Về quản trị
- Quản trị đảm bảo việc sử dụng tốt các nguồn kinh phí công trong lĩnh vực công, nhưng
việc quản trị có thể được chia sẻ. Các nhóm tư vấn bao gồm tất cả các bên liên quan có thể
đưa ra những phản hồi hữu ích ở các giai đoạn thực hiện khác nhau.
- Các dự án nên bao gồm định nghĩa rõ ràng về mục tiêu, quy tắc quản trị và những thỏa
thuận cho việc chia sẻ chi phí, rủi ro và kết quả.
- Những thoả thuận đồng tài trợ nên phù hợp đối với các đối tác công, các công ty và nhà
sản xuất tư nhân (ví dụ tài trợ dự án, thuế đối với nhà sản xuất).
- Chính phủ cần khuyến khích, khi cần thiết, để thúc đẩy đầu tư vào NC&PT cho lợi
nhuận xã hội và các mục tiêu dài hạn. Sự đóng góp của chính phủ nên phù hợp với các lợi
ích của công chúng.
- Cần giám sát nhiều hơn để theo dõi tiến độ cũng như những thất bại và xác định các
biện pháp can thiệp khi cần thiết. Cũng cần đánh giá để cải thiện các khuyến khích và các
dàn xếp. Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả để có kiến thức tốt hơn. Cần có nhiều dữ liệu hơn
để hỗ trợ các nỗ lực theo dõi, đánh giá, học tập và chia sẻ.
- Các quy trình đánh giá phải được liên kết với các thoả thuận tài trợ. Nó cho phép thích42
ứng với cơ cấu quản trị và các thay đổi khác khi cần thiết. Việc đánh giá thường diễn ra khi
những chương trình thành công nhận được tài trợ mới, những đánh giá chính thức có thể
chia sẻ tốt hơn về những gì được và không được.
Về xây dựng năng lực
- Đào tạo các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công, nghiên cứu khoa học, các tổ chức sản
xuất các kỹ năng mềm trong giao tiếp, đàm phán và quản lý doanh nghiệp là chìa khoá để
thành công.
- Đặc biệt đối với các dự án công nghệ nông nghiệp, các kỹ năng kinh doanh rất cần thiết
giữa các đối tác phi công nghiệp khi liên quan đến SHTT, tiếp thị và thương mại hoá.
42 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hợp tác công - tự phục vụ đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý, kết quả đầu ra và thu
nhập dự kiến, các thỏa thuận quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản trí tuệ và các cơ chế
giải quyết tranh chấp.
Trên quan điểm hệ thống đổi mới, Hall (2006) nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây
dựng lòng tin giữa các đối tác và sự hiểu biết về văn hóa của nhau và tư vấn về sự
tham gia của các thành phần thuộc khu vực tư nhân như một phần của ủy ban cố vấn
nhà nước và các cơ cấu quản trị khác như một cách để bắt đầu xây dựng các cầu nối.
Ông cũng chỉ ra tầm quan trọng của quá trình học hỏi trong việc xây dựng các dự án
PPP cũng như sự thích ứng với những thay đổi.
2.4. Một số kiến nghị
Liên quan đến việc lựa chọn các dự án PPP, các chuyên gia cho rằng quá trình này
cần phải minh bạch và dựa trên một quy trình cạnh tranh, khi chính phủ đã xác định
được các lĩnh vực ưu tiên qua tham vấn các bên liên quan. Các kinh nghiệm thực hành
tốt của OECD cũng chỉ ra tầm quan trọng của sự mở cửa quốc tế cho các đối tác nhà
nước và tư nhân. Trong khi sự đánh giá lợi ích là tiêu chí chính để lựa PPP cho cung
cấp các dịch vụ công, PPP phục vụ đổi mới sáng tạo nên được lựa chọn dựa trên tầm
quan trọng của những lợi ích tương hỗ và bổ sung. Các phương pháp tiếp cận khác
nhau có thể sử dụng để tạo điều kiện cho sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ, trong
khi đảm bảo chi phí ở mức thấp hơn lợi ích.
Về các vấn đề quản trị, hầu hết các nghiên cứu đề cập đến sự cần thiết phải có các mục
tiêu và quy định rõ ràng, ví dụ như liên quan đến việc chia sẻ chi phí, lợi ích và rủi ro, quản
lý SHTT và giải quyết tranh chấp. Các thỏa thuận về quyền SHTT là nét đặc trưng của PPP
cho đổi mới và có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi phải có hợp đồng rõ ràng giữa các đối tác về
việc chia sẻ lợi ích. Việc có nhiều thỏa thuận tùy thuộc vào chiến lược của các đối tác và
loại hình đổi mới. Thực hiện thành công PPP phụ thuộc vào chất lượng quản lý công và
chúng không bù đắp cho sự thất bại của chính phủ trong lãnh đạo.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên giám sát và đánh giá thường xuyên, sử dụng
các thủ tục và chỉ tiêu đã được thỏa thuận trước để đánh giá tất cả các tác động kinh tế
- xã hội và môi trường. Sự minh bạch, tham vấn với các bên liên quan và thiết lập giải
quyết tranh chấp và các chiến lược thoái lui cũng được kiến nghị. Sự tham gia sớm của
26
tất cả các bên liên quan, được nhắc đến như một yếu tố thành công. Một số nghiên cứu
cũng đề cập đến tầm quan trọng của các cơ chế lãnh đạo và chỉ đạo của nhà nước. Các
thỏa thuận về thể chế cần phải rõ ràng nhưng mức độ hình thức được khuyến nghị
khác nhau. Đối với WB và OECD, điều quyết định là một hợp đồng giữa các đối tác,
chứ không phải là một cơ cấu thể chế mới.
Về khía cạnh kinh phí, sự cam kết có ý nghĩa quan trọng cũng như tính linh hoạt. Tầm
quan trọng của cam kết tài chính dài hạn phụ thuộc vào mục đích: Nó được coi là có vai
trò quan trọng đối với PPP phục vụ đổi mới sáng tạo với chủ trương dài hạn, nhưng không
nhất thiết trong mọi ngữ cảnh. Nghiên cứu của OECD về nguồn tài chính tối ưu cho PPP
đổi mới cũng bao gồm các khuyến nghị về độ lớn tương ứng của các đóng góp tài chính
công và tư, tùy thuộc vào tầm quan trọng tương đối của lợi ích công và vào sự cần thiết để
tùy chỉnh dàn xếp tài chính cho giai đoạn nghiên cứu. Cần có các quy định điều chỉnh sự
chuyển giao rủi ro giữa các bên tham gia và cần làm rõ các thuật ngữ “chuyển giao rủi ro
công bằng” hay “lợi tức công bằng cho những người chấp nhận rủi ro”.
Sự minh bạch là điều mong muốn ở tất cả các giai đoạn thực hiện. Các khía cạnh
được đề cập cụ thể trong bối cảnh đổi mới là những đề xuất xây dựng trên các mạng
lưới hiện có, tùy chỉnh các thỏa thuận và bao gồm các cơ chế thích ứng trong thời gian
thực hiện, mặc dù khả năng có thể dự đoán cũng rất quan trọng.
Việc nâng cao năng lực của các đối tác là một yếu tố quan trọng đối với sự thành
công của PPP, đặc biệt đối với đổi mới nông nghiệp. Điều này áp dụng cho các đối tác
chính phủ, nhà nước cũng như tư nhân. Các kỹ năng mềm trong lãnh đạo cũng liên
quan đến tất cả các tác nhân. Trong đó, điều quan trọng là các đối tác xây dựng sự hiểu
biết chung, hiểu được những thách thức và dự đoán được các vấn đề.
III. KINH NGHIỆM HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG KHOA HỌC, CÔNG
NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHỌN LỌC
Kinh nghiệm từ mô hình PPP phục vụ đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cho thấy
tầm quan trọng của dự án hợp tác nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư vào
đổi mới nông nghiệp theo chuỗi thực phẩm, ngoài việc tiến hành PPP để chuyển giao
tri thức và công nghệ.
