Độ che phủ rừng1
• Tổng diện tích rừng trên toàn thế giới hiện vào khoảng 4 tỷ héc-ta, chiếm khoảng
30% diện tích đất liền của Trái đất. Khoảng 56% diện tích rừng này nằm ở các vùng
nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
• Độ che phủ rừng phân bố không đồng đều. Chỉ 7 quốc gia hàng đầu đã đóng góp
60% tổng diện tích. 25 quốc gia có rừng nhiều nhất chiếm 82% tổng diện tích, và 170
quốc gia còn lại chỉ đóng góp 18% tổng diện tích rừng.
• Rừng trồng chiến khoảng 3,8% tổng diện tích rừng, với 140 triệu héc-ta.
Mất rừng2
• Mất rừng ở phạm vi toàn cầu theo ước tính là 7,3 triệu héc-ta mỗi năm trong giai
đoạn 2000–2005.
• Con số này thấp hơn giai đoạn 1990–2000, khi mà trung bình mỗi năm có 8,9 triệu
héc-ta rừng mất đi.
• Diện tích rừng bị mất nhiều nhất là ở Nam Mỹ với 4,3 triệu héc-ta mỗi năm, tiếp đó là
châu Phi với 4 triệu héc-ta mỗi năm.
Rừng và sinh kế
• Hơn một tỷ người dân đang sống phụ thuộc phần lớn vào các nguồn sinh kế từ rừng3
• Hơn 2 tỷ người – chiếm 1/3 dân số thế giới – đang sử dụng nhiên liệu sinh khối (chủ
yếu là củi) để nấu ăn và sưởi ấm trong gia đình.
• Hàng trăm triệu người đang phụ thuộc vào các dược liệu truyền thống thu lượm
được từ rừng.4
• Ở khoảng 60 quốc gia đang phát triển, săn bắt và đánh cá trên đất rừng cung cấp
hơn 1/5 nhu cầu đạm.
16 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn của CIFOR về rừng, biến đổi khí hậu và REDD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu hướng dẫn của CIFOR về rừng,
biến đổi khí hậu và REDD
Đơn giản là
REDD
1Khi tranh luận về vấn đề biến đổi khí hậu, người ta thường sử dụng các ngôn ngữ
khoa học và kỹ thuật. Các thuật ngữ và từ viết tắt này có thể gây khó hiểu cho
chúng ta. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) xây dựng tài liệu
hướng dẫn này nhằm đơn giản hoá các thuật ngữ khoa học và giúp các ký giả, các
nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân quan tâm trên
thế giới hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rừng trong cuộc chiến chống biến đổi
khí hậu. Các nghiên cứu mang tính then chốt trong việc thúc đấy chương trình nghị
sự toàn cầu về khí hậu theo hướng hiệu quả và công bằng hơn cũng được nêu ra.
Vì sao để giảm thiểu biến đổi khí hậu, chúng ta phải bảo vệ rừng?
Các nhà khoa học ước tính hàng năm nạn mất rừng và suy thoái rừng là nguyên nhân gây ra
khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính – một nhân tố gây biến đổi khí hậu. Lượng khí này
thậm chí còn lớn hơn lượng phát thải của toàn ngành giao thông vận tải toàn cầu.
Điều gì khiến lượng khí thải từ rừng còn lớn hơn cả khí thải từ xe hơi, xe tải,
máy bay và tàu thuyền cộng lại?
Khi rừng bị phá hoặc mất, gỗ bị cháy hoặc phân hủy sẽ giải phóng các-bon có trong cây cối
dưới dạng khí CO2, làm gia tăng mức độ của loại khí nhà kính “bẫy nhiệt” trong khí quyển.
Ngoài ra, một số khu rừng còn bảo vệ một lượng lớn các-bon được lưu giữ trong lòng đất.
Chẳng hạn, khi các khu rừng ở vùng than bùn (peat land) bị đốt cháy hoặc khô nước, lượng
khí thải các-bon không chỉ giới hạn trong thảm thực vật phía trên rừng; mà hợp chất hữu cơ
nằm phía dưới mặt đất cũng bắt đầu thải các-bon. Các khu rừng than bùn chứa nhiều các-
bon trong lòng đất hơn là trên bề mặt. Số các-bon này rò rỉ ra đất và khí quyển sau khi rừng
bị mất. Khi không còn cây cối, Trái đất sẽ mất đi một thứ tài nguyên quý giá có tính năng
hấp thu liên tục CO2 trong khí quyển. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới gần 5 tỷ tấn
trong tổng số 32 tỷ tấn CO2 thải ra hàng năm do hoạt động của con người được rừng hấp
thụ. Do vậy, mất cây rừng đồng nghĩa với một tổn thất kép: Chúng ta sẽ mất đi một hệ sinh
thái có khả năng hấp thụ khí nhà kính và đồng thời mất đi khả năng lưu giữ các-bon của
cây rừng.
Như vậy cần phải làm gì? Đóng cửa tất cả các khu rừng chăng?
