Tài liệu Dịch vụ dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân * Dịch vụ tư vấn: - Mục đích: Tư vấn khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mệ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi. - Nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân + Tự nguyện + Tôn trọng - Nội dung tư vấn: + Tư vấn về S SS đối với vị thành niên, thanh niên Tư vấn những vấn đề tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên Tư vấn tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên + Tư vấn về S SS- HHGĐ: Tư vấn về HHGĐ và các BPTT Tư vấn làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp và HIV/AIDS Tư vấn những vấn đề tình dục và sức khỏe tình dục + Tư vấn phòng ngừa bạo lực tình dục + Tư vấn các bệnh di truyền thường gặp + Tư vấn các bệnh của bố, mẹ có thể sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh * iểm tra sức khỏe tiền hôn nhân: - Các bước tiến hành khám sức khỏe: + Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính + Bước 2: hám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế + Bước 3: hám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ + Bước 4: ết luận về kết quả khám sức khỏe - Tổ chức thực hiện tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân + Tuyến Trung ương + Tuyến tỉnh (đọc tài liệu tham khảo)

pdf76 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Dịch vụ dân số - Kế hoạch hóa gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng mục tiêu, nội dung tình huống, phân vai để tư vấn, hướng dẫn khách hàng 47 3.2. Tiết 2. (Làm việc chung cả lớp) - Các nhóm lần lượt lên trình bày nội dung tư vấn, hướng dẫn của nhóm mình - Các thành viên khác trong lớp lắng nghe, quan sát, ghi chép - Sau khi các nhóm trình bày xong, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung - Giảng viên nhận xét, biểu dương, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung buổi thực hành. D. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Trình bày ưu điểm, nhược điểm của vòng tránh thai? Câu 2. Trình bày ưu điểm và lợi ích của biện pháp tiêm thuốc tránh thai? Câu 3. Trình bày nhược điểm của biện pháp cấy thuốc tránh thai? Câu 4. Trình bày cách sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp? E. LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn cho các câu hỏi từ 1 – 2 bằng những từ, cụm từ thích hợp Câu 1. ể tên 2 biện pháp tránh thai tự nhiên? A.............................................................................................................................. B.............................................................................................................................. Câu 2. ể 2 cơ chế tác dụng của DCTC? A.............................................................................................................................. B.............................................................................................................................. * Chọn câu đúng nhất rồi khoanh tròn chữ cái đầu câu cho các câu hỏi từ 3 - 4 Câu 3. Cơ chế tránh thai của thuốc tiêm tránh thai: A. Ức chế phóng noãn, làm đặc chất nhầy cổ tử cung và làm nội mạc tử cung kém phát triển B. Ngăn không cho noãn thụ tinh với tinh trùng C. Làm nội mạc tử cung kém phát triển, không thích hợp cho trứng làm tổ D. Làm chậm sự di chuyển của tinh trùng lên vòi tử cung Câu 4. Biện pháp tránh thai nào sau được Tòa thánh Vatican chấp nhận làm phương pháp tránh thai cho người theo Đạo Thiên chúa giáo A. Đặt dụng cụ tử cung B. Triệt sản nữ C. Cấy thuốc tránh thai D. Biện pháp tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt (Tính ngày rụng trứng) * Xử lý tình huống Câu 5. Chị Nguyễn Thị Ánh Sáng Ban Mai có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đều 30 ngày. inh tháng vừa qua bắt đầu ngày 02/2/2014, hãy hướng dẫn khách hàng tính ngày có kinh lần sau, dự kiến ngày phóng noãn, giai đoạn có khả năng thụ thai, giai đoạn an toàn, vẽ hình minh họa. 48 49 Bài 2 NHỮNG KIẾN THỨC C BẢN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN (Thời lượng: 02 tiết lý thuyết; 01 tiết thực hành) A. MỤC TIÊU: 1. Trình bày được định nghĩa sức khỏe sinh sản 2. Phân tích được 10 nội dung chính của sức khỏe sinh sản. B. NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairô, thủ đô Ai- Cập đã đưa ra khái niệm về S SS được tất cả các nước trên Thế giới chấp thuận và cam kết thực hiện. “S SS là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh2. II. CÁC NỘI DUNG TRONG CSSKSS 1. Làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh 1.1.Làm mẹ an toàn - Làm mẹ an toàn gồm: Chăm sóc trước đẻ, chăm sóc trong khi đẻ, chăm sóc sau đẻ, các bất thường trong thai nghén, chuyển dạ và sinh đẻ, các thủ thuật và phẫu thuật - Chăm sóc trước đẻ gồm: + Tư vấn cho phụ nữ có thai: tư vấn cho phụ nữ có thai lần đầu, thai ngoài ý muốn, thai ngoài giá thú, các trường hợp hiếm muộn, có con quá sớm, con so lớn tuổi, những người ở vùng sâu, vùng xa, ở những nơi có tập tục đẻ tại nhà, đối với bà mẹ chích hút ma túy, những trường hợp nhiễm HIV/AIDS. + Chẩn đoán trước sinh: Chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện sớm nhất các bất thường của thai trong tử cung. + Hướng dẫn chăm sóc trước sinh: Sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, tiền sử sản khoa, tiền sử phụ khoa, tiền sử hôn nhân, tiền sử gia đình. + Quản lý thai: Quản lý thai gồm 4 công cụ: Sổ khám thai, phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà hoặc phiếu khám thai, Bảng quản lý thai sản, hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn. - Chăm sóc trong khi đẻ: + Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ + Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ 2 Những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh Dân số Việt Nam 2003. 