Tài liệu Điều trị bằng châm cứu bệnh chứng tạng tâm

TIỂU TRƯỜNG HƯ HÀN a/ Bệnh nguyên ? Do dương khí cơ thể suy kém, nội hàn được sinh ra. ? Do Tỳ khí cơ thể suy yếu sẵn làm ảnh hưởng đến Tiểu trường. b/ Bệnh sinh ? Khi dương khí suy kém, nội hàn được sinh ra, hàn tà lâu ngày làm tổn thương Tiểu trường, làm hỏa của Tiểu trường sẽ mất và ảnh hưởng đến chức năng phân biệt thanh trọc. ? Hoặc Tỳ khí hư, chức năng vận hóa mất không còn sinh hóa được thủy cốc thành ra chất tinh ba. Thủy cốc ứ trệ lại làm ảnh hưởng đến chức năng của Tiểu trường sinh ra sôi ruột tiêu chảy. c/ Triệu chứng lâm sàng ? Đau bụng âm ỉ, thích xoa nắn, sôi ruột tiêu chảy. ? Tiểu nhiều lần, trong dài. Tay chân mệt mỏi, lạnh, không có sức. ? Trời lạnh, ăn đồ sống lạnh bệnh càng tăng. Đại tiện lỏng, phân sống. ? Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng. Mạch tế nhược. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp ? Viêm đại tràng mạn.? Rối loạn hấp thu. e/ Pháp trị ? Ôn trung kiện Tỳ chỉ tả. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tiểu trường hư hàn

pdf17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Điều trị bằng châm cứu bệnh chứng tạng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU BỆNH CHỨNG TẠNG TÂM Phan Quan Chí Hiếu* Tính chất : Lý thuyết Đối tượng : Chuyên Khoa YHCT Thời gian : 12 tiết MỤC TIÊU: Sau khi học tập, học viên PHẢI Nêu được tên gọi 7 hội chứng bệnh Tạng Tâm Nêu được pháp trị của 7 hội chứng nói trên. Nêu được những bệnh danh YHHĐ gặp trong những hội chứng nói trên. Nêu được công thức huyệt và giải thích được cách cấu tạo (tác dụng của huyệt) của công thức huyệt trên dựa theo cách vận dụng Du, Mộ, Nguyên, Lạc và Ngũ du huyệt cho 7 hội chứng nói trên. NỘI DUNG I. CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG TÂM 1. Dựa trên cơ sở Hậu Thiên bát quái @ Theo kinh Dịch, tạng Tâm ứng với quẻ LY của Hậu thiên bát quái. Quẻ LY ở phương Nam (đối xứng với quẻ LY ở phương Bắc la øquẻ KHẢM. ứng với Tạng Thận). „ Quẻ LY được viết bởi 2 vạch liền (Dương) và chính giữa một vạch đứt (Âm), giống như cái bếp có miệng lò, gọi là LY TRUNG HƯ, cái đức của nó là sáng, là văn minh. „ Quẻ LY thuộc HỎA, chỉ mùa hạ, Quẻ KHẢM thuộc THỦY. Thủy và Hỏa là 2 dạng vật chất căn bản đầu tiên tạo nên vũ trụ cũng như sự sống của con người, „ Biểu tượng của LY là mặt trời, là lửa, là nóng, là sáng. Nam Bắc „ Tâm tượng LY vì cùng thuộc HỎA, mang thuộc tính của HỎA là nóng, là sáng. Do đó, Tâm là nơi xuất phát của thần minh, sự sáng suốt minh mẫn của mỗi con người. @ Theo kinh Dịch, Phủ Tiểu Trường ứng với Quẻ Kiền của Hậu thiên bát quái. „ Quẻ Kiền tượng trưng cho ánh sáng rực rỡ, là sức nóng. Có nghĩa là Phủ Tiểu Trường và Tạng Tâm có cùng 1 tính chất với nhau, có mối quan hệ với nhau. „ Quẻ Kiền lấy tượng mùa hè và báo hiệu là mùa thu sắp đến, bắt đầu cho chu kỳ âm. Do đó nếu so sánh với quẻ Ly (Hỏa) của Tạng Tâm, thì cái hỏa của Tiểu Trường là do Tâm truyền cho. Quẻ Kiền là nơi Âm Dương tranh chấp nhưng rồi cũng xuôi theo. Ứng với Quẻ Kiền, Tiểu Trường là nơi thanh dương trọc âm cùng lẫn lộn, nhưng Tiểu Trường có chức năng phân biệt thanh trọc, cho nên rồi thì thanh sẽ thăng mà trọc cũng giáng. *, Khoa YHCT, Đại Học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh 2. Chức Năng Sinh Lý Tạng Tâm Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa. Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là “Thiếu Âm quân chủ”. Tâm có Tâm âm là Tâm huyết; Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa. a. Tâm là Quân chủ, chủ thần minh, Tâm tàng thần Thiên tà khách, sách Linh khu: ”Tâm là vị đại chủ của lục phủ ngũ tạng, là chỗ cư trú của thần minh”. Tâm là chủ thể sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể, đứng hàng đầu trong hoạt động tạng phủ. Tất cả tinh thần, ý thức và tư tưởng đều quy vào công năng của Tâm. Trên lâm sàng, rối loạn chức năng này dẫn đến những triệu chứng hoảng sợ, nói sảng, nói mê, cười không nghỉ. b. Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt „ Trung tiêu bẩm thụ khí, giữ lại trấp dịch. Tâm khí biến hóa đỏ ra gọi là huyết. (Thiên Quyết khí luận, sách Linh khu). Mạch là một trong ngũ thể, mạch bao bọc huyết dịch chu lưu toàn thân không ngừng. Thiên Lục tiết tạng trọng luận, sách Tố Vấn nói: ”Tâm là gốc của sinh mệnh, vinh nhuận ra ở mặt, làm đầy đủ ở huyết mạch”. Huyết do Tâm làm chủ, mạch là đường ống của huyết lưu hành, Tâm với huyết mạch phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. „ Rối loạn chức năng này dẫn đến sắc diện nhợt nhạt kém tươi. Nếu huyết vận hành bị trở ngại, ngưng trệ thì sắc mặt tím đen, nếu huyết ngưng đọng không lưu thông thì chẳng những sắc mặt sạm đen mà còn khô như củi nữa. „ Ngoài ra, Thần còn nhờ Huyết mà tươi sáng, huyết khí bất thường thì thần minh cũng bất thường. Cho nên Tâm khí hư thì thần sút kém, buồn bã. Tâm khí thịnh thì thần khỏe mạnh, cười luôn. Hoạt động của thần minh cũng ảnh hưởng đến huyết mạch, lo buồn tư lự quá độ thì tổn thương Tâm khí. „ Sự hoạt động của ngũ tạng lục phủ lại cần nhờ vào sự nuôi dưỡng của khí huyết, vì thế nói rõ được Tâm là chủ tể sự hoạt động sinh mệnh, là chỉ toàn thân. c. Tâm thần Quân Hỏa Sức sống của con người nhờ Tâm khí, Tâm huyết tưới nhuần đến mọi chỗ, không nơi nào không được hưởng sự nóng ấm ấy. Lục phủ ngũ tạng đều nhờ vào sự nóng ấm ấy mà phát sinh, phát triển. Hỏa của Tâm là quân Hỏa, trong khi đó Hỏa của Tâm bào, Tam tiêu, của Thận đều là tướng Hỏa. Tất cả nhằm bổ sung và hỗ trợ cho quân Hỏa. d. Tâm khai khiếu ra lưỡi „ Lưỡi và Tâm có quan hệ mật thiết với nhau. Tâm biểu hiện ra lưỡi. Lưỡi nói lên tình trạng của Tâm. „ Lưỡi linh hoạt là Tâm khí tốt. „ Lưỡi lệch vẹo, nói năng ngọng nghịu là Tâm thần bệnh. „ Chót lưỡi thuộc Tâm. „ Chót lưỡi hồng, nhuận là Tâm huyết đủ. „ Chót lưỡi đỏ là Tâm huyết nhiệt, „ Chót lưỡi nhợt nhạt là Tâm huyết hư, „ Chót lưỡi tím là Tâm huyết ứ. 5. Tâm có Tâm bào lạc là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ Tâm đồng thời chấp hành mệnh lệnh của Tâm. Thiên Tà khách sách Linh khu nói: “Tâm là vị đại chủ của Ngũ tạng lục phủ, ngoại tà không thể lọt vào được, nếu lọt vào được thì Tâm thương, Tâm bị thương thì thần đi mất, Thần mất thì chết, cho nên mọi thứ tà khí vào đều ở Tâm bào”. Đó là nói rõ Tâm bào lạc có tác dụng bảo vệ Tâm tạng. 6. Những vùng cơ thể có liên quan đến tạng Tâm Do đường Kinh Tâm có đi qua hoành cách mô, Tiểu trường, Phế, cổ họng, thực quản, mắt nên trong bệnh lý tạng Tâm thường xuất hiện những triệu chứng có liên quan đến mối quan hệ trên II. NHỮNG BỆNH CHỨNG TẠNG TÂM Tâm bao gồm Tâm âm và Tâm dương, Tâm huyết và Tâm khí. Tâm là vị đại chủ, đứng đầu hoạt động Tạng phủ của cơ thể. Do vậy, bệnh lý tổn thương Tạng Tâm bao gồm 2 nhóm Tạng Tâm có thể bị bệnh từ 2 nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân bên ngoài: do ngoại cảm lục dâm (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) bao gồm: - Thiếu Aâm hoá Nhiệt - Thiếu âm hóa Hàn Nhóm nguyên nhân khác, còn lại: bao gồm nguyên nhân bên trong – nội nhân (thất tình) và bất nội ngoại nhân (như nội thương, bệnh lâu ngày, ẩm thực .) bao gồm: „ Nhóm đơn bệnh „ Tâm huyết uất trệ. „ Đàm hỏa nhiễu Tâm. Đàm mê Tâm khiếu. „ Tâm huyết hư. „ Tâm âm hư. Tâm hỏa thượng cang. „ Tâm khí hư. „ Tâm dương hư. „ Nhóm hợp bệnh „ Tâm Tỳ hư. „ Tâm Thận bất giao. „ Tâm Phế khí hư. III. ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU NHỮNG BỆNH CHỨNG TẠNG TÂM A. H/C THIẾU ÂM Bệnh nguyên, bệnh sinh, những bệnh lý YHHĐ thường gặp trong bệnh chứng Thiếu âm và công thức huyệt điều trị hoàn toàn giống với trường hợp hội chứng Thiếu âm trong bệnh chứng tạng Thận (xin tham khảo bài Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu) B. TÂM HUYẾT UẤT TRỆ a/ Bệnh nguyên „ Do đờm trọc (sản vật bệnh lý do khí hư hoặc dương hư sinh ra). „ Do tình chí bị kích động gây khí uất. b/ Bệnh sinh Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt của một biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, Đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết. Hoặc tình chí bị kích động làm cho khí uất, cũng ảnh hưởng đến sự vận hành của Huyết. Mà huyết dịch là cơ sở cho hoạt động của thần chí. Khi huyết dịch vận hành bị uất trệ, ngưng tụ sẽ sinh ra chứng đau, tức, dấu ứ huyết. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực. „ Đau vùng trước ngực, Đau cấp ở tim. Bức rức, nặng mỏi, tê buốt ở chi. Tiểu đậm màu. Lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sáp. „ Nếu nặng hơn: Tay chân lạnh. Vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực, nghẹt thở. d/ Bệnh chứng YHHĐ thường gặp „ Cơn đau thắt ngực (ổn định hoặc không ổn định) „ Nhồi máu cơ tim, thuyên tắc động mạch phổi, bóc tách động mạch chủ: đây là những bệnh cảnh rất nặng của Tâm huyết uất trệ. e/ Pháp trị „ Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, chỉ thống. „ Thông dương hóa ứ. „ Nếu nặng: Hồi dương, cứu nghịch, ích khí, sinh mạch. Nhìn chung, cho đến hiện nay, điều trị Đông y chủ yếu giải quyết những trường hợp nhẹ của Tâm huyết uất trệ (cơn đau thắt ngực). Những trường hợp nặng (nhồi máu cơ tim, thuyên tắc động mạch phổi, bóc tách động mạch chủ) phải được theo dõi và điều trị kết hợp Đông Tây Y. Do đây là biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng, do là bệnh cảnh lâm sàng cấp tính và nguy hiểm, nên pháp trị cơ bản là giải quyết triệu chứng, “bỏ gốc lấy ngọn” mà chữa. „ Công thức huyệt sử dụng Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Đản Trung Hội của khí, Mộ của Tâm bào A thị huyệt Hành khí Tâm Du Du huyệt của Tâm Hoạt huyết Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Giảm đau Nội quan Giao hội huyệt của Tâm bào và Mạch Aâm duy⇒Đặc hiệu vùng ngực Chữa chứng hồi hộp, đau ngực gây khó thở, ngăn ngực C. ĐÀM HỎA NHIỄU TÂM - ĐÀM MÊ TÂM KHIẾU a/ Bệnh nguyên „ Do nội thương thất tình làm nhiễu loạn thần minh. „ Do bệnh nhiệt lại uống thuốc nhiệt. b/ Bệnh sinh „ Nội thương thất tình làm cho tinh thần bị kích động, khí uất kết lại sản sinh ra thấp, thấp hóa đàm trọc uất lại bên trong làm nhiễu loạn thần minh, thần minh bị che lấp lúc tỉnh lúc mê, khóc cười thất thường hoặc thần chí hôn mê, không hay biết gì cả. „ Hoặc do bệnh đã nhiệt lại dùng thuốc nhiệt làm hóa hỏa, ảnh hưởng đến thần minh, phát cuồng phát điên. Mạch hồng thực hoặc trầm hoạt. Tùy thuộc vào cách thức của Đàm trọc hoặc tích nhiệt hóa hỏa thương Tâm, mà sẽ có bệnh biến Đàm hỏa nhiễu Tâm hoặc Đàm mê tâm khiếu. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Đàm hỏa nhiễu Tâm „ Vật vã, mất ngủ. Miệng đắng, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dầy. Dễ kinh sợ. „ Cười nói huyên thuyên. Thao cuồng, đánh mắng người. Mạch hoạt, hữu lực. „ Đàm mê tâm khiếu „ Tinh thần đần độn. Cười nói một mình. Đột nhiên ngã lăn. Đờm khò khè. „ Rêu trắng dày. Mạch huyền hoạt. d/ Bệnh chứng Tây Y thường gặp „ Tâm thần phân liệt thể hưng phấn „ Hưng trầm cảm (giai đoạn hưng cảm). „ Cơn động kinh „ Biến chứng rối lọan tâm thần do dùng thuốc e/ Pháp trị „ Thanh Tâm tả hỏa trừ đàm khai khiếu. „ Trừ đờm khai khiếu. „ Công thức huyệt sử dụng f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Đàm mê tâm khiếu Điều trị Đàm mê Tâm khiếu / động kinh (trong cơn): Ngoài những biện pháp sơ cứu thông thường trong cơn động kinh (phòng tránh chấn thương đầu, cắn lưỡi, suy hô hấp), có thể