Tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn sáng chế của WIPO

Ngày ưu tiên – Ngày ưu tiên của một đơn sáng chế là ngày nộp đơn sớm nhất của đơn đó. Đối với một đơn gốc, ngày ưu tiên sẽ là ngày nộp đơn của đơn đó. Đối với đơn tiếp theo được nộp sau đơn gốc thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn gốc. Xem thêm Công ước Paris. Xem mục II(C)(5), III(A)(Giới thiệu), III(B)(1)-(3), IV và IX(E). Theo đuổi đơn – Quá trình thuyết phục cơ quan sáng chế cấp bằng độc quyền cho đơn đăng ký sáng chế. Theo đuổi đơn có thể bao gồm việc chỉ ra cho thẩm định viên sáng chế những khác biệt giữa sáng chế được yêu cầu bảo hộ với giải pháp kỹ thuật đã biết được trích dẫn, cũng như sửa đổi các điểm yêu cầu bảo hộ đang được xem xét để làm rõ hơn những khác biệt với giải pháp kỹ thuật đã biết. Xem mục II(B)(1), III(A)(4)(b), IV và VII(M). Đơn tạm thời – Một số nước cho phép nộp đơn đăng ký sáng chế tạm thời; theo đó, đơn không cần phải có yêu cầu bảo hộ, hay không phải tuân thủ các yêu cầu khác về mặt hình thức đối với đơn. Những đơn như vậy thường dùng để giữ chỗ cho đơn nộp sau có thể yêu cầu hưởng ngày ưu tiên từ đơn tạm thời. Người nộp đơn đăng ký sáng chế thường phải chuyển đổi đơn tạm thời thành đơn sáng chế hoàn chỉnh trong một thời hạn xác định, thường là 1 năm tính từ ngày nộp đơn tạm thời. Tài liệu được bổ sung vào đơn nộp sau đó sẽ không được hưởng lợi từ ngày nộp đơn của đơn tạm thời. Xem mục III(A)(Intro) và III(B)(5). Khả năng áp dụng – Sáng chế thường phải có khả năng áp dụng trước ngày đơn đăng ký sáng chế được nộp. Khả năng áp dụng thường bao gồm một vật mẫu có thể hoạt động được hoặc một tập hợp các hướng dẫn có thể dùng để thực hiện sáng chế mà không cần đến bất kỳ thí nghiệm bổ sung nào khác. Ở một số nước, việc nộp một đơn đăng ký sáng chế tạo thành một khả năng áp dụng ngầm định thoả mãn yêu cầu này – với điều kiện không cần bầt kỳ thí nghiệm bổ sung nào để thực hiện sáng chế có trong đơn. Xem mục III(A)(1), IV(Intro) và IX(A). Rào cản về thời gian – Rào cản về thời gian đối với việc cấp bằng độc quyền cho sáng chế có thể nảy sinh từ nhiều cách xử sự khác nhau, thường liên quan đến việc bộc lộ công khai sáng chế. Ví dụ, ở một số nước không quy định ân hạn, rào cản về thời gian đối với việc cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ xuất hiện ngay khi sáng chế được bộc lộ công khai. Xem mục III(A)(Intro), III(A)(1), III(B)(2), IV(Intro) và IX(A). Cụm từ chuyển tiếp – Cụm từ nối phần giới hạn với phần khác biệt của điểm yêu cầu bảo hộ. Cụm từ chuyển tiếp có thể là mở hoặc đóng. Một cụm từ chuyển tiếp mở có nghĩa là các giới hạn trong phần chính của yêu cầu bảo hộ không loại trừ hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế đối với một sản phẩm/dịch vụ bao gồm các dấu hiệu khác, trong khi đó cụm từ chuyển tiếp đóng lại chỉ ra toàn bộ sáng chế được bảo hộ. Xem mục V(C)(1)(b). Tính thống nhất của sáng chế – Thông thường, một đơn đăng ký sáng chế chỉ được yêu cầu bảo hộ cho một sáng chế duy nhất. Trong một số trường hợp, thẩm định viên sáng chế phát hiện thấy có nhiều sáng chế trong đơn và yêu cầu người nộp đơn phải lựa chọn một hoặc một số yêu cầu bảo hộ. Người nộp đơn có thể tách đơn để đăng ký bảo hộ cho các điểm yêu cầu bảo hộ bị loại. Xem mục III(A)(4)(b), III(B)(5), IV(C) và VII(K). Tính hữu ích – Để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải là hữu ích. Nói theo ngôn ngữ trong lĩnh vực sáng chế, ở một số nước, thuật ngữ này được gọi là “tính hữu ích” và một số nước được gọi là “khả năng áp dụng công nghiệp”. Đơn đăng ký sáng chế sẽ không được cấp bằng nếu sáng chế không thực hiện được chức năng dự kiến của nó. Xem mục II(B)(1) (b) và VII(O)

pdf82 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn sáng chế của WIPO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng chế có thể là chính các tác giả sáng chế – những người nhận được sự kính trọng từ những đồng nghiệp, ví dụ, những người gác cổng về mặt kỹ thuật. Chắc chắn là đại diện sáng chế sẽ không có mặt hằng ngày trong phòng thí nghiệm của khách hàng, do đó người ủng hộ sáng chế trong nội bộ của tổ chức có thể là một nguồn thông tin vô giá. Đại diện sáng chế cần bảo đảm rằng khách hàng của mình có một số người có thể cung cấp các Mẫu bộc lộ sáng chế cho các nhà khoa học và kỹ sư. Những mẫu này không nhất thiết phải có trong mọi trường hợp nhưng chúng có thể hữu ích trong việc ghi nhận lại các thông tin cơ bản liên quan đến sáng chế. Chính đại diện sáng chế có thể cung cấp Mẫu đó cho khách hàng, nếu được yêu cầu. Ngoài ra, đối với một số khách hàng, đại diện sáng chế có thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp tác giả sáng chế để thu thập tất cả thông tin có trong Mẫu bộc lộ. Tuy nhiên, ưu điểm của Mẫu bộc lộ sáng chế là đại diện sáng chế có thể nhanh chóng xác định được các thời hạn đã qua hoặc sắp tới. 1 2 3TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O Ví dụ, giả định rằng khách hàng muốn đăng ký bảo hộ độc quyền cho một sáng chế liên quan đến sản phẩm W mà họ dự kiến sẽ trưng bày sản phẩm W tại một triển lãm thương mại trong vòng 2 tuần tới. Nếu đơn đăng ký sáng chế không được nộp trong vòng 2 tuần thì khách hàng sẽ mất hoàn toàn quyền đăng ký bảo hộ sáng chế ở hầu hết các nước áp dụng quy định về tính mới tuyệt đối cho sáng chế được nộp. Đây rõ ràng là một thông tin quan trọng mà đại diện sáng chế cần phải biết ngay lập tức. Nếu đại diện sáng chế có người ủng hộ sáng chế trong công ty thì hy vọng đại diện đó sẽ được thông báo kịp thời về việc bộc lộ sản phẩm trước khi thời hạn 2 tuần kết thúc. Đồng thời, nếu đại diện sáng chế có người ủng hộ sáng chế trong nội bộ công ty thì người này có thể biết được việc bộc lộ sản phẩm sắp tới và thông báo cho đại diện sáng chế. Vì vậy, công ty hoặc tổ chức sẽ vẫn có thể nộp đơn đăng ký sáng chế trước thời điểm thời hạn nếu trên và tránh được việc đại diện sáng chế phải thông báo cho khách hàng rằng không thể đăng ký bảo hộ cho sáng chế then chốt của họ được nữa. Đại diện sáng chế có thể thấy rằng khách hàng của mình trở nên ủng hộ việc đăng ký sáng chế hơn khi họ biết đã bỏ lỡ cơ hội đăng ký cho một sáng chế then chốt hoặc khi bị kiện vì hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế hoặc bị đối thủ cạnh tranh dọa kiện ra tòa. Bất kể trường hợp nào nêu trên thì đều hỗ trợ đại diện sáng chế trong việc đăng ký bảo hộ các sáng chế có giá trị cho khách hàng. Dù bằng Mẫu bộc lộ sáng chế hay phỏng vấn thì đại diện sáng chế đều phải bảo đảm rằng họ nhận được các thông tin cơ bản về sáng chế trước khi bắt đầu chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế. Đại diện sáng chế phải biết những thời điểm then chốt liên quan đến sáng chế để xác nhận rằng sáng chế vẫn có khả năng được bảo hộ độc quyền. Đại diện sáng chế cũng phải biết ai là tác giả sáng chế. Đại diện