1.Giới thiệu
2.Cải cách doanh nghiệp nhà nước.
2.1. Bối cảnh của các cuộc cải tổ.
2.2. Xác định lại vai trò của nhà nước: Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư.
2.3. Bỏ các công ty nhỏ
2.4. Giữ các công ty lớn.
3.Những minh chứng từ Hải Phòng.
3.1. Các công ty Nhóm 1, nhóm các doanh nghiệp nhỏ.
3.2. Các công ty Nhóm 2, nhóm các công ty lớn.
3.3. Tóm tắt chứng cứ thu thập được từ Hải Phòng.
4.Kết luận.
Phụ lục 1: Văn bản của chính phủ đã tham khảo
Phụ lục 2: Văn bản chính phủ 2003-2005.
Phụ lục 3: Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp.
Phụ lục 4: Luật Doanh nghiệp 1999
Tài liệu tham khảo. .
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Cổ phần hóa, tư nhân hóa và việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C BAN HÀNH QUY CHẾ
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. Quyết định
này nêu đại cương về những tiêu chí hoạt động và hệ thống khen thưởng cho quản lý các doanh nghiệp nhà
31
nước. Ba hạng có thể là: A, B và C. Chỉ những doanh nghiệp nhà nước nào làm ăn thua lỗ quá ngưỡng nhất
định mới bị đưa vào hạng loại thấp nhất và sẽ không được thưởng.
Nghị quyết số 34/NQ-TW phiên họp toàn thể lần 9, Đại hội Đảng lần 9 ngày 3 tháng 2 năm 2004,
‘Một số chính sách, chiến lược và giải pháp chính để thực hiện thành công những Nghị quyết
của Đại hội Đảng lần thứ 9. Nghị quyết này đòi hỏi tiếp tục cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước với
trọng tâm là cổ phần hóa. Nó cũng đòi hỏi mở rộng cổ phần hóa đến các doanh nghiệp nhà nước lớn và
những tổng công ty trong ngành điện, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, giao thông
đường bộ, giao thông đường thủy, hàng không, giao thông đường biển, vô tuyến viễn thông, ngân hàng và
bảo hiểm. Nó cũng mở rộng việc chuyển đổi thí điểm những tổng công ty thành các công ty nắm giữ cổ
phần và chuẩn bị cho việc tạo ra những tập đoàn kinh tế lớn gồm những tổng công ty nhà nước. Nó cũng
yêu cầu chấm dứt bao cấp ở hình thức các khoản vay lãi suất thấp và xóa ghi nợ cho các doanh nghiệp nhà
nước, cùng với việc đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thông qua những công ty đầu tư tài chính nhà
nước. Nó tìm cách phát triển thị trường chứng khoán và tăng số lượng doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần
hóa niêm yết, đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước lớn.44
THÔNG TƯ SỐ 39/2004/TT-BTC NGÀY 11THÁNG 5 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ
XỬ LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN, BÀN GIAO, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN
TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP. Thông tư này bổ sung cho quyết định 109 năm 2004 thành lập DATC.
Thông tư xác định những thuật ngữ tài chính thích hợp cần sử dụng, những điều khoản mua nợ tồn đọng
thông qua đàm phán và theo pháp luật và việc phân chia những khoản đã thu giữa DATC và ngân sách nhà
nước. DATC sẽ giữ 20% những khoản đã thu để trang trải chi phí liên quan tới việc nhận và quản lý nợ và
tài sản tồn đọng và để trang trải những chi phí định giá và bán đấu giá. Nó sẽ giữ lại 10% để phân bổ cho
những doanh nghiệp nắm giữ tài sản chưa chuyển giao cho DATC và để cho doanh nghiệp thanh lý. Khoản
này dự định để trang trải những chi phí quản lý. Việc hoán đổi nợ và tài sản tồn đọng thành vốn đóng góp ở
những doanh nghiệp khác được ghi là mức tăng vốn nhà nước cho DATC, phần còn lại sẽ được gửi vào
ngân sách nhà nước để sử dụng trong quỹ dành cho cải cách doanh nghiệp nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH SỐ 80 /2004/QĐ -TTG NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2004 VỀ V IỆC QUY ĐỊNH
SỐ LƯỢNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
Những tổng công ty được xếp ở mức đặc biệt, mà chưa được định nghĩa, được phép có tối đa 5 phó tổng
giám đốc. Những tổng công ty không phải cấp đặc biệt hoặc được chuyển đổi thành các công ty mẹ được
phép có tối đa là 4 phó giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp nhà nước lớn
độc lập và doanh nghiệp đã được chuyển đổi thành công ty cổ phần được phép có tối đa 3 phó tổng giám
đốc.
THÔNG TƯ SỐ 40 /2004/TT-BTC NGÀY 13 THÁNG 05 NĂM 2004 VỀ V IỆC HƯỚNG
DẪN KẾ TOÁN KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ
PHẦN . Thông tư này có những hướng dẫn kế toán chi tiết cho những doanh nghiệp nhà nước trước cổ
phần hóa, đã cổ phần hóa và các tổng công ty và những công ty có công ty thành viên đã cổ phần hóa.
QUYẾT ĐỊNH SỐ 84 /2004/QĐ -TTG NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2004 VỀ V IỆC THÍ Đ IỂM
CỔ PHẦN HÓA MỘT SỐ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC ’ Quyết định này đòi hỏi cổ phần hóa thí
điểm 3 Tổng công ty: Tổng công ty điện tử tin học Việt Nam của Bộ Công nghiệp ; Công ty xuất nhập khẩu
xây dựng Việt Nam của Bộ Xây dựng ; và Tổng công ty xây dựng và thương mại của Bộ Giao thông vận tải.
THÔNG TƯ SỐ 43 /2004/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ
LỖ PHÁT SINH TỪ THỜ I Đ IỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TR Ị DOANH NGHIỆP ĐẾN THỜ I Đ IỂM
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CHÍNH THỨC CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.
Thông tư này nêu xử lý trường hợp một doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn chuyển đổi chịu lỗ do
quá trình cổ phần hóa. Nếu như phần lỗ này nhỏ hơn cổ phần vốn nhà nước và doanh nghiệp này không
nằm trong một ngành chiến lược thì kế hoạch cổ phần hóa được điều chỉnh bằng cách giảm số lượng vốn
nhà nước trong tổng số vốn. Nếu như phần này chưa đủ thì vốn nhà nước dự định dành cho bán ưu đãi và
cổ phần ưu đãi sẽ được giảm. Nếu như phần này cũng chưa đủ, sau khi vốn nhà nước đã giảm tới 0, một
cuộc họp cổ đông bất thường sẽ được triệu tập để quyết định là nên hay không tiếp tục hoạt động, hay bán
44 Khi soạn phần tóm tắt này đã tra cứu Phillips Fox 2004a.
32
doanh nghiệp hay tuyên bố phá sản. Nếu như phần lỗ nhỏ hơn cổ phần vốn nhà nước song doanh nghiệp
lại là nằm trong một ngành chiến lược thì vốn điều lệ của doanh nghiệp đã chuyển đổi sẽ được giảm, song
lượng vốn nhà nước sẽ vẫn giữ nguyên như vậy. Phần ưu đãi đối với người lao động và các nhà cung ứng
vật tư như đã nêu trong luật cũng sẽ bị giảm. Nếu như phần lỗ lớn hơn phần vốn nhà nước thì doanh nghiệp
đó phải chuyển từ cổ phần hóa sang được giao, bán hoặc phá sản. Những doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hóa bị lỗ hơn 500 triệu đồng phải được Bộ Tài chính phê duyệt trước khi xử lý những khoản lỗ này.
