Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại

5.6.1 Các chính sách công nghiệp Như đã trình bày, chính sách công nghiệp luôn thay đổi sẽ không có lợi đối với nỗ lực SXSH. Hiện vẫn chưa có các chính sách ưu đãi như đã đề cập trong phần này đối với SXSH. 5.6.2 Các chính sách môi trường Các cơ quan có thẩm quyền có xu hướng áp đặt một bộ giới hạn về các tiêu chuẩn phát thải ra môi trường mà không có các hướng dẫn làm thế nào để giảm phát thải. Vì thế các doanh nghiệp đã chọn các giải pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống nhằm đáp ứng những quy định pháp lý, hơn là áp dụng các thực hành SXSH hiện là điều không nhất thiết phải thực hiện để được thừa nhận bởi các cơ quan công quyền. 5.6.3 Các biện pháp khắc phục rào cản chính phủ Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp sau để thúc đẩy hoạt động SXSH: • Ưu đãi tài chính • Thực thi bắt buộc luật môi trường Ưu đãi tài chính Chính phủ có thể xây dựng các kế hoạch tài chính, trong đó đặt ưu tiên cho các đề án SXSH so với các đề án xử lý cuối đường ống. Các kế hoạch này (dễ tiếp cận và thủ tục đơn giản), có thể có tác động rất lớn tới chi phí vốn và tính sẵn sàng của các khoản đầu tư SXSH đối với các SME. Chính phủ có thể đưa ra các chính sách ưu đãi tài chính cho SXSH, ví dụ như chiết khấu khấu hao 100% các khoản đầu tư SXSH tư nhân, chính sách mua vào của chính phủ hỗ trợ các công ty cam kết thực hiện SXSH, và giảm thuế cho các công ty thực hiện nâng cao năng lực tự động. Thi hành bắt buộc luật môi trường Nếu luật môi trường không được cưỡng chế thi hành thì các doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải nhận ra một điều là cần gộp các quan ngại về môi trường vào trong hoạt động kinh doanh của mình

pdf109 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂNG GIẢM NGUỒN TÁI CHẾ DÒNG THẢI Quản lý nội vi Thay đổi nguyên liệu Kiểm soát quy trình Sửa cải tiến thiết bị Thay đổi công nghệ Tuần hoàn/ tái sử dụng Sản phẩm phụ 0. Bùn bẩn, giẻ bẩn √ 1. Dung dịch bị rơi vãi từ bể khắc ăn mòn √ √ √ 2. Dung dịch bị rơi vãi từ bể tẩy dầu mỡ √ √ √ 3. Phát thải tại bể tẩy dầu mỡ √ √ 4. Bùn √ 5. Nước thải từ bể 1 có chứa dung dịch tẩy dầu mỡ √ √ √ 6. Dung dịch a-xít rơi vãi từ công đoạn làm sạch nhẹ √ √ 7. Nước tràn có chứa a-xít √ √ √ 8. Dung dịch mạ Ni bị rơi vãi √ √ √ √ 9. Nước thải tràn từ bể rửa có chứa lượng lớn dung dịch mạ Ni √ √ √ √ 10. Dung dịch mạ Cr bị rơi vãi √ √ √ √ 11. Hơi Cr không thể thu hồi được phía trên bề mặt bể √ 12. Nước thải tràn có chứa các hóa chất và kim loại nặng (Ni, Cr) √ √ √ 13. Dung dịch trung tính hóa bị rơi vãi √ √ √ 14. Nước tràn có chứa soda √ √ √ 15. Chi phí tiêu thụ điện cho công đoạn sấy quá cao √ 90 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 4.3.2 Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH Các giải pháp đã được xây dựng ở trên sẽ được kiểm tra tính khả thi. Quy trình lọc bỏ nên đơn giản, nhanh và trực tiếp và thường chỉ mang tính chất định tính. Mọi điểm cần phải thật rõ ràng, không nên có bất kỳ thành kiến mơ hồ nào. Mục đích của việc lọc bỏ nhằm tránh tiến hành phân tích khả thi chi tiết không cần thiết cho các cơ hội không thực tế hoặc không khả thi. Phiếu công tác 13 sẽ giúp nhận diện và liệt kê các cơ hội SXSH: (a) có thể triển khai ngay mà không cần phân tích khả thi (các giải pháp rõ ràng); (b) cần phải phân tích khả thi tỉ mỉ hơn; và (c) có thể loại bỏ. Trong bảng này chỉ cần đánh dấu vào mục phù hợp, và không cần phân tích chi tiết. PHIẾU CÔNG TÁC 13: Sàng lọc các cơ hội SXSH có thể thực hiện được Phân loại TT Cơ hội SXSH Triển khai ngay Phân tích thêm Loại bỏ 1 2 3 4 5 Phiếu công tác 13: Sàng lọc các cơ hội SXSH (Ví dụ xuyên suốt) TT Giải pháp SXSH Phân nhóm Thực hiện ngay Nghiên cứu thêm Loại Nhận xét/lý do 1 Bảo trì và lưu trữ các khớp ly hợp bán thành phẩm tại nơi sạch sẽ QLNV X Đơn giản dễ thực hiện 2 Thiết kế máy chải thay cho dùng giẻ lau CTTB x Cần thời gian đầu tư và thiết kế, không thể thực hiện vào thời điểm hiện tại. 3 Lựa chọn nguyên liệu tốt hơn, ít gỉ hơn QLNV X 4 Sử dụng giẻ lau chất lượng tốt hơn QLNV X 5 Nâng cao nhận thức của người công nhân để đảm bảo là chi tiết được treo 3 giây trên bể xử lý trước khi chuyển sang bể khác KSQT X Có thể rất hiểu quả nhưng cần mất nhiều thời gian để thay đổi nhận thức và thực hành của người công nhân 6 Chuyển các bể lại gần nhau hơn để thuận lợi hơn cho công việc của công nhân. QLNV X Tìm hiểu khu vực sản xuất của nhà máy để bố trí các bể cho hợp lý hơn. 7 Lắp máng nghiêng giữa bể hóa chất và bể tiếp theo, để máng nghiêng về phía bể hỏa chất QLNV X Đầu tư ít, dễ thực hiện 8 Nghiên cứu khả năng lắp đặt một hệ thống hút để thu hồi hơi từ dung dịch tẩy dầu mỡ điện- hóa. CTTB x Đầu tư lớn, phức tạp, cần nghiên cứu thêm 9 Điều chỉnh nhiệt độ tại bể tẩy dầu mỡ cho phù hợp KSQT X Dễ thực hiện Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 91 4.4 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH Việc chọn một giải pháp SXSH để thực hiện đòi hỏi không chỉ phải xem xét tính khả thi kinh tế-kỹ thuật mà còn phải có lợi cho môi trường. Danh sách các cơ hội cần phân tích thêm ở trên sẽ được nghiên cứu theo các khía cạnh sau: 4.4.1 Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kĩ thuật Đánh giá tính khả thi kỹ thuật nhằm xác định xem liệu giải pháp SXSH được đề xuất có thực hiện được với một ứng dụng cụ thể nào đó không. Việc đánh giá thường bắt đầu bằng cách kiểm tra tác động của giải pháp đề xuất đối với quy trình, sản phẩm, tỉ lệ sản xuất, an toàn, v.v Nếu trong trường hợp có sự khác biệt lớn so với thực hành quy trình hiện tại thì có thể cần phải tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và chạy thử để đánh giá tính khả thi kỹ thuật. Phiếu công tác 14 là một bảng mẫu đặc thù để đánh giá về kỹ thuật. Các giải pháp không có tính khả thi về kỹ thuật (do không có sẵn công nghệ, thiết bị, không gian hoặc bất cứ lý do nào khác) cần phải đưa vào danh sách riêng để các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu kỹ hơn. Các giải pháp có tính khả thi về mặt kỹ thuật thì sẽ được tiếp tục phân tích tính khả thi về mặt kinh tế. Phiếu công tác 13: Sàng lọc các cơ hội SXSH (Ví dụ xuyên suốt) TT Giải pháp SXSH Nhóm Thực hiện ngay Nghiên cứu thêm Loại Nhận xét/lý do 11 Áp dụng phương pháp rửa chảy ngược đa cấp cho các quy trình như làm sạch nhẹ, tẩy dầu mỡ, mạ Ni và Cr, và trung tính hóa CT X Đầu tư ít, nâng