Tài liệu Các xu hướng mới trong phát triển, hợp tác khoa học và công nghệ toàn cầu

Những quốc gia siêu cường trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản sẽ tiếp tục phát huy vị thế của mình. Tuy nhiên, trong những năm tới, các nước mới nổi như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng sẽ đạt được những cú bứt phá ngoạn mục. Ngoài ra, vai trò của các quốc gia mới nổi khác trong lĩnh vực khoa học ở các khu vực như Trung Đông, Đông Nam Á, Nam và Bắc Phi và những nước công nghiệp được xếp hạng trung bình ví dụ như Canađa và Ôxtrâylia cũng như một số quốc gia nhỏ ở châu Âu cũng đang ngày càng trở nên rõ nét. Nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững của quốc gia và toàn cầu đã dẫn tới tăng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học ở các nước kém phát triển hơn. Hợp tác quốc tế đã nâng cao một cách cơ bản tính hiệu quả của nghiên cứu khoa học ở một số khía cạnh sau: - Chất lượng: hợp tác đã góp phần liên kết kỹ năng, tri thức và kinh nghiệm nghiên cứu lại với nhau (phần nào thể hiện ở chỉ số trích dẫn các bài báo đồng tác giả quốc tế tăng cao). Hợp tác giúp cho các nhà khoa học tìm kiếm được những đối tác thích hợp trong lĩnh vực nghiên cứu của họ không phụ thuộc vào vị trí địa lý để phát triển năng lực nghiên cứu, liên kết những kỹ năng và các nguồn lực thích hợp và mang tính bổ sung lại với nhau. - Làm tăng tính hiệu quả và hiệu suất: hợp tác là động lực để kết hợp các nguồn lực trí tuệ, tài chính và hạ tầng, để có thể tạo ra thành quả mà chỉ năng lực riêng rẽ của một quốc gia không thôi thì không đủ. Những ví dụ điển hình là các chương trình, dự án quy mô toàn cầu, với sự hợp tác của nhiều quốc gia: LHC, Dự án Hệ gen con người. - Tính cần thiết: hợp tác góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu ở cấp độ cao ví dụ như biến đổi khí hậu và các đại dịch diễn ra xuyên khắp các biên giới; đòi hỏi hợp tác quy mô lớn và khả năng huy động các nguồn lực để giải quyết chúng, cũng như ứng dụng tri thức toàn cầu.

pdf48 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Các xu hướng mới trong phát triển, hợp tác khoa học và công nghệ toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trường hợp khẩn cấp chung của toàn cầu trong lĩnh vực y tế, mà trong đó cam kết toàn cầu và nghiên cứu hợp tác quy mô lớn giữ vai trò rất thiết yếu để đảm bảo việc phản ứng nhanh và hiệu quả. Rõ ràng, những thách thức toàn cầu của thế kỷ 21 dường như đang liên kết các nhà khoa học lại với nhau để giải quyết những vấn đề lớn, đòi hỏi sự tiếp cận mang tính liên kết. 2.2.2. Ích lợi của đồng tác giả Xét ở khía cạnh trích dẫn, hợp tác nghiên cứu rất có ích. Đối với mỗi tác giả quốc tế ở mỗi bài báo đa tác giả, sẽ có một mức tăng tác động tương ứng của bài báo, lên tới điểm cao nhất là khoảng 10 tác giả. Sau mức này, tác động tương ứng của các tác giả nước ngoài sẽ kém rõ hơn (một phần, là do có rất ít các bài báo với số lượng đồng tác giả nhiều như vậy). Mức tăng của tỷ số trích dẫn đã thu hút sự chú ý của cộng đồng. Ví dụ, hàng năm, Chính phủ Anh công bố báo cáo về hiệu suất so sánh của nền tảng nghiên cứu của nước Anh, cho thấy mức tác động mạnh có được nhờ những mối quan hệ hợp tác đặc biệt với các nước như Thuỵ Sỹ, Đan Mạch và Bỉ, cũng như Braxin, Mỹ, Pháp và Đức. 30 Tuy vậy, tác động của trích dẫn không phải là phép đo trực tiếp chất lượng. Một bài báo đa tác giả có thể mang lại một “hiệu quả mạng lưới”, nhờ đó nó được nhiều người quan tâm hơn (có lẽ với vai trò là bài báo có nhiều tác giả quốc tế cộng tác) và nhờ vậy mà được trích dẫn nhiều hơn. Điều này không có nghĩa là bài báo này có chất lượng cao hơn những bài báo được trích dẫn ít hơn. Tuy nhiên, trích dẫn vẫn là một chỉ số hay được sử dụng để đo chất lượng và cho thấy việc một bài báo thường được “sử dụng” nhiều cỡ nào. Sử dụng dữ liệu của nhà xuất bản Elsevier, nghiên cứu của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc được khái quát ở Bảng 4 cho thấy những mối quan hệ hợp tác giữa các nước dẫn tới mức tăng gấp ba ở tác động của các công bố khoa học hợp tác so với các công bố khoa học trong nước thông thường. Nghiên cứu này cũng nêu bật một số ví dụ thú vị về những sự hợp tác tạo ra tác động cao. Ví dụ, Mexico, đã đạt được các chỉ số tác động mạnh nhất khi hợp tác với Đức và Italia. Kết hợp với Nga, các tác giả Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần tác động chuẩn của các bài báo của họ; các tác giả Nga đã tăng gấp ba lần tác động của các công trình nghiên cứu của họ khi kết hợp với Trung Quốc. Các công bố khoa học của Nga cũng “gặt hái” được đáng kể nhờ kết hợp với mỗi một nước trong nhóm đối tác G8. 31 Bảng 4: Những nước (nước Y) trong năm 2008 có mức tác động của các bài báo khoa học trong nước chuẩn tăng gấp ba nhờ hợp tác với các nước/vùng lãnh thổ X. Tối thiểu 1000 bài báo được mỗi nước công bố trong năm 2008 Nhờ kết hợp với (nước X) Đạt tác động (nước/vùng lãnh thổ Y) Ô x tr ây li a Á o B ỉ C an ad a T ru ng Q uố c C ộ n g h o à S éc P h ần L an P h áp Đ ứ c Ấ n Đ ộ Is ra en It al ia N h ật B ản H àn Q uố c N ew Z ea n d N a U y N g a T ây B an N h a T h ụ y Đ iể n T h ụ y S ỹ A n h M ỹ Achentina 3.2 Ôxtrâylia 3,2 Braxin 4,5 3,1 3,7 3,9 Trung Quốc 3,8 3,6 3,5 4 5 3,9 4,1 4,8 3,5 4,2 3,1 3,2 Cộng hoà Séc 3,9 3,1 3,2 Ấn Độ 3,7 Nhật Bản 3,3 3,1 Hàn Quốc 3,8 3 Mêhicô 3,1 3,4 Ba Lan 3,2 3,8 3,6 3,8 3,3 4,1 3,3 3 3,9 3,5 3,1 Nga 4,7 3,4 3,4 3,4 3,2 3,1 4,8 3,7 3,6 4,5 4,4 3,6 4,2 4 4,2 4 3,6 Slovakia 3 Tây Ban Nha 3,5 3.2 Đài Loan (Trung Quốc 3,2 Nguồn: Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc 32 Việc những “trung tâm” hợp tác hàng đầu ví dụ như Mỹ, Anh, Pháp, Đức đều có một tác động lên các tỷ số trích dẫn không có gì ngạc nhiên, một phần xét từ quy mô cộng đồng khoa học lớn và các tỷ số trích dẫn cao được tạo ra ngay trong những nước này. Tuy nhiên, ở Bảng 4, những nước này cũng đều có lợi khi liên kết với nhau và với các đối tác khác. Rất hiếm khi thấy được một nước hợp tác mà đơn thuần chỉ là người “hiến tặng” xét ở khía cạnh tác động: các nhà khoa học và tài trợ rất dễ được thúc đẩy bởi nguyên tắc có đi có lại hơn là chỉ bởi lòng tốt. Các mối quan hệ hợp tác khác cũng mang lại những mức tăng đáng lưu ý ở tác động trích dẫn. Hợp tác giữa Ôxtrâylia với Tây Ban Nha và Trung Quốc thu lợi từ cường độ nghiên cứu của những nước này trong lĩnh vực y tế (hầu hết là các nghiên cứu về thuốc lâm sàng) và di truyền/hệ gen. Những liên kết khác, ví dụ như những mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga hoặc Tây Ban Nha với Nhật