Có thể thấy, động lực đằng sau các sáng kiến CGCN của Hoa Kỳ cũng tương tự như ở
nhiều nước khác: đó là tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, huy động vốn cho hoạt
động NC&PT, tối ưu hoá lợi ích của việc đầu tư ngân sách và sử dụng NC&PT để hoàn
thành các mục tiêu chính trị và xã hội. Lợi ích của ngành công nghiệp bao gồm việc được
tiếp cận với các chuyên gia nghiên cứu và các sinh viên là nguồn nhân lực tiềm năng, cũng
như việc tăng cường các nghiên cứu tiền cạnh tranh cả với các trường đại học lẫn với các
công ty khác. Các trường đại học có động lực trong hoạt động CGCN vì nhận được sự tiếp
cận với các nguồn vốn và tri thức bên ngoài, nhận dạng được những vấn đề nghiên cứu liên
quan và tăng thêm được kinh nghiệm cho các cán bộ giáo viên và sinh viên.
Tóm lại, là một siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự, KH&CN, Hoa Kỳ luôn phải đối
mặt với thách thức là làm sao duy trì được vị trí đó trong hoàn cảnh luôn luôn có những
thay đổi và sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên toàn cầu. Để đối phó với những thách thức
này, Hoa Kỳ đã liên tục hoạch định ra các chiến lược, chính sách nhằm giải phóng mọi tiềm
năng đổi mới, đem lại năng suất cao, nâng cao mức sống và giữ vững vai trò lãnh đạo của
mình ở thị trường toàn cầu. Kinh nghiệm thành công hay thất bại trong chiến lược/chính
sách của Hoa Kỳ là những bài học đáng được tham khảo và học tập.
Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và
nhiều chương trình, đề án quốc gia về KH&CN như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai
đoạn 2011-2015; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; Chương
trình Phát triển sản phẩm quốc gia; Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia; Chương
trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình quốc gia Nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Đề
án Hội nhập Quốc tế về KH&CN đến năm 2020. Chương trình phát triển thị trường
KH&CN đến năm 2020; triển khai thực thi Luật KH&CN 2013, Luật Sở hữu Trí tuệ, Luật
Chuyển giao Công nghệ, Luật Công nghệ cao. Những bước đi quan trọng đó đều hướng
vào phát triển mạnh mẽ nền KH&CN nước nhà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chúng tôi hy vọng, việc biên soạn Tổng quan “Hoạt động chuyển giao công nghệ ở Hoa
Kỳ” sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích.
52 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hoạt động chuyển giao công nghệ ở Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ứng dụng thực tiễn giúp nâng cao sức khỏe và
phúc lợi cho người dân. Nghiên cứu chuyển giao được coi là yếu tố then chốt để có được
các ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Với sự tập trung vào hợp tác đa
ngành, nghiên cứu chuyển giao có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy khoa học ứng dụng
Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu cơ bản của trường đại học giúp cho sự ra đời và
phát triển các loại thuốc có thể được bán trên thị trường đã thực sự nổi lên trong những năm
2000, với những hành động gần như đồng thời và nhất quán của NIH và Cục Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tại Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước khác, các nghiên
cứu thực hiện trong các trường đại học chủ yếu dành cho khoa học cơ bản. TS. Kaitin,
người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm của trường đại học kể từ khi bắt đầu
sự nghiệp của mình, mô tả hiện tượng này như sau: Trong nhiều năm qua, nghiên cứu
chuyển giao ở các trường đại học Hoa Kỳ chủ yếu được tài trợ bởi NIH. Các nhà nghiên
cứu đã cố gắng tìm hiểu các vấn đề khoa học cơ bản, cơ chế gây bệnh, v.v... Tuy nhiên, rất
ít nghiên cứu được tài trợ bởi Chính phủ hoặc NIH có thể chuyển những khám phá trong
nghiên cứu cơ bản thành nghiên cứu ứng dụng để dẫn đến một liệu pháp mới, một loại
thuốc mới hoặc một công nghệ mới. Thật vậy, ở hầu hết các lĩnh vực, Chính phủ liên bang
Hoa Kỳ là nhà tài trợ chính của nghiên cứu cơ bản trong trường đại học. Trong khi đó, sự
phát triển của đổi mới sáng tạo có vai trò hàng đầu trong phát triển của ngành công nghiệp.
Đối với TS. Kaitin, Hoa Kỳ bị thiếu hụt nghiêm trọng đầu tư trong nghiên cứu ứng dụng,
mặc dù vấn đề CGCN đang trở nên ngày càng quan trọng. NIH là một trong những cơ quan
tham gia đầu tiên muốn đảo ngược xu hướng này: Bối cảnh nghiên cứu đã thay đổi từ đầu
những năm 2000, khi Giám đốc NIH vào thời điểm đó, Elias Zerhouni, cho rằng vai trò của
NIH không chỉ là tài trợ cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu cơ bản, mà còn tài trợ cho
những nghiên cứu dẫn đến các phương pháp điều trị và các loại thuốc mới.
Tầm quan trọng của nghiên cứu chuyển giao trong các trường đại học
Theo hầu hết các chuyên gia Hoa Kỳ, nghiên cứu chuyển giao sẽ phải đóng một vai trò
hàng đầu trong các hoạt động của các trường đại học, đặc biệt là về mặt CGCN. Mức độ chi
36
tiêu cho nghiên cứu đã thực sự tăng lên đáng kể từ năm 2009 đến 2010, tăng từ 54 tỷ USD
lên 59 tỷ USD, tăng gần 10 %, chủ yếu là do các kế hoạch phục hồi được tiến hành trong
năm 2009 của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiện nay các trường đại học đang
phải đối mặt với một sự suy giảm trong nguồn tài trợ chính của họ (từ chính phủ, lên tới
66 % tổng tài trợ huy động trong năm 2010). Do đó, các trường đại học phải cố gắng tìm
những cách khác để tài trợ cho nghiên cứu của mình. Trong bối cảnh này, ngành công
nghiệp có khả năng cung cấp một nguồn rất tài trợ có giá trị. Điều này khiến các trường đại
học có xu hướng tăng các sáng kiến và chương trình để thu hút ngành công nghiệp, đặc biệt
là thông qua việc thành lập các trung tâm chuyển giao.
Ngày nay, hầu hết các trường đại học, đặc biệt là những trường nhận được tài trợ của
NIH, được huy động để tạo ra các trung tâm nghiên cứu chuyển giao chuyên ngành. Các
trung tâm này được tổ chức để đảm bảo sự hợp tác hiệu quả với các nhà nghiên cứu công
nghiệp. Theo TS. Kaitin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuốc tại Đại học
Tufts (Boston), các trung tâm này gần như được đánh đồng với các đơn vị kinh doanh.
Ngoài ra còn có một sự thay đổi trong các nhà nghiên cứu, họ không chỉ tập vào các dự án
của riêng mình, mà giờ đây họ còn chủ động hơn trong liên hệ với các nhà tài trợ trong
ngành công nghiệp.
Các sáng kiến của các trường đại học
Trong suốt mùa hè năm 2012, trường Đại học California đã chính thức giới thiệu các kế
hoạch xây dựng một trung tâm nghiên cứu chuyển giao ở San Diego (UC San Diego), trong
đó họ đã đầu tư gần 110 triệu USD. UC San Diego được kỳ vọng là Trung tâm sáng tạo
những phương pháp điều trị mới, thúc đẩy sự tương tác giữa các nhà nghiên cứu từ các
công ty tư nhân và các đối tác trường đại học được đặt gần các trung tâm lâm sàng, như
"Trung tâm Ung thư UC San Diego Moores". Ngoài ra, có thể kể đến một trung tâm nghiên
cứu chuyển giao và nghiên cứu lâm sàng mới được xây dựng vào tháng 5/2012 ở
Gainesville, Florida, với chi phí 45 triệu USD. Trung tâm này sẽ có Viện UF (thuộc Đại học
Florida) chuyên nghiên cứu về lão hóa tế bào và Viện Khoa học lâm sàng. Bên cạnh đó còn
phải kể đến Đại học Harvard danh tiếng cũng có Trung tâm Khoa học lâm sàng và chuyển
giao Harvard (The Harvard Clinical and Translational Science Center)
Các sáng kiến của Chính phủ
Sáng kiến đầu tiên ra đời vào năm 2004, đó là một kế hoạch nghiên cứu y tế mang tên
"Lộ trình nghiên cứu y tế của NIH” (NIH Roadmap for Medical Research). Thông qua sáng
kiến này, NIH hy vọng:
• Khuyến khích nghiên cứu có mức độ rủi ro cao/kết quả đem lại lớn;
• Thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp và công cụ sáng tạo;
• Lấp khoảng trống trong tri thức cơ bản;
• Thay đổi thói quen của các trường đại học để khuyến khích họ mở rộng hợp tác.
