Trong thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng của chúng ta, việc tiếp tục hỗ trợ
mạnh mẽ chi cho NC&PT là điều cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh kinh tế của một
quốc gia. Điều đã được khẳng định là sự thay đổi công nghệ đang được đẩy nhanh và nếu
không có các công cụ, tri thức và chuyên môn để nắm bắt những thay đổi, thì một quốc gia sẽ
nhanh chóng tụt hậu phía sau những nước đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng cần
lưu ý là những ảnh hưởng lâu dài của chi cho NC&PT và mối quan hệ gần gũi của nó đối với
tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia như Trung Quốc và khu vực EU đã thiết lập các mục tiêu
dài hạn về tỷ lệ chi cho NC&PT/GDP.
Tình hình tăng trưởng kinh tế được coi là có tác động trực tiếp tới chi cho NC&PT. Tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ chi cao cho NC&PT và tỷ lệ tăng trưởng
NC&PT thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, điển
hình nhất là ở Trung Quốc với mức tăng trưởng chi cho NC&PT từ hơn một thập kỷ nay luôn
ở mức hai con số. Tình hình đầu tư cho NC&PT của một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước EU vẫn nổi bật toàn cầu và đang giữ một vai trò dẫn
dắt đầu tư cho NC&PT của thế giới.
Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết
định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới
công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của NC&PT trong các
lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực
lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc
gia và quốc tế. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu,
nhưng chi cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm
quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của
mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai.
Các chuyên gia đều thừa nhận, dù NC&PT không phải là một công cụ có thể nhanh chóng
kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và chi cần thiết cho
NC&PT thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh
tranh trong tương lai. KH&CN, thông qua yếu tố TFP, đặc biệt là các ngành công nghiệp và
dịch vụ KTI, có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế.
54 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Khoa học và công nghệ trong nền kinh tế và dự báo kinh tế thế giới 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
690 9.986
Nhật Bản 129.070 150.785 147.996 149.812 141.732 143.504 115.063 140.681 142.965 128.082
36
Malaixia 62.954 71.006 78.626 85.644 83.938 74.913 74.077 86.660 87.531 80.419
Philipin 30.303 32.644 33.593 32.981 33.494 30.546 22.671 31.954 27.128 26.340
Singapo 59.666 71.586 80.009 94.283 89.069 92.378 71.545 103.406 110.277 115.867
Hàn Quốc 72.459 94.985 103.315 114.615 122.681 122.764 112.919 138.380 136.208 131.269
Đài Loan 81.430 105.593 115.380 140.267 147.225 145.592 127.020 165.607 176.402 176.666
Thái Lan 26.798 33.972 38.688 44.716 48.171 52.645 47.960 58.600 57.462 56.586
Việt Nam 711 769 1.221 2.005 2.896 4.424 5.064 8.320 14.434 17.066
2. Nhập khẩu
Thế giới 1.085.854 1.337.113 1.513.448 1.719.354 1.821.601 1.925.858 1.721.839 2.089.488 2.255.904 2.282.106
Canada 36.968 42.686 47.933 52.367 54.655 59.462 52.150 59.296 65.232 69.546
Mexico 28.147 35.009 37.844 47.378 47.529 56.374 49.488 63.067 65.960 71.743
Hoa Kỳ 235.201 279.079 299.753 330.084 351.156 352.766 324.777 384.975 409.562 416.968
Achentina 2.025 3.726 4.793 6.509 7.371 8.377 7.574 10.119 11.651 12.012
Braxin 9.363 13.218 17.075 22.650 22.813 36.199 29.855 38.597 42.076 41.784
Chile 1.845 2.586 3.772 5.603 5.731 6.452 6.442 7.859 9.759 9.745
Venezuela 1.210 2.480 3.987 5.674 6.854 7.791 6.559 6.233 7.474 9.242
EU 221.215 281.232 311.736 353.305 374.141 400.802 348.005 400.306 418.119 392.574
Áo 13.699 16.961 18.258 20.151 19.919 20.950 19.711 20.211 22.190 22.692
Bỉ 36.966 49.551 58.059 62.530 63.760 70.827 67.035 64.768 63.857 65.121
CH. Séc 7.957 10.717 13.301 17.008 20.302 22.579 19.929 25.407 26.518 25.482
Đan Mạch 9.403 11.270 13.837 17.325 14.153 14.233 12.637 12.395 13.584 13.970
Phần Lan 9.805 12.459 15.754 17.494 16.808 16.392 11.831 11.317 10.061 9.993
Pháp 67.784 81.398 89.472 114.251 100.840 110.613 104.070 110.623 121.462 119.641
Đức 107.598 130.171 147.834 174.984 169.492 181.592 165.574 190.177 199.532 191.939
Hungary 10.500 13.793 14.579 16.709 20.153 21.801 18.613 22.480 23.416 22.304
Ireland 18.259 22.713 25.535 25.909 26.011 22.214 17.498 16.455 17.108 15.812
Italia 41.493 49.896 51.111 54.319 55.726 58.263 54.759 66.349 68.270 60.259
Hà Lan 61.908 76.682 84.162 95.636 91.667 91.360 77.535 92.087 95.437 97.703
Ba Lan 8.042 10.634 13.727 22.016 22.664 29.706 23.960 28.743 29.619 28.218
Slovakia 2.287 3.338 4.987 7.579 9.907 10.787 9.769 12.258 13.717 13.492
Tây Ban Nha 32.326 38.368 44.982 52.727 52.948 59.985 45.956 47.959 45.668 46.501
Thụy Điển 13.497 17.396 18.106 20.551 20.397 21.156 18.075 21.258 22.167 21.297
Anh 76.454 91.493 98.519 115.719 102.422 102.795 88.466 95.904 101.248 98.015
Nga 11.778 16.203 20.258 25.235 30.149 36.780 25.148 34.512 41.872 47.796
Châu Á
Trung Quốc 137.852 178.426 216.788 258.534 291.504 299.314 284.038 369.304 395.495 392.008
Ấn Độ 9.726 12.988 15.878 23.603 29.632 30.151 31.171 34.272 37.851 42.790
Inđônêxia 3.914 4.745 4.754 5.183 7.553 13.289 12.440 16.419 17.419 19.145
Nhật Bản 77.599 90.410 97.885 104.056 100.709 104.502 93.179 117.344 127.136 136.207
Malaixia 33.957 37.902 39.946 46.276 48.007 42.234 37.293 52.436 49.452 48.450
Philipin 18.404 20.061 19.631 22.809 22.820 21.529 15.912 20.730 17.893 18.082
Singapo 51.746 65.363 73.881 85.799 80.654 81.423 68.623 88.501 89.816 89.580
Hàn Quốc 42.589 49.880 54.956 61.200 62.206 63.623 55.013 68.672 75.201 74.432
Đài Loan 40.700 49.029 52.156 55.133 52.036 48.110 42.519 56.717 60.044 54.417
Thái Lan 17.789 20.818 24.282 27.160 27.831 27.487 25.094 31.818 34.943 35.102
Việt Nam 2.761 3.846 3.675 4.177 6.106 7.072 8.822 10.560 14.179 15.292
Nguồn: Science and Engineering Indicators 2014, National Science Foundation, US.
Cũng tương tự như giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, giá trị nhập khẩu các
sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới,
cũng như so với một số nước trong ASEAN. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu các
37
sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam lại cao hơn hầu hết các nước, từ 2,761 tỷ USD năm
2003 lên 15,292 tỷ USD năm 2012, tăng 5,5 lần trong giai đoạn này. Trong khu vực
ASEAN, Inđônêxia cũng có mức gia tăng cao, khoảng 5 lần, Thái Lan 2 lần, Malaixia 1,5
lần trong cùng giai đoạn.
Tại Việt Nam, theo Bộ KH&CN, giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ
cao trong giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần. Giá trị sản phẩm công nghệ
cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 18,93% GDP năm 2009, 19,81% năm
2010 và 20,47% năm 2011. Để đạt được mục tiêu giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản
phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020, cần có quyết sách mới
và quyết tâm cao để thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển từ sử dụng công nghệ thấp sang sử
dụng công nghệ cao.
