Tài liệu Năng suất yếu tố tổng hợp - Tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Hoạt động KH&CN được coi là động lực then chốt cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Để định lượng được đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế, người ta nghiên cứu xác định TFP. Tăng trưởng TFP là chỉ thị về vai trò của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là ở những giai đoạn phát triển gần đây. Cải tiến công nghệ và hiệu quả công nghệ là hai yếu tố cấu thành đóng vai trò quan trọng nhất đối với tỷ lệ tăng TFP. Sự cải thiện chất lượng lao động đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nền kinh tế. Sự tích lũy vốn là một yếu tố quan trọng khác đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Sự đóng góp này có thể còn lớn hơn nếu đầu tư được phân bổ cho các lĩnh vực sản xuất năng suất cao và các loại tư liệu sản xuất cho năng suất cao hơn. Sự bất ổn định trong môi trường kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến ước tính tỷ lệ tăng TFP. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nghiên cứu các yếu tố quyết định tốc độ tăng TFP cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP thay đổi giữa các nước. Thậm chí các yếu tố vốn được cho là có tính quyết định đối với tỷ lệ tăng TFP nói chung lại không có mối liên quan rõ ràng ở nhiều nền kinh tế. Trong số đó có các yếu tố như xuất khẩu và chi tiêu NC&PT. Xuất khẩu có mối tương quan quan trọng đối với tăng trưởng TFP thể hiện rõ rệt ở các nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu. Tương tự, để chi tiêu NC&PT có tác động mạnh đến tăng trưởng TFP thì cần có một giai đoạn tích lũy chi tiêu NC&PT trong quá khứ và nền kinh tế cần đạt đến một mức độ phát triển nhất định. FDI là một trong những biến số tác động đến tăng trưởng TFP, và để FDI có một tác động rõ rệt đến tăng trưởng TFP cũng cần có một giai đoạn tích lũy FDI trước đó. Tầm quan trọng của giáo dục như một yếu tố quyết định tăng trưởng TFP và tăng trưởng GDP tổng thể là điều được công nhận rộng rãi. Các kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển các công nghệ sản xuất đổi mới. Chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến sang các nước đang phát triển thông qua các kênh thương mại sẽ mang lại hiệu quả cao hơn ở các nền kinh tế nơi có trình độ giáo dục cao và đồng đều. Vì vậy, trong các nỗ lực cải thiện TFP của mình, các chính phủ cần chú trọng hơn đến các chính sách nội địa, đặc biệt là giáo dục, không nên chỉ chú ý đến cách tiếp cận định hướng ra bên ngoài. Theo đánh giá của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Việt Nam trong giai đoạn 1986-2008 đã có mức độ tăng trưởng TFP bình quân là 0,7% và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP chỉ là 11%. Hai giai đoạn 1990-1995 và 2000-2005 là những giai đoạn có tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP cao nhất (tương ứng là 27% và 25%). Tỷ lệ này thấp hơn so với một số nền kinh tế của khu vực. Số liệu về tốc độ tăng trưởng TFP giai đoạn 2001- 2005 do Trung tâm Năng xuất Việt Nam tính toán là cao hơn (bình quân giai đoạn này là 1,90%) so với tính toán của APO. Tuy nhiên số liệu về tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 là tương đương với tính toán của APO (24,81% so với 25%). Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-2009. Ngân hàng Á Châu (ADB) đã dự báo tốc độ tăng trưởng TFP của một số nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Dự báo đưa ra ước tính rằng Việt Nam có thể có tốc độ tăng trưởng TFP giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn 2021-2030 là cao hơn của Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia nhưng thấp hơn Philipin.

pdf44 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Năng suất yếu tố tổng hợp - Tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iai đoạn này sang giai đoạn khác phụ thuộc phần lớn vào quy trình tái cơ cấu kinh tế từ các ngành công nghiệp kém hiệu quả sang các ngành công nghiệp hiệu quả hơn được quản lý một cách thành công ở mức độ nào. - Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn liên quan tới việc phân bổ đầu tư vào các đầu vào vốn sản xuất. Thành phần của đầu tư vốn có tác động lên mức tăng trưởng của TFP bởi vì sản lượng từ đầu tư vào máy móc và trang thiết bị, là những đầu vào vốn sản xuất, tạo ra đầu ra ngay tức thì, còn những khoản đầu tư vào hạ tầng, nhà xưởng thì phải trải qua một giai đoạn “thai nghén”. - Tiến bộ kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật liên quan tới việc sử dụng hiệu quả và hiệu suất công nghệ, vốn, lao động và hiệu quả quản lý. Tiến bộ kỹ thuật xuất phát từ cải tiến ở 4 lĩnh vực chính sau: lực lượng lao động, vốn, hệ thống và công nghệ. Nó phản ánh tác động của một phạm vi rộng các yếu tố, từ các khía cạnh của lao động cá thể cho tới khai thác công nghệ. Dựa trên các kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh, và xét trên các giới hạn của tái cơ cấu kinh tế và mức độ cải thiện của trình độ giáo dục của lực lượng lao động, tiến bộ kỹ thuật yếu tố quyết định chính mức tăng trưởng TFP. 14 - Cường độ Cầu: Cường độ cầu phản ánh mức độ năng lực sản xuất của nền kinh tế. Những biến động của cầu tác động tới TFP thông qua các tỷ lệ sử dụng công suất máy móc và trang thiết bị. Mức giảm của cường độ cầu sẽ dẫn tới các tỷ lệ sử dụng máy móc và trang thiết bị thấp hơn. Vì vậy, một mô hình được sử dụng trong nghiên cứu TFP như sau: TFPG = f[CAP, TRADE, FC, MFG, TER] (2) Trong đó:  TFPG: Tổng yếu tố mức tăng trưởng năng suất  CAP: Vốn/GDP hay mức đầu tư  TRADE: Xuất khẩu+ Nhập khẩu/GDP hay tỷ số thương mại so với GDP  FC: Tỷ lệ phần trăm các công ty sở hữu nước ngoài  MFG: Mức tăng trưởng sản lượng hàng năm của khu vực chế tạo  TER: Tỷ lệ phần trăm của nhân lực được thuê có bằng đại học Vốn/GDP (CAP) đo mức đầu tư. Các tranh luận trên lý thuyết về đầu tư cho rằng tỷ lệ đầu tư cao làm tăng vốn cổ phần và việc này có thể làm tăng dài hạn tỷ lệ tăng trưởng khắp quy mô kinh tế và các hiệu ứng phụ có lợi khác. Một yếu tố đóng góp khác vào mức tăng trưởng của TFP là sự tái cơ cấu nền kinh tế thông qua sự chuyển dịch giữa các khu vực. Sự chuyển dịch của đầu vào từ các khu vực dựa trên nguồn lực tới các khu vực chế tạo đã tạo ra đầu ra cao hơn. Khu vực chế tạo được cho là khu vực đóng góp chính vào mức tăng trưởng của TFP. Khi khu vực chế tạo tăng trưởng, mức tăng trưởng của TFP được kỳ vọng là tăng trưởng theo cùng hướng. Mở cửa với nền kinh tế thế giới là một yếu tố quan trọng nữa để giải thích cho mức tăng trưởng TFP nhanh chóng. Trường hợp lý thuyết đối với quan điểm này không chỉ ở việc phân