phần lợi tức của họ cho cộng đồng thực hiện những dự án ưu
tiên khi có được đất và giấy phép xây dựng. Khách sạn thứ 3 cũng đồng ý tham
gia vào chương trình này trong khi chưa được trở thành như một phần của cam
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
31
kết chính thức này. Bảng cam kết giữa cộng đồng và khách sạn đã thống nhất
rằng những nguồn tiền này sẽ được sử dụng để cải thiện cơ sở vật chất các
trường học của cộng đồng. Tuy nhiên, số tiền tài trợ cho cộng đồng này sử dụng
tiền mặt và vì thế mà khó giám sát việc sử dụng chúng. Một vài cản trở nhỏ cần
được vượt qua để mối quan hệ này được thành công, như vấn đề cung cấp lợi
tức trong suốt mùa ít khách, việc đầu tư cải thiện đường do khách sạn và sự loại
bỏ của chính quyền địa phương trong những cam kết này.
Từ 2 trường hợp điển cứu nhỏ này, có thể kết luận rằng việc xây dựng và duy trì
các mối quan hệ tốt có thể cần đến nhiều năm và đòi hỏi những nỗ lực liên tục
của cả 2 bên. Điều quan trọng là càng chi tiết càng tốt, cả những vấn đề lớn và
nhỏ đều được giải quyết càng sớm và càng dân chủ càng tốt để tránh những
vướng mắc trong tương lai. Cuối cùng, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt
giữa khách sạn và cộng đồng là một quá trình lâu dài và liên tục, và vấn đề cơ
bản nhất là có thể tạo ra lợi ích cao nhất cho cả hai bên.
Nguồn: Phân tích hiện trạng du lịch ven biển Tanzania, 2001.
1.3 TÌM HIỂU CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC
Cộng đồng địa phương là bên liên quan quan trọng, nhưng nó không phải là duy
nhất. Chúng ta sẽ xem xét một số bên liên quan khác ở đây. Bạn có thể nghĩ
thêm một số bên liên quan khác mà được áp dụng trong vùng của Bạn.
Vai trò của chính quyền trong du lịch bền vững
Mặc dù du lịch có thể được điều khiển bởi khu vực tư nhân, các công cụ chính trị
chính quyền như việc đòi hỏi những đánh giá tác động môi trường (EIAs) và các
kế hoạch quản lý, mà có thể có hiệu quả một cách đặc biệt để đảm bảo rằng việc
phát triển được thực hiện phù hợp. Ở nhiều quốc gia có một số điểm đa dạng
sinh học cao, các điểm du lịch bị ảnh hưởng của nhiều bên chính quyền khác
nhau, những bên liên quan này được quản lý bao gồm di sản lịch sử, văn hoá,
các vườn quốc gia, vùng bảo vệ biển, phát triển kinh tế, quản lý thuỷ sản và
rừng. Sự điều phối suôn sẻ của các sở này và tính chặt chẽ giữa chính sách du
lịch và các chính sách khác của chính quyền bao gồm cả bảo tồn đa dạng sinh
học thường không theo một quy định, vì thế các chính sách khác nhau có thể
phá hoại nhau nhiều hơn là hỗ trợ lẫn nhau.
Chính quyền quốc gia thường hình thành một sơ đồ cho việc phát triển du lịch
và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các chính sách và luật. Một số ví dụ bao
gồm:
• Luật và quy chế xác định các tiêu chuẩn cho các phương tiện du lịch,
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
32
HỌC PHẦN 1
tiếp cận với các nguồn lợi đa dạng sinh học và quy chế sử dụng đất, phân
vùng. Điều này có thể đòi hỏi những hiện trạng về tác động môi trường
(EIS’s) trước khi phát triển.
• Cơ sở hạ tầng: thiết kế, phát triển và quy chế (nước, năng lượng,
đường, sân bay)
• Công cụ kinh tế được xác định trong các chính sách, ví dụ như: những
động cơ cho việc đầu tư du lịch bền vững và việc tạo ra các khu bảo vệ tư
nhân.
• Tiêu chuẩn về sự lành mạnh và độ an toàn, bao gồm những quản lý
chất lượng và quy chế các hoạt động kinh doanh; mục đích là bảo vệ
người tiêu dùng và thoả mãn những nhu cầu của cư dân – bao gồm các
cộng đồng truyền thống và người bản xứ - và bảo vệ cách sống của họ.
• Hình thành và duy trì các khu bảo vệ và các hành lang bảo tồn của các
mối quan tâm về du lịch. Các nhà quản lý của các khu bảo vệ công cộng
thường là những người thực hiện hiệu qủa nhất cho những lợi ích bảo tồn
từ việc phát triển du lịch.