Các cơ quan giám sát được giao nhiệm vụ sử dụng quỹ cải cách doanh nghiệp để bù lỗ. Nếu như phần này
vẫn chưa đủ thì phải kiến nghị tới Bộ Tài chính.
NGH Ị ĐỊNH 153/2004/NĐ -CP NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CHUYỂN ĐỔ I TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG
TY NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON.
Nghị định này nêu chi tiết về cơ cấu tổ chức của các Tổng công ty và đưa ra mô hình công ty mẹ - con.
Công ty mẹ là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 (Điều 19.1).
Công ty mẹ thực hiện quyền sở hữu có từ vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp khác (Điều 20). Công ty mẹ
giờ đây là một công ty chứ không phải là một cơ quan hành chính như với các Tổng công ty. Tiếp sau Luật
Doanh nghiệp nhà nước 2003, Nghị định này chia các tổng công ty thành những đơn vị do nhà nước thành
lập và những đơn vị tự thành lập. Chuyển đổi các tổng công ty do nhà nước thành lập thành những Tổng
công ty theo mô hình mẹ - con là để; ‘chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên
kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính’ và ‘tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế’ (Điều 28.1).
Các tổng công ty đã hoạt động như những công ty nắm giữ cổ phần không phải chuyển đổi sang mô hình
mẹ - con vì đã có một công ty mẹ rồi cùng với những công ty con đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp (Điều 29.2).45 Các tổng công ty dự định chuyển đổi thành mô hình mẹ con phải chuyển đổi tất cả các
công ty thành viên, phải nằm trong danh mục những ngành chiến lược trong đó nhà nước nắm 100% vốn
nhà nước, cần phải có những lượng vốn lớn và cần phải có “tiềm năng phát triển”(Điều 30.1). Nếu như các
tổng công ty hiện có không đáp ứng những điều kiện này thì phải được chuyển đổi thành những công ty
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Điều 30.3).
Nghị định 155/ND-CP ngày 20/8/2004, ‘Sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 41/ND-CP ngày
11/4/2002 vềCHÍNH SÁCH ĐỐ I VỚ I LAO ĐỘNG DÔI DƯ DO SẮP XẾP LẠ I DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC . Nghị định này mở rộng và làm sáng tỏ phạm vi của Nghị định 41 năm 2002. Nếu
một doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại thì doanh nghiệp này được hỗ trợ tài chính. Nghị định 41 nêu phần
hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước là để trang trải chi phí chính sách đối với lao động dôi dư
do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH SỐ 155 /2004/QĐ -TTG NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ BAN HÀNH
TIÊU CHÍ , DANH MỤC PHÂN LOẠ I CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY THÀNH VIÊN
HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP THUỘC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Quyết định này thay thế cho Quyết định 58 ngày 26/4/2002. Yêu cầu vốn nhà nước để trở thành loại “100%
vốn” và “50% hoặc cao hơn” đã tăng tới 30 tỷ và loại thứ hai là 20 tỷ. Mức nộp ngân sách đã tăng tới 2 tỷ
đồng đối với loại “50% hoặc cao hơn”. Đa số loại “100% có điều kiện” trong quyết định 58 được chuyển sang
loại vốn nhà nước “50% hoặc cao hơn” theo quyết định 155. Xem Bảng 5 về những ngành chiến lược liệt kê
trong quyết định này.
Những ngành chiến lược liệt kê áp dụng cho những doanh nghiệp nhà nước độc lập lớn và các công ty
thành viên của tổng công ty. Quyết định 155 cũng nêu chi tiết về tổng công ty, những tổng công ty này phải
đáp ứng những tiêu chí nhất định hoặc phải được sắp xếp lại bằng hình thức sáp nhập, củng cố hoặc giải
tán sau khi sắp xếp lại những doanh nghiệp thành viên của mình. Những tiêu chí là hoạt động trong những
ngành sau đây: thám hiểm và chế xuất dầu khí; bán buôn dầu khí; sản xuất và cung cấp điện; khai thác chế
biến và cung cấp than đá và khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí; sản xuất xi măng; bưu điện và viễn
thông; điện tử; hàng không; vận tải đường biển và đường sắt; hóa chất và phân bón hóa học; ngành sản
xuất vải, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá; thuốc chữa bệnh; hóa chất dược phẩm;
xây dựng; bán buôn thực phẩm; ngân hàng và bảo hiểm. Các Tổng công ty cũng phải có hơn 500 tỷ vốn nhà
nước hoặc không dưới mức 100 tỷ đồng ở các ngành công nghiệp đặc biệt.46 Những Tổng công ty này
45 Cơ quan chủ quản quyết định chuyển đổi công ty nắm giữ cổ phần thành mô hình công ty mẹ- công ty con.
46 Những “ngành công nghiệp đặc biệt” này do Thủ tướng quyết định.
33
được yêu cầu có trung bình ít nhất 50 tỷ đồng mỗi năm nộp ngân sách trong giai đoạn 3 năm trước đó hoặc
không được thấp hơn 20 tỷ đồng đối với Tổng công ty trong những ngành công nghiệp đặc biệt. Con số này
đã tăng 10 tỷ so với những ngành công nghiệp đặc biệt theo Quyết định 58. Các Tổng công ty phải có công
nghệ và quản lý tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao và có tính cạnh tranh trong thị trường trong nước và
quốc tế.47
Quyết định 155 năm 2004 tách biệt những doanh nghiệp nhà nước độc lập và các công ty thành viên của
Tổng công ty khỏi các Tổng công ty. Quyết định đưa ra một danh mục riêng những ngành và yêu cầu về quy
mô đối với các Tổng công ty để tránh việc tái cơ cấu. Tuy nhiên, điều không rõ ràng là làm thế nào những
ngành chiến lược “100%” đối với công ty mẹ trong Nghị định 153 lại có thể khớp được với định nghĩa của
Quyết định 155 năm 2004.
NGH Ị ĐỊNH SỐ 180/2004/NĐ -CP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ THÀNH LẬP
MỚ I , TỔ CHỨC LẠ I VÀ GIẢ I THỂ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Nghị định này thay thế cho Nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 và Nghị định 38/CP ngày 28/4/1997 sửa đổi
Nghị định 50. Giống như những Nghị định trước thuộc loại này, nó gồm một danh mục các ngành và vùng
địa lý trong đó những doanh nghiệp nhà nước mới có thể được thành lập. Những ngành này ăn khớp với
những ngành của Quyết định 155 năm 2004. Những mức độ vốn ban đầu của những doanh nghiệp nhà
nước mới được tăng lên mức 30 tỷ đồng đối với những công ty nhà nước độc lập và 500 tỷ đồng đối với các
Tổng công ty. Việc này cũng phù hợp với quyết định 155. Nghị định này cũng liệt kê các cấp chính quyền và
những cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm đối với việc thành lập, tổ chức lại và giải thể các doanh nghiệp
nhà nước.