Bản, được củng cố bởi các lĩnh vực thiên văn và vật lý chất lượng cao ở các nước đối tác. 2.2.3. Xây dựng năng lực thông qua hợp tác Đối với các nhà khoa học ở các nước đang phát triển, nhu cầu hợp tác có thể sẽ rất cao. Hợp tác với những quốc gia khác cho phép tiếp cận tới các phương tiện, nguồn tài chính, trang thiết bị và các mạng lưới mà vốn thường rất hạn chế ở nước của họ. Thực trạng kinh tế của nhiều nước đang phát triển cho thấy trang thiết bị thường được bảo dưỡng rất kém hoặc lạc hậu. Vì vậy, các nhà khoa học của các nước đang phát triển thông thường thực hiện thực nghiệm trong nước, nhưng sau đó tiến hành các phân tích dữ liệu ở các phòng thí nghiệm ở nước ngoài. Để đổi lại, các đối tác ở nước ngoài thường được quyền tiếp cận tới những nguồn tài nguyên mang tính địa lý độc nhất (ví như các hoá thạch của vùng Afar, hoặc đa dạng sinh học rừng mưa của Malaixia) cũng như có thể thu được những kiến thức và hiểu biết mang tính địa phương. Tương tự, do sự mất cân đối trong việc tiếp cận thông tin, nhiều nhà khoa học phải hợp tác với các đối tác quốc tế để nhằm có thể tiếp cận tới những sự phát triển mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của họ. Tiếp cận tới tài trợ cũng là một yếu tố quan trọng. Ngân sách của nhiều chính phủ ít khi bao gồm cả lương và các chi phí điều hành cơ quan, chứ chưa nói tới cung cấp các khoản trợ cấp nghiên cứu. Ví dụ, Viện Nghiên cứu Y tế của Kenya (KEMRI) có tới 2/3 nguồn thu nhập phụ thuộc vào các đối tác quốc tế trong giai đoạn 2006-2007. Viện Y tế Ifakara ở Tanzania hy vọng sẽ nhận được 3,72 tỷ shillings (2,53 triệu USD) từ các đối tác phát triển quốc tế trong giai đoạn 2010-2011, so với chỉ có 150 triệu shillings từ ngân sách chính phủ. Mặc dù vẫn có một số tranh cãi về việc tài trợ quốc tế làm ngăn trở các chính phủ nước sở tại đưa ra những khoản đầu tư, thì hợp tác quốc tế vẫn là một công cụ hiệu quả rất cao thông qua đó để bù đắp (thay vì thay thế) cho các ngân sách hạn chế ở các nước nghèo. Rõ ràng, khoa học và nghiên cứu, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực khoa học, đã góp phần xây dựng năng lực của các nước ở tất cả các lĩnh vực. Hỗ trợ trong nước 33 mạnh mẽ cho khoa học và mức độ linh hoạt tạo điều kiện cho khoa học hấp thu kinh nghiệm và chuyên môn từ bên ngoài sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc, từ đó giúp cho các nước xây dựng nên năng lực của mình để vừa trở thành là một khách hàng thông minh vừa là một nhà đóng góp có trách nhiệm trong bối cảnh toàn cầu. 2.2.4.Tiềm năng địa chính trị của hợp tác khoa học Khi đánh giá các động cơ và ích lợi của hợp tác quốc tế, các yếu tố chính trị và ngoại giao cũng thể hiện rõ sự những động cơ và ích lợi này. Có thể thấy, rất nhiều thách thức trong thế kỷ 21 đều có bóng dáng của các khía cạnh khoa học. Các công cụ, kỹ thuật và các chiến thuật của chính sách ngoại giao ngày càng cần phải thích nghi với một thế giới có mức độ phức tạp về khoa học và công nghệ ngày càng tăng. Trong suốt Chiến tranh lạnh, các tổ chức khoa học là một cơ quan quan trọng đối với những cuộc thảo luận phi chính thức về các vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết. Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc cũng là một cơ sở quan trọng của hợp tác khoa học và là một phía đối tác trong nhiều hiệp định với rất nhiều các cơ quan hàn lâm mới được thành lập trong Liên bang Xô Viết vào cuối thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước. Những hiệp định như vậy chứng tỏ có tầm quan trọng rất lớn đối với các cơ quan hàn lâm và các nhà khoa học của Đông Âu vì chúng cung cấp một khung pháp lý cho phép hợp tác diễn ra, bất chấp những nhạy cảm cảm và căng thẳng chính trị ở các cấp Chính phủ. Ngày nay, khoa học tiếp tục tạo ra những kênh kết nối với những nước với các mối quan hệ có thể căng thẳng ở các cấp độ chính trị. Trong một bài phát biểu của Tổng thống Obama ở trường Đại học Al-Azhar tại Cairo, Ai-cập, vào tháng 6/2009, ông xác nhận khoa học là công cụ góp phần tăng cường các mối quan hệ. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của trao đổi giáo dục, học bổng và đầu tư vào hợp tác nghiên cứu. 2.3. Các mạng lưới Có nhiều ý kiến1 cho rằng thế giới khoa học ngày nay được đặc trưng bởi các mạng lưới tự tổ chức, liên kết các nhà khoa học lại với nhau, những người này cộng tác không phải bởi miễn cưỡng mà là tự nguyện. Những mạng lưới này, được thúc đẩy bởi sự trao đổi kiến thức khoa học, tri thức và kỹ năng theo hình thức thức từ dưới lên, trải rộng khắp toàn cầu và đang làm chuyển dịch trọng tâm của khoa học từ cấp độ quốc gia sang cấp độ toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách thường không luôn nhận thức được tầm quan trọng của những liên kết này đối với chất lượng và định hướng của khoa học, nên có xu hướng nhấn mạnh đầu tư nghiên cứu gây thiệt hại cho các chính sách phát triển hỗ trợ và phát triển những mạng lưới như vậy. 1 Wagner C (2008). The new invisible college: Science for Development. Brookings Institution: Washington, DC, USA 34 Các liên kết giữa con người, thông qua các kênh chính thức và phi chính thức, các cộng đồng ở hải ngoại, các mạng toàn cầu ảo và các cộng đồng chuyên gia có cùng chung lợi ích là các động lực rất quan trọng của hợp tác quốc tế. Tuy vậy, sự hiểu biết về các xu thế, những mạng lưới các nhà khoa học và ý nghĩa của những mạng lưới này đối với khoa học toàn cầu vẫn còn rất ít ỏi. 2.3.1. Tiếp cận tới các mạng khoa học toàn cầu Ngay trong các mạng khoa học toàn cầu, nhiều nhà khoa học giỏi cũng có xu hướng “di chuyển” cả về tinh thần lẫn thể chất, để tìm kiếm các ý tưởng mới, những sự bổ sung và những mối quan hệ mới, có thể góp phần làm nâng cao hiệu suất nghiên cứu của họ. Nơi họ di chuyển tới hoặc nơi mà các mạng lưới quan hệ của họ mạnh nhất thường được xác định là nơi mà họ có thể tìm thấy những ý tưởng tốt nhất, trang thiết bị tốt nhất và một nền khoa học tốt nhất. Các nhà khoa học nên được tạo điều kiện để tạo dựng nên những mạng lưới toàn cầu của họ. Mặc dù có một số đề án và học bổng uy tín nhằm khuyến khích trao đổi khoa học, nhưng số lượng các giải thưởng rất ít ỏi và cạnh tranh thì lại khắc nghiệt. Các ví dụ bao gồm Học bổng Nghiên cứu Humboldt dành cho các nhà nghiên cứu bậc sau tiến sỹ, được trao cho khoảng 600 nhà nghiên cứu hàng năm để thực hành nghiên cứu trong 6 tới 24 tháng tại Đức; Học bổng Marie Curie trao cơ hội nghiên cứu tại châu Âu cho các nhà nghiên cứu bậc trước và sau tiến sỹ ở bất cứ một ngành khoa học nào đóng góp cho các mục tiêu của Chương