• Phân chia các lợi tức thuế cho việc bảo vệ các điểm thu hút du lịch dựa
trên đa dạng sinh học như các Công viên Quốc gia và các khu Bảo tồn.
Tại điểm du lịch, chính quyền địa phương thường chịu trách nhiệm thực hiện
chính sách liên quan đến du lịch và công tác bảo tồn. Chính quyền địa phương
iosng vai trò tốt để đàm phán giữa các mối quan tâm của địa phương và các đơn
vị kinh doanh từ bên ngoài, xã hội và các cơ quan trung ương, và họ nắm giữ
quyền điều chỉnh cần thiết và uỷ nhiệm phân vùng mà cho phép thực hiện cưỡng
chế theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn. Mặt khác, năng lực của chính quyền địa
phương để quản lý ngành phức tạp và rời rạc này một cách hiệu quả cũng như
đảm bảo những đóng góp tích cực của nó đến các chiến lược của cộng đồng
cho việc phát triển bền vững là còn phụ thuộc vào việc soạn thảo các chính sách
địa phương phải gắn kết với các công cụ và các cơ quan luật quốc gia.
Ở nhiều nước đang phát triển, chính quyền có thể đóng vai trò trực tiếp của nhà
điều hành du lịch và quản lý khách sạn để có thể khởi động các tiêu chuẩn chất
lượng hoặc tạo ra lợi tức. Ví dụ: Suriname có nhà điều hành du lịch là chính
quyền (METS) và cùng có những nhà điều hành du lịch cấp tỉnh tương tự như ở
Trung Quốc và Việt Nam.
Điểm điển cứu: Áp lực lên chính quyền ở Cancun, Mexico
Tất nhiên, các chính phủ thường không cưỡng chế các quy chế của chính họ. Ví
du: Chính quyền Mexico đã bị phê bình về việc “không lưu ý” các quy chế phân
vùng và các cơ chế điều khiển phát triển khác trong sự phát triển quá lớn tại
Cancun. Tuy nhiên, gần đây với các áp lực từ bên ngoài đáng quan tâm, chính
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
33
HỌC PHẦN 1
phủ tạm dừng các việc xây dựng một số khu nghỉ mát phức tạp trên đất liền do
các nhà đầu tư tư nhân sở hữu vì chúng được đặt gần các bãi làm ổ đẻ của rùa.
Vai trò của ngành du lịch trong du lịch bền vững
Du lịch là một ngành rất lớn. Nó được xem là ngành lớn nhất trên thế giới. Nó
bao gồm một số lượng khổng lồ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và gồm cả những
tập đoàn đa quốc gia rất lớn mà điều khiển sự tăng lên tỷ lệ phần trăm của cả thị
trường. Ví dụ: ở Châu Âu, có 5 công ty điều khiển hơn 60% của số chuyến bay
đi các nước (bao gồm cả những du khách được lên kế hoạch trước). Nó chiếm
một số lượng lớn nhân viên bao gồm cả các nhà điều hành du lịch, các văn
phòng du lịch những người mà tập trung các chuyến; các nhân viên phục vụ trên
máy bay và tàu thuỷ; tài xế lái xe; nhân viên của các khách sạn lớn và những
nhà nghỉ gia đình; những người thợ thủ công mỹ nghệ và tất cả những người
cung cấp các dịch vụ và trang thiết bị cho du khách khác. Sự phức tạp của
ngành này chỉ ra những thách thức có thể đối với nhân viên KBTB và cộng đồng
địa phương để học và xây dựng các mối quan hệ với ngành du lịch.
Các thành viên của ngành du lịch là rất quan trọng đối với du lịch bền vững do
nhiều nguyên nhân. Trước hết, họ hiểu về xu hướng di chuyển. Họ biết những
du khách phản ứng như thế nào và họ muốn gi. Thứ hai, ngành du lịch có thể
ảnh hưởng du khách bằng cách khuyến khích các ứng xử tốt và hạn chế các tác
động tiêu cực đối với KBTB. Thứ ba, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong
việc khuyến cáo và thực hiện du lịch bền vững. Các thành viên của ngành biết
làm thế nào để tiếp cận được du khách thông qua các ấn phẩm, internet,
phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện quảng cáo khác, do đó cung
cấp được các mối liên kết giữa các điểm du lịch bền vững và khách hàng.
Ngành du lịch là ai?