50 + Chẩn đoán chuyển dạ + Theo dõi chuyển dạ đẻ thường, theo dõi cơn co tử cung và nhịp tim thai + Biểu đồ chuyển dạ + Đỡ đẻ thường + Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ - Chăm sóc sau đẻ: + Làm rốn trẻ sơ sinh + iểm tra rau + Cắt và khâu tầng sinh môn + Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ + Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ + Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần đầu sau đẻ - Các bất thường trong thai nghén, chuyển dạ và sinh đẻ + Thai nghén có nguy cơ cao + Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ + Chảy máu trong nửa cuối thai kỳ và trong chuyển dạ + Chảy máu sau đẻ + Choáng sản khoa + Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật + Sinh đôi + Ngôi bất thường + Dọa đẻ non và đẻ non + Thai quá ngày sinh + Vỡ ối non + Sa dây rau + Thai chết trong tử cung + Nhiễm HIV khi có thai + Xử trí phù phổi cấp trong chuyển dạ, chuyển dạ đình trệ, suy thai cấp + Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, xử trí và chuyển tuyến các cấp cứu sản khoa - Các thủ thuật và phẫu thuật : + Các phương pháp vô cảm trong sản khoa + Các phương pháp gây chuyển dạ + ỹ thuật bấm ối + Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm + Một số thủ thuật, kỹ thuật khác trong đỡ đẻ + Phẫu thuật lấy thai + ỹ thuật hỗ trợ sinh sản 51 1.2. Chăm sóc sơ sinh : - Giao tiếp và hỗ trợ tinh thần đối với gia đình trẻ bệnh - Chuyển viện an toàn cho trẻ sơ sinh - Cho trẻ ra viện - Phối hợp chuyên ngành sản khoa và nhi khoa trong chăm sóc trẻ sơ sinh - Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh - Thuốc thiết yếu trong chăm sóc trẻ sơ sinh tại các tuyến - Trang thiết bị thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh tại các tuyến y tế - Chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non/nhẹ cân - Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng – Gu – Ru - Dị tật sơ sinh cần can thiệp sớm - Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ - Một số bệnh thường gặp ở trẻ - Các cấp cứu thường gặp ở trẻ 2. Kế hoạch hóa gia đình Xem bài : Những kiến thức cơ bản về kế hoạch hóa gia đình 3. Nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục - Nhiễm khuẩn đường sinh sản (N ĐSS) là một thuật ngữ rộng bao gồm các N LTQĐTD và các nhiễm khuẩn đường sinh sản khác không lây truyền qua đường tình dục. - Nhiễm khuẩn đường sinh sản gồm: + Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, bệnh hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục và nhiễm HIV + Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong âm đạo của phụ nữ như âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm + Nhiễm khuẩn y sinh là các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không đảm bảo vô khuẩn - Hội chứng tiết dịch âm đạo - Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới - Sùi mào gà sinh dục - Hội chứng đau bụng dưới - Hội chứng loét sinh dục - Hội chứng sưng hạch bẹn 4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên - Vị thành niên là người trong độ tuổi từ 10- 19 tuổi và được chia làm 3 giai đoạn: + VTN sớm: từ 10 – 13 tuổi + VTN giữa: từ 14 – 16 tuổi 52 + VTN muộn: từ 17 – 19 tuổi - Thanh niên trẻ là người trong độ tuổi 15-24 tuổi - Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên - ỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục của vị thành niên và thanh niên: Kỹ năng sống là khả năng ứng xử của mỗi cá nhân trong những tình huống nhất định, đó là khả năng mà mỗi cá nhân có được trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải và ứng phó một cách tích cực đối với những thử thách của cuộc sống thường ngày. - Tình dục an toàn và lành mạnh - Tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên - inh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên - Thăm khám sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên - Các biện pháp tránh thai cho vị thành niên và thanh niên - Mang thai ở vị thành niên - Vị thành niên và thanh niên với vấn đề bạo hành - Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên 5. Phá thai an toàn Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi. - Tư vấn về phá thai: Tư vấn cho khách hàng phá thai là giúp khách hàng tự quyết định việc phá thai và cùng cán bộ Y tế lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp trên cơ sở nắm được các thông tin về các phương pháp phá thai, quy trình, các tai biến, nguy cơ có thể gặp. - Phá thai bằng phương pháp hút chân không: + Phá thai bằng phương pháp hút chân không là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai trong tử cung từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12. + Cơ sở được thực hiện: Tuyến trung ương, tỉnh và huyện: phá thai từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12 (đối với các khoa Chăm sóc S SS huyện, do giám đốc Sở Y tế quyết định căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cụ thể của khoa) Tuyến xã: Chỉ phá thai đến hết 7 tuần ( phá thai trong giai đoạn từ 36 đến 49 ngày) với những trường hợp mang thai bình thường. - Phá thai bằng thuốc đến hết tuần thứ 9: + Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối hợp mifepriston và misoprostol gây sẩy thai, cho các thai đến hết 9 tuần (63 ngày) + Cơ sở được thực hiện: Tuyến trung ương: áp dụng cho tuổi thai đến hết 63 ngày Tuyến tỉnh: áp dụng cho tuổi thai đến hết 56 ngày 53 Tuyến huyện: áp dụng cho tuổi thai đến hết 49 ngày (đối với khoa Chăm sóc SKSS huyện, do giám đốc Sở Y tế quyết định căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cụ thể của khoa) - Phá thai bằng thuốc từ tuần 13 đến hết tuần 22: + Sử dụng misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng mifepriston kết hợp với misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22. + Cơ sở được thực hiện: Các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên - Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18: + Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc misoprostol để chuẩn bị cho cổ tử cung, sau đó nong cổ tử cung và dùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18. + Cơ sở được thực hiện: Các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh - Xử lý dụng cụ hút thai chân không bằng tay: + Dụng cụ hút thai chân không bằng tay bao gồm bơm hút và các ống hút, trong điều kiện lý tưởng ống hút chỉ dùng một lần, còn bơm hút có thể dùng lại nhiều lần. + Cơ sở được thực hiện: Tất cả các tuyến - Tác hại của phá thai: Tỉ lệ trung bình của tai biến và biến chứng của nạo hút thai khoảng 2-10%. - Tai biến và biến chứng sớm: + Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung nhiều: gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sinh đẻ nhiều lần. + Rách cổ tử cung khi cổ tử cung siết cứng ở người chưa sinh. + Thủng tử cung do tư thế tử cung bất thường. + Tai biến do