Tài liệu ôn tập thi công chức ngành bảo hiểm năm 2011

Tài liệu ôn tập thi công chức ngành bảo hiểm năm 2011 Lưu ý đây không phải là đề cương với chỉ đơn thuần là các câu hỏi mà là bài giảng và đáp án được biên soạn theo đề cương ban hành ngày 1/5/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để người thi hệ thống hóa lại kiến thức. Trích dẫn bài giảng : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC __________ Hệ thống chính trị là gì ? (HTCT) - Là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động (là hệ thống các cơ quan tổ chức có chức năng thực hiện quyền lực chính trị). - Cơ cấu hệ thống chính trị nước ta gồm : Đảng CSVN – lực lượng lãnh đạo, Nhà nước CHXHCNVN- giữ vai trò trung tâm quyền lực chính trị mang tính pháp quyền; các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. Cơ cấu của HTCT : - Đảng CSVN, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; -Nhà nước CHXHCNVN, trung tâm của quyền lực chính trị mang tính chất pháp quyền, là bộ xương sống của cả hệ thống; -Các tổ chức chính trị và xã hội bao gồm : Mặt trận Tổ quốc VN; Liên đoàn Lao động VN; Hội nông dân VN; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ VN; Hội cựu chiến binh VN, v v. Cơ quan nhà nước là gì ? Là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, gồm một tập thể hay một người thay mặt Nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của Nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định. Đặc điểm của cơ quan nhà nước - Có tính quyền lực nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ - Ban hành các văn bản pháp luật và thực hiện sự cưỡng chế nhà nước đối với quá trình thực hiện pháp luật. - Quản lý nhà nước có tính vĩ mô đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh - Được phân ra thành các cơ quan có chức năng riêng nhưng cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước. Các cơ quan cấu thành của bộ máy nhà nước CHXHCN VN Bộ máy nhà nước VN được tổ chức thành 5 phân hệ : - Các cơ quan quyền lực NN : Quốc hội & HĐND các cấp, Uûy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước - Các cơ quan hành chính NN : Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND - Hệ thống các cơ quan xét xử :TAND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự , và các TA khác do luật định - Hệ thống các cơ quan kiểm sát :VKS NDTC, VKSND các cấp, VKS quân sự - Chế định chủ tịch nước (chủ tịch nước là phân hệ đặc biệt vì duy nhất chỉ có một) Phân biệt cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. + Bộ quản lý ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại đứng đầu là Bộ trưởng + Cơ quan ngang Bộ : là những cơ quan quản lý những lĩnh vực lớn quan trọng như Ngân hàng nhà nước, Thanh tra Chính phủ,UB dân số & kế hoạch hóa gia đình người đứng đầu là Bộ trưởng Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan quản lý nhà nước ở TW. BÀI GIẢNG VỀ THU BHXH, BHYT, BHTN ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG I/BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 1- Đối tượng tham gia 1.Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: 1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ công chức cấp xã. 1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động, kể cả người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã. 1.3. Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc các chức danh quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. 1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. 1.5. Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các loại hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài. 1.6. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. 1.7. Phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc. 1.8. Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các loại hợp đồng sau: a. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; b. Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; c. Hợp đồng cá nhân. 1.9. Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH không quá 6 tháng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 được đơn vị đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí. 1.10. Người lao động được tự đóng BHXH bắt buộc, gồm: a. Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ trước ngày 01/01/2007 mà có đủ 10 năm đóng BHXH trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp BHXH hằng tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ để được hưởng chế độ hưu trí; b. Người lao động nghỉ việc theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trước ngày 01/01/2007 có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, còn thiếu tối đa 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hưu và đang tự đóng tiếp BHXH hằng tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ để được hưởng chế độ hưu trí; c. Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH không quá 6 tháng quy định tại khoản 9 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ được tự đóng tiếp một lần thông qua đơn vị cho số tháng còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí; d. Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Trích dẫn : QLNN (theo đề cương BHXHVN 2011) ________ 1/ Nhà nước trong hệ thống chính trị VN : 1.1. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam : - Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp, thực hiện chuyên chính giai cấp và các chức năng quản lý đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, duy trì trật tự trong xã hội và phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng. - Sự ra đời Nhà nước từ những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, Nhà nước luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của Nhà nước có những hình thức biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Đặc điểm của Nhà nước là thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, Nhà nước phân chia theo lãnh thổ; Nhà nước có chủ quyền quốc gia, Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; Nhà nước quy định thuế và thực hiện việc thu các loại thuế - Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. - Trong lịch sử xã hội, tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa có bốn kiểu Nhà nước: Kiểu Nhà nước chủ nô, kiểu Nhà nước phong kiến, kiểu Nhà nước tư sản, kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Hình thức Nhà nước là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Hình thức chính thể, có hai dạng.Chính thể quân chủ: Quyền lực Nhà nước tập trung trong tay một người (hoặc một nhóm người) đứng đầu và được chuyển giao theo nguyên tắc kế thừa, truyền ngôi.Chính thể cộng hoà: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. (Cộng hoà dân chủ (XHCN) và cộng hoà quý tộc). Hình thức cấu trúc Nhà nước có hai dạng. Nhà nước đơn nhất: Là Nhà nước thống nhất, có chủ quyền chung, trong đó nước được chia thành nhiều đơn vị hành chính, có hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Kiểu Nhà nước liên bang: là Nhà nước có từ hai hay nhiều thành viên hợp lại: Mỹ, Liên Xô . Như vậy, Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp. Trong một Nhà nước, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị trị. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp nào thì mang bản chất của giai cấp đó. Không có một Nhà nước nào đứng ngoài giai cấp, đứng trên giai cấp, không có Nhà nước phi giai cấp. Nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị của một giai cấp và nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định. - Sự thống trị đó được thể hiện chủ yếu bằng pháp luật. Bản chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong hệ thống pháp luật do giai cấp thống trị xây dựng nên. Luật pháp là vũ khí của một giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình.

doc9 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập thi công chức ngành bảo hiểm năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC __________ Hệ thống chính trị là gì ? (HTCT) - Là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động (là hệ thống các cơ quan tổ chức có chức năng thực hiện quyền lực chính trị). - Cơ cấu hệ thống chính trị nước ta gồm : Đảng CSVN – lực lượng lãnh đạo, Nhà nước CHXHCNVN- giữ vai trò trung tâm quyền lực chính trị mang tính pháp quyền; các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. Cơ cấu của HTCT : - Đảng CSVN, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Nhà nước CHXHCNVN, trung tâm của quyền lực chính trị mang tính chất pháp quyền, là bộ xương sống của cả hệ thống; Các tổ chức chính trị và xã hội bao gồm : Mặt trận Tổ quốc VN; Liên đoàn Lao động VN; Hội nông dân VN; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ VN; Hội cựu chiến binh VN, v..v. Cơ quan nhà nước là gì ? Là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, gồm một tập thể hay một người thay mặt Nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của Nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định. Đặc điểm của cơ quan nhà nước - Có tính quyền lực nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ - Ban hành các văn bản pháp luật và thực hiện sự cưỡng chế nhà nước đối với quá trình thực hiện pháp luật. - Quản lý nhà nước có tính vĩ mô đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh - Được phân ra thành các cơ quan có chức năng riêng nhưng cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước. Các cơ quan cấu thành của bộ máy nhà nước CHXHCN VN Bộ máy nhà nước VN được tổ chức thành 5 phân hệ : - Các cơ quan quyền lực NN : Quốc hội & HĐND các cấp, Uûy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước - Các cơ quan hành chính NN : Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND - Hệ thống các cơ quan xét xử :TAND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự , và các TA khác do luật định - Hệ thống các cơ quan kiểm sát :VKS NDTC, VKSND các cấp, VKS quân sự - Chế định chủ tịch nước (chủ tịch nước là phân hệ đặc biệt vì duy nhất chỉ có một) Phân biệt cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. + Bộ quản lý ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại… đứng đầu là Bộ trưởng + Cơ quan ngang Bộ : là những cơ quan quản lý những lĩnh vực lớn quan trọng như Ngân hàng nhà nước, Thanh tra Chính phủ,UB dân số & kế hoạch hóa gia đình…người đứng đầu là Bộ trưởng Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan quản lý nhà nước ở TW Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, có tính chất chuyên môn như BHXH, Cục Khí tượng thuỷ văn… Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều do Chính phủ quyết định thành lập. Quản lý nhà nước là gì QLNN là một dạng quản lý XH đặc biệt, mang tính quyền lực NN và sử dụng pháp luật NN để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH do các cơ quan trong bộ máy NN thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của XH. Các phương pháp quản lý nhà nước Các phương pháp có thể chia là 2 nhóm : + Nhóm thứ nhất : gồm PP của cacù khoa học khác được QLHCNN vận dụng cụ thể là : Phương pháp kế hoạch hóa: PP này để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối. Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng. Phương pháp toán học: sử dụng máy điện toán để thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin; toán học hóa các chương trình mục tiêu KTXH; tính toán các cân đối liên ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý. Phương pháp tâm lý XH: nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm của người LĐ, tạo cho họ sự yêu thích công việc, gắn bó với tập thể lao động, hăng say làm việc, giải quyết cho họ những vướng mắc trong công tác, động viên giúp đỡ họ vượt qua khó khăn về cuộc sống. Phương pháp sinh lý học : bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lý của con người, tạo ra thoải mái trong làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm tăng năng suất lđ như : bố trí phòng làm việc, bàn làm việc, ghế ngồi, vị trí điện thoại ; vị trí để tài liệu, màu sắc, ánh sáng… + Nhóm thứ hai : gồm các phương pháp của khoa học quản lý cụ thể : Phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức : đây là phương pháp tác động về tư tưởng và tinh thần đối với con người để họ giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết được việc làm tốt việc xấu. Phương pháp tổ chức : là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương . Phương pháp kinh tế : là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người. Phương pháp hành chính : là phương pháp quản lý b»ng cách ra các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc đối tượng quản lý. Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đối với cấp dưới. Kể tên các cơ quan thuộc chính phủ Tên cơ quan thuộc CP : Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Công chức là gì Điều 4 Luật CBCC : Cán bộ, công chức 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với công chức Điều 76 Luật CBCC : Khen thưởng cán bộ, công chức 1. Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. 2. Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu. Chính phủ quy định cụ thể khoản này. Điều 78 Luật CBCC : Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ 1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Bãi nhiệm. 2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. 3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. 4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Điều 79 Luật CBCC : Các hình thức kỷ luật đối với công chức 1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. 2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. 4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức. CB, CC có nghĩa vụ gì? Điều 8 Luật CBCC : Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân 1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều 9 Luật CBCC : Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Ngạch công chức là gì ? Ngạch công chức là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ 1. Ngạch công chức bao gồm : a) Chuyên viên cao cấp và tương đương; b) Chuyên viên chính và tương đương; c) Chuyên viên và tương đương; d) Cán sự và tương đương; đ) Nhân viên. Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên (Mã số ngạch 01.003) Chức trách : Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.  Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc: - Xây dựng các phương án kinh tế - xã hội, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý. - Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế. (Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi các nội dung trên cụ thể, có giới hạn rõ, có độ phức tạp trung bình theo vị trí công tác được xác định). - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. - Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý thống nhất nghiệp vụ của ngành. - Chủ động tổ chức, phối hợp với viên chức, đơn vị liên quan và hướng dẫn giúp đỡ cho các viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới. - Tổ chức việc tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ. Hiểu biết : - Nắm được đường lối, chính sách chung, nắm chắc phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ của mình. - Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đó. - Nắm các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi mình phụ trách. - Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, viết văn bản tốt. - Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản lý, tổ chức khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý. - Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực đó. - Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý. Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới.  - Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao. Có trình độ độc lập tổ chức làm việc. Yêu cầu trình độ : - Tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia ngạch chuyên viên. Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính Quốc gia. - Biết 1 ngoại ngữ, trình độ A (đọc hiểu được sách chuyên môn). Thế nào là hoạt động công vụ? Các đặc điểm, nguyên tắc hoạt động công vụ? Công chức có hoạt động công vụ không? Hoạt động công vụ : công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất cả các công chức nhằm bảo đảm cho XH vận hành có điều hòa, điều chỉnh. Điều 3 Luật CBCC : Các nguyên tắc trong thi hành công vụ 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. 4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. 5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. Viên chức là gì Điều 2 Luật VC : Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Phân loại CC, VC theo ngạch, theo vị trí công tác Điều 34 Luật CBCC : Phân loại công chức 1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau: a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. 2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Tính chất pháp lý trong ban hành VB QPPL? VB QPPL là VB do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng thủ tục và trình tự luật định, trong đó có những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tính chất pháp lý trong ban hành VB QPPL : - Phải chứa đựng các quy phạm pháp luật - Là căn cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong điều hành công việc của các cơ quan, tổ chức và giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức, công dân. Nêu tính hợp lý và hợp pháp của một văn bản quản lý nhà nước Tính hợp pháp : + Được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan (người có chức vụ) + Phù hợp với lợi ích của NN và của công dân + Được ban hành theo đúng hình thức, thủ tục luật định (tên loại VB, thể thức, chữ ký…) Tính hợp lý : + VB phải có tính cụ thể và tính phân hóa theo từng vấn đề, theo chủ thể ban hành và đối tượng thực hiện + VB phải có yêu cầu về quan điểm tổng thể : tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa của VB + Ngôn ngữ, cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn Ngoài các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với nội dung văn bản trên , trong khi thi hành văn bản cần phải tính đến yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành VB như: thẩm quyền chuyên môn, trình tự theo luật định, tính kịp thời và tính đơn giản của thủ tục. Nêu các văn bản hành chính và các loại giấy tờ cơ quan nhà nước đang sử dụng Văn bản Quy phạm pháp luật : - Văn bản luật : Hiến pháp, luật, bộ luật - Văn bản dưới luật mang tính chất luật : + NQ của QH, UBTVQH + Pháp lệnh UBTVQH + Lệnh, QĐ của Chủ tịch nước Văn bản pháp quy : + NQ của CP, của HĐ Thẩm phán TANDTC, HĐND các cấp + Nghị định của CP + QĐ của TTg CP, Chánh án TANDTC,Viện trưởng VKSNDTC,bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp + Chỉ thị TTg CP, TANDTC, VKSNDTC, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,UBND các cấp + Thông tư của TANDTC, VKSNDTC, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, + Thông tư liên tịch giữa các cơ quan NN, tổ chức chính trị xã hội. Văn bản hành chính thông thường : + Quyết định (cá biệt)-Chỉ thị (cá biệt)-Công văn-Thông cáo-Thông báo- Báo cáo - Tờ trình - Biên bản- Đề án- Phương án- Chương trình – Diễn văn-Công điện -Hợp đồng + Các loại giấy : Giấy Mời-Giấy Giới thiệu-Giấy Nghỉ phép-Giấy Đi đường-Giấy Biên nhận hồ sơ-Giấy Chứng nhận-Giấy Uỷ nhiệm. + Các loại phiếu : Phiếu gửi-Phiếu chuyển - Phiếu báo. Hình thức và thẩm quyền ban hành VB của CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ - Quốc hội : Hiến pháp, Luật, Nghị quyết – UBTVQH : Pháp lệnh , Nghị quyết – Chủ tịch nước : Lệnh , Quyết định – Chính phủ : Nghị quyết, Nghị định – Thủ tướng chính phủ : Quyết định, Chỉ thị – Bộ, cơ quan ngang Bộ : Quyết định, Chỉ thị, Thông tư – TANDTC : Nghị quyết – VKSNDTC : Quyết định, Chỉ thị, Thông tư – Các CQ NN có thẩm quyền ở TW : Nghị quyết, Thông tư liên tịch – Giữa các CQ NN có thẩm quyền ở TW với các tổ chức CT, chính trị XH : Thông tư liên tịch – HĐND : Nghị quyết – UBND : Quyết định, Chỉ thị Tổng giám đốc BHXH Việt Nam có được ban hành QĐ, CT không? tại sao? Cơ quan BHXH được ban hành văn bản gì? Quy phạm hay cá biệt? Tổng GĐ BHXH VN không được ban hành các QĐ, chỉ thị QPPL mà chỉ được ban hành các VB áp dụng QPPL vì BHXH VN là cơ quan thuộc CP không có thẩm quyền ban hành VB QPPL. – CQ BHXH được ban hành các quyết định cá biệt, các VB hành chính thông thường. Hình thức ban hành văn bản QLNN Văn bản QLNN phải ban hành đúng tên gọi, thể thức như tiêu đề, số, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu. (xem câu 1) Những sai sót về hình thức sẽ làm cho văn bản trở thành bất hợp pháp. Nguyên tắc tập trung dân chủ ? Là việc thực hiện quản lý cần tập trung quyền lực, điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập lại trật tự chung. Bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của NN, sự trực thuộc phục tùng của CQ NN cấp dưới trước các cơ quan NN cấp trên và chế độ dân chủ, đảm bảo quyền tự chủ, sáng tạo và tự quản của các cơ quan NN cấp dưới và địa phương. Những việc CBCCVC phải được biết trong cơ quan - Chủ trương, chính sách của Đảng và NN liên quan đến công việc cơ quan - Kinh phí hoạt động của cơ quan (các nguồn kinh phí do ngân sách NN cấp, nguồn tài chính khách và quyết toán hàng năm của cơ quan) - Khen thưởng và kỷ luật CBCC, các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được kết luận, kết quả giải quyết khiếu nại trong nội bộ cơ quan - Nội quy, quy chế cơ quan. Cải cách hành chính là gì CCHC Nhà nước là một quá trình liên tục theo định hướng nhất định nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp thích ứng với đòi hỏi của sự vận động phát triển kinh tế, xãhội của quốc gia một cách hiệu lực, hiệu quả. Nội dung cơ bản của cải cách hành chính hiện nay Nội dung chủ yếu của cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 bao gồm : Cải cách thể chế : - Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính NN - Đổi mới quy trình XD và ban hành VB quy phạm PL - Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan NN, của cán bộ, công chức - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính Cải cách tổ chức bộ máy hành chính : - Tinh giản các cơ quan của chính phủ - Nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương - Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp - Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức - Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức. Cải cách tài chính công : - Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách - Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đối với cơ quan hành chính - Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công - Aùp dụng rộng rãi cơ chế tài chính mới với khu vực sự nghiệp công - Đổi mới công tác kiểm toán đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp Thủ tục hành chính là gì. Nêu đặc điểm của TTHC. Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính NN trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Đặc điểm : + Tính khoa học và khách quan của thủ tục hành chính lệ thuộc vào nhận thức của cơ quan xây dựng và cả của cơ quan thực hiện các thủ tục đã ban hành + Yêu cầu của việc thực hiện thủ tục hành chính thường lệ thuộc vào thực tế của quá trình giải quyết công việc + Việc thực hiện thủ tục hành chính lệ thuộc yêu cầu phát triển của kinh tế XH và yêu cầu quản lý NN của từng giai đoạn . BHXH VN thuộc loại cơ quan nào, hoạt động theo quy định nào? Các thành viên của Hội đồng quản lý BHXH VN ? Điều 1 NĐ 94 : Vị trí và chức năng BHXHVN 1. BHXHVN là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật. 2. BHXHVN chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Điều 3 NĐ 94 : Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 1. Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. 2. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định. 3. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm. 4. Hội đồng quản lý có Văn phòng giúp việc. Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng giúp việc do Hội đồng quản lý quy định. Điều 6 NĐ 94 : Hệ thống tổ chức Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có: 1. Ở Trung ương là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. 2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. 3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm Xã hội tỉnh. _____________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN QUAN LY NHA NUOC.doc
  • docPHAN THU.doc
  • docQLNN soan theo de cuong VN.doc