Tài liệu Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước thành viên Apec

KẾT LUẬN Trong những năm qua, các DNVVN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế gới ngày càng phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng như mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nhưng lại đặt các DN Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Việc khuyến khích, hỗ trợ các DNVVN đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hy vọng những kinh nghiệm nêu ra trong tổng luận này sẽ là những thông tin hữu ích để những nhà xây dựng kế hoạch và chính sách tham khảo.

pdf60 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước thành viên Apec, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà không chú trọng đến các nghiên cứu cơ bản phạm vi rộng, được chỉ ra do sự không thành công của các ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm công nghệ sinh học và CNTT ở Nhật Bản so với Hoa Kỳ. Nền chính trị trong đó Nhật Bản không thể phát triển siêu cường quân sự với chi tiêu hạn hẹp cho quốc phòng và NC&PT có thể một phần do năng lực yếu kém của nghiên cứu cơ bản. 1.2.2. DNVVN trong nền kinh tế Nhật Bản Định nghĩa DNVVN khác nhau cho từng ngành công nghiệp theo Luật cơ bản về DNVVN, được sửa đổi vào năm 1999. Năm 2004, Nhật Bản có 12.000 DN lớn, 549.000 DN vừa và 3.777 DN nhỏ. Các DN nhỏ chiếm 87,1%, DN vừa chiếm 12,6% và DN lớn chỉ chiếm 0.3% tổng số DN. Các DNVVN trong nền kinh tế Nhật Bản chiếm 71,0% tổng số việc làm, 50,7% sản lượng chế tạo, 37,1% đầu tư thiết bị chế tạo và 56,6% giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế tạo. Năng suất lao động tổng hợp của các DNNVV Nhật Bản gần bằng một nửa năng suất lao động tổng hợp của các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1996-2003, năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản không cho thấy một sự gia tăng đáng kể nào trong ngành công nghiệp chế tạo, trong khi năng suất lao động của toàn ngành đã giảm trong cùng thời kỳ. Những lo ngại của chính phủ Nhật Bản nằm trên thực tế tỷ lệ các DNVVN mới khởi nghiệp đã giảm đáng kể từ giữa những năm 1980, trong khi tỉ lệ đóng của các DNNVV lại tăng lên trong cùng thời kỳ. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của những năm 1970, tỷ lệ tham gia của các DNVVN là gần 6%, trong khi tỷ lệ đóng cửa là dưới 4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái kinh tế những năm 1990, tỷ lệ tham gia của các DNVVN giảm khoảng 3,5% trong khi tỷ lệ đóng cửa tiếp tục tăng lên đến hơn 6% kể từ năm 2000. 44 2.2. Các Chính sách thúc đẩy đổi mới trong DNVVN 2.2.1. Tổng quan Chính sách thúc đẩy đổi mới trong DNVVN Cục DNVVN thuộc Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế (MITI) chịu trách nhiệm tổng thể về các chính sách cho DNVVN và việc thực thi các chính sách này. Tái cơ cấu chính sách DNNVV của Nhật Bản chủ yếu là sửa đổi Luật cơ bản về DNVVN năm 1999, trong đó triết lý chính sách cơ bản là "phát triển và gia tăng một loạt các DNVVN độc lập để có được sức sống kinh tế mạnh hơn". Chính phủ Nhật Bản phát triển chính sách DNVVN trong khuôn khổ luật cơ bản về DNVVN cũ, được ban hành vào năm 1963. Tại thời điểm ban hành, các DNVVN đã được xem như là nhỏ bé và yếu kém và do đó cần có các chính sách xã hội đặc biệt. Với nhận thức như vậy, các chính sách DNVVN thông thường cơ bản nhằm vào việc điều chỉnh khoảng cách giữa các DNVVN và các DN lớn. Những điểm cốt lõi của chính sách này là để khắc phục những bất lợi mà các DNNVV phải đối mặt trong các hoạt động kinh doanh nói chung. Trước đây, trọng tâm của phương pháp luận của chính sách DNVVN theo đuổi sự xuất sắc về quy mô của DNVVN trong khi xây dựng chính sách hiện đại hóa đồng đều cho mỗi ngành công nghiệp. Do đó hệ thống chính sách tổng thể của Luật cơ bản về DNVVN trước đó là 1) nâng cấp cơ cấu của các DNVVN với mục đích nâng cao năng suất, bao gồm hiện đại hóa cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ, hợp lý hóa quản lý kinh doanh và dàn xếp các hoạt động kinh doanh chung, và 2) hiệu chỉnh những bất lợi để cải thiện các điều kiện kinh doanh của các DNVVN, trong đó bao gồm phòng chống cạnh tranh quá mức, hợp lý hóa giao dịch thầu phụ, đảm bảo các cơ hội kinh doanh cho DNVVN và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN. Tuy nhiên, môi trường xung quanh DNVVN đã trải qua những thay đổi nghiêm trọng bao gồm sự trưởng thành và tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng, cách mạng CNTT, và sự phổ biến của toàn cầu hóa. Hơn nữa, sản xuất hàng loạt các sản phẩm tiêu chuẩn hóa đã chuyển sang sản xuất quy mô nhỏ các sản phẩm khác nhau và nó đòi hỏi tính lưu động và linh hoạt, trong đó DNVVN có những lợi thế nội tại. Với những thay đổi về môi trường này, chính phủ Nhật Bản nhận thức được tầm quan trọng của DN đầu tư mạo hiểm, DN nhỏ và những giá trị của DNVVN. Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi cơ bản và tái cơ cấu các chính sách DNVVN thông thường và Luật cơ bản về DNVVN năm 1999. Luật cơ bản về DNVVN mới dựa trên một triết lý mới thúc đẩy sự tăng trưởng đa dạng và mạnh mẽ và sự phát triển của các DNVVN độc lập, chứ không phải là điều chỉnh khoảng cách giữa các DN lớn và các DNVVN. Luật sửa đổi có ba yếu tố chính: 1) thúc đẩy đổi mới DN và DN mới khởi nghiệp mới (hoặc DN tự duy trì), bao gồm thúc đẩy đổi mới DN, DN mới khởi nghiệp và thúc đẩy đầu tư mạo hiểm dựa vào công nghệ, 2) tăng cường cơ sở quản lý các DNVVN, bao gồm việc đảm bảo các nguồn lực quản lý, tạo thuận lợi cho sự hợp tác và hoạt động chung, và đảm bảo cơ hội mua sắm công và 3) tạo thuận lợi cho việc thích ứng với những thay đổi kinh tế và xã hội, cung cấp các mạng lưới an sinh xã hội cần thiết và hệ thống pháp luật về phá sản. 45 2.2.2. Chính sách tiếp thị Thúc đẩy xuất khẩu Cục DNVVN Nhật Bản cung cấp tư vấn và dịch vụ thông tin cho các nhà xuất khẩu DNVVN thường bằng cách kết nối đối tác DN (được điều hành bởi các chương trình tư vấn và kết nối DN) và các quan hệ đối tác chiến lược quốc tế. SMRJ (Tổ chức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đổi mới khu vực Nhật Bản) cung cấp tư vấn và thông tin của các chuyên gia về thương mại và đầu tư. Các nhà tư vấn hoặc các chuyên gia là những người đã về hưu từ các công ty thương mại, các khu vực chế tạo và ngân hàng, v.v.. và họ có kinh nghiệm trong các công trình nghiên cứu quốc tế. Ngoài ra, SMRJ tổ chức hội thảo quốc tế cho các DNVVN trong khi Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO ) tổ chức hội chợ ở nước ngoài cho các DNVVN. 