Tài liệu Khoa học và công nghệ trong nền kinh tế và dự báo kinh tế thế giới 2017

Những thành quả của đầu tư cho NC&PT là hoàn thiện hoặc tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh mới cũng như việc làm mới. Các ngành công nghiệp thâm dụng tri thức và công nghệ (KTI) có liên quan mật thiết với NC&PT chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh tế cũng như trong đóng góp vào GDP. Các ngành công nghiệp KTI chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu năm 2014, so với tỷ lệ 27% năm 2012. Tỷ trọng KTI trong các nền kinh tế phát triển cao hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là do các dịch vụ KI trong các nền kinh tế phát triển nhiều hơn. Xu hướng sản xuất sản phẩm công nghệ cao (HT), đặc biệt là hàng điện tử, CNTT đã và đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và mới nổi ở châu Á, nhất là khu vực ASEAN. Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, chiếm lần lượt 29% và 27% thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp sản xuất HT. Khối lượng xuất khẩu sản phẩm HT toàn cầu (2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2014), chủ yếu là các sản phẩm CNTT, máy tính và bán dẫn chiếm 1,3 nghìn tỷ USD. Xuất khẩu sản phẩm HT của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các nước đang phát triển, tăng từ ít hơn 1,5 tỷ USD năm 2005 lên 39 tỷ USD năm 2014, tăng gấp 26 lần trong 10 năm, và có đóng góp không nhỏ vào GDP. Việt Nam đã trở thành một địa điểm chi phí thấp cho lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm56 CNTT khác, với một số công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nơi có chi phí lao động cao hơn, để sản xuất tại Việt Nam. Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của NC&PT trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc gia và quốc tế. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, nhưng chi cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Các chuyên gia đều thừa nhận, dù NC&PT không phải là một công cụ có thể nhanh chóng kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và chi cần thiết cho NC&PT thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai. KH&CN, thông qua yếu tố TFP, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ KTI, có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế.

pdf56 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Khoa học và công nghệ trong nền kinh tế và dự báo kinh tế thế giới 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 1,0% 28 2.042 1,4% Nga 4 1.525 0,3% 7 2.053 0,3% ASEAN Indonesia 11 755 1,5% 11 890 1,2% Malaysia 84 255 37,3% 82 338 24,2% Singapo 109 236 46,1% 109 306 35,6% Thái Lan 59 341 17,3% 61 404 15,0% Việt Nam 8 116 6,9% 39 186 21,0% Nguồn: Science and Engineering Indicators 2016; 2.1.2. Đóng góp của KH&CN thông qua năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP Dựa vào các kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất Châu Á – APO, nguồn tăng TFP chủ yếu dựa vào 5 yếu tố chính: (1) chất lượng lao động, (2) thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, (3) cơ cấu vốn, (4) thay đổi cơ cấu kinh tế và (5) tiến bộ kỹ thuật. Trong đó: (1) Chất lượng lao động: Trình độ học vấn liên quan khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ KH&CN; Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Đào tạo chuyển 39 giao công nghệ. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố đóng góp rất quan trọng làm tăng TFP; (2) Thay đổi nhu cầu hàng hóa, dic̣h vu:̣ tác động tới TFP thông qua việc tăng nhu cầu trong nước và xuất khẩu về sản phẩm, hàng hóa là cơ sở quan trọng để sử dụng tối ưu các nguồn lực. (3) Thay đổi cơ cấu vốn: tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như ICT, công nghệ hiện đại, tự động hóa. Yếu tố này thể hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế; (4) Thay đổi cơ cấu kinh tế: là việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế giữa các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng TFP; 5. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; NC&PT sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, NC&PT, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý, hệ thống tổ chức tác động làm nâng cao năng suất. Theo Báo cáo Productivity Databook 2016 của Tổ chức Năng suất châu Á, nhìn chung trong giai đoạn 2010-2014 ở Việt Nam, đóng góp của TFP (16%) vào tăng trưởng GDP là thấp hơn nhiều so với đóng góp của vốn (84%), mặc dù trong giai đoạn này Việt Nam đã tiến bộ hơn nhiều về đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP so với giai đoạn 2005-2010. Trong khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2014, Thái Lan có tỷ lệ đóng góp của TFP cao nhất, đạt 64%, tiếp theo là Philipin (53%), Inđônêxia (34%, Malaixia 25%. Cũng trong giai đoạn này, TFP của Singapo có tỷ lệ đóng góp khá thấp (5%), trong khi tỷ lệ này của họ giai đoạn 2005 - 2010 là 19%. Tỷ lệ này ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ, là 20% giai đoạn 2010-2014. Một số nền kinh tế lớn ở châu Á có mức đóng góp của TFP cao giai đoạn 2010 - 2014 như Nhật Bản (122%), Trung Quốc (29%), Hàn Quốc (20%), trong khi Ấn Độ chỉ đạt 13%. Bảng 11. Đóng góp của lao động, vốn và TFP vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ %) ở một số nước trong các giai đoạn 2005 - 2010 2010 - 2014 Tốc độ tăng GDP Lao động Vốn TFP Tốc độ tăng GDP Lao động Vốn TFP Hoa Kỳ 0,7 - 71 135 36 1,9 52 25 23 Nhật Bản 0,3 -133 66 167 0,7 -2 -20 122 Hàn Quốc 3,9 - 9 46 63 3,0 17 63 20 Trung Quốc 10,6 2 58 39 7,8 5 67 29 Ấn Độ 8,4 -1 45 56 5,7 12 74 13 Singapo 6,4 40 41 19 4,4 28 67 5 40 Malaixia 4,6 28 52 21 5,2 20 56 25 Thái Lan 3,6 21 42 37 3,0 -20 56 64 Inđônêxia 5,6 31 47 22 5,5 8 58 34 Philippin 4,8 19 37 44 5,7 10 37 53 Việt Nam 6,2 34 77 -11 5,7 1 84 16 Nguồn: APO Productivity Databook 2014, Asian Productivity Organization Tokyo, September 2014. 