Bảng 3.1 dưới đây giới thiệu một số chương trình PPP điển hình trong lĩnh vực
KHCN&ĐMST được thực hiện tại các nước lựa chọn. Các chương trình này chủ yếu
là các trung tâm hợp tác nghiên cứu, cũng có thể sử dụng cho nghiên cứu liên quan
đến nông nghiệp. Ngoài ra, còn có các cơ chế nông nghiệp cụ thể ở một số nước. Phần
này cung cấp các ví dụ được lựa chọn để minh họa về cách các chính phủ thiết lập các
chiến lược, các cơ chế tài trợ NC&PT, hỗ trợ đổi mới và các kế hoạch khuyến khích và
thúc đẩy PPP.
27
Bảng 3.1. Các chương trình hợp tác công-tư trong lĩnh vực KHCN&ĐMST
tại một số nước lựa chọn
Tên nước Tên chương trình Thời gian
thực hiện
Nơi chịu trách nhiệm Thể loại
Úc Các trung tâm nghiên
cứu hợp tác (CRC)
Từ năm 1990 Bộ Công nghiệp Trung tâm năng
lực
Áo Chương trình Trung
tâm năng lực công
nghệ xuất sắc
(COMET)
Từ năm 2006 Bộ Giao thông vận tải, Đổi
mới và Công nghệ và Bộ
Khoa học, Nghiên cứu và
Kinh tế; Cơ quan Xúc tiến
nghiên cứu
Trung tâm năng
lực
Canada Các Trung tâm xuất
sắc quốc gia (NCE)
Từ năm 1989 Hội đồng Nghiên cứu khoa
học và kỹ thuật quốc gia,
Viện Nghiên cứu y học
Canada, Hội đồng Nghiên
cứu khoa học xã hội và
nhân văn
Mạng lưới
Estonia Các Trung tâm năng
lực Estonia
2004-07 Bộ Công nghiệp Trung tâm năng
lực
Phần Lan Các Trung tâm chiến
lược về KHCNĐM
(SHOK)
Từ năm 2006 TEKES; Bộ Việc làm và
Kinh tế
Trung tâm-cụm
năng lực
Nauy Các Trung tâm thuộc
Kế hoạch đổi mới dựa
vào nghiên cứu (SFI),
Trung tâm các kế
hoạch xuất sắc (SFF)
2006-14 Hội đồng nghiên cứu Nauy Trung tâm năng
lực
Thụy Điển Trung tâm xuất sắc
VINN
2003-18 Hội đồng Quốc gia về kỹ
thuật và phát triển công
nghiệp/Cơ quan Năng
lượng Thụy Điển/ Cơ quan
đổi mới Thụy Điển
Trung tâm
Năng lực
Hoa Kỳ Các Trung tâm nghiên
cứu kỹ thuật
Trung tâm nghiên cứu
hợp tác công nghiệp-
trường đại học
Từ năm 1985
Từ năm 1979
Quỹ Khoa học quốc gia Trung tâm
Năng lực
Hà Lan Top sector Từ năm 2011 Chín ngành công nghiệp
hàng đầu
Congxoocxium
Nguồn: Koschatzky et al. (2015)6
6 www.isi.fraunhofer.de/isiwAssets/docs/p/de/arbpap_unternehmen_region/2015/ap_r2_2015.pdf
28
3.1. Kinh nghiệm của Hà Lan
Nếu như PPP phục vụ đổi mới sáng tạo thường được sử dụng ở Hà Lan trong những
thập kỷ gần đây, thì chiến lược NC&PT được áp dụng vào năm 2011 - được gọi là
chính sách ngành hàng đầu (Top sector) - đã coi PPP là trung tâm của đổi mới sáng tạo
để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế. Chiến lược này chủ trương cấp kinh phí công
cho dự án PPP trong các lĩnh vực hàng đầu và trao cho ngành công nghiệp vai trò dẫn
dắt trong việc thiết lập các chương trình nghị sự đổi mới sáng tạo. Nguồn kinh phí
công phải tương xứng với sự đóng góp tương đương của khu vực tư nhân (50-50), có
thể bằng hiện vật (cơ hội tiếp cận các phương tiện) hoặc tài chính, trong trường hợp
khu vực này có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ công (đầu tư hoặc giảm thuế).
Chín ngành trọng điểm đã được xác định với vị thế thị trường mạnh mẽ. Hai ngành
dẫn đầu được lựa chọn đó là ngành nông nghiệp - thực phẩm định hướng xuất khẩu và
ngành làm vườn và vật liệu nhân giống. Đây là các ngành thâm dụng vốn và tri thức,
chiếm hơn 80% NC&PT doanh nghiệp trong năm 2011. Động cơ của chính sách Top
sector là để tập trung nguồn vốn khan hiếm của nhà nước vào các ngành định hướng
xuất khẩu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nền kinh tế mới
nổi, với kỳ vọng đổi mới sáng tạo sẽ giúp duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế.
Theo chính sách Top sector, cộng đồng doanh nghiệp thiết lập chương trình nghị sự
cho các khoản đầu tư NC&PT trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chính phủ không
đưa ra đề xuất riêng của mình cho các lĩnh vực này, nhưng mời gọi các doanh nghiệp
và các nhà khoa học soạn thảo các kế hoạch hành động, điều đó được coi là cơ sở để
phát triển các phương châm hành động cụ thể. Việc có nhiều dự án PPP hơn và tốt hơn
được kỳ vọng sẽ làm tăng sức mạnh đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, từ đó tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ mới để đối mặt với những thách thức lớn trong tương lai.
Để thực hiện chính sách Top sector, mỗi ngành hàng đầu thành lập một hoặc nhiều
congxoocxium hàng đầu (TKI) về tri thức và đổi mới sáng tạo, đó là nơi các nhà doanh
nghiệp và các nhà nghiên cứu làm việc cùng nhau về các khái niệm và sản phẩm đổi mới
sáng tạo. Ba mục tiêu chiến lược liên quan đến cơ sở hạ tầng tri thức đã được xác định gồm:
• Tăng cường hợp tác giữa các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và chính phủ để nâng
cao sức mạnh quốc tế của ngành liên quan;
• Tạo điều kiện PPP cho NC&PT;
• Tạo nên một nền tảng cấu trúc tài chính cho PPP trong hệ thống tri thức.
Mỗi TKI có một hội đồng gồm các thành viên từ ba bên: Chính phủ, doanh nghiệp
và các viện nghiên cứu. Việc lập chương trình được thực hiện bằng cách gọi thầu cho
một số dự án có thể nhận dạng từ năm 2012. Các hoạt động của các ngành hàng đầu
được theo dõi thường xuyên thông qua các báo cáo của TKI.
Cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo là Hợp đồng đổi mới. Mỗi
ngành hàng đầu soạn thảo một Hợp đồng đổi mới, trong đó các nhà nghiên cứu, các
29
nhà doanh nghiệp và đại diện chính phủ (được gọi là nhóm hàng đầu) thống nhất về
các biện pháp (kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, bình ổn giá), các kế
hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ đổi mới và các đóng góp tài chính.
Mục tiêu ban đầu là để thúc đẩy NC&PT khu vực doanh nghiệp và tăng khả năng ứng
dụng của nghiên cứu công. Trong khi các công ty tham gia vào chương trình Top sector đã
đầu tư vào đổi mới sáng tạo, thì nguồn tài trợ công chú trọng vào nghiên cứu tiền cạnh tranh
được dự kiến sẽ tăng cường sự đóng góp của mình trong lĩnh vực này. Các kết quả ban đầu
cho thấy các công ty, bao gồm cả công ty đa quốc gia, đã tăng cường đầu tư vào nghiên cứu
tiền cạnh tranh, nhưng tổng chi tiêu tư nhân không tăng về tổng thể.
Chính sách này cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa các viện
nghiên cứu, cơ quan công quyền và doanh nghiệp. Trong ngành chế biến thực phẩm,
hợp tác đã tăng cường giữa các cấp chế biến và bán lẻ, do sự hợp tác đã hiện diện giữa
các thành phần khác của chuỗi. Tất cả các ngành hàng đầu có một chương trình nghị
sự về nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh mối liên kết giữa các cơ sở giáo dục (từ dạy
nghề đến đại học) để đáp ứng nhu cầu của chính ngành của mình.
