Tài liệu Chỉ số đổi mới toàn cầu 2014: Nhân tố con người trong đổi mới

Cụ thể từng chỉ số trong 7 trụ cột chính của Việt Nam như sau: Trụ cột Thể chế có thứ hạng kém nhất, với 46,6 điểm Việt Nam chỉ đứng thứ 121/143 nước trên thế giới và thứ 7/9 nước ASEAN, đứng sau Singapo (92,8 điểm, xếp thứ 3); Brunei (73,4 điểm, xếp thứ 37); Malaixia (68,2 điểm, xếp thứ 50); Thái Lan (54,4 điểm, xếp thứ 94); Philipin (49,6 điểm, xếp thứ 108); Campuchia (44,6 điểm, xếp thứ 120), chỉ hơn Inđônêxia (38,1 điểm, xếp thứ 137) và Myanmar (35,3 điểm, xếp thứ 140). Rõ ràng đây là khâu cần có đột phá mạnh hơn nữa. Đối với trụ cột về Cơ sở hạ tầng, được nước ta coi là một trong ba đột phá chiến lược, Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới và thứ 7 trong khối ASEAN với 28,6 điểm, sau các nước Singapo (65,6 điểm, xếp thứ 2); Malaixia (45,7 điểm, xếp thứ 35); Brunei (36,6 điểm, xếp thứ 70); Thái Lan (36,5 điểm, xếp thứ 71); Inđônêxia (33,1 điểm, xếp thứ 83); Philipin (30,0 điểm, xếp thứ 94), chỉ hơn Campuchia (21,0 điểm, xếp thứ 128) và Myanmar (16,7 điểm, xếp thứ 138). Thứ hạng không cao, đòi hỏi Việt Nam nỗ lực phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng trong dài hạn. Về Mức độ tinh vi của thị trường, Việt Nam cũng xếp thứ 92 trên thế giới, thứ 7 trong khối ASEAN, sau Singapo (4); Malaixia (17); Thái Lan (34); Campuchia (35); Brunei (38) Bảng 4. Xếp hạng GII 2014 của các nước ASEAN STT Nước Thứ hạng toàn cầu 1. Singapo 7 2. Malaixia 33 3. Thái Lan 48 4. Việt Nam 71 5. Inđônêxia 87 6. Brunây 88 7. Philipin 100 8. Campuchia 106 9. Mianma 14039 và Inđônêxia (88), chỉ hơn Philipin (93) và Myanma (135). Trụ cột Nguồn nhân lực và nghiên cứu, với thứ hạng toàn cầu là 89, Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN sau Singapo (xếp thứ 2), Malaixia (35) và Thái Lan (36). Ở trụ cột này, vị trí thứ 4 nhưng chúng ta đã cách khá xa 3 nước đứng trước. Các trụ cột Mức độ tinh vi trong kinh doanh, Đầu ra tri thức; Kết quả sáng tạo Việt Nam đều xếp thứ 4 trong khu vực ASEAN. Trong đó mức tinh vi trong kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 59, những nước trong khu vực có chỉ số cao hơn Việt Nam gồm Singapo (xếp thứ 1), Malaixia (29), Thái Lan (55), Inđônêxia (43); Với đầu ra công nghệ và tri thức, Việt Nam xếp thứ 49, sau Singapo (xếp thứ 13), Malaixia (39), Thái Lan (47); Kết quả sáng tạo của Việt Nam xếp thứ 58, những nước trong khu vực có chỉ số cao hơn Việt Nam gồm Singapo (xếp thứ 33), Myanmar (39), Inđônêxia (43).

pdf40 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chỉ số đổi mới toàn cầu 2014: Nhân tố con người trong đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quốc gia khác nhau. Phát triển kỹ năng cho đổi mới trong trường phổ thông: Những thách thức tồn tại Bất chấp những nỗ lực của nhiều quốc gia quan tâm nhiều hơn vào việc cung cấp kỹ năng cho học sinh, một số thách thức chung vẫn còn tồn tại. Rào cản tiềm tàng với phát triển các kỹ năng cho đổi mới là việc đánh giá học sinh. Các quá trình đánh giá ở phổ thông thường ít phù hợp với các kỹ năng cho đổi mới. Mặc dù thực tế chương trình giảng dạy ở nhiều nước đã chú trọng vào các kỹ năng, nhưng việc đánh giá học sinh có xu hướng tập trung nhiều vào nội dung kiến thức và các kỹ năng nhận thức. Điều này phản ánh thực tế là các bài đánh giá tập trung vào những năng lực được hiểu rõ nhất hoặc dễ đánh giá nhất, hoặc việc đánh giá bị hạn chế theo những dạng dễ cho điểm và dễ so sánh giữa học sinh, trường học và khu vực. Các bài kiểm tra quan trọng thường ngụ ý rằng các hoạt động giảng dạy và học tập trở thành điều kiện để chuẩn bị và vượt qua các bài kiểm tra. Việc giảng dạy thường tập trung vào việc học một cách máy móc thay vì phát triển các kỹ năng cho học sinh. Lợi ích tiềm tàng từ việc giảng dạy dựa trên ứng dụng hoặc siêu nhận thức chỉ có thể nhận thấy rõ khi sự 24 đánh giá sử dụng những yếu tố đo lường giải quyết vấn đề hoặc lập luận. Thế giới cần phải đạt tiến bộ hơn nữa để đảm bảo việc đánh giá giáo dục khuyến khích các trường học đào tạo ra các học viên có khả năng tổng quát. Điều này đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ các nhà hoạch định chính sách và người quyết định trong trường học mà còn từ giáo viên, những người có thể cần được đào tạo để đánh giá nhiều kỹ năng khác nhau của học sinh. Những đổi mới như xây dựng các công cụ đánh giá hoặc các đánh giá gắn liền chương trình giảng dạy có thể giúp đảm bảo rằng giáo viên được trang bị công cụ để đánh giá thực tế việc học tập của học sinh một cách kịp thời. Ngoài ra, những tiến bộ trong phát triển phần mềm đã làm tăng tiềm năng đánh giá trên máy tính, tăng khả năng đánh giá nhiều kỹ năng khác nhau một cách linh hoạt. Cuối cùng, sự phát triển của những hệ thống thông tin theo chiều dọc để theo dõi sự phát triển theo thời gian của sinh viên là một phương tiện có thể sử dụng để theo dõi tiến bộ trong việc có được các kỹ năng theo thời gian và để xây dựng biện pháp can thiệp thích hợp và cá nhân hóa cho mục đích trên. Kết luận Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa mà đổi mới là động lực chính của tăng trưởng kinh tế dài hạn, một trong những thách thức quan trọng đối với hệ thống giáo dục và đào tạo là tìm ra những phương thức hiệu quả để trang bị cho mọi người những kỹ năng đóng góp cho đổi mới ở mọi hình thức. Bằng chứng cho thấy một loạt kỹ năng cần thiết cho đổi mới, với những yêu cầu khác nhau theo từng dạng đổi mới. Việc giảng dạy nhiều môn học sẽ có ích, phương pháp dạy học cũng quan trọng như bản thân môn học, nhưng quan trọng là việc liên hệ bài học với ứng dụng thực tế và dạy cho học sinh những kỹ năng để giải quyết những vấn đề mới. Mặc dù chương trình giảng dạy ở nhiều nước đang chú trọng vào những kỹ năng cần thiết cho đổi mới, nhưng những phương pháp đánh giá trong trường học có thể là rào cản cho sự phát triển của họ. Sự tập trung vào những vấn đề trên là một trong những Hộp 1: Đánh giá sự sáng tạo trong trường học Một nghiên cứu được thực hiện bởi OECD và CCE (Sáng tạo, Văn hóa và Giáo dục) xem xét cách đánh giá sự sáng tạo của giáo viên tiểu học. Lucas et al. (2013) đề xuất một công cụ thử nghiệm đánh giá sự sáng tạo trong trường học chỉ ra các thói quen trí não hay khuynh hướng liên quan với sự sáng tạo trong 5 mặt chính: trí tò mò, kiên trì, trí tưởng tượng, tính cộng tác, và tính kỷ luật. Hai thử nghiệm thực tế ở 17 trường tiểu học tại Anh cho thấy công cụ này cho phép giáo viên có thể phát triển chính xác và chắc chắn tính sáng tạo của học sinh, trong khi đó trẻ em thể hiện những dấu hiệu hiểu bài tốt hơn và có thể ghi lại tiến bộ của chúng. Mặc dù tập trung vào tính sáng tạo, công cụ này có đủ độ mở để nắm bắt cả các kỹ năng khác như khả năng “hợp tác” có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các kỹ năng cư xử và xã hội. Đối với các trường học, công cụ này có lợi thế là nhắc nhở giáo viên về tầm quan trọng của một loạt các tính năng và ý nghĩa của chúng trong môi trường học đường. Những phát triển rộng hơn về những công cụ đánh giá hình thành như vậy có thể nâng cao nhận thức của giáo viên và sinh viên về những kỹ năng cho đổi mới và giúp theo dõi những kỹ năng đó trong việc học tập tại trường học. 25 hướng quan trọng mà hệ thống giáo dục có thể đào tạo ra thế hệ trẻ có khả năng thích ứng và tham gia vào nền kinh tế tri thức toàn cầu. 2.3. Các hoạt động và kỹ năng đổi mới sáng tạo Cùng với sự chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới sáng tạo đã trở thành động lực thúc đẩy sự thay đổi kinh tế và xã hội. Đổi mới sáng tạo không chỉ có nghĩa như một yếu tố tác động đến sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mà nó đã trở thành một dạng nhận thức đại chúng về cả đổi mới sáng tạo và những hệ quả của nó. Trong vai trò trung tâm này, sự đổi mới thành công đòi hỏi người dân nhận được mức giáo dục cao hơn, sáng tạo hơn, cũng như nâng cao năng lực tiếp thu những thành tựu quan trọng trong khoa học, công nghệ, đổi mới (STI) và áp dụng chúng vào những hoạt động hàng ngày. Theo đó, sự tiến bộ ngày nay không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển STI của nền kinh tế, mà còn cả mức độ thâm nhập của nó trong xã hội cũng như tiềm năng trí tuệ của người dân, khả năng kiến tạo và ứng dụng kiến thức mới, khả năng thích ứng với xu hướng mới có chất lượng của sự phát triển STI. Người dân đóng vai trò rất quan trọng trong đổi mới sáng tạo. Với tư cách là chủ thể sản xuất, người dân không chỉ cần có các kiến thức STI cơ bản mà còn cả khả năng liên tục hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật. Với tư cách là người sử dụng, người dân tiếp nhận và sử dụng các sản phẩm và công nghệ mới. Với tư cách là công dân, họ có thể tham gia thảo luận về các vấn đề STI quan trọng và các chính sách của chính phủ. Việc thiếu các kỹ năng cần thiết ở bất kỳ một bộ phận dân cư nào cũng sẽ là trở ngại cho sự sáng tạo và cung cấp các công nghệ mới và thực hành xã hội trong toàn xã hội. Do những thay đổi công nghệ trên quy mô toàn cầu diễn ra với tốc độ khá nhanh, việc thiếu những kỹ năng cần thiết đó sẽ đặt quốc gia vào tình trạng không thể thực hiện chuyển đổi kịp thời sang cấu trúc công nghệ mới và có nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia khác. Chính vì lý do này, chính phủ các nước luôn tìm cách tiếp thu thêm các kỹ năng cần thiết cho đổi mới sáng tạo và các phương thức hiệu quả để thu hút người dân trong các hoạt động đổi mới sáng tạo, bao gồm kiến tạo và triển khai các đổi mới, sự công nhận của xã hội, và phổ biến đổi mới. Sẵn sàng đổi mới Người dân nhìn nhận sự đổi mới ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nếu như cấp vĩ mô của đổi mới liên quan đến tiến bộ kinh tế và xã hội của một quốc gia, thì cấp vi mô liên quan đến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân. Sự cân bằng của các giải thích này thể hiện sự hợp thức xã hội của đổi mới sáng tạo trong thế giới thực, nơi con người tạo ra thực tế xã hội và bị hạn chế bởi các cấu trúc xã hội và văn hóa được tạo ra trước đó. Trường hợp Liên minh châu Âu (EU) là ví dụ một điển hình: tỷ lệ trung bình giữa hai nhóm ghi nhận tầm quan trọng của đổi mới đối với tăng trưởng kinh tế và đời sống cá nhân là 1: 1 (tương ứng với tỉ lệ 42% và 43%). Bức tranh ở Liên bang Nga lại khác: nó thể hiện một khoảng cách đáng kể giữa nhận thức về đổi mới là một nguồn tăng trưởng kinh tế (39% số người được hỏi trong năm 2011) và tác động thực tế của nó trong cuộc sống hàng ngày (17%). Trong khi nhóm thứ nhất 26 đã tăng gần gấp ba trong giai đoạn 2009-2011, thì nhận thức của nhóm thứ hai vẫn duy trì ở mức cũ. Những khác biệt giữa nhận thức và đánh giá tác động cần tương quan với vị trí của nền kinh tế trên quỹ đạo hướng tới một mô hình kinh tế hậu công nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ các đối tượng điều tra nhận thức được giá trị kinh tế của đổi mới sáng tạo, tức là tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của các công ty và sản phẩm của họ, tại Liên bang Nga thấp hơn từ hai đến ba lần so với mức trung bình của EU. Tỉ lệ các công ty đang thực hiện đổi mới càng cao thì chức năng của người dân như những người tạo ra đổi mới càng lớn. Đối với Liên bang Nga, bất chấp ảnh hưởng chưa đầy đủ của đổi mới sáng tạo đối với cuộc sống hàng ngày, xu hướng chung của công luận liên quan đến sản phẩm sáng tạo dường như khá thuận lợi. Trong suốt thập kỷ qua, tỉ lệ những người đam mê công nghệ - những người tích cực khai thác sử dụng công nghệ mới lạ, đạt 50%; 12% là “những người sử dụng bất đắc dĩ”, buộc phải sử dụng các công nghệ và phương pháp mới do yêu cầu công việc. Chỉ có một phần nhỏ (5%) vẫn còn cảm thấy lo lắng khi sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại. Trẻ em đã trở thành một yếu tố tác động mạnh mẽ đến phổ biến công nghệ, điều này được thực tế chứng minh bởi sự thâm nhập sâu của nó vào phong cách sống hiện đại. Tuy nhiên, gần như cứ trong số 8 người được hỏi thì có một người xa lạ với đổi mới công nghệ, đây là một tín hiệu đáng báo động phản ánh chất lượng cuộc sống trong các nhóm dân số hiện tại. Trong điều tra, các đối tượng được chia thành bốn nhóm trên cơ sở phản ứng của họ đối với sự mới lạ của công nghệ, bao gồm: nhóm 'đam mê' (9%), nhóm người có phản ứng 'tích cực' (65%), nhóm người 'thờ ơ' (16%), và nhóm người có phản ứng 'tiêu cực' (5%). Nhóm thứ nhất chiếm tỉ lệ khá thấp và đối tượng chủ yếu là nam giới (chiếm 61%), thế hệ từ 18 đến 35 tuổi (chiếm 67%); chiếm một phần ba số này là tầng lớp người dân có thu nhập cao hơn (so với 16% tổng thể); và 28% số người “đam mê” là những sinh viên tốt nghiệp đại học (so với 21% trong tổng số người được hỏi). Các nhóm đối lập cho thấy một sự tương phản, đó là: những người thờ ơ với sự đổi mới (ví dụ, không sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại trong cuộc sống hàng ngày hoặc không thể xác định bản thân trong các câu hỏi khảo sát) hoặc những người thậm chí còn có những phản ứng hết sức tiêu cực (ví dụ: sợ hãi những công nghệ mới lạ) hầu hết thường là phụ nữ trên 55 tuổi và những người thuộc tầng lớp xã hội thấp. Thu nhập thấp và thái độ bảo thủ rõ ràng là những rào cản trong việc phổ biến các sản phẩm đổi mới sáng tạo. Nhóm trung gian là nhóm gồm những người có thái độ tích cực đối với công