trình Khung của Uỷ ban Châu Âu. Hơn 15.000 nhà nghiên cứu đã được trao học bổng Marie Curie kể từ khi giải thưởng này được thành lập vào năm 1990, tương đương với khoảng 750 người được trao giải hằng năm. Có khoảng 750 học bổng nghiên cứu sinh và học bổng các loại khác được trao cho các cá nhân ở các nước thành viên thông qua Uỷ ban Học bổng Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh. Các viện Hàn lâm Anh Quốc điều hành Học bổng Quốc tế Newton, mang lại cơ hội tới nước Anh để nghiên cứu cho các nhà khoa học mới ở giai đoạn đầu của sự nghiệp ở các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn hằng năm, xây dựng những mối liên kết giữa nước Anh với các nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực khoa học trong tương lai. Những dự án này rất quan trọng đối với việc thúc đẩy hợp tác, đặc biệt là ở những giai đoạn khởi đầu sự nghiệp của các nhà nghiên cứu, nhưng cần phải có thêm nhiều những dự án như vậy. Chỉ một phần rất nhỏ của ngân sách toàn cầu dành cho nghiên cứu khoa học là được hướng tới lưu động quốc tế. Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào đảm bảo được rằng các mạng lưới khoa học linh hoạt có thể phát triển, thông suốt và sau đó là làm thế nào để tiếp cận tới tri thức xuất phát từ những mạng lưới ấy. 2.4. Các yếu tố tạo điều kiện hợp tác để thúc đẩy nền khoa học xuất sắc Do số lượng các nhà khoa học tăng lên, nên số lượng của những đối tác hợp tác tiềm năng cũng tăng. Những bằng chứng nghiên cứu về sự phát triển vượt bậc của 35 Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin, tham vọng mới hé lộ ở lĩnh vực khoa học của Trung Đông và các nước Hồi giáo và ở nhiều nơi khác cũng đều mang lại những cơ hội mới để tạo ra tri thức khoa học, thúc đẩy hợp tác quốc tế và chia sẻ hiệu suất các nguồn lực. Cho dù được hỗ trợ bởi các liên kết mang tính lịch sử, bởi việc mở rộng mạng lưới, bởi các vấn đề mang tính toàn cầu hoặc bởi những động cơ khác, thì rõ ràng là các yếu tố tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng đều trải qua những biến đổi đáng kể trong những thập niên gần đây. 2.4.1. Công nghệ Hợp tác nghiên cứu thông thường là hoạt động mang tính cá nhân, qua hình thức các nhà khoa học gặp gỡ đối mặt và làm việc với nhau trong các lĩnh vực mà có chung mối quan tâm. Một trong những tác nhân tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu rõ rệt nhất lại là các tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Dù là thông qua email, internet, các công cụ chia sẻ dữ liệu hoặc điện thoại di động, công nghệ nghệ đã khiến cho các nhà khoa học có thể dễ dàng hợp tác với các đồng nghiệp bên ngoài đất nước. Thậm chí một nhà nghiên cứu cũng có thể là đồng tác giả bài báo nghiên cứu với những nhà nghiên cứu khác đang sinh sống ở những nơi cách xa nhau trên thế giới này chỉ bằng cách nhấn nút màn hình. Internet là một yếu tố có vai trò rất lớn. Nó đã làm thay đổi hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống, đóng góp rất lớn vào quá trình toàn cầu hoá. Định lượng hiệu ứng đặc biệt của Internet đối với khoa học là hầu như không thể, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của Internet đối với việc thúc đẩy hợp tác, khiến cho hợp tác trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế, việc phát triển công nghệ World Wide Web tại CERN ban đầu được thúc đẩy bởi nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế ở Máy Gia tốc hạt Electron-Positron lớn (LEP) của cơ quan này. Các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh ở đầu ra của các công trình khoa học được công bố và những nước nước tăng bậc trong bảng tổng sắp toàn cầu với vai trò là các trung tâm hợp tác thể hiện rất rõ xu hướng tăng trưởng sử dụng điện thoại di động và mức độ bao phủ của Internet. Ví dụ, mức sử dụng Internet của Trung Quốc đã tăng hơn 1.800% kể từ đầu thế kỷ 21 (từ 22,5 triệu người dùng lên 420 triệu); ở Tuynidi, mức độ bao phủ của Internet đã tăng tới 3.600% (từ 100.000 người sử dụng lên 3,6 triệu người). Email mang lại một phương pháp giao tiếp với nhiều cá nhân trên khắp thế giới một cách miễn phí và gần như ngay tức thì. Việc này cho phép chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng và tạo ra một diễn đàn để trình bày các câu hỏi và các ý tưởng. Gọi điện thoại miễn phí qua Internet (VOIP) và hội nghị truyền hình (video conferencing) mang lại một môi trường giao tiếp hiệu quả. Các ứng dụng ví dụ như Skype đã khiến cho hình thức giao tiếp mặt đối mặt từ xa này vừa mang tính dễ tiếp cận được vừa khả thi. Những tiềm năng phát triển hợp tác xuất phát từ Internet vẫn đang tiếp tục phát triển. Hiện thời, thông tin về các cuộc hội thảo khoa học thường bao gồm một hashtag 36 Twitter (ký hiệu dấu thăng sử dụng trong Twitter): theo cách này bất cứ ai cũng có thể theo dõi cuộc hội thảo và chia sẻ ý kiến của họ, dù là họ đang ngồi dự tại phiên họp thảo luận hoặc họ đang ở mãi tận phía bên kia bán cầu. Sự bùng nổ của điện toán đám mây cũng đem lại một số cơ hội thú vị cho hợp tác: đó là những con người khác nhau, sử dụng những thiết bị khác nhau, có thể tiếp cận tới cùng các kho tài liệu và nguồn tài nguyên một cách dễ dàng và rẻ hơn. Trong khi cho phép giao tiếp ngay tức thì, những cú phát triển công nghệ này cũng mang lại những phương tiện mà nhờ đó các rào cản tiềm ẩn cũng có thể tạo ra lợi ích. Trong khi trước đây các nhà nghiên cứu phải phụ thuộc vào việc thực hiện các cuộc gọi điện thoại tới các cộng tác viên ở một giờ thích hợp với cả hai vùng thời gian, thì giờ đây một đối tác có thể gửi dữ liệu và các bản thảo từ Delhi vào cuối ngày làm việc tới cho đồng nghiệp của họ tại Sao Paolo để người này tiếp tục làm nốt phần việc còn lại vào khởi đầu ngày mới của người này, và sau đó lại gửi phần việc này tới Vancouver cho đồng nghiệp khác để người này lại tiếp tục phần việc của mình. Hợp tác toàn cầu, với sự hỗ trợ của công nghệ truy cập ngay lập tức, sẽ không bao giờ khiến các nhà nghiên cứu “cần phải chợp mắt”. Hơn nữa, sự gia tăng của các trang web xã hội và đặc biệt là các mạng xã hội có tiềm năng làm thay đổi mạnh cách thức hợp tác của các nhà khoa học. Có thể một sinh viên tiến sỹ đầy tham vọng sẽ tìm được người hướng dẫn qua Facebook hoặc Twitter? Liệu “gặp mặt trực tuyến” sẽ trở nên bình thường như gặp mặt tại một cuộc hội thảo? Mặc dù khoảng 90% tất cả các cuộc hợp tác đều bắt đầu với việc gặp mặt đối mặt, nhưng những tiến bộ trong giao tiếp này đã làm giảm sự phụ thuộc vào địa điểm cụ thể. Tuy vậy, những tiến bộ này vẫn chưa khiến cho giao tiếp mặt đối mặt trở nên không cần