sáng chế có thể không biết chính xác toàn bộ tác giả sáng chế cho đến khi các điểm yêu cầu bảo hộ đã được soạn thảo – tuy vậy, anh ta có thể xác định toàn bộ tác giả của đơn đó. Đại diện sáng chế có thể phải khá thẳng thắn trong việc thu thập thông tin về tư cách của tác giả sáng chế, đặc biêt là với những người quản lý cấp cao – những người mà thường nhấn mạnh rằng họ đã có những đóng góp trong việc tạo ra sáng chế đơn giản chỉ bằng cách bảo trợ hoặc giám sát công việc. Tuy nhiên, một vài đại diện sáng chế trên thế giới công nhận các tác giả sáng chế “giám sát” như thể họ đã có đóng góp để tạo ra sáng chế. (Việc xác định tên tác giả sáng chế về mặt pháp lý trong đơn đăng ký sáng chế có một vài điểm giống với các quy tắc về xác định tên tác giả các tài liệu nghiên cứu khoa học.) Ngược lại, không ít trường hợp một người có đóng góp để tạo ra sáng chế nhưng lại không muốn ghi nhận là tác giả sáng chế. Một số người thì rất khiêm nhường; một số người lại không muốn bị quấy rầy vì bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên, đơn đăng ký sáng chế sẽ không hoàn thiện nếu không có tên của các tác giả sáng chế chủ chốt và nếu bằng độc quyền sáng chế được cấp thì cũng sẽ vô hiệu, trừ khi chúng có tên tác giả sáng chế. Đại diện sáng chế không giúp khách hàng nộp đơn đăng ký sáng chế vô hiệu mà còn phải chỉ ra các điểm yêu cầu bảo hộ không phù hợp mà mình biết được. Do đó, đại diện sáng chế có thể thấy rằng cần phải điều tra thông tin về tư cách của tác giả sáng chế để loại khỏi danh sách những người không có đóng góp trong việc tạo ra sáng chế và bổ sung những tác giả còn thiếu đơn. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, chính đại diện sáng chế phải yêu cầu sự trợ giúp từ các nhà quản lý trong tổ chức của khách hàng. Đại diện sáng chế không nên nộp đơn đăng ký sáng chế mà biết là không trung thực. C. THÀNH LẬP ỦY BẢN SÁNG CHẾ NỘI BỘ ĐỂ ĐỊNH KỲ RÀ SOÁT VIỆC BỘC LỘ SÁNG CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ĐỐI TƯỢNG NÊN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ Đại diện sáng chế cần khuyến khích khách hàng thành lập các Ủy ban sáng chế có chức năng định kỳ rà soát việc bộc lộ sáng chế và đưa ra những kiến nghị về các đối tượng cần được đăng ký bảo hộ sáng chế. Đại diện sáng chế cần thảo luận với Ủy ban đó và đưa ra ý kiến về khả năng bảo hộ của sáng chế và các vấn đề khác có liên quan. Tuy nhiên, đại diện sáng chế không nên tự xác định đối tượng nào nên đăng ký bảo hộ sáng chế mà đó là việc của khách hàng. Các thành viên khác của Ủy ban sáng chế nên là các nhà khoa học, kỹ sư và tác giả sáng chế chủ chốt. Như đề cập ở trên, trong Ủy ban này nên có đại diện của Bộ phận bán hàng. Sự tham gia của các cán bộ quản lý cấp cao cũng sẽ là có ích cho hoạt động của Ủy ban. 1 2 4 Để hoạt động có hiệu quả, Ủy ban cần định kỳ tổ chức các cuộc họp; nếu không, thì nhiều quyết định liên quan đến khả năng bảo hộ của sáng chế phải được thực hiện theo thủ tục đặc biệt theo từng vụ việc cụ thể để tránh làm ảnh hướng đến khả năng bảo hộ của sáng chế liên quan. D. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN KHÍCH TÁC GIẢ SÁNG CHẾ TẠO RA VÀ BÁO CÁO VỀ SÁNG CHẾ Một người có năng lực sáng tạo thường tạo ra sáng chế có khả năng được bảo hộ ngay cả khi không được yêu cầu thực hiện việc đó. Tuy nhiên, khi các đóng góp của họ không được để ý và không được công nhận thì tác giả sáng chế có xu hướng không hoặc dừng việc sáng tạo hoặc không báo cáo về các sáng chế do họ tạo ra. Do đó, tổ chức đó mất đi cơ hội thu lợi từ kết quả công việc của các tác giả sáng chế tài năng của mình. Để duy trì một đội ngũ sáng tạo nhiệt tình, nhiều công ty đưa ra một số hình thức tưởng thưởng cho tác giả sáng chế có những sáng chế chế có khả năng được bảo hộ độc quyền. Tính chất và nội dung tưởng thưởng cho tác giả sáng chế là khác nhau. Một số công ty đưa các quy định khen thưởng vào trong hợp đồng lao động với các tác giả sáng chế quan trọng. Cơ chế thưởng có thể theo hình thức: (a) một khoản trọn gói sau khi bộc lộ sáng chế, (b) một khoản nhiều hơn khi đơn đăng ký sáng chế được chấp nhận và/hoặc được nộp cho Cơ quan sáng chế, hoặc (c) một khoản lớn hơn hẳn khi bằng độc quyền sáng chế được cấp. Một vài công ty thưởng cho tác giả sáng chế ở tất cả các bước trên và hầu hết các công ty đưa ra các hình thức thưởng nêu tại mục (a) và (c) hoặc (b) và (c) nêu trên. Một số tổ chức thưởng cho tác giả sáng chế bất kể bằng độc quyền sáng chế có được cấp li-xăng thành công hay không. Ở chừng mực nào, hình thức tưởng thưởng này được áp dụng phổ biến ở các trường đại học. Ví dụ, một trường đại học có thể cho phép tác giả sáng chế lựa chọn các hình thức tưởng thưởng sau: nhận một tỷ lệ nhất định ở mức thấp khoản phí thu được từ li-xăng sáng chế của họ, hoặc nhận một tỷ lệ cao hơn từ khoản phí li-xăng với điều kiện số tiền này sẽ được sử dụng cho phòng thí nghiệm của tác giả sáng chế. Chúng ta đều biết rằng những tác giả sáng chế quan trọng thường có đội giúp việc hưởng lương từ tiền phí li-xăng sáng chế của tác giả sáng chế. Khoản thu nhập từ li-xăng sẽ được dùng cho các khoản thanh toán mang tính khích lệ khác mà một tác giả sáng chế có thể nhận được, ví dụ, các khoản thanh toán bằng tiền khi đơn đăng ký sáng chế được nộp. Đây là một ý tưởng hay vì bằng độc quyền sáng chế của tác giả sáng chế có thể không được li-xăng thành công. Ngoài các cơ chế tưởng thưởng chung, nhiều tổ chức còn đưa ra các chương trình tưởng thưởng dành riêng cho các cá nhân. Một số tổ chức tặng thưởng cho tác giả sáng chế bản sao bằng độc quyền sáng chế được đóng khung hoặc một tấm biển đặc biệt ghi các thông tin về bằng độc quyền sáng chế. Nhiều tổ chức khác tặng các phần thưởng đặc biệt cho tác giả sáng chế, như một bộ com-lê có thêu số của bằng độc quyền sáng chế ở trên túi ngực. Nhiều nơi tổ chức các bữa tiệc thường niên để vinh danh tác giả sáng chế. Những thành viên quan trọng nhất trong Ban lãnh đạo của tổ chức như Chủ tịch hoặc Giám đốc điều hành sẽ tham dự buổi tiệc này và cảm ơn tác giả sáng chế vì sự sáng tạo và những nỗ lực của họ. Những chương trình như vậy làm tăng giá trị của các hình thức tưởng thưởng mà có thể nhận được sự đánh giá cao của một số tác giả sáng chế và tạo ra động lực và sự khích lệ cho việc tạo ra các sáng chế có giá trị tiếp theo. Nếu một khách hàng yêu cầu đại diện sáng chế đưa ra lời khuyên về chương trình đền bù cho tác giả sáng chế thì đại diện sáng chế nên nói với khách hàng rằng các chương trình tưởng thưởng cho tác giả sáng chế có thể liên quan đến các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác như an sinh xã hội hoặc luật lao động. Ví dụ, công ty có thể công bố chính sách khen thưởng cho tác giả sáng chế và phải tuân thủ nghiêm ngặt chính sách này. Nếu chương trình khen thưởng thực sự có ý nghĩa thì nó là một món quà đặc biệt mà công ty dành cho