Tài liệu Cơ quan hành pháp Anh
Trách nhiệm giải trình trước Nghị viện
Các thành viên của nội các là thường là thành viên của Viện thứ dân, vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm trước viện này.
Có 2 quy định của hiến pháp liên quan tới trách nhiệm giải trình của thành viên nội các: trách nhiệm chung của Nội các và trách nhiệm của cá nhân từng bộ trưởng.
● Trách nhiệm chung: Các thành viên nội các cùng đưa ra một quyết định lớn và vì vậy cùng chịu trách nhiệm cho hậu quả của quyết định đó. Nếu Nghị viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm, tất cả thành viên chính phủ sẽ phải từ chức hoặc giải tán và tổ chức tổng tuyển cử, dù các quyết định thường được đưa ra bởi một ủy ban nội các chứ không phải toàn bộ nội các.
● Trách nhiệm của cá nhân bộ trưởng: Một bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cho các hành động và sai sót của ban/bộ. Đối với các sai sót nghiêm trọng, bộ trưởng sẽ phải từ chức (có thể do bị ép buộc bởi Thủ tướng). Nếu danh tiếng của một bộ trưởng bị tổn hại nghiệm trọng do bê bối cá nhân, họ cũng sẽ từ chức.
CÁC PHIÊN CHẤT VẤN
Các phiên hỏi đáp ở Nghị viện Anh tạo cơ hội cho nghị sỹ đối lập đặt vấn đề trách nhiệm với các bộ trưởng. Những câu hỏi này có thể bằng văn bản hoặc chất vấn trực tiếp (gồm các loại như câu hỏi cho bộ trưởng, câu hỏi liên bộ, câu hỏi cho thủ tướng, câu hỏi thông cáo cá nhân, câu hỏi tiếp sau diễn văn của bộ trưởng). Các phiên chất vấn tại Nghị viện Anh được tiến hành liên tục trong tuần.
Thủ tướng phải giải trình trong thời gian chất vấn Thủ tướng do các đại biểu tất cả các đảng tham gia đặt câu hỏi về mọi vấn đề. Cũng có các câu hỏi cho Ban các Bộ trưởng phải trả lời ngắn gọn câu hỏi liên quan đến ngành đặc nhiệm. Khác với chất vấn Thủ tướng, Bộ trưởng Nội các và Bộ trưởng cao cấp trong Ban có thể trả lời thay mặt cho chính phủ, tùy thuộc về vấn đề của câu hỏi.
Câu hỏi thông cáo cá nhân là những câu hỏi có tính khẩn cấp về những vấn đề quan trọng của quốc gia và phải được Chủ tịch Viện cho phép. Một khi được phép tiến hành, thủ tục này sẽ bắt đầu với việc các bộ trưởng sẽ nhận được một thông báo vắn tắt để hiện diện trước Nghị viện và có thể bị các nghị sỹ đặt câu hỏi đến chừng nào Chủ tịch Viện còn cho phép.
Không giống như các câu hỏi thông cáo cá nhân, các diễn văn của bộ trưởng có tính phổ biến hơn và được cơ quan hành pháp thúc đẩy vì nó tạo cơ hội cho Chính phủ thông báo tới Nghị viện (đi trước các thông cáo cá nhân) những vấn đề quan trọng mới xuất hiện. Tuy nhiên, những bài diễn văn của bộ trưởng thường đi kèm các câu hỏi, và tương tự, các vấn đề liên quan đến câu hỏi phụ thuộc vào quyết định của Chủ tịch Viện.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Cơ quan hành pháp Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước
Chủ đề: Cơ quan hành pháp Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
Mục lục
Cơ quan hành pháp Anh
I, Tên gọi
Chính phủ Anh có tên gọi chính thức là chính phủ Bệ hạ (His/ Her Majesty’s Government). Tiếng Wales: Llywodraeth Ei Mawrhydi.
II, Cơ cấu
Chính phủ Anh bao gồm 25 Bộ (Ministerial department) và 20 cơ quan ngang Bộ (non-ministerial department), 401 cơ quan công quyền độc lập.