NGH Ị ĐỊNH SỐ 187 /2004/NĐ -CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ V IỆC CHUYỂN
CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Nghị định này thay thế cho Nghị định 64/NĐ-CP ngày 19/6/2002. Nó mở rộng phạm vi cổ phần hóa để gồm
cả những Tổng công ty lớn, ngân hàng thương mại nhà nước và các cơ quan tài chính nhà nước. Phần
phân loại ngành của Quyết định 155/2004 xác định một doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa hay
không (Điều 2.1). Mệnh giá một cổ phiếu là 10 ngàn đồng thay cho 100 ngàn đồng (Điều 7.1). Nghị định
64/2002 xử lý những vấn đề tài chính cùng một lúc trong khi Nghị định 187 xử lý những vấn đề này tách biệt
và chi tiết hơn. Việc này gồm có việc xử lý nợ, định giá các doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu chuyển
những khoản nợ không thu hồi đã được loại ra khỏi giá trị của doanh nghiệp nhà nước sang cho DATC
(Điều 11.2).
Nghị định 187 cũng đưa ra 3 phương pháp định giá gồm có phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo
tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và những phương pháp khác (Điều 16-22). Trong Nghị định 64
chỉ có phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản.48 Nghị định 187 đòi hỏi rằng những doanh
nghiệp nhà nước có tổng tài sản từ 30 tỷ trở lên như ghi trong sổ sách kế toán phải được định giá bằng một
tổ chức định giá chuyên nghiệp. Đây có thể là một tổ chức trong nước hoặc nước ngoài và gồm có những
công ty kiểm toán, công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư. Trước đây việc định giá do một Hội đồng định
giá thực hiện, giờ đây những doanh nghiệp nhà nước có dưới mức 30 tỷ đồng tổng tài sản có thể tự xác
định giá trị (Điều 23).
Nghị định 187 tăng số lượng cổ phiếu ban đầu dành cho cán bộ công ty lên mức 100 cổ phiếu tính theo mỗi
năm làm việc với mức giảm 40% giá đấu giá. Trước đây con số này là 10 cổ phiếu mỗi năm với mức giảm
30% giá trị. Nó cũng thay đổi số lượng cổ phiếu ban đầu chovới những nhà đầu tư chiến lược trong nước,
kể cả những doanh nghiệp cung ứng. Họ có quyền mua ở mức tối đa 20% cổ phiếu với mức giảm 20% giá
đấu giá. Trước đây số này là 30% mệnh giá. Nghị định 187 giảm mức tối thiểu những cổ phiếu dành cho các
nhà đầu tư khác, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó số này là 30% nhưng bây giờ là 20% (Điều 26-
28).49
47 Khi soạn phần tóm tắt này đã tra cứu Phillips Fox 2004b.
48 Phương pháp dòng tiền chiết khấu được giới thiệu trong Thông tư 79/TT-BTC ngày 12/9/2002 về ‘hướng dẫn phương pháp và thủ
tục xác định giá trị doanh nghiệp của những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá’ bổ sung cho Nghị định 64/2002. Phần này được
kết nhập vào Nghị định 187/2004.
49 Khi soạn phần tóm tắt này đã tra cứu Phillips Fox 2004c.
34
NGH Ị ĐỊNH SỐ199/2004/NĐ -CP NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ V IỆC BAN HÀNH
QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ
NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
Nghị định này thay thế cho Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 về doanh nghiệp nhà nước tham gia những
hoạt động công ích, Nghị định 58/CP ngày 3/10/1996 về quy định đối với quản lý tài chính và hạch toán chi
phí kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 27/NĐ-CP ngày 20/4/1999 về sửa đổi và bổ sung
quy định về quản lý tài chính và hạch toán chi phí kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước ban hành cùng
với Nghị định 58/CP ngày 3/10/1996 và Nghị định 73 ngày 6/12/2000 về quy định đối với quản lý vốn nhà
nước trong các doanh nghiệp khác.
Thông tư 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-
CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”. Thông tư
này thay thế cho Thông tư 76/TT-BTC về “Hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi các doanh nghiệp nhà
nước thành những công ty cổ phần”, Thông tư 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12.9.2002 “hướng
dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần” và
Thông tư 80/2002/TT-BTC “Hướng dẫn bảo lãnh phát hành và bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài của
các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá”. Thông tư này khẳng định rằng các doanh nghiệp
nhà nước không đáp ứng những điều kiện cổ phần hóa sẽ không nhận được vốn nhà nước bổ sung để cổ
phần hóa nhưng sẽ được sắp xếp lại theo những cách khác. Nó nêu chi tiết thêm về kiểm kê và phân loại tài
sản, xử lý nợ, sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, nắm giữ phần bán đấu giá cổ phần ban đầu và
mức độ chi phí tối đa liên quan tới cổ phần hóa. Nó cũng đưa ra những công thức và mô tả phương pháp
định giá doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2005
Luật này dự kiến thống nhất khuôn khổ pháp lý cho những công ty trong nước và nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam. Rất nhiều những thay đổi chính liên quan tới việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các
công ty nước ngoài. Luật này loại trừ những doanh nghiệp nhà nước. Điều 166.2 khẳng định rằng Luật
Doanh nghiệp nhà nước 2003 sẽ áp dụng cho những lĩnh vực không nằm trong Luật này trong quá trình
chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hạn
định thời gian cho chuyển đổi là năm 2010. Điều 168.1 quy định rằng nhà nước sẽ thực hiện quyền chủ sở
hữu vốn giống như một nhà đầu tư để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
Luật này đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Luật thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp
nhà nước 2003 và Luật đầu tư nước ngoài 1996 và sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài 2000.
Những khác biệt chủ yếu so với Luật Doanh nghiệp 1999 liên quan tới việc chuyển đổi các doanh nghiệp
nhà nước là mức độ quyền lực được tăng lên từ 51-65% cho phần lớn những quyết định của công ty cổ
phần. Cách thức ảnh hưởng của những mối quan hệ giữa Tổng công ty và các công ty thành viên sẽ phụ
thuộc vào mức độ đầu tư mà Tổng công ty có trong các công ty cổ phần thành viên. Chương VII nói về
những công ty nắm giữ cổ phần và những tập đoàn kinh tế. Các công ty nắm giữ cổ phần sẽ thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo cơ cấu quản trị doanh nghiệp dựa vào đầu tư của Luật này. Các tập đoàn kinh tế và
cơ cấu sẽ được nêu chi tiết trong những văn bản của nhà nước sau này.
Chỉ thị 04/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa Công ty nhà
nước” Chỉ thị này coi cổ phần hóa như một phương pháp chủ đạo để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Nó đòi hỏi tăng tốc độ và phạm vi của chương trình, kể cả cổ phần hóa toàn bộ các Tổng công ty sau khi
các công ty thành viên đã được chuyển đổi.
THÔNG TƯ SỐ 38 /2005/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN TRÌNH
TỰ , THỦ TỤC, XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI THÀNH LẬP MỚ I , TỔ CHỨC LẠ I VÀ GIẢ I THỂ
CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Thông tư này bổ sung cho Nghị định 180 năm 2004. Nó thay thế cho Thông tư 130/1998/TT-BTC về
‘hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận và xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp Nhà nước khi
sáp nhập, hợp nhất’ và Thông tư 66/2002/TT-BTC “hướng dẫn trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi giải
thể doanh nghiệp Nhà nước”. Thông tư này nêu chi tiết những cơ chế xử lý tài chính của những doanh
nghiệp nhà nước đã sáp nhập, hợp nhất và giải thể.