tác giả sáng chế, nhưng sau đó có thể gặp khó khăn trong việc giải thích với các cơ quan an sinh xã hội của chính phủ. Tương tự, pháp luật một số nước đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với các khoản tiền thưởng cho tác giả sáng chế. Đại diện sáng chế cần hiểu được các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu đối với sáng chế. Ví dụ, theo quy định trong pháp luật của Hoa Kỳ, tác giả sáng chế sở hữu kết quả sáng tạo của mình; tuy nhiên, luật lao động Hoa Kỳ lại cho phép đưa vào hợp đồng lao động các điều khoản buộc tác giả sáng chế phải chuyển nhượng toàn bộ sáng chế được tạo ra trong quá trình làm việc cho công ty mà không nhận được bất cứ khoản đền bù nào. 1 2 5TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O Ngược lại, luật lao động của một số nước, như ở Đức, lại yêu cầu các công ty phải trả các khoản tiền bổ sung cho tác giả sáng chế đối với các sáng chế có khả năng được bảo hộ độc quyền. Đại diện sáng chế thường không tư vấn cho khách hàng của mình về các vấn đề liên quan đến luật lao động nhưng phải biết ai sẽ sở hữu sáng chế mà mình đang làm thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế. Đại diện sáng chế cũng nên từ chối chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế cho một người mà biết chắc rằng người đó không sở hữu sáng chế đó. E. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Nhiều nước duy trì bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà tất cả tổ chức đại diện sáng chế và người đại diện sáng chế phải tuân thủ trong quá trình hành nghề. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ở một số nước được xây dựng dựa trên các chuẩn mực đạo đức dành cho những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý. Một số nước cũng tham khảo những ý kiến phàn nàn mà Cơ quan sáng chế nhận được hoặc có trực tiếp từ khách hàng hoặc thông qua tham khảo ý kiến các tổ chức pháp lý khác, như hiệp hội luật sư. Ví dụ, một đại diện sáng chế bị tước giấy phép hành nghề luật thì cũng bị tước giấy phép đại diện cho khách hàng trước Cơ quan sáng chế. Đại diện sáng chế phải biết và hiểu các quy tắc đạo đức nghề nghiệp có liên quan ở nước mình. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thường có ý nghĩa phổ biến. Nếu đại diện sáng chế tự vấn “Điều này có phù hợp hoặc hợp lý hay không?” và câu trả lời là “không” thì họ cần nghĩ lại trước khi thực hiện, bất kể đó là việc gì (Dù là một tình huống không được điều chỉnh quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì vẫn bị coi là hành động sai trái). Quy tắc đạo đức nghề nghiệp có sự khác nhau giữa các nước, do vậy đại diện sáng chế cũng cần lưu ý đến những khác biệt của các quy tắc đạo đức khi nộp đơn ở nước khác. Dưới đây là một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp phổ biến, thường được coi là các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp: 1. Đại diện sáng chế không được cố ý nộp đơn đăng ký sáng chế vô hiệu (sáng chế hết thời hạn đăng ký, sáng chế không có khả năng áp dụng, v.v.). Đôi khi, đại diện sáng chế có thể cần nộp một đơn mà sẽ tạo ra thách thức cho chính phủ và kết quả là đơn không được chấp nhận. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, nhiều đơn đăng ký sáng chế về công nghệ ở giai đoạn đầu bị đặt câu hỏi về khả năng bảo hộ sáng chế. Trên thực tế, vấn đề về khả năng bảo hộ cho các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học được quyết định bởi Toà án tối cao Hoa Kỳ, chứ không phải Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Đây hoàn toàn là vấn đề đạo đức đối với đại diện sáng chế khi nộp đơn dẫn đến phản đối đó; tuy nhiên, nó có thể là vấn đề đạo đức đối với đại diện sáng chế khi không sớm tư vấn cho khách hàng rằng đơn sẽ tạo ra sự phản đối. 2. Đại diện sáng chế phải thông tin đầy đủ cho khách hàng về những tiến triển đối với đơn và bằng độc quyền sáng chế của họ. Ví dụ, đại diện sáng chế cần thông báo cho khách hàng rằng đã nhận được thông báo của Cơ quan sáng chế ngay trước ngày đến hạn trả lời. Đại diện sáng chế cần đưa cho khách hàng của mình xem xét ý kiến phản hồi đối với thông báo của Cơ quan sáng chế trước khi nộp cho họ. 3. Đại diện sáng chế cần cập nhật những thay đổi về các quy định và thủ tục trong lĩnh vực hoạt động của mình. Đại diện sáng chế cũng cần thông báo về những thay đổi đó cho khách hàng nếu điều đó ảnh hưởng đến các vụ việc đang xử lý. 4. Đại diện sáng chế phải trung thực trong quá trình giao dịch với Cơ quan sáng chế và khách hàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đại diện sáng chế luôn ủng hộ về khả năng bảo hộ cho sáng chế của khách hàng ngay cả khi có sự nghi ngờ về khả năng bảo hộ của sáng chế đó. Hãy so sánh hai tình huống sau: (1) thẩm định viên sáng chế cho rằng yêu cầu bảo hộ của khách hàng đã thể hiện trọn vẹn trên Hình 1 trong tài liệu đối chứng về giải pháp kỹ thuật đã biết. Đại diện sáng chế đồng ý với thẩm định viên nhưng vẫn nộp văn bản phản đối với lập luận rằng yêu cầu bảo hộ đó không có trong tài liệu đối chứng về giải pháp kỹ thuật đã biết bằng cách cố ý mô tả sai về tài liệu đối chứng, và (2) thẩm định viên sáng chế cho rằng yêu cầu bảo hộ của khách hàng được thể hiện hoàn toàn trên Hình 1 của tài liệu đối chứng về giải pháp kỹ thuật đã biết. Đại 1 2 6 diện sáng chế thấy rằng từ ngữ có trong tài liệu đối chứng đó là mơ hồ và tin rằng thẩm định viên sáng chế đã giải thích tài liệu đối chứng theo những thông tin lượm lặt được từ đơn đang được xử lý của khách hàng (ví dụ, đó là sự từ chối “nhận thức muộn”). Tình huống 1 là trái với quy tắc đạo đức nghề nghiệp ở hầu hết các nước; tình huống 2 là phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp ở hầu hết các nước. 5. Đại diện sáng chế phải thực hiện công việc đã nhận một cách kịp thời. Đại diện sáng chế không thể nói với khách hàng rằng mình sẽ chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế và sau đó lại không thực hiện công việc này. Nếu đại diện sáng chế biết rằng không thể thực hiện kịp được một công việc nào đó thì không nên nhận công việc đó. Nếu đã nhận thì đại diện sáng chế cần thông báo ngay cho khách hàng khi biết rằng mình không thể kịp hoàn thành công việc để khách hàng có thể thuê người khác. Về cơ bản, đại diện sáng chế không nên là nguyên nhân chính của việc không nhận được sự bảo hộ độc quyền cho sáng chế của khách hàng. 6. Đại diện sáng chế phải là người ủng hộ cho khách hàng của mình. Hầu hết các đơn đăng ký sáng chế lúc đầu đều bị cơ quan sáng chế từ chối. Đại diện sáng chế không thể chỉ thông báo đơn thuần cho khách hàng rằng đơn đã bị từ chối và không nói đến việc phải chuẩn bị ý kiến phản hồi. Tất nhiên, trong một số trường hợp nhất định tài liệu đối chứng về giải pháp kỹ thuật được Cơ quan sáng chế trich dẫn có sức thuyết phục đến mức mà khách hàng thấy việc tiếp tục đăng ký không còn có ý nghĩa