Cách tiếp cận PPP còn tạo điều kiện cho việc tiếp thị và áp dụng đổi mới sáng tạo
và làm giảm khoảng cách công nghệ giữa các công ty lớn và nhỏ thông qua chuyển
giao kiến thức, khi các hệ thống chất lượng trở nên phức tạp hơn.
3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Kể từ năm 2006, chi tiêu tư nhân cho NC&PT nông nghiệp tăng mạnh tại Hoa Kỳ, đặc
biệt là các lĩnh vực giống cây trồng và công nghệ sinh học, phản ánh kỳ vọng cao lợi nhuận
từ đầu tư (ROI) trên quan điểm của công ty riêng lẻ. Đồng thời, khu vực công của Hoa Kỳ
đầu tư trên phạm vi rộng các lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có dinh dưỡng và biến đổi khí
hậu là các lĩnh vực có các kiến thức xã hội quan trọng lan tỏa. Những diễn biến này có thể
tạo cơ hội cho PPP do mỗi khu vực đều có thể đóng góp các kỹ năng và tri thức bổ sung để
hợp tác. Những thay đổi trong các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp lý đang tạo ra những cơ hội
mới để hình thành các dự án PPP. Một số cơ chế và sắp xếp về pháp lý cụ thể trong lĩnh vực
nông nghiệp cho hợp tác đổi mới sáng tạo như các khoản trợ cấp và các tập đoàn đều đã sẵn
sàng tại Hoa Kỳ.
Các kế hoạch hợp tác nghiên cứu công - tư tại Hoa Kỳ
Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ xúc tiến hai chương trình để thúc đẩy PPP:
• Chương trình Nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (SBIR) dành cho doanh nghiệp
nhỏ tham gia vào NC&PT liên bang có tiềm năng thương mại hóa. Chương trình này chiếm
2,9% ngân sách nghiên cứu bên ngoài (năm tài chính 2015 tổng số đạt gần 2,0 tỷ USD)
dành cho tất cả các cơ quan có ngân sách lớn hơn 100 triệu USD mỗi năm, tăng lên 3,2%
vào 2017.7
• Chuyển giao Công nghệ doanh nghiệp nhỏ (STTR) là một chương trình tương tự để tạo
7 www.sbir.gov
30
điều kiện hợp tác NC&PT giữa các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức nghiên cứu của Hoa
Kỳ có tiềm năng thương mại hóa. Nó chiếm 0,35% ngân sách nghiên cứu bên ngoài (hơn
250 triệu USD) dành cho tất cả các cơ quan có ngân sách lớn hơn 1 tỷ USD mỗi năm, tăng
lên 0,4% vào năm 2017.
Hợp đồng Hợp tác nghiên cứu và phát triển (CRADA) là một thỏa thuận bằng văn bản
giữa một công ty tư nhân và một cơ quan chính phủ để cùng làm việc với nhau trong một
dự án NC&PT. Một CRADA cho phép cả hai bên nắm giữ kết quả nghiên cứu được giữ kín
cho đến 5 năm tuân theo Luật Tự do thông tin. Nó cho phép chính phủ và đối tác chia sẻ
bằng sáng chế và giấy phép sáng chế và cho phép một đối tác có thể có độc quyền đối với
một bằng sáng chế hay giấy phép sáng chế. Văn phòng Thông tin khoa học và kỹ thuật
(OSTI) chịu trách nhiệm bảo quản thông tin khoa học và kỹ thuật tạo ra thông qua một
CRADA và cung cấp thông tin này cho cộng đồng khoa học cũng như công chúng.
Dữ liệu của chính quyền cho thấy thỏa thuận hợp tác khu vực công nói chung ngày càng
tăng mặc dù chi tiêu công cho NC&PT nông nghiệp vẫn giữ ở mức ổn định, điều này cho
thấy một sự chú trọng nhiều hơn vào hợp tác với đồng tài trợ tư nhân (Hình 3.1 và 3.2).
Hình 3.1. Xu hướng tiến hành hợp tác với ngành công nghiệp tư nhân của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ
Nguồn: Fuglie, K.O and A.A. Toole (2014), "The Evolving Institutional Structure of Public
and Private Agricultural Research", American Journal of Agricultural Economics, Vol. 96,
No. 3, pp. 862-883.
Tính đến năm 2012, Sở Nghiên cứu nông nghiệp (ARS), cơ quan nghiên cứu chính của
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã tham gia vào 257 Hợp đồng hợp tác NC&PT
(CRADA) và thu được 384 bằng sáng chế cấp phép cho các công ty tư nhân. Hoa Kỳ chú
trọng vào mối quan hệ hợp tác NC&PT để nhằm giải quyết những thách thức lớn như biến
đổi khí hậu, năng lượng sinh học, an ninh lương thực, sâu hại và sử dụng nước.
31
Hình 3.2. Số hợp đồng hợp tác NC&PT của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Nguồn: US Department of Agriculture Annual Report on Technology Transfer
Tài trợ của SBIR có vẻ như để giúp các công ty nhỏ thu hẹp khoảng cách tài chính và thu
hút các nguồn tài chính tư nhân khác. CRADA dường như không làm chệch hướng các
nguồn lực công đến các mục tiêu cá nhân. Dự án Ngô tăng cường gen (Genetic
Enhancement of Maize - GEM) là một ví dụ về congxoocxium nông nghiệp. Được thành
lập năm 1994, tập đoàn này đã có 60 thành viên vào năm 2010. Các tổ chức công phát triển
chất mầm ngoại lai chia sẻ với các đối tác tư nhân, các đối tác này lại chia sẻ với nhau sau
khi lai chéo cùng dòng. Điều đó giúp khắc phục các vấn đề khuyến khích nghiên cứu dài
hạn và có tính không chắc chắn cao.
Bằng chứng cho thấy sự cần thiết phải thay đổi các cơ cấu hợp tác cũ để giải quyết tốt
hơn vấn đề tạo khả năng và phát triển quan hệ hợp tác mang lại kết quả. Trong số các yếu tố
chính trị và luật pháp, Luật Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2014 đã thành lập Quỹ Nghiên cứu
nông nghiệp và thực phẩm (FFAR), áp dụng mô hình quỹ của Viện Y học quốc gia, quỹ
này đã huy động được gần 59 triệu USD thông qua các đóng góp trong năm 2012. FFAR là
một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, dưới sự chỉ đạo của một hội đồng quản trị, được thành
lập để thúc đẩy sự hợp tác giữa chính phủ, các trường đại học, ngành công nghiệp và các
nhà nghiên cứu phi lợi nhuận.
Ngoài ra, ở Hoa Kỳ, việc thực hiện PPP còn là vấn đề then chốt để thúc đẩy quan hệ
quốc tế và viện trợ phát triển. Trong năm 2010, Feed the Future đã được khởi xướng với
nhiệm vụ hợp tác với ngành công nghiệp tư nhân và xã hội dân sự, dựa trên sự phối hợp của
ba cơ quan của Hoa Kỳ (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ và
Bộ Ngoại giao). Tại Cục Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hai
chương trình trọng điểm - Mạng Hợp tác nghiên cứu nông nghiệp (ARP) và các hiệp định
hợp tác đã được điều chỉnh cho phù hợp, đã thiết kế mô hình mẫu về các hợp đồng chuyển
giao công nghệ và các thỏa thuận khác trong đó có thể bao gồm nhiều bên tham gia và
nhiều mối liên kết. Trong cung cấp các hướng dẫn cho PPP, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa
Kỳ đã thay đổi cách thức làm việc trong Liên minh phát triển toàn cầu bằng cách đơn giản
hóa các yêu cầu của mình. Hiện nay, chỉ có năm yêu cầu cơ bản: Chú trọng vào tác động
32
phát triển; dựa trên lợi ích và mục tiêu bổ sung; cách tiếp cận và giải pháp dựa trên thị
trường; đồng sáng tạo và chia sẻ trách nhiệm; và đóng góp quan trọng của khu vực tư nhân
để làm tăng tác động. Ví dụ về mô hình PPP thành công trong Liên minh phát triển toàn
cầu, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã ký một hợp đồng ba năm với Technoserve để cung cấp hỗ
trợ cho nông dân trồng điều quy mô nhỏ tại Mozambique để đạt được các tiêu chuẩn và khả
năng truy xuất nguồn gốc toàn cầu. Tiếp theo sáng kiến này, hai nhà bán buôn hạt điều lớn
đã bắt đầu mua điều từ những người nông dân. Trong quan hệ hợp tác West African
Partnership với Hội đồng Bông quốc gia, thông qua một chương trình 5 năm, một học bổng
kỹ thuật đã được thiết lập, giúp Hoa Kỳ thực hiện các ràng buộc của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) để hỗ trợ các chương trình bông. Cả hai phía chính phủ Hoa Kỳ và ngành
công nghiệp đều đang cung cấp hỗ trợ giáo dục.