35
QUYẾT ĐỊNH SỐ 151/2005/QĐ -TTG NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ V IỆC THÀNH
LẬP TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
Quyết định này tạo ra Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp nhà nước 2003. Văn bản này nêu chi tiết chức năng và nhiệm vụ của SCIC và quy định mức vốn để
thành lập. Văn bản cũng nêu cơ cấu tổ chức cơ bản.
QUYẾT ĐỊNH SỐ 152/2005/QĐ -TTG NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT Đ IỀU
LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN
NHÀ NƯỚC
Quyết định này bổ sung cho Quyết định 151/2005 và nêu chi tiết về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Tổng công ty này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước 2003.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2005/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 2005VỀ GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH,
CHO THUÊ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Nghị định này thay thế cho Nghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 về “giao bán, khoán kinh doanh,
cho thuê doanh nghiệp Nhà nước” và Nghị định 49/2002/NĐ-CP ngày 24/4/2002 “sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán
kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước”. Đây là những phương pháp khác nhau để cơ cấu lại các
doanh nghiệp nhà nước và được áp dụng khi một doanh nghiệp nhà nước không thể cổ phần hóa được.
Việc này thường xảy ra vì các công ty nêu ra có ít hơn mức 5 tỷ đồng vốn nhà nước. Nghị định đã nêu định
nghĩa chi tiết hơn và mới nhất về các thuật ngữ và quy trình cho những phương pháp này. Như trong một
phiên bản trước đó của Nghị định này, ưu tiên cho những người mua có tiềm năng, những hợp đồng kinh
doanh hoặc người thuê tuyển dụng nhiều công nhân nhất. Chiết khấu cũng được áp dụng theo số lượng
công nhân còn giữ lại. Các doanh nghiệp nào đã được giao trước khi có nghị định này song vẫn chưa thanh
toán 30% vốn chủ sở hữu cho nhà nước thì không phải trả khoản này nữa (Điều 62.3).
Thông tư 72/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng Quy chế quản lý tài chính
của công ty nhà nước hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”’ Thông tư hướng dẫn tài
chính cho các Tổng công ty, các công ty thành viên hạch toán chi phí độc lập và các công ty nhà nước độc
lập hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con của Nghị định 153/ND-CP ngày 9/8/2004.
Thông tư 81/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Thông tư này bao gồm những quy định và quy chế để chuyển quyền đại diện vốn nhà nước cho Tổng công
ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước SCIC. Thông tư này áp dụng cho những doanh nghiệp khác chuyển
đổi độc lập được xác định là những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, những công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nước có từ 2 thành viên trở lên và cổ phần của nhà nước trong những công ty cổ phần. Đối với
những doanh nghiệp nhà nước độc lập chuyển đổi sau 1/1/2006, việc chuyển quyền này được thực hiện
cùng thời điểm chuyển đổi. Giá trị của vốn nhà nước đầu tư, tỷ lệ của vốn nhà nước trong vốn pháp định,
một bản báo cáo tài chính và chi tiết hoạt động kinh doanh của công ty cần là nhữnh nội dung phải có để
chuyển giao. Bộ Tài chính giám sát việc chuyển quyền đại diện từ các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh đến Tổng
công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Chỉ thị 33/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng có hiệu quả mô hình công ty mẹ - công
ty con
Chỉ thị này đòi hỏi chuyển đổi hơn nữa các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - con. Văn bản này lưu ý
rằng mô hình này quản lý doanh nghiệp dựa trên đầu tư vốn và đòi hỏi lựa chọn thêm Tổng công ty để cổ
phần hóa trong đó nhà nước sẽ nắm cổ phần đa số. Các công ty mẹ hoạt động trong các ngành mà nhà
nước không cần nắm 100% vốn sẽ được chuyển đổi thành các công ty cổ phần hoặc các công ty trách
nhiệm hữu hạn. Chỉ thị này đòi hỏi tăng cường số lượng nhiều hơn các công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2
thành viên trở lên. Các công ty thành viên hoạt động trong các ngành mà nhà nước nắm cổ phiếu chi phối
phải có số cổ phiếu chi phối do công ty mẹ nắm giữ.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 132/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2005 VỀ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Nghị định này dựa trên theo quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 liên quan tới mức độ
quyền hạn của các cơ quan giám sát và Hội đồng quản trị của các công ty nhà nước và Tổng công ty. Nhà
36
nước là chủ của những công ty nhà nước. Quyền ra quyết định, trách nhiệm và pháp nhân theo Luật Doanh
nghiệp nhà nước 2003. Thủ tướng chịu trách nhiệm phê duyệt những kế hoạch chuyển đổi, các cơ quan có
trách nhiệm phải trình đề án cho các công ty nhà nước họ đã thành lập. Các cơ quan giám sát và Hội đồng
quản trị cùng nhau chịu trách nhiệm pháp lý, bảo lãnh các khoản vay đã phê duyệt, quyết định đầu tư và sử
dụng vốn có hiệu quả.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 145/2005/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2005 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2001/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2001 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN ĐỔI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Nghị định này thêm chi tiết về nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và tổng giám đốc của các công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của nhà nước, kết quả quản lý kém dẫn đến mất thưởng, tương tự
như Quyết định 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về việc “ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước”. Trong một số hoàn cảnh nhất định, những yếu kém dẫn đến
không đạt được chỉ tiêu, gây lỗ cho vốn nhà nước, tổng giám đốc có thể bị giảm lương hoặc bãi nhiệm.
THÔNG TƯ SỐ 109/2005/TT-BTC NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ
TÀI CHÍNH TRONG GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Thông tư này thay thế cho Thông tư 47/TT-BTC ngày 24/5/2000 và Thông tư 51/TT-BTC ngày 2/6/2000.
Những thông tư trước đây hướng dẫn cho Nghị định 103/ND-CP ngày 10/9/ 1999. Thông tư 109 hướng dẫn
cho Nghị định 80/ND-CP ngày 22/6/2005 về “GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ CÔNG TY
NHÀ NƯỚC”
Chỉ thị 39/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước quy định tại Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày
20/10/2005 của Chính phủ
Trong Chỉ thị này Thủ tướng nêu chi tiết danh mục những nhiệm vụ phải thực hiện của các cơ quan giám sát
để tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm, sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định 330/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bán đấu giá công
ty nhà nước
Quyết định này mở rộng Nghị định 80/NĐ-CP ngày 22/6/2005 hướng dẫn chi tiết về tiến hành bán đấu giá
các công ty nhà nước độc lập, các công ty hạch toán độc lập của các Tổng công ty và những phần của các
doanh nghiệp nhà nước. Những hướng dẫn này không áp dụng cho các nông lâm trường nhà nước. Các
công ty nhà nước có tổng giá trị tài sản hơn 30 tỷ đồng ghi trong sổ sách kế toán phải ký hợp đồng với tổ
chức ịđánh giá theo một danh mục do Bộ Tài chính cung cấp. Các doanh nghiệp nhà nước có dưới 30 tỷ có
thể chỉ định một tổ chức ịđánh giá hoặc tự mình đánh giá trị giá doanh nghiệp (Điều 7.b).
