Tài liệu Những định hướng mới trong chương trình hiện đại hóa khoa học và công nghệ của Trung Quốc

Trong khi mô hình phát triển khoa học của Trung Quốc đã chứng tỏ có hiệu quả đáng kể đối với việc "đuổi kịp" về công nghệ, nhưng vẫn còn phải chờ xem hiệu quả ở mức độ nào trong tương lai. Ở đây có một sự thừa nhận trong cộng đồng khoa học của Trung Quốc rằng, nước này sẽ vẫn giữ vị trí là nước đi sau trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao hiện nay đã thiết68 lập vững chắc, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có được trạng thái cân bằng để nắm lấy vị trí dẫn đầu nổi bật trong các lĩnh vực KHCN mới đã từng được đề cập đến trong các tài liệu báo công nghệ của Trung Quốc trong vòng một thập kỷ tới. Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ nano và các công nghệ năng lượng sạch có thể là những chỉ dẫn sớm về xu thế này. Mặc dù còn có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống đổi mới của Trung Quốc, nhưng có điều được ghi nhận chắc chắn là những tiến bộ quan trọng về khoa học và công nghệ của Trung Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý quốc tế và làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác hấp dẫn trong các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để đạt được sự cân bằng giữa các thế lực thị trường với đổi mới sáng tạo do nhà nước chỉ đạo, và giữa sự phát triển công nghệ trong nước với việc khai thác công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đạt được một quan điểm rõ ràng, với sự đồng thuận cao về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với tương lai của đất nước, và cam kết xây dựng các nguồn lực cả về vật chất và con người cần thiết để hiện thực hóa quan điểm này. Bước vào thế kỷ 21, mặc dù có những trở ngại hiển nhiên trong hiện thực hóa mục tiêu của mình, Trung Quốc vẫn thể hiện rõ sự quyết tâm theo đuổi viễn cảnh đưa đất nước trở thành một cường quốc về khoa học và công nghệ.

pdf68 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Những định hướng mới trong chương trình hiện đại hóa khoa học và công nghệ của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới sáng tạo nội địa tích hợp vào chính sách công nghiệp và đề ra các mục tiêu gồm:  Phát triển một hệ thống đánh giá và thẩm định các sản phẩm đổi mới trong nước;  Thiết lập một hệ thống sử dụng kinh phí của chính phủ để mua các sản phẩm đổi mới nội địa;  Thực hiện đối xử ưu đãi trong quá trình thực hiện mua sắm công đối với các sản phẩm đổi mới sáng tạo trong nước. Vào cuối năm 2006, MOST, MOF và NDRC đã kết hợp ban hành các biện pháp thí điểm về Thi hành việc cấp phép đối với các sản phẩm đổi mới bản địa quốc gia, trong đó xác định những dạng sản phẩm nào có thể được coi là sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa. Để được chứng nhận là sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa tuân theo các biện pháp thí điểm này, một sản phẩm cần đáp ứng các yêu cầu sau:  Được sản xuất bởi một doanh nghiệp là chủ sở hữu tài sản trí tuệ được đăng ký tại Trung Quốc thông qua các hoạt động đổi mới công nghệ riêng của mình; hoặc bởi 54 một doanh nghiệp của Trung Quốc, một đơn vị sản xuất, hay công dân nắm quyền sở hữu trí tuệ hay quyền sử dụng tài sản trí tuệ đó được luật pháp công nhận.  Mang nhãn hiệu thương mại thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc và được đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc;  Mang đặc điểm sáng tạo và trình độ đổi mới cao, ví dụ một sản phẩm làm chủ các công nghệ cốt lõi hoặc cải tiến các chức năng sản phẩm bằng việc áp dụng các công nghệ mới;  Có độ tin cậy cao và chất lượng đảm bảo, được cấp giấy chứng nhận của Cơ quan chứng chỉ quốc gia hay của các chi nhánh cơ quan này tại các tỉnh. Trong những năm gần đây, nhiều chính quyền các tỉnh và thành phố đã thành lập các catalo sản phẩm riêng của mình, trong đó bao gồm cả danh sách các sản phẩm được công nhận là sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa. Có rất ít các sản phẩm do các công ty nước ngoài chế tạo được đưa vào trong danh sách sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa của các tỉnh. MOST gần đây cũng đã soạn thảo một catalo cấp quốc gia. Lợi ích quan trọng nhất và cũng rõ ràng nhất đối với các sản phẩm được công nhận là sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa đó là sự ưu tiên trong mua sắm công. Ngoài ra, các chính sách lựa chọn hỗ trợ cho Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn 2006- 2020 còn ưu tiên các sản phẩm đổi mới bản địa trong đấu thầu theo giá chào (price-based bidding). Điều 23 chỉ rõ trong quá trình đấu thầu dựa trên giá cả, nếu giá của một sản phẩm đổi mới bản địa cao hơn giá các sản phẩm khác, công ty chế tạo sản phẩm đó có thể hạ mức giá chào của mình; nếu mức giá đó không cao hơn các sản phẩm khác, cơ quan của chính phủ bắt buộc phải mua sản phẩm đổi mới bản địa. ngoài ra còn có nhiều điều khoản ưu đãi đặc biệt đối với các sản phẩm đổi mới bản địa được nêu trong các Biện pháp đánh giá sản phẩm đổi mới nội địa trong mua sắm công, ví dụ như:  Điều khoản 13 nêu rõ các sản phẩm đổi mới nội địa được hưởng một tỷ lệ chênh lệch từ 5-10% trong trường hợp giá cả là yếu tố quyết định duy nhất.  Điều 14 quy định, các sản phẩm đổi mới nội địa có thể được tăng thêm từ 4 đến 8% trong các đánh giá kỹ thuật và định giá cả nếu sử dụng các phương pháp đánh giá toàn diện. Khi các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh sử dụng các phương pháp toàn diện, họ đánh giá phẩm chất kỹ thuật và các yêu tố liên quan đến công nghệ khác cùng với giá sản phẩm để hình thành cho điểm tổng thể, số điểm này được sử dụng để lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh nhất.  Điều 24 kêu gọi thành lập một hệ thống chính phủ xúc tiến mua và đặt hàng nhằm khuyến khích thương mại hóa các sản phẩm được công nhận đổi mới sáng tạo nội địa. Chính phủ sẽ mua loạt sản phẩm đổi mới đầu tiên được chế tạo bởi các doanh 55 nghiệp, trường đại học và các viện nghiên cứu trong nước, nếu các sản phẩm đó được cho là có tiềm năng phát triển thị trường trong tương lai. Mục đích là tạo dựng cho các sản phẩm đó một vị trí chắc chắn trên thị trường. Những chính sách gần đây liên quan đến thúc đẩy đổi mới trong nƣớc Các thông tƣ đƣợc ban hành trong tháng 11 năm 2009 và tháng 4 năm 2010 quy định đối với catalo đổi mới sáng tạo nội địa mới ở cấp trung ƣơng. Tháng 11 năm 2009: NDRC, MOST, và MOF đã ra hai thông tư về các thủ tục đăng ký để được cấp chứng nhận là sản phẩm đổi mới nội địa và một thông báo cho các tỉnh đóng góp ý kiến về catalo đổi mới sáng tạo nội địa mới cấp trung ương. Bốn trong số sáu lĩnh vực được đưa vào trong catalo đổi mới sáng tạo nội địa có liên quan đến công nghệ thông tin, đó là máy tính; truyền thông (bao gồm cả điện thoại di động); thiết bị văn phòng; và phần mềm. Hai lĩnh vực còn lại liên quan đến thiết bị năng lượng mới và các sản phẩm hiệu xuất năng lượng. Tháng 4 năm 2010, MOST, NDRC, và MOF đã phối hợp ra thông báo về khởi xướng thực hiện cấp phép sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa quốc gia năm 2010, trong đó nêu chi tiết các yêu cầu đối với các sản phẩm để được chứng nhận là sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa, có một số thay đổi so với thông tư năm 2009 như sau:  Sở hữu trí tuệ: Các yêu cầu về chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại Trung Quốc đã mở rộng hơn, cho phép công nhận đổi mới sáng tạo nội địa đối với các sản phẩm dựa trên tài sản trí tuệ của nước ngoài nhưng được cấp giấy phép sử dụng ở Trung Quốc.  