Tài liệu học tập môn học Bảo hiểm

Lời nói đầu Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, loài người buộc phải chấp nhận sống chung với nhiều loại rủi ro. Trong điều kiện đó, các loại hình bảo hiểm đã ra đời, phát triển, thâm nhập vào các ngõ ngách trong đời sống thường nhật của người dân và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo các cử nhân kinh tế, tài liệu học tập môn học Bảo hiểm được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản tối cần thiết trong sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phương pháp chuyển giao rủi ro hữu dụng cho nhu cầu ổn định cuộc cuộc sống con người và phát triển bền vững của các tổ chức, doanh nghiệp. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để tài liệu học tập này ngày càng hoàn thiện hơn.

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu học tập môn học Bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện lao động khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới khả năng lao động của người lao động. Cùng một độ tuổi như nhau, nhưng mức độ nặng nhọc khác nhau, tính chất của công việc khác nhau thì mức độ "già lao động" khác nhau. Đây là yếu tố có liên quan tới "tuổi thọ lao động" của người lao động. Khi xây dựng các điều kiện của chế độ BHXH, nhất là chế độ hưu trí, chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cần chú ý điều kiện suy giảm khả năng lao động. Ngoài các yếu tố sinh học và điều kiện lao động, khi xác định điều kiện hưởng BHXH, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Các điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: * Khả năng hoặc tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước. * Trình độ quản lý lao động, quản lý xã hội. * Các chính sách dân số của quốc gia. * Chính sách lao động việc làm. * Trình độ dân trí và nhận thức xã hội... Điều kiện tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Khi tính toán giữa các mức đóng góp và mức hưởng; thời gian đóng góp và thời gian hưởng, luôn phải thể hiện nguyên tắc cân bằng cân bằng thu - chi. Từ đó, phải quy định thời hạn đóng BHXH tối thiểu (nhất là đối với các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn). • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH: Mức hưởng trợ cấp BHXH được quy định cho từng loại trợ cấp BHXH. Việc quy định mức hưởng trợ cấp BHXH dựa trên cơ sở các nguyên tắc căn bản sau: + Mức trợ cấp BHXH chỉ được xem là khoản bảo đảm chi tiêu, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người hưởng trợ cấp. 69 + Mức hưởng trợ cấp BHXH thấp hơn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH lúc làm việc. Nguyên tắc này nhằm khuyến khích người lao động làm việc và không ỷ lại vào chế độ trợ cấp. + Mức hưởng trợ cấp BHXH thường có quan hệ tỷ lệ với mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Với cùng điều kiện so sánh, mức hưởng trợ cấp BHXH của người đóng BHXH nhiều hơn sẽ lớn hơn. Về thời gian hưởng trợ cấp BHXH cũng không giống nhau ở các chế độ. Nhìn chung, trừ những chế độ trợ cấp BHXH có tính dài hạn, thời gian hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn thường căn cứ vào khoảng thời gian để người lao động có thể phục hồi được khả năng lao động hoặc tìm được việc làm. - Các chế độ BHXH theo Công ước quốc tế 102 Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước mà chế độ BHXH bao gồm những nhánh nào trong số 9 nhánh của các chế độ BHXH theo Công ước quốc tế 102 (Convention No. 102/1952 Concerning Minimum Standards of Social Security). Ngày 28/6/1952, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102 về BHXH (qui phạm tối thiểu), tập hợp các chế độ BHXH đã có trên toàn thế giới bao gồm 9 nhánh chế độ: 1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thai sản 4. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 5. Trợ cấp thất nghiệp 6. Trợ cấp hưu trí 7. Trợ cấp gia đình 8. Trợ cấp tàn tật 9. Chế độ tử tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) Các nước tham gia phê chuẩn Công ước phải áp dụng tối thiểu 3 trong 9 chế độ trên, trong đó ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp nuôi dưỡng. Trừ chế độ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, tất cả các chế độ trợ cấp còn lại đề thực hiện trợ cấp bằng tiền. Trợ cấp gia đình có thể bằng tiền và bằng hiện vật. Hai chế độ trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thai sản bao gồm cả chăm sóc y tế. Các chế độ được thiết lập ở các nước phải phù hợp với Công ước này về: loại đối tượng được bảo vệ ; mức trợ cấp tối thiểu và phạm vi chăm sóc y tế ; nguyên tắc chung là phải đối xử bình dẳng giữa kiều dân và người trong nước. Tiếp sau Công ước 102 (1952), một loạt các Công ước và Khuyến nghị khác được ILO ban hành như: Công ước số 103 (1952-xét lại) và Khuyến nghị số 95 (1952) về bảo vệ thai sản; Công ước số 118 (1962) về đối xử bình đẳng về ĐBXH đối với kiều dân và người trong nước; Công ước và Khuyến nghị số 121 (1964) về trợ giúp trong những trường hợp bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Công ước số 128 (1967) về trợ giúp lúc tàn tật tuổi già, mất người trụ cột gia đình; Công ước số 130 và Khuyến nghị 134 (1969) về chăm sóc y tế và trợ giúp lúc ốm đau; Khuyến nghị số 162 (1980) về người lao động cao tuổi; Công ước số 157 (1982) và Khuyến nghị số 167 (1983) về bảo lưu các quyền đảm bảo xã hội;… . Các Công ước và khuyến nghị này thực chất là sự phát triển xoay quanh các nội dung cốt lõi của Công ước 102 và xu hướng phát triển của hệ thống an sinh xã hội hiện đại là tiến tới sụ bảo vệ phổ cập, mở rộng cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều chế độ da dạng. 3.1.2. Bảo hiểm xã hội ở Việt nam 70 Cũng như nhiều nước trên thế giới, BHXH là nội dung cốt lõi và quan trọng nhất trong hệ thống ASXH của Việt nam. Ngoài hai nhánh là BHXH và Cứu trợ xã hội, hệ thống ASXH ở Việt nam còn bao gồm nhánh Ưu đãi xã hội. Cứu trợ xã hội bao gồm Cứu tế xã hội và Trợ giúp xã hội. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt, ưu tiên Nhà nước, cộng đồng xã hội dành cho một bộ phận dân cư nào đó như: cá nhân và gia đình người có công với đất nước, người nghèo, người ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa… Là một trong những thành viên phê chuẩn Công ước 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế, ở Việt nam đến nay, hoạt động BHXH đã thực hiện được 6 chế độ bao gồm: 1. Chế độ trợ cấp ốm đau 2. Chế độ trợ cấp thai sản 3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 4. Chế độ hưu trí (bảo hiểm tuổi già) 5. Chế độ tử tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 6. Chế độ bảo hiểm y tế Ngoài 6 chế độ có nội dung tương đồng với các chế độ BHXH quy định trong công ước 102, từ 01/6/2001, BHXH Việt nam thực hiện thêm Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe áp dụng cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc có từ 3 năm công tác trở lên, tại các cơ quan, đơn vị mà bị suy giảm sức khỏe, sau khi điều trị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe hoặc lao động nữ yếu sức khỏe sau khi nghỉ thai sản. Việc tạo lập và sử dụng quỹ BHXH ở Việt nam theo mô hình hệ thống với mức hưởng xác định. Theo mô hình này, quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây: • • • • • Đóng góp của người lao động; Đóng góp của người sử dụng lao động; Tài trợ của Ngân sách Nhà nước; Tiền sinh lời của quỹ; Các nguồn khác. Theo quy định ở điều 149 của Bộ luật lao động hiện hành (Bộ Luật lao động sửa đổi 2002), mức đóng góp cho các chế độ BHXH bắt buộc (trừ bảo hiểm y tế) được quy định như sau: • Mức đóng góp của người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ lương; • Mức đóng góp của người lao động đóng bằng 5% tiền lương. Mức đóng góp cho chế độ BHYT bắt buộc được quy định như sau: • Mức đóng góp của người sử dụng lao động bằng 2% tổng quỹ lương; • Mức đóng góp của người lao động đang làm việc bằng 1% trên lương hoặc thu nhập. 3.1.2.1. Đối tượng áp dụng các chế độ BHXH - Đối tượng bắt buộc. Các đối tượng áp dụng các chế độ BHXH bắt buộc (trừ BHYT) bao gồm: (1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: • • • • • Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; 71 Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; • Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; • Trạm y tế xã, phường, thị trấn; • Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. • Các tổ chức khác có sử dụng lao động. (2) Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức. (3) Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. (4) Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng. (5) Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định ở điểm (1); (3) và (4) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc. (6) Người lao động quy định tại tất cả các điểm trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc diện hưởng lương có quy định riêng. - Đối tượng áp dụng chế độ BHYT BHYT Việt nam hiện đang áp dụng với hai loại đối tượng: đối tượng BHYT bắt buộc và đối tượng BHYT tự nguyện. Đối tượng BHYT bắt buộc: theo quyết định Quyết định 722/QĐ- BHXH ngày 26/5/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam, đối tượng BHYT bắt buộc bao gồm: (1) Người lao động Việt nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong: • Các doanh nghiệp nhà nước kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; • Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị xã hội; • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; • Các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên. (2) Cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. • 72 (3) Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng BHXH hàng tháng. (4) Người có công với Cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28 CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. (5) Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/ NĐ- CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. (6) Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt nam quy định tại Thông tư liên bộ số 68/LB/ TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính & Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (7) Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH. (8) Người nghèo được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. (9) Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su). Riêng trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Ngoài đối tượng BHYT bắt buộc, BHYT Việt nam còn áp dụng mở rộng với các đối tượng BHYT tự nguyện khác. 3.1.2.2. Nội dung các chế độ BHXH hiện hành ở Việt nam - Chế độ trợ cấp ốm đau: được coi là trợ cấp ngắn hạn - hình thức trợ cấp bằng tiền, bù đắp thu nhập của người lao động tạm thời bị gián đoạn khi nghỉ việc có thời hạn do ốm đau. • Điều kiện hưởng trợ cấp ốm đau. Phải thoả mãn những điều kiện sau đây: + Người lao động tham gia BHXH khi ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc, được khám, chữa bệnh và phải có đủ hồ sơ theo quy định. + Người lao động có con nhỏ (dưới 7 tuổi) bị ốm đau, có yêu cầu của tổ chức y tế phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. + Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số. Trường hợp người lao động nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc do sử dụng ma túy thì không được hưởng trợ cấp ốm đau • Mức