gây mê, tê hay do dị ứng thuốc (hiếm gặp) - Tai biến và biến chứng muộn: + Sót rau, sót thai: cần trở lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra huyết có mùi hôi, sốt, ớn lạnh + Nhiễm trùng: cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ, giữ vệ sinh phụ nữ. + Rong kinh. + Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần. + Ức chế về mặt tình cảm. + Vô sinh: 20% người điều trị vô sinh có tiền sử phá thai. + Thai ngoài tử cung. 6. Nam học - Mãn dục nam giới là tình trạng suy thoái các cơ quan trong cơ thể khi cao tuổi, đặc biệt là trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn làm giảm lượng testosteron trong máu. - Suy sinh dục nam là một bệnh bẩm sinh hay mắc phải, gây nên hiện tượng các tế bào Leydig của tinh hoàn bị thoái triển, không sản xuất hoặc sản xuất được ít testosteron trong cơ thể. 54 - Vô sinh nam: Một cặp vợ chồng sau 12 tháng chung sống, trong sinh hoạt tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà chưa có con được xếp vào nhóm vô sinh. - Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cứng của dương vật để đưa vào âm đạo người phụ nữ, tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn. - Xuất tinh sớm là tình trạng mất khả năng kiểm soát và duy trì phản xạ xuất tinh khi đạt khoái cảm cao độ cho đôi bạn tình. - Xuất tinh ra máu là tình trạng có lẫn máu trong tinh dịch khi xuất tinh. - Lỗ đái lệch thấp là dị tật bẩm sinh của dương vật làm cho niệu đạo, vật hang, vật xốp, quy đầu và da quy đầu phát triển không hoàn toàn. - Xơ cứng vật hang là sự hình thành các mảng xơ hoặc cục xơ cứng ở dương vật. - Tinh hoàn ẩn thể cao là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai. - Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh. - Tình dục đồng giới là tình trạng một người có xu hướng và sở thích quan hệ tình dục với người cùng giới. Ở nam giới gọi là đồng giới nam, ở nữ gọi là đồng giới nữ. - Các rối loạn biệt hóa giới tính sinh dục là quá trình phức tạp do nhiều yếu tố quyết định như: Giới tính thể nhiễm sắc, giới tính tuyến sinh dục và giới tính hình thể. 7. Phòng chống ung thư vú và các loại ung thư ở bộ phận sinh dục: Phòng, phát hiện sớm và điều trị ung thư bộ phận sinh dục: Ung thư sinh dục là căn bệnh mắc phải ở cả phụ nữ và nam giới. Mọi người đều phải phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị sớm khi mắc phải ung thư bộ phận sinh dục. Ung thư vú là bệnh hay gặp nhất trong ung thư ở phụ nữ và là bệnh gây tử vong cao nhất. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ đem lại hiệu quả cao. Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính thường gặp nhất ở đường sinh dục nữ, đứng thứ hai sau ung thư vú. Tuổi thường gặp là 45 nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi mang thai. 95% ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh khó nhận biết do không gây đau và không có những dấu hiệu khác lạ. Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là loại Human Papilloma Virus (HPV). Các bác sỹ khuyến cáo, HPV dễ bị lây nhiễm hơn cả HIV, bởi ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus này nhiễm trực tiếp qua da trong những trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay Ung thư cổ tử cung có xu hướng giảm ở các nước có chương trình sàng lọc tốt. Ung thư dương vật hay gặp ở nam giới độ tuổi 40-60, nhưng có trường hợp mới 20 tuổi và thậm chí đến 74 tuổi cũng gặp ung thư dương vật. Ung thư dương vật có nguyên nhân là chít hẹp bao quy đầu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, vệ sinh kém, quan hệ với gái mại dâm. Để phòng chống bệnh ung thư cần phát hiện sớm và tư vấn, xử trí kịp thời. 55 8. Phòng chống nguyên nhân gây vô sinh: Tư vấn và điều trị vô sinh: Một cặp vợ chồng mới cưới, có sức khoẻ bình thường, sau 12 tháng chung sống, trong sinh hoạt tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà chưa có con được xếp vào nhóm vô sinh. Vô sinh thường được xếp thành 2 loại: + Vô sinh I (Vô sinh nguyên phát): cặp vợ chồng có quan hệ tình dục thường xuyên 12 tháng, không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng chưa bao giờ có thai. Vô sinh I thường gặp do người chồng (nam giới) bị teo tinh hoàn (mắc bệnh quai bị), tinh hoàn lạc chỗ bẩm sinh, viêm mào tinh hoàn, số lượng tinh trùng ít, chất lượng tinh trùng kém (tinh trùng yếu, tinh trùng không có đuôi) v.v. Hoặc người vợ (phụ nữ) bị tắc vòi trứng, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng v.v. + Vô sinh II (Vô sinh thứ phát): Cặp vợ chồng đã có thai nhưng sau đó không thể có thai tuy có quan hệ tình dục thường xuyên 12 tháng, không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh II thường gặp do người phụ nữ bị viêm nhiễm tiểu khung do nạo, phá thai nhiều lần dẫn đến hẹp vòi trứng v.v. 9. Giáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới Thông tin, giáo dục và tư vấn về hoạt động tình dục, sức khỏe sinh sản và trách nhiệm của cha mẹ cho cả nam, nữ. Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc S SS, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi hành vi tình dục và sinh sản. Phòng chống bạo hành trong gia đình. Nam giới hỗ trợ, tôn trọng và chia sẻ với phụ nữ trong việc thực hiện các BPTT, sinh đẻ và nuôi dạy con. Sức khỏe người cao tuổi: - Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên - Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: + Tăng cường sức khỏe và phòng bệnh cho NCT + Nâng cao năng lực của hệ thống Y tế trong chăm sóc sức khỏe NCT + Tăng cường năng lực quốc gia về CSSK cho NCT + Đào tạo thày thuốc, nhân viên Y tế chuyên ngành lão khoa + An sinh xã hội cho người cao tuổi Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. 10. Thông tin giáo dục truyền thông SKSS - Công tác Thông tin Giáo dục Truyền thông Dân số - ế hoạch hoá gia đình trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nhanh mức sinh của Chiến lược DS – HHGĐ. - Các giải pháp được đề xuất: + Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hiệu quả quản lý chương trình, trong đó chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, những người làm công tác cung ứng dịch vụ và truyền thông, tư vấn về dân số, S SS/ HHGĐ đáp ứng nhu cầu phát triển của chương trình. 