2.2.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Đào tạo Viện Quản lý DNVVN và Công nghệ (ISBMT), dưới sự chỉ đạo của SMRJ, cung cấp các dịch vụ đào tạo về quản lý và nhân sự cho DNVVN. Viện có các chương trình đào tạo cho các giám đốc điều hành, ban quản trị, kỹ thuật viên và thậm chí cả nhân viên hỗ trợ của DNVVN. Các chương trình đào tạo tập trung vào đào tạo quản lý để thúc đẩy đổi mới quản lý và cung cấp các chương trình phát triển nguồn nhân lực cho nhân sự của các cơ quan hỗ trợ DNNVV. Bên cạnh tổ chức chính thức thực hiện các chương trình đào tạo này, có một số bài giảng và chương trình đào tạo được cung cấp bởi khu vực tư nhân. Diễn đàn quốc gia về đầu tư mạo hiểm cho DN mới khởi nghiệp, bao gồm những người có kinh nghiệm trong việc thành lập công ty và các chuyên gia khác, cung cấp các bài giảng và tổ chức các cuộc thảo luận công khai với mục đích xúc tiến thành lập các DN mới và nâng cao hiểu biết của công chúng về các DN đầu tư mạo hiểm cà các DN mới khởi nghiệp. Liên đoàn trung ương các hiệp hội thương mại và công nghiệp và Phòng Thương mại và công nghiệp Nhật Bản, phối hợp với các hiệp hội thương mại và công nghiệp trực thuộc, hỗ trợ phương pháp lập kế hoạch kinh doanh và phương pháp nâng cao các kỹ năng thực hành cần thiết để khởi nghiệp bằng cách tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu được gọi là "các trường luyện khởi nghiệp." 2.2.4. Chính sách công nghệ Thúc đẩy NC&PT trong các DNVVN Cục DNVVN (SMEA) Nhật Bản cung cấp hai loại hỗ trợ cho phát triển công nghệ của các DNVVN trong các khía cạnh NC&PT: 1) Hỗ trợ thương mại hóa các kết quả NC&PT của DNVVN, và 2) Chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (SBIR Nhật Bản). Chương trình hỗ trợ thương mại cung cấp các khoản trợ cấp một phần cho chi phí NC&PT của các DNVVN. Chương trình trợ cấp một phần chi phí NC&PT cho các 46 hoạt động ứng dụng thực tế, khởi nghiệp (chẳng hạn như đánh giá công nghệ, nhận bằng sáng chế, hệ thống xây dựng, v.v...) và tư vấn về phát triển và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Để 1) thúc đẩy các DNVVN NC&PT kỹ thuật, 2) tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, 3) tạo điều kiện cho DNVVN tham gia vào các thị trường mới, và 4) nâng cấp các công nghệ cơ bản cho phát triển các sản phẩm và công nghệ mới, một phần chi phí mua nguyên liệu, máy móc thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật cho NC&PT được tài trợ (1/2 trong tổng chi phí). Hệ thống SBIR được thành lập để kích hoạt các DNVVN phát triển công nghệ và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh sáng tạo của các DN này. Trong khuôn khổ hệ thống SBIR, chính phủ Nhật Bản chỉ định tài trợ cho phát triển công nghệ cho các DNVVN là 'các trợ cấp cụ thể’ và những nỗ lực để tăng chi tiêu chính phủ cho ngân sách NC&P dành cho DNNVV. Bên cạnh đó, chính phủ cung cấp những hỗ trợ khác nhau cho các DNVVN để thương mại hóa các kết quả NC&PT. Thúc đẩy hợp tác công nghệ Chính phủ (chủ yếu là các viện nghiên cứu công nghệ công) nhằm mục đích nâng cao các năng lực phát triển công nghệ của các DNVVN địa phương và thúc đẩy phổ biến những tiến bộ của các kết quả phát triển kỹ thuật thông qua phương pháp thúc đẩy hợp tác công nghệ giữa các học viện, ngành công nghiệp và chính phủ. “Hợp tác mới” là chương trình được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ, hoặc các lĩnh vực kinh doanh mới có giá trị cao thông qua sự hợp tác của nhiều DNVVN tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chương trình này nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả hiệp lực bằng cách kết hợp công nghệ/bí quyết được mỗi DNVVN cung cấp. Các DNVVN được lựa chọn cho chương trình “hợp tác mới” cung cấp các biện pháp hỗ trợ khác nhau. Đối với các DN tham gia chương trình hợp tác mới, giới hạn của bảo lãnh tín dụng được mở rộng và các khoản vay lãi suất thấp có thể được cung cấp dựa trên việc đánh giá năng lực trả nợ của các DN này. Bên cạnh những lợi ích này, các DN này được miễn thuế 7% giá mua hoặc 30% khấu hao đặc biệt trong năm đầu tiên. SMRJ cung cấp một khoản vay cho sản xuất sản phẩm mới hoặc xây dựng một cơ sở cho NC&PT. Lệ phí bằng sáng chế đươc giảm và đầu tư vốn cổ phần bởi các công ty Tư vấn đầu tư DNVVN được mở rộng đến giới hạn là 300 triệu yên. 2.2.5. Chính sách tài chính Các chương trình vốn cổ phần của chính phủ Các DN tư vấn và đầu tư DNVVN, được thành lập từ năm 1963, là các DN tư nhân chủ yếu thuộc sở hữu của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức tài chính. Các DN này cung cấp các khoản đầu tư vốn cổ phần cho các NDVVN ở giai đoạn đầu bằng cách mua các phát hành cổ phiếu mới, các phát hành trái phiếu chuyển đổi, các phát hành trái phiếu bảo đảm với vốn đầu tư không quá 300 triệu yên. 47 Các chương trình cho vay của chính phủ Có ba cơ quan chịu trách nhiệm về hỗ trợ công cho các khoản vay của DNVVN. Đầu tiên, Công ty Tài chính DNVVN Nhật Bản (JASME) được thành lập năm 1953 để cung cấp vốn dài hạn với lãi suất thấp và cố định dài hạn.Thứ hai, Công ty Tài chính nhân sinh quốc gia (NLFC) được thành lập vào năm 1949 để cung cấp các khoản vay nhỏ và không bảo đảm cho các DN rất nhỏ. Thứ ba, Ngân hàng Chukin Shoko được thành lập năm 1936 là một ngân hàng dịch vụ tài chính tư nhân. JASME cung cấp một lượng tài chính lớn cho các doanh nghiệp vừa mua các nhà máy và tài sản thế chấp hay bảo lãnh cần thiết. NLFC cung cấp các khoản vay nhỏ cho các DN nhỏ như các cửa hàng, mà không yêu cầu tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh. NLFC hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCC) và JCC đào tạo cho các nhà quản lý DN nhỏ về làm sổ sách kế toán trong cũng như tư vấn về tài chính cho các DN nhỏ. NLFC cung cấp tài chính cho các DN nhỏ với số tiền cho vay tối đa 10 triệu Yên với lãi suất là 1,8% mỗi năm. Ngân hàng Shoko Chukin chỉ cung cấp tài chính cho các DN thành viên. Các ngân hàng của chính phủ, cung cấp khoảng 10% tổng số tiền tài trợ cho DNVVN, bổ sung cho hệ thống ngân hàng tư nhân. Bên cạnh các chương trình cho vay của các ngân hàng chính phủ, SMRJ và các chính quyền quận còn đầu tư kinh phí hỗ trợ, được gọi là khoản cho vay để nâng cấp kinh doanh cho các dự án hợp tác giữa chính quyền địa phương và ngành công nghiệp địa phương cho các DNVVN địa phương như xây dựng công viên công nghiệp, Công viên bán buôn (Wholesale Park) hoặc các trung tâm mua sắm và nâng cấp các trung tâm mua sắm. Lãi suất cho vay được giới hạn 0,8% hoặc không có lãi suất (cho các dự án đã được phê duyệt theo các quy định đặc biệt hoặc để khắc phục thảm họa). Giới hạn cho vay không được quá 80% chi phí của dự án và thời hạn trả nợ tối đa không quá 20 năm (thời gian trì hoãn không quá 3 năm). Chương trình bảo lãnh vay vốn của chính phủ Bổ sung khả năng tín dụng của các DNVVN với hệ thống bảo hiểm tín dụng và hệ thống bảo lãnh tín dụng, các cơ sở bảo lãnh tín dụng, như Hiệp hội Bảo lãnh tín dụng và Tập đoàn DNVVN Nhật Bản, hỗ trợ các DNVVN không đủ tín dụng và tài sản thế chấp. Các hệ thống này nhằm mục đích góp phần tạo điều kiện tài trợ cho các DNVVN thông qua bảo lãnh của các Tập đoàn bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay của họ từ các tổ chức tài chính. Tập đoàn bảo lãnh tín dụng, tổng cộng có 52 cơ quan độc lập trên khắp cả nước Nhật Bản, được thành lập như một tập đoàn được chứng nhận theo Luật Hiệp hội bảo lãnh tín dụng (1953) với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài chính cho DNVVN bằng cách bảo lãnh các khoản vay của họ từ các tổ chức tài chính. 2.2.6. Chính sach đổi mới quản lý Tư vấn Chính phủ Nhật Bản có ba loại hệ thống hỗ trợ kinh doanh cho DNVVN: 1) các trung tâm hỗ trợ DNVVN và doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, 2) các trung tâm hỗ trợ 48 DNNVV cấp quận, và 3) các trung tâm hỗ trợ DNNVV khu vực. Những trung tâm này, hợp tác với các tổ chức hỗ trợ DNNVV tư nhân như Hiệp hội Thương mại và công nghiệp và Phòng Thương mại và công nghiệp, hoạt động như các đơn vị dịch vụ một cửa cung cấp thông tin liên quan đến các chiến lược hỗ trợ DNNVV và thực hiện các dự án hỗ trợ. Trung tâm hỗ trợ DNNVV được thành lập để cung cấp các dịch vụ một cửa cho DNVVN, bao gồm tư vấn trực tiếp (OTC), thông báo của các chuyên gia và các nhà quản lý vườn ươm, hỗ trợ chuyên nghiệp tại chỗ, đánh giá tính khả thi kinh doanh, dịch vụ thông tin và các chương trình đào tạo. Trọng tâm của các trung tâm là thành lập DN và đổi mới DN và DN mới khởi nghiệp. Các trung tâm không chỉ cung cấp chiến lược quản lý, tiếp thị và các dịch vụ tư vấn cho các DNVVN và các doanh nhân, mà còn hỗ trợ các vấn đề về quản lý cụ thể của từng DNVVN. Thúc đẩy kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Chính phủ Nhật Bản bắt đầu kế hoạch vòng thứ 2 để giới thiệu cơ sở hạ tầng CNTT cho DNVVN vào tháng 3 năm 2004, thực hiện việc sử dụng CNTT để đổi mới DN. Tại các Trung tâm Hỗ trợ DNNVV quận, SMRJ và Phòng Thương mại và công nghiệp, các chương trình đào tạo CNTT và hội thảo được tổ chức sử dụng thương mại điện tử và xây dựng trang chủ. Các trung tâm hỗ trợ DNVVN quận và SMRJ cử các chuyên gia đến các DNNVV đang nghiên cứu sử dụng CNTT. Chính phủ cũng cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các DNVVN để thúc đẩy đầu tư cho CNTT. Thúc đẩy các hệ thống CNTT chiến lược như một hệ thống quản lý kinh doanh và dịch vụ bán lẻ trong các DNVVN, các công ty cho thuê được chính phủ chỉ định cho các DNVVN mượn các thiết bị CNTT chiến lược với lãi suất thấp. Khi các DNVVN mua các thiết bị CNTT quy định, họ có thể được giảm giá hoặc nhận các khoản tín dụng thuế đặc biệt. Bên cạnh những hỗ trợ trực tiếp cho việc giới thiệu CNTT cho các DNVVN, chính phủ đã xây dựng cơ sở phát triển cho phổ biến CNTT đến các DNVVN. SMRJ quản lý một cổng thông tin trang web về thông tin tổng quát của các DNVVN (được gọi là J- Net 21), tăng cường chức năng như dịch vụ một cửa, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho các DNVVN. Đối với hiệu quả hỗ trợ tìm việc thương mại và xây dựng thị trường điện tử, Hiệp hội quốc gia xúc tiến DN giao thầu phụ và các chi nhánh ở các quận của mình lắp đặt mạng, trang chủ và hệ thống thương mại phù hợp. Để thúc đẩy đổi mới kinh doanh cho các DNVVN có thể trở thành các mô hình sử dụng CNTT trong từng khu vực, chính phủ trợ giá một nửa chi phí cho nghiên cứu tiên tiến theo hướng xây dựng các mô hình kinh doanh hoặc phát triển DNNVV. Nâng cao nhận thức về đổi mới DNNVV Trong một nỗ lực để thúc đẩy một số DN mới khởi nghiệp và để phát triển mạng lưới DNVVN, SMRJ tổ chức nhiều sự kiện khác nhau, từ các cơ hội cho DNVVN đáp ứng các nhà đầu tư và các đối tác kinh doanh tới các sự kiện cung cấp thông tin để truyền cảm hứng cho việc thành lập các lĩnh vực kinh doanh mới. Hội chợ đầu tư mạo 49 hiểm của Nhật Bản tổ chức định kỳ, giới thiệu và trưng bày các dự án thí nghiệm khả quan, cũng như các kết quả của nghiên cứu chung được thực hiện bởi các DN đầu tư mạo hiểm. Trong Venture Plaza, các kế hoạch kinh doanh được trình bày bởi các DN đầu tư mạo hiểm tại 9 địa điểm trên toàn quốc. Hội chợ Hỗ trợ thị trường mới tập trung vào các chủ đề thúc đẩy các thị trường mới như: 1) ngành công nghiệp nội dung (trò chơi máy tính, nhân vật hoạt hình, hàng hóa...), 2) y tế và các dịch vụ phúc lợi, 3) robot. Trong hội chợ triển lãm DNVVN mang tên 'Sougoten’, DNVVN với các sản phẩm nổi bật, công nghệ và các mô hình kinh doanh độc đáo, có cơ hội để trình bày quá trình đổi mới quản lý của mình thông qua các cuộc triển lãm và các bài thuyết trình tại triển lãm DNNVV. Có rất nhiều khách tham dự tận dụng tốt cơ hội này để khai thác các thị trường mới, đáp ứng các đại lý và các đối tác kinh doanh, và liên lạc với các chi nhánh kinh doanh mới. 2.2.7. Chính sách tạo lập cụm và liên kết mạng Thúc đẩy các vườm ươm Dựa vào pháp luật để tạo điều kiện cho tạo lập các DN mới cùng với các luật và quy định khác, các chính sách toàn diện được thiết lập để thúc đẩy thành lập DN mới và khả năng làm chủ DN, bao gồm tài trợ, nhân sự, thông tin, công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ để thành lập DN. Sự nhấn mạnh được tập trung vào các lĩnh vực sau: tăng cường cung cấp vốn bởi các nhà đầu tư tư nhân, phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ phát triển công nghệ với sự tài trợ cho các mô hình phát triển nguyên mẫu và cung cấp kiến thức chuyên môn và tư vấn thông qua các trung tâm hỗ trợ DNNVV. Cụ thể hơn, để cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho giai đoạn khởi nghiệp của một DN, SMRJ cung cấp các vườn ươm, về cơ bản là một không gian văn phòng sẵn sàng hoạt động và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp. Có ba loại vườn ươm DN được vận hành bởi SMRJ: 1) thành lập các cơ sở kinh doanh để thúc đẩy kinh doanh trong các nền kinh tế địa phương (11 cơ sở), 2) thành lập các cơ sở ươm tạo DN trực thuộc trường đại học (12 cơ sở), và 3) các chính quyền địa phương đầu tư vốn cho các DN đầu tư mạo hiểm thành lập các cơ sở ươm tạo DN (5 cơ sở). 