2.1.3. Các cuộc cách mạng công nghệ đã giúp GDP bình quân đầu người tăng vọt Sức mạnh của công nghệ đang hiện diện mọi nơi. Nó thay đổi cách các doanh nghiệp kinh doanh, cách chúng ta sống và làm việc với một tốc độ đáng kinh ngạc. Mạng xã hội cách đây một thập kỷ còn chưa được nhiều người biết đến nhưng ngày nay đã có gần một tỉ người có tài khoản Facebook. Trên thế giới, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi đói nghèo, nhờ các quốc gia đang phát triển đã áp dụng các công nghệ này nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế. Ngày nay các công nghệ như Mobile Internet đang giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, cho phép hàng triệu người ở vùng sâu vùng xa tại các khu vực đang phát triển đi tắt đón đầu vào nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21. Sức mạnh công nghệ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực kinh doanh. Công nghệ có thể tạo ra các giá trị to lớn, nhưng nó thường phải cần có một giai đoạn dài mang tính đột phá để thực hiện. Trong quá khứ, thay đổi công nghệ đã hoàn toàn định hình lại ngành công nghiệp sau thời kỳ công nghiệp hóa. Các công nghệ mang lại lợi ích này đã được chủ đầu tư, người lao động cho đến người tiêu dùng ứng dụng. Khiến vai trò của các doanh nghiệp truyền thống không còn như trước và các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) đã trở thành những người chơi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, bất chấp sự hiện diện rõ rệt của công nghệ trong cuộc sống của chúng ta, vấn đề đo lường các tác động của nó vẫn còn rất hạn chế. Chúng ta nhận thấy những ảnh hưởng của công nghệ mới như nó nhanh chóng thay đổi thói quen làm việc của chúng ta, cách chúng ta sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi hoặc sản phẩm và dịch vụ chúng ta sử dụng (thường xuyên, miễn phí và ngày càng nhiều). Nhưng sự tồn tại của thống kê kinh tế ví dụ như chỉ số GDP khá khó khan nhằm đánh giá đầy đủ được giá trị này, khi mà chỉ số này chỉ được dùng cho các giá trị thặng dư của tiêu dung và có thể mất cả thập kỷ để hiển thị trên những con số. Một cách thức hiệu quả hơn, phù hợp hơn là rất cần thiết nhằm đánh giá bao quát tác động và tiềm năng của công nghệ tới kinh tế. Công nghệ đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như thế nào? Kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp hơn 250 năm trước, nền kinh tế toàn cầu đã có một quỹ đạo tăng trưởng vượt bậc nhờ những tiến bộ trong KH&CN (Hình 1). Từ khi máy hơi nước thay thế cối xay vận hành bằng sức nước, cho tới điện, điện thoại, điện thoại di động, máy bay, máy thu thanh, máy tính và Internet, mỗi làn sóng công nghệ mới đã mang tới sự tăng trưởng vượt bậc của năng suốt và kinh tế, tạo điều kiện cho các phương pháp mới nhằm tăng hiệu quả công việc hiện tại và phát sinh ra các loại hình doanh nghiệp hoàn toàn mới. Một số công nghệ, đặc biệt là những công nghệ đa năng như công nghệ động cơ hơi nước hoặc Internet có thể được 41 ứng dụng rộng rãi, có tác động sâu và rộng trong các nền kinh tế. Hình 1. Kể từ cuộc các mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng kinh tế chưa từng có (thông qua GDP bình quân đầu người toàn cầu) được thúc đẩy bởi đổi mới sáng tạo. Nguồn: Thống kê về dân số thế giới, GDP, GDP bình quân đầu người của Angus Maddison, dự án dữ liệu Maddison, Viện phân tích toàn cầu McKinsey Tiến bộ công nghệ không phải tác động duy nhất tạo nên biến đổi tang trưởng trong nền kinh tế; ví dụ: tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ trong thập niên 1970 được thức đẩy bởi gia tăng lực lượng lao động với sự tham gia hàng triệu phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, các tiến bộ công nghệ là một nguồn động lực phát triển đặc biệt giá trị bởi vì chúng có xu hướng “không đối thủ” trong tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể được tái sử dụng liên tục, mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau và mang trở lại các giá trị tăng trưởng. Không giống như những nguồn lực tang trưởng khác, như sự gia tang của lực lượng lao động, ảnh hưởng của công nghệ mang tính dài hạn. Các công nghệ đa năng như CNTT-TT, công nghệ nano có sức mạnh rất to lớn. Nó không chỉ tiên phong mà còn mang tính bền vững, nhưng vì thế mà sự lan tỏa mạnh mẽ của công nghệ đó cũng hay gây ra những rối loạn. Internet là một ví dụ điển hình. Internet đem tới một Tiến bộ công nghệ Động cơ hơi nước đầu tiên Báo in Động cơ hơi nước hiệu quả Sản xuất thép hàng loạt Động cơ đốt trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1860-1920) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1760-1840) GDP bình quân đầu người toàn cầu (USD) 42 phương thức giao tiếp và sử dụng thông tin, từ đó kích hoạt đổi mới, áp đặt các nguyên tắc mới từ bên ngoài vào tất cả các khía cạnh của công nghiệp, tái định hình các chuỗi giá trị và tạo điều kiện cho các hình thức cạnh tranh mới được sinh ra. Trong nền công nghiệp sau cách mạng công nghiệp, Internet đã kích thích tiến bộ mang tính minh bạch về giá cả, phá vỡ các mối quan hệ về thương mại trước đó, tạo ra các nhu cầu khách hàng mới và khiến các mô hình kinh doanh cũ trở nên lỗi thời. Napster và Itunes đã đánh bại tất cả những cửa hàng bán đĩa nhạc, hệ thống đặt phòng trực tuyến đã khiến những đại lý du lịch trở thành dư thừa, và Amazon đã thay đổi ngành công nghiệp xuất bản sách và bán sách. Các công nghệ đa năng cũng có xu hướng đem lại lợi ích cho người tiêu dung, ít nhất là về lâu dài. Bởi công nghệ mới nghiễm nhiên mang tới cho tất cả các bên tham gia cơ hội nâng cao năng suất, hướng tới gia tăng cạnh tranh và dẫn tới giá cả thấp hơn. Các công nghệ đa năng cũng đồng thời kích thích phát triển tạo ra các công nghệ mới hơn. Ví dụ như năng lượng hơi nước đã thúc đẩy nghiên cứu cũng như phát triển ngành khoa học về đầu máy xe lửa, đường sắt và in ấn báo chí. Các công nghệ đa năng tồn tại ở rất nhiều hình thái, bao gồm từ vật liệu, truyền thông cho tới những nguồn năng lượng mới nhưng chúng đều có chung một khả năng mang lại sự biến đổi mạnh mẽ. Sự phát triển của công nghệ sản xuất thép tạo ra một cú hích lớn thúc đẩy sự tăng trưởng và đổi mới nhiều lĩnh vực khác trong cuộc cách mạng công nghiệp. Thép nhanh chóng được sử dụng cho công cụ, máy móc trong xây dựng, đóng tàu, đường sắt và sau này là công nghiệp sản xuất ô tô. Thép trở thành động lực chính của tang trưởng, tang gấp đôi GPD bình quân đầu người trong giai đoạn từ năm 1850 đến 1900. Từ đó, công nghiệp sản xuất thép được xem như phương pháp cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển cho các nền kinh tế đang phát triển. Công nghệ và sự đổi mới đang được khuếch tán và ứng dụng với mức độ không thể đoán trước. Một công nghệ mới nào đó có thể bất ngờ xuất hiện và trở nên phổ biến rất nhanh chóng, trong khi các ứng dụng công nghệ tiềm năng khác thì có thể không. Hơn nữa, khi các công nghệ được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi, thì những phương pháp đánh giá tác động của nó có thể cung cấp những hình ảnh chưa chuẩn xác. Phần lớn các số liệu đều tập trung vào phân tích các tác động công nghiệp - chỉ số GDP sẽ chỉ thể hiện sản xuất và tiêu thụ của một công nghệ trong một số lĩnh vực mà nó có tác động rõ ràng và trực tiếp (Ví dụ như: có bao nhiêu vi mạch được sản xuất và tiêu thụ để sản xuất máy tính). Điều này đã bỏ qua giá trị thặng dư kinh tế được tích lũy cho người sử dụng, mà nó chính là lợi ích to lớn nhất mà các công nghệ đột phá đem lại (ví dụ Internet). Một số nhà kinh tế học đã sử dụng các số liệu thay thế nhằm ước tính được tác động thực sự của công nghệ tới kinh tế. Robert Fogel - nhà Nobel kinh tế đến từ ĐH Chicago đã tính toán về tiết kiệm xã hội từ công nghệ bằng cách ước tính các chi phí nhằm giải quyết các vấn đề khi công nghệ được áp dụng hoặc không áp dụng (so sánh chi phí vận chuyển bằng đường sắt và chi phí vận chuyển nếu đường sắt không bao giờ được sử dụng). Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách nhận thức được rất rõ tính hạn chế của số liệu GDP. Các tổ chức như 43 ECD, EC và UN bắt đầu sử dụng những cách thức đánh giá và số liệu khác nhau từ chỉ số phát triển con người cho tới phương pháp đo lường hạnh phúc con người của Buhtan nhằm đánh giá chuẩn xác các giá trị mà công nghệ mang lại. Khi đánh giá đúng đắn các tác động kinh tế có tính đột phá, ta sẽ thấy được tiềm năng to lớn của chúng để nâng cao năng suất, thay đổi mô hình kinh doanh hiện có, tạo ra các thị trường lợi nhuận mới. Sự tăng trưởng này cũng đi kèm rủi ro và thách thức - một đặc tính của các công nghệ tiên phong. Như một lập luận của Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee, một số cải tiến nhằm tăng năng suất chẳng hạn công nghệ rô bốt trong sản xuất cũng sẽ dẫn tới những vấn đề nhân sự nghiêm trọng khi các công việc của người bị thay đổi hoàn toàn bằng máy móc. Khi công nghệ mới được đi vào sử dụng, xã hội sẽ phải liên tục cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của nó. Người tiêu dùng có thể dựa vào đó nắm lấy công nghệ để cuộc sống có thể tiện lợi hơn, có thêm những phương thức giải trí tinh thần. Các doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực cũng sẽ không từ bỏ việc tăng năng suất và lợi ích khác mà công nghệ mới sẽ làm tốt. Các tác động tính cực mà công nghệ mang lại sẽ có tình dài hạn và toàn diện đối với kinh tế, nếu các lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có thể tạo điều kiện cần thiết cho sự đổi mới và nâng cao giáo dục. Tuy nhiên, có một đánh giá về ảnh hưởng của công nghệ, vai trò của công nghệ đang gia tăng trong nền kinh tế và xã hội. Hướng đi và tốc độ phát triển của công nghệ đang quyết định các vấn đề như tuyển dụng, giáo dục, tìm kiếm thông tin, giải trí và làm việc. Điều này đặt ra cho xã hội nhiệm vụ xây dựng ra các biện pháp nhằm đánh giá đúng về công nghệ từ đó chúng ta mới có thể hiểu rõ và kiểm soát các vấn để trong kinh tế, đời sống. Bên cạnh các đánh giá GDP, chúng ta cần các số liệu chỉ ra được các giá trị chính xác, ví dụ, lợi ích mà một học sinh nhận được khi sử dụng máy tính bảng trong học tập hoặc một người già yếu mà không cần sự giúp đỡ. 2.2. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên thế giới Theo báo cáo mới nhất của Tạp chí R&D Magazine, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT) toàn cầu (GERD toàn cầu) được dự báo sẽ tăng 3,4% trong năm 2017 để đạt tổng cộng 2066 tỷ USD (PPP). Dự báo này được đưa ra dựa trên chi tiêu cho NC&PT của hơn 115 quốc gia có đầu tư đáng kể cho NC&PT (những nước này đầu tư từ 100 triệu USD trở lên cho NC&PT). Tốc độ tăng trưởng về đầu tư NC&PT được dự báo đã chậm lại trong năm 2017, do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Dự báo toàn cầu về đầu tư NC&PT là sự kết hợp của các khoản đầu tư từ khu vực công nghiệp, chính phủ, và khu vực hàn lâm ở mỗi quốc gia. Phần lớn đầu tư NC&PT phụ thuộc vào tình hình kinh tế của đất nước, được đặc trưng bởi GDP. Dự báo của Tạp chí R&D Magazine dựa trên sự kết hợp của các chỉ tiêu kinh tế quốc gia, mối quan hệ của KH&CN với nền kinh tế và các dự báo kinh tế gần đây nhất của các tổ chức như IMF, WB, OECD, và Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Theo ghi nhận trong 10 năm qua trong các dự báo, tăng trưởng chung trong đầu tư NC&PT 44 toàn cầu (GERD toàn cầu) đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng đáng kể ở các nước châu Á và đặc biệt là ở Trung Quốc, trong nhiều năm qua tăng trưởng đầu tư NC&PT của nước này tăng hơn 10% mỗi năm. Tuy nhiên, tốc độ này có vẻ đã chậm dần và hiện đạt khoảng 7%, nhưng vẫn cao gấp đôi so với Hoa Kỳ và hầu hết các nước châu Âu. Dự báo trong năm 2017, châu Á sẽ chiếm hơn 42% đầu tư cho NC&PT toàn cầu (Bảng 12) và tỷ lệ này sẽ vẫn tiếp tục tăng. Bảng 12. Dự báo tổng đầu tư cho NC&PT trong nước (GERD) của một số nước và khu vực năm 2017 Khu vực/Nước GERD (tỷ USD, PPP) Tỷ trọng trong GERD toàn cầu 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Bắc Mỹ (12 nước) 538,4 555,9 571,9 27,9% 27,8% 27,7%  Hoa Kỳ 496,8 512,5 527,5 25,8% 25,6% 25,5% Nam Mỹ (10 nước) 52,0 50,0 50,0 2,7% 2,5% 2,4% Châu Âu (34 nước) 416,6 423,0 429,2 21,6% 21,2% 20,8%  Đức 112,2 112,5 112,5 5,8% 5,6% 5,4% Châu Á (24 nước) 795,2 845,4 887,0 41,3% 42,3% 42,9%  Nhật Bản 164,6 172,3 173,4 8,5% 8,6% 8,4%  Trung Quốc 372,8 401,0 429,5 19,4% 20,1% 20,8%  Hàn Quốc 74,7 80,9 83,9 3,9% 4,0% 4,1%  Ấn Độ 67,7 72,8 77,5 3,5% 3,6% 3,8% Châu Phi (18 nước) 18,4 18,0 18,4 1,0% 0,9% 0,9% Trung Đông (13 nước) 47,7 48,7 51,2 2,5% 2,4% 2,5% Nga/CAS (5 nước) 58,2 57,8 58,4 3,0% 2,9% 2,8% Tổng cộng (116 nước) 1.926,5 1.998,8 2.066,3 100,0% 100,0% 100,0% Nguồn: The Industrial Research Institute, R&D Magazine, 19/1/2017 Như những năm trước, sự tăng trưởng trong đầu tư NC&PT toàn cầu đang được thúc đẩy bởi chi tiêu tại các nước châu Á, và đặc biệt là tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, hiện chiếm hơn 40% đầu tư NC&PT toàn cầu. Dự báo NC&PT ở Hoa Kỳ năm 2016 tăng 3,4% để đạt 514 tỷ USD. Đầu tư NC&PT của châu Á vẫn tiếp tục tăng và chiếm 42% đầu tư NC&PT toàn cầu. Ấn Độ và Trung Quốc đều cho thấy sự gia tăng kinh phí cho NC&PT, với mức tăng 7,6% ở Ấn Độ và 6,2% ở Trung Quốc, khiến cho tổng đầu tư cho NC&PT ở hai nước này lần lượt là 71 tỷ USD và 396 tỷ USD. NC&PT công nghiệp tiếp tục tăng để dẫn đầu về đầu tư cho NC&PT. Đầu tư NC&PT trên thế giới tiếp tục tăng như xu hướng trước đây NC&PT được định nghĩa là quá trình tạo ra sản phẩm mới, quy trình và công nghệ có thể được sử dụng và bán trên thị trường vì lợi ích của nhân loại trong tương lai. Các quá trình NC&PT và chi phí của chúng khác nhau giữa các ngành công nghiệp, giữa nước này với nước khác và từ năm này sang năm khác. Như những năm trước, sự tăng trưởng trong đầu tư NC&PT toàn cầu đang được thúc đẩy bởi chi tiêu tại các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, 45 Ấn Độ và Hàn Quốc hiện chiếm hơn 40% của tất cả các khoản đầu tư toàn cầu cho NC&PT, so với Bắc Mỹ gần 30% và châu Âu hơn 20%. Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục xu hướng giảm tỷ lệ đầu tư NC&PT toàn cầu. Đầu tư NC&PT của Trung Quốc cho đến gần đây đã tăng trưởng hàng năm hơn 10% kể từ năm 1990, nhưng tốc độ này đã chậm lại và chỉ còn dưới 7% cho năm 2016. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng này vẫn còn cao hơn nhiều so với của cả Hoa Kỳ và châu Âu, có mức tăng trưởng giá lần lượt là khoảng 2% và 3%. Phần còn lại của thế giới (trong đó có Nga, châu Phi, Nam Mỹ và các nước Trung Đông) chỉ chiếm 8,8% đầu tư NC&PT toàn cầu và mức tăng trưởng đầu tư này chỉ 1,5% mỗi năm. Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với đầu tư NC&PT Phần lớn sự tăng trưởng NC&PT ở một nước thường được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế của nước đó - được đo bằng GDP. Trung Quốc vẫn còn tiềm năng tăng trưởng GDP cũng như đầu tư NC&PT đáng kể so với tất cả các đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác trong tương lai gần. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP cao, trên 7%, nhưng GDP của nước này ít hơn nhiều so với Trung Quốc hay Hoa Kỳ, nên đầu tư cho NC&PT của họ cũng thấp hơn, kể cả giá trị tuyệt đối và tương đối. Nhưng sự tăng trưởng đầu tư NC&PT của Ấn Độ gần đây mạnh hơn và hiện đang xếp hạng 6 trên thế giới với GERD hơn 67 tỷ USD năm 2015 và dự báo hơn 77 tỷ USD năm 2017. Ấn Độ cũng có khả năng vượt qua cả Hàn Quốc (đang đứng thứ 5) và Đức (thứ 4) về tổng đầu tư cho NC&PT vào năm 2018. Trung Quốc, bất chấp suy thoái kinh tế trong năm vừa qua, đã làm xáo trộn nền kinh tế thế giới (với mức tăng trưởng GDP khoảng 6,8-7% trong năm 2015, giảm từ mức 8% hoặc nhiều hơn trong những năm trước đó), nhưng nước này vẫn cam kết duy trì mức tăng trưởng đầu tư cho NC&PT (theo kế hoạch 5 năm) và tiếp tục vượt xa các nước khác và có thể bắt kịp Hoa Kỳ về đầu tư cho NC&PT trong tương lai gần. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc 2016-2020 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng GDP 7% hàng năm. Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Hoa Kỳ trong tổng chi tiêu cho NC&PT vào năm 2026 và có thể tiếp tục mở rộng khoảng cách xa hơn từ thời điểm đó. Hoa Kỳ vẫn thống trị về NC&PT Năm 2015, 2016 và có thể cả 2017, đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ vẫn theo xu hướng của 5 năm qua. Đó là mức giảm về tổng chi tiêu của chính phủ liên bang vào NC&PT, sự suy giảm này chủ yếu là giảm trong hỗ trợ của chính phủ liên bang đầu tư NC&PT ở khu vực hàn lâm. Ngoài ra, đầu tư NC&PT trong ngành công nghiệp tăng chậm. Đầu tư cho NC&PT trong ngành công nghiệp/doanh nghiệp của Hoa Kỳ chiếm 64%, chính phủ liên bang chiếm 24% tổng đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ. Mặc dù có những sụt giảm trên, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nước đầu tư lớn nhất cho NC&PT, chiếm 25% đầu tư cho NC&PT toàn cầu (Bảng 12). Ngân sách cho NC&PT của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khoảng 60 tỷ USD, lớn nhất thế giới và cao hơn rất nhiều so với 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và Ấn Độ. Ngân sách của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được chia thành các hạng mục: KH&CN (khoảng 17%) và 46 phát triển công nghệ (khoảng 80%). Trong KH&CN được chia thành nghiên cứu cơ bản (17%), nghiên cứu ứng dụng (38%) và phát triển công nghệ tiên tiến (45%). Cơ quan về các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) được nhận một tài khoản ngân sách NC&PT riêng trong Bộ Quốc phòng trị giá khoảng 3 tỷ USD. Viện Y tế Quốc gia (NIH) đứng thứ 2 về ngân sách liên bang đầu tư cho NC&PT khoảng 31,3 tỷ USD năm 2016, tăng khoảng 2,6% so với năm 2015; tiếp theo là Bộ năng lượng với 12,4 tỷ USD cho năm 2016 (được chia cho các lĩnh vực: năng lượng quốc phòng 4,7 tỷ USD, nghiên cứu khoa học 5,3 tỷ USD và nghiên cứu năng lượng (2,7 tỷ USD); NASA với 12,3 tỷ USD (tăng 1,52% so với năm 2015). Hệ thống các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu các nước khác trong nghiên cứu, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong Top 10 trường đại học trên thế giới thì có 8 trường của Hoa Kỳ (Harvard, Stanford, MIT, UC-Berkeley, Princeton, CalTech, Columbia và Chicago) và hai là ở Anh (Cambridge và Oxford). Trong Top 20 trường đại học trên thế giới, 16 đang ở Hoa Kỳ. Hệ thống xếp hạng các trường đại học này được công bố bởi Trung tâm đại học đẳng cấp thế giới - Đại học Giao thông Thượng Hải), sử dụng các chỉ số, bao gồm: số lượng các cựu sinh viên và nhân viên đoạt giải Nobel và giải Fields, số lượng các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất do Thomson Reuters lựa chọn, số lượng các bài báo công bố trên các tạp chí Nature và Science, số lượng các bài báo được lập chỉ mục trong Science Citation Index và hiệu suất bình quân đầu người của một trường đại học. Hơn 1.200 trường đại học được xếp hạng hàng năm và 500 tốt nhất được công bố. Các trường đại học Hoa Kỳ dẫn đầu về chi cho NC&PT bao gồm: Đại học Johns Hopkins (2,169 tỷ USD), Đại học Michigan (1,375 tỷ USD), Đại học Washington (1,193 tỷ USD), Đại học Wisconsin (1,124 tỷ USD), Đại học California (1,076 tỷ USD), Đại học Harvard (1,013 tỷ USD). Về thực hiện NC&PT theo lĩnh vực ở Hoa Kỳ: nghiên cứu cơ bản chiếm 16% (75 tỷ USD), nghiên cứu ứng dụng 20% (87 tỷ USD), và triển khai 64% (291 tỷ USD). Trong nghiên cứu cơ bản, chủ yếu do khu vực hàn lâm thực hiện (56%), nghiên cứu ứng dụng và triển khai chủ yếu do ngành công nghiệp thực hiện với tỷ lệ lần lượt là 61% và 81%. Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của môi trường NC&PT chung mà ở đó Hoa Kỳ đã mất dần vị trí thống trị công nghiệp hoặc công nghệ của mình trong suốt 15 năm qua. Tuy nhiên, hệ thống nghiên cứu hàn lâm của Hoa Kỳ dường như đã phát triển mạnh trở lại trong 5 năm qua, với sự cải thiện tổng thể về xếp hạng. So sánh đầu tư cho NC&PT ở một số nước So sánh tỷ lệ % tổng đầu tư trong nước cho NC&PT tính theo GDP - GERD/GDP của Việt Nam năm 2011 và 2013 (những năm có số liệu), cho thấy, năm 2011 và 2013 tỷ lệ GERD/GDP của Việt Nam chỉ đạt lần lượt 0,19% và 0,37% (Bảng 13), so với lần lượt ở Hàn Quốc là 3,74% và 4,15%, ở Israel (4,02% và 4,15%), Nhật Bản (3,38% và 3,48%), Hoa Kỳ (2,77% và 2,74%), Trung Quốc (1,78% và 1,99%), trung bình OECD (2,33% và 2,37%), trung bình 28 nước EU (1,88% và 1,93%); trong khu vực ASEAN, Singapo (2,15% và 47 2,01%), Thái Lan (0,36% và 0,50%). Như vậy, tỷ lệ % GERD/GDP của Việt Nam rất thấp so với các nước phát triển và thấp so với tốp đầu trong khu vực ASEAN. Có thể nhận thấy, tỷ lệ % GERD/GDP của hầu hết các nước đã và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh ở các nước phát triển nhanh như Israel (từ 4,02% năm 2011 lên 4,25% năm 2015, tỷ lệ cao nhất thế giới), Hàn Quốc (từ 3,74% năm 2011 lên 4,23% năm 2015), Trung Quốc (từ 1,78% năm 2011 lên 2,07% năm 2015, tỷ lệ cao hơn mức trung bình của EU 28). Hầu hết các nước phát triển đều có tỷ lệ GERD/GDP ở mức trên 2%, trong đó có những nước đạt trên 3% như Nhật Bản và các nước Bắc Âu, thậm chí trên 4% như Hàn Quốc và Israel. Bảng 13. Đầu tư cho NC&PT của một số nước (tỷ lệ % đầu tư cho NC&PT tính theo GDP - GERD/GDP) Nước/Khu vực 2011 2012 2013 2014 2015 (Theo tỷ lệ từ cao xuống thấp) Israel 4,02 4,16 4,15 4,27 4,25 Hàn Quốc 3,74 4,03 4,15 4,29 4,23 Nhật Bản 3,38 3,34 3,48 3,59 3,49 Thụy Điển 3,25 3,28 3,31 3,15 3,26 Áo 2,68 2,93 2,97 3,06 3,07 Đài Loan 2,90 2,95 3,00 3,00 3,06 Đan Mạch 2,94 2,98 2,97 2,92 2,96 Phần Lan 3,64 3,42 3,29 3,17 2,90 Đức 2,80 2,87 2,82 2,89 2,87 Hoa Kỳ 2,77 2,71 2,74 2,76 2,79 Bỉ 2,16 2,36 2,44 2,46 2,45 OECD (trung bình) 2,33 2,34 2,37 2,39 2,40 Pháp 2,19 2,23 2,24 2,24 2,23 Trung Quốc 1,78 1,91 1,99 2,02 2,07 EU (trung bình của 28 nước) 1,88 1,92 1,93 1,95 1,95 Anh 1,68 1,61 1,66 1,68 1,70 Singapo 2,15 2,00 2,01 2,20 Italia 1,21 1,27 1,31 1,38 1,33 Canada 1,80 1,79 1,68 1,60 .. Bồ Đào Nha 1,46 1,38 1,33 1,29 1,28 Tây Ban Nha 1,33 1,29 1,27 1,24 1,22 Nga 1,02 1,05 1,06 1,09 1,13 Nam Phi 0,73 0,73 0,73 Malaixia 1,03 1,09 1,26 Thái Lan 0,36 0,50 0,48 Việt Nam 0,19 0,37 Philippin 0,12 0,14 Inđônêxia 0,08 Nguồn: 1. OECD.Sta, 13 Feb 2017; 2. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development 48 Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 3. Global Innovation Index 2012,2013,2014,2015 - WIPO; 4. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS; 5. Mặc dù tỷ lệ GERD/GDP của Việt Nam trong ASEAN chỉ đứng sau Singapo, Malaixia và Thái Lan, nhưng đấy là xét về giá trị tương đối, còn xét về mức chi tuyệt đối thì chi cho NC&PT của Việt Nam (GERD) còn thấp hơn nhiều do GDP của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước này. Chẳng hạn GERD của Thái Lan năm 2013 gấp gần 3 lần của Việt Nam, GERD Malaixia gấp 4 lần, GERD Singapo gấp 5 lần. Nếu so với các nước phát triển thì GERD Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều (Bảng 14). Bảng 14. GERD của một số nước (triệu USD, PPP) Nước 2011 2012 2013 2014 2015 (Theo thứ tự từ cao xuống thấp) Hoa Kỳ 429.792 437.081 457.612 479.358 502.893 Trung Quốc 247.808 292.197 334.135 370.115 408.829 Nhật Bản 148.389 152.326 164.725 170.589 170.082 Đức 95.810 100.490 102.998 110.170 112.808 Hàn Quốc 58.379 64.862 68.368 73.216 74.217 Pháp 53.617 55.098 58.406 59.582 60.868 Anh 38.779 38.490 41.570 44.203 46.297 Nga 35.192 37.911 36.614 39.863 40.522 Italia 26.112 27.420 28.485 30.350 30.126 Canada 25.675 26.279 26.152 25.741 Tây Ban Nha 19.862 19.269 19.300 19.359 19.750 Thụy Điển 13.434 13.970 14.509 14.167 15.299 Bỉ 9.822 11.134 11.852 12.382 12.635 Israel 9.523 10.451 11.445 12.263 13.034 Một số nước ASEAN Singapo 8.360 8.214 8.777 10.067 Malaixia 6.457 7.580 9.680 Thái Lan 3.304 5.207 5.146 Inđônêxia 2.132 Việt Nam 789 1.757 Philippin 638 885 Nguồn: 1. OECD.Sta, 13 Feb 2017; 2. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 3. Global Innovation Index 2012,2013,2014,2015 - WIPO; 4. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS; 49 5. 1.2.3. Đầu tư của doanh nghiệp và chính phủ cho NC&PT Trong các nước phát triển, doanh nghiệp là khu vực chính đầu tư cho NC&PT, chẳng hạn đầu tư cho NC&PT của doanh nghiệp Nhật Bản trong tổng đầu tư cho NC&PT của nước này đạt gần 78%, trong khi tỷ lệ của chính phủ 15%. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc cũng lần lượt là 74% và 23%, Hoa Kỳ là 64% và 24%... Ngay cả Trung Quốc cũng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với tỉ lệ cấp tài chính cho NC&PT từ Chính phủ chỉ còn 21,24%, còn từ doanh nghiệp là 74,73 %. Trong khi ở Việt Nam, năm 2013, Nhà nước là nhà tài trợ chính cho NC&PT (chiếm 56,7 %), doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 42% trong tổng chi. Nhiều nước ASEAN, tỷ lệ chi cho NC&PT của doanh nghiệp trong tổng chi quốc gia cho NC&PT cao hơn khá nhiều so với ở Việt Nam, chẳng hạn Singapo là 54%, Malaixia 55% (Bảng 14). Bảng 14. Tỷ lệ % đầu tư của doanh nghiệp và chính phủ cho NC&PT ở một số nước Nước Số liệu năm Tổng đầu tư cho NC&PT - GERD (triệu USD PPP) Tỷ lệ đầu tư của chính phủ (%) Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp (%) Tỷ lệ đầu tư của các nguồn khác trong nước (%) Tỷ lệ đầu tư của nước ngoài (%) Hoa Kỳ 2015 502.893 24,04 64,15 7,14 4,67 Trung Quốc 2015 408.829 21,26 74,73 3,27 0,74 Nhật Bản 2015 170.082 15,41 77,97 6,14 0,48 Hàn Quốc 2015 74.217 23,66 74,55 1,04 0,75 Đức 2014 112.808 28,85 65,84 0,31 4,99 Pháp 2014 60.868 34,59 55,65 1,97 7,79 Anh 2015 46.297 27,98 48,39 6,04 17,59 Italia 2014 30.126 40,83 46,23 3,61 9,33 Nga 2015 40.522 69,52 26,47 1,36 2,65 Israel 2013 11.445 12,45 37,05 1,25 49,25 Singapo 2014 10.067 37,09 54,10 1,96 6,85 Malaixia 2012 7.580 41,40 55,00 3,60 Thái Lan 2013 5.207 51,30 48,70 1,00 Việt Nam 2013 1.757 56,70 41,80 1,50 Nguồn: 1. 2. Global Innovation Index 2012,2013,2014,2015,2016 - WIPO; 3. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 4. Main Science and Technology Indicators, Data extracted on 15 Jun 2016, OECD.Stat 2015; 5. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS. 50 Đầu tư NC&PT trong một số ngành công nghiệp Tại Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước châu Á, tỷ lệ đầu tư cho NC&PT công nghiệp là lớn nhất trong tổng đầu tư cho NC&PT. NC&PT công nghiệp gắn với các sản phẩm được bán trên thị trường và có nghĩa là để tạo ra lợi nhuận cho tổ chức. Kết quả là, NC&PT công nghiệp đi kèm với nhiều vấn đề kinh tế, lợi nhuận trên vốn đầu tư, thời gian đưa ra thị trường, lợi thế cạnh tranh, độ tin cậy, bằng sáng chế, qui trình, cân nhắc sản xuất và các khía cạnh khác. Đầu tư NC&PT công nghiệp thường được coi là một chi phí kinh doanh và có thể được khấu trừ trên các hình thức cân đối kế toán và thuế của một công ty tại Hoa Kỳ khi Quốc hội nước này đã đưa ra luật về tín dụng thuế NC&PT. Có rất nhiều ngành công nghiệp, trong đó NC&PT được coi là một thành phần mạnh và cần thiết trong việc phát triển các sản phẩm mới và hàng trăm tỷ USD được đầu tư cho NC&PT để thực hiện những mục tiêu đó. Sáu ngành công nghiệp toàn cầu có đầu tư NC&PT được đề cập dưới đây: Khoa học sự sống; Các hệ thống hàng không vũ trụ và quốc phòng; Vật liệu và hóa chất tiên tiến; CNTT- TT; Các hệ thống giao thông vận tải và tự động; và Các hệ thống năng lượng. Sáu ngành công nghiệp này chiếm hơn một nửa tổng số đầu tư cho NC&PT công nghiệp trên thế giới, và đó là những ngành công nghiệp rất năng động, sáng tạo, và quy tự các công ty tăng trưởng cao và nhiều lợi nhuận. Trong 15 năm qua, đã có những thay đổi lớn trong từng ngành công nghiệp này Khoa học sự sống Ngành công nghiệp khoa học sự sống và CNTT-TT là hai ngành công nghiệp công nghệ cao lớn nhất ở quy mô toàn cầu. Ngành công nghiệp khoa học sự sống bao gồm dược phẩm, công nghệ sinh học, dụng cụ và thiết bị y tế, khoa học sinh học nông nghiệp và động vật, nghiên cứu thương mại và thử nghiệm. Tuy nhiên, NC&PT trong lĩnh vực dược phẩm sinh học đứng đầu các hoạt động của ngành công nghiệp khoa học sự sống, chiếm khoảng 85% tổng chi tiêu NC&PT của ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp này rất phức tạp với liên tục các hoạt động mua bán và sáp nhập, và mang nhiều đặng trưng cơ bản như cơ sở hạ tầng pháp lý rất rộng, nền tảng công nghệ chưa trưởng thành, lực lượng lao động có tay nghề cao và đào tạo tốn kém, lợi nhuận cao. NC&PT dược phẩm đòi hỏi quy trình tinh vi và cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn. Chi phí để phát triển một loại thuốc mới tiếp tục tăng (thường là hơn 1 tỷ USD cho mỗi dược phẩm chứa thực thể/chất hóa học mới (NCE), và quá trình phát triển cũng rất tốn thời gian (từ 9 - 12 năm, bao gồm cả các chương trình thử nghiệm lâm sàng). Đối với thị trường NC&PT trong khoa học sự sống toàn cầu, các chuyên gia ước tính chi tiêu cho NC&PT ngành này năm 2016 đạt tổng cộng 169,3 tỷ USD, và tăng 0,6% cho riêng ngành này ở Hoa Kỳ năm 2016 để đạt 71,1 tỷ USD. Năm 2015, đầu tư cho NC&PT trong khoa học sự sống toàn cầu đạt 166,3 tỷ USD, riêng của Hoa Kỳ là 70,7 tỷ USD, so với năm 51 2014 lần lượt là 166,8 tỷ USD và 71,7 tỷ USD. Nhìn chung, việc làm trong NC&PT khoa học sự sống ở Hoa Kỳ đã giảm trong vài năm qua, có thể do liên bang tài trợ NC&PT cho Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã không tăng kể từ năm 2002. Một nghiên cứu của NIH cho thấy rằng từ 500 - 1.000 nhà nghiên cứu của NIH đã bỏ ngành công nghiệp này chỉ trong một năm do lo ngại vấn đề tài trợ NIH. NC&PT hàng không vũ trụ/quốc phòng Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ/quốc phòng của Hoa Kỳ bao gồm nhiều bên tham gia và nhà cung cấp cho Bộ Quốc phòng, như Boeing, Lockheed Martin, Northrop Grumman, Raytheon, General Electric, United Technologies (Pratt & Whitney), Rolls Royce, BAE (British Aerospace), Thales và EADS (Airbus). Các nhà cung cấp này cũng phục vụ các khách hàng khác. Đối với năm 2016, các chuyên gia cho rằng đầu tư NC&PT trong ngành này trên toàn thế giới tăng 2% để đạt 30,4 tỷ USD, trong khi tỷ lệ tăng ở Hoa Kỳ khoảng 1,4% lên 14,3 tỷ USD. Năm 2015, tổng đầu tư cho NC&PT trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ/quốc phòng đạt 29,8 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2014), con số này ở Hoa Kỳ khoảng 14,1 tỷ USD (tăng 0,7 tỷ USD so với năm 2014). Trong vài năm qua, một số chương trình vũ khí lớn đã hồi phục ở ngành này, sau nhiều năm tăng trưởng chậm hoặc do sự khan hiếm của các chương trình quân sự. Nhu cầu hàng không thương mại được cho là sẽ gia tăng trong tương lai gần cũng tiếp sức cho sự tăng trưởng trong ngành này. Vật liệu và hóa chất tiên tiến NC&PT về vật liệu và hóa chất tiên tiến bao gồm nghiên cứu hóa chất cơ bản, các chất xúc tác, polyme, kim loại, gốm sứ và vật liệu nano. Phát triển các phiên bản chuyên dụng của các tài liệu này là điều cần thiết cho sự phát triển của sản phẩm mới bao gồm sơn, polyme, các loại thực phẩm, chất kết dính, năng lượng và kim loại. NC&PT trong lĩnh vực này đạt 44,4 tỷ USD, riêng ở Hoa Kỳ đạt 12 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới trong việc phát triển công nghệ vật liệu, tiếp theo là các nước Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực này như 3M Co. (1,2 tỷ USD hàng năm), Dow Chemical (1.3 tỷ USD, BASF (2,2 tỷ USD) và DuPont (2,1 tỷ USD). Các công ty Hoa Kỳ có mức đầu tư cho NC&PT/doanh thu đạt tỷ lệ từ 2,5-6%, trong khi Sumitomo Chemical đạt tới 7,0%, và Bayer AG 7,75%. Công nghệ nano tiếp tục đặt trọng tâm vào vật liệu nano, với những số tiền liên bang tài trợ lớn ở Hoa Kỳ, khoảng 1,5 tỷ USD. Việc hoàn vốn cho nghiên cứu trong lĩnh vực này là nhanh chóng, và kết quả được nhìn thấy rõ trong các lĩnh vực như vật liệu tổng hợp mới cho các ứng dụng hàng không vũ trụ, các phản ứng hóa học nhanh hơn và an toàn hơn (với các chất xúc tác mới) trong các quá trình sản xuất khác nhau và các lớp phủ bền hơn và cho các ứng dụng ô tô. CNTT-TT CNTT-TT là lĩnh vực thu hút đầu tư NC&PT hàng đầu toàn cầu trong nhiều năm qua. 52 Theo người đồng sáng lập Intel, Gordon Moore - người đã tạo ra "Định luật Moore" 50 năm trước, có sự phát triển liên tục của các thiết bị bán dẫn có kích thước ngày càng được nén nhỏ lại và đồng thời gia tăng hiệu suất. Các tập đoàn lớn như Intel, Microsoft, Google, Cisco, IBM và một loạt các công ty khác đã dựa trên cơ sở này và đều thành đạt. Các cuộc cách mạng không ngừng trong lĩnh vực này đã tạo ra các thiết bị mới và khả năng làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Để duy trì sự tăng trưởng này năm 2016, chi tiêu NC&PT toàn cầu cho CNTT-TT ước tăng 5,5% để đạt tổng cộng 204,5 tỷ USD, riêng Hoa Kỳ được dự báo cũng tăng 5,5% để đạt 118,6 tỷ USD. Là một hãng đi đầu trong ngành công nghiệp này, IBM đã đầu tư lớn vào NC&PT (khoảng 5,3 tỷ USD năm 2016, so với 5,6 tỷ USD năm 2014) với máy tính, dịch vụ phần mềm và một loạt các phòng thí nghiệm nghiên trên thế giới và đó cũng là những nơi quy tụ nhiều người đoạt giải Nobel. Những sản phẩm dựa trên NC&PT đã phát triển vượt bậc bởi các hãng lớn như Google, Apple và Samsung. Intel gần đây đã phát triển thịnh vượng. Nó là tập đoàn lớn thứ ba đầu tư vào NC&PT, sau Volkswagen và Microsoft. Intel