Trong giai đoạn 2003 - 2012, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của các nền kinh tế
phát triển tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, do xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển
tăng nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển, nên tỷ trọng xuất khẩu xuất khẩu sản
phẩm công nghệ cao toàn cầu của các nền kinh tế phát triển giảm từ 71% xuống 60%.
Tại Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng nhanh hơn một chút so với mức
trung bình của tất cả các nền kinh tế phát triển. Các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ trong
các ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao (trừ máy bay và tàu vũ trụ) tạo ra giá trị gia
tăng hơn 400 tỷ USD trên toàn thế giới năm 2010. Sản xuất trong ngành công nghiệp máy
tính là toàn cầu hóa nhất, với 45% của giá trị gia tăng có nguồn gốc từ nước ngoài trong
năm 2010, dược phẩm cao thứ hai (40%), tiếp theo là hàng bán dẫn (35%) và sau cùng là
các thiết bị kiểm tra, đo lường và điều khiển (28%).
Các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao sử dụng 2,4
triệu lao động trên toàn thế giới, với 1,2 triệu người (khoảng 50%) làm việc tại Hoa Kỳ
trong năm 2010. Các công ty đa quốc gia trong hai ngành công nghiệp là máy tính và dược
phẩm tuyển dụng khoảng 50% lực lượng lao động ở nước ngoài, tiếp đến là các công ty
trong ngành sản xuất các thiết bị kiểm tra, đo lường và điều khiển (40%).
2.2. Chi cho NC&PT trên thế giới
Các nền kinh tế phát triển cũng như một số nền kinh tế đang phát triển đang cố gắng duy
trì ở mức cao hoặc gia tăng mạnh đầu tư cho NC&PT với hy vọng những thành tựu thu
được từ NC&PT sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trưởng của các ngành công nghiệp
KTI, qua đó giúp gia tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP hay giúp cho nền kinh tế của họ tăng
trưởng cao và bền vững. Theo Viện Battelle Memorial, tổ chức NC&PT độc lập hàng đầu
thế giới, tổng chi quốc gia cho NC&PT (GERD) tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP
(GERD/GDP) toàn cầu vẫn không ngừng gia tăng. Đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ tương
đương 2,8% GDP, nước này vẫn tiếp tục cam kết gia tăng đầu tư cho NC&PT để duy trì
tăng trưởng kinh tế. Những nước đầu tư cho NC&PT theo tỷ lệ % GDP cao như Israel
4,2%, Hàn Quốc 3,6%, Nhật Bản 3,4%, Thụy Điển 3,4%, Đức 2,8%. Do môi trường kinh tế
38
yếu kém hiện nay ở châu Âu nên việc gia tăng tăng mạnh trong đầu tư cho NC&PT sẽ khó
thực hiện được trong vài năm tới, nhưng họ vẫn duy trì ở mức trên 2% GDP.
Tăng trưởng trong đầu tư cho NC&PT toàn cầu đã chậm lại trong năm 2013 so với tốc
độ tăng trưởng trong năm 2011-2012. Sự tăng trưởng chậm này chủ yếu do các nền kinh tế
châu Âu bất ổn đã ảnh hưởng đến toàn cầu. Đầu tư cho NC&PT thường liên quan mật thiết
tới tăng trưởng GDP và triển vọng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế và đầu tư cho NC&PT ở các
nước châu Á, ngoại trừ một số nước, dù đã chậm lại nhưng đầu tư cho NC&PT trong khu
vực này vẫn đứng đầu và dẫn dắt tăng trưởng trong phần còn lại của thế giới.
Bảng 11: Chi cho NC&PT (giá trị theo tỷ USD, ppp)
Xếp
hạng
toàn
cầu
Nước/
lãnh thổ
GDP năm
2012
Tỷ lệ %
đầu tư
NC&PT
trên GDP
năm 2012
GERD
năm 2012
GDP năm
2013
Tỷ lệ %
đầu tư
NC&PT
trên GDP
năm 2013
GERD
năm 2013
1 Hoa Kỳ 15.940 2,8% 447 16.195 2,8% 450
2 Trung Quốc 12.610 1,8% 232 13.568 1,9% 258
3 Nhật Bản 4.704 3,4% 160 4.798 3,4% 163
4 Đức 3.250 2,8% 92 3.266 2,8% 92
5 Hàn Quốc 1.640 3,6% 59 1.686 3,6% 61
6 Pháp 2.291 2,3% 52 2.296 2,3% 52
7 Anh 2.375 1,8% 43 2.408 1,8% 44
8 Ấn Độ 4.761 0,9% 40 4.942 0,85% 42
9 Nga 2.555 1,5% 38 2.593 1,5% 38
10 Braxin 2.394 1,3% 30 2.454 1,3% 31
11 Canađa 1.513 1,9% 29 1.537 1,9% 29
12 Ôxtrâylia 987 2,3% 22 1.012 2,3% 23
13 Đài Loan 918 2,3% 21 938 2,3% 22
14 Italia 1.863 1,3% 23 1.829 1,2% 22
15 Tây Ban Nha 1.434 1,3% 19 1.415 1,3% 18
16 Hà Lan 719 2,0% 15 710 2,1% 15
17 Thụy Điển 399 3,4% 14 403 3,4% 14
18 Israel 253 4,3% 11 263 4,2% 11
39
19 Thụy Sỹ 369 2,9% 11 375 2,9% 11
20 Thổ Nhĩ Kỳ 1.142 0,9% 10 1.185 0,9% 10
21 Áo 365 2,8% 10 366 2,8% 10
22 Bỉ 427 2,0% 9 427 2,0% 9
23 Iran 1.016 0,8% 8 1.001 0,8% 8
24 Mexico 1.788 0,5% 8 1.809 0,5% 8
25 Phần Lan 201 3,8% 8 200 3,6% 7
26 Ba Lan 814 0,8% 6 825 0,8% 6
27 Đan Mạch 214 3,1% 7 214 3,0% 6
28 Nam Phi 592 1,0% 6 604 1,0% 6
29 Qatar 191 2,8% 5 201 2,8% 6
30 CH. Séc 292 1,8% 5 291 1,8% 5
31 Ác-hen-ti-na 755 0,6% 5 781 0,6% 5
32 Na Uy 282 1,7% 5 287 1,7% 5
33 Pakistan 524 0,7% 4 543 0,7% 4
34 Bồ Đào Nha 251 1,5% 4 246 1,5% 4
35 Ai Len 195 1,8% 3 196 1,7% 3
36 Ả-rập Xê-út 922 0,3% 2 955 0,3% 3
37 Ukraina 341 0,9% 3 341 0,9% 3
Phần còn lại của thế
giới
10.071 0.4% 39 10.413 0,4% 40
Toàn cầu 83.434 1.8% 1,517 85.751 1,8% 1.558
Nguồn: Battelle. R&D Magazine. International Monetary Fund. World Bank. CIA World Factbook,
12/2013
Bảng xếp hạng của 10 quốc gia đứng đầu về đầu tư cho NC&PT đã không thay đổi trong
vòng 5 năm qua (ngoại trừ Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để vươn lên vị trí số hai trong
năm 2011), với vị trí thống trị của Hoa Kỳ, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn
Quốc, Pháp, Anh, Ấn Độ, Nga và Braxin. 10 nước hàng đầu sẽ chiếm khoảng 80% trong
tổng số 1.618 tỷ USD đầu tư cho NC&PT trên toàn thế giới. Tổng đầu tư cho NC&PT của
3 nước, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm hơn một nửa tổng đầu tư cho NC&PT
toàn cầu và nếu cộng cả châu Âu thì lên tới 78% tổng đầu tư cho NC&PT toàn cầu.
40
Nhìn chung đầu tư cho NC&PT trên góc độ khu vực có sự thay đổi rõ rệt. 5 năm trước
đây, Hoa Kỳ, Canađa và Mexico chiếm gần 40% đầu tư NC&PT toàn cầu, hiện nay chỉ còn
34%, riêng với Hoa Kỳ, năm 2009 chiếm 34% tổng đầu tư NC&PT toàn cầu nhưng nay đã
giảm xuống còn 31,4% năm 2013. Châu Âu đã trải qua một sự suy giảm tương tự từ 26%
trong năm 2009 xuống 22,4% năm 2013. Cách đây 5 năm, tỷ lệ đầu tư NC&PT của châu Á
chiếm 33% đầu tư NC&PT toàn cầu, đến nay tỷ lệ này là 38,3%, riêng Trung Quốc tăng từ
10% đến 16,5% năm 2013. Cường độ đầu tư cho NC&PT của Trung Quốc đã được duy trì
ở mức hai con số trong gần 20 năm qua và đầu tư cho NC&PT của nước này đã bằng 60%
của Hoa Kỳ. Bối cảnh kinh tế và chính trị trong mỗi khu vực không có khả năng thay đổi
trong ngắn hạn và có thể sẽ tiếp tục đến năm 2020, điều này có thể kéo theo sự tương đồng
về mức đầu tư cho NC&PT ở mỗi khu vực.