nữa, nhưng đây không phải là trường hợp điển hình. Đại diện sáng chế không nên chỉ soạn thảo điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế hẹp trừ khi khách hàng yêu cầu như vậy. Một đơn đăng ký sáng chế với các yêu cầu bảo hộ hẹp ở chừng mực nào đó sẽ dễ được cấp bằng hơn so với đơn đăng ký sáng chế có các điểm yêu cầu bảo hộ rộng. Tuy nhiên, đơn đăng ký sáng chế với các yêu cầu bảo hộ hẹp đơn thuần có thể thu hẹp phạm vi bảo hộ mà lẽ ra khách hàng được hưởng. Như được lưu ý nhiều lần trong Tài liệu này, Cơ quan sáng chế không có nghĩa vụ nói với đại diện sáng chế hoặc tác giả sáng chế rằng nên soạn thảo các điểm yêu cầu bảo hộ rộng hơn. Cơ quan sáng chế chỉ đưa ra quyết định về yêu cầu bảo hộ mà họ nhận được – họ sẽ không phản đối các yêu cầu bảo hộ hẹp. Tương tự, đại diện sáng chế không nên làm theo những ý nghĩ bất chợt của thẩm định viên sáng chế chỉ cốt để giải quyết mang tính chất chiếu lệ một vụ việc trừ khi đã thông báo cho khách hàng và được phép của khách hàng về việc chấp nhận phạm vi bao yêu cầu bảo hộ hẹp hơn so với phạm vi mà khách hàng có thể nhận được. Một cách ngắn gọn, đại diện sáng chế luôn phải sẵn sàng tranh luận nhân danh khách hàng của mình. Làm đại diện sáng chế không chỉ đơn thuần là làm những việc như điền vào các Mẫu và soạn thảo các tài liệu kỹ thuật. Đại diện sáng chế nhất thiết phải xử lý đơn của khách hàng với tất cả sự thận trọng mà mình có như thể mình chính là tác giả sáng chế. Khách hàng đặt niềm tin lớn vào đại diện sáng chế và đại diện sáng chế phải chứng minh là mình xứng đáng với niềm tin của khách hàng. 7. Đại diện sáng chế phải lưu ý đến các xung đột về lợi ích. Một đại diện sáng chế không thể đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của khách hàng khác. Ví dụ, giả sử một đại diện sáng chế nộp hai đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu bảo hộ tương tự nhau cho 2 khách hàng. Giả định rằng cả hai đơn đều đang được xử lý tại cùng nhau và thẩm định viên sáng chế dẫn ra một đơn làm giải pháp kỹ thuật đã biết đối với đơn kia. Đại diện sáng chế cần phải sửa đổi các điểm yêu cầu bảo hộ của một trong hai đơn để có khả năng vượt qua đơn kia để được cấp bằng độc quyền và/hoặc đưa ra lập luận rằng một đơn không thích hợp đối với đơn kia – nhưng làm sao đại diện sáng chế có thể làm được việc này khi muốn tối đa hóa lợi ích cho cả hai khách hàng. Nhiều quy tắc đạo đứng nghề nghiệp thừa nhận rằng trong những trường hợp như vậy đại diện sáng chế không thể thực hiện một cách thỏa đáng nhiệm vụ này với bất kỳ điều kiện nào. Do đó, đại diện sáng chế phải xem xét và thẩm tra kỹ công việc nhận được từ khách hàng để tránh khả năng xung đột về lợi ích giữa khách hàng. Nếu phát sinh xung đột lợi ích giữa hai khách hàng, bất chấp những nỗ lực cao nhất của đại diện sáng chế, thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại nhiều nước yêu cầu đại diện sáng chế phải chuyển giao đơn xung đột cho một đại diện khác. Đại diện sáng chế phải tránh những tình huống dẫn đến việc phải lựa chọn giữa các khách hàng của mình. 1 2 7TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O TỪ KHÓA CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Thế nào là người gác cổng về kỹ thuật? 2. Hãy liệt kê một số người cần tham gia Uỷ ban sáng chế. 3. Làm thế nào đại diện sáng chế có thể tạo ra môi trường ủng hộ sáng chế trong một tổ chức? 4. Mẫu bộc lộ sáng chế là gì? Mẫu này dùng như thế nào? 5. Một người chỉ tài trợ hoặc giám sát công việc mà tạo ra sáng chế được coi là tác giả sáng chế và được ghi là tác giả trong đơn đăng ký sáng chế. Đúng hay sai? >> MẪU BỘC LỘ SÁNG CHẾ >> HỆ THỐNG PHIẾU GHI SÁNG CHẾ >> ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG CHẾ >> CHƯƠNG TRÌNH KHÍCH LỆ >> NGƯỜI GÁC CỔNG VỀ KỸ THUẬT >> UỶ BAN SÁNG CHẾ 1 2 8 PHỤ LỤC A. HƯỚNG DẪN TRA CỨU CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU SÁNG CHẾ 1) Cơ quan sáng chế ở nước sở tại: Cơ quan sáng chế ở nước sở tại có thể có các cơ sở dữ liệu văn bản hoặc điện tử. Các cơ sở dữ liệu này thường là công khai và đại diện sáng chế hoặc tác giả sáng chế có thể sử dụng để tra cứu các bằng độc quyền sáng chế đã được cấp ở nước mình. Lưu ý rằng ở nhiều nước, các đơn đăng ký sáng chế đang trong quá trình xử lý có thể chưa được đưa vào cơ sở dữ liệu để tra cứu được. 2) Đơn PCT: WIPO công bố các đơn đăng ký mới theo Hệ thống PCT vào thứ năm hằng tuần. Cơ sở dữ liệu PCT chứa các đơn PCT từ năm 1978 đến nay. Trong nhiều trường hợp, cũng có thể tìm thấy báo cáo tra cứu quốc tế cho đơn PCT – tài liệu có thể giúp tra cứu giải pháp kỹ thuật đã biết phù hợp nhất. Dưới đây là các bước tra cứu trên cơ sở dữ liệu PCT: a. Vào trang cơ sở dữ liệu PCT (văn bản tiếng Anh)): b. Đưa ra các lựa chọn phù hợp để tra cứu, sử dụng các nút bấm radio được thiết kế sẵn như trong dãy thời gian hoặc là “tất cả” các tài liệu có sẵn hoặc cho một tuần cụ thể. c. Nhập câu lệnh tra cứu phù hợp. Câu lệnh tra cứu có thể được trợ giúp bởi nhiều trường khác nhau được liệt kê trong một đường dẫn trên trang tra cứu. Ví dụ, nếu bạn muốn tra cứu các đơn đã đăng ký có thông tin về một tác giả có tên là “Smith” đến từ “Dublin”, hãy nhập cụm từ “IN/Smith and IAD/Dublin.” 3) Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO): USPTO có một cơ sở dữ liệu điện tử với dung lượng lớn và dễ sử dụng mà bất kỳ người nào có kết nối internet đều có thể truy cập được một cách miễn phí. Cơ sở dữ liệu này bao gồm các bằng độc quyền sáng chế của Hoa Kỳ và các đơn đăng ký sáng chế đã công bố từ năm 1790 và cho phép tra cứu toàn văn đối với các bằng độc quyền sáng chế được cấp từ năm 1976 đến nay. Lưu ý rằng các bằng độc quyền sáng chế mới của Hoa Kỳ được cấp vào thứ ba hằng tuần và có ngay trên cơ sở dữ liệu. Dưới đây là các bước tra cứu trên cơ sở dữ liệu của USPTO: a. Vào trang chủ của USPTO home page (www.uspto.gov). b. Vào mục sáng chế (Patents) và lựa chọn tra cứu (Search). c. Tra cứu các bằng độc quyền sáng chế đã được cấp bằng cách bất kỳ sau đây: 1. Tra cứu nhanh: Cho phép bạn tra cứu cơ sở dữ liệu toàn văn của USPTO bằng cách sử dụng các câu lệnh Boolean (một câu lệnh sử dụng các toán tử lôgic và/hoặc không (and/or not) giữa các thuật ngữ tra cứu). Bạn cũng có thể giới hạn chỉ tra cứu ở bản tóm tắt hoặc phần bản chất kỹ thuật của sáng chế. 2. Tra cứu nâng cao: Cho phép bạn thay đổi tra cứu bằng cách sử dụng cú pháp tra cứu theo dòng lệnh. 3. Tra cứu số bằng độc quyền hoặc tra cứu số công bố sáng chế: Tra cứu này cũng có thể thực hiện được nếu bạn biết được số bằng độc quyền hoặc số công bố sáng chế được tra cứu. d. Tra cứu các đơn đã được công bố bằng cách bất kỳ dưới đây: 1. Tra cứu nhanh: Cho phép bạn tra cứu cơ sở dữ liệu toàn văn của USPTO bằng cách sử dụng các câu lệnh Boolean. 