Các giải pháp trên đây mang tính lâu dài, trong ngắn hạn Báo cáo đề xuất các
biện pháp sau đây:
(1) Trong thời gian tới cần đặt mục tiêu tăng hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu
tư của Nhà nước, thay vì quá tập trung vào tăng vốn đầu tư. Một trong các biện pháp
có thể làm được ngay là giảm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho đầu tư vào tài sản vốn
vật chất ở một số ngành đang gây ra méo mó về giá cả. Giảm những méo mó này sẽ
có tác động làm cho vốn được phân bổ hiệu quả hơn, di chuyển linh hoạt hơn và sử
dụng hiệu quả hơn do được đầu tư vào những ngành mang lại lợi suất kinh tế cao hơn.
Để có những biện pháp cụ thể, trước hết cần rà soát lại các biện pháp ưu đãi đầu tư,
đánh giá tác động của các chính sách này tới tích luỹ hình thành tài sản vốn vật chất
và đánh giá đóng góp của các ngành được hưởng lợi dưới góc độ tăng trưởng và phân42
phối phúc lợi. Đầu tư Nhà nước nên dành cho một số lĩnh vực tạo tác động lan toả cho
cả nền kinh tế.
(2) Tăng đầu tư cho giáo dục bằng cách huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Đầu tư từ ngân sách nên hướng vào mục đích tạo cơ hội bình đẳng hơn trong tiếp cận
các dịch vụ này, nhất là đối với người nghèo. Đồng thời với tăng đầu tư từ ngân sách
Nhà nước cho giáo dục-đào tạo, Nhà nước nên quản lý đầu ra của giáo dục bằng chất
lượng của nguồn nhân lực với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
(3) Thay đổi tư duy trong phát triển hệ thống khoa học và công nghệ với mục
tiêu rõ ràng là tăng đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế, nhất
là trong dài hạn. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, Nhà nước cần xác định rõ
nhiệm vụ của mình và thực hiện hỗ trợ trực tiếp trong một giới hạn và phạm vi nhất
định. Nhà nước nên chuyển mạnh sang hình thức quản lý bằng cơ chế chính sách
nhằm vào hai mục tiêu cụ thể là tạo kích thích đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp và tăng hợp tác hai chiều giữa các tổ chức nghiên cứu triển khai với doanh
nghiệp. Tức là, nếu tăng đầu tư nhưng vẫn giữ cơ chế quản lý cũ sẽ khó mang lại kết
quả mong muốn. Trong dài hạn công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến chất và lượng của
tăng trưởng. Do vậy, để đạt mục tiêu lâu dài thì cần phải tiến hành từ bây giờ.
48 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n để đánh giá chất lượng tăng trưởng.
1. Đầu tư hình thành vốn vật chất và vốn con người
1.1. Đầu tư hình thành tài sản vốn vật chất
Dưới góc độ của chất lượng tăng trưởng, khủng hoảng kinh tế ở Việt nam từ
cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80 (Thế kỷ 20) cũng được coi là một bài học quí
báu. Bên cạnh những nhược điểm của cơ chế kế hoạch tập trung, một nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng về năng suất và nhịp độ tăng trưởng chính là sự
bất hợp lý trong chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất. Đặc điểm nổi bật của
chính sách đầu tư trong thời kỳ này là ưu tiên đầu tư quá mức vào các ngành công
nghiệp nặng do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ. Kết quả của chính sách này là
đã tạo ra sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp loại hình này với tốc độ tăng bình
9 Hơn nữa, hiệu quả quản lý là một vấn đề rất lớn, nên cần được nghiên cứu một cách hệ thống hơn. Do điều
kiện không cho phép nên Nghiên cứu này không thể đi sâu vào khía cạnh này.
22
quân 25% hàng năm từ 1978-1980, trong khi sản lượng chỉ tăng bình quân tương ứng
2,4% (Trần Văn Thọ, 2000). Dồn sức đầu tư vào tài sản vốn vật chất thông qua khu
vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhưng không kèm theo đầu tư
vào vốn con người và tiến bộ công nghệ với một tốc độ tương ứng đã gây ra sự mất
cân đối nghiêm trọng về phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Hệ quả là nguồn vốn đầu
tư không phát huy tác dụng, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn làm ăn thua lỗ mặc
dù được bù đắp bằng ngân sách Nhà nước. Kinh nghiệm rút ra từ bài học đó là một
chính sách đầu tư như vậy sẽ không thể duy trì được tăng trưởng trong dài hạn.
Từ giữa thập kỷ 80, chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất đã có những
thay đổi lớn về cách tiếp cận: giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước, tạo cơ chế
huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Các cải cách tiếp
theo như mở cửa và hội nhập kinh tế, cổ phần hoá và đổi mới doanh nghiệp nhà nước,
cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng các thị trường nhân
tố v.v. đã tác động tới tốc độ đầu tư vào tài sản vốn vật chất, song đồng thời xác định
hình thái đầu tư ở Việt nam, thể hiện qua qui mô và cơ cấu đầu tư theo thành phần
kinh tế ở Bảng 6.
Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực
trong GDP - Giá hiện hành
Cơ cấu đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%)
1995 2000 2003 1995 2000 2003
Khu vực nhà nước 42,0 57,5 56,5 40,2 38,5 38,3
Ngân sách Nhà nước 18,7 23,8 21,6
Tín dụng đầu tư 18,5 17,2
DNNN
23,3
15,2 17,7
Khu vực ngoài quốc
doanh trong nước 27,6 23,8 26,7 53,5 48,2 47,8
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 30,4 18,7 16,8 6,3 11,4 14,0
Nguồn: TCTK, 2004.
Từ Bảng 6 có thể thấy, đầu tư của Nhà nước không những chiếm tỷ trọng cao
mà còn tăng tương đối so với các thành phần kinh tế khác. Trái với xu hướng của đầu
tư, đóng góp vào GDP của khu vực này lại giảm đi. Năm 1995, 1% đóng góp của khu
vực Nhà nước vào GDP tương ứng với 1,04% đóng góp của đầu tư thì năm 2000
tương ứng với 1,49% và năm 2003 cần 1,48%. Trên thực tế, đánh giá đóng góp của
đầu tư Nhà nước, nhất là đầu tư từ ngân sách (và trong chừng mực nào đó tín dụng
23
đầu tư) vào tăng trưởng là rất khó do tác động lan tỏa của loại đầu tư này. Nhìn chung,
1 phần trăm GDP do khu vực Nhà nước tạo ra ngày càng cần mức đầu tư cao hơn.
Khu vực tư nhân trong nước có tỷ trọng đầu tư thấp nhất, song đóng góp nhiều nhất
vào giá trị gia tăng. Năm 1995, đầu tư của khu vực này cao gấp 1,47 lần đầu tư từ
ngân sách, nhưng giảm xuống còn 1,24 lần vào năm 2003. Tuy nhiên, 1% GDP do
khu vực này tạo ra chỉ cần 0,52% đóng góp của đầu tư năm 1995 và tăng nhẹ lên
thành 0,55% năm 2003. Trái với hai khu vực trên, 1 phần trăm GDP tạo ra bởi khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng với đóng góp giảm dần của đầu tư từ 4,8%
năm 1995 xuống 1,2% năm 2003. Nếu cho rằng kết quả đạt được của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài là do tác động trễ của đầu tư trong quá khứ và khu vực này được
hưởng lợi từ tác động lan tỏa của đầu tư Nhà nước (vào cơ sở hạ tầng) thì cả hai tác
động này dường như không xảy ra đối với khu vực tư nhân trong nước. Như vậy, cơ
sở hạ tầng được tạo ra với chi phí cao, nhưng tác động của nó tới các khu vực kinh tế
khác, nhất là khu vực tư nhân trong nước, còn rất hạn chế. Tác động trễ của đầu tư
không xảy ra ở khu vực tư nhân (hoặc rất nhỏ) chứng tỏ đầu tư của khu vực này vừa
thấp, qui mô nhỏ, vừa mang tính ngắn hạn.