Đăng ký nhãn hiệu thương mại: Yêu cầu đối với đăng ký nhãn hiệu thương mại được thay đổi và không yêu cầu nhãn hiệu thương mại và nhãn hàng phải đăng ký lần đầu tiên tại Trung Quốc. Thay vào đó, người đệ đơn cần phải có độc quyền riêng đối với nhãn hiệu thương mại của sản phẩm đó, hoặc có quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại đó tại Trung Quốc.  Yêu cầu về công nghệ: Để được đưa vào danh sách các sản phẩm đổi mới nội địa, một sản phẩm cần ứng dụng các công nghệ chứng tỏ có hiệu quả trong bảo tồn năng lượng, giảm ô nhiễm, và/hoặc nâng cao hiệu suất năng lượng, hay cải thiện "đáng kể" về cấu tạo, chất lượng, vật liệu, chất lượng tay nghề, hay tính năng. Tháng 12 năm 2009: catalo sản phẩm thiết bị công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển. Để thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo thiết bị trong nước, MOST, MOF, MIIT và Ủy ban điều hành và giám sát tài sản quốc gia đã công bố một catalo gồm các sản phẩm thiết bị công nghiệp mong muốn các công ty trong nước phát triển. Ngoài việc đưa ra các biện pháp khuyến khích hỗn hợp về thuế và tài chính để giúp các nhà sản xuất trong nước, catalo này còn mang lại cho các nhà chế tạo danh sách các chủng loại thiết bị ưu tiên được 56 công nhận là sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa quốc gia. Bản catalo đưa ra danh mục gồm 240 chủng loại thiết bị thuộc 18 hạng mục bao quát. Danh mục các chủng loại thiết bị có thể được đưa vào catalo mua sắm công đối với các sản phẩm đổi mới sáng tạo nội địa. Chúng có thể được hưởng ưu đãi về tài chính hỗ trợ cho thương mại hóa sản phẩm và được đưa vào trong các kế hoạch NC&PT các sản phẩm KH&CN của chính phủ. Bản catalo này thể hiện rõ mục tiêu thay thế nhập khẩu, trực tiếp nhằm vào việc thay thế nhập khẩu các thiết bị từ các nhà cung cấp nước ngoài. Dự thảo tháng 1 năm 2010 về các quy định thực hiện Luật mua sắm công của Trung Quốc. Văn phòng Lập pháp vụ thuộc Hội đồng nhà nước đã công bố dự thảo các quy định thực hiện Luật mua sắm công, nêu rõ phạm vi, trách nhiệm, điều kiện, phương thức, và các yêu cầu đối với mua sắm công ở Trung Quốc. Bản dự thảo cũng quy định về các sản phẩm, dự án và dịch vụ nội địa theo cách bao gồm cả các FIE. Điều 10 của dự thảo xác định điều gì tạo thành một sản phẩm nội địa tuân theo Luật mua sắm công năm 2002, ví dụ như một sản phẩm nội địa là sản phẩm được chế tạo bên trong biên giới Trung Quốc và vì thế có chi phí chế tạo trong nước vượt quá một tỷ lệ nhất định của giá thành cuối cùng. Định nghĩa này sẽ cho phép các sản phẩm FIE vượt qua được ngưỡng hàm lượng nội địa hóa, để được công nhận là sản phẩm nội địa phù hợp với các mục đích mua sắm công, được đối xử bình đẳng như với các công ty nội địa của Trung Quốc, với điều kiện các FIE phải được sản xuất tại Trung Quốc. Bản dự thảo đã đưa ra một ngưỡng giới hạn ưu tiên về giá dành cho các sản phẩm và dịch vụ trong nước. Dự thảo quy định về mức giới hạn giá của hàng hóa, dự án hay các dịch vụ nội địa là 20% so với các sản phẩm cạnh tranh phi nội địa. Nếu một sản phẩm nội địa vượt quá ngưỡng giới hạn này thì sẽ không được nhận sự ưu tiên trong mua sắm công. Điều khoản 9 của dự thảo quy định những ưu tiên trong mua sắm công đối với các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, các sản phẩm đổi mới nội địa, các sản phẩm do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế tạo, và các sản phẩm được chế tạo bởi các vùng dân tộc thiểu số. Điều khoản này rất quan trọng bởi vì nó quy định rõ rằng, các sản phẩm đáp ứng điều kiện sẽ được hưởng ưu tiên trong mua sắm của chính phủ mà không cần phải sàng lọc thêm. Tháng 5 năm 2010, dự thảo về các biện pháp quản lý đối với mua sắm công các sản phẩm nội địa. MOF đã công bố dự thảo các biện pháp quản lý (hành chính) đổi với mua sắm công làm rõ các điều khoản then chốt đối với hàm lượng nội địa hóa. Điều 6 quy định, một sản phẩm nội địa là sản phẩm được chế tạo trong biên giới Trung Quốc, với tỷ suất chi phí sản xuất trong nước chiếm hơn 50% giá thành sản phẩm cuối cùng. Tỷ số này được tính bằng cách sử dụng chi phí sản xuất cuối cùng của sản phẩm và giá trị các nguyên vật liệu sản xuất có nguồn gốc không phải trong nước. 57 2. Các mối liên kết thƣơng mại: các công ty đa quốc gia nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ Hợp tác KH&CN thông qua các kênh thương mại đã bắt đầu từ những năm 1980 với các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc thông qua các thỏa thuận mua thiết bị và cấp giấy phép. Quy định về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã được tự do hóa trong thời kỳ những năm 1980, nên sự chuyển giao công nghệ càng trở nên liên kết với các dự án đầu tư nước ngoài, trong đó các công ty đa quốc gia tham gia vào các dự án liên doanh coi đó như một cách để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Vào những năm 1990, Trung Quốc đã phát triển các quy định về đầu tư nước ngoài ngày càng tinh xảo hơn với mục đích là để thu hút được càng nhiều công nghệ từ phía các nhà đầu tư nước ngoài càng tốt, tuân theo một chiến lược mang tên "thị trường công nghệ". Mặc dù không chỉ có các công ty của Mỹ tham gia vào chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc, nhưng về quy mô và giá trị đầu tư, trình độ công nghệ, và phong cách quản lý công nghệ, các công ty của Mỹ dẫn đầu nguồn công nghệ nước ngoài đối với Trung Quốc kể từ đầu những năm 1980. Giá trị của công nghệ nước ngoài đối với sự chuyển hóa nền kinh tế Trung Quốc là điều không thể tranh cãi. Trung Quốc đã sử dụng công nghệ nước ngoài, bao gồm phần cứng, bí quyết, và quản lý công nghệ - để chuyển hóa nền kinh tế công nghiệp của mình. Trong số những người sử dụng công nghệ của Trung Quốc (các nhà cung ứng