37
Hành động điển hình nhất của Lộ trình NIH là cung cấp vốn dưới hình thức giải thưởng:
các "Giải thưởng Khoa học chuyển giao và lâm sàng” (Clinical and Translational Science
Awards - CTSA), thông qua các trường đại học thiết lập các trung tâm nghiên cứu khám
phá các chủ đề nghiên cứu mới. Các CTSA đã tài trợ 60 trung tâm nghiên cứu trong 30 tiểu
bang Hoa Kỳ, bao gồm cả Catalyst Harvard (Trung tâm Khoa học lâm sàng và chuyển giao)
và một viện tương tự tại Đại học Tufts. Các trung tâm này đã góp phần vào sự phát triển của
nghiên cứu chuyển giao, được coi như cầu nối giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng. Như vậy, NIH đã thay đổi chính sách tài trợ khi bắt đầu hỗ trợ các lĩnh vực nghiên
cứu ứng dụng, cũng như nghiên cứu cơ bản. NIH tiếp tục theo hướng này với việc tạo ra
Trung tâm quốc gia thúc đẩy khoa học chuyển giao (NCATS).
Về phần mình, vào tháng 3/2004, FDA đã công bố một báo cáo về sự trì trệ của đổi mới
sáng tạo trong ngành công nghiệp dược phẩm ["Innovation/Stagnation: Challenge and
Opportunity on the Critical Path to New Medical Products", U.S. ], nghiên cứu khoảng cách
ngày một lớn giữa các phát hiện khoa học về các bệnh mãn tính (như bệnh Alzheimer và
một số bệnh ung thư) và năng lực của ngành công nghiệp để chuyển giao các phát hiện hoa
học/tri thức này thành các phương pháp điều trị. Ấn phẩm này đã được chú ý và sau đó dẫn
tới sự ra đời của "Sáng kiến con đường tối quan trọng" (Critical Path Initiative - CPI), cho
phép xây dựng các quan hệ đối tác công/tư trong khuôn khổ các dự án khác nhau liên quan
đến việc cải thiện quá trình phát triển các loại thuốc.
2.2.3. Các loại văn phòng CGCN trong trường đại học
Kết quả trực tiếp mà Luật Bayh-Dole đem lại là các tổ chức hàn lâm ở trên khắp Hoa Kỳ
đều thiết lập kết cấu hạ tầng mạnh cho công tác cấp giấy phép sử dụng công nghệ để hỗ trợ
thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của mình. Từ thập kỷ 80 đến 90, số Văn phòng
CGCN (TTO) ở các trường đại học đã tăng từ 25 lên trên 200. Trách nhiệm của họ là thực
thi Luật Bayh-Dole bằng cách tạo điều kiện và quản lý việc công bố và cấp phép cho các
sáng chế có tiềm năng thương mại/chuyển giao công nghệ của trường đại học. Nhìn chung,
các tổ chức này đều tiếp thị các sở hữu trí tuệ của mình chủ yếu thông qua các dịch vụ trên
nền tảng Web (tại Website của trường đại học hoặc của AUTM).
Phần lớn các TTO đã giới thiệu các chính sách và hướng dẫn về các hoạt động của họ
thông qua website và Hội đồng Quan hệ Chính phủ - một hiệp hội của các trường đại học
nghiên cứu. Như đã nêu ở trên, hiệu quả kinh tế trực tiếp của việc cấp phép sử dụng công
nghệ đối với bản thân các trường đại học là tương đối nhỏ, ngoại trừ một số trường hợp.
Thường phải mất từ 5-10 năm các văn phòng TTO mới đủ thời gian hoàn vốn.
Mặc dù nhìn chung hệ thống TTO hoạt động có hiệu quả trong thời gian dài sau khi có
Luật Bayh-Dole, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rất khó thuyết phục các nhà
nghiên cứu ở trường đại học công bố các sáng chế của họ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy
những nhà nghiên cứu có “chất lượng cao nhất” hoặc “năng suất nhất” thường ít quan tâm
đến việc thương mại hóa. Ước tính rằng dưới một nửa số lượng các kết quả nghiên cứu và
38
công nghệ được phát triển là được tiến hành thương mại hóa. Có thể giải thích điều đó là do
79% số sáng chế cần phải được NC&PT tiếp theo hướng ứng dụng, chứ không phải do các
nhà khoa học hoặc kỹ sư không muốn thương mại hóa chúng. Ngoài ra, bản thân quá trình
công bố sáng chế cũng tốn nhiều thời gian.
Một thách thức nữa đặt ra cho hệ thống TTO là tìm được các cán bộ có chuyên môn. Vì
số lượng sáng chế ngày càng gia tăng ở các trường đại học nên các văn phòng CGCN cũng
tăng lên. Hơn nữa, các trường hợp mà văn phòng CGCN phải xử lý ngày càng phức tạp.
Ngoài việc phải được trang bị kiến thức vững chắc ở lĩnh vực khoa học đặc thù, các cán bộ
văn phòng CGCN cần phải có đủ trình độ kinh tế và pháp luật để phán xét xem liệu các
sáng chế có đủ điều kiện để cấp bằng hay không, phải có các kỹ năng tiếp thị và kinh doanh
để tìm được các đối tác thương mại, và cuối cùng là phải có kỹ năng đàm phán và xã hội để
đạt được hợp đồng.
Một điều đã được thừa nhận rộng khắp là các nhà nghiên cứu cần phải có những động
lực cá nhân để tham gia vào quá trình cấp phép sử dụng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại
trường Đại học Stanford được nhận 1/3 các khoản thanh toán từ việc cấp phép sử dụng các
sáng chế của họ. Một nghiên cứu gần đây đã kết luật rằng những khuyến khích kinh tế có
tác dụng tới số lượng sáng chế được tạo ra và thu nhập nhờ cấp phép sử dụng sáng chế của
trường đại học. Những trường nào chi nhiều hơn cho nhà nghiên cứu từ các khoản thu nhờ
li-xăng thì có số lượng sáng chế nhiều hơn và thu nhập từ việc cấp phép cao hơn. Nghiên
cứu trên cũng phát hiện ra rằng các nhà khoa học tại các trường đại học tư được hưởng
khuyến khích kinh tế cao hơn gấp 4 lần so với các đồng nghiệp ở trường đại học công lập.
Hơn nữa, các văn phòng CGCN tại các trường tư đều có xu hướng hoạt động CGCN hiệu
quả hơn, định hướng thương mại hoá nhiều hơn và họ giỏi hơn trong việc nhận dạng và
nắm bắt những đổi mới để cấp phép sử dụng cho khu vực công nghiệp.
Theo Jon Sandelin, một chuyên gia CGCN ở trường Đại học Stanford (SU), thì sự tham
gia tích cực của nhà sáng chế trong quá trình cấp giấy phép sử dụng là một nhân tố trọng
yếu đem lại kết quả thành công. Ví dụ, nhà sáng chế có thể giúp nhận dạng những đối tượng
thuộc khu vực công nghiệp có quan tâm đến sáng chế đó. Những cuộc tiếp xúc như vậy là
cực kỳ hữu ích và điều mấu chốt cho việc cấp phép thành công là người ở công ty phải có
tác dụng như một cán bộ cố vấn về sáng chế. Ngoài việc được hưởng một phần các khoản
thanh toán kỳ vụ, nếu nhà sáng chế tham gia vào quá trình cấp giấy phép thì có thể nhận
thêm các lợi ích khác, ví dụ như có thể thu hút thêm vốn nghiên cứu từ đối tượng được cấp
giấy phép, được thanh toán phí tư vấn, được tuyển mộ làm việc cho nơi được cấp giấy phép.