Từ năm 1996 đến nay Chính phủ đã hai lần xây dựng Chương trình đầu tư
công cộng 1996-2000 và 2001-2005. Chương trình được coi là một công cụ để huy
động các nguồn vốn khác và sử dụng vốn hiệu quả nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát
triển bền vững. Nguồn vốn của Chương trình hình thành từ ba nguồn: từ ngân sách
Nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn của DNNN có nguồn gốc
từ ngân sách Nhà nước. Thực hiện nguồn vốn này thời kỳ 1996-2000 và kế hoạch thời
kỳ 2001-2005 thể hiện ở Bảng 7.
Trong cả hai giai đoạn, đầu tư cho ba ngành Nông-lâm-ngư nghiệp, Công
nghiệp-Xây dựng và Giao thông vận tải-Bưu chính viễn thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn
của Chương trình: 76,3% thời kỳ đầu và 74% thời kỳ sau. Trong khi đó, các lĩnh vực
khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và Y tế-xã hội chiếm một tỷ trọng nhỏ là 5,8%
và 11,6% trong hai giai đoạn. Như vậy, giai đoạn sau đã chú trọng hơn vào các lĩnh
vực liên quan đến hình thành tài sản vốn con người và tiến bộ công nghệ, nhưng đồng
thời vẫn duy trì tỷ trọng đầu tư rất cao vào ba khu vực hình thành tài sản vốn vật chất.
Mặc dù khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp ngày càng tăng vào
tăng trưởng và kết quả đầu tư đã tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, nhưng đầu tư của khu
vực này vẫn tập trung trong một số ngành dựa vào khai thác tài nguyên như dầu khí
24
và một số ngành tập trung vốn, được bảo hộ cao như lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất
thép, xi măng. Năm 2003, 77% số vốn đăng ký thuộc các ngành công nghiệp và xây
dựng (TCTK, 2004). Thực trạng này một phần là kết quả của chính sách trợ cấp vốn
gián tiếp như hàng rào thuế quan hoặc làm tăng lợi suất của vốn nước ngoài bằng cách
tính thấp giá của nguồn tài nguyên bằng nhiều hình thức khác nhau như phí tài nguyên
hay thực thi kém các qui định liên quan đến lao động và bảo vệ môi trường.
Bảng 7: Vốn đầu tư công cộng 1996-2000 và 2001-2005 theo ngành (%)
96-00 1996 2000 2001-05 2001 2005
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 18,48 19,01 18,81 17,75 18,37 17,57
Công nghiệp-xây dựng 31,03 32,24 29,09 35,91 32,99 37,91
Giao thông vận tải, bưu điện 26,79 27,32 25,61 20,18 20,35 20,02
KHCN 0,74 0,63 0,86 1,31 1,25 1,39
GD-ĐT 2,63 2,83 2,57 5,45 5,70 5,28
Y tế xã hội 2,40 2,25 2,76 4,80 4,97 4,79
Văn hoá thể thao 2,28 1,69 2,78 4,25 2,11 1,16
Hạ tầng đô thị và cấp nước 6,19 5,25 6,97 8,09 8,77 7,52
Khác 9,45 8,77 10,55 4,84 5,49 4,38
Tổng 100,00 100,00 100,00 102,58 100,00 100,00
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005.
NXBTK 2003. Ghi chú: Số liệu thời kỳ 1996-2000 là thực hiện và 2001-2005 là kế hoạch.
Bên cạnh nội dung trên, các biện pháp khác mang tính trợ cấp vốn đã và đang
được thực hiện trên một phạm vi rộng bao gồm chính sách miễn giảm các loại thuế,
chính sách tín dụng ưu đãi và chính sách bảo hộ sản xuất thay thế nhập khẩu10 v.v.
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá được tác động của các chính sách này
tới tích luỹ tài sản vốn vật chất và tăng trưởng. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, phần
lớn số được hưởng lợi là các doanh nghiệp quốc doanh trong khi khu vực này hoạt
động vẫn kém hiệu quả. Thực trạng vẫn đang tồn tại là đầu tư của Nhà nước vẫn dàn
trải, hiệu quả đầu tư thấp và chất lượng các công trình kém. Theo một số dự đoán, tỷ
lệ thất thoát vốn của nhiều công trình sử dụng vốn Nhà nước dao động từ 30-40%,
thậm chí lên tới 80% ở một vài công trình. Hơn nữa, khu vực DNNN vẫn đang được
hưởng lợi từ chính sách sử dụng đất. Việc sử dụng sai mục đích và lãng phí đất đai ở
khu vực Nhà nước cũng có thể làm giảm đóng góp của nguồn vốn tài nguyên này vào
tăng trưởng mà lẽ ra nó có thể tạo ra nếu được đầu tư cho các khu vực khác.
10 Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2003, năng lực cạnh tranh kinh doanh ở tầm
doanh nghiệp (Business Competitiveness Index - BCI) của Việt Nam xếp thứ 79 trên 103 nước. Đây
là mức tụt hạng mạnh nhất trong tất cả các nền kinh tế được xếp hạng so với năm 2002.
25
Hình thái đầu tư của Việt Nam rõ ràng đang bộc lộ nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng
đến lượng và chất của tăng trưởng trong tương lai. Thấy rõ nhất là xu hướng tiến triển
trái ngược giữa đóng góp vào giá trị gia tăng và đóng góp vào đầu tư của khu vực Nhà
nước, cũng như sự yếu kém của khu vực tư nhân. Tỷ trọng lớn của đầu tư Nhà nước
cho thấy phần nào sự phụ thuộc của tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua vào nguồn
vốn này. Ngay cả khi vốn đầu tư Nhà nước được sử dụng hiệu quả, sự phụ thuộc vào
nguồn vốn này vẫn có thể đẩy ngân sách Nhà nước vào tình trạng căng thẳng. Nếu
nguồn vốn Nhà nước đầu tư kém hiệu quả, tình trạng này sẽ rất bất lợi cho tăng
trưởng trong giai đoạn tới.
1.2. Đầu tư vào hình thành tài sản vốn con người
Đầu tư vào tài sản vốn con người được quan tâm từ lâu và luôn là một trọng
tâm của các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Chi ngân sách Nhà nước cho giáo
dục-đào tạo tăng liên tục, trung bình đạt 15,8% so với tổng chi giai đoạn 1996-2000
và ước đạt 18,25% tổng chi ngân sách giai đoạn 2001-2005, trong đó khoảng 70% là
chi thường xuyên (CTĐTCC 2001-2005). Mặc dù vậy, chi đầu tư cho giáo dục từ
ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 35%-37% nhu cầu đầu tư của lĩnh vực này. Giai đoạn
1996-2000, vốn đầu tư cho giáo dục đã thực hiện là 15,4 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn
ngân sách chiếm 54,4%. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển giáo dục năm 2001-2005 huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau,
trong đó khoảng 30% từ Ngân sách Nhà nước. Để tăng vốn đầu tư cho giáo dục,
Chính phủ đã thực hiện chính sách xã hội hoá và huy động đầu tư của khu vực ngoài
quốc doanh bằng cách đa dạng hóa người cung cấp dịch vụ, cho phép hình thành khu
vực trường ngoài công lập.
Hạn hẹp về ngân sách càng làm cho vấn đề phân bổ nguồn vốn và hiệu quả đầu
tư vốn ngân sách trở nên quan trọng hơn. Từ năm 1993, cơ cấu chi cho giáo dục đã có
những thay đổi đáng kể. Ví dụ trong tổng chi cho giáo dục tiểu học, tỷ trọng chi từ
ngân sách tăng từ 45% năm 1993 lên 61% năm 1998. Đồng thời, tỷ trọng chi ngân
sách cho trung học phổ thông giảm từ 40% xuống còn 33% và chi ngân sách cho giáo
dục đại học và cao đẳng giảm từ 71% xuống còn 46% trong cùng thời kỳ. Kết quả
điều chỉnh đó nhìn chung có lợi cho người nghèo, tạo cơ hội cho con em người nghèo
tiếp cận dịch vụ giáo dục cơ bản, nhưng cũng có nghĩa là chi phí ở các bậc học cao
hơn sẽ đắt đỏ cho nhóm nghèo. Thiếu hụt này thường được bù đắp phần nào nhờ thực
hiện chính sách hỗ trợ con em người nghèo như miễn giảm học phí, các khoản đóng
26
góp và các hình thức hỗ trợ vật chất khác như hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập v.v.