Tên gọi
Năm thành lập
Đứng đầu
Văn phòng Tổng chưởng lí
(Attorney General’s Office)
Tổng chưởng lí
Văn phòng Nội các
(Cabinet Office)
1916
Thủ tướng (nay là bà Theresa May, cầm quyền từ 2016)
Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp
2016
Thư kí Nhà nước (Tương đương
bộ trưởng)
Bộ Kĩ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao
1997
Bộ Giáo dục
2010
Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn
2001
Bộ Rời Liên minh châu Âu
2016
Bộ Phát triển Quốc tế
1997
Bộ Thương mại Quốc tế
2016
Bộ Giao thông
2002
Bộ Lao động và Hưu trí
2001
Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội
1988
Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung
(Foreign & Commonwealth Office – tương đương bộ Ngoại giao)
1968
Ngoại trưởng
Ngân khố Bệ hạ
(HM Treasury – tương đương bộ Tài chính)
1066
Thừa hành
Ngân khố
(tương đương bộ trưởng Tài chính)
Văn phòng
Nội chính
(Home Office – tương đương bộ Nội vụ)
1782
Thư kí Nhà nước
Bộ Quốc phòng
1964
Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương
2006
Bộ Tư pháp
2007
Văn phòng
Bắc Ireland
1972
Văn phòng
Thủ hiến Scotland
(Office of the Secretary of State for Scotland)
2003
Văn phòng
Thủ hiến xứ Wales
(Office for the Secretary of State for Wales
1999
Văn phòng Tổng chưởng lí Scotland
(Office of the Advocate General for Scotland)
1999
Tổng chưởng lí
Văn phòng
Lãnh đạo
viện Quý tộc
(Office of the Leader of the House of Lords)
-
Lãnh đạo
viện Quý tộc
Văn phòng
Lãnh đạo
viện Thứ dân
(Office of the Leader of the House of Commons)
-
Lãnh đạo
viện Thứ dân
Cơ quan Tài trợ Xuất khẩu Anh
(UK Export Finance)
2016
Thư kí Nhà nước
Các bộ trưởng thường là thành viên nội các. Các quyết định của bộ trưởng được thực thi bởi một bộ máy thường trực, trung lập về khuynh hướng chính trị, gọi là cơ chế dịch vụ công (civil service). Vai trò hiến định của cơ chế này là vận hành bộ máy công quyền bất kể chính đảng nào lên nắm quyền, các công chức vẫn tiếp tục duy trì vị trí của mình mỗi khi có thay đổi chính phủ. Các chức trách hành chánh được đặt dưới quyền của một công chức, thường là thứ trưởng thường trực. Đa phần các đơn vị dịch vụ công hoạt động như là các cơ quan hành pháp, đó là các tổ chức điều hành riêng lẻ chịu trách nhiệm với các bộ của chính phủ.
"Whitehall" thường được dùng như là từ đồng nghĩa với trung tâm quyền lực của bộ máy công quyền do hầu hết trụ sở của các bộ tập trung trong và chung quanh Điện Whitehall.
“Nội các bóng tối” (Shadow Cabinet) gồm các thành viên lãnh đạo hay những người ngồi hàng ghế đầu trong nghị viện quốc gia của đảng đối lập. Nhóm người này giữ vị trí đối trọng trong bóng tối với các bộ nội các nhằm đặt nghi vấn các quyết định của nội các và đề xuất các chính sách thay thế.
III, Thành viên
Thành phần
Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, 22 Bộ trưởng Nội các và 96 Bộ trưởng khác.
Theresa May (01/10/1956) là Thủ tướng hiện nay của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Bà là thành viên của Đảng Bảo thủ và trở thành Thủ tướng kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2016. Bà là Nữ Thủ tướng thứ hai của Vương quốc Anh, sau Margaret Thatcher. Người tiền nhiệm trước đó là Thủ tướng David Cameron.
Nội các mới của Thủ tướng Theresa May gồm 6 thành viên chủ chốt: Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại thương và Bộ phụ trách đàm phán rời khỏi EU.
Quá trình bầu cử
Các cử tri bầu thành viên Nghị viện đại diện cho địa phương mình trong kỳ Tổng tuyển cử. Đảng phái nào thắng nhiều ghế nhất trong cuộc Tổng tuyển cử sẽ lên nắm quyền trong 5 năm cho đến kỳ Tổng tuyển cử tiếp theo. Người đứng đầu đảng chiến thắng sẽ được bổ nhiệm làm Thủ tướng và lựa chọn các thành viên trong đảng để thành lập chính phủ.
Nội các thường được tạo nên hoàn toàn từ các thành viên của Viện thứ dân. Đôi khi, thành viên nội các cũng được chọn bên ngoài Nghị viện. (Cựu thủ tướng Harold Wilson đã bổ nhiệm Frank Cousins và Patrick Gordon Walker làm thành viên Nội các năm 1964 dù hai người này không phải thành viên Nghị viện.)