SU, MIT, trường Đại học Columbia và trường Đại học California (UC) nằm trong số
những tổ chức được coi là thành công nhất trong công tác CGCN của trường đại học. Là
một trường công lập lớn, UC thường được coi là mô hình tiêu chuẩn cho các trường khác.
Một ví dụ đáng quan tâm khác về một trường đại học đang cố gắng tạo bước nhảy vọt cho
các văn phòng CGCN đã được thành lập và tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm
39
liên quan đến công nghệ thế hệ mới, đó là trường Đại học Arizona. Đại học Arizona có một
cách tiếp cận mới, bao gồm việc chú trọng đến công tác kinh doanh. Một trong những sáng
kiến đưa ra là cải cách Văn phòng Hợp tác và cấp giấy phép công nghệ thành một cơ quan
mới có tên là Doanh nghiệp Công nghệ Arizona, một công ty có chức năng phát triển và
thương mại hoá công nghệ. Chương trình này được bắt đầu vào tháng 4/2003, với Giám đốc
được tuyển dụng từ khu vực tư nhân. Một ví dụ khác, đó là việc thành lập Viện Thiết kế
sinh học Arizona, một cơ quan gồm các chương trình và phương tiện nghiên cứu đa ngành,
được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2004. Viện này có vai trò như một nguyên mẫu để xây
dựng tinh thần nghiên cứu mang tính kinh doanh mới tại Đại học Arizona. Hơn nữa, người
ta có kỳ vọng là nó sẽ đặt nền móng cho hoạt động kinh tế mới và đóng góp vào tiềm năng
của cụm CNSH tại Phoenix.
Nhìn chung, các văn phòng CGCN được hình thành và phát triển từ hơn 30 năm qua
trong trường đại học Hoa Kỳ. Chúng có những hoạt động riêng của mình, tùy thuộc vào
môi trường nơi chúng được đặt, những đặc thù của chính các trường đại học và các định
hướng của trường. Tuy nhiên, người ta có thể thấy những điểm tương tự của các trường,
trong đó hoạt động của một văn phòng CGCN là nhằm vào:
1. Tìm kiếm và tiếp nhận các báo cáo sáng chế;
2. Giới thiệu các sáng chế cho các nhà tài trợ;
3. Quyết định đặt tên các sáng chế được phát triển nhờ các quỹ bên ngoài;
4. Đăng ký bằng sáng chế (sau khi nghiên cứu khả thi);
5. Vận động doanh nghiệp liên quan quan tâm đến các bằng sáng chế;
6. Đàm phán và quản lý các hợp đồng cấp phép (li-xăng).
Văn phòng CGCN cũng chịu trách nhiệm theo dõi nhu cầu các bằng sáng chế, ghi nhận
doanh thu và chi phí cũng như soạn thảo các báo cáo hàng năm cho Chính phủ.
Các văn phòng OTT/OTD/OTL/OTC
Hiện nay hầu hết các trường đại học Hoa Kỳ đều được trang bị một văn phòng CGCN.
Vì vậy, người ta thấy sự xuất hiện của các văn phòng CGCN (Office of Technology
Transfer, OTT), các văn phòng phát triển (OTD), cấp giấy phép (li-xăng) (OTL) hoặc
thương mại hóa (OTC), với những chính sách và đặc điểm khác nhau.
Tuy nhiên, trong khi một số văn phòng có nhân viên làm việc được đào tạo trong trường
đại học, thì một số khác lại tuyển dụng các chuyên gia trong ngành công nghiệp để tạo điều
kiện cho các cuộc thảo luận với các đối tác tư nhân. Tương tự như vậy, chính sách chuyển
giao khác nhau cùng tồn tại: một số trường đại học chỉ đàm phán các li-xăng từ các bằng
sáng chế của họ và việc khai thác sáng chế của họ do các công ty thực hiện, trong khi những
trường đại học khác lại cố gắng tạo dựng quan hệ đối tác từ đầu và có được các hợp đồng
với ngành công nghiệp về các dự án nghiên cứu.
40
• Đại học Columbia, một thành viên của "Ivy League" Hoa Kỳ, có một văn phòng
CGCN từ năm 1982, mang tên "Columbia Technology Ventures" (CTV). Được ra
đời nhờ có Luật Bayh -Dole, văn phòng này đang thu hút các thành viên của trường
đại học, các sinh viên đại học cũng như các nhà nghiên cứu. Nhiệm vụ của văn
phòng là để hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục và giảng dạy, thông qua tạo ra các khoản đầu
tư cho các trường đại học và tạo thuận lợi cho quan hệ đối tác với ngành công nghiệp.
CTV cũng hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh từ Đại học Columbia. Mỗi năm, CTV
thực hiện khoảng 50 hợp đồng cấp phép (li-xăng), với 100 quan hệ đối tác nghiên
cứu với ngành công nghiệp. CTV cũng tham gia vào sự hình thành các công ty khởi
nghiệp (start-up) dựa trên các sáng chế của các phòng thí nghiệm và các công ty khởi
nguồn (spin-off) từ các thành viên của trường đại học. Đã có 115 công ty khởi nghiệp
dạng này được được tạo ra từ khi ra đời CTV. Văn phòng này hướng vào dịch vụ ở
trường đại học, vào quan hệ đối tác với ngành công nghiệp hơn là hướng vào thương
mại hóa các bằng sáng chế và hỗ trợ cộng đồng học thuật. Phần lớn các văn phòng
chuyển giao của các trường đại học Hoa Kỳ là thuộc dạng này, vì chúng phù hợp với
mong muốn của các trường đại học, đặc biệt các trường đại học "Ivy League", là ưu
tiên cho sinh viên và các thành viên của mình, hỗ trợ họ trong đào tạo, tăng được tài
trợ và danh tiếng của trường.
• Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chọn một cách tiếp cận có tính thương mại
hơn. Trong lịch sử của mình, trong các phòng ban và các khóa đào tạo của mình,
MIT rất hướng vào kỹ thuật, công nghệ và triết lý kinh doanh do đó phát triển hơn.
MIT dành khoảng 700 triệu USD cho NC&PT (88% từ Chính phủ liên bang). Hoạt
động nghiên cứu huy động xấp xỉ 5000 người, trong đó có hơn 1.000 giáo viên. Văn
phòng CGCN, với nhiều nguồn lực quan trọng, được chia thành nhiều nhóm: nhóm
“nghiên cứu hợp tác được tài trợ” gồm khoảng 20 người, xử lý các vấn đề về quan hệ
đối tác với ngành công nghiệp; nhóm “liên kết” với số người tương tự, phụ trách kết
nối các nhà công nghiệp với các nhà nghiên cứu tại MIT. Cuối cùng, nhóm "cấp
phép" (li-xăng) hay Văn phòng li-xăng công nghệ (Technology Licenses Office,
TLO) lớn nhất với khoảng 30 người, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan
đến bằng sáng chế, li-xăng và thương mại hóa các sáng chế. Với 3000 bằng sáng chế
trong danh mục đầu tư, giá trị gia tăng của li-xăng gắn với mối quan hệ với ngành
công nghiệp. Các chi phí của TLO liên quan đến các bằng sáng chế đã tăng gấp đôi
từ năm 2001 đến năm 2010, từ 7,1 triệu USD đến 15,3 triệu USD. Các nguyên tắc chỉ
đạo của TLO là sở hữu trí tuệ (IP) do MIT năm độc quyền và chỉ có các li-xăng là có
thể thỏa thuận. Trong năm 2011, TLO/MIT đã thực hiện 632 công bố sáng chế, thu
được 150 bằng sáng chế và thương lượng khoảng 79 li-xăng. Đã có 26 doanh nghiệp
trẻ đổi mới sáng tạo đã ra đời nhờ các công nghệ của MIT trong đó các li-xăng đã
được đàm phán bởi TLO. Tổng doanh thu của TLO là xấp xỉ 85 triệu USD, đạt được
thông qua ba đối tượng đóng góp quan trọng như nhau: những nhà sáng chế (các chủ
41
doanh nghiệp của MIT), các phòng ban (kỹ thuật, khoa học, vv...) và quỹ đầu tư và
dự trữ của MIT (từ hiến tặng).