sử dụng công thức huyệt sau: Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Bách hội Tứ thần thông Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thần đình (Hội của Đốc với Túc Thái dương và Dương minh) Thanh thần chí tiết nhiệt Nhân trung Hội của Mạch Đốc với các kinh Dương minh ờ tay. Đặc hiệu cấp cứu ngất, hôn mê, trúng phong Thập tuyên Kết hợp với Nhân trung cấp cứu ngất, hôn mê Hạ sốt. Phối hợp trong chữa chứng trúng phong Điều trị Đàm mê Tâm khiếu /động kinh (ngoài cơn): Cần chú ý vấn đề trừ đàm: Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Bách hội Tứ thần thông Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thanh thần chí tiết nhiệt Thần Môn Nguyên huyệt/Tâm Chi chính Lạc huyệt/ Tiểu trường Bổ Tâm an thần định chí Phong Long Lạc huyệt của Vị Đặc hiệu trừ đờm Khí hải Bể của Khí Bổ Khí của Tỳ Vị ⇒ Kiện Tỳ để trừ đàm Điều trị Đàm mê Tâm khiếu/ các bệnh rối loạn tâm thần: Trong điều trị, có thể sử dụng công thức huyệt sau, phối hợp với liệu pháp tâm lý: Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Bách hội Tứ thần thông Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thanh thần chí tiết nhiệt Thần Môn Nguyên huyệt/Tâm Chi chính Lạc huyệt/ Tiểu trường Tâm du, Thần đường (phối Trung phủ trị cười một mình – Tư Sinh) Bổ Tâm an thần định chí Phong Long Lạc huyệt của Vị Đặc hiệu trừ đờm Khí hải Bể của Khí Bổ Khí của Tỳ Vị ⇒ Kiện Tỳ để trừ đàm Điều trị Đàm hỏa nhiễu Tâm /các bệnh rối loạn tâm thần do dùng thuốc (thường gặp khi sử dụng các dược phẩm có chứa chlorpheniramine): Trong thực tế điều trị, do bệnh nhân đang trong giai đọan kích thích và bệnh sẽ khỏi nhanh sau khi ngưng thuốc nên rất khó ứng dụng châm cứu. Theo lý thuyết, có thể sử dụng công thức huyệt sau: Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Bách hội Tứ thần thông Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thanh thần chí tiết nhiệt Ấn đường Huyệt ngoài đường kinh ⇒ theo kinh nghiệm Định thần chí, đuổi phong nhiệt Thần Môn Du thổ huyệt/Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Tâm du Định Tâm an thần Khúc trì Hợp cốc Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt Hạ sốt D. TÂM ÂM HƯ a/ Bệnh nguyên „ Do mắc những bệnh có tính Nhiệt lâu ngày tổn hại đến Tâm Âm. „ Do nội nhân: tổn thương tâm lý, ngũ chí hóa hoả, hỏa nhiệt thương âm b/ Bệnh sinh „ Tâm âm hư tổn, làm ảnh hưởng đến huyết và tân dịch. Aâm hư sinh nội nhiệt, càng làm cho tân dịch khô cạn và chân âm hao tổn sinh ra chứng ngũ tâm phiền nhiệt, sốt nhẹ, vã mồ hôi v.v... „ Tâm âm càng hư, hư hỏa càng bốc lên gọi là Tâm hỏa thượng cang. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Chung: Cảm giác nóng trong người. Sốt về chiều và về đêm. Cơn nóng phừng ở mặt, ở ngực. Mặt đỏ. Tay chân nóng. Ra mồ hôi tay chân. „ Đặc hiệu: Biểu hiện chủ yếu là Tâm quý , chính xung : Đau vùng ngực, vùng ngực khó chịu, hồi hộp, trống ngực. Mất ngủ hay mê, hay mộng mị nói mơ, hay quên. Bức rức, họng khô, lưỡi khô ráo, Ngũ tâm phiền nhiệt. Tiểu đỏ, ít. Mồ hôi trộm. Mạch tế sác, vô lực. d/ Bệnh lý Tây Y thường gặp „ Rối loạn thần kinh chức năng. „ Rối loạn thần kinh tim. „ Rối loạn thần kinh thực vật sau viêm nhiễm kéo dài. „ Tâm căn suy nhược. Hội chứng suy nhược mạn e/ Pháp trị „ Tư dưỡng Tâm âm, an thần. „ Tư âm giáng hỏa, tiềm dương an thần. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm âm hư Điều trị Tâm âm hư/ rối lọan thần kinh tim: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Điều trị Tâm âm hư/ Tâm căn suy nhược hoặc rối loạn thần kinh thực vật sau viêm nhiễm : Trong những trường hợp có kèm những triệu chứng của Tâm hỏa thượng cang, có thể sử dụng công thức huyệt sau, phối hợp với liệu pháp tâm lý: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Bách hội Tứ thần thông Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thanh thần chí tiết nhiệt Ấn đường Huyệt ngoài đường kinh ⇒ theo kinh Định thần chí, đuổi phong nghiệm nhiệt Phong trì Huyệt đặc hiệu khu phong vùng đầu mặt Hoa mắt, chóng mặt Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần E. TÂM HUYẾT HƯ a/ Bệnh nguyên „ Do mắc bệnh có tính nhiệt lâu ngày làm hao tổn huyết dịch. „ Do âm hư. „ Do sự sinh ra Huyết giảm sút. „ Do chấn thương mất máu nhiều. „ Phụ nữ sau sinh mất máu. b/ Bệnh sinh „ Tâm chủ huyết mạch, chức năng quân Hỏa, các bệnh có tính nhiệt lâu ngày hoặc các bệnh cảnh khác làm cho âm hư sản sinh ra nội nhiệt. Nhiệt tích lại hóa Hỏa càng thiêu đốt huyết dịch làm tổn hại Tâm huyết. „ Hoặc do sự sinh ra huyết giảm sút vì nuôi dưỡng thiếu, hoặc Vị âm hư không cung cấp thủy cốc đủ để tạo huyết. „ Hoặc do chấn thương mất mát quá nhiều, hoặc phụ nữ sau sinh mất máu, làm cho Tâm không làm chủ được huyết dịch để nuôi dưỡng và giúp cho cơ thể hoạt động. „ Tâm huyết hư sinh ra mất ngủ, hay quên, hồi hộp trống ngực, đễ kinh sợ. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Sắc mặt xanh, môi nhợt nhạt. Hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã. Hoa mắt, chóng mặt. „ Mất ngủ, hay quên. Đánh trống ngực „ Lưỡi nhợt bệu. Mạch sác vô lực. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp. „ Tâm căn suy nhược, suy nhược mạn. „ Thiếu máu. „ Suy nhược cơ thể „ Suy tim. e/ Pháp trị „ Dưỡng tâm huyết, an thần. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm huyết hư Điều trị Tâm huyết hư/ Tâm căn suy nhược: Có thể sử dụng công thức huyệt sau, phối hợp với liệu pháp tâm lý: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Cách du Hội của huyết Dưỡng huyết Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Điều trị Tâm huyết hư/ Thiếu máu: Trong bệnh cảnh này, những biểu hiện của thiếu máu nhiều ở hệ tim mạch (trống ngực, hồi hộp) hơn hệ thần kinh (hoamắt, chóng mặt) Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Cách du Hội của huyết Dưỡng huyết Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Tỳ du Du huyệt/ Tỳ Vị du Du huyệt/ Vị Kiện Tỳ – Sinh huyết Điều trị Tâm huyết hư/ Suy tim: Trong bệnh cảnh này, cần chú ý thêm tạng Phế (do rối loạn của Huyết có ảnh hưởng đến Khí) Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Phế du Du huyệt của Phế Trung phủ Mộ huyệt của Phế Chữa mệt mỏi, khó thở F. TÂM KHÍ HƯ a/ Bệnh nguyên „ Do bệnh lâu ngày ở Tâm. „ Do Tâm âm hư dẫn đến Tâm khí hư. „ Người già, lão suy, khí toàn thân hư yếu ảnh hưởng đến Tâm khí. b/ Bệnh sinh „ Khí hư có đặc điểm: trống ngực, thở ngắn, tự ra mồ hôi, hoạt động lao động bệnh tăng lên. „ Tâm khí hư sinh ra chứng sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, lưỡi nhợt mềm bệu, mạch hư vô lực. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Nặng vùng trước tim, mất ngủ; hay sợ hãi. Hôøi hộp, vận động nhiều trống ngực càng nhiều hơn. Thở ngắn, thiếu hơi. Tự hãn. Mệt mỏi mất ngủ. „ Cảm giác nóng, sợ lạnh, khát. Da tái xanh, gò má đỏ. „ Lưỡi nhạt, mềm bệu, rêu trắng. Mạch tế vô lực. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp „ Huyết áp thấp „ Suy tim, hen phế quản mạn. „ Thiếu máu cơ tim (mạn) „ Loạn nhịp tim. e/ Pháp trị „ Bổ ích Tâm khí f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm khí hư Điều trị Tâm khí hư/ Suy tim – Huyết áp thấp: Trong bệnh cảnh này, cần chú ý thêm tạng Phế (do rối loạn của Huyết có ảnh hưởng đến Khí) Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào Chữa hồi hộp, trống ngực Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Phế du Du huyệt của Phế Trung phủ Mộ huyệt của Phế Chữa mệt mỏi, khó thở Điều trị Tâm khí hư/ Hen phế quản mạn: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào; Hội của Khí Chữa hồi hộp, trống