Những bộ Luật liên quan:
Luật Phá sản 2004
Luật Cạnh tranh 2004
Luật Đầu tư 2005
37
Phụ lục 3: Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 quy định doanh nghiệp nhà nước là “một tổ chức kinh tế nhà nước nắm
toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần đa số ... được tổ chức theo hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần
hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1). Điều 3 định nghĩa những thuật ngữ sử dụng trong luật và giới
thiệu một vài hình thức công ty mới hoạt động theo Luật Doanh nghiệp như những doanh nghiệp nhà nước.
Những hình thức này gồm:
Công ty cổ phần nhà nước mà người nắm cổ phần là tất cả các doanh nghiệp nhà nước hoặc
những tổ chức mà nhà nước ủy quyền để đóng góp vốn.
Những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có nhà nước là một thành viên.
Những công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ 2 thành viên trở lên, tất cả đều là doanh nghiệp
nhà nước hoặc được nhà nước ủy quyền để góp vốn
Đại diện vốn nhà nước trong công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà
nước và công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước
(Điều 2.2.b). Đại diện của cổ phiếu chi phối của nhà nước hoặc phần đóng góp vốn chi phối trong các doanh
nghiệp khác cũng phải theo luật này (Điều 2.2.c).
Điều 3 cũng định nghĩa những doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phiếu chi phối là những công ty trong đó
nhà nước giữ “quyền kiểm soát”. Những quyền này là “quyền ra quyết định về bổ nhiệm và bãi nhiệm nhân
sự chủ chốt, sắp xếp quản lý và những quyết định quan trọng khác”.
Cùng với nó là cơ chế đảm bảo rằng các công ty đạt được mục tiêu do nhà nước đề ra. Luật Doanh nghiệp
nhà nước 2003 hướng dẫn những quyết định của đại diện vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước
và những doanh nghiệp chuyển đổi có vốn nhà nước vì những công ty này hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp. Bất kể công ty đó là một doanh nghiệp nhà nước mới hay là một công ty có vốn nhà nước, thì nhà
nước vẫn giữ quyền kiểm soát.
Điều 1.2 của Luật Doanh nghiệp 1999 khẳng định rằng các doanh nghiệp nhà nước “khi được chuyển đổi
thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty nắm giữ cổ phần vẫn phải theo luật này”. Luật Doanh
nghiệp nhà nước 2003 cững có quy định tương tự. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm mơ hồ. Trong khi Luật
Doanh nghiệp 1999 khẳng định rằng những doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi giờ đây hoạt động theo
những hướng dẫn này, nó lại không khẳng định là những công ty này vẫn còn được coi là các doanh nghiệp
nhà nước hay không. Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 khẳng định rằng nếu Chính phủ nắm giữ vốn chi
phối trong những doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đội hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì các công ty
đó vẫn là những doanh nghiệp nhà nước.
Ở đây có sự lẫn lộn bởi vì Luật Doanh nghiệp điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của công ty, trong khi
Luật Doanh nghiệp nhà nước áp dụng cho đại diện vốn nhà nước trong các công ty này. Điều 4 của Luật
Doanh nghiệp nhà nước 2003 cố gắng làm sáng tỏ tình hình này. Những mâu thuẫn giữa Luật Doanh
nghiệp nhà nước và những luật khác, kể cả Luật Doanh nghiệp liên quan tới hoạt động công ty đã làm chậm
việc thi hành những luật khác (Điều 4.1). Những mâu thuẫn về quyền của đại diện vốn nhà nước làm trì
hoãn thực thi Luật Doanh nghiệp nhà nước (Điều 4.2). Việc này là để đảm bảo kiểm soát nhà nước đối với
những quyết định công ty mà nhà nước nắm cổ phần đa số hoặc là người đóng góp vốn.
Công ty nắm giữ cổ phần như nêu chi tiết trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 được coi là một doanh
nghiệp nhà nước, thậm chí cho dù tất cả doanh nghiệp thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999
(Điều 58). Những điều khoản tương tự được áp dụng đối với công ty mẹ (Điều 19.1, Nghị định 153 ngày
9/8/2004). Tuy nhiên, ngay cả các công ty mẹ hiện cũng đang được xem xét để chuyển đổi thành các công
ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Dường như chưa có giải pháp rõ ràng cho vấn đề có nên hay không các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển
đổi họat động theo Luật Doanh nghiệp lại vẫn được coi là những doanh nghiệp nhà nước, khi mà nhà nước
giữ vốn chi phối. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, các công ty này vẫn là các doanh nghiệp nhà
nước. Có quan điểm cho rằng điều này không quan trọng. Vấn đề trọng yếu là quyền lực của nhà nước để
38
gây ảnh hưởng đến các công ty. Điều này đạt được ở cả trong Luật Doanh nghiệp nhà nước và thông qua
cơ cấu quản trị công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp50.
Những cơ cấu ra quyết định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đối với các doanh nghiệp nhà nước và
các Tổng công ty rất giống với Luật Doanh nghiệp 1999. Hội đồng quản trị có trách nhiệm về những chiến
lược và kế hoạch và quyết định đối với những quyết định đầu tư, kể cả việc mua bán tài sản, cao nhất ở
mức 50% tổng giá trị tài sản. Sự khác biệt ở đây là quyền lực cao nhất.
Trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, quyền lực cao nhất là cơ quan chủ quản đối với các doanh
nghiệp nhà nước độc lập và các tổng công ty. Những công ty thành viên của Tổng công ty chịu trách nhiệm
đối với Tổng công ty. Trong Luật Doanh nghiệp, quyền lực cao nhất là Đại hội cổ đông đối với các công ty cổ
phần, và người chủ sở hữu là người có quyền cao nhất đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Nếu như nhà nước là người chủ hoặc nắm cổ phần đa số thì cơ quan chủ quản lại có quyền cao nhất theo
Luật Doanh nghiệp. Nhà nước là người chủ kiểm soát công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và nhà
nước là người nắm giữ cổ phần đa số kiểm soát Đại hội cổ đông, cả hai đều thông qua Hội đồng quản trị.
Nếu như công ty không có một Hội đồng quản trị thì nhà nước có thể bổ nhiệm và bãi nhiệm giám đốc.
Thậm chí nếu như các doanh nhiệp nhà nước chuyển đổi để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cơ chế
quyền kiểm soát dựa trên đầu tư vẫn thế. Bất kể là những công ty này có được coi là doanh nghiệp nhà
nước hay không đều phù hợp.
Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước và những doanh nghiệp đã chuyển đổi là như nhau.
Trách nhiệm thuê tuyển người lao động của các doanh nghiệp nhà nước vẫn là một khó khăn chính và khả
năng cơ cấu lại lực lượng lao động là một điểm khuyến khích chính để cho các doanh nghiệp nhà nước
chuyển đổi. Tuy nhiên, cấp độ quyền lực của các Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước và
những doanh nghiệp đã chuyển đổi khó có thể như nhau.
Vào cuối năm 2005 Chính phủ đã ban hành Luật Doanh nghiệp 2005, có hiệu lực ngày 1/7/2006. Luật này
thống nhất những khuôn khổ Luật định cho những công ty đầu tư vốn nước ngoài và công ty tư nhân.