Để vận hành guồng máy du lịch quốc tế đòi hỏi một tập hợp sắp xếp phức tạp để
giúp du khách chọn điểm đến và sau đó có thể đi đến đó. Du khách có thể giao
lưu với một chuỗi kinh doanh bao gồm: văn phòng du lịch, người làm hợp đồng
với nhà điều hành xuất cảnh ra nước ngoài (ở các nước của du khách), người
hợp đồng với các nhà điều hành nhập cảnh (ở điểm đến), người có thể hợp
đồng với người cung cấp dịch vụ địa phương. Về cơ bản, những người cung cấp
dịch vụ địa phương chỉ tham gia vào khâu cuối của chuỗi này, khi mà chuyến du
lịch được thực hiện. Tuy nhiên, các du khách thích mạo hiểm bây giờ có thể liên
hệ trực tiếp với những người cung cấp dịch vụ địa phương thông qua Internet,
những trường hợp đặc biệt khác là người cung cấp dịch vụ địa phương được
liên kết với hướng dẫn viên du lịch (như Rough Guide, Lonely Planet, .).
Nhà điều hành xuất cảnh ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng - họ có thể
đảm bảo các chuyến bay sẵn sàng cho du khách và có thể ảnh hưởng đến
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
34
HỌC PHẦN 1
những lựa chọn của hành khách, thông thường ngay cả việc xác định bao nhiêu
du khách sẽ đuợc xuất cảnh. Tuy nhiên, các nhà điều hành xuất cảnh ra nước
ngoài không sống và làm việc ở trong nước, và không có gắn kết bền vững với
một điểm riêng biệt nào đó. Điều này hoàn toàn đúng đối với các tập đoàn đa
quốc gia - nếu du lịch được lên kế hoạch một cách nghèo nàn gây ra các điều
kiện môi trường để làm xấu đi vùng nào đó, họ có thể dễ dàng di chuyển sang
vùng khác. Rất nhiều người không nhận thức các tác động văn hoá và môi
trường của các hoạt động này. Tuy nhiên, một số công ty du lịch lớn nhận ra
rằng việc khuyến cáo bảo tồn và phát triển bền vững có thể duy trì tính nguyên
vẹn sinh học và văn hoá của các điểm mà họ đến thăm và nâng cao chất lượng
sản phẩm mà họ đang bán và cải thiện được danh tiếng và kinh doanh thường
xuyên của họ.
Một sự phát triển có ý nghĩa gần đây là những sáng kiến môi trường tự nguyện
bởi chuỗi các khách sạn, điều hành du lịch . Bao gồm các hệ thống chứng
nhận xanh, giải thưởng bảo tồn và “nhãn hiệu sinh thái”. Do đó bản thân ngành
du lịch đang tự tham gia vào các vấn đề nhằm cải thiện tính bền vững. (chúng ta
sẽ thảo luận sâu hơn vào học phần sau). Việc liên kết của các nhà điều hành với
các mạng lưới này có thể đặt các nhà quản lý KBTB trong mối liên lạc trực tiếp
với các thành viên của ngành du lịch, những người đã quan tâm về tính bền
vững và họ có thể hăng hái làm việc với KBTB của Bạn trong việc đối xử bền
vững.
Gộp các nhà điều hành du lịch và phát triển tour vào trong kế hoạch của
Bạn Việc thực hiện du lịch bền vững là dự án rất tốn kém và nhiều thách thức.
Sự thành công sẽ cao hơn nếu ngành du lịch là một phần của quá trình này ngay
từ lúc bắt đầu. Vì thế các nhà điều hành du lịch nên được xem xét như là những
bên liên quan chính, là người quan trọng cho sự thành công của cả dự án. Kinh
nghiệm của nhà điều hành du lịch tư nhân hoặc những nhà phát triển tour là rất
có giá trị và có thể cung cấp những thông tin quan trọng như:
• Thông tin về thị trường tiềm năng
• Tư vấn những ý thích của các du khách về các điểm thu hút, nơi lưu
trú, thức ăn và giao thông
• Thị trường
• Cung cấp các dịch vụ để hướng dẫn du khách tiếp cận và đánh giá
cao điểm du lịch
• Huấn luyện các hướng dẫn viên và doanh nghiệp địa phương
• Đầu tư vào việc điều hành du lịch bền vững địa phương
• Điều hành các điều hành du lịch bền vững
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
35
HỌC PHẦN 1
Làm thế nào mà ngành du lịch phát triển các điểm du lịch một cách
truyền thống
Điều hữu ích cho các nhà quản lý KBTB để hiểu rằng làm thế nào du lịch đại
chúng di chuyển vào các vùng mới, khi một số bước tương tự có thể được gộp
vào trong việc phát triển du lịch bền vững. Năm 2001, Chương trình môi trường
Liên hợp quốc đã xem xét 12 điểm điển cứu về phát triển các khu nghỉ mát du
lịch trong các hệ sinh thái khác nhau để nghiên cứu những quyết định ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học như thế nào. Cơ bản của phân tích này, quá trình
có xu hướng mở ra như sau:
1. Hình thành các nhóm địa phương. Nhóm các nhà đầu tư địa phương,
thường sở hữu vùng đất giàu đa dạng sinh học, liên kết với các nhà xây
dựng các khu nghi mát tiềm năng và thuê người đứng trung gian chuyên
nghiệp được gọi là nhà phát triển có vai trò đưa các nguồn lợi và các bên
tham gia lại với nhau để xác định tính khả thi của khu nghỉ mát.
2. Tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài. Nhà phát triển tìm kiếm các nhà đầu
tư tư nhân ở bên ngoài và quan sát các mối quan tâm của các bên như các
nhà điều hành tour và các công ty vận chuyển hàng không và tàu thuỷ dựa
trên các nhận biết về tiềm năng thị trường.
3. Tìm kiếm các hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương. Nhóm
liên lạc với chính quyền địa phương và trung ương để tìm sự hỗ trợ như:
• Cơ sở hạ tầng (đất trống, sân bay, đường xá, cung cấp nước, quản lý
chất thải/rác);
• Các quy chế sử dụng đất linh hoạt (phù hợp với một nhóm các khu nghỉ
mát);
• Các khuyến khích và giảm thuế; như trợ giá các khoản vay; và
• Các vùng đất công cộng thu hút hoặc các công viên mà có thể là cơ sở
cho các sản phẩm tour.
4. Xây dựng các phương tiện. Khi các nguồn tài trợ vốn đã sẵn sàng, khu nghỉ
mát được xây. Điều này có thể xảy ra khi có hoặc chưa có các đánh giá tác
động môi truờng phụ thuộc vào các quy chế của địa phương. Điều không
may, theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hợp quốc chỉ ra rằng
các quyết định về địa điểm, thiết kế, kỹ thuật và phát triển các sản phẩm
thường được làm từ những viễn cảnh của các mối quan hệ du khách và hiệu
quả hợp tác; những mong đợi của cộng đồng và bảo tồn của đa dạng sinh
học của vùng và địa phương thường không được quan tâm.
Quá trình này đôi khi cũng được bắt đầu từ các nhà chính trị địa phương
và/hoặc các nhà phát triển gây áp lực lên chính quyền để cung cấp những hỗ trợ
và sau đó thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. Các hiệp hội thương mại (đại diện
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
36
HỌC PHẦN 1
cho các nhà điều hành tour, chuỗi các khách sạn và công ty vận chuyển hàng
không) thường liên kết trong việc vận động chính quyền mà có các mối quan
tâm trong việc tạo ra các công việc làm tinh khiết và những lợi tức về thuế trong
tương lai, nhưng không tập trung vào tính bền vững. Trong một số trường hợp,
việc phát triển du lịch được tài trợ bởi các cơ quan phát triển đa phương thông
qua các khoản vay phát triển trợ cấp. Tuy nhiên, những điều khoản của các
khoản vay này có thể hoặc không được sự hỗ trợ của công tác bảo tồn đa dạng
sinh học.
Việc tìm hiểu quá trình này có thể cho phép các nhà quản lý KBTB giao tiếp tốt
hơn với các thành viên của ngành du lịch và để sử dụng một số bước tương tự
trong việc lập kế hoạch du lịch – phần lớn các phân tích tập trung lên bảo tồn và
có sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Vai trò của du khách trong du lịch bền vững
Du khách là người tham gia cuối cùng trong việc đưa du lịch bền vững vào thực
tiễn. Nếu du khách không chọn để đến thăm KBTB, hoặc không sẵn lòng trả phí
để hỗ trợ cho du lịch bền vững, thì dự án này bị thất bại.
Việc thu hút du khách đến với du lịch bền vững ở KBTB thông thường bao gồm
2 yếu tố.
1. Giới thiệu với du khách về sự tồn tại của KBTB và những điểm thu hút
của nó. Điều này thể hiện kinh nghiệm thị trường của các nhà điều hành tour là
rất quan trọng. Việc đưa các KBTB vào trong sách hướng dẫn chính cho du
khách như Lonely Planet, Rough Guide,... là rất hữu ích. Những quyến sách
hướng dẫn này có thể giúp thu hút những khách du lịch tự do (những người
không đi theo các tour đã lập kế hoạch trước) đến các KBTB.