Trên thực tế, các biện pháp này mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của con em người
nghèo (Bảng 8 ).
Bảng 8: Tỷ lệ người đi học trong nhóm thu nhập thấp nhất được miễn giảm học
phí hoặc đóng góp năm 2002
Miễn giảm học
phí (%)
Đóng góp (%)
Toàn
bộ
Một
phần
Toàn
bộ
Một
phần
Không được
miễn, giảm (%)
Tổng
(%)
Nhóm thu nhập
thấp nhất 24,16 2,21 3,9 3,94 65,8 100
Cả nước 15,20 1,52 1,67 1,96 79,66 100
Nguồn: ĐTMSDC 2002. TCTK, 2004.
Như vậy vẫn còn gần 66% người nghèo đi học không được hưởng các biện
pháp hỗ trợ nào và trên 50% trong số được nhận hỗ trợ là được miễn giảm học phí.
Theo số liệu thống kê về XĐGN, kinh phí miễn giảm học phí trung bình cho 1 học
sinh năm học 2001/2002 giảm nhiều, chỉ bằng 43,5% so với mức của năm học
1998/99 (Bảng 9). Tuy mức hỗ trợ cho sách, vở tăng gấp 3 lần trong năm 2002, nhưng
vẫn thấp, khoảng 40.000 đồng cho 1 học sinh/1 năm.
Bảng 9: Xu hướng hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo từ 1998-2002
Miễn giảm học phí Hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa
Năm
học
Số học
sinh
Kinh phí
(triệu
đồng)
Số tiền /1
học
sinh(1000
đồng)
Số học
sinh
Kinh phí
(triệu
đồng)
Hỗ trợ/1 học
sinh(1000
đồng)
1998/99 682.999 98.054 143,56 352.043 4.853 13,79
2001/02 2.443.002 152.549 62,44 1.410.215 56.289 39,91
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê XĐGN giai đoạn 1998-2000 và 2001-03. NXBTK, 2004.
Bên cạnh đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, đầu tư của tư nhân ngày càng có
vai trò quan trọng trong hình thành tài sản vốn con người. Tuy nhiên, chi tiêu tư nhân
còn phụ thuộc vào thu nhập của các hộ và sự bất bình đẳng trong chi tiêu (nói chung
và) cho giáo dục cũng nảy sinh một phần từ nguồn đầu tư này do có sự chênh lệch
đáng kể giữa nông thôn-thành thị và giữa các nhóm thu nhập.
27
Bảng 10: So sánh một số chỉ tiêu liên quan đến chi tiêu tư nhân cho 1 người đi
học năm 2001-2002
Thu nhập bình quân/
người/tháng
Chi tiêu cho giáo dục/1
người/tháng
Nông thôn so với thành thị 44,2% 34,3%
Nhóm nghèo nhất so với
nhóm giàu nhất
12,3% 16,7%
Nguồn: Tính toán từ số liệu ĐTMSDC năm 2001-2002. TCTK, 2004.
Bảng 10 cho thấy đầu tư của gia đình ở nông thôn và nhóm thu nhập thấp nhất
cho giáo dục của con em mình còn rất thấp so với thành thị và nhóm giàu nhất. Đặc
biệt khó khăn là nhóm nghèo nhất. Nếu xét từng khoản chi, người giàu sẵn sàng trả
tiền để con em mình được tiếp cận các trường có chất lượng giáo dục tốt và bồi dưỡng
thêm kiến thức ngoài giờ học chính qui (Bảng 11).
Bảng 11: Chênh lệch về chi tiêu cho đầu người đi học/1 năm theo khoản chi
(đơn vị: 1000 đồng)
Quần
áo
Sách giáo
khoa
Dụng
cụ học
tập
Học
thêm
Học
phí và
trái
tuyến
Đóng góp
cho nhà
trường
Nhóm nghèo nhất 23,53 40,23 38,03 23,96 41,21 49,1
Nhóm giàu nhất 82,53 108,21 82,19 357,25 476,36 97,7
Tỷ lệ chi của
nhóm nghèo so
với nhóm giàu 28,5% 37,2% 46,3% 6,7% 8,7% 50,3%
Nguồn: ĐTMSDC 2001-2002. TCTK, 2004.
Do trình độ học vấn là một yếu tố dẫn đến chênh lệch về cơ hội có được việc
làm với năng suất cao, nên tình trạng đầu tư cho giáo dục theo phân tích trên đây là
một thực trạng cần được nhìn nhận kỹ lưỡng. Cũng theo số liệu từ cuộc điều tra trên,
học phí và đóng góp cho nhà trường – cũng là hai khoản đóng bắt buộc- đã chiếm tới
38,2% tổng chi cho giáo dục cho 1 người. Hai khoản này cũng chiếm một tỷ trọng
tương đương là 40% đối với nhóm giàu nhất. Tuy nhiên tiền đóng góp cho nhà trường
của nhóm giàu chỉ chiếm 6% tổng chi, trong khi của nhóm nghèo là 20%, tức là quá
nặng và vì vậy không còn khả năng để đầu tư vào các khoản khác, nhất là “học thêm”
thường phổ biến ở các trường công lập. Đối với con em người nghèo chi phí cơ hội
của việc đi học là cao. Trong khi nhu cầu về thu nhập trước mắt quan trọng hơn thì chi
phí giáo dục cao sẽ không khuyến khích người nghèo đi học. Xét về tổng thể nền kinh
tế thì tình trạng này là bất lợi cho tăng trưởng bền vững.
28
Mức độ bình đẳng về giáo dục được phản ánh một phần qua hệ số Gini giáo
dục tính cho dân số từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp tiểu học, phổ thông trung học và
cao đẳng, đại học (Hình 1).
Hình 1: Đường Lorenz về giáo dục năm 2002
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu ĐTMSDC năm 2002.
Hình 1 mới mô tả mức độ bất bình đẳng về phân phối giáo dục là kết quả của
đầu tư vào giáo dục trong quá khứ. Có thể thấy, phân phối giáo dục trở nên bất bình
đẳng hơn từ cấp trung học phổ thông trở lên và trong số lao động từ 15 tuổi trở lên có
trình độ cao đẳng, đại học thì 35,8% thuộc nhóm giàu nhất. Mặc dù mức độ bất bình
đẳng chưa hẳn cao, nhưng nếu xu hướng này tăng thì có thể sẽ bất lợi cho tăng trưởng
gắn với cải thiện phúc lợi và xoá đói giảm nghèo.
2. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam qua phân tích định lượng11
Nhận dạng mô hình tăng trưởng là một nội dung quan trọng khi đánh giá chất
lượng tăng trưởng. Mục đích là nhằm kiểm định các đại lượng giải thích cho tăng
trưởng và đóng góp của từng nhân tố vào tăng trưởng của Việt Nam. Kết quả thu được
vì vậy sẽ giúp rút ra một số nhận xét về chất lượng tăng trưởng.
2.1. Các giả định của mô hình
Để đạt mục đích trên, nghiên cứu này xây dựng mô hình tăng trưởng tân cổ
điển cho Việt nam dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng cho vốn con người.
11 Phần này không đi sâu vào kỹ thuật xây dựng mô hình mà chỉ mang tính mô tả.
0
20
40
60
80
100
0 20 40 60 80 100
Tỷ lệ dân số cộng dồn
Đường bình đẳng
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THPT
Đại học, cao đẳng
29
Đây cũng là mô hình đã và đang được vận dụng phổ biến trên thế giới khi phân tích
nguồn lực tăng trưởng. Tại Việt Nam, cho đến nay Tổng cục thống kê và một vài
nghiên cứu đã có một số ước lượng ban đầu hàm sản xuất cho Việt Nam, tuy nhiên
mới dừng ở hàm sản xuất Cobb-Douglas cơ bản, chưa đưa được vốn con người vào
mô hình và vì vậy không phù hợp cho nghiên cứu chất lượng tăng trưởng.