ngực Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Phế du Du huyệt của Phế Trung phủ Mộ huyệt của Phế Chữa mệt mỏi, khó thở Suyễn tức Huyệt ngoài kinh Đặc hiệu trị hen phế quản G. TÂM DƯƠNG HƯ a/ Bệnh nguyên „ Do bệnh lâu ngày ở Tâm, Tâm âm hư dẫn đến Tâm dương hư. „ Do khí toàn thân hư yếu làm cho Tâm khí hư. b/ Bệnh sinh „ Tâm dương là công năng hoạt động; khi công năng này bị rối loạn gây nên hồi hộp, đau vùng tim, hôn mê. „ Tâm dương còn có khả năng tuyên thông ở phần dương ở ngoài vệ. Tâm dương hư dẫn đến sợ lạnh, tay chân quyết lãnh. c/ Triệu chứng lâm sàng Tâm dương hư „ Sợ lạnh, thích uống nước ấm. „ Đau bụng, tiêu chảy. Nước tiểu trong. Tự hãn. Tay chân lạnh, „ Phù nề. Đau vùng ngực, hồi hộp. Lưỡi nhạt, tím xám. Mạch vô lực. Nếu nặng hơn, Tâm dương hư thoát sẽ có thêm có chứng „ Ra mồ hôi không ngừng. Chân tay quyết lạnh. „ Môi xanh tím. Thở nhỏ yếu. Lưỡi tím xám. „ Mạch nhỏ, hư muốn tuyệt. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp „ Suy tim mạn, bệnh cơ tim thiếu máu „ Suy hô hấp mạn „ Huyết áp thấp „ Choáng. (bệnh cảnh nặng của Tâm dương hư ⇒ Tâm dương hư thoát) e/ Pháp trị „ Ôn thông Tâm dương (Tâm dương hư) „ Hồi dương cứu nghịch (Tâm dương hư thoát). f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm dương hư Những công thức huyệt dùng điều trị những bệnh cảnh Tây Y khác nhau của Tâm dương hư cũng tương tự như trường hợp Tâm khí hư. Sự khác biệt chủ yếu ở kỹ thuật sử dụng. (châm kết hợp với cứu ấm). Điều trị Tâm dương hư thoát/ Choáng: Trong bệnh cảnh này, công thức huyệt giống như trường hợp Hồi dương cứu nghịch Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Thần khuyết Kinh nghiệm phối Bá Hội, Quan nguyên trị hư thoát Trị thoát chứng, Khí hải Bể của Khí chân dương hư Quan nguyên Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, Bổ khí hồi dương Chữa chứng Thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của Trúng phong Dũng tuyền Tĩnh Mộc huyệt/ Thận ⇒Bổ mẫu⇒Bổ Thận hỏa Ôn-Bổ⇒Khai khiếu định thần, giải quyết nghịch Mệnh môn Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa Bồi nguyên-Bổ Thận H. TÂM THẬN BẤT GIAO a/ Bệnh nguyên „ Bị bệnh nhiệt lâu ngày làm cho Tâm âm hư. „ Bệnh cảnh Tâm hư trên nền tảng đã có Thận âm hư. b/ Bệnh sinh Tạng Tâm thuộc dương , chủ về Hỏa , tàng chứa Thần và vị trí ở Thượng Tiêu. Tạng Thận thuộc âm, chủ về Thủy tàng chứa Tinh , và vị trí ở Hạ Tiêu. Ở tình huống bình thường, Tâm hỏa giao xuống có thể giúp cho chân dương ở trong Thận khiến cho âm thủy có thể hóa sinh, Thận thủy giúp đỡ lên trên làm dịu cho Tâm hỏa, Tâm với Thận , âm và dương chế ước lẫn nhau, cùng nhau tồn tại, thăng giáng nhịp nhàng gọi là Thủy Hỏa ký tế, Thủy Hỏa giao hòa nhau, giúp cơ thể ấm áp ở hạ tiêu, mát mẻ ở thượng tiêu. Nếu hai tạng này mất quân bình đưa đến sự mất điều hòa thủy Hỏa trong cơ thể gọi Thủy Hỏa vị tế. Khi Tâm Hỏa bị khuấy động do Tâm âm hư hoặc Tâm huyết hư. Hư hỏa bốc lên, trong khi đó vì cơ địa có âm hư sẵn, hoặc Thận âm hư, không đủ sức làm chủ thủy dịch, không kiềm giữ được Hỏa, sinh ra chứng thượng tiêu thì nóng, bốc hỏa; Hạ tiêu và 2 chân thì lạnh. Hỏa đi đằng Hỏa, Thủy đi đằng Thủy sinh ra bệnh chứng Tâm Thận không giao nhau biểu hiện : Hồi hộp, hay mê, dễ kinh sợ, tai ù, tai điếc, miệng lưỡi mọc mụn, mõi lưng, mềm gối, di tinh, bạch trọc ..v..v.. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, hồi hộp. Bức rức, mất trí nhớ. Ù tai, hoa mắt. Cảm giác nóng ở cổ và khô họng, bốc nóng ở mặt. „ Nước tiểu sậm màu, lượng ít. Đạo hãn, triều nhiệt, di tinh. „ Đau nhức toàn thân, lưng gối mỏi. Tiểu ngắn đỏ. Mạch tế sác. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp „ Rối loạn thần kinh chức năng. „ Suy nhược sinh dục „ Tâm căn suy nhược. „ Tăng huyết áp. „ Suy nhược mạn e/ Pháp trị „ Tư âm bổ thận an thần định chí. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm Thận bất giao Điều trị Tâm Thận bất giao/ Suy nhược sinh dục: Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Thận du Du huyệt của Thận ở lưng Thái khê - Phi dương Ích Thủy Tráng Hỏa Kèm chữa chứng đau lưng Phục lưu Kinh Kim huyệt/ Thận⇒Bổ mẫu⇒Bổ Thận Thủy Bổ Thận âm⇒chữa chứng đạo hãn Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm/ chân Tư âm Can du Du huyệt của Can ở lưng Thái xung - Quang minh Bổ Can Âm (huyết) Thần môn Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử ⇒Tả Tâm hỏa Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm nhiệt Đại chung Lạc huyệt/ Thận Bổ Thận, đặc biệt giúp chữa đau lưng Tuyệt cốt Hội huyệt/ Tủy Bổ Tủy sinh tinh Trung cực Hội của Tam Âm và Mạch Nhâm Khúc cốt – Quan nguyên Giải quyết triệu chứng Điều trị Tâm Thận bất giao/ Tâm căn suy nhược – Rối lọan thần kinh chức năng – Tăng huyết áp Tên huyệt Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị Thận du Du huyệt của Thận ở lưng Thái khê – Phi dương Ích Thủy Tráng Hỏa Kèm chữa chứng đau lưng Phục lưu Kinh Kim huyệt/ Thận⇒Bổ mẫu⇒Bổ Thận Thủy Bổ Thận âm⇒chữa chứng đạo hãn Tam âm giao Giao hội huyệt của 3 kinh âm/ chân Tư âm Can du Du huyệt của Can ở lưng Thái xung - Quang minh Bổ Can Âm (huyết) Thái xung Du Thổ huyệt/ Can⇒Tả tử ⇒Tả Can hỏa Thanh Can Hỏa, chữa chứng đầu choáng mắt hoa Thần Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả Thanh Tâm Hỏa, Tả môn tử⇒Tả Tâm hỏa Tâm nhiệt. Bá hội A thị Hội của Đốc mạch và 6 dương kinh Thanh thần chí, tiết nhiệt I. TÂM TỲ HƯ a/ Bệnh nguyên „ Dinh dưỡng kém, không cung cấp đủ thủy cốc để tạo ra tinh huyết. „ Phụ nữ sau khi sinh mất máu, hoặc chấn thương mất máu nhiều làm cho huyết hư. „ Hoặc do chính Tỳ hư không tạo được đủ Tinh huyết làm Tâm huyết hư càng hại Tỳ hư. „ Thất tình (ưu tư, suy nghĩ nhiều). b/ Bệnh sinh „ Chứng Tâm Tỳ hư nguyên nhân có thể từ Tâm hư ảnh hưởng đến Tỳ theo tương sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ). Nên sau khi mắc những bệnh nặng ảnh hưởng đến Tâm huyết, làm cho Tâm chủ hư suy không giúp đỡ được cho công năng của Tỳ Thổ làm cho Tỳ Thổ cũng hư suy sinh ra chứng trạng ăn kém, ngủ ít, sụt cân... „ Hoặc dinh dưỡng kém, hoặc mất mát do chấn thương, tinh trấp tạo ra cũng kém không đủ bù đắp để sinh ra huyết Tỳ hư dẫn đến Tâm suy và ảnh hưởng qua lại, tổn thương trực tiếp đến Tâm chủ làm xuất hiện trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, hay mê v.v... c/ Triệu chứng lâm sàng „ Trống ngực. Hồi hộp. Ngủ ít. Hay mê. Hay quên. „ Mệt mỏi. Ăn kém, bụng đầy. ± Đại tiện lỏng. „ Lưỡi nhạt bệu. Mạch tế nhược. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp „ Suy nhược cơ thể. „ Thiếu máu. „ Tâm căn suy nhược „ Xơ cứng động mạch. „ Tăng huyết áp. e/ Pháp trị „ Bổ ích Tâm Tỳ. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm Tỳ hư Điều trị Tâm Tỳ hư/ Thiếu máu – Suy nhược cơ thể Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Cách du Hội của huyết Dưỡng huyết Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Tỳ du Du huyệt/ Tỳ Vị du Du huyệt/ Vị Kiện Tỳ – Sinh huyết Điều trị Tâm Tỳ hư/ Xơ vữa mạch máu: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Tỳ du Bối du huyệt của Tỳ Kiện Tỳ dưỡng huyết Cách du Hội huyệt của huyết Bổ huyết Thái bạch Nguyên huyệt của Tỳ Kiện Tỳ Vị Phong long Huyệt lạc của Vị Khí hải Bể của Khí Kiện Tỳ khí Phối Phong long để trừ Đàm J. TÂM PHẾ KHÍ HƯ a/ Bệnh nguyên „ Chứng âm hư hỏa vượng, nội hỏa sinh ra, làm tổn hao huyết dịch, hư hỏa càng bốc. Tổn hại Tâm Hỏa, hại đến Phế kim. „ Bệnh lý tích nhiệt đến mùa thu mới phát bệnh. b/ Bệnh sinh Phế âm chủ Khí, Tâm chủ Huyết. Tâm và Phế phối hợp làm khí huyết vận hành duy trì các hoạt đôäng của cơ thể. Khí thuộc dương, Huyết