thiết do giao thông thực cũng đang trở nên thuận tiện và rẻ với sự bùng nổ ở giao thông hàng không thương mại và sự bùng nổ của các phương tiện vận chuyển chi phí thấp. Mặc dù cũng gây ra những biến chuyển ấn tượng như Internet đã mang lại, nhưng những hình thức giao tiếp như vậy vẫn không phổ biến. Năm 2006, có chưa tới 5% người châu Phi sử dụng web so với hơn 50% ở các nước G8. Thậm chí ngay cả trong các khu vực “giàu có” như châu Âu, cũng có sự phân hoá. Năm 2007, chỉ có 1/5 người Bungari và Rumani là được kết nối với web, so với hơn 75% ở các nước Bắc Âu. Truy cập vào Net phát triển rất mạnh ở một số nước đang phát triển có thu nhập trung bình, ví dụ như Hàn Quốc (nơi truy cập gần như phổ quát) và Braxin. Nhưng nó lại chỉ tăng rất chậm ở các nước có thu nhập thấp: chỉ có 0,06% dân số của các nước thu nhập thấp là được truy cập Internet vào năm 1997 và tăng lên 6% vào 10 năm sau đó. Tuy nhiên, ở mỗi một khu vực này, các nhà khoa học là một cộng đồng có khả năng dễ truy cập Internet nhất. Dù vậy, một khó khăn lớn đối với các nhà nghiên cứu là băng thông của Internet có thể bị giới hạn, hoặc các vấn đề hạ tầng có thể làm ngăn cản khả năng giao tiếp hiệu quả. Ví dụ, mất điện diễn ra thường xuyên ở nhiều trường đại học trên toàn châu Phi và tốc độ kết nối Internet rất chậm. 37 2.4.2. Các cơ chế tài trợ Hợp tác nghiên cứu quốc tế được coi là không tốn kém, tuy vậy bất chấp sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ và những thành tựu phát triển của các công nghệ truyền thông, thì lĩnh vực này không phải là không đòi hỏi có các chi phí. Việc đi khắp thế giới để làm việc với các đồng nghiệp hoặc gặp gỡ các nhà khoa học ở nước ngoài buộc phải tiêu tốn một lượng kinh phí đáng kể. Những chi phí hậu cần đơn giản có thể góp phần thực hiện hoặc phá vỡ các dự án nghiên cứu. Hợp tác quốc tế đang ngày càng trở thành một ưu tiên đối với các nhà tài trợ nghiên cứu. Năm 2008, Nội các nước Đức đã thông qua “Chiến lược Quốc tế hoá Khoa học và Công nghệ”, cụ thể là nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự nghiên cứu hợp tác quốc tế và thúc đẩy nghiên cứu hợp tác với các nước đang phát triển. Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vừa ký kết các hiệp định hợp tác KH&CN với hơn 100 nước. Các cơ quan cấp nhà nước cũng đang ngày càng kết hợp chặt chẽ với nhau hơn. Năm 2020, Các Hội đồng Nghiên cứu của các nước G8 đã đưa ra lời kêu gọi chung đầu tiên về những đề xuất các dự án nghiên cứu đa phương ở các nước thành viên. Sáng kiến Lập trình Chung giữa các nước thành viên EU nhằm để tập hợp ngân sách quốc gia cũng liên quan tới những yêu cầu cụ thể về hoạt động nghiên cứu, với quan điểm giảm sự phân tán trong nghiên cứu của Châu Âu; hoạt động thí điểm về nghiên cứu các bệnh thoái hoá thần kinh. Ngoài ra, sắp tới còn có thêm nhiều sáng kiến được đề ra trong các lĩnh vực y tế, an ninh lương thực và nông nghiệp. Những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều nhà tài trợ cấp khu vực và toàn cầu mới, cho dù họ là các cơ quan mang tầm bao quát toàn lục địa chẳng hạn như Chương trình Khung châu Âu, đặc biệt là Hội đồng Nghiên cứu châu Âu hay các tổ chức từ thiện ví dụ như Quỹ Uỷ thác Leverhulme và Quỹ Sloan. Những sáng kiến tài trợ được các nhà khoa học nhiệt liệt hoan nghênh này chú trọng tới hợp tác quốc tế, nhưng việc thực hiện những sáng kiến này lại không phải lúc nào cũng đơn giản. Các nhà tài trợ đang ngày càng đưa ra các điều kiện linh hoạt tốt hơn để thúc đẩy hợp tác quốc tế và đang tích cực cố gắng tháo gỡ các rào cản đối với tài trợ liên biên giới (ví dụ, vai trò thành công cho tới nay của những văn phòng hải ngoại của Hội đồng Nghiên cứu nước Anh trong việc giải quyết sự chồng chéo ở các đơn xin cấp kinh phí cho một cơ quan chung). Nhưng rõ ràng,cần phải có thêm nhiều nỗ lực lực hơn trong lĩnh vực này để đảm bảo rằng các nhà tài trợ nghiên cứu đáp ứng được các yêu cầu của cộng đồng nghiên cứu đang ngày càng mang tính di động hơn. III. VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Hai mục trên của Tổng luận vừa mô tả những biến đổi của khoa học trong bối cảnh toàn cầu, được hỗ trợ bởi mức tăng hợp tác quốc tế, được định hướng bởi từng nhà nghiên cứu đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với những nhà khoa học giỏi nhất trên thế giới và bởi các Chính phủ đang tìm cách cải thiện chất lượng, phạm vi và khối lượng 38 của các cơ sở khoa học quốc gia. Những mối quan hệ hợp tác này góp phần tận dụng những tri thức và nguồn tài nguyên sẵn có và mới, thu hút các nhân tài, giải quyết các vấn đề nghiên cứu nội tại và xây dựng năng lực nghiên cứu. Chúng cũng dẫn tới số lượng ngày càng tăng các thành phần mới nổi lên trên trường khoa học quốc tế ở các cấp độ cá nhân, khu vực, quốc gia và toàn cầu; sáng tạo và truyền bá tri thức đi khắp thế giới theo những mạng lưới liên kết và phức tạp hơn bao giờ hết. Có thể nói, động lực quan trọng của hợp tác khoa học quốc tế ngày càng hiện rõ. Đó chính là sự cấp bách của các vấn đề mà xã hội loài người đang phải đối mặt trong thế kỷ 21; và nhận thức về vai trò của khoa học trong các giải pháp này. Những “thách thức toàn cầu” này, ví dụ như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, lương thực, năng lượng và an ninh nước và y tế toàn cầu sẽ thống trị chương trình nghị sự khoa học đương đại. Tại một cuộc họp tại Hiệp hội Hoàng Gia Anh Quốc được tổ chức vào tháng 1/2010, các thành viên của Hội đồng InterAcademy về Các vấn đề Quốc tế - mạng lưới của các viện hàn lâm khoa học thế giới - đã xác định biến đổi khí hậu, y tế toàn cầu, anh ninh lương thực, đa dạng sinh học, an ninh nước, dân số và an ninh năng lượng là các mối quan ngại cấp bách nhất của nhân loại. Những vấn đề này thường xuyên được đề cập tới với vai trò là “các thách thức toàn cầu” hoặc “các thách thức lớn” - những thách thức mà tầm quan trọng của chúng đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và gây nên những mối đe doạ đáng kể cho xã hội và các hệ sinh thái. Khoa học là chìa khoá thiết yếu để tìm ra các giải pháp cho những thách thức như vậy, mặc dù bên cạnh đó những yêu tố khác như kinh tế, xã hội và chính trị cũng giữ vai trò quan trọng. Khoa học để giải quyết các thách thức toàn cầu sẽ tăng về những khía cạnh như tầm quan trọng, quy mô và tác động. Nó đòi hỏi sự hợp tác quốc tế ở quy mô lớn bởi vì bản chất và tầm quan trọng của những hậu quả tiềm tàng của những thách thức này. Không một quốc gia nào hay một ngành khoa học nào có thể đưa ra các giải pháp hoàn chỉnh. Điều này cũng thể hiện những thách thức riêng của chính nó ở cách tổ chức và quản lý khoa học và vì vậy đòi hỏi những sự quan tâm đặc biệt. Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đều nhận ra điều này. Tổng thống Mỹ Obama cam kết “khai thác khoa học và công nghệ để giải quyết các thách thức lớn của thế kỷ 21”. Chương trình nghị sự nghiên cứu đổi mới của Châu Âu đặt những thách thức này làm trọng tâm. Vào tháng 5/2010, Canađa đã công bố quỹ “Các thách thức Lớn”, được hậu thuẫn bởi khoản ngân sách 225 triệu đô-la Canađa (220 triệu USD), để giúp các nhà khoa học từ các nước phát triển giải quyết các vấn đề y tế mà khu vực của họ đang phải đối mặt. Những sáng kiến này được xây dựng dựa trên nhiều khuôn khổ chẳng hạn như Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio 1992, hội nghị này đã xác định một khuôn khổ cho phát triển bền vững; và Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, nêu bật những mục tiêu và các chỉ tiêu đo lường để hướng dẫn xoá đói nghèo trên toàn thế giới. 39 Khoa học có thể giúp đo lường và dự đoán các tác động, xác định các giải pháp, đánh giá các cách thức để thích ứng và đánh giá các rủi ro để giảm nhẹ. Trong những thập niên gần đây, những đổi mới dựa trên khoa học đã loại trừ hoặc cố gắng loại trừ các dịch bệnh đe doạ sự sống, làm tăng sản lượng nông nghiệp và mở đường cho các công nghệ cac-bon thấp. Thách thức đối với các Chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và các thành phần khác là làm thế nào tổ chức các nỗ lực nghiên cứu một cách tốt nhất để giải quyết những thách thức như vậy một cách tập hợp, trong khi vẫn kết hợp được các tiền đề khoa học với nền tảng xã hội, chính trị và kinh tế rộng hơn. 3.1. Các giải pháp khoa học Ngày 16/09/1987, các nhà khoa học, các nhà ngoại giao, các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và đại diện ngành công nghiệp từ 24 quốc gia đã tụ họp tại Montreal, Canađa, để giải quyết một trong những thách thức môi trường toàn cầu cấp bách nhất của thời đại hiện nay: đó là sự suy giảm của tầng ozon. Mối liên kết giữa sự suy giảm của tầng ozon với khí CFC lần đầu tiên được giáo sư Sherwood Rowland ForMemRS và Giáo sư Mario Molina khám phá ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Công trình nghiên cứu của hai ông được dựa trên nghiên cứu ban đầu của Richard Stolarski và Ralph Cicerone. Giáo sư Ralph Cicerone hiện giờ là Chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, người đã nghiên cứu các hiệu ứng của phát thải hoá chất từ các quả tên lửa rocket của NASA. Có lẽ một phần là do mối liên hệ với NASA và nhận thức rõ hơn về sự sinh sôi của các echelons bên trên của bầu khí quyển, nên lý thuyết về sự suy giảm của tầng ozon đã trở thành một lĩnh vực chiếm được sự quan tâm lớn của công chúng tại Mỹ, được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng vào sau đó được các thành viên Quốc hội đưa ra thảo luận. Điều này đã dẫn tới việc Mỹ ban lệnh cấm chất CFC với vai trò là chất nổ đẩy ở các chất phun khí không thiết yếu vào năm 1978 và cuối cùng là ở Công ước Vienna 1985, thành lập nên một khuôn khổ quy định quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ozon (tiền thân của Nghị định thư Montreal). Khi không có mặt Nghị định thư Montreal, phương pháp lập mô hình khoa học đã đưa ra dự kiến về một thế giới mà trong đó gần 2/3 tầng ozon của Trái đất sẽ bị mất vào năm 2065, với bức xạ tia UV lên tới 650% và gây ra các hậu quả thảm khốc cho sự sống trên Trái đất. Nhưng giờ đây, lỗ hổng ở tầng ozon dường như đã dừng mở rộng trong những thập niên gần đây. Giáo sư Bob Watson, người có công trình ảnh hưởng rất lớn tới Nghị định thư này và được trao giải thưởng Hành tinh Xanh phần nào nhờ vào các thành tựu của mình, tranh luận rằng nỗ lực nghiên cứu này đã được hỗ trợ bởi một số các quy định. Ông cho biết “Để giải quyết thách thức này, thì phương pháp đề ra phải là một sự bình duyệt chuyên gia có uy tín, mang tính mở, minh bạch và mang tính quốc tế. Cuối cùng, 40 các phương án chính sách phải đơn giản. Nhằm để loại bỏ lỗ thủng tầng Ozon ở Nam Cực, các nhà khoa học đã chứng minh cần phải ngừng sử dụng công nghiệp các chất chlorine và bromine. Nhưng một trong những điều mà thực sự giúp các nhà khoa học giải quyết được thách thức này đó là sự tương tác giữa các chuyên gia khoa học, khu vực tư nhân, các nhà khoa học xã hội và các nhà tài trợ lớn”. Thách thức về việc đảo ngược xu thế suy giảm của tầng ozon có thể dễ được giải quyết hơn so với một số thách thức toàn cầu ngày nay, nhưng Nghị định thư Montreal như một mô hình chuẩn về thành quả có thể đạt được thông qua hợp tác quốc tế. Bảng 5 : Một số sáng kiến nghiên cứu quốc tế Sáng kiến IPCC IPCC là cơ quan quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá biến đổi khí hậu, được Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) và Cơ quan Khí tượng Thế giới (WMO) thành lập nhằm mang lại cho thế giới một quan điểm khoa học rõ ràng nhất về hiện trạng tri thức về biến đổi khí hậu cũng như các tác động tiềm tàng lên môi trường và kinh tế-xã hội của nó. CGIAR CGIAR là một đối tác toàn cầu nhằm mục đích đạt được an ninh lương thực bền vững và giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển thông qua các hoạt động liên quan tới nghiên cứu và nghiên cứu khoa học thông qua các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi, chính sách và môi trường. Quỹ Từ thiện Bill và Melinda Gate Quỹ Bill và Melinda Gate là một quỹ tư nhân có nguồn kinh phí dồi dào nhất trên thế giới, có mục đích đưa đổi mới trong các lĩnh vực như y tế, phát triển và giáo dục tới cộng đồng thế giới. ITER (Hạ tầng/Các cơ sở lớn) ITER là một dự án quốc tế nhằm thiết kế và xây dựng các lò phản ứng nhiệt hạch dựa trên khái niệm “tokamak”. 