Mô hình ở đây được xây dựng dựa trên các giả định sau đây12:
- Nền kinh tế do một hộ gia đình đại diện sản xuất duy nhất một loại hàng hoá
với sản lượng đầu ra Y bằng công nghệ sản xuất Cobb-Douglas (gọi tắt là hàm sản
xuất CD), sử dụng ba yếu tố đầu vào là tài sản vốn vật chất, vốn con người và lao
động, được gọi tương ứng là K, H và L. Lao động là yếu tố thiết yếu (nếu không có
lao động sẽ không có đầu ra) và tăng với tốc độ cho trước là n, tức có dạng
nteLtL )0()( = . Điểm đặc biệt là hàm CD có độ co dãn thay thế bằng 1 do vậy cho phép
các nhân tố sản xuất có thể thay thế cho nhau hay cho phép sử dụng các yếu tố này
linh hoạt hơn.
- Hàm sản xuất CD là một hàm liên tục, đồng nhất, có lợi suất không đổi theo
qui mô với các nhân tố sản xuất có năng suất biên giảm dần. Do đó hàm sản xuất CD
là hàm lồi và đây được coi là điều kiện cần và đủ để tồn tại điểm cân bằng tăng trưởng
trong mô hình này13. Nghiên cứu ngoài ra còn giả định điểm cân bằng tăng trưởng là
ổn định. Mô hình này vì vậy cho phép điều chỉnh các biến khi nền kinh tế tiến tới
trạng thái cân bằng.
- Tiến bộ công nghệ, gọi là A là biến ngoại sinh và tăng trưởng với tốc độ
không đổi a, tức có dạng ateAtA )0()( = . Mô hình áp dụng tiến bộ công nghệ trung tính
dạng Harrod, tức là tiến bộ công nghệ tác động trước hết đến nhân tố lao động, qua đó
tác động truyền14 tới nhân tố vốn vật chất và vốn con người và kết quả cuối cùng là
làm tăng năng suất đầu ra Y.
12 Mô hình trong báo cáo này xây dựng dựa vào mô hình của Mankiw (1992). Tuy nhiên, Mankiw không đi sâu
giải thích các giả định của mô hình.
13 Mô hình trong báo cáo này giả định điểm cân bằng là ổn định (chứ không chứng minh). Tại điểm cân bằng
tăng trưởng, các nhân tố sản xuất được hình thành với tốc độ như nhau và chính bằng tốc độ tăng của lao động,
trong khi đó các đại lượng trên đầu người như năng suất lao động, cường độ vốn (vật chất và con người) có tốc
độ tăng bằng 0.
14 Tiến bộ công nghệ dạng Harrod giả định hệ số giữa hai loại vốn và đầu ra Y và tỷ trọng thu nhập của hai
nhân tố vốn so với Y là bất biến, từ đó suy ra giá của hai loại vốn này cũng không đổi.
30
- Sản xuất theo công nghệ Cobb-Douglas với ba nhân tố K, H và L diễn ra
trong trạng thái cân bằng vĩ mô và các thị trường nhân tố là cạnh tranh hoàn hảo.
Trong điều kiện này, giá sử dụng của từng nhân tố bằng năng suất biên của chính nó.
- Trong mô hình K và H là hai biến nội sinh và bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao
cho trước. Khấu hao vốn con người trong mô hình được hiểu là lượng kiến thức mất
đi cùng với tuổi tác và thời gian.
Trong mô hình này, tốc độ tăng của tiến bộ công nghệ được giả định là a=0,02
dựa vào số liệu của Mankiw và đồng sự (1992) cho các nước phi dầu lửa và hai loại
tài sản vốn đều bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao – viết tắt là δ - như nhau là δ =0,04515.
Đối với bất kỳ mô hình định lượng nào, các giả định đều đóng vai trò quan
trọng và ảnh hưởng tới chất lượng kết quả ước lượng. Bên cạnh phụ thuộc vào số liệu
và độ chính xác của số liệu, kết quả còn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng các giả định
trên đây của nền kinh tế đang nghiên cứu. Trong trường hợp này, Việt Nam là một
nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch sang thị trường và trên thực tế hầu hết các thị
trường nhân tố mới trong giai đoạn đang hình thành, kém phát triển và không hoàn
hảo, nhất là thị trường vốn vật chất. Một biểu hiện nữa của các thị trường nhân tố yếu
kém là sự kém linh hoạt trong di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các vùng, các
ngành và khu vực kinh tế. Mặc dù công nhận những yếu điểm này sẽ ảnh hưởng tới
kết quả ước lượng, nhưng mô hình vẫn được vận dụng để phân tích tăng trưởng cho
nhiều nước đang phát triển và Việt nam không phải là ngoại lệ.
2.2. Cách giải mô hình và số liệu
Với các giả định trên đây, việc nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt Nam
chính là ước lượng hàm sản xuất CD có dạng16 ))(,,( 1 βαβα −−= ALHKFY bằng cách
ước lượng độ co dãn của thu nhập theo từng nhân tố sản xuất. Lao động trong mô
hình này là biến ngoại sinh, do vậy có thể chuyển hàm sản xuất theo mức trên đây
sang hàm năng suất có dạng ),(: hkfhky == βα . Trong đó y là năng suất lao động, k
và h lần lượt là cường độ vốn vật chất và vốn con người. Việc ước lượng trực tiếp
15 Tỷ lệ này được tính dựa vào tỷ lệ khấu hao của vốn vật chất so với GDP và tỷ lệ giữa vốn vật chất và GDP.
Số liệu thứ nhất lấy từ nguồn của TCTK và số liệu thứ hai là ước tính dựa vào số liệu của Trung quốc và một số
nước Đông Nam Á.
16 Y là đầu ra cuối cùng của nền kinh tế. Trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế được xác định bởi phía cung nên có
thể giả sử Y là Tổng sản phẩm quốc nội.
31
hàm sản xuất này trên thực tế là rất khó khăn, cơ bản là do khó có được số liệu và
thông tin để tính tài sản vốn vật chất và vốn con người của cả nền kinh tế. Vì vậy,
cách lựa chọn tốt hơn là giải các điều kiện17 tồn tại của một điểm cân bằng tăng
trưởng và logarit hoá hàm sản xuất để thu được một hàm tuyến tính. Sau đó, thay vì
ước lượng hàm sản xuất ban đầu, vấn đề đặt ra là ước lượng hàm năng suất tuyến tính
dưới dạng logarit phụ thuộc vào các biến mới là tỷ lệ đầu tư (so với GDP) vào vốn vật
chất định nghĩa là ks và tỷ lệ đầu tư vào vốn con người, định nghĩa là hs . Phân tích
định lượng sẽ cho phép ước lượng tham số quan trọng nhất đó là độ co dãn của thu
nhập theo từng nhân tố sản xuất (α và β ).
Số liệu chuỗi thời gian từ năm 1990-2003 cho mô hình được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau, chủ yếu từ nguồn của TCTK, các báo cáo kinh tế của Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ kế hoạch và đầu tư và Điều tra lao động việc làm
hàng năm của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Riêng tỷ lệ đầu tư vào vốn con
người hs được tính dựa vào phương pháp của Mankiw và đồng sự (1992), bằng tỷ
trọng dân số trong độ tuổi lao động đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Nghiên cứu này đã
sử dụng tỷ lệ nhập học thô để làm cơ sở tính. Biến phụ thuộc y được đo bằng GDP
bình quân trên đầu lao động trong độ tuổi. ks là tỷ lệ đầu tư so với GDP và tốc độ
tăng lao động trong tuổi lao động, viết tắt là wn , được tính dựa vào các Điều tra về
lao động việc làm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Do lấy từ nhiều nguồn nên số liệu nhìn chung chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu.
Chuỗi thời gian với 14 quan sát cũng có thể dùng để phân tích tuy nhiên là nhỏ và
không áp dụng được các kiểm định của chuỗi số liệu. Do đó, nghiên cứu này đã sử
dụng số liệu quí thu được từ chuỗi số liệu năm. Trước khi chạy mô hình, nghiên cứu
đã tiến hành các kiểm định về tính dừng (sử dụng kiểm định ADF) cho tất cả các
chuỗi số liệu quí để làm căn cứ điều chỉnh và xử lý mô hình.