Những doanh nghiệp nhà nước được loại trừ. Những doanh nghiệp nhà nước nào chưa chuyển đổi sẽ tiếp
tục hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Thời hạn chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp là năm
2010. Sự thay đổi lớn nhất từ khi có Luật Doanh nghiệp 1999 liên quan tới chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước là mức tăng quyền lực từ 51 - 65% đối với các công ty cổ phần. Điều này sẽ thay đổi tính năng động
đối với những doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi hiện nay, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% cổ phiếu.
Tuy nhiên, vì thực tế có rất ít doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty rất lớn được chuyển đổi, nên đây
không nhất thiết là một vấn đề khi nhà nước bây giờ vẫn muốn giữ 65% hoặc cao hơn mức vốn nhà nước
trong những doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thuộc ngành chiến lược.
50 Luật doanh nghiệp Nhà nước 2005 định nghĩa doanh nghiệp nhà nước là một doanh nghiệp trong đó nhà nước nắm giữ ít nhất
50% tổng vốn của doanh nghiệp (Điều 4.22).
39
Phụ lục 4: Luật Doanh nghiệp 1999
Luật Doanh nghiệp 1999 vẫn còn có hiệu lực khi các công ty ở Hải Phòng được phỏng vấn.51 Tuy nhiên,
đến tháng 7/2006 Luật Doanh nghiệp mới đã có hiệu lực. Tác động dự tính của Luật mới này lên mối quan
hệ với những doanh nghiệp nhà nước và những doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi được thảo luận
trong Phụ lục 3. Phần lớn những cấu trúc mô tả ở đây nằm trong Luật Doanh nghiệp 2005. Thay đổi liên
quan chính là cấp độ quyền lực tăng từ 51 - 65% đối với phần lớn những quyết định và từ 65 - 75% đối với
những quyết định chủ chốt trong các công ty cổ phần. Những thay đổi bổ sung có thể xuất hiện trong những
văn bản hướng dẫn thực thi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong Luật doanh nghiệp 1999 là những doanh nghiệp do một
tổ chức làm chủ và không có quyền phát hành cổ phiếu (Điều 46). Những người chủ này có quyền quyết
định cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty, bổ nhiệm và bãi nhiệm nhân sự quản lý, những dự án đầu tư có
giá trị cao hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của công ty, việc sử dụng lợi nhuận, và nhiều
quyền khác (Điều 47). Nếu như một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành loại công ty này thì nhà
nước giữ quyền kiểm soát những quyết định chính theo Luật Doanh nghiệp. Phần này được nhắc đến như
là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003.
Chương IV của Luật Doanh nghiệp 1999 hoàn toàn dành cho các công ty cổ phần. Những công ty này được
xác định là những công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phiếu với tỷ lệ bằng nhau. Những cổ
đông có thể là những tổ chức hoặc cá nhân với mức tối thiểu là 3 cổ đông và không có mức tối đa (Điều 51).
Những cổ đông sáng lập là những thành viên gốc của công ty cổ phần (Điều 3.10), họ phải cùng nhau nắm
giữ tối thiểu 20% cổ phiếu phổ thông thường cho 3 năm đầu hoạt động (Điều 58).
Có những loại cổ phiếu khác nhau gồm có cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi phiếu bầu, cổ phiếu ưu đãi
cổ tức và cổ phiếu ưu đãi thanh toán (Điều 52). Những cổ đông phổ thông có quyền dự và bỏ phiếu về tất cả
những vấn đề nằm trong quyền hạn của Đại hội cổ đông với mỗi một cổ phiếu đại diện cho một phiếu bầu.
Họ cũng có quyền nhận cổ tức ở mức lãi suất do Đại hội quy định (Điều 53). Những cổ phiếu phổ thông
không thể chuyển đổi thành những cổ phiếu ưu đãi (Điều 52.3).
Những cổ phiếu ưu đãi phiếu bầu sẽ có nhiều phiếu hơn là những cổ phiếu phổ thông như quy định trong
Điều lệ công ty. Những người nắm cổ phiếu ưu đãi phiếu bầu cũng có quyền như những cổ đông phổ thông,
trừ việc họ không thể giao những cổ phiếu này cho người khác (Điều 55). Chỉ có những tổ chức thuộc Chính
phủ và cổ đông sáng lập ủy quyền mới có thể nắm giữ những cổ phiếu ưu đãi phiếu bầu (Điều 52.3). Những
cổ phiếu ưu đãi phiếu bầu của cổ đông sáng lập có thời hạn giá trị 3 năm và sau đó trở thành cổ phiếu
thường (Điều 52.3).
Những cổ phiếu cổ tức ưu đãi có tỷ lệ cổ tức cao hơn so với những cổ phiếu phổ thông hoặc được thanh
toán ở tỷ lệ ấn định hàng năm. Người nắm giữ những cổ phiếu này chỉ được phép nhận cổ tức. Họ không có
quyền bầu, tham dự Đại hội cổ đông hoặc tiến cử người tham gia vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm tra
(Điều 56). Những cổ phiếu ưu đãi thanh toán có thể được thanh toán vào bất cứ lúc nào khi yêu cầu. Nó
cũng giống như cổ phiếu ưu đãi là những người giữ cổ phiếu này không được tham gia vào quá trình ra
quyết định của công ty (Điều 57).
Cơ cấu của các công ty cổ phần gồm có Đại hội cổ đông, một hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc giám
đốc. Nếu như có hơn 11 cổ đông thì công ty này cũng phải có một ban kiểm soát (Điều 69). Cổ đông hoặc
nhóm cổ đông nắm giữ hơn 10% cổ phiếu phổ thông trong 6 tháng liên tục có thể giới thiệu người vào Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát (Điều 53).
Đại hội cổ đông là cấp quyền lực ra quyết định cao nhất của công ty. Nó quyết định tỷ lệ lãi cổ tức hàng năm,
bầu và bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị và của ban kiểm soát, xem xét việc tổ chức lại và giải tán
doanh nghiệp, bán tài sản trị giá 50% hoặc hơn mức tổng giá trị ghi trong sổ sách kế toán công ty (Điều 70).
51 Nguyễn Đình Cung và Scott Robertson (2005) cũng đưa ra phần xem xét chi tiết cơ cấu quản trị doanh nghiệp trong Luật Doanh
nghiệp 1999.
40
Một đại hội cổ đông được tổ chức khi số cổ đông tham dự đại diện ít nhất là 51% số cổ phiếu bầu (Điều 76).
Những Nghị quyết được thông qua khi được ít nhất 51% tổng số cổ phiếu bầu của những cổ đông tham dự
phê duyệt. Phần phê duyệt về tổ chức lại, giải tán hoặc bán tài sản trị giá hơn 50% tổng tài sản đòi hỏi phải
có 65% số phiếu bầu (Điều 77).