bổ hiệu suất mà còn ở các yếu tố ngoại lai có liên quan tới các hoạt động thương mại và ở các thành quả “hiệu xuất X” có được từ việc tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh hơn đối với ngành công nghiệp nội địa. Tranh luận trên lý thuyết cho rằng hướng xuất-nhập khẩu làm tăng độ mở của nền kinh tế và bằng cách tiếp xúc với công nghệ và cạnh tranh nước ngoài, sẽ kích thích mức tiến bộ công nghệ một cách nhanh chóng. Việc sử dụng “trình độ giáo dục” (TER) nhằm để thử nghiệm các yếu tố ngoại lai trong việc hình thành nên vốn nhân lực. Giáo dục đại học có thể có các yếu tố ngoại lai 15 nâng cao mức tăng trưởng thông qua khả năng sử dụng và thành thạo công nghệ tốt hơn. Những yếu tố ngoại lai này có thể được bao gồm trong các ước tính về độ biến thiên của TFP. 6. Các yếu tố kinh tế vĩ mô tiềm năng tác động đến sự gia tăng TFP Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiến hành một công trình nghiên cứu về các yếu tố quyết định chủ yếu đối với tỷ lệ tăng TFP, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài các yếu tố quyết định được phân tích ở trên, thì các biện pháp cải tổ nhằm vào thu hút FDI và hợp lý hóa độ lớn chính phủ, chuyển hướng nguồn lực từ các ngành năng suất thấp sang các lĩnh vực có năng suất cao hơn và khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động có thể làm gia tăng TFP. Các yếu tố này cũng quan trọng tương đương như các yếu tố đẩy mạnh nguồn nhân lực, làm tăng khối lượng thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh. Dưới đây là các yếu tố kinh tế vĩ mô tiềm năng tác động đến sự gia tăng TFP được IMF đề cập [IMF, Middle East and Central Asia Department, 2009]:  Lạm phát: Nhiều nhà phân tích lập luận rằng sự bất ổn định kinh tế vĩ mô lớn hơn và đặc biệt là tỷ lệ lạm phát cao có xu hướng ảnh hưởng bất lợi đến thành tích kinh tế của một nước. Vì vậy, lạm phát được sử dụng như một chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô.  Độ lớn (hay quy mô) của chi tiêu chính phủ: Mối tương quan giữa độ lớn chính phủ, tức là tỷ số giữa chi tiêu công với GDP và tăng năng suất vẫn còn là điều mơ hồ. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng chi tiêu chính phủ có một tác động tích cực đến tăng năng suất bởi vì nó mang lại các yếu tố ngoại lai có lợi phát sinh từ một loạt các yếu tố, trong đó có sự phát triển thể chế luật pháp và điều hành, sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và nhiều sự can thiệp nhằm điều chỉnh thất bại thị trường. Thực sự là, một số chi tiêu chính phủ, đặc biệt là đối với hàng hóa công là cần thiết để thúc đẩy tăng năng suất. Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ quá mức có thể gây trở ngại cho tăng năng suất do tính không hiệu quả của chính phủ, gánh nặng thuế và những bóp méo xuất phát từ những can thiệp vào thị trường tự do.  Sự mở cửa thương mại: Nhiều công trình nghiên cứu lập luận rằng các nước mở cửa hơn có khả năng được hưởng lợi nhiều hơn từ sự phổ biến công nghệ và điều đó tác động đến tăng trưởng TFP. Dollar và Kraay (2004) cũng phát hiện thấy bằng chứng cho rằng sự mở cửa thương mại lớn hơn có thể tạo nên hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và sự gia tăng TFP. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có một sự thừa nhận ngày càng tăng về tầm quan trọng của các chính sách 16 bổ sung trong việc nâng cao những ích lợi thu được từ chế độ mở cửa nền thương mại. Các chính sách đó bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô sáng suốt, các thể chế hỗ trợ thị trường, cơ sở hạ tầng tốt, các quy định kinh doanh hợp lý, các thị trường tín dụng hoạt động chức năng tốt và các thị trường lao động linh hoạt.  Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): theo lý thuyết, FDI kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách cải tiến công nghệ và nâng cao năng suất. Các nền kinh tế tiếp nhận được cho là được hưởng lợi từ những yếu tố ngoại lai tích cực từ FDI. Đó là sự lan tỏa tri thức sinh ra do chuyển giao công nghệ, việc áp dụng các quy trình và các kỹ năng quản lý mới, và sự phổ biến know-how vào thị trường nội địa. Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của FDI đến TFP và tăng trưởng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như trình độ nguồn nhân lực và sự phát triển thị trường tài chính trong nước. Ở một mức độ nào đó, quy mô FDI còn phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia: các nước có lạm phát thấp, có các chính sách ngoại hối và ngân khố vĩ mô phù hợp được cho là sẽ thu hút được nhiều FDI hơn. Một môi trường như vậy được cho là có ảnh hưởng thuận lợi đối với tốc độ tăng TFP.  Chất lượng lao động: Chất lượng lao động là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Tác động của chất lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế diễn ra theo hai bậc: tác động trực tiếp bằng cách nâng cao hiệu quả của việc sử dụng lao động trong sản xuất và một tác động gián tiếp thông qua tăng năng suất. Như đã nói ở trên, một đất nước có chất lượng lao động cao hơn thì có khả năng được hưởng lợi nhiều hơn từ các yếu tố tích cực ngoại lai mang đến từ sự mở cửa và FDI. Vì vậy cải thiện chất lượng lao động có liên quan đến gia tăng năng suất.  Các yếu tố thể chế: Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chỉ ra tầm quan trọng của các thể chế thuận lợi thúc đẩy năng suất và tăng trưởng dài hạn. Các thể chế có hiệu lực có tác dụng củng cố môi trường kinh doanh và qua đó thúc đẩy đầu tư và năng suất. Năng suất có liên quan đến một loạt các chỉ tiêu thể chế đánh giá tính hiệu quả của chính phủ, sự tự do kinh tế, quy định luật pháp và gánh nặng kiểm soát.  Thành phần các lĩnh vực trong đầu ra: Một số nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện thấy rằng một sự chuyển tiếp của hoạt động kinh tế từ ngành nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ dẫn đến năng suất tăng cao hơn, cũng giống như sự chuyển dịch từ các ngành năng suất thấp sang các ngành có năng 17 suất cao hơn. Các nước có tỷ trọng giá trị gia tăng cao hơn của các ngành năng suất cao cũng có tỷ lệ tăng TFP cao hơn.  Sự tham gia của lao động nữ: Việc thúc đẩy giáo dục phụ nữ và sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động có thể làm tăng năng suất và tăng trưởng. Trong kinh tế học phát triển, giờ đây đã có một sự thừa nhận hoàn toàn rằng những người phụ nữ có trình độ giáo dục thì thường dành một tỷ lệ nguồn lực của gia đình cao hơn cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe, hai yếu tố này được cho là có thể làm tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế về dài hạn. Từ những phân tích trên có thể thấy, khoa học và công nghệ là một trong số nhiều nhân tố quyết định đóng góp vào tốc độ tăng của TFP. 18 II. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TFP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT YẾU TỔ TỔNG HỢP (TFP) TFP là một phạm trù tương đối trừu tượng và việc tính toán các chỉ tiêu liên quan đến TFP không đơn giản. Hiện nay chưa có một công thức tính toán TFP thống nhất cho tất cả các nước trên thế giới. Tuỳ theo điều kiện từng nước cũng như hệ thống số liệu thống kê sẵn có mà người ta áp dụng những công thức và phương pháp khác nhau để tính toán chỉ tiêu TFP. Vì thế sự chính xác và tính so sánh của chỉ tiêu TFP cũng có tính tương đối. Dưới đây giới thiệu một số cách tính tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP trong tăng trưởng GDP. 1. Phƣơng pháp luận do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) đề xuất áp dụng 1.1. Phương trình chung tính TFP APO trong quá trình thu thập và xử lý thông tin về năng suất và TFP của các nước và nền kinh tế Châu Á, đã đề nghị áp dụng phương pháp luận thống nhất để đảm bảo tính so sánh [APO, 2004)]. Sau đây mô tả ngắn gọn phương pháp luận của APO trong xác định TPF và tốc độ tăng TFP. Sản lượng/đầu ra là một hàm của vốn, lao động và năng suất. Để tính toán TFP, sử dụng hàm sản xuất (1) sau: (1) trong đó: Qt : là tổng sản lượng/đầu ra thực tế Lt : là Lao động Kt: là Vốn At: là TFP Khi vi phân hai vế của phương trình theo thời gian, chúng ta có phương trình (2): (2) Chia cả hai vế của phương trình với Qt, ta có phương trình (3): (3) Thay thế năng suất biên bằng hệ số giá, ta có phương trình (4): 19 (4) trong đó: TFPG : Tăng trưởng TFP r : Giá dịch vụ của vốn w : Giá dịch vụ của lao động, Sk : Phần tương đối của đầu ra do vốn Sl : Phần tương đối của đầu ra do lao động Qtg, Ktg, và Ltg : là tỷ lệ tăng tương ứng của đầu ra, vốn và lao động. Vì tỷ lệ tăng trưởng trong phương trình trên là về tỷ lệ tăng trưởng tức thời ở một thời điểm, nên để tính cho một khoảng thời gian riêng rẽ, người ta lấy giá trị trung bình của 2 giai đoạn liên tiếp. (4A) Phương trình 4A được sử dụng để tính tốc độ tăng của TFP. 1.2. Phương pháp loại bỏ các tác động khi có biến động kinh doanh khỏi tăng trưởng TFP Sự thay đổi của tốc độ sử dụng năng lực được thể hiện trong tăng trưởng TFP, được tính toán theo phương trình 4A. Để phân tách được sự tăng trưởng do hiệu quả kỹ thuật của sản xuất với việc nâng cao sản lượng do tăng sử dụng các yếu tố sản xuất, chúng ta cần loại bỏ được tác động của sự thay đổi trong năng suất do biến động kinh doanh khỏi tăng trưởng TFP thô. Có một số cách được sử dụng cho mục đích này và được giải thích như ở dưới đây. 1.2.1. Phương pháp hàm sản xuất. 20 Phương pháp này sử dụng một hàm sản xuất ước tính để ước tính sự thay đổi trong tốc độ sử dụng năng lực. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Các bước tính toán như sau: 1) Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để tính toán tổng giá trị lý thuyết của đầu ra. 2) Lấy tỷ lệ của đầu ra thực tế và đầu ra lý thuyết (chia giá trị đầu ra thực tế cho giá trị đầu ra lý thuyết tính bằng hàm hàm sản xuất Cobb-Douglas). Tỷ lệ này được sử dụng để là giá trị uỷ quyền (proxy) cho tính toán tốc độ sử dụng năng lực. 3) Phần thay đổi trong tốc độ sử dụng năng lực được loại/bóc tách khỏi tăng trưởng TFP để nhận được tăng trưởng TFP có hiệu chỉnh. 1.2.2. Phương pháp Wharton Các bước tính toán, bóc tách được liệt kê như sau: 1) Tính toán chuỗi tỷ lệ Vốn/Đầu ra (K/Y) sử dụng số liệu về đầu tư vốn và GDP để phân tích. 2) Xác định đường đồ thị tuyến tính của xu thế cho chuỗi giá trị Vốn/Đầu ra (K/Y). 3) Vẽ đường song song theo đường tuyến tính đi qua điểm thấp nhất của chuỗi giá trị Vốn/Đầu ra (xem hình 2). 4) Tiềm năng hoặc năng lực của tỷ lệ K*/Y* ở một điểm nào đó được xác định bởi những điểm của đường thẳng phía dưới. 5) Đầu ra tiềm năng được tính theo công thức Y* = K/(K*/Y*) (Y là đầu ra, K là vốn). 6) Tỷ lệ Y/Y* cho giá trị sử dụng năng lực 7) Tỷ lệ này được sử dụng để hiệu chỉnh lượng vốn Hình 2. Đồ thị tỷ lệ K/Y và thời gian, xu thế 21 2. Phƣơng pháp tính toán TFP mà Trung tâm Năng suất Việt Nam áp dụng Trung tâm Năng suất Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) đã nêu phương pháp tính toán TFP để tính các chỉ tiêu liên quan đền TFP và công bố trong tài liệu "Báo chỉ tiêu Năng suất Việt Nam 2006- 2007" [Trung tâm Năng suất Việt Nam, 2009]. Phương pháp tính sử dụng hàm sản xuất (công thức 1): Y=A.f(K α .L β ) (1) trong đó: Y là Đầu ra; K là Vốn; L là Lao động α là Hệ số đóng góp của vốn; β = (1- α) là Hệ số đóng góp của lao động Tốc độ tăng TFP được tính theo công thức sau (công thức 2): İTFP = İY – β.İL –α.İK (2) trong đó: İTFP là tốc độ tăng TFP; İY là tốc độ tăng trưởng đầu ra; İK là Tốc độ tăng trưởng vốn cố định; İL là Tốc độ tăng trưởng lao động α là Hệ số đóng góp của vốn cố định; β là Hệ số đóng góp của lao động. Hệ số β bằng tỷ số giữa thu nhập của người lao động và giá giá trị gia tăng, còn α= 1 - β. Các chỉ tiêu İY, İL, İK được tính dựa vào số liệu đã được công bố, việc còn lại tính hệ số đóng góp của vốn (α) và hệ số đóng góp của lao động (β). Để xác định các hệ số α và β có thể dùng phương pháp hạch toán như sau (công thức 3): β = Thu nhập đầy đủ của người lao động (3) Tổng sản phẩm quốc nội và α = 1 – β. Dữ liệu thu nhập đầy đủ của người lao động và số lượng lao động làm việc được lấy trong niên giám thống kê. Tính tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra: 22 Công thức tính tỷ trọng của tăng TFP vào tăng GDP như sau (công thức 4): % đóng góp của TFP = (İTFP /İY) x 100% (4) Trong đó: İTFP : tốc độ tăng TFP İY: tốc độ tăng đầu ra (hoặc GDP) 3. Phƣơng pháp tính toán do Viện Khoa học Thống kê áp dụng Viện Khoa học Thống kê, thuộc Tổng cục Thống kê, có đề xuất phương pháp tính TFP. Theo PGS.TS Tăng Văn Khiên (2005), tốc độ tăng TFP được tính toán bằng cách tính tổng phần tăng lên của kết quả sản xuất trừ đi phần đóng góp của các yếu tố nguồn lực (nhân tố hữu hình, có thể tính trực tiếp được đó là do vốn và lao động tạo ra). Thực tế phương pháp này là tương đồng với phương pháp mà Trung tâm Năng suất Việt Nam áp dụng. Công thức tính như sau:  LKYTFP I.I.II   trong đó: YI  : Tốc độ tăng kết quả sản xuất (ở đây là giá trị tăng thêm) KI  : Tốc độ tăng của tài sản cố định LI  : Tốc độ tăng của lao động  và  là hệ số đóng góp của tài sản cố định và lao động. ( +  = 1). Hệ số  bằng tỷ số giữa thu nhập của người lao động và giá giá trị gia tăng, còn  = 1 - . (hay là  = 1 - ). Các chỉ tiêu YI  , LI  , KI  được tính rất đơn giản dựa vào số liệu thống kê đã được công bố. Hệ số đóng góp của vốn () và hệ số đóng góp của lao động () có thể được xác định bằng các phương pháp hạch toán hay phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb- Douglass. - Tính toán hệ số  và  bằng phương pháp hạch toán Hệ số  và  có thể được tính toán dựa vào phương pháp hạch toán như sau: 23  = Thu nhập của người lao động từ sản xuất GDP  là tỷ phần đóng góp của lao động trong GDP. Từ đó tính ra  = 1 -  Thu nhập của người lao động từ sản xuất là toàn bộ tiền lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương từ sản xuất. Đặc điểm hạch toán của Việt Nam hiện nay thì chúng ta chỉ có thể xác định được khoản thu nhập chính của người lao động đó là tiền lương, còn các khoản thu nhập khác như: tiền ăn ca, bảo hiểm xã hội, phong bao hội nghị, quần áo, trang thiết bị bảo hộ lao động, không được hạch toán vào thu nhập của người lao động cho nên nếu chúng ta chỉ dùng chỉ tiêu thu nhập của người lao động để tính toán thì hệ số  sẽ bị thu hẹp, và ngược lại hệ số  sẽ bị thổi phồng. Để khắc phục hiện tượng đó các chuyên gia đưa ra giải pháp là dùng hệ số điều chỉnh (k), khi đó: Thu nhập của ngƣời lao động từ sản xuất = Tiền lƣơng của ngƣời lao động x k trong đó: k là hệ số điều chỉnh và được xác định như sau: k = Thu nhập của người lao động từ SX Tiền lương của người lao động Hệ số k được tính dựa vào một cuộc điều tra mẫu của một năm nào đó sau đó dùng để điều chỉnh cho các năm tiếp theo (nếu không có một sự đột biến lớn). - Phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb-Douglass. Hàm sản xuất Cobb-Douglass có công thức như sau:  L.K.AY trong đó: A : năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) K : Vốn đầu vào L : Lao động đầu vào  và  là hệ số đóng góp của vốn đầu vào và lao động. ( +  = 1) Với giả thiết  +  = 1 (tức là giả thiết quá trình công nghệ được sử dụng là quá trình có hiệu suất không thay đổi theo quy mô) Từ (1) ta lấy logarit hai vế: LnY = LnA + .LnK + . LnL Thay  = 1 -  24 LnY = LnA + .LnK + (1 - ). LnL Ln Y – LnL = LnA + .(LnK – LnL) Ln(Y/L) = LnA + .Ln(K/L) Đặt: Ln(Y/L) = y (Y/L: năng suất lao động) LnA = a;  = b Ln(K/L) = x (K/L: hệ số trang bị vốn cho lao động) Ta có y = x + bx (phương trình bậc nhất) Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất, sẽ xác định được các hệ số a và b (chúng ta có thể sử dụng các phần mềm như: MFIT3, Eview, Stata, Excel,) hoặc có thể xác định từ hệ phương trình:             n 1i 2 i n 1i i n 1i ii n 1i i n 1i i x.bx.axy x.ba.ny Từ phương pháp trên có thể tính được hệ số  và  15. Khi sử dụng phương pháp này phải có một dãy số liệu liên tục nhưng không phải thu nhập số liệu về thu nhập của lao động và số liệu tính ra trong trường hợp này là số trung bình của cả thời kỳ. III. TỐC ĐỘ TĂNG TFP, TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA TĂNG TFP TRONG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ VÀ VIỆT NAM 1. Tình hình TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trƣởng của một số nền kinh tế theo tính toán của APO Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) là một tổ chức khu vực liên chính phủ, thành lập năm 1961 với mục tiêu góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên. Bắt đầu bằng Nhật Bản vào những năm 1960, các nền kinh tế châu Á đã đạt được những thành tích kinh tế cao trong những năm 1990, thể hiện sức sống và sự vươn lên ngoạn mục. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã làm nảy sinh các câu hỏi không thể tránh được liên quan đến tính bền vững của tăng trưởng và tình 15 Với số liệu trong ngành công nghiệp Việt nam từ năm 1990-1999, các tác giả đã tính ra được hệ số  = 0,54, từ đó suy ra  = 0,46. Với hệ số xác định 2R =0,9249 (tức là các biến giải thích quyết định 92,49% mô hình, có nghĩa là các hệ số tính được có hệ số tin cậy cao). 25 trạng khôi phục của nhiều nền kinh tế ở châu Á. Một trong những bài học từ cuộc khủng hoảng giờ đây được thừa nhận rộng rãi đó là sự tăng năng suất chính là yếu tố then chốt trong sự phát triển phát triển và atwng trưởng bền vững. Hầu hết các chính phủ hiện nay đều chú trọng đến sự tăng trưởng năng suất, coi đó là một trong những mục tiêu chính của chính sách kinh tế. Việc đo lường năng suất là một bước quan trọng và cần thiết để hiểu sâu về yếu tố này. Trong số các cách tính toán năng suất, TFP là một phép đo toàn diện nhất và đã được chấp nhận rộng rãi trong giới các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về năng suất và kinh tế. Vào năm 1998, Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đã tiến hành một dự án khảo sát quốc tế về đo lường TFP trong số các nước thành viên với sự tham gia của 10 nước, trong đó có Việt Nam. Thông qua dự án này APO đã xem xét và thiết lập được độ tin cậy của các phương pháp ước tính chuẩn về tỷ lệ tăng TFP đối với các nền kinh tế quốc dân để tiến đến bước tiếp theo là hiệu chỉnh ước tính và nghiên cứu về các yếu tố quyết định tỷ lệ tăng TFP. Đây là một bước quan trọng trong việc hình thành các chính sách phân tích về các yếu tố có thể dẫn đến cải thiện tỷ lệ tăng TFP của một nền kinh tế. Năm 2011, APO, trên cơ sở kết quả tính toán năng suất của 13 nền kinh tế khu vực, đã đưa ra số liệu về TFP, mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn từ 1970 đến 2008 (Bảng 1) [APO, 2011]. Trong nghiên cứu đánh giá về vai trò của tăng trưởng vốn trong tăng trưởng kinh tế, APO đã tách vốn thành 2 loại vốn có liên quan đến tăng trưởng gồm: vốn có yếu tố công nghệ thông tin và vốn không có yếu tố công nghệ thông tin. Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) và tỷ lệ đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng trong từng giai đoạn Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 Đài Loan (TQ) 1970–1975 8,48 1,91 23% 0,50 6% 6,52 77% -0,45 -5% 26 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 1975–1980 10,07 2,14 21% 0,42 4% 5,19 52% 2,32 23% 1980–1985 6,21 1,21 20% 0,37 6% 3,93 63% 0,70 11% 1985–1990 8,48 1,30 15% 0,32 4% 3,00 35% 3,86 46% 1990–1995 6,99 1,09 16% 0,34 5% 3,32 47% 2,25 32% 1995–2000 5,04 0,32 6% 0,79 16% 3,19 63% 0,74 15% 2000–2005 3,61 0,21 6% 0,62 17% 2,05 57% 0,72 20% 2005–2008 4,01 0,35 9% 0,06 2% 1,76 44% 1,84 46% 1970–2008 6,75 1,10 16% 0,45 7% 3,72 55% 1,48 22% Fiji 1970–1975 5,62 4,15 74% 0,11 2% 2,15 38% -0,79 -14% 1975–1980 3,69 2,84 77% 0,07 2% 2,41 65% -1,63 -44% 1980–1985 0,71 1,47 207% 0,09 13% 1,79 252% -2,65 -373% 1985–1990 3,76 1,72 46% 0,14 4% 0,28 7% 1,62 43% 1990–1995 2,65 1,55 59% 0,19 7% 0,24 9% 0,67 25% 1995–2000 2,05 0,51 25% 0,19 9% 1,29 63% 0,06 3% 2000–2005 1,99 0,24 12% 0,35 17% 1,29 65% 0,11 5% 2005–2008 0,43 1,03 239% 0,30 70% 1,43 332% -2,33 -542% 1970–2008 2,73 1,72 63% 0,17 6% 1,36 50% -0,53 -19% Hàn Quốc 1970–1975 9,23 1,74 19% 0,18 2% 6,27 68% 1,03 11% 1975–1980 7,95 2,02 25% 0,33 4% 7,10 89% -1,51 -19% 1980–1985 8,63 1,12 13% 0,31 4% 4,21 49% 2,99 35% 27 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 1985–1990 9,89 1,30 13% 0,49 5% 4,27 43% 3,83 39% 1990–1995 7,60 1,33 17% 0,40 5% 4,37 58% 1,50 20% 1995–2000 5,10 0,27 5% 0,54 11% 3,01 59% 1,28 25% 2000–2005 4,32 0,16 4% 0,53 12% 2,00 46% 1,63 38% 2005–2008 4,13 -0,31 -8% 0,22 5% 1,77 43% 2,45 59% 1970–2008 7,26 1,02 14% 0,38 5% 4,25 59% 1,61 22% Hoa Kỳ 1970–1975 2,59 0,51 20% 0,21 8% 1,20 47% 0,66 25% 1975–1980 3,64 1,68 46% 0,27 7% 1,04 29% 0,64 18% 1980–1985 3,11 0,83 27% 0,46 15% 0,74 24% 1,08 35% 1985–1990 3,23 1,27 39% 0,53 16% 0,75 23% 0,68 21% 1990–1995 2,46 0,68 28% 0,46 19% 0,50 20% 0,82 33% 1995–2000 4,19 1,21 29% 0,80 19% 0,74 18% 1,44 34% 2000–2005 2,40 -0,06 -3% 0,59 25% 0,71 30% 1,16 48% 2005–2008 1,45 0,54 37% 0,39 27% 0,78 54% -0,26 -18% 1970–2008 2,96 0,85 29% 0,47 16% 0,81 27% 0,83 28% Hồng Kông (TQ) 1970–1975 5,49 1,72 31% 0,17 3% 2,82 51% 0,78 14% 1975–1980 11,02 1,88 17% 0,23 2% 3,69 34% 5,21 47% 1980–1985 5,56 0,88 16% 0,28 5% 4,22 76% 0,18 3% 1985–1990 7,44 0,36 5% 0,41 6% 3,11 42% 3,56 48% 28 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 1990–1995 5,09 0,23 5% 0,41 8% 3,48 68% 0,96 19% 1995–2000 2,60 1,23 47% 0,66 25% 2,86 110% -2,15 -83% 2000–2005 4,05 0,50 12% 0,53 13% 1,32 33% 1,71 42% 2005–2008 5,04 0,44 9% 0,32 6% 1,45 29% 2,82 56% 1970–2008 5,82 0,93 16% 0,38 7% 2,94 51% 1,57 27% Inđônêxia 1970–1975 8,28 0,89 11% 0,06 1% 4,52 55% 2,81 34% 1975–1980 7,79 1,29 17% 0,17 2% 5,55 71% 0,78 10% 1980–1985 4,66 1,78 38% 0,17 4% 5,20 112% -2,49 -53% 1985–1990 7,49 2,05 27% 0,18 2% 3,63 48% 1,63 22% 1990–1995 7,57 0,56 7% 0,30 4% 4,28 57% 2,43 32% 1995–2000 0,76 1,00 132% 0,20 26% 3,77 500% -4,21 -558% 2000–2005 4,65 0,64 14% 0,24 5% 2,23 48% 1,54 33% 2005–2008 5,80 1,58 27% 0,31 5% 2,67 46% 1,23 21% 1970–2008 5,88 1,20 20% 0,20 3% 4,05 69% 0,43 7% Malaixia 1970–1975 7,68 1,35 18% 0,08 1% 5,69 74% 0,57 7% 1975–1980 8,20 1,31 16% 0,12 1% 5,79 71% 0,98 12% 1980–1985 4,99 1,15 23% 0,11 2% 7,14 143% -3,41 -68% 1985–1990 6,64 1,18 18% 0,19 3% 3,70 56% 1,57 24% 1990–1995 9,07 0,91 10% 0,33 4% 6,72 74% 1,12 12% 1995–2000 4,70 1,22 26% 0,58 12% 5,70 121% -2,79 -59% 29 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 2000–2005 4,66 0,49 10% 0,80 17% 2,14 46% 1,23 26% 2005–2008 5,56 0,61 11% 0,85 15% 1,67 30% 2,44 44% 1970–2008 6,49 1,05 16% 0,36 6% 4,98 77% 0,10 1% Mông Cổ 1970–1975 6,51 0,49 8% 0,03 0% 3,25 50% 2,74 42% 1975–1980 5,39 0,80 15% 0,06 1% 3,63 67% 0,90 17% 1980–1985 6,59 0,83 13% 0,18 3% 7,61 115% -2,03 -31% 1985–1990 3,82 1,87 49% 0,14 4% 4,43 116% -2,63 -69% 1990–1995 -1,76 -0,22 13% 0,10 -6% 1,17 -67% -2,81 160% 1995–2000 3,57 0,35 10% 0,19 5% 0,92 26% 2,10 59% 2000–2005 6,29 1,43 23% 0,34 5% 0,96 15% 3,55 56% 2005–2008 8,84 0,85 10% 0,53 6% 3,95 45% 3,52 40% 1970–2008 4,70 0,80 17% 0,18 4% 3,20 68% 0,52 11% Nhật Bản 1970–1975 4,41 -0,35 -8% 0,31 7% 5,04 114% -0,59 -13% 1975–1980 4,34 0,84 19% 0,19 4% 2,66 61% 0,65 15% 1980–1985 4,21 0,35 8% 0,21 5% 1,97 47% 1,68 40% 1985–1990 4,90 0,33 7% 0,39 8% 2,00 41% 2,18 44% 1990–1995 1,38 -0,42 -31% 0,28 21% 1,77 128% -0,25 -18% 1995–2000 0,97 -0,63 -65% 0,28 29% 0,93 96% 0,38 40% 2000–2005 1,31 -0,54 -41% 0,36 28% 0,33 25% 1,17 89% 2005–2008 1,06 0,19 18% 0,15 14% 0,20 19% 0,51 49% 30 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 1970–2008 2,92 -0,04 -1% 0,28 10% 1,95 67% 0,73 25% Philipin 1970–1975 5,86 2,75 47% 0,15 3% 2,54 43% 0,41 7% 1975–1980 6,04 1,82 30% 0,15 2% 4,46 74% -0,39 -7% 1980–1985 -1,28 1,73 -136% 0,22 -18% 4,17 -327% -7,41 580% 1985–1990 4,56 0,96 21% 0,17 4% 1,03 23% 2,40 53% 1990–1995 2,23 0,99 44% 0,07 3% 1,82 82% -0,65 -29% 1995–2000 3,88 0,63 16% 0,42 11% 2,27 59% 0,56 14% 2000–2005 4,40 1,12 25% 0,60 14% 1,49 34% 1,18 27% 2005–2008 5,30 0,78 15% 0,48 9% 0,98 18% 3,07 58% 1970–2008 3,80 1,38 36% 0,27 7% 2,42 64% -0,27 -7% Singapo 1970–1975 8,91 2,61 29% 0,21 2% 8,31 93% -2,23 -25% 1975–1980 8,15 2,29 28% 0,25 3% 5,50 67% 0,11 1% 1980–1985 6,49 0,88 14% 0,32 5% 5,88 91% -0,59 -9% 1985–1990 8,08 1,86 23% 0,50 6% 3,12 39% 2,60 32% 1990–1995 8,44 1,51 18% 0,89 11% 3,36 40% 2,68 32% 1995–2000 5,85 1,90 32% 0,84 14% 3,52 60% -0,40 -7% 2000–2005 4,44 0,53 12% 0,45 10% 1,82 41% 1,64 37% 2005–2008 6,12 4,07 67% 0,64 11% 1,61 26% -0,21 -3% 1970–2008 7,11 1,84 26% 0,51 7% 4,28 60% 0,48 7% Thái Lan 31 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 1970–1975 5,52 -0,15 -3% 0,07 1% 2,54 46% 3,06 55% 1975–1980 7,45 3,50 47% 0,17 2% 2,53 34% 1,25 17% 1980–1985 5,31 0,80 15% 0,21 4% 2,71 51% 1,60 30% 1985–1990 9,82 2,42 25% 0,32 3% 3,16 32% 3,92 40% 1990–1995 8,30 -0,03 0% 0,57 7% 5,58 67% 2,18 26% 1995–2000 0,47 0,16 34% 0,41 89% 3,03 652% -3,14 -675% 2000–2005 5,00 1,09 22% 0,57 11% 0,74 15% 2,60 52% 2005–2008 4,14 0,69 17% 0,71 17% 1,23 30% 1,50 36% 1970–2008 5,84 1,08 18% 0,36 6% 2,77 47% 1,63 28% Trung Quốc 1970–1975 5,74 1,03 18% 0,03 1% 4,15 72% 0,53 9% 1975–1980 6,32 1,05 17% 0,05 1% 4,01 63% 1,21 19% 1980–1985 10,19 1,74 17% 0,05 0% 3,54 35% 4,86 48% 1985–1990 7,57 2,70 36% 0,10 1% 4,45 59% 0,32 4% 1990–1995 11,57 0,56 5% 0,11 1% 3,96 34% 6,94 60% 1995–2000 8,27 0,67 8% 0,22 3% 4,47 54% 2,92 35% 2000–2005 9,31 0,58 6% 0,68 7% 4,21 45% 3,84 41% 2005–2008 11,47 0,40 3% 1,05 9% 4,81 42% 5,21 45% 1970–2008 8,66 1,13 13% 0,24 3% 4,17 48% 3,12 36% Việt Nam 1986–1990 4,74 1,36 29% 0,23 5% 2,78 59% 0,37 8% 1990–1995 7,88 1,94 25% 0,22 3% 3,62 46% 2,10 27% 32 Tăng trưởng Lao động Vốn TFP KT (%) Có yếu tố CNTT Phi CNTT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ A 1=2+4+6+8 2 3 4 5 6 7 8 9 1995–2000 6,74 1,99 30% 0,37 6% 5,10 76% -0,72 -11% 2000–2005 7,27 0,48 7% 0,35 5% 4,58 63% 1,85 25% 2005–2008 7,38 2,80 38% 0,59 8% 4,42 60% -0,43 -6% 1986–2008 6,84 1,63 24% 0,34 5% 4,13 60% 0,74 11% Nguồn: Theo APO Productivity Databook 2011.01 Thời điểm Việt Nam có số liệu là từ năm 1986. Đầu vào của lao động của Fiji và Mông Cổ được tính dựa trên số người có việc làm. 1,5 1,6 0,8 1,6 0,4 0,1 0,7 0,5 1,6 3,1 0,7 1,6 1,6 0,8 2,4 0,7 1 -1,2 0 2,5 1,7 0,4 1,3 1,6 0 0,6 0,1 0,3 0,4 0,8 1,1 0,7 4,7 0,8 -0,3-0,1 -2 -1 0 1 2 3 4 5 Đài Loan (TQ) Hàn Quốc Hoa Kỳ Hồng Kông (TQ) Inđônêxia Malaixia Nhật Bản Philipin Singapo Thái Lan Trung Quốc Việt Nam T ố c đ ộ t ă n g T F P ( % ) 1970-2008 1970-1990 1990-2008 Hình 2. Tăng trưởng TFP giai đoạn 1970-2008, 1970-1990 và 1990-2008 của một số nền kinh tế Khi xem xét trong cả một giai đoạn