2.3. Kết quả và đánh giá
Kết quả của mô hình được trình bày ở Bảng sau.
17 Mô hình này có hai biến nội sinh và vì vậy để có lời giải cần có hai phương trình. Điều kiện này là đáp ứng vì
chúng ta có hai phương trình hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con người. Phần này có thể xem thêm ở
nhiều tài liệu như Mankiw và đồng sự (1992) và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2003).
32
Bảng 12: Nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt Nam
Biến phụ thuộc: logarit GDP bình quân đầu
lao động trong tuổi lao động
Mô hình tự do Hệ số ước lượng
Log( ks ) 0,243***(3,983)
Log( hs ) 0,643***(7,966)
Log( wn +δ +a) 0,065 (1,575)
Adj. R2 0,95
Số quan sát 56
Mô hình tính hệ số tham số Hệ số ước lượng
α ước lượng 0,14** (2,057)
β ước lượng 0,35** (2,685)
Adj. R2 0,19
Số quan sát 56
Kiểm định Wald: Giá trị p 0,14
Ghi chú: Ước lượng sử dụng phương pháp OLS có chú ý đến tương quan chuỗi. Thống kê t
được ghi trong dấu ngoặc. *(**)(***) biểu thị hệ số có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý
nghĩa 10% (5%) (1%). Các kiểm định BG đã bác bỏ giả thuyết tồn tại tương quan chuỗi của
phần dư.
Kết quả ước lượng trên đây cho phép đánh giá mô hình tăng trưởng của Việt
Nam trong giai đoạn vừa qua với nhiều điểm đáng quan tâm. Trước hết, vốn vật chất,
vốn con người và lao động là các nguồn lực chính đóng góp vào tạo giá trị gia tăng.
Trong khi đó đóng góp của TFP (bao gồm tiến bộ công nghệ và các yếu tố khác như
hiệu quả quản lý của Nhà nước v.v.) còn thấp. Hệ số co dãn của lao động chiếm tỷ
trọng lớn (51%), phản ánh đặc điểm của nền kinh tế vẫn còn lạc hậu. Đáng chú ý là
đóng góp của nhân tố vốn vật chất vào tăng trưởng còn thấp. Kết quả này phần nào
phản ánh thực trạng đầu tư vào loại tài sản vốn này ở Việt Nam với những đánh giá ở
phần trên. Trong số những nguyên nhân vốn có của nền kinh tế như nghèo lại đang
trong quá trình chuyển đổi, thị trường vốn chưa phát triển, thì những bất hợp lý trong
chính sách đầu tư như đầu tư quá mức hay ưu tiên đầu tư vào một số ngành, trợ cấp
vốn dưới nhiều hình thức khác nhau v.v. đã gây ra một số méo mó trong phân bổ và
sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư của Nhà nước – thành phần luôn chiếm tỷ
trọng cao, ở mức trên 50% tổng đầu tư xã hội, từ nhiều năm nay.
Tỷ lệ đầu tư so với GDP trong giai đoạn vừa qua khá cao, nhưng đóng góp thấp
của tài sản vốn vào tăng năng suất chung còn do một nguyên nhân quan trọng nữa, đó
là sự thiếu vắng của tiến bộ công nghệ. Như đã trình bày trong phần khung phân tích,
33
nếu chỉ tập trung vào đầu tư hình thành tài sản vốn mà không có cải thiện công nghệ
và vốn con người thì nguồn tài sản đó cũng không phát huy tác dụng và không tăng
đóng góp vào tăng trưởng. Đây cũng là trường hợp mà nền kinh tế Trung Quốc đã gặp
phải trong thời kỳ 1952-1980 (Chow, 1993). Trong giai đoạn đó, Trung Quốc đã tập
trung ưu tiên đầu tư hình thành tài sản vốn vật chất và tăng trưởng chỉ đạt mức bình
quân 5%-6% mỗi năm, trong đó phần lớn là do đóng góp của khu vực công nghiệp.
Mặc dù mô hình này chưa tính đến độ trễ của đầu tư, nhưng nhìn chung kết quả
sẽ không thay đổi nhiều do sử dụng chuỗi số liệu. Một nguyên nhân nữa lý giải cho
đóng góp thấp của vốn vật chất là một phần vốn đầu tư đã không được sử dụng để tạo
ra giá trị gia tăng hay đóng góp vào tăng trưởng. Các biểu hiện hay gặp là tích tụ vốn
ở những công trình dang dở; thay vì đầu tư cho sản xuất, vốn lại dùng để đầu cơ bất
động sản; các công trình đầu tư (sử dụng vốn nhà nước), trước hết là cơ sở hạ tầng
kém chất lượng v.v. Đầu tư kiểu này mang lại tăng trưởng tức thì, nhưng trong dài
hạn do không phát huy tác dụng nên tài sản hình thành không đóng góp vào tăng
trưởng. Những kinh nghiệm này đã từng xảy ra ở một số nước trong khu vực trong
thời kỳ thực hiện chính sách hướng ngoại. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng (ví dụ
Stiglitz, 1999), chính sách thiên về đầu tư tài sản vốn ở Thái Lan trước thời kỳ khủng
hoảng, như chính sách tỷ giá cố định, bảo lãnh cho các nhà đầu tư vay vốn v.v. có tác
động phản với kỳ vọng của chính phủ. Thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất xuất
khẩu, các nhà đầu tư lại đầu tư vào bất động sản hoặc gây tình trạng thừa cung và ảnh
hưởng tới cơ cấu ngành. Đó có thể là một nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng
kinh tế Châu Á, dẫn đến tăng trưởng bị gián đoạn.
Đóng góp của vốn con người vào tăng trưởng là khá cao, tuy nhiên cũng có
nhiều khía cạnh phải xem xét. Trước hết, tỷ lệ đầu tư cho vốn con người cao hay thấp
phụ thuộc nhiều vào phương pháp xác định. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp
phổ biến trong các tài liệu phân tích định lượng về tăng trưởng. Theo đó, tỷ lệ nhập
học bậc phổ thông cơ sở là tiêu chí quan trọng nhất để tính toán và tỷ lệ này ở Việt
Nam là khá cao. Kết quả cho thấy tỷ lệ đầu tư cho vốn con người của Việt Nam có thể
so sánh với một số nước trong khu vực và các nước có thu nhập bình quân đầu người
cao hơn Việt Nam18. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập học cao chưa nói lên được chất lượng của
18 Theo tính toán của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2003) cho giai đoạn 1990-2002, tỷ lệ đầu tư trung bình vào vốn con
người của Việt Nam là 7,6% nếu sử dụng tỷ lệ nhập học thô và 6,4% nếu sử dụng tỷ lệ nhập học ròng. Trong
khi đó tỷ lệ đầu tư vào vốn con người tính theo tỷ lệ nhập học ròng của In-đô-nê-si-a là 4,1% và của Thái Lan là
4,4% cho giai đoạn 1965-1985 (Mankiw, 1992).
34
giáo dục, nhất là nền giáo dục của Việt Nam vẫn chưa thực sự hội nhập quốc tế. Với
cách tính trong Nghiên cứu này vì vậy kết quả ước lượng về đóng góp của vốn con
người có thể cao hơn thực tế. Đóng góp cao của vốn con người vào tăng trưởng dù sao
cũng là dấu hiệu tốt và mang lại niềm hy vọng cho Việt Nam để có thể nâng cao chất
lượng tăng trưởng nếu như nguồn vốn này được tiếp tục tích luỹ và sử dụng hiệu quả
hơn nữa.
Mặc dù còn một số khiếm khuyết, nhưng mô hình ước lượng trên đây vẫn có
thể được tham khảo như là một bằng chứng để đánh giá chất lượng tăng trưởng của
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
3. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng
Quá trình tăng trưởng ở Việt nam có đặc điểm đã gắn với xoá đói giảm nghèo,
nhưng đồng thời gia tăng về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Bảng 13).
Bảng 13: Bằng chứng về tăng trưởng, XĐGN và bất bình đẳng
1993 1998 2002
Tăng trưởng GDP (%) 8,08 5,8 7,08
Tỷ lệ nghèo chung (%) 58,1 37,4 28,9
Tỷ lệ nghèo lương thực (%) 24,9 15,0 10,9
Hệ số Gini (tính theo chi tiêu) 0,34 0,35 0,37
Nguồn: ĐTMSDC từ 1992/93-2001/02. TCTK.