Không. Các khu rừng là một thành tố không thể tách rời khỏi cuộc sống của người dân sống
bên trong và xung quanh rừng và của toàn xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới, sinh kế của hơn
1 tỷ người đang phụ thuộc phần lớn vào rừng. Hàng trăm triệu người cũng phụ thuộc vào
các loại dược phẩm chiết xuất từ thực vật rừng. Một phần quan trọng trong khẩu phần đạm
của các cộng đồng nông thôn cũng có được từ việc săn bắt và đánh cá trong rừng. Rừng
cũng quan trọng cả về khía cạnh thương mại. Năm 2003, tổng giá trị thương mại quốc tế
của gỗ xẻ, bột giấy, giấy và bìa đạt khoảng 150 tỷ USD, trên 2% tổng giá trị thương mại toàn
thế giới. Chúng ta luôn biết rằng đất rừng sẽ còn tiếp tục bị chuyển thành đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động này phải được thực hiện bằng một phương thức có thể lượng hóa, có
tính chiến lược và bền vững. Nạn khai thác gỗ, phát và đốt rừng nhiệt đới không có kiểm
soát phải được chấm dứt. Chúng ta cũng cần phải dừng ngay các hoạt động có thể hủy hoại
trên quy mô lớn các vùng đất than bùn giàu các-bon, vì chúng sẽ thải ra một lượng cực kỳ
lớn khí nhà kính khi bị phá hoặc khô nước.
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
2Có ai sẽ bị tổn thất khi chúng ta cố gắng kiểm soát nạn phá rừng không?
Có. Người khai phá rừng sẽ tổn thất vì phá rừng mang lại cho họ lợi nhuận. Biến rừng thành
nơi trồng các loài cây kinh tế, như cọ dầu, sẽ mang lại các lợi nhuận tài chính. Do vậy, sẽ đòi
hỏi hy sinh một vài mục tiêu kinh tế trước mắt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cần bảo đảm sự
cân bằng để các cộng đồng nghèo sống phụ thuộc vào rừng không phải chịu thiệt thòi. Về
lâu dài, tất cả mọi người sẽ đều được hưởng lợi từ việc quản lý rừng bền vững. Nếu khí nhà
kính mà rừng lưu giữ bị giải phóng, thì việc thu hồi chúng sẽ cần thời gian của nhiều thế
hệ. Bởi vậy, nếu các diện tích rừng lớn tiếp tục bị mất, chúng ta sẽ sớm phải đối mặt với một
kịch bản ác mộng.
Thế nào là kịch bản ác mộng?
Kịch bản phổ biến nhất được gọi là “vòng phản hồi dương”, tức là một vòng tiếp diễn liên
tục và tăng đều của nguyên nhân và kết quả. Do tác động của phá rừng và các hoạt động
khác của con người, số lượng rừng bị hủy hoại sẽ càng gia tăng và do đó sẽ có nhiều các-
bon hơn trong khí quyển. Nhiều khí thải các-bon hơn có thể dẫn đến khí hậu nóng lên,
làm hạn hán và cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn, và càng nhiều CO2 bị giải phóng. Nếu
thường xuyên bị cháy, rừng sẽ không thể phục hồi và mất khả năng lưu giữ hoặc hấp thụ
các-bon. Nếu không hành động sớm, chúng ta sẽ làm mất đi vai trò tiềm năng của rừng
trong việc giảm thiểu lượng khí phát thải.
Vậy cần phải làm gì bây giờ?
Có rất nhiều hoạt động tích cực đang được thực hiện để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
thông qua bảo tồn rừng. Các nghiên cứu của CIFOR tập trung vào 2 khía cạnh: thích ứng và
giảm thiểu.
Thích ứng là gì?
Do biến đổi khí hậu, rừng và con người phải ứng phó với sự thay đổi từ từ về nhiệt độ trung
bình và lượng mưa. Rừng và con người sẽ phải đối mặt với những biến động thời tiết xảy ra
thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn như hạn hán và lũ lụt. Các chiến lược thích ứng có
thể giúp con người quản lý được các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tự bảo vệ sinh kế
của mình. Các nghiên cứu của CIFOR thúc đẩy việc lồng ghép các chiến lược thích ứng hiệu
quả với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch quản lý rừng, và tìm cách bảo đảm bảo vệ rừng sẽ
được cân nhắc đầy đủ trong các chiến lược ứng phó của toàn xã hội.
Có thể lấy ví dụ về các dự án thích ứng không?
Đây là một lĩnh vực mới trong nghiên cứu chính sách rừng, tuy nhiên, đến nay có thể đưa ra
một số ví dụ như sau:
• Duy trì một diện tích rừng đủ lớn tại các vùng đầu nguồn có thể làm chậm lại tình trạng
xói lở đất, đối phó với nguy cơ mưa lớn gây ra do biến đổi khí hậu.
• Bảo tồn các hành lang rừng cho phép các loài động thực vật hoang dã có thể di chuyển
đến những nơi có khí hậu phù hợp.
• Xác định các vùng đệm để ngăn chặn sự lây lan của cháy rừng.
• Trồng các loài cây có khả năng chống chọi với nhiệt độ cao hoặc các biến cố thời tiết
bất thường.
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
3Rất nhiều ngành có liên quan tới chính sách thích ứng. Chẳng hạn, bộ giao thông vận tải
muốn bảo vệ rừng vì khói bụi do cháy rừng có thể làm đóng cửa các sân bay, hay lở đất có
thể làm ách tắc đường bộ. Các công ty nước sạch và thủy điện đang bắt đầu quan tâm đến
việc quản lý các hệ sinh thái đầu nguồn, trong đó có quản lý rừng. Họ muốn giảm thiểu rủi
ro do hình thái mưa thay đổi, và bảo đảm chất lượng và số lượng nước cho chính hoạt động
của công ty mình.