dài (1970-2008) (Hình 2), có thể thấy những nước, nền kinh tế có kinh tế phát triển đều có tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là khá cao (Đài loan-TQ 1,48 (22%); Hàn Quốc 1,61 (22%); Hoa Kỳ 0,83 33 (28%); Hồng Kông-TQ 1,57 (27%); Nhật Bản 0,73 (25%); Thái Lan 1,63 (28%); Trung Quốc 3,12 (36%)). Số liệu của APO cho thấy trong giai đoạn 1985-1990, nhiều nền kinh tế được khảo sát có tốc độ tăng TFP cao và tỷ lệ đóng góp của tăng trưởng TFP vào tăng trưởng kinh tế là khá cao: Đài Loan-TQ tăng 3,86 (46%), Hàn Quốc 3,83 (39%); Hồng Kông-TQ 3,56 (48%); Nhật Bản - 2,18 (44%); Philipin 2,4 (53%); Singapo 2,6 (32%); Thái Lan 3,92 (40%)). Trong giai đoạn gần đây (2005-2008), một số nền kinh tế được khảo sát vẫn duy trì tốc độ tăng TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế cao [như Đài Loan-TQ tăng 1,84 (đóng góp 46%); Hàn Quốc 2,45 (59%); Hồng Kông-TQ 2,82 (56%); Malaixia 2,44 (44%); Mông Cổ 3,52 (40%); Nhật Bản 0,51 (49%); Philipin 3,07 (58%); Thái Lan 1,5 (36%); Trung Quốc 5,21 (45%)). Theo số liệu của APO, trong giai đoạn này có một số nền kinh tế được khảo sát đã bị sụt giảm tốc độ tăng TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng, trong đó có Việt Nam (Hoa Kỳ -0,26 (-18%); Singapo -0,21 (-3%); Việt Nam -0,43 (-6%)]. 2. Tốc độ tăng TFP và tỷ lệ đóng góp của tăng TFP vào tăng trƣờng GDP ở Việt Nam 2.1. Tốc độ tăng TFP Số liệu về tốc độ tăng TFP của Việt Nam trình bày trong Bảng 2. Biến động của tốc độ tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP được thể hiện trong hình 3. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Năng suất Việt Nam, trong ba yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP là yếu tố lao động, yếu tố vốn, yếu tố TFP thì vốn cố định tăng rất nhanh và tốc độ tăng cao dần qua các năm, yếu tố số lượng lao động tăng chậm và có xu hướng tăng chậm lại vào năm 2006-2009 (Trung tâm Năng suất Việt Nam, 2010). Qua số liệu của Bảng 2 trên cho thấy, giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng TFP luôn dương và cũng đã tăng dần qua các năm, và đạt cao nhất vào năm 2005 (2,67%). Tuy nhiên, sau đó tốc độ tăng TFP bắt đầu giảm từ 2,37% năm 2006 xuống 0,46% năm 2008 và có tốc độ tăng trưởng âm (-0,36%) năm 2009. Bảng 2. Tốc độ tăng TFP của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 do Trung tâm Năng suất Việt Nam tính toán Năm Tốc độ tăng (%) Hệ số đóng góp của Tốc độ tăng GDP do Tốc độ tăng TFP GDP TSCĐ Lao động TSCĐ Lao động tăng TSCĐ tăng lao động A 1 2 3 4 5 6=2x4 7=3x5 8 34 2000 6,79 11,3 2,02 0,3696 0,6304 4,18 1,27 1,34 2001 6,89 11,13 2,53 0,3701 0,6299 4,12 1,59 1,18 2002 7,08 11,30 2,45 0,3695 0,6305 4,18 1,54 1,36 2003 7,34 9,84 2,70 0,3675 0,6325 3,62 1,71 2,02 2004 7,79 10,75 2,49 0,3696 0,6304 3,97 1,57 2,25 2005 8,43 11,72 2,26 0,3696 0,6304 4,33 1,42 2,67 2006 8,23 11,51 2,82 0,3495 0,6505 4,02 1,83 2,37 2007 8,46 13,38 2,79 0,3475 0,6525 4,65 1,82 1,99 2008 6,31 11,84 2,77 0,3400 0,6600 4,03 1,83 0,46 2009 5,38 11,37 2,76 0,3400 0,6600 3,87 1,82 -0,36 Bình quân 2001-05 7,51 10,95 2,49 0,3690 0,6307 4,04 1,57 1,90 Bình quân 2006-09 7,08 12,02 2,78 0,3442 0,6558 4,14 1,85 1,09 Bình quân 2001-09 7,32 11,43 2,62 0,3581 0,6418 4,09 1,68 1,55 Ghi chú: Số liệu giai đoạn 2000-2005 từ Báo cáo của Trung tâm Năng suất Việt Nam (2009); Số liệu giai đoạn 2006-2009: Từ Báo cáo đề tài NC của Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010). Bình quân 2001-2009: tính dựa trên số liệu có trong bảng Với xu hướng tăng trưởng như trên, có thể thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam tương đối cao và ổn định, nhưng phần nhiều là do các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng cao. Tốc độ tăng lao động đã chậm lại. Việc sử dụng vốn và lao động đã hiệu quả hơn dẫn đến TFP ngày càng tăng và tăng một cách ổn định. Điều đó cho chúng ta cái nhìn khả quan hơn về sự tiến bộ của nền kinh tế. 35 5,38 6,31 8,468,238,43 7,79 7,34 7,08 6,896,79 3,87 4,03 4,65 4,02 4,33 3,97 3,62 4,184,124,18 1,821,83 1,821,83 1,421,571,71 1,541,59 1,27 -0,36 0,46 1,99 2,37 2,67 2,25 2,02 1,36 1,181,34 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 % GDP Vốn Lao động TFP Hình 3. Tốc độ tăng trưởng của GDP và các yếu tố trong giai đoạn 2000-2009 ở Việt Nam Trung bình trong giai đoạn 2001-2009, tốc độ tăng trưởng TFP của Việt Nam là khoảng 1,55% năm. 2.2. Đóng góp của tốc độ tăng trưởng TFP vào tăng trưởng GDP Trung tâm Năng Suất Việt Nam đã tính toán được tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Bảng 3). 36 Bảng 3. Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 do Trung tâm Năng suất Việt Nam tính toán Năm Tốc độ tăng GDP Đóng góp của các yếu tố (%) Tổng cộng (%) Trong đó do tăng Tăng vốn Tăng LĐ Tăng TFP A 1 2=3+4+5 3 4 5 2000 6,79 100,00 61,51 18,75 19,74 2001 6,89 100,00 59,79 23,13 17,08 2002 7,08 100,00 58,97 21,82 19,21 2003 7,34 100,00 49,27 23,27 27,47 2004 7,79 100,00 51,00 20,15 28,85 2005 8,43 100,00 51,38 16,84 31,67 2006 8,23 100,00 48,88 22,29 28,83 2007 8,46 100,00 54,96 21,52 23,52 2008 6,31 100,00 63,80 28,97 7,23 2009 5,33 100,00 72,53 34,18 -6,71 Bình quân 2001-05 7,51 100,00 54,08 21,04 24,81 Bình quân 2006-09 7,08 100,00 58,44 26,12 15,44 Bình quân 2001-09 7,32 100,00 56,73 23,57 19,68 Ghi chú: Số liệu giai đoạn 2000-2005 từ Báo cáo của Trung tâm Năng suất Việt Nam (2009); Số liệu giai đoạn 2006-2009: Từ Báo cáo đề tài NC của Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010). Bình quân giai đoạn 2001-2009: tính dựa trên số liệu trong bảng. Qua số liệu ở Bảng 3 có thể nhận thấy, tốc độ tăng GDP những năm qua tương đối cao nhưng phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP chủ yếu là do tăng tài sản cố định. Có thể nhận thấy những năm qua, vốn đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng, điều đó giúp cho GDP tăng trưởng mạnh. Phần đóng góp của tăng trưởng lao động vào GDP thấp và đã có xu hướng giảm. Phần đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP đã vươn lên vị trị thứ 2 sau đóng góp của tài sản cố định và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt đạt mức cao nhất vào năm 2005 (đạt tới 31,67%). Năm 2006 giảm xuống (còn 28,83%). Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm đi khá nhiều vào năm 2007 (xuống còn 23,52%). Xu 37 hướng giảm này là do năm 2007, vốn đầu tư tăng cao, tốc độ tăng TFP giảm. Bình quân đóng góp của tốc độ tăng TFP trong tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001-2005 là 24,81%. 