6.4. Chà bông cá tra
6.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
a) Nguyên liệu
- Cá tra fillet
- Đường, muối, bột ngọt, tiêu
- Chà bông cá lóc
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Tô, chén
- Muỗng, đũa
- Bếp, nồi, chảo
- Cối, chày
239 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giảng dạy công nghệ chế biến thủy hải sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Sau khi gài nén xong, thêm nước bổi vào ngập mắm, nước bổi có thể là
nước muối hoặc nước máu cá từ khâu muối cá được lọc sạch và nấu sôi, một số nơi còn
sử dụng nước của mẻ mắm đã chín (mắm cái) cho vào tạo hương vị cho mắm mới.
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
189
Bảo quản, chờ chín
Thời gian để mắm chín tới tự nhiên là khoảng 2 tháng, khi chín mắm thường có
các biểu hiện như: nước có màu sậm hơn, không có hiện tượng sủi bọt nữa, có mùi
thơm rất đặc trưng.
Chao đường
Mục đích của chao đường nhằm làm giảm độ mặn của mắm, bảo quản mắm
không bị khô, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
Đường sử dụng để chao cho mắm thường là: đường thốt lốt và đường cát.
Trước khi chao đường người ta tiến hành thắng đường, màu của dung dịch
đường khi thắng tuỳ thuộc vào sản phẩm. Thông thường tỷ lệ phối trộn giữa đường và
gia vị khi thắng là: 10kg đường thốt lốt : 1 lít nước : 1 lít nước mắm phú quốc : 5g phẩm
màu : 5g chất chống mốc.
Mắm được lấy ra khỏi lu để cho ráo nước rồi mới tiến hành chao đường. Đối với
mắm có kích thước lớn thì nhúng từng con vào thau đường đã thắng sau đó sắp xếp
ngay ngắn lại vào trong dụng cụ chứa. Đối với mắm có kích thước nhỏ thì múc đường
đổ vào thau đựng mắm trộn đều rồi đổ vào dụng cụ chứa. Sau đó đổ thêm nước đường
đến khi ngập con mắm.
Thành phẩm
Mắm sau khi chao đường khoảng 1 tháng thì có thể dùng được, ta có sản phẩm
mắm hoàn chỉnh.
Bảng 7.14: Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm mắm cá lóc
Màu sắc Vàng sậm hay nâu đỏ
Mùi Thơm ngon đặc trưng, không có mùi tanh của cá
Vị Mặn dịu, hài hòa với vị ngọt của thịt cá, của đường
Cấu trúc Cá vẫn còn giữ nguyên hình dạng, thịt mềm nhưng không nhũng
“Nguồn: Nguyễn Hữu Thanh, 2002”
Bảng 7.15: Chỉ tiêu hóa học của sản phẩm mắm cá lóc
(Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mắm cá lóc của cơ sở Mắm KIM HOA.
Địa chỉ 18 Nguyễn trường Tộ, Châu Đốc - An Giang)
Chỉ tiêu kiểm nghiệm Kết quả
Protein thô (%) 17,38
NaCl (%) 7,45
Tro (%) 0,058
“Nguồn: Nguyễn Hữu Thanh, 2002”
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
190
Bảng 7.16: Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm mắm cá lóc
(Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Tỉnh An Giang)
Chỉ tiêu Giới hạn cho phép
Tổng số vi khuẩn hiếu khí (cfu/g) ≤ 106
Coliforms (cfu/g) ≤ 105
E.Coli (cfu/g) 0
Staphylococcus areus (cfu/g) 0
Nấm mốc (cfu/g) 0
“Nguồn: Nguyễn Hữu Thanh, 2002”
7.2.2.2. Mắm thái
Quy trình chế biến mắm thái gần giống với quy trình chế biến mắm nguyên con.
Chỉ khác là đối với mắm thái sau khi rửa và để ráo, có thêm giai đoạn xử lý rồi mới
thính, cá được lột da rồi thái sợi theo chiều dọc của miếng phi lê, chiều dày của sợi
khoảng 0,5 ÷ 0,6cm. Ở giai đoạn chao đường có phối hợp thêm đu đủ và một số gia vị
khác theo tỷ lệ 8kg đu đủ : 12kg mắm thái sợi : 100g tỏi, ớt.
Hình 7.8: Quy trình chế biến đu đủ mắm (làm mắm thái)
Đu đủ
Xử lý
Bào sợi
Muối
Rửa
Ép khô
Trộn đường + bảo quản
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
191
Nguyên liệu
Đu đủ để làm nguyên liệu cho mắm thái thường là đu đủ non, trái to.
Xử lý
Đu đủ được gọt sạch vỏ, bổ đôi theo chiều dọc, bỏ sạch hạt.
Bào sợi
Có 2 cách bào sợi:
+ Bào theo phương pháp thủ công (Bào bằng tay)
+ Bào bằng máy
Muối
Tỷ lệ muối và đu đủ hợp lý là 2 kg muối : 5 kg đu đủ. Một lớp đu đủ, một lớp
muối rồi trộn đều, cho vào dụng cụ chứa, trên cùng rải thêm một lớp muối dày, sau đó
gài nén và bảo quản. Thời gian bảo quản khoảng 5 ÷ 6 tháng, bảo quản nơi khô ráo,
thoáng mát.
Rửa
Khi đến mùa vụ mắm, đu đủ được vớt ra và đem rửa cho bớt mặn, có thể sử
dụng phèn chua để tăng độ dòn cho sản phẩm.
Ép khô
Đu đủ phải được ép đến thật khô, thường thì bao đu đủ trước khi ép 40kg
nhưng sau khi ép còn khoảng 7kg là được, sau đó khối đu đủ được đánh bung ra.
Trộn đường và bảo quản
Đu đủ cho vào thau rồi phối trộn theo tỷ lệ 7kg đu đủ : 10 ÷ 12kg đường cát
trắng, để khoảng 3 ÷ 5 giờ cho đu đủ hoàn toàn thấm đường. Giai đoạn này đu đủ có thể
sử dụng được ngay nhưng bảo quản càng lâu đu đủ càng ngon, sợi đu đủ càng dòn và
càng bóng.
7.2.2.3. Mắm trứng cá, mắm ruột cá
a) Quy trình chế biến
Tương tự như quy trình chế biến mắm nguyên con.
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
192
Hình 7.9: Quy trình chế biến mắm trứng cá, mắm ruột cá
b) Thuyết minh qui trình
- Nguyên liệu
+ Trứng cá: chọn trứng to, già, hạt trứng rõ nét.
+ Ruột cá: Sử dụng ruột cá lóc đen.
- Xử lý 1
+ Trứng cá được để vào thau nước, dùng mũi dao tách nhẹ màng mỡ bao bọc,
cạo bỏ nội tạng còn sót lại mà không làm bể trứng.
Nguyên liệu
Xử lý lần 1
Rửa, để ráo
Muối
Cho vào dụng cụ chứa
Gài nén
Rửa, xử lý lần 2, để ráo
Thính
Vào lu, gài nén
Bảo quản chờ chín
Chao đường
Thành phẩm
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
193
+ Ruột cá phải được ngâm với phèn cho tới khi hết nhớt, dùng mũi dao mổ
theo chiều dọc, sau đó cạo hết nhớt đến khi thấy trắng thì thôi.
- Muối nguyên liệu:
+ Trứng cá: 5kg trứng cá : 1kg muối
+ Ruột cá: 5kg ruột cá : 1,2 ÷ 1,5kg muối
- Gài nén:
Gài nén không quá chặt nếu không trứng dễ bị vỡ, thời gian 15 ÷ 20 ngày.
- Rửa, xử lý lần 2 và để ráo:
Nguyên liệu được mang ra rửa, trong công đoạn này thao tác phải rất cẩn thận.
+ Trứng cá: Dùng đầu kim để tách các mạch máu trên lớp bao quanh trứng và
phải tách hết màng mỡ ra khỏi trứng.
+ Ruột cá: phải rửa cho sạch nhớt.
Sau khi rửa sạch để cho thật ráo từ 1 ÷ 2 ngày rồi mới mang đi thính.
- Bảo quản, chờ chín
Thời gian bảo quản chờ chín của mắm ruột và mắm trứng khoảng 3 tháng.
- Thành phẩm
Chao đường xong bảo quản khoảng 1 tháng là có thành phẩm. Mắm trứng phải
có màu vàng sậm của trứng, trứng phải còn nguyên không bị bể nát. Mắm ruột phải có
màu nâu bóng, miếng mắm phải gọn gàng sạch sẽ.
7.2.3. Các biến đổi hóa sinh trong quá trình sản xuất mắm
Mẫu phân tích là cá lóc nguyên liệu, cá lóc muối 15 ngày, 30 ngày, sau thính 15
ngày, 30 ngày, 45 ngày, trước khi chao đường và thành phẩm.