cao hiệu quả rửa, ít chất bẩn trong bể hóa chất hơn 11 Cải tiến các hệ thống xử lý và thu hồi Cr, hệ thống hút Quản lý nội vi tốt X Có nhiều ích lợi môi trường 12 Thay máy sấy tường gạch bằng khoang sấy kim loại sử dụng ít điện năng hơn Sửa đổi thiết bị X Tất cả các giải pháp đề xuất đều có thể triển khai ngay do chúng mang lại lợi ích kinh tế cho nhà máy. Mặt khác các giải pháp này cũng mang lại lợi ích về mặt môi trường nhờ việc giảm thiểu đáng kể lượng ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải. Tuy nhiên có một giải pháp bị loại (giải pháp 2) do nhà máy không đủ khả năng thiết kế loại máy đề xuất. Giải pháp này vẫn có thể được triển khai trong tương lại khi có nhà cung cấp thiết bị phù hợp cho sản xuất của nhà máy. Một giải pháp khác (giải pháp 8) cần phải được nghiên cứu thêm và đã được cho vào kế hoạch hành động để triển khai trong tương lai. 92 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại PHIẾU CÔNG TÁC 15: Phân tích tính khả thi kỹ thuật A) YÊU CẦU KỸ THUẬT Yêu cầu Sẵn có trong nước Nội dung Có Không 1 Phần cứng Thiết bị Thiết bị đo Công nghệ 2 Không gian 3 Nhân lực 4 Dừng sản xuất B) TÁC ĐỘNG KỸ THUẬT Tác động Khu vực Tích cực Tiêu cực Sản lượng Chất lượng sản phẩm Tiết kiệm năng lượng Hơi nước Điện Tiêu thụ hóa chất An toàn Bảo dưỡng Độ linh hoạt khi vận hành Khác 4.4.2 Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế Tính khả thi kinh tế thường là các thông số chính để ban lãnh đạo chấp nhận hoặc từ chối đề xuất SXSH. Để mọi việc được thuận lợi thì cần phải có một vài giải pháp SXSH thật hấp dẫn về mặt kinh tế để báo cáo lên ban lãnh đạo. Chiến lược này sẽ giúp thu hút được sự quan tâm và cam kết cao hơn. Phân tích kinh tế có thể được thực hiện bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ, phương pháp tính toán thời gian hoàn vốn, phương pháp IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội tại), phương pháp NPV (giái trị hiện tại ròng), v.v Với các khoản đầu tư nhỏ, các giải pháp ngắn hạn có tính khả thi kinh tế cao thì chỉ cần áp dụng phương pháp đơn giản nhất là tính thời gian hoàn vốn là đủ. Phiếu công tác 15 dưới đây sẽ giúp phân tích tính khả thi kinh tế. Phiếu này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các giải pháp khác nhau, nhưng cần phải chú ý xây dựng nó càng đơn giản và càng rõ ràng càng tốt. Không nên bỏ đi bất cứ giải pháp nào kể cả những giải pháp không có tính khả thi về kinh tế. Có thể có một số giải pháp đem lại cải thiện đáng kể về môi trường và vì thế, có thể được thực hiện dù không có tính hấp dẫn về kinh tế. Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 93 PHIẾU CÔNG TÁC 15: Phân tích tính khả thi về kinh tế Tên/mô tả giải pháp SXSH: Đầu tư VND Tiết kiệm VND Phần cứng 1 2 3 4 5 6 Thiết bị Yêu cầu về đất Chi phí khác TỔNG Hơi nước Điện Hóa chất 1 Hóa chất 2 Bột Nước Nhân công Giảm phí xử lý chất thải Giảm phí thải bỏ chất thải Chi phí khác TỔNG Chi phí vận hành hàng năm VND Lãi Khấu hao Bảo dưỡng Nhân công – tay nghề cao Nhân công – tay nghề thấp Hơi nước/ nhiên liệu Điện Hóa chất Chi phí do dừng máy Chi phí khác TỔNG TIẾT KIỆM RÒNG = TIẾT KIỆM – CHI PHÍ VẬN HÀNH HOÀN VỐN = (ĐẦU TƯ/TIẾT KIỆM RÒNG) X 12 THÁNG 4.4.3 Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường Các giải pháp SXSH phải được đánh giá từ khía cạnh tác động tới môi trường. Có rất nhiều trường hợp, lợi ích môi trường thể hiện rất rõ ràng: giảm độc tính và/hoặc lượng chất thải. Các tác động khác có thể là những thay đổi khả năng xử lý, thay đổi về khả năng áp dụng các quy định về môi trường. Ở các bước đầu tiên, khía cạnh môi trường có vẻ như không phải là yếu tố thúc ép như các khía cạnh kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhân thức rằng trong tương lai gần, và hiện đã diễn ra ở các nước đang phát triển, các khía cạnh môi trường sẽ trở thành yếu tố xem xét quan trọng nhất bất kể tính khả thi kinh tế là gì. Phiếu công tác 16 là bản danh mục giúp đánh giá tính khả thi môi trường. 94 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại PHIẾU CÔNG TÁC 16: Phân tích tính khả thi môi trường Tên/mô tả giải pháp: Tác động môi trường Môi trường Thông số Định tính Định lượng Không khí Bụi Khí xx Khác Nước BOD COD TS Khác Chất thải rắn Chất thải rắn Bùn hóa chất Bùn hữu cơ 4.4.4 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện Sau khi đã đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, ta sẽ lựa chọn các giải pháp SXSH để triển khai. Hiển nhiên là các giải pháp hấp dẫn nhất chính là những giải pháp có lợi ích kinh tế lớn nhất, tính khả thi kỹ thuật cao. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trường hợp, đặc biệt là khi chịu áp lực, thì các yếu tố về môi trường lại là tiêu chí lựa chọn đầu tiên. Có nhiều trường hợp khi có rất nhiều giải pháp SXSH được xây dựng thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc chọn lựa cũng như đặt ưu tiên thực hiện cho các giải pháp. Phiếu công tác 17 sẽ giúp đánh giá và lập thứ tự ưu tiên để thực hiện các giải pháp. Ta cũng cần xác định các nguồn lực cần thiết (tài chính, nhân lực, thời gian, v.v) và xây dựng một kế hoạch thực hiện. Phiếu được cho điểm theo phương pháp chuyên gia, dựa trên nhận xét chủ quan của các thành viên. PHIẾU CÔNG TÁC 17: Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện Khả thi kỹ thuật (25) Khả thi kinh tế (50) Khả thi môi trường (25) Giải pháp SXSH T TB C T TB C T TB C Tổng điểm Hạng Ghi chú: Hệ số 25, 50, 25 chỉ mang tính ví dụ. Điểm được cho với loại khả thi thấp (T): 0-5, trung bình (TB): 6-14, cao (C): 15-20 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 95 4.5 Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH Sau khi lựa chọn các giải pháp sẽ được triển khai thực hiện, có rất nhiều giải pháp có thể thực hiện được ngay, nhưng cũng có nhiều giải pháp khác lại yêu cầu phải có một kế hoạch mang tính hệ thống để triển khai. 4.5.1 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Nhóm SXSH cần phải chuẩn bị cho bản thân cũng như những người liên quan khác trong nhà máy để triển khai giải pháp đã chọn. Công tác chuẩn bị có thể bao gồm xin phê duyệt tài chính, yêu cầu phối hợp từ các bộ phận có liên quan, thiết lập các mối liên kết trong trường hợp các giải pháp có liên quan đến nhiều bộ phận, v.v Các công việc này, ngoài khía cạnh kỹ thuật, còn cần phải được những người liên quan thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng sự hỗ trợ và cộng tác của họ được liên tục xuyên suốt giai đoạn triển khai. Liên kết tốt, nhận thức tốt và trao đổi thông tin tốt rất có ích cho công việc thực thi các giải pháp. Các bảng kiểm định công việc liên quan, các bộ phận phòng ban cần phải liên hệ, các địa chỉ cần biết, v.v cũng rất hữu ích. Phiếu công tác 18 sẽ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch triển khai. Phiếu này ghi lại những người chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi tiến độ triển khai và hạn hoàn thành. Phiếu này cũng cho thấy tổng quan về những lợi ích kinh tế và môi trường để có thể so sánh với các kết quả thực tế đạt được sau quá trình triển khai. PHIẾU CÔNG TÁC 18: Kế hoạch triển khai Kết quả Đánh giá tiến độ Kinh tế Môi trường Giải pháp được chọn Ngày triển khai Người phụ trách Dự kiến Thực Dự kiến Thực Phương pháp Giai đoạn Phiếu công tác 18: Kế hoạch triển khai và quan trắc (Ví dụ xuyên suốt) Công việc Người chịu trách nhiệm Thời gian thực hiện Cách thức theo dõi Các giải pháp liên quan đến QLNV và KSQT tại phân xưởng Các qản đốc phân xưởng Thường xuyên Xác đinh tiêu thụ hóa chất, năng lượng, điện và nước hàng tháng Các giải pháp về CTQT Bùi Kỳ Lân Thường xuyên Xác định lượng nguyên liệu, hóa chất, năng lượng, nước tiêu thụ và chất lượng sản phẩm sau khi triển khai các giải pháp Các giải pháp liên quan đến QLNV và KSQT toàn nhà máy Đỗ Thị Ngọ Thường xuyên - Việc theo dõi và giám sát chung của chương trình SXSH do bà Thi Ngä, phó giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm. - Ông Bui Ky Lan, quản đốc phân xưởng cơ khí chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp kỹ thuật cần tiến hành tại phân xưởng của ông. Vị quản đốc này cũng phải báo cáo định kỳ lên ban lãnh đạo nhà máy. - Các quản độc phân xưởng chịu trách nhiệm cho các giải pháp SXSH được triển khai tại bộ phận của mình, bao gồm các giải pháp liên quan đến quản lý nội vi tốt, kiểm soát quy trình, sửa đổi quy trình và thiết bị, theo dõi kết quả... - Các giải pháp cần nghiên cứu sâu hơn được bàn giao lại Phòng kỹ thuật của công ty. Phòng này chịu trách nhiệm lên kế hoạch hành động và báo cáo với banh lãnh đạo nhà máy. 96 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 4.5.2 Nhiệm vụ 15: Triển khai các giải pháp Việc triển khai các giải pháp SXSH cũng tương tự như các cải tiến công nghiệp khác và không cần phải mô tả quá chi tiết ở đây. Các nhiệm vụ bao gồm chuẩn bị sơ đồ và bản vẽ, chế tạo/mua sắm thiết bị, và vận chuyển đến công trường, lắp đặt và vận hành. Khi cần có thể tiến hành đào tạo nhân lực song song vì ngay cả những giải pháp tuyệt vời nhất cũng có thể bị thất bại do không được tiếp quản bởi những người được đào tạo đầy đủ. Nhóm triển khai cần biết rõ về công việc cũng như mục đích công việc ở mức độ có thể, vì có những gợi ý hữu ích thường xuất phát từ đội triển khai. 4.5.3 Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả Cuối cùng, các giải pháp được triển khai cần phải được quan trắc để đánh giá việc thực hiện. Các kết quả thu được cần phải phù hợp với những gì đã ước tính/tính toán trong đánh giá kỹ thuật; và các nguyên nhân sai lệch, nếu có, cũng phải được nêu ra. Có thể dùng phiếu công tác 19 để thực hiện mục tiêu này. Các vấn đề sắp xảy ra cần phải đặc biệt đánh dấu và lưu tâm. Cần phải chuẩn bị bản báo cáo đầy đủ để trình lên ban lãnh đạo. Những người có liên quan cần phải được biết các kết quả này. Công tác triển khai chỉ được coi là kết thúc sau khi thực hiện thành công và duy trì hoạt động ổn định trong một thời gian đủ dài. PHIẾU CÔNG TÁC 19: Quan trắc kết quả thực hiện SXSH Các lợi ích kỹ thuật Tên đầu vào Đơn vị Trước khi áp dụng SXSH Sau khi áp dụng SXSH Tiết kiệm hàng năm Các lợi ích kinh tế Các lợi ích môi trường Hóa chất Nước Điện Dầu . Tổ ng ti ết k iệ m h àn g nă m : .. đồ ng Giảm tiêu thụ Hóa chất Giảm ...m3 nước thải Giảm tấn CO2 Giảm ... kg hoá chất thải Giảm BOD, COD Kế hoạch hành động cho các công việc liên quan tới SXSH Công việc Người chịu trách nhiệm Thời gian thực hiện Cách thức theo dõi Chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ công tác triển khai SXSH Đỗ Thị Ngọ Thường xuyên Kiểm soát việc triển khai các giải pháp không cần phải đầu tư lớn và có thể triển khai ngay Quản đốc các phân xưởng Thường xuyên Tập huấn định kỳ cho công nhân làm việc tại các quy trình công nghệ Bùi Kỳ Lân Thường xuyên Nghiên cứu khả thi các giải pháp cần đầu tư lớn Phòng kỹ thuật 2004 Khởi động vòng đánh giá SXSH tiếp theo Đỗ Thị Ngọ 6/2004 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 97 4.6 Bước 6: Duy trì hoạt động SXSH Thách thức lớn nhất cho các hoạt động SXSH ở các nhà máy nhỏ là làm thế nào để duy trì bền vững chương trình SXSH. Thành công của chương trình SXSH dễ bị tiêu tan, và nhà máy lại trở về tình trạng như ban đầu. Sự nhiệt tình và tốc độ của đội SXSH cũng có xu hướng trùng xuống. Thường thì lãnh đạo cao nhất là người chịu trách nhiệm cho những cái kết đáng buồn đó. Rút bỏ cam kết, chi phí sản xuất phụ trội, không có chính sách khen thưởng và khích lệ công việc và hoán đổi các ưu tiên chính là những lý do thường gặp phải mà chúng ta cần phải kiểm tra và tránh. Việc quan trắc và xem xét lại các giải pháp đã triển khai cần phải được trình bày để có thể khích lệ được mong muốn giảm thiểu chất thải. Cần phải có nỗ lực để tích hợp SXSH vào quy trình lập kế hoạch thường ngày của công ty. Việc tham gia của nhiều nhân viên và khen thưởng cho người xứng đáng sẽ là một chìa khóa chắc chắn để đảm bảo sự bền vững của chương trình. Triển khai xong các giải pháp SXSH trong khu vực đã nghiên cứu, nhóm SXSH nên trở lại bước 2 – Phân tích quy trình – tiến hành xác định cũng như lựa chọn các bước quy trình gây lãng phí tiếp theo. Chu trình này sẽ lại diễn ra liên tục tới khi tất cả các bước đã được thực hiện đầy đủ. Khi đó tại bước đầu tiên được triển khai, các cơ hội SXSH khác sẽ có thể xác định được, và điều này cho phép tiếp tục chu trình. Nói tóm lại, triết lý SXSH cần phải được xây dựng ngay chính trong công ty. Điều này có nghĩa là SXSH cần phải trở thành một phần không thể tách rời của hoạt độngsản xuất của công ty. Mọi chương trình SXSH thành công cho tới nay đều áp dụng triết lý này. Phiếu công tác 19: Theo dõi và đánh giá kết quả (Ví dụ xuyên suốt) Các lợi ích kỹ thuật Tên nguyên liệu hoặc nguồn lực Trước SXSH Thực tế sau SXSH Nguyên liệu và năng lượng tiết kiệm được Các lợi ích