3.3. Kinh nghiệm của Pháp
Các hệ thống đổi mới của Pháp tìm cách huy động các chủ thể ở các bộ, các viện nghiên
cứu trường đại học, ngành nông nghiệp và các viện kỹ thuật để hợp tác giải quyết các vấn
đề của nhiều ngành. Cơ quan Nghiên cứu quốc gia (ANR) tài trợ cho cả hai loại dự án theo
chủ đề và không theo chủ đề thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học trên cơ sở cạnh tranh. Một
số các công cụ đặc biệt được dành riêng cho các dự án hợp tác nghiên cứu quốc gia và quốc
tế. Trong số đó có các dự án PPP là các dự án tài trợ cho doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu
(PRCE), trong đó các phòng thí nghiệm công và các công ty hợp tác để đạt được các kết
quả nghiên cứu có lợi ích chung.
ANR cũng cung cấp kinh phí hàng năm cho các viện Carnot8 với mục đích thúc đẩy hợp
tác nghiên cứu giữa các phòng thí nghiệm công và các công ty tư nhân. Nguồn phân bổ
chính (Label) được tài trợ cho các tổ chức đang hoạt động trong vòng 5 năm và có thể được
gia hạn. Một điều kiện được nhận tài trợ và kinh phí liên quan đó là phải tiến hành hợp tác
nghiên cứu vì các lợi ích kinh tế xã hội. Phân bổ chính đã được cấp cho 34 viện nghiên cứu
khác nhau, đại diện cho 27.000 nhà nghiên cứu tương đương toàn thời (trong đó có 8.000
nghiên cứu sinh tiến sĩ); doanh thu hàng năm đạt được 455 triệu euro từ các hợp đồng tư
nhân (hơn một nửa số NC&PT công được tài trợ bởi các công ty tư nhân ở Pháp); doanh
thu hàng năm đạt 50 triệu euro từ SHTT; và 65 công ty phái sinh mỗi năm.
Các thỏa thuận khác khuyến khích hợp tác giáo dục với các viện kỹ thuật và trường đại
học để giải quyết các vấn đề cụ thể. Thông qua các cụm cạnh tranh, được hỗ trợ của Quỹ
Thống nhất liên bộ, đã đưa các đối tác lại với nhau (giáo dục, nghiên cứu, tổ chức công
đoàn và khu vực tư nhân), cũng như các cơ hội đổi mới nông nghiệp.
Trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Quỹ Phân bổ đặc biệt cho nông nghiệp và phát triển nông
thôn (CASDAR) là công cụ tài trợ chính cho nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp và nghiên
8 Viện Carnot là các viện nghiên cứu công hướng vào phát triển hợp tác nghiên cứu phục vụ đổi mới sáng tạo của các
công ty (Nguồn:
33
cứu mở rộng. Quỹ được đồng quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và các tổ chức nhà sản xuất. Các
phân bổ của chương trình phù hợp với các mục tiêu của Chương trình Quốc gia về nông
nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập bởi Hội đồng tối cao về Nông nghiệp
(Conseil Supérieur d'hướng de l'agriculture) phối hợp Bộ Nông nghiệp và các tổ chức nông
nghiệp. Các hiệp định này nêu bật sự điều chỉnh chính sách trong chính phủ cũng như các
nhà sản xuất. Đặc biệt Quỹ CASDAR có thể cung cấp tài chính cho các Mạng Công nghệ
chung (JTN), liên kết các đối tác nghiên cứu công và tư nhân (đáng chú ý có các viện kỹ
thuật) cũng như các tổ chức giáo dục đại học. Các đề xuất nghiên cứu được phát triển tại
JTN, sau đó được đệ trình lên CASDAR để yêu cầu tài trợ.
Là một phần của chiến lược kết nối khoa học và tác động, Viện Nghiên cứu nông nghiệp
Pháp (INRA) sử dụng một số công cụ để thúc đẩy hợp tác, chẳng hạn như các nhóm khoa
học, các đơn vị công nghệ liên kết, các mạng lưới, dự án và các phòng thí nghiệm chung.
Mỗi công cụ được sử dụng với các đối tác khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau trong
quá trình nghiên cứu. Ở cấp quốc gia, các chương trình INRA bao gồm hợp tác dọc theo các
chuỗi khác nhau kết nối sản xuất và chuyển hóa, với sự tham gia của các viện nghiên cứu
kỹ thuật và các công ty (ví dụ vật nuôi và các giống cây trồng khác nhau); hợp tác theo
chiều ngang về các công nghệ chuyển ngang (ví dụ công nghệ sinh học xanh, bộ gen học
động vật, lập mô hình); và các đối tác địa phương dựa trên các cụm cạnh tranh và các hệ
thống chuyển giao khu vực khác. INRA hợp tác với các tác nhân công nghiệp và kinh tế để
nâng cao mức độ sẵn sàng công nghệ của nghiên cứu thông qua:
• Cách tiếp cận của khu vực công đối với nghiên cứu hợp tác: Ba cổng ở cấp ngành về tái
tạo cacbon, sức khỏe động vật, sản phẩm thực phẩm; và tình báo khoa học về các vấn đề
đang nổi;
• Nền tảng công nghệ mở công cộng: các nền tảng mở của INRA và hai nơi trình diễn
tiền công nghiệp (siêu bộ gen; công nghệ sinh học trắng - white biotechnologies).
• Các chương trình công - tư: Hai viện nghiên cứu về chuyển đổi năng lượng (vật liệu
sinh học; nông hóa) và một chương trình thí điểm sản xuất lignocellulosic bioethanol.
3.4. Kinh nghiệm của Canada
Hệ thống đổi mới nói chung bao gồm các tổ chức và cơ chế, chẳng hạn như Hội đồng
Nghiên cứu quốc gia (NRC) và các chương trình của nó hỗ trợ thúc đẩy hợp tác giữa các
bên tham gia đổi mới và hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm đổi mới, kể cả trong lĩnh vực
thực phẩm và nông nghiệp. Mạng lưới các Trung tâm Xuất sắc (NCE) được cùng điều hành
bởi ba cơ quan tài trợ của Canada gồm: Viện nghiên cứu y học Canada (CIHR), Hội đồng
Nghiên cứu kỹ thuật và khoa học tự nhiên (NSERC) và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã
hội và nhân văn (SSHRC). Ngoài ra còn có sự hợp tác của các tổ chức công nghiệp và y tế
Canada. NCE giúp huy động năng lực nghiên cứu đa ngành, tạo ra mạng lưới nghiên cứu
quy mô lớn, do khối viện, trường lãnh đạo, thu hút sự tham gia của các đối tác từ nhiều tổ
34
chức hàn lâm, ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, cộng tác với
người dùng cuối để điều kiện tạo thuận lợi cho việc áp dụng kiến thức và phát triển các
phương thức hợp tác khác.
Hội đồng Nghiên cứu kỹ thuật và khoa học tự nhiên của Canada (NSERC) giúp các
doanh nghiệp Canada thông qua các đề nghị hợp tác mục tiêu để kết nối họ với các chuyên
gia tại các trường đại học và cao đẳng của Canada. Ví dụ, NSERC cấp tài trợ cho các Mạng
lưới chiến lược liên quan đến bệnh Bovine Mastitis (bệnh viêm vú ở bò sữa).
Ngoài ra, hệ thống nông nghiệp của Canada có một số quy định thể chế và tài chính để
thúc đẩy liên kết và hợp tác nhằm làm tăng các luồng tri thức và phổ biến giữa các bên tham
gia chính trong ngành.