Nếu không có đảng nào thắng đa số ghế, trường hợp này được gọi là “Nghị viện treo”, hai đảng (hoặc nhiều hơn) sẽ thành lập một liên minh và cùng chọn ra một người đứng đầu để lên làm Thủ tướng.
IV, Thẩm quyền
Thẩm quyền lập pháp
Khi nhận diện được vấn đề cần giải quyết, bộ trưởng quản lý ngành sẽ quyết định việc liệu mình có chính thức đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề hay không. Nếu bộ trưởng quản lý ngành quyết định đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề, bộ trưởng sẽ có trách nhiệm thúc đẩy đề xuất ấy để trở thành đề xuất lập pháp, đưa vào chương trình nghị sự của nội các và sau đó là Nghị viện.
Trong quá trình hình thành các đề xuất như vậy, bộ trưởng thường phải tiến hành các công việc tham vấn những đối tượng quan trọng như: các chuyên gia, các nhóm lợi ích và các đối tượng dự kiến chịu sự tác động bởi chính sách dự kiến đề xuất. Văn bản đề xuất để tham vấn ý kiến các đối tượng có liên quan này thường được gọi là “sách xanh” (a green paper) với ý nghĩa là văn bản thể hiện ý định hình thành chính sách của Bộ trưởng nhưng chưa thực sự chắc chắn. Trong những trường hợp nhất định, bộ trưởng có thể đề nghị nội các cho phép công bố “sách trắng” (a white paper) để thể hiện một cam kết chắc chắn hơn về sự theo đuổi chính sách giải quyết một vấn đề xã hội nào đó.
Theo bộ quy tắc ứng xử của văn phòng nội các Anh, thời hạn tham vấn công chúng vào khoảng 12 tuần và văn bản sử dụng việc tham vấn được công bố công khai trên mạng.
Sau khi đã thực hiện công việc tham vấn chính sách ấy, nếu tiếp tục quyết định theo đuổi việc đề xuất chính sách, bộ trưởng phải có các động thái để thuyết phục các bộ trưởng khác trong nội các ủng hộ đề xuất chính sách của mình. Trong giai đoạn này, Bộ trưởng bảo trợ đề xuất chính sách phải thuyết minh được các mặt lợi/hại của chính sách dự kiến đề xuất và trình cho các ủy ban của nội các để thảo luận, quyết định. Sau đó, Ủy ban lập pháp của Nội các (the Legislation Committee) sẽ quyết định xem liệu đề xuất lập pháp này có nên được đệ trình cho Nghị viện hay không.
Khi đã được Ủy ban lập pháp chấp thuận, Bộ trưởng quản lý ngành có trách nhiệm phải soạn thảo “bản hướng dẫn soạn thảo dự án luật”, trong đó nêu rõ nội dung chính sách dự kiến đưa vào dự án luật (vấn đề cần giải quyết, các phương án giải quyết vấn đề, mục tiêu giải quyết vấn đề, các công cụ giải quyết vấn đề v.v.). Trên cơ sở bản “Hướng dẫn soạn thảo dự án luật” này, các nhà soạn thảo luật chuyên nghiệp (hay “luật sư nghị viện” – parliamentary counsel) sẽ có trách nhiệm chuyển những nội dung, định hướng mang tính nguyên tắc thành các quy phạm, các điều luật cụ thể trong một dự thảo luật.
Thẩm quyền hành pháp
Chính phủ thi hành các chức năng hành pháp của đất nước trên danh nghĩa của Vương quyền, vì trên lý thuyết, quyền hành pháp thuộc về hoàng gia.
Các cuộc họp nội các sẽ được tổ chức vào sang thứ 5 hàng tuần. Thủ tướng sẽ đưa ra chương trình nghị sự và chủ trì cuộc họp. Các ủy ban nhỏ sẽ được thành lập (vĩnh viễn hoặc tạm thời) để tập trung vào các chính sách thuộc những lĩnh vực khác nhau. Thành viên nội các sẽ đệ trình các văn bản của bộ để có được sự tán thành từ các thành viên khác.