kinh tế (VND/năm) Các lợi ích môi trường (lượng phát thải giảm/năm) Điện cho công đoạn sấy 200kwh/ngày 80kwh/ngày 120kwh/ngày 59.904.000 Phát thải CO2 giảm 40,44 tấn /năm Nước tại xưởng DEMO (thí điểm) 0,0031m3/dm2 0,0026 m3/dm2 0,0005m 3/dm2 1.872.000 Nước thải giảm 312 m3 /năm Hóa chất chính: Chromic 0,681 gram/dm2 0,579 gram/dm2 0,102gram/dm 2 2.359.000 Crom thải ra môi trường giảm 63,76 kg /năm Nước ở các phân xưởng khác 750 m3/ tháng 630m3/tháng 120m3/ tháng 8.640.000 Nước thải giảm 1440m3 /năm Tổng: 72.775.000 VND/năm Nhận xét: Số liệu về điện cho sấy và nước ở các phân xưởng khác ở bảng này tính theo đơn vị lượng/thời gian, vì thế mà phép so sánh là không khách quan và thiếu chính xác. Để có con số theo dõi lợi ích do các giải pháp SXSH mang lại một cách đáng tin cậy, cần thu thập số liệu tiêu hao các đầu vào trên mỗi dm2 như ở hai thông số còn lại trong bảng trên. 98 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 5 Trở ngại trong việc thực hiện SXSH và cách khắc phục Chương này đề cập đến các trở ngại khác nhau khi tiến hành Đánh giá SXSH. Đồng thời các biện pháp khắc phục các trở ngại này cũng được đề xuất. Các biện pháp này có thể thuộc phạm vi ngành hoặc cũng có thể là các quyết định mang tính chính sách của chính phủ. Gần đây SXSH đã được chứng minh là một trong những cách thức tiếp cận chủ động nhằm nâng cao khả năng sinh lợi, cải thiện môi trường làm việc và giảm ô nhiễm trong ngành xử lý hoàn tất sản phẩm kim loại. Tuy nhiên, còn tồn tại một số loại rào cản có thể làm ngừng trệ hoặc cản trở tiến độ của một chương trình SXSH. Chương này sẽ bàn đến một số rào cản đối với việc triển khai chương trình SXSH, gồm: • Rào cản thái độ • Rào cản hệ thống • Rào cản tổ chức • Rào cản kỹ thuật • Rào cản kinh tế • Rào cản chính phủ Việc xác định các trở ngại thường sẽ hỗ trợ phát sinh ra những gợi ý để vượt qua. Vì thế chương này sẽ đưa ra nhiều biện pháp để đối phó và gỡ bỏ các rào cản. Đây là những bước chủ động, tích cực mà những người ủng hộ SXSH có thể áp dụng để khắc phục trở ngại khi xây dựng ý tưởng và thực hành mới thường kìm hãm chương trình SXSH. Thứ tự trình bày các rào cản cũng như giải pháp trong phần này phản ảnh trình tự mà các rào cản thường phát sinh. Tuy nhiên, cách phân loại này không phải là bắt buộc áp cho tất cả các nhà máy, bởi lẽ các rào cản gặp phải trong bất kỳ nhà máy nào cũng đều có thể là kết quả của nhiều cản trở đồng thời. Xin có lời khuyên cho các cán bộ lãnh đạo nhà máy là những rào cản cũng như biện pháp cần phải được xác định cụ thể cho từng doanh nghiệp và không bao giờ có biện pháp chung nào phù hợp cho mọi doanh nghiệp. 5.1 Các rào cản thái độ Thái độ phản ảnh trong các câu nói như “Sẽ luôn phải chịu tốn kém nếu quan tâm đến môi trường” và “SXSH trong thời gian tới là điều không tưởng” vẫn còn phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên những cách nhìn này sẽ ít đi nếu xem xét đến kinh nghiệm thực tiễn hoặc ước tính chi phí thực tế, và vì thế, đó chính là các ví dụ hoàn hảo về những rào cản thái độ cản trở doanh nghiệp quan tâm các giải pháp SXSH. Các đánh giá SXSH hoặc các nghiên cứu khác thường chỉ ra rằng nhiều loại rào cản khác nhau được đưa ra dưới các thuật ngữ tài chính hoặc kỹ thuật nhưng kỳ thực lại là vấn đề thái độ. Ta có thể phân loại rào cản thái độ như sau: • Bàng quan với các vấn đề quản lý nội vi và môi trường • Không muốn thay đổi Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 99 5.1.1 Bàng quan với các vấn đề quản lý nội vi và môi trường Quản lý tốt nội vi mang tính văn hóa nhiều hơn là kỹ thuật. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những doanh nghiệp gia đình và vì vậy hiểu biết về văn hóa quản lý nội vi chưa đầy đủ. Các doanh nghiệp này từ khi hình thành đã không có được một hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Từ những người công nhân đến người điều hành cao nhất đều coi những thiếu sót trong quản lý nội như một phần tất yếu của hoạt động công nghiệp chứ không phải là do lỗi quản lý hoặc hiệu quả kém. Lối suy nghĩ này trong công nghiệp đã gây ra các vấn đề môi trường, là kết quả do sự thờ ơ trước các vấn đề môi trường và một hệ thống đánh giá không đúng mức các vấn đề môi trường khi chỉ quan tâm tới các chiến lược kinh doanh vì mục đích kiếm lời trong thời gian ngắn. 5.1.2 Không muốn thay đổi Nhân sự của nhà máy thường không muốn thay đổi do sợ thất bại hoặc do không hiểu biết. Rất nhiều công nhân vận hành không được đào tạo một cách chính quy và ngần ngại trước các hoạt động thử nghiệm vì họ sợ rằng những thay đổi so với thực hành tiêu chuẩn làm họ mất khả năng kiểm soát quy trình và giảm năng suất. Vì thế mà người ta thường từ chối thử nghiệm các giải pháp SXSH. Sự e ngại đó chính là nền tảng phát sinh hội chứng “Đừng bắt tôi là người đầu tiên” (NMF –not me first), nghĩa là người ta không sẵn sàng thử bất kỳ ý tưởng nào nếu như chưa được thực hiện thành công ở đâu đó trước. 5.1.3 Các biện pháp khắc phục các rào cản thái độ Các giải pháp sau đây rất có hiệu quả để đối phó với các rào cản thái độ: • Thành công sớm • Có sự tham gia của công nhân • Khích lệ hoạt động thử nghiệm • Công bố những thành công đầu tiên về SXSH Thành công đầu tiên về SXSH Những thành công đầu tiên có thể khích lệ ban lãnh đạo cũng như công nhân vận hành và quản đốc để tiếp tục các thử nghiệm SXSH. Các đánh giá trước hết cần phải nhận diện các giải pháp hiển nhiên với chi phí thấp hoặc không tốn chi phí. Các giải pháp này dẫn đến việc loại bỏ các thiếu sót trong quản lý nội vi, bảo dưỡng và kiểm soát quy trình, có con số tiết kiệm tài chính rõ ràng, và thường được xác định trong cuộc khảo sát thực địa lần đầu tiên tại công ty. Có sự tham gia của công nhân Để loại bỏ được các rào cản ý thức trong toàn bộ đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp, thì ngay từ đầu mọi nhân viên đều phải được tham gia xây dựng các giải pháp SXSH. 100 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại Khích lệ các hoạt động thử nghiệm (Đặc biệt là với các giải pháp chi phí thấp hoặc không tốn phí). Nỗi lo sợ về thất bại và những điều vô hình có thể được loại bỏ bằng những hướng dẫn cụ thể đúng trọng tâm để thử nghiệm như sửa đổi quy trình làm việc hoặc chọn loại nguyên liệu thô hoặc các phụ gia thay thế. Để hạn chế tối đa rủi ro, các hoạt động thử nghiệm nên bắt đầu bằng những thực hành không tốn chi phí hoặc chi phí thấp, chẳng hạn như cải thiện công tác quản lý nội vi và tối ưu hóa quy trình, và dần dần sẽ mở rộng dựa trên các bài học kinh nghiệm thu được. Công bố những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH: Các nhà máy nên nhấn mạnh những lợi ích cả về tài chính lẫn môi trường của những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH để nâng cao nhận thức trong toàn thể lực lượng lao động và duy trì sự cam kết cũng như sự tham gia của những người có thẩm quyền quyết định chính. 