Bảng 12: Tỷ lệ đầu tư của các nước, khu vực trên tổng đầu tư cho NC&PT toàn cầu
2012 2013
Châu Mỹ (21 nước)
Hoa Kỳ
34,5%
32,0%
34,0%
31,4%
Châu Á (20 nước)
Trung Quốc
Nhật Bản
Ấn Độ
37,0%
15,3%
10,5%
2,7%
38,3%
16,5%
10,5%
2,7%
Châu Âu (34 nước)
Đức
23,1%
6,1%
22,4%
5,9%
Mặc dù trong 5 năm qua, 10 quốc gia hàng đầu về đầu tư cho NC&PT vẫn không thay
đổi, nhưng đã có thay đổi đáng kể trên phạm vi toàn cầu tham gia vào nghiên cứu, cũng như
sự thay đổi trong cách các quỹ được chi tiêu. Khu vực Đông và Nam Á đã trở thành khu
vực có sự gia tăng lớn nhất về đầu tư cho NC&PT, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục ít nhất
là đến cuối thập kỷ này. Các đối tác ở châu Á đang gia tăng hợp tác với các công ty công
nghệ và các tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ và châu Âu trong bối cảnh châu Á đang tìm cách
tận dụng tri thức và năng lực khoa học toàn cầu. Đầu tư cơ sở hạ tầng chính tiếp tục được
thực hiện ở châu Á cũng như các nền kinh tế lớn mới nổi, thường với mục đích tạo ra một
hệ sinh thái đổi mới với cơ chế thuận lợi cho thương mại hóa công nghệ và hợp tác với
ngành công nghiệp, làm khuếch đại lợi ích kinh tế từ đầu tư nghiên cứu. Ví dụ tiêu biểu của
những cơ sở hạ tầng lớn này là Skolkovo ở Nga, Biopolis tại Singapo và Qatar Foundation .
Những xu hướng NC&PT nổi bật
Vai trò dẫn dắt tăng trưởng đầu tư cho NC&PT đang dịch chuyển từ Tây sang Đông
Tỷ lệ chi cho NC&PT của châu Á trên tổng đầu tư cho NC&PT toàn cầu đang gia
tăng, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi tỷ lệ này của
châu Âu và Hoa Kỳ đang giảm.
Hoa Kỳ và châu Âu vẫn là “nhà lãnh đạo toàn cầu” về kết quả nghiên cứu chất
41
lượng cao, nhưng sự cân bằng đang dịch chuyển, do chất lượng nghiên cứu của
các khu vực khác đang được cải thiện.
Đầu tư cho NC&PT của châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ vẫn còn tương đối
nhỏ, mặc dù ở một số nước trong khu vực Nam Mỹ như Braxin và Achentina đã
có những sáng kiến quốc gia đáng chú ý được đầu tư lớn.
Đầu tư cho NC&PT của Trung Quốc có thể vượt EU30 trước năm 2020 và Hoa
Kỳ năm 2022.
Hình 5: Xu hướng đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU30
Toàn cầu hóa gia tăng trong NC&PT
Toàn cầu hóa NC&PT đã tăng lên trong thập kỷ qua thông qua sự kết hợp của tăng
trưởng đầu tư cho NC&PT trong các nền kinh tế mới nổi. Nhiều tập đoàn ở Hoa Kỳ và châu
Âu đã thuê ngoài/gia công một phần hoạt động NC&PT của họ, hoặc chuyển hay mở các
trung tâm NC&PT ở nước ngoài, nhằm nắm bắt nhanh thông tin và tận dụng các lợi thế về
ưu đãi và mở rộng quy mô thị trường. Bên cạnh đó, cũng có xu hướng tăng cường hợp tác
liên ngành hoặc giữa các nước và khu vực để giải quyết những thách thức khoa học lớn.
Trong lĩnh vực thương mại, năng lực sáng tạo có xu hướng gia tăng theo tài sản được tạo
ra bởi sản xuất, được xúc tác bằng cách đẩy nhanh chu kỳ phát triển sản phẩm và đôi khi
theo chính sách phát triển. Ví dụ, hãng Huawei của Trung Quốc, giờ đây đã có khả năng
cạnh tranh để có được các hợp đồng viễn thông ở châu Âu và Hoa Kỳ. Những nỗ lực của
Huawei để “thôn tính” các công ty viễn thông của Hoa Kỳ đã được các cơ quan quản lý liên
bang ngăn cản. Trên thực tế Huawei đã được chính quyền Trung Quốc dành nhiều ưu đãi để
tập đoàn này đổi mới sáng tạo nội sinh, làm chủ công nghệ và vươn ra chiếm lĩnh thị trường
toàn cầu. Hơn nữa, Trung Quốc đang hỗ trợ cho các tập đoàn lớn có khă năng thiết kế và
xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thế hệ tiếp theo, xây dựng một trạm không gian, hệ
thống đường sắt cao tốc, các máy bay quân sự và máy bay thương mại và các dự án lớn
khác, dựa trên khai thác các “tài sản” KH&CN toàn cầu.
Năng lực NC&PT cũng có xu hướng gia tăng theo thị trường cho các sản phẩm công
Hoa Kỳ
EU30
Trung Quốc
T
ỷ
U
S
D
(
P
P
P
)
42
nghệ. Ngành công nghiệp ô tô là một ví dụ, kể từ khi các nhà sản xuất lớn có hoạt động
NC&PT trên toàn thế giới. Toyota của Nhật Bản đang nắm giữ vị trí là nhà sản xuất xe hơi
lớn nhất thế giới, với thị phần hàng đầu cho xe hybrid và điện tiên tiến (EV). Nỗ lực nghiên
cứu của Toyota trong lĩnh vực này, cùng với Ford và những hãng khác, được xây dựng trên
nghiên cứu cơ bản được chính phủ tài trợ trước đó, chẳng hạn như trong lĩnh vực nghiên
cứu pin và động cơ điện, trong khi nghiên cứu của khu vực chính phủ bây giờ chuyển sang
các lĩnh vực như nghiên cứu các mạng lưới đáp ứng nhu cầu năng lượng cho xe điện. Xe
điện là một minh chứng rõ ràng cho nỗ lực NC&PT được thực hiện trên toàn cầu từ vài thập
kỷ qua. Đây là lĩnh vực thu hút hợp tác nghiên cứu rất lớn giữa các nhà khoa học và kỹ sư,
tạo ra số lượng lớn các bài báo khoa học, các sáng chế và các hình thức chuyển giao tri
thức. Hiện nay, trong lĩnh vực xe điện đang có sự dịch chuyển từ nghiên cứu sang phát triển
và ngành công nghiệp này đang ở trong bối cảnh thuận lợi về chính sách, do các nước đang
nỗ lực thực hiện các mục tiêu về an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Các chính phủ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, nhận ra tầm quan trọng của việc
đầu tư vào “các khối tạo dựng” của nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Tất cả các nước
đều tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để đáp ứng với sự với sự gia tăng
dân số đi kèm với nhu cầu năng lượng, thực phẩm và nước. Các nước đều có những chiến
lược khác nhau. Tại Hoa Kỳ, Chính phủ có xu hướng “nuôi dưỡng” đổi mới sáng tạo bằng
đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và một số ưu đãi về thuế và chính sách, còn thị trường tự do
sẽ quyết định những công nghệ nào được triển khai trên quy mô lớn. Trong khi đó, Trung
Quốc đã cố định một mục tiêu kinh tế vĩ mô là chi tiêu 2,2% GDP cho NC&PT vào năm
2015, để trở thành một nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo vào năm 2020. Cách tiếp cận
“mệnh lệnh” này đôi khi cũng thúc đẩy sự sự dịch chuyển từ nghiên cứu sang phát triển.