2.3. Đánh giá tổng thể 2.3.1. Điểm mạnh Nền kinh tế Nhật Bản có môi trường rất thuận lợi cho DNVVN với một số mặt mạnh trong việc thúc đẩy các DNNVV đổi mới: 1) Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ mạnh và toàn diện cho DNVVN đổi mới và năng lực cạnh tranh, 2) do có số lượng lớn các DN tham gia vào ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn cầu, nên những liên kết công nghiệp và áp lực cạnh tranh đủ mạnh để DNVVN tạo ra hiệu suất đổi mới cao, và 3) Long trung thành của người lao động Nhật Bản và lao động có kỹ năng phong phú rất thuận lợi cho các DNNVV đổi mới. Các biện pháp chính sách của Nhật Bản cho đổi mới DNVVN là rất đáng khen ngợi 50 về quy mô và tính toàn diện. Sự hỗ trợ tài chính, đặc biệt là thông qua chương trình cho vay trực tiếp và các chương trình bảo lãnh cho DNVVN đổi mới, là khá lớn theo cách thức các khoản cho vay trực tiếp của chính phủ cho đổi mới DNVVN gồm hơn 10% tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN ở Nhật Bản. Bảo lãnh tài chính cho tiền nợ của DNVVN lớn hơn 10 lần số tiền cho vay trực tiếp. Thậm chí, Nhật Bản còn có chương trình tái bảo hiểm cho các chương trình bảo lãnh vay vốn của DNVVN. Hỗ trợ tài chính cho DNVVN có lịch sử lâu dài hơn 40 năm. Các tổ chức tư vấn quản lý thậm chí gửi các chuyên gia và các nhà tư vấn toàn thời gian đến các DNVVN trong một thời gian nhất đinh. Để đào tạo các doanh nhân cho các DNVVN có tính cạnh tranh cao, chính phủ Nhật Bản chỉ đạo một số trường đại học DNVVN chỉ dành cho các CEO và các nhà quản lý của DNVVN. Về thúc đẩy đổi mới công nghệ của các DNVVN, chính phủ Nhật Bản áp dụng chương trình SBIR theo mô hình của Hoa Kỳ để nâng cao hiệu quả của chính phủ trong hỗ trợ công nghệ. Bên cạnh những hỗ trợ đáng kể của chính phủ cho đổi mới DNVVN, sự tồn tại một số lượng lớn các DN trong ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn cầu như trong các lĩnh vực điện tử, tự động, kỹ thuật và công nghệ thông tin chắc chắn thuận lợi cho đổi mới DNNVV. Với sự hợp tác về công nghệ và, đôi khi, các cuộc cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, các DNVVN của Nhật Bản không thể tránh khỏi phải đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. Các DNVVN của Nhật Bản đã có được năng lực cạnh tranh mạnh mẽ về linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô và cơ khí. Khả năng cao của nguồn nhân lực của Nhật Bản cũng là một môi trường tốt cho DNVVN đổi mới. Hơn nữa, văn hóa Nhật Bản với lòng trung thành sâu sắc với các DN và đảm bảo việc làm cả đời cũng thích hợp và thuận lợi cho DNVVN đổi mới. Theo các cuộc phỏng vấn các nhân viên trong DNVVN, nhân viên người Nhật trong các DNVVN không dễ dàng chuyển đến các DN khác vì lý do mức lương hoặc sự ưu đãi. Mặc dù có một giai đoạn suy thoái kéo dài, nền văn hóa của lòng trung thành và bảo đảm việc làm suốt đời là rất bền vững. Do kỹ thuật và cơ khí đòi hỏi các lao động có kỹ năng và kinh nghiệm, sự ổn định cao về việc làm tại các DNVVN của Nhật Bản chắc chắn làm tăng tính đổi mới của các DNVVN của Nhật Bản 2.3.2. Điểm yếu Mặc dù đã có những thế mạnh thuận lợi đáng kể cho đổi mới DNVVN, hai điểm yếu có thể được chỉ ra trong đổi mới DNVVN của Nhật Bản. Thứ nhất, mặc dù các nguyên tắc chính sách DNVVN đã thay đổi với việc sửa đổi Luật cơ bản sau thập niên 2000, tài trợ của chính phủ cho DNVVN vẫn có xu hướng tài trợ cho DNVVN yếu kém để duy trì khả năng sinh lợi tài chính. Không giống như Ôxtraylia có các nguyên tắc định hướng thị trường mạnh mẽ liên quan đến sự tồn tại của các DNVVN, chính phủ Nhật Bản vẫn có xu hướng hỗ trợ DN nhỏ không đủ năng lực để kéo dài sự tồn tại của chúng. Sự can thiệp của chính phủ ngoài những thất bại thị trường có thể dẫn đến sự tụt hậu của việc tái cơ cấu công nghiệp và không hiệu quả kinh tế tổng thể và cũng đối với đổi mới các DNNVVN. 51 Thứ hai, mặc dù văn hóa Nhật Bản về lòng trung thành và bảo đảm việc làm suốt đời thuận lợi cho sự tồn tại của DNVVN, đặc biệt là cho các ngành kỹ thuật và công nghiệp cơ khí, văn hóa này có thể gây hại cho sự sáng tạo của các công ty đầu tư mạo hiểm mới và các DN công nghệ cao mới khởi nghiệp. Do các DN mới khởi nghiệp và các DN đầu tư mạo hiểm mới đòi hỏi các nhà quản lí giỏi và tinh thần tiên phong với các thị trường vốn mạo hiểm có thể chia sẻ những rủi ro đầu tư cao, văn hóa Nhật Bản ổn định có thể tạo ra những hiệu ứng khá tiêu cực đến những sáng tạo của các DN đầu tư mạo hiểm công nghệ cao của Nhật Bản. 3. Thái Lan 3.1. Cơ cấu kinh tế và công nghiệp và vị trí của DNVVN 3.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế Trong bốn thập kỷ qua, cơ cấu kinh tế Thái Lan đã thay đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế trong đó khu vực công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm đáng kể từ gần 40% năm 1960 xuống khoảng 10% vào cuối những năm 1990. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất dựa vào tài nguyên và thâm dụng lao động giảm xuống, trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu của khu vực dựa vào khoa học tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong những năm 1990. Tuy nhiên, có vẻ như sự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu dựa vào khoa học trong những năm 1990 không có nghĩa là cơ cấu kinh tế của Thái Lan chuyển đổi sang cơ cấu thâm dụng công nghệ hơn, bởi vì chỉ số phân loại đóng góp của hàng xuất khẩu chế tạo theo các tiêu chí công nghiệp không phản ánh sự phức tạp của các hoạt động công nghệ cần thiết để sản xuất hàng hóa. Chính sách công nghiệp của Thái Lan trong cơ chế định hướng xuất khẩu (những năm 1980 -1990) đã không quan tâm đúng mức đến việc phát triển năng lực công nghệ bản địa như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa. Ngoài ra, các hướng chính của chính sách đầu tư, đặc biệt là khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra dòng vốn nước ngoài và việc làm trong nước. Điều này đã làm cho Thái Lan dựa đáng kể vào vốn và công nghệ nước ngoài. Nói cách khác, chính sách công nghiệp và đầu tư của Thái Lan làm lu mờ sự cần thiết phải phát triển các sáng kiến địa phương và phát triển năng lực công nghệ bản địa. Những vấn đề cơ cấu kinh tế đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế và sự thay đổi lớn trong chế độ chính sách dưới thời chính phủ Thaksin kể từ đầu những năm 2000, được gọi là 'nguyên lý kinh tế của Thaksin'. Chính phủ Thaksin giống như các nền kinh tế đang phát triển mới khác như Đài Loan và Hàn Quốc đã tập trung vào phát triển năng lực công nghệ bản địa như một yếu tố quan trọng để nâng cao nền tảng vi mô và trung mô cho khả năng cạnh tranh quốc tế. Chiến lược này được thực hiện chủ yếu thông qua kế hoạch hành động khoa học và công nghệ 10 năm (2003-2013) bằng cách giải quyết các chính sách 'chọn lọc' 52 quan trọng trong các lĩnh vực cụ thể như ô tô, thực phẩm, du lịch, thời trang và các lĩnh vực phần mềm. Đồng thời, cả DN lớn và DNVVN đều đã thực hiện những nỗ lực tuyệt vời để tăng cường các hoạt động NC&PT và hấp thụ các thiết kế sản phẩm và bí quyết từ các chuyên gia nước ngoài. Kết quả là, nền kinh tế Thái Lan trong những năm gần đây đã tăng trưởng mạnh mẽ do quá trình chuyển đổi chính sách sang phát triển các khả năng công nghệ bản địa. Tổng GDP đạt 161,9 tỷ USD năm 2004. Tốc độ tăng trưởng thực tế đã tăng từ 4,4% năm 1999 lên 6,1% năm 2004. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP thực tế năm 2004 thấp hơn một chút so với năm trước đó nhưng vẫn cao so với các nền kinh tế châu Á khác. Về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm dần từ 4,2% năm 1999 xuống 2,2% năm 2004. Điều này cho thấy nền kinh tế Thái Lan đã phục hồi, nhờ vào quá trình chuyển đổi chính sách sang phát triển năng lực công nghệ bản địa. 3.1.2. DNVVN trong nền kinh tế Thái Lan Theo quy định của Bộ Công nghiệp ban hành ngày 11/9/2002, định nghĩa của DNVVN giới hạn trong quy mô của DN bằng cách sử dụng số lao động hoặc giá trị tài sản cố định không bao gồm đất. DNVVN được xác định dựa trên số lượng nhân viên toàn thời gian hoặc tài sản cố định. DNVVN là một động lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế ở Thái Lan, vì hầu hết các DN đã đăng ký là DNVVN và đóng góp đáng kể vào GDP và xuất khẩu. Năm 2004, Thái Lan có 2.161.577 DNVVN, chiếm 99,8% tổng số DN. Ngoài ra, số DNVVN gia tăng đáng kể từ 799.033 năm 1997 lên 2.161.577 năm 2004. Đặc biệt, DNVVN đóng góp rất đáng kể vào GDP và xuất khẩu của Thái Lan. Đóng góp của DNVVN vào GDP vẫn rất quan trọng, chiếm 37,8% tổng GDP năm 2004, mặc dù tỷ trọng của DNVVN trong GDP đã giảm nhẹ từ 39,5% năm 2000. Ngoài ra, liên quan đến đóng góp của DNVVN cho xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm chế tạo là 1.516,9 tỷ THB năm 2003, chiếm 45,5% giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế tạo cho thấy xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2000-2003. 3.2. Chính sách thúc đẩy đổi mới trong DNVVN 3.2.1. Tổng quan Chính sách thúc đẩy đổi mới trong DNVVN Theo một số tài liệu và các bằng chứng cho thấy, lý do chính của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 của Thái Lan có thể là kết quả của cơ cấu kinh tế bị phân mảng quá tải với các khoản nợ nước ngoài khổng lồ và nợ xấu cao của các DN lớn. Do đó, chính phủ Thái Lan đã chú trọng vào đổi mới DNVVN như một công cụ phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ Thái Lan ban hành Luật phát triển DNVVN năm 2000 và thành lập Văn phòng Xúc tiến DNVVN (văn phòng xúc tiến DNVVN) là một trong những cách thức để tăng cường các hoạt động đổi mới của DNVVN. văn phòng xúc tiến DNVVN hoạt động như một cơ quan chính phủ độc lập, có vai trò như một văn phòng kế hoạch hóa tập trung, điều phối các kế hoạch và các nghiên cứu chiến lược của tất cả các cơ quan có liên quan đến phát triển DNVVN. 53 Ngoài việc thành lập văn phòng xúc tiến DNVVN, chính phủ ban hành Kế hoạch xúc tiến DNVVN Thái Lan (2002-2006) phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 4, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển DNVVN. Ngoài ra, ngân hàng DNVVN được thành lập năm 2002, là một tổ chức tài chính chuyên môn hóa, hỗ trợ tài chính cho DNVVN và xúc tiến DNVVN mới khởi nghiệp. Hiện nay, Thái Lan có ba ủy ban phụ trách xúc tiến DNVVN, đó là Uỷ ban Phát triển năng lực cạnh tranh thuộc Ủy ban Quốc gia về phát triển kinh tế và xã hội, Ủy ban Mỗi làng nghề một sản phẩm (OTOP) và Ủy ban xúc tiến DNVVN của văn phòng xúc tiến DNVVN. Các ủy ban trên cùng lấy nguồn tài trợ từ Quỹ xúc tiến DNVVN. Mặc dù các ủy ban này có các xuất phát điểm khác nhau, nhưng ưu tiên chiến lược chính của họ đều đặt vào phát triển của các cơ sở công nghệ và phát triển đổi mới DNVVN. 3.2.2. Chính sách tiếp thị Chính phủ Thái Lan không áp dụng mua sắm công cho DNVVN. Thay vào đó, chính phủ thực hiện một nỗ lực để thúc đẩy hoạt động tiếp thị của DNVVN bằng cách tích hợp DNVVN vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia hay các DN lớn thông qua Chương trình Phát triển Nhà cung cấp quốc gia (NSDP) và Chương trình Phát triển liên kết công nghiệp (BUILD) của Ủy ban Đầu tư. NSDP là các chương trình phát triển thầu phụ để thúc thúc đẩy liên kết với các DN lớn, trong khi BUILD nhằm mục đích (1) kích thích tiêu dùng của các bộ phận và các thành phần địa phương, (2) cung cấp cơ hội cho các nhà sản xuất của các thành phần thâm nhập thị trường lắp ráp mới, (3) hỗ trợ các nhà sản xuất của các bộ phận hiểu được các DN liên quan và (4) khuyến khích các bộ phận và các thành phần tại Thái Lan đầu tư nhiều hơn vào sản xuất. Do đó, các chươn trình này đem lại cho DNVVN cơ hội thúc đẩy tiếp thị trong nước và quốc tế bằng cách tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia hay DN lớn. Ngoài ra, Chương trình chứng nhận ISO cũng hỗ trợ đáng kể cho DNVVN xuất khẩu. Chương trình này nhằm kiểm soát chất lượng của các sản phẩm bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn tiến tới tăng cường đổi mới DNVVN. 3.2.