hưởng trợ cấp ốm đau. Xác định theo công thức sau: Mức trợ cấp ốm đau = Mức trợ cấp 1ngày x Số ngày được trợ cấp Mức trợ cấp một ngày được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp 1 ngày Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm = 26 ngày x 75% 73 Trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm bao gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, thâm niên, chức vụ dân cử; hệ số chênh lệch; phụ cấp chức vụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp đắt đỏ (nếu có). Đối với quân nhân, công an nhân dân thì mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc do thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc, mức trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau bằng 85% mức tiền lương đóng BHXH. - Chế độ trợ cấp thai sản • Điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản. Gồm có những điều kiện sau: + Lao động nữ có thai, sinh con (không phân biệt số lần sinh con) khi nghỉ việc. + Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình khi nghỉ việc. • Mức hưởng trợ cấp thai sản: bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ. Ngoài ra, khi sinh con được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương đóng BHXH. Mức trợ cấp thai sản được tính như sau: Trợ cấp khi nghỉ việc đi khám thai, sảy thai Trợ cấp khi nghỉ việc sinh con Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ = = 26 ngày Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ sinh con x 100% x x số ngày nghỉ số tháng nghỉ sinh con Trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ ốm bao gồm: lương theo cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, thâm niên, chức vụ dân cử; hệ số chênh lệch; phụ cấp chức vụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp đắt đỏ (nếu có). - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) • Điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN. Đối tượng được hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN bao gồm những người lao động (tương tự như chế độ trợ cấp ốm đau) bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong các trường hợp sau đây: + TNLĐ trong giờ làm việc, tại nơi làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động; + TNLĐ ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc yêu cầu của người sử dụng lao động; + TNLĐ trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. • Mức hưởng trợ cấp Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung. Theo quy định hiện hành, mức trợ cấp được quy định như sau: + Trợ cấp một lần: người lao động bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần theo quy định dưới đây: Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu + Trợ cấp hàng tháng: người lao động bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây: 74 Mức suy giảm khả năng lao động Từ 31% đến 40% Từ 41% đến 50% Từ 51% đến 60% Từ 61% đến 70% Từ 71% đến 80% Từ 81% đến 90% Từ 91% đến 100% - Chế độ bảo hiểm y tế • Quyền lợi trợ cấp BHYT Mức trợ cấp một lần 0,4 tháng tiền lương tối thiểu 0,6 tháng tiền lương tối thiểu 0,8 tháng tiền lương tối thiểu 1 tháng tiền lương tối thiểu 1,2 tháng tiền lương tối thiểu 1,4 tháng tiền lương tối thiểu 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Người có phiếu khám chữa bệnh (KCB) khám chữa bệnh theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế quy định được cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB theo giá viện phí hiện hành tại cơ sở KCB, bao gồm các khoản: + Tiền khám bệnh . + Chi phí thuốc, hoá chất, máu và các chế phẩm của máu… + Chi phí các dịch vụ kỹ thuật y tế có trong danh mục do nhà nước quy định sử dụng trực tiếp cho người bệnh như: xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh, các thủ thuật … + Tiền ngày giường bệnh (bao gồm cả chi phí vật tư tiêu hao thông dụng như: chăn, màn, chiếu… + Chi phí của từng loại thủ thuật và một số phẫu thuật đặc biệt theo danh mục do Bộ Y tế quy định. + Chi phí vật tư y tế chuyên dụng theo danh mục do Bộ Y tế quy định. Đối với các trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, người bệnh phải tự thanh toán chi phí KCB và được cơ quan BHXH thanh toán một phần chi phí KCB theo mức chí phí bình quân tại tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp do Bộ Y tế quy định, bao gồm các trường hợp sau: + Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nhà nước không phải là nơi người bệnh đăng kỳ KCB ban đầu mà không phải trong tình trạng cấp cứu, hoặc không có giấy giới thiệu chuyển viện hợp lệ. + Tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, giường bệnh. + Không thực hiện đầy đủ các thủ tục khi KCB theo quy định. + Khám chữa bệnh ở nước ngoài. Các trường hợp sau không thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT: + Điều trị bệnh phong. + Sử dụng thuốc đặc trị (theo danh mục của Bộ Y tế) đã được ngân sách Nhà nước cấp để điều trị các bệnh như: lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh. + Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, bao gồm: dùng thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, nạo hút thai, đình sản nam, đình sản nữ và các biện pháp tránh thai khác. + Phòng và chữa bệnh dại. + Phòng bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, lậu, giang mai. + Chi phí khám, quản lý thai và đẻ từ con thứ 3 trở đi. + Tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng, khám sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ tuyển lao động. + Chỉnh hình thẩm mỹ và tạo hình thẩm mỹ, kính mắt, máy trợ thính, làm chân tay giả, răng giả, mắt giả, ổ khớp nhân tạo, thuỷ tinh thể nhân tạo, van tim nhân tạo. + Điều trị phục hồi chức