Hoạt động của TLO có lúc đạt doanh thu cao (80,7 triệu USD doanh thu trong năm 2001,
89,1 triệu năm 2008) và có lúc doanh thu giảm (dưới 40 triệu USD vào các năm 2002, 2003
và 2004), nhưng chi phí của nó nhìn chung đã tăng lên kể từ năm 2001. Giám đốc TLO, bà
Lita Nelsen nhận định rằng các hoạt động liên quan đến li-xăng, ngay cả ở MIT, rất không
ổn định trong khi vẫn phải sử dụng một lượng lớn các nguồn lực. Tuy nhiên, MIT/TLO có
thể góp phần vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Boston và xa hơn nữa là ở quy mô quốc
gia.
• "Đại học Boston" (BU) và Văn phòng phát triển của nó (OTD). OTD của BU bao
gồm một đội ngũ các “nhà phát triển kinh doanh" và một nhóm chịu trách nhiệm về
sở hữu trí tuệ và li-xăng. Khi một bằng sáng chế được cấp, nếu chiến lược là li-xăng
công nghệ cho một công ty, thì nhóm phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm đàm
phán. Sau khi hai bên (nhà sáng chế và công ty) đã nhất trí về các điều khoản tài
chính, thì một bản ghi nhớ thỏa thuận được lập và được gửi đến bộ phận li-xăng để
lập hợp đồng li-xăng và đàm phán các điều khoản cuối cùng.
• Đại học Stanford (SU) với Văn phòng cấp phép sử dụng công nghệ (OTL). SU từ lâu
đã là một trường dẫn đầu và đạt chuẩn mực về CGCN thông qua hoạt động cấp bằng
sáng chế và giấy phép sử dụng. Văn phòng OTL đã được thành lập năm 1969, tức là
sớm hơn 11 năm trước khi phần lớn các trường đại học khác đều thực hiện bước đi
tương tự nhờ sự ban hành đạo luật Bayh-Dole. Văn phòng này có 25 cán bộ nhân
viên và 6 cộng tác viên làm việc trọn thời gian, quản lý khoảng 2.000 trường hợp
đăng ký. Mỗi cộng tác viên có một lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật và chịu trách
nhiệm một danh mục các trường hợp. Văn phòng đã thực hiện được 1956 trường hợp
cấp giấy phép trong số 4.850 sáng chế được công bố.
OTL đã đi tiên phong trong “cách tiếp cận tiếp thị” đối với CGCN bằng cách tích cực
tìm kiếm những đối tượng xin cấp quyền sử dụng đối với những sáng chế có tiềm năng cao
nhất. Một kết quả của cách tiếp cận này là việc cấp bằng sáng chế về ADN tái tổ hợp năm
1980, một chương trình đem lại 255 triệu USD trong suốt thời gian bảo hộ của sáng chế.
Chương trình CGCN của SU đã noi theo mô thức của phần lớn các chương trình khác. Phần
lớn thu nhập đều bắt nguồn từ một số lượng hạn chế các công nghệ chủ chốt. Trong năm tài
khóa 2002, SU nhận được 50 triệu USD nhờ chuyển giao 385 công nghệ, trong số đó có 7
công nghệ có mức thanh toán trên 1 triệu USD. Cũng trong năm đó, OTL đã ký 112 hợp
đồng cấp giấy phép, với khoản thu phí đợt đầu là 1,4 triệu USD. Số sáng chế công bố trong
năm 2002 đạt mức kỷ lục là 315 (cao hơn năm trước 9%), trong đó gần 48% là về khoa học
sự sống, số còn lại là vật lý và khoa học máy tính. Tỷ lệ cấp giấy phép so với số sáng chế là
30%.
OTL giữ lại 15% tổng thu nhập từ việc cấp phép sử dụng, 85% còn lại được chia cho
42
những nhà sáng chế, các khoa và trường của họ. Trong năm tài khóa 2002, các nhà sáng chế
có thu nhập cả năm là 11,3 triệu USD, các khoa: 13,5 triệu USD và các trường: 13,1 triệu
USD. Trường Y khoa Stanford cho đến nay là trường nhận được tiền thanh toán lớn nhất so
với các trường khác của SU (8,2 triệu USD, tức 62% tổng số).
SU không có chính sách ưu tiên cho những đối tượng xin cấp phép sử dụng nội địa. Tuy
nhiên, đã có một thị trường khu vực mạnh tồn tại phục vụ cho các sáng chế mới, với mối
quan hệ phong phú giữa các cán bộ giáo viên và sinh viên SU với các doanh nghiệp địa
phương và các nhà kinh doanh mạo hiểm. Mặc dù tình trạng suy thoái kinh tế gây ảnh
hưởng tiêu cực tới Thung lũng Silicon, nhưng OTL vẫn duy trì được việc cấp giấy phép và
nhận được cổ phần ở 13 công ty trong năm 2002. Trong toàn bộ thời gian hoạt động của
OTL, SU đã nắm giữ cổ phần ở 117 công ty và nhận được khoảng 21 triệu USD.
OTL cũng quản lý Quỹ Birdseed để cung cấp những khoản tiền nhỏ (thường là dưới
25.000 USD) để phát triển nguyên mẫu. Đã có 21 dự án được cấp vốn. Quỹ Gap đã được
thành lập năm 2000 để hỗ trợ những nỗ lực phát triển nào có giá trị trên 25.000 USD cho
những công nghệ không cấp phép sử dụng. Mục đích đặt ra là phát triển công nghệ tới mức
đủ sức hấp dẫn đối với các đối tượng muốn mua quyền sử dụng tiềm năng. Năm 2002, 2 dự
án như vậy đã được chuẩn y. Mặc dù các hoạt động cấp giấy phép chiếm phần lớn công
việc của OTL, nhưng Văn phòng vẫn giải quyết việc cấp quyền sao chép (phần mềm) và
nhãn hiệu hàng hoá.
Để tăng cường mối quan hệ với khu vực công nghiệp, Văn phòng Hợp đồng Công
nghiệp (Industrial Contracts Office-ICO) đã được OTL thành lập. ICO đã đàm phán trên
500 hợp đồng hợp tác giữa trường đại học và ngành công nghiệp và làm việc với trên 100
công ty trong năm 2002. SU đã có truyền thống trong việc khuyến khích sự tham gia tích
cực với ngành công nghiệp. Những mối quan hệ được tạo ra đã đóng vai trò rất quan trọng
cho CGCN và hình thành các công ty mới khởi nghiệp có liên kết với trường đại học, cũng
như đem lại các nguồn vốn. Trong năm 2002, ngoài 50 triệu USD nhận được từ các khoản
thanh toán giấy phép sử dụng, các dự án nghiên cứu do ngành công nghiệp tài trợ đã nhận
được 39 triệu USD. Trong quan hệ với ngành công nghiệp, SU cam kết nguyên tắc là các
nhà nghiên cứu cần phải được quyền xuất bản công trình của họ.
Ngoài việc vận hành OTL, SU đã áp dụng một số biện pháp để hỗ trợ kinh doanh và cải
thiện môi trường đổi mới. Đội đặc nhiệm kinh doanh Stanford là một nỗ lực để điều phối
các hoạt động như vậy ở các khu nhà trường (Campus) và với các thành viên của cộng đồng
doanh nhân ở Thung lũng Silicon. Đội đặc nhiệm này cung cấp phương tiện cho các nhà
kinh doanh vốn mạo hiểm, những người được uỷ quyền và các đối tượng khác tiếp xúc
được với các hoạt động của các phòng thí nghiệm của SU. Một hỗ trợ quan trọng cho đội
đặc nhiệm là Chương trình Mạo hiểm công nghệ, một nỗ lực giảng dạy và nghiên cứu của
trường kỹ thuật nhằm đào tạo các nhà khoa học về các kỹ năng kinh doanh.