61,51 59,79 58,97 49,27 51 51,38 48,88 54,96 63,8 72,53 54,08 58,44 56,73 18,75 23,13 21,82 23,27 20,15 16,84 22,29 21,52 28,97 34,18 21,04 26,12 23,57 19,74 17,08 19,21 27,47 28,85 31,67 28,83 23,52 7,23 24,81 15,44 19,68 -6,71 -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 BQ 01-05 BQ 06-09 BQ 01-09 Vốn Lao động TFP Hình 4. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2009. Bảng 4. Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2008 Năm Tốc độ tăng GDP Đóng góp của các nhân tố vào tăng GDP (%) Do tăng TSCĐ và LĐ Do tăng TFP Tổng số Chia ra do Tăng TSCĐ Tăng LĐ A 1 2=3+4 3 4 5 2000 6,79 100 61,51 18,75 19,74 2001 6,89 100 59,79 23,13 17,08 2002 7,08 100 58,97 21,82 19,21 2003 7,34 100 49,27 23,27 27,46 2004 7,79 100 51,00 20,15 28,85 2005 8,43 100 51,38 16,84 31,67 2006 8,23 100 53,94 15,19 30,87 2007 8,46 100 58,75 14,89 26,36 2008 6,23 100 52,04 24,08 23,88 Bình quân 2001-05 7,51 100 54,08 21,04 24,88 Bình quân 2006-08 7,64 100 54,91 18,05 27,04 38 Bình quân 2000-08 7,47 100 55,18 19,79 25,05 Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện NC Quản lý Kinh tế Trung ương (2010) Trong giai đoạn 2006-2009, đóng góp của tăng trưởng TFP vào tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhiều so với giai đoạn trước. Năm 2008 con số này chỉ còn là 7,23% so với tỷ lệ 28,83% năm 2006 và 23,52% năm 2007. Bình quân đóng góp của tăng trưởng TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2009 chỉ còn là 15,44% so với bình quân 25,16 giai đoạn 2000-2007. Đáng lưu ý là năm 2009, tỷ lệ đóng góp của tăng trưởng TFP vào tăng trưởng GDP còn có trị số âm (-6,71%). Tuy nhiên nếu tính bình quân giai đoạn 2001-2009, tỷ lệ đóng góp của tăng trưởng TFP vào tăng trưởng GDP vẫn là 19,68%. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế cũng đã tiến hành tính toán đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tốc độ tăng GDP giai đoạn 2000-2008 (Bảng 4). So sánh số liệu bảng 3 và bảng 4 có thể thấy Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá mức độ đóng góp của tăng trưởng TFP vào tăng trưởng GDP là cao hơn số liệu do Trung tâm năng suất đánh giá. 39 IV. DỰ BÁO TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG TFP CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ VÀ VIỆT NAM Năm 2010, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB [16]), trên cơ sở xác định tầm quan trọng của tăng trưởng TFP trong tăng trưởng kinh tế của một số nước và nền kinh tế, đã tài trợ một nghiên cứu để đánh giá về tăng trưởng TFP giai đoạn 1970-2007, đề xuất mô hình và dự báo tăng trưởng TFP của 12 nền kinh tế [17] cho giai đoạn 2010- 2020 và giai đoạn 2020-2030 [Park J., 2010] [18]. Dưới đây giới thiệu kết quả của dự báo tăng trưởng TFP cho hai giai đoạn nói trên. Để tiến hành dự báo tăng trưởng TFP của những nền kinh tế nói trên, cần áp dụng Mô hình kinh nghiệm chuẩn đối sánh (Benchmark empirical model). Trong mô hình này, những biến như nguồn nhân lực, tuổi thọ, NC&PT có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng làm những đặc trưng chuẩn đối sánh (benchmark specifications) và ước tính của mô hình. Bốn số liệu dự báo được đưa ra dựa trên 4 mô hình chuẩn đối sánh (Benchmark models) A1, A2, B1, và B2. Dự báo A1 được tính dựa trên mô hình chuẩn đối sánh đường cơ sở (baseline benchmark model) với biến lao động; Dự báo A2 được tính toán dựa trên mô hình chuẩn đối sánh đường cơ sở với biến lao động và với giả biến một nước châu Á (Baseline benchmark model with Asian country dummy). Dự báo B1 được tính dựa trên mô hình NC&PT gia tăng (R&D-augmented model) và Dự báo B2 được tính dựa trên mô hình NC&PT gia tăng với giả biến nước Châu Á (R&D augmented model with Asian country dummy). Bảng 5. Tăng trưởng TFP dự báo cho giai đoạn 2010–2020 (tỷ lệ %) Nuớc/nền kinh tế Dự báo A1 (Mô hình chuẩn đối sánh đường cơ sở19) Dự báo B1 (Mô hình NC&PT gia tăng20) Dự báo A2 (Mô hình chuẩn đối sánh đường cơ sở với giả biến nước châu Á21) Dự báo B2 (Mô hình NC&PT gia tăng với giả biến nước châu Á 22 ) Hồng Kông (TQ) 0,78 0,99 2,23 1,66 Hàn Quốc 1,83 1,72 3,28 2,39 Singapo 0,00 0,31 1,46 0,95 Đài Loan (TQ) 1,33 1,37 2,81 2,04 Trung Quốc 0,92 1,20 2,31 1,67 16 Asian Development Bank 17 Gồm các nước và nền kinh tế: Trung Quốc, Hồng Kông (TQ), Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia, Pakistan, Philipin, Singapo, Đài Loan (TQ), Thái Lan và Việt Nam 18 Jungsoo Park là Giáo sư Kinh tế ở Đại học Sogang. Báo cáo này được thực hiện theo nhiệm vụ "TA7470- REG: Long-term Projections of Asian GDP and Trade" của ADB 19 Baseline benchmark model 20 R&D augmented model 21 Baseline benchmark model with Asian country dummy 22 R&D augmented model with Asian country dummy 40 Ấn Độ 0,64 1,09 1,97 1,38 Inđônêxia 0,96 1,37 2,28 1,69 Malaixia 1,12 1,33 2,57 1,91 Pakistan 1,10 1,44 2,42 1,73 Philipin 2,20 2,23 3,52 2,62 Thái Lan 0,66 1,08 2,05 1,51 Việt Nam 1,58 2,85 Ghi chú: Dự báo cho Việt Nam theo Mô hình NC&PT không thực hiện được vì thiếu dữ liệu đầu vào. (Nguồn: Park, Jungsoo, 2010) Bảng 6. Tăng trưởng TFP dự báo cho giai đoạn 2020–2030 (tỷ lệ %) Nuớc/nền kinh tế Dự báo A1 (Mô hình chuẩn đối sánh đường cơ sở) Dự báo B1 (Mô hình NC&PT gia tăng) Dự báo A2 (Mô hình chuẩnđối sánh đường cơ sở với giả biến nước châu Á) Dự báo B2 (Mô hình NC&PT gia tăng với giả biến nước châu Á) Hổng Kông (TQ) 1,00 1,14 2,467 1,851 Hàn Quốc 1,91 1,75 3,358 2,459 Singapo 0,14 0,40 1,609 1,085 Đài Loan (TQ) 1,37 1,39 2,856 2,101 Trung Quốc 0,70 1,04 2,120 1,551 Ấn Độ 0,67 1,09 2,007 1,410 Inđônêxia 1,01 1,38 2,338 1,731 Malaixia 1,02 1,24 2,487 1,870 Pakistan 1,17 1,46 2,493 1,792 Philipin 2,23 2,23 3,558 2,656 Thái Lan 0,67 1,09 2,094 1,570 Việt Nam 1,54 2,817 Ghi chú: Dự báo cho Việt Nam theo Mô hình NC&PT không thực hiện được vì thiếu dữ liệu đầu vào. (Nguồn: Park, Jungsoo (2010)). Để dự báo tăng trưởng TFP cho giai đoạn 2010-2020 và 2020-2030, những giá trị ước tính ban đầu của năm 2010 và năm 2020 được sử dụng cho những biến sau: Thu nhập bình quân đầu người ban đầu so với mức của Hoa Kỳ, và tuổi thọ so với Hoa Kỳ. 41 Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân của lao động và của nguồn lực NC&PT cho mỗi lao động được sử dụng để tính toán. Hình 5. Tăng trưởng TFP của một số nền kinh tế trong giai đoạn 2010-2020 và 2020- 2030 theo mô hình dự báo A2 Kết quả dự báo giai đoạn 2010-2020 được trình bày trong bảng 5 và giai đoạn 2020- 2030 trong bảng 6. 