Marketing Quốc Tế (International Marketing)
Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa (và dịch vụ)
được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc Gia” Dù sự khác biệt này không lớn
lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing
(Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc thành lập các
chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Marketing xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể giống nhau ở nhiều phương diện. Tương tự, chiến lược tiếp thị, kể cả giá cả có thể
giống nhau.
Mặt khác, các cơ hội lớn nhất cho sự tăng trưởng tồn tại ở các khúc thị trường mới hoặc
đang phát triển nó chưa được với tới hoặc phục vụ một cách đầy đủ ở trong quá khứ.
Trong thực tế, một trong các mục tiêu được trình bày thường xuyên của giá cả có sự
chênh lệch là để thâm nhập vào thị trường mới hoặc hấp dẫn một tầng lớp khách hàng
mới. Mục tiêu này đôi khi có thể đạt được bởi sự chọn lọc và các kênh tiếp thị bổ sung nó
có thể cung cấp một hệ chức năng khác nhau và đạt đến các khúc thị trường bổ sung. Một
kênh như vậy dường như để có một cơ cấu chi phí khác nhau đối với các kênh khác và
điều này sẽ đòi hỏi một biên tế điều hành khác nhau. Biên tế điều hành được đòi hỏi bởi
các kênh tiếp thị có thể khác nhau do nhiều lý do kể cả chi phí phát triển thị trường (VD:
nhu cầu của việc quảng cáo mạnh mẽ ở một số khu vực, nơi khác lại nhẹ nhàng hơn). chi
phí nhân công hay các biên tế, cung cấp đối với các hãng marketing bởi đối thủ cạnh
tranh. Giá cả của nhà sản xuất cũng như giá cả của nhà tiếp thị trung gian hoặc cả hai nên
khác nhau đối với giá cả ở kênh thông thường được thiết lập trước đây. Xét thấy có sự đa
dạng hóa giữa các thị trường nước ngoài. Vì vậy, chính sách định giá sản phẩm có sự
khác nhau thường là hợp lý. Về mặt thiết bị và hàng hóa tư bản chúng thường đòi hỏi
phải có sự sửa đổi hoặc sản phẩm được làm theo ý khách hàng để đáp ứng các nhu cầu
của khách hàng khác nhau và đặc biệt khi giá cả bao gồm một số dịch vụ khác nhau
trước, trong và sau khi bán hàng nó thường không thực tế để kết hợp đối với giá xuất
khẩu có tiêu chuẩn. Một VD đó là hãng Boeing và Airbus đã định giá máy bay của họ
cho các hãng hàng không dân dụng ở nhiều quốc gia khác nhau. Không chỉ khác nhau về
chi phí, giá sàn mà còn là sự thiếu khả năng tương đối của khách hàng để so sánh chi phí
một cách chính xác cũng cho phép người bán đối với các biên tế lợi nhuận khác nhau để
cạnh tranh thành công và duy trì mức độ sản xuất ở mức cao. Do vậy việc giữ tổng chi
phí ở mức thấp có thể được. VD: cũng nên điều hành lợi nhuận biên tế ở mức tương đối
thấp trên mỗi chương trình và chuẩn bị cho nó một công việc tiếp theo hoặc với khách
hàng khác.
Quy mô của nhà xuất khẩu và thị phần của họ cũng chứa đựng chính sách nên theo đuổi
đó là sự định giá có sự chênh lệch. Một nhà xuất khẩu có quy mô nhỏ dường như cảm
thấy rằng có sự linh hoạt lớn hơn vì công ty có thị phần tương đối nhỏ trong tổng số thị
trường thế giới. Nếu khách hàng ít và rải rác, khách hàng áp lực cho các loại giá tương
đồng có thể là rất ít.
Tuy nhiên, một nhà xuất khẩu tầm cỡ lệ thuộc vào số lượng lớn khách hàng cho tỷ lệ
doanh số đáng kể có thể nhận thấy rằng áp lực của khách hàng đòi hỏi cho sự đồng nhất
55/74
www.ebook4u.vn
giá cả để tránh sự bất mãn của khách hàng. Trong những trường hợp nơi mà các thị
trường không được phân chia một cách rõ ràng về chi phí vận chuyển, thuế quan, các
hàng rào phi quan thuế, số lượng lớn khách hàng dường như quyết định mua ở các quốc
gia có giá thấp. Hoặc nếu sản phẩm là sự quan trọng ở một thị trường có lẽ các nhà trung
gian tiếp thị sẽ mua sản phẩm ở thị trường có giá thấp và bán chúng ở thị trường có giá
cao dưới cây dù giá cả được cung cấp bởi nhà sản xuất , người đã bán với sự chênh lệch
giá rất lớn một cách không bình thường. Có lẽ điều này chính là hoàn cảnh mà Minolta
đã tự nhìn thấy vào thập niên 1970.
Việc định giá chênh lệch cũng có thể thực hiện theo mùa hoặc chu kỳ. VD: một sản phẩm
có kiểu dáng được bán theo mùa được bán ở Bắc bán cầu thì nó sẽ có một kiểu ngược lại
ở Nam bán cầu. Như vậy, nhà sản xuất ở phía bắc có thể tìm thấy thị trường ở Nam Mỹ
suốt trong mùa ế ẩm trong nước. Có thể giá cả khác nhau theo mùa sẽ đóng góp đến việc
khai thác một cách đầy đủ cả hai thị trường.
V. CHÀO GIÁ (The Price Quotation)
Giai đoạn 3 của việc định giá xuất khẩu nên được dựa trên sự xem xét các yếu tố bao
gồm việc chào giá. Một yếu tố quyết định như vậy sẽ được thực hiện bởi nhà xuất khẩu
kết hợp với khách hàng của ông ta ở nước ngoài.
Giá xuất khẩu được chào bởi nhiều cách khác nhau. Có hai hệ thống chủ yếu cho việc
chào giá được gọi là các điều khoản thương mại. Việc sử dụng các điều khoản như: FOB,
FAS, C&F và CIF rất quan trọng về mặt cụ thể hóa không chỉ bổn phận và trách nhiệm
pháp lý cuối cùng của nhà xuất khẩu (và bổn phận và trách nhiệm pháp lý bắt đầu của
người mua) mà chúng còn quyết định các chi phí mà nhà xuất khẩu sẽ gánh chịu. Như
vậy tuy cách tính toán thông thường của việc chào giá là cộng thêm các chi phí hợp lý đối
với giá cơ bản.
Có hai hệ thống định nghĩa được sử dụng bởi các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới -
Incoterms 1990 (được xây dựng bởi Phòng Thương mại thế giới) và Revised American
Foreign Trade Definitions - 1941 (được xây dựng đầu tiên bởi Phòng Thương mại Hoa
Kỳ và hai tổ chức khác)
Việc xác định điều khoản thương mại thường không có luât sẵn trừ phi có quy định luật
pháp cụ thể được cung cấp cho nó hoặc trừ phi nó được xác định bởi phán quyết của Toà
án. Nếu người bán và người mua đồng ý sự chấp nhận chúng như là một phần của hợp
đồng bán hàng, những sự xác định trở nên sự ràng buộc pháp lý lên cả các bên đối với
việc bán hàng. Ở Châu Âu, sự áp dụng Incoterms 1990 là tự nguyện, Toà án và các cơ
quan trọng tài kinh tế có khuynh hướng áp dụng chúng nếu không có một sự quy định cụ
thể.
1. So sánh các điều khoản (Comparision of Terms)
Các định nghĩa ngoại thương của Mỹ (có hiệu chỉnh) - 1941 và Incoterms 1990 mỗi loại
có chứa định nghĩa chỉ ra ở điểm nào thì chấm dứt nhiệm vụ, chi phí, và trách nhiệm
pháp lý của nhà xuất khẩu, những rủi ro trách nhiệm về hư hỏng một cách chi tiết gắn với
các hoạt động có liên quan được trình bày trong các tài liệu khác.