Là một phần của khung chính sách trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, kéo dài
trong giai đoạn 2013-2018, Growing Forward 2 là Chương trình Đổi mới sáng tạo nông
nghiệp đóng góp cho mục tiêu của Cơ quan Nông nghiệp và thực phẩm nông nghiệp
Canada (Agriculture and Agri-Food Canada (AAFC)) nhằm nâng cao khả năng tiếp cận
khoa học của ngành nông nghiệp thông qua hợp tác nghiên cứu và phát triển; và thúc đẩy
chuyển giao công nghệ hợp tác với các cộng đồng khoa học, viện, trường nghiên cứu và
doanh nghiệp.
Chương trình đổi mới nông nghiệp (AgriInnovation) của Canada
Growing Forward 2 được triển khai ở cấp liên bang ở Canada, nhằm giải quyết các vấn đề thuộc ba giai
đoạn của một chuỗi đổi mới liên tục: từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đến thương mại hóa và tiếp thu
đổi mới sáng tạo. Chương trình bao gồm ba nhánh các sáng kiến đổi mới sáng tạo:
• Nhánh Tăng tốc đổi mới nghiên cứu do AAFC chỉ đạo giải quyết các yêu cầu khoa học mới nổi của
ngành thông qua các hoạt động nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức để nhận dạng và giảm thiểu rủi
ro cho sản xuất, giữ vững tốc độ với những cân nhắc về tính bền vững, nâng cao năng suất và nắm bắt các cơ
hội thị trường. Nhánh này nhằm mục tiêu vào các nghiên cứu có tính xuyên suốt và xa giai đoạn ứng dụng.
• Nhánh Nghiên cứu và phát triển do ngành công nghiệp dẫn đầu hỗ trợ cho nghiên cứu tiền thương mại
hóa, phát triển và chuyển giao tri thức về nông nghiệp đổi mới, các sản phẩm và quy trình nông nghiệp thực
phẩm. Nhánh này có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho các đề xuất đã được phê duyệt, và/hoặc hỗ trợ dưới
hình thức giúp đỡ hợp tác thông qua các nhà khoa học nghiên cứu của AAFC và các chuyên gia về chuyển
giao kiến thức. Nhánh này cung cấp hỗ trợ cho hai loại dự án: Cụm khoa học nông nghiệp và Dự án khoa học
nông nghiệp.
- Hỗ trợ Cụm khoa học nông nghiệp nhằm mục đích huy động và phối hợp một số lượng tới hạn các
chuyên gia khoa học trong ngành công nghiệp, khối viện trường và chính phủ. Nguồn tài trợ được dành cho
các đề xuất không vì lợi nhuận và vì lợi nhuận (có điều kiện); các đối tác có thể bao gồm các nhà nghiên
cứu/các nguồn lực AAFC (tuân theo Thỏa thuận Hợp tác nghiên cứu). Tài trợ này có phạm vi quốc gia, do
ngành công nghiệp chỉ đạo và nhằm vào các thành phần thuộc kế hoạch khoa học ứng dụng của ngành. Kinh
phí tối đa, dưới hình thức đóng góp không hoàn lại, là 20 triệu CAD trong 5 năm và đòi hỏi sự đóng góp của
ngành công nghiệp.
- Dạng hỗ trợ Dự án Khoa học nông nghiệp có độ bao quát hẹp hơn, dành cho các dự án nghiên cứu đơn lẻ
hoặc một tập hợp nhỏ các dự án. Phạm vi của loại hỗ trợ này có thể ở tầm quốc gia, khu vực hoặc địa phương,
35
và cho các tổ chức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận có đủ điều kiện. Kinh phí tối đa dưới hình thức thỏa
thuận đóng góp không hoàn lại là 5 triệu CAD và đòi hỏi sự đóng góp của ngành công nghiệp.
• Nhánh Ứng dụng và Thương mại hóa do ngành công nghiệp dẫn đầu nhằm mục đích tạo hỗ trợ cho trình
diễn, thương mại hóa và ứng dụng các sản phẩm, công nghệ, các quy trình hay dịch vụ nông nghiệp đổi mới.
Nhánh này cung cấp hỗ trợ cho các dự án trình diễn tiền thương mại, hay thương mại và các dự án ứng dụng
do ngành công nghiệp dẫn đầu và đã được phê duyệt.
Những xúc tiến liên bang trên được bổ sung bằng các chương trình chia sẻ chi phí với các tỉnh và vùng
lãnh thổ, được thiết kế để phản ánh các yêu cầu đổi mới riêng của các tỉnh và vùng lãnh thổ khác nhau nhằm
giải quyết mục tiêu đổi mới rộng lớn hơn của đất nước.
Nguồn: www.agr.gc.ca/eng/?id=1354301302625.
Growing Forward 2 phân bổ 698 triệu CAD nhằm đẩy mạnh đổi mới và tiếp thu thông
qua nghiên cứu do chính phủ và ngành công nghiệp lãnh đạo và các hợp tác phức hợp.
Trong số này, hai phần ba là dành cho tài trợ cho các dự án do ngành công nghiệp dẫn đầu.
Các công cụ khác nhau giải quyết các vấn đề dọc theo chuỗi đổi mới liên tục. Các Cụm
Khoa học nông nghiệp phản ánh những hợp tác theo chủng loại hàng hóa hoặc theo chiều
ngang nơi mà nó giải quyết một vấn đề có liên quan đến nhiều mặt hàng. Đến tháng
12/2014, mười hai cụm được tổ chức theo các chủng loại hàng hóa được nhận tài trợ. Các
dự án khoa học nông nghiệp ít bao quát toàn diện hơn các cụm, cũng có thể được tiến hành
thông qua hợp tác.
AAFC thiết lập một Khung Chính sách hợp tác để xem xét các đề xuất trên quan điểm
giá trị khoa học và các tiêu chuẩn quản lý để xác định xem liệu đó có phải là vai trò thích
hợp của chính phủ không và liệu các nỗ lực hợp tác cụ thể có thể tạo tác dụng đòn bẩy và
xây dựng năng lực không.
Ngoài các chương trình cụm, một số cơ chế được áp dụng cho tài trợ PPP, bao gồm cả
các chương trình liên bang và chính quyền tỉnh, các hợp đồng chính thức giữa các chủ thể
công và tư nhân (Ví dụ Biên bản ghi nhớ), và những quyên góp và cung cấp vốn tư nhân.
Một ví dụ về PPP nông nghiệp đó là Viện Toàn cầu về an ninh lương thực, thành lập vào
năm 2012, được đặt tại Đại học Saskatchewan hợp tác với Công ty Potash Saskatchewan.
Mười hai Hội nghị Bàn tròn chuỗi giá trị của Canada (Value Chain Round Tables -
VCRT) là các cơ chế hợp tác dọc theo chuỗi cung ứng ở cấp quốc gia. Được thành lập vào
năm 2003, VCRT tập hợp các nhà lãnh đạo công nghiệp chủ chốt theo chuỗi giá trị - các
nhà cung ứng đầu vào, các nhà sản xuất, chế biến, các doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm, các
nhà bán lẻ, thương nhân và các hiệp hội (vùng địa lý và sự đa dạng ngành cũng được xem
xét) - với các nhà làm chính sách của chính phủ liên bang và cấp tỉnh. VCRT đã trở thành
phương tiện trung tâm để: (i) Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của ngành; (ii) tận dụng
các cơ hội thị trường trong nước và quốc tế; (iii) chia sẻ thông tin và xây dựng lòng tin giữa
các lĩnh vực hàng hóa; (iv) xác định các yêu cầu nghiên cứu, chính sách, quản lý và kỹ
thuật; (v) hình thành viễn cảnh chung và các chiến lược hợp tác dài hạn; và (vi) đối phó với
36
khủng hoảng.