Một số ý kiến tỏ ra lạc quan vì cho rằng chênh lệch về thu nhập tuy gia tăng
nhưng với tốc độ chậm và phân phối thu nhập vẫn tương đối bình đẳng trong quá trình
tăng trưởng vừa qua. Trên thực tế, nếu chỉ xem xét ở tầm quốc gia thì mức độ bất bình
đẳng dường như tăng chậm từ 1993-2002. Khu vực nông thôn chiếm gần 90% dân số
nghèo, nhưng phân phối thu nhập khá bình đẳng, trong khi khu vực thành thị có tỷ lệ
nghèo thấp hơn nhưng mức độ bất bình đẳng cao hơn (Hình 2a). Dưới góc độ vùng,
mức độ bất bình đẳng cao hơn ở hai vùng giàu nhất nước là Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Hồng (Hình 2b).
35
Hình 2a: Đường Lorenz về chi tiêu của khu vực thành thị và nông thôn năm
2002
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
0 20 40 60 80 100
§−êng b×nh ®¼ng
Thµnh thÞ
N«ng th«n
Nguồn: Xây dựng dựa vào số liệu của ĐTMSDC 2002.
Hình 2b: Đường Lorenz về chi tiêu của 8 vùng kinh tế năm 2002
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
1
0 20 40 60 80 100
B×nh ®¼ng
§ång b»ng s«ng Hång
§«ng b¾c
T©y b¾c
B¾c Trung bé
Duyªn h¶I
T©y nguyªn
§«ng Nam bé
§ång b»ng s«ng Cöu long
Nguồn: Xây dựng dựa vào số liệu của ĐTMSDC 2002.
Trên đây mới chỉ đề cập tới bất bình đẳng theo chi tiêu. Bất bình đẳng theo thu
nhập và tài sản nhìn chung rất khó đánh giá trong trường hợp của Việt nam, chủ yếu
do sự yếu kém về chế độ báo cáo liên quan đến hai khoản này và sự thiếu chính xác
khi khai báo. Tuy nhiên, với các số liệu tối thiểu thu thập được từ ĐTMSDC 1997/98
đã chỉ ra sự chênh lệch khá lớn về phân phối tiết kiệm và tài khoản lưu động của các
hộ. Ở tầm quốc gia, dân số thành thị chiếm khoảng 62% tổng tiết kiệm và tài sản lưu
động, trong số đó 68,3% là thuộc về 20% số hộ thành thị giàu nhất. Trong tổng số tiết
kiệm, 20 % hộ thuộc nhóm nghèo nhất chỉ chiếm 3,3%, trong khi 64,8% do 20% hộ
thuộc nhóm giàu nhất. Dựa vào số liệu về tài sản cố định (không bao gồm giá trị đất)
36
từ ĐTMSDC năm 2002, nghiên cứu này cũng khẳng định lại xu hướng đó (hình 3).
Trong số hộ có tài sản cố định, trị giá tài sản cố định của hộ thuộc nhóm giàu nhất gấp
5,5 lần so với của nhóm nghèo nhất.
Hình 3: Đường Lorenz về phân phối tài sản cố định năm 2002
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
0 20 40 60 80 100
B×nh ®¼ng
Ph©n phèi tµI
s¶n cè ®Þnh
Nguồn: Xây dựng dựa vào số liệu của ĐTMSDC 2002. Ghi chú: (1) Tài sản cố định
theo ĐTMSDC bao gồm nhà xưởng, cửa hàng, máy móc dùng cho sản xuất kinh doanh, tư
liệu sản xuất, vườn cậy lâu năm cho sản phẩm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đàn trâu, bò
ngựa kéo sinh sản, đàn gia súc gia cầm. (2) Đường Lorenz được xây dựng trên cơ sở giá trị
cộng dồn của trị giá tài sản cố định bình quân 1 hộ có tài sản cố định.
Tỷ lệ tiết kiệm và giá trị tài sản cố định rất thấp ở nhóm thu nhập thấp nhất và
khu vực nông thôn trước hết đã giới hạn khả năng tự đầu tư ở các hộ nghèo và khu
vực nông thôn. Hay nếu chỉ dựa vào chính họ, hộ nghèo và khu vực nông thôn sẽ khó
có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào quá trình tăng trưởng. Chính phủ đã thực hiện
nhiều biện pháp theo hướng tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn công cộng,
nhưng kết quả tái phân phối nguồn vốn công theo các chương trình mục tiêu quốc gia
vẫn còn một số bất cập mặc dù các tỉnh nghèo đều được hưởng lợi từ các chương trình
mục tiêu quốc gia. Theo Hình 4, xu hướng hồi qui rõ hơn ở năm 2000 so với năm
2002, tức là một vài tỉnh nghèo sẽ có thể bị bất lợi trước xu hướng tái phân bổ nguồn
vốn từ các chương trình trên. Một lý lẽ hay được nhắc đến là khả năng sử dụng (chứ
không phải khả năng tiếp cận) nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu của người
nghèo là kém. Thực tiễn này khẳng định lại một lần nữa vấn đề đã được đề cập ở
Chương I, đó là nếu tăng đầu tư vốn vật chất nhưng không đi đôi với đầu tư vào vốn
con người thì cũng không thể tăng được năng suất của vốn vật chất. Tức là vốn sẽ
không được sử dụng hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, để tăng hiệu quả sử dụng vốn đã
phân bổ cho các tỉnh nghèo thì tăng đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia
cần thực hiện chính sách tăng đầu tư vào tăng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
(tức vốn con người) cho người nghèo.
37
Chương trình hỗ trợ người nghèo bằng cách cấp vốn tuy phạm vi hoạt động có
rộng hơn, nhưng thực tế năm 2002 chỉ có 32,5% số hộ nghèo được vay vốn, trong đó
tỷ lệ hộ nghèo thành thị và nông thôn được vay là xấp xỉ, ước từ 31%-32%
(ĐTMSDC 2002). Thực trạng này chủ yếu là do nguồn vốn có hạn và khó khăn trong
xác định hộ nghèo. Chẳng hạn, năm 2002 chỉ có 29,4% hộ nghèo ở thành thị và
33,2% hộ nghèo ở nông thôn được cấp chứng nhận là hộ nghèo (ĐTMSDC 2002).
Hình 4: Tái phân phối ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc
gia và chỉ số xếp hạng nghèo năm 2000 và năm 2002
. 0 0
. 0 4
. 0 8
. 1 2
. 1 6
. 2 0
0 . 0 0 . 2 0 . 4 0 . 6 0 . 8 1 . 0
N a t i o n a l p o v e r t y i n d e x 2 0 0 0
C
en
tra
l b
ud
ge
t f
or
n
at
io
na
l p
ro
gr
am
s
to
to
ta
l l
oc
al
e
xp
en
di
tu
re
in
2
00
0
(Năm 2000)
. 0
. 1
. 2
. 3
. 4
. 5
. 6
. 7
0 . 0 0 . 2 0 . 4 0 . 6 0 . 8 1 . 0
N a n t i o n a l p o v e r t y i n d e x 2 0 0 0
C
en
tra
l b
ud
ge
t f
or
n
at
io
na
l p
ro
gr
am
s
to
to
ta
l l
oc
al
e
xp
en
di
tu
re
in
2
00
2
(Năm 2002)
Nguồn: Klump, 2003.
Ghi chú: Chỉ số càng cao, tỉnh càng giàu. Chỉ số bằng 1 tức là tỉnh không có hộ nghèo và
ngược lại tỉnh chỉ toàn người nghèo nếu chỉ số bằng 0.
38
Khía cạnh xem xét tiếp theo là ảnh hưởng của bất bình đẳng tới nghèo đói ở
Việt nam. Kết quả gần đây nhất đo tác động của tăng trưởng và phân phối thu nhập tới
giảm nghèo được thể hiện ở Bảng 14.