56/74
www.ebook4u.vn
Ở đây chúng tôi chỉ trình bày một cách tóm tắt các điều khoản chính một cách tổng quát
như sau:
1. EX (Point of Origin) điều kiện này có liên quan đến các hình thức như: EX
Factory, Ex Mill, EX Mine, EX Works, EX Ware-house ... Chi phí và trách nhiệm của
người bán hàng chấm dứt tại quốc gia của ông ta.
2.Free on board (F.O.B) : giao lên mạn tàu ở một cảng đã được chỉ định trước thuộc
quốc gia xuất khẩu.
Trong trường hợp hàng hóa không giao lên mạn tàu mà giao lên các phương tiện vận
chuyển khác như tàu hỏa, máy bay thì được gọi là Free carrier (F.C.A). Trách nhiệm của
nguời bán chấm dứt khi hàng hóa dược xếp lên tàu và được cấp vận đơn (Bill of lading).
Trong trường hợp hàng hóa được giao đến tận cảng được chỉ định trước nằm ở nước nhập
khẩu. Trong trường hợp này nguời bán phải chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa đến
nơi thích hợp ở nước ngoài. Trường hợp này được gọi là Delivered Duty Unpaid (DDU)
hoặc Delivered Duty Paid (DDP)
3. Free along side ship (FAS): nguời bán hàng chịu trách nhiệm giao hàng đến dọc
mạn tàu tại cảng xuất khẩu. Như vậy điều kiện này khác FOB ở chỗ thời gian và chi phí
xếp hàng lên tàu không được tính vào điều kiện FAS.
4. Cost and Freight (C&F): C&F (hoặc CFR, CPT) nghĩa là chi phí vận chuyển được
mở rộng ra ngoài quốc gia xuất khẩu. Mặc dù trách nhiệm pháp lý của người bán chấm
dứt khi hàng đã được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cảng xuất khẩu. Nhưng người
bán vẫn phải chịu trách nhiệm hợp đồng và thanh toán tiền vận chuyển hàng hóa đến
cảng sẽ bốc dở hàng ở nước ngoài. Người mua chịu trách nhiệm mua bảo hiểm.
5. Cost Insurance, and freight (CIF): điều kiện này thì nó cũng giống như C&F chỉ
có điều là người bán phải mua thêm bảo hiểm.
6.EX Dock: EX Dock (và DEQ) đòi người bán phải tốn thêm nhiều chi phí để xếp
hàng vào một kho bên trong của cảng nhập khẩu ở nước ngoài kể cả phải chịu chi phí
thuế nhập khẩu của lô hàng đó.
2. Lựa chọn các điều kiện thương mại: (Selection of Trade Terms)
Ðể quyết định khi nào nên sử dụng điều kiện nào, nhà xuất khẩu nên xem xét các yếu tố
sau:
· Việc vận chuyển được thực hiện bởi phương tiện thuộc trong nước hay thuộc nước
ngoài.
· Các thông tin về chi phí nước đóng bảo hiểm.
· Nhu cầu của nhà xuất khẩu là cần tiền (lý do này không phù hợp với điều kiện C&F và
CFR/CPT)
57/74
www.ebook4u.vn
· Nhu cầu của nhà nhập khẩu có nhiều bảng biểu gía từ nhiều nhà cung cấp để tiện trong
việc so sánh (nên chọn điều kiện CIF & CIP)
· Các vấn đề chuyển đổi tiền tệ. Người mua nên chọn điều kiện FOB để thanh toán các
vận chuyển bằng tiền tệ của nước mình. Tuy nhiên, nếu hãng vận tải thuộc nước ngoài thì
nó vẫn tiếp tục là vấn đề trong chuyển đổi tiền tệ.
· Những yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu. VD: một vài quốc gia đang phát triển
đòi hỏi phải mua hàng với điều kiện FOB thì họ mới cấp giấy phép nhập khẩu. Ðiều này
nhằm mục đích đỡ đầu và phát triển các hãng tàu biển và bảo hiểm của nước nhập khẩu.
Nhiều nhà nhập khẩu yêu cầu điều kiện CIF (hoặc CIP) để họ dễ dàng so sánh giá, sau đó
họ lại mua hàng với giá FOB.
Sự Biến giá là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị xuất khẩu. Một cách lý
tưởng, sự Biến giá nên thực hiện ở hình thức nào thích hợp nhất đối với khách hàng như
họ được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh của nhà xuất khẩu. Thông thường họ hay đòi
chào giá theo điều kiện CIF hoặc CIP vì đó là một cách duy nhất để họ cho phép người
mua so sánh giá cả dễ dàng từ các nhà cung cấp thuộc các địa phương khác nhau.
3. Chào giá CIF:
Ðây là một trong những cách chào giá phổ biến nhất trong ngoại thương. Cách chào giá
CIF rất khó để giải thích một cách chính xác. Vì theo thông lệ các nhà xuất khẩu thường
cộng thêm 10% đối với giá trị được bảo hiểm để bù đắp các chi phí và tổn thất không
được tính trong giá CIF. Vì vậy, giá trị CIF là tiền hàng hóa, cước vận tải tới cảng đến và
chi phí bảo hiểm trên 110% của giá trị CIF.
Có hai phương pháp để định giá bảo hiểm khi giá C&F đã được xác định. Ðó là phương
pháp phỏng chừng và phương pháp tính theo công thức.
3.1 Phương pháp phỏng chừng (The Estimate Method)
Nhà xuất khẩu sử dụng phương pháp phỏng chừng chỉ đơn giản thêm 10% vào giá C&F.
Sau đó, nếu phí bảo hiểm là X% ông ta lấy X% của giá C&F và sau đó thêm vào 10%.
con số cuối cùng đó được cộng thêm vào giá C&F. Có rất nhiều nhà xuất khẩu áp dụng
phương pháp tính phỏng chừng này và không để ý đến các cách tính khác.
3.2 Phương pháp theo công thức (The Formula Method)
Việc thêm vào 10% đây chỉ là thông lệ để nhằm mục đích tính để mua bảo hiểm. Nhiều
công ty có thể tính 15% hoặc một tỷ lệ phần trăm nào khác để thay thế cho tỷ lệ 10%, khi
tỷ lệ phần trăm thay đổi thì con số tương ứng trong công thức cũng được thay đổi cho
phù hợp.
3.3 Cách tính toán cước hàng hải: (Computation of Ocean Freight)
Long Ton : 2240 pounds 40 cubic feet
Short Ton : 2000 pounds
Metric Ton : 2204,62 pounds pound=0,454 Kg.
58/74
www.ebook4u.vn
VI. ÐỊNH GIÁ CHUYỂN NỘI BỘ (Transfer Pricing)
Việc định giá không chỉ áp dụng đối với các sản phẩm bán cho khách hàng độc lập, mà
nó còn thực hiện đối với các sản phẩm được chuyển cho các công ty con hoặc ban điều
hành ở nước ngoài, nơi mà nhà xuất khẩu có một phần sở hữu. Như vậy, việc định giá sản
phẩm được cung cấp cho các công ty mà nhà xuất khẩu có quyền sở hữu toàn phần hoặc
một phần đối với các công ty đó, được gọi là giá chuyển nội bộ (Transfer Prices). Chính
sách định giá chuyển nội bộ quốc tế về nghĩa rộng thì nó cũng giống như chính sách định
giá chuyển nội bộ trong nước. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì người ta nhận thấy rằng các
chi tiết trong việc định giá chuyển giao quốc tế phức tạp hơn nhiều đối với trong nước và
tiến trình ra quyết định cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng.