Sự biến đổi hàm lượng muối
Hình 7.10: Sự biến đổi hàm lượng muối trong quá trình làm mắm cá lóc
(Nguyễn Hữu Thanh, 2002)
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
194
Sự biến đổi hàm lượng đạm
Hình 7.11: Sự biến đổi hàm lượng đạm trong quá trình làm mắm cá lóc
(Nguyễn Hữu Thanh, 2002)
Sự biến đổi hàm lượng đường
Hình 7.12: Sự biến đổi hàm lượng đường trong quá trình làm mắm cá lóc
(Nguyễn Hữu Thanh, 2002)
7.2.4. Những hư hỏng thường gặp trong quá trình sản xuất mắm
- Trong giai đoạn muối:
+ Lượng nước trong cá ngấm ra ít, thịt cá bị mềm, trên lớp mặt có giòi. Nguyên
nhân là do nồng độ muối thấp. Khắc phục hiện tượng này bằng cách cho thêm nước
muối mặn ngập nguyên liệu.
+ Nếu lượng muối quá nhiều làm cho cấu trúc mắm cứng, mặn, khắc phục
bằng cách chao đường lâu hơn và nhiều hơn.
- Trong giai đoạn bảo quản chờ chín, phát hiện mắm có giòi. Nguyên nhân là do
nước châm trên mặt không đủ ngập nguyên liệu. Khắc phục hiện tượng này bằng cách
đem mắm ra rửa sạch giòi, để ráo, lọc sạch nước bổi, nấu sôi và để nguội sau đó bổ sung
thêm nước bổi cho ngập cá, luôn giữ gìn vệ sinh cơ sở sản xuất, tránh để ruồi nhặng
phát triển và sinh sống trong khu vực sản xuất.
Chương 7: Chế biến nước mắm - mắm
195
- Mắm bị sinh hơi và bị mốc trắng bề mặt là do thắng đường không đúng kỹ
thuật, chao đường không đều, nước đường không ngập hoàn toàn lượng cá, trong trường
hợp này thường bỏ mắm.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu cơ chế của quá trình hình thành nước mắm và các nhân tố ảnh hưởng.
2. Nêu thành phần hóa học của nước mắm và sự hình thành chúng trong quá
trình chế biến.
3. Nêu quy trình sản xuất nước mắm cổ truyền.
4. Phân biệt và so sánh các phương pháp chế biến chượp.
5. Công đoạn nấu và hâm nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp nấu và hâm.
6. Phân biệt cách kéo rút nước mắm ở miền Bắc và miền Nam.
7. Nêu nguyên lý và quy trình sản xuất nước mắm bằng phương pháp hóa học.
Sử dụng enzyme nhân tạo trong chế biến nước mắm như thế nào? Có thể sử dụng các
phương pháp nào để hoàn thiện hương vị của nước mắm?
8. Phương pháp chế biến nước mắm cải tiến có đặc điểm gì khác so với phương
pháp cổ truyền?
9. Nêu các hiện tượng hư hỏng trong quá trình chế biến nước mắm.
10. Nêu quy trình chế biến mắm nguyên con.
11. Trong quá trình sản xuất mắm thường gặp những hiện tượng hư hỏng nào?
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
196
Chương 8
CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG TỪ
THỦY SẢN
8.1. HUN KHÓI THỦY SẢN
Đặc điểm của sản phẩm hun khói là bảo quản tốt vì khói hun có tác dụng chống
thối rữa và chống oxy hóa tốt, sản phẩm hun khói có màu sắc và mùi vị rất đặc biệt, mùi
thơm và màu vàng thẫm.
Dựa vào nhiệt độ hun có thể chia làm 2 phương pháp:
+ Hun lạnh: Nhiệt độ hun dưới 40oC
+ Hun nóng: Nhiệt độ hun trên 40oC
Trong hun nóng lại chia ra:
Hun ấm: Nhiệt độ hun từ 40 ÷ 70oC
Hun nóng: Nhiệt độ hun từ 80 ÷ 170oC
Thời gian hun nóng khoảng 5 giờ, sản phẩm còn nhiều nước 60 ÷ 70% và kết
cấu tổ chức mềm mại. Thời gian hun lạnh khoảng 5 ngày đêm, lượng nước còn lại 45 ÷
55%, sản phẩm chặt chẽ, khô cứng.
8.1.1. Nhiên liệu hun khói
8.1.1.1. Các loại nhiên liệu hun
Nhiên liệu hun thường dùng các loại gỗ, khi đốt sinh ra khói để hun và tỏa nhiệt.
- Không nên dùng gỗ có nhiều nhựa.
- Thường dùng các loại gỗ: sồi, dẻ, hồ đào, phong, trân bì, ổi, anh đào, du, bạch
dương, sơn mao cử, sâm, xích dương, ngoài ra còn dùng lõi ngô hay vỏ trấu để hun
nhưng hiệu quả kém.
- Khi hun để có được lượng khói cần thiết phải khống chế nhiên liệu trong điều
kiện cháy không hoàn toàn (thiếu oxy), thường dùng mùn cưa để khống chế.
8.1.1.2. Thành phần của khói hun
a) Thành phần của khói
Khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu oxy, sản vật của nó có thể chia làm 4 loại chính
là than tro, dầu nhựa gỗ, nước dấm gỗ và khí gỗ.
- Trong than tro chủ yếu là carbon và một số chất bay hơi do nó hấp phụ cùng
tồn tại.
- Dầu nhựa gỗ là do những giọt nhỏ không có tính bay hơi ở trạng thái sương mù
và những chất có tính bay hơi không hòa tan trong nước dấm gỗ tạo thành.
- Trong nước dấm gỗ có những chất bay hơi tan trong nước và những chất có
tính tan trong acid acetic, methanol.
- Khí gỗ là thể khí còn tồn tại không ngưng tụ khi qua bình ngưng trong lúc đốt
gỗ.
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
197
Số lượng của những chất trên phụ thuộc vào loại gỗ và phương pháp đốt gỗ.
Trong điều kiện bình thường, đốt các loại gỗ lá rộng ở 300 ÷ 400oC thì tỷ lệ của chúng
như sau: than tro 38%, dầu nhựa gỗ 9%, nước dấm gỗ 33%, khí gỗ 20%.
Thành phần của khí gỗ
- Khi nhiệt độ đốt là 160 ÷ 190oC thì bắt đầu sinh ra CO2 và một ít CO.
- Khi ở 220oC thì lượng CO tăng lên bằng với lượng CO2 và một ít CH4.
- Khi ở 360 ÷ 432oC, lượng CO và CO2 giảm dần và sinh ra hydro, acetylen,
etylen, pentanon và butan.
Thành phần của nước dấm gỗ
- Loại acid: formic, acetic, propionic, butyric, valeric, penlargomic, capric,
crontonic, acrylic, hydroxyoctanic,
- Loại rượu: metanol, allylalcol, methylallylalcol.
- Loại ester: methylat methyl, methylat formyl.
- Loại aldehyde và các dẫn xuất của nó: formaldehyde, furfuran formaldehyde,
acetaldehyde, dimethyl acetaldehyde, dimethyl furfuran formaldehyde,
- Loại ceton: aceton, pentanon, deceton butan, methyl aceton, ceto butan,
- Loại gốc muối: amoniac, piridin và dẫn xuất của nó.
- Hydrocarbon: toluen, xylen, cumol và các hợp chất của loại benzen.
- Loại furan: α-α’ dimethyl tetra hydro furan, α-methyl α-ethyl dihydrofuran,
Thành phần của dầu nhựa gỗ
- Loại acid: acid lignoxeric,...
- Loại ester: methyl acetat, methyl propionat, methyl butyrat, methyl valerat,
- Loại aldehyde: propylaldehyde, valeraldehyde,
- Loại gốc muối: piridin, dimethyl piridin.
- Loại furan: methyl furan, dimethyl furan, trimethyl furan.
- Loại phenol: hydroxy benzen, m-cresol, p-cresol, o-cresol, 1,5,4-trimethyl
benzen, guaialcol, 1,3,4-trimethyl guaialcol, methyl pyrogalcol, ethyl pyrogalcol, propyl
pyrogalcol, dimethyl ether.
b) Nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của khói
Nhân tố ảnh hưởng đến thành phần của khói hun là: loại gỗ, nhiệt độ đốt, mức
độ thông gió, độ ẩm của nhiên liệu, Trong đó, quan trọng hơn cả là nhiệt độ đốt và độ
ẩm của nhiên liệu.