Giảm thiểu là gì?
Thích ứng và giảm thiểu có sự bổ trợ lẫn nhau. Thích ứng là việc giải quyết hậu quả của biến
đổi khí hậu, còn giảm thiểu giải quyết nguyên nhân. Chúng ta cần cả hai, vì các nhà khoa
học cho rằng ảnh hưởng của khí thải trong quá khứ sẽ còn tiếp tục kéo dài thêm một thời
gian ngay cả khi ta ngừng xả thải khí nhà kính ngay lập tức.
Làm thế nào để làm chậm lại hoặc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu?
Hầu hết các nỗ lực giảm thiểu phải xuất phát từ việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại
các nước công nghiệp. Việc trồng thêm cây để hấp thụ các-bon cũng sẽ có vai trò nhất định.
Tuy nhiên để giảm 20% khí thải liên quan đến rừng, chúng ta cần phải có phương thức tiếp
cận mới và hiệu quả hơn để đảm bảo mục tiêu bảo tồn (và phát triển?). Một phương pháp
tiếp cận được gọi là REDD – viết tắt của cụm từ tiếng Anh có ý nghĩa là “giảm khí phát thải
do mất hoặc suy thoái rừng”. Ý tưởng này khác với những nỗ lực bảo tồn rừng trước đây, vì
nó nó gắn kết trực tiếp các động lực tài chính cho hoạt động bảo tồn rừng với việc lưu giữ
các-bon của rừng.
REDD vận hành như thế nào?
Khoản tín dụng thu được nhờ giảm phát thải – còn gọi là “nguy cơ mất rừng đã tránh khỏi”
– sẽ được lượng hóa. Đại lượng “dương” này sẽ trở thành một khoản tín dụng có thể bán
trên thị trường các-bon quốc tế. Hay nói cách khác, khoản tín dụng đó có thể được chuyển
cho một quỹ quốc tế nhằm bồi thường tài chính cho các quốc gia tham gia vào việc bảo tồn
rừng. Các hoạt động của REDD sẽ cho phép việc bảo tồn rừng có thể cạnh tranh về mặt kinh
tế với các tác nhân gây mất rừng. Các mục tiêu kinh tế hiện tại là động lực khai thác gỗ có
tính hủy diệt hoặc chuyển đổi đất rừng sang những mục đích sử dụng khác, như chuyển đổi
thành đồng cỏ để chăn nuôi hoặc thành đất trồng trọt.
Khi triển khai các đề án REDD sẽ gặp những thách thức gì?
Có 4 thách thức chính được xác định:
• Lượng hóa các-bon
Để xác định giá trị tiềm năng các-bon của một vùng rừng, chúng ta phải đánh giá chính
xác lượng các-bon được lưu giữ ở đó. Những công nghệ mới như sử dụng ảnh vệ tinh
hoặc mô hình hóa trên máy tính cho phép lượng hóa trữ lượng các-bon một cách nhanh
chóng và chính xác. Một hệ thống minh bạch nhằm tính toán và xác minh lượng giảm
phát thải hiện cũng đã có tính khả thi.
• Chi trả
Bằng cách nào các quốc gia sẽ được trả tiền và hình thức chi trả ra sao? Ai sẽ được trả
tiền cho việc bảo vệ một vùng rừng nào đó: chính phủ, cộng đồng dân cư sinh sống ở
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
4rừng hay các công ty khai thác gỗ? Các quốc gia tài trợ đang yêu cầu việc chi trả phải
đem lại lợi ích cho dân nghèo. Chính phủ ở các nước cũng có thể hưởng lợi từ REDD, tuy
nhiên, họ cũng muốn giành quyền kiểm soát đối với việc phân bổ những khoản chi trả.
• Trách nhiệm giải trình
Nếu một khoản chi trả liên quan đến REDD được tiến hành, nhưng rừng vẫn bị tàn phá
thì ta sẽ phải làm gì? Cần phải làm gì để bảo đảm việc chi trả các-bon sẽ giúp duy trì bảo
vệ rừng?
• Cấp vốn
Các quốc gia phát triển có nên thành lập quỹ cấp vốn cho các nước giảm khí thải từ nạn
mất rừng hay không? Hoặc giả, sự phát thải này có thể gắn kết với một hệ thống trao đổi
các-bon theo định hướng thị trường hay không? Một hệ thống thị trường như vậy sẽ vận
hành như thế nào trên thực tế?
Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách nhận thấy rằng các chương trình REDD không
phải là những giải pháp ”vạn năng”. Cách tốt nhất để thiết kế và thực thi một cơ chế REDD
toàn cầu có thể thông qua cho phép các quốc gia tiến hành song song nhiều mô hình khác
nhau. Với cách làm đó, nhiều đề án mới sẽ hình thành và mỗi nước có thể lựa chọn đề án
phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của mình.
Còn tiếng nói và quyền lợi của người dân bản địa có sinh kế phụ thuộc vào
rừng sẽ ra sao?
Người dân bản địa và các cộng đồng truyền thống có vai trò trọng yếu trong quá trình này.
Sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để bảo đảm quyền lợi gắn với đất và tài nguyên của họ được công
nhận. Nếu không bảo đảm được quyền sở hữu và hưởng dụng của cộng đồng, khoản chi trả
từ dịch vụ các-bon có thể sẽ là cơ hội để các quan chức nhà nước, công ty tư nhân hoặc một
số ít giới chức địa phương trục lợi. Những người thiết kế REDD phải giải quyết triệt để vấn
đề quyền lợi của cộng đồng sống gần rừng trước khi thực hiện các hành động giảm lượng
phát thải các-bon có nguồn gốc từ rừng. Sẽ có thể phải đánh đổi ít nhiều giữa việc giảm
lượng các-bon và xóa đói giảm nghèo. Có thể sẽ phải cân bằng giữa quyền khai thác rừng
của các cộng đồng địa phương với sự cần thiết của hành động phối hợp toàn cầu chống
biến đổi khí hậu.
Nhờ đâu REDD được đưa vào chương trình nghị sự toàn cầu?
Hội nghị Thành viên Lần thứ 13 (COP13) Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đối
Khí Hậu (UNFCCC) tại Bali 2007 đã cho ra đời Kế hoạch Hành động Bali, một quá trình kế tục
Nghị định thư Kyoto trong việc đàm phán chiến lược khí hậu toàn cầu. Kế hoạch này thừa
nhận tầm quan trọng của rừng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và các lợi ích
tiềm năng to lớn mà REDD mang lại. Các sáng kiến REDD đem lại những lợi ích và “đồng
lợi ích” quan trọng về giảm thiểu biến đổi khí hậu, trong đó có việc bảo vệ các dịch vụ môi
trường rừng, cải thiện sinh kế cộng đồng sinh sống ở rừng, và làm rõ các quyền sử dụng đất.
Hiệp ước Copenhagen đã nêu rõ, REDD+ là một phần của chương trình giảm thiểu biến đổi
khí hậu cần được thực hiện theo thỏa thuận thời hậu Kyoto này.
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
5Các kết quả của đàm phán UNFCCC tại Copenhagen là gì?
Các kết quả về REDD vẫn còn chưa đầy đủ. Mặc dù đã có một số tiến bộ, nhưng vẫn còn
những thiếu sót, đặc biệt trong việc xây dựng chỉ tiêu. Hiệp ước Copenhagen đã đạt được
một mốc nhất định. Đây là điều ước quốc tế đầu tiên đề nghị huy động các nguồn lực tài
chính để hỗ trợ REDD+. Úc, Pháp, Nhật Bản, Na-uy, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã đề xuất
gói 3,5 tỷ USD để chuẩn bị REDD. Hiệp ước cũng làm rõ một số vấn đề kỹ thuật nhằm cung
cấp các hỗ trợ cần thiết cho các nước quan tâm lập tức đến việc thu nhận kinh nghiệm.
Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn chưa đi đến thống nhất ví dụ như lượng phát thải tham chiếu
và những nỗ lực ở cấp dưới quốc gia. Đây là những vấn đề quan trọng đối với các quốc
gia có diện tích rừng lớn, đa dạng và đang phải chịu nhiều áp lực – ví dụ In-đô-nê-xi-a hay
Brazil. Chúng cũng quan trọng đối với các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn, nơi mà
chính phủ không phải lúc nào cũng kiểm soát được toàn bộ diện tích lãnh thổ quốc gia
mình. Những vấn đề khác, chẳng hạn như việc bảo vệ quyền lợi của cư dân bản địa và cộng
đồng địa phương, cũng cần được giải quyết. Một nhược điểm quan trọng trong Hiệp ước
là chưa đưa ra được các chỉ tiêu cho cả lượng giảm phát thải cũng như chưa xác định được
mục tiêu huy động vốn. Việc chưa đạt được thỏa thuận về các vấn đề này đã làm triển vọng
hợp tác về REDD giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển càng trở nên mù mịt.
Một số người đang nói về REDD+. Đó là gì?
Một năm sau khi Kế hoạch Hành động Bali được thông qua, những nhà đàm phán đã gặp
nhau tại Poznań, Ba Lan. Họ đã đạt được sự đồng thuận chung rằng các hoạt động REDD
phải được mở rộng. REDD+ bổ sung thêm 3 lĩnh vực chiến lược cho 2 lĩnh vực ban đầu được
vạch ra ở Bali. Cả 5 lĩnh vực này đều nhằm giảm phát thải từ nạn mất và suy thoái rừng ở các
quốc gia đang phát triển. Hai hành động ban đầu về REDD bao gồm:
• giảm phát thải từ nạn mất rừng
• giảm phát thải từ suy thoái rừng.
Dấu “+” thể hiện các chiến lược bổ sung về giảm lượng thông qua:
• vai trò của bảo tồn
• quản lý rừng bền vững
• tăng cường trữ lượng các-bon rừng.
Định nghĩa rộng hơn này cho phép nhiều quốc gia tham gia hơn. Có nhiều thành viên với
những bối cảnh quốc gia khác nhau có thể được đưa vào một khuôn khổ hoạt động chung
cho tương lai.
Ai được hưởng lợi từ REDD+?