56 + Nâng cao hiệu quả nghiên cứu truyền thông - giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, S SS/ HHGĐ. + Đẩy mạnh và phát triển các can thiệp truyền thông có hiệu quả về dân số, S SS/ HHGĐ. + Để thực hiện thành công Chiến lược mới về dân số, cần phải có những nỗ lực để làm thay đổi quan niệm, thái độ và nhất là hành động của người dân về sức khoẻ sinh sản, về dân số và phát triển. C. THỰC HÀNH 1. Nội dung thực hành: 1.1. Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, giải pháp của vấn đề: Nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại địa phương nơi công tác. 1.2. Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân tồn tại, giải pháp của vấn đề: Sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại địa phương nơi công tác. 1.3. Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân tồn tại, giải pháp của vấn đề: Phá thai an toàn tại địa phương nơi công tác 1.4. Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân tồn tại, giải pháp của vấn đề: Giáo dục tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới tại địa phương nơi công tác. 2. Chuẩn bị thực hành: - Lớp chia 4 -6 tổ, mỗi tổ bầu 01 tổ trưởng - Tổ trưởng lãnh đạo, phân công công việc cho các thành viên, huy động nhóm thực hiện các nội dung thực tập theo yêu cầu - Lớp phó học tập giúp giảng viên theo dõi, giám sát các tổ thực hành - Giảng viên quan sát, giúp đỡ các nhóm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hành. 3. Tiến hành thực hành 3.1. 15 phút đầu. (làm việc nhóm) - Mỗi tổ bốc thăm thực hành 01 nội dung thực tập - Các tổ trưởng cho tổ thảo luận nhóm xây dựng mục tiêu, phân tích tìm nguyên nhân, giải pháp ghi ra giấy A0 3.2. 30 phút sau. (Làm việc chung cả lớp) - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình - Các thành viên khác trong lớp lắng nghe, quan sát, ghi chép - Sau khi các nhóm trình bày xong, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung. - Giảng viên nhận xét, biểu dương, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung buổi thực hành. 57 D. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Trình bày khái niệm vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ phát? Câu 2. Trình bày nội dung thông tin giáo dục truyền thông SKSS? E. LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn cho câu hỏi sau bằng những từ thích hợp Câu 1. ể 3 giai đoạn của tuổi vị thành niên A. B C.... Câu 2: S SS là sự thoải mái hoàn toàn về A......., không chỉ đơn thuần là không có B.... hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. * Trả lời đúng sai bằng cách đánh dấu v vào cột A cho câu đúng, cột B cho câu sai cho các câu hỏi từ 1-5 STT Nội dung câu hỏi A B 1 Một trong những giải pháp nâng cao công tác thông tin giáo dục truyền thông SKSS là: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hiệu quả quản lý chương trình 2 Ung thư dương vật hay gặp ở nam giới độ tuổi 40-60 3 Ung thư vú là bệnh ác tính thường gặp nhất ở đường sinh dục nữ, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung 4 Vô sinh nam: Một cặp vợ chồng sau 12 tháng chung sống, mà chưa có con được xếp vào nhóm vô sinh 5 Vô sinh II hay còn gọi là vô sinh thứ phát 58 59 Bài 3 MỘT SỐ KIẾN THỨC C BẢN VỀ DỊCH VỤ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH (Thời lượng: 02 tiết lý thuyết; 01 tiết thực hành) A.MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình. 2. Trình bày các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số B.NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM 1. Dịch vụ: Là những hoạt động và kết quả mà một bên (người cung cấp) giao cho bên kia (người sử dụng). 2. Dịch vụ Dân số Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật3. 3. Dịch vụ KHHGĐ Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình là các hoạt động phục vụ công tác HHGĐ, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn và cung cấp kỹ thuật, phương tiện tránh thai, phòng chống vô sinh theo quy định của pháp luật. II. PHÂN LOẠI DỊCH VỤ DS – KHHGĐ 1. Phân loại theo nội dung - Dịch vụ tư vấn về HHGĐ - Dịch vụ phòng tránh thai: Cung cấp các kỹ thuật dịch vụ hoặc các phương tiện tránh thai lâm sàng, phi lâm sàng giúp các cặp vợ chồng tránh có thai ngoài ý muốn. - Dịch vụ phá thai: Thực hiện kỹ thuật phá thai bằng thuốc hoặc phá thai bằng thủ thuật. - Dịch vụ khám và điều trị vô sinh: Tư vấn, xét nghiệm khám phát hiện và điều trị vô sinh; thụ tinh nhân tạo 2. Phân loại theo chế độ cung cấp - Cung cấp dịch vụ miễn phí: Là loại dịch vụ không thu tiền, không thanh toán chi phí Tuỳ theo từng thời kỳ và điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội mà có các dịch vụ miễn phí thích hợp như dịch vụ đặt dụng cụ tử cung, viên uống tránh thai, tiêm tránh 3 Khoản 13 Điều 3 Pháp lệnh Dân số Việt Nam năm 2003 60 thai, cấy tránh thai, khám chữa phụ khoa trong các chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ HHGĐ; cung cấp bao cao su cho đồng bào dân tộc các vùng sâu, vùng xa, khó khăn và đặc biệt khó khăn; cung cấp viên uống tránh thai cho vùng đồng bằng, vùng có mức sinh cao... - Cung cấp dịch vụ có trợ giá (TTXH): Cung cấp các phương tiện tránh thai, tiếp thị xã hội như: Bao cao su, viên uống tránh thai DCTC,thuốc tiêm tránh thai..có sự trợ giá của Nhà nước cho những chi phí sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tiết kiệm và hiệu quả sử dụng dịch vụ của cả người cung cấp và người sử dụng dịch vụ HHGĐ. - Dịch vụ của thị trường: Bán các phương tiện tránh thai, các sản phẩm phục vụ dịch vụ HHGĐ theo giá tự do trên thị trường. Gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện các dịch vụ mang thai thuê, đẻ thuê chưa được nhà nước cho phép và dịch vụ mua bán dụng cụ tình dục (Nhà nước đã quy định cấm nhập khẩu dụng cụ tình dục) v.v. 3. Phân loại theo chủ thể của người cung cấp dịch vụ - Dịch vụ của Nhà nước: Các dịch vụ HHGĐ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ do Nhà nước quản lý như Trạm Y tế xã/phường; Khoa sản Bệnh viện Đa khoa cấp huyện, Trung tâm Chăm sóc S SS, Bệnh viện Phụ sản cấp tỉnh; Bệnh viện Phụ sản Trung ương đều cung cấp các dịch vụ tránh thai, tránh đẻ, thụ tinh trong ống nghiệm, hướng dẫn, chăm sóc bà mẹ mang thai, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh ... - Dịch vụ của tư nhân: Các dịch vụ HHGĐ do tư nhân quản lý dưới sự theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước như các Phòng khám tư