Nhiệt độ đốt
Khi hun, nhiệt độ đốt ở 300oC, lượng acid, formaldehyde, loại phenol trong khói
đều cao hơn khi đốt ở nhiệt độ 400oC. Khi nhiệt độ trên 400oC, không những chỉ các
thành phần đó giảm xuống mà còn sinh ra các hợp chất cao phân tử có nhiều mạch vòng
làm cho sản phẩm có vị đắng và một số chất độc như pyridin, terpen, benzpyren,
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
198
Hình 8.1: Quan hệ giữa nhiệt độ đốt với sự hình thành
của lượng chất hữu cơ có tính bay hơi
(Nguyễn Trọng Cẩn, 2010)
Độ ẩm của nhiên liệu
Độ ẩm của nhiên liệu cao, khi đốt cháy trong khói sẽ có nhiều bụi khói, hạt tro
tàn và acid làm cho màu sắc và mùi vị của sản phẩm kém đi. Độ ẩm của nhiên liệu lớn,
lượng nhiệt tỏa ra bé sẽ kéo dài thời gian hun. Nhưng nếu độ ẩm quá thấp, khi đốt sẽ
cháy mạnh, tỏa ít khói, nhiệt độ cao, sẽ sinh ra những thành phần không có lợi. Theo
kinh nghiệm thì dùng loại mùn cưa hoặc gỗ có độ ẩm khoảng 25 ÷ 30% là tốt.
8.1.2. Tác dụng của khói hun tới sản phẩm
8.1.2.1. Sự lắng đọng và thẩm thấu của khói hun
a) Sự lắng đọng của khói hun lên mặt sản phẩm
- Khi đốt củi, khói bay lên và bám vào sản phẩm. Lượng khói bám vào sản phẩm
nhiều hay ít có liên quan với kết quả của hun khói.
- Nhân tố ảnh hưởng:
+ Tính chất mặt ngoài của sản phẩm (nhẵn, nhám).
+ Lượng nước trong sản phẩm
b) Sự thẩm thấu của khói hun vào trong sản phẩm
Sự thẩm thấu của khói hun và phương pháp xác định
- Khi hạt khói bám lên sản phẩm, những thành phần ở trong khói sẽ thẩm thấu
vào bên trong.
- Nhân tố ảnh hưởng:
+ Thành phần, nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ của khói.
+ Kết cấu tổ chức và điều kiện bản thân của sản phẩm (cá nhiều hay ít vẩy,
lượng mỡ, lượng nước, cá lớn hay cá nhỏ, cá mổ xẻ hoặc không,).
+ Phương pháp và thời gian hun khói.
- Sự thẩm thấu các thành phần chính của khói hun vào cá là:
Loại phenol 1 ÷ 48mg%
Loại acid có tính bay hơi 24 ÷ 230mg%
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
199
Loại formaldehyde 5 ÷ 13mg%
Loại ceton 0,2 ÷ 2mg%
8.1.2.2. Tác dụng phòng thối và sát trùng của khói hun
a) Tác dụng sát trùng mặt ngoài của sản phẩm
Nghiên cứu tác dụng sát trùng của khói hun ở ngoài mặt sản phẩm cá trích thì
thấy: với nhiệt độ hun 28 ÷ 30oC trong 3 ÷ 5 giờ, cá không qua xử lý gì thì sau khi hun
lượng vi khuẩn ở mặt ngoài sản phẩm giảm xuống 35%, nếu đem ướp muối trước thì
giảm xuống 59%. Trong một nghiên cứu khác về thời gian bảo quản sản phẩm hun khói
thì khối lượng vi khuẩn trong mỗi cm2 sản phẩm trước khi hun 7,3 triệu con, sau khi
hun xong 120.000 con, đem bảo quản ở 1,1oC trong 22 giờ còn 49.000 con, bảo quản ở
1,1oC trong 4 ngày còn 300 con.
b) Tác dụng của thành phần khói trong sản phẩm
Ví dụ, trong quá trình hun và sấy khô xúc xích, lượng vi khuẩn trước khi hun là
28,2 triệu con/gam; khi hun là 152,6 triệu con/gam; làm khô ở tuần thứ hai là 291,8
triệu con/gam; ở tuần thứ tư còn 173,8 triệu con/gam; ở tuần thứ sáu còn 144,8 triệu
con/gam; ở tuần thứ mười còn 93,8 triệu con/gam.
c) Khả năng sát trùng của thành phần khói hun
Phenol có khả năng sát trùng mạnh, đặc biệt là phenol có phân tử lượng lớn, tồn
tại trong dầu nhựa gỗ, loại phenol có nhiều gốc methyl và mạch hydrocarbon càng dài
thì khả năng sát trùng càng mạnh. Ngoài phenol ra, loại aldehyde và loại acid, đặc biệt
là formaldehyde và acid formic có khả năng sát trùng gần giống như phenol.
8.1.2.3. Tác dụng chống oxy hóa của khói hun
Ví dụ, dùng dầu cá trích thí nghiệm, một phần đem hun và một phần để yên
trong phòng nhiệt độ mùa hè rồi xác định sự biến hóa của nó, kết quả ở đồ thị Hình 8.2.
Hình 8.2: Biến đổi của dầu cá trích khi bảo quản trong mùa hè
(Nguyễn Trọng Cẩn, 2010)
Lượng oxy trong chất peroxyde
Chỉ số iod
Những chất có tác dụng chống oxy hóa trong khói hun chủ yếu là phenol và các
chất dẫn xuất của nó.
Không hun
Hun khói
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
200
8.1.3. Ảnh hưởng của khói hun tới sức khỏe con người
- Chưa phát hiện trường hợp có hại nào của sản phẩm hun khói, nhưng cũng phải
thừa nhận rằng có một số chất thuộc loại phenol và aldehyde có hại. Nguyên nhân
không gây độc:
+ Số lượng của chúng rất ít, ví dụ quy định của vệ sinh thực phẩm về lượng
formaldehyde không được quá 20mg%, thì formaldehyde trong sản phẩm hun khói chỉ
khoảng 5 ÷ 13mg%.
+ Khi ăn các chất đó vào ruột, qua tác dụng hóa học hoặc sinh hóa đã làm giảm
nhẹ hoặc tiêu mất độc tính của nó. Ví dụ, formaldehyde khi kết hợp với protein thì sinh
ra hợp chất có gốc methylen không độc, còn loại phenol khi vào cơ thể thì bị oxy hóa, bị
cơ thể giải độc.
- Trong khói hun có 2 chất có thể gây bệnh ung thư như 3,4-benzpyren và
1,2,5,6-dibenzanthrancen. Hàm lượng của chúng trong sản phẩm rất ít, chỉ có 5 ÷ 50µg,
số lượng đó không có khả năng gây bệnh được, nhưng vấn đề này cũng cần nghiên cứu
thêm. Hai chất trên thuộc loại hydrocarbon, khi đốt gỗ ở nhiệt độ cao sinh ra khá nhiều,
tồn tại trong dầu nhựa gỗ và trong bụi khói.
8.2. SẢN XUẤT SURIMI
Surumi là mặt hàng thủy sản bán thành phẩm đã được sản xuất ở nhiều nước,
nước đầu tiên nghiên cứu sản xuất surumi là Nhật Bản.
Surumi là loại bột thịt cá được sản xuất từ các loại cá, đặc biệt là các loài cá kém
chất lượng, thịt cá nghiền nhỏ, rửa sạch, nó không có màu sắc, mùi vị đặc trưng.
Surumi chứa khoảng 16% protein; 75% nước; 0,2% mỡ, độ sinh năng lượng
80calo / 100g. Điểm quan trọng là nó không chứa cholesterol.
Từ surumi có thể sản xuất nhiều loại thực phẩm khác nhau như giả thịt bò, giả
tôm, giả cua,
8.2.1. Quy trình sản xuất surimi
Hình 8.3: Quy trình sản xuất surimi
Nguyên liệu
Xử lý
Nghiền thô
Rửa thịt cá
Ép tách nước Phối trộn phụ gia
Nghiền giã
Định hình
Lạnh đông
Bao gói, bảo quản
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
201
Nguyên liệu
Tất cả các loại cá đều dùng để sản xuất surumi được, nên tận dụng các loại cá
kém giá trị như cá nhám, mối,... Yêu cầu phẩm chất của nguyên liệu phải tươi tốt.
Xử lý
Rửa sạch nhớt bẩn bám trên cá, loại bỏ đầu, đuôi, vây, vẩy, nội tạng, da, xương
và máu, chỉ lấy phần thịt cá, rửa lại cho thật sạch.
Nghiền thô
Tiến hành xay nhỏ (đường kính 3 ÷ 4mm).