năng ngoài danh mục Bộ Y tế quy đinh. + Các bệnh bẩm sinh và dị tật bẩm sinh. + Bệnh nghề nghiệp. + Tại nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn chiến tranh, tai nạn do thiên tai. + Tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện chất ma tuý, vi phạm pháp luật. 75 + Xét nghiệm chẩn đoán thai sớm, điều trị vô sinh. + Chi phí vận chuyển người bệnh, sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị dùng trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc viện trợ; mua thuốc theo yêu cầu riêng của người bệnh, sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật ngoài danh mục quy định. • Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT + Phương thức thanh toán trực tiếp cho người bệnh có thẻ BHYT: là phương thức thanh toán đầu tiên mà đa số các nước, áp dụng trong thời kỳ bắt đầu thực hiện BHYT. Theo đó, mọi chi phí khám chữa bệnh được cơ quan BHYT thanh toán trực tiếp cho người bệnh có bảo hiểm y tế thông qua những chứng từ, hoá đơn trả tiền của người bệnh với cơ sở y tế. + Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho cơ sở KCB: chi phí khám chữa bệnh được cơ quan BHYT thanh toán với cơ sở KCB thông qua hợp đồng khám chữa bệnh BHYT . Phương thức thanh toán này được nhiều nước trên thế giới áp dụng. ở Việt Nam, sau khi hệ thống BHYT được chính thức thành lập phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở KCB đã trở thành phương thức chính thức thanh toán giữa cơ quan BHYT và các cơ sở KCB. + Phương thức khoán chi: đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Cơ quan BHYT chuyển cho cơ sở KCB một khoản tiền theo hợp đồng ký kết giữa hai bên để cơ sở KCB chi cho việc khám chữa bệnh BHYT. + Các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho thầy thuốc: Nguyên tắc của các phương thức thanh toán này là cơ quan BHYT ký hợp đồng và thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho các thầy thuốc. Có 3 phương thức thanh toán như sau: -> Trả lương cho thầy thuốc: Cơ quan BHYT trả lương tháng cho thầy thuốc có hợp đồng khám chữa bệnh ngoại trú cho người bệnh BHYT. Người bệnh được cấp thuốc theo đơn tại các hiệu thuốc có quan hệ hợp đồng với BHYT. -> Chi trả theo dịch vụ kỹ thuật cho thầy thuốc: mỗi kỹ thuật, mỗi dịch vụ y tế mà thầy thuốc thực hiện cho người bệnh có thẻ BHYT được thanh toán theo một bảng giá chi tiết. -> Chi trả cho thầy thuốc theo số thẻ đăng ký KCB: Cơ quan BHYT chi trả cho mỗi thầy thuốc một số tiền tỷ lệ thuận với số thẻ đăng ký tại phòng khám của bác sĩ đó, bao gồm cả chi phí tiền thuốc để thầy thuốc chủ động chăm sóc sức khỏe người bệnh BHYT theo hợp đồng đã ký với cơ quan BHYT. Mức khoán còn được điều chỉnh theo trình độ chuyên môn của thầy thuốc, cơ cấu đối tượng có thẻ BHYT đăng ký KCB tại đó và có tính đến chi phí phục vụ công tác y tế dự phòng. - Chế độ trợ cấp hưu trí • Điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí Người lao động được hưởng chế độ hưu trí khi nghỉ việc nếu có một trong các điều kiện sau đây: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau: đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; đủ 10 năm công tác ở Miền Nam, ở Lào trước ngày 30/04/1975 hoặc Campuchia trước ngày 31/08/1989. 76 + Nam đủ 55 tuổi đến dới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi không phải qua giám định khả năng lao động, có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên và có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp không đủ điều kiện như trên, nếu có một trong các điều kiện sau đây vẫn được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng có mức thấp hơn: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Người lao động có ít nhất đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời). Danh mục nghề nghiệp hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Bộ Y tế ban hành • Mức hưởng lương hưu hàng tháng: phụ thuộc vào: + Tuổi đời; + Thời gian đóng BHXH; + Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Theo quy định, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức tiền lương tối thiểu và tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Ngoài lương hưu hàng tháng, nếu người lao động có thời gian đóng BHXH- nữ: trên 25 năm; nam: trên 30 năm, khi nghỉ hưu còn được trợ cấp một lần. Mức trợ cấp này không quá 5 lần mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH • Cách tính lương hưu -> Lương hưu hàng tháng + Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 3% đối với lao động nữ và 2% đối với lao động nam. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. + Trường hợp người lao động nghỉ hưu chưa đủ tuổi đời theo quy định thì cách tính lương hưu như quy định nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định thì giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Cụ thể: Đối với người lao động làm nghề bình thường. Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện theo quy định nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc trước 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. 77 Đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác ở Miền Nam, ở Lào trước ngày 30/04/1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31/08/1989: nam đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện theo như quy định nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc trước 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Người lao động có ít nhất 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc tuổi đời) thì cách tính lương hưu thực hiện theo quy định nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Trường hợp người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu tính theo quy định nêu trên, không phải giảm tỷ lệ % lương hưu do về hưu trước tuổi. Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi không phải qua giám định khả năng lao động. - Có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên. - Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. -> Trợ cấp hưu trí phụ trội một lần: Lao động nữ có thời gian đóng BHXH trên 25 năm, từ năm thứ 26 trở đi; lao động nam có thời gian đóng BHXH trên 30 năm, từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm đóng BHXH được nhận 1/2 mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, nhưng không quá 5 tháng. ->Trợ cấp hưu trí một lần: Cứ nỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Cách tính tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH và làm cơ sở để tính trợ cấp đối với từng trường hợp cụ thể như sau: + Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định: Mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH được tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu: Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 60 Mức bình quân của tháng (5 năm cuối) trước khi nghỉ hưu tiền lương tháng = -----------------------------------------------------đóng BHXH 60 tháng Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm: mức lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, phụ cấp chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). + Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định: được tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian. Cụ thể: Tổng số tiền lương làm Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng Mức bình căn cứ đóng BHXH theo + BHXH không theo thang lương, bảng quân tiền thang lương, bảng lương lương do Nhà nước quy định lương tháng do Nhà nước quy định để tính lương = ----------------------------------------------------------------hưu Tổng số tháng đóng BHXH - Chế độ tử tuất - 78 • Đối tượng trợ cấp bao gồm: + Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. + Những thân nhân do người lao động trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng: Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận), nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi. Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng).Vợ hoặc chồng. Người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên), thân nhân của người đã chết + Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất một lần. • Điều kiện và mức hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng + Điều kiện hưởng trợ cấp: người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng và người lao động đang bị TNLĐ hoặc BNN chết thì thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hàng tháng. + Mức hưởng: tiền mai táng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểutu mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tối thiểu và được hưởng kể từ ngày người lao động chết; mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo thời gian đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1/2 tháng, mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH theo quy định nhưng tối đa không quá 12 tháng; mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng khi chết thì tính theo thời gian đã hưởng lương hưu hoặc hoặc trợ cấp: Trên đây là những nét cơ bản về hệ thống BHXH Việt nam và những quy định hiện hành về các chế độ BHXH ở Việt nam. Cũng như nhiều nước đang phát triển, chính sách và chế độ BHXH của Việt nam đang trên con đường hoàn thiện. Ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật BHXH. Một trong những quy định đáng chú ý là từ 1/1/2008 sẽ mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện ở các chế độ hưu trí và tử tuất. Như vậy, các quy định về BHXH theo thời giaca sẽ còn thay đổi và phát triển theo xu hướng ngày càng phù hợp hơn với các Công ước Quốc tế của ILO và sự tiến triển về điều kiện kinh tế - xã hội Việt nam. 3.2. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 3.2.1. mục đích, chức năng của Bảo hiểm tiền gửi Hoạt động tín dụng ngân hàng là một hoạt động kinh tế nhạy cảm cao, nếu các tổ chức tín dụng, ngân hàng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, việc giải thể, phá sản có thể gây ra những ảnh hưởng ghiờm tr?ng, sâu rộng đển sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như s? ?n ??nh chính trị, kinh tế - xã hội. Vì thế một trong các biện pháp quản lý Nhà nước phải thực hiện chính là bảo hiểm tiền gửi BHTG đã có mặt tại nhiều nước như: Pháp, ý, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy sĩ, Mỹ, Canada… Tại Mỹ Bảo hiểm tiền gửi ra đời năm 1934, hiện nay, công ty bảo hiểm tiền gửi (FDIC) bảo đảm cho công chúng mức tiền gửi tối đa lên tới 100.000 USD/người. Hàng năm, mỗi ngân hàng được 79 bảo hiểm phải trả cho hệ thống bảo hiểm tiền gửi Liên bang phí bảo hiểm được xác định dựa trên khối lượng tiền gửi được bảo hiểm và mức độ rủi ro của nó. Có hai phương thức chủ yếu mà FDIC sử dụng để xử lý một ngân hàng vỡ nợ. Phương pháp thứ nhất là “phương pháp thanh toán hết”, FDIC cho phép ngân hàng vỡ nợ và thanh toán hết cho các món tiền gửi tối đa tới 100.000 USD. Sau khi thanh lý ngân hàng, FDIC và các chủ nợ khác nhận lại phần thanh toán của mình trong số tiền thanh lý tài sản có của ngân hàng. Phương pháp thứ hai, là “phương pháp mua và kiểm soát”. FDIC tổ chức lại ngân hàng, tìm một đối tác mua lại hợp nhất. Phương pháp này đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi, kể cả trên 100.000 USD. Phương pháp này thường áp dụng cho các ngân hàng lớn. Trước năm 1993, FDIC thu phí bảo hiểm cố định trên tất cả các khoản tiền gửi đủ tiên chuẩn bảo hiểm mà không tính đến mức độ rủi ro trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Hệ thống tính phí này dẫn đến những vấn đề về rủi ro đạo đức, nó khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro lớn hơn. Phần lớn những người gửi tiền thường không giám sát tình trạng rủi ro của ngân hàng, thay vào đó họ dựa vào sự bảo vệ của FDIC. Do vậy, đòi hỏi phải có cơ chế bảo hiểm theo mức độ rủi ro, theo đó, những ngân hàng rủi ro nhất phải trả phí bảo hiểm cao nhất. Năm 1991, Quốc hội Mỹ đã quyết định yêu cầu FDIC phải phát triển một hệ thống tính phí căn cứ theo rủi ro nhất phải trả phí bảo hiểm cao nhất. Hệ thống này chính thức được áp dụng vào năm 1993. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, được Nhà nước cấp vốn điều lệ, được miễn nộp các loại thuế. Mục đích cơ bản của bảo hiểm tiền gửi là: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, góp phần tạo sự yên tâm cho những người gửi tiền vào các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Chức năng cơ bản của bảo hiểm tiền gửi là hỗ trợ và giám sát. Bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ các tổ chức tín dụng bằng việc cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm, bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm, mua lại nợ trong những truờng hợp cần thiết. Cùng với việc thực hiện chức năng hỗ trợ, bảo hiểm tiền gửi còn giúp cho cơ quan quản lý nhà nước (trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) giám sát việc huy động và sử dụng vốn của các đơn vị tham gia bảo hiểm tiền gửi. BHTG xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ để có thể giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ; các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo Bảo hiểm tiền gửi về tình hình huy động vốn. Qua báo cáo kết quả kinh doanh và việc thực hiện nộp phí BHTG có thể nắm bắt biến động vốn tự có, việc đảm bảo quy định tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỉ lệ nợ quá hạn, khó đòi và sử dụng dự phòng rủi ro… Dựa trên các số liệu được cung cấp, Bảo hiểm tiền gửi có thể thấy được thực trạng tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng, sớm phát hiện các vi phạm trong thực hiện quy chế của Nhà nước về BHTG, các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, những tổ chức tín dụng có dấu hiệu mất khả năng an toàn về vốn, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm đối với với tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý Nhà nước. Để có thể thực hiện các chức năng trên, điều 9, mục II, chương II Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã quy định về quyền của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam như sau: • Quản lý, sử dụng vốn điều lệ, vốn bổ sung từ nguồn thu phí của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và nguồn vốn tiếp nhận, đi vay theo quy định. • Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý theo quy định pháp luật. 80 • Yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động, kinh doanh theo định kỳ hay đột xuất; thực hiện các biện pháp chấn chỉnh vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và nguy cơ mất khả năng chi trả. • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. • Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước có biệp pháp xử lý đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả. • Chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 10, Nghị định số 89/1999/NĐ - CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi. • Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản. • Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi. • Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. • Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. • Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 3.2.2. Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam - Đối tượng tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam: Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc - Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay theo Nghị định 109 - sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89 về bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu VND. Nếu số tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) vượt quá mức 50 triệu đồng, khách hàng sẽ được nhận phần tài sản còn lại của mình trong quá trình thanh lý ngân hàng. - Các loại tiền gửi được bảo hiểm: • • • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia BHTG phát hành - Phí bảo hiểm. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi (theo mức 0,15 %/năm) tính trên số dư tiền gửi bình quân của các cá nhân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, mức phí được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của BHTG và ý kiến của NHNN và Bộ tài chính 81 Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp làm 4 kỳ trong một năm theo các quý. Cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi là số dư các loại tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi. Công thức tính phí: S0 + S3 ----------- + S1 + S2 2 0,15 P = ------------------------------ x -----------S 100 x 4 Trong đó: • • P là số phí BHTG phải nộp trong một quý S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí BHTG • S1,S2, S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của của quý trước sát với quý thu phí BHTG 0,15 • ---------- là tỷ lệ phí BHTG phải nộp cho một quý trong năm 100 x 4 - Các hoạt động nghiệp vụ của BHTG • Thu phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định • Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức bảo hiểm tối đa theo quy định. Việc chi trả của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam được thực hiện như sau: + Khi các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền + Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thì Bảo hiểm tiền gửi Việt nam trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó với số tiền mà Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã chi trả cho người gửi tiền. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của luật phá sản. • Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi • Cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vay vốn để có nguồn chi trả tiền gửi và mua lại nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm. • Vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác để giải quyết khó khăn tạm thời về vốn hoạt động. Trong trường hợp cần thiết việc vay vốn này được thực hiện với sự bảo lãnh của Chính phủ. • Tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực hoạt động. • Trong trường hợp đặc biệt, khi gặp khó khăn về vốn hoạt động, được vay hoặc tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. 82 • Được mua trái phiếu Chính phủ; trái phiếu, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng nhà nước; gửi tiền tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng nhà nước nhằm đảm bảo an toàn vốn, bảo tồn vốn, bù đắp chi phí. Việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các trái phiếu, tín phiếu trên đây do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định. • Tổ chức tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; hướng dẫn, đào tạo, tư vấn về các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm tiền gửi. Thực hiện dịch vụ trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. • Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. 3.2.3. Quản lý tài chính đối với BHTG Việt nam - Vốn và tài sản: vốn hoạt động của BHTG bao gồm: 1) Vốn điều lệ 1.000 tỷ VND do Nhà nước cấp 2) Vốn vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép 3) Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có 4) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản 5) Quỹ dự phòng nghiệp vụ (hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm sau khi đã trừ đi số phí được bổ sung vào thu nhập của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – số phí thu được từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong 3 năm đầu từ năm 2001 – 2003 được phân chia: 88% số phí được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ, 12 % hạch toán vào thu nhập của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền) 6) Các loại quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. 7) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có) 8) Vốn khác. Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, cơ quan bảo hiểm tiền gửi có thể vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, phát hành trái phiếu hay vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ. - Sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư: • Gửi kho bạc nhà nước, NHNN hoặc các tổ chức tín dụng nhà nước • Mua trài phiếu Chính phủ, trái phiếu, tín phiếu của NHNN hoặc các tổ chức tín dụng nhà nước phát hành - Thu nhập, chi phí + Các khoản thu nhập : 83 • Thu nhập hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi: Trong 3 năm đầu từ 2001 đến hết năm 2003, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán vào thu nhập 12% tổng số phí thu được hàng năm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Thu lãi từ các khoản cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm - Thu phí bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm • Thu lãi từ mua lại nợ Thu tiền phạt do vi phạm thời hạn nộp phí theo quy định. Thu hoạt động tài chính Thu lãi đầu tư vào các giấy tờ có giá Thu lãi tiền gửi • Thu hoạt động khác Thu thanh lý, nhượng bán tài sản: là toàn bộ số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản (không bao gồm khoản thu từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm) Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. + Chi phí : các khoản chi, mức chi, đối tượng chi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các khoản chi phí phải nằm trong kế hoạch tài chính năm của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm: • Chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi: chi trả lãi tiền vay; chi phí cho hoạt động mua bán nợ, hoạt động đầu tư, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi và các khoản cho hoạt động nghiệp vụ… • Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động; chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc; chi trang phục giao dịch cho cán bộ, nhân viên làm việc tại bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; chi trợ cấp thôi việc cho người lao động… • Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn • Chi phí cho hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể tại bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức trên không đủ thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam • Chi hoạt động quản lý và công vụ: chi vật tư văn phòng; chi về cước bưu điện và truyền tin: là các khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện thoại; chi điện nước, y tế, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường; chi xăng dầu; chi công tác phi cho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước; chi lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị, tuyên truyền, quảng cáo; chi đào tạo tập huấn cán bộ và chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng… 84 • Chi về tài sản: chi phí khấu hao tài sản cố định; chi về mua bảo hiểm tài sản; chi mua sắm công cụ lao động; chi phí thuê tài