41 Thu hồi và lưu giữ các-bon (Hợp tác giữa Chính phủ-ngành công nghiệp) CCS là một loạt các công nghệ có tiềm năng thu hồi lại một lượng phát thải CO2 đáng kể từ các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp lớn đốt nhiên liệu hoá thạch, đã nhận được sự hậu thuẫn lớn từ nghị quyết của nhóm các nước G8 nhằm thúc đẩy sự phát triển của CCS. Nguồn: Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc Một ví dụ thậm chí còn đáng chú ý hơn nữa. Đây vốn là một thách thức mang tính toàn cầu tồn tại một cách nhức nhối từ lâu đã được giải quyết triệt để thông qua hợp tác quốc tế. Trong ít nhất 3 thiên niên kỷ, bệnh đậu mùa là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với loài người và là một tai hoạ ảnh hưởng lớn tới nền văn minh trên toàn thế giới, làm chết tới 30% số người bị mắc bệnh. Mặc dù cú đột phá lớn trong việc điều trị căn bệnh này được Edward Jenner FRS khám phá ra vào năm 1798, ông là người đã chứng minh rằng tiêm chủng phòng đậu mùa sẽ bảo vệ chống lại căn bệnh này, nhưng phải đến năm 1979, tức là 12 năm sau khi WHO phát động một kế hoạch mạnh mẽ để bài trừ căn bệnh này, thì việc bài trừ bệnh đầu mùa trên toàn cầu mới được thực hiện. Kế hoạch này là một chiến dịch toàn diện, huy động quan chức địa phương, hậu thuẫn chính trị và dân sự để hỗ trợ cho một chương trình y tế cộng đồng dựa vào việc tiêm chủng và cách ly quy mô lớn. Các thách thức khác nếu được xác định nhưng không được giải quyết kịp thời, thường để lại những hậu quả lớn. Có lẽ ví dụ khủng khiếp nhất chính là trận sóng thần năm 2004, đã được vệ tinh và các máy địa trấn ghi lại vài phút trước khi nó tràn vào bờ. Không có một hệ thống cảnh báo nào để báo trước cho người dân có kịp thời gian chuẩn bị, đã dẫn tới hậu quả thương vong lên tới 220.000 người. Hậu quả này xảy ra bất chấp thực tế là nó đã được dự đoán trước bởi Tiến sỹ Smith Dharmasaroja, Tổng Giám đốc của Cục Khí tượng Thái Lan vào năm 1994. Nhưng những cảnh báo như vậy đã không được chú ý. Waverly Person, một nhà địa vật lý và địa chấn học của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ lưu ý sau khi thảm hoạ xảy ra “nếu họ lắp đặt đồng hồ đo thuỷ triều, thì rất nhiều người trong số những nạn nhân ở cách xa tâm chấn đã có thể sống sót”. Mười tám tháng sau, cuối cùng một hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương cũng đã được lắp đặt, góp phần bổ sung thêm vào danh sách các sáng kiến mang tính địa phương được thiết lập nên kể từ sau thảm hoạ năm 2004, ví dụ như Nhóm Hoạt động Thiên tai Tự nhiên Anh Quốc - được thủ tướng Tony Blair thành lập vào năm 2005 để cố vấn cho Chính phủ về việc phát hiện ra các thiên tai tự nhiên và đưa ra các cảnh báo sớm. 42 3.2. Quản lý nghiên cứu toàn cầu Có rất nhiều mô hình hợp tác giữa các nhà khoa học, các Chính phủ, ngành công nghiệp, các nhà hảo tâm, từ thiện và xã hội dân sự vốn được hoạch định để giải quyết các thách thức toàn cầu. Không có một hướng tiếp cận đồng nhất nào. Các cơ cấu quản lý hình thành nên những mối đối tác và sáng kiến như vậy rất đa dạng và các thách thức chuyên biệt được hướng tới để giải quyết có thể sẽ rất khó khăn. Những thách thức này thường phụ thuộc lẫn nhau và được đặc trưng bởi một loạt các hiệu ứng mang tính địa phương đa dạng. Ví dụ, biến đổi khí hậu được dự kiến sẽ dẫn tới nạn lụt lội ở một số khu vực còn hạn hán thì sẽ xảy ra ở những nơi khác. Nghiên cứu đòi hỏi phối hợp trên khắp các lĩnh vực và các khu vực khác nhau, kết hợp với các hệ thống tri thức địa phương để hiểu được những tác động như vậy và để xác định được các giải pháp. Ở cấp độ toàn cầu, có một số các tổ chức giữ nhiệm vụ trong các lĩnh vực này, ví dụ như UNESCO và Uỷ ban Khoa học và Công nghệ về sự Phát triển của Liên hiệp Quốc (UN-CSTD) thuộc phạm vi phụ trách của UN; Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU), có chức năng điều phối các chương trình trên khắp các thành viên khoa học của mình, đại diện cho 141 quốc gia và kết hợp một loạt các hoạt động, bao gồm nghiên cứu bền vững toàn cầu; và chương trình Hợp tác Khoa học và Công nghệ Châu Âu (COST), một ví dụ về một khuôn khổ liên Chính phủ để phối hợp nghiên cứu được tài trợ cấp quốc tế, giảm thiểu những sự chồng chéo, tránh phân mảnh và tạo ra một tiền đề cho hợp tác khu vực với các đối tác ngoài châu Âu. 3.2.1.Các sáng kiến nghiên cứu được định hướng bởi thách thức toàn cầu Các thách thức toàn cầu cụ thể đã mang lại sự ra đời của một loạt các sáng kiến nghiên cứu hợp tác quốc tế. Để đáp ứng lại với thách thức về cung cấp năng lượng tái tạo, Diễn đàn Quốc tế Thế hệ IV (GIF) đã được Văn phòng Năng lượng Hạt nhân, Khoa học và Công nghệ của Chính phủ Mỹ thành lập nên vào năm 2000, với sự tham gia của 8 Chính phủ khác với mục đích là xác định và phát triển một thế hệ các hệ thống năng lượng hạt nhân mới với độ an toàn được nâng cao và giảm thiểu chất thải. Nỗ lực này liên quan tới sự hợp tác giữa các cơ quan năng lượng của nhiều nước khác nhau, nhằm mục đích giảm thiểu chi phí, chia sẻ ý tưởng và tránh chồng chéo. Nó cũng liên quan chặt chẽ tới các cấp quản lý, những đối tượng sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép khi các phiên bản thí điểm được xây dựng. Giáo sư Tim Abram, chủ tịch Nhóm công nghệ Nhiên liệu Hạt nhân của trường Đại học Manchester, đồng tác giả một phần của Lộ trình Thế hệ IV đã tham gia vào chương trình kể từ khi nó được thành lập vào năm 2000. Sự hiện diện của một chương trình quốc tế như G4, cùng với các đối tác đáng tin cậy, sẽ hoạt động như một nhân tố chính trong các quyết sách của các Chính phủ chịu trách nhiệm cấp kinh phí thích hợp cho những hoạt động thường xuyên của các phòng thí nghiệm quốc gia. Không có G4, các phòng thí nghiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Rõ ràng là chương trình này đã giúp tiết kiệm ngân sách để tập hợp các nguồn tài nguyên và Thế hệ IV đã liên kết một loạt các chuyên gia tầm cỡ thế giới, kích thích những sự hợp tác quan trọng và các mối 43 quan hệ tích cực. Mặc dù hầu hết công trình này được các phòng thí nghiệm quốc gia thực hiện, nhưng cũng nó cũng có sự góp mặt của ngành công nghiệp, mà nhờ đó một loạt các vấn đề xung quanh việc sở hữu trí tuệ được nêu ra. Theo Abram, “Thế hệ IV đã buộc mọi người, đặc biệt là các nhà khoa học ở các phòng thí nghiệm của Chính phủ và các trường đại học, vốn là hay nghĩ tới các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, phải đối đầu sớm với vấn đề nay ở ngay trong quy trình và đạt tới một sự hiểu biết rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của tất cả các bên trước khi nghiên cứu được tiến hành”. Trong lĩnh vực đánh giá môi trường, các sáng kiến quốc tế lớn bao gồm: Nhóm Quan sát Trái đất (GEO) - sự hợp tác giữa các Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm phát triển một hệ thống quan sát Trái đất để cho phép đáp ứng hiệu quả hơn với các thách thức môi trường; Sáng kiến Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (lấy hình mẫu từ Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)), và sáng kiến kế thừa của nó: Diễn đàn Liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Các dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES); và Mạng lưới Môi trường Khu vực Đông Bắc Phi (HoA-REN), một mạng lưới gồm các tổ chức môi trường và các cơ quan giáo dục bậc cao có nhiệm vụ xúc tiến trao đổi tri thức về lĩnh vực môi trường trong khu vực. Để giải quyết thách thức