Điều này được chứng minh bằng tỷ lệ lớn đầu tư vào phát triển ở Trung Quốc so với đầu tư
vào nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, chẳng hạn điều này được thể hiện trong việc triển khai
quy mô lớn năng lượng sạch và công nghệ điện toán lưới tiên tiến ở Trung Quốc. Nhưng
cách tiếp cận này cũng có thể dẫn đến thất bại đắt giá và các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng
các khoản đầu tư lớn được duy trì trong đổi mới sáng tạo phải được kết hợp với đầu tư cơ sở
hạ tầng an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khói
bụi dày đặc ở các thành phố lớn hiện nay ở Trung Quốc là một minh chứng cho thấy sự tập
trung đầu tư lớn vào phát triển mà không chú ý vấn đề bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến những
hậu quả môi trường nghiêm trọng.
Tối đa hóa giá trị kinh tế của NC&PT: Vai trò của hệ sinh thái
Đầu tư cho NC&PT là đầu tư dài hạn cho tương lai, được coi như là nền tảng duy nhất
đảm bảo cho tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo hay sự thành công của một nền kinh tế
dựa vào đổi mới sáng tạo (Innovation-based Economy). Đầu tư cho NC&PT mức độ cao sẽ
giúp các nền kinh tế duy trì và tăng cường cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu trong dài hạn,
thậm chí giúp tạo ra các ngành công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, đầu tư
cho NC&PT cũng có tác động ngay lập tức cho nền kinh tế, nhất là trong tạo việc làm (ước
43
tính đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ năm 2014 có thể tạo ra 8,7 triệu việc làm).
Đầu tư NC&PT là nền tảng để tạo ra tri thức mới thông qua nghiên cứu cơ bản và
cuối cùng là tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông qua thông qua nghiên cứu ứng dụng
và thương mại hóa. Để đạt được tăng trưởng dựa trên đổi mới, thì cần phải có một hệ
sinh thái NC&PT thành công. Vậy cần làm gì để xây dựng được một hệ sinh thái
NC&PT thành công? Trong các nền kinh tế thành công, đổi mới sáng tạo được nuôi
dưỡng và môi trường thuận lợi cho hệ sinh thái - cho phép chấp nhận rủi ro và kích
thích thành lập doanh nghiệp. Ví dụ về những hệ sinh thái NC&PT nổi tiếng là thung
lũng Silicon ở Hoa Kỳ và gần đây là Skolkovo của Nga, Biopolis của Singapo. Một
khía cạnh cơ bản của các hệ sinh thái này là chúng nằm trong một tổng thể được liên
kết chặt chẽ, nơi mà nguồn nhân lực tài năng và nguồn vốn đầu tư được kết hợp và tạo
ra các giai đoạn đổi mới sáng tạo và phát triển thương mại liên tục. Các đặc điểm
chính của bất kỳ hệ sinh thái thành công nào bao gồm:
Đầu tư lớn vào nguồn nhân lực: xây dựng nguồn nhân lực KH&CN có kỹ
năng cao đi đôi với đội ngũ doanh nhân, quản lý, tài chính, bán hàng để đảm
bảo sự thành công trong thương mại.
Khoa học phải gắn với tầm nhìn thương mại và nỗ lực của doanh nhân:
Nghiên cứu cơ bản là điểm khởi đầu không thể thiếu và các khám phá khoa
học cũng là đích mà tài trợ công cho nghiên cứu cơ bản nhắm tới. Tuy nhiên,
cũng cần phải tính đến các tác động kinh tế thông qua tiếp tục biến các khám
phá khoa học trở thành các ứng dụng thương mại hay thương mại hóa, quá
trình này cần có sự tiếp sức của các doanh nhân trong cùng hệ sinh thái.
Nguồn vốn luôn sẵn có trong mọi giai đoạn của NC&PT: nguồn lực tài chính
luôn sẵn sàng, từ những khoản vốn nhỏ ở giai đoạn nghiên cứu sớm đến giai
đoạn đầu tư thương mại quy mô lớn.
Hỗ trợ phù hợp của chính phủ: các chính sách, quy định, khuyến khích và
thuế được đưa ra để hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của hệ sinh thái
NC&PT.
Các yếu tố trên là những yếu tố quyết định cho sự ổn định và tăng trưởng của các hệ
sinh thái trong giai đoạn suy thoái và những khó khăn về thị trường. Đó cũng là những
giải pháp cho sự tồn tại và tăng trưởng của các hệ sinh thái ở những nền kinh tế mới
nổi.
Các vấn đề NC&PT toàn cầu
Nói chung mặc dù các vấn đề được phản ánh trên toàn cầu, nhưng có một số vấn đề
làm ảnh hưởng đến các hướng nghiên cứu của các nước khác nhau. Không có gì đáng
ngạc nhiên, khi vấn đề khắc phục và làm sạch môi trường là một vấn đề quan trọng
cho cả Nhật Bản và Trung Quốc. Chăm sóc sức khỏe cho dân số đang già đi là một
vấn đề chính đối với ba nước Pháp, Nga và Hàn Quốc.
44
Bảng 13: Các vấn đề toàn cầu then chốt ảnh hưởng đến các nỗ lực NC&PT tương lai của một
số nước lớn
Trung
Quốc
Thay đổi khí hậu/Trái đất
nóng lên
Khắc phục và làm sạch
môi trường
Nhu cầu về năng lượng
tái tạo và bền vững
Pháp
Sự hiểu biết của người dân
về các vấn đề KH&CN
Y tế cho người già
Nhu cầu về năng lượng
tái tạo và bền vững
Đức
Nhu cầu về năng lượng tái
tạo và bền vững
Phát triển bền vững
Thay đổi khí hậu/Trái đất
nóng lên
Ấn Độ Phát triển bền vững
Sự hiểu biết của chính
phủ về các vấn đề
KH&CN
Khắc phục và làm sạch
môi trường
Nhật Bản
Hạn chế cacbon và
thu/quản lý CO2
Khắc phục và làm sạch
môi trường
Thay đổi khí hậu/Trái đất
nóng lên
Nga
Sự hiểu biết của chính phủ
về các vấn đề KH&CN
Sự hiểu biết của người
dân về các vấn đề
KH&CN
Y tế cho người già
Hàn Quốc
Thay đổi khí hậu/Trái đất
nóng lên
Sự hiểu biết của chính
phủ về các vấn đề
KH&CN
Y tế cho người già
Anh
Thay đổi khí hậu/Trái đất
nóng lên
Sự hiểu biết của chính
phủ về các vấn đề
KH&CN
Nhu cầu về năng lượng
tái tạo và bền vững
Hoa Kỳ
Sự hiểu biết của chính phủ
về các vấn đề KH&CN
Sự hiểu biết của người
dân về các vấn đề
KH&CN
Nhu cầu về năng lượng
tái tạo và bền vững
Các vấn đề
chung của
các nước
Sự hiểu biết của chính phủ
về các vấn đề KH&CN
Nhu cầu về năng
lượng tái tạo và bền
vững
Phát triển bền vững
Nguồn: Battelle
Chi cho NC&PT của một số nước và khu vực
Chi cho NC&PT của Hoa Kỳ
Theo dữ liệu lịch sử từ Quỹ Khoa học Quốc gia, kể từ những năm 1970, tổng chi cho
NC&PT của Hoa Kỳ đã đạt từ 2,5-3% GDP, trong đó tỷ lệ đầu tư của ngành công nghiệp
Hoa Kỳ đã vượt của Chính phủ. Mức độ đầu tư cho NC&PT có mối liên hệ tương quan với
tăng trưởng kinh tế vĩ mô và là nền tảng của đổi mới công nghệ của Hoa Kỳ, tăng trưởng
kinh tế ổn định và khả quan sẽ có tác động tích cực đối với sự gia tăng chi cho NC&PT.
