2.2.2. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Giống giám đốc thẩm
2.2.3. Thủ tục kháng nghị
2.2.3.1. Thời hạn kháng nghị
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định tại BLTTDS (Điều 308 BLTTDS).
2.2.3.2. Trình tự ra quyết định kháng nghị
Tương tự như trình tự ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, các Tòa chuyên trách (Tòa dân sự, kinh tế, lao động) khi phát hiện có các căn cứ quy định tại Điều 305 BLTTDS thì làm tờ trình báo cáo người có quyền để ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
2.3. Phiên tòa tái thẩm.
Tình tự phiên tòa, tương tự giám đốc thẩm.
Điều 309 quy định: Hội đồng tái thẩm có các quyền:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có HLPL
- Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do BLTTDS quy định.
- Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL và đình chỉ giải quyết vụ án.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu luật tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những trường hợp được miễn án phí nói trên, người có khó khăn về kinh tế có thể được toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng án phí và có thể được toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ án phí.Khó khăn về kinh tế của đương sự phải là những khó khăn thực sự, phải được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội nơi họ cư trú hoặc làm việc chứng nhận. Toà án chỉ quyết định việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí hay miễn nộp tiền án phí cho đương sự khi đã xác minh kỹ hoàn cảnh kinh tế của đương sự và có đủ căn cứ để xác định đương sự có khó khăn về kinh tế nên không thể nộp tiền tạm ứng án phí được.Trường hợp viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm. Nếu viện kiểm sát kháng nghị, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung kháng cáo theo thủ tục thúc phẩm thì cũng không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm và án phí phúc thẩm.2. Lệ phí và các chi phí tố tụng khácĐọc Nghị định 70/CP 12/06/1997.CHƯƠNG VII. KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN1. Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự1.1. Khái niệmTheo Điều 161 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như công nhận quyền dân sự, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại.Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước, Điều 162 qui định:- Cơ quan về dân số, gia đình, trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định.- Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định.- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.Vậy, khởi kiện vụ án dân sự là quyền của cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Toà án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, tập thể hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc bị vi phạm.1.2. Những người có quyền khởi kiện vụ án dân sựNhững người có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức. Quyền khởi kiện của các chủ thể này gắn liền gắn liền với năng lực chủ thể của họ thông qua năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS.- Cá nhân là con người cụ thể, không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam ở trong nước hay người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam đều có quyền khởi kiện, nhưng họ phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tuy nhiên họ phải có năng lực hành vi dân sự. Người có đủ năng lực về hành vi dân sự là người đủ 18 tuổi trở lên, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.Người chưa đủ năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 16 tuổi, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không trực tiếp tham gia khởi kiện mà do người đại diện, hoặc người giám hộ (quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự) theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện vụ án dân sự.Đối với trường hợp pháp luật có quy định khác (được quy định tại khoản 3 điều 57 Bộ luật Tố tụng Dân sự), cụ thể như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại khoản 1 Điều 9: Nữ từ 18 tuổi trở lên là có quyền kết hôn, như vậy có thể hiểu là người phụ nữ tròn 17 tuổi + 1 ngày là được kết hôn vì Luật không quy định 18 tuổi tròn, nên 17 tuổi 1 ngày là người phụ nữ đã bước sang tuổi 18, vì vậy họ được coi là người có đủ năng lực hành vi trong vụ án hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 27 và những yêu cầu về hôn nhân gia đình thuộc Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự mà không cần phải có người đại diện hợp pháp cho họ.- Cơ quan có quyền khởi kiện không phân biệt là cơ quan nước ngoài hay cơ quan của Việt Nam, cơ quan có thể bao gồm: Cơ quan Nhà nước, cơ quan dân số, gia đình trẻ em, các cơ quan quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực như thuế, môi trường, các cấp chính quyền (Uỷ ban nhân dân), các cơ quan Bộ, ngang Bộ tuy nhiên các cơ quan Nhà nước phải có tư cách pháp nhân mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự. 1.3. Phạm vi khởi kiệnĐiều 163 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về phạm vi khởi kiện vụ án dân sự như sau:- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.- Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác.- Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các Điều 25, 27, 29, 31 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.1.4. Hình thức khởi kiệnCá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự phải làm đơn khởi kiện (điều 164). 1.5. Hồ sơ khởi kiệnVụ án dân sự phát sinh kể từ khi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn và những tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, đồng thời kèm theo là việc họ phải chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.2. Thủ tục thụ lý vụ án2.1. Khái niệmĐiểu 167: Toà án phải có trách nhiệm nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp bằng cách trực tiếp tại Toà án hoặc nộp thông qua bưu điện, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn 5 ngày làm việc thì Toà án phải tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.Vì vậy, việc Toà án nhận đơn khởi kiện cùng các chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện và vào sổ để giải quyết gọi là thụ lý vụ án.2.2. Nhận hồ sơ khởi kiệnToà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. (điều 167).Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải có một trong các quyết định sau đây:- Tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.- Chuyển đơn kiện cho tòa án khác nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.Điều 171: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xem xét các điều kiện thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, trong thông báo cần phải dự tính số tiền tạm ứng án phí phải nộp để họ đến Cơ quan thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí.Tòa án thụ lý vụ án khi đương sự xuất trình biên lai nộp tạm ứng án phí hoặc thụ ly ngay nếu họ thuộc trường hợp được miễn án phí, miễn nộp tạm ứng án phí.2.3. Trả lại đơn khởi kiệnToà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp:- Thời hiệu khởi kiện đã hết ;- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại Điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật tố tụng dân sự.- Toà án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp Toà án đã thông báo cho người khởi kiện về số tiền tạm ứng án phí mà trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.- Toà án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện;- Toà án trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo khi đơn khởi kiện không đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự, mà Toà án đã yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, nhưng họ không sửa đổi, không bổ sung đơn khởi kiện. Đối với trường hợp này cần lưu ý: trước khi trả lại đơn khởi kiện Toà án phải thông báo để đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và phải quy định một khoảng thời gian không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt thì Toà án có thể gia hạn thêm nhưng không quá 15 ngày trong lần tiếp theo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.2.4. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiệnĐiều 1693. Những thủ tục sau khi thụ lý3.1. Phân công thẩm phán giải quyết vụ ánĐiều 172:1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án.2. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu3.2. Thông báo việc thụ lý vụ ánSau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn ba ngày làm việc Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đồng thời Toà án cũng phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án. Nội dung của thông báo được quy định tại điều 174.2.4. Những quy định về thủ tục phản tố của bị đơn4.1. Quyền phản tố của bị đơnTrong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng về yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Toà án giải quyết (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn), thì đây là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn.Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn chỉ được Toà án chấp nhận trong các trường hợp sau đây:- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.- Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì không có căn cứ.- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.4.2. Thủ tục phản tốThủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện tương tự như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn được quy định ở Điều 164, 165, 166, 167, 168, 169 và 170. Trong trường hợp Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn để giải quyết trong cùng một vụ án, thì ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đó được xác định như sau:- Trường hợp bị đơn được miễn nộp hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn cùng các chứng cứ kèm theo.- Trường hợp bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.- Trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:+ Là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố hoặc đơn về yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn nộp hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.+ Là ngày người nộp cuối cùng cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phíChương này cần đọc kỹ NQ 01/2005 và NQ 02/2006 của HĐTP TANDTCCHƯƠNG VIII. CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM1. Thời hạn chuẩn bị xét xửĐiều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự. 2. Hoà giải các bên đương sự2.1. Khái niệm và vai trò của hoà giải trong thủ tục giải quyết vụ án dân sựHoà giải các bên đương sự trong vụ án dân sự là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng phát sinh giữa họ dưới sự hỗ trợ của Toà án.Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, hoà giải, một mặt, là quyền của các bên đương sự, mặt khác, là nghĩa vụ bắt buộc của Toà án. Điều 10 quy định: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Còn theo Điều 180 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được.Vai trò, ý nghĩa của hòa giải, xin xem lại phần nguyên tắc.2.2. Phạm vi hòa giảiPhần lớn các tranh chấp dân sự đều có thể tiến hành hoà giải các bên đương sự. Tuy vậy, theo Điều 181 thì Toà án không tiến hành hoà giải các vụ án dân sự sau đây:Thứ nhất, các vụ án dân sự phát sinh từ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Ngoại lệ: tòa án vẫn có thể hòa giải việc ngân hàng quốc doanh đòi nợ xấu là các khoản cho vay theo chương trình xóa đói, giảm nghèo. Những nội dung về giảm lãi suất, lùi thời hạn trả nợ vẫn có thể được hòa giải.Thứ hai, Toà án không hoà giải những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của đã hướng dẫn là: Toà án không được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu thì Toà án phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó. Tuy hướng dẫn này không hoàn toàn đúng với quy định của nhưng lại phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử.2.3. Nguyên tắc hoà giảiXem điều 180 2.4. Thủ tục tiến hành hoà giảiĐể hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải (điều 183).Phiên hoà giải được tiến hành với thành phần gồm: Điều 184.Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.Các diễn biến tại phiên hoà giải được ghi vào biên bản hoà giải. Biên bản hoà giải phải có các nội dung: Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; địa điểm tiến hành phiên hoà giải; thành phần tham gia phiên hoà giải; ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận.Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.Nếu các bên đương sự không đạt được phương án hòa giải hoặc phương án hòa giải giữa các đương sự không được Tòa án công nhận thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử. Quyết định này kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải thực hiện các công việc cần thiết để mở phiên toà xét xử sơ thẩm.3. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ ánTạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Toà án tạm ngừng các hoạt động tố tụng trong một khoảng thời gian nào đó và khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp được quy định tại Điều 189.Ngoài các căn cứ tạm đình chỉ quy định tại Điều 189 thì Luật phá sản năm 2003 còn quy định thêm về một căn cứ tạm đình chỉ do đã có Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án dân sự (Khoản 2 Điều 27 Luật phá sản năm 2003).Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải đó nêu rõ lý do tạm đình chỉ. Trước khi mở phiên toà thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, còn tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định đó. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, Toà án phải thông báo cho các bên đương sự biết. Quyết định tạm đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.Khi vụ án dân sự bị tạm đình chỉ thì Toà án không xoá tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn.4. Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sựĐình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Toà án chấm dứt hoàn toàn hoạt động tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án. Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo các trường hợp được quy định tại Điều 192-Sau khi đình chỉ giải quyết vụ án Toà án xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện được quy đinh tại điều 168.Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự phải ghi rõ tên Toà án ra quyết định, số thụ lý vụ án dân sự, ngày tháng năm thụ lý, tên nguyên đơn, bị đơn, lý do đình chỉ, quyết định về án phí và quyền kháng cáo, kháng nghị của các đương sự.Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự phải được thông báo hợp lệ cho các đương sự và Viện kiểm sát nhân dân. Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị, trừ trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ do người khởi kiện rút đơn kiện.Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ trên cơ sở các căn cứ sau đây:- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;- Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 192 của thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 192 của thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.5. Quyết định đưa vụ án ra xét xửXem điều 195.6. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiĐọc Chương VIII và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.CHƯƠNG IX. PHIÊN TÒA SƠ THẨM1. Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm1.1. Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩmĐiều 196 1.3. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tụcNgoài yêu cầu nêu trên, còn quy định phiên tòa sơ thẩm dân sự phải được tiến hành theo phương thức xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục (Điều 197).Thực hiện việc xét xử trực tiếp và bằng lời nói nhằm bảo đảm cho Tòa án thẩm định và xác minh được đầy đủ, chính xác các tài liệu, chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàn diện. Việc xét xử ở phiên tòa phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc trừ trường hợp không thể tham gia xét xử được phải thay đổi.Trong trường hợp đặc biệt do BLTTDS quy định thì việc xét xử có thể tạm ngừng không quá 5 ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án được tiếp tục (khoản 2 Điều 197). Sở dĩ BLTTDS quy định việc xét xử bằng lời nói và phải được tiến hành liên tục là nhằm bảo đảm cho Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng dễ dàng nhớ được các tình tiết của vụ án và giải quyết được dứt điểm từng vụ. Tòa án phải xét xử xong từng vụ án một rồi mới được xét xử đến vụ án khác, không được làm thủ tục khai mạc phiên tòa chung cho nhiều vụ án, hoặc tuyên án cùng một lúc cho nhiều vụ án.1.4. Hội đồng xét xử sơ thẩm1.4.1. Thành phần Hội đồng xét xửTheo quy định của BLTTDS tại Điều 52, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba Hội thẩm.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển mọi hoạt động tại phiên tòa từ lúc khai mạc cho đến khi Tuyên án, đặc biệt là phần điều hành trong thủ tục hỏi, tranh luận, nghị án, tuyên án và giữ gìn trật tự, kỷ cương tại phiên tòa. 1.4.2. Thay thế thành viên Hội đồng xét xửTrong quá trình xét xử, nếu có một thành viên nào của hội đồng vì một lý do đặc biệt, không thể tham gia xét xử vụ án được nữa, thì BLTTDS quy định việc thay thế thành viên đó như sau:- Trong trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án, nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này thay thế và được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa ngay từ đầu.Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.- Trong trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi chủ tọa mà không có Thẩm phán để thay thế, thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.1.5. Những người tham gia phiên tòaTheo quy định của BLTTDS từ các Điều 199 đến Điều 207, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có:Nguyên đơn, bị đơn, người đại diện của họ, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và Kiểm sát viên (trong trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa).1.6. Hoãn phiên tòa1.6.1. Những trường hợp hoãn phiên tòaVì tính chất quan trọng của sự tham gia tố tụng tại phiên tòa của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng, BLTTDS quy định Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:- Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án như quy định tại khoản 2 Điều 51 ; vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế như quy định tại Điều 207.- Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng như quy định tại các Điều 199, 200, 201 và 203.- Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch mà không có người khác thay thế như quy định tại khoản 2 Điều 72 hoặc khi Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại theo quy định tại khoản 4 Điều 230. Cũng có ý kiến cho rằng, trường hợp xảy ra như quy định tại khoản 4 Điều 230 thì phải quy định là tạm ngừng phiên tòa mới chuẩn xác.- Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử như quy định tại khoản 2 Điều 206.- Trường hợp người làm chứng, người giám định vắng mặt thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử như quy định tại Điều 204 và Điều 205.Ngoài 5 trường hợp phải hoãn phiên tòa để triệu tập lại như đã nêu trên, BLTTDS quy định tại Điều 202 cho phép Tòa án xét xử trong các trường hợp sau đây, mặc dù vẫn vắng mặt những người cần triệu tập. Những trường hợp đó bao gồm:- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa.- Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên sự khuyết thay thế như quy định tại khoản 2 Điều 207.Ngoài ba trường hợp cho phép Tòa án mở phiên tòa để xét xử như đã nêu trên, BLTTDS còn quy định tại Điều 199 và Điều 201 những trường hợp Tòa án được phép ra quyết định thì chỉ giải quyết đối với các yêu cầu của đương sự trong vụ án như sau:- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Sau này họ có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu vẫn còn.- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu nguyên đơn, bị đơn đồng ý. Sau này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập này, nếu thời hiệu vẫn còn.1.6.2. Thời hạn hoãn phiên tòaViệc hoãn phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định khi phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch hoặc do sự vắng mặt của các bên đương sự, những người tham gia tố tụng khác hoặc các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205, 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.1.6.3. Quyết định hoãn phiên tòaHội đồng xét xử có quyền quyết định hoãn phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa phải được lập thành văn bản và có các nội dung được quy định tại Điều 208.Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.2. Thủ tục phiên tòa2.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa2.1.1. Khai mạc phiên tòaKhai mạc phiên tòa là một thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi Hội đồng xét xử tiến hành xét xử. Phiên tòa được khai mạc theo quy định tại Điều 213.2.1.2. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịchĐiều 2142.1.3. Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặtĐiều 2152.1.4. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứngĐiều 216 như sau:2.2. Thủ tục hỏi tại phiên tòa2.2.1. Hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và công nhận sự thỏa thuận của họ về giải quyết vụ ánĐọc Điều 217 và 218 Lưu ý:- Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn (điều 219)- Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án.- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án phải được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật ngay (xem Điều 220).2.2.2. Nghe đương sự trình bày về vụ ánXem điều 221.2.2.3. Việc tiến hành hỏi tại phiên tòaTrình tự hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước, rồi đến Hội thẩm nhân dân, kế đến là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tiếp theo là đương sự, rồi đến những người tham gia tố tụng khác. Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên Tòa thì Kiểm sát viên sẽ tiến hành hỏi sau đương sự (xem Điều 222).Các câu hỏi của các chủ thể tham gia vào quá trình hỏi cần phải được tiến hành riêng cho từng người, xong người này mới đến người khác (xem các Điều 223, 224, 225, 226). Các câu hỏi đặt ra cho những người được hỏi là để họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án và trả lời những vấn đề chưa rõ, qua đó làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Đương sự được hỏi có thể tự trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trả lời thay, sau đó đương sự bổ sung. Mục đích của tố tụng hỏi ở phiên Tòa là để xem xét, thẩm tra xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án; đồng thời thông qua thủ tục hỏi làm sáng tỏ những tình tiết quan trọng mà các bên đương sự còn có ý kiến khác nhau về vụ tranh chấp. Đồng thời, việc hỏi từng người này cũng là sự bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai.Sau khi hỏi xong tất cả những người được hỏi, Hội đồng xét xử cho công bố các tài liệu của vụ án; cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình; xem xét vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng (xem các điều 227, 228, 229).2.3. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa2.3.1. Những người tham gia tranh luậnNgười tham gia tranh luận gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ quan tổ chức khởi kiện.2.3.2. Trình tự tranh luậnTrình tự tranh luận được quy định tại Điều 232.Về thời gian tranh luận, theo Điều 233 thì:- Thời gian tranh luận cũng như số lần phát biểu ý kiến về một vấn đề không bị hạn chế, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến. Chủ tọa phiên tòa chỉ có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.- Trong quá trình tranh luận, người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác khi có những điểm khác nhau. 2.3.3. Phát biểu của Kiểm sát viênĐiều 234.2.3.4. Trở lại việc hỏiQua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.2.4. Thủ tục nghị án- Hội đồng xét xử nghị án tại phòng riêng.Thủ tục cụ thể, xem điều 2362.5. Thủ tục tuyên ánSau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án. Xem Điều 239.3. Biên bản phiên tòaXem Điều 2114. Bản án sơ thẩmĐọc Điều 238, xem Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về mẫu bản án.5. Những quyết định tại phiên tòa sơ thẩmTại phiên tòa sơ thẩm, ngoài bản án, Hội đồng xét xử có thể ra các quyết định sau đây:- Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định tại Điều 51 và Điều 72.- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, chuyển vụ án theo quy định tại các điều 167, 189, 192.- Quyết định hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định tại Điều 215, 220.- Quyết định về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 100); quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm như Điều 120.Khi ra các quyết định nêu trên, Hội đồng xét xử phải tuân thủ các quy định về thủ tục được quy định tại Điều 210.6. Những thủ tục sau phiên tòa sơ thẩm6.1. Sửa chữa, bổ sung bản ánĐọc Điều 240.6.2. Cấp trích lục bản án, bản ánĐiều 241: - Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.6.3. Sửa chữa, bổ sung biên bản phiên tòaĐọc Điều 211CHƯƠNG X. THỦ TỤC PHÚC THẨM DÂN SỰ1. Khái niệm và ý nghĩa của phúc thẩm dân sự1.1. Khái niệmXét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.1.2. Ý nghĩa của xét xử phúc thẩm dân sựViệc phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc có thể khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân, bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như các lợi ích công cộng được thực hiện trong thực tế, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.Thông qua phúc thẩm, Toà án nhân dân cấp trên có thể kiểm tra hoạt động xét xử của Toà án nhân dân cấp dưới, qua đó có thể chỉ đạo một cách kịp thời và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử tại các Toà án ở địa phương2. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm2.1. Khái niệmKháng cáo là một quyền tố tụng quan trọng của đương sự và của những chủ thể khác theo qui định của pháp luật trong việc bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với kết quả xét xử của Toà án sơ thẩm, yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại vụ án.Kháng nghị là một quyền tố tụng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân theo qui định của pháp luật nhằm phản đối bản án, quyết định sơ thẩm, đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét lại vụ án.Kháng cáo, kháng nghị là điều kiện để tiến hành cấp xét xử phúc thẩm. Những bản án, quyết định sơ thẩm dù có sai lầm nhưng không bị kháng cáo, kháng nghị thì cũng không bị xét xử phúc thẩm.2.2. Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm- Người kháng cáo: Điều 243- Người kháng nghị: Điều 2502.3. Đối tượng kháng cáo, kháng nghịTheo quy định tại Điều 243, Điều 250 của BLTTDS, người có quyền kháng cáo, kháng nghị thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của mình đối với:- Các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;- Các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật.2.4. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị- Thời hạn kháng cáo: Điều 245 BLTTDS:- Thời hạn kháng nghị: Điều 252 BLTTDS- Kháng cáo quá hạn: Điều 247 BLTTDS2.5. Hình thức kháng cáo, kháng nghị2.5.1. Hình thức kháng cáoViệc kháng cáo sẽ được chủ thể kháng cáo thực hiện trong thời hạn luật định bằng một đơn kháng cáo. Nội dung đơn được quy định tại điều 244.Đơn kháng cáo sẽ được gửi đến cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển lại đơn kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm để Toà án cấp sơ thẩm tiến hành những thủ tục cần thiết trước khi hồ sơ vụ án được chuyển cho Toà án cấp có thẩm quyền phúc thẩm.Đơn kháng cáo được gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu bổ sung, nếu có, để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp.2.5.2. Hình thức kháng nghịNếu Viện kiểm sát có kháng nghị thì việc kháng nghị được thực hiện bằng quyết định kháng nghị. Nội dung quyết định kháng nghị được quy đinh tại điều 251.Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Toà án sơ thẩm tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.2.6. Thông báo kháng cáo, kháng nghịĐiều 249 BLTTDS quy định về việc thông báo kháng cáo. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo, trừ người đã kháng cáo.Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì theo quy định tại Điều 253 của BLTTDS, Viện kiểm sát đã ra kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan biết việc kháng nghị.Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.2.7. Gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩmToà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc:- Người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;- Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.Riêng đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, Toà án sơ thẩm chỉ gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm, sau khi nhận được văn bản của Toà án cấp phúc thẩm về việc chấp nhận lý do kháng cáo quá hạn.2.8. Hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghịNhững phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Do thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị không giống nhau, nên để xác định thời điểm bản án, quyết định sơ thẩm phát sinh hiệu lực do không có kháng cáo, kháng nghị, cần phải tính từ thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên. Chỉ đến thời điểm đó, bản án, quyết định sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị mới phát sinh hiệu lực pháp luật.2.9. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghịTheo quy định tại Điều 256 BLTTDS, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.Tương tự, trước khi mở phiên tòa cũng như tại phiên tòa, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định rút kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự biết việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm3.1. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm (Điều 257)Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý vụ án.Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ toạ phiên toà.3.2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.Theo Điều 258 BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể ra quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng.Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà phải mở phiên toà phúc thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.3.3. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ ánĐiều 259 BLTTDS.3.4. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ ánĐiều 2604. Phiên toà phúc thẩm4.1. Phạm vi xét xử phúc thẩmVề nguyên tắc, bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì chỉ phần đó là chưa được thi hành và sẽ bị đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Phần còn lại của bản án, quyết định không bị kháng cáo kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ, thì toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.Theo Điều 263 BLTTDS, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời với phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị (Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP)Như vậy, căn cứ để Toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm phải có kháng cáo hoặc kháng nghị. Ngoài ra Toà án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét những phần khác của bản án hoặc quyết định có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.Tuy nhiên cần chú ý rằng việc kháng cáo kháng nghị phải nhằm vào bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị nhưng