Hội đồng quản trị là cơ quan ra quyết định chính của doanh nghiệp. Mỗi một thành viên của Hội đồng có một
phiếu bầu (Điều 80.3) và Hội đồng không thể có hơn 11 thành viên (Điều 80.4). Hội đồng ra quyết định thay
mặt cho công ty trừ khi cần có bỏ phiếu từ Đại hội cổ đông (Điều 80). Hội đồng quản trị quyết định về những
chiến lược phát triển của công ty và những kế hoạch đầu tư. Hội đồng cũng phê duyệt việc mua, bán, vay và
cho vay theo những hợp đồng trị giá hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ sách kế toán của công ty. Hội
đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và những nhân sự quản lý chủ chốt
khác, quyết định về cơ cấu tổ chức của công ty và nội quy quản lý, thiết lập các công ty con và những văn
phòng đại diện, và đóng góp vốn hoặc mua cổ phần ở những doanh nghiệp khác (Điều 80.2). Hội đồng quản
trị bầu ra Chủ tịch của Hội đồng từ một trong những thành viên (Điều 81).
Một công ty cổ phần có hơn 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát gồm 3 cho đến 5 thành viên. Một trong
những thành viên này phải là kế toán chuyên nghiệp (Điều 88). Ban kiểm soát bầu một thành viên trong ban
làm trưởng ban kiểm soát và người này phải là một cổ đông trong công ty (Điều 88). Những thành viên của
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc họ hàng của mình không được làm
việc trong Ban kiểm soát (Điều 90).
Ban kiểm soát báo cáo và chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra để
xác định rằng Hội đồng quản trị đang tiến hành công việc đúng luật pháp (Điều 88, 91). Ban kiểm soát cũng
chịu trách nhiệm về độ chính xsách của sổ sách kế toán công ty và những Bản công bố tài chính (Điều 88).
Cuối cùng, trong khi Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc phải thông tin ngay lập tức và cung
cấp tài liệu cho Ban (Điều 89), nhiệm vụ kiểm soát không được làm gián đoạn “những hoạt động bình
thường” của Hội đồng quản trị hoặc “những hoạt động kinh doanh hàng ngày” của công ty (Điều 88).
Vai trò của Ban kiểm soát còn mơ hồ. Quyền lực đã được trao cho Hội đồng quản trị và nhân sự quản lý
khác để phản đối việc can thiệp. Hơn nữa Ban kiểm soát lại chịu trách nhiệm đối với Đại hội cổ đông. Nếu
như điều này có nghĩa là cổ đông chi phối, thì khả năng Ban kiểm soát can thiệp vào quá trình ra quyết định
của công ty bị cắt xén.
Luật Doanh nghiệp 1999 mô tả cấu trúc quản trị doanh nghiệp của một số loại công ty. Người chủ kiểm soát
một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Người đóng góp vốn chi phối có thể kiểm soát công ty
trách nhiệm từ hai thành viên trở lên thông qua Hội đồng thành viên. Cổ đông chi phối có thể kiểm soát một
công ty nắm giữ cổ phần thông qua Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Nhà nước như một nhà đầu tư có
thể gây ảnh hưởng vào quá trình ra quyết định của công ty - bất kể như là một người chủ, người đóng góp
vốn chi phối hay cổ đông chi phối - thông qua những kênh kiểm soát này.
41
Tài liệu tham khảo
Abonyi, George (2005) ‘Chính sách cải cách ở Việt Nam và Cải cách các doanh nghiệp nhà nước và
Chương trình vốn vay quản trị doanh nghiệp của Ngân hàng Phát triển châu Á’, ERD Tài liệu công tác số. 70,
tháng 8.
Beresford, Melanie (2005) “Tổng kết Đổi mới: Nhà nước, Xã hội và Chính trị”, bài viết trình bày tại Hội nghị
bàn tròn cấp cao lần thứ nhất về Tổng kết 20 năm Đổi mới do UNDP và VASS tổ chức tại Hà Nội ngày 12
tháng 1.
Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM) (2005) ‘Kinh tế Việt Nam 2004’, Hà Nội.
Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Ngân hàng Thế giới (2002) “Những doanh nghiệp cổ phần hóa ở
Việt Nam: bản Nghiên cứu rà soát lại Hoạt động, vấn đề và chỉ số cho chính sách” Bản báo cáo chưa xuất
bản, Hà Nội, tháng 8.
Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Ngân hàng Thế giới (2005) “Báo cáo Nghiên cứu sau cổ phần
hóa của các doanh nghiệp nhà nước”, Hà Nội, tháng 9.
Clowes, Damian và Eric Sedlak (1998) “ Việt Nam gian nan tiến bước trong quá trình cổ phần hóa”, Tạp chí
Luật Tài chính quốc tế, 17:10, 25-30.
Đặng Phong và Melanie Beresford (1998) Những mối quan hệ quyền lực và quyền hoạch định kinh tế ở Việt
Nam: Một phối cảnh lịch sử, Copenhagen: NIAS.
Dixon, Chris (2003) ‘Những bài học phát triển của nền kinh tế quá độ Việt Nam ’, Tiến bộ trong nghiên cứu
phát triển, 3:4, 287-306.
Ban Tin tức kinh tế (EIU) (2005) ‘Hình ảnh quốc gia 2005: Việt Nam’,
Evans, Mark (2004) ‘Đánh dấu cuộc cải cách thị trường thông qua Nghệ thuật quản lý nhà nước– Trường
hợp cổ phần hóa tại Việt Nam’, Hội nghị Hiệp hôi nghiên cứu chính trị, Lincoln, 2004.
Fforde, Adam (2003) “Các doanh nghiệp nhà nước, Luật pháp và một thập niên phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam” tài liệu thuyết trình tại Luật pháp và Quản lý nhà nước: Việt Nam
chuyển đổi xã hội chủ nghĩa, Trung tâm Luật châu Á và trường Luật tại Đại học tổng hợp Deakin, tổ chức tại
trường Luật Melbourne, 12-13 tháng 6.
Fforde, Adam (2004) “Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam: bất động sản, hoạt động thương mại và kinh tế
chính trị” SEARC Tài liệu công tác số 69, tháng 8.
Fforde, Adam và Stefan de Vylder (1996) Từ kế hoạch đến thị trường:quá độ chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam,
Boulder: Westview Press.
Gainsborough, Martin (2002) ‘“Hiểu về quá độ cộng sản chủ nghĩa: quyền bất động sản tại thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm cuối 1990”. Những nền kinh tế sau chế độ cộng sản chủ nghĩa, 14:2, 227-243.
Gainsborough, Martin (2003a) Thay đổi kinh tế chính trị của Việt Nam: trường hợp thành phố Hồ Chí Minh,
London: Routledge Curzon.
Gainsborough, Martin (2003b) ‘Chậm, nhanh: đánh giá quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam và những chỉ số
về khả năng tác nghiệp của doanh nghiệp trong tương lai’, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản và Chính
trị quá độ, 19:1, 49-63.
Gainsborough, Martin (2005) “Cổ phần hóa và thay đổi bản chất quyền lực nhà nước tại Việt Nam: Chính
phủ tư nhân gián tiếp?”, tài liệu thuyết trình tại Hội nghị chuyên đề lần thứ 4 về Việt Nam đương đại tại
CERI/Sciences Po, Paris, 9-10 tháng 12.
Văn phòng tổng cục Thống kế của Việt Nam (GSO) (2005) Niên giám Thống kế 2004, Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê.