1. Phân quyền và các trung tâm lợi nhuận (Decentralization and Profit Centers)
Trước hết cần phải làm rõ nhu cầu của việc định giá chuyển giao chỉ xuất hiện khi công
ty phân cấp quản lý, giao quyền hạn và trách nhiệm làm cho mỗi đơn vị phải hạch toán về
lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh. Những lý do phân quyền như vậy có thể do
yêu cầu của luật pháp hoặc công tác quản lý. Các luật lệ liên quan đến các tổ chức của
công ty, thuế khóa và các vấn đề khác cần được thực hiện đối với đơn vị cơ sở , các
phòng ban của công ty trong việc được phân công hoạt động một cách độc lập. Theo các
điều kiện như vậy, các chứng từ về tài chính của đơn vị phải được giữ y như của công ty
xuất khẩu. Công ty như là một trung tâm lợi nhuận. Nếu không vì lý do đó thì việc định
giá chuyển nội bộ để đáp ứng theo yêu cầu của các cơ quan thuế trong nước và ngoài
nước.
Thực ra, việc định giá chuyển nội bộ được xem xét chủ yếu như là một phương tiện để
kiểm tra việc thực hiện của các phòng ban và điều phối các dòng lợi nhuận và tiền bạc
đối với các công ty con ở nước ngoài. Tuy nhiên, có một bằng chứng vững chắc rằng việc
định giá chuyển nội bộ kể cả việc định giá chuyển nội bộ ra nước ngoài có thể được áp
dụng cho quyết định tiếp thị. Ðịnh giá chuyển nội bộ có tầm quan trọng lớn cho việc giúp
các giám đốc tiếp thị đạt được các mục tiêu chiến lược trong việc làm thay đổi môi
trường quốc tế.
2. Ðịnh giá chuyển nội bộ đối với các vệ tinh ở nước ngoài mà công ty sở hữu hoàn
toàn (Transfer Pricing to Wholly owned Foreign Subsidiaries)
Ðối với các vệ tinh công ty xuất khẩu sở hữu hoàn toàn thì các yếu tố như khoảng cách
địa lý, chi phí thông tin liên lạc và sự phân quyền đối với từng cấp địa phương làm phức
tạp quá trình định giá chuyển nội bộ xuất khẩu và hàng loạt phức tạp do thuế quan, quy
định của chính phủ cũng ảnh hưởng đến sự quyết định. Vì các điều kiện thị trường và
cạnh tranh rất khác nhau giữa các nước, thật là khó khăn để phát triển một chính sách có
thể áp dụng một cách đồng nhất.
Trong trường hợp nơi mà công ty sở hữu 100% thì công ty có toàn quyền để quyết định ai
sẽ kiểm tra việc thiết lập giá chuyển nội bộ, VD: Ban Giám Ðốc công ty, các đơn vị bán
hàng, các đối thủ cạnh tranh (bằng giá thị trường ) đơn vị mua hàng hoặc một sự kết hợp
nào đó. Nhân tố quyết định ai sẽ định giá chuyển nội bộ và phương pháp được áp dụng lệ
thuộc một phần nào các yêu cầu của công ty đối với chi phí và thông tin về lợi nhuận.
59/74
www.ebook4u.vn
Một cách tiêu biểu, thông tin này được sử dụng cho các quyết định để làm hay mua. Việc
ra quyết định cho giá cả của sản phẩm cuối cùng, quyết định thêm vào hay rút đi các sản
phẩm, và quyết định cho kinh phí của chi phí đầu tư.
Vấn đề định giá chuyển nội bộ có hai phạm vi:
(1) Nên được định như thế nào.
(2) Ai sẽ định giá chuyển nội bộ.
Những câu hỏi này có sự liên quan với nhau vì bất cứ ai định giá sẽ có một ảnh hưởng
nhất định đến sự quyết định những yếu tố của nó để cân nhắc và có trọng lượng tương đối
để đưa ra cho mỗi yếu tố.
2.1 Giá chuyển nội bộ nên được định như thế nào?
(How should transfer prices to be set?)
Một số phương pháp định giá chuyển nội bộ đã được thử và kiểm tra bởi các công ty có
các quy mô và dãy sản phẩm khác nhau. Ngoài kinh nghiệm này còn có một số hướng
dẫn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một sự thống nhất chung là phương pháp định gía nào là tốt
nhất, không có phương pháp nào là tốt nhất cho mọi hoàn cảnh vì phương pháp tốt nhất
cho một công ty tùy thuộc vào các đặc điểm của công ty và mục đích của giá cả được
chuyển đi. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá chuyển nội bộ rơi vào ba loại tổng
quát sau:
· Giá thị trường cạnh tranh kể cả giá danh sách và giá mua của đối thủ cạnh tranh.
· Chi phí: bao gồm chi phí sản xuất, chi phí bộ máy phân phối, thuế quan trong và ngoài
nước và thuế thu nhập của công ty.
· Hạn chế về luật pháp: bao gồm các chính sách chính trị, việc kiểm tra của chính phủ và
các luât nước ngoài chống lại các việc thực hành như sự phân biệt giá và phá giá.
Ðặc biệt hơn nữa, một sự nghiên cứu ở các tổng công ty đa quốc gia của Mỹ đã chỉ ra
rằng các điều kiện thị trường và sự cạnh tranh ở nước ngoài là hai nhân tố ảnh hưởng
quan trọng nhất đối với giá chuyển nội bộ cho xuất khẩu. Nếu mục đích của việc định
giá chuyển nội bộ là để cung cấp các dữ kiện về lợi nhuận như vậy nó là sự cần thiết để
có thể xác định được tình hình lợi nhuận một cách chính xác. Những quyết định như vậy
phải được thực hiện trên cơ sở các tỷ lệ được chọn lựa để thu hồi lợi nhuận từ sự đầu tư.
Tuy ngắn hạn cũng như dài hạn chi phí cơ hội cũng phải được xem xét. Như vậy, cơ sở
của việc xem xét này nên đặt giá chuyển nội bộ trên giá thị trường cạnh tranh hoặc sự
phỏng đoán tốt nhất về giá thị trường và yêu cầu đơn vị mua hàng phải mua với giá nội
bộ. Theo chính sách này, nếu đơn vị bán hàng có chi phí quá cao, lợi nhuận của nó sẽ
chịu đựng và việc quản lý của phân bộ sẽ nhanh chóng điều chỉnh tình hình hoặc phải
đương đầu với Ban quản trị công ty với một hồ sơ lợi nhuận quá yếu kém.
Nếu mục đích của giá chuyển nội bộ là để giúp Ban quản trị trong việc định giá sàn hoặc
giá của các sản phẩm cuối cùng hoặc giả như mục đích là để chuyển dịch lợi nhuận cho
một Ban điều hành ở nước ngoài, việc sử dụng chi phí đáng được thực hiện như là một
phương tiện mang tính quyết định đối với giá chuyển nội bộ. Có những quan niệm về chi
phí có liên quan khác nhau để xem xét. Trong ngắn hạn chi phí biên tế có thể là một sự
liên quan tối thiểu. Vì mỗi số lượng chi phí vượt quá như vậy sẽ tạo ra ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận thuần. Về dài hạn, chi phí đầy đủ hoặc chi phí chuẩn có thể gần hơn
60/74
www.ebook4u.vn
với sự tối thiểu lý tưởng nó sẽ giúp Ban quản trị quyết định nên hay không nên nguồn lực
của công ty được sử dụng để tạo lợi nhuận tối đa và nếu không, để điều chỉnh tình hình.
Theo quan điểm của các viên chức quan thuế nước ngoài (nhằm mục đích định giá hàng
hóa và áp giá thuế quan) cũng rất quan trọng. Ðể giảm thiểu tối đa thuế quan, thường nên
xem xét cách định giá càng sát với chi phí càng tốt. Tuy nhiên ở một số nước đòi hỏi
việc định thuế quan là “Giá thị trường công bằng” hoặc có quan niệm về giá cả liên quan
đến giá thị trường của danh mục hàng hóa ở quốc gia xuất khẩu.