2. Khuyến khích các du khách bảo trợ cho du lịch bền vững hơn du lịch đại
chúng. Du khách có thể sẽ sẵn lòng trả phí để tham quan những điểm được
xem là bền vững hơn là tham dự những hoạt động du lịch tương tự ở một số nơi
khác nhưng không thân thiện với môi trường. Điều may mắn là, các cuộc khảo
sát du khách chỉ ra rằng, nhìn chung, dù du khách muốn nghỉ ngơi vào những kỳ
nghỉ nhưng họ lại không muốn thực hiện nó mà lại không ảnh hưởng đến người
dân địa phương và môi trường của họ. Như chúng ta biết trong ngày hôm qua,
một số cuộc khảo sát ở Châu Âu xác định rằng du khách sẵn sàng trả thêm 5%
chi phí (so với chi tiêu của cả hành trình) cho những chi phí phụ thêm như phí
vào cửa KBTB, nếu họ biết những khoản tiền này sẽ hỗ trợ môi trường và cộng
đồng địa phương. Tuy nhiên, du khách, cũng giống như bao nhiêu người khác,
bị giới hạn về tài chính và họ sẽ không trở lại những vùng mà các khoản phí này
là quá cao
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
37
HỌC PHẦN 1
Các sách hướng dẫn du lịch, tạp chí và báo chí có thể có những đóng góp lớn
trong việc nâng cao nhận thức cho du khách về các vấn đề quan trọng mà ngành
du lịch đang đối mặt và giúp khuyến khích thay đổi nhu cầu. Ví dụ: Tạp chí
National Geographic Traveler thường xuyên nhấn mạnh các vấn đề du lịch bền
vững và giới thiệu các công ty du lịch mà dẫn đầu việc thực hiện các hoạt động
du lịch bền vững. Tạp chí Audubon phát triển mã số hướng dẫn “bước đi nhẹ
nhàng” (“Tread Lightly”) cho du lịch đến các vùng tự nhiên. Việc tìm đến một số
mãng thị trường riêng biệt của du khách gồm những người quan tâm đến du lịch
bền vững thì có nhiều lợi ích hơn là việc quảng cáo tràn lan ở thị trường tự do.
Vai trò của các Tổ chức phi chính phủ trong du lịch bền vững
Nhiều Tổ chức Phi chính phủ quan tâm đến bảo tồn như Conservation
International, Rainforest Alliance,... bao gộp cả du lịch bền vững vì nó liên quan
trực tiếp đến bảo tồn. Các Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn thường thực hiện
như:
• Người hướng dẫn cho các bên liên quan, ví dụ: cộng đồng và ngành du
lịch.
• Người hợp tác với các công ty du lịch bền vững, cho dù có hoặc không có
sự sở hữu của địa phương.
• Người huấn luyện, cung cấp nguồn thông tin và các chuyên gia
• Người hợp tác với các bộ phận hành chính của các KBTB để giúp tìm
kiếm các nguồn tài trợ hoặc thực hiện một số hoạt động như giáo dục
cộng đồng hoặc các chương trình thuyết minh.
• Người quản lý của các khu vực bảo vệ do tư nhân quản lý hoặc đôi khi do
chính phủ quản lý
• Hiếm khi, các Tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ du lịch
trực tiếp như quảng cáo, nơi lưu trú, giao thông và thức ăn. Tuy nhiên,
các hoạt động này có thể làm sao lãng các Tổ chức phi chính phủ về
những nhiệm vụ cơ bản của mình và có thể loại bỏ những cơ hội của các
công ty kinh doanh dựa vào cộng đồng hoặc khối tư nhân.
Những Tổ chức phi chính phủ không quan tâm đến bảo tồn
Các Tổ chức phi chính phủ mà về cơ bản không quan tâm đến bảo tồn cũng
đóng vai trò quan trọng trong du lịch bền vững. Các Tổ chức phi chính phủ này
có thể nằm trong 2 nhóm chính sau: các Tổ chức phi chính phủ khuyến khích
phát triển kinh tế và các Tổ chức phi chính phủ thương mại của một số ngành
nhất định như các hiệp hội của các nhà điều hành tour tư nhân, các chủ khách
sạn hoặc các công ty hàng không. Những Tổ chức phí chính phủ này là những
người thực hiện quan trọng vì họ cung cấp diễn đàn để thảo luận, cung cấp các
phương tiện truyền thông với số lượng lớn những người quan tâm. Họ thường tổ
chức các hội nghị hoặc những buổi họp định kỳ và truyền thông về các ngành
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
38
quan tâm thông qua các ấn phẩm in ấn như các bản tin. Các thành viên thường
được yêu cầu đăng ký theo một số tiêu chí nhất định hoặc “mã số về đạo đức”.
Các bên liên quan khác
Chúng ta vừa thảo luận chính về những hiệu quả của du lịch lên các KBTB và
cộng đồng địa phương, các Tổ chức phi chính phủ và bản thân ngành du lịch.
Đây chưa phải là một danh sách hoàn thiện về các bên liên quan mà bị tác động
bởi du lịch. Xuyên suốt phần còn lại của học phần này, chúng ta sẽ tiếp tục suy
nghĩ về các tổ chức, các mãng kinh tế và các cơ quan chính quyền khác mà
có thể bị du lịch trong vùng của Bạn tác động đến và có thể đóng vai trò trong
việc phát triển du lịch bền vững.
Thực hành: Xác định các bên liên quan
Chúng ta vừa thảo luận về các cộng đồng địa phương ở trên và xem xét một số
các nhóm của các bên liên quan chính khác. Bây gìơ chúng ta sẽ thảo luận và
xác định từng bên liên quan trong vùng của Bạn.
• Thảo luận và xác định các nguồn lợi bị đe doạ trong vùng của Bạn và xem xét
tầm nhìn du lịch được phát triển trong học phần 3
• Xác định các nhóm hoặc cá nhân liên quan cho vùng của Bạn mà bạn có thể
và liệt kê họ trên biểu mẫu của Bạn. Thảo luận về vai trò mà mỗi bên liên
quan có thể thực hiện dựa trên các mối quan tâm của họ.
• Sử dụng các vòng tròn màu được người hướng dẫn cung cấp để biểu diễn
cho các nhóm/bên liên quan khác nhau. Chú ý đến kích thước của các vòng
tròn về các mối quan tâm của các bên liên quan. Vòng tròn lớn hơn cho các
nhóm có mối quan tâm lớn hơn.
• Dán các vòng tròn này lên bảng do người hướng dẫn cung cấp.
• Trình bày kết quả của cả nhóm Bạn. Mỗi nhóm sẽ có 10-15 phút để trình bày.
Điểm điển cứu: Galapagos, Ecuador
Tài liệu 1.7 – Phí du khách đến Galapagos
(Phần dưới đây được trích từ tài liệu phí du khách đến Galapagos:)
Vườn Quốc gia Galapagos được hình thành trên đảo Galapagos và nằm trên
đường xích đạo khoảng 1000 km từ bờ biển của Ecuador. Cả phần Vườn Quốc
gia ở trên cạn và vùng bảo tồn biển Galapagos đã được thế giới công nhận về
những hệ sinh thái đặc biệt, hiện trạng bảo tồn khác thường, các quá trình tiến
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
39
HỌC PHẦN 1
hoá có thể dễ dàng quan sát, sự đa dạng sinh học cao và mức độ đặc hữu cao
của các loài động thực vật tại đây.
Mặc dù Vườn Quốc gia được thành lập từ 1959, Ban quản lý chủ động của
Vườn và các hoạt động du lịch chưa được phát triển cho mãi đến 1968. Cả ban
quản lý Vườn và đại diện của ngành du lịch nhanh chóng nhận ra rằng nếu họ
không hợp tác với nhau để đảm bảo rằng du lịch được thực hiện một cách có
trách nhiệm thì các đặc điểm độc đáo của hệ sinh thái của Galapagos có thể bị
phá huỷ một cách nhanh chóng. Một kế hoạch quản lý tổng thể cho Vườn đã
được soạn thảo vào 1974, bao gồm danh sách của những vùng du khách được
vào tham quan và hệ thống phân vùng xác định ở đâu các hoạt động du lịch (và
những hoạt động khác) được thực hiện.
Phòng Dịch vụ của Vườn cùng với Trạm Nghiên cứu Charles Darwin (CDRS),
xây dựng hệ thống hướng dẫn về tự nhiên vào năm 1975. Tất cả các nhóm du
khách được đòi hỏi di chuyển với hướng dẫn viên và tất cả các hướng dẫn viên
đều đòi hỏi phải vượt qua các khoá huấn luyện để nhận chứng chỉ được làm
việc trong Vườn. Những đòi hỏi này đã khích lệ được cộng đồng địa phương
tham gia vào du lịch và thông qua các khoá huấn luyện và những kinh nghiệm
của họ về Vườn Quốc gia để nâng cao giá trị bảo tồn của các nguồn lợi trong
vườn và khu bảo tồn. Hệ thống hướng dẫn này đã giúp công tác cưỡng chế các
quy chế Vườn và nâng cao sự hiện diện của công tác quản lý Vườn trên cả 7000
Km2 của vùng đất trên cạn. Các hướng dẫn viên này là công cụ để đảm bảo rằng
các du khách được giáo dục về những giá trị bảo tồn lạ thường mà các đảo
đang sở hữu.