5.2 Các rào cản mang tính hệ thống Các dữ liệu quan trắc sản xuất và các quy trình thông thường để phân tích dữ liệu có ý nghĩa rất quan trọng giúp tránh được những cuộc thảo luận mang tính chủ quan và phiến diện trong khi tiến hành đánh giá SXSH. Việc thu thập dữ liệu và xây dựng các hệ thống thông tin trong nội bộ công ty là điều kiện tiên quyết để thiết lập lên một cơ sở chính xác và đáng tin cậy trong SXSH và các hoạt động khác. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các lợi ích kinh tế mang tính tức thời của việc không lưu giữ hồ sơ sản xuất có thể làm lu mờ các ưu điểm của hoạt động thu thập và đánh giá dữ liệu một cách thích hợp nhằm hương tới tối ưu hóa quy trình sản xuất. Mặc dù việc thu thập các dữ liệu nền là một điều kiện quan trọng để bắt đầu các hoạt động SXSH nhưng thường thì các công việc này chưa phải bắt buộc phải làm ngay cho tới khi những thiếu sót trong quản lý nội vi và bảo dưỡng thiết bị được hoàn toàn loại bỏ. Các rào cản mang tính hệ thống có thể được xác định như sau: • Thiếu kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, • Các hồ sơ sản xuất sơ sài, • Các hệ thống quản lý không đầy đủ và kém hiệu quả, 5.2.1 Thiếu các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp Hiện nhiều công ty vẫn có thể còn có sự thiếu hụt trong những lĩnh vực sau thuộc các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp: • Kỹ năng lãnh đạo: rất ít chủ doanh nghiệp hoặc những người có quyền quyết định là những nhà quản lý chuyên nghiệp và thường không thực hiện đúng vai trò lãnh đạo và dẫn dắt cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Kết quả là nhân viên bị hạn chế tư duy sáng tạo trong những công việc chi tiết hàng ngày mà không có các mục tiêu cho tương lai. Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 101 • Kỹ năng giám sát: Những người quản đốc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là những người được cử lên vì họ có thành tích tốt trong công việc mà không phải là người đã được đào tạo kỹ năng giám sát: như hướng dẫn, quản lý và dẫn dắt những người công nhân khác. Vì vậy mà những người công nhân vận hành thường xem các quản đốc như những đồng nghiệp cấp cao thay vì xem họ như những quản đốc phân xưởng người có những chỉ đạo và tầm nhìn rộng, và là người chịu trách nhiệm trước họ. 5.2.2 Các hồ sơ sản xuất sơ sài Các nhà máy thường không thực hiện được đầy đủ công tác ghi chép hồ sơ tiêu thụ nước, năng lượng, nguyên liệu; kiểm kê hóa chất, nhiên liệu và nguyên liệu thô; các phiếu ghi chép hàng ngày tại xưởng về thông tin đầu vào, đầu ra, thời gian dừng máy, v.v...; hoặc các ghi chép về môi trường như chất lượng và khối lượng chất thải lỏng, rắn và khí. Do duy trì hoạt động ghi chép hồ sơ nên các kỹ năng phân tích đánh giá dữ liệu không được rèn rũa, đây là một thiếu sót làm ảnh hưởng đến việc xác định các giải pháp một cách có hệ thống. 5.2.3 Các hệ thống quản lý không đầy đủ và kém hiệu quả Khi không có một hệ thống quản lý tốt, thì các luồng chức năng, trách nhiệm báo cáo, và trách nhiệm công việc sẽ không được rõ ràng. Sự mơ hồ về các tiêu chí thực hiện sẽ làm cho công nhân lẩn tránh các công việc không thường lệ như các giải pháp liên quan đến SXSH. Các lỗ hổng trong hệ thống quản lý đặc biệt rõ ràng trong các khía cạnh sau: • Nâng cao tính chuyên nghiệp cho công nhân: rất nhiều công ty chưa thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện công tác đào tạo một cách hệ thống nhằm nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân vì vậy mà người công nhân đã không được cập nhật với những khái niệm mới trong công nghiệp như SXSH. • Lập kế hoạch sản xuất: Các kế hoạch sản xuất thường được lập trên cơ sở từng ngày một, điều này làm cản trở công việc lâu dài mang tính hệ thống, chẳng hạn như việc thu thập số liệu đầu vào hoặc đánh giá tác động cho các biện pháp đã triển khai. 5.2.4 Các biện pháp khắc phục rào cản mang tính hệ thống Các biện pháp khắc phục sau đây được đưa ra nhằm giải quyết các cản trở mang tính hệ thống: • Lập hồ sơ và bản vẽ sơ đồ nhà máy chi tiết đầy đủ • Xây dựng bộ phận bảo dưỡng SXSH trong nội bộ công ty • Đào tạo một nhóm SXSH cấp nhà máy • Xây dựng các chỉ số quản lý đơn giản • Phat động quản lý tốt nội vi từ ở tất cả các cấp. • Quảng bá các ví dụ thành công 102 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại Lập hồ sơ và bản vẽ sơ đồ nhà máy chi tiết đầy đủ Các nhà máy có thể hoàn thiện các bản vẽ sơ đồ và tài liệu về cơ sở mình bao gồm tất cả những dự án sửa chữa và mở rộng công suất gần đây nhất. Các tài liệu này sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích và đánh giá dữ liệu trong các đánh giá SXSH. Xây dựng bộ phận bảo dưỡng SXSH trong nội bộ công ty Thông thường, các công ty có bộ phận bảo dưỡng nội bộ và các thiết bị chế tạo cơ bản sẽ luôn đi trước một bước so với các công ty phải phụ thuộc vào các nhà thầu bảo dưỡng và sửa chữa bên ngoài. Đào tạo một nhóm SXSH của nhà máy Việc tổ chức một cuộc tập huấn cho nhóm SXSH của nhà máy khi bắt đầu tiến hành đánh giá SXSH là một trong những khuyến cáo hàng đầu. Cuộc tập huấn này cần phải làm rõ các mục tiêu SXSH – giảm các tác động môi trường bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất – và chứng minh được những lợi ích của việc sản xuất có kế hoạch và sự cần thiết phải thu thập và đánh giá các hồ sơ sản xuất mang tính thực chất. Công ty cũng cần phải chú ý minh họa những phương pháp giải quyết vấn đề, nếu có kèm các ví dụ của chính công ty thì càng tốt, chẳng hạn như những thiếu sót trong quản lý nội vi hoặc bảo dưỡng. Để có được những kết quả tốt nhất, những người ra quyết định chủ chôt, bao gồm cả chủ sở hữu doanh nghiệp lẫn các quản đốc phân xưởng cần phải tham gia hoạt động này. Xây dựng các chỉ số quản lý đơn giản Khi không có những kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, thì công ty cần xây dựng các chỉ số đơn giản để giúp ban lãnh đạo và các quản