Các quy định về thuế của nước ngoài và trong nước và sự bắt buộc của họ cũng ảnh
hưởng đến chi phí như là những nền tảng của giá cả. Tỷ lệ thuế khác nhau giữa các nước,
khi thuế thu nhập công ty ở nước nhà cao hơn tỷ lệ thuế ở nước mà công ty con đang
đóng, phương pháp thực hiện là định giá chuyển đi sát với chi phí theo mức được phép.
Tuy nhiên, cơ quan thuế lợi tức có thể chống đối việc sử dụng thuế như là một tiêu chuẩn
cho việc định giá chuyển nội bộ. Vả lại, luật chống phá giá được áp dụng chỉ hạn chế sự
tự do của người bán trong việc định giá dựa trên chi phí.
Việc định giá chuyển nội bộ cộng thêm chi phí có nhiều nhược điểm là không thể định
giá để đảm bảo lợi nhuận tối đa, nếu nó là mục tiêu. Giá cả được định theo cách này có
thể không tạo ra sự khuyến khích một cách đầy đủ đối với bộ phận sản xuất để chi phí
giảm thiểu tối đa. Tuy nhiên, chi phí tiêu chuẩn có thể được thỏa mãn như là một cơ sở
cho giá cả chuyển nội bộ cộng thêm chi phí nếu tiêu chuẩn là chính xác.
Phương pháp định giá chuyển nội bộ sử dụng cả giá chi phí và giá thị trường cạnh tranh
có thể cho phép hoàn hảo các mục tiêu mong ước không phải gánh chịu những nhược
điểm mà mỗi phương pháp được áp dụng riêng lẻ. VD: một hệ thống có thể được xây
dựng nơi đó giá chuyển nội bộ thì định giá ở chi phí, nhưng đơn vị bán hàng thì được
hưởng tín dụng với một phần trăm nhất định của lợi nhuận thuần kết quả từ mọi tiến trình
xa hơn và sự bán hàng sau cùng. Một hệ thống như vậy có thể được áp dụng để giảm
thiểu thuế và thuế quan ở cùng một lúc tạo ra các dữ liệu lợi nhuận.
Có một sự cần thiết là phải có một mức độ linh hoạt trong quá trình thành lập giá chuyển
nội bộ được duy trì. Nếu sự linh hoạt được duy trì và nếu lợi nhuận của đơn vị bán và
mua hàng cũng như toàn thể công ty đáng được xem xét. Một hệ thống thương lượng hay
trả giá là cần thiết.
Việc thương lượng cũng có một số nhược điểm. Việc thảo luận có thể kéo dài và chán
nản. Các sự thương lượng này có thể tạo ra sự cải vả mất đoàn kết giữa các phòng ban.
Mặc dù sự thương lượng và thỏa thuận phải được xem xét trong một thời hạn, lượng thời
gian bỏ ra cho sự thương lượng có thể bị giữ trong những giới hạn chấp nhận được. Có lẽ,
nhược điểm lớn nhất của việc thương lượng, ở một phương diện khác là xảy ra sự tranh
chấp khiếu nại. Nếu việc khiếu nại được giải quyết trên cơ sở bởi sức mạnh cá nhân hoặc
vị thế quyền lực ở trong công ty, mối quan hệ nội bộ, hợp tác lành mạnh của công ty có
thể bị hủy diệt. Nếu giá chuyển nội bộ được áp đặt trên các nhà quản trị, có cũng có thể
làm cản ngại sự trưởng thành về lợi ích vật chất và tinh thần.
Ðiều đáng được mong ước của mỗi hệ thống định giá chuyển nội bộ có liên quan đến các
đặc điểm của công ty và các sản phẩm mà công ty bán. Một công ty tương đối nhỏ với
61/74
www.ebook4u.vn
chỉ vài đơn vị điều hành ở nước ngoài, việc thu nhận thêm nhân viên bởi các nhà quản lý,
người này biết rất rành về những người khác thường có thể điều hành khá linh hoạt hơn là
ở công ty lớn. Quy mô của công ty cũng liên quan đến một số và kiểu sản phẩm ở trong
hệ sản phẩm của công ty. Vì giá chuyển nội bộ của các sán phẩm khác nhau có thể nên
được định bởi các phương pháp khác nhau. Tình hình này các công ty lớn phải đối đầu
một cách phức tạp.
Có một tác giả, công nhận tình hình này, cách đây đã lâu, đã giới thiệu các phương pháp
định giá chuyển nội bộ được thiết lập bằng cách phân loại sản phẩm thành ba nhóm:
1.Loại A: gồm những sản phẩm mà có lẽ nó chưa từng được sản xuất bởi các nhà cung
cấp bên ngoài công ty bởi vì sản phẩm không sẵn có, sự bí mật được giữ hoặc chất lượng
được duy trì vì nó chỉ được sản xuất trong nội bộ công ty.
2.Loại B: gồm những sản phẩm từ khi đặt hàng đến khi sản xuất phải mất một thời gian
dài và đòi hỏi một chi phí đầu tư đáng kể. VD: sản xuất các bộ phận của xe auto hoặc xe
gắn máy.
3. Loại C: bao gồm những sản phẩm mà người sản xuất có thể thay đổi trong một thời
gian ngắn.
Tác giả này tiếp tục giới thiệu rằng:
1. Giá chuyển nội bộ cho sản phẩm loại A nên đặt ở mức độ cạnh tranh dài hạn, ngay cả
một sự phỏng chừng tương đối cho loại giá cả như vậy có thể được thực hiện.
2. Giá chuyển nội bộ cho sản phẩm loại B nên đặt ở mức cạnh tranh dài hạn và được điều
chỉnh cho ngắn hạn bất thường.
3.Việc định giá chuyển nội bộ cho sản phẩm loại C nên được đặt ở mức cạnh tranh hiện
hành.
Nói chung, hầu hết các người có thẩm quyền về việc định giá chuyển nội bộ cảm thấy
rằng nếu tài liệu lợi nhuận từ các trung tâm lợi nhuận được sử dụng để hoàn thiện các
mục tiêu quản lý, chính sách định giá phải nhắm đến việc định giá cả chuyển nội bộ cạnh
tranh là luật thuế. Một lý do khác cho việc sử dụng giá cả chuyển nội bộ cạnh tranh là
luật thuế thường được đặt ra để ngăn chặn việc di chuyển quyền tài phán vì lợi tức trong
số các đơn vị dựa thế của công ty để trốn thuế. Một cuộc kiểm tra quan trọng dường như
việc giá chuyển nội bộ thì hợp lý hơn thay vì tài phán. Một trong những bằng chứng
mạnh mẽ nhất rằng giá cả thì công bằng và hợp lý là giá không chỉ dựa vào giá thị trường
mà nó được thiết lập liên quan đến mối quan hệ ở chiều dài của những cánh tay, yêu cầu
chiều dài của những cánh tay cũng là một lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc cho phép giá cả
được thiết lập bởi sự trả giá giữa các đơn vị mua bán với đơn vị mua có toàn quyền mua
bên ngoài nếu họ muốn.
Vì giá cả cạnh tranh có thể khác nhau giữa các thị trường một công ty lấy giá chuyển nội
bộ dựa trên cơ sở các điều kiện cạnh tranh ở mỗi thị trường có thể phải đặt nhiều giá khác
nhau cho mỗi thị trường. Một cách tâp hợp định giá như vậy không chỉ phức tạp tốn kém
đối với nhà quản lý mà sự bất hòa có thể xuất hiện giữa các đơn vị của công ty. Vả lại, cơ
quan thuế lợi tức trong nước và ngoài nước có thể chống đối nếu họ cảm thấy rằng giá
chuyển nội bộ khác nhau có thể tạo ra sự di chuyển lợi nhuận từ một nước này sang một
nước khác và do đó ảnh hưởng đến lợi tức chịu thuế.