Một số tổ chức cấp vốn đã tiếp cận với SU để tìm kiếm các ý tưởng và biến chúng thành
43
lĩnh vực kinh doanh mới. Một ví dụ là Concept2Company (C2C). C2C đã hỗ trợ cho các
nhà nghiên cứu của SU phát triển các ý tưởng của họ, thường là khi nhà sáng chế không còn
quan tâm đến nữa mà bỏ đi làm việc ở nơi khác. Công ty này đã rót trên 200 triệu USD vốn
mạo hiểm trong năm 1997. SU cũng có một công viên khoa học, trong đó có 300 công ty
thuê địa điểm.
2.2.4. Các hiệp hội và chuyên nghiệp hóa CGCN trong các trường đại học
Hiệp hội các nhà quản lý công nghệ của các trường đại học (AUTM)
AUTM là một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ chính là hỗ trợ sự phát triển của CGCN
trong các trường đại học, có hơn 3.500 thành viên, trong đó 90% đến từ Hoa Kỳ. Từ 20
năm nay, vào cuối mỗi năm, AUTM công bố một báo cáo đề cập nhiều chỉ tiêu kinh tế liên
quan đến sự phát triển của CGCN. Được thành lập bởi một nhóm các chuyên gia cách đây
20 năm, AUTM nhằm vào cung cấp một bức tranh rõ ràng về hoạt động này tại Hoa Kỳ.
Mục đích là để đánh giá hiệu quả của các sáng kiến trong lĩnh vực CGCN trong các trường
đại học. AUTM đã công bố báo cáo mới nhất về hoạt động CGCN vào ngày 11/12/2012.
Hiệp hội Li-xăng (Hoa Kỳ và Canađa) (LES)
LES Hoa Kỳ và Canađa là một hiệp hội chuyên về hoạt động thương mại hóa, được
thành lập vào năm 1965. 5.000 thành viên của Hiệp hội là các hội chuyên nghiệp về sở hữu
trí tuệ, tiêu chuẩn hóa, đào tạo, cấp chứng chỉ nghề. LES Hoa Kỳ là thành viên của LES
quốc tế (cũng đã được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1965 và quy tụ các hiệp hội thành viên
của 32 quốc gia/vùng lãnh thổ và hơn 10.000 thành viên cá nhân tham gia).
Chuyên nghiệp hóa hoạt động CGCN
Hiện vẫn chưa có văn bằng chính thức được cấp để trở thành một chuyên gia CGCN
mặc dù CGCN là một nghề riêng. Một người trẻ phụ trách một nhiệm vụ quản lý dự án phải
có bằng thạc sĩ khoa học. Trình độ thạc sĩ, đặc biệt là nghiên cứu sau tiến sĩ trong quản trị
kinh doanh thường được đánh giá cao. Các nhà khoa học có thể được tiếp cận các khóa đào
tạo ở AUTM hoặc ở LES. Từ năm 2008, LES và “Certified Licensing Professionals Inc"
(CLP), một tổ chức độc lập phi lợi nhuận, đã cùng nhau thực hiện một chương trình kiểm
tra và cấp chứng nhận chuyên nghiệp cho người làm về li-xăng và thương mại hóa tài sản trí
tuệ. AUTM và "Tổ chức công nghiệp công nghệ sinh học” (Biotechnology Industry
Organization, BIO, thuộc Ban điều hành của CLP), cũng tham gia vào triển khai kỳ thi cấp
chứng chỉ hành nghề. Cho đến nay, hơn 800 chuyên gia CGCN đã được cấp chứng chỉ hành
nghề. Những người được đi kiểm tra để được cấp chứng chỉ hành nghề là những người có
trình độ thạc sĩ khoa học hoặc cao hơn tốt nghiệp tại một trường đại học được công nhận và
có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong lĩnh vực CGCN.
2.2.5. Những xu hướng hiện nay của hoạt động CGCN trong trường đại học
Báo cáo mới nhất của AUTM về hoạt động CGCN trong các trường đại học trong năm
44
2010, được công bố vào cuối tháng 12 năm 2011, làm sáng tỏ các xu hướng hiện nay của
CGCN. Khảo sát và nghiên cứu của AUTM được thực hiện trong năm 2011. Từ 25/2 –
25/4, các câu hỏi đã được gửi đến các đối tác là các trường đại học. Trong số 258 trường đại
học Hoa Kỳ được điều tra, có 155 trường đã trả trả lời các câu hỏi (66%). 27 bệnh viện trên
tổng số 65 bệnh viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ cũng đã trả lời (42%). Các trường đại học lớn
của Hoa Kỳ đều có mặt trong báo cáo, đó là các trường: MIT, Caltech, Stanford, Harvard,
Chicago. Cần lưu ý rằng các trường đại học California và Texas còn bao gồm nhiều tổ chức
(Đại học California tại San Diego, Đại học California tại Berkeley... ) đã đưa ra một câu trả
lời chung cho các câu hỏi và như vậy cũng có mặt dưới dạng hệ thống, trong khi trên thực tế,
hoạt động CGCN của các tổ chức này không được tích hợp hoặc đi kèm. Một số trường đại
học hàng đầu như Đại học Princeton, cũng vắng mặt trong nghiên cứu.
Sự chênh lệch lớn giữa các trường đại học
CGCN ở Hoa Kỳ được đặc trưng bởi sự khác biệt lớn giữa các trường đại học, nhất là về
chi tiêu cho nghiên cứu. Hình dưới đây cho thấy sự phân bổ kinh phí nghiên cứu trong các
trường đại học được khảo sát bởi AUTM. Cần lưu ý rằng những nguồn ngân sách cho
nghiên cứu của các trường là không đồng đều. Chẳng hạn, 13 tổ chức có một nguồn ngân
sách lớn hơn 900 triệu USD, trong khi 25 tổ chức có ngân sách dưới 50 triệu USD hoặc ít
hơn nhiều. 20 trường đại học có thứ hạng tốt nhất của AUTM tập trung tới 50 % ngân sách.
Hình 4. Ngân sách cho nghiên cứu của các trường đại học nghiên cứu (2010)
(Nguồn: AUTM Hoa Kỳ, "Licensing Activity Survey")
Những khác biệt này phù hợp với các chỉ số chính của CGCN. Do đó, liên quan đến
bằng sáng chế, trong khi hầu hết các trường đại học được khảo sát bởi AUTM nộp dưới
S
ố
l
ư
ợ
n
g
c
á
c
tổ
c
h
ứ
c
Ngân sách cho nghiên cứu (triệu USD)
45
50 đơn xin cấp bằng sáng chế mỗi năm, thì một số trường đại học lại nộp hơn 400 đơn
mỗi năm, chẳng hạn như Đại học California (915 đơn), các "Viện Công nghệ
Massachusetts" (MIT, 535 đơn) hay "Viện Công nghệ California" (415 đơn)... Ngoài ra,
về li-xăng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các trường đại học Hoa Kỳ có lượng li-xăng lớn, trên 100
li-xăng (Hình 5).
Hình 5. Phân bố Li-xăng (2010)
(Nguồn: AUTM Hoa Kỳ, "Licensing Activity Survey")
Các chính sách thương mại hóa rất khác nhau
Hoạt động CGCN trong các trường đại học Hoa Kỳ không chỉ khác nhau về cường độ
mà cả mức độ. Một số ít các trường đại học có phần lớn các nguồn lực nghiên cứu và
đóng góp lớn vào CGCN. Do đó rất khó để xây dựng các chỉ số so sánh các trường đại
học với nhau và làm sáng tỏ sự đa dạng của các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết
quả nghiên cứu đang được thực hiện. Các dữ liệu của AUTM mô tả những tình huống rất
khác nhau, ở đó các lĩnh vực nghiên cứu là rất khác nhau giữa trường đại học này với
trường đại học khác, một số trường lại ưu tiên nghiên cứu ứng dụng.