Rửa thịt cá
Thực hiện rửa 3 lần với dung dịch nước rửa lần lượt như sau:
- Rửa lần 1: Dung dịch acid acetic 0,2 ÷ 0,025%. Tỷ lệ dung dịch nước rửa và
thịt cá là 6/1, thời gian ngâm rửa 30 phút.
- Rửa lần 2: Dung dịch rửa giống lần 1. Thời gian ngâm rửa 20 phút.
- Rửa lần 3: Rửa bằng nước thường, thời gian 10 phút.
Cách rửa: Thịt cá xay được ngâm vào dung dịch, khuấy đảo đều đặn, liên tục (có
thể dùng máy khuấy). Sau mỗi lần rửa, lọc thịt cá với 4 lớp vải màn, để ráo nước tự
nhiên 2 ÷ 3 phút lại tiếp tục rửa lần sau.
Ép tách nước
Tùy theo từng trường hợp và loại cá cụ thể cũng như yêu cầu độ ẩm của surumi
mà điều chỉnh lực ép cho phù hợp.
Phối trộn phụ gia
Các chất phụ gia gồm: tinh bột 3%; gelatin 0,2%; natri phosphat 0,3% so với
khối lượng thịt cá sau khi ép tách nước.
Nghiền giã
Thời gian nghiền, giã phụ thuộc vào tốc độ và lực nghiền giã. Thời gian giã càng
ngắn càng tốt, khoảng 15 ÷ 20 phút.
Định hình
Thịt cá sau khi nghiền giã xong được định hình bằng các khuôn tùy ý người đặt
hàng.
Lạnh đông
Thực hiện lạnh đông theo phương pháp đông nhanh trong tủ đông tiếp xúc, nhiệt
độ -35 ÷ -40oC, làm đông ở dạng block.
Bao gói, bảo quản
Các block surumi được đựng trong túi PE hàn kín miệng, xếp các túi vào thùng
carton bảo quản trong kho lạnh với nhiệt độ -18 ÷ -22oC, có thể giữ được thời gian trên
6 tháng.
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
202
8.2.2. Sản xuất thịt tôm, cua từ surimi
8.2.2.1. Đặc điểm và yêu cầu
Các mặt hàng thực phẩm giả các loại nguyên liệu đặc sản được sản xuất từ
surimi đều phải mang đầy đủ những đặc điểm cũng như các tính chất vật lý, hóa học và
tổ chức học phù hợp với từng loại nguyên liệu cần làm tương tự.
8.2.2.2. Quy trình sản xuất thịt tôm, cua từ surimi
Hình 8.4: Quy trình sản xuất thịt tôm, cua từ surimi
Nguyên liệu
- Nguyên liệu chính: thịt cá xay được chế biến từ các loại cá theo quy trình chế
biến surimi.
- Nguyên liệu phụ và các chất phụ gia: Ngoài gelatin, tinh bột, natri phosphate
dùng trong sản xuất surimi, cần cho thêm một số chất khác như:
+ Chất thơm của tôm, cua:
Dạng tinh chế
Nước chiết từ tôm, cua
+ Bột màu (màu gạch cua)
+ Dầu thực vật: đưa vào một lượng chất béo để sản phẩm có độ béo phù hợp
với độ béo của loại hàng mà ta cần làm giả.
+ Lòng trắng trứng: tăng thêm lượng đạm đồng thời tạo cho sản phẩm có tính
chất mềm mại nhất định.
+ Muối, bột ngọt, đường
Thịt cá sau khi ép tách nước
Phối trộn
Định hình
Lạnh đông
Bao gói, bảo quản
Nghiền giã
Hỗn hợp các chất phụ gia
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
203
Bảng 8.1: Tỷ lệ các chất sử dụng trong sản xuất thịt tôm, cua từ surimi
STT TÊN CÁC CHẤT
Tỷ lệ % so với khối lượng
Giả tôm Giả cua
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Thịt cá
Nước chiết của tôm
Nước chiết của cua
Lòng trắng trứng
Tinh bột
Bột màu
Đường saccharose
Muối ăn
Bột ngọt
Dầu thực vật
Gelatin
Na2HPO4
78
8
-
4
5,5
0,09
-
1
0,2
2,5
0,2
0,3
79
-
10
5
4
0,75
1
0,2
-
0,2
0,3
“Nguồn: Nguyễn Trọng Cẩn, 2010”
8.3. SẢN XUẤT LẠP XƯỞNG CÁ
Hình 8.5: Quy trình sản xuất lạp xưởng cá
Nguyên liệu
Xử lý
Phối trộn
Nhồi ruột
Làm khô
Thành phẩm
Gia vị và phụ gia
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
204
Nguyên liệu
- Các loại cá: Hầu hết các loại cá đều có thể dùng để làm lạp xưởng, tốt nhất là
dùng loại cá có nhiều thít, ít xương và cá phải tươi tốt.
- Thịt lợn, bò: Trong sản xuất lạp xưởng cá có cho thêm một ít thịt lợn hoặc bò
để tăng thêm khẩu vị và độ dai.
- Mỡ lợn
Xử lý nguyên liệu
- Cá: cắt mổ, rửa sạch nội tạng, máu và lóc lấy phần thịt, ép nhẹ để khử bớt
nước, xay thô.
- Thịt lợn hoặc bò: rửa sạch, cắt nhỏ, xay thô.
- Mỡ lợn: cắt hạt lựu, chần trong nước nóng (70oC trong 2 phút)
Phối trộn
- Tinh bột: để làm tăng độ dai và độ kết dính của lạp xưởng, làm kín các phần
rỗng. Với lạp xưởng cá có thể cho thêm 4 ÷ 5% tinh bột.
- Gia vị: nước mắm, muối, đường, dấm, tiêu, ớt, ngũ vị hương, bột màu thực
phẩm,
- Muối nitrat: có tác dụng làm đẹp màu sắc và sát trùng phòng thối cho lạp
xưởng. Lượng muối nitrat thường dùng khoảng 0,05 ÷ 0,1% so với tổng lượng thịt cá.
Phối trộn xong ướp khoảng 30 phút để thấm gia vị.
Nhồi ruột
- Vỏ lạp xưởng:
+ Ruột tự nhiên (lợn, bò,)
+ Vỏ nhân tạo (collagen, cellulose,)
- Khi nhồi phải thật chặt, không để không khí tồn tại trong lạp xưởng. Nhồi xong
thắt lại thành từng khúc dài 15 ÷ 20cm, dùng kim xăm vào những nơi có không khí.
Làm khô
Có thể phơi hoặc sấy nhằm làm giảm ẩm của sản phẩm và tiêu diệt một phần vi
sinh vật trên bề mặt.
8.4. SẢN XUẤT BỘT CANH TÔM
Hình 8.7: Quy trình sản xuất bột canh tôm
Nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu
Hấp chín
Sấy khô Xay mịn
Phối chế gia vị
Bao gói, bảo quản
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
205
Xử lý nguyên liệu
Tôm được rửa sạch, loại bỏ các phần không ăn được (cơ quan tiêu hóa, vỏ, chân,
râu,).
Sấy khô
Sấy ở nhiệt độ 65 ÷ 75oC, độ ẩm trong nguyên liệu sấy còn khoảng 12 ÷13%.
Xay mịn
Tôm đã sấy khô cho vào máy nghiền thật mịn, càng mịn càng tốt.
Phối chế gia vị
Gia vị gồm muối, tiêu, ớt, đường, bột ngọt, tỷ lệ phối chế tùy theo khẩu vị.
Đối với muối, tiêu, ớt phải rang khô giòn, xay mịn.
Bao gói, bảo quản
Phải bao gói thật tốt để bột canh tôm không hút ẩm, tránh được sự phá hoại của
vi sinh vật và côn trùng, bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ.
8.5. SẢN XUẤT BÁNH PHỒNG TÔM
Hình 8.6: Quy trình sản xuất bánh phồng tôm
Nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu
Phối chế
Nhồi ruột
Hấp chín
Làm lạnh
Thái mỏng
Làm khô
Thành phẩm
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
206
Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu
- Tôm: Nhúng tôm qua nước sôi khoảng 5 phút cho dễ bóc vỏ, xong rửa lại thịt
tôm bằng nước lạnh, để ráo nước, xay nhỏ.
- Bột sắn
- Tỏi: Bóc vỏ ngoài, sấy khô, giã nhỏ hoặc trực tiếp dùng tỏi tươi giã nhuyễn.
- Trứng: lấy toàn bộ lòng trắng đánh bong xốp.
- Đường
- Bột nở (NaHCO3, (NH4)2CO3)
- Dầu rán
- Tiêu: dùng hạt tiêu trắng xay mịn
- Nước mắm: loại đặc biệt
Phối trộn
Cho tất cả nguyên liệu chính và phụ vào, trộn đều, thêm nước với tỷ lệ bột :
nước là 2 : 1, thời gian trộn 20 ÷ 30 phút.