Một cuộc kiểm tra gọi là mục đích kinh doanh yêu cầu rằng nơi đó có mục đích quản trị
chứng minh được cho việc áp dụng một phương pháp riêng cho việc định giá chuyển nội
62/74
www.ebook4u.vn
bộ. Nơi nào có những phương pháp khác nhau nhưng thỏa mãn cân bằng của việc định
giá chuyển nội bộ có sẵn, xí nghiệp kinh doanh không bị ngăn ngừa từ sự chọn lựa
phương pháp mà đối với họ có lợi về thuế. Tuy nhiên, nói chung, mục đích kinh doanh
phải tối cao. Như vậy, dường như phương pháp định giá chuyển nội bộ sẽ được chính phủ
chấp nhận nếu phương pháp này đáp ứng được chiều dài của những cánh tay hoặc kiểm
tra mục đích kinh doanh và không phải là mục đích tránh thuế.
2.2 Ai sẽ định giá chuyển nội bộ
(Who should set transfer prices?)
Quyền lực định giá chuyển nội bộ có thể được duy trì bởi Ban quản lý công ty hoặc đại
biểu đối với đơn vị mua hoặc đơn vị bán. Một sự thỏa hiệp có thể cho phép đơn vị bán
định giá nhưng cũng cho phép đơn vị mua mua ngoài nếu họ muốn. Hoặc Ban quản lý có
thể để cho các bộ phận bán và mua nên thương lượng với nhau về giá chuyển nội bộ. Khi
điều này là một chính sách Ban quản lý công ty chỉ tham gia vào các cuộc thương lượng
khi có sự tranh chấp xảy ra.
3. Việc định giá chuyển nội bộ đối với các xí nghiệp mà công ty có một phần sở hữu
(Transfer pricing to partially owned foreign enterprices)
Tương đối phổ biến cho các công ty có một phần quyền lợi ở việc điều hành nước ngoài
trong việc đối tác với công ty ở nước ngoài hoặc xí nghiệp khác đóng cùng quốc gia nhà.
Khi việc nắm giữ quyền lợi một phần hoặc trong trường hợp liên doanh, người bán không
thể độc quyền giá cả đối với việc chuyển giá nội bộ. Bản chất độc lập của nguời mua yêu
cầu giá cả phải được định theo quyền lợi của các chủ sở hữu khác hoặc các đối tác trong
liên doanh.
Việc định giá chuyển nội bộ đối với ban điều hành ở nước ngoài mà công ty không sở
hữu hoàn toàn liên quan đến một số sự xem xét thêm, mà sự xem xét này có liên quan
đến việc định giá cho các công ty con mà nhà xuất khẩu sở hữu hoàn toàn. Có rất ít lý do
để định giá chuyển nội bộ càng sát với chi phí càng tốt bởi vì sự chuyển dịch lợi nhuận ra
nước ngoài có nghĩa là đối tác sẽ chia xẻ trong đó. Tương tự, cũng không hợp lý nếu việc
chuyển đi được thực hiện ở nước ngoài cao hơn giá thị trường có cạnh tranh. Trong thực
tế, ở đó có thể có một phần áp lực của đối tác nước ngoài để giá chuyển nội bộ phải thấp
hơn giá thị trường bên ngoài.
Tiến trình định giá chuyển nội bộ trong hoàn cảnh như vậy thì giống như tiến trình định
giá đối với đối tác thứ ba. Cách thực hành thông thường thì dường như giống cuộc đàm
phán chiều dài của cánh tay với điều kiện người mua có toàn quyền mua bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu liên doanh được thành lập cho một mục đích đặc biệt, có lẽ để sản xuất
một số sản phẩm không có sẵn ở đâu đó, giá chuyển nội bộ có thể được định trên cơ sở
các yếu tố thêm vào và sẵn sàng để thảo luận. VD: mục đích của liên doanh là được thâm
nhập bởi hai bên. Như vậy, mọi lợi nhuận mà xí nghiệp thu được sẽ được chia là, hai
phần tương đương cho hai cổ đông hoặc giữ lại cho hoạt động kinh doanh. Hoặc mỗi bên
đều nhận được 50% sản phẩm sản xuất ra, cả hai xí nghiệp đều có lợi tương đương với
63/74
www.ebook4u.vn
nhau.Theo những điều kiện như vậy, cách điều hành hay nhất đối với nhà máy là lấy cơ
sở điểm hòa vốn. Giá cả được tính cho hai khách hàng của nhà mày có thể tính cao một
cách vừa phải để bù đắp chi phí. Tuy nhiên, nếu một trong hai đối tác nhận phần nhiều
hơn của sản phẩm của liên doanh, đối tác này sẽ hưởng lợi nhiều hơn đối tác kia.
Nếu sản phẩm của liên doanh yêu cầu các bộ phận được sản xuất bởi một trong các đối
tác, tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều. Nói chung, theo hoàn cảnh này, đối tác bán bộ
phận cho liên doanh rất muốn định giá cao, đối tác kia muốn định giá thấp.
Không có sự hướng dẫn chung để hướng dẫn các bên trong việc định giá chuyển nội bộ
trong một tình hình như vậy. Việc thực hành thông thường đối với các bên trong bối cảnh
của một liên doanh như vậy là:
· Tính số lượng bộ phận được cung cấp bởi một hoặc cả hai bên.
· Phỏng chừng phần sản lượng của liên doanh để chia cho mỗi bên.
· Xem xét đến các yếu tố thuế quan và thuế.
· Ðàm phán một hợp đồng có nội dung theo một công thức cụ thể cho việc tính toán giá
chuyển nội bộ.
Tóm tắt:
Chương này xem xét việc định giá xuất khẩu. Vấn đề chủ yếu được đưa ra bao gồm các
nhân tố ảnh hưởng giá cả, chiến lược định giá, giá xuất khẩu và giá nội địa có liên quan
như thế nào, các yếu tố của việc chào giá và định giá chuyển nội bộ. Mặc dù các vấn đề
định giá xuất khẩu có nhiều cách giống như việc xem xét giá nội địa, có các yếu tố, chỉ
riêng đối với tiếp thị ngoại thương mới gặp phải; các nhà xuất khẩu phải đối phó với
nhiều vấn đề phức tạp hơn khi số lượng thị trường mà họ thâm nhập nhiều hơn ( và các
thị trường này thường trái ngược nhau).
Thông tin & xúc tiến Marketing xuất khẩu
I. KHÁI NIỆM
Thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong marketing xuất khẩu mặc dù thông tin
không tạo ra được sản phẩm hay dịch vụ nhưng nó rất cần thiết trong việc cung cấp
những tin tức để giúp cho khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.
Thông tin trong marketing xuất khẩu là một loại thông tin xuyên văn hóa, giữa những
người ở một nền văn hóa này và những người ở một nền văn hóa khác. Thông thường nền
văn hóa của một nước này sẽ khác với nền văn hóa của một nước khác, và đôi khi trong
một nước lại có sự khác biệt với nhau về văn hóa. VD: Ấn Ðộ, Trung Quốc.
Hoặc các khúc thị trường của các nước khác nhau về văn hóa.
64/74
www.ebook4u.vn
VD:
- Sở thích của giới trẻ ở các nước Châu Âu về xe môtô hay âm nhạc lại giống nhau.
- Văn hóa gia đình truyền thống của một số nước Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc lại
tương tự nhau.
Xúc tiến marketing xuất khẩu là làm thế nào chuyển được các thông tin từ nhà xuất khẩu
đến khách hàng ở nước ngoài, vượt qua được các rào cản do sự khác biệt về văn hóa như:
sự khác nhau về ngôn ngữ, quy định của chính phủ, phương tiện truyền thông đại chúng
...
II. CÁC QUYẾT ÐỊNH THÔNG TIN VÀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
Trong marketing xuất nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải đưa ra quyết định trong
hoạt
động xúc tiến có liên quan đến các vấn đề sau:
· Các loại thông tin nào cần được chuyển tới khách hàng?
· Chọn lựa phương tiện truyền thông nào?
· Chi phí và nổ lực dành cho hoạt động này là bao nhiêu?