45
Các trường đại học nghiên cứu của quốc gia là khu vực NC&PT lớn thứ hai ở Hoa Kỳ,
chiếm 13% tổng chi cho NC&PT và hơn nửa chi cho nghiên cứu cơ bản ở nước này. Với
gần 60% ngân sách NC&PT của các trường đại học do Chính phủ liên bang tài trợ. Hoạt
động NC&PT của các trường đại học gần đây đã được hỗ trợ bởi Luật Phục hồi và Tái đầu
tư. Nhiều trường đã đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho hoạt động NC&PT của họ. Do vậy,
chi cho NC&PT khu vực đại học có thể ước đạt gần 63 tỷ USD năm 2014. Thông qua
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, các tổ chức/trung tâm nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ tiếp tục
theo đuổi nhiệm vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực năng lượng, an ninh và các lĩnh vực khác
có tầm quan trọng quốc gia.
Bảng 14: Tỷ lệ chi cho NC&PT theo khu vực ở Hoa Kỳ
Khu vực Tỷ lệ
Doanh nghiệp/ngành công nghiệp 71%
Hàn lâm 13%
Chính phủ liên bang 8%
Các Tổ chức Phi lợi nhuận 4%
Các trung tâm NC&PT được Chính phủ liên bang tài trợ (FFRDC) 4%
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn tài trợ so với nhiều năm trước, nhưng các trường
đại học của Hoa Kỳ vẫn rất cạnh tranh trên toàn cầu, nhiều trường vẫn duy trì được chi hơn
1 tỷ USD cho nghiên cứu mỗi năm, chẳng hạn như các trường Đại học Johns Hopkins (bao
gồm cả Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng), Đại học Michigan, Đại học Washington, Đại
học Wisconsin, Đại học Duke, Đại học California và Viện Công nghệ Massachusetts (bao
gồm cả Phòng thí nghiệm Lincoln). Trong hệ thống các trường đại học này, Đại học
California chi cao nhất cho hoạt động nghiên cứu với 5,4 tỷ USD, thứ hai là Đại học Texas
(2,5 tỷ USD). Tính tổng cộng, chi cho nghiên cứu của khu vực đại học ở Hoa Kỳ được ước
đạt 63 tỷ USD năm 2014.
Chi cho NC&PT ở châu Âu
Một nửa trong tốp 40 nước chi lớn nhất cho NC&PT trên thế giới là ở châu Âu, nhưng
các nước châu  trong tốp này chỉ chiếm 21,7% tổng chi cho NC&PT toàn cầu. Trong 5
năm qua, tỷ lệ chi cho NC&PT của châu Âu mặc dù vẫn được duy trì, nhưng tính theo tỷ
trọng trong tổng chi cho NC&PT toàn cầu lại liên tục giảm do sự gia tăng mạnh trong tỷ
trọng chi cho NC&PT ở châu Á.
46
Với số lượng lớn các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, cộng đồng nghiên cứu của
châu Âu là rất đa dạng về trình độ phát triển và lợi ích quốc gia, trong khi kinh phí trung
ương và cơ chế hành chính cho phép hoạt động phối hợp nghiên cứu công lại ở quy mô như
Hoa Kỳ. Điều kiện kinh tế trong khu vực này cũng tác động lớn đến nguồn tài trợ cho
NC&PT, đặc biệt là tại một số nước gặp khủng hoảng nặng nề như Hy Lạp, Tây Ban Nha
và Italia.
Dominique Guellec, chuyên gia kinh tế và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu quốc gia
về khoa học, công nghệ và công nghiệp của OECD, nói: “Điểm mấu chốt của vấn đề là sự
suy thoái của nền tài chính công trong các nền kinh tế phát triển đã dẫn đến việc ngân sách
cho NC&PT chững lại ở nhiều quốc gia và thậm chí giảm ở một số quốc gia. Ví dụ, từ năm
2009 ngân sách nhà nước cho NC&PT đã bắt đầu giảm rõ rệt ở Pháp, Phần Lan, Tây Ban
Nha, Nga và Anh".
Theo OECD, tác động của suy thoái kinh tế đối với đổi mới sáng tạo là đáng kể trong
thập kỷ qua và sự phục hồi toàn cầu vẫn còn rất khiêm tốn. Tỷ lệ 1,6% là tốc độ tăng trưởng
hàng năm trong tổng chi tiêu cho NC&PT ở các nước OECD trong giai đoạn 2008-2012, tỷ
lệ này chỉ bằng một nửa tỷ lệ trong trong giai đoạn 2001-2008. Trong hầu hết các quốc gia
EU, từ 10% đến 20% NC&PT của doanh nghiệp được tài trợ bằng tiền của chính phủ thông
qua các công cụ đầu tư khác nhau và mục tiêu của chính phủ.
Các chuyên gia của OECD dự đoán rằng trong điều kiện kinh tế hiện nay, một sự hồi
sinh mạnh mẽ trong đầu tư cho NC&PT và đổi mới sáng tạo trong 2 năm tới là khó, nhưng
triển vọng có thể cải thiện chút ít vào năm 2015.
Mặc dù không thể gia tăng mạnh đầu tư cho NC&PT trong bối cảnh hiện nay, nhưng
nhìn chung các nước châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu, đã lựa chọn những ưu tiên đầu
tư đáng kể cho NC&PT trong các nền tảng công nghệ tương lai như robot, tính toán hiệu
năng cao, phương tiện truyền thông xã hội, phần mềm, các nguồn năng lượng hiệu quả,
công nghệ sinh học và công nghệ nano, những lĩnh vực này có thể kích thích tăng trưởng
mạnh về kinh tế và mở rộng quy mô các ngành công nghiệp mới. Một số nước phát triển ở
châu Âu đã đặt ưu tiên nghiên cứu trong 10 năm tới bao gồm (theo thứ tự ưu tiên) năng
lượng, môi trường và khoa học sự sống. Khu vực có thể trở nên ít được nhấn mạnh bao
gồm quân sự và nghiên cứu không gian. Tại châu Âu, Đức hiện đứng đầu về đầu tư cho
NC&PT, đạt 2,8% GDP hay 92 tỷ USD. Tại Đức, Chính phủ Liên bang và các bang đã tài
trợ cho NC&PT 8,5 tỷ Euro (gần 11 tỷ USD) trong năm 2012, tăng 6,5% so với năm 2011.
Khoảng 69% trong tổ số 8,5 tỷ Euro được cung cấp bởi Chính phủ Liên bang và 31% của
các bang.
Trong hai thập kỷ qua, Chương trình Khung của EU (FP) đã có những thành công, đã
giúp thay đổi mô hình các trường đại học châu Âu từ mang tính quốc gia sang mô hình đề
cao mức độ hợp tác giữa các trường đại học ở các nước khác nhau. Các chương trình đại
học liên châu Âu, chẳng hạn như Hội đồng Nghiên cứu châu Âu và Viện Công nghệ và Đổi
mới châu Âu đã được tạo ra để tăng cường cho Chương trình khung.
47
Hình 6: Cam kết của châu Âu cho nghiên cứu được hỗ trợ bởi Chương trình Khung
Cũng từ tài trợ của EU, khoảng 34 tỷ USD sẽ được cấp cho nghiên cứu cấp cao nhất
được hỗ trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu châu Âu (tương ứng với Hội đồng nghiên cứu quốc
gia của Hoa Kỳ).
Như ở Hoa Kỳ, một phần quan trọng của hoạt động nghiên cứu ở châu Âu sẽ được tiến
hành bởi khu vực hàn lâm. Các trường đại học châu Âu chỉ đứng thứ hai, sau các trường đại
học Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới, với khoảng 71 trường đại
học châu Âu xếp hạng trong Top 400, so với 77 trường đại học của Hoa Kỳ. Bảng xếp hạng
được dựa trên 13 chỉ số hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu,
chuyển giao tri thức và triển vọng toàn cầu. Vương quốc Anh có số lượng lớn nhất các
trường đại học châu Âu trong danh sách Top 400 với 29 trường.
Tuy nhiên, nhìn chung hiệu suất của các tổ chức nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ vẫn
cao hơn ở châu Âu, mặc dù các trường đại học châu Âu cũng được đánh giá cao trên bảng
xếp hạng toàn cầu. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng nghiên cứu ứng dụng ở Hoa Kỳ được xem
là hiệu quả hơn so với ở châu Âu, trong khi nghiên cứu cơ bản là gần tương đương.
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GGI) năm 2014, được thực hiện cho 143 nền
kinh tế trên thế giới, các nước châu Âu cũng là những nước đứng đầu về Chỉ số đổi mới
sáng tạo toàn cầu. Trong số 10 nước đứng đầu bảng xếp hạng GGI thì có tố 7 nước châu
Âu. Thụy Sĩ vẫn giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng, tiếp đến là Anh, Thụy Điển, Phần
Lan, Hà Lan.