thuộc âm. Khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo khí. Nếu khí không thúc đẩy huyết thì huyết sẽ ngưng gây ứ huyết. Nếu không có huyết thì khí mất chỗ dựa phân tán đi mà không thu lại được. Trên lâm sàng thấy xuất hiện „ Tâm khí không đầy đủ gây huyết ứ làm trở ngại đến Phế mạch, làm Phế khí không tuyên giáng gây chứng háo suyễn. „ Tâm chủ về Hỏa, Tâm hỏa vượng lên ảnh hưởng đến Phế âm một mặt xuất hiện các chứng Tâm phiền, mất ngủ. Mặt khác xuất hiện các chứng ho, ho ra máu. „ Phế khí hư nhược, tông khí trong Tâm mạch không đầy đủ gây ra Tâm Phế đều hư, Tâm khí không đầy đủ, không thúc đẩy Tâm huyết làm đau vùng ngực. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Toàn thân mệt mỏi, dã dượi. Đau vùng ngực. Khó thở, hoặc thở nông, nhanh. Tay chân lạnh. „ Ho thiếu hơi. Tự hãn. Da trắng bệch. Tiểu ít. Hồi hộp, trống ngực. Mạch hư, tế. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp „ Tâm phế mãn. „ Hen tim. „ Xơ cứng động mạch. e/ Pháp trị „ Ích khí dưỡng âm „ Bổ ích Tâm Phế. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tâm Phế khí hư Điều trị Tâm Phế khí hư/ Suy hô hấp mạn – Hen tim: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Tâm du Bối du huyệt của Tâm Dưỡng Tâm an thần Quyết âm du Du huyệt của Tâm bào Bổ Tâm âm Đản trung Mộ huyệt của Tâm bào; Hội của Khí Chữa hồi hộp, trống ngực Cự Khuyết Mộ huyệt của Tâm Chữa hồi hộp, trống ngực Tam âm giao Hội huyệt của 3 kinh âm Tư âm thanh nhiệt Nội quan Lạc huyệt của Tâm bào Định Tâm Thần Môn Du thổ huyệt/ Tâm⇒ Tả Tâm hỏa Định tâm an thần Phế du Du huyệt của Phế Trung phủ Mộ huyệt của Phế Chữa mệt mỏi, khó thở Quan nguyên Hội huyệt của 3 kinh túc tam âm Bổ nguyên khí Khí hải Bể của khí Bổ khí Thái uyên Nguyên huyệt của Phế Thiên lịch Lạc của Đại trường Bổ Phế K. TIỂU TRƯỜNG HƯ HÀN a/ Bệnh nguyên „ Do dương khí cơ thể suy kém, nội hàn được sinh ra. „ Do Tỳ khí cơ thể suy yếu sẵn làm ảnh hưởng đến Tiểu trường. b/ Bệnh sinh „ Khi dương khí suy kém, nội hàn được sinh ra, hàn tà lâu ngày làm tổn thương Tiểu trường, làm hỏa của Tiểu trường sẽ mất và ảnh hưởng đến chức năng phân biệt thanh trọc. „ Hoặc Tỳ khí hư, chức năng vận hóa mất không còn sinh hóa được thủy cốc thành ra chất tinh ba. Thủy cốc ứ trệ lại làm ảnh hưởng đến chức năng của Tiểu trường sinh ra sôi ruột tiêu chảy. c/ Triệu chứng lâm sàng „ Đau bụng âm ỉ, thích xoa nắn, sôi ruột tiêu chảy. „ Tiểu nhiều lần, trong dài. Tay chân mệt mỏi, lạnh, không có sức. „ Trời lạnh, ăn đồ sống lạnh bệnh càng tăng. Đại tiện lỏng, phân sống. „ Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng. Mạch tế nhược. d/ Bệnh cảnh Tây Y thường gặp „ Viêm đại tràng mạn. „ Rối loạn hấp thu. e/ Pháp trị „ Ôn trung kiện Tỳ chỉ tả. f/ Công thức huyệt điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Tiểu trường hư hàn Điều trị Tiểu trường hư hàn/ Viêm đại tràng mạn – Rối loạn hấp thu: Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Trung quản Mộ huyệt của Vị Kiện Tỳ Vị Tỳ du Bối du huyệt của Tỳ Kiện Tỳ Túc tam lý Hợp huyệt của Vị Điều trung khí Thiên xu Mộ của Đại trường hoặc huyệt tại chỗ Chỉ tả Khí hải Bể của khí hoăc huyệt tại chỗ Ôn trung - trợ dương Quan nguyên Giao hội của túc tam âm. Mộ của Tiểu trường Ôn bổ Thận dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Môn Đông Y. Trường Đại Học Y khoa Hà Nội. Bài giảng Đông y tập II. Nhà xuất bản Y học. 1979. 2. Trần Khiết. YHCT-Lý Pháp Phương Dược. Trung Tâm Đào tạo và Nghiên cứu YHCTDT. Tài liệu nội bộ. 1990. 3. Bùi chí Hiếu, Trần Khiết. Danh từ YHCT. Nhà xuất bản Đồng nai.1989. 4. Viện Đông Y. Châm cứu học. Nhà XBYH. 1984. 5. Phan Quan Chí Hiếu. Châm cứu học I. Nhà XBYH. 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_dieu_tri_bang_cham_cuu_benh_chung_tang_tam.pdf
Tài liệu liên quan