Muốn đưa ra các quyết định trên nhà tiếp thị xuất nhập khẩu phải xem xét nhiều loại hình
xúc tiến khác nhau:
· Chào hàng (personal selling)
· Quảng cáo (advertising)
· Khuyến mãi (sales promotion): bao gồm tất cả những hoạt động nhằm bổ sung và hỗ trợ
cho việc chào hàng và quảng cáo. Các hoạt động này thường không lặp lại và có từng đợt
ngắn hạn khác nhau.
· Mối quan hệ công chúng (publicity): bao gồm tất cả những thông tin về công ty hoặc sản
phẩm của công ty được truyền đạt bởi một số cơ quan truyền thông và công ty không phải
trả tiền quảng cáo (về lý thuyết)
Như vậy quảng cáo chỉ là một trong những bộ phận của thông tin hay xúc tiến.
Vấn đề quan trọng là các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, được áp dụng để nhấn mạnh lên
chiến lược kéo (pull) hoặc đẩy (push)
1. Chiến lược kéo & đẩy:
Chiến lược kéo: quảng cáo và giới thiệu nhiều về sản phẩm, tạo cho khách hàng có
nhu cầu và muốn mua sản phẩm trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường.
VD: Gà rán Kentucky.
Chiến lược đẩy: Hàng hóa được đưa ra các kênh phân phối, đến tận các điểm bán lẻ
trong khi khách hàng chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm, khách hàng phải dựa vào sự
hướng dẫn, giới thiệu của nhân viên bán hàng trước khi đưa ra quyết định mua.
Việc chọn chiến lược đẩy hay kéo hoặc kết hợp cả hai tuỳ thuộc vào điều kiện của thị
trường, sản phẩm và khả năng của doanh nghiệp xuất khẩu.
65/74
www.ebook4u.vn
VD: - Xúc tiến bán quý kim ở Thái Lan.
- Rượu Henessy ở Việt Nam kéo mà không đẩy
2. Quyết định thông tin :
Nhà xuất khẩu thông tin đến thị trường mục tiêu là để cung cấp những tin tức về sản
phẩm đối với khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ trở thành những người mua hàng,
phát triển thái độ tích cực của họ đối với sản phẩm và tạo ra sự thay đổi về suy nghĩ của
họ đối với sản phẩm theo hướng có lợi cho nhà xuất khẩu.
Các khó khăn để làm cho sự thông tin có hiệu quả là nhà xuất khẩu phải thông tin với các
quốc gia có những kiểu mẫu về hành vi thái độ giá trị được phát triển từ các nền văn hóa
khác nhau.
Vấn đề trở ngại không những ở lới nói hay chữ viết mà còn thể hiện ở các vấn đề không
thể nói ra được như: kiểu cách ăn mặc, việc định thời gian để tiếp xúc, các cử chỉ, việc sử
dụng không gian khi tiếp cận khách hàng ... Vấn đề quan trọng của một nhà xuất khẩu A
đối với một khách hàng B là phải biết đặt mình vào vị trí của người khách hàng tạo ra
một sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.
3. Quyết định biểu tượng:
Biểu tượng có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối thiện cảm của khách hàng tiềm
năng:
· Màu sắc là một loại biểu tượng nhìn thấy được.
· Những hình ảnh người hoặc vật (A beast is a beast and a man is a man - Allah say so)
VD:
- Deer: tiếng lóng ở Brazil từ này được hiểu là đồng tính luyến ái
- Owl: là biểu tượng của điềm xấu.
· Cách bố trí quảng cáo.
Người Mỹ thích được nhìn thấy sản phẩm với các thành phần, yếu tố tính năng của nó
trong khi người Pháp thích thấy biểu tượng và ý nghĩa của sản phẩm.
III. CÁC KỸ THUẬT XÚC TIẾN
1. Chào hàng (personnal selling)
Việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Việc thành công hay thất bại tùy
thuộc vào công tác chuẩn bị nhân sự. Ðối với Nhật Bản thì phương pháp chào hàng được
dựa rất nhiều vào các tài liệu và dữ kiện. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình
các tài liệu đó để trả lời một cách thông suốt các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh
chóng.
Hoạt động chào hàng phải đạt được một số yêu cầu căn bản:
+ Hoạt động bán hàng thực sự: cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng và
phải lấy được đơn hàng.
+ Mối quan hệ với khách hàng: nhân viên bán hàng phải luôn quan tâm đến việc duy trì và
cải
66/74
www.ebook4u.vn
thiện vị trí của công ty với khách hàng và công chúng.
+ Thu thâp tin tức và cung cấp thông tin : nhân viên bán hàng thường có thể cung cấp những
thông tin có ích cho việc hoạch định các chương trình khuyến mãi và quảng cáo.
2. Khuyến mãi:
Những công cụ khuyến mãi như: catalog, hàng mẫu, film, slide film, hội chợ và triển lãm
thương mại và các tài liệu, công cụ tại điểm bán hàng, ...
· Catalog: các mục tiêu mà catalog cần phải đạt:
+ Tạo nên sự quan tâm và hấp dẫn người đọc như: màu sắc đẹp, in ấn tốt, nội dung dễ hiểu.
+ Mẫu hàng: để tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ và tránh nhầm lẫn khi đặt hàng nhất là
về kiểu, cỡ của sản phẩm.
+ Ðối với các mẫu hàng nhỏ ít giá trị có thể gửi tặng cho khách hàng thông qua đường bưu
điện, đại lý bán hàng tại nước ngoài, chi nhánh và người chào hàng lưu động.
+ Ðối với sản phẩm có kích cỡ lớn, giá trị cao thì nhà xuất khẩu có thể thành lập các
Showroom, Trade Show và các cuộc triển lãm, hội chợ để trưng bày.
· Tạp chí của công ty (company published magazine)
Do công ty tự biên tập và ấn hành để thông tin về các hoạt động của công ty cho nội bộ và
khách hàng biết như: sự thành công của các đại lý, nhà phân phối, các ý tưởng tiếp thị, tin
của công ty, kết quả cuộc thi có thưởng, khen thưởng nhân viên và các thông tin về sản phẩm
của công ty ...
· Phim, slide và máy vi tính:
+ Phim và băng vidéo dùng để giới thiệu công ty và sản phẩm của công ty đối với khách
hàng, các đại lý, các nhà phân phối.
+ Slide: ít tốn kém hơn nhưng không gây ấn tượng bằng.
+ Máy vi tính: công ty nên đặt sẵn phần mềm để cung cấp dữ liệu và báo cáo cũng như mối
quan hệ thông tin qua lại giữa công ty và các nhà phân phối, đại lý.
· Seminas thông báo tuyển dụng.
· Hội chợ thương mại và triển lãm (Trade fairs and Exhibitions)
+ Hội chợ thương mại dùng để mua bán sản phẩm, ký kết hợp đồng, tạo mối quan hệ giữa
công ty và các nhà phân phối, đại lý. Hội chợ thương mại không những để chứng minh một
công ty được tổ chức tốt - nhằm tạo uy tín, hình ảnh tốt đẹp đối với công chúng, giới thiệu
sản phẩm - mà còn cung cấp sản phẩm cho khách hàng với giá chuẩn của nó.
+ Trong hội chợ thương mại nhà xuất khẩu triển lãm sản phẩm của mình.
3. Mối quan hệ công chúng : (Publicity)
Là tạo một hình ảnh tốt đẹp của toàn bộ hoạt động và sản phẩm của công ty thông qua
báo chí và các hoạt động khác mà theo lý thuyết là công ty không phải trả tiền quảng cáo.
4. Quảng cáo:
Chi phí cho quảng cáo ở Việt Nam:
1992: 8,1 triệu USD
1993: 12 triệu USD
1994: 70 triệu USD
1995: 141 triệu USD
1996: 271 triệu USD
(Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ 11/12/1997)
67/74
www.ebook4u.vn
Khi tiến hành một chương trình quảng cáo, quản trị viên marketing cần tiến hành năm
quyết định chủ yếu sau: (5M)
- Mission : Mục tiêu quảng cáo là gì?