về sản xuất lương thực bền vững, Tổ chức liên chính phủ Đánh giá Quốc tế về Tri thức Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ vì mục đích phát triển (IAASTD) được đề xuất bởi Ngân hàng Thế giới hợp tác với một nhóm đa biên gồm nhiều tổ chức, với nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông thôn và thúc đẩy phát triển bền vững thông qua tri thức nông nghiệp, KH&CN. Trong bản đánh giá cuối cùng vào năm 2009, báo cáo này kêu gọi cần có một sự tái tư duy cơ bản về tri thức nông nghiệp, KH&CN, nhằm đạt tới việc sản xuất lương thực toàn cầu bền vững. Ở lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, Quỹ Uỷ thác Wellcome Trust đã đi đầu trong những nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách nhất đối với sức khoẻ của con người và động vật trong 72 năm qua. Consortium Gen học Cấu trúc (SGC) là một sự hợp tác công - tư quốc tế nhằm để xác định các cấu trúc của protein giữ vai trò trong một loạt các căn bệnh. Với vai trò là một ý tưởng nhận được sự hậu thuẫn của Alan Williamson, cựu Phó chủ tịch Chiến lược nghiên cứu toàn thế giới tại Merck, người giữ một vai trò quan trọng trong việc làm trung gian với consortium SNP (một quỹ phi lợi nhuận, đưa các đa hình nucleotit đơn - những biến thể khác nhau ở các cặp AND cơ sở ở các cá thể - thành một lĩnh vực công), SGC bắt đầu hoạt động vào năm 2004 và vào tháng 4/2010 đã hỗ trợ cho nghiên cứu xác định phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh rối loạn giấc ngủ. Ở những nơi khác trên thế giới, Sáng kiến Hợp tác Thử nghiệm Lâm sàng giữa các nước đang phát triển và châu Âu (EDCTP) đang tìm cách đánh bại các căn bệnh như HIV/AIDS, sốt rét và lao thông qua quan hệ đối tác giữa châu Âu và các nước tiểu sa mạc Sahara châu Phi. Sáng kiến này đã được tuyên dương vì đưa ra một mô hình hợp 44 tác nghiên cứu quốc tế mới, có khả năng thúc đẩy vai trò chủ động của châu Phi. Ở cấp độ rộng hơn, Liên minh Nghiên cứu Toàn cầu đã liên kết 9 tổ chức NC-PT trên khắp thế giới lại với nhau để phối hợp trong những dự án có tác động lớn nhằm hỗ trợ cho Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong số những chương trình nghiên cứu toàn cầu được thành lập từ lâu trong lĩnh vực khoa học sự sống, có thể điểm mặt một số chương trình đạt thành tích nổi trội, đó là Dự án Bộ gen Người và Chương trình Khoa học về Biên giới của Con người (HFSP) - một chương trình khoa học liên Chính phủ quốc tế tài trợ cho nghiên cứu cơ bản tập trung vào các cơ chế phức hợp của các sinh vật sống và đã tài trợ cho hàng ngàn nhà khoa học trên toàn thế giới thực hiện những nghiên cứu tiên phong kể từ năm 1989. HFSP là một chương trình có tính sáng tạo cao, có các cơ chế thường xuyên được tinh chỉnh trong quá trình phát triển. Trong 10 năm phát triển đầu tiên của chương trình, phương hướng tiếp cận theo cách phân tích và lược giản hoá chiếm ưu thế nhưng giờ đây đã bị thay thế bằng trọng tâm chú trọng tới sự tương tác của các nhà khoa học từ nhiều ngành khác nhau để nghiên cứu các vấn đề sinh học. Các giải thưởng dành cho việc giải quyết những thách thức toàn cầu, như Giải thưởng H của Quốc hội Mỹ và giải thưởng Các thách thức Grainger, đều đưa ra thêm nhiều các hình thức khuyến khích. Những giải thưởng này có thể kích thích tính cạnh tranh và mang lại một cách thức mới để xác định và huy động tính xuất sắc khoa học trong khi lại nắm bắt được sự sáng tạo của công chúng. Báo cáo năm 2009 của Công ty tư vấn McKinsey&Co cho thấy tổng số giải thưởng được đề xuất cũng như số lượng của các giải thưởng khuyến khích đang tăng lên (trái ngược lại với những giải thưởng truy tặng, để công nhận các công trình trong quá khứ, ví dụ như giải Nô-ben). Vào tháng 11/2010, Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Chính phủ Mỹ đã gửi một bản ghi nhớ tới các Cục liên bang thúc giục họ sử dụng các giải thưởng khuyến khích để thúc đẩy đổi mới và giải quyết những vấn đề khó khăn. Đây là hoạt động nối tiếp sau việc khai trương một website chuyên biệt vào tháng 9 để hoạt động như một ngân hàng các giải thưởng được Chính phủ tài trợ. 3.2.2.Tích hợp các thách thức và tối đa hoá các nguồn lực Các mối quan hệ đối tác nghiên cứu toàn cầu được nêu trên có vai trò rất quan trọng, nhưng cũng cần có các cơ chế sâu hơn, bao quát hơn để ưu tiên hoặc tích hợp những hoạt động vào trong các thách thức, làm giảm sự chồng chéo và tối đa hoá các nguồn lực (và tới một mức độ nào đó thực sự khả thi trên thực tiễn). Mặc dù khó có một khuôn khổ mục đích chung, đơn nhất nào thích hợp cho một loạt những nỗ lực như vậy (vì sự đa dạng của chúng có thể là một nguồn sức mạnh tự thân), nhưng các nhà quản lý và hoạch định chính sách vẫn nỗ lực tìm hiểu rõ hơn về việc giải quyết những thách thức toàn cầu theo cách thức đạt hiệu quả tốt nhất. OECD đã bắt tay vào nghiên cứu các phương pháp tiếp cận mới và các cơ chế quản trị hợp tác khoa học đa phương để giải quyết các thách thức toàn cầu, nhằm cung cấp một số những kiến thức quan trọng về cách tốt nhất để phát triển. Trong khi nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ tiếp tục 45 được định hướng bởi sự khao khát khám phá của từng nhà khoa học và các mục tiêu của những nhà tài trợ cho nghiên cứu, thì cũng có thể thấy rằng các chương trình nghị sự nghiên cứu sẽ có lợi khi nắm rõ một loạt các lợi ích đa dạng hơn, với sự tham gia lớn hơn của xã hội dân sự và các cộng đồng bị thiệt thòi. Việc này sẽ góp phần đảm bảo sự tham gia, cam kết và sẽ đòi hỏi các cơ cấu quản trị linh hoạt. Ảnh hưởng của nghiên cứu và đổi mới của khu vực tư nhân cũng rất quan trọng, ví dụ như trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở các nước đang phát triển. Làm hài hoà các thế mạnh của công nghiệp, năng lực khoa học và các mục tiêu chính sách là một ưu tiên đối với các cơ cấu quản trị trong tương lai. Tài trợ nhiều hơn cho nghiên cứu liên hoặc đa ngành về các thách thức toàn cầu là rất cần thiết. Các trường đại học, các nhà tài trợ nghiên cứu và các hệ thống đánh giá nghiên cứu thường chỉ củng cố các ranh giới ngành và ngăn cản các mối quan hệ cộng tác tác sáng tạo hơn. Trong khi đó, các cơ cấu tài trợ quốc gia và các yêu cầu báo cáo lại có thể hình thành nên các rào cản đối với tính hiệu quả của hợp tác quốc tế và các cấu trúc quản lý chặt chẽ hơn. Các tổ chức khoa học quốc tế có thể giữ vai trò hàng đầu trong việc làm hài hoà các cấu trúc này, các chuẩn mức đạo đức và các chính sách sở hữu trí tuệ quanh chúng. 