2. Tra cứu nâng cao: Cho phép bạn thay đổi tra cứu bằng cách sử dụng cú pháp tra cứu theo dòng lệnh. 1 2 9TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O 3. Tra cứu số bằng độc quyền hoặc tra cứu số công bố sáng chế : Cho phép bạn tra cứu số bằng độc quyền sáng chế hoặc số công bố của tài liệu tham khảo. e. USPTO cũng duy trì một cơ sở dữ liệu thông tin về những đơn đăng ký sáng chế đang được xử lý với điều kiện các đơn này đã được công bố. Cơ sở dữ liệu đơn sáng chế (Patent Application Information Retrieval – PAIR) cung cấp các thông báo của cơ quan, các ý kiến phản hồi, các vụ việc có liên quan và thông tin khác về lịch sử hồ sơ hoặc về đơn đăng ký sáng chế. Một phần của cơ sở dữ liệu PAIR có thể được công bố công khai. Một phần khác của dữ liệu PAIR chỉ có thể truy cập được bởi những người hành nghề chuyên nghiệp (đại diện sáng chế) để theo dõi tình trạng của các đơn được nộp. Để xem cơ sở dữ liệu công khai PAIR, hãy vào địa chỉ uspto.gov/external/portal/pair. f. USPTO cũng ghi nhận và công bố những thông tin về chuyển nhượng đối với bằng độc quyền sáng chế hoặc đơn đăng ký sáng chế đã được công bố. Muốn biết thông tin về quyền sở hữu chủ mới nhất đối với một bằng độc quyền sáng chế, hãy truy cập trang Các trường thông tin có thể tra cứu là tên của bên mua, tên của bên bán, số bằng độc quyền sáng chế và số đơn đăng ký. 4) Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO): Có thể tra cứu cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) bằng cạc truy cập vào trang chủ của cơ quan này để tra cứu giải pháp kỹ thuật tại địa chỉ www.espacenet.com. Cơ sở dữ liệu này có chứa các bằng độc quyền sáng chế trên khắp thế giới. Bạn có thể thực hiện nhiều dạng tra cứu khác nhau. a. Tra cứu nhanh: Lựa chọn cơ sở dữ liệu muốn tra cứu. Nhập từ khoá muốn sử dụng để tra cứu. b. Tra cứu nâng cao: Lựa chọn cơ sở dữ liệu muốn tra cứu. Nhập các thuật ngữ tra cứu muốn sử dụng. Các thuật ngữ tra cứu có thể bao gồm các từ khoá xuất hiện trong phần tên hoặc bản mô tả, số công bố, số đơn, số ưu tiên, ngày công bố, tên của người nộp đơn, tên của tác giả sáng chế, số phân loại sáng chế châu Âu hoặc số phân loại sáng chế quốc tế. c. Tra cứu theo số: Lựa chọn cơ sở dữ liệu muốn tra cứu theo số đơn, số truy cập, số công bố hoặc số ưu tiên. d. Tra cứu theo phân loại: Tra cứu theo phân loại cho phép bạn kiểm tra phân loại của một sáng chế liên quan. Các phân loại bao gồm: các vật dụng thiết yếu của con người, thực hiện các hoạt động, vận tải, hoá học, luyện kim, dệt may, giấy, xây dựng, cơ khi, chiếu sáng, nhiệt, vũ khí, quạt hoặc vật lý và điện. e. EPO cũng duy trì một cơ sở dữ liệu về các đơn đang được xử lý, tương tự như hệ thống PAIR của USPTO. Có thể truy cập cơ sở dữ liệu này với tên là EPOline tại địa chỉ: org/portal/public. 1. Nhấn nút “fi le inspection” gần phía trên cùng của trang. 2. Nhập số đơn hoặc số công bố vào cửa sổ vừa xuất hiện. 5) Các cơ sở dữ liệu khoa học: Có các cơ sở dữ liệu khoa học và kỹ thuật cho rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Đại diện sáng chế sẽ có lợi khi quen thuộc với các cơ sở dữ liệu này vì chúng chứa các bài báo viết về những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực có liên quan. Vì giải pháp kỹ thuật không chỉ có trong các sáng chế, nên việc kiểm tra cẩn thận các cơ sở dữ liệu khoa học này có ý nghĩa quan trọng khi tiến hành tra cứu về khả năng bảo hộ của sáng chế. 1 3 0 PHỤ LỤC B Bí mật Số bộc lộ: Tình trạng: MẪU BỘC LỘ SÁNG CHẾ Tên: Điện thoại nơi làm việc: Số fax: 1. TÊN SÁNG CHẾ 2. LĨNH VỰC CỦA SÁNG CHẾ Sáng chế này chủ yếu liên quan tới: 3. TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LIÊN QUAN A. Vấn đề kỹ thuật được giải quyết bởi sáng chế này là: B. Giải pháp kỹ thuật liên quan nhất đến sáng chế là: C. Những ưu điểm của sáng chế là: 4. HÌNH VẼ Có/không có các hình vẽ về sáng chế. Nếu có, hãy đính kèm. Các chú giải cho hình vẽ: 5. MÔ TẢ VỀ SÁNG CHẾ: Sáng chế này được mô tả như sau: GHI CHÚ 1: Hãy bổ sung trang, nếu cần. GHI CHÚ 2: Nếu có các tài liệu hoặc hình vẽ khác liên quan đến sáng chế, đề nghị đính kèm. 1 3 1TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O 6. Ý TƯỞNG VỀ SÁNG CHẾ Ngày có ý tưởng vể sáng chế: Ngày mô tả bằng văn bản lần đầu tiên: 7. ÁP DỤNG THỰC TIỄN Sáng chế này đã được áp dụng thực tiễn chưa (có thành công không)? LƯU Ý: Nếu có, thành ý tưởng về sáng chế và/hoặc mô tả bằng văn bản lần đầu tiên: 8. TÁC GIẢ SÁNG CHẾ (nội dung bắt buộc) TÁC GIẢ SÁNG CHẾ 1: Tên: Nơi cư trú: Địa chỉ: Quốc tịch: TÁC GIẢ SÁNG CHẾ 2: Tên: Nơi cư trú: Địa chỉ: Quốc tịch: 9. NGÀY THỬ NGHIỆM HOẶC BÁN SẢN PHẨM Thử nghiệm lần 1 Thử nghiệm lần 2: Phổ biến rộng rãi hoặc bán: Chào bán: GHI CHÚ về thử nghiệm sản phẩm hoặc bán sản phẩm 10. BỘC LỘ SÁNG CHẾ Sáng chế đã bị bộc lộ hoặc sử dụng bởi công chúng hay chưa? Khi nào và cho ai? Có theo hợp đồng bảo mật hay không? Đề nghị kèm theo bản sao về việc bộc lộ. 1 3 2 11. BỘC LỘ TRONG NỘI BỘ Ngày bộc lộ nội bộ lần đầu tiên: Tên của người đầu tiên mà sáng chế được bộc lộ: GHI CHÚ về việc bộc lộ lần đầu tiên: 12. CÁC BÀI BÁO Đã có bài báo nào được công bố chưa? CHI TIẾT về việc công bố các bài báo: Đề nghị gửi kèm bản sao các bài báo đã được công bố. 13. QUẢNG CÁO, THÔNG CÁO BÁO CHÍ VÀ THÔNG CÁO VỀ SẢN PHẨM Có quảng cáo, thông cáo báo chí hoặc thông cáo về sản phẩm không? CHI TIẾT về các quảng cáo, thông cáo báo chí, thông cáo về sản phẩm: Đề nghị gửi kèm bản sao quảng cáo, thông cáo báo chí và/hoặc thông cáo về sản phẩm. 14. BỘC LỘ RA BÊN NGOÀI Đã có bất kỳ sự bộc lộ nào ra bên ngoài công ty hay chưa? Việc bộc lộ ra bên ngoài có theo hợp đồng bảo mật? CHI TIẾT về việc bộc lộ ra bên ngoài công ty: Đề nghị gửi kèm bản sao thông tin bị bộc lộ. 15. TRIỂN LÃM VÀ HỘI NGHỊ THƯƠNG MẠI Có tham dự triển lãm hoặc hội nghị thương mại nào sắp tổ chức không? CHI TIẾT về triển lãm và/hoặc hội nghị thương mại sắp diễn ra: THÔNG TIN KHÁC BỞI TÁC GIẢ SÁNG CHẾ: 1 3 3TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O X. CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ Tính mới tuyệt đối – Một điều kiện để được bảo hộ độc quyền sáng chế ở một số quốc gia yêu cầu rằng sáng chế có trong đơn không được bộc lộ bởi bất kỳ người nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn. Vì vậy, hành động của chính tác giả sáng chế có thể làm cho sáng chế mất tính mới tuyệt đối. Do đó, để bảo đảm tính mới tuyệt đối, đơn đăng ký sáng chế phải được nộp trước khi sáng chế được bộc lộ công khai bởi tác giả sáng chế, đồng nghiệp hay bất kỳ người nào khác. Nhiều nước có quy định yêu cầu về “tính mới tuyệt đối”. Xem mục II(B)(1)(a), III(B)(2), III(B)(5), IV (Giới thiệu) và IX(B). Có trước – Một điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế có thể bị từ chối vì thiếu tính mới với lý do rằng tất cả giới hạn của điểm yêu cầu bảo hộ đó có thể được tìm thấy trong một tài liệu đối chứng về giải pháp kỹ thuật đã biết duy nhất. Xem mục II(B) (1)(a), IV và V(C)(1)(b). Đơn – Đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế, hình vẽ, yêu cầu bảo hộ và các tài liệu khác được nộp cho Cơ quan sáng chế. Nếu cơ quan sáng chế chấp nhận đơn, bằng độc quyền sẽ được cấp. Xem mục II(B)(1), III và IV. Phương án thực hiện tốt nhất – Một số nước yêu cầu người nộp đơn phải bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế phương án thực hiện sáng chế tốt nhất mà họ biết. Yêu cầu này không bắt buộc người nộp đơn phải bộc lộ toàn bộ cách thức thực hiện sáng chế tốt nhất mà chỉ yêu cầu rằng họ không được giữ bí mật các khía cạnh then chốt của sáng chế. Xem mục III(A)(4)(b), III(B)(5) và IX(A). Bằng độc quyền sáng chế phòng vệ – Một bằng độc quyền sáng chế có các điểm yêu cầu bảo hộ rất rộng và/hoặc được thể hiện tinh vi đối với một sáng chế nhất định có thể dùng để kiểm soát cả một ngành công nghiệp hoặc một dòng sản phẩm. Các điểm yêu cầu bảo hộ của hầu hết bằng độc quyền sáng chế thường không rộng đến mức có thể kiểm soát được việc sản xuất tất cả sản phẩm trong một chủng loại sản phẩm nhất định (ví dụ, một bằng độc quyền sáng chế bao trùm tất cả các loại máy tính). Tương tự, một tập hợp các bằng độc quyền sáng chế đôi khi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ một ngành công nghiệp. Xem mục II(A)(3)(d) và VIII(A). Phần khác biệt – Phần của một điểm yêu cầu bảo hộ gồm các dấu hiệu và giới hạn của yêu cầu bảo hộ. Phần này đi liền ngay sau cụm từ chuyển tiếp của yêu cầu bảo hộ và giải thích cách thức mà các dấu hiệu tồn tại trong mối quan hệ với các dấu hiệu khác. Về cơ bản, phần khác biệt của yêu cầu bảo hộ chỉ ra và thể hiện mối quan hệ của tất cả dấu hiệu trong yêu cầu bảo hộ. Xem mục V(C)(1)(c), V(C)(2) và V(C)(4). Yêu cầu bảo hộ – Yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ của một bằng độc quyền sáng chế. Về mặt lý thuyết, yêu cầu bảo hộ là một sự ước lượng bằng văn bản về ý tưởng sáng tạo do tác giả sáng chế tạo ra và thường xác định các giới hạn bảo hộ sáng chế. Các điểm yêu cầu bảo hộ thường được thể hiện dưới dạng một tập hợp các câu và thường được đặt ở cuối của bằng độc quyền. Nội dung chính của điểm yêu cầu bảo hộ gồm phần giới hạn, cụm từ chuyển tiếp và phần khác biệt. Xem mục III(A)(4)(a), V, VI và VII. Các loại yêu cầu bảo hộ chủ yếu: Yêu cầu bảo hộ đối với dụng cụ hoặc thiết bị – Xem mục III(B)(5) và VI(A). Yêu cầu bảo hộ đối với phương pháp hoặc quy trình – Xem mục III(B)(5) và VI(B). Yêu cầu bảo hộ đối với sản phẩm thu được từ quy trình – Xem mục III(B)(5), VI(giới thiệu), VI(B) và VI(C). Yêu cầu bảo hộ đối với kết quả cần đạt được và thông số – Xem mục VI(D). Yêu cầu bảo hộ đối với kiểu dáng – Xem mục VI(E). Yêu cầu bảo hộ đối với cây trồng – Xem mục VI(F). Yêu cầu bảo hộ đối với chế phẩm – Xem mục VI(G). Yêu cầu bảo hộ đối với công nghệ sinh học – Xem mục III(B)(5), VI(H) và VII(N). Yêu cầu bảo hộ dạng sử dụng – Xem mục III(B)(5), VI(B), VI(I), VII(C) và VII(O). Yêu cầu bảo hộ đối với phần mềm máy tính – Xem mục III(B)(5) và VI(J). Yêu cầu bảo hộ dạng Omnibus – Xem mục VI(K). 1 3 4 Giải thích yêu cầu bảo hộ – Quá trình giải thích ý nghĩa pháp lý của yêu cầu bảo hộ . Phạm vi bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế thường được xác định bởi ý nghĩa của số ít các thuật ngữ đặc trưng dùng trong yêu cầu bảo hộ. Xem mục VII(Q). Tập hợp các điểm yêu cầu bảo hộ – Một nhóm các điểm yêu cầu bảo hộ được bắt đầu bằng một điểm yêu cầu bảo hộ độc lập. Tất cả đơn đăng ký sáng chế phải chứa ít nhất một điểm yêu cầu bảo hộ độc lập. Mỗi điểm yêu cầu bảo hộ độc lập có thể được kèm theo bởi một hoặc một số điểm yêu cầu bảo hộ phụ thuộc liên quan đến cách thức thể hiện cụ thể hơn của sáng chế có trong điểm yêu cầu bảo hộ độc lập. Đơn đăng ký sáng chế có thể gồm nhiều tập hợp điểm yêu cầu bảo hộ, như tập hợp các điểm yêu cầu bảo hộ đối với dụng cụ và tập hợp các yêu cầu bảo hộ đối với phương pháp, cũng như tập hợp yêu cầu bảo hộ theo các phương án với độ rộng khác nhau. Xem mục V(C)(5), V(D), VII(B) và VII(D). Hệ thống phân loại – Một hệ thống phân loại có tổ chức đối với đơn đăng ký sáng chế và bằng độc quyền sáng chế. Tra cứu tình trạng kỹ thuật theo một hoặc một số phân loại sáng chế đôi khi có thể tìm ra được một giải pháp kỹ thuật đã biết liên quan nhất đến đơn đăng ký sáng chế đang được xử lý. Xem mục II(C)(4). Yêu cầu bảo hộ phụ thuộc – Một điểm yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn đến một điểm yêu cầu bảo hộ khác. Điểm yêu cầu bảo hộ phụ thuộc chứa tất cả các giới hạn của yêu cầu bảo hộ mà nó phụ thuộc. Xem mục V(D), V(D)(2) và VII(B). Né độc quyền sáng chế – Nỗ lực tránh xâm phạm độc quyền sáng chế bằng cách nghiên cứu các giới hạn của điểm yêu cầu bảo hộ của đối thủ cạnh tranh, rồi từ đó phát triển sản phẩm/dịch vụ không xâm phạm độc quyền sáng chế đối với bất kỳ giới hạn nào thuộc điểm yêu cầu bảo hộ của đối thủ cạnh tranh. Xem mục II(A)(3)(e), II(C)(2) và VIII. Đơn tách – Đơn đăng ký sáng chế tiếp theo sau đơn ban đầu tại cùng một nước. Đơn tách có thể được nộp trong trường hợp đơn ban đầu thiếu tính thống nhất hoặc khi người nộp đơn có nhu cầu bổ sung điểm yêu cầu bảo hộ. Theo thực tiễn tại Hoa Kỳ, một đơn nộp sau do đơn trước thiếu tính thống nhất sẽ được gọi là “đơn tách” và trong trường hợp bổ sung yêu cầu bảo hộ được gọi là “đơn tiếp theo”. Ở các nước khác trên thế giới, cả hai loại đơn này đơn giản được gọi là đơn tách. Xem mục III(A)(4)(c), III(B)(5), IV(C) và VII(K). Phương án thực hiện sáng chế – Phương án thực hiện sáng chế là hình thức thể hiện về mặt vật chất của sáng chế trong thế giới thực. Các điểm yêu cầu bảo hộ phải bảo hộ ít nhất một phương án của sáng chế. Xem mục III(A)(3). III(A)(4)(b), III(A) (4)(c), V(B), VII(B), VII(D) và VII(P). Khả năng áp dụng – Bản mô tả phải có phần mô tả bằng văn bản về sáng chế, về cách thức và quy trình thực hiện và sử dụng sáng chế bằng những thuật ngữ đầy đủ, rõ ràng và chính xác để cho phép người bất kỳ có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật đều có thể thực hiện hoặc sử dụng được sáng chế đó. Yêu cầu về khả năng áp dụng, có nghĩa là đơn đăng ký sáng chế phải chỉ ra cho những người bình thường có trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến sáng chế cách thức thực hiện và sử dụng sáng chế đó. Xem mục III(A)(4)(b). Ân hạn – Một số nước dành cho người nộp đơn thời hạn nhất định để nộp đơn đăng ký sáng chế sau khi đã bộc lộ công khai sáng chế có liên quan. Xem mục II(A)(1), II(B)(1)(a), III(B)(5) và IV(Intro). Điểm yêu cầu bảo hộ độc lập – Điểm yêu cầu bảo hộ đứng độc lập và không chỉ dẫn đến bất kỳ điểm yêu cầu bảo hộ khác. Một tập hợp các điểm yêu cầu bảo hộ độc lập trong một đơn đăng ký sáng chế bao gồm các điểm yêu cầu bảo hộ rộng nhất trong đơn đó. Một số điểm yêu cầu bảo hộ độc lập có thể rộng hơn các yêu cầu bảo hộ độc lập khác. Xem mục III(A)(4)(f ), III(B)(5), V(B), V(C)(2), V(C)(5), V(D), V(D)(1), VII(B), VII(D) và VII(L). Xâm phạm độc quyền sáng chế – Hành vi sử dụng, sản xuất, bán hoặc chào bán sáng chế được bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế. Để bị coi là xâm phạm độc quyền sáng chế, một bên phải phạm phải tất cả các giới hạn thuộc ít nhất một điểm yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế. Xem mục I, II(A)(3)(d), II(A)(3)(e), V(B),V(C)(1)(b), VII(B), VII(E), VII(G), VII(I), VII(L), VII(P), VII(Q) và VIII. 1 3 5TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O Sáng chế – Sáng chế là một giải pháp mang tính trí tuệ trong đầu của tác giả sáng chế mà không có hình dạng vật chất nào. Yêu cầu bảo hộ tốt nhất sẽ bảo hộ chính sáng chế đó để không có bất kỳ phương án vật chất nào của sáng chế đó có thể được thực hiện, sử dụng hoặc bán bởi bất kỳ người nào khác nếu không xâm phạm các điểm yêu cầu bảo hộ đó. Xem mục II(B)(1)(a)-(c), III(A)(2)-(3) và V(B). Mẫu bộc lộ sáng chế – Tài liệu được một số đại diện sáng chế và/hoặc các công ty sử dụng để thu thập thông tin ban đầu về sáng chế từ tác giả sáng chế. Các mẫu này có thể dùng để thông báo về sáng chế mới cho đại diện sáng chế và có thể tạo thành cơ sở cho đơn đăng ký sáng chế. Xem mục III(A)(1) và IX. Giới hạn/Dấu hiệu – Các thuật ngữ này dùng trong yêu cầu bảo hộ sáng chế để phân biệt một sáng chế với giải pháp kỹ thuật đã biết. Tất cả các từ ngữ dùng trong điểm yêu cầu bảo hộ là các giới hạn về điểm yêu cầu bảo hộ đó. Để cho dễ hiểu, một số giới hạn có thể được gộp vào với nhau dưới dạng một dấu hiệu. Ở nhiều nước, không có sư khác biệt đáng kể về mặt pháp lý giữa giới hạn và dấu hiệu kỹ thuật; tuy nhiên, đôi khi sẽ thuận tiện nếu có thể đề cập đến một dấu hiệu cụ thể trong yêu cầu bảo hộ. Xem mục II(B)(1)(a), III(A)(3), V(C)(1)(c), V(C)(4), V(D), VII(B), VII(E) and VII(F). Hợp đồng bảo mật – Một thoả thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc bảo mật các thông tin, ví dụ, bản mô tả sáng chế. Hợp đồng bảo mật giữa các bên có thể cho phép họ trao đổi thông tin mà không bộc lộ công khai – một nguyên nhân có thể làm mất khả năng bảo hộ của sáng chế ở một số nước. Xem mục III(A) và III(A)(1). Tính không hiển nhiên/Trình độ sáng tạo – Để được bảo hộ, sáng chế phải có tính không hiển nhiên hoặc có trình độ sáng tạo. Tính không hiển nhiên yêu cầu rằng sáng chế không thể là hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật liên có quan (lĩnh vực kỹ thuật/khoa học của sáng chế) tại thời điểm tạo ra sáng chế. Về cơ bản, tính không hiển nhiên có nghĩa là không thể cấp bằng độc quyền cho một thứ gì đó nếu người bất kỳ có trình độ trung bình trong lĩnh vực khoa học/kỹ thuật có liên quan cũng có thể kết hợp các thông tin rời rạc đã biết và từ đó tạo ra cùng một kết quả. Tính không hiển nhiên khác với tính mới theo nghĩa sáng chế có thể là không hiển nhiên ngay cả trong trường hợp sáng chế đó không được bộc lộ một cách chính xác trong giải pháp kỹ thuật đã biêt. Một số nước/khu vực, như EPO, sử dụng cách tiếp cận “có thể/sẽ” (could/would) khi xác định trình độ sáng tạo theo nghĩa là một thợ thủ công bình thường nào đó “hoàn toàn có thể” tạo ra sáng chế được yêu cầu bảo hộ nếu dựa vào các giải pháp kỹ thuật đã biết, khác với việc một thợ thủ công bình thường nào đó “có thể” tạo ra sáng chế được yêu cầu bảo hộ. Xem mục II(B)(1)(c), III(A)(2), III(B)(5), IV, V(B) và VII(B). Tính mới – Sáng chế phải có tính mới. Nói cách khác, sáng chế phải chưa được sử dụng hoặc được biết đến một cách công khai. Ở hầu hết các nước, sáng chế phải mới tại thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế, trong khi một số nước khác yêu cầu sáng chế phải mới tại thời điểm tạo ra sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế có trước hoặc công bố về sáng chế tương tự sẽ làm mất tính mới (ngăn cản khả năng bảo hộ của sáng chế hoặc là căn cứ để huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế nếu đã được cấp). Về cơ bản, sáng chế không mới sẽ không có khả năng được bảo hộ. Xem mục II(B)(1)(a), II(C)(2), III(A) (2), III(B)(5), IV, V(B), VII(B) và VII(H). Thông báo của cơ quan – Một giao dịch chính thức (offi cial communication) của cơ quan sáng chế về đơn đăng ký sáng chế đang được xử lý, còn được biết đến là thông báo chính thức (offi cial action), giao dịch chính thức (offi cial communication) hoặc báo cáo thẩm định (examination report). Xem mục III(A)(4)(b), IV, VII(M) và IX(E). Công ước Paris – Điều ước quy định quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế. Công ước Paris cho phép người nộp đơn đăng ký sáng chế từ một nước thành viên của Công ước sử dụng ngày nộp đơn đầu tiên của mình làm ngày nộp đơn có hiệu lực ở một nước thành viên khác, với điều kiện đơn đó phải được nộp trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên. Xem mục III(A) và III(B)(2)-(5). Bằng độc quyền sáng chế – Một tài liệu pháp lý cấp cho chủ sở hữu sáng chế để kiểm soát việc sử dụng sáng chế như được nêu trong điểm yêu cầu bảo hộ của bằng độc quyền đó trong phạm vi và thời hạn nhất định thông qua việc ngăn cấm 1 3 6 người khác sản xuất, sử dụng hoặc bán cũng như các hành vi khác đối với sáng chế nếu không được sự đồng ý của họ. Xem mục II(A), II(B), V(B), VII(P)-(Q), VIII và IX(E). Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT) – Điều ước quốc tế đa phương cho phép người nộp đơn nộp một đơn quốc tế để đăng ký bảo hộ sáng chế ở một hay tất cả các nước thành viên PCT. Đơn quốc tế có hiệu lực như đơn quốc gia được nộp thông thường ở nước được chỉ định. PCT được quản lý bởi Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có trụ sở tại Geneva, Thuỵ Sỹ. Đến tháng 12/2013, PCT có 133 nước thành viên. Xem mục II(C)(5), II(C)(2), III(A), III(B)(2), III(B)(3), III(B)(4)(c) và III(B)(5). Hệ thống ghi phiếu sáng chế – Một hệ thống, thường được số hoá, ghi nhận những thời điểm then chốt liên quan đến đơn và/hoặc bằng độc quyền sáng chế. Thông tin được nhập có thể là các thời hạn, như thời hạn trả lời thông báo của cơ quan hoặc thời hạn nộp phí duy trì hiệu lực. Xem mục IX (Giới thiệu). Thẩm định viên sáng chế – Công chức chính phủ chuyên thẩm định đơn đăng ký sáng chế và quyết định có nên cấp bằng độc quyền sáng chế hay không. Hầu hết các thẩm định viên sáng chế được đào tạo về kỹ thuật trong lĩnh vực của sáng chế sẽ tiến hành thẩm định đơn. Một số thẩm định viên sáng chế cũng được đào tạo về pháp lý. Xem mục II(A)(1), II(B) (1), IV, V(B), VII(B) and IX(E). Uỷ ban sáng chế - Ủy ban nội bổ của tổ chức, có chức năng quyết định khi nào thì cần nộp đơn đăng ký sáng chế dựa trên thông tin về sáng chế được báo cáo, theo dõi quy trình xử lý đơn và xác định có cần nộp lệ phí duy trì hiệu lực hay không. Xem mục IX (giới thiệu). Người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật – “Người hiểu biết” trong giới sáng chế. Mức của trình độ thông thường hay trung bình trong một lĩnh vực kỹ thuật có thể là khác nhau đáng kể. Ví dụ, trong một số lĩnh vực chỉ cần đào tạo một năm đã được coi là có kỹ năng trung bình trong khi đó trong một số lĩnh vực khác, một người phải tốt nghiệp đại học mới được coi là có kỹ năng trung bình. Đơn đăng ký sáng chế cần được soạn thảo theo cách để giúp một người bình thường trong lĩnh vực có liên quan có thể hiểu và thực hiện được sáng chế có trong đơn. Tính không hiển nhiên hoặc trình độ sáng tạo thường được đánh giá dưới góc độ cái gì chắc chắn có thể xác định được bởi người có trình độ thông thường. Xem mục II(B)(1)(c), III(A)(2), III(B)(5), IV, V(B) và VII(B). Yêu cầu bảo hộ chi tiết – Một yêu cầu bảo hộ chi tiết về sáng chế bằng cách sử dụng các từ ngữ. Yêu cầu bảo hộ chi tiết thường chứa các giới hạn mà cần bị loại bỏ để mở rộng phạm vi của yêu cầu bảo hộ đó. Tuy nhiên, yêu cầu bảo hộ chi tiết có thể là hữu ích đối với đại diện sáng chế trong quá trình tìm hiểu về sáng chế và/hoặc trong quá trình chuẩn bị dự thảo yêu cầu bảo hộ ban đầu cho đơn đăng ký sáng chế. Xem mục “Yêu cầu bảo hộ:” nêu trên và III(A)(4)(a), V, VI và VII. Ý tưởng sáng tạo – Mỗi điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế phải có một đối tượng hoặc ý tưởng sáng tạo, ví dụ, ai hay cái gì thực hiện các bước trong một yêu cầu bảo hộ dạng phương pháp. Đại diện sáng chế cần cố gắng đưa ra cho mỗi điểm yêu cầu bảo hộ ý tưởng sáng tạo thống nhất. Tập hợp các điểm yêu cầu bảo hộ khác nhau có thể có các ý tưởng sáng tạo khác nhau. Xem mục VII(L). Phần giới hạn – Cụm từ giới thiệu trong điểm yêu cầu bảo hộ nhằm xác định loại sáng chế được bảo hộ bởi điểm yêu cầu bảo hộ đó. Xem mục V(C)(1)(a) và V(C)(2). Giải pháp kỹ thuật đã biết – Tất cả các thông tin đã được công khai có trước ngày có hiệu lực của đơn đăng ký sáng chế. Ngày có hiệu lực của đơn đăng ký sáng chế là ngày nộp đơn. Tại một số nước, ngày có hiệu lực có thể là ngày tạo ra sáng chế trong một số trường hợp nhất định. Tình trạng kỹ thuật đã biết có thể ở dạng các tài liệu kỹ thuật, các hợp đồng khoa học, sách, bằng độc quyền sáng chế và các tài liệu tương tự khác. Xem mục II(A)(1), II(B)(1), II(C), IV, VII(B) và VII(H). 1 3 7TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O Ngày ưu tiên – Ngày ưu tiên của một đơn sáng chế là ngày nộp đơn sớm nhất của đơn đó. Đối với một đơn gốc, ngày ưu tiên sẽ là ngày nộp đơn của đơn đó. Đối với đơn tiếp theo được nộp sau đơn gốc thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn gốc. Xem thêm Công ước Paris. Xem mục II(C)(5), III(A)(Giới thiệu), III(B)(1)-(3), IV và IX(E). Theo đuổi đơn – Quá trình thuyết phục cơ quan sáng chế cấp bằng độc quyền cho đơn đăng ký sáng chế. Theo đuổi đơn có thể bao gồm việc chỉ ra cho thẩm định viên sáng chế những khác biệt giữa sáng chế được yêu cầu bảo hộ với giải pháp kỹ thuật đã biết được trích dẫn, cũng như sửa đổi các điểm yêu cầu bảo hộ đang được xem xét để làm rõ hơn những khác biệt với giải pháp kỹ thuật đã biết. Xem mục II(B)(1), III(A)(4)(b), IV và VII(M). Đơn tạm thời – Một số nước cho phép nộp đơn đăng ký sáng chế tạm thời; theo đó, đơn không cần phải có yêu cầu bảo hộ, hay không phải tuân thủ các yêu cầu khác về mặt hình thức đối với đơn. Những đơn như vậy thường dùng để giữ chỗ cho đơn nộp sau có thể yêu cầu hưởng ngày ưu tiên từ đơn tạm thời. Người nộp đơn đăng ký sáng chế thường phải chuyển đổi đơn tạm thời thành đơn sáng chế hoàn chỉnh trong một thời hạn xác định, thường là 1 năm tính từ ngày nộp đơn tạm thời. Tài liệu được bổ sung vào đơn nộp sau đó sẽ không được hưởng lợi từ ngày nộp đơn của đơn tạm thời. Xem mục III(A)(Intro) và III(B)(5). Khả năng áp dụng – Sáng chế thường phải có khả năng áp dụng trước ngày đơn đăng ký sáng chế được nộp. Khả năng áp dụng thường bao gồm một vật mẫu có thể hoạt động được hoặc một tập hợp các hướng dẫn có thể dùng để thực hiện sáng chế mà không cần đến bất kỳ thí nghiệm bổ sung nào khác. Ở một số nước, việc nộp một đơn đăng ký sáng chế tạo thành một khả năng áp dụng ngầm định thoả mãn yêu cầu này – với điều kiện không cần bầt kỳ thí nghiệm bổ sung nào để thực hiện sáng chế có trong đơn. Xem mục III(A)(1), IV(Intro) và IX(A). Rào cản về thời gian – Rào cản về thời gian đối với việc cấp bằng độc quyền cho sáng chế có thể nảy sinh từ nhiều cách xử sự khác nhau, thường liên quan đến việc bộc lộ công khai sáng chế. Ví dụ, ở một số nước không quy định ân hạn, rào cản về thời gian đối với việc cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ xuất hiện ngay khi sáng chế được bộc lộ công khai. Xem mục III(A)(Intro), III(A)(1), III(B)(2), IV(Intro) và IX(A). Cụm từ chuyển tiếp – Cụm từ nối phần giới hạn với phần khác biệt của điểm yêu cầu bảo hộ. Cụm từ chuyển tiếp có thể là mở hoặc đóng. Một cụm từ chuyển tiếp mở có nghĩa là các giới hạn trong phần chính của yêu cầu bảo hộ không loại trừ hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế đối với một sản phẩm/dịch vụ bao gồm các dấu hiệu khác, trong khi đó cụm từ chuyển tiếp đóng lại chỉ ra toàn bộ sáng chế được bảo hộ. Xem mục V(C)(1)(b). Tính thống nhất của sáng chế – Thông thường, một đơn đăng ký sáng chế chỉ được yêu cầu bảo hộ cho một sáng chế duy nhất. Trong một số trường hợp, thẩm định viên sáng chế phát hiện thấy có nhiều sáng chế trong đơn và yêu cầu người nộp đơn phải lựa chọn một hoặc một số yêu cầu bảo hộ. Người nộp đơn có thể tách đơn để đăng ký bảo hộ cho các điểm yêu cầu bảo hộ bị loại. Xem mục III(A)(4)(b), III(B)(5), IV(C) và VII(K). Tính hữu ích – Để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải là hữu ích. Nói theo ngôn ngữ trong lĩnh vực sáng chế, ở một số nước, thuật ngữ này được gọi là “tính hữu ích” và một số nước được gọi là “khả năng áp dụng công nghiệp”. Đơn đăng ký sáng chế sẽ không được cấp bằng nếu sáng chế không thực hiện được chức năng dự kiến của nó. Xem mục II(B)(1) (b) và VII(O). Để biết thêm thông tin, xin liên hệ: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Địa chỉ: 34, chemin des Colombettes P.O. Box 18, CH-1211 Geneva 20 Thụy Sỹ Điện thoại: +41 22 338 91 11 Fax: + 41 22 733 54 28 e-mail: wipo.mail@wipo.int hoặc Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: +84.4.3858 3069 Fax: +84.4.3558 3328 E-mail: vietnamipo@noip.gov.vn Website: www.noip.gov.vn Có thể tải bản tiếng Việt của ấn phẩm tại: www.noip.gov.vn Ấn phẩm được dịch và xuất bản với sự cho phép của WIPO và sự tài trợ của Quỹ tín thác WIPO/Australia về chuyển giao tri thức. Ấn phẩm của WIPO số 867 VN (Vietnamese) Mã số ISBN: 978-92-805-2450-5 Tài liệu được xuất bản theo Giấy phép số 1410-2014/CXB/14-41/HĐ do Cục Xuất bản, cấp ngày 17/07/2014, in 1.000 cuốn tại Công ty TNHH Quảng cáo và Phát triển thương hiệu Mê Linh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_huong_dan_soan_thao_don_sang_che_cua_wipo.pdf
Tài liệu liên quan