nhân, Bệnh viện tư nhân cung cấp các dịch vụ tránh thai, tránh đẻ, chăm sóc bà mẹ mang thai ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ các phương tiện dịch vụ HHGĐ. - Dịch vụ của nước ngoài: Các dịch vụ do tổ chức nước ngoài quản lý như Tổ chức DKT, Gedon-Richter, Organon ... cung cấp dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, tuyên truyền, tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai phi lâm sàng như bao cao su, viên uống tránh thai v.v. III. CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KHHGĐ 1. Khái niệm Chất lượng cung cấp dịch vụ HHGĐ là tổng thể việc cung ứng phương tiện và kỹ thuật dịch vụ của hệ thống phân phối trong các điều kiện kỹ thuật nhất định và thỏa mãn sự an toàn, hiệu quả, thuận lợi, dễ tìm kiếm đối với người sử dụng. Như vậy, chất lượng dịch vụ HHGĐ cho biết mức độ và năng lực phục vụ của hệ thống cung cấp dịch vụ HHGĐ thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng. 2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ 2.1. Đảm bảo có được sự lựa chọn đa dạng các dịch vụ phòng tránh thai: Đảm bảo sẵn có, đa dạng các BPTT, đa dạng các phương tiện tránh thai và đa dạng các loại hình cung cấp BPTT, phương tiện tránh thai đáp ứng nhu cầu, mở rộng khả năng lựa chọn của người tiêu dùng. Đây là yếu tố cơ bản của chất lượng dịch vụ được cung cấp. Hệ thống cung cấp, phân phối dịch vụ hay phương tiện tránh thai rất quan trọng, giúp cho người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ dễ dàng nhận được dịch vụ hay phương tiện tránh thai mong muốn. Tại các cơ sở dịch vụ, khi có thêm nhiều biện pháp, tăng thêm sự lựa chọn sẽ thu hút thêm nhiều người sử dụng tránh thai hơn. 61 2.2. Cung cấp đầy đủ thông tin về các BPTT, dịch vụ KHHGĐ cho khách hàng: Giúp khách hàng chủ động tự lựa chọn sử dụng một biện pháp phù hợp. hách hàng được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ và phương tiện tránh thai mà họ mong muốn, bao gồm thông tin về các dịch vụ và phương tiện tránh thai hiện có, các chỉ định, lợi ích, cách sử dụng, các ưu nhược điểm, thuận lợi và không thuận lợi, các tác dụng không mong muốn, các tác động đối với hoạt động tình dục (nếu có) v.v. Ngày nay, không chỉ có nhu cầu cung cấp thông tin mà khách hàng cần phải được tư vấn về dịch vụ với những quy trình có tính chuyên nghiệp cao. 2.3. Đảm bảo kỹ thuật và cung cấp phương tiện tránh thai thuận tiện, an toàn và hiệu quả: Người cung cấp dịch vụ cần có kỹ thuật và kỹ năng chuyên nghiệp để thực hiện các dịch vụ cung cấp BPTT cho khách hàng. Các kỹ thuật dịch vụ và các phương tiện tránh thai phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, hiệu quả tạo niềm tin lớn cho người sử dụng dịch vụ. Năng lực kỹ thuật và chất lượng phương tiện tránh thai là một yếu tố của chất lượng dịch vụ mà khách hàng có thể dễ dàng phán xét; chính khách hàng là người chịu hậu quả của kỹ thuật kém hay chất lượng phương tiện tránh thai không đảm bảo dưới dạng đau đớn, nhiễm khuẩn hay những tác dụng phụ nghiêm trọng, đôi khi cả tử vong. 2.4. Đảm bảo sự tin cậy của khách hàng đối với người cung cấp cơ sở dịch vụ: Thông qua thay đổi mối quan hệ “thầy thuốc - bệnh nhân” bằng quan hệ “người cung cấp dịch vụ - khách hàng”. Người cung cấp dịch vụ cần có mối quan hệ tốt và bình đẳng đối với mọi khách hàng. hách hàng cần được hài lòng, có niềm tin với người cung cấp dịch vụ ngay cả khi dịch vụ có được cung cấp hay không. 2.5. Cơ chế theo dõi động viên khuyến khích tiếp tục sử dụng tránh thai của khách hàng: Có chế độ theo dõi động viên sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ làm tăng khả năng tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai. hách hàng cần được chăm sóc liên tục, được khám và điều trị bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết. 2.6. Đáp ứng kịp thời và thuận tiện nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ thích ứng: Bộ máy cung cấp dịch vụ phải được bố trí một cách thuận tiện, kịp thời, dễ chấp nhận đối với phần lớn khách hàng. Các dịch vụ hỗ trợ được phân cấp phù hợp với điều kiện địa lý, phong tục tập quán và nhu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng. Chính các dịch vụ hỗ trợ thích ứng cũng là yếu tố quan trọng tạo niềm tin, khuyến khích khách hàng sử dụng và tiếp tục duy trì sử dụng dịch vụ HHGĐ. IV. MƯỜI QUYỀN C BẢN CỦA KHÁCH HÀNG ĐƯỢC BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH 1. Quyền được thông tin Tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng đều có quyền được tiếp nhận các thông tin về lợi ích của kế hoạch hoá gia đình đối với bản thân và gia đình họ. Họ có quyền được biết ở đâu và làm thế nào để có thể tiếp nhận nhiều thông tin hơn và tiếp nhận các dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình cho gia đình họ. 62 2. Quyền được tiếp cận các dịch vụ và thông tin Tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ và thông tin từ các chương trình kế hoạch hoá gia đình, không phân biệt địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, tình trạng hôn nhân, vị trí phân bố địa lý. 3. Quyền tự do lựa chọn BPTT và từ chối hoặc chấm dứt BPTT Tất cả các cá nhân và các cặp vợ chồng đều được quyền tự do lựa chọn và quyết định thực hiện kế hoạch hoá gia đình, được quyền lựa chọn dịch vụ và phương tiện tránh thai sau khi đã được thông tin đầy đủ về tác dụng, hiệu quả, tác dụng không mong muốn, ưu điểm, nhược điểm của các dịch vụ và các biện pháp tránh thai. 4. Quyền được nhận dịch vụ an toàn. Các khách hàng khi thực hiện kế hoạch hoá gia đình đều được nhận các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đảm bảo an toàn. 5. Quyền được đảm bảo giữ bí mật hách hàng cần được đảm bảo rằng mọi thông tin mà họ cung cấp hoặc mọi chi tiết về các dịch vụ đã tiếp nhận sẽ không bị cung cấp cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của khách hàng. 6. Quyền được đảm bảo kín đáo hi một khách hàng phải trải qua việc khám thể chất, việc đó phải thực hiện trong một môi trường mà ở đó sự kín đáo về thân thể của họ phải được tôn trọng. 7. Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ Các khách hàng có quyền được cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi tiếp nhận các dịch vụ. Quyền này của khách hàng có quan hệ mật thiết đến việc có đầy đủ các thiết bị và phương tiện cung cấp dịch vụ và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ. 