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Để giải quyết khoảng cách về kỹ năng mà tất cả các ngành công nghiệp phải đối mặt và nâng cao nhận thức về văn hóa DN, chính phủ Thái Lan đã chú trọng đầu tư vào đào tạo, đặc biệt là Chương trình Đào các doanh nhân mới. Cục Xúc tiến công nghiệp thuê chuyên gia tư vấn của các tổ chức đào tạo của trung ương và địa phương, các tổ chức tài chính, các hiệp hội và các tổ chức độc lập để tổ chức các khóa đào tạo các ngắn và dài hạn. Các khóa đào tạo ngắn hạn (72 giờ) được tổ chức cho những người có kiến thức và kinh nghiệm cơ bản trong hoạt động kinh doanh. Các khóa học này bao gồm kiến thức về thành lập DN, pháp luật liên quan, phân tích đầu tư kinh doanh, chiến lược tiếp thị, quản lý sản xuất, hệ thống kế toán, thực hiện các kế hoạch đầu tư và kinh doanh, đề xuất các phương án kinh doanh cho các tổ chức tài chính. 54 Các khóa đào tạo dài hạn (138 giờ và cung cấp các dịch vụ tư vấn trong việc thành lập DN trong 60 giờ) được tổ chức cho những người không có kiến thức và kinh nghiệm cơ bản trong hoạt động kinh doanh. Khoa học này tập trung vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh, cung cấp kiến thức thành lập DN và pháp luật liên quan, phân tích đầu tư kinh doanh, chiến lược tiếp thị, quản lý sản xuất, tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, hệ thống kế toán, thực hiện các kế hoạch đầu tư và kinh doanh, đề xuất các phương án kinh doanh cho các tổ chức tài chính. 3.2.4. Chính sách công nghệ Cục Xúc tiến công nghiệp thúc đẩy mối liên kết giữa DNVVN địa phương và các DN nước ngoài. Tuy nhiên, do công nghệ không tương xứng, quy trình sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý kém, DNVVN địa phương không thể tận dụng đầy đủ các mối liên kết với các DN nước ngoài. Việc này là do chính phủ bảo vệ và thúc đẩy nhưng không tăng cường khả năng hấp thụ của các nhà cung cấp Thái Lan. Do đó, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác công nghệ bằng cách tăng cường tư vấn, dịch vụ chuyển giao công nghệ và tư vấn, và thành lập các DN spin-off mới. Một trong những chính sách quan trọng thúc đẩy NC&PT của DNVVN dựa vào công nghệ ở Thái Lan nhằm gia tăng tài trợ cho NC&PT công được khởi sướng bởi Ủy ban Đầu tư. Trong thực tế, chương trình Nhà cung cấp đáp ứng khách hàng (VMC) của Ủy Ban Đầu tư là chương trình duy nhất tập trung cụ thể vào phát triển hoặc chuyển giao công nghệ. Mục đích chính của VMC là để các nhà cung cấp/nhà sản xuất phù hợp với khách hàng/nhà lắp ráp. Chương trình sẽ bao gồm các nhà sản xuất các chi tiết trong các nhà máy lắp ráp. Cơ hội liên kết này giúp các nhà sản xuất bắt đầu các giao dịch thương mại để cung cấp các bộ phận và các chi tiết cho các nhà máy của họ. Kết quả là, các nhà sản xuất các chi tiết dựa vào những gì các nhà lắp ráp cần, trong khi các nhà lắp ráp tìm hiểu thêm các DN có thể cung cấp các chi tiết họ yêu cầu. Thêm vào đó, Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NSTDA) đã phát động Chương trình Hỗ trợ công nghệ công nghiệp (ITAP). Nội dung chính của chương trình bao gồm tư vấn công nghiệp và dịch vụ mua lại công nghệ cho DNVVN. Đầu tiên, tư vấn công nghiệp được thực hiện thông qua việc xác định sơ bộ các vấn đề kỹ thuật bởi các chuyên gia trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề kỹ thuật cũng như hỗ trợ trong thực hiện NC&PT, có thể bao gồm quản lý công nghệ. Sau đó, ITAP tạo điều kiện cho quá trình tìm kiếm và mua công nghệ thích hợp. ITAP cung cấp cho các DNVVN của Thái Lan cơ hội để có được thông tin trực tiếp về tiến bộ kỹ thuật và đổi mới. Nó cũng cung cấp cho họ các tầm nhìn tương lai cho việc phát triển công nghệ và kinh doanh sau này của họ. Điều này được thực hiện bằng cách tổ chức các chuyến đi đưa công nghệ ra nước ngoài và tổ chức các sự kiện mai mối công nghệ trong và ngoài nước. Những hoạt động này cung cấp cho các DNVVN cơ hội tìm công nghệ mới phù hợp và thiết lập quan hệ đối tác công nghệ và kinh doanh với các DN nước ngoài. Các chuyến đi này thường bao gồm tham quan các 55 nguồn lực công nghệ trong các lĩnh vực cụ thể như các tổ chức nghiên cứu, các DN và nhà máy sản xuất, gặp gỡ các đối tác tiềm năng theo lịch trình được sắp xếp trước, và tham quan các hội chợ thương mại công nghiệp để có được những thông tin về những công nghệ mới nhất và các xu hướng thị trường. 3.2.5 Chính sách tài trợ Các biện pháp tài chính liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và các thị trường vốn đã được khởi xướng với Kế hoạch Thúc đẩy DNVVN. Các biện pháp bao gồm cả khía cạnh tài trợ bằng vay nợ và tài trợ bằng vốn cổ phần. Về vay vốn, Tập đoàn Bảo lãnh tín dụng công nghiệp nhỏ (SICGC), tổ chức tài chính chuyên môn hóa của nhà nước, là tổ chức tài chính duy nhất tham gia bảo lãnh vay vốn cho DNVVN. Có ba loại chương trình bảo lãnh vay vốn cho vay toàn bộ không có bằng chứng thế chấp. Loại bảo lãnh đầu tiên không vượt quá 50% tổng số tiền vay và giá trị bảo lãnh tối đa không quá 40 triệu THB. Loại bảo lãnh thứ hai cũng là không quá 50% tổng số tiền vay và giá trị bảo lãnh tối đa không quá 3 tỷ THB. Cuối cùng là bảo lãnh sự tham gia cấp vốn rủi ro. SICGC bảo lãnh một khoản vay mới không có tài sản thế chấp và bảo lãnh không vượt quá 50% tổng số tiền vay. Năm 2003, tám viện tài chính chuyên môn hóa của nhà nước đã có một thỏa thuận chung để đạt được một mục tiêu trong việc cung cấp các khoản vay cho DNVVN. Cuối năm 2003, các viện này đã cung cấp các khoản vay cho DNVVN với số tiền 153.531 triệu THB, chiếm 138,7% các khoản cho vay mục tiêu ban đầu cho năm 2003 (109.250 triệu THB) Liên quan đến chính sách tài trợ bằng vốn cổ phần, hai biện pháp khuyến khích chính là thiết lập các quỹ đầu tư mạo hiểm (VCF) vào năm 2003 và thị trường chứng khoán cho DNVVN là Thị trường đầu tư lựa chọn (MAI). Các quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập để nâng cao sức cạnh tranh của các DN Thái Lan. Các nhóm mục tiêu là thời trang và thiết kế, phần mềm và CNTT, thực phẩm và các loại thảo mộc, phụ tùng ô tô, du lịch, kinh doanh định hướng xuất khẩu và ngành công nghiệp hỗ trợ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm có hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là để gây quỹ vốn cho các DNVVN có tiềm năng kinh doanh cao và thuộc các lĩnh vực kinh doanh được lựa chọn. Ngoài ra, các quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập là để thúc đẩy các DNVVN phù hợp với chính sách xúc tiến chiến lược của DNVVN để nâng cao tiềm năng kinh doanh của Thái Lan. Mục tiêu thứ hai, là