Cùng với khu vực hàn lâm, khu vực doanh nghiệp ở châu Âu cũng đầu tư lớn cho
NC&PT. Đặc biệt, một số tập đoàn đã đầu tư nhiều tỷ USD cho NC&PT năm 2010, như
Volkswagen, Nokia, Daimler, Siemens
T
ỷ
U
S
D
(
P
P
P
)
48
Đầu tư cho NC&PT ở châu Á
Trong khi tăng trưởng đầu tư cho NC&PT năm 2013 ở Hoa Kỳ và châu Âu chậm lại, thì
sự tăng trưởng này ở hầu hết các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc vẫn tiếp tục. Tăng
trưởng GDP khả quan ở châu Á sẽ tiếp tục củng cố sự gia tăng mạnh về đầu tư cho
NC&PT. Năm 2013, đầu tư cho NC&PT của Trung Quốc đạt 1,9% GDP, chiếm 16,5%
tổng đầu tư cho NC&PT toàn cầu, so với tỷ lệ 15,3% năm 2012. Sự gia tăng ngân sách cho
NC&PT của Trung Quốc sẽ vượt ngân sách cho NC&PT của Hoa Kỳ, nếu Trung Quốc vẫn
duy trì mức tăng đầu tư cho NC&PT hiện nay và mức đầu tư này của Hoa Kỳ tiếp tục tăng
trưởng khiêm tốn đến năm 2020. Tổng chi cho NC&PT của Trung Quốc được dự báo sẽ
vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2022. Tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ
mạnh mẽ cho tăng trưởng chi cho NC&PT ở mức hai con số phù hợp với Kế hoạch 5 năm
hiện tại (2011-2015), điều này sẽ khiến khoảng cách về chi cho NC&PT giữa Trung Quốc
và Hoa Kỳ sẽ ngày càng được thu hẹp. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Trung
Quốc đã đặt mục tiêu chi 2,2% GDP cho NC&PT vào năm 2015. Khi cam kết chi cho
NC&PT ngày càng tăng, Trung Quốc muốn chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất sang
nền kinh tế “định hướng đổi mới” vào năm 2020.
Hầu hết các nước châu Á được dự báo có mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong năm
2015, do đó đà tăng trưởng GDP được gắn với các cam kết quốc gia để tăng cường
NC&PT. Theo Báo cáo về chi cho NC&PT toàn cầu của Viện NC&PT Battelle và Tạp chí
R&D Magazine, khu vực Đông Á, Hàn Quốc hiện có tỷ lệ chi cho NC&PT/GDP cao nhất,
đạt 3,6% GDP, tương đương 61 tỷ USD. Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều có mức
chi cao cho NC&PT, với các chương trình NC&PT mạnh mẽ hỗ trợ phát triển KH&CN
trong khu vực công và tư nhân. Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã xây dựng các kế
hoạch 5 năm tích cực cho KH&CN; đã xây dựng các mục tiêu liên quan đến năng lực cạnh
tranh quốc gia trong các ngành công nghiệp có hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, đồng thời
đang gia tăng các khám phá khoa học.
Một báo cáo khác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố mang
tên “Báo cáo toàn cảnh về khoa học, công nghệ và công nghiệp 2014” cho rằng Hàn Quốc
có tỷ lệ chi cho NC&PT tính theo GDP cao nhất thế giới, 4,36% GDP, vượt qua Israel
(3,93%). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tỷ lệ trung bình của OECD là 2,4%. Nhật Bản
và Đài Loan (Trung Quốc) cũng có tỷ lệ chi cho NC&PT rất cao, lần lượt là 3,35% và
3,06%.
Sự khác biệt giữa các khu vực trong NC&PT cũng như các ưu tiên KH&CN đang được
thu hẹp. Đáng chú ý là Trung Quốc và Ấn Độ, có sự gia tăng mạnh về số lượng lớn các nhà
khoa học và kỹ sư, nhưng dân số nói chung đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Kết quả
là, các chỉ số về nhà khoa học và kỹ sư vẫn còn thấp thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ và châu
Âu.
Sự tăng trưởng kinh tế được cho là khả quan ở các quốc gia Đông Nam Á sẽ thúc đẩy chi
hơn nữa cho NC&PT đến cuối thập kỷ này. Trong khu vực Đông Nam Á, Malaixia đứng
thứ 34 thế giới về chi cho NC&PT. Inđônêxia vẫn đứng ở vị trí 40 thế giới về chi cho
49
NC&PT, mặc dù tỷ lệ chi cho NC&PT của nước này đã tăng lên năm 2013. Singapo cũng
là một nước chi lớn cho NC&PT, đứng thứ 22 về tổng chi cho NC&PT, đặc biệt là khi xem
xét đến dân số chỉ 5 triệu người. Chi cho NC&PT của Singapo đã tăng gấp ba lần trong
vòng 10 năm qua. Chỉ số chi cho NC&PT bình quân đầu người của nước này cũng vượt
Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản. Singapo đứng thứ 19 trong số 146 nền kinh tế về chỉ số kinh tế
tri thức (Knowledge Economy Index - KEI) của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, diện tích
lãnh thổ nhỏ cũng là một hạn chế đối với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của KH&CN. Mặc
dù số lượng các công bố khoa học của Singapo cũng khiêm tốn do số lượng các nhà khoa
học và kỹ sư tương đối ít, nhưng nếu tính số công bố khoa học trên đầu người thì tỷ lệ cũng
đứng đầu khu vực.
Trung Quốc đã tăng cường chi cho NC&PT với mức tăng trưởng từ 12% đến 20% mỗi
năm trong 20 năm qua, tăng hơn 2 lần tỷ lệ tăng trưởng chi cho NC&PT của Hoa Kỳ trong
cùng thời gian này. Kết quả là, trong năm 2011, về tổng chi cho NC&PT, Trung Quốc đã
vượt Nhật Bản để vươn lên vị trí thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ. Vào năm 2018, tổng chi cho
NC&PT của Trung Quốc sẽ vượt tổng chi cho NC&PT của 34 quốc gia châu Âu; và vào
khoảng năm 2022, sẽ có khả năng cũng vượt Hoa Kỳ, khi đó cả hai nước có thể sẽ đạt
khoảng 600 tỷ USD chi cho NC&PT. Chi cho NC&PT của Trung Quốc hiện nay bằng 60%
của Hoa Kỳ và tỷ lệ này vẫn đang được thu hẹp dần. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu toàn
cầu được khảo sát vẫn cho rằng Hoa Kỳ vẫn sẽ vượt trội so với Trung Quốc trong nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng.
Chi cho NC&PT ở Trung Quốc được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh
đó, có khả năng là các quan điểm chuyên môn của lãnh đạo Trung Quốc có ảnh hưởng
trong chính sách khoa học và đổi mới: 8 trong số 9 thành viên thuộc Ban thường vụ của Bộ
Chính trị có bằng cấp về kỹ thuật.
Trung Quốc đang chi mạnh để tạo ra một cơ sở hạ tầng đổi mới để cho phép nước này
phát triển, thương mại hóa các sản phẩm dựa trên công nghệ tiên tiến.
Trong năm 2013, Trung Quốc vẫn được coi là nước có chi phí sản xuất thấp, kể cả sản
xuất các sản phẩm công nghệ cao. Nhưng sản xuất hiệu quả không thôi là chưa đủ để duy trì
tăng trưởng kinh tế. Nhận ra điều này, Trung Quốc đã định hướng phát triển từ một nền
kinh tế lấy sản xuất làm trung tâm sang một nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo vào năm
2020. Theo cánh cách tiếp cận của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản kể từ Thế chiến II, Trung
Quốc đang tiến bộ vững chắc trong xây dựng một cơ sở hạ tầng nghiên cứu mạnh và đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành nó. Kết quả cho đến nay rất ấn tượng, với
các chỉ số hàng đầu về đổi mới đã nhanh chóng đạt mức gần bằng với phương Tây.