- Money : Chi phí là bao nhiêu?
- Message : Lời truyền đạt cần phải gởi ( AIDA)
- Media : Phương tiện kênh thông tin nào sử dụng?
- Measurement : Kết quả được định giá bằng cách nào?
4.1 Không khí quảng cáo: (climate for advertising)
Không khí quảng cáo tốt nhất nên được đánh giá thông qua việc xem xét các yếu tố có
liên quan đến kinh tế, xã hội, văn hóa, thái độ của công chúng và pháp luật.
· Các nhân tố kinh tế, xã hội và văn hóa:
+ Hệ thống kinh tế (Economic system): nền kinh tế thị trường thuận lợi cho việc quảng cáo
hơn là nền kinh tế tập trung. Tuy nhiên, ngay cả trong nền kinh tế tập trung, người ta cũng có
thể sử dụng quảng cáo để điều chỉnh nhu cầu đối với kế hoạch sản xuất.
+ Cấu trúc xã hội (social structure) : cấu trúc xã hội hiện đại dễ chấp nhận quảng cáo hơn
đối với xã hội thiên về truyền thống.
+ Nền tảng văn hóa: (Cultural background): ngay cả trong các xã hội hiện đại cũng có sự
nhìn nhận và thái độ khác nhau về quảng cáo. Có nước thiên về cá nhân chủ nghĩa, có nước
thiên về cộng đồng. Dường như nền văn hóa thiên về cộng đồng dễ chấp nhận quảng cáo
hơn.
+ Không khí tôn giáo (Religious climate): các nước lấy tôn giáo làm quốc đạo thường phản
ứng tiêu cực đối với quảng cáo hơn là các nước không bị ảnh hưởng quá năng nề bởi tôn
giáo.
· Các nhân tố luật pháp và chính trị:
+ Ðộc quyền quốc gia: có một số nước sở hữu và điều hành hoàn toàn hoặc một phần các
phương tiện truyền thông đặc biệt đối với phát thanh và truyền hình.
+ Kiểm duyệt (censorship): có một số nước kiểm duyệt rất gắt gao đối với nội dung và hình
thức quảng cáo.
+ Hạn chế quảng cáo (restriction on advertising):
- Sự hạn chế có thể hoàn toàn hoặc một phần và có thể ảnh hưởng đến hoàn toàn các phương
tiện truyền thông đại chúng hoặc có sự cho phép hạn chế.
- Có thể có sự hạn chế ở một số sản phẩm như: rượu, bia, thuốc lá ...
- Có nước hạn chế thời lượng quảng cáo.
- Có nước cấm so sánh hơn hoặc so sánh cao nhất.
- Có nước quy định quảng cáo phải nói đúng sự thật.
4.2 Phương tiện truyền thông quốc tế : ít tốn kém hơn phải quảng cáo tại mỗi nước sở
tại.
VD: Ðức / Áo; Mỹ / Canada
Tạp chí, báo chí chuyên ngành.
4.3 Truyền thông tại nước ngoài (foreign media)
- Báo chí , tạp chí.
- Bảng hiệu, poster, car card : áp dụng ở những nước có thu nhập thấp.
68/74
www.ebook4u.vn
- Radio.
- TV.
- Thư trực tiếp.
- Ở rạp chiếu phim.
- Ða truyền thông.
4.4 Nội dung quảng cáo:
Cần dựa theo nguyên tắc AIDA
A: get Attention (lôi cuốn sự chú ý)
I : hold Interest (làm cho thích thú)
D: create Desire (tạo sự ham muốn)
A: lead to Action (dẫn đến hành động mua hàng)
5. Nhận xét chung:
· Chào hàng cá nhân: là biện pháp có hiệu quả cao nhất, nhưng cũng tốn kém chi phí nhất,
nhân viên chào hàng phải luôn xa nhà cho những quảng thời gian dài nhất định.
· Hội chợ thương mại: có rất nhiều thuận lợi.
· Quan hệ công chúng: việc quan trọng nhất là tạo được sự tín nhiệm, ngoài ra cần có
hình thức tài trợ cho các cuộc thi đấu thể thao chẳng hạn.
· Ðối với hàng tiêu dùng thì nên tạo ra sự chấp nhận nhãn hiệu ở thị trường mục tiêu một
các rộng rãi.
· Ðối với sản phẩm công nghiệp thì việc chào hàng cá nhân là biện pháp tốt nhất.
IV. CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN
Mục tiêu cần đạt là:
· Thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm.
· Mô tả và giới thiệu tính hiệu quả của sản phẩm trong việc thỏa mãn một nhu cầu cụ thể.
· Tạo ra hình ảnh tốt đẹp của công ty như là một nhà cung cấp đáng tin cậy.
Việc hoạch định chiến lược xúc tiến sản phẩm liên quan đến các vấn đề.
· Ðặt ra mục tiêu xúc tiến.
· Quyết định loại hình quảng cáo và thông tin xúc tiến; chọn lựa phương tiện thông tin.
· Ấn định các khoản thời gian, nổ lực và tiền bạc đầu tư cho kế hoạch xúc tiến.
69/74
www.ebook4u.vn
Phương pháp xuất khẩu & hệ thống phân phối hàng hóa
Phương pháp xuất khẩu thông thường nhất là bán gián tiếp và bán trực tiếp. Trong trường
hợp bán gián tiếp nhà xuất khẩu phải thông qua các tổ chức hoặc cá nhân để làm trung
gian. Trong việc bán hàng trực tiếp, nhà xuất khẩu phải làm ăn trực tiếp với một nhà nhập
khẩu nước ngoài.
Ðể quyết định nên xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải
xem xét một số yếu tố như sau:
· Tầm vóc của công ty.
· Ðặc tính của sản phẩm do công ty làm ra.
· Kinh nghiệm về xuất khẩu đã qua và khả năng chuyên môn của công ty.
· Các điều kiện về kinh doanh tại các thị trường đã được tuyển chọn ở nước ngoài.
I. XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP
Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào thị trường
nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất khẩu
trực tiếp.
Nhà sản xuất có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua các tổ chức hoặc cá nhân như sau:
· Công ty quản lý xuất khẩu.
· Khách hàng ngoại kiều.
· Nhà ủy thác xuất khẩu.
· Nhà môi giới xuất khẩu.
· Hãng buôn xuất khẩu.
II. XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP
Thuận lợi: các lợi thế đối với một công ty trực tiếp xuất khẩu là kiểm soát được nhiều
hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và nắm được một cách
chặt chẽ hơn mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan.
Khó khăn: công ty mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân sự và sử dụng nhiều nguồn tài
lực của công ty hơn xuất khẩu gián tiếp.
70/74
www.ebook4u.vn
Một nhà xuất khẩu trực tiếp thường tuyển chọn kỹ các thị trường mà họ muốn thâm nhập
vào, chọn ra các hệ thống phân phối riêng cho mỗi thị trường.
1. Cải tổ cơ cấu tổ chức để có thể phục vụ xuất khẩu:
· Công ty nên tách rời việc quản lý xuất khẩu ra khỏi việc quản lý kinh doanh trong nước,
nhằm tập trung được tài năng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu đối phó với thị trường
quốc tế và thứ hai là nổ lực tiếp thị được tập trung sẽ dẫn đến kết quả là mức độ xuất
khẩu sẽ tăng.
· Thông thường công ty sẽ lập ra một Phòng xuất nhập khẩu hoặc Phòng giao dịch quốc
tế.
· Sự thành công của một công ty tại các thị trường nước ngoài tùy thuộc vào các phương
pháp tiếp thị nhiều hơn là chất lượng sản phẩm.
2. Hệ thống phân phối:
Một khi công ty đã được tổ chức để phục vụ xuất khẩu thì cần phải lựa chọn hệ thống
phân phối thích nghi cho mỗi thị trường, các hệ thống này bao gồm các đại diện thương
mại, các đại lý, các nhà phân phối, các nhà bán lẻ và những người tiêu thụ sau cùng.