điện năng, các nhà chế tạo,...), ở đây có một khuynh hướng thiên về công nghệ nước ngoài và sự không tin tưởng vào các nhà cung cấp công nghệ trong nước. Người sử dụng công nghệ Trung Quốc thường bằng lòng với việc khai thác công nghệ và thu lợi từ đó, điều này trái ngược với thực tế diễn ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi cứ mỗi một đồng yên hay won được chi ra để mua công nghệ thì khoản chi để đồng hóa công nghệ đó cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, thực trạng này ở Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi với việc nhà nước xúc tiến một chương trình đồng hóa công nghệ với mức độ điều phối và tổ chức cao hơn nhiều. Trong một số các dự án lớn quốc gia, như các dự án máy bay lớn và năng lượng hạt nhân, các tổ chức đặc biệt và các tổ hợp lớn đã được thành lập để làm chủ kiến thức và công nghệ được cung cấp từ nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc kiểm soát nhiều doanh nghiệp và có khả năng điều tiết mạnh mẽ, điều này cho phép họ ảnh hưởng đến các điều kiện đặt ra với các quốc gia nước ngoài muốn kinh doanh ở Trung Quốc. Để có được cơ hội cạnh tranh trên thị trường rộng lớn của Trung Quốc, các công ty đa quốc gia đôi lúc sẵn sàng chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ của mình thông qua các liên doanh. Hiện tượng này trên thực tế đã xảy ra trong lĩnh vực tàu cao tốc. Bộ Đường sắt Trung Quốc (MOR) ban đầu hy vọng xây dựng một hệ thống đường ray cao tốc sử dụng tài sản trí tuệ riêng của Trung Quốc. Nhưng vào năm 2004, Bộ này đã kết luận rằng các công nghệ trong nước vẫn còn "non nớt" và thay vào đó đã kêu gọi các công ty của Trung Quốc đồng hóa công nghệ nước ngoài. Để đổi lấy việc được tiếp cận đến thị trường đường sắt cao tốc của Trung Quốc các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải tuân thủ theo các yêu cầu "hàm lượng địa phương" (local content) đối với ngành công nghiệp, mà theo những 58 những quy định chính thức có nghĩa là ít nhất 70% các thiết bị đường sắt phải do các công ty Trung Quốc cung cấp. Trong một thí dụ khác về kết quả của chương trình này, năm 2005 Tập đoàn Đường sắt quốc gia Trung Quốc (CNR) đã mời công ty Siemens của Đức liên kết với họ trong đấu thầu cung cấp tàu chở khách cho tuyến đường tàu cao tốc Bắc Kinh - Thiên Tân. Côngxoocxium này đã được trao một hợp đồng ban đầu cung cấp 60 tàu chở khách trị giá 919 triệu USD. Để thỏa mãn yêu cầu về hàm lượng địa phương, ba con tàu tiên tiến đầu tiên đã được chế tạo tại nhà máy của Siemens tại Đức, và số còn lại 57 chiếc đã được chế tạo tại một nhà máy của CNR tại Đường Sơn (Tangshan), Trung Quốc, sau khi Siemens đã đào tạo 1000 kỹ thuật viên của CNR để họ có thể chế tạo các thiết bị tiên tiến. Bằng việc hợp tác với CNR, Siemens hy vọng thiết lập một cơ sở kinh doanh tại một đất nước có kế hoạch chi tiêu đến 730 tỷ USD cho đường sắt và 150 tỷ USD cho các hệ thống xe điện ngầm trong vòng 5 năm tới. Và không chỉ có Siemens thực hiện lựa chọn này, mà bên cạnh đó còn có các hãng nước ngoài như Alstom của Pháp, Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản và Bombardier của Canada cũng đã tham gia hợp tác với các công ty do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thiên Tân đã được khai trương trước Olympics Bắc Kinh 2008, và vào tháng 3 năm 2009, Siemens đã công bố một dự án tiếp theo cung cấp 100 tàu hỏa cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc kinh - Thượng Hải. Tuy nhiên, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã từ chối hợp đồng này và cho biết Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ bản địa riêng của mình. MOR đã ký với CNR một hợp đồng trị giá 5,7 tỷ USD chế tạo tàu cao tốc, trong khi Siemens chỉ được ký hợp đồng cung cấp các linh kiện quan trọng trị giá 1 tỷ USD. Kết quả từ quyết định của Siemens chuyển giao công nghệ cho CNR là việc hãng này đã bị mất đi lợi thế về công nghệ cho một đối thủ ngay sau đó đã trở thành hãng cạnh tranh toàn cầu. CNR đã công bố họ sẽ thúc đẩy tỷ trọng thu nhập từ xuất khẩu từ 10% hiện nay lên 50% vào năm 2015. Việc Trung Quốc gia nhập WTO được cho là sẽ gây trở ngại cho nước này trong việc yêu cầu chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài để đổi lấy cơ hội tiếp cận thị trường trong nước. Tuy nhiên thực tiễn này vẫn không thay đổi. Ví dụ như, vào tháng 9 năm 2010, MIIT đã soạn thảo một kế hoạch 10 năm để đưa Trung Quốc trở nên "dẫn đầu thế giới" trong lĩnh vực chế tạo xe ô tô chạy điện. Kế hoạch này khuyến khích các hãng chế tạo ô tô nước ngoài muốn sản xuất xe ô tô chạy điện tại Trung Quốc đóng góp nguồn vốn thiểu số với một đối tác liên doanh Trung Quốc. Làm như vậy, các hãng chế tạo ô tô nước ngoài sẽ phải chia sẻ các công nghệ có tính quyết định của mình. Một lần nữa Trung Quốc đã đưa ra một phương án chính sách mang những yếu tố của chủ nghĩa dân tộc công nghệ, điều này gây phản ứng mạnh mẽ từ phía các công ty nước ngoài bị ảnh hưởng. 3. Vƣợt xa hơn chuyển giao công nghệ: Sự nổi lên của các trung tâm NC&PT nƣớc ngoài Chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài thông qua mua và đồng hóa có thể không phải là cách mong muốn hay khả thi nhất đối với Trung Quốc trong việc phát triển 59 các lĩnh vực công nghiệp mới. Sự gia nhập WTO của Trung Quốc năm 2001 yêu cầu rằng Trung Quốc không yêu cầu công nghệ từ phía các công ty nước ngoài để đổi lại là sự tiếp cận thị trường. Nhiều nhà khoa học và các nhà kế hoạch hóa Trung Quốc cho rằng không thể trông chờ vào các công ty nước ngoài để chuyển giao các công nghệ mà các nhà chế tạo tinh xảo hay các công ty Trung Quốc muốn tìm kiếm để có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong thiết kế các quy trình và các thiết bị mới. Việc có được công nghệ nước ngoài có thể hữu ích trong các lĩnh vực mục tiêu mà các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang cần phải đuổi kịp, nhưng không phải để dành cho việc tạo nên một thế hệ tiếp theo gồm các khám phá có khả năng mang lại lợi nhuận và để "nhảy vọt" vượt xa hơn các công ty nước ngoài. Cân nhắc đến yêu cầu tiền bản quyền quá cao và sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài có thể trở nên ngày càng sâu sắc hơn, thì việc kêu gọi "đổi mới bản địa" là điều không thể tránh khỏi. Trước những mặt hạn chế của chuyển giao công nghệ có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu đổi mới, nên Trung Quốc muốn tìm kiếm để khuyến khích các hình thức chuyển giao tri thức mới, đáng chú ý là thông qua các trung tâm NC&PT do các công ty nước ngoài vận hành. Trên thực tế, do Trung Quốc đã bắt đầu điều chỉnh các chính sách công nghiệp và công nghệ riêng của mình để chuẩn