Chi cho NC&PT của Trung Quốc liên quan đến các mục tiêu quốc gia về tăng trưởng
công nghiệp, ổn định phát triển trong nước gắn với một nền kinh tế tiên tiến, triển khai sức
mạnh và uy tín quốc tế. Những mục tiêu này được thể hiện trong các dự án NC&PT lớn
như xây dựng một trạm không gian của Trung Quốc và cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng
tái tạo, điện hạt nhân để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, Trung
Quốc có một số thách thức lớn phải vượt qua để đạt được mục tiêu năm 2020 trở thành nền
50
kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Các thách thức lớn là tự chủ về năng lượng, tài nguyên
nước và bảo vệ môi trường.
Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, hơn ba lần so với Hoa Kỳ, giúp cung
cấp các nguồn lực để hỗ trợ chi cho NC&PT và mở rộng cơ sở hạ tầng cơ bản. Trung Quốc
đã trở thành một nước “xuất khẩu việc làm” sang châu Á để đáp ứng nhu cầu riêng của
mình. 10 năm trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài hầu hết đã đến Trung Quốc. Ngày nay,
Trung Quốc đã là một nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn châu Á và dự báo đến năm
2017 nước này sẽ đứng đầu về đầu tư nước ngoài trong khu vực.
Như là một phần của chương trình tài trợ tích cực, Trung Quốc đang mở rộng cơ sở hạ
tầng KH&CN của mình thông qua các khoản đầu tư vào các tổ chức nghiên cứu khoa học,
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và các viện nghiên cứu công nghiệp. Khi đã trở thành
một trong những nước hàng đầu về chi cho NC&PT, Trung Quốc cũng đồng thời tận dụng
đòn bẩy thông qua hợp tác quốc tế. Nhiều chương trình NC&PT của Trung Quốc liên quan
đến hợp tác với các tổ chức nghiên cứu châu Âu và Hoa Kỳ. Theo khảo sát của Viện
Battell, khoảng 1/3 hoạt động NC&PT tiên tiến của Trung Quốc được tiến hành trong sự
hợp tác với các tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ và khoảng ¼ với các tổ chức nghiên cứu
châu Âu.
Cũng như ở các nước phát triển, chi của doanh nghiệp cho NC&PT ở Trung Quốc đã
vượt chi cho NC&PT của chính phủ. Khu vực doanh nghiệp của Trung Quốc đã chiếm hơn
2/3 tổng chi cho NC&PT ở nước này, với nhiều tập đoàn đã chi hơn 1 tỷ USD cho NC&PT
như Huawei Technologies, PetroChina, China Railway Construction.
Với vị trí thứ 4 thế giới về GDP, nhưng Ấn Độ lại đặt ưu tiên chi cho các lĩnh vực xã hội
và chính trị hơn là chi vào NC&PT. Tỷ lệ tăng trưởng chi cho NC&PT của Ấn Độ được dự
báo chỉ đạt 1/5 tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2014.
Một phần đáng kể của NC&PT của Ấn Độ tập trung vào hỗ trợ cho khu vực dịch vụ, khu
vực chiếm khoảng 2/3 GDP của Ấn Độ. Ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ chiếm một
phần khá lớn của chi NC&PT, đặc biệt là trong thị trường thuốc thành phẩm, nơi các công
ty Ấn Độ, như Ranbaxy Laboratories, duy trì một thị phần khá lớn trên toàn cầu.
Sự thống trị của Ấn Độ là nhà sản xuất các loại thuốc giá rẻ cho những người nghèo trên
thế giới đã có nền tảng vững chắc. Nhiều loại thuốc giá rẻ được sản xuất nhờ các bằng sáng
chế châu Âu hoặc nhờ NC&PT trong các trường đại học Ấn Độ. Như là điển hình cho các
doanh nghiệp dược phẩm toàn cầu, một số công ty dược phẩm Ấn Độ đã mua cổ phần trong
các công ty dược phẩm nước ngoài.
Chính phủ Ấn Độ tài trợ tới 2/3 tổng chi cho NC&PT của nước này. Chi cho NC&PT
của ngành công nghiệp đã tăng đều đặn từ 20 năm qua nhưng vẫn còn ít hơn 1/3 tổng số chi
cho NC&PT của đất nước (so với Hoa Kỳ và Trung Quốc, những nơi mà ngành công
nghiệp chiếm hơn 2/3 chi cho NC&PT). Chính phủ hỗ trợ cho NC&PT ở Ấn Độ có xu
hướng tập trung vào mục tiêu truyền thống là tài trợ NC&PT công, như năng lượng hạt
nhân, quốc phòng, không gian, y tế và nông nghiệp. Chi cho NC&PT dành riêng cho
nghiên cứu cơ bản ở Ấn Độ đã tăng đều từ ít hơn 20% trong 10 năm qua đã tăng lên hơn
51
26% hiện nay.
Nhật Bản từ lâu đã chi lớn vào NC&PT. Tỷ lệ chi cho NC&PT trên GDP của nước này
hiện là 3,4% (hơn 160 tỷ USD) và có lúc đã đạt 3,7% trong đầu thập kỷ này. Tuy nhiên, các
vấn đề về nhân khẩu học, kinh tế, trận sóng thần và thảm họa hạt nhân Fukushima đã có
những ảnh hưởng tiêu cực đến chi cho NC&PT ở Nhật Bản. Nhật Bản có dân số già và
tuyển sinh đại học và nhân lực trình độ tiến sĩ đang giảm nhanh chóng, một phần do sự suy
giảm nhu cầu việc làm cho các nhà khoa học và kỹ sư. Suy thoái kinh tế toàn cầu 2009-
2010 cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản và khả năng hỗ trợ mạnh mẽ cho chi vào
NC&PT. Hiện nay, phần lớn những căng thẳng kinh tế đã được giảm bớt và sản lượng công
nghiệp của Nhật Bản đã được thu hồi, cùng với tăng chi cho NC&PT.
Chi cho NC&PT của Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng ở mức khoảng 4% hàng năm, ngang
bằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc đứng thứ năm trong tốp 40 nước chi nhiều
nhất cho NC&PT, chiếm 4% mức chi cho NC&PT toàn cầu. Hàn Quốc đứng thứ 25 về dân
số với 49 triệu người. Hàn Quốc chi khoảng 60 tỷ USD cho NC&PT, với tỷ lệ chi lớn nhất
trong sản xuất công nghiệp và công nghệ. Khoảng một phần ba chi cho NC&PT của đất
nước được cung cấp bởi Chính phủ. Các khoản khấu trừ lớn thuế thu nhập doanh nghiệp
được Chính phủ cho phép chi vào NC&PT và cơ sở vật chất. Đăng ký bằng sáng chế được
khuyến khích và số lượng đã tăng gấp bốn lần trong vòng 10 năm qua. Các công bố khoa
học của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Trong khi suy
thoái kinh tế toàn cầu 2009-2013 ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, thì nền
kinh tế Hàn Quốc vẫn tiếp tục phát triển vượt qua suy thoái kinh tế. Hiện nay Hàn Quốc
đang xây dựng nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết ngân sách cho NC&PT năm 2014 là hơn 10 tỷ USD, tăng
2,2% so với năm 2013. Khoảng 3,3 tỷ USD được phân bổ cho phát triển nền kinh tế đổi
mới sáng tạo; 560 triệu USD được phân bổ cho các nghiên cứu nhằm đảm bảo phúc lợi và
an toàn cho người dân. Ngân sách cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo năm 2014 tăng 5,9% so
với năm 2013, bao gồm 980 triệu USD hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông (ICT), phần mềm hội tụ công nghệ (tăng 26,7% so với năm
2013). 140 triệu USD được phân bổ cho các nghiên cứu về thiên tai, 60 triệu USD cho các
nghiên cứu về lương thực và y tế. An ninh mạng đã trở thành một vấn đề quan trọng trong
thời gian gần đây, do đó nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ được hưởng tài trợ hơn 20 triệu
USD, tăng 17,2% so với năm 2013. Lĩnh vực không gian có những dự án lớn được ngân
sách tài trợ lên đến hơn 170 triệu USD cho chương trình tên lửa đẩy (KSLV) và chương
trình phát triển một vệ tinh khí tượng. Hàn Quốc có được những thành tựu vượt bậc về phát
triển KH&CN, kinh tế là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ Hàn
Quốc trong thúc đẩy chi cho NC&PT. Doanh nghiệp chiếm khoảng 77% tổng chi cho
NC&PT ở nước này.