Bảng 14: Tác động của tăng trưởng và phân phối tới giảm nghèo
1993-1998 1998-2002 1993-2002
Thay đổi về tỷ lệ nghèo
chung
-0,222 -0,075 -0,298
Tăng trưởng -0,244 -0,117 -0,347
Phân phối 0,022 0,042 0,049
Thay đổi về tỷ lệ nghèo
lương thực
-0,187 -0,035 -0,222
Tăng trưởng -0,217 -0,069 -0,281
Phân phối 0,03 0,034 0,059
Nguồn: Klump and Bonschab, 2004. Ghi chú: hệ số có dấu âm là tác động tốt (giảm nghèo)
và có dấu dương là tác động xấu (làm tăng tỷ lệ nghèo).
Từ Bảng 14 có thể dễ dàng nhận thấy trong cả hai giai đoạn, tăng trưởng kinh
tế đóng góp lớn vào giảm nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở
mức thấp hơn, do đó giảm tỷ lệ nghèo vẫn là kết quả cuối cùng. Điều đáng quan tâm ở
đây là mức độ tác động của từng yếu tố trên diễn ra theo hai hướng ngược nhau trong
hai giai đoạn: tác động của tăng trưởng tới giảm nghèo có xu hướng giảm đi trong giai
đoạn sau, đồng thời tác động làm tăng đói nghèo của bất bình đẳng lại tăng lên tương
ứng. Chính điều đó đã làm cho kết quả giảm nghèo ở giai đoạn sau từ 1998-2002 thấp
hơn so với giai đoạn trước. Kết quả trên đây dù mang tính tham khảo, song nó cũng là
một bằng chứng cho thấy gia tăng bất bình đẳng trong trường hợp của Việt nam bất
lợi cho xoá đói giảm nghèo và có thể tác động xấu tới lượng và chất của tăng trưởng
trong tương lai.
39
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đánh giá chất lượng tăng trưởng là hết sức phức tạp, đòi hỏi một khung khổ
phân tích rất rộng. Báo cáo này vì vậy mới chỉ đề cập tới những vấn đề cơ bản nhất về
khái niệm, các yếu tố và khía cạnh được coi là các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng
tăng trưởng và làm rõ mối quan hệ hai chiều giữa lượng và chất của tăng trưởng, thể
hiện ở Chương I. Trong khi tốc độ tăng trưởng thể hiện qua sự cải thiện về thu nhập
bình quân đầu người thì chất lượng tăng trưởng lại được thể hiện qua sự cải thiện về
phúc lợi, khía cạnh phân phối thành quả của tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và khả
năng duy trì tăng trưởng của một quốc gia. Do đó, để đánh giá chất lượng tăng trưởng
cần xem xét tất cả các yếu tố đó, bao gồm quá trình tạo ra tăng trưởng, phân phối kết
quả của tăng trưởng và quản lý hiệu quả của Nhà nước. Phần này cũng nhấn mạnh,
quá trình tăng trưởng chỉ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng về “lượng” nhưng không chú
trọng tới “chất” thì tăng trưởng khó bền vững.
Chương II của báo cáo trình bày một số kết quả đánh giá so sánh về chất lượng
tăng trưởng theo từng khía cạnh đã nêu trong khung phân tích ở Chương I cho một số
nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về sự mất cân đối trong đầu tư
hình thành các loại tài sản sản vốn, phổ biến là đầu tư quá mức vào tài sản vốn vật
chất, thiếu đầu tư vào vốn con người, tài nguyên và hệ quả là tạo ra mô hình tăng
trưởng bóp méo. Bất bình đẳng trong phân phối cơ hội, nhất là trong tiếp cận dịch vụ
giáo dục, đầu tư mất cân đối vào các loại tài sản vốn cũng là hai trong số nhiều
nguyên nhân góp phần làm tăng chênh lệch về thu nhập và phân phối thành quả của
tăng trưởng và điều này là bất lợi cho tăng trưởng trong dài hạn.
Dựa vào khung đánh giá trình bày ở Chương I, Chương III mới chỉ tập trung
vào xem xét một số khía cạnh nhằm đưa ra một số đánh giá ban đầu về chất lượng
tăng trưởng của Việt Nam. Báo cáo đã đề cập được ba khía cạnh: Thứ nhất, các yếu tố
liên quan đến đầu tư và chính sách đầu tư vào hình thành tài sản vốn vật chất và vốn
con người ở Việt Nam. Thứ hai, nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt Nam cho
giai đoạn 1990-2003 qua phân tích định lượng, trong đó đã chú trọng tới vốn con
người. Thứ ba, phân tích khía cạnh bất bình đẳng về phân phối thu nhập của quá trình
tăng trưởng và ảnh hưởng của nó tới kết quả giảm nghèo của Việt nam.
Kết quả phân tích cho trường hợp của Việt Nam cho thấy có sự mất cân đối về
đầu tư hình thành và tích luỹ tài sản vốn vật chất và vốn con người trong giai đoạn
40
vừa qua. Sự mất cân đối này thể hiện ở chỗ ưu tiên hơn cho đầu tư vào tài sản vốn vật
chất bằng cả hai hình thức hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Tác động xấu của những méo
mó đó tới tăng trưởng kinh tế không chỉ trực tiếp qua kênh đầu tư, thể hiện qua đóng
góp ở mức thấp của nhân tố vốn vật chất. Các tác động gián tiếp là rất rộng, thể hiện
qua nhiều mặt khác nhau, ví dụ làm giảm năng lực cạnh tranh của các ngành được ưu
đãi và trợ cấp, tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời làm cho ngân
sách Nhà nước trong tình trạng căng thẳng, thiếu vốn đầu tư tương xứng vào hình
thành các loại tài sản khác như vốn con người và tài nguyên, v.v.
Mô hình tăng trưởng của Việt nam chủ yếu vẫn dựa vào các nhân tố hữu hình
và đóng góp của TFP vẫn còn thấp. Đặc biệt là đóng góp của vốn vật chất vào tăng
trưởng còn thấp mặc dù nguồn tài sản vốn này được ưu tiên đầu tư với tốc độ cao
trong giai đoạn vừa qua. Trong khi đó đóng góp của vốn con người vào tăng trưởng
tương đối cao. Kết quả này ủng hộ cho một số đánh giá cho rằng Việt Nam có các chỉ
số giáo dục khá cao so với các nước có cùng mức thu nhập trên đầu người. Tuy nhiên,
trình độ lao động của giai đoạn vừa qua là kết quả của đầu tư cho giáo dục trong quá
khứ. Hiện tại, mức độ bất bình đẳng về phân phối giáo dục chưa cao, nhưng chi phí
cho giáo dục có xu hướng gia tăng có thể sẽ là trở ngại lớn cho hình thành loại tài sản
vốn quý giá này.
Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tuy chưa cao, nhưng có xu
hướng gia tăng theo quá trình tăng trưởng. Do đó, nếu trong tương lai xu hướng này
vẫn tiếp tục thì có thể bất lợi cho tăng trưởng. Báo cáo cũng đưa ra bằng chứng về tác
động ngược chiều giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và giảm tỷ lệ nghèo ở
Việt Nam. Đáng lưu ý là tác động ngược chiều này tăng lên cùng với mức độ gia tăng
bất bình đẳng về phân phối thu nhập.
Mặc dù có nhiều hạn chế và chưa có điều kiện để phân tích một cách đầy đủ và
sâu ở một số khía cạnh, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chú trọng và nâng cao
chất lượng tăng trưởng là cần thiết đối với Việt Nam để tiếp tục duy trì tăng trưởng
với tốc độ cao đi đôi với cải thiện phúc lợi và XĐGN. Điều này đòi hỏi phải có các
giải pháp mang tính đồng bộ và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nhóm
giải pháp chung, mang tính dài hạn bao gồm:
* Điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào hình thành các loại tài sản vốn và nâng cao hiệu quả
đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, mà trước hết là đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Điều
41
chỉnh cơ cấu đầu tư phải gắn với cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước và cải thiện
môi trường đầu tư và kinh doanh. Kiến nghị này dựa vào bằng chứng về sự thiên lệch
trong đầu tư vào hình thành hai loại tài sản vốn vật chất và vốn con người. Đầu tư
trong giai đoạn vừa qua thể hiện sự bất hợp lý trong phân bổ nguồn lực cho tăng
trưởng.