cuộc đổi mới sáng tạo, đây cũng là nhóm phổ biến nhất. Nhóm người này là những người tiêu dùng tiêu biểu; tỷ lệ của nhóm này có thể được hiểu như là một chỉ số quan trọng của nhu cầu xã hội đối với đổi mới, và trên thực tế nó là điểm mấu chốt của các chính sách đổi mới hiện đại. Sự phổ biến thái độ tích cực cho thấy khả năng lĩnh hội ngày một gia tăng của dân số đối với đổi mới. Những thay đổi tiếp theo trong hành vi xã hội nhờ nhận thức về tác động của đổi mới đối với tăng trưởng kinh tế và sự cởi mở đối với những thứ mới lạ sẽ kích thích thị trường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ tiên tiến cũng như sự tham gia của cộng đồng 27 trong các hoạt động mới được thực hiện sau này. Hành vi sáng tạo: Các kỹ năng và hoạt động Để phục vụ cho mục đích phân tích, đối tượng tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo được chia thành ba kiểu cơ bản: "nhà đổi mới sáng tạo", "thành viên nhóm đổi mới sáng tạo" và "người sử dụng". Mỗi kiểu đối tượng có các kỹ năng chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng trong từng giai đoạn của chu kỳ đổi mới sáng tạo. Theo khảo sát, những nhà sáng tạo - là những người đã tham gia trong việc khởi xướng và/hoặc thực hiện những cải tiến trong công việc (tạo mới hay cải tiến các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, quy trình kinh doanh) - chiếm khoảng một phần tư số mẫu khảo sát (27%). Tuy nhiên, chỉ 60% trong số họ (hoặc 16% trong tổng mẫu khảo sát) được công nhận là những nhà đổi mới thành công và đạt được các mục tiêu đề ra. Điểm đặc biệt ở họ là có các kỹ năng phù hợp trên phạm vi rộng: • Nhà đổi mới sáng tạo thành công là những người chủ động nhất trong khai thác thông tin chuyên môn trên web (chiếm 66% số người được hỏi trong nhóm này); đọc tài liệu về STI (68%); tham dự triển lãm và hội nghị (43%); và nghiên cứu thông tin về các đối tượng cạnh tranh, người tiêu dùng và/ hoặc các nhà cung cấp (46%). • Nhà đổi mới sáng tạo là những người tiên tiến về công nghệ do họ nghiên cứu nhiều ngành nghề mới (83%) và tìm hiểu các kỹ thuật (86%) và thiết bị (69%) mới. • Nhà đổi mới sáng tạo nổi bật về điểm số cao trong các kỹ năng công nghệ thông tin (e- Hộp 2. Khảo sát về thái độ và nhận thức của công chúng về STI Các cuộc thăm dò dư luận về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học lần đầu tiên được thực hiện tại Hoa Kỳ vào đầu những năm 1970. Từ những năm 1990, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm: Brazil, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, cùng với một số quốc gia khác đã thường xuyên tiến hành quan sát thái độ của công chúng về lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) cũng như nhận thức của họ về STI. Những động lực cần thiết nhằm theo dõi thái độ của công chúng đối với những cuộc điều tra được thực hiện là ảnh hưởng xã hội tới những thắng lợi to lớn trong lĩnh vực STI bên cạnh thảm họa môi trường toàn cầu (technogenic) và những hậu quả đáng buồn. Nội dung của những cuộc điều tra quốc gia thường dựa trên những mẫu đại diện dân số trưởng thành, tập trung vào một loạt các vấn đề như: lợi ích trong STI và việc sử dụng các nguồn thông tin tương ứng (bao gồm phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu chuyên ngành, bạn bè,); số liệu dựa trên thử nghiệm về sự hiểu biết các nội dung chính (hiểu biết khoa học); đánh giá tác động của STI đối với nền kinh tế, xã hội và cuộc sống hàng ngày; quan điểm về chính sách chính phủ liên minh; uy tín xã hội của nghề nghiệp liên quan; đánhgiá kỹ năng đổi mới sáng tạo (Ví dụ, Internet và kỹ năng sử dụng máy tính); tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ công nghệ mới; thái độ về những vấn đề đạo đức mang tính nguy cấp và gây tranh cãi trong STI (năng lượng hạt nhân, nghiên cứu tế bào gốc, sinh vật biến đổi gen,... Những chỉ số riêng biệt thay đổi theo chương trình nghị sự về chính sách và đặc thù quốc gia. Kết quả điều tra về việc xây dựng những chương trình ưu tiên được chính phủ các quốc gia đưa vào xem xét, tập trung vào các lĩnh vực: giáo dục, không gian, môi trường, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học và những phương thức chia sẻ thông tin về STI với công chúng. Những kết quả này cũng được các doanh nghiệp đưa vào xem xét trong việc lập kế hoạch chiến lược nhằm xúc tiến thị trường sản phẩm đổi mới sáng tạo hay hoạt động mang tính nhạy cảm trong các lĩnh vực STI. 28 skills): 75% trong số những nhà đổi mới thành công thường sử dụng các công cụ tìm kiếm (so với 60% trên tổng thể); 67% thường gửi e-mail với file đính kèm (so với 50%); 58% có khả năng tự cài đặt các thiết bị mới (so với 41%); và 47% có thể sử dụng phần mềm chuyên ngành (so với 33%). • Ngoài những kỹ năng nhận thức vững vàng, nhà đổi mới còn được trang bị tốt các kiến thức về kinh doanh, đồng thời có kinh nghiệm trong việc xây dựng và chỉ đạo nhóm, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị và đối ngoại. Về phẩm chất cá nhân, những nhà đổi mới thành công, ở phạm vi rộng, thường thể hiện khả năng lãnh đạo, sự tự tin và sáng tạo. Điều thú vị là những nhà đổi mới sáng tạo không thành công thường có những nét đặc trưng về biểu đồ tâm lý tương tự, tuy nhiên, phạm vi kỹ năng của họ hạn chế hơn. Sự tương đồng này có ý rằng tiềm năng về đổi mới sáng tạo của một cá nhân không phải là một đặc trưng bản năng và các kỹ năng cần thiết cho đổi mới sáng tạo hoàn toàn có thể học được. Điều này cũng đúng đối với năng lực hay kỹ năng mềm của mỗi cá nhân. Do đó, hệ thống giáo dục quốc gia trở thành động lực trong nỗ lực chuyển đổi chương trình đào tạo và kỹ thuật giảng dạy chính thức cũng như thúc đẩy quá trình học tập nghiên cứu suốt đời nhằm khuyến khích các loại hình đổi mới sáng tạo về hành vi và thái độ của người dân. Bên cạnh nhà đổi mới sáng tạo thành công thường có sự góp mặt của những lao động có tay nghề cao (thành viên của nhóm), những người này có nhiều đóng góp vào việc phát triển những ý tưởng mới (15% số người được hỏi). Tỷ lệ phần trăm lao động có tay nghề cao trong các nhóm hoạt động hiệu quả có các dự án đổi mới được triển khai thậm chí chưa tới 7%. Những lao động này có thể tương đương với những nhà đổi mới về kỹ năng, nhưng ở phạm vi hẹp hơn: kỹ năng công nghệ thông tin của những người này thấp hơn và công việc chuyên môn chỉ giới hạn trong phạm vi đơn vị. Số lượng những thành viên làm việc hiệu quả trong nhóm tham dự các triển lãm, hội nghị (33%) hoặc tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược, gây quỹ và các hoạt động truyền thông cũng thường ít hơn so với các nhà đổi mới thành công. Những người là thành viên nhóm thường được xem là trợ lý