3.5. Kinh nghiệm của Úc
Các Công ty Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Research and Development
Corporations - RDC) là cơ chế quan trọng nhất để thúc đẩy PPP nhằm vào đầu tư cho
NC&PT nông thôn. Các RDC mua NC&PT nông thôn sử dụng kinh phí thu được từ các
nhà sản xuất sơ cấp thông qua các khoản thu thuế theo quy định hoặc tự nguyện, bên cạnh
đó còn có khoản tài trợ tương ứng của chính phủ. Tại Úc có 15 RDC bao trùm hầu như tất
cả các doanh nghiệp nông nghiệp, cũng như thủy sản và lâm nghiệp. Nhiều RDC tiến hành
nghiên cứu theo toàn bộ chuỗi giá trị.
Chương trình các Trung tâm hợp tác nghiên cứu (Cooperative Research Centres - CRC)
là một cơ chế khác hỗ trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu trung và dài hạn giữa khu vực
công và tư nhân hướng vào người dùng cuối. Dưới sự quản lý của Bộ Công nghiệp, các
CRC là dự án hợp tác giữa các nhà tài trợ nghiên cứu, các nhà cung cấp và người dùng cuối,
được thành lập để tiến hành NC&PT trong các lĩnh vực cụ thể, với trọng tâm nhằm vào
NC&PT ứng dụng. Các CRC cần bao gồm một trường đại học và một người dùng cuối, với
các đối tác tiềm năng khác có thể bao gồm một công ty RDC, Tổ chức Nghiên cứu công
nghiệp và khoa học của Khối Thịnh vượng chung (CSIRO), các đại diện ngành công
nghiệp, hoặc các tổ chức chính phủ. CRC nhận tài trợ công, thông qua Danh mục Đầu tư
công nghiệp, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu, trong đó phải có sự tương hợp về các đóng
góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của các đơn vị tham gia, thời gian kéo dài đến mười năm
thông qua một quy trình lựa chọn cạnh tranh dựa theo giá trị. Các Dự án CRC là một sáng
kiến mới được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn hơn (ba năm) với ngân sách nhỏ hơn
(tối đa 3 triệu AUD), nhằm vào các mục tiêu công nghiệp cụ thể hơn để khuyến khích hợp
tác nghiên cứu giữa các DNVVN và chính phủ về nghiên cứu ngắn hạn. Trong giai đoạn
2015-2016, có 33 CRC hoạt động, 6 trong số đó là thuộc lĩnh vực nông nghiệp (Bộ Công
nghiệp và Khoa học, 2015).
Chương trình CRC phù hợp với các hợp đồng dài hạn. Ủy ban Năng suất (2007) đã đề
xuất về sự cần thiết của các phương án bổ sung cho hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp
với các cơ quan nghiên cứu công và các trường đại học có thể mang lại những hợp đồng
mau lẹ hơn, không đòi hỏi quản lý chuyên sâu và qua đó cho phép hợp tác trên quy mô nhỏ
hơn và ngắn hạn hơn giữa các nhóm doanh nghiệp hoặc theo cách độc lập hoặc với các
trường đại học và các cơ quan nghiên cứu công.
Chính quyền các tiểu bang và Lãnh thổ Bắc Úc, các công ty NC&PT nông thôn, CSIRO
và các trường đại học đang cùng phát triển Khuôn khổ Nghiên cứu, phát triển và khuyến
khích (RD&E) cho các ngành công nghiệp chủ chốt của quốc gia để khuyến khích hợp tác
và phối hợp lớn hơn giữa các đối tác tham gia (bao gồm chính quyền các tiểu bang và chính
phủ, các công ty NC&PT nông thôn).
37
CSIRO và các trường đại học đẩy mạnh năng lực nghiên cứu quốc gia nhằm giải quyết
tốt hơn các vấn đề của ngành và liên ngành; và tập trung các nguồn lực trong Khuôn khổ
RD&E để chúng có thể được sử dụng hiệu quả hơn và mang tính hợp tác hơn, qua đó làm
giảm khoảng cách về năng lực, sự phân tán và trùng lặp không cần thiết trong RD&E các
ngành công nghiệp chính.
CSIRO không chỉ hợp tác với các nước đang phát triển, mà còn cả với khu vực tư nhân.
Một ví dụ gần đây về hợp tác phát triển nông nghiệp đó là Dự án Hệ thống thực phẩm. Bối
cảnh của dự án này nằm ở chính sách viện trợ mới tập trung mạnh vào sự tham gia của khu
vực tư nhân trong đó có các cơ hội đôi bên cùng có lợi cho Úc và các đối tác trong chính
sách viện trợ châu Á - Thái Bình Dương mới và liên kết các tổ chức viện trợ phát triển
nhằm thúc đẩy học hỏi và đổi mới trong Chương trình Hỗ trợ phát triển ở nước ngoài của
Úc (ODA) với sự kết nối tốt hơn giữa phát triển và kinh doanh. Úc còn chú trọng vào việc
môi giới liên kết và tạo ra các quan hệ hợp tác cốt lõi của chiến lược, cùng với sự hiểu biết
tốt hơn về nghiên cứu và phân tích đổi mới. Trong môi giới liên kết, sự hiểu biết tốt hơn về
lập sơ đồ mối liên kết giữa các đối tác là chìa khóa để phát triển năng lực và tạo ra các liên
minh học hỏi. Việc lôi kéo được mọi người lại với nhau được cho là cực kỳ khó khăn và các
mối liên kết này cần phải được tìm kiếm, thúc đẩy một cách chủ tâm và phát triển vì bất kỳ
cơ hội thành công nào.
3.6. Kinh nghiệm của Braxin
Khung pháp lý của Braxin bao gồm các cơ chế tài trợ để tạo điều kiện thúc đẩy các dự án
PPP. “Luật Đổi mới sáng tạo” năm 2004 đã đưa vào các khái niệm mới để thúc đẩy hợp tác
công tư trong nghiên cứu, chẳng hạn như sự tham gia của số ít các tổ chức chính phủ bằng
cách góp vốn vào công ty đã đứng vững. Luật này cũng quy định về các biện pháp ưu đãi
để xây dựng mạng lưới quốc tế về các dự án công nghệ và nghiên cứu, cũng như thiết lập sự
khởi nghiệp công nghệ và thành lập các khu vực đổi mới sáng tạo, chẳng hạn như các công
ty vườn ươm và các khu công nghệ. Luật Hàng hóa năm 2005 đã quy định các ưu đãi thuế
cho các công ty tiến hành NC&PT đổi mới công nghệ, điều đó cho phép liên kết các công ty
với các trường đại học và viện nghiên cứu. Cụ thể hơn, “Luật Rouanet về Nghiên cứu”
(Rouanet Research Law) năm 2007 đã áp dụng biện pháp miễn thuế cho các công ty tham
gia hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ.
Nói chung, các luật tiểu bang và liên bang của Braxin đều phê chuẩn việc dùng chung
các phòng thí nghiệm của các viện khoa học và công nghệ giữa các công ty ươm tạo và
công ty quốc gia. Các luật này cũng tạo điều kiện cho việc cấp giấy phép bằng sáng chế và
chuyển giao các công nghệ được phát triển bởi các viện nghiên cứu.
Cơ chế tài trợ NC&PT cho các trường đại học, các công ty tư nhân và các tổ chức khoa
học và công nghệ có thể được sử dụng cho các dự án hợp tác, bao gồm cả PPP. Ngoài ra
còn có các quỹ nhà nước, dựa trên cơ sở khấu trừ thuế ở cấp bang, để hỗ trợ các dự án
38
nghiên cứu khoa học và công nghệ. Những cơ chế này được sử dụng trong lĩnh vực nông
nghiệp, đặc biệt là đối với các trường đại học và một số các quỹ nghiên cứu này tài trợ cho
các dự án NC&PT liên quan đến các trung tâm xuất sắc và các công ty tư nhân.
Braxin có một số ví dụ về các congxoocxium và PPP về nghiên cứu nông nghiệp, chẳng
hạn, nghiên cứu cà phê hiện đang được hỗ trợ thông qua các khoản khấu trừ thuế và Cơ
quan Nghiên cứu nông nghiệp Braxin (Embrapa) đang quản lý một congxoocxium nghiên
cứu quốc gia được hỗ trợ bởi quỹ cà phê (FUNCAFE). Quỹ này được thành lập năm 1986
dựa trên thuế xuất khẩu cà phê, được thay thế vào năm 1989 bởi một loại thuế dựa trên lãi
tức cố định của chính phủ từ doanh thu cà phê. Hợp tác nghiên cứu thường được tiến hành
với các công ty đa quốc gia nước ngoài bởi NC&PT khu vực tư nhân trong nước vẫn còn
yếu.