để giảm nợ đối với vốn cổ phần của các DNVVN và hỗ trợ cho các DNVVN về quản lý, tiếp thị, kế toán, vv.. cho đến khi các DN này có thể huy động vốn cổ phần của mình từ Sàn Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) hay Thị trường đầu tư lựa chọn. Thị trường đầu tư lựa chọn bắt đầu hoạt động từ năm 1999 với các mục tiêu cung cấp một kênh tài trợ lựa chọn cho DNVVN cũng như đưa ra nhiều lựa chọn đầu tư cho các nhà đầu tư. Liên quan đến cả khía cạnh cho vay và khía cạnh vốn cổ phần, các sáng kiến của chính phủ thành công hơn ở chính sách tài trợ bằng vay nợ hơn là tài trợ bằng vốn cổ phần. Như đã đề cập trước đây, các khoản vay ngân hàng của DNVVN vượt mục tiêu 56 38,7% năm 2003, trong khi các quỹ đầu tư mạo hiểm và thị trường đầu tư lựa chọn đã ít thỏa đáng hơn nhiều. Tổng giá trị của ba quỹ đầu tư mạo hiểm hiện tại thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu của chính phủ. Đến năm 2004, chỉ có 97 DNVVN tìm được các nhà đầu tư đối tác của họ. Thêm vào đó, mục tiêu của thị trường đầu tư lựa chọn khi thành lập là có 500 DNVVN niêm yết, nhưng chỉ có 27 công ty có cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán này. Yếu tố quan trọng nhất hạn chế số lượng DN tham gia thị trường này là các DN phải công bố công khai thông tin tài chính của họ. Rất tốn kém cho các DNVVN không có tên trên thị trường đầu tư lựa chọn khi nâng cấp thông lệ kế toán của họ để đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu. 3.2.6. Chính sách đổi mới quản lý Để thực hiện đổi mới quản lý, theo quan điểm vĩ mô, chính phủ đã áp dụng mô hình quản lý khu vực tư nhân để nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống quan liêu. Mô hình giám đốc điều hành (CEO) hiện đang được áp dụng ở cả cấp trung ương và địa phương để tích hợp các chính sách có liên quan của chính phủ với sự lãnh đạo rõ ràng. Tư vấn Văn phòng xúc tiến DNVVN có các dịch vụ tư vấn nội bộ như trung tâm điều phối và dịch vụ cho DNVVN bao gồm những thể thức cho vay và các dịch vụ tư vấn nói chung và kinh doanh phù hợp với cả phạm vi trong nước và quốc tế. Nâng cao nhận thức về đổi mới DNVVN Trung tâm thông tin mạng (NIC) được thực hiện bởi văn phòng xúc tiến DNVVN phổ biến các công trình nghiên cứu trong các trường đại học thông qua các hoạt động và các hội thảo để nâng cao sự thừ nhận và nhận thức về đổi mới DNVVN. Ngoài ra, Cơ quan Đổi mới Quốc gia (NIA) đưa ra các dự án đổi mới kiến thức cho công chúng và DNVVN để kích thích sự thừa nhận và nhận thức của các DNVVN về nền kinh tế dựa trên đổi mới. Hệ thống cung cấp thông tin Hệ thống cung cấp thông tin là để cải thiện kỹ thuật quản lý đổi mới bằng cách đưa ra các công cụ cụ thể như phân tích giá trị, điểm chuẩn, theo dõi công nghệ và làm cho các DN phù hợp với các tổ chức quốc tế. Hệ thống cung cấp thông tin cũng là để thực hiện một chương trình của chính phủ để đổi mới có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao năng lực của các nền kinh tế cơ sở và trong nước bằng cách thực hiện Quỹ Village. 3.2.7. Chính sách tạo lập cụm và liên kết mạng lưới Tại Thái Lan, khái niệm cụm đã được sử dụng như một phương tiện để khắc phục điểm yếu và sự phân mảng của các hệ thống đổi mới. Nó là kết quả bắt nguồn từ những người tiền nhiệm trước đây đã hết sức chú ý vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Do đó, chính phủ Thái Lan đã đặt trọng tâm vào việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc tế ở cấp vi mô và trung mô. Ưu tiên cao cho việc hình thành năng lực cạnh tranh 57 là việc thành lập Ủy ban năng lực cạnh tranh quốc gia dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Định hướng chiến lược chính là các chính sách 'chọn lọc' giải quyết các lĩnh vực và cụm cụ thể. Kết quả của nó là sự thực hiện năm cụm chiến lược về các lĩnh vực tự động, thực phẩm, du lịch, thời trang và phần mềm. Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2004, 17 cụm trong các ngành công nghiệp khác nhau đã được thành lập. Đối với các cụm DNVVN, những nỗ lực phối hợp để phát triển các cụm DNVVN vẫn chưa được xây dựng, nhưng các Văn phòng Xúc tiến DNVVN làm việc dựa trên một kế hoạch cho việc thành lập các cụm DNVVN khu vực. Hơn nữa, các nhà môi giới mạng hoặc các tổ chức trung gian ở Thái Lan đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mạng lưới giữa các nhân tố đổi mới như các DNVVN, DN lớn, các công ty đa quốc gia, các viện nghiên cứu công, các trường đại học, các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong các cụm để thúc đẩy và hỗ trợ cho NC&PT và chuyển giao công nghệ. Các mạng lưới này thực hiện các chức năng khuyến khích chia sẻ thông tin và kiến thức và xây dựng lòng tin của các DN tham gia trong cụm. Do đó, các chính sách thành lập cụm và xây dựng mạng lưới của Thái Lan nhằm liên kết chặt chẽ với các nhà trung gian và tăng cường năng lực thể chế của họ đặc biệt là trong việc kết nối một DN với các tác nhân khác trong cụm. Tuy nhiên, trong khi cơ chế khuyến khích này đã được đưa ra từ một vài năm trước đây nhưng hiệu xuất rõ ràng vẫn chưa được nhìn thấy. Chương trình ươm tạo DN Ngoài ra, chính phủ Thái Lan còn có các chính sách ươm tạo DN để khuyến khích các DNVVN khởi nghiệp. Các chính sách hoặc các chương trình chính của chính phủ cho ươm tạo DN đã được quản lý và điều phối bởi Cục Xúc tiến Công nghiệp (DIP), Viện Phát triển DNVVN, OSMEP và Cơ quan Phát triển KH&CN Quốc gia (NSTDA). Chương trình vườn ươm đầu tiên của chính phủ được xây dựng theo kế hoạch tổng thể quốc gia Thái Lan cho phát triển DNVVN ở miền Nam Thái Lan. Với sự tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ EU, các trung tâm ươm tạo đầu tiên được thành lập vào năm 1999 bởi Cục Xúc tiến Công nghiệp và ISME. Các trung tâm sản xuất thử nghiệm được thành lập trên cơ sở Trung tâm Xúc tiến công nghiệp khu vực ở Hat Yai, Songkhla. Các vườn ươm DN quan trọng được thành lập năm 2002 bằng ngân sách mới từ chương trình Đào tạo các doanh nhân mới nhằm mục đích thúc đẩy phát triển DN tại Thái Lan. Các trung tâm ươm tạo là một trong những hoạt động chính trong chương trình Đào tạo các doanh nhân mới. Các chương trình ươm tạo DN điển hình trong chương trình Đào tạo các doanh nhân mới là Dự án Làm chủ DNVVN non trẻ và Dự án Chuyển đổi Kỹ thuật viên sáng tạo sang kinh doanh DNVVN, và Dự án Đào tạo DN công nghệ. Dự án làm chủ DNVVN