tận tâm hơn là nhà lãnh đạo: những phẩm chất cá nhân cốt lõi của họ bao gồm thái độ chủ động và tự tin, nhưng không có phẩm chất lãnh đạo, sáng tạo và khả năng ứng phó với rủi ro. Những thành viên hiệu quả có tuổi cao hơn so với nhà đổi mới (trung bình là 44 tuổi so với 41) và số lượng bằng tốt nghiệp đại học của hai nhóm này cũng chênh lệch nhau (56% so với 69%), tuy nhiên, họ lại có tay nghề cao hơn hẳn những đồng nghiệp kém hiệu quả trong nhóm. Những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của công tác đào tạo về năng lực kỹ thuật và tiềm năng đổi mới sáng tạo của các công ty. Nhóm đối tượng quan trọng thứ ba tham gia vào quá trình thực hiện đổi mới sáng tạo liên kết với những người sử dụng tri thức và công nghệ mới. Nhóm này chiếm gần một nửa số lao động (48%) và được chia ra làm hai nhóm phụ: nhóm "sử dụng chủ động" (22%) và nhóm "sử dụng thụ động" (26%). Những người sử dụng chủ động gồm những người đã nâng cao năng lực trong vòng 5 năm trở lại đây. Đây là nhóm có độ tuổi thấp nhất trong số những người được hỏi, trong khi những người sử dụng thụ động có tuổi cao nhất. Xét về 29 năng lực cốt lõi, những người sử dụng chủ động kém xa những nhà đổi mới và thành viên trong nhóm đổi mới: họ không có nhiều tham vọng và động lực trong sử dụng đổi mới sáng tạo, năng lực lãnh đạo yếu, thiếu sáng tạo và khả năng ứng phó với rủi ro, nhưng họ lại là những người chăm chỉ và kiên trì. Những đặc trưng đó cho phép các thành viên trẻ tuổi của nhóm phụ này cơ hội nâng cao vị thế của họ (ví dụ trở thành thành viên của nhóm đổi mới hoặc thậm chí trở thành nhà đổi mới thành công) trong quá trình nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển sự nghiệp. Ngoài các nhóm đối tượng kể trên, có 10% lao động ở bậc đại học và trung học nghề không tham gia vào bất kỳ hoạt động đổi mới sáng tạo nào. Nhóm này có tay nghề hết sức hạn chế và khó thích ứng với đổi mới sáng tạo. Những thành viên của nhóm này thường đảm nhận những vị trí thấp trong công việc, họ thực hiện các công việc không đòi hỏi đào tạo đặc biệt. Phần lớn trong số họ có trình độ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Sự thiếu tự tin và sáng tạo là những yếu tố gây cản trở đến công việc học tập, nghiên cứu cũng như khả năng thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh. Những khuyến nghị chính sách Những khảo sát thái độ và nhận thức của công chúng về STI đã giúp làm sáng tỏ về mối liên hệ giữa các giá trị xã hội, kỹ năng và đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần xem xét những mối quan hệ này trong quá trình hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng thực tế nhằm xây dựng và củng cố lòng tin của công chúng trong việc chia sẻ Hộp 3. Những kỹ năng đổi mới sáng tạo: Khung đánh giá Phân tích về kỹ năng phục vụ cho đổi mới sáng tạo dựa trên những kết quả từ khảo sát của trường Đại học Kinh tế Mát xcơ va, Nga về số lượng dân số được đào tạo ở bậc trung học, đại học, giáo dục nghề nghiệp tại Liên bang Nga. Cơ sở phương pháp luận thích hợp của cuộc khảo sát này dựa trên Hệ thống Văn bằng Châu Âu, trong đó, kỹ năng được đánh giá là: dựa trên hiểu biết (liên quan đến việc sử dụng tư duy logic, sáng tạo, dựa trên trực giác), thiết thực (liên quan đến sự khéo léo và khả năng sử dụng các phương pháp, tài liệu, công cụ và dụng cụ), có nghĩa là khả năng ứng dụng tri thức và sử dụng bí quyết trong thực hiện công việc và giải quyết các vấn đề. Ngoài yếu tố năng lực, tài liệu thường tập trung vào những kỹ năng như những giá trị và quan điểm xã hội, mặc dù một số học giả nhấn mạnh đến những kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, cả hai khía cạnh trên đều cần được đưa vào xem xét nhằm đảm bảo sự đánh giá toàn diện. Mục đích của khảo sát dựa trên: năng lực (mức độ tham gia sử dụng công nghệ hiện đại), kỹ năng tư duy (khả năng nhận thức và sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có phương tiện truyền thông đại chúng, mạng Internet, cũng như sử dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích tìm kiếm thông tin truyền thông); kỹ năng quản lý (kỹ năng quản lý dự án, kiến thức tổ chức và quản lý); kỹ năng marketing, kỹ năng kinh doanh (khả năng thiết lập một công việc kinh doanh mới, quản lý, gánh vác trách nhiệm và ứng phó với rủi ro); kỹ năng giao tiếp; phẩm chất cá nhân (óc sáng tạo, thái độ chủ động, khả năng lãnh đạo, sự tự tin vào năng lực bản thân, khả năng chịu đựng, ứng phó với rủi ro). 30 các nghĩa vụ xã hội khác nhau. Không có một phương pháp tiếp cận nào có thể hiệu quả cho mọi trường hợp, và mô hình “phù hợp với tất cả” là chưa đủ khi áp dụng cho các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, có một số hoạt động thành công rất đáng được xem xét. Chiến lược Phát triển Đổi mới Sáng tạo đến năm 2020 được chính phủ Nga thông qua vào tháng 12 năm 2011 xoay quanh việc khuyến khích văn hóa đổi mới, nâng cao năng lực liên kết, tạo ra hình ảnh doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tích cực, nâng cao uy tín xã hội của các hoạt động STI và phát triển một môi trường thân thiện với đổi mới sáng tạo. Nghị định tháng Năm 2012 của Tổng thống Nga kêu gọi các cơ quan chính phủ đảm bảo phối hợp các chính sách và chương trình liên ngành, xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện có vai trò như một chính sách chung của chính phủ. Các thành phần chính của kế hoạch hành động này là việc cải cách giáo dục con người, với mục tiêu hỗ trợ phát triển kỹ năng đổi mới sáng tạo và năng lực của cá nhân ngay từ khi còn bé. Kế hoạch được xây dựng nhằm mục đích cải cách chương trình giáo dục bằng cách đặc biệt nhấn mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, nâng cao nhận thức về lợi ích của đổi mới sáng tạo. Một cơ sở nền tảng giúp xác định tài năng đặc biệt của học sinh ngay từ những năm còn bé cũng như thúc đẩy tài năng thông qua các dịch vụ giáo dục tiến bộ đang được xây dựng và phát triển dựa trên quan hệ hợp tác với các trường đại học hàng đầu. Việc đào tạo những giảng viên có năng lực cũng được đặc biệt lưu ý, một số biện pháp cụ thể đang được tiến hành nhằm xem xét lại các tiêu chuẩn giáo dục tương ứng trong việc đào tạo giảng viên. Chính phủ hỗ trợ các chương trình Olympic quốc tế về toán học, khoa học xã hội và tự nhiên, công nghệ thông tin được tổ chức hàng năm dành cho sinh viên liên bang, những người thắng cuộc sẽ được các trường đại học quốc gia tốt nhất tiếp nhận. Cải cách giáo dục đại học bao gồm việc cấp bằng cử nhân ở bậc trung cấp nhằm kết hợp kiến thức cơ bản với kỹ năng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực cụ thể, kết hợp chặt chẽ các khóa học về quản lý và kinh doanh vào các chương trình đại học (đặc biệt chương trình kỹ thuật), tăng cường cơ sở hạ tầng đổi mới ở các trường đại học (với mô hình công viên công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, trung tâm chuyển giao công nghệ, các công ty spin-off,...) và hợp tác NC&PT với các doanh nghiệp. Đào tạo trong kinh doanh sáng tạo đã trở thành một ưu tiên quan trọng cho nhiều chương trình và hệ thống học tập suốt đời được hỗ trợ bởi các trường đại học, các công ty liên doanh, công nghiệp, và chính quyền khu vực. Những hoạt động chính sách đổi mới sáng tạo toàn diện đã được thực hiện với quy mô lớn ở cả cấp quốc gia và khu vực nhằm mở rộng tiếp cận với công nghệ mới và đấu tranh chống lại tình trạng bị loại trừ ra khỏi xã hội. Một số chương trình chính phủ dự tính kinh phí nhằm khuyến khích các dịch vụ công trong chính phủ điện tử, hỗ trợ y 31 tế sử dụng thiết bị công nghệ cao và hệ thống y học từ xa, đưa Internet đến với những khu vực vùng sâu, vùng xa. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo là các cơ quan phát triển đổi mới. Những tổ chức này đã liên kết với nhau, tạo ra một lực lượng đặc nhiệm chung để phổ cập đổi mới sáng tạo. Lực lượng trợ cấp cho các bảo tàng, triển lãm và truyền thông STI; tổ chức các cuộc thi sáng tạo dành cho các cá nhân; và hỗ trợ các dự án đổi mới của những nhà phát minh trẻ tuổi và công ty khởi nghiệp. Các trung tâm thông tin trong các lĩnh vực công nghệ cao nhạy cảm (ví dụ như 17 trung tâm được Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom thành lập với sự hiện diện của các doanh nghiệp trong tập đoàn) đã có những đóng góp to lớn trong việc truyền đạt kiến thức STI đến với công chúng nói chung và phổ biến giáo dục khoa học ở trẻ em. Một điển hình về sự thành công trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo là Ngày hội Khoa học quốc gia được Chính quyền thành phố Mátxcơva khởi xướng vào năm 2006. Kể từ đó, Ngày hội Khoa học quốc gia đã lan rộng đến 70 khu vực và hơn 500 tổ chức, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công ty đổi mới, bảo tàng, . Kết luận Sự tham gia của công chúng vào đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự mức độ quan tâm cao hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách nói riêng và xã hội nói chung. Kết quả phân tích cho thấy, trong hầu hết trường hợp, mọi người có thể nhận thấy tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù sự đánh giá đó không phải luôn đi đôi với sự thâm nhập sâu rộng của đổi mới vào lối sống của mỗi người. Một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn bị tách biệt khỏi những tiến bộ công nghệ và không tham gia vào bất kỳ hoạt động sáng tạo nào. Khoảng cách này được lý giải bởi những rào cản xã hội và thiếu nhận thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để nắm vững tri thức và công nghệ của mỗi cá nhân. Những hạn chế này phản ánh tình trạng thực tế của các giá trị liên quan đến đổi mới gắn liền với sự tham gia tích cực của người dân vào môi trường xã hội và tìm kiếm những giải pháp tốt hơn cho các tình huống cụ thể trong công việc hay đời sống hàng ngày. Ở cấp độ cá nhân, sự kết hợp của kỹ năng và năng lực cá nhân sẽ xác định vai trò của cá nhân trong quá trình đổi mới và sự tiến bộ về trí tuệ và vật chất đạt được từ việc biết nắm bắt các cơ hội trong quá trình học tập suốt đời. Nhóm những người không tham gia thực hiện hay sử dụng đổi mới có nguy cơ bị bỏ rơi lại đằng sau, dẫn đến tình trạng lạc hậu. Điều này có thể xảy ra do thiếu phương tiện và kỹ năng phù hợp, tuy nhiên, cũng có những trường hợp cố tình không tham gia vì cảm thấy kém tự tin và không có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường. Tất cả những yếu tố này có thể cản trở đáng kể quá trình đổi mới sáng tạo và do đó cần đến các hành động chính sách. Việc phổ biến đổi mới nhằm nâng cao năng lực và phát triển một môi trường đổi mới sáng tạo thân thiện cũng là những thành phần quan trọng 32 góp phần đẩy mạnh năng lực cạnh tranh. Một yếu tố không kém phần quan trọng là quá trình hiện đại hóa hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo sự phát triển tri thức, kỹ năng sáng tạo và năng lực, phẩm chất cá nhân ngay từ nhỏ (như tinh thần kinh doanh, tính kiên trì, tự tin, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, tính năng động, khả năng phản ứng trước rủi ro). Do bản chất luôn thay đổi của đổi mới sáng tạo và đặc điểm lâu dài của nhận thức công chúng cũng như quá trình xây dựng lòng tin trong công chúng, cần thiết phải có những chính sách thích ứng và liên tục nhằm giải quyết các vấn đề này, và do đó hiệu quả của chính sách, xét ở một khía cạnh nào đó, là yếu tố xác định năng lực cạnh tranh toàn cầu của mỗi quốc gia. 2.4. Duy trì các nhà đổi mới sáng tạo hàng đầu: thành phần thiết yếu cho năng lực cạnh tranh của các nước đang phát triển Việc đưa ra các chỉ số phát triển nguồn nhân lực làm đặc trưng cơ bản trong đo lường đổi mới là sự công nhận vai trò quan trọng của những nhà sáng tạo kỹ năng cao đối với đổi mới thành công, đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng tập trung vào các nguồn cung cấpp nhân lực ở bậc giáo dục trung học và đại học, mà bỏ qua tác động đáng kể của sự di cư. Tính mở và mức độ thâm nhập là các đặc tính cơ bản và thiết yếu của một hệ thống đổi mới quốc gia (NSI). Đặc biệt, di cư của nguồn nhân lực tài năng quan trọng đối với năng lực của hệ thống trong quá trình học tập, thích nghi và đổi mới. Nghịch lý thay, chính sách hỗ trợ cho việc di cư ở các quốc gia đang phát triển được xem là khó điều chỉnh sự cân bằng. Mặc dù tạo thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế đang phát triển thông qua các cơ hội nhập cư và đào tạo quốc tế, chính sách hỗ trợ di cư có thể dẫn đến việc ra đi của nguồn nhân lực kỹ năng. Vấn đề càng trở nên phức tạp khi các nhà đổi mới thành công nhất lại cũng là những người thực hiện việc di chuyển nhiều nhất. Việc gìn giữ những nhân tài trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo là một mục tiêu chính sách tuy bị lãng quên nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Tình trạng khan hiếm "yếu tố con người" trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo Để nghiên cứu tác động của các chính sách có khả năng ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của nền kinh tế, đầu tiên chúng ta phải xét đến những người thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực đổi mới. Kết quả nghiên cứu và đổi mới trên mỗi người rất khác nhau Các hình mẫu về hiệu suất nghiên cứu và đổi mới ở cấp độ cá nhân rất khác nhau. Do đó, hiệu suất nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của