8. Quyền được tôn trọng Các khách hàng khi tiếp nhận dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có quyền được đối xử với sự ân cần, thận trọng và chăm chút kỹ lưỡng cùng với sự tôn trọng đầy đủ tư cách cá nhân của họ bất chấp trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. 9. Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ hách hàng có quyền được tiếp tục nhận các dịch vụ và nguồn cung cấp các thuốc, phương tiện tránh thai cũng như biện pháp tránh thai sau khi đã ngừng sử dụng và có nhu cầu tiếp tục sử dụng. 10. Quyền được bày tỏ ý kiến Các khách hàng có quyền phát biểu quan điểm, bày tỏ ý kiến của họ về dịch vụ mà họ đã và sẽ tiếp nhận. V. MẠNG LƯỚI CUNG CẤP DỊCH VỤ DS-KHHGĐ 1. Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số là hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ của Nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình dân số và dịch vụ của tư nhân theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ dân số của khách hàng. 63 Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số theo nội dung bao gồm các cơ quan cung cấp dịch vụ truyền thông; cơ quan cung cấp dịch vụ tư pháp; cơ quan cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số và mạng lưới tư nhân cung cấp dịch vụ dân số theo nhu cầu của khách hàng. 2. Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ Mạng lưới cung cấp dịch vụ HHGĐ là hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ HHGĐ của Nhà nước từ trung ương đến địa phương và các dịch vụ của tư nhân nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình HHGĐ và của khách hàng. Hoạt động cung cấp dịch vụ HHGĐ thực hiện chủ yếu theo 2 kênh: ênh cung cấp dịch vụ HHGĐ lâm sàng và kênh cung cấp dịch vụ HHGĐ dựa vào cộng đồng (CBD). VI. DỊCH VỤ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ 1. Khái niệm chất lượng dân số Ăng - ghen cho rằng: “Chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả nhất”. Pháp lệnh dân số Việt Nam năm 2003 đã định nghĩa: “Chất lượng dân số phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. 2. Các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số 2.1. Dịch vụ nâng cao thể chất bao gồm: Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; Sàng lọc trước sinh các dị tật thai nhi; Sàng lọc các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh; Tư vấn phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em; Dịch vụ đối với người tàn tật; Dịch vụ liên quan đến khám chữa bệnh (kể cả người giúp việc trong bệnh viện, chăm sóc NCT) . Các dịch vụ này chủ yếu do các cơ sở y tế nhà nước thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung, các cặp vợ chồng nói riêng phòng tránh các nguy cơ sinh con bị dị tật, khuyết tật; nuôi dưỡng phát triển thể chất trẻ em cân đối khoẻ mạnh. Bên cạnh đó là các giáo dục thể chất, rèn luyện sức khoẻ trong nhà trường, phát triển nâng cao sức bền, sức cơ bắp của con người. 2.2. Dịch vụ nâng cao trí tuệ bao gồm: Nâng cao trình độ học vấn cho người dân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tư vấn giáo dục, đào tạo nghề nghiệp) cho người lao động. 2.3. Dịch vụ nâng cao đời sống văn hóa tinh thần bao gồm: Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, xây dựng nếp sống văn hóa, lối sống lành mạnh, đạo đức, nhân cách tốt đẹp, tự tin, bản lĩnh vững vàng cho mọi người dân v.v. 2.4. Dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh 2.4.1. Mục đích: Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hoá, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số 2.4.2. Đối tượng áp dụng: 64 Đối tượng được sàng lọc, chẩn đoán trước sinh bao gồm tất cả các thai phụ đến thăm khám tại các cơ sở sản khoa. Chú trọng những đối tượng sau: - Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên; - Thai phụ có tiền sử bị sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc có con chết sớm sau sinh; - Tiền sử gia đình thai phụ hoặc chồng đã có người được xác định bị bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Đao (Down), Ét - uốt (Edward), Pa-tau (Patau), Tuốc-nơ (Turner)... hoặc mắc các bệnh di truyền như: Ta-lát-xê-mi-a (Thalassemia), tăng sản thượng thận bẩm sinh, loạn dưỡng cơ Đu-xen (Duchenne), teo cơ tuỷ...; - Cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống; - Thai phụ nhiễm vi-rút Rubella, Herpes, Cytomegalovirus...; - Thai phụ sử dụng thuốc độc hại cho thai nhi hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại; - Thai nhi có dấu hiệu nghi ngờ bất thường về hình thái, cấu trúc trên siêu âm; Đối tượng được sàng lọc và chẩn đoán sơ sinh bao gồm tất cả các trẻ sơ sinh. 2.4.3. Trách nhiệm của từng tuyến - Tuyến trung ương Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Từ Dũ – thành phố Hồ Chí Minh, các Bệnh viện chuyên khoa và các cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép thực hiện chương trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh có nhiệm vụ: + Chịu trách nhiệm chuyên môn, kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trong phạm vi được phân công; + Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho tuyến tỉnh và tuyến huyện; + Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; + Tổ chức và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trong phạm vi được phân công; + Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; + Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới; + Tổ chức mạng lưới thống kê, báo cáo. + Thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét, quyết định chỉ định đình chỉ thai nghén trong trường hợp thai nhi có các dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý di truyền. - Tuyến tỉnh: Bệnh viện Phụ sản tỉnh, thành phố; hoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố hoặc khu vực, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản; Các bệnh viện chuyên khoa, các cơ sở điều trị liên quan có nhiệm vụ: + Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trong phạm vi tỉnh; + Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh; 65 + Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (siêu âm, sinh hóa) phát hiện các trường hợp nghi ngờ để chuyển tuyến trên. Trong trường hợp có chẩn đoán xác định (như thai vô sọ, não úng thuỷ nặng, thoát vị thần