Tài liệu Thế giới 2012: Triển vọng kinh tế và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

Năm 2012, kinh tế khu vực đồng Euro gần như chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái. Mặc dù mức độ sâu rộng của suy thoái chưa thể dự báo chính xác, những việc khan hiếm tín dụng, những khó khăn nợ công, tình trạng thiếu sức cạnh tranh và chính sách tài chính khắc khổ tại nhiều nước báo trước một sự suy giảm nghiêm trọng của kinh tế thế giới. Đó là chưa kể sự bất bình đẳng gia tăng đang châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới, sự bất ổn xã hội và chính trị có thể trở thành một nguy cơ nữa cho hoạt động kinh tế. Nhân loại đang bước vào một năm mới trong bối cảnh "các đám mây đen" nguy hiểm đang tích tụ trên bầu trời kinh tế thế giới. Nếu không phối hợp chặt chẽ, thiện chí, căn bệnh nợ công tồi tệ ở châu Âu cùng với những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục tạo ra những nguy cơ tiềm tàng đối với tất cả các nền kinh tế, đe dọa quá trình phục hồi. Khi các chính phủ ngày càng khó thực thi việc phối hợp chính sách quốc tế do sự xung đột về quan điểm, mục tiêu và lợi ích của các nền kinh tế, thì việc phục hồi và đạt được tốc độ tăng trưởng lạc quan hơn là một điều vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, nhưng đầu tư cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2012. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, khoa học và công nghệ, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Năm 2012 cũng vẫn sẽ cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của hợp tác NC&PT trong mọi phạm vi, từ quốc gia, khu vực, đến toàn cầu. Từ những cơ chế hợp tác mới cho đổi mới mở trong khoa học sự sống, tới hợp tác đa quốc gia như thử nghiệm năng lượng nhiệt hạch ITER, rõ ràng hợp tác đã trở thành chiến lược hàng đầu đối với các dự án lớn về khoa học và công nghệ.56 Xu thế toàn cầu hóa NC&PT vẫn mạnh mẽ, các tổ chức công nghiệp trên toàn thế giới đang chuyển dịch hoạt động NC&PT của mình và xây dựng các cơ sở NC&PT mới bên ngoài lãnh thổ. Nói cách khác, thế giới đang chứng kiến xu hướng dịch chuyển năng lực đầu tư, nghiên cứu và thương mại hóa tới những nơi tối ưu nhất, ở đó có những nước cam kết NC&PT như là một chiến lược quốc gia để ưu tiên đầu tư cho nó một cách mạnh mẽ và lâu dài, như Trung Quốc, nước đang đầu tư cho NC&PT lớn thứ hai thế giới. Với hơn 400 tỷ USD đầu tư cho NC&PT mỗi năm, nước Hoa Kỳ đã cho thấy họ tiếp tục cam kết và theo đuổi đổi mới sáng tạo như là một “chất xúc tác“ chính cho tăng trưởng và thịnh vượng.

pdf56 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thế giới 2012: Triển vọng kinh tế và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 Thậm chí, hiện nay sự toàn cầu hóa còn đang mở rộng tới một số nền kinh tế ít phát triển hơn như Malaixia, ẢRập Xêút, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam, Mexico và các nước đang tăng chi tiêu cho NC&PT và cơ sở hạ tầng. Cách nhanh nhất để tạo ra năng lực phát triển dài hạn là xây dựng một cơ sở hạ tầng NC&PT vững mạnh. Giữa những xu thế phát triển mới đang được thiết lập là những hạn chế tác động lên các thị trường thương mại và nguồn lực sẵn có trước đây. Các ví dụ được kể đến của những hạn chế này là việc hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm của Trung Quốc khiến nước này gần như trở thành độc quyền và sự phát triển của các nguồn sản phẩm công nghệ cao bao gồm máy bay thương mại, tàu cao tốc và tàu vũ trụ cũng như các phi thuyền. Hạn chế về nợ Như một kết quả trực tiếp, các vấn đề kinh tế nan giải phát sinh do nợ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản khiến việc thiết lập NC&PT và cả việc phát triển kinh tế đất nước trong ngắn và dài hạn rơi vào tình trạng nguy hiểm. Năm 2012, cả 3 nước và khu vực này sẽ phải đấu tranh để tăng tổng ngân sách cho NC&PT lên 2-3%. Trong khi Trung Quốc một lần nữa dễ dàng tăng đầu tư cho NC&PT của lên hơn 10%; Ấn Độ và Braxin cũng tăng chi tiêu cho NC&PT gần 8% và thậm chí Nga cũng hy vọng sẽ tăng chi tiêu cho NC&PT hơn 7%. Cần lưu ý rằng Hoa Kỳ chi cho NC&PT nhiều hơn tất cả các nước khác nhưng sự chênh lệch về % kể trên đã liên tục tiếp diễn trong 5 năm qua và phản ánh viễn cảnh tăng trưởng công nghệ mà ở đó có thể hy vọng rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ rút ngắn khoảng cách trong tương lai. Viễn cảnh đầu tư NC&PT toàn cầu của các nền kinh tế đang lên và các nền kinh tế đã phát triển vững vàng trong 5 năm tới cũng không chỉ ra được tình huống đáng kể nào có thể thay đổi các xu hướng này. Đánh mất thế thống trị Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác có một số lượng lớn ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển tốt. Các ngành công nghiệp này chiếm ưu thế trong bức tranh NC&PT toàn cầu. Một số ngành công nghiệp được các trường đại học chất lượng cao của các nước này hỗ trợ và duy trì, nhiều ