Tài liệu Nền kinh tế đổi mới sáng tạo - Nền kinh tế tri thức

Nếu theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thì nền kinh tế Singapo đang ở giai đoạn phát triển thứ 3 - phát triển dựa vào đổi mới sáng tạo, giai đoạn cao nhất hiện nay. Ở giai đoạn này, tiền lương đã tăng lên đến mức cao, khi đó các nước chỉ có thể duy trì mức lương cao đó với mức sống kèm theo nếu các doanh nghiệp của họ có khả năng cạnh tranh bằng những sản phẩm, dịch vụ, mô hình và quy trình đổi mới, độc đáo. Ở giai đoạn này, các công ty cần phải cạnh tranh bằng cách sản xuất ra các loại hàng hóa mới và khác biệt thông qua các công nghệ mới và/hoặc bằng các quy trình sản xuất hay các mô hình kinh doanh tinh xảo nhất. Là nước đi trước, kinh nghiệm chuyển sang nền nền kinh tế tri thức/đổi mới sáng tạo của Singapo có thể bài bài học tham khảo hữu ích cho các nước đi sau, các nước đang phát triển triển, đặc biệt là các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Nếu xét về trình độ phát triển, có lẽ Việt Nam đang ở Giai đoạn 1 của Singapo hoặc trong chuyển tiếp giữa Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2. Đó là giai đoạn “thâm dụng lao động”, lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề không cần cao. Nếu theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chúng ta đang ở giai đoạn phát triển kinh tế chủ yếu được thúc đẩy bởi yếu tố sản xuất (factor-driven). Singapo đã mất 40 năm để chuyển mình từ nền kinh tế thâm dụng lao động sang nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Là nước đi sau, liệu Việt Nam có thể học hỏi được gì để có thể tiến nhanh vào nền kinh tế đổi mới sáng tạo/kinh tế tri thức? Hoặc có thể rút ngắn được các giai đoạn phát triển, bằng cách đi tắt đón đầu. Chúng tôi hy vọng Tổng luận này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển của Việt Nam trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

pdf48 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Nền kinh tế đổi mới sáng tạo - Nền kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tạo bậc cao (đứng vị trí thứ 2) trong những năm gần đây, điều này cung cấp nguồn nhân lực có các kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. 29 Bảng 3: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Singapo và một số nước Nước/nền kinh tế Xếp hạng GCI 2015- 2016 Xếp hạng GCI 2014- 2015 Xếp hạng GCI 2012- 2013 Xếp hạng GCI 2011- 2012 Thụy Sỹ 1 1 1 1 Singapo 2 2 2 2 Hoa Kỳ 3 3 7 5 Đức 4 5 6 6 Hà Lan 5 8 5 7 Nhật Bản 6 6 10 9 Hồng Kông (TQ) 7 7 9 11 Phần Lan 8 4 3 4 Thụy Điển 9 10 4 3 Anh 10 9 8 10 Đài Loan (TQ) 15 14 13 13 Malaixia 18 20 25 21 Ôxtrâylia 21 22 20 20 Hàn Quốc 26 26 19 24 Israel 27 27 26 22 Trung Quốc 28 28 29 26 Thái Lan 32 31 38 39 Inđônêxia 37 34 50 46 LB Nga 45 53 67 66 Philipin 47 52 65 75 Ấn Độ 55 71 59 56 Việt Nam 56 68 75 65 Campuchia 90 95 85 97 Nguồn: WEF: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016, 2014-2015, 2012-2013, 2011-2012 2.2. Thứ hạng trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2015 (Global Innovation Index 2015, gọi tắt là GII 2015) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) công bố cho thấy Singapo đứng thứ 7 thế giới về trình độ đổi mới sáng tạo. 10 nền kinh tế hàng đầu trong GII 2015 là Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Hoa kỳ, Phần Lan, Singapo, Ai-len, Luxembourg, Đan Mạch. Top 10 GII 2015 1. Thụy Sỹ 2. Vương quốc Anh 30 3. Thụy Điển 4. Hà Lan 5. Hoa kỳ 6. Phần Lan 7. Singapo 8. Ai-len 9. Luxembourg 10. Đan Mạch Đây là lần thứ 8 liên tiếp, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được công bố. Mục đích của Chỉ số GII là đưa ra các đánh giá về trình độ đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất. Cốt lõi của Báo cáo GII là Bảng xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu. Trong 8 năm qua, GII đã trở thành một tài liệu tham khảo hàng đầu về đổi mới sáng tạo. GII bao gồm nhiều tiểu chỉ số/tiêu chí. GII 2015 được tổng hợp từ 79 tiểu chỉ số trong các lĩnh vực: Thể chế/tổ chức, nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển kinh doanh, đầu ra công nghệ và tri thức, kết quả sáng tạo. Các tiểu chỉ số này được phân chia theo 7 trụ cột. Trong đó 5 trụ cột đầu tiên thuộc “nhóm tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo đầu vào” và 2 trụ cột sau cùng thuộc “nhóm tiểu chỉ số đổi mới sáng tạo đầu ra”. Trong 79 tiểu chỉ số, có nhiều tiểu chỉ số liên quan đến đầu vào, đầu ra của KH&CN, từ thể chế, nhân lực, hạ tầng cho tới đầu tư, các sản phẩm khoa học được công bố, kết quả KH&CN được ứng dụng. Nhiều người cho rằng chỉ số này thể hiện trình độ phát triển KH&CN của một quốc gia vì các tiêu chí cũng thể hiện tương đối tổng hợp. Bảng 4: Xếp hạng GII 2015 của các nước ASEAN được xếp hạng STT Các nước ASEAN được xếp hạng Vị trí năm 2014 Vị trí năm 2015 1 Singapo 7 7 2 Malaixia 33 32 3 Việt Nam 71 52 4 Thái Lan 48 55 5 Indonesia 87 97 6 Philippin 100 83 7 Campuchia 106 91 8 Myanma 140 138 Nguồn: WIPO Singapo vẫn duy trì vị trí thứ 7 như năm 2014, năm 2014 họ đã tăng một bậc so với năm 2013 và có “nhóm tiểu chỉ số đầu vào của đổi mới sáng tạo” được đánh giá cao nhất thế giới, 1/141. Ngoài ra, Singapo còn có một số trụ cột đứng đầu thế giới (các trụ cột cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh doanh) và nhiều tiểu chỉ số đứng đầu thế giới như: môi trường pháp luật, môi trường kinh doanh, hấp thụ tri thức... Nước này đứng thứ 20 về “nhóm tiểu chỉ số đầu ra của đổi mới sáng tạo”, tăng 4 bậc so với năm 31 2014. Singapo có tỷ lệ hiệu quả trong top 10 GII 2015. Singapo có chỉ số đổi mới sáng tạo, các nhóm tiểu chỉ số cũng như các trụ cột đổi mới sáng tạo cao hơn hẳn so với các nước ASEAN còn lại, nói cách khác thì khoảng cách giữa nước này với các nước còn lại trong khối là rất lớn. 2.3. Thứ hạng trong Chỉ số kinh tế tri thức Một trong số những hiện tượng và diễn biến có tầm quan trọng trên quy mô toàn cầu vào nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI là quá trình toàn cầu hoá và sự hình thành “Nền kinh tế tri thức” (KTTT). KTTT có thể còn được gọi với các tên như kinh tế dựa trên tri thức (knowledge-based economy) hay kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức (knowledge-driven economy) cho ta một cách hiểu trực giác hơn với sự nhấn mạnh về vai trò nền tảng và ảnh hưởng của tri thức trong kinh tế. Một số chuyên gia còn đó là "Nền kinh tế mới" hay "Nền kinh tế thông tin", tức là nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức và công nghệ thông tin. "Nền kinh tế mới" và quá trình toàn cầu hoá đang xoá nhoà các biên giới quốc gia trong cuộc cạnh tranh, một cách khách quan, đã khiến cho tiềm lực giáo dục - trí tuệ của một nước bất kỳ cũng đều trở thành nguồn lực then chốt để tăng trưởng kinh tế và nâng cao sự phồn thịnh của nước mình. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB, 2000), nền KTTT là “nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó kiến thức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển.” Ngân hàng Thế giới đánh giá: "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức". Theo nhận định của WB một quốc gia muốn chuyển sang nền KTTT cần hình thành và phát triển bốn trụ cột sau: 1) Khuyến khích/kích thích kinh tế và thể chế tổ chức (Economic Incentive and Institutional Regime): Một môi trường và thể chế theo luật, cho phép dòng chảy tự do của tri thức, hỗ trợ đầu tư cho CNTT-TT, khuyến khích việc làm chủ kinh doanh như trọng tâm của KTTT. 2) Giáo dục và đào tạo (Education and Training): Có chất lượng cao để người dân được giáo dục và đào tạo năng lực sáng tạo, chia sẻ, và sử dụng tri thức. 3) Đổi mới sáng tạo và hấp thụ công nghệ (Innovation and Technological Adoption): Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước, và sáng tạo ra các tri thức và công nghệ mới. 4) Hạ tầng CNTT-TT: cho phép dễ dàng liên lạc, phổ biến, và xử lý thông tin... Điểm cần lưu lý là 4 trụ cột này tương tác với nhau. Nhìn chung các nền kinh tế được coi là nền KTTT, như các nền kinh tế Phần Lan, Thuỵ Điển, Singapo, đều có sự chuyển biến từ phụ thuộc vào sản xuất thâm dụng lao 32 động và nguyên vật liệu sang các nền kinh tế cạnh tranh cao và hàm lượng tri thức công nghệ cao. Các nước đang phát triển và mới nổi như Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang nỗ lực chuyển mình để thành nền KTTT. Báo cáo về Chỉ số kinh tế tri thức toàn cầu gần đây nhất của WB năm 2012 cho thấy Singapo đứng thứ 23 về phát triển kinh tế tri thức. Bảng 5: Chỉ số kinh tế tri thức 2012 KEI: Chỉ số kinh tế tri thức KI: Chỉ số chi thức Xếp hạng Thay đổi so với năm trước Nước KEI KI Kích thích kinh tế và định chế tổ chức Đổi mới sáng tạo Giáo dục CNTT- TT 5 nước đứng đầu và một số nước phát triển 1 Thụy Điển 9,43 9,38 9,58 9,74 8,92 9,49 2 +6 Phần Lan 9,33 9,22 9,65 9,66 8,77 9,22 3 Đan mạch 9,16 9,00 9,63 9,49 8,63 8,88 4 -2 Hà Lan 9,11 9,22 8,79 9,46 8,75 9,45 5 +2 Na Uy 9,11 8,99 9,47 9,01 9,43 8,53 12 -8 Hoa Kỳ 8,77 8,89 8,41 9,46 8,70 8,51 22 -5 Nhật Bản 8,28 8,53 7,55 9,08 8,43 8,07 29 -5 Hàn Quốc 7,97 8,65 5,93 8,80 9,09 8,05 4 nước BRIC 55 +9 Nga 5,78 6,96 2,23 6,93 6,79 7,16 60 -1 Braxin 5,58 6,05 4,17 6,31 5,61 6,24 84 +7 Trung Quốc 4,37 4,57 3,79 5,99 3,93 3,79 110 -6 Ấn Độ 3,06 2,89 3,57 4,50 2,26 1,90 Đông Nam Á 23 -3 Singapo 8,26 7,79 9,66 9,49 5,09 8,78 48 -3 Malaixsia 6,10 6,25 5,67 6,91 5,22 6,61 66 -6 Thái Lan 5,21 5,25 5,12 5,95 4,23 5,55 92 -15 Philippin 3,94 3,81 4,32 3,77 4,64 3,03 104 +9 Việt Nam 3,40 3,60 2,80 2,75 2,99 5,05 108 -3 Inđônêxia 3,11 2,99 3,47 3,24 3,20 2,52 131 -2 Lào 1,75 1,84 1,45 1,69 2,01 1,84 132 -16 Campuchia 1,71 1,52 2,28 2,13 1,70 0,74 33 145 -8 Myanma 0,96 1,22 0,17 1,30 1,88 0,48 Nhóm các nước theo thu nhập Thu nhập cao 8,60 8,67 8,39 9,16 8,46 8,37 Thu nhập trung bình cao 5,10 5,07 5,18 6,21 4,72 4,28 Thu nhập trung bình thấp 3,42 3,45 3,32 4,90 2,84 2,62 Thu nhập thấp 1,58 1,58 1,61 2,13 1,54 1,05 Nguồn: The World Bank Group, 2012 Là một quốc đảo nhỏ không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapo đã dựa vào vị trí thuận lợi của mình để phát triển các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, vận tải và hậu cần. Ngay từ năm 1981, Singapo đã đưa ra một chương trình tin học hoá các dịch vụ dân sự. Năm 1986, Kế hoạch CNTT Quốc gia được công bố. Năm 1992, Chiến lược CNTT 2000 (gọi tắt là IT 2000) được đưa ra với mục tiêu biến Singapo thành “Quốc đảo thông minh”. Năm 1997, ngành công nghệ thông tin nước này đã đạt 7,3 tỷ USD (từ bán phần cứng, phần mềm và các dịch vụ CNTT). Bên cạnh đó, Singapo có các chương trình lớn thúc đẩy giáo dục và đào tạo việc làm, phát triển mạnh hạ tầng CNTT với mạng băng thông rộng quốc gia Singapo ONE với các dịch vụ thương mại và của Chính phủ tới mọi hộ gia đình. Quốc đảo này đã thành công trong việc trở thành một nền KTTT. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo toàn cầu năm 2016 về Chỉ số sẵn sàng kết nối thông tin toàn cầu (Networked Readiness Index - NRI), trong đó Singapo đứng ở vị trí đầu bảng (tương tự như năm 2015). Ngoài ra, trong top 10 nước hàng đầu còn có Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Anh, Luxembourg và Nhật Bản. Singapo liên tục đứng đầu bảng nhờ kết quả của cam kết chính phủ mạnh mẽ đối với chương trình nghị sự kỹ thuật số. Lợi ích từ CNTT được chia sẻ rộng rãi ở Singapo, và nó thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để cung cấp truy cập đến các dịch vụ của chính phủ, và đảm bảo rằng các trường học được kết nối. 2.4. Các chỉ số về nghiên cứu và phát triển Đầu tư cho NC&PT của Singapo và so sánh với một số nước Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đầu tư cho NCPT tính theo tỷ lệ % GDP của Singapo trong những năm vừa qua đạt hơn 2%, tuy nhiên do GDP của nước này tăng nên giá trị tuyệt đối của đầu tư cho NCPT tăng nhẹ. Năm 2010, 2011, 2012 và 2013, tỷ lệ % đầu tư cho NCPT tính theo GDP - GERD/GDP của Singapo lần lượt đạt 2,01%, 2,15%, 2 % và 2%, trong khi tỷ lệ này là thấp so với hầu hết các nước phát triển như CHLB Đức lần lượt là 2,72%, 2,8%, 2,88% và 2,85%, Hoa Kỳ 2,74%, 2,76%, 2,7% và 2,74%, trung bình của OECD 2,3%, 2,33%, 2,33% và 2,36%. Tỷ lệ này của Singapo vẫn còn thấp hơn nhiều nếu so với Hàn Quốc và Israel (GERD/GDP của họ là hơn 4% từ năm 2012). 34 Bảng 6. Đầu tư cho NCPT của Singapo so với một số nước (tỷ lệ % đầu tư cho NCPT tính theo GDP - GERD/GDP) Nước/Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 (Theo tỷ lệ từ cao xuống thấp) Hàn Quốc 3,47 3,74 4,03 4,15 4,29 Israel 3,96 4,10 4,25 4,21 4,11 Nhật Bản 3,25 3,38 3,34 3,47 3,58 Phần Lan 3,73 3,64 3,42 3,31 3,17 Thụy Điển 3,22 3,22 3,28 3,30 3,16 Đan Mạch 2,94 2,97 3,02 3,06 3,05 Đức 2,72 2,8 2,88 2,85 2,84 Hoa Kỳ 2,74 2,76 2,70 2,74 Bỉ 2,05 2,15 2,24 2,28 2,46 OECD (trung bình) 2,30 2,33 2,33 2,36 2,37 EU (trung bình của 28 nước) 1,84 1,88 1,92 1,93 1,94 Pháp 2,18 2,19 2,23 2,23 2,26 Trung Quốc 1,76 1,84 1,98 2,08 2,05 Singapo 2,01 2,15 2,00 2,00 Anh 1,69 1,69 1,63 1,63 1,70 Canada 1,84 1,78 1,71 1,62 1,61 Italia 1,22 1,21 1,27 1,26 1,29 Bồ Đào Nha 1,53 1,46 1,38 1,37 1,29 Tây Ban Nha 1,35 1,32 1,27 1,24 1,22 Nga 1,13 1,09 1,12 1,12 1,19 Malaixia 1,06 1,13 Thái Lan 0,39 0,5 Việt Nam 0,19 0,37 Inđônêxia 0,08 Nguồn: 1. Global Innovation Index 2012,2013,2014,2015 - WIPO; 2. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 3. Main Science and Technology Indicators, Data extracted on 15 Jun 2016, OECD.Stat 2015; 4. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS. Có thể nhận thấy, tỷ lệ % GERD/GDP của hầu hết các nước đã và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh ở các nước phát triển nhanh như Hàn Quốc (từ 3,47% năm 2010 lên 4,29% năm 2014, tỷ lệ cao nhất thế giới), Trung Quốc (từ 1,76% năm 2010 lên 2,05% năm 2014, tỷ lệ cao hơn mức trung bình của EU 28). Hầu hết các nước phát triển đều có tỷ lệ GERD/GDP ở mức trên 2%, trong đó có những nước đạt trên 3% như Nhật Bản và, các nước Bắc Âu, thậm chí trên 4% như Hàn Quốc và Israel. 35 Trong khu vực ASEAN, Singapo có tỷ lệ GERD/GDP cao nhất (trên 2%), tiếp đến là Malaixia (trên 1%), Thái Lan (0,5%, năm 2013), Việt Nam (0,37%, năm 2013). Xét về giá trị tuyệt đối đầu tư cho NC&PT, dù đứng đầu ASEAN, nhưng Singapo vẫn còn khoảng cách lớn nếu so với các nước phát triển ở châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc Cụ thể, các năm 2010, 2011, 2012 và 2013, tổng đầu tư trong nước cho NCPT (GERD) của Singapo lần lượt đạt khoảng 7,2 tỷ USD, 8,3 tỷ USD, 8,1 tỷ USD và 8,6 tỷ USD (Bảng 7). Nhìn chung, giá trị tuyệt đối đầu tư cho NCPT của Singapo tăng đáng kể từ năm 2010 đến 2013 (tăng gần 1,5 tỷ USD) và xu hướng này có thể còn tiếp diễn. Bảng 7. GERD của Singapo so với một số nước (triệu USD, PPP) Nước 2010 2011 2012 2013 2014 (cao xuống thấp) Hoa Kỳ 410093,00 428745,00 436078,00 456977,00 Trung Quốc 213009,91 247808,30 293064,52 336495,44 368 731,63 Nhật Bản 140607,43 148389,23 151810,01 160246,83 166 861,28 Đức 87822,01 96282,45 100699,07 102573,03 106780,75 Hàn Quốc 52172,79 58379,65 64458,18 68937,04 72 266.75 Pháp 50729,97 53428,41 54829,85 57986,79 58750,28 Anh 38139,28 39132,64 38851,82 39858,83 44174,09 Nga 33093,51 35192,08 38787,93 40694,5 39862.97 Italia 25151,54 25769,28 27164,39 28128,12 27744,43 Canada 25029,09 25393,1 25121,02 24565,36 25813,56 Tây Ban Nha 20336,22 20149,1 19452,85 19133,20 19102,55 Thụy Điển 12585,38 13315,8 13703,19 14151,28 13882,79 Bỉ 8766,04 9729,11 10333,99 10603,42 12023,33 Israel 8672,91 9615,08 10625,69 10998,93 11376,50 Singapo 7218,05 8359,71 8176,91 8686,36 Đan Mạch 6811,78 7157,10 7362,75 7513,40 7920,85 Phần Lan 7653,07 7892,05 7443,95 7 321,69 7050,83 Malaixia 2624,56 3379,20 3445,00 3595,90 Thái Lan 1255,78 904,80 1161,00 1495,20 Việt Nam 255,00 631,00 Nguồn: 1. Global Innovation Index 2012,2013,2014,2015 – WIPO; 2. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 3. Main Science and Technology Indicators, Data extracted on 15 Jun 2016, OECD.Stat 2015; 4. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS. Nếu xem xét một chỉ tiêu thống kê khác, đó là đầu tư cho NCPT tính bình quân đầu 36 người thì Singapo đạt mức cao nhất thế giới. Cụ thể, năm 2013, đầu tư cho NCPT tính bình quân đầu người của nước này đạt 1.608,88 USD (PPP), so với 1.442,3 của Hoa Kỳ, 1.274,98 USD của Nhật Bản, 1.355,07 USD của Hàn Quốc, 1.271,89 USD của Đức, 1.365,31 USD của Israel và cao hơn nhiều so với mức bình quân của EU (698,23 USD) và OECD (908,84 USD). Trong khu vực ASEAN, đầu tư cho NC&PT tính bình quân đầu người của Singapo rõ ràng có khoảng cách quá lớn so với các nước còn lại, gấp 14 lần Malaixia, hơn 90 lần Thái Lan và 230 lần Việt Nam (Bảng 8). Bảng 8. Đầu tư cho NCPT tính bình quân đầu người (USD, PPP) của Singapo và so sánh với một số nước Nước/Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 (Từ cao xuống thấp) Singapo 1421,72 1612,60 1539,33 1608,88 Hoa Kỳ 1323,70 1373,43 1386,58 1442,30 Hàn Quốc 1055,92 1172,78 1297,15 1355,07 1433,18 Thụy Điển 1342,92 1420,2 1458,02 1489,95 1431,79 Đan Mạch 1228,86 1284,94 1327,9 1397,03 1403,66 Israel 1136,2 1226,75 1321,43 1365,31 1385,33 Đức 1094,65 1199,41 1252,05 1271,89 1318,56 Nhật Bản 1098,13 1160,82 1194,22 1274,98 1313,32 Phần Lan 1427,89 1464,66 1382,75 1346,15 1290,70 Bỉ 806,03 886,24 997,27 1053,53 1077,65 OECD (trung bình) 807,08 848,01 871,09 908,84 930,56 Pháp 781,31 818,27 835,88 880,17 887,88 Canada 736,60 747,6 756,18 748,24 726,32 EU (28) 613,24 650,93 673,2 698,23 714,39 Anh 608,13 618,36 609,24 651,16 683,84 Italia 420,68 429,06 450,20 463,81 456,36 Tây Ban Nha 437,05 431,12 414,00 414,62 411,13 Bồ Đào Nha 412,92 392,36 373,72 370,47 369,62 Trung Quốc 159,19 183,92 215,70 245,11 269,58 Nga 231,67 246,17 264,80 256,34 Malaixia 91,44 114,54 117,90 119,06 Thái Lan 19,53 12,70 17,3 22,25 Việt Nam 2,90 7,00 Nguồn: 1. Global Innovation Index 2012,2013,2014,2015 - WIPO; 2. Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 3. Main Science and Technology Indicators, Data extracted on 15 Jun 2016, OECD.Stat 2015; 4. World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS. 37 Là quốc gia nhỏ bé, nhưng Singapo có tới 36.025 cán bộ nghiên cứu (FTE), so với 61.663 người (Việt Nam), 36.328 (Thái Lan), 47.242 (Malaixia). Mặc dù số cán bộ nghiên cứu ít hơn so với Việt Nam, Thái Lan và Malaixia, nhưng kết quả nghiên cứu và phát triển của nước này là rất tốt, thể hiện ở đầu ra của NCPT (công bố quốc tế và đăng ký sáng chế). Nếu xét về số lượng công bố quốc tế, Singapo (với gần 70.000 công bố quốc tế giai đoạn 2011-2015) luôn đứng đầu ASEAN và khoảng cách giữa nước này với các nước ASEAN khác là rất lớn. Nếu tính bình quân đầu người trên mỗi công bố quốc tế thì Singapo ngang với các nước hàng đầu EU và Hoa Kỳ. Bảng 9: Số công bố KH&CN trong CSDL Web of Science giai đoạn 2011-2015 của Singapo và một số nước ASEAN STT Quốc gia Số công bố 1 Brunây 681 2 Campuchia 1242 3 Inđônêxia 10.679 4 Lào 873 5 Malaixia 54.368 6 Myanma 461 7 Philipin 7.306 8 Singapo 69.107 9 Thái Lan 39.226 10 Việt Nam 11.953 Nguồn: NASATI (tra cứu và xử lý từ CSDL Web of Science, ngày 31/3/2016). Xét một chỉ số đầu ra khác của NCPT, đó là số lượng đơn đăng ký sáng chế, có thể thấy dù là quốc gia nhỏ bé và ít dân, nhưng số lượng đơn đăng ký sáng chế của Singapo vẫn đứng đầu ASEAN (với 10.312 đơn năm 2014) và duy trì khoảng cách lớn so với các nước ASEAN còn lại. Bảng 10: Số lượng đơn đăng ký sáng chế của một số nước năm 2013 và 2014 Nước Tổng 2013 2014 2013 2014 2013 2014 Đơn của người trong nước 2013 Tỷ lệ (%) Đơn của người trong nước 2014 Tỷ lệ (%) Đơn của người nước ngoài 2013 Tỷ lệ (%) Đơn của người nước ngoài 2014 Tỷ lệ (%) Trung Quốc 825.136 928,177 704.936 85,4 801,135 86,3 120.200 14,6 127,042 13,7 Hoa Kỳ 571.612 578,802 287.831 50,3 285,096 49,3 283.781 49,7 293,706 50,7 Nhật Bản 328.436 325,989 271.731 82,7 265,959 81,6 56.705 17,3 60,030 18,4 Hàn Quốc 204.589 210,292 159.978 78,1 164,073 78,0 44.611 21,9 46,219 22,0 38 CHLB Đức 63.167 65,965 47.353 74,9 48,154 73,0 15.814 25,1 17,811 27,0 LB Nga 44.914 40,308 28.765 64,0 24,072 59,7 16.149 36,0 16,236 40,3 Ấn Độ 43.031 42,854 10.669 24,8 12,040 28,1 32.362 75,2 30,814 71,9 Canađa 34.741 35,481 4.567 13,1 4,198 11,8 30.174 86,9 31,283 88,2 Ôxtrâylia 29.717 25,956 3.061 10,3 1,988 7,6 26.656 89,7 23,968 92,4 Anh 22.938 23,040 14.972 65,2 15,196 65,9 7.966 34,8 7,844 34,1 Pháp 16.886 16,533 14.690 87,0 14,500 87,7 2.196 13,0 2,033 12,3 Singapo 9.722 10,312 1.143 11,7 1,303 12,6 8.579 88,3 9,009 87,4 Thái Lan 7.404 7,930 1.572 21,2 1,006 12,7 5.832 78,8 6,924 87,3 Inđônêxia 7.450 8,023 663 8,9 702 8,7 6.787 91,1 7,321 91,3 Malaixia 7.205 7,620 1.199 16,6 1,353 17,8 6.006 83,4 6,267 82,2 Việt Nam 3.995 4.447 443 11,1 487 10,9 3.552 88,9 3.960 89,1 Philipin 3.285 3,589 220 6,7 334 9,3 3.065 93,3 3,255 90,7 Campuchia 75 67 1 1,3 2 3,0 74 98,7 65 97,0 Nguồn: WIPO statistics database, 2014, 2015. III. CÁC KẾ HOẠCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINGAPO 3.1. Kế hoạch KH&CN 1991-1995 Coi tiến bộ công nghệ là cơ sở vững chắc cho chiến lược tăng trưởng kinh tế của Singapo, Kế hoạch KH&CN chính thức của nước này, lần đầu tiên, đã được thực hiện vào năm 1991, với ngân sách 2 tỷ đô la Singapo (SGD). Kế hoạch này tập trung chủ yếu vào việc thiết lập các viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các chương trình phát triển nhân lực, tài trợ NCPT công nghiệp và các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Trong Kế hoạch này, Singapo thực hiện những cố gắng lớn nhằm thu hút các thu hút các công ty đa quốc gia (MNC) đầu tư vào giáo dục và đào tạo kỹ năng và khuyến khích truyền bá công nghệ từ các MNC vào nền kinh tế địa phương. Các biện pháp khuyến khích về thuế đã được áp dụng đối với các công ty tiến hành NCPT tại Singapo. 3.2. Kế hoạch KH&CN 1996-2000 Trong Kế hoạch KH&CN 5 năm lần thứ hai (1996-2000), Chiến lược công nghệ của Singapo là “Xây dựng cơ sở KH&CN có đẳng cấp thế giới ở những lĩnh vực xét thấy phù hợp với điều kiện và sức cạnh tranh của Singapo và sẽ đẩy mạnh được trong kế hoạch này bao gồm: (1) Chi tiêu cho NCPT trong GDP phải đạt mức 2,6% vào năm 2000, so với 1,1% năm 1994; (2) Số các nhà khoa học và kỹ sư phải đạt mức 65/10.000 lao động”. Một loạt các xúc tiến chính sách mới đã được khởi xướng vào năm 1998, trong đó 39 có Tổng Kế hoạch về nâng cao kỹ năng và thúc đẩy nhanh các biện pháp thu hút nhân tài nước ngoài và một sáng kiến mang tên “Khởi nghiệp công nghệ” (Technopreneurship - T21) đã được thực hiện nhằm đẩy mạnh việc khởi sự các doanh nghiệp công nghệ cao. Chương trình T21 đã phản ánh một sự chuyển hướng chính sách rõ ràng của Chính phủ Singapo từ chỗ chú trọng thúc đẩy áp dụng công nghệ nay chuyển sang hỗ trợ cả hai hình thức truyền bá công nghệ và đổi mới công nghệ. Sáng kiến T21 đã dẫn đễn việc tự do hoá một số các quy định trong kinh doanh được cho là gây kiềm chế việc khởi sự doanh nghiệp. Một loạt các biện pháp đã được áp dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ cao mới khởi sự. 3.3. Kế hoạch KH&CN 2001-2005 Trong Kế hoạch Công nghệ lần thứ 3 (2001-2005), Chính phủ đã dành 7 tỷ SGD để phát triển thêm kết cấu hạ tầng và thu hút tài năng quốc tế. Singapo đã sửa đổi các quy định liên quan đến trao đổi cổ phiếu để cho phép tạo vốn đầu tư cho công nghệ được dễ dàng hơn. Các doanh nhân cũng được phép khởi sự kinh doanh tại nơi cư trú. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 1 tỷ SGD đã được thành lập để đầu tư vào các công ty vốn mạo hiểm hàng đầu quốc tế, để sao cho họ có thể thành lập các trụ sở khu vực tại Singapo. Một động thái phản ánh sự chuyển hướng chú trọng sang nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch KH&CN lần thứ ba của Singapo, đó là năm 2001, Ban KH&CN Quốc gia (NSTB) được tái cấu trúc thành Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR), nhằm tập trung sáng tạo và khai tác nguồn trí tuệ, đào tạo nhân lực nghiên cứu nhằm chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Do đó, A*STAR tập trung vào công tác thúc đẩy nghiên cứu, nhất là NC&PT ở khu vực tư nhân và phát triển nhân lực NCPT, đóng vai trò tương tự như Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) ở Mỹ. Hai Hội đồng Nghiên cứu đã được thành lập, bao gồm Hội đồng Nghiên cứu Y-sinh (BMRC) và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật (SERC). BMRC có chức năng cấp kinh phí và phát triển nhân lực trong lĩnh vực khoa học về sự sống, còn chức năng của SERC là giám sát hoạt động nghiên cứu ở những lĩnh vực KH&CN đã lựa chọn. 3.4. Kế hoạch KH&CN 2006-2010 Kế hoạch KH&CN 2006-2010 còn được gọi là Định hướng chiến lược cho chính sách KH&CN Singapo (2006-2010). 5 mũi chiến lược then chốt cho các nỗ lực NC&PT trong 5 năm (2006-2010), bao gồm: (1) Huy động nhiều nguồn lực hơn cho NCPT và tiếp tục có sự quan tâm của các lãnh đạo cấp cao tới hoạt động NCPT. Singapo cần phải đẩy mạnh hoạt động NCPT của đất nước lên nhiều lần và phân bổ thêm các nguồn kinh phí mới cho hoạt động này. Ủy ban Kinh tế phát triển Singapo (EDB) cũng thừa nhận sự cần thiết phải tăng kinh phí cho NCPT. Singapo đặt chỉ tiêu tăng chi phí cho NCPT lên ít nhất 3% trong 5 năm tới. Đây sẽ là khoản đầu tư quan trọng trong tương lai và sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế. Để đảm bảo tiếp tục có sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao tới NCPT, Singapo thành 40 lập một Hội đồng Cố vấn cấp cao, có tên gọi là Hội đồng về Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (RIEC), do Thủ tướng làm Chủ tịch, có chức năng hướng dẫn và lãnh đạo công cuộc biến đổi nền kinh tế Singapo thông qua họat động nghiên cứu và đổi mới. Hội đồng này được hỗ trợ bởi một Quỹ Nghiên cứu Quốc gia mới (NRF). (2) Chú trọng vào các lĩnh vực NC&PT có tầm quan trọng về kinh tế Singapo sẽ tập trung ngân sách nghiên cứu vào một số lượng nhỏ các lĩnh vực chiến lược để phát triển đầy đủ các năng lực nghiên cứu ở các ngành công nghiệp có thể cạnh tranh được về kinh tế. Ngoài việc tiếp tục phát triển sâu thêm các năng lực ở các ngành chế tạo hiện có như điện tử, hoá chất, kỹ thuật, y-sinh thông qua các khoản đầu tư tiếp tục cho NC&PT và phát triển nguồn nhân lực, Singapo sẽ tìm kiếm các lĩnh vực tăng trưởng mới để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế về lâu dài. Cục NRF đã nhận dạng 2 lĩnh vực có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh, đó là: 1) Lĩnh vực công nghệ môi trường và tài nguyên nước, và 2) Lĩnh vực Phương tiện số và tương tác. Các Uỷ ban chỉ đạo cấp Bộ đã được thành lập để khởi động sự phát triển ở 2 lĩnh vực này, điều phối các hoạt động xuyên cơ quan ở các lĩnh vực phát triển ngành, nghiên cứu và giáo dục, hướng dẫn các vấn đề chính sách có thể nảy-sinh. (3) Cân đối giữa nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu hướng vào nhiệm vụ Trong phạm vi các lĩnh vực đã lựa chọn, Singapo sẵn sàng cung cấp kinh phí cho một loạt các nghiên cứu nằm trong một “phổ” rất rộng, bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Singapo sẽ hỗ trợ gia tăng cho nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở đem lại sự xuất sắc về khoa học. Việc này giúp tạo ra tri thức mới và thu hút nhân tài đến Singapo. Để phục vụ mục tiêu này, Quỹ Nghiên cứu và Hàn lâm (AcRF) gồm không chỉ phục vụ cho những nghiên cứu cơ bản ở các trường đại học, mà còn cho những nghiên cứu hàn lâm, do các nhà nghiên cứu đề xuất, mà có sự liên kết rộng với tầm nhìn dài hạn trong các mối quan tâm chiến lược của Singapo. A*STAR sẽ tiếp tục tạo động lực cho các hoạt động nghiên cứu định hướng vào nhiệm vụ. (4) Khuyến khích hơn nữa hoạt động NCPT ở khu vực tư nhân Càng ngày, khu vực tư nhân ở Singapo càng là một ưu tiên then chốt, vì các công ty tư nhân là những chủ thể tốt nhất để đưa ra quyết định lĩnh vực NCPT nào cần đầu tư và liên kết các khoản đầu tư NCPT với các cơ hội thương mại. Trong thời gian trước mắt, sự gia tăng chi tiêu cho NCPT ở khu vực tư nhân sẽ tiếp tục phần lớn là bởi các MNC. Singapo sẽ xem xét những biện pháp khuyến khích để bảo đảm tính hiệu quả tiếp theo của chúng trong việc thu hút các trung tâm NCPT toàn cầu đến đặt địa điểm ở Singapo. Singapo sẽ huy động nhiều nguồn lực hơn để phân bổ cho các hoạt động thúc đẩy này và đảm bảo thiết lập được một khung khổ để hỗ trợ chất lượng cao, bao gồm nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao và các quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ tinh xảo. Một vấn đề quan trọng là cần phải tạo lập được một “sân chơi” phù hợp cho cộng đồng nghiên cứu, giúp cho các nhà khoa học và kỹ sư tài năng có thể dễ dàng lưu chuyển khắp các cơ quan hàn lâm, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong các mạng công tác mở. 41 (5) Tăng cường mối quan hệ giữa NC&PT và doanh nghiệp Đổi mới là mối quan tâm then chốt của nhiều quốc gia mà đang tìm cách duy trì khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả những quốc gia có truyền thống từ lâu về những thành tích khoa học cũng đang ý thức được sự cần thiết phải củng cố các khung khổ đổi mới của mình để đem lại lợi ích kinh tế cao hơn từ các công trình nghiên cứu bằng cách tăng cường mối quan tâm giữa nghiên cứu và đổi mới. Singapo sẽ củng cố mối quan hệ giữa các tổ chức tri thức và các cơ quan thực hiện nghiên cứu như các trường đại học kỹ thuật, đại học tổng hợp, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Các cơ quan này cần được nâng cao năng lực thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và xây dựng quan hệ cộng tác chặt chẽ hơn với khu vực công nghiệp. Các cơ quan thực hiện nghiên cứu sẽ xem xét cách thức để củng cố khung khổ chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tinh xảo hơn, bao gồm cả việc tiếp cận với tài chính, quản lý và tiếp thị các đổi mới. Singapo sẽ phát triển các khung khổ đồng tài trợ mạnh giữa các chủ thể công và tư, chẳng hạn như khuyến khích các trường đại học kỹ thuật liên kết với các Hiệp hội công nghiệp để cộng tác thực hiện các sáng kiến NCPT, với sự hỗ trợ của Chính phủ. Đặc biệt, Uỷ ban về Tiêu chuẩn, Năng suất và Đổi mới (SPRING) và EDB sẽ cộng tác chặt chẽ để thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Singapo sẽ chú trọng nhiều hơn đến các công ty khởi sự và các doanh nghiệp tăng trưởng mới, nhất là những doanh nghiệp có liên quan đến các lĩnh vực chiến lược đã được nhận dạng. Những nỗ lực này sẽ gieo mầm cho sự tăng trưởng mới và tạo sức bật về kinh tế. Singapo sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới công nghệ và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), có thể bổ sung cho các MNC thông qua các chiến lược phát triển cụm kinh tế. 3.5. Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo và Doanh nghiệp giai đoạn 2011- 2015 (RIE 2015) RIE 2015 được khởi xướng vào tháng 8 năm 2009 để định hướng cho những nỗ lực NCPT của Singapo cho giai đoạn 2011-2015. Nhóm làm việc đã được triệu tập để thảo luận kỹ về chiến lược và nguồn lực cho các khu vực NCPT công, tư và doanh nghiệp, cũng như phát triển nhân lực tài năng và cơ sở hạ tầng. RIE2015 là kết quả của một quá trình lập kế hoạch kéo dài một năm, khai thác các nỗ lực tập thể của tất cả các cơ quan nghiên cứu, kinh tế và tài trợ trong khu vực công của Singapo. Các nhóm công tác được thành lập để xem xét các khu vực NCPT công, tư và doanh nghiệp, cũng như phát triển nhân lực tài năng và cơ sở hạ tầng; đánh giá kết quả đầu tư của Chính phủ Singapo trong các khu vực này cho đến năm 2010, đánh giá những thay đổi chiến lược trong bức tranh NCPT toàn cầu và trong nước, từ đó đối sánh Singapo với các nước đầu tư cao cho NCPT trên thế giới. Được xây dựng trên những đánh giá được thực hiện bởi ESC, mục tiêu của RIE2015 là định hướng các nỗ lực RIE của Singapo trong 5 năm tới và xác định các nguồn lực và chiến lược có thể mang lại kết quả mong muốn, đưa Singapo trở thành một trong những nền kinh tế tham dựng NCPT, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tốp đầu thế giới. Trong tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Lee Hsien Loong đã công bố khoản ngân sách quốc 42 gia trị giá 11,6 tỷ S$ để tài trợ nghiên cứu, đổi mới và doanh nghiệp cho giai đoạn 2011-2015, tăng 19% so với mức 13,55 tỷ S$ giai đoạn 2006-2010, thể hiện cam kết của Chính phủ là liên tục tăng ngân sách NCPT. Sáu chiến lược then chốt được xác định trong RIE 2015 là: 1. Đầu tư vào khoa học cơ bản và tri thức để tạo ra nguồn “vốn trí tuệ” - là cơ sở cho đổi mới sáng tạo trong tương lai, đặc biệt là phục vụ cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Các nhà khoa học sẽ nhận được sự hỗ trợ và tự chủ để theo đuổi những vấn đề khoa học xuất hiện từ nghiên cứu của họ, với mục đích thúc đẩy sự xuất sắc trong các lĩnh vực có tác động kinh tế và xã hội lâu dài. 2. Tập trung vào việc thu hút và phát triển tài năng khoa học để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khu vực công cộng của Singapo. Kinh phí sẽ được cung cấp cho học bổng và học bổng đào tạo tài năng tại các tổ chức nổi tiếng cả trong nước và ở nước ngoài, để tạo ra một nguồn nhân lực khoa học trẻ tài năng. 3. Chú trọng hơn vào tài trợ cạnh tranh để thúc đẩy đổi mới và đưa ra những ý tưởng tốt nhất. Một tỷ lệ lớn hơn của tài trợ cho NCPT sẽ được cấp trên cơ sở cạnh tranh, trong khi vẫn duy trì một mức độ thích hợp kinh phí đảm bảo cho những nghiên cứu cốt lõi. 4. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức thực hiện NCPT trong khu vực công và với ngành công nghiệp; ưu tiên tài trợ lớn hơn sẽ được trao cho những nỗ lực đa ngành và hợp tác, bao gồm cả với các phòng thí nghiệm NCPT của doanh nghiệp. 5. Nâng cao hơn sự đóng góp của NCPT đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là hỗ trợ lớn hơn cho khu vực tư nhân NCPT, hợp tác chặt chẽ hơn giữa NCPT công và tư, và nhấn mạnh vào thương mại hóa các sản phẩm trí tuệ dẫn đến sản phẩm và dịch vụ mới và tốt hơn. Trong NCPT công, Quỹ gắn kết công nghiệp sẽ khuyến khích các nhà nghiên cứu công hợp tác chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp. 6. Cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nhà khoa học để biến ý tưởng của họ từ nghiên cứu cơ bản đến thương mại hóa, thông qua việc tăng tài trợ để chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp. RIE2015 cũng đưa ra Quỹ Không gian Trắng (White Space Fund) trị giá 1,6 S$ để có thể tài trợ những dự án trong các lĩnh vực mới nổi trong đoạn 2011-2015. 3.6. Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo và Doanh nghiệp giai đoạn 2016- 2020 (Kế hoạch Rie 2020) Ngày 9/1/2016, Thủ tướng Singapo Lee Hsien Loong đã công bố Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo và Doanh nghiệp 2020 (Kế hoạch Rie 2020) với khoản ngân sách lên tới 19 tỷ SGD (khoảng 13 tỷ USD) nhằm hỗ trợ NCPT trong giai đoạn 2016-2020. Đây là khoản đầu tư kỷ lục mà Chính phủ Singapo dành cho NCPT từ trước tới nay. Theo Thủ tướng Singapo Lý Hiển Long, mức đầu tư này tăng 18% so với Kế hoạch Rie 2015 giai đoạn 2011- 2015 (hơn 16 tỷ SGD). Singapo đã đặt mục tiêu chiến lược trở thành “Quốc gia thông minh” (Smart Nation) và đang có những bước đi mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này, trong đó có Kế hoạch Rie 2020 mà nền tảng dựa vào phát triển KH&CN, với khẩu hiệu “chiến thắng tương lai thông qua KH&CN”. 43 Phát biểu tại buổi lễ công bố Kế hoạch Rie 2020, Thủ tướng Singapo Lý Hiển Long nhấn mạnh: “Singapo quyết định đầu tư mạnh cho lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vì đây chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo tương lai của Singapo, hỗ trợ người lao động trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, môi trường sống tốt hơn cho người dân”. Bảng 11. Mức độ đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Kế hoạch Rie 2020 so với Kế hoạch Rie 2015 Kế hoạch Rie 2020 (tập trung đầu tư vào 8 lĩnh vực ưu tiên) STT Lĩnh vực Số tiền (tỷ SGD) Tỷ lệ % 1 Sức khỏe và y sinh học 4 21 2 Sản xuất và kỹ thuật tiên tiến 3,3 17 3 Đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp 3,3 17 4 Nghiên cứu hàn lâm 2,8 15 5 Không gian Trắng (White Space) cho các lĩnh vực nghiên cứu mới hoặc có thể nổi lên trong những năm tới 2,5 13 6 Phát triển nguồn nhân lực 1,9 10 7 Các giải pháp đô thị bền vững 0,9 5 8 Dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số 0,4 2 Kế hoạch Rie 2015 (tập trung đầu tư vào 6 lĩnh vực ưu tiên) 1 NC&PT khu vực công 9,6 60 2 NC&PT khu vực tư nhân 2,5 15 3 Không gian Trắng 1,6 10 4 Đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp 1,08 7 5 Cơ sở hạ tầng 0,6 4 6 Phát triển nhân tài tiến sĩ 0,735 4 Nguồn: Rie 2020 Trong Kế hoạch Rie 2020, Chính phủ Singapo đầu tư 2,5 tỷ SGD (tăng 900 triệu SGD so với Kế hoạch Rie 2015) cho nghiên cứu các lĩnh vực “Không gian Trắng” (các lĩnh vực mới hoặc đang nổi, như an ninh mạng,) tăng so với mức 1,6 tỷ SGD trong giai đoạn 2011-2015. Trong RIE 2020, Singapo sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư để phát triển năng lực NC&PT của ngành công nghiệp, nuôi dưỡng các doanh nghiệp sáng tạo và đáp ứng các nhu cầu quốc gia. Thông qua thực hiện hiệu quả RIE 2020, đầu tư của Singapo cho nghiên cứu, đổi mới và doanh nghiệp sẽ tạo nền tảng của nền kinh tế trong tương lai, với việc tạo ra việc làm tốt, sức cạnh cao của nền kinh tế, và biến Singapo trở thành một “Quốc gia Thông minh”. Để tối đa hóa tác động, kinh phí sẽ được ưu tiên trong 4 lĩnh vực công nghệ chiến lược mà Singapo có lợi thế cạnh tranh và cũng là những nhu cầu quan trọng quốc gia. 44 4 ưu tiên là: - Phát triển công nghệ sản xuất và kỹ thuật tiên tiến (phát triển năng lực công nghệ hỗ trợ tăng trưởng và tính cạnh tranh của các ngành chế tạo và kỹ thuật); - Đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y sinh học (đưa Singapo trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về chăm sóc sức khỏe, y sinh học; tạo ra các giá trị kinh tế cho đất nước và người dân Singapo thông qua nghiên cứu xuất sắc và ứng dụng); - Dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số (phát triển, tích hợp và và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Singapo nhằm đáp ứng các ứu tiên quốc gia, nâng cao năng suất và hỗ trợ các dịch vụ then chốt, tạo ra những cơ hội kinh tế bền vững và việc làm chất lượng); - Phát triển các giải pháp đô thị bền vững (phát triển đất nước Singapo bền vững và đáng sống thông qua các giải pháp tích hợp không chỉ cho Singapo mà còn cho cả thế giới). Các hoạt động trong 4 lĩnh vực công nghệ chiến lược sẽ được hỗ trợ bởi 3 chương trình xuyên suốt bao gồm: Chương trình Nghiên cứu Hàn lâm (nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu và tạo nguồn cho các ứng dụng công nghiệp phục vụ giai đoạn tăng trưởng mới); Chương trình Phát triển Nguồn Nhân lực (nhằm xây dựng một cộng đồng mạnh về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo) và Chương trình Đổi mới sáng tạo và Doanh nghiệp (nhằm xây dựng những doanh nghiệp hạt nhân đổi mới sáng tạo có khả năng tạo ra giá trị cao và tính cạnh tranh kinh tế). Các chương trình này cũng sẽ giúp Singapo đảm bảo khoa học xuất sắc, nguồn nhân lực tài năng và tạo ra các giá trị. Mặc dù đầu tư cho NC&PT ở khu vực công tăng, nhưng Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn mong muốn khu vực tư nhân tích cực đầu tư nhiều hơn cho NC&PT, gấp khoảng 1,8 lần đầu tư của khu vực công trong 5 năm tới. Tỷ lệ % đầu tư cho NC&PT của Chính phủ Singapo trong tổng đầu tư cho NC&PT quốc gia đạt gần 40% năm 2013. Nhìn lại các kế hoạch KH&CN quốc gia của Singapo, chúng ta có thể thấy ngân sách của Chính phủ Singapo dành cho NC&PT liên tục tăng mạnh, giai đoạn sau cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thậm chí, có giai đoạn tăng gấp đôi như giai đoạn 1996-2000 (4 tỷ SGD) so với giai đoạn 1991-1995 (2 tỷ SGD), giai đoạn 2006-2010 (13,9 tỷ SGD) so với giai đoạn 2001-2005 (6 tỷ SGD). Điểm chung trong các kế hoạch này là vấn đề phát triển nhân lực, nhân tài luôn được chú trọng. Với khoản đầu tư kỷ lục cho NC&PT trong Kế hoạch Rie 2020, Singapo hy vọng có thể đạt tỷ lệ đầu tư cho NC&PT khoảng 3% GDP giai đoạn 2016-2020. 45 KẾT LUẬN Giữa công cuộc phát triển kinh tế và việc tạo ra các ưu thế cạnh tranh của quốc gia rõ ràng là có mối liên quan mật thiết với nhau. Hơn thế nữa, việc chuyển dịch từ giai đoạn tăng trưởng kinh tế này sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế khác nhất thiết phải thay đổi các thể chế và chính sách bao hàm những cơ chế khuyến khích đổi mới. Những thay đổi này đòi hỏi phải điều chỉnh nhiều thể chế và chính sách phụ thuộc nhau. Đối với nền kinh tế dựa vào yếu tố sản xuất, chiến lược tăng trưởng bao gồm những cấu phần trọng yếu như: (1) Nâng cấp kết cấu hạ tầng (bao gồm các mạng cung cấp điện, truyền thông và giao thông); (2) Thiết lập một hệ thống luật pháp phù hợp; (3) Dỡ bỏ các rào cản cạnh tranh (chẳng hạn như sự hạn chế thương mại và các chế độ trợ cấp không hợp lý). Cơ sở này tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang nền kinh tế dựa vào đầu tư. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đạt tới giới hạn của sự tăng trưởng dựa vào đầu tư, thì sự cải thiện hiệu quả sản xuất không còn là điều kiện đủ nữa, mà tiềm năng tăng trưởng kinh tế lớn nhất lúc này nằm trong việc đổi mới và sáng tạo ra các công nghệ mũi nhọn. Cũng như những nền kinh tế phát triển (chẳng hạn như Mỹ, Đức, Nhật Bản và các nước Bắc Âu), Singapo đang áp dụng chiến lược tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo, lấy đổi mới sáng tạo là động lực. Họ coi phần lớn sự thành công kinh tế của họ là năng lực đổi mới sáng tạo công nghệ. Năng lực đổi mới của quốc gia phụ thuộc rất lớn và chất lượng của kết cấu hạ tầng công nghệ (chẳng hạn như sự cung cấp các nhà khoa học và các kỹ sư, số lượng và chất lượng của các tổ chức nghiên cứu), mức độ hỗ trợ của Chính phủ cho hoạt động nghiên cứu cơ bản, sự cộng tác giữa các tổ chức nghiên cứu và trường đại học, sự phát triển của các nguồn vốn mạo hiểm, cũng như chất lượng của môi trường kinh doanh (được phản ánh trong hệ thống luật pháp). Kết cấu hạ tầng NCPT quốc gia là nhân tố quyết định then chốt đối với năng lực đổi mới của quốc gia. Nó bao gồm hệ thống giáo dục, mạng lưới các tổ chức nghiên cứu của Chính phủ, tư nhân và các hiệp hội khoa học, các thể chế pháp lý, chẳng hạn như quyền sở hữu trí tuệ và các điều luật khuyến khích sự phát triển và trao đổi công nghệ. Mặc dù việc tạo lập môi trường thúc đẩy sự sáng tạo công nghệ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dựa vào đổi mới, nhưng mức độ gặt hái được lợi ích của nó lại phụ thuộc không kém vào môi trường, trong đó có nền giáo dục chất lượng cao đối với nguồn nhân lực, một khu vực tư nhân có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm công nghệ cao, kết cấu hạ tầng thông tin cho phép lưu thông và phổ biến tri thức và thông tin. Mặc dù sự đầu tư cho NCPT là một nhân tố quan trọng để phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, nhưng hiệu quả của đổi mới còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển tài năng kỹ thuật, các thị trường sản phẩm và vốn thực hiện tốt chức năng. Sự khác biệt về môi trường kinh doanh đối với các doanh nhân khởi nghiệp, chẳng hạn như khả năng tiếp cận với nguồn nhân lực và vốn mạo hiểm, mức độ mà họ phải chịu đựng các quy định quản lý và các điều kiện kinh doanh có thể có tác động đáng kể tới hiệu quả kinh tế và đổi mới. 46 Các chính sách và kết cấu hạ tầng mà khuyến khích sáng tạo và đổi mới công nghệ bao gồm nguồn nhân lực, tài năng kỹ thuật, thể chế, biện pháp kích thích, phần cứng, chính sách, và đầu tư. Kết hợp lại, chúng hình thành nên năng lực của quốc gia để tạo lập và duy trì ưu thế cạnh tranh trong sáng tạo và đổi mới công nghệ. Ở thế kỷ XXI, năng lực sáng tạo, phổ biến và khai thác tri thức đã trở thành nguồn chủ yếu của ưu thế cạnh tranh, tạo ra của cải và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, Chính phủ có 4 vai trò chính trong việc xây dựng chính sách KH&CN và thúc đẩy sự sáng tạo và áp dụng công nghệ. Một là, Chính phủ có thể thúc đẩy hoạt động NCPT, được liên kết chặt chẽ với khu vực giáo dục đại học. Hai là, Chính phủ có thể trực tiếp, hoặc thông qua các cơ quan của mình, đầu tư cho những lĩnh vực nghiên cứu mà khu vực tư nhân không thể thực hiện hiệu quả. Ba là, Chính phủ cũng có thể giảm bớt phí tổn rủi ro bằng cách khuyến khích tăng cường hợp tác giữa các khu vực giáo dục đại học và công nghiệp, khuyến khích hợp tác nghiên cứu cơ bản, tiền cạnh tranh. Bốn là, Chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu do Chính phủ tài trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng thích ứng với các yêu cầu và cơ hội mới của thị trường. Singapo được xếp ở vị trí cao trong số các quốc gia có sức cạnh tranh nhất thế giới hiện nay. Là