Khi REDD mới hình thành tại Hội nghị COP 13 năm 2007, ý tưởng này được các quốc gia có
tỷ lệ mất rừng cao hết sức hoan nghênh. Các nước này có tiềm năng lớn nhất trong việc
giảm phát thải do mất rừng và thu được những lợi ích lớn nhất qua REDD. Trong phạm
vi rộng hơn của REDD+, các nước hiện nay đang bảo vệ rừng có hiệu quả cũng vẫn được
hưởng lợi. Những phương thức bền vững giúp đỡ người nghèo, chẳng hạn như cho phép
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
6các cộng đồng tiếp cận nguồn lâm sản, cũng sẽ được thừa nhận và hưởng lợi. Các sáng kiến
tái sinh rừng ở những khu vực đã mất hoặc xuống cấp sẽ được chú ý. Nếu REDD+ được đưa
lên bàn nghị sự, sẽ có thêm nhiều quốc gia hỗ trợ hoặc phê chuẩn một thỏa thuận trong
tương lai. Tuy nhiên, REDD+ đòi hỏi một khuôn khổ phức tạp hơn để có thể dung hòa được
tất cả các chiến lược bổ sung, điều này có thể dẫn đến chi phí giao dịch và thực hiện sẽ bị
đẩy lên cao hơn.
Ai đang cố gắng giải quyết những thách thức kỹ thuật của REDD+, và giải
quyết bằng cách nào?
Hai sáng kiến toàn cầu chính đang được triển khai nhằm giúp các nước đang phát triển thực
hiện các cơ chế REDD+ trong tương lai:
1. Quỹ Chương trình REDD của Liên Hiệp Quốc (UN-REDD) hỗ trợ các quốc gia đang phát
triển về các vấn đề mất rừng và suy thoái rừng. Chương trình này tập trung xây dựng
năng lực, giúp thiết kế các chiến lược quốc gia, thí điểm phương pháp tiếp cận tài chính
và công tác tổ chức về thể chế để theo dõi và thẩm tra giảm thiểu tổn thất rừng. UN-
REDD được triển khai ở 9 quốc gia: Bô-li-vi-a, Cộng hòa Dân chủ Công-gô, In-đô-nê-xi-a,
Pa-na-ma, Pa-pua Niu Ghi-nê, Pa-ra-goay, Tan-za-ni-a, Việt Nam và Dăm-bi-a. Các dự án
trình diễn (thí điểm) đã được khởi động ở một số vùng rừng nhiệt đới và sẽ khảo sát
những đặc trưng của quá trình vận hành REDD trên thực tế.
2. Ngân hàng Thế giới hiện đang điều phối một sáng kiến toàn cầu thứ hai: Quỹ Đối tác về
Các-bon Rừng (FCPF). FCPF cũng tương tự như chương trình của Liên Hiệp Quốc, nhưng
lớn hơn rất nhiều về mặt quy mô. Nó được triển khai tại 29 nước : Ác-hen-ti-na, Bô-li-vi-a,
Cam-pu-chia, Ca-mơ-run, Cộng hòa Trung Phi, Chi-lê, Cô-lôm-bi-a, Cốt-ta-ri-ca, Cộng hòa
Dân chủ Công-gô, En San-va-đo, Ghi-nê Xích đạo, Ê-ti-ô-pi-a, Ga-na, Goa-tê-ma-la, Guy-a-
na, Hôn-đu-rát, In-đô-nê-xi-a, Kê-ni-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Li-bê-ri-a, Pê-ru,
Cộng hòa Công-gô, Su-ri-nam, Tan-da-ni-a, Thái Lan, U-gan-đa, Va-nu-a-tu và Việt Nam.
Hai sáng kiến này có ủy ban điều phối tại các quốc gia mà cả hai quỹ đang hoạt động. Họ
thường tổ chức các thảo luận về chính sách kế tiếp nhau để các bên chia sẻ ý tưởng. Cả hai
sáng kiến đều có một số hoạt động trình diễn về REDD đang được triển khai ở những nước
khác nhau nhằm hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện REDD cũng như tính khả thi của các
phương thức tiếp cận khác nhau. Tiến độ và kết quả của các sáng kiến này sẽ giúp cho các
nhà đàm phán của UNFCCC quyết định được liệu khí thải CO2 liên quan đến rừng có thể
được lượng hóa hay không, và liệu các cơ chế REDD được đề xuất có đạt kết quả không.
REDD+ sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền?
Theo bản báo cáo Đánh giá Kinh tế học Biến đổi Khí hậu của Stern, nguồn lực cần huy động
để giảm một nửa lượng phát thải từ rừng đến năm 2030 sẽ dao động từ 17 – 33 tỷ USD
mỗi năm.
Số tiền này có thể lấy từ đâu?
Tiền có thể được rót trực tiếp từ các định chế tài chính quốc tế hoặc từ các chương trình
chính phủ. Một số khoản vốn sẵn có được cấp cho các dự án trình diễn REDD thông qua thị
trường các-bon tự nguyện, nhưng phần lớn kinh phí mong đợi sẽ được cấp qua thị trường
hoặc thông qua các quỹ mới. Sự hình thành của các quỹ này sẽ còn chờ đợi vào đàm phán
của UNFCCC trong vài năm tới.
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
Hỏi:
Đáp:
7Các thuật ngữ chuyên môn
Tìm hiểu những thuật ngữ liên quan đến rừng và khí hậu
Biến đổi khí hậu đã tạo ra rất nhiều từ và thuật ngữ kỹ thuật.
Dưới đây là danh mục một số định nghĩa hữu ích.