Chi cho NC&PT trong khu vực ASEAN
Tổng chi quốc gia cho NC&PT (GERD) năm 2011 của Việt Nam là 5.293,95 tỷ VNĐ
(theo giá thực tế). Với mức GERD như vậy, tỷ lệ chi cho NC&PT quốc gia trên tổng sản
52
phẩm trong nước (chỉ tiêu GERD/GDP) là gần 0,21%. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với các
nước phát triển và nhiều nước trong khu vực ASEAN.
Tỷ lệ GERD/GDP của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Singapo (2,2%), 1/5 của Malaixia
(1,1%), tương đương với Thái Lan năm 2007 (hiện nay tỷ lệ GERD/GDP của Thái Lan đã
là 0,3%), cao hơn Inđônêxia (0,15%) và Philipin (0,11%). Xét về mức chi tuyệt đối thì chi
cho NC&PT của Việt Nam còn thấp hơn do GDP của nước ta thấp hơn các nước (Bảng 16).
GERD của Việt Nam nam 2011 khoảng 0,599 tỷ USD, so với 3,436 tỷ USD của Malaixia,
1,161 tỷ USD của Thái Lan, 1,305 tỷ USD của Inđônêxia.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp là khu vực chính cấp kinh phí cho
NC&PT, ngay cả Trung Quốc cũng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với tỉ lệ cấp tài chính
cho NC&PT từ Chính phủ chỉ có 24,26%, còn từ doanh nghiệp là 77,35%. Trong khi ở Việt
Nam, Nhà nước là nhà tài trợ chính cho NC&PT (chiếm 64%), doanh nghiệp chỉ chiếm
khoảng 28% trong tổng chi. Nhiều nước ASEAN, tỷ lệ chi cho NC&PT của doanh nghiệp
trong tổng chi quốc gia cho NC&PT cao hơn nhiều so với ở Việt Nam, chẳng hạn Singapo
là 62,1%, Malaixia 56,7%, Philipin 56,9%, Thái Lan 41,2%.
Tỷ lệ chi cho NC&PT của nước ngoài trong tổng chi cho NC&PT ở Việt Nam khoảng
4,47%, mức khá cao trong ASEAN, chỉ sau Singapo (5%), điều này thể hiện mức độ liên
kết khá cao của Việt Nam trong đổi mới sáng tạo và hội nhập KH&CN.
Chi cho NC&PT tính theo đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 6,8 USD, cao hơn
Inđônêxia (5,2 USD) và Philipin (3 USD), nhưng thấp hơn rất nhiều so với Singapo (1227,4
USD), Malaixia (117,6 USD) và Thái Lan (17,3 (USD). Nếu tính chi cho NC&PT trên mỗi
nhà nghiên cứu thì Việt Nam thấp nhất trong ASEAN 6 (Bảng 15). Với mức đầu tư cho
NC&PT (đầu vào) thấp như vậy, Việt Nam khó có thể tạo nên những đột phá về đầu ra
(công bố khoa học và đăng ký sáng chế), cũng như có thể bắt kịp trình độ KH&CN các
nước khác trong khu vực như Malaixia hay Thái Lan.
Bảng 15. Tỷ lệ chi cho NC&PT quốc gia của Việt Nam và một số nước ASEAN khác
Một số
nước
ASEAN
Dân số
(triệu
người)
GDP (tỷ
USD,
PPP)
Tỷ lệ
tổng chi
quốc gia
cho
NC&PT
(GERD/
GDP
(%)
GERD
(tỷ USD)
Tỷ lệ chi
cho
NC&PT
của
doanh
nghiệp
trong
tổng chi
cho
NC&PT
(%)
Tỷ lệ chi
cho
NC&PT
của
nước
ngoài
trong
tổng chi
cho
NC&PT
Số nhà
nghiên
cứu tính
theo đầu
người
Số nhà
nghiên
cứu tính
theo đầu
người
trên 1
triệu
dân
Chi cho
NC&PT
tính trên
mỗi nhà
nghiên
cứu
(USD)
Chi cho
NC&PT
tính
theo đầu
người
(USD)
Việt
Nam
(2011)
87,84 285,5 0,21 0,599 28,21 4,47 105.230 1.197,9 5.692,2 6,8
Singapo 5,3 295,7 2,2 6,505 62,1 5,0 38.802 7.321,2 167.645,9 1227,4
Malaixia 29,2 312,4 1,1 3,436 56,7 0,3 74.883 2.564,5 45.884,9 117,6
Thái Lan 66,8 387,2 0,3 1,161 41,2 1,0 38.810 581 29.914,9 17,3
Inđônêxia 246,9 870,3 0,15 1,305 42.763 173,2 30.517 5,2
Philipin 96,7 272 0,11 0,299 56,9 4,1 12.503 129,3 23.914,2 3,0
Nguồn: Global Innovation Index 2014, WIPO; Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013.
53
KẾT LUẬN
Thông qua các báo cáo về dự báo kinh tế thế giới năm 2015 của các tổ chức quốc tế có uy
tín, có thể nhận thấy điểm chung là kinh tế toàn cầu năm 2015 sẽ tăng trưởng cao hơn so với
năm 2014, một phần quan trọng là do kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được cải thiện trong hai năm
2015 và 2016, với mức tăng có thể đạt 3,2% theo WB, thậm chí 3,6% theo IMF, sau một thời
gian duy trì được nhịp độ tăng trưởng ở mức hàng năm trên 2%.
Theo WB, tăng trưởng của Việt Nam trong các năm 2015, 2016 và 2017 có thể đứng thứ 6
trong khu vực ASEAN, cao hơn Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan. Mức tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam được dự báo là cao hơn so với mức trung bình của các nước đang phát triển,
cũng như mức trung bình của thế giới.
Trong thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng của chúng ta, việc tiếp tục hỗ trợ
mạnh mẽ chi cho NC&PT là điều cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh kinh tế của một
quốc gia. Điều đã được khẳng định là sự thay đổi công nghệ đang được đẩy nhanh và nếu
không có các công cụ, tri thức và chuyên môn để nắm bắt những thay đổi, thì một quốc gia sẽ
nhanh chóng tụt hậu phía sau những nước đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng cần
lưu ý là những ảnh hưởng lâu dài của chi cho NC&PT và mối quan hệ gần gũi của nó đối với
tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia như Trung Quốc và khu vực EU đã thiết lập các mục tiêu
dài hạn về tỷ lệ chi cho NC&PT/GDP.
Tình hình tăng trưởng kinh tế được coi là có tác động trực tiếp tới chi cho NC&PT. Tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ chi cao cho NC&PT và tỷ lệ tăng trưởng
NC&PT thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, điển
hình nhất là ở Trung Quốc với mức tăng trưởng chi cho NC&PT từ hơn một thập kỷ nay luôn
ở mức hai con số. Tình hình đầu tư cho NC&PT của một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước EU vẫn nổi bật toàn cầu và đang giữ một vai trò dẫn
dắt đầu tư cho NC&PT của thế giới.
Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết
định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới
công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của NC&PT trong các
lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực
lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc
gia và quốc tế. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu,
nhưng chi cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm
quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của
mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai.
Các chuyên gia đều thừa nhận, dù NC&PT không phải là một công cụ có thể nhanh chóng
kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và chi cần thiết cho
NC&PT thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh
tranh trong tương lai. KH&CN, thông qua yếu tố TFP, đặc biệt là các ngành công nghiệp và
dịch vụ KTI, có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế.
Biên soạn: ThS. Phùng Anh Tiến
ThS. Nguyễn Hồng Hạnh
CN. Nguyễn Thu Trang
54
Tài liệu tham khảo chính
1. Battelle. R&D Magazine. International Monetary Fund. World Bank. CIA World
Factbook, 12/2013;
2. Global Economic Prospects, 1/2015, WB;
3. OECD Science, Technology and Industry Outlook 2014;
4. Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013;
5. Science and Engineering Indicators 2014;
6. The Global Innovation Index 2014, WIPO;
7. World Economic Outlook, 1/2015, IMF;
8. World Economic Situation and Prospects 2015, 1/2015, 12/2014, UN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_khoa_hoc_va_cong_nghe_trong_nen_kinh_te_va_du_bao_k.pdf