có thể tăng cường NC&PT từ 1,5 tỷ USD năm 2014 lên 13,5 tỷ USD năm 2016, vượt con số dự báo 13,3 tỷ USD của Microsoft (tăng so với 11,7 tỷ USD năm 2014). NC&PT của Intel chiếm 22% doanh thu, trong khi của Microsoft là 13% và IBM là 5,6%. Ngành công nghiệp ô tô đang trong quá trình chuyển đổi Rất ít các ngành công nghiệp có nhiều thay đổi trong năm qua như ngành công nghiệp ô tô. Volkswagen (VW), hãng chi lớn nhất hiện nay cho NC&PT và cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới), đang vật lộn để vượt qua một cơn bão tranh cãi về giả mạo các giao thức thử nghiệm môi trường có thể khiến công ty này thiệt hại 80 tỷ USD trong chỉnh sửa sản phẩm, tiền phạt và các vụ kiện để khắc phục sự cố. VW chi tiêu cho NC&PT 14,0 tỷ USD năm 2014. Những thay đổi khác xảy ra trong năm qua bao gồm việc NC&PT nhanh chóng và nhiều bất ngờ về xe ô tô tự lái; sự xuất hiện của những chiếc xe điện có thể thay thế một phần đáng kể các loại xe dùng nhiên liệu hóa thạch trong một thời gian tương đối ngắn; và sự giảm giá nhiên liệu hóa thạch. Tất cả những thay đổi này đang khiến cho các phòng thí nghiệm NC&PT tại các nhà sản xuất ô tô bận rộn. Thật vậy, sự phục hồi kinh tế vẫn tiếp tục cũng đã thúc đẩy sự bùng nổ trong doanh số bán ô tô. Kết quả là dự báo ngành công nghiệp ô tô toàn cầu có thể tăng chi tiêu NC&PT năm 2016 ỏ mức 3,0% để đạt đến 94,2 tỷ USD, trong khi chi tiêu NC&PT cho lĩnh vực này ở Hoa Kỳ có thể đạt 39,6 tỷ USD năm 2016. Năm 2015, ước tính ngành công nghiệp ô tô toàn cầu chi cho NC&PT đạt 91,5 tỷ USD (so với 87,5 tỷ USD năm 2014), trong đó ngành này ở Hoa Kỳ chi 37,5 tỷ USD (so với 35 tỷ USD năm 2014). Hầu hết các nhà sản xuất ô tô được dự báo sẽ có kế hoạch chi NC&PT ổn định nhất, như Toyota, GM, Ford, Daimler, Nissan và Honda, đây là những công ty có mức đầu tư NC&PT đạt từ 4 đến 8 tỷ USD và trong Top 30 công ty hàng đầu thế giới về đầu tư NC&PT. 53 Các cuộc cách mạng xe điện và chuyển đổi nhiên liệu đã được thúc đẩy chủ yếu bởi sự thành công của Tesla (Tesla Motors), Prius của Toyota, Chevrolet Volt và Nissan Leaf. Thật vậy, xe điện hybrid đã trở thành một phân khúc thị trường mạnh, kể cả loại xe SUV với các thương hiệu sang trọng, với riêng các điểm đỗ xe chuyên dụng trong nhà để xe công cộng. Mẫu xe Tesla là một chiếc xe hiệu suất cao có khả năng đạt và vượt tốc độ xe truyền thống, thậm chí là những chiếc xe như Bugati Veyron, Chevrolet Corvette. Trong khi vẫn còn khá đắt, nhưng Tesla Motors cung cấp cho người tiêu dùng với một cái nhìn khác biệt về tương lai. Các kỹ sư của Tesla Motors tiếp tục phát triển công nghệ với hiệu suất tốt hơn và cải thiện công nghệ pin. Tesla Motors đã tạo ra một cơ sở hạ tầng để sạc pin xe của hãng trên toàn nước Hoa Kỳ. Mặc dù lỗ hàng ngàn USD trên mỗi chiếc xe làm ra, nhưng Tesla Motors vẫn tiếp tục tăng số lượng xe, và đang xây dựng một nhà máy sản xuất pin trị giá 5 tỷ USD ở Nevada, nhằm cung cấp cho hãng và các công ty ô tô khác. Tesla Motors đã tăng cường NC&PT từ 464 triệu USD năm 2014 lên khoảng 695 triệu USD năm 2016. Ngành công nghiệp năng lượng 25 năm trước đây, các chuyên gia đã dự báo nhiên liệu hóa thạch sẽ ngày càng đắt đỏ, nhưng hiện nay lại có sự dư thừa dầu trên thị trường thế giới, giá xăng đã ở mức cách đây 25 năm, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Hoa Kỳ xuất khẩu dầu đá phiến và mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc không cao như dự đoán. Các công ty dầu mỏ lớn như Exxon, Chevron, Dutch Shell, Total và BP đang gặp khó khăn về kinh tế khi giá dầu không ở mức 100 USD/thùng. Để củng cố nền kinh tế đang gặp khó khăn, Nga và nhiều nước tiếp tục sản xuất khối lượng kỷ lục gần (và ở mức giá thấp). Tất cả điều này không ảnh hưởng đến nhiều đến số tiền đầu tư vào NC&PT năng lượng. Trong lịch sử, các công ty năng lượng đầu tư một phần tương đối nhỏ của doanh thu (0,3%) và NC&PT. Do vậy, có thể lượng đầu tư NC&PT toàn cầu trong ngành công nghiệp năng lượng tăng nhẹ 1,8% năm 2016 để đạt 23 tỷ USD (so với 22,6 tỷ USD năm 2015 và 21,9 tỷ USD năm 2014). Tại Hoa Kỳ, các khoản đầu tư NC&PT năng lượng được dự kiến tăng 4,0%, đạt 7,8 tỷ USD (so với 7,5 tỷ USD năm 2015 và 7,4 tỷ USD năm 2014) năm 2016. Với tầm nhìn dài hạn lạc quan hơn, PetroChina (Trung Quốc) đã trở thành hãng đi đầu trong ngành công nghiệp năng lượng và các chuyên gia cho rằng hãng này tăng chi tiêu NC&PT từ 2,1 tỷ USD năm 2014 lên 2,2 tỷ USD năm 2016. Total (Pháp), China Petroleum & Chemical (Trung Quốc), Petrobras Argentina, và Chevron cũng tăng chi tiêu NC&PT của họ. Về NC&PT trong lĩnh vực năng lượng mới, công nghệ năng lượng mặt trời vẫn là một lĩnh vực tương đối nhỏ của toàn ngành công nghiệp năng lượng. Các doanh nghiệp công nghệ năng lượng mặt trời cũng tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp khác như trong lĩnh vực lọc dầu. Tuy nhiên, hầu hết các công ty năng lượng nhỏ được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương lai và sẽ phải tăng chi tiêu NC&PT của họ. Pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển đổi điện năng và phần cứng liên quan tiếp tục được cải thiện trong hiệu suất tổng thể, đồng thời giá 54 cũng giảm nhẹ, tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn. Thị trường pin quang điện tăng trưởng chủ yếu nhờ sự gia tăng lắp đặt hệ thống pin mặt trời trong các tòa nhà công nghiệp. Càng ngày, các tổ chức chính phủ càng yêu cầu việc xây dựng các tòa nhà công cộng mới phải có hệ thống khai thác được năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời. Tín dụng NC&PT năng lượng tái tạo cũng được đưa ra từ một số tổ chức chính phủ, để bù đắp một phần chi phí mua và lắp đặt các hệ thống này. Các tua bin điện gió tiếp tục được lắp đặt với mức tăng trưởng ổn định, chủ yếu là với các công nghệ được cải thiện. KẾT LUẬN Thông qua các báo cáo về dự báo kinh tế thế giới năm 2017 của các tổ chức quốc tế có uy tín, có thể nhận thấy điểm chung là kinh tế toàn cầu năm 2017 sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2016, nhờ những tín hiệu của nhu cầu tăng mạnh và các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa có khả năng phục hồi tăng trưởng, giá dầu và hàng hóa thế giới đang dần hồi phục, cũng như tình hình kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được cải thiện. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng chậm, đầu tư yếu, suy giảm thương mại và suy giảm tăng trưởng năng suất. Tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế phát triển sẽ được cải thiện một chút trong năm 2017, nhưng “những cơn gió ngược” phát sinh từ đầu tư yếu kém và sự không chắc chắn trong chính sách sẽ tiếp tục hạn chế hoạt động kinh tế. Tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm 2017 và cả 2018 sẽ cao hơn so với năm ngoái. Đặc biệt, đối với các nước mới nổi và đang phát triển ở châu Á, triển vọng tăng trưởng tốt nhất, có thể đạt 6,4% năm 2017. Các dự báo đều nhìn nhận các nước đang phát triển tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, chiếm khoảng 60% tăng trưởng GDP toàn cầu trong các năm 2016-18. Đông và Nam Á vẫn là khu vực năng động nhất thế giới, được hưởng lợi từ nhu cầu trong nước mạnh và chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ. Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, trong số các tổ chức dự báo, WB là lạc quan nhất khi cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể đạt 2,7% năm 2017 (so với mức mà họ ước tính 2,3% năm 2016). Nếu việc triển khai toàn diện các đề xuất cắt giảm thuế của chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump được thực hiện thì sẽ giúp tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đạt mức cao hơn. Ngoài ra, sự tăng trưởng khả quan của Hoa Kỳ còn nhờ tăng trưởng trong các ngành công nghiệp chế tạo và tăng đầu tư bắt đầu tăng tốc sau khi đã vượt qua năm 2016 yếu kém. Nền kinh tế Hoa Kỳ giữ vai trò vô cùng lớn trong nền kinh tế toàn cầu, chính sách tài khoá kích thích tăng trưởng tại Hoa Kỳ sẽ kích thích tăng trưởng tại nước này và trên thế giới trong ngắn hạn, nhưng các thay đổi chính sách thương mại và các chính sách khác lại có tác động ngược lại. 55 Theo WB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017 có thể đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, cao hơn Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo là cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước đang phát triển, cũng như mức trung bình của thế giới. Trong thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng của chúng ta, việc tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ chi cho NC&PT là điều cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Điều đã được khẳng định là sự thay đổi công nghệ đang được đẩy nhanh và nếu không có các công cụ, tri thức và chuyên môn để nắm bắt những thay đổi, thì một quốc gia sẽ nhanh chóng tụt hậu phía sau những nước đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng cần lưu ý là những ảnh hưởng lâu dài của chi cho NC&PT và mối quan hệ gần gũi của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia như Trung Quốc và khu vực EU đã thiết lập các mục tiêu dài hạn về tỷ lệ chi cho NC&PT/GDP. Tình hình tăng trưởng kinh tế được coi là có tác động trực tiếp tới chi cho NC&PT. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ chi cao cho NC&PT và tỷ lệ tăng trưởng NC&PT thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, điển hình nhất là ở Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng chi cho NC&PT từ hơn một thập kỷ nay luôn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP, thậm chí tỷ lệ tăng trưởng chi cho NC&PT luôn ở mức 2 con số trong hàng thập kỷ qua. Tình hình đầu tư cho NC&PT của một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước EU vẫn nổi bật toàn cầu và đang giữ một vai trò dẫn dắt đầu tư cho NC&PT của thế giới. Riêng đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ chiếm tới 26% đầu tư cho NC&PT toàn cầu, tỷ lệ này của Trung Quốc cũng tăng nhanh và hiện đạt 21%, Nhật Bản (8,6%). Những thành quả của đầu tư cho NC&PT là hoàn thiện hoặc tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh mới cũng như việc làm mới. Các ngành công nghiệp thâm dụng tri thức và công nghệ (KTI) có liên quan mật thiết với NC&PT chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh tế cũng như trong đóng góp vào GDP. Các ngành công nghiệp KTI chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu năm 2014, so với tỷ lệ 27% năm 2012. Tỷ trọng KTI trong các nền kinh tế phát triển cao hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là do các dịch vụ KI trong các nền kinh tế phát triển nhiều hơn. Xu hướng sản xuất sản phẩm công nghệ cao (HT), đặc biệt là hàng điện tử, CNTT đã và đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và mới nổi ở châu Á, nhất là khu vực ASEAN. Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, chiếm lần lượt 29% và 27% thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp sản xuất HT. Khối lượng xuất khẩu sản phẩm HT toàn cầu (2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2014), chủ yếu là các sản phẩm CNTT, máy tính và bán dẫn chiếm 1,3 nghìn tỷ USD. Xuất khẩu sản phẩm HT của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các nước đang phát triển, tăng từ ít hơn 1,5 tỷ USD năm 2005 lên 39 tỷ USD năm 2014, tăng gấp 26 lần trong 10 năm, và có đóng góp không nhỏ vào GDP. Việt Nam đã trở thành một địa điểm chi phí thấp cho lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm 56 CNTT khác, với một số công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nơi có chi phí lao động cao hơn, để sản xuất tại Việt Nam. Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của NC&PT trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc gia và quốc tế. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, nhưng chi cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Các chuyên gia đều thừa nhận, dù NC&PT không phải là một công cụ có thể nhanh chóng kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và chi cần thiết cho NC&PT thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai. KH&CN, thông qua yếu tố TFP, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ KTI, có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Biên soạn: ThS. Phùng Anh Tiến CN. Nguyễn Thu Trang Tài liệu tham khảo chính 1. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 2. Global Economic Prospects, 1/2017, WB; 3. Main Science and Technology Indicators, OECD, 1/2017; 4. Main Science and Technology Indicators, Data extracted on 15 Jun 2016, OECD.Stat 2015; 5. Productivity Databook 2016, APO; 6. Science and Engineering Indicators 2016; 7. The Global Innovation Index 2016, WIPO; 8. World Economic Outlook, 1/2017, IMF; 9. World Economic Situation and Prospects 2017, 17/1/2017, UN. 10. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS. 11. 2016, 2017 Global Funding Forecast - R&D Magazine;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_khoa_hoc_va_cong_nghe_trong_nen_kinh_te_va_du_bao_k.pdf