các cá nhân không giống nhau, với một số lượng tương đối ít người tham gia đóng góp tỉ lệ lớn sản phẩm đầu ra. Quan sát thực nghiệm này đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và một số tác giả, 33 trong đó có Lotka (1926) và Pao (1985) đã kết luận rằng chỉ có một số ít nhà nghiên cứu chiếm một phần lớn tổng sản phẩm đầu ra. Đó là những cá nhân dám thay đổi nguyên tắc của cuộc chơi, sáng tạo ra những mô hình công nghệ mới và cung cấp kiến thức cần thiết về nghiên cứu khoa học dẫn đến cuộc cách mạng công nghệ. Sự không đồng đều này tồn tại trên một phạm vi rộng nhiều lĩnh vực và các chỉ số đầu ra; ở đây chúng ta xem xét chi tiết hơn về ba ví dụ. Trong ví dụ đầu tiên, chúng ta nhìn vào số lượng công bố khoa học của các tác giả. Theo ghi nhận ban đầu và mô tả chính xác của Lotka, những con số thống kê này phân bố không đồng đều. Sự tính toán chính xác hay còn gọi là Quy luật Lotka nói rằng 10% số tác giả tạo ra 50% tổng số ấn phẩm, và 5% số tác giả ở vị trí cao nhất chiếm 39% số lượng ấn phẩm. Nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng Quy luật Lotka đánh giá quá cao hiệu suất của các nhà nghiên cứu có hiệu quả công việc cao, và sự phân bố được mô phỏng chính xác hơn bằng cách sử dụng Nguyên tắc phân phối Pareto tiêu chuẩn với hệ số Gini ở mức khoảng 0.5. Tuy nhiên, ngay cả cả các ước lượng dè dặt hơn, một thực tế hiển nhiên rằng 20% số lượng nhà nghiên cứu tạo ra 50% tổng số ấn phẩm, và 8% số nhà nghiên cứu đạt hiệu suất cao nhất đóng góp 25%. Ở ví dụ thứ hai, cũng nằm trong các tài liệu nghiên cứu, lưu ý rằng tỷ lệ trích dẫn của các bài báo khoa học tuân theo cấp số mũ. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong tổng số bài báo (dưới 0,001%) đạt được một tỷ lệ hơn 400 trích dẫn cho mỗi bài báo. Trên cơ sở cho rằng tỷ lệ trích dẫn phản ánh ảnh hưởng của một xuất bản phẩm cụ thể đối với cộng đồng nghiên cứu, rõ ràng chỉ có một số ít bài báo, và số ít tác giả, ảnh hưởng đến cộng đồng nghiên cứu trên toàn thế giới. Trong ví dụ cuối cùng, chúng ta xem xét sự phân bố không đồng đều về thu nhập từ việc chuyển giao li-xăng tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Đây là một chỉ số đổi mới sáng tạo ở các trường đại học chứ không phải là hoạt động nghiên cứu. Rõ ràng là chỉ có một số ít trường đại học tại Hoa Kỳ tỏ ra xuất sắc trong lĩnh vực này, một thành công được coi là hệ quả của việc tập trung các nhà sáng chế hàng đầu làm việc trong các tổ chức có nguồn lực tốt cũng như được hỗ trợ bởi các nhà quản lý, các nhân viên chuyển giao công nghệ và nghiên cứu sinh hàng đầu. Kết quả đổi mới ở cấp trường đại học và quốc gia có thể bị chi phối bởi các chính sách cụ thể nhằm thu hút và giữ chân một nhóm các nhà sáng chế có hiệu suất công việc cao. Những ví dụ trên đều được lựa chọn xem xét nhằm mục đích nêu bật kết quả, ảnh hưởng và các chỉ số tác động. Cả ba ví dụ minh họa rõ nét xác nhận rằng những nhà đổi mới, sáng tạo có tầm ảnh hưởng lớn chỉ thuộc một nhóm rất nhỏ và bao gồm những thành viên tài năng, ưu tú. Các nhóm ưu tú có xu hướng tập trung trong các khu vực địa lý hẹp Đặc điểm thứ hai của hoạt động nghiên cứu và đổi mới là, ngoài sự phân bố không đồng đều về cấp cá nhân, phạm vi hoạt động về mặt địa lý cũng không đồng đều. 34 Những nhà đổi mới sáng tạo tài năng thường có xu hướng tập trung vào một khu vực, thậm chí là trong cùng một tổ chức, cơ quan. Mô hình này đã diễn ra trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử, có thể tìm thấy trong các biên niên sử của các quốc gia như: Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Italia, và gần đây hơn là Vien. Eric Kandel được biết đến là một bác sĩ chuyên khoa thần kinh đoạt giải Nobel Y học năm 2000 với nghiên cứu về nền tảng sinh lý của trí nhớ. Ông cũng là một chuyên gia về lịch sử của thành phố Vien vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một giai đoạn đánh dấu sự tiến bộ tri thức được gọi là “Kỷ nguyên Khai sáng” (Age of Insight). Kết hợp được một phạm vi đa dạng về con người, Vien góp phần thúc đẩy sự bùng nổ của khoa học và văn hóa, bao gồm cả tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu của các bác sĩ như: Sigmund Freud, Carl von Rokitansky, và Johann Schnitzler ; các nghệ sĩ: Gustav Klimt, Oskar Kokoschka, và Egon Schiele; triết gia Ludwig Wittgenstein; và các kiến trúc sư Adolf Loos và Otto Wagner. Nhiều thành phố và quốc gia cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả như thành công phi thường của Vien, và Kandel không phải là học giả duy nhất đã tìm cách giải thích cho sự khác biệt này. Điều thú vị là một trong những đóng góp quan trọng cho giai đoạn của tầm nhìn và sự tiến bộ đặc biệt này chính là sự di cư, khi thành phố đã thu hút được một lượng trí thức từ khắp các quốc gia Trung Âu trong giai đoạn này. Sự kết hợp của một tập hợp đa ngành học và đa sắc tộc với một cuộc sống năng động trong không gian xã hội của các quán cà phê Vien đã tạo điều kiện làm nảy sinh và phát triển mạnh mẽ nhiều ý tưởng khác nhau, tác động đến quá trình hành nghề trong các lĩnh vực: y học, tâm thần học, âm nhạc, và các ngành khác. Các nhóm có hiệu suất công việc và năng suất cao lặp lại chính mình theo thời gian và địa điểm, bao gồm những yếu tố thuộc các lĩnh vực: giáo dục, khoa học đa ngành, chất lượng cuộc sống, tình trạng chuyển trường và các nguồn lực được xếp vào mức độ yêu cầu. Mặc dù sự xuất hiện của các nhóm có vẻ ngẫu nhiên nếu xét về thời gian và địa lý, các quốc gia và trường đại học có khả năng và thực tế họ đã tìm cách tác động đến năng lực xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới. Ví dụ, nhiều quốc gia có công cụ chính sách cụ thể được quy định đối với các nhà nghiên cứu đẳng cấp quốc tế hoạt động ở các vị trí chính thức, đáng tin cậy tại các trường đại học. Ở Nam Phi, sáng kiến Chủ tịch nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất năm 2006 được coi là một hành động can thiệp mang tính chiến lược nhằm ngăn chặn sự mất mát năng lực nghiên cứu và đổi mới trong các tổ chức giáo dục đại học và gia tăng số nhà nghiên cứu đẳng cấp thế giới của quốc gia. Mục đích của sáng kiến là tìm cách cung cấp các gói tuyển dụng việc làm dành cho các nhà nghiên cứu hàng đầu, bao gồm: tài trợ nghiên cứu, cơ sở vật chất, và sinh viên sau đại học. Đến tháng 3 năm 2012, 152 chức chủ tịch đã được bổ nhiệm, 89 trong số đó đã triển khai hoạt động. 35 Cùng với Khung quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục quy định đối với các trường đại học tại Nam Phi, sáng kiến này được xem là một phương tiện nhằm giải quyết thành công tình trạng đình trệ trong công bố khoa học giai đoạn 1986-2004 của các nhà nghiên cứu Nam Phi; đã không có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 1994-2004 (từ 3.500 đến 4.000 bài báo). Tuy nhiên, sau đó đến năm 2012, số lượng công bố đã tăng vọt lên hơn 9.750 bài báo. Các tổ chức địa phương hiện áp dụng chiến lược tập trung thu hút các nhà nghiên cứu tốt nhất, dẫn đến bùng nổ thị trường lao động. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những chính sách mang tính chủ động gìn giữ nhân tài hàng Hộp 4: Các điều kiện khung cho các nhà sáng tạo ưu tú Các yếu tố sau đây được xem như điều kiện khung cần thiết cho sự xuất hiện của các nhà sáng tạo ưu tú: Yếu tố con người. Đổi mới được thực hiện bởi những người được giáo dục, đào tạo, kỹ năng cần thiết tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu và phát triển công. Vai trò của khu vực công và nhà nước trong việc hỗ trợ đổi mới không giới hạn trong việc đưa ra các chính sách và biện pháp khuyến khích cần thiết cho sự đổi mới để phát triển thịnh vượng. Các khu vực công cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những đột phá sáng tạo mà từ đó khu vực tư nhân có thể tự thân đổi mới, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế. Văn hóa. Sự cởi mở của xã hội với những công nghệ mới và tốc độ đổi mới có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi văn hóa xã hội. Xã hội có khả năng chống lại sự đổi mới, thiếu lòng tin, cản trở di chuyển hoặc di cư, và phản đối cộng tác ít có khả năng kinh doanh và sinh ra các nhà đổi mới sáng tạo hàng đầu. Quy định sở hữu trí tuệ. Một chế độ sở hữu trí tuệ phù hợp, có thể đạt được một sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ cho đổi mới mở, là điều cần thiết cho đổi mới sáng tạo trong sản xuất. Môi trường công nghệ thông tin tiến bộ. Thông tin liên lạc nhanh chóng và đáng tin đã trở nên cần thiết cho việc phát triển và duy trì mạng lưới đổi mới. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thương mại hóa những ý tưởng mới có thể chuyển thể những ý tưởng này thành việc làm và của cải. Chính phủ nên thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm: tạo điều kiện thuận lợi về thuế, tạo ra các biện pháp phá sản khoan dung hơn, và cung cấp ưu đãi cho nghiên cứu. Nhân tố Sanger. Điều kiện này đề cập trong những nhận xét của Fred Sanger khi nhận giải thưởng Nobel lần thứ hai, ông đã nói rằng: "So với lần thứ hai, việc có được giải thưởng lần đầu tiên là rất khó khăn, bởi vì, nếu một khi bạn đã nhận được một giải thưởng thì sau đó bạn có thể được tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công việc, bạn có được những người công tác, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn nhiều". Nói cách khác, thành công nuôi dưỡng thành công: những nhân tài được ghi nhận thành tựu ban đầu sẽ sớm được tạo điều kiện về tiền bạc, cơ sở vật chất và uy tín, kỳ vọng có được kết quả tương đương trong tương lai. 36 đầu của Nam Phi. Các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp hàng đầu có xu hướng theo đuổi sự nghiệp của họ tại Hoa Kỳ và Anh. Ví dụ, năm chủ nhân của các giải thưởng Nobel Hóa học hay Nobel Y học là người Nam Phi hiện lại đang sinh sống tại các nước khác, và Nam Phi là quốc gia duy nhất (với số người nhận giải thưởng Nobel nhiều hơn so với bất kỳ một quốc gia đang phát triển nào và thậm chí hơn cả những quốc gia phát triển) có tỷ lệ di cư thuần của nhóm các nhà khoa học đoạt giải thưởng Nobel. Sự di cư của những nhà đổi mới từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển là một thực tế rõ ràng, biểu hiện qua số liệu thống kê về số lượng sáng chế - công cụ giúp chứng minh rằng nhà sáng chế ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Thụy Sĩ nhiều khả năng là những người nhập cư chứ không phải là người bản địa, nơi có đến 50% trong tổng số nhà sáng chế là những người nhập cư. Năng lực thu hút và hỗ trợ ở mức cao đối với các cấp độ tài năng xuất chúng của một số quốc gia, cho phép họ ngày càng phát triển mạnh mẽ, là hệ quả của nhiều yếu tố bao gồm: kinh phí, cơ sở vật chất, di cư quốc tế, mạng lưới và tập trung cụm mạnh mẽ, và 'Yếu tố Sanger' (xem Hộp 4). Khả năng các tình huống giáo dục, đầu tư, sáng tạo, và các điều kiện khung khác diễn ra đồng thời tại một địa điểm và thời điểm cụ thể là không cao mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực nhằm cung cấp những điều kiện trên, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi di cư của các tài năng nên khuyến khích nhóm này ở lại quê hương đất nước nơi họ sinh ra. Gợi ý cho các quốc gia đang phát triển: Làm thế nào để đào tạo và giữ chân nguồn nhân lực tốt nhất Mặc dù nhu cầu thu hút và gìn giữ nhân tài hàng đầu tại các quốc gia phát triển đã được nhìn nhận và thực hiện trong một thời gian dài, nhưng vẫn có lập luận cho rằng các nước đang phát triển nên theo đuổi các ưu tiên khác ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng nghiên cứu và đổi mới cần thiết để giữ lại đội ngũ tài năng, ưu tú. Trong phần này, chúng ta tổng quan những hạn chế về chính sách công nghệ đối với các nước đang phát triển và hai mặt vấn đề của cuộc tranh luận này. Có nhiều quan điểm nhìn nhận về chiến lược phát triển kinh tế tối ưu đối với các nước đang phát triển, và mỗi lý thuyết đều có trường hợp ngoại lệ hoặc thậm chí là phản đối. Một trong những tranh luận chủ yếu có liên quan đến sự cân đối hợp lý giữa NC&PT với chuyển giao/thích nghi công nghệ. Đổi mới là một hoạt động vừa mang tính sáng tạo (tạo ra các kiến thức mới) vừa mang tính làm thích nghi (làm mới lại kho tàng kiến thức hiện có), tính làm thích nghi được coi là đặc điểm nổi bật của đổi mới sáng tạo trong phạm vi các doanh nghiệp. Hai khía cạnh này còn liên quan tới "mặt học tập” (mua và hấp thụ công nghệ) và “mặt sáng tạo' (tìm kiếm và áp dụng kiến thức mới). Một số nghiên cứu cho rằng, ở các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng tri thức hay mặt học tập đóng vai trò quan trọng hơn về mặt số lượng bởi nó gợi nhắc đến kho tàng kiến thức đồ sộ hiện nay có thể được khai thác để phục vụ hoạt động sản 37 xuất. Tầm quan trọng của đổi mới mang tính làm thích nghi có thể được mở rộng ra liên quan đến vấn đề đổi mới triệt để và NC&PT công không còn là một trọng tâm chính sách của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này không cho phép những quốc gia này tận dụng triệt để tiềm năng này, nếu chỉ đổi mới sáng tạo mang tính làm thích nghi không thôi là chưa đủ. Thay vào đó, họ nên tìm cách áp dụng tri thức toàn cầu vào điều kiện địa phương nhằm giải quyết các vấn đề của địa phương cũng như theo đuổi thị trường quốc tế. Họ nên phát triển năng lực áp dụng