Bảng 8.2: Công thức phối chế bánh phồng tôm
Nguyên liệu
Loại
1 2 3
Bột sắn
Tôm
Đường
Nước mắm
Hành, tỏi
Bột ngọt
Bột nở
55
40
0,5
1,3
1,0
2,0
0,2
65
30
0,5
2,0
0,3
2,0
0,2
70
25
0,5
1,3
1,0
2,0
0,2
“Nguồn: Nguyễn Trọng Cẩn, 2010”
Nhồi ruột
Nhồi hỗn hợp trên vào túi PE có đường kính 2 ÷ 3cm, buộc chặt miệng, dùng vải
xô quấn chặt từng thỏi (mỗi thỏi dài 20 ÷ 30cm), không để bọt khí tồn tại trong ruột.
Hấp chín
Dùng hơi nước để hấp chin, nhiệt độ hấp 100oC, thời gian 2 ÷ 2,3 giờ.
Làm lạnh
Bánh sau khi hấp xong để nguội và tiến hành làm lạnh tạo điều kiện dễ dàng cho
khâu cắt bánh. Nhiệt độ làm lạnh 2 ÷ 8oC, thời gian làm lạnh 6 ÷ 8 giờ.
Thái mỏng
Bánh làm lạnh xong được đưa vào máy thái mỏng, chiều dày lát bánh 3 ÷ 5mm.
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
207
Làm khô
Bánh thái xong được đưa vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 50 ÷ 55oC, thời gian 5 ÷ 6
giờ. Nếu trời nắng thì rải mỏng lên phên tre hoặc dàn thưa để phơi, phơi đến khô giòn.
Thành phẩm
Độ ẩm 7 ÷ 8%, độ mặn 0,5 ÷ 0,8%.
8.6. SẢN XUẤT MỰC TẨM GIA VỊ
Hình 8.8: Quy trình sản xuất mực tẩm gia vị
Nguyên liệu
Chọn mực khô đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xử lý nguyên liệu
Vặt đầu, dè, lau sạch các vết bẩn trên thân mực.
Nướng
Nướng mực trong thiết bị nướng, nhiệt độ 100 ÷ 110oC.
Cán xé
Mực sau khi nướng xong được đem đi cán mỏng trên máy cán trục lăn, nếu sản
xuất mực xé phải cho vào máy xé nhỏ.
Tẩm gia vị
Chuẩn bị dung dịch gia vị: Đường 20 ÷ 25%, muối 5%, ớt 5 ÷ 7%, bột ngọt 2%,
ngũ vị hương 1,5%, chất màu 0,04%, natri benzoate 0,75%. Thời gian ngâm tẩm 10
phút. Mực sau khi ngâm tẩm gia vị vớt ra để ráo nước. Thời gian để ráo hạn chế ở mức
tối thiểu.
Nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu
Nướng
Cán xé
Tẩm gia vị
Sấy khô
Bao gói, bảo quản
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
208
Sấy khô
Bán thành phẩm sau khi để ráo được đem đi phơi sấy hoặc sấy đến khô.
Bao gói, bảo quản
Mực tẩm gia vị được bao gói bằng túi PE, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu mục đích của việc hun khói thủy sản.
2. Phân biệt các phương pháp hun khói.
3. Nêu đặc điểm của các loại nhiên liệu dùng để hun khói.
4. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thành phần của khói?
5. Nêu tác dụng của khói hun tới sản phẩm và tới sức khỏe con người.
6. Nêu khái niệm và quy trình sản xuất surimi.
Thực hành
209
PHẦN 3
THỰC HÀNH
MỤC TIÊU
Giúp sinh viên:
- Tính toán được một số công thức đơn giản và thông dụng trong quá trình chế
biến và bảo quản thủy sản.
- Nắm được quy trình chế biến một số sản phẩm từ thủy sản và giải thích được ý
nghĩa của từng công đoạn trong quy trình.
- Hiểu được tác dụng của việc bổ sung phụ gia trong quá trình chế biến thủy sản.
- Biết tận dụng phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản để tạo ra sản phẩm
có giá trị.
NỘI DUNG
Chọn 6 bài thuộc các nội dung sau:
1. Lạnh đông thủy sản và tính toán quá trình lạnh đông
2. Ướp muối thủy sản và tính toán quá trình ướp muối
3. Chế biến khô thủy sản
4. Chế biến nước mắm
5. Chao đường mắm
5. Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản
Thực hành
210
Bài 1
LẠNH ĐÔNG THỦY SẢN VÀ TÍNH TOÁN
QUÁ TRÌNH LẠNH ĐÔNG
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
1.1.1. Nguyên liệu
- Cá (cá tra, cá lóc,), tôm, mực hoặc bạch tuộc. Nguyên liệu phải chọn loại
tươi tốt (còn sống), mỗi loại nguyên liệu phải có kích cỡ giống nhau để đảm bảo quá
trình lạnh đông đồng đều.
- Nước đá,
- Muối hột
1.1.2. Dụng cụ
- Thùng mút
- Nhiệt kế đo nhiệt độ tâm
- Dao, thớt
1.1.3. Thiết bị
- Tủ lạnh, Tủ đông
- Máy đo cấu trúc
- Cân sấy ẩm hồng ngoại
1.2. Tiến hành thí nghiệm
- Tùy theo loại nguyên liệu sẽ có cách xử lý khác nhau để loại bỏ những phần
không mong muốn.
+ Cá: cắt tiết, fillet, lạng da, rửa sạch
+ Tôm: lặt đầu, lột vỏ, rửa sạch
+ Mực: lấy nang mực, tách đầu và nội tạng, lột da, rửa sạch
+ Bạch tuộc: lấy nội tạng và mắt, miệng, rửa sạch
- Đo cấu trúc và xác định độ ẩm ban đầu của nguyên liệu (dùng cân sấy ẩm hồng
ngoại).
- Nguyên liệu được chia làm 3 phần và tiến hành lạnh đông theo 3 phương pháp
khác nhau:
+ Phần 1: Lạnh đông trong tủ đông
+ Phần 2: Lạnh đông trong ngăn đá tủ lạnh
+ Phần 3: Lạnh đông bằng hỗn hợp nước đá và muối (tỷ lệ cá : hỗn hợp đá
muối là 1: 3, tỷ lệ nước đá : muối là 7 : 3).
- Đo nhiệt độ tâm sản phẩm cứ sau mỗi giờ lạnh đông (lạnh đông khoảng 6 giờ).
Thực hành
211
- Rã đông tự nhiên (khoảng 1 giờ), để ráo, đo cấu trúc và xác định độ ẩm sản
phẩm.
1.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- Vẽ đồ thị nhiệt độ tâm sản phẩm theo thời gian lạnh đông. Từ đó so sánh tốc độ
lạnh đông sản phẩm khi sử dụng các phương pháp khác nhau. Giải thích.
- So sánh cấu trúc sản phẩm sau rã đông khi sử dụng các phương pháp lạnh đông
khác nhau. Giải thích.
- So sánh sự mất ẩm của sản phẩm sau khi rã đông so với nguyên liệu ban đầu
khi sử dụng các phương pháp lạnh đông khác nhau. Giải thích.
Thực hành
212
Bài 2
ƯỚP MUỐI THỦY SẢN VÀ TÍNH TOÁN
QUÁ TRÌNH ƯỚP MUỐI
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Cá (cá lóc, cá trê,.)
- Muối ăn
2.1.2. Hóa chất
- AgNO3
- K2CrO4
- NaHCO3
- CH3COOH
- Phenolphtalein
- Paranitrophenol
2.1.3. Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Bình định mức 100ml
- Bình tam giác 250ml
- Pipet 10ml
- Buret
- Phễu
2.1.4. Thiết bị
- Cân sấy ẩm hồng ngoại
2.2. Tiến hành thí nghiệm
- Nguyên liệu được xử lý để loại bỏ những phần không cần thiết và tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình ướp muối (đánh vẩy, bỏ nội tạng, cắt đầu, mổ lưng, rửa sạch).
- Cân trọng lượng, phân tích ẩm và hàm lượng NaCl ban đầu của nguyên liệu.
+ Phân tích ẩm: dùng cân sấy ẩm hồng ngoại.
+ Phân tích hàm lượng muối (Phương pháp Mohr):
- Nguyên liệu được chia làm 2 phần và ướp muối theo 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp ướp muối khô: hàm lượng muối chiếm 30% khối lượng
nguyên liệu.
Thực hành
213
+ Phương pháp ướp muối ướt: sử dụng dung dịch nước muối có nồng độ
30%, tỷ lệ cá : nước muối là 1:1.