Báo cáo đánh giá Stern Stern Review
Báo cáo đệ trình chính phủ Anh của Nicholas Stern năm 2006 về các tác động của biến đổi khí hậu
đối với kinh tế thế giới. Đây không phải là báo cáo đầu tiên về lĩnh vực này nhưng có lẽ được xem
là có ảnh hưởng lớn nhất.
Bể chứa các-bon Carbon pool
Một hệ thống có khả năng tích lũy hoặc giải phóng các-bon, chẳng hạn như sinh khối rừng, các sản
phẩm từ gỗ, hay đất đai và khí quyển.
Bể chứa khí nhà kính Greenhouse gas sink
Bất kỳ quá trình hoặc cơ chế nào loại bỏ khí nhà kính, xon khí (aerosol) hay tiền tố của khí nhà kính
ra khỏi khí quyển.
Biến đổi khí hậu Climate change
Là sự thay đổi về các thông số khí tượng trung bình đặc trưng để xác định kiểu khí hậu hoặc sự
biến thiên khí hậu. Các thông số này bao gồm nhiệt độ, lượng mưa và tốc độ gió.
Bồn chứa các-bon Carbon sink
Là bất kỳ quá trình hoặc cơ chế nào của sự hấp thụ CO2 và giữ lại trữ lượng các-bon trong các hợp
chất hữu cơ, chẳng hạn như rừng, đại dương và đất.
Chi trả dịch vụ môi trường PES
Là các đề án mà theo đó các đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái phải chi trả cho những
người quản lý chúng nhằm bảo đảm duy trì các dịch vụ đó.
Cơ chế Phát triển Sạch CDM
Là một đề án giúp các nước công nghiệp đạt được các chỉ tiêu giảm lượng khí thải theo Nghị định
thư Kyoto bằng hai cách. Bên cạnh việc giảm lượng khí thải của chính họ, họ có thể đầu tư vào việc
giảm thiểu khí nhà kính, hoặc vào việc mở rộng bể chứa khí nhà kính ở các nước đang phát triển.
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu UNFCCC
Công ước 1992 kêu gọi bình ổn tổng lượng khí nhà kính trong khí quyển ở mức không gây ảnh
hưởng “nguy hiểm” đến khí hậu trái đất.
Dịch vụ hệ sinh thái Ecosystem services
Những lợi ích mà một hệ sinh thái cung cấp cho con người. Chẳng hạn, rừng cung cấp thức ăn,
nước, gỗ và sợi. Rừng cũng điều tiết khí hậu, lũ lụt, bệnh dịch và chất lượng nước. Ngoài ra, rừng
còn tạo ra lợi ích về giải trí, mỹ quan và tinh thần.
Đi-ô-xít các-bon CO2
Một loại khí có tự nhiên trong khí quyển. Loại khí này được sinh ra từ sản phẩm phụ của sự cháy,
chẳng hạn khi nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối bị phân hủy hay cháy. Đi-ô-xít các-bon cũng có
thể bị thải ra do những thay đổi trong sử dụng đất và các quá trình công nghiệp.
Đồng lợi ích Co-benefit
Ngoài việc giảm phát thải, đồng lợi ích là các lợi ích có được từ việc triển khai các đề án REDD,
chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện quản lý rừng.
8Giảm nhẹ Mitigation
Là những hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao năng lực các bể chứa các-bon
để hạn chế biến đổi khí hậu.
Giảm phát thải do mất hoặc suy thoái rừng REDD
Là một cơ chế nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu bằng việc đền bù cho một số quốc
gia để tránh việc mất hoặc suy thoái rừng.
Hành động giảm thiểu phù hợp với quốc gia NAMA
Là hành động tự nguyện hoặc bắt buộc của quốc gia đang phát triển để giảm lượng khí thải các-
bon, phù hợp với bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội và chính trị.
Hấp thụ các bon Carbon sequestration
Là việc hấp thụ và lưu giữ các-bon. Cây cối có thể hấp thụ các-bon và nhả khí ô-xy thông qua quá
trình quang hợp, đồng thời có thể lưu giữ các-bon trong sinh khối của chúng.
Hệ sinh thái
Một quần xã sinh vật cùng với môi trường vật lý của chúng.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu Global warming
Là sự tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất từ năm này qua năm khác, dẫn đến thay đổi về khí hậu.
Hiệu ứng nhà kính Greenhouse effect
Hiệu ứng tạo ra khi các loại khí như CO2 ngăn cản năng lượng mặt trời đi đến trái đất và không thể
bức xạ ngược trở lại dưới hình thức thoát nhiệt ra ngoài khí quyển Trái đất.
Hội nghị các bên tham gia COP
Là cơ chế ra quyết định với sự tham gia của các thành viên đã phê chuẩn Công ước Khung của Liên
Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu.
Khai thác gỗ ít tác động RIL
Khai thác gỗ có kế hoạch và kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường xung
quanh. RIL còn có thể giúp giảm lượng khí thải các-bon mà các hoạt động khai thác gỗ gây ra.
Khí thải có nguồn gốc con người Anthropogenic emissions
Các loại khí nhà kính có liên quan tới hoạt động của con người, chẳng hạn như việc mất rừng hoặc
suy thoái rừng do khai thác gỗ.