Khu vực tư nhân thường hợp tác với nghiên cứu công để trao đổi vật liệu di truyền có
tính tương hợp cao với ngân hàng chất mầm nguyên sinh quốc gia vốn là một tổ chức công.
Ví dụ, Monsanto, Basf, Abrazem, Dupont và Syngenta đang tiến hành nghiên cứu trong
lĩnh vực công nghệ sinh học với Embrapa. Ngoài ra còn có các hợp đồng NC&PT để sản
xuất hạt giống với các tổ chức phi lợi nhuận như Unipasto và Sul Pasto và với các Tổ chức
quỹ.
Trong năm 2012, Embrapa đã ký hơn 300 hợp đồng với khu vực tư nhân, trong đó có
thỏa thuận chuyển giao công nghệ về nguyên liệu (đặc biệt là hạt giống) và hợp đồng hợp
tác kỹ thuật.
Hợp tác nghiên cứu giữa các khu vực công và tư nhân đang ngày càng phát triển ở
Braxin, đặc biệt là ở bang Sao Paulo, nơi Quỹ NC&PT của bang đang đẩy mạnh liên kết
giữa các trường đại học và các công ty tư nhân. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng tỷ lệ các
dự án NC&PT nông nghiệp được tài trợ từ các khu vực công và tư nhân vẫn còn thấp hơn
tiềm năng của chúng. Một hạn chế đó là kinh phí công cần phải mang lại lợi ích xã hội và
do đó, kết quả của nghiên cứu được thực hiện với một số nguồn tài trợ công không thể vì lợi
ích độc quyền của một công ty.
Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp Braxin (Embrapa) đang phát triển một chiến lược để
thiết kế một tầm nhìn nghiên cứu mới định hướng cho nghiên cứu trong 20 năm tiếp theo.
Nỗ lực này được điều phối thông qua Agropensa, một sáng kiến của Embrapa được thành
lập vào năm 2012 hoạt động thông qua liên kết mạng. Agropensa được dành để tương tác
với các bên liên quan, tại Braxin và ở nước ngoài, nhằm mục đích sản xuất và phổ biến tri
thức chiến lược về những thách thức công nghệ tương lai và các cơ hội cho ngành nông
nghiệp. Mạng lưới này được kỳ vọng sẽ giúp nhận dạng các cơ hội hợp tác giữa các đối tác
công cộng và tư nhân, ở cấp quốc gia và quốc tế.
3.7. PPP phục vụ đổi mới sáng tạo tại một số nước và khu vực khác
Nhật Bản gần đây đã phát triển chiến lược “Made WITH Japan” để đẩy mạnh phát triển
39
chuỗi giá trị lương thực toàn cầu đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thông qua các dự án
PPP. Bằng cách thiết lập các chuỗi giá trị thực phẩm, giá trị gia tăng do nhà sản xuất tạo ra
phản ánh nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng. Thông qua các Đối thoại hợp tác nông
nghiệp, chính phủ Nhật Bản hợp tác song phương với một số nước đối tác để thiết lập các
chuỗi giá trị thực phẩm thu hút các tác nhân thuộc khu vực tư nhân của cả hai bên. Thông
qua Đối thoại hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản, Tầm nhìn trung - dài hạn
về các chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam đã được thiết lập với các tác nhân khác nhau
bao gồm cả khu vực tư nhân. Các cuộc thảo luận ở Myanmar đã dẫn đến sự phê chuẩn về
việc hợp tác và tiếp tục khảo sát để thành lập các chuỗi giá trị thực phẩm tương tự tại
Myanmar. Các sáng kiến đưa ra các ưu đãi cho các nhà sản xuất thực phẩm ở Nhật Bản và
các nước đối tác để phát triển nông nghiệp giá trị gia tăng.
Là một phần của chiến lược mới về đổi mới sáng tạo của Liên minh châu Âu (EU), Hợp
tác Đổi mới châu Âu đã được thành lập năm 2010 để hoạt động như một khuôn khổ quy tụ
các hoạt động và chính sách chủ yếu của EU và bao trùm toàn bộ dãy phổ từ nghiên cứu
đến thị trường. Chiến lược này tác động đến toàn bộ chuỗi nghiên cứu và đổi mới, thu hút
tất cả các tác nhân liên quan ở các cấp EU, cấp quốc gia và khu vực, nhằm: (i) tăng cường
nỗ lực nghiên cứu và phát triển; (ii) phối hợp đầu tư vào các dự án trình diễn và thí điểm;
(iii) dự báo và hoàn thiện sớm các quy định và tiêu chuẩn cần thiết; (iv) huy động 'nhu cầu'
đặc biệt thông qua phối hợp mua sắm công tốt hơn để đảm bảo rằng mọi đột phá đều được
nhanh chóng đưa ra thị trường.
Hợp tác Đổi mới châu Âu vì năng suất và bền vững nông nghiệp (EIP-AGRI) được khởi
xướng bởi Ủy ban châu Âu năm 2012. EIP-AGRI nhằm mục đích thúc đẩy ngành nông
nghiệp và lâm nghiệp phát triển cạnh tranh và bền vững, để “đạt được nhiều hơn từ ít hơn”
bằng cách liên kết các tác nhân đổi mới (nông dân, các nhà tư vấn, nhà nghiên cứu, các
doanh nghiệp, các tổ chức NGO,...) và kết nối các Nhóm hoạt động EIP và các dự án nhiều
bên tham gia, để tạo điều kiện thúc đẩy việc trao đổi kiến thức, chuyên môn, thực tiễn tốt và
thiết lập đối thoại giữa ngành nông nghiệp và cộng đồng nghiên cứu. EIP-AGRI còn tài trợ
cho việc thành lập các nhóm “hoạt động”; tài trợ cho các dự án nhóm hoạt động (hợp tác
đầu tư, chuyển giao tri thức, dịch vụ tư vấn); và thiết lập “các dịch vụ hỗ trợ đổi mới”, để
tạo điều kiện cho sự hình thành các nhóm hoạt động.
Ở Phần Lan, các Trung tâm Chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới (SHOK) là
một xúc tiến chính sách đổi mới được Hội đồng Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Phần Lan
khởi xướng vào năm 2006. Các dự án PPP mới này được thiết kế để thúc đẩy nhanh quá
trình đổi mới sáng tạo. Mục tiêu chính của chúng là để đổi mới hoàn toàn các cụm công
nghiệp và thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo triệt để. Các trung tâm SHOK là những
nền tảng hợp tác hướng vào doanh nghiệp được Phần Lan áp dụng để chia sẻ chiến lược
nghiên cứu và tạo ra một hệ sinh thái nghiên cứu mới với mục tiêu vươn lên vị trí dẫn đầu
nghiên cứu quan trọng toàn cầu về các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới và các
40
tiến trình hành động. Xúc tiến này được kỳ vọng có thể đổi mới cơ sở kinh doanh của Phần
Lan trong khi tạo ra các hoạt động xuất khẩu mới. Các chương trình nghiên cứu SHOK
được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác dài hạn để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới dự kiến
trong vòng 5-10 năm. Các hoạt động SHOK được kỳ vọng sẽ tạo ra sự cạnh tranh, trong đó
ngành công nghiệp sẽ được thúc đẩy để tiếp tục các dự án phát triển dựa trên các kết quả
phát triển sản phẩm. Các trung tâm SHOK trong 5 năm qua đã trở thành công cụ quan trọng
của chính sách đổi mới của Phần Lan. Hiện nay có sáu trung tâm SHOK đang hoạt động,
gồm: Cleen Ltd (môi trường và năng lượng), FIMECC Ltd (công nghiệp kim loại), SalWe
Oy (y tế và phúc lợi), TIVIT Oy (công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật số), Rym Ltd
(môi trường xây dựng) và Cụm kinh tế sinh học Phần Lan FIBIC. Mô hình cung cấp tài
chính dựa trên mức trung bình khoảng 60% nguồn tài trợ của Tekes và trung bình có 40%
các nghiên cứu được tiến hành tại SHOK được đồng tài trợ bởi các công ty liên quan. Trong
khi nền tảng SHOK được sử dụng trong toàn bộ sáu nhánh công nghiệp của nền kinh tế sinh
học, hiện nay chưa có dự án nông nghiệp nào trong danh mục đầu tư. Phần Lan cũng mới
xây dựng một chiến lược nền kinh tế sinh học chú trọng vào các chương trình nghiên cứu
thực phẩm nông nghiệp trong những năm tới. Để thúc đẩy các dự án PPP và thương mại
hóa các sáng kiến đổi mới, Viện Tài nguyên thiên nhiên đã đầu tư vào một cơ sở tài nguyên
nhỏ với các chuyên gia phát triển kinh doanh, tập trung vào thương mại hóa đổi mới và
SHTT.