Một chỉ số khá tự nhiên liên quan đến thương mại hóa kết quả của các công trình
nghiên cứu là tỷ lệ giữa số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế được nộp và số tiền chi
cho nghiên cứu trong một trường đại học. Tỷ lệ này cho phép loại bỏ sự thiên vị được
hình thành bởi mức độ lớn, bé của các trường đại học. Chỉ số này vẫn còn rất khó để xử lý:
làm thế nào để so sánh các trường đại học mà các phương tiện/cơ sở nghiên cứu của
chúng (theo các lĩnh vực) có thể thay đổi nhiều? Do vậy, dưới đây là những dữ liệu thô từ
AUTM và giải thích theo đường xu hướng trong Hình 6. Ưu điểm của phương pháp trình
diễn này là nó tiếp tục minh họa cho sự khác biệt về các phương tiện giữa các tổ chức giáo
S
ố
l
ư
ợ
n
g
c
á
c
tổ
c
h
ứ
c
Số lượng li-xăng
46
dục đại học, trong khi vẫn làm nổi bật sự khác biệt trong cách tiếp cận và hiệu suất giữa
các trường đại học trong CGCN.
Hình 6 dưới đây mô tả, dưới dạng đám mây điểm, sự liên hệ giữa ngân sách cho nghiên
cứu với số lượng các sáng chế trong các trường đại học. Mỗi điểm thể hiện một trường đại
học và vị trí về ngân sách và số lượng các sáng chế. Hình vẽ thể thiện con số trung bình
của các bằng sáng chế tùy theo mức chi tiêu nghiên cứu và hiệu quả hoạt động của các
trường đại học khác nhau cũng được thể hiện: một trường đại học có điểm tương ứng nằm
trên dường chéo được coi là có hoạt động tốt, vì đầu tư cho nghiên cứu tương ứng với số
bằng sáng chế có được cao hơn các trường khác. Qua đồ thị, có thể nhận thấy một số điểm
sau:
- Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa chi tiêu nghiên cứu và số lượng các sáng chế.
Trong thực tế, hầu hết các trường đại học ở phía bên phải hình vẽ có xu hướng ở mức
trung bình.
- Một số trường như Đại học Stanford, "Viện Công nghệ California" hoặc "Viện Công
nghệ Georgia" cực kỳ hiệu quả về mặt số lượng sáng chế so với số ngân sách dành cho
nghiên cứu. "Viện Công nghệ California" có lượng sáng chế cao nhất (gần 600 sáng chế)
trong khi mức chi cho nghiên cứu của họ chỉ ở mức trung bình. Ngược lại, các trường như
Đại học Johns Hopkins hay "Đại học Penn State" ở dưới hiệu suất trung bình của các
trường đại học khác mặc dù ngân sách nghiên cứu đáng kể, thậm chí Đại học Johns
Hopkins có mức chi nhiều nhất cho nghiên cứu (hơn 1,4 tỷ USD).
Hình 6. Số lượng sáng chế và chi cho nghiên cứu năm 2010 của các trường đại học
Có một thực tế là tiền bản quyền thu được khi bán hay chuyển giao công nghệ từ bằng
sáng chế có thể không bù đắp được chi phí nghiên cứu công nghệ và đăng ký bảo hộ. Khi
bằng sáng chế được cấp, nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi và có thể tới những
lãnh thổ tại đó nó chưa được bảo hộ. Ngược lại, các sáng chế không được cấp bằng vẫn có
những giá trị, ví dụ như chúng có thể là bí quyết công nghệ. Do vậy, cũng rất thú vị khi
S
ố
l
ư
ợ
n
g
s
á
n
g
c
h
ế
Chi tiêu cho nghiên cứu năm 2010 (triệu USD)
47
nhìn vào số lượng bằng sáng chế được cấp so với số lượng sáng chế chưa được cấp bằng.
Dữ liệu này thể hiện chính sách CGCN của trường đại học và thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của mình bởi vì nó cũng cho phép xác định các trường đại học có những sáng
chế sẽ làm phong phú thêm hoạt động CGCN. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng MIT
có một chính sách thương mại hóa hiệu suất rất cao, trong khi Viện chỉ hơi trên mức trung
bình của các trường đại học khác về mặt số lượng sáng chế so với ngân sách nghiên cứu.
Tuy nhiên, các sáng chế của MIT thường đi đến phát sinh bằng sáng chế. Ngược lại, về
mặt số lượng bằng sáng chế được cấp trên tổng số lượng sáng chế, Đại học Stanford và
"Viện Công nghệ California" đang ở mức trung bình của các trường đại học khác: chính
sách của hai tổ chức này dường như ít nghiêng về đăng ký sáng chế để được cấp bằng.
Hình 7. Số lượng bằng sáng được cấp so với số lượng sáng chế của các trường năm 2010
Thu nhập từ các li-xăng dường như có mối tương quan mật thiết với ngân sách nghiên
cứu của các trường đại học. Trong thực tế, rất thường xuyên, nguồn thu đáng kể liên quan
đến một số lượng nhỏ các công nghệ có thể chiếm 80% doanh thu được tạo ra bởi các li-
xăng. Hai trường đại học được khảo sát bởi AUTM đạt mức cao nhất về doanh thu thông
qua việc cấp phép (li-xăng) là "Đại học Tây Bắc" (Northwestern University) với 180 triệu
USD và "Đại học New York" (178 triệu USD), vượt xa MIT (69 triệu USD, chỉ đứng ở vị
trí thứ sáu). Cuối cùng, cần lưu ý rằng doanh thu từ li-xăng vẫn còn thấp hơn nhiều so với
chi phí nghiên cứu của các trường đại học (doanh thu này chỉ bằng khoảng 5% chi phí
nghiên cứu đối với MIT, mặc dù viện này đã rất tích cực trong hoạt động li-xăng).
2.2.6. Các trường đại học Hoa Kỳ trong hệ thống đổi mới quốc gia
Báo cáo của AUTM thu thập nhiều số liệu thống kê về CGCN trong các trường đại học
Hoa Kỳ. Thông tin này tất nhiên là một chỉ số về năng lực đổi mới của đất nước nhưng
cũng chứng minh sự khác biệt đáng kể giữa các tổ chức:
- Một số ít các trường đại học tập trung kinh phí nghiên cứu và góp phần chủ yếu vào
S
ố
l
ư
ợ
n
g
b
ằ
n
g
s
á
n
g
c
h
ế
đ
ư
ợ
c
cấ
p
Số lượng sáng chế năm 2010
48
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của Hoa Kỳ.
- Các chính sách CGCN được thực hiện bởi các trường đại học rất khác nhau. Các
thống kê của AUTM cho thấy rằng một tổ chức như MIT cũng làm tốt việc thương mại
hóa kết quả nghiên cứu nghiên cứu của mình, bằng chứng là số bằng sáng chế được cấp
so với số lượng các sáng chế, trong khi các tổ chức như Stanford hay "Viện Công nghệ
California" được lợi ích nhiều hơn từ khả năng đạt được những sáng chế mới hơn là
thương mại hóa các sáng chế này. Cũng tương tự như vậy, đối với các li-xăng hoặc thành
lập doanh nghiệp trẻ đổi mới sáng tạo (JEI): một số trường đại học tập trung ưu tiên vào
từng khía cạnh của CGCN. Không có gì ngạc nhiên khi những con số thống kê cho thấy
các trường đại học ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, chẳng hạn như MIT, "Viện Công nghệ
California" hay Stanford.
Tuy nhiên, các dữ liệu của AUTM không đề cập nhiều đến hoạt động thương mại hóa
của các trường đại học. Như vậy, những số liệu về thành lập các JEI rất khó để giải thích.