Chính phủ Việt Nam (2005) ‘Thông tư’, Hà Nội, tháng 10.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1999) ‘Việt Nam: tuyển tập những vấn đề’, cán bộ IMF Quốc gia Báo cáo số 99/55,
Washington, D.C., tháng 7.
42
Kokko, Ari và Fredrik Sjoholm (2000) ‘Một số phương án viễn cảnh cho vai trò của nhà nước tại Việt Nam’,
Tạp chí Thái Bình Dương, 13:2, 257-277.
Mallon, Raymond (1996) “Cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Những chính sách phát triển,
thành tựu và những khó khăn tồn tại”, báo cáo do ADB soạn, Hà Nội, tháng 5.
Mallon, Raymond (1998) “Dự án cải cách doanh nghiệp: Cơ cấu lại doanh nghiệp để tạo ra những cơ hội
công bằng hơn cho những doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong ngành công nghiệp”, tài liệu hỗ trợ do
Dự án cải cách doanh nghiệp soạn thảo cho Bộ Kế hoạch đầu tư và ADB, Hà Nội, tháng 1.
Tạp chí Kinh tế học Mê Kông (2002) “Cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” Tài liệu hỗ trợ, Hà Nội,
tháng 11, hiện có trên mạng tại địa chỉ:
Background%20Paper%20.doc.
Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) (2005) “Báo cáo về khảo sát những doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại,
được bao cấp theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP”, Trung tâm xử lý số liệu kinh tế xã hội và dự báo, Hà Nội,
tháng 8.
Ban chỉ đạo quốc gia cải cách doanh nghiệp và phát triển (NSCERD) (2006) “Tổng quan về cải cách doanh
nghiệp nhà nước”,
Neilson, William (1998) “Khủng hoảng kinh tế châu Á đặt ra những thách thức cho Việt Nam khi đổi mới
bước vào thập niên thứ hai”, Báo cáo thực hiện Đông Á, 20:2, 9-13.
Nguyễn Đình Cung và Scott Robertson (2005) ‘“Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Việt Nam”, Bản
tóm tắt chính sách số 36, Học viện William Davidson, Đại học tổng hợp Michigan, tháng 8.
Công báo, tuyển tập những vấn đề và những năm, Luật Việt Nam và diễn đàn Pháp luật, Hà Nội.
Painter, Martin (2003a) ‘“Chính trị học của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế tại Việt Nam: Trường hợp cải
cách doanh nghiệp nhà nước”. Đông Nam Á đương đại. 25:1, 20-43.
Painter, Martin (2003b) “Thị trường hóa, hội nhập và tái cơ cấu nhà nước ở Việt Nam: Trường hợp cải cách
doanh nghiệp nhà nước”, SEARC. Tài liệu công tác số 39, tháng 1.
Painter, Martin (2005) ‘“Chính trị học của những cuộc cải cáchkhu vựctổ ngạch nhà nước tại Việt Nam:
những chương trình nghị sự còn tranh cãi và những đề án không chắc chắn” Tạp chí Nghiên cứu phát triển ”,
41:2, 261-283.
Phillips Fox (2004a) ‘Cập nhật luật pháp Việt Nam: 4/2004’, Phillips Fox – Luật Việt Nam, Hà Nội, tháng 4,
Phillips Fox (2004b) ‘Cập nhật luật pháp Việt Nam: October 2004’, Phillips Fox – Luật Việt Nam, Hà Nội,
tháng 10,
Phillips Fox (2004c) ‘Cập nhật luật pháp Việt Nam: 11/2004’, Phillips Fox – Luật Việt Nam, Hà Nội, tháng 11,
Porter, Gareth (1993) “Việt Nam: Chính trị học về chủ nghĩa xã hội quan liêu, Ithaca: Nhà xuất bản Đại học
Cornell.
Ryan, Jordan và Jens Wandel (1996) ‘Kinh nghiệm cải cách của Việt Nam - tìm kiếm ổn định trong thời quá
độ’, tài liệu cán bộ chương trình UNDP, Hà Nội, tháng 5.
Trương Đồng Lộc, Ger Lanjouw và Robert Lensink (2004) ‘Tác động của tư nhân hóa vào năng lực của
công ty trong một nền kinh tế chuyển đổi: trường hợp của Việt Nam”, SOM Báo cáo chuyên đề C, Đại học
tổng hợp Groningen, sẵn có tại địa chỉ:
Van Arkadie, Brian (1993) “Quản lý quá trình đổi mới: trường hợp của Việt Nam”, Hành chính công và phát
triển, 13:4, 435-451.
Van Arkadie, Brian và Raymond Mallon (2003) Việt Nam: có phải là một con hổ quá độ?, Đại học Tổng hợp
quốc gia Úc: Nhà xuất bản châu Á Thái bình dương.
Báo cáo phát triển của Việt Nam 2006 (VDR) 2006: Kinh doanh. Báo cáo của các nhà đồng tài trợ cho cuộc
họp tư vấn Việt Nam, Hà Nội, 6-7/12/2005.
43
Luật Việt Nam và diễn đàn Pháp luật,
Tin tức Việt Nam (2005) ‘Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức’,
2.12.2005,
Tin tức Việt Nam (2006) ‘Chính phủ ưu tiên cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước’, 20.1.2006,
Thời báo kinh tế Việt Nam (2004) ‘Năm đột phá: là một phần của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước
được thúc đẩy, một số tổng công ty lớn được nêu lên để tái cơ cấu năm 2004’, No. 122, 1 tháng 4,
Thời báo kinh tế Việt Nam (2006) ‘Các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hơn sau cổ phần hóa’, 4.1.2006,
Vu Quoc Ngu (2002) ‘Cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: quá trình và thành tựu’, ISEAS. Loạt tài
liệu của các nhà nghiên cứu thỉnh giảng số 4, tháng 10.
Vũ Thanh Tú Anh (2005) ‘Việt Nam đường đi còn xa đến cổ phần hóa’, Tóm tắt chính sách số 33, Học viện
William Davidson, Đại học tổng hợp Michigan, tháng 4.
Webster, Leila và M. Reza Amin (1998) ‘Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: kinh nghiệm tới
nay’, Thảo luận về ngạch tư nhân số 3, MPDF, Hà Nội, tháng 3.
Ngân hàng Thế giới (1995) ‘Báo cáo kinh tế Việt Nam về công nghiệp hóa và chính sách công nghiệp’, Báo
cáo số 14645-VN, tháng 10.
Ngân hàng Thế giới (1997) ‘Việt Nam cải cách sâu sắc để tăng trưởng: Báo cáo kinh tế’, Báo cáo số 17031-
VN, tháng 10.
Ngân hàng Thế giới (2005) Kiểm kê: nội dung cập nhật về phát triển kinh tế mới đây và cải cách, Hà Nội, 6-7
tháng 12.
Wright, Philip và V.T. Nguyễn (2000) ‘Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: cảm nhận về đường hướng
chiến lược cho một xã hội trong thời quá độ’, Tạp chí quốc tế Ngạch công, 13:2/3, 169-177.
Yuk-Shing Cheng và Dic Lo (2004) ‘Tầm cỡ công ty, hiệu suất kỹ thuật và tăng sản lượng trong nền công
nghiệp Trung quốc’, SOAS Ban Kinh tế Tài liệu công tác số 144, London, tháng 12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co phan hoa tu nhan hoa va chuyen doi DNNN tai VN.pdf