Cân trọng lượng, phân tích ẩm và hàm lượng NaCl của sản phẩm cứ sau 1 giờ, 2
giờ, 3 giờ ướp muối (chú ý trước khi cân và phân tích cần rửa sạch cá, để ráo).
Phương pháp phân tích hàm lượng muối NaCl (Phương pháp Mohr)
- Mẫu cá được cắt nhỏ, lắc với nước nóng khoảng 1 ÷ 2 giờ.
- Cho vào bình định mức với nước cất gần đủ 100ml. Kiểm tra lại xem dung dịch
có trung tính không (có thể thử bằng giấy quỳ), nếu không, phải trung hòa vì Ag2CrO4
tan trong môi trường acid và kiềm.
+ Nếu dịch thử acid thì cho dung dịch NaHCO3 0,01N với chỉ thị màu
phenolphthalein 1% cho đến khi có phản ứng trung tính.
+ Nếu dịch thử kiềm thì cho dung dịch CH3COOH 0,01N với chỉ thị màu
paranitrophenol 0,05% cho đến khi acid nhẹ rồi trung hòa lại bằng NaHCO3.
- Sau đó, cho nước cất vừa đủ 100ml.
- Lấy 10ml cho vào bình tam giác với 3 giọt K2CrO4. Chuẩn độ từ từ (rỏ từng
giọt một) dung dịch AgNO3 0,1N cho đến khi xuất hiện màu đỏ gạch bền vững.
- Tính kết quả:
X: Hàm lượng muối ăn NaCl (%)
n: Số ml AgNO3 0,1N sử dụng để chuẩn độ
P: Trọng lượng mẫu (g)
0,00585: Hệ số g NaCl tương đương với 1ml AgNO3 0,1N
: Tỷ lệ pha loãng
2.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng ẩm và hàm lượng muối của nguyên
liệu theo thời gian.
- Tính lượng muối ngấm vào nguyên liệu.
- Tính lượng nước của nguyên liệu tổn thất khi ướp muối
- Tính tốc độ ướp muối trung bình.
- Tính tỷ lệ của sản phẩm
Từ đó so sánh sự khác biệt khi sử dụng hai phương pháp ướp muối khác nhau.
Giải thích.
100
10
.0,00585.n.10
P
X =
100
10
Thực hành
214
Bài 3
CHẾ BIẾN KHÔ THỦY SẢN
3.1. Chế biến khô mặn
3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Cá (cá lóc, cá trê, cá tra, cá sặc,)
- Muối
- Gia vị (đường, tiêu, tỏi, bột ngọt, nước mắm,)
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Đũa, muỗng
c) Thiết bị
- Máy sấy
- Lò nướng
3.1.2. Tiến hành thí nghiệm
Nguyên liệu cá
Xử lý
Ướp muối
Khử muối
Ướp gia vị
Thành phẩm
Phơi hoặc sấy
Thực hành
215
3.1.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- Vẽ đồ thị theo dõi độ ẩm sản phẩm sau mỗi giờ phơi và sấy. Từ đó so sánh tốc
độ làm khô bằng hai phương pháp phơi và sấy. Giải thích.
- So sánh về tính chất cảm quan giữa hai sản phẩm phơi và sấy khô (sau khi
nướng). Giải thích.
3.2. Chế biến khô chín (tôm khô)
3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Tôm tươi
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Nồi hấp
c) Thiết bị
- Máy sấy
3.2.2. Tiến hành thí nghiệm
Nguyên liệu được chia làm 2 phần để chế biến tôm khô nguyên con và tôm khô
bóc nõn.
3.2.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- So sánh tính chất cảm quan giữa sản phẩm tôm khô nguyên con và tôm khô
bóc nõn. Giải thích.
Nguyên liệu
Xử lý
Ngâm nước muối
Hấp
Làm khô
Thành phẩm
Bóc vỏ
Thực hành
216
3.3. Chế biến khô sống (khô mực)
3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Mực tươi
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Nia
c) Thiết bị
- Máy sấy
3.3.2. Tiến hành thí nghiệm
Nguyên liệu được chia làm 2 phần để chế biến khô mực có phấn trắng và khô
mực không có phấn trắng.
3.3.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- So sánh tính chất cảm quan giữa sản phẩm khô mực có phấn trắng và khô mực
không có phấn trắng. Giải thích.
Nguyên liệu
Xử lý
Mổ
Rửa, để ráo
Làm khô 1
Thành phẩm
Ủ
Làm khô 2
Thực hành
217
Bài 4
CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ, thiết bị
4.1.1. Nguyên liệu
- Cá (cá cơm, cá linh,)
- Muối
4.1.2. Hóa chất
- HCl
- NaOH
- Na2CO3
- H2SO4
- K2SO4
- CuSO4
- Se
- Thuốc thử hỗn hợp: methyl đỏ 0,1% trong rượu etylic và methyl xanh 0,1%
trong rượu etylic, tỷ lệ 1 : 1.
- Thuốc thử Nessler
- NaOH
4.1.3. Dụng cụ
- Chum, vại bằng sành sứ
- Bếp
- Bình Kjeldahl
- Bình định mức 100ml
- Bộ chưng cất Kjeldahl
- Buret
4.1.4. Thiết bị
- Tủ Hotte
4.2. Tiến hành thí nghiệm
Phân tích hàm lượng đạm tổng của dịch nước mắm cứ sau mỗi giờ thủy phân.
Nguyên liệu
Xử lý
Thủy phân
Trung hòa
Lọc và điều chỉnh chất lượng
Thực hành
218
Phương pháp phân tích hàm lượng protein thô (phương pháp Kjeldahl)
- Vô cơ hóa mẫu: Tiến hành trong tủ Hotte
Lấy 2ml mẫu cho vào bình Kjeldahl, thêm vào từ từ 10ml H2SO4 đậm đặc. Để
tăng nhanh quá trình vô cơ hóa cần phải cho thêm chất xúc tác. Tốt nhất là dùng 0,5g
hỗn hợp K2SO4 : CuSO4 : Se (100 : 10 : 1). Có thể dùng Se kim loại (0,05g) hoặc dùng
hỗn hợp CuSO4 : K2SO4 (1 : 3). Hỗn hợp xúc tác có tác dụng tăng nhiệt độ sôi, làm tăng
vận tốc quá trình phản ứng. Có thể dùng xúc tác là HClO4.
Sau khi thêm các chất xúc tác, đun nhẹ hỗn hợp tránh sôi trào, và chỉ đun mạnh
khi hỗn hợp đã hoàn toàn chuyển sang dịch lỏng. Trong quá trình đun thỉnh thoảng lắc
nhẹ, tráng khéo léo sao cho không còn một vết đen nào của mẫu nguyên liệu thí nghiệm
chưa bị phân hủy sót lại trên thành bình. Đun cho tới khi dung dịch trong bình hoàn toàn
trắng.
Chuyển dung dịch sang bình định mức 100ml, tráng bình Kjeldahl vài lần bằng
nước cất không có nitơ.
- Chưng cất
+ Rửa bộ chưng cất Kjeldall kỹ bằng nước cất không có nitơ. Lấy 10ml cho
vào bình phản ứng.
+ Cho một lượng H2SO4 0,1N (sao cho ngập đầu ống làm lạnh) và vài giọt
thuốc thử hỗn hợp.
+ Đun sôi nước trong bình đốt đồng thời cho nước từ vòi qua ống làm lạnh.
Theo dõi bình hứng, nếu thấy dung dịch biến đổi từ màu vàng sang màu lá mạ thì cho
thêm 5ml H2SO4 0,1N nữa vào bình hứng, cần làm nhanh để tránh mất nitơ. Đun sôi
khoảng 30 phút, quan sát cột nước ở đầu ống làm lạnh không chuyển từ màu hồng sang
màu xanh là được. Muốn chắc chắn, lấy nước từ đầu ống làm lạnh thử với thuốc thử
Nessler. Lấy bình hứng ra và chuẩn độ acid dư bằng NaOH 0,1N.
- Tính kết quả
Hàm lượng nitơ có trong mẫu được tính theo công thức:
V1: Số ml H2SO4 0,1N cho vào bình hứng
V2: Số ml NaOH dùng để chuẩn độ acid dư trong bình hứng
f: Hệ số điều chỉnh nồng độ H2SO4 ở bình hứng (f = 1 khi nồng độ H2SO4
chính xác 0,1N).
v: Thể tích mẫu dùng để vô cơ hóa ứng với thể tích dung dịch mẫu lấy để
định lượng nitơ tương ứng với 1ml H2SO4
Hàm lượng protein thô có trong mẫu được tính bằng công thức sau:
Protein (%) = Nitơ (%) x 6,25
(V1 – V2).1,42.f.1000
v
N (mg/l) =
Thực hành
219
4.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đạm tổng của dịch nước mắm theo
thời gian thủy phân.