Kế hoạch quản lý đầu tiên đã thiết lập được sức chứa cao nhất của Vườn
là 12.000 du khách/năm, con số này nhanh chóng được vượt qua do sự
phát triển quá nhanh của du lịch đến mức tương ứng ngày nay khoảng
100.000 du khách/năm. Trong khi những nỗ lực trải qua nhiều năm để thiết lập
sức tải của Vườn, thì cũng là điều khó khăn đối với công tác cưỡng chế để hạn
chế số du khách do sự phức tạp và một số yếu tố đóng góp vào du lịch của
Vườn Quốc gia Galapagos. Điều trở nên dễ dàng hơn là việc quản lý về sức
chứa của từng vùng du khách riêng rẽ cũng như giám sát các tác động của du
khách là các hiệu qủa nhất để quản lý số lượng du khách. Hiện tại không có giới
hạn về số lượng tổng thể du khách đến các đảo Galapagos, thay vào đó thì có
giới hạn số lượng du khách tại từng vùng riêng lẻ. Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia
điều chỉnh các hành trình tàu để đảm bảo rằng số lượng du khách được giữ
trong giới hạn số lượng được thiết kế của từng vùng.
Ban đầu phí vào cửa là US$6 bây giờ đã tăng lên đến US$100. Điều này
không làm hạn chế dòng du khách đến tham quan các đảo, nhưng nó cho phép
chính phủ Ecuador nhận được những phần chia sẻ lớn của các khoản chi tiêu
của du khách tại vùng này. Trải qua nhiều năm, tất cả các khoản thu được từ
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
40
Vườn Quốc gia Galapagos đều được đóng góp vào ngân khố quốc gia. Với việc
xây dựng khu bảo vệ biển và những trách nhiệm lớn hơn tiếp theo cho việc bảo
vệ phần biển của các đảo Galapagos, điều đó sẽ không thể đạt được nếu không
có những hỗ trợ và tham gia của một số cơ quan chính quyền, việc thu nhận các
phí vào cửa được chia sẻ giữa Vườn Quốc gia, các cộng đồng địa phương,
CDRS và các cơ quan chính quyền khác. Điều này được mong đợi rằng với việc
phân chia tài chính sẽ tạo ra được cách tiếp cận phù hợp hơn cho việc bảo vệ
môi trường tại các đảo Galapagos.
Khai thác phi pháp gần đây trong các khu bảo vệ biển đã tạo ra những mâu
thuẫn lớn giữa các nhà bảo tồn và các bên quan tâm đến khai thác nguồn
lợi. được sự hướng dẫn của Vườn và CDRS các bên liên quan đã xây dựng
được quá trình giải hoà các mâu thuẫn và việc lập kế hoạch có sự tham gia cho
các hệ sinh thái biển được gọi là quản lý có sự tham gia (chúng ta sẽ thảo luận
sâu hơn vào học phần sau). Các bên liên quan cơ bản đã ngồi lại trong cùng một
bàn và đạt được kết luận về kích thước khai thác, địa điểm khai thác và các vấn
đề liên quan khác. Những nỗ lực đầu tiên này đã đóng góp vào Luật đặc biệt của
Galapagos vào năm 1998, và giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến khu
bảo vệ biển cũng như vấn đề du lịch ở các đảo. Có thể tránh được nhiều mâu
thuẫn nếu kế hoạch quản lý có sự tham gia được hình thành khi du lịch bắt đầu.
Du lịch ở các đảo Galapagos bắt đầu khi “du lịch sinh thái” và “du lịch bền vững”
chưa tồn tại. Thông qua các thử nghiệm và sửa đổi, các nhà quản lý Vườn và
đại diện của các ngành du lịch từng bước tạo ra một hoàn cảnh gần với những
gì mà du lịch sinh thái đại diện như: có lợi cho cộng đồng, khu vực tư nhân và
bảo tồn nguồn lợi; giáo dục du khách; bền vững kinh tế cho Vườn Quốc gia; và
quản lý tác động du khách. Đây không phải là điều dễ dàng để có một hoàn cảnh
hiện tại hoàn thiện. Một nhóm quan trọng bao gồm những mối quan tâm đặc biệt
đã tạo ra để đảm bảo những chất lượng độc đáo của các đảo Galapagos sẽ
được tiếp tục bảo vệ.