42 KẾT LUẬN Hoạt động KH&CN được coi là động lực then chốt cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Để định lượng được đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế, người ta nghiên cứu xác định TFP. Tăng trưởng TFP là chỉ thị về vai trò của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là ở những giai đoạn phát triển gần đây. Cải tiến công nghệ và hiệu quả công nghệ là hai yếu tố cấu thành đóng vai trò quan trọng nhất đối với tỷ lệ tăng TFP. Sự cải thiện chất lượng lao động đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nền kinh tế. Sự tích lũy vốn là một yếu tố quan trọng khác đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Sự đóng góp này có thể còn lớn hơn nếu đầu tư được phân bổ cho các lĩnh vực sản xuất năng suất cao và các loại tư liệu sản xuất cho năng suất cao hơn. Sự bất ổn định trong môi trường kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến ước tính tỷ lệ tăng TFP. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nghiên cứu các yếu tố quyết định tốc độ tăng TFP cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP thay đổi giữa các nước. Thậm chí các yếu tố vốn được cho là có tính quyết định đối với tỷ lệ tăng TFP nói chung lại không có mối liên quan rõ ràng ở nhiều nền kinh tế. Trong số đó có các yếu tố như xuất khẩu và chi tiêu NC&PT. Xuất khẩu có mối tương quan quan trọng đối với tăng trưởng TFP thể hiện rõ rệt ở các nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu. Tương tự, để chi tiêu NC&PT có tác động mạnh đến tăng trưởng TFP thì cần có một giai đoạn tích lũy chi tiêu NC&PT trong quá khứ và nền kinh tế cần đạt đến một mức độ phát triển nhất định. FDI là một trong những biến số tác động đến tăng trưởng TFP, và để FDI có một tác động rõ rệt đến tăng trưởng TFP cũng cần có một giai đoạn tích lũy FDI trước đó. Tầm quan trọng của giáo dục như một yếu tố quyết định tăng trưởng TFP và tăng trưởng GDP tổng thể là điều được công nhận rộng rãi. Các kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển các công nghệ sản xuất đổi mới. Chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến sang các nước đang phát triển thông qua các kênh thương mại sẽ mang lại hiệu quả cao hơn ở các nền kinh tế nơi có trình độ giáo dục cao và đồng đều. Vì vậy, trong các nỗ lực cải thiện TFP của mình, các chính phủ cần chú trọng hơn đến các chính sách nội địa, đặc biệt là giáo dục, không nên chỉ chú ý đến cách tiếp cận định hướng ra bên ngoài. Theo đánh giá của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Việt Nam trong giai đoạn 1986-2008 đã có mức độ tăng trưởng TFP bình quân là 0,7% và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP chỉ là 11%. Hai giai đoạn 1990-1995 và 2000-2005 là những giai đoạn có tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP cao nhất (tương ứng là 27% và 25%). Tỷ lệ này thấp hơn so với một số nền kinh tế của khu vực. Số liệu về tốc độ tăng trưởng TFP giai đoạn 2001- 2005 do Trung tâm Năng xuất Việt Nam tính toán là cao hơn (bình quân giai đoạn này là 1,90%) so với tính toán của APO. Tuy nhiên số liệu về tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 là tương đương với tính toán của APO (24,81% so với 25%). Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-2009. Ngân hàng Á Châu (ADB) đã dự báo tốc độ tăng trưởng TFP của một số nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Dự báo đưa ra ước tính rằng Việt Nam có thể có tốc độ tăng trưởng TFP giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn 2021-2030 là cao hơn của Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia nhưng thấp hơn Philipin. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mahmood, Ammara (2008). Total Factor Productivity Growth in East Asia: A Two Pronged Approach. EuroJournals, Inc. 2008. 2. Asian Production Organization (2004). Total Factor Productivity Growth: Survey Report. Tokyo, 2004. ISBN: 92-833-7016-3 3. Asian Production Organization (2008). Total Factor Productivity Growth: Survey Report. Report of the APO Survey on Total Factor Productivity 2001/2002. 4. Asian Production Organization (2011). APO Productivity Databook 2011. Tokyo, Japan, 2011. 140 pp. ISBN 92-833-7091-0 5. Loko, Boileau and Diouf, Mame Astou (2009). Revisiting the Determinants of Productivity Growth: What’s New? IMF working paper, WP/09/225. 2009. 6. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2010). Năng suất các nhân tố tổng hợp: Khái niệm, các yếu tố quyết định và tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP : Thông tin chuyên đề. Hà Nội, 2010. 7. Comin, Diego (2006). Total Factor Productivity. New York University and NBER, 2006. 8. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 3/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 9. Jajri, Idris (2007). Determinants of Total Factor Productivity Growth in Malaysia. Journal of Economic Cooperation, 2007. 10. IMF, Middle East and Central Asia Department (2009). IMF Working Paper: Revisiting the Determinants of Productivity Growth: What’s new?. Prepared by Boileau Loko and Mame Astou Diouf. WP/09/225 11. Felipe, Jesus (1997). TOTAL FACTOR PRODUCTIVITY GROWTH IN EAST ASIA: A CRITICAL SURVEY. Economics and Development Resource Center, REPORT SERIES NO. 65. 9/1997. 12. Park, Jungsoo (2010). Projection of Long-Term Total Factor Productivity Growth for 12 Asian Economies. ADB Economics Working Paper Series. No. 227, October 2010 . 47 pp. 13. Nguyen Khac Minh and Giang Thanh Long (2008). Factor Productivity and efficiency of the Vietnamese economy in transition. Asia-Pacific Development Journal, Vol. 15, No. 1, June 2008; pp.93-117. 14. OECD (2001). Measuring Productivity: Measurement of aggregate and industry-level productivity growth. OECD Manual. ( 15. Lipsey, Richard G. (2001). WHAT DOES TOTAL FACTOR PRODUCTIVITY MEASURE? Simon Fraser University. 2001. 16. Saari S. (2006). Productivity : Theory and Measurement in Business. European Productivity Conference 2006. 17. Tăng Văn Khiên (2002). Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp theo cách tiếp cận thống kê, Thông tin KHTK số 4/2002. 18. Tăng Văn Khiên (2005). Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp : Phương pháp tính và ứng dụng. Hà Nội : NXB Thống kê, 2005. 131 tr. 19. Trung tâm Năng suất Việt Nam (2009). Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007. 20. Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ "Nghiên cứu xác định sự đóng góp của các yếu tố khoa học công nghệ vào tăng Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)". Hà Nội, 11/2010. 49 tr. + phụ lục 21. Trung tâm Thông tin-Tư liệu. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010). Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp. Thông tin chuyên đề, số 5/2010. 43 tr. 22. Wikipedia. Multi factor productivity. 23. Wikipedia. Productivity.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nang_suat_yeu_to_tong_hop_tinh_hinh_va_ty_trong_don.pdf
Tài liệu liên quan