“Kinh doanh hạn ngạch” Cap and trade
Là một hệ thống điều tiết gồm 2 phần, trong đó “hạn ngạch” là giới hạn phát thải các-bon do chính
phủ đặt, còn “kinh doanh” là một thị trường do nhà nước tạo ra để mua bán các khoản tín dụng khí
nhà kính. Các công ty tạo ra ít khí thải hơn quy định sẽ được bán phần dư đó cho các doanh nghiệp
khác để họ có thể thải ra lượng khí nhiều hơn hạn ngạch cho phép.
Mất rừng Deforestation
Là sự biến đổi từ đất rừng thành đất trống.
Nghị định thư Kyoto Kyoto Protocol
Một thỏa thuận quốc tế cho giai đoạn 2008-2012 nhằm làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Theo
nghị định thư, các nước công nghiệp đã nhất trí giảm 5,2% tổng lượng khí nhà kính do họ thải ra
so với mức năm 1990.
Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu có nguồn gốc sinh học có thể tái tạo ở dạng rắn hoặc lỏng. Những loại cây cung cấp
nhiên liệu sinh học có liên quan với nạn mất rừng bao gồm cọ dầu, mía và đậu tương.
9REDD+
khuôn khổ mỏ rộng của REDD, bao gồm bảo tồn rừng, quản lý rừng bền vững hoặc nâng cao trữ
lượng các-bon rừng để thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn vào REDD và cấp kinh phí cho các nước
đang bảo vệ rừng.
Rò rỉ Leakage
Là hiện tượng xảy ra khi việc giảm phát thải ở vùng này dẫn tới sự tăng phát thải ở một vùng khác.
Chẳng hạn, một dự án REDD bảo vệ rừng ở một vùng, nhưng lại dẫn đến các hoạt động gây mất
rừng ở nơi khác. Rò rỉ còn được gọi là sự dịch chuyển khí thải (emission displacement).
Rừng nguyên sinh Primary forest
Đất rừng nơi sinh sống các loài thực vật bản địa và hầu như chưa bị tác động bởi các hoạt động của
con người, ở đó các quá trình sinh thái chưa bị xáo trộn.
Rừng trồng Planted forest
Đất rừng nơi thảm thực vật được tạo ra nhờ trồng hoặc gieo hạt.
Than bùn Peat
Sự tích tụ tàn dư thực vật đã bị phân hủy một phần, được hình thành ở những vùng đất ngập nước,
bao gồm các bãi lầy, bãi trống hoặc rừng trên đầm than bùn.
Thị trường các-bon Carbon market
Những tổ chức hoặc cơ chế tài chính có thể trao đổi các khoản tín dụng các-bon có được từ các
hoạt động REDD đã được chứng thực. Thị trường này có thể dưới hình thức “thị trường tự nguyện”
(được tạo ra theo các cơ chế thỏa thuận song phương giữa các bên trao đổi) hoặc “thị trường bắt
buộc” (được điều chỉnh theo pháp luật nhằm đạt được chỉ tiêu giảm phát thải theo các hiệp ước
đa phương).
Thích ứng Adaptation
Là những điều chỉnh các hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm giảm thiểu thiệt hại do biến đổi
khí hậu gây ra, hoặc khai thác những lợi ích của nó.
Thuế các-bon Carbon tax
Là khoản thuế được đánh vào những người tiêu dùng khi thải khí CO2 ra khí quyển.
Tính thường xuyên Permanence
Là khoảng thời gian tồn tại và tính thuận nghịch của việc phát thải khí nhà kính đã được giảm
lượng.
Trách nhiệm pháp lý Liability
Là nghĩa vụ của một quốc gia hoặc một dự án triển khai REDD phải thực hiện để bảo đảm tính liên
tục của lượng giảm phát thải đã được ghi có cho khoản tín dụng.
Trao đổi các-bon Carbon trade
Là việc giao dịch quy ra tiền tệ đối với các khoản tín dụng các-bon từ REDD có xác thực hoặc có
chứng chỉ.
Trồng lại rừng Reforestation
Khôi phục lại thảm thực vật của rừng ở những khu vực đã từng là đất rừng trong quá khứ.
Trồng rừng mới Afforestation
Là trồng rừng trên vùng đất mà trước đây không có rừng.
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC
Cơ quan liên hợp giữa Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới, chịu
trách nhiệm cung cấp những giữ liệu khoa học kỹ thuật cho Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc
về Biến đổi Khí hậu.
10
Những cứ liệu và con số
Độ che phủ rừng1
• Tổng diện tích rừng trên toàn thế giới hiện vào khoảng 4 tỷ héc-ta, chiếm khoảng
30% diện tích đất liền của Trái đất. Khoảng 56% diện tích rừng này nằm ở các vùng
nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
• Độ che phủ rừng phân bố không đồng đều. Chỉ 7 quốc gia hàng đầu đã đóng góp
60% tổng diện tích. 25 quốc gia có rừng nhiều nhất chiếm 82% tổng diện tích, và 170
quốc gia còn lại chỉ đóng góp 18% tổng diện tích rừng.
• Rừng trồng chiến khoảng 3,8% tổng diện tích rừng, với 140 triệu héc-ta.
Mất rừng2
• Mất rừng ở phạm vi toàn cầu theo ước tính là 7,3 triệu héc-ta mỗi năm trong giai
đoạn 2000–2005.
• Con số này thấp hơn giai đoạn 1990–2000, khi mà trung bình mỗi năm có 8,9 triệu
héc-ta rừng mất đi.