- Đánh giá cảm quan sản phẩm. So sánh với sản phẩm nước mắm trên thị trường.
Giải thích.
Thực hành
220
Bài 5
CHAO ĐƯỜNG MẮM
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
5.1.1. Nguyên liệu
- Mắm cá lóc thái sợi sau khi thính khoảng 2 tháng.
- Đường thốt lốt
- Đường cát
- Saccharose
- Glucose
- Nước đá
5.1.2. Hóa chất
- Cồn
- Phenol
- H2SO4
- Antron
- Orcinol
5.1.3. Dụng cụ
- Thau, rổ
- Bếp, nồi
- Đũa, muỗng
- Keo thủy tinh
- Cối chày sứ
- Cốc thủy tinh 50ml
- Pipet 10ml, 5ml, 1ml
- Phễu
- Bình tam giác 250ml
- Bình định mức 50ml
- Ống nghiệm
5.1.4. Thiết bị
- Máy đo quang phổ
5.2. Tiến hành thí nghiệm
- Phân tích hàm lượng đường của nguyên liệu mắm ban đầu.
Thực hành
221
- Tiến hành thắng đường với hai loại đường là đường thốt lốt và đường cát theo
tỷ lệ sau: 1kg đường : 100ml nước : 100ml nước mắm.
- Cho mắm vào thau, đổ đường vào, trộn đều, cho vào dụng cụ chứa, sau đó đổ
thêm nước đường đến khi ngập con mắm, đậy kín
- Sau 3 ngày, tiến hành đánh giá cảm quan, phân tích hàm lượng đường của hai
loại thành phẩm sau khi chao đường.
Phương pháp phân tích đường tổng
- Cách trích ly đường
Lấy 1 ÷ 2g nguyên liệu đã nghiền nhỏ chứa khoảng 5 ÷ 50mg đường (cân bằng
cân phân tích) cho vào cốc thủy tinh 50ml và thêm 10ml cồn 90% V vào. Sau đó, để cốc
đun trên nồi cách thủy cho sôi 3 lần. Khuấy đều bằng que thủy tinh. Sau khi để nguội
lọc qua lọc không tro (khi lọc chỉ nên gạn lấy phần rượu đừng để cặn đổ trên lọc).
Sau đó lại cho 10ml cồn 80% V vào cốc đựng bã, khuấy đều, đun 2 lần sôi trên
nồi cách thủy. Để nguội lại lọc tiếp tục. Chiết rút như vậy khoảng 2 lần, xong đưa bã lên
lọc và rửa sạch 2 ÷ 3 lần bằng rượu 80o nóng (rửa từng ít một).
Rượu qua lọc được cho bay hơi ở trong phòng hoặc trong nồi cách thủy đun nhẹ.
Sau khi cho bay hơi rượu rồi, mẫu có thể để lâu trong bình hút ẩm.
Cặn khô trong cốc được pha loãng thành 50ml với nước cất (dùng bình định
mức). Nếu có cặn thì để cho lắng xuống. Khi đem làm hiện màu, dung dịch này có thể
pha loãng thêm 5 ÷ 10 lần tùy theo nồng độ đường nhiều hay ít.
- Thực hiện phản ứng màu
Ta có thể tạo phản ứng màu của dung dịch đường theo một trong các cách sau:
+ Dùng phenol:
Hút 1ml dung dịch đường có khoảng 10 ÷ 70µl đường cho vào ống nghiệm
rồi đổ thêm vào 1ml dung dịch phenol 5%. Sau đó, cho chính xác vào ống nghiệm 5ml
H2SO4 đậm đặc, tuyệt đối không để dây acid vào thành ống. Để 10 phút rồi lắc và giữ
trên nồi cách thủy 10 ÷ 20 phút ở 25 ÷ 30oC để xuất hiện màu. Màu bền vững trong vài
giờ. Xác định cường độ màu trong quang phổ kế ở bước sóng 490nm.
Xây dựng đồ thị mẫu: Lấy 7 bình định mức 100ml rồi cho vào đó theo thứ tự
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7ml dung dịch saccharose 0,1%, cho nước cất tới vạch mức. Từ mỗi bình
lấy ra 1ml cho vào ống nghiệm rồi nhuộm bằng phenol và H2SO4 như đã nói ở trên.
Trong mỗi ống nghiệm sẽ chứa tương ứng 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70µl saccharose. So
màu rồi vẽ đồ thị mẫu. Phải làm một ống thử không với 1ml nước cất thế dung dịch
đường.
Thực hành
222
+ Dùng antron: Pha chế theo bảng sau:
Số ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Glucose 0,01% (ml) 0 0 1 2 3 4 5
Nước cất (ml) 5 5 4 3 2 1 0
Đường định nồng độ
(ml) 5 5
Nồng độ đường trong
mỗi ống 0 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 x x
Để tất cả các ống vào một nồi nước đá. Trong mỗi ống, thêm vào thật chậm
10ml thuốc thử antron bằng cách cho thuốc thử chảy theo thành ống nghiệm, khuấy
chậm với một đũa khuấy thủy tinh. Đem các ống đun sôi cách thủy đúng 7,5 phút. Ngay
sau đó làm lạnh trong nước đá. Khi nguội đo độ hấp phụ ở bước sóng 630nm.
+ Dùng orcinol: Thực hiện 9 ống nghiệm theo mẫu dưới đây.
Số ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Glucose 0,2 mg/ml
(ml) 0 0 1 2 3 4 5
Nước cất (ml) 5 5 4 3 2 1 0
Đường định nồng
độ (ml) 5 5
Nồng độ đường
trong mỗi ống 0 0 0,04 0,08 0,12 0,16 0,2 x x
Cho vào mỗi ống 2ml dung dịch orcinol + 15ml dung dịch H2SO4 60%. Đặt
trong nồi cách thủy 80oC trong 20 phút. Sau đó đem làm lạnh với nước để ngưng phản
ứng. Đo độ hấp phụ trên quang phổ kế ở bước sóng 520nm hay 470nm.
- Kết quả
Trị số mật độ quang của những ống kiểm chứng (thử thật) sau khi trừ đi trị số
của ống đối chứng (thử không) sẽ xác định được một đường cong mẫu. Với dung dịch
đường cần định nồng độ, ta cũng trừ đi trị số ống đối chứng rồi chiếu vào đường cong
mẫu để suy ra nồng độ x, từ đó tính ra lượng đường trong mẫu vật.
5.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm
- Tính lượng đường ngấm vào nguyên liệu mắm sau 3 ngày khi chao bằng hai
loại đường khác nhau. Giải thích
- So sánh tính chất cảm quan giữa sản phẩm chao đường thốt lốt và sản phẩm
chao đường cát. Giải thích.
Thực hành
223
Bài 6
CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TỪ THỦY SẢN
Tùy theo điểu kiện mỗi năm sẽ chọn các bài sau hoặc bổ sung thêm bài mới.
6.1. Hamburger basa chiên xù
6.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Cá tra vụn
- Bột mì
- Bột chiên giòn
- Bột chiên xù
- Dầu thực vật
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Tô, dĩa
- Muỗng, đũa
- Bếp, chảo
- Khuôn hamburger
c) Thiết bị
- Tủ đông
6.1.2. Tiến hành thí nghiệm
Cá tra vụn
Xử lý
Định hình
Tẩm bột
Chiên
Thành phẩm
Cấp đông
Thực hành
224
Thực hiện 4 mẫu:
- Mẫu 1: tẩm bột mì, tẩm bột chiên giòn, tẩm bột chiên xù
- Mẫu 2: tẩm bột chiên giòn, tẩm bột chiên xù
- Mẫu 3: tẩm bột mì, tẩm bột chiên giòn
- Mẫu 4: tẩm bột mì, tẩm bột chiên xù
6.1.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- So sánh tính chất cảm quan giữa các mẫu. Giải thích.
6.2. Chạo cá tra bắp non
6.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất (phụ gia), dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Cá tra vụn
- Mỡ heo
- Bắp non
- Bột mì
- Đường, muối, bột ngọt, tiêu, tỏi
- Dầu thực vật
b) Hóa chất (phụ gia)
- CaCl2
- NaHSO3
- Polyphosphat
- Gelatin
- Carrageenan
c) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Bếp, nồi, chảo
- Muỗng, đũa
d) Thiết bị
- Tủ đông
- Máy xay thịt
6.2.2 Tiến hành thí nghiệm
Thực hiện 5 mẫu:
- Mẫu 1: sử dụng cả ba phụ gia (polyphosphat, gelatin, carrageenan)
Thực hành
225
- Mẫu 2: chỉ sử dụng polyphosphat
- Mẫu 3: chỉ sử dụng gelatin
- Mẫu 4: chỉ sử dụng carrageenan
- Mẫu 5: không sử dụng phụ gia.