lại về những vấn đề chưa được xét xử ở cấp sơ thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm cũng không có trách nhiệm phải giải quyết vì không thuộc phạm vi phúc thẩm.4.2. Hội đồng xét xử phúc thẩmĐiều 53 BLTTDS quy định thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán giữ vai trò làm chủ toạ của phiên toà. 4.3. Người tham gia phiên toà phúc thẩmĐiều 264 BLTTDS4.4. Thủ tục phiên toà phúc thẩmVề căn bản, thủ tục phiên toà phúc thẩm được tiến hành giống như thủ tục phiên toà sơ thẩm. Xin xem quy định tại các điều từ 267 đến 274.5. Quyền hạn của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩmTheo Điều 275 của BLTTDS, Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây:a/ Giữ nguyên bản án sơ thẩmTrong trường hợp này, Hội đồng phúc thẩm bác kháng cáo hoặc kháng nghị vì kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ và Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử là đúng.b/ Sửa bản án sơ thẩmNếu qua việc xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử thấy Toà án sơ thẩm giải quyết vụ án không đúng pháp luật, thì Hội đồng xét xử có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm. Cụ thể, theo Điều 276 của BLTTDS, Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm trong những trường hợp sau đây:- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.c/ Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thực hiện quyền hạn này trong các trường hợp sau đây:- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật hoặc có vi nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.d/ Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ ánHội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của BLTTDS.6. Thủ tục phúc thẩm các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩmĐiều 280.CHƯƠNG XI. XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT1. Thủ tục giám đốc thẩm1.1. Khái niệmGiám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm.1.2.1. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmĐiều 2831.2.2. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmĐiều 2851.2.3. Thủ tục kháng nghị.Điều 288- Quyền yêu cầu tạm hoãn thi hành án.Theo khoản 1 Điều 286 BLTTDS, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền yêu cầu tạm hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu hồ sơ nếu thấy cần thiết phải hoãn thi hành án thì lãnh đạo Tòa chuyên trách báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị quyết định.Việc yêu cầu tạm hoãn thi hành án phải theo quy định của luật thi hành án dân sự.- Quyết định kháng nghị.Xem điều 287- Tạm đình chỉ thi hành ánTheo khoản 2 Điều 286 thì người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật đến khi có quyết định giám đốc thẩm.1.3. Phiên tòa giám đốc thẩm1.3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm.Điều 2911.3.2. Thời hạn mở phiên tòaThời hạn mở phiên toà xét xử giám đốc thẩm là 4 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án (Điều 293 BLTTDS).1.3.3. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm.Xem điều 2951.3.4. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm1.3.4.1. Phạm vi giám đốc thẩmĐiều 296 BLTTDS quy định:a. “Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có HLPL bị kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng nghị.b. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có HLPL không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án”.1.3.4.2. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩmĐiều 297 BLTTDS đã quy định thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm như sau:1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có HLPL2. Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng bị bản án, quyết định đã có HLPL bị kháng nghị huỷ bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.3. Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau:- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định của BLTTDS.- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.4. Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL và đình chỉ vụ án nếu vụ án có các căn cứ đình chỉ theo quy định tại Điều 192 BLTTDS.2. Thủ tục tái thẩm2.1. Khái niệmTái thẩm là xét lại bản án quyết định đã có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định.2.2. Kháng nghị tái thẩm.2.2.1. Căn cứ để kháng nghị tái thẩmĐiều 3052.2.2. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩmGiống giám đốc thẩm2.2.3. Thủ tục kháng nghị2.2.3.1. Thời hạn kháng nghịThời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định tại BLTTDS (Điều 308 BLTTDS).2.2.3.2. Trình tự ra quyết định kháng nghịTương tự như trình tự ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, các Tòa chuyên trách (Tòa dân sự, kinh tế, lao động) khi phát hiện có các căn cứ quy định tại Điều 305 BLTTDS thì làm tờ trình báo cáo người có quyền để ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.2.3. Phiên tòa tái thẩm.Tình tự phiên tòa, tương tự giám đốc thẩm.Điều 309 quy định: Hội đồng tái thẩm có các quyền:- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có HLPL- Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do BLTTDS quy định.- Huỷ bản án, quyết định đã có HLPL và đình chỉ giải quyết vụ án.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_luat_to_tung_dan_su_8823.doc