non trẻ và Chuyển đổi Kỹ thuật viên sáng tạo sang kinh doanh DNVVN là các dự án hỗ trợ cho các DNVVN được thành lập bởi trung tâm ươm tạo DNVVN. Dự án đào tạo doanh nhân công nghệ là để tăng cường những nhà khởi nghiệp kinh doanh đổi mới được thực hiện bởi trung tâm ươm tạo của Cơ quan Phát triển KH&CN Quốc gia. 58 3.3. Đánh giá tổng thể Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 là kết quả của các khoản nợ nước ngoài khổng lồ và các chương trình cho DN lớn vay đạt hiệu quả không cao ở Thái Lan đã khiến chính phủ phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy sự đổi mới của DNVVN. Đặc biệt, Chính phủ đã tập trung vào việc phát triển năng lực công nghệ bản địa của các DNVVN bằng cách gia tăng hợp tác công nghệ, mở rộng các cơ hội thị trường, thiết lập các vườn ươm DN và tăng cường các biện pháp tài trợ tài chính liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và thị trường vốn. Tuy nhiên, một số vấn đề về thúc đẩy đổi mới DNVVN có thể được tìm thấy trong việc thiếu cơ sở hạ tầng thể chế và cơ sở hạ tầng tạm thời về tiếp thị, kinh doanh và tiếp cận tài chính. Trước hết, không có chính sách tiếp thị thực sự nào cho các DNVVN. Mặc dù việc tiếp thị của DNVVN đã được hỗ trợ bởi các chương trình phát triển mối liên kết giữa các DNVVN và các công ty đa quốc gia/DN lớn, chúng chủ yếu tập trung vào trình độ đào tạo để cho phép các DNVVN tích hợp vào chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc hoặc DN lớn bằng cách cải thiện các năng lực công nghệ của họ. Thứ hai, môi trường thể chế để nâng cao tinh thần kinh doanh là không đủ ở Thái Lan. Mặc dù có một số chương trình củng cố tinh thần kinh doanh sáng tạo của DNVVN dưới dạng các chương trình vườn ươm DN, không có hệ thống thực sự nào kết nối các khu vực DNVVN với các tổ chức đào tạo và các cơ quan chính phủ. Ví dụ, khi chính phủ cấm giáo sư đảm nhiệm thêm một vị trí khác trong một DN công nghiệp, rất khó để tạo ra mối liên kết và sự phối hợp thực sự giữa các ngành công nghiệp và trường đại học. Cuối cùng, việc tiếp cận nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần của DNVVN nghèo nàn vì sự phức tạp của các thủ tục vay vốn và thiếu thông tin và tư vấn từ các tổ chức tài chính về phía các DNVVN, và sự không tương xứng của thế chấp vay vốn và bố trí người làm kế toán không đủ tiêu chuẩn về phía các tổ chức tài chính. Đặc biệt, vẫn còn một số lượng lớn các DNVVN sử dụng tín dụng ngân hàng do không đủ tài sản thế chấp và thiếu khả năng chứng minh các kế hoạch kinh doanh khả thi và có thể thực hiện được. Phần lớn các DNVVN không có đủ thông tin và trình độ để tham gia vào các chương trình tài trợ vốn cổ phần phức tạp. Nói cách khác, chương trình cho vay dựa vào thế chấp theo truyền thống và kinh nghiệm yếu kém và tài liệu tài chính nghèo nàn có thể sẽ là những trở ngại chính cho đổi mới của hệ thống tài chính cho DNVVN Do đó, chính phủ Thái Lan cần phải nỗ lực hơn nữa để phát triển các kênh bán hàng thực tế các sản phẩm do các DNVVN sản xuất và thúc đẩy các mối liên kết công nghiệp giữa DNVVN và các công ty đa quốc gia/DN lớn theo quan điểm tiếp thị DNVVN. Thái Lan cũng cần nỗ lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng thể chế liên quan đến tinh thần kinh doanh của DNVVN bằng cách xây dựng một hệ thống đổi mới thúc đẩy các kết quả nghiên cứu được tạo ra bởi sự hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp. Ngoài ra, các chương trình cho DNVVN vay vốn cần chuyển hướng từ vay vốn dựa vào tài sản thế chấp sang dựa vào tín dụng nhiều hơn bằng cách thúc đẩy sự gia tăng năng lực đánh giá tín dụng của các tổ chức tài chính. 59 KẾT LUẬN Trong những năm qua, các DNVVN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế gới ngày càng phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng như mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nhưng lại đặt các DN Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Việc khuyến khích, hỗ trợ các DNVVN đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hy vọng những kinh nghiệm nêu ra trong tổng luận này sẽ là những thông tin hữu ích để những nhà xây dựng kế hoạch và chính sách tham khảo. Biên soạn: Nguyễn Lê Hằng 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Argyris, C. and Schon, D. A., 1978, Organizational Learning: A Theory of Action Perspective, Reading, MA, Addison-Wesley. 2. Burgelman, R. A. and Sayles, L. R., 1986, Inside Corporate Innovation: Strategy, Structure and Managerial Skills, New York, Free Press. 3. Economic and social commission for Asia and Pacific, 2009, Globalization of Production and the Competitiveness of Small and Medium-sized Enterprises in Asia and the Pacific: Trends and Prospects, United Nations, NewYork. 4. European Commission, The new SME definition User guide and model declaration, ENTERPRISE AND INDUSTRY PUBLICATIONS 5. Korean Technology and Information Promotion Agency for SMEs 12/2006, Research on Innovation Promoting Policy for SMEs in APEC: Survey and Case Studies. 6. Laamanen, T. and Autio, E., 1996, Dominant Dynamic Complementarities and Technology- Motivated Acquisitions of New, Technology-Based Firms, International Journal of Technology Management, 12, 769-786. 7. Malerba, Franco, 1996, Public Policy and Industrial Dynamics: an Evolutionary Perspective, Final draft of “Systems Theories of Innovation: Policy Implication” sub-project of “Innovation Systems and European Integration.” 8. Motohashi, 2001, Use of plant level micro-data for SME innovation policy evaluation in Japan, RIETI Discussion Paper Series 01-E-006. 9. Mowery, David C., 1994, Science and Technology Policy in Interdependent Economies, Kluwer Academic Publishers. 10. OECD, 2000b, Enhancing the competitiveness of the SMEs through innovation, paper presented in Conference for Ministers responsible for SMEs and Industry Ministers, Bologna, Italy, 14-15 June 2000. 11. OECD, 2004, Promoting entrepreneurship and innovative SMEs in a global economy: Towards a more responsible and inclusive globalization, 2 nd OECD conference of Ministers responsible for SMEs, Istanbul, Turkey, 3-5 June 2004. 12. OECD, 2004, OECD Information Technology Outlook. 13. OECD, 2005, SME and Entrepreneurship Outlook.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_chinh_sach_thuc_day_hoat_dong_doi_moi_trong_cac_doa.pdf