* Từ bằng chứng về đóng góp cao của vốn con người vào tăng trưởng cho thấy tăng
đầu tư cho giáo dục thông qua các biện pháp trực tiếp và gián tiếp là rất cần thiết,
thông qua nhiều kênh khác nhau trong đó tiếp tục huy động nguồn vốn ngoài ngân
sách. Đầu tư từ ngân sách cho giáo dục cần chú trọng đến cơ cấu phân bổ, hiệu quả và
chất lượng, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận
dịch vụ giáo dục và được hưởng lợi từ nguồn đầu tư đó.
* Tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ nhưng phải gắn với tăng hiệu quả và chất
lượng đầu tư.
* Chú trọng khía cạnh phân phối thành quả tăng trưởng. Mục đích chung là tạo điều
kiện cho người nghèo có thể tham gia sâu và rộng hơn vào quá trình tăng trưởng. Có
thể chia làm hai loại giải pháp: trực tiếp như trợ cấp vốn đầu tư và đầu tư vào vốn con
người của người nghèo và gián tiếp như xây dựng và hoàn thiện các thị trường nhân
tố, nhất là thị trường vốn; đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước cho chính quyền cấp
dưới; mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng và thực hiện chính sách tại
địa phương v.v.
Các giải pháp trên đây mang tính lâu dài, trong ngắn hạn Báo cáo đề xuất các
biện pháp sau đây:
(1) Trong thời gian tới cần đặt mục tiêu tăng hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu
tư của Nhà nước, thay vì quá tập trung vào tăng vốn đầu tư. Một trong các biện pháp
có thể làm được ngay là giảm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho đầu tư vào tài sản vốn
vật chất ở một số ngành đang gây ra méo mó về giá cả. Giảm những méo mó này sẽ
có tác động làm cho vốn được phân bổ hiệu quả hơn, di chuyển linh hoạt hơn và sử
dụng hiệu quả hơn do được đầu tư vào những ngành mang lại lợi suất kinh tế cao hơn.
Để có những biện pháp cụ thể, trước hết cần rà soát lại các biện pháp ưu đãi đầu tư,
đánh giá tác động của các chính sách này tới tích luỹ hình thành tài sản vốn vật chất
và đánh giá đóng góp của các ngành được hưởng lợi dưới góc độ tăng trưởng và phân
42
phối phúc lợi. Đầu tư Nhà nước nên dành cho một số lĩnh vực tạo tác động lan toả cho
cả nền kinh tế.
(2) Tăng đầu tư cho giáo dục bằng cách huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Đầu tư từ ngân sách nên hướng vào mục đích tạo cơ hội bình đẳng hơn trong tiếp cận
các dịch vụ này, nhất là đối với người nghèo. Đồng thời với tăng đầu tư từ ngân sách
Nhà nước cho giáo dục-đào tạo, Nhà nước nên quản lý đầu ra của giáo dục bằng chất
lượng của nguồn nhân lực với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
(3) Thay đổi tư duy trong phát triển hệ thống khoa học và công nghệ với mục
tiêu rõ ràng là tăng đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế, nhất
là trong dài hạn. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, Nhà nước cần xác định rõ
nhiệm vụ của mình và thực hiện hỗ trợ trực tiếp trong một giới hạn và phạm vi nhất
định. Nhà nước nên chuyển mạnh sang hình thức quản lý bằng cơ chế chính sách
nhằm vào hai mục tiêu cụ thể là tạo kích thích đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp và tăng hợp tác hai chiều giữa các tổ chức nghiên cứu triển khai với doanh
nghiệp. Tức là, nếu tăng đầu tư nhưng vẫn giữ cơ chế quản lý cũ sẽ khó mang lại kết
quả mong muốn. Trong dài hạn công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến chất và lượng của
tăng trưởng. Do vậy, để đạt mục tiêu lâu dài thì cần phải tiến hành từ bây giờ.
Các nhóm giải pháp nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau và để thực hiện
đòi hỏi Nhà Nước phải tăng hiệu quả quản lý của mình. Về dài hạn, để nâng cao chất
lượng tăng trưởng hay duy trì được tăng trưởng với tốc độ cao ở mức hợp lý đi đôi với
tăng phúc lợi và XĐGN đòi hỏi phải có cách tiếp cận rộng hơn trong xây dựng chính
sách. Các kiến nghị trên đây được đề xuất dựa vào một nghiên cứu tổng thể, vì vậy
chưa thể đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể hay chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể
cho từng vấn đề được coi là bất cập rút ra từ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu cho rằng
chất lượng tăng trưởng là một vấn đề lớn, vì vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
nữa bằng những nghiên cứu cụ thể cho từng vấn đề được đặt ra trong khuôn khổ phân
tích. Khía cạnh hiệu quả quản lý Nhà nước trên giác độ của chất lượng tăng trưởng
chưa được đề cập trong nghiên cứu này cũng là một gợi mở cho các nghiên cứu sâu
tiếp theo.
43
Tài liệu trong nước
Chính phủ Việt Nam (2002): Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm
nghèo. Hà nội.
Chính phủ Việt nam (2003): Chương trình đầu tư công cộng thời kỳ 2001-2005.
Bộ LĐTB&XH (2004): Số liệu thống kê xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và
2001-2003. NXBLĐ-XH. Hà nội.
TCTK (2003): Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001 – 2003. NXBTK. Hà Nội.
TCTK (2004a): Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. NXBTK, Hà nội.
TCTK ( 2004b): Niên giám thống kê năm 2003. NXBTK. Hà nội.
Trần Văn Thọ (2000): Kinh tế Việt Nam 1955-2000: Tính toán mới, phân tích mới
NXBTK. Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
Aghihon, Caroli and Garci-Penalosa (1999): Inequality and Economic Growth: The
Perspective of the New Growth Theories“, Vol. 37, pp. 1615-1660.
Barro R. (1999): Inequality and Growth in a Panel of Countries. Havard University.
Chow (1993): Capital Formation and Economic Growth in China. The Quarterly
Journal of Economics, August 1993.
Filmer D. and Pritchett L. (1999): The Effects of Household Wealth on Educational
Attainment: Evidence from 35 Countries. Population and Development Review, Vol.
25, No. 1, Mar. pp. 85-120.
Galor O. and Zeira J. (1993): Income Distribution and Macroeconomics“, Review of
Economic Studies, Vol. 60, pp 35-52.
Maddison (1994): Explaining the economic Performance of Nations, in Convergence
of Productivity. Baumol, W. J., Nelson R. R. and Wolff E. N. 1994
Klump (2003): Pro-poor growth- the Case of Vietnam. A report of GTZ.
Klump and Bonschab (2004): Operationalizing pro-poor growth- The Vietnam case
study.
44
Kuznets S. (1955): Economic Growth and Income Inequality. American Economic
Review, Vol. 14, No. 1, pp. 1-29, March 1955.
Lopez et al. (1998): Addressing the Education Puzzle: the Distribution of education
and Economic reform”. Policy Research working paper no. 2031. World Bank.
Washington D.C.
Mankiw, G., Romer.D and Weil. David N. (1992): A Contribution to the Empirics of
Economic Growth, Quarterly Journal of Economics, May 1992, pp. 407-437.
Stiglitz Joseph E. et al. (1989): The Economic Role of the State. Basil Blackwell Ltd.
Nguyen Thi Tue Anh (2003): Wachstumspolitik und Sozialpolitik in der
Transformation zur Marktwirtschaft am Beispiel Vietnam. Ph.D. Dissertation.
Stiglitz Joseph E.(1999): „Lessons from East Asia“. Journal of Policy Modelling
21(3) 311-330.
Tanzi et al. (1997): Corruption, Public Investment, and growth.” Working paper.no.
WP/97/139. IMF. Washington D.C.
Thomas et al. (2000).: Measuring Education Inequality. Working paper. World Bank
Institute. Washington D.C.
Vinod et al. (2000): The Quality of Growth. Published for the World Bank. Oxford
University Press.
World Bank (2001): World Development Report 2000/2001: Attacking Poverty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_chat_luong_tang_truong_kinh_te_mot_so_danh_gia_ban.pdf