Chỉ sau vài năm mới có thể nhận ra ảnh hưởng và tác động của việc tạo ra các JEI đối với
nền kinh tế. Ví dụ về MIT: Mặc dù số lượng JEI được tạo ra tương đối thấp, khoảng 20
JEI/năm (17 JEI năm 2010, nhưng MIT vẫn đi đầu trong các trường đại học được khảo sát
bởi AUTM về việc tạo ra các JEI), trường đại học này có ảnh hưởng lớn trong hệ thống
đổi mới địa phương, không chỉ do ảnh hưởng của những JEI mà còn có ảnh hưởng đến hệ
sinh thái kinh doanh trong khu vực Boston thông qua nhiều sáng kiến. Ngoài ra, các
trường còn mang lại những đóng góp gián tiếp cho đổi mới sáng tạo: đào tạo các kỹ sư
mới, các doanh nhân và các nhà khoa học, cung cấp một giai đoạn rất sớm của nghiên cứu
cơ bản, hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nguồn và hội nhập
vào hệ thống đổi mới là những yếu tố tăng cường nền kinh tế địa phương. AUTM vẫn
đang cố gắng tích hợp dữ liệu thống kê mới trong nghiên cứu của mình để định lượng hơn
về tác động kinh tế của CGCN. Vì vậy, đối với báo cáo năm 2011 của mình, AUTM quan
tâm đầu tiên về tác động kinh tế của hoạt động CGCN thực hiện trong các trường đại học.
Hiệp hội này đã thu thập dữ liệu mới có thể cung cấp các chỉ số về tác động kinh tế của
CGCN: số lượng sản phẩm bán ra và số lượng JEI được thành lập.
Nhìn chung toàn bộ các nghiên cứu khám phá của các trường đại học Hoa Kỳ là
nguồn cung cấp công nghệ tuyệt vời cho nền kinh tế, theo hai con đường:
- Li-xăng khai thác công nghệ mà doanh nghiệp sau đó sẽ tạo ra sản phẩm và dịch vụ;
- Các nhà khám phá công nghệ hoặc chính các trường đại học sẽ quyết định thành
lập công ty khởi nghiệp (startup) từ một công nghệ tiềm năng.
Các trường đại học được tài trợ một phần lớn từ các quỹ công, theo chính sách của
Chính phủ liên bang nhằm phát triển và cải thiện việc chuyển dần những khám phá của
trường đại học thành các công nghệ và sau đó là sản phẩm có thể thương mại hóa,
nhằm tạo sự tăng trưởng và việc làm mới. Các số liệu thương mại hóa của các trường
đại học năm 2010 cho thấy hoạt động thương mại hóa này đã vượt qua được cơn
49
khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ: từ năm 2007-2010, số lượng các li-xăng, bằng sáng chế
được cấp và các công ty khởi nghiệp được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu của các
trường đại học có sự gia tăng. 651 công ty khởi nghiệp của trường đại học được tạo ra
năm 2010 (tăng 10% so với năm 2009), 4.284 li-xăng được đàm phán và hơn 650 sản
phẩm mới được tạo ra. Riêng doanh thu từ li-xăng đã đạt 2,3 tỷ USD năm 2010.
Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp trẻ đổi mới sáng tạo cũng thể hiện hoạt
động thương mại hóa của các viện, trường đại học: MIT là một ví dụ điển hình, viện
này đã lựa chọn định hướng chính sách chuyển giao theo hướng li-xăng, ít hướng vào
tạo ra trực tiếp các công ty khởi nghiệp từ các kết quả nghiên cứu của mình. Các li-
xăng của MIT đã tạo ra 75 triệu USD doanh thu năm 2010. Mặc dù lựa chọn sách theo
dịnh hướng li-xăng, nhưng MIT vẫn có một tác động đáng kể vào tính năng động và hệ
sinh thái doanh nghiệp của vùng, bằng cách đào tạo sinh viên văn hóa kinh doanh và
phát triển các chương trình công ty khởi nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho sự phát
triển mạng lưới các chuyên gia với 6000 nhà nghiên cứu của MIT.
Kết luận
Trải qua một khoảng thời gian không dài, Hoa Kỳ đã thành công trong việc sáng tạo
và phát triển các công nghệ mới và biến chúng thành các lĩnh vực kinh doanh có sức
cạnh tranh. Trong vài thập kỷ, việc CGCN và kết quả nghiên cứu từ các tổ chức
NC&PT và trường đại học của Chính phủ sang khu vực tư nhân đã được tăng cường
lên rất nhiều. Hoạt động đó đã trở thành một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong
việc thương mại hoá các công nghệ công nghiệp nói chung. Ông Alan Greenspan, cựu
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, đã nhận định: “Trong một môi trường toàn
cầu, nơi mà các triển vọng tăng trưởng kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
của quốc gia trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, các trường đại học
của Hoa Kỳ trở thành một mô hình khiến cho cả thế giới phải ghen tỵ. Các lợi ích thu
được, thí dụ xét về mức độ lưu chuyển của dòng tri thức từ các sản phẩm mới và sự ra
đời của các công ty khởi nghiệp, quả là hết sức to lớn”. Điều này có thể thấy được qua
một thực tế là tỷ lệ các công ty khởi nghiệp ở Hoa Kỳ cao hơn 3-4 lần so với phần lớn
các quốc gia khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Có một số nhân tố đã góp phần tạo nên sự phát triển này. Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) và trường Đại học Stanford đã từng đi tiên phong trong các nỗ
lực CGCN ở thập kỷ 40 và một số phòng thí nghiệm NC&PT do Liên bang tài trợ đã
được lập ra để đối phó với Thế chiến thứ II. Vào thập kỷ 50, Chính phủ bắt đầu hỗ trợ
cho các doanh nghiệp nhỏ những khoản vốn giúp cho họ tăng trưởng. Tham vọng của
Chương trình chinh phục vũ trụ ở thập kỷ 60 đã phân bổ nhiều kinh phí Liên bang hơn
cho NC&PT và cần đến sự hợp tác giữa khu vực Chính phủ và ngành công nghiệp để
thực hiện. Đầu thập kỷ 80, CGCN đã được thừa nhận rộng khắp, coi đó là công cụ để
50
nâng cao sức mạnh và sức cạnh tranh của nền công nghiệp Hoa Kỳ. Thập kỷ 90, ở Hoa
Kỳ đã chứng kiến sự phát triển các chương trình giáo dục toàn diện về khởi nghiệp
kinh doanh và đổi mới ở các trường đại học, cũng như sự thành công của CGCN nhờ
sự chú trọng rất lớn vào NC&PT công nghệ sinh học và y học. Ngày nay, CGCN vẫn
là một vấn đề thời sự, nằm trong chương trình nghị sự về chính sách công nghiệp.
Hoạt động CGCN ở Hoa Kỳ về cơ bản được thực hiện bởi các trường đại học và các
phòng thí nghiệm liên bang ở nước này tùy theo các điều kiện và tổ chức và không
theo một mô hình duy nhất. Đây rõ ràng là một thế mạnh của hệ thống thương mại hóa
của Hoa Kỳ: phù hợp và gắn với điều kiện địa phương và các hệ sinh thái, hoạt động
CGCN cũng phù hợp hơn với thực tế kinh tế và sự chuyển đổi tri thức thành giá trị.
Cách tổ chức hoạt động CGCN cũng dựa trên một khung pháp lý (Luật Bayh-Dole),
một chế độ sở hữu trí tuệ rất vững chắc và chuyên nghiệp trong thương mại hóa kết
quả nghiên cứu, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của đổi mới sáng tạo ở Hoa Kỳ. Kể từ
khi ban hành Luật Bayh-Dole, Hoa Kỳ đã trải qua một sự gia tăng đáng kể số lượng
bằng sáng chế được cấp cho các trường đại học và thương mại hóa các công nghệ của
trường đại học. Luật Bayh-Dole đã "mở khóa cho tất cả những phát minh và khám phá
được thực hiện trong các phòng thí nghiệm trên khắp Hoa Kỳ với sự trợ giúp từ tiền
thuế... [và] giúp đảo ngược sự trượt dốc của ngành công nghiệp". Đây cũng là lý do tại
sao mô hình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đi từ sáng
tạo tri thức đến biến tri thức thành giá trị kinh tế của Hoa Kỳ đã trở thành mô hình cho
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ học tập áp dụng có hiệu quả trong điều kiện của nước
mình, trong đó có Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Singapo.