• Diện tích rừng bị mất nhiều nhất là ở Nam Mỹ với 4,3 triệu héc-ta mỗi năm, tiếp đó là
châu Phi với 4 triệu héc-ta mỗi năm.
Rừng và sinh kế
• Hơn một tỷ người dân đang sống phụ thuộc phần lớn vào các nguồn sinh kế từ rừng3
• Hơn 2 tỷ người – chiếm 1/3 dân số thế giới – đang sử dụng nhiên liệu sinh khối (chủ
yếu là củi) để nấu ăn và sưởi ấm trong gia đình.
• Hàng trăm triệu người đang phụ thuộc vào các dược liệu truyền thống thu lượm
được từ rừng.4
• Ở khoảng 60 quốc gia đang phát triển, săn bắt và đánh cá trên đất rừng cung cấp
hơn 1/5 nhu cầu đạm.5
1 Food and Agriculture Organisation of the UN (FAO) 2007 State of the World’s Forests 2007,
FAO, Rome
2 FAO 2009 State of the World’s Forests 2009, FAO, Rome.
3 World Bank 2004 Sustaining Forests: A Development Strategy, Washington, DC.
4 UN Department of Economic and Social Affairs 2009 Indicators of Sustainable Development
www.un.org/esa/sustdev/natlinfo/indicators/methodology_sheets/poverty/without_electricity.
pdf (13 Tháng Tư 2010).
5 Mery, G., Alfaro, R., Kanninen, M. and Lobovikov, M. (eds.) 2005 Forests in the Global Balance –
Changing Paradigms, IUFRO World Series 17. International Union of Forest Research Organisations
(IUFRO), Helsinki.
11
Rừng và kinh tế6
• Năm 2003, kim ngạch thương mại quốc tế về gỗ xẻ, bột giấy, giấy và bìa đã lên đến
gần 150 tỷ USD, chiếm hơn 2% thương mại thế giới. Các nước phát triển chiếm 2/3
lượng sản xuất và tiêu thụ này.
• Ở nhiều quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp phụ thuộc vào rừng đóng góp ít
nhất 1/3 lượng công ăn việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và tạo thu nhập nhờ
bán các sản phẩm gỗ.
• Giá trị thương mại của các lâm sản ngoài gỗ ước đạt 11 tỷ USD. Các sản phẩm này
gồm các loại dược liệu, nấm, hạt thực vật, xi-rô và li-e (nút chai).
Rừng và biến đổi khí hậu7
• Theo ước tính, có khoảng 1,7 tỷ tấn các-bon thải ra hàng năm do những biến động
về sử dụng đất, mà một phần lớn là do mất rừng nhiệt đới.
• Con số này chiếm khoảng 20% tổng lượng khí thải các-bon, cao hơn cả tổng lượng
phát thải do sử dụng nhiên liệu hóa thạch của toàn ngành giao thông vận tải trên
toàn cầu cộng lại.
6 World Bank 2004 Sustaining Forests: A Development Strategy, Washington, DC.
7 IPCC 2007 Summary for Policymakers Trong: Climate Change 2007: The Physical
Sciences Basis, (13 Tháng
Tư 2010).
12
Để được thảo luận với chuyên gia, xin liên hệ:
Giám đốc về Báo chí, Truyền thông và Quảng bá, CIFOR
+62 251 8622 622
cifor@cgiar.org
Thảo luận với chuyên gia
Frances Seymour
Tổng Giám đốc CIFOR
Chuyên môn chính: các vấn đề quản trị và thiết kế toàn cầu
về quản lý rừng và biến đổi khí hậu
Bruno Locatelli
Chuyên gia khoa học CIFOR
Chuyên môn: Rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu
Daniel Murdiyarso
Chuyên gia khoa học CIFOR, thành viên IPCC
Chuyên môn: Khí tượng học và giảm thiểu tác động của
biến đổi khí hậu
Louis Verchot
Chuyên gia khoa học CIFOR, thành viên IPCC
Chuyên môn: cô lập các-bon, phát thải từ hoạt động nông
nghiệp và thay đổi chế độ sử dụng đất
Tóm tắt tiếng Việt này là do Nguyễn Song Hà dịch, do Nguyễn Đức Tú biên tập và chỉnh sửa.
Phạm Thu Thủy cũng đã hiệu đính bản tiếng Việt của báo cáo.
Bìa: Người đàn ông đang đo đường kính một cây đước vòi Rhizophora apiculata trong một khu
rừng ngập mặn ở Kalimantan. Indonesia để tính toán sinh khối tạm thời và hàm lượng các-bon.
Ảnh: Daniel Murdiyarso
Center for International Forestry Research
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thúc đẩy các tiến bộ con người, bảo tồn môi
trường và công bằng thông qua các hoạt động nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về chính
sách và các ứng dụng lâm nghiệp có ảnh hưởng đến rừng tại các quốc gia đang phát triển. CIFOR
là một trong số 15 trung tâm trực thuộc Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR).
CIFOR có trụ sở đóng tại Bogor, Indonesia. Và các văn phòng tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
www.cifor.org
www.ForestsClimateChange.org
Tư liệu toàn cầu phục vụ nghiên cứu
rừng và biến khí hậu dành cho bạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- don_gian_la_redd_tai_lieu_huong_dan_cua_cifor_ve_rung_bien_doi_khi_hau_va_redd_6219_2066800.pdf