sản… • Chi phí nộp thuế, phí, lệ phí • Chi khen thưởng các cá nhân và đơn vị ngoài ngành có đóng góp cho hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam • • Các khoản chi phí khác Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí hoạt động các khoản sau: • Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường • Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính • Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ • Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ tổ chức, cá nhân khác • Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi khen thưởng phúc lợi và các khỏan chi do nguồn kinh phí khác đài thọ • Các khoản chi không hợp lệ khác Trải qua hơn nửa thập kỷ phát triển, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang khẳng định giá trị của chính sách bảo hiểm tiền gửi, tuy nhiên ra đời chưa lâu nên không tránh khỏi những hạn chế về mức giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thấp, về loại phạm vi tiền gửi được bảo hiểm, về nguyên tắc “cào bằng” phí bảo hiểm…và nhất là năng lực tài chính. Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đến nay cũng rất hạn chế, trong khi quy mô hoạt động và quy mô tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm được mở rộng và tăng với tốc độ cao, áp lực tăng mức tiền gửi được bảo hiểm tối đa ngày càng cao theo xu hướng tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong khi đó cạnh tranh trong kinh doanh tiền tệ trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt, tiềm ẩn nhiều rủi ro và dẫn đến khả năng đổ vỡ, phá sản của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng. Công nghệ của các tổ chức tín dụng ngày càng hiện đại, đòi hỏi cơ sở hạ tầng cụng nghệ và phần mềm hiện đại và tương thích với các tổ chức tín dụng để phục vụ cho yêu cầu giám sát, kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Là một trong những định chế tài chính, khi nền kinh tế thị trường ViÖt nam đang chuyển biến lớn, định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực tài chính và nguồn nhân lực, từng bước mở rộng đối tượng bảo hiểm tiền gửi và tăng mức bảo hiểm tiền gửi tối đa, đa dạng hoá các nghiệp vụ, tăng cường giám sát, chuyển sang chế độ thu phí theo mức độ rủi ro… Như vậy, trong tương lai không xa, Bảo hiểm tiền gửi sẽ sớm phát huy vai trò vốn có trong đời sống cộng đồng. . 85 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Nghiệp vụ bảo hiểm. Học viện Tài chính,NXB Tài chính 2005 2. Bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành. Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, NXB Tài chính 1998 3. Giáo khoa quốc tế về bảo hiểm. Trường quốc gia bảo hiểm Paris.NXB Thống kê 2001 4. Basic Insurance Concepts & Principles, Written and Published by Singapore College Of Insurance Limited, 1 st Edition- 2002 5. Commercial General Insurance, Written and Published by Singapore College Of Insurance, 1 st Edition- 2002 6. Personal General Insurance, Written and Published by Singapore College Of Insurance, 1 st Edition- 2002 7. Văn bản pháp luật về một số loại hình bảo hiểm, NXB Chính trị quốc gia, năm 2004 7. Bộ Tài chính CHXHCN Việt nam, Luật bảo hiểm một số nước. NXB Tài chính 1999 8. Tạp chí Sigma – Swiss Re. ------------------------------- 86 Môc lôc Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm 1.1. Bảo hiểm trong quy trình quản lý rủi ro 1.1.1. Khái niệm về rủi ro 1.1.2. Phương pháp quản lý rủi ro và bảo hiểm 1.2. Phân biệt Các loại bảo hiểm cơ bản 1.2.1. Bảo hiểm kinh doanh 1.2.2. Các loại hình bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận 1.2.2.1 Bảo hiểm xã hội 1.2.2.2 Bảo hiểm tiền gửi 1.3. Vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm Chương 2: Bảo hiểm kinh doanh 2.1. Khái quát về bảo hiểm kinh doanh 2.1.1. Khái niệm, sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm kinh doanh 2.1.1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm 2.1.2. Hợp đồng bảo hiểm 2.1.2.1 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm 2.1.2.2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm 2.1.2.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm 2.1.2.4. Xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm 2.1.3. Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm 2.1.3.1. Luật số lớn (law of a large number) 2.1.3.2. Nguyên tắc sàng lọc 2.1.3.3. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro 2.2.Bảo hiểm tài sản 2.2.1. Khái quát về bảo hiểm tài sản 2.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm tài sản 2.2.3. Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 2.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.3.1. Khái quát về bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.3.2. Đặc diểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.3.3. Nội dung cơ bản của một số loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.4. Bảo hiểm con người 2.4.1.Các loại bảo hiểm con người cơ bản 2.4.2. Đặc điểm của bảo hiểm con người Chương 3: Các loại bảo hiểm phi lợi nhuận 3.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) 3.1.1. Tổng quan về BHXH 3.1.1.1. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội 3.1.1.2. Các chế độ BHXH 3.1.2. Bảo hiểm xã hội ở Việt nam 3.1.2.1. Đối tượng áp dụng các chế độ BHXH 3.1.2.2. Nội dung các chế độ BHXH hiện hành ở Việt nam 3.2. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 3.2.1. Mục đích, chức năng của Bảo hiểm tiền gửi 3.2.2. Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam 3.2.3. Quản lý tài chính đối với BHTG Việt nam Tài liệu tham khảo Trang 1 87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaohiemdoanhnghiep_158.doc
Tài liệu liên quan