bị trước cho sự gia nhập WTO, các công ty nước ngoài bắt đầu thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc tiến hành NC&PT tại Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài vào NC&PT đã tăng chậm vào đầu những năm 1990, chủ yếu dưới hình thức các hợp đồng về dịch vụ nghiên cứu và kỹ thuật từ các trường đại học và các viện nghiên cứu Trung Quốc. Các hoạt động NC&PT sau đó đã được bổ sung vào các chiến lược đổi mới doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các công ty thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, điện tử và công nghệ sinh học. Kể từ khi IBM lần đầu tiên thành lập một cơ sở nghiên cứu phụ thuộc toàn bộ tại Bắc Kinh năm 1995, các công ty đa quốc gia nổi tiếng khác như Intel, Microsoft, Hewlett-Packard, General Electric, Nokia, Ericsson, 3M, Samsung và Panasonic cũng đã thành lập các trung tâm NC&PT tại Trung Quốc. Các công ty của Mỹ cũng buộc phải tiến hành NC&PT tại Trung Quốc để nhằm tạo nên các sản phẩm được sản xuất theo kiểu may đo phù hợp thị trường Trung Quốc, và để khai thác nguồn nhân tài khoa học và kỹ thuật cần thiết cho sự cạnh tranh toàn cầu. Trong một khảo sát thăm dò ý kiến của các công ty quốc tế, Trung Quốc giờ đây xếp hạng nhất trong số tất cả các nền kinh tế về vị trí mà các công ty có ý định đặt các trung tâm NC&PT của mình trong tương lai. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện nay có hơn 1200 trung tâm NC&PT của các công ty đa quốc gia đặt tại Trung Quốc, với lượng đầu tư lên đến 12,8 tỷ USD. Theo số liệu thống kê khoa học và kỹ thuật của Quỹ khoa học quốc gia (NSF) năm 2006, các công ty đa quốc gia chi tiêu 804 triệu USD cho NC&PT tại Trung Quốc, chiếm 3% trong tổng chi tiêu NC&PT ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Trong số 500 công ty hàng đầu thế giới do Tạp chí Fortune bình chọn, có đến 400 công ty thành lập các trung tâm NC&PT tại Trung Quốc. Các hoạt động này giờ đây chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng 60 NC&PT doanh nghiệp và quốc gia của Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, các công ty nước ngoài đã tăng tỷ trọng chi tiêu NC&PT trong tổng chi tiêu của các hãng chế tạo lớn và vừa từ 19,7% năm 2002 lên 27,2% năm 2008. Kết quả của hoạt động này là, các công ty nước ngoài nắm giữ 29% tổng số patăng tại Trung Quốc. Nhiều trong số các trung tâm NC&PT nói trên chủ yếu làm công việc thích nghi công nghệ nước ngoài với thị trường Trung Quốc, hoặc chú trọng vào phát triển sản phẩm theo kiểu may đo. Có những bằng chứng cho thấy một xu thế hướng đến nghiên cứu đầu trên (high-end research). Sự chuyển hướng này rõ rệt phù hợp với thực tế là các trung tâm NC&PT này đang ngày càng hoạt động như những trung tâm đổi mới của châu Á và thậm chí là toàn cầu. Ví dụ như hãng Microsoft đã thành lập trung tâm nghiên cứu "Microsoft Research China" tại Bắc Kinh vào năm 1998, và đã nâng cấp lên thành "Microsoft Research Asia" năm 2001, và đã mở ra Công viên Khoa học và công nghệ Thượng Hải vào năm 2010, đây là trung tâm nghiên cứu toàn diện duy nhất của hãng được thành lập ở ngoài nước Mỹ. Tương tự, phòng thí nghiệm HP Labs China của hãng Hewlett-Packard đã được thành lập năm 2005 như một phòng thí nghiệm toàn cầu thứ sáu của công ty, tại đây họ đã tiến hành các hoạt động NC&PT chung với các trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc. Trung tâm thiết kế của hãng Motorola đặt tại Trung Quốc mang tên Global Telecom Solutions Sector China Design Center là trung tâm lớn thứ hai của hãng, chỉ nhỏ hơn so với một trung tâm đặt tại Hoa Kỳ. Và Trung tâm Công nghệ của hãng GE đặt tại Thượng Hải là một trong số bốn trung tâm NC&PT ở nước ngoài nằm trong chương trình Nghiên cứu Toàn cầu của công ty (các trung tâm khác đặt tại Bangalore, Munich, và Rio de Janeiro), để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của GE trên toàn thế giới. Trung Quốc đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút các trung tâm NC&PT và cố gắng đảm bảo rằng chúng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng công nghệ của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các công ty đa quốc gia thành lập các trung NC&PT trong các khu phát triển công nghệ cao như Trung Quan Thôn (Zhongguancun) của Bắc Kinh. Các chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý các khu phát triển cạnh tranh với nhau để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, họ mồi chào các phương tiện cơ sở hạ tầng hiện đại, và thậm chí là cho hưởng một khoảng thời gian cho thuê miễn phí, kèm theo các điều kiện cho thuê ưu đãi và giúp khoản vay xây dựng. Các công ty thường được hưởng một giai đoạn miễn thuế trong vài năm sau khi hoạt động sinh lời, và được giảm thuế trong một giai đoạn sau đó, cũng như được miễn thuế nhập khẩu thiết bị. Các trung tâm nghiên cứu còn có thể nhận được trợ cấp của chính phủ cho các hoạt động NC&PT của họ. Các trung tâm NC&PT có những tác động hỗn hợp đến sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Những lợi ích lan tỏa của chúng đối với Trung Quốc gây nhiều tranh cãi trong giới hàn lâm và các nhà lãnh đạo, với các ý kiến chỉ trích cho rằng hầu hết lợi ích đều đổ vào các cơ sở kinh doanh toàn cầu của các công ty đa quốc gia. Mặt khác, các hoạt động đổi mới của các MNC có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nội sinh của Trung Quốc do chúng thu hút các nhà nghiên cứu tốt nhất từ các công ty, các trường đại học cũng như các viện 61 nghiên cứu địa phương. Để thu hút và giữ nhân tài, các viện nghiên cứu hàng đầu Trung Quốc đã phải nâng lương và bổng lộc. Những lợi thế về mặt công nghệ của các MNC có thể còn làm nản lòng các công ty địa phương trong việc theo đuổi sự phát triển công nghệ cạnh tranh và chọn cách hợp tác với các MNC. Một tình trạng phổ biến là các MNC tập trung vào đổi mới công nghệ trong khi các công ty địa phương lại chú trọng vào phân phối, điều này có thể dẫn đến sự phụ thuộc công nghệ. Tuy nhiên, việc chọn địa điểm tiến hành NC&PT của các MNC tại Trung Quốc mang lại những ích lợi rõ ràng cho Trung Quốc. Các trung tâm NC&PT của các MNC tạo nên những tác dụng như hình mẫu so sánh và cạnh tranh đối với các công ty Trung Quốc, thúc đẩy họ thành lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu riêng của mình. Khả năng thuyên chuyển lao động giữa các trung tâm NC&PT của MNC, các viện nghiên cứu Trung Quốc, và các công ty địa phương cho phép chuyển giao các thực tiễn quản lý NC&PT phương Tây và kiến thức kỹ thuật ra ngoài các MNC. Các nhà nghiên cứu thuộc các trung tâm NC&PT MNC hình thành các cộng đồng công nghệ, mà về nguyên lý các công ty của Trung Quốc có thể khai thác để tái đổi mới và phát triển sản phẩm với nhãn hiệu của riêng mình. Các công ty nước ngoài nhận thức được các vấn đề rò rỉ công nghệ và hiệu ứng lan tỏa liên quan đến việc nghiên cứu và sản xuất tại Trung Quốc và họ cũng cố gắng thiết kế các chiến lược để đối phó với vấn đề này. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng bằng cách khai thác hệ thống NC&PT toàn cầu thông qua các trung tâm nghiên cứu nước ngoài đặt tại Trung Quốc, họ có thể lấp đầy được những khoảng trống về công nghệ. Ví dụ như trong lĩnh vực bán dẫn, các tuyên bố chính sách của Trung Quốc liên tục nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thu hút các nỗ lực NC&PT nước ngoài, đặc biệt là khi chi tiêu NC&PT bởi các công ty bán dẫn của Mỹ được dự báo là sẽ có hướng đổ ra bên ngoài trong những năm tới. Một khảo sát các công ty bán dẫn của Mỹ cho thấy rằng tại Mỹ, NC&PT trong nước sẽ giảm từ chỗ chiếm 78% tổng chi tiêu NC&PT trong giai đoạn 2005 đến 2007 xuống 69% tổng chi tiêu trong giai đoạn 2009 đến 2013. Châu Âu sẽ là nơi thu hút phần lớn số chi tiêu đó, nhưng Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi với tỷ lệ chi tiêu NC&PT của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn tại đây sẽ tăng từ 1% lên 2,2%. Tuy nhiên tác động gây chuyển hóa đối với ngành công nghiệp bán dẫn thông qua đầu tư NC&PT của nước ngoài tại Trung Quốc hiện vẫn chưa được xác nhận. Sự đáp ứng chưa thỏa đáng trong chế độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc, và những hạn chế xuất khẩu của chính phủ Mỹ đối với các công nghệ mang ứng dụng quân sự là những yếu tố quan trọng kiềm hãm sự gia tăng chi tiêu NC&PT của Mỹ tại Trung Quốc vào các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, hầu hết các công ty bán dẫn đa quốc gia dường như cùng có một quyết định chiến lược là không chia sẻ sở hữu trí tuệ quan trọng của họ. Trong khi nhà máy chế tạo tấm đế wafer của Intel đặt tại Đại Liên (Fab 68) sẽ sản xuất các thiết bị tinh xảo với các tấm đế wafer 300-millimet cho các bộ mạch tổ hợp, nhưng Intel sẽ không chuyển giao vào Trung Quốc những bí quyết chính liên quan đến các chip vi xử lý tính năng mạnh của mình và cả công nghệ xử lý đã tiến xa hơn hai thế hệ trước 62 khi nhà máy này được xây dựng. Một số lượng hạn chế các công ty bán dẫn của Đài Loan, châu Âu và Hàn Quốc cũng đã tham gia vào các hoạt động chế tạo trung gian tại Trung Quốc, nhưng các công ty này không sử dụng công nghệ mũi nhọn hàng đầu. Như vậy là có một sự tranh luận đáng kể xung quanh những tác động của các trung tâm NC&PT nước ngoài, điều này phản ánh những mâu thuẫn giữa chủ nghĩa dân tộc công nghệ và chủ nghĩa toàn cầu công nghệ khi mà các mạng lưới đổi mới sáng tạo đang ngày càng đan xen lẫn nhau. Chính sách của chính phủ Trung Quốc hoan nghênh các nỗ lực NC&PT nước ngoài với sự tin tưởng rằng chúng sẽ mang lại cho Trung Quốc kinh nghiệm quý báu trong quản lý NC&PT trong một số ngành công nghiệp dựa trên cơ sở khoa học, mà Trung Quốc coi đó là tương lai của nền kinh tế công nghiệp của mình, và cũng sẽ dẫn đến những chuyển giao tri thức quan trọng khi nguồn nhân công sẽ luân chuyển ra khỏi các MNC để đến làm việc cho các doanh nghiệp Trung Quốc hay khởi sự các công ty riêng của họ. Các ý kiến chỉ trích cho rằng hầu hết những lợi ích của các trung tâm NC&PT này được đổ vào cho các MNC và các bộ phận hoạt động toàn cầu của họ, do khai thác được nguồn nhân tài nghiên cứu tốt nhất của Trung Quốc để phục vụ cho lợi ích thương mại của mình. Mua bán và sát nhập hƣớng ra ngoài Một kênh khác giúp Trung Quốc có được công nghệ đó là thông qua việc mua lại các công ty nước ngoài, điều này cho phép các công ty Trung Quốc khai thác quyền sở hữu trí tuệ và mạng lưới nhân tài của các công ty này. Từ trước đến nay, mục tiêu đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc là các công ty dầu mỏ, khí đốt, và tài nguyên khoáng sản, những lĩnh vực được Trung Quốc coi có tầm quan trọng quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng các ngành công nghệ cao, chế tạo và dịch vụ giờ đây nhận được sự chú trọng nhiều hơn trong chiến lược thôn tính của Trung Quốc. Trong khi mới chỉ đạt được số lượng tương đối nhỏ, nhưng hoạt động thôn tính thâm dụng công nghệ của Trung Quốc ở Mỹ gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong đó có vụ Lenovo mua lại bộ phận chế tạo máy tính cá nhân của hãng IBM năm 2005 và Geely Auto mua lại Volvo Cars từ công ty Ford Motor năm 2010. Trong năm 2005, tập đoàn dầu khí quốc gia của Trung Quốc CNOOC (China National offshore oil corp.) đã cố sức mua lại công ty dầu khí Unocal của Mỹ với trị giá 18,4 tỷ USD nhưng đã không thành công do áp lực của các nhà lập pháp Mỹ. Huawei cũng đã từng cạnh tranh để mua lại bộ phận truyền thông vô tuyến của Motorola năm 2010 nhưng không thể cạnh tranh được với Nokia. Nhìn toàn cảnh các vụ mua lại công nghệ của Trung Quốc cho thấy 80% trị giá các vụ M&A của nước này trong giai đoạn từ 2003 đến 2009 là thuộc về lĩnh vực năng lượng hay các vụ thôn tính liên quan đến tài chính, với 7% thuộc về các công ty công nghệ, truyền thông và viễn thông, 6% trong các lĩnh vực công nghiệp, và chỉ có 1% liên quan đến lĩnh vực dược phẩm, y tế và công nghệ sinh học. Mặc dù có tiền lệ ít đầu tư vào các công ty công nghệ ở nước ngoài, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến một số công ty nước ngoài bị kẹt vốn trong khi họ nắm giữ các công nghệ có bản quyền có giá trị. Nhận thức được cơ hội này, chính quyền trung ương Trung Quốc 63 đã công bố các chính sách khuyến khích mua bán và sát nhập (M&A) các công ty công nghệ. Ví dụ sự thi hành các quy định đối với Kế hoạch điều chỉnh và hồi sinh ngành công nghiệp chế tạo thiết bị của Trung Quốc đã đưa vào các điều khoản "khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện sát nhập hoặc tái hợp với các doanh nghiệp nước ngoài và các viện nghiên cứu", và một điều khoản khuyến khích bằng các khoản vay lãi suất thấp cho các hoạt động này. Các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng với một lượng vốn cần thiết cho các vụ mua lại được nhà nước phê chuẩn. Một khoản cho vay trị giá 30 tỷ USD của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc mà người được thụ hưởng là Tập đoàn dầu khí quốc gia năm 2009 là một ví dụ điển hình về các khoản vay ưu đãi và những thỏa thuận tín dụng được sử dụng để tăng cường ngân quỹ của các công ty Trung Quốc muốn tìm kiếm các giao dịch thôn tính hướng ra bên ngoài. Mặc dù có một môi trường chính sách thuận lợi, hoạt động thôn tính các công ty công nghệ nước ngoài của Trung Quốc cũng gặp những trở ngại. Các công ty công nghệ của Trung Quốc vẫn còn thiếu kinh nghiệm, nên đối với họ việc hợp nhất một công ty nước ngoài là một thách thức khó khăn, việc lưu giữ được nhân tài của một công ty đã mua được, nguồn lực quan trọng của các công ty công nghệ cao là điều khó khăn. Những khác biệt về văn hóa, cách thức, và hệ thống luật pháp kết hợp với kỹ năng quản lý tương đối non nớt của các nhà quản lý Trung Quốc trong việc điều hành một hệ thống đổi mới phức hợp của một tập đoàn đa quốc gia lớn đôi khi làm nản lòng các quan chức Trung Quốc trong việc tìm kiếm mua lại công nghệ của nước ngoài. 4. Ngƣời du học ở nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ Kể từ những năm 1980, khi số người Trung Quốc đi du học nước ngoài ngày càng tăng, chính phủ Trung Quốc đã không ngừng quan tâm nạn "chảy máu" nhân tài của đất nước. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chương trình để khuyến khích các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc được đào tạo ở Mỹ và các nước khác trở về Trung Quốc và mang theo tri thức khoa học tiên tiến và có lẽ điều quan trọng nhất là nguồn tri thức ngầm ẩn của các chiến lược và phương pháp nghiên cứu mà không thể tìm thấy trên các tạp chí khoa học được công bố. Các chính quyền địa phương cũng trở nên tích cực hơn trong nỗ lực khuyến khích các học giả ở nước ngoài trở về làm việc tại các thành phố của mình và thưởng công cho những người mang trở về những công nghệ mới. Ví dụ, Ngày hội gặp gỡ những người trở về của tỉnh Quảng Châu được tổ chức vào tháng 12 hàng năm là kết quả của những nỗ lực của chính quyền tỉnh Quảng Châu và giờ đây đã lan rộng trên phạm vi cả nước. Thông qua hình thức này chính quyền các cấp muốn khuyến khích các nhà nghiên cứu ở nước ngoài liên kết các dự án công nghệ của họ với các công ty trong nước hoặc với các khu công nghệ cao. Đại diện của các khu công nghệ cao và các Trung tâm dịch vụ Người trở về tại hầu hết các thành phố lớn đều tham dự ngày Hội gặp gỡ này, với hy vọng là để thu hút các dự án nước ngoài hay các học giả làm việc ở nước ngoài. Theo số liệu thống kê khoa học và công nghệ của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF), theo số liệu thống kê vào thời điểm tháng 4 năm 2009, số sinh viên Trung Quốc theo học các 64 chương trình đào tạo khoa học và công nghệ tại các trường đại học của Mỹ đạt con số 36.890 người, đứng thứ hai sau Ấn Độ. Các sinh viên Trung Quốc theo học với số lượng lớn các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên, sinh học, khoa học máy tính, và toán học. Số sinh viên theo học các chương trình đào tạo khoa học ở Mỹ thậm chí còn lớn hơn nếu tính cả số có trình độ tiến sĩ. Từ năm 1987 đến 2007, các trường đại học của Mỹ đã trao 50.200 bằng tiến sĩ về khoa học và kỹ thuật cho các công dân Trung Quốc, và số sinh viên Trung Quốc trong giai đoạn này cũng đã tăng gấp 10 lần. Trong năm 2008, có 4.526 công dân Trung Quốc (bao gồm cả người Hồng Kông) được trao bằng tiến sĩ, chiếm 10% tổng số người được cấp bằng tiến sĩ theo khảo sát của NSF, con số này cao hơn so với bất kỳ nước nào khác. Sau khi tốt nghiệp đa số sinh viên Trung Quốc thuộc lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vẫn ở lại làm việc ở nước ngoài, tại đây họ đóng góp cho nền khoa học nước sở tại thông qua các cơ sở NC&PT hàn lâm hoặc của các doanh nghiệp. Những công dân Trung Quốc này được đào tạo các kỹ năng quý giá và có thể xây dựng các mạng lưới tạo điều kiện cho sự thành công của họ trong sự phát triển khoa học và công nghiệp của Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc đã trở về nước tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của họ để giữ những vị trí tại các trường đại học Trung Quốc, khởi sự các công ty, hay liên kết với các công ty đa quốc gia nước ngoài hoặc Trung Quốc. Theo số liệu thống kê mới nhất có được từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, từ năm 1978 đến 2003, có 700.200 sinh viên Trung Quốc đi du học nước ngoài. Trong giai đoạn này, có 172.800 người trở về Trung Quốc và 527.400 người vẫn còn làm việc ở nước ngoài. Sự thành công của Trung Quốc trong các nỗ lực thu hút nhân tài trở về còn mang tính pha trộn. Nhiều người Trung Quốc vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình ở nước ngoài, trong khi cách sử dụng người trở về ở trong nước cũng là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều nhà nghiên cứu được hưởng những khuyến khích về vật chất và có được những vị trí cao trong các trường đại học và viện nghiên cứu khi trở về, nhưng họ đã không làm tròn được những giao ước trong cương vị của mình. Các tổ chức Trung Quốc thường thỏa mãn với việc sử dụng tên của các nhà khoa học trở về nước chỉ để nhằm cải thiện sự đánh giá về tổ chức mình và có đủ tư cách để được nhận tài trợ của chính phủ. Tuy nhiên, nhiều trong số những người trở về đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Hầu hết các hiệu trưởng các trường đại học và các nhà lãnh đạo các viện nghiên cứu của Trung Quốc đều được đào tạo ở nước ngoài, nếu không nói là có bằng cấp tiên tiến của nước ngoài, và một số người trở về còn nắm giữ vai trò lãnh đạo quan trọng trong chính quyền địa phương và chính quyền tỉnh. Người Trung Quốc trở về nắm giữ những kiến thức về công nghệ có được ở nước ngoài và vẫn còn thiếu ở Trung Quốc, điều này mang lại cơ hội thu được lợi nhuận hơn thường lệ khi họ trở về. Các nhà kinh doanh đó có thể trở về một viện nghiên cứu nào đó hay thành lập các công ty riêng của mình, thường là đặt tại một công viên nghiên cứu công nghệ cao. Những người khác có thể khởi sự một doanh nghiệp tại Trung Quốc trong khi vẫn còn ở nước ngoài, hoặc chuyển giao công nghệ thông qua các mạng lưới xã hội của họ tại Trung Quốc. 65 KẾT LUẬN Nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng các năng lực khoa học và công nghệ của mình có thể coi là một dự án lớn quốc gia, xuyên suốt lịch sử nước này, từ thời kỳ phong kiến, qua giai đoạn Cộng hòa và những năm dưới chính quyền Mao Trạch Đông và kéo dài cho đến nay. Trong tiến trình của mình, dự án này đã từng bị gián đoạn trong những năm chiến tranh và xung đột chính trị, và vẫn còn thiếu một công thức ổn định về sự liên kết những tiến bộ KHCN với hiện đại hóa xã hội tổng thể. Tuy nhiên, hậu thuẫn chính trị tương đối ổn định trong vòng 30 năm gần đây đã tạo nên một giai đoạn độc đáo trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, tạo ra các cơ hội cho sự phát triển khoa học và công nghệ, điều chưa từng có trong vòng 150 năm trước đây. Phát triển KHCN ở Trung Quốc được đặc trưng bằng sự năng động phức hợp. Theo nhiều cách đánh giá cho thấy, Trung Quốc hiện đang trên đà để trở thành một cường quốc về kHCN. Sự gia tăng nhanh trong chi tiêu của họ, trong số công trình công bố quốc tế và số các bằng sáng chế được công nhận, tất cả cho thấy năng lực của nước này đang tăng lên. Nguồn nhân lực KHCN của Trung Quốc thuộc loại lớn nhất thế giới và các trang thiết bị hiện đại đang được xây dựng với tốc độ nhanh đáng kể. Trung Quốc đang thể hiện khả năng của mình trong việc tiến hành các dự án khoa học và kỹ thuật phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực và hiện đang tiến đến phát triển năng lực KHCN trên phạm vi rộng, một tham vọng đặc trưng của các cường quốc khoa học và công nghệ toàn cầu. Các kế hoạch phát triển KHCN của Trung Quốc đang nhận được sự đồng thuận hỗ trợ mạnh mẽ của giới lãnh đạo theo nhiều cách, đây là điều không phải quốc gia nào cũng có thể làm được. Trung Quốc đang gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến hiệu quả của hệ thống nghiên cứu và đổi mới trong nước và cả về các triển vọng phát triển KHCN hơn nữa. Trong khi Trung Quốc chi tiêu một khối lượng kinh phí ngày càng tăng cho hoạt động đổi mới sáng tạo, họ có thể không đạt được một kết quả tương xứng ở chất lượng các đầu ra nghiên cứu, hay ở tốc độ và tính nguyên bản trong hoạt động đổi mới sáng tạo của mình. Các vấn đề về hiệu quả có thể là hệ quả của những quy định thể chế hỗ trợ cho KHCN, sự quản lý kém và tệ tham nhũng, những khó khăn trong việc tuyển mộ và đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư đẳng cấp thế giới, và do sự yếu kém trong hệ thống giáo dục. Nhiều trong số các vấn đề trên không thể điều chỉnh dễ dàng, nhưng chúng có liên quan đến những phương thức điều hành lớn hơn đối với hoạt động nghiên cứu và đổi mới ở Trung Quốc. Sự quan liêu còn tồn tại trong bộ máy điều hành có thể gây tổn hại đến hiệu quả của các chương trình khoa học quốc gia, tính không nhất quán giữa chính sách, các chương trình và ngân sách phân bổ là điều rõ ràng. Sự tồn tại và sự bén rễ sâu của những vấn đề này có khuynh hướng tạo ra những đánh giá pha trộn - vừa lạc quan vừa bi quan - về triển vọng Trung Quốc nổi lên như một cường quốc KHCN toàn cầu. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại nêu trên không thể che khuất được dấu hiệu lạc quan từ những định hướng mới trong các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm hiện đại hóa hệ thống KHCN và đổi mới sáng tạo trong nước. Các chương trình NC&PT quốc gia được đặc biệt chú trọng với nguồn kinh phí đầu tư ngày càng gia tăng. Trong khi kinh phí rót từ chính quyền trung ương vẫn chiếm phần lớn trong chi tiêu cho các chương trình này, phần chi tiêu của các chính quyền địa phương, các công ty của Trung Quốc, các khoản vay ngân hàng và các khoản khuyến khích thuế cũng đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Các chương trình 66 NC&PT quốc gia do MOST tài trợ, đã đóng góp cho sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong một loạt các lĩnh vực và đã giúp thúc đẩy sự nổi lên của Trung Quốc như một nhà đóng góp quan trọng cho kho tài liệu khoa học thế giới. Nhưng các chương trình này chỉ chiếm khoảng 20% nỗ lực NC&PT của chính phủ. Sự gia tăng nhanh chóng trong ngân sách của NSFC và Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc tuân theo Chương trình đổi mới tri thức cũng đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình NC&PT của chính phủ. Ngoài ra, bằng việc xúc tiến các dự án lớn tuân theo kế hoạch MLP, một số các bộ khác cũng đã trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ cho NC&PT quốc gia, trong đó phải kể đến Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia với vai trò then chốt của mình trong việc hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong khi khó có thể đánh giá tính hiệu quả chi phí của nhiều chương trình NC&PT quốc gia của Trung Quốc, chúng chắc chắn đã hỗ trợ vững vàng cho sự tiến bộ trong nghiên cứu khoa học của Trung Quốc. Việc xúc tiến các chương trình quốc gia do chính phủ tài trợ phản ánh mô hình phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ cao của Trung Quốc với nhà nước đóng vai trò trung tâm. Trung Quốc không phải là nước duy nhất tuân theo mô hình thực hiện vai trò tích cực của nhà nước trong việc thúc đẩy KHCN. Nhiều nước khác cũng thực hiện điều này, trong đó có Mỹ, là nơi mà chính phủ đóng một vai trò có tính quyết định trong việc đẩy mạnh nền tảng KHCN quốc gia theo hướng để hỗ trợ cho khả năng cạnh tranh kinh tế và an ninh quốc gia. Trung Quốc đã học hỏi kinh nghiệm từ chiến lược phát triển KHCN của các nước tiên tiến và đã cố gắng kết hợp những thực tiễn tốt nhất trong các chiến lược của mình cho phù hợp với các điều kiện của đất nước. Việc chỉ chú trọng đến các hoạt động của chính quyền trung ương sẽ mang lại một bức tranh không trọn vẹn về một hệ thống đổi mới quốc gia phức tạp và mang nhiều nét đặc trưng riêng của Trung Quốc. Thứ nhất, trong một thập kỷ qua, vai trò của các chính quyền tỉnh và cấp dưới tỉnh đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều, với các chính quyền địa phương giờ đây đang hỗ trợ trong chi tiêu khoa học cũng tương đương như với chính quyền trung ương. Nhiều chính quyền địa phương đã chú trọng dành những nguồn tài chính quan trọng cho khoa học và các quan chức địa phương cũng được chính quyền trung ương khuyến khích hỗ trợ cho nghiên cứu và đổi mới. Kết quả là, các chính quyền địa phương đã hình thành các chính sách công nghiệp riêng của mình để hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, và đã trở thành những đối tác quan trọng với các tổ chức cấp quốc gia trong việc thành lập các nền tảng mới cho NC&PT, truyền bá công nghệ, phát triển các tiêu chuẩn, và xúc tiến công nghiệp hóa công nghệ cao. Do các tỉnh của Trung Quốc rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả một quốc gia, vì vậy mà sự xây dựng thành công các hệ thống đổi mới cấp tỉnh có ý nghĩa rằng, hệ thống quốc gia của Trung Quốc bắt đầu phát triển một thế mạnh riêng, điều khó có thể tìm thấy ở một nơi nào khác trên thế giới. Thứ hai, trong khi không còn nghi ngờ gì rằng di sản của sự kế hoạch hóa tập trung trong nghiên cứu và sự tổng huy động nguồn lực quốc gia để hỗ trợ cho phát triển công nghệ theo truyền thống của chương trình "Liangdan yixing" (hai bom, một vệ tinh) vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến nhiều thành viên trong các cộng đồng kỹ thuật và chính trị quốc gia, Trung Quốc ngày nay hoàn toàn khác nếu tính về tác động của các thế lực thị trường và về tính đa 67 dạng của một nền kinh tế công nghiệp. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, điều này khích lệ sự nâng cấp công nghệ. Nhiều trong số họ được hưởng sự hỗ trợ chính sách quan trọng của các chính quyền trung ương và địa phương trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi khu vực doanh nghiệp giờ đây chiếm đến 70% các nỗ lực NC&PT quốc gia, đã trở thành nguồn đóng góp lớn nhất cả về mặt tài chính lẫn tiến hành các hoạt động NC&PT. Một thực tế đơn giản là khu vực doanh nghiệp giờ đây chiếm đến 70% nỗ lực NC&PT quốc gia cũng không làm mờ đi thực tế là ở đây có sự đa dạng đáng kể giữa các công ty của Trung Quốc về các cách tiếp cận của họ đối với đổi mới. Nó bao gồm từ những công ty shanzhai (làng xã vùng núi) thuộc vùng Thâm Quyến chuyên tiến hành việc cải biên các sản phẩm quốc tế theo những cách thức sáng tạo để đáp ứng sự ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc, cho đến các công ty công nghệ cao năng động thuộc các vùng như tỉnh Giang Tô và quận Trung Quan Thôn (Zhongguancun) Bắc Kinh, nơi mà các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc quay trở về từ nước ngoài với những kiến thức có được, được hưởng sự khuyến khích chính sách từ chính quyền địa phương để thành lập các công ty đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước với các phòng thí nghiệm NC&PT được trang bị hiện đại cũng là một bộ phận của hỗ hợp này, cũng như các công ty phái sinh từ các viện nghiên cứu và các trường đại học. Nhiều trong số các doanh nghiệp này đã trở thành bộ phận của dây chuyền sản xuất toàn cầu tham gia vào các luồng công nghệ quốc tế phức hợp. Tính đa dạng kinh tế đáng kể này đã làm cho việc tổng quát hóa đặc điểm về khu vực doanh nghiệp của Trung Quốc trở nên khó khăn. Chính phủ Trung Quốc đã rất cố gắng để kết hợp các chương trình NC&PT quốc gia với các chương trình phát triển công nghiệp lớn của đất nước, điều này được phản ánh qua việc xúc tiến các dự án lớn quốc gia. Các dự án này được kỳ vọng sẽ dẫn đến sự "nhảy vọt" về công nghệ, để nhằm đạt được vị trí cạnh tranh cho các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc. Điều rõ ràng là Trung Quốc vẫn còn phải phụ thuộc vào các công nghệ nước ngoài để thực hiện các dự án đổi mới của mình, và việc thu hút các công ty nước ngoài hợp tác và chia sẻ công nghệ là một phần quan trọng của những nỗ lực này. Tuy nhiên, tầm quan trọng của những công nghệ đó đã bị giảm bớt rất nhiều bởi Trung Quốc đang tiến hành tái cấu trúc trong các lĩnh vực quân sự và dân sự, và trong việc thực hiện các chương trình phát triển công nghệ. Hiện nay, Trung Quốc đang có được vị trí thuận lợi để nắm bắt các năng lực công nghệ từ đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao theo những cách thức mà trước đây họ đã không làm được. Các chương trình khoa học quốc gia của Trung Quốc đã tạo dựng được nguồn nhân lực ngày càng có trình độ nâng cao và các tổ chức nghiên cứu có khả năng đồng hóa, tái thiết kế, và triển khai những công nghệ tốt nhất mà Trung Quốc có thể đạt được từ hệ thống quốc tế. Khi kết hợp với yếu tố "giá cả Trung Quốc", một thị trường nội địa rộng lớn, và một chiến lược khuyến khích xuất khẩu mạnh mẽ, Trung Quốc đã đạt được những thành công quan trọng của một hệ thống đổi mới sáng tạo được đánh giá là mạnh. Trong khi mô hình phát triển khoa học của Trung Quốc đã chứng tỏ có hiệu quả đáng kể đối với việc "đuổi kịp" về công nghệ, nhưng vẫn còn phải chờ xem hiệu quả ở mức độ nào trong tương lai. Ở đây có một sự thừa nhận trong cộng đồng khoa học của Trung Quốc rằng, nước này sẽ vẫn giữ vị trí là nước đi sau trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao hiện nay đã thiết 68 lập vững chắc, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có được trạng thái cân bằng để nắm lấy vị trí dẫn đầu nổi bật trong các lĩnh vực KHCN mới đã từng được đề cập đến trong các tài liệu báo công nghệ của Trung Quốc trong vòng một thập kỷ tới. Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ nano và các công nghệ năng lượng sạch có thể là những chỉ dẫn sớm về xu thế này. Mặc dù còn có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống đổi mới của Trung Quốc, nhưng có điều được ghi nhận chắc chắn là những tiến bộ quan trọng về khoa học và công nghệ của Trung Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý quốc tế và làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác hấp dẫn trong các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để đạt được sự cân bằng giữa các thế lực thị trường với đổi mới sáng tạo do nhà nước chỉ đạo, và giữa sự phát triển công nghệ trong nước với việc khai thác công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đạt được một quan điểm rõ ràng, với sự đồng thuận cao về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với tương lai của đất nước, và cam kết xây dựng các nguồn lực cả về vật chất và con người cần thiết để hiện thực hóa quan điểm này. Bước vào thế kỷ 21, mặc dù có những trở ngại hiển nhiên trong hiện thực hóa mục tiêu của mình, Trung Quốc vẫn thể hiện rõ sự quyết tâm theo đuổi viễn cảnh đưa đất nước trở thành một cường quốc về khoa học và công nghệ. Ngƣời biên soạn: Đặng Bảo Hà Trung tâm Xử lý và Phân tích thông tin Tài liệu tham khảo 1. James McGregor: China's drive for 'Indigenous Innovation': A web of industrial policies. Global regulatory cooperation project, APCO. 1/2010. 2. Nathaniel Ahrens: China's Indigenous Innovation, and the Role of Government Procurement. Carnegie Endowment. Asia program, number 114, 7/2010. 3. Issue brief: New developments in China's domestic innovation and procurement policies. The US-China Business Council. 1/2010. 4. Micah Springut, Stephen Schlaikjer, and David Chen: China’s Program for Science and Technology Modernization: Implications for American Competitiveness. The US-China Economic and Security review commission. 1/2011. 5. China: Intellectual Property Infringement, Indigenous Innovation Policies, and Frameworks for Measuring the Effects on the U.S. Economy. USITC Publication 4199. 11/2010. 6. ALAN WM WOLFF: China’s Drive Toward Innovation. ISSUES in S&T, 2007. 7. Dieter Ernst: China's innovation policy is a wake-up call for America. Analysis from the East- West Center, No.100, 5/2011. 8. Chunlin Zhang, Douglas Zhihua Zeng, William Peter Mako, James Seward: Promoting Enterprise-Led Innovation in China. The World Bank, 2009. 9. CHINA’S (NOT SO HIDDEN) DEVELOPMENTAL STATE: BECOMING A LEADING NANOTECHNOLOGY INNOVATOR IN THE 21ST CENTURY. UCSB’s Center for Nanotechnology in Society. 10/2008. 10. John Whalley, Weimin Zhou: Technology Upgrading and China's Growth Strategy to 2020. Working Paper No.21, 3/2007. The Centre for International Governance Innovation.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nhung_dinh_huong_moi_trong_chuong_trinh_hien_dai_ho.pdf