đốc có thể kiểm soát được các quy trình sản xuất và để hạn chế tối đa việc lãng phí nguyên liệu, nước và năng lượng. Các chỉ số đơn giản như lượng nguyên liệu đầu vào và năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm đầu ra đã có thể là đủ để thể hiện được các lợi ích khi cải thiện công tác quản lý nội vi, và là cơ sở khởi xướng các nỗ lực liên tục trong vấn đề này. Phát động quản lý nội vi ở tất cả các cấp Như có thể thấy ở rất nhiều công ty đã thực hiện kiểm soát công tác quản lý nội vi, công tác này sẽ được cải thiện khi có cấp lãnh đạo làm gương. Ban lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp có thể đều đặn xác định những thiếu sót trong việc quản lý nội vi, ví dụ như thiết bị và đường ống bị rò rỉ và nguyên liệu rơi tràn, và theo dõi sát việc loại trừ những thiếu sót này. Quảng bá các ví dụ thành công Các ví dụ thực hiện SXSH thành công có thể giúp tạo ra và nâng cao nhận thức về SXSH. Những trường hợp này cần phải được ghi chép lại chi tiết gồm các dữ liệu trước và sau liên quan đến cả kinh tế và môi trường, qua đó chứng minh vai trò quan Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 103 trọng của hệ thống thông tin chính xác đối với sự thành công của chương trình SXSH. Tài liệu và các cuộc hội thảo chung cũng như chuyên ngành có thể là những biện pháp quảng bá hữu hiệu cho những thành công đạt được. 5.3 Các rào cản tổ chức Cơ cấu tổ chức của một công ty có thể cản trở việc đưa vào áp dụng các thực hành quản lý môi trường. Vì thế, việc đánh giá mối liên hệ của các nhiệm vụ và trách nhiệm đến quản lý sản xuất và các vấn đề môi trường được phân chia như thế nào trong công ty và khuyến nghị thay đổi để thuận lợi cho chương trình SXSH là rất quan trọng. Quản đốc phân xưởng và các nhân viên kỹ thuật cần tham gia vào nhóm dự án, cũng như sẽ hợp tác với các tư vấn viên bên ngoài. Các rào cản mang tính tổ chức có thể được phân thành 3 nhóm tách biệt nhưng liên quan với nhau (đặc biệt là trong các SMEs): • Tập trung hoá quyền ra quyết định • Quá chú trọng vào sản xuất • Không có sự tham gia của công nhân. 5.3.1 Tập trung hoá quyền ra quyết định Thường người đưa ra mọi quyết định là giám đốc điều hành, dù đó chỉ là những quyết định về giải pháp đơn giản ít tốn kém. Các vị lãnh đạo này thường không nắm được những tác động tích cực của các công cụ tạo động lực, ví dụ như công nhận và tặng thưởng cho nhân viên hoặc các chế độ khen thưởng và khích lệ. Không được chia sẻ trách nhiệm đưa ra quyết định, các nhân viên khác thiếu chủ động tham gia các nhiệm vụ mới có tính thách thức như SXSH, và nếu thành lập nhóm SXSH, các thành viên của nhóm có thể sẽ cho là họ không có vai trò gì thực sự trong chương trình này. 5.3.2 Quá chú trọng vào sản xuất Sức ép sản xuất có thể dẫn đến việc không chú trọng dành thời gian và công sức cần thiết để tiến hành đánh giá SXSH. Ở một số công ty, sự chú trọng này được duy trì bởi thực tế là tiền lương cho công nhân được thanh toán theo hình thức khoán sản phẩm, theo đó càng làm ra nhiều sản phẩm thì thu nhập của người công nhân càng cao. Và trong một hệ thống kiểu này thì sẽ có khuynh hướng bị bỏ qua vấn đề về SXSH và các tiêu chuẩn về quản lý nội vi để nâng cao số lượng sản phẩm. 5.3.3 Không có sự tham gia của công nhân Người lao động ở bộ phận sản xuất không tham gia vào các hoạt động SXSH trừ phi họ được giám đốc điều hành ra lệnh. Các công nhân kỹ thuật thường gặp phải tình trạng công việc quá tải và không có thời gian để tham gia vào thực hiện đánh giá SXSH. Đôi khi họ đề cử các nhân viên trình độ thấp tham gia vào các cuộc họp nhóm SXSH với lý do công việc quá tải. 104 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 5.3.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản mang tính tổ chức Các cơ chế đối phó với các rào cản mang tính tổ chức gồm: • Chia sẻ thông tin • Tổ chức nhóm dự án có năng lực • Công nhận và khen thưởng những nỗ lực thực hiện SXSH • Xác định chi phí đối với sản xuất và phát thải. Chia sẻ thông tin Chia sẻ các dữ liệu về chi phí giữa cán bộ quản lý và các công nhân vận hành sẽ khuyến khích những công nhân vận hành làm việc cẩn thận hơn với các nguyên liệu đắt tiền. Chia sẻ thông tin về các nguyên nhân hỏng thiết bị đã nhận diện được hoặc các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giữa các công nhân vận hành, giữa người công nhân kỹ thuật và quản đốc, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận giải quyết vấn đề để loại bỏ các nguyên nhân phát sinh lãng phí. Tổ chức một đội dự án có năng lực Một đội SXSH được tổ chức tốt và có năng lực là một điều kiện then chốt để thực hiện đánh giá SXSH và loại bỏ các rào cản của SXSH. Tuy nhiên, việc thiết lập một nhóm SXSH hiệu quả có thể không phải là một việc dễ dàng khi tính đến khả năng ít được công nhận và mức độ ưu tiên dành cho hoạt động SXSH hiện còn đang thấp, tỷ lệ tham gia công nhân ít, và cung cách quản lý chuyên quyền. Vì thế cần phải tạo ra được thế cân bằng giữa tình huống mong muốn là một đội dự án thực hiện tốt chức năng của mình - có thể tự mình xây dựng và thực thi giải pháp SXSH - và tình huống phổ biến là cấu trúc tổ chức hạn chế quyền quyết định và cản trở sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Các công ty nên chọn đội trưởng là người có thẩm quyền quyết định việc thực thi chí ít là các giải pháp chi phí thấp và không tốn chi phí. Nhóm này cũng cần phải có một hoặc vài vị quản đốc và công nhân có liên quan trực tiếp nhất (các công nhân trong phân xưởng). Công nhận và khen thưởng các nỗ lực thực hiện SXSH Khi nhóm đã nhận định và đánh giá được các cơ hội SXSH, thì công ty cần phải thiết lập ra các cơ chế khích lệ động viên cho nhóm chẳng hạn như công nhận rộng rãi về chương trình, các phần thưởng, và công bố những thành công ban đầu. Xác định chi phí sản xuất và phát thải Để mở rộng phạm vi quản lý vượt ra ngoài quản lý thành phẩm nhằm tiến lên một biện pháp quản lý toàn diện hơn về tính hiệu quả của sản xuất thì việc xác định các chi phí cho từng yếu tố sản xuất khác nhau và dòng thải là vô cùng cần thiết. Thông thường, các nhà quản lý có thể được khuyến khích thực hiện nhờ những phép tính đơn giản về giá trị bằng tiền của nguyên liệu, hóa chất và những sản phẩm bị thất thoát cho một dòng thải đặc biệt nào đó. Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 105 5.4 Các rào cản kỹ thuật SXSH thường yêu cầu phải có những thay đổi kỹ thuật trong các hệ thống thiết bị, công cụ, các nguyên liệu đầu vào, phụ gia, quy trình và thiết bị. Do việc triển khai SXSH phụ thuộc vào công nghệ, các yếu tố kỹ thuật thường trở thành những rào cản trong quá trình này. Các rào cản kỹ thuật trong các nhà máy hay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể nhóm lại như sau: • Năng lực kỹ thuật hạn chế • Tiếp cận thông tin kỹ thuật còn gặp hạn chế • Các hạn chế công nghệ 5.4.1 Năng lực kỹ thuật hạn chế Với hầu hết các SMEs, năng lực sản xuất bị giới hạn trong phạm vi kinh nghiệm của người công nhân mà hầu hết không có năng lực trình độ kỹ thuật để giám sát, điều khiển và cải tiến công nghệ sản xuất. Các hạn chế về tay nghề kỹ thuật có thể nằm dưới các dạng: • Nguồn nhân lực không được đào tạo hoặc được đào tạo không đầy đủ: không có nhân sự kỹ thuật trong công ty hoặc tại địa phương, vì vậy mà nhiều công ty phải phụ thuộc vào các chuyên gia bên ngoài để tiến hành đánh giá SXSH. • Thiếu các phương tiện quan trắc: không có các phương tiện quan trắc để triển khai đánh giá SXSH nên nhiều công ty phải phụ thuộc vào một số lượng có hạn các cơ quan bên ngoài, chi phí tốn kém và thường có trụ sở ở xa. Khi không có đầy đủ trang thiết bị quan trắc thì việc thu thập dữ liệu nền sẽ bị ảnh hưởng. • Các điều kiện bảo dưỡng còn hạn chế: Bộ phận bảo dưỡng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ được trang bị và cung cấp nhân sự vừa đủ cho các hoạt động bảo dưỡng thông thường và đáng tiếc là như vậy thì không có đủ khả năng ứng phó với các trường hợp sự cố thiết bị hư hỏng xảy ra. Ở các công ty này, các công việc bảo dưỡng lớn như đại tu, quấn lại động cơ và làm vệ sinh nồi hơi thường phải nhờ đến các công ty bên ngoài với chi phí mà các SMEs đều e ngại và vì thế đã làm ảnh hưởng đến công tác triển khai SXSH. 5.4.2 Tiếp cận thông tin kỹ thuật còn gặp hạn chế Thông thường các SMEs hay gặp hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin kỹ thuật và những trường hợp thành công về giảm tiêu thụ tài nguyên và các kỹ thuật ít lãng phí. Ngoài ra, hầu hết các công ty đều không có tài liệu kỹ thuật thích hợp. Các thông tin từ nước ngoài không phải lúc nào phù hợp hoặc không phải là được viết riêng cho thực tế và quy mô kỹ thuật trong hoạt động của các SMEs. 5.4.3 Các hạn chế về công nghệ Các khoảng cách công nghệ vẫn còn tồn tại ở các SMEs bất chấp những nỗ lực hiện đại hóa, do các quy trình lỗi và theo lối mòn đã biến đổi hầu hết công nghệ cũ truyền 106 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại thống thiếu nghiên cứu yếu tố kỹ thuật và hóa học cơ bản của hệ thống. Chính sự bỏ qua này đã dẫn đến tình trạng tận dụng thiết bị không hiệu quả, dưới mức tối ưu và rốt cuộc là phát thải ở mức độ cao. 5.4.4 Các biện pháp khắc phục rào cản kỹ thuật Các nhà máy có khả năng vượt qua những rào cản kỹ thuật là những nơi có công nhân được đào tạo những kỹ năng kỹ thuật phù hợp và không phải phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài về các nhu cầu chế tạo của công ty mình. Các rào cản tiếp cận công nghệ phù hợp có thể được khắc phục thông qua các biện pháp sau: • Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao • Trang bị cơ sở vật chất cho công tác gia công tại nhà máy • Quảng bá các ví dụ thành công khi áp dụng các kỹ thuật và công nghệ SXSH • Hỗ trợ theo nhu cầu cho công tác nghiên cứu và phát triển vì môi trường. Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao Những công ty sở hữu những công nhân có trình độ kỹ thuật sẽ gặp ít khó khăn hơn khi bắt đầu tiến hành SXSH. Các nhân viên này có thể dễ dàng tiếp thu những khái nhiệm mới về SXSH và có thể vận dụng phương pháp làm việc chung trong những tình huống cụ thể tại công ty mình. Trang bị cơ sở vật chất cho công tác gia công tại nhà máy Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có truyền thống tận dụng các thiết bị cũ, đã bị thải ra ở nơi khác mang về sửa chữa để sử dụng theo một cách mới và cải tiến, và qua đó tích lũy thêm trình độ chuyên môn trong việc tìm ra kỹ thuật sửa chữa đơn giản nhưng thông minh. Đặc biệt các công ty thực hiện chế tạo tại chỗ (như có các xưởng cơ khí, điện hay dân dụng) thì thường có những khả năng chuyên môn đó để giúp họ có thể nhận diện ra các giải pháp SXSH hoặc biến những đề xuất cải tiến mà các chuyên gia bên ngoài gợi ý thành các giải pháp. Quảng bá các trường hợp thành công khi áp dụng các kỹ thuật và công nghệ SXSH Quảng bá các kỹ thuật và công nghệ SXSH thành công có thể tạo ra một động lực mạnh mẽ để xóa bỏ những trở ngại kỹ thuật cố hữu. Việc phát hành các tài liệu kỹ thuật SXSH và tổ chức các hội thảo và hội nghị chuyên đề là những hoạt động hữu hiệu trong công tác quảng bá những thành công này. Để chuẩn hóa việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ SXSH trong phạm vi ngành thì các kỹ thuật cũng như công nghệ này cần phải được quảng bá tới các doanh nghiệp thông qua các tổ chức trung gian như các cơ quan dịch vụ công nghiệp, các tổ chức chuyên nghiệp, các hiệp hội công nghiệp và thậm chí là cả những nhà cung cấp thiết bị. Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 107 Hỗ trợ theo nhu cầu cho các nghiên cứu và phát triển vì môi trường Công tác nghiên cứu và phát triển sẽ giúp xóa bỏ những khu vực mà tại đó ngay cả công nghệ tiến bộ nhất cũng không thể ngăn chặn được các vấn đề môi trường theo các quy mô sản xuất đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5.5 Các rào cản kinh tế Các rào cản kinh tế chính của SXSH là: • Các ưu đãi tài chính thường ưu tiên khối lượng sản xuất hơn các chi phí sản xuất • Nguyên liệu thô giá thấp và dễ kiếm • Chính sách đầu tư hiện hành • Vốn có chi phí cao và và khó tiếp cận 5.5.1 Ưu tiên cho khối lượng sản xuất hơn là chi phi phí sản xuất Các ưu đãi tài chính phổ biến hiện nay, như miễn giảm về thuế thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, v.v... chủ yếu liên quan đến khối lượng sản xuất và rất ít hoặc không có liên quan gì tới các chi phí sản xuất. Vì thế các doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung tối đa hóa sản xuất để tạo ra lợi nhuận tài chính tối đa và xếp việc thực hành giảm chi phí sản xuất như SXSH sang hàng thứ yếu. 5.5.2 Nguyên liệu thô giá rẻ và dễ kiếm Nhiệt tình xác định và triển khai các biện pháp SXSH thường bị làm nguội đi bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên quá sẵn và rẻ mạt ở nhiều vùng có tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như các phế phẩm nông nghiệp, nước, và nhiên liệu. 5.5.3 Chính sách đầu tư hiện hành Bản chất lâm thời của các hoạt động đầu tư trong ngành công nghiệp xử lý hoàn tất kim loại là một yếu tố bất lợi cho SXSH ở một số phương diện liên quan lẫn nhau: Giới hạn phép phân tích kinh tế trong phạm vi các chi phí và lợi ích trực tiếp: Yếu tố kinh tế của tất cả các khoản đầu tư bao gồm cả các giải pháp SXSH được tính chủ yếu dựa trên cơ sở khoản hoàn vốn trực tiếp và các khoản thu tài chính ngắn hạn. Vì thế, chỉ có tăng công suất sản xuất, giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu và giảm những chi phí sản xuất hiển nhiên, như lao động, mới được đặc biệt chú ý. Những lợi ích tích lũy từ lượng điện tiêu thụ giảm và chi phí kiểm soát ô nhiễm giảm thường không được tính đến thường xuyên, do các chi phí để thực hiện các giải pháp nhằm thu được những khoản tiết kiệm chưa phát sinh. Các khoản tiết kiệm thu được từ các giải pháp môi trường thường là một phần quan trọng trong các lợi ích kinh tế của các giải pháp SXSH. Vì thế, khi không gộp được các tiêu chí đó vào trong quá trình phân tích kinh tế thì các giải pháp SXSH khó mà được chấp nhận. 108 Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 5.5.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản kinh tế Các nhà máy có nền tảng tài chính vững vàng, và những doanh nghiệp không ngần ngại triển khai các giải pháp không tốn kém hoặc chi phí thấp thường mở rộng được các cơ hội để khắc phục các rào cản kinh tế cho mình. Các công ty có thể tận dụng các biện pháp sau: • Tài chính vững mạnh • Triển khai các giải pháp có tính hấp dẫn về tài chính • Phân bổ chi phí hợp lý và đầu tư có kế hoạch • Các chính sách công nghiệp lâu dài • Các khuyến khích về tài chính Vì thực tế cho thấy các công ty có khả năng tài chính vững mạnh thường ít chịu ảnh hưởng của các rào cản kinh tế hơn cho nên cần sử dụng thực trạng tài chính của công ty như một tiêu chí lựa chọn công ty dể trình diễn đầu tư cho SXSH. 5.5.5 Triển khai các giải pháp có tính hấp dẫn về tài chính Triển khai các giải pháp SXSH chi phí thấp hoặc không tốn chi phí có thể mở đường cho việc triển khai các giải pháp được lựa chọn có chi phí cao hơn trong tương lai gần. Trình diễn tính khả thi kinh tế của các giải pháp này có thể giúp công ty định lượng được khoản hỗ trợ tài chính tăng thêm. 5.5.6 Phân bổ chi phí hợp lý và đầu tư có kế hoạch Nhận thức về các chi phí phát sinh do lãng phí là một điểm quan trọng của bất cứ chương trình SXSH nào. Để dẫn chứng tiềm năng tiết kiệm nhờ SXSH, công ty cần phải tiến hành ước tính chi phí cho rất nhiều yếu tố trong một dòng thải, v.d: năng lượng, nguyên liêu thô, nước, và sản phẩm. Khi đã phân bổ được các chi phí của các yếu tố này, công ty có thể xác định chi phí cho một dòng thải và ước tính các khoản tiết kiệm thu được từ việc giảm thiểu hoặc xóa bỏ dòng thải đó. Hoạt động này cũng sẽ giúp xác định được khoản tài chính thất thoát qua cống thải. 5.5.7 Các chính sách công nghiệp lâu dài Các chính phủ cần phải tránh việc thường xuyên thay đổi các chính sách công nghiệp, một kiểu duy trì việc lập kế hoạch đầu tư thiển cận trong khu vực kinh tế tư nhân. Các kế hoạch đầu tư công nghiệp dài hạn sẽ giúp các nhà máy tích hợp SXSH vào việc lập kế hoạch đầu tư và khuyến khí họ trở nên có tính cạnh tranh cao hơn mà không cần có sự bảo hộ tài chính giả tạo. 5.5.8 Các khuyến khích về tài chính Để thúc đẩy việc triển khai các giải pháp SXSH đầu tư lớn, các kế hoạch tài chính, trong đó đặt ưu tiên cho các đề án SXSH hơn so với các đề án cuối đường ống, có thể được nhà nước hoặc các cơ quan tài trợ xây dựng. Các kế hoạch như thế (có tính dễ tiếp cận và thủ tục đơn giản) sẽ có ảnh hưởng lớn tới chi phí vốn và tính sẵn sàng của các khoản đầu tư cho SXSH đối với các SME. Các chính phủ có thể tạo ra những ưu Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành hoàn tất sản phẩm kim loại 109 đãi tài chính cho SXSH, chẳng hạn chiết khấu khấu hao 100% cho các khoản đầu tư SXSH tư nhân, hay một chính sách mua vào của chính phủ hỗ trợ các công ty cam kết tham gia thực hiện SXSH, hay trợ cấp thuế doanh nghiệp cho các công ty tiến hành nâng cấp năng lực tự động. 5.6 Các rào cản từ phía chính phủ Các chính sách Nhà nước có tác động đến việc ra quyết định và vì vậy có thể cản trở hoặc khuyến khích các công ty áp dụng SXSH. Các rào cản chính phủ bao gồm cả các chính sách công nghiệp trong đó khuyến khích triển khai SXSH, các chính sách môi trường trong đó khuyến khích hoạt động xử lý cuối đường ống thay vì các giải pháp phòng ngừa. 5.6.1 Các chính sách công nghiệp Như đã trình bày, chính sách công nghiệp luôn thay đổi sẽ không có lợi đối với nỗ lực SXSH. Hiện vẫn chưa có các chính sách ưu đãi như đã đề cập trong phần này đối với SXSH. 5.6.2 Các chính sách môi trường Các cơ quan có thẩm quyền có xu hướng áp đặt một bộ giới hạn về các tiêu chuẩn phát thải ra môi trường mà không có các hướng dẫn làm thế nào để giảm phát thải. Vì thế các doanh nghiệp đã chọn các giải pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống nhằm đáp ứng những quy định pháp lý, hơn là áp dụng các thực hành SXSH hiện là điều không nhất thiết phải thực hiện để được thừa nhận bởi các cơ quan công quyền. 5.6.3 Các biện pháp khắc phục rào cản chính phủ Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp sau để thúc đẩy hoạt động SXSH: • Ưu đãi tài chính • Thực thi bắt buộc luật môi trường Ưu đãi tài chính Chính phủ có thể xây dựng các kế hoạch tài chính, trong đó đặt ưu tiên cho các đề án SXSH so với các đề án xử lý cuối đường ống. Các kế hoạch này (dễ tiếp cận và thủ tục đơn giản), có thể có tác động rất lớn tới chi phí vốn và tính sẵn sàng của các khoản đầu tư SXSH đối với các SME. Chính phủ có thể đưa ra các chính sách ưu đãi tài chính cho SXSH, ví dụ như chiết khấu khấu hao 100% các khoản đầu tư SXSH tư nhân, chính sách mua vào của chính phủ hỗ trợ các công ty cam kết thực hiện SXSH, và giảm thuế cho các công ty thực hiện nâng cao năng lực tự động. Thi hành bắt buộc luật môi trường Nếu luật môi trường không được cưỡng chế thi hành thì các doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải nhận ra một điều là cần gộp các quan ngại về môi trường vào trong hoạt động kinh doanh của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_huong_dan_sxsh_nganh_hoan_tat_spkl_0675_2082035.pdf
Tài liệu liên quan