KẾT LUẬN
Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ nghiên cứu
cơ bản đến phát triển và chuyển giao công nghệ, tất cả đều dọc theo chuỗi cung ứng và giải
quyết ít nhiều những vấn đề phức tạp của nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số vấn đề đòi hỏi
phạm vi rộng các đối tác với quy mô tài chính, khả năng và hành vi văn hóa khác nhau; từ
đa quốc gia tới nông dân, từ các cơ quan nghiên cứu chính phủ tại các nước phát triển đến
chính quyền địa phương ở các nước đang phát triển, các tổ chức phi chính phủ địa phương
tới các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Phạm vi và kiểu đối tác tư nhân với khả năng và sự quan tâm tham gia vào quan hệ đối
tác với các tổ chức công khác nhau giữa các quốc gia và lĩnh vực. Điều này có thể giải thích
cho sự đa dạng của đối tác phục vụ đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, về loại hình, số
lượng đối tác tham gia, giai đoạn đổi mới sáng tạo, phạm vi, mức bao phủ địa lý và bối
cảnh.
Vị trí của nông dân trong hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp rất đặc biệt. Nông
dân là các đối tượng liên quan chính với tư cách là người sử dụng, nhà tài trợ thông qua các
khoản thuế và là người đổi mới sáng tạo. Họ cần phải đáp ứng các mục tiêu mang tính thách
thức như cải thiện cả năng suất và sự phát triển bền vững đòi hỏi các giải pháp đổi mới sáng
tạo.
41
Các khuyến nghị sau đây của các chuyên gia về hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông
nghiệp bao trùm một phạm vi rộng các vấn đề quan tâm, từ sự lựa chọn cách tiếp cận PPP
đến chính sách ưu đãi và các yêu cầu đánh giá. Nói chung, các chuyên gia đồng ý rằng các
hướng dẫn của OECD cho PPP trong lĩnh vực KHCN&ĐMST có thể áp dụng với PPP
phục vụ đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Các khuyến cáo cũng liên quan đến các điều
kiện tham gia vào PPP, quản trị PPP và nhu cầu xây dựng năng lực.
Về điều kiện
- PPP phục vụ đổi mới sáng tạo nông nghiệp không phù hợp với mọi mô hình, không có
mô hình nào phù hợp cho tất cả.
- Chính phủ không nên đề ra các quy tắc về PPP, mà nên đưa ra các ưu đãi chính sách
cho phép nếu đó là cách hiệu quả về chi phí để giải quyết những mục tiêu chung, ví dụ
trong trường hợp có một thị trường hoặc một chính sách thất bại và các chi phí giao dịch
thấp hơn so với những lợi ích biên.
- Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho PPP phục vụ đổi mới
sáng tạo nông nghiệp, ví dụ bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, phát triển
khuôn khổ pháp lý phù hợp, ví dụ như các quy tắc về tài sản trí tuệ và chế tài hợp đồng và
tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm và tri thức.
- Một loạt các cơ chế, chính sách và thỏa thuận cần được sử dụng linh hoạt để đáp ứng
được sự đa dạng của các kiểu đối tác.
- Bước đầu tiên là để phát triển các mục tiêu chung, với sự tham gia từ đầu của tất cả các
bên liên quan, bao gồm cả các tổ chức sản xuất.
Về quản trị
- Quản trị đảm bảo việc sử dụng tốt các nguồn kinh phí công trong lĩnh vực công, nhưng
việc quản trị có thể được chia sẻ. Các nhóm tư vấn bao gồm tất cả các bên liên quan có thể
đưa ra những phản hồi hữu ích ở các giai đoạn thực hiện khác nhau.
- Các dự án nên bao gồm định nghĩa rõ ràng về mục tiêu, quy tắc quản trị và những thỏa
thuận cho việc chia sẻ chi phí, rủi ro và kết quả.
- Những thoả thuận đồng tài trợ nên phù hợp đối với các đối tác công, các công ty và nhà
sản xuất tư nhân (ví dụ tài trợ dự án, thuế đối với nhà sản xuất).
- Chính phủ cần khuyến khích, khi cần thiết, để thúc đẩy đầu tư vào NC&PT cho lợi
nhuận xã hội và các mục tiêu dài hạn. Sự đóng góp của chính phủ nên phù hợp với các lợi
ích của công chúng.
- Cần giám sát nhiều hơn để theo dõi tiến độ cũng như những thất bại và xác định các
biện pháp can thiệp khi cần thiết. Cũng cần đánh giá để cải thiện các khuyến khích và các
dàn xếp. Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả để có kiến thức tốt hơn. Cần có nhiều dữ liệu hơn
để hỗ trợ các nỗ lực theo dõi, đánh giá, học tập và chia sẻ.
- Các quy trình đánh giá phải được liên kết với các thoả thuận tài trợ. Nó cho phép thích
42
ứng với cơ cấu quản trị và các thay đổi khác khi cần thiết. Việc đánh giá thường diễn ra khi
những chương trình thành công nhận được tài trợ mới, những đánh giá chính thức có thể
chia sẻ tốt hơn về những gì được và không được.
Về xây dựng năng lực
- Đào tạo các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công, nghiên cứu khoa học, các tổ chức sản
xuất các kỹ năng mềm trong giao tiếp, đàm phán và quản lý doanh nghiệp là chìa khoá để
thành công.
- Đặc biệt đối với các dự án công nghệ nông nghiệp, các kỹ năng kinh doanh rất cần thiết
giữa các đối tác phi công nghiệp khi liên quan đến SHTT, tiếp thị và thương mại hoá.
Biên soạn: Đặng Bảo Hà
Nguyễn Lê Hằng
Nguyễn Khánh Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Nguyên (2013), Quốc tế đánh giá cao mô hình PPP trong nông nghiệp Việt Nam,
Báo Chính phủ, 28/1/2013.
2. Ngọc Thanh (2015), Hợp tác PPP được kỳ vọng tăng mạnh trong nhiều ngành hàng nông
nghiệp, Báo Đấu thầu, 16/4/2015.
3. Catherine Moreddu (2016), Public-Private Partnerships for Agricultural Innovation:
Lessons From Recent Experiences, OECD Food, Agriculture and Fisheries Papers, No.
92, OECD Publishing, Paris.
4. F. Hartwich et al., (2007) Building Public–Private Partnerships for Agricultural
Innovation, Food Security in Practice Technical Guide Series, International Food Policy
Research Institute (IFPRI).
5. Koschatzky, K., H. Kroll, M. Meyborg, T. Stahlecker, A. Dwertmann, and M. Huber
(2015), Public-private partnerships in Research and Innovation - Case studies for
Australia, Austria, Sweden and the United States, Working Papers Firm and Region No.
R2/2015, Fraunhofer Institute for Systems and Innovation Research.
6. OECD (2014), Strategic public/private partnerships, in OECD Science, Technology and
Industry Outlook 2014, OECD Publishing, Paris.
7. OECD (2012), Recommendation of the Council on Principles for Public Governance of
Public-Private Partnerships, OECD Publishing, Paris.
8. World Bank (2012), Foundations for Public-Private Partnerships, Thematic Note 1 by
Josef Ernstberger, in Agricultural Innovation Systems: An Investment Sourcebook,
Washington, DC: World Bank.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_hop_tac_cong_tu_phuc_vu_doi_moi_sang_tao_trong_nong.pdf