kinh), xử trí theo quy định về phân tuyến kỹ thuật; + Thực hiện lấy mẫu máu của trẻ sơ sinh để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nội tiết, di truyền; + Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới; + Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định. - Tuyến huyện Trung tâm Dân số - ế hoạch hoá gia đình huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, hoa Sức khỏe sinh sản thuộc Trung tâm y tế huyện có nhiệm vụ: + Tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trong phạm vi huyện; + Thực hiện kỹ thuật siêu âm, các xét nghiệm thường quy về sàng lọc trước sinh để phát hiện các dấu hiệu nguy cơ và các bất thường về hình thái và cấu trúc thai nhi để chuyển tuyến trên; + Thực hiện lấy mẫu máu của trẻ sơ sinh để chuyển đến các cơ sở thực hiện các xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nội tiết, di truyền theo quy định; + Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã; + Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định. - Tuyến xã + Trạm y tế xã có nhiệm vụ: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại cộng đồng; Phát hiện thai phụ có nguy cơ cao, tư vấn, hướng dẫn chuyển tuyến để thực hiện các kỹ thuật sàng lọc trước sinh; Thực hiện lấy mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh để chuyển đến các cơ sở thực hiện các xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nội tiết, di truyền theo quy định; Quản lý, chăm sóc các trường hợp theo chỉ định của tuyến trên; Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định. + Cộng tác viên Dân số - ế hoạch hóa gia đình có nhiệm vụ: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động về lợi ích sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại cộng đồng; chú trọng truyền thông trực tiếp đối với các đối tượng là phụ nữ đang mang thai và vận động họ tham gia chương trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; Theo dõi, quản lý phụ nữ mang thai theo chức năng nhiệm vụ; chú trọng các thai phụ có nguy cơ cao; Theo dõi, quản lý các trẻ sơ sinh được chẩn đoán xác định mắc các bệnh về di truyền, chuyển hoá bẩm sinh. 66 2.5. Dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân * Dịch vụ tư vấn: - Mục đích: Tư vấn khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mệ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi. - Nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân + Tự nguyện + Tôn trọng - Nội dung tư vấn: + Tư vấn về S SS đối với vị thành niên, thanh niên Tư vấn những vấn đề tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên Tư vấn tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên + Tư vấn về S SS- HHGĐ: Tư vấn về HHGĐ và các BPTT Tư vấn làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp và HIV/AIDS Tư vấn những vấn đề tình dục và sức khỏe tình dục + Tư vấn phòng ngừa bạo lực tình dục + Tư vấn các bệnh di truyền thường gặp + Tư vấn các bệnh của bố, mẹ có thể sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh * iểm tra sức khỏe tiền hôn nhân: - Các bước tiến hành khám sức khỏe: + Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính + Bước 2: hám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế + Bước 3: hám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ + Bước 4: ết luận về kết quả khám sức khỏe - Tổ chức thực hiện tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân + Tuyến Trung ương + Tuyến tỉnh (đọc tài liệu tham khảo) + Tuyến huyện:  Cơ quan quản lý: Trung tâm DS- HHGĐ, phòng Y tế  Cơ quan thực hiện: Trung tâm DS-KHHGĐ, Bệnh viện đa khoa huyện, hoa sức khỏe sinh sản thuộc trung tâm Y tế huyện có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục.. 67 Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân Thực hiện tư vấn và khám sức khỏe cho khách hàng Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã Thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định + Tuyến xã: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn Hướng dẫn và giới thiệu cho khách hàng vị thành niên, thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn đến các cơ sở dịch vụ để được tư vấn Quản lý các trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh lý di truyền theo kết luận của bác sỹ chuyên khoa + Cộng tác viên dân số: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động về lợi ích tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại cộng đồng 2.6. Dịch vụ tư vấn HHGĐ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, chăm sóc trẻ sơ sinh. Dịch vụ chăm sóc bà mẹ mang thai, chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau khi sinh đẻ. hám và điều trị phụ khoa cho phụ nữ. Chăm sóc trẻ sơ sinh. Gần đây xuất hiện dịch vụ tắm bé tại nhà rất phổ biến, đặc biệt là tại các thành phố lớn. C. THỰC HÀNH 1. Nội dung thực hành: 1.1. Phân tích những khó khăn, bất cập trong việc triển khai dịch vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh tại địa phương nơi công tác 1.2. Phân tích những khó khăn, bất cập trong việc triển khai dịch vụ sàng lọc chẩn đoán sơ sinh tại địa phương nơi công tác 1.3. Phân tích những khó khăn, bất cập trong việc triển khai dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân tại địa phương nơi công tác 1.4. Phân tích những khó khăn, bất cập trong việc triển khai tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thaitại địa phương nơi công tác 2. Chuẩn bị thực hành: - Lớp chia 4 -6 tổ, mỗi tổ bầu 01 tổ trưởng - Tổ trưởng lãnh đạo, phận công công việc cho các thành viên, huy động nhóm thực hiện các nội dung thực tập theo yêu cầu - Lớp phó học tập giúp giảng viên theo dõi, giám sát các tổ thực hành - Giảng viên quan sát, giúp đỡ các nhóm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hành 3. Tiến hành thực hành 3.1. 15 phút đầu. (làm việc nhóm) - Mỗi tổ bốc thăm thực hành 01 nội dung thực tập trên - Các tổ trưởng cho tổ thảo luận nhóm xây dựng mục tiêu, phân tích tìm những khó khăn, bất cập ghi ra giấy A0 3.2. 30 phút sau. (Làm việc chung cả lớp) 68 - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình - Các thành viên khác trong lớp lắng nghe, quan sát, ghi chép - Sau khi các nhóm trình bày xong các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung - Giảng viên nhận xét, biểu dương, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung buổi thực hành. D. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Trình bày trách nhiệm của tuyến xã trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh? Câu 2. Trình bày tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ HHGĐ? E. LƯỢNG GIÁ * Trả lời ngắn cho các câu hỏi từ 1- 3 bằng những từ, cụm từ thích hợp Câu 1. Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm:A........, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấpB.. , kế hoạch hoá gia đình, nâng cao C. và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Câu 2. Ăng - ghen cho rằng: “Chất lượng dân số là A.... thực hiện các khả năng của con người một cách B. nhất”. Câu 3. ể 2 nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân A................................................................................................................... B................................................................................................................... * Chọn câu đúng nhất rồi khoanh tròn chữ cái đầu câu cho các câu hỏi từ 4 - 6: Câu 4. Đối tượng được sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cần chú trọng là: A. Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên B. Phụ nữ đang cho con bú C. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ D. Phụ nữ đang mang thai Câu 5. Những bà mẹ mang thai được sàng lọc và chẩn đoán thông thường cần làm các xét nghiệm: A. Siêu âm hình thái thai nhi và xét nghiệm máu mẹ. B. Siêu âm hình thái thai nhi và sinh thiết gai rau C. Siêu âm sự phát triển của thai nhi D. hám thai định kỳ và siêu âm thai nhi Câu 6. Thời điểm lấy mẫu máu sơ sinh tốt nhất để sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh là: A. Sau 12 giờ sau sinh B. Sau 24 giờ sau sinh C. Sau 48 giờ sau sinh D. Sau 72 giờ sau sinh 69 * Trả lời đúng sai bằng cách đánh dấu v vào cột A cho câu đúng cột B cho câu sai cho các câu hỏi từ 7-10: TT Nội dung câu hỏi A B Câu 7 Bất thường nhiễm sắc thể là sự bất thường về số lượng hoặc cấu trúc của một hoặc nhiều nhiễm sắc thể Câu 8 Trạm y tế xã có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại cộng đồng Câu 9 Mục đích Tư vấn sau chẩn đoán sơ sinh là giúp bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ hiểu được thực trạng bệnh mà trẻ mắc Câu 10 Cán bộ chuyên trách dân số xã có nhiệm vụ thực hiện lấy mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh để chuyển đến các cơ sở thực hiện các xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nội tiết, di truyền theo quy định 70 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Dân số kế hoạch hóa gia đình, tài liệu đào tạo hộ sinh trung học, Nhà xuất bản y học Hà Nội 2005; 2. Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội năm 2009; 3. Bộ Y tế, Quyết định 573/QĐ/BYT Về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh 4. Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11ngày 09 tháng 01 năm 2003 về dân số; Pháp lệnh dân số 2003 sửa đổi năm 2008. 5. Pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000. 6. Tổng cục Dân số - HHGĐ. Dịch vụ dân số kế hoạch hóa gia đình. Bồi dưỡng nghiệp vụ DS- HHGĐ cho cán bộ công chức, viên chức làm công tác DS- HHGĐ. Hà nội 2011 72 PHỤ LỤC ĐÁP ÁN BÀI 1 Câu 1. ể tên 2 biện pháp tránh thai tự nhiên? A. Biện pháp tính theo vòng kinh B. Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo Câu 2. ể 2 cơ chế tác dụng của DCTC? A. Ngăn không cho noãn thụ tinh với tinh trùng. B. Hoặc làm cho noãn đã thụ tinh không làm tổ được trong buồng tử cung. * Chọn câu đúng nhất rồi khoanh tròn chữ cái đầu câu cho các câu hỏi từ 3 - 4 Câu 3. Cơ chế tránh thai của thuốc tiêm tránh thai: A. Ức chế phóng noãn, làm đặc chất nhầy cổ tử cung và làm nội mạc tử cung kém phát triển Câu 4. Biện pháp tránh thai nào sau được Tòa thánh Vatican chấp nhận làm phương pháp tránh thai cho người theo Đạo Thiên chúa giáo D. Biện pháp tránh thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt (Tính ngày rụng trứng) * Xử lý tình huống Câu 5. Chị Nguyễn Thị Ánh Sáng Ban Mai có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đều 30 ngày. inh tháng vừa qua bắt đầu ngày 02/2/2014 Hãy hướng dẫn khách hàng tính ngày có kinh lần sau, dự kiến ngày phóng noãn, giai đoạn có khả năng thụ thai, Giai đoạn an toàn, vẽ hình minh họa - Ngày có kinh lần sau: 03/3/2014 - Dự kiến ngày phóng noãn sắp tới: 18/2/2014 - Giai đoạn có khả năng thụ thai là: Từ ngày 13đến 22/2/2014 - Giai đoạn an toàn không thụ thai: Ngày 02- 12 và từ ngày 23/2-03/3/2014 + * + 2/2 13 18 22 03/3 Thang điểm: Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm 73 ĐÁP ÁN BÀI 2 Câu 1. ể 3 giai đoạn của tuổi vị thành niên A. VTN sớm: từ 10 – 13 tuổi B. VTN giữa: từ 14 – 16 tuổi C. VTN muộn: từ 17 – 19 tuổi Câu 2: S SS là sự thoải mái hoàn toàn về A......., không chỉ đơn thuần là không có B.... hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản A. Thể chất, tinh thần và xã hội B. Bệnh, tật * Trả lời đúng sai bằng cách đánh dấu v vào cột A cho câu đúng, cột B cho câu sai cho các câu hỏi từ 1-5 Câu 1: A. Câu 2: A. Câu 3: A. Câu 4: B. Câu 5: A Thang điểm: Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm 74 ĐÁP ÁN BÀI 3 * Trả lời ngắn cho các câu hỏi từ 1- 3 bằng những từ, cụm từ thích hợp Câu 1. A. Cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục, B. Biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản C. Chất lượng dân số Câu 2. A. Khả năng của con người B. Hiệu quả Câu 3. ể 2 nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân A. Tự nguyện B. Tôn trọng * Chọn câu đúng nhất rồi khoanh tròn chữ cái đầu câu cho các câu hỏi từ 4 - 6: Câu 4. Đối tượng được sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cần chú trọng là: A. Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên. Câu 5. Những bà mẹ mang thai được Sàng lọc và chẩn đoán thông thường cần làm các xét nghiệm: A. Siêu âm hình thái thai nhi và Xét nghiệm máu mẹ. Câu 6. Thời điểm lấy mẫu máu sơ sinh tốt nhất để sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh là: C. Sau 48 giờ sau sinh. * Trả lời đúng sai bằng cách đánh dấu v vào cột A cho câu đúng cột B cho câu sai cho các câu hỏi từ 7-10: Câu 7: A ; Câu 8 : A ; Câu 9 : a ; Câu 10 : B Thang điểm: Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_dich_vu_dan_so_ke_hoach_hoa_gia_dinh.pdf