Nhưng 30 năm sau sự ra đời của Luật Bayh-Dole, mô hình CGCN của Hoa Kỳ đã
gặp những hạn chế. Điều này đã được chính những người trực tiếp tham gia vào hoạt
động CGCN cũng như các chuyên gia thừa nhận. Hệ thống hiện nay, dựa trên nguyên
tắc bổ trợ trong việc khai thác sở hữu trí tuệ, đang phải nỗ lực để vượt qua những mâu
thuẫn của nó, đặc biệt là các đối tượng chính tham gia vào hoạt động CGCN (các
trường đại học) đang phải vượt qua những khó khăn tài chính và điều này không
khuyến khích họ phát triển thêm sản phẩm trí tuệ. Ở cấp quốc gia, tình hình cũng
tương tự, mặc dù những cam kết liên bang cho nghiên cứu công tăng lên, nhưng hoạt
động CGCN không tiến triển nhiều, có lẽ hiệu quả chưa đạt đến ngưỡng và chỉ thúc
đẩy được một số tổ chức có hoạt động thương mại hóa mạnh hiện nay (các trường đại
học Stanford, Caltech , MIT). Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là “hiệu quả
giảm dần”. Điều này có thể đúng cho trường hợp của hoạt động CGCN ở Hoa Kỳ 30
năm sau khi Luật Bayh-Dole ra đời. Nói cách khác, chỉ riêng Luật Bayh-Dole là chưa
đủ để vận hành hiệu quả hoạt động CGCN ở Hoa Kỳ. Mặc dù Chính phủ liên bang đã
đưa ra các sáng kiến gần đây để cải thiện hoạt động CGCN trong các trường đại học và
các phòng thí nghiệm liên bang, cũng như thúc đẩy sự gia tăng các công ty khởi
nghiệp nhưng hiệu quả của các sáng kiến này chưa thực sự rõ rệt, một phần do thiếu
51
các nguồn lực, đặc biệt là từ hỗ trợ phải mạnh mẽ của Chính phủ liên bang.
Có thể thấy, động lực đằng sau các sáng kiến CGCN của Hoa Kỳ cũng tương tự như ở
nhiều nước khác: đó là tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, huy động vốn cho hoạt
động NC&PT, tối ưu hoá lợi ích của việc đầu tư ngân sách và sử dụng NC&PT để hoàn
thành các mục tiêu chính trị và xã hội. Lợi ích của ngành công nghiệp bao gồm việc được
tiếp cận với các chuyên gia nghiên cứu và các sinh viên là nguồn nhân lực tiềm năng, cũng
như việc tăng cường các nghiên cứu tiền cạnh tranh cả với các trường đại học lẫn với các
công ty khác. Các trường đại học có động lực trong hoạt động CGCN vì nhận được sự tiếp
cận với các nguồn vốn và tri thức bên ngoài, nhận dạng được những vấn đề nghiên cứu liên
quan và tăng thêm được kinh nghiệm cho các cán bộ giáo viên và sinh viên...
Tóm lại, là một siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự, KH&CN, Hoa Kỳ luôn phải đối
mặt với thách thức là làm sao duy trì được vị trí đó trong hoàn cảnh luôn luôn có những
thay đổi và sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên toàn cầu. Để đối phó với những thách thức
này, Hoa Kỳ đã liên tục hoạch định ra các chiến lược, chính sách nhằm giải phóng mọi tiềm
năng đổi mới, đem lại năng suất cao, nâng cao mức sống và giữ vững vai trò lãnh đạo của
mình ở thị trường toàn cầu. Kinh nghiệm thành công hay thất bại trong chiến lược/chính
sách của Hoa Kỳ là những bài học đáng được tham khảo và học tập.
Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 và
nhiều chương trình, đề án quốc gia về KH&CN như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai
đoạn 2011-2015; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; Chương
trình Phát triển sản phẩm quốc gia; Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia; Chương
trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình quốc gia Nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Đề
án Hội nhập Quốc tế về KH&CN đến năm 2020. Chương trình phát triển thị trường
KH&CN đến năm 2020; triển khai thực thi Luật KH&CN 2013, Luật Sở hữu Trí tuệ, Luật
Chuyển giao Công nghệ, Luật Công nghệ cao... Những bước đi quan trọng đó đều hướng
vào phát triển mạnh mẽ nền KH&CN nước nhà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chúng tôi hy vọng, việc biên soạn Tổng quan “Hoạt động chuyển giao công nghệ ở Hoa
Kỳ” sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích.
Biên soạn: ThS. Phùng Anh Tiến
ThS. Nguyễn Hồng Hạnh
52
Tài liệu tham khảo
1. Agency Responses to Presidential Memorandum:
responses-presidential-memo.cfm
2. AUTM US Licensing Activity Survey 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
3. BE Etats-Unis 254 du 11/07/2011 "L'activité de transfert des laboratoires fédéraux : une machine à
plusieurs vitesses".
4. BE Etats-Unis 240 du 18/03/2011 "Les trente ans de la loi américaine "Bayh-Dole" : quels
impacts sur l'innovation et la valorisation dans les universités?
5. BE Etats-Unis 286 du 13/04/2012 : « Les dépenses privées de R&D aux Etats-Unis: les
grandes masses budgétaires et les tendances »,
electroniques.com/actualites/069/69732.htm.
6. BE Etats-Unis 293 du 2012/06/08 «La recherche collaborative au service de la chirurgie
computationnelle: la NSF s'intéresse à l'innovation et à la valorisation»
electroniques.com/actualites/070/70229.htm.
7. BE Etats-Unis 302 du 012/09/14 « Les licences au MIT: excellence et exclusivité vont de pair»,
8. BE Etats-Unis 279 du 24/02/2012 L'activité de transfert de technologies dans les universités
américaines: bilan et perspectives-Partie 2/2: une réalité protéiforme
electroniques.com/actualites/069/69212.htm.
9. BE Etats-Unis 278 du 17/02/2012 « L'activité de transfert de technologies dans les universités
américaines: bilan et perspectives- Partie 1/2: évolution des principaux indicateurs »
10. BE Etats-Unis 260 du 23/09/2011: "Du rôle des universités américaines dans le système national
d'innovation" -
11. BE Etats-Unis 197 du 2010/03/01 « Transfert de technologies dans les universités et la loi Bayh-Dole :
un remède anti-crise et un avantage concurrentiel pour les Etats-Unis »
electroniques.com/actualites/062/62402.htm.
12. Enjeux et Défis du Transfert de Technologies aux Etats-Unis, Lisa Treglia et Antoine Mynard, Avril
2013.
13. Federal Laboratory Technology Transfer- FY2010,
14.
15. "Innovation/Stagnation: Challenge and Opportunity on the Critical Path to New Medical Products",
U.S. Department of Health and Human Services, Food and Drug Administration, March 2004
16. “Improving University Technology Transfer and Commercialization”, Darrell M. West, Issues in
Technology Innovation, Number 20, December 2012.
17. ”Lilly Introduces Global 'Innovation Starts Here' Initiative to Foster Innovation and Quality Science:”
https://investor.lilly.com/releasedetail2.cfm?releaseid=652496.
18. “Maryland Innovation Initiative awards $300,000 in grants”, Jack Lambert, Baltimore Business
Journal, December, 19 th 2012.
19. Presidential Memorandum Accelerating Technology Transfer and Commercialization of Federal
Research in Support of High-Growth Businesses, October, 28 th 2011,
technology-transfer-and-commerciali
20. “Technology transfer from U.S. federal laboratories to private entities, other governments”, Homeland
Security News Wire, 29 November 2012.
21. The Bayh-Dole Act: Selected Issues in Patent and policy and the Commercialization of Technology,
Congressional Research Service, Wendy H. Schacht, 16/03/2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_hoat_dong_chuyen_giao_cong_nghe_o_hoa_ky.pdf