3.2.3. Xây dựng năng lực và khả năng hồi phục Nghiên cứu được định hướng theo các thách thức toàn cầu sẽ rất hữu ích khi được bổ sung bởi các sáng kiến rộng hơn để nâng cao việc tiếp cận tới giáo dục cũng như xây dựng hạ tầng và năng lực khoa học mạnh hơn. Năng lực mang tính địa phương này cần phải được phục hồi và kết nối tốt vào cả các mạng lưới khoa học toàn cầu lẫn địa phương. Như có thể thấy, một số nước đang phát triển dần dần cải thiện năng lực khoa học của họ từ một xuất phát điểm thấp thông qua đầu tư và hợp tác. Đầu tư liên tục (cả trong nước lẫn đa quốc gia) và hợp tác quốc tế - cùng với hỗ trợ từ các nước phát triển - sẽ giúp những nước này phát triển nhanh hơn,và nâng cao năng lực của những nước này để đóng góp vào và thu lợi từ các mạng lưới và cấu trúc khoa học toàn cầu. Xét từ bản chất phổ biến của các thách thức toàn cầu, các ưu tiên quốc gia có thể cần được liên kết chặt chẽ với các ưu tiên và các nghĩa vụ về các thách thức toàn cầu. Sự chuyển đổi này đã được tiến hành ở một số vùng. Ví dụ, vai trò chủ chốt của khoa học và đổi mới trong quá trình phát triển quốc tế đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong thập niên qua. Một số cơ quan phát triển, ví dụ như Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Canađa (IDRC) đã xác định một cách rõ ràng vị trí trung tâm của nghiên cứu khoa học và kỹ thuật trong các chương trình nghiên cứu của họ. Cục Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) cũng đã mở rộng quy mô nghiên cứu về biến đổi khí hậu, y tế và nông nghiệp thông qua chiến lược nghiên cứu của mình. 46 KẾT LUẬN Nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học và tri thức, ngay từ thế kỷ thứ 19, nhà bác học Luis Paster từng đưa ra tuyên bố “Tri thức thuộc về nhân loại, vì thế khoa học không bị hạn hẹp trong mỗi quốc gia mà là ngọn đuốc soi sáng cho thế giới”. Thật vậy, ngày nay, toàn cầu hoá khoa học và công nghệ đang trở thành một xu thế tất yếu. Năm 2008, tính ra 218 nước trên thế giới đã tạo ra được hơn 1,5 triệu bài báo nghiên cứu: từ một quốc đảo bé nhỏ như Tuvalu1 cũng tạo ra được một bài báo khoa học, cho tới sản lượng 98.000 bài báo của nước Anh, Trung Quốc là 163.000, còn Mỹ là 320.000 bài báo. Khoa học được phát triển ở nhiều khu vực trên thế giới hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời cũng mang tính liên kết chặt chẽ hơn. Hơn 1/3 các bài báo nghiên cứu là kết quả trực tiếp của hợp tác quốc tế, với các đồng tác giả tới từ nhiều quốc gia. Số lượng các bài báo đồng tác giả quốc tế đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Các nhà nghiên cứu đang ngày càng mang tính linh động hơn, di chuyển khắp thế giới để tìm kiếm các đối tác tốt nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của họ, để có cơ hội tiếp cận tới các nguồn tài nguyên và chia sẻ các ý tưởng và cơ sở vật chất. Đồng thời, những nhà nghiên cứu này cũng đang nhận được sự hậu thuẫn quốc tế thông qua tài trợ liên biên giới từ các tổ chức quốc tế (các quỹ từ thiện, tài trợ nhân đạo và từ khối doanh nghiệp), các sáng kiến đa biên giữa các Chính phủ và các uỷ ban nghiên cứu, các cơ quan tài trợ đa quốc gia và các hạ tầng khoa học chung. Tính toàn cầu hoá của khoa học còn thể hiện rõ ở việc có thêm nhiều nước, nhiều thành phần và các cơ quan tham gia vào các hoạt động khoa học hơn. Đồng thời, hợp tác quốc tế ngày càng lớn mạnh góp phần kết nối các hoạt động này lại với nhau một cách chặt chẽ hơn. Tăng trưởng liên tục của chi tiêu cho NC-PT trên toàn thế giới theo những cách thức dễ dàng và nhanh chóng hơn là một minh chứng góp phần đảm bảo xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai. Những quốc gia siêu cường trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản sẽ tiếp tục phát huy vị thế của mình. Tuy nhiên, trong những năm tới, các nước mới nổi như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng sẽ đạt được những cú bứt phá ngoạn mục. Ngoài ra, vai trò của các quốc gia mới nổi khác trong lĩnh vực khoa học ở các khu vực như Trung Đông, Đông Nam Á, Nam và Bắc Phi và những nước công nghiệp được xếp hạng trung bình ví dụ như Canađa và Ôxtrâylia cũng như 1 đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương , nằm giữa Hawaii và Ôxtrâylia, đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới 47 một số quốc gia nhỏ ở châu Âu cũng đang ngày càng trở nên rõ nét. Nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững của quốc gia và toàn cầu đã dẫn tới tăng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học ở các nước kém phát triển hơn. Hợp tác quốc tế đã nâng cao một cách cơ bản tính hiệu quả của nghiên cứu khoa học ở một số khía cạnh sau: - Chất lượng: hợp tác đã góp phần liên kết kỹ năng, tri thức và kinh nghiệm nghiên cứu lại với nhau (phần nào thể hiện ở chỉ số trích dẫn các bài báo đồng tác giả quốc tế tăng cao). Hợp tác giúp cho các nhà khoa học tìm kiếm được những đối tác thích hợp trong lĩnh vực nghiên cứu của họ không phụ thuộc vào vị trí địa lý để phát triển năng lực nghiên cứu, liên kết những kỹ năng và các nguồn lực thích hợp và mang tính bổ sung lại với nhau. - Làm tăng tính hiệu quả và hiệu suất: hợp tác là động lực để kết hợp các nguồn lực trí tuệ, tài chính và hạ tầng, để có thể tạo ra thành quả mà chỉ năng lực riêng rẽ của một quốc gia không thôi thì không đủ. Những ví dụ điển hình là các chương trình, dự án quy mô toàn cầu, với sự hợp tác của nhiều quốc gia: LHC, Dự án Hệ gen con người. - Tính cần thiết: hợp tác góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu ở cấp độ cao ví dụ như biến đổi khí hậu và các đại dịch diễn ra xuyên khắp các biên giới; đòi hỏi hợp tác quy mô lớn và khả năng huy động các nguồn lực để giải quyết chúng, cũng như ứng dụng tri thức toàn cầu. Biên soạn: Nguyễn Phương Anh 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UNESCO science report 2010. UNESCO, 2010. 2. Science and engineering indicators 2010. National Science Board, 2010. National Science Foundation: Arlington, VA, USA. 3. The scientific century: securing our future prosperity. Royal Society, 2010. Royal Society: London, UK. 4. Science and innovation for development. Conway G & Waage J, 2010. UK Collaborative on Development Sciences: London, UK. 5. Science: An undervalued asset in governance for development. Royal Society, 2010. Royal Society: London, UK. 6. A global perspective on research and development. UNESCO, 2009. 7. Knowledge networks and nations: Global scientific collaboration in 21st century. Royal Society, 2011. Royal Society: London, UK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_cac_xu_huong_moi_trong_phat_trien_hop_tac_khoa_hoc.pdf
Tài liệu liên quan