một quốc gia nhỏ, với ít ưu thế về tài nguyên ngoại trừ vị trí thuận lợi về địa lý, Singapo nhận thức được rất rõ ràng để nâng cao được sức cạnh tranh, Singapo đã tìm ra được các phương thức mới để duy trì ưu thế cạnh tranh về lâu dài, thông qua phát triển kết cấu hạ tầng hoàn hảo, duy trì môi trường đầu tư và nền chính trị ổn định, quản lý hiệu quả và chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh, đồng thời phải có được nguồn cung cấp thường xuyên và đầy đủ đội ngũ nhân lực được giáo dục tốt, thực hiện tốt các kế hoạch KH&CN và đổi mới sáng tạo đã đề ra và tìm các phương thức mới để đem lại những khác biệt. Các chiến lược kinh tế của Singapo nhằm vào những thực tế kinh tế đã thay đổi và ứng phó với những thách thức đặt ra cho khả năng cạnh tranh kinh tế của mình. Hướng chú trọng chuyển sang các hoạt động dựa vào trình độ và tri thức, bổ sung thêm cho hoạt động sản xuất. Singapo đang phát triển năng lực đổi mới, với vai trò là một nguồn sức mạnh mới, lâu bền để đem lại ưu thế cạnh tranh. Mặc dù không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapo trong suốt 40 năm qua đã đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 8,37%. Ngoài những yếu tố góp phần làm nên sự thành công to lớn đó gồm: Singapo nằm ở vị trí chiến lược về giao thông vận tải, tài chính và thương mại; Đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng; Nguồn nhân lực có động lực mạnh và được giáo dục tốt; Đầu tư của nước ngoài tăng mạnh và vững chắc; Còn có các chính sách và kế hoạch Chính phủ đã tạo thuận lợi cho tăng trưởng và kinh doanh, đặc biệt là chính sách phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo thông qua các Kế hoạch 5 năm. Hiện nay, nền kinh tế Singapo đang bước vào giai đoạn thứ 5 của quá trình phát triển. Giai đoạn 1 (1960-1969) là giai đoạn “thâm dụng lao động” (Labour intensive), lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề không cần cao. Giai đoạn 2 (1970- 1979) được coi là giai đoạn “thâm dụng kỹ năng” (Skill intensive), lực lượng lao động đã 47 bắt đầu có kỹ năng và trình độ hơn. Giai đoạn 3 (1980-1989) được đặc trưng bởi “thâm dụng vốn” hay “thâm dụng tư bản” (Capital intensive), ở đó yếu tố lao động không còn chiếm ưu thế so với yếu tố vốn/tư bản. Giai đoạn 4 (1990 - 1999) - giai đoạn “thâm dụng công nghệ” (Technology intensive) các ngành được lựa chọn là những ngành thâm dụng công nghệ như phần mềm máy tính, viễn thông, chế tạo máy chính xác, hóa chất,... Giai đoạn 5 (từ năm 2000 đến nay) với đặc trưng là “nền kinh tế tri thức/đổi mới sáng tạo” (Knowledge/Innovation economy), nền kinh tế lấy tri thức và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, trong nền kinh tế này thì nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn trí tuệ và công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nếu theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thì nền kinh tế Singapo đang ở giai đoạn phát triển thứ 3 - phát triển dựa vào đổi mới sáng tạo, giai đoạn cao nhất hiện nay. Ở giai đoạn này, tiền lương đã tăng lên đến mức cao, khi đó các nước chỉ có thể duy trì mức lương cao đó với mức sống kèm theo nếu các doanh nghiệp của họ có khả năng cạnh tranh bằng những sản phẩm, dịch vụ, mô hình và quy trình đổi mới, độc đáo. Ở giai đoạn này, các công ty cần phải cạnh tranh bằng cách sản xuất ra các loại hàng hóa mới và khác biệt thông qua các công nghệ mới và/hoặc bằng các quy trình sản xuất hay các mô hình kinh doanh tinh xảo nhất. Là nước đi trước, kinh nghiệm chuyển sang nền nền kinh tế tri thức/đổi mới sáng tạo của Singapo có thể bài bài học tham khảo hữu ích cho các nước đi sau, các nước đang phát triển triển, đặc biệt là các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Nếu xét về trình độ phát triển, có lẽ Việt Nam đang ở Giai đoạn 1 của Singapo hoặc trong chuyển tiếp giữa Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2. Đó là giai đoạn “thâm dụng lao động”, lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề không cần cao. Nếu theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chúng ta đang ở giai đoạn phát triển kinh tế chủ yếu được thúc đẩy bởi yếu tố sản xuất (factor-driven). Singapo đã mất 40 năm để chuyển mình từ nền kinh tế thâm dụng lao động sang nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Là nước đi sau, liệu Việt Nam có thể học hỏi được gì để có thể tiến nhanh vào nền kinh tế đổi mới sáng tạo/kinh tế tri thức? Hoặc có thể rút ngắn được các giai đoạn phát triển, bằng cách đi tắt đón đầu. Chúng tôi hy vọng Tổng luận này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển của Việt Nam trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. TRUNG TÂM PHÂN TÍCH THÔNG TIN 48 Tài liệu tham khảo chính 1) Caroline Wong, A Knowledge-Based Economy: The Case of Singapo. International Journal of Knowledge, Culture and Change Management, Volume 8, Issue 6, pp.169- 180 2) Chia Siow Yue. Singapo: towards a knowledge based economy. 3) Global Innovation Index 2012, 2013, 2014, 2015 - WIPO 4) Govt commits S$19b to new 5-year plan for R&D initiatives RIE 2020, 9/1/2016; 5) Infocomm Development Authority of Singapore. (2002). Infocomm Training Framework Pyramid. Infocomm Development Authority of Singapore. Retrieved 20, May 2005; 6) Main Science and Technology Indicators, OECD, 2015; 7) National Library Board. iN2015: Our vision for the future. Pamphlet. Singapore: National Library Board; 8) Nouveau plan quinquennal RIE 2020 (Research, Innovation and Enterprise), 12/1/2016; 9) Singapore Government commits S$19 billion to research, innovation and enterprise for next five years, 8/1/2016. 10) The Science and Technology Plan 2010, MINISTRY OF TRADE AND INDUSTRY SINGAPORE; 11) Tan, Geok Leng. (2005). Infocomm Technology Roadmap: Singapore Infocomm Foresight 2015. Infocomm Development Authority of Singapore. Retrieved 20, May 2005; 12) Trevor Monroe, The National Innovation Systems of Singapo and Malaysia. 4/07/06. 13) Robin Ramcharan, Singapo’s Emerging Knowledge Economy: Role of Intellectual Property and its Possible Implications for Singapoan Society. The Journal of World Intellectual Property (2006) Vol. 9, no. 3, pp. 316–343 14) Singapore’s Biomedi Initiative, 2002. 15) Singapo’s knowledge economy: What can we learn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nen_kinh_te_doi_moi_sang_tao_nen_kinh_te_tri_thuc.pdf
Tài liệu liên quan