Quy ước quan trọng nhất của chính phủ nội các là ‘trách nhiệm chung’. Điều này có nghĩa mọi thành viên nội các đều phải tuân theo và ủng hộ quyết định của nội các dù quan điểm cá nhân của họ có như thế nào. Bất kỳ thành viên nào có bất đồng hoặc từ chối tuân theo quyết định của nội các sẽ bị buộc từ chức, hoặc nhẹ hơn là buộc giữ im lặng về vấn đề đó.
Nội các chính phủ cũng tổ chức tranh luận về các vấn đề quan trọng để đi tới các thỏa thuận, nhận thức các sự bất đồng quan điểm và cân nhắc hướng đi tương lai cho các chính sách.
Thẩm quyền tư pháp
Thủ tướng có quyền đưa ra lời khuyên cho Nữ hoàng để bổ nhiệm các thẩm phán.
V, Trách nhiệm giải trình trước Nghị viện
Các thành viên của nội các là thường là thành viên của Viện thứ dân, vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm trước viện này.
Có 2 quy định của hiến pháp liên quan tới trách nhiệm giải trình của thành viên nội các: trách nhiệm chung của Nội các và trách nhiệm của cá nhân từng bộ trưởng.
Trách nhiệm chung: Các thành viên nội các cùng đưa ra một quyết định lớn và vì vậy cùng chịu trách nhiệm cho hậu quả của quyết định đó. Nếu Nghị viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm, tất cả thành viên chính phủ sẽ phải từ chức hoặc giải tán và tổ chức tổng tuyển cử, dù các quyết định thường được đưa ra bởi một ủy ban nội các chứ không phải toàn bộ nội các.
Trách nhiệm của cá nhân bộ trưởng: Một bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cho các hành động và sai sót của ban/bộ. Đối với các sai sót nghiêm trọng, bộ trưởng sẽ phải từ chức (có thể do bị ép buộc bởi Thủ tướng). Nếu danh tiếng của một bộ trưởng bị tổn hại nghiệm trọng do bê bối cá nhân, họ cũng sẽ từ chức.
CÁC PHIÊN CHẤT VẤN
Các phiên hỏi đáp ở Nghị viện Anh tạo cơ hội cho nghị sỹ đối lập đặt vấn đề trách nhiệm với các bộ trưởng. Những câu hỏi này có thể bằng văn bản hoặc chất vấn trực tiếp (gồm các loại như câu hỏi cho bộ trưởng, câu hỏi liên bộ, câu hỏi cho thủ tướng, câu hỏi thông cáo cá nhân, câu hỏi tiếp sau diễn văn của bộ trưởng). Các phiên chất vấn tại Nghị viện Anh được tiến hành liên tục trong tuần.
Thủ tướng phải giải trình trong thời gian chất vấn Thủ tướng do các đại biểu tất cả các đảng tham gia đặt câu hỏi về mọi vấn đề. Cũng có các câu hỏi cho Ban các Bộ trưởng phải trả lời ngắn gọn câu hỏi liên quan đến ngành đặc nhiệm. Khác với chất vấn Thủ tướng, Bộ trưởng Nội các và Bộ trưởng cao cấp trong Ban có thể trả lời thay mặt cho chính phủ, tùy thuộc về vấn đề của câu hỏi.
Câu hỏi thông cáo cá nhân là những câu hỏi có tính khẩn cấp về những vấn đề quan trọng của quốc gia và phải được Chủ tịch Viện cho phép. Một khi được phép tiến hành, thủ tục này sẽ bắt đầu với việc các bộ trưởng sẽ nhận được một thông báo vắn tắt để hiện diện trước Nghị viện và có thể bị các nghị sỹ đặt câu hỏi đến chừng nào Chủ tịch Viện còn cho phép.
Không giống như các câu hỏi thông cáo cá nhân, các diễn văn của bộ trưởng có tính phổ biến hơn và được cơ quan hành pháp thúc đẩy vì nó tạo cơ hội cho Chính phủ thông báo tới Nghị viện (đi trước các thông cáo cá nhân) những vấn đề quan trọng mới xuất hiện. Tuy nhiên, những bài diễn văn của bộ trưởng thường đi kèm các câu hỏi, và tương tự, các vấn đề liên quan đến câu hỏi phụ thuộc vào quyết định của Chủ tịch Viện.
NGUỒN THAM KHẢO
Gov.uk
Parliament.uk
Thesun.co.uk
Daibieunhandan.vn
Moj.gov.vn
Historylearningsite.co.uk
Politics.co.uk
Wikipedia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_co_quan_hanh_phap_anh.docx