2.1 Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của công ty ở nước ngoài.
2.2 Ðại diện thương mại:
Một nhà đại diện thương mại thường phụ trách đại diện cho nhiều hệ thống thương mại
hoặc sản xuất có thể bổ sung cho nhau nhưng không cạnh tranh với nhau. Ðại diện
thương mại thường hoạt động trên cơ sở được hưởng hoa hồng, không gánh chịu rủi ro
hoặc trách nhiệm. Ðại diện thương mại có thể làm việc trên cơ sở độc quyền hoặc không
độc quyền.
2.3 Ðại lý:
Thường là một người đại diện có nhiều quyền hạn và có thể được ủy nhiệm để hành xử
mọi vấn đề thay mặt công ty mà ông ta làm đại diện.
2.4 Nhà phân phối:
Là một nhà buôn mua hàng của nhà xuất khẩu với một giá có chiết khấu và bán lại hàng
hóa đó để kiếm lời.
Nhà phân phối chuyên nghiệp thường phân phối một loạt nhiều sản phẩm có thể bổ sung
cho nhau nhưng không cạnh tranh lại với nhau.
2.5 Nhà bán lẻ nước ngoài:
71/74
www.ebook4u.vn
Một công ty xuất khẩu cũng có thể bán hàng trực tiếp cho một nhà bán lẻ ở nước ngoài
mặc dù trong các loại thương vụ như thế, thì hệ thống người tiêu dùng nói chung thường
bị giới hạn.
2.6 Bán hàng trực tiếp cho người sử dụng sau cùng:
Một công ty xuất khẩu có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trực tiếp cho người sử
dụng hoặc tiêu dùng sau cùng ở nước ngoài. Những người mua hàng trực tiếp này có thể
là các chính phủ nước ngoài, các cơ quan như bệnh viện, trường học hoặc các doanh
nghiệp.
Thông thường mỗi sản phẩm bán ra nước ngoài phải kèm theo sự bảo đảm, bảo hành
hoặc dịch vụ kèm theo nhà xuất khẩu có thể tổ chức nhờ hệ thống phân phối của mình ở
nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên.
III. PHÂN PHỐI SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu ở Việt Nam trong những năm qua như sau:
· Mạng lưới bạn hàng, khách hàng hẹp, nhiều trường hợp phải thông qua trung gian.
· Quy mô hoạt động còn hạn chế nên các công ty chưa có tham vọng hình thành một mạng
lưới tiêu thụ ở nước ngoài, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty được xem như chấm dứt khi
hàng rời khỏi Việt Nam.
Mặt khác, vì hoạt động đa dạng, đa ngành hàng nên phần lớn các công ty không thể đi vào
chuyên sâu nhằm phát huy sở trường của mình ở lãnh vực nhất định nào.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị làm hàng xuất khẩu thiếu đồng bộ, lạc hậu,
hệ thống kho chuyên dùng để bảo quản, dự trữ còn quá kém... Những hạn chế này ảnh
hưởng đến tổ chức phân phối hợp lý hàng xuất khẩu đến các phân đoạn của thị trường
Tổ chức các hoạt động Marketing quốc tế
I. YÊU CẦU
Trong giai đoạn đầu của hoạt động marketing quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đơn
giản chỉ việc sử dụng các nhà trung gian hoặc thiết lập một bộ phận xuất khẩu nhỏ để
điều hành việc xuất khẩu các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa. Khi các hoạt động xuất khẩu
phát triển, sự cạnh tranh quốc tế gia tăng, bộ máy xuất khẩu phải được tổ chức chuyên
sâu hơn để đáp ứng một cách đầy đủ cho những yêu cầu của khách hàng nước ngoài...
cũng có sự quan tâm về phối trí và kiểm tra các hoạt động thị trường nước ngoài. Những
kỹ năng và sự nhạy cảm mới trong quản lý được đặt ra.
Những sự thay đổi trong vị trí của các chức năng then chốt và trong cách ra quyết định
được theo đuổi để đáp ứng một cách đồng bộ đối với những nhu cầu của địa phương đối
72/74
www.ebook4u.vn
với việc điều hành một cách thống nhất và tập trung. Các quyết định phải được đưa ra dù
là đối với tổ chức chủ yếu dựa vào chức năng, sản phẩm, địa lý hay ngay cả nhóm khách
hàng.
Mục tiêu việc tổ chức các hoạt động marketing quốc tế là trách nhiệm của các nhà quản
trị cao cấp phải đối phó trong việc triển khai bộ máy tổ chức phù hợp với những nhu cầu
và cơ hội của mình. Những mối đe dọa và cơ hội đặt ra đối với tổ chức cũng phải thay đổi
theo để duy trì sự cạnh tranh của công ty.
Các sự xem xét chủ yếu về sự tồn tại của tổ chức quốc tế:
Không có một bộ máy tổ chức hoàn hảo riêng lẻ cho marketing quốc tế. Sự đa dạng về
địa lý tạo ra sự mở rộng chiến lược quốc tế. Hiệu quả của các hoạt động ở nhiều khu vực
và quốc gia khác nhau đóng một vai trò quan trọng và chủ yếu của tổ chức.
Ở mức độ căn bản nhất, việc thiết kế bộ máy tổ chức marketing quốc tế có liên quan đến
ba vấn đề:
- Xác định các đơn vị tổ chức phụ thuộc dựa trên cơ sở chức năng và phạm vi
hoạt động.
- Chọn lựa tập trung hay phân cấp các chức năng và nhiệm vụ cá nhân.
- Phân công hệ thống kiểm tra và báo cáo.
Kết quả của các vấn để này mang tính quyết định một cách tổng quát về bộ máy tổ chức.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC (Organizational structures)
1. Phòng xuất khẩu theo chức năng (Functional export department)
Ðối với các nhà sản xuất mới có hoạt động xuất khẩu thì nên tuyển dụng một cán bộ
chuyên trách làm công tác xuất khẩu, cán bộ này chịu trách nhiệm trước quản trị viên
marketing nội địa.
Khi hoạt động xuất khẩu phát triển thêm nhiều khách hàng và lúc đó sẽ thành lập một
phòng xuất khẩu riêng.
Bộ máy này phù hợp với các xí nghiệp vừa và nhỏ hoặc ngay cả các công ty lớn chuyên
sản xuất các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa ở giai đoạn đầu trong hoạt động xuất khẩu.
Các công ty lớn này thường là các công ty thuộc ngành công nghiệp khai thác như hầm
mỏ, dầu khí ...
2. Phòng giao dịch quốc tế: (International division)
Áp dụng cho những công ty có nhiều sản phẩm và đang chiếm thị phần lớn tại thị trường
nội địa, mới bắt đầu hoạt động xuất khẩu.
Trong trường hợp này trưởng phòng giao dịch quốc tế thường phải là phó tổng giám đốc,
chịu trách nhiệm mọi hoạt động của mình trước tổng giám đốc điều hành của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức dựa trên sản phẩm:
(Organization structure based on product)
73/74
www.ebook4u.vn
Ðối với công ty có nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau nên được tổ chức bộ máy
marketing quốc tế dựa trên sản phẩm. Mô hình này xem sản phẩm là trung tâm của hoạt
động marketing quốc tế.
4. Cơ cấu tổ chức dựa trên vùng địa lý:
(Organization structure based on geographic area)
Mô hình này phù hợp cho các công ty đa quốc gia có tầm hoạt động rộng khắp thế giới,
đang ở thời kỳ trưởng thành và có các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Tầm
hoạt động của các công ty này được chia ra như sau: thế giới được chia ra thành từng
vùng, vùng được chia ra làm nhiều khu vực, mỗi khu vực được chia ra thành từng nước
hoặc nhiều nước.
74/74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- marketing_xuat_nhap_khau_2977_5312.pdf