các công nghệ mới hơn và tốt hơn so với công nghệ hiện đang được sử dụng, đặc biệt là thông qua đào tạo kinh nghiệm cho những sinh viên mới tốt nghiệp, cung cấp các kinh nghiệm. Họ cũng nên phát triển các nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện đổi mới mạnh mẽ trong phạm vi các doanh nghiệp đối mặt với thị trường (cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Và cuối cùng là họ cần xác định tiếp nhận li-xăng và thích nghi công nghệ đồng thời đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ các hoạt động đổi mới của các công ty trong nước. III. VIỆT NAM TRONG BẢNG XẾP HẠNG ĐỔI MỚI TOÀN CẦU 2014 Với thu nhập bình quân đầu người 4.011,5 đôla, Việt Nam được xếp vào nhóm thu nhập trung bình thấp. Chỉ số đổi mới toàn cầu và các trụ cột cơ bản của Việt Nam năm 2014 được thể hiện trong Bảng 2. Năm nay, Việt Nam có sự tăng nhẹ về điểm số so với năm trước (34,9 so với 34,8 điểm), để vượt 5 bậc lên vị trí thứ 71 trên thế giới (Bảng 3). So với các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đứng nửa trên bảng xếp hạng (vị trí thứ 4). Những nước trong khu vực có chỉ số đổi mới sáng tạo cao hơn Việt Nam gồm Singapo (xếp thứ 7), Malaixia (33), Thái Lan (48). (Bảng 4). Bảng 2. Chỉ số đổi mới toàn cầu và các trụ cột cơ bản của Việt Nam năm 2014 Điểm số (0-100) Thứ hạng (trên 143) Chỉ số đổi mới toàn cầu 34,9 71 1. Thể chế 46,6 121 2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu 24,2 89 3. Cơ sở hạ tầng 28,6 99 4. Mức độ tinh vi của thị trường 45,0 92 5. Mức độ tinh vi trong kinh doanh 34,4 59 6. Đầu ra công nghệ & tri thức 32,2 49 7. Đầu ra sáng tạo 35,8 58 Bảng 3. Xếp hạng và điểm số GII Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 38 Điểm số Việt Nam 29,5 36,71 33,9 34,8 34,9 Thứ hạng (/tổng số quốc gia) 71/132 51/125 76/141 76/142 71/143 Tăng/giảm (+/-) -7 +20 -25 0 +5 Cụ thể từng chỉ số trong 7 trụ cột chính của Việt Nam như sau: Trụ cột Thể chế có thứ hạng kém nhất, với 46,6 điểm Việt Nam chỉ đứng thứ 121/143 nước trên thế giới và thứ 7/9 nước ASEAN, đứng sau Singapo (92,8 điểm, xếp thứ 3); Brunei (73,4 điểm, xếp thứ 37); Malaixia (68,2 điểm, xếp thứ 50); Thái Lan (54,4 điểm, xếp thứ 94); Philipin (49,6 điểm, xếp thứ 108); Campuchia (44,6 điểm, xếp thứ 120), chỉ hơn Inđônêxia (38,1 điểm, xếp thứ 137) và Myanmar (35,3 điểm, xếp thứ 140). Rõ ràng đây là khâu cần có đột phá mạnh hơn nữa. Đối với trụ cột về Cơ sở hạ tầng, được nước ta coi là một trong ba đột phá chiến lược, Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới và thứ 7 trong khối ASEAN với 28,6 điểm, sau các nước Singapo (65,6 điểm, xếp thứ 2); Malaixia (45,7 điểm, xếp thứ 35); Brunei (36,6 điểm, xếp thứ 70); Thái Lan (36,5 điểm, xếp thứ 71); Inđônêxia (33,1 điểm, xếp thứ 83); Philipin (30,0 điểm, xếp thứ 94), chỉ hơn Campuchia (21,0 điểm, xếp thứ 128) và Myanmar (16,7 điểm, xếp thứ 138). Thứ hạng không cao, đòi hỏi Việt Nam nỗ lực phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng trong dài hạn. Về Mức độ tinh vi của thị trường, Việt Nam cũng xếp thứ 92 trên thế giới, thứ 7 trong khối ASEAN, sau Singapo (4); Malaixia (17); Thái Lan (34); Campuchia (35); Brunei (38) Bảng 4. Xếp hạng GII 2014 của các nước ASEAN STT Nước Thứ hạng toàn cầu 1. Singapo 7 2. Malaixia 33 3. Thái Lan 48 4. Việt Nam 71 5. Inđônêxia 87 6. Brunây 88 7. Philipin 100 8. Campuchia 106 9. Mianma 140 39 và Inđônêxia (88), chỉ hơn Philipin (93) và Myanma (135). Trụ cột Nguồn nhân lực và nghiên cứu, với thứ hạng toàn cầu là 89, Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN sau Singapo (xếp thứ 2), Malaixia (35) và Thái Lan (36). Ở trụ cột này, vị trí thứ 4 nhưng chúng ta đã cách khá xa 3 nước đứng trước. Các trụ cột Mức độ tinh vi trong kinh doanh, Đầu ra tri thức; Kết quả sáng tạo Việt Nam đều xếp thứ 4 trong khu vực ASEAN. Trong đó mức tinh vi trong kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 59, những nước trong khu vực có chỉ số cao hơn Việt Nam gồm Singapo (xếp thứ 1), Malaixia (29), Thái Lan (55), Inđônêxia (43); Với đầu ra công nghệ và tri thức, Việt Nam xếp thứ 49, sau Singapo (xếp thứ 13), Malaixia (39), Thái Lan (47); Kết quả sáng tạo của Việt Nam xếp thứ 58, những nước trong khu vực có chỉ số cao hơn Việt Nam gồm Singapo (xếp thứ 33), Myanmar (39), Inđônêxia (43). Hai trụ cột sau cùng với thứ hạng khá cao và cao nhất đối với Việt Nam đã góp phần đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước hàng đầu của Nhóm thu nhập trung bình thấp và nhóm các nước học đổi mới. Bảng 5. Xếp hạng chỉ số đổi mới toàn cầu và các trụ cột cơ bản của các nước ASEAN TT Nước Chỉ số đổi mới toàn cầu Thể chế Nguồn nhân lực & Nghiên cứu Cơ sở hạ tầng Mức tinh xảo thị trường Mức tinh xảo kinh doanh Đầu ra công nghệ và tri thức Kết quả sáng tạo 1 Brunei 88 37 95 70 38 62 136 102 2 Campuchia 106 120 127 128 35 105 76 113 3 Inđônêxia 87 137 92 83 88 124 93 43 4 Malaixia 33 50 35 35 17 29 39 39 5 Myanma 140 140 112 138 135 143 148 134 6 Philipin 100 106 121 94 93 113 68 98 7 Singapo 9 6 2 2 4 1 13 33 8 Thái Lan 48 94 36 71 34 55 47 60 9 Việt Nam 71 121 89 99 92 59 49 58 Nhìn chung, tình hình tại Việt Nam năm nay, tuy có chuyển biến nhẹ, nhưng về cơ bản có thể xem là gần như không đổi so với năm ngoái. Trong thời gian tới, nhu cầu đổi mới và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong cạnh tranh, tình hình còn có nhiều thách thức lớn hơn nữa. Những nỗ lực mà Việt Nam đang tiến hành về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Việt Nam đã cố gắng và thu được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa, đặc biệt là ba trụ cột thể chế, cơ sở hạ tầng và mức độ tinh vi của thị trường. Người thực hiện Nguyễn Mạnh Quân Nguyễn Thị Hạnh 40 Tài liệu tham khảo 1. Country/Economy Profiles: Vietnam 2. Educating Innovators and Entrepreneurs/By Richard Scott and Stéphan Vincent- Lancrin.- 8p. 3. Global Innovation Index 2010 4. Global Innovation Index 2011 5. Global Innovation Index 2012 6. Global Innovation Index 2013 7. Global Innovation Index 2014: Nurturing New Sources of Growth by Developing the Human Factor in Innovation/By Soumitra Dutta, Rafael Escalona Reynoso, Alexandra L. Bernard [et al].- 38p. 8. Human Factor in Innovation/By Martin Schaaper.- 8p. 9. Moroccan Diaspora and its Contribution to the Development of Innovation in Morocc/by David Walwyn và Sibusiso Sibisi.- 13p. 10. Retaining Top Innovators: An Essential Element of Competitiveness for Developing Countries/ By David R. Walwyn and Sibusiso Sibisi. - 11 p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_chi_so_doi_moi_toan_cau_2014_nhan_to_con_nguoi_tron.pdf
Tài liệu liên quan