6.2.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- So sánh tính chất cảm quan giữa các mẫu. Giải thích
Thịt cá tra (88%) Mỡ heo (12%) Bắp non
Xử lý Xử lý
Đông lạnh Đông lạnh
Nghiền 1
Đánh trộn 1
Nghiền 2
Đánh trộn 2
Rửa
Chần
(CaCl2 1%, NaHSO3 0,5%)
Để ráo
Quấn chạo (1,8 : 1)
Thành phẩm
Hấp hoặc chiên
Polyphosphat 0,5%
Gelatin 1%
Carrageenan 0,2%
Bột mì 4%
Đường 2,5%
Muối 2%
Bột ngọt 0,4%
Tiêu 0,6%
Tỏi 1%
Thực hành
226
6.3. Mực tẩm gia vị
6.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Khô mực
- Đường, muối, bột ngọt, bột ớt, ngũ vị hương
c) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Tô, dĩa
- Muỗng, đũa
c) Thiết bị
- Lò nướng
- Máy cán mực
- Máy sấy
6.3.2. Tiến hành thí nghiệm
6.3.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm
- Đánh giá cảm quan sản phẩm. Nhận xét và giải thích.
Đường 20 - 25%
Muối 5%
Ớt 5 - 7%
Bột ngọt 2%
Ngũ vị hương 1,5%
Chất màu 0,04%
Khô mực
Nướng
Cán xé
Tẩm gia vị
Sấy khô
Thành phẩm
Thực hành
227
6.4. Chà bông cá tra
6.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
a) Nguyên liệu
- Cá tra fillet
- Đường, muối, bột ngọt, tiêu
- Chà bông cá lóc
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Tô, chén
- Muỗng, đũa
- Bếp, nồi, chảo
- Cối, chày
6.4.2. Tiến hành thí nghiệm
Cá tra
Xử lý
Hấp (5 phút)
Để ráo
Giã tơi
Phối trộn gia vị
(20 - 30 phút)
Đường 8%
Muối 3%
Bột ngọt 1%
Tiêu 0,4%
Sấy dẫn nhiệt
(100oC, 20 phút)
Làm nguội
Thành phẩm
Thực hành
228
6.4.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm
- Đánh giá cảm quan sản phẩm. So sánh với sản phẩm chà bông cá lóc trên thị
trường. Giải thích.
6.5. Cá nục sauce cà
6.5.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Cá nục
- Cà chua
- Bột mì
- Muối, đường, bột ngọt, tỏi, giấm, hành củ
- Dầu thực vật
b) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Muỗng, đũa
- Rây lưới
- Bếp, nồi, chảo
- Keo thủy tinh (có nắp)
c) Thiết bị
- Máy xay sinh tố
- Nồi tiệt trùng
Thực hành
229
6.5.2. Tiến hành thí nghiệm
Thực hiện song song hai mẫu, một mẫu cá hấp và một mẫu cá chiên.
Cá nục Cà chua
Xử lý
Cắt khúc
Ướp muối (3%, 20 phút)
Xử lý
Chần (85oC, 90 giây)
Rửa
Ướp tỏi (3%)
Bóc vỏ, bỏ hạt
Xay mịn
Cô đặc
(80oC, 18-20oBx)
Hấp
(80 ÷ 85oC, 15 phút) Chiên Sauce cà chua
Cá : sauce = 50:50
Vô keo, đóng nắp
Tiệt trùng (121oC, 80-90 phút)
Làm nguội
Thành phẩm
Muối 2%
Đường 4-5%
Bột ngọt 0,1%
Dầu thực vật 6-7%
Bột mì 1%
Hành củ 5%
Thực hành
230
6.5.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm.
- So sánh tính chất cảm quan giữa hai mẫu. Giải thích
6.6. Da cá tra tẩm gia vị
6.6.1. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Nguyên liệu
- Da cá tra
- Muối, đường, bột ngọt, bột ớt, tỏi
- Dầu thực vật
b) Hóa chất
- NaOH
- NaHCO3
c) Dụng cụ
- Thau, rổ
- Dao, thớt
- Muỗng, đũa
- Bếp, chảo
c) Thiết bị
- Máy sấy
Thực hành
231
6.6.2. Tiến hành thí nghiệm
Thực hiện song song hai mẫu, một mẫu chần trong dung dịch NaOH 5% và một
mẫu chần trong nước.
Da cá tra
Chần
(Dung dịch NaOH 5%, 55oC, 30 giây)
Rửa 1
Xử lý
Ngâm NaHCO3
(Dung dịch 5%, 20 phút)
Rửa 2
Để ráo
Ngâm gia vị
(1,5% muối, 2,5% đường, 0,6% bột ngọt, bột ớt, tỏi; 20 phút)
Sấy (55oC, 6% ẩm)
Thành phẩm
Chiên
Thực hành
232
6.6.3. Viết báo cáo
- Mô tả cách làm thí nghiệm
- So sánh hiệu quả của công đoạn cạo rửa giữa hai mẫu chần trong NaOH và
chần trong nước.
- So sánh tính chất cảm quan của hai mẫu chần trong NaOH và chần trong nước.
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
233
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. M. Martin. 1994. Fisheries processing. Chapman & Hall.
2. Bộ y tế. 1998. Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực - thực phẩm.
Hà Nội.
3. Bộ y tế, Viện dinh dưỡng. 1994. Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam.
Hà Nội: NXB y học.
4. Bộ y tế, Viện dinh dưỡng. 2007. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Hà
Nội: NXB y học.
5. Lê Thanh Long. Bải giảng “Nước đá và sử dụng nước đá trong ngành thủy
sản”. Đại học nông lâm Huế.
6. Lê Văn Hoàng. 2004. Cá thịt và chế biến công nghiệp. Hà Nội: NXB Khoa
học và kỹ thuật.
7. Lê Văn Việt Mẫn. 2009. Công nghệ chế biến thực phẩm. TP.HCM: NXB Đại
học quốc gia TP.HCM.
8. Lương Hữu Đồng. 1981. Một số sản phẩm chế biến từ cá và hải sản khác.
TP.HCM: NXB Nông nghiệp.
9. Maneerat, S., Phanyosaranya, S. and Rojanawongchai, W. 2000. Probiotic
lactic acid bacteria from traditional fermented foods: isolation and inhibition of
pathogenic bacteria. The world congress of Biotechnology 2000. Berlin, Germany. 3-8
September.
10. Nguyễn Đức Lượng. 1996. Công nghệ vi sinh tập 3 “Thực phẩm lên men
truyền thống”. Trường Đại học kỹ thuật TPHCM.
11. Nguyễn Đức Lượng, Cao Cường. 2003. Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập
1 “Thí nghiệm hóa sinh học”. NXB Đại học quốc gia TPHCM.
12. Nguyễn Hữu Thanh. 2002. Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một vài quy trình
sản xuất sản phẩm truyền thống từ nguyên liệu thủy sản ở Châu Đốc - An Giang”. Đại
học An Giang.
13. Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng. 1990. Công nghệ chế biến thực
phẩm thủy sản, tập 1 “Nguyên liệu trong chế biến thủy sản”. TP.HCM: NXB Nông
nghiệp.
14. Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng. 2011. Công nghệ chế biến thực
phẩm thủy sản, tập 2 “Công nghệ chế biến thủy sản”. TP.HCM: NXB Nông nghiệp.
15. Phạm Văn Sổ. Kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm.
16. Phan Thị Thanh Quế. 2005. Giáo trình “Công nghệ chế biến thủy hải sản”.
Đại học Cần Thơ
17. TCVN 5649 – 1992 “Thủy sản khô xuất khẩu – Yêu cầu vi sinh”
18. TCVN 8338 – 2010 “Cá tra fillet đông lạnh”.
19. Toyotaro Tadokoro. 1961. Bảo quản hải sản. Việt Nam.
Chương 8: Chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng
234
20. Trần Bích Lam, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Đinh Trần Nhật Thu. 2004. Thí
nghiệm hóa sinh thực phẩm. NXB Đại học quốc gia TPHCM.
21. Trần Đức Ba và Nguyễn Văn Tài. 2004. Công nghệ lạnh thủy sản. TP.HCM:
NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
22. Trần Văn Chương. 2001. Công nghệ bảo quản - chế biến sản phẩm chăn
nuôi và cá. NXB Văn hóa dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_giang_day_cong_nghe_che_bien_thuy_hai_san.pdf