Các học viên sẽ có các bài trình bày về hiện trạng du lịch ở trong và xung quanh
KBTB của mình
Thảo luận: So sánh các điểm điển cứu
So sánh các điểm điển cứu được trình bày bởi các thành viên. Những điểm giống
và khác nhau? Về mức độ và nhu cầu mà du lịch có thể tác động đến các chiến
lược quản lý? Những khó khăn nào xuất hiện trong mỗi trường hợp và Bạn nghĩ
làm thế nào để tránh được nó?
1.4 CÁC BÁO CÁO HIỆN TRẠNG TỪ CÁC VÙNG TRONG BIỂN ĐÔNG
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
41
1.5 PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN CHO DU LỊCH
Một hợp phần quan trọng trong việc lập kế hoạch cho du lịch là “tầm nhìn” – hình
ảnh về một hoàn cảnh lý tưởng cho du lịch bền vững trong vùng của Bạn. Hình
thành tầm nhìn là một quá trình tưởng tượng về những kết quả tốt nhất có thể và
định nghĩa các mục đích du lịch mà Bạn muốn KBTB và cộng đồng của Bạn sẽ
hướng tới.
Phần xây dựng tầm nhìn được xoáy quanh 3 câu hỏi dưới đây:
1. Chúng ta đang ở đâu? Thảo luận về hiện trạng du lịch trong KBTB và
cộng đồng của Bạn và những mối liên quan khác (bao gồm các yếu tố
kinh tế, xã hội và chính trị)
2. Chúng ta muốn sẽ đi đến đâu? Hỏi tất cả các học viên họ “mơ” gì về
hoàn cảnh lý tưởng của việc phát triển du lịch trong cộng đồng của KBTB
của họ? Nếu việc tiếp cận tài chính, chính sách, thị trường không là vấn
đề thì viễn cảnh tốt nhất của du lịch trong tương lai sẽ là gì? Đó chính là
tầm nhìn của Bạn.
3. Làm thế nào để chúng ta đạt được? So sánh hoàn cảnh hiện tại và
hoàn cảnh mong ước trong tương lai. Những bước nào cần thiết để đạt
được tầm nhìn mong ước?
Tài liệu 1.8 – Xây dựng tầm nhìn của các điểm du lịch
Điểm điển cứu: Một tầm nhìn về du lịch bền vững của Vườn Quốc gia
Komodo
Vườn Quốc gia Komodo bao gồm một số đảo lớn nhỏ trong vùng đảo Lesser
Sunda của Indonesia. Vườn xuất phát được xây dựng là khu bảo vệ Rồng
Komodo (loài bò sát lớn nhất thế giới) vào những năm của thập niên 1980.
Trong những năm xây dựng đầu tiên, Vườn đã thu hút được khoảng 150 du
khách hàng năm. Vườn trở nên phổ biến hơn với việc nhìn ngắm các động vật
hoang dã, và các trải nghiệm lặn có khí tài và ống thở. Số du khách đã vượt qua
30.000 du khách/năm vào cuối thập niên 1990, và bây giờ (với việc nổ bom Bali)
có khoảng 11.000 du khách/năm. 80% du khách đến cùng mong muốn nhìn thấy
các con Rồng Komodo hoang dã, nhưng một số lượng đang tăng lên quan tâm
đến các điểm bơi lặn đặc biệt. Vườn cũng thu hút một số nhóm làm phim hàng
năm để thực hiện các phim về vùng nhiệt đới và các nhà khoa học sử dụng các
kính lúp ở đây trong nhiều tháng. Sự đa dạng trong du khách được tăng lên thúc
đẩy việc quản lý Vườn Quốc gia Komodo phát triển một tầm nhìn chi tiết và tổng
thể về du lịch bền vững của Vườn. Xem chi tiết ở tài liệu kèm theo.
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
HỌC PHẦN 1
42
Tài liệu 1.9 - Tầm nhìn của Vườn Quốc gia Komodo
Thực hành: Xây dựng tầm nhìn cả điểm du lịch cho KBTB và vùng
của Bạn
Chia thành các nhóm nhỏ theo các KBTB và phát triển tầm nhìn du lịch cho mỗi
vùng.
Trong vòng 30 phút, trình bày cho nhau. Phần tiếp theo là phát triển tầm nhìn
của cả vùng Biển Đông. Bắt đầu bằng việc xác định một số tầm nhìn chung giữa
các vùng.
Bây giờ, các Bạn đã có tầm nhìn cho KBTB, đây là thời gian để đánh giá những
điểm mạnh, yếu và các khía cạnh độc đáo của mỗi KBTB và các cộng đồng tại
đó. Chính xác những gì mà KBTB cung cấp cho du khách? tại sao du khách nên
đến và tham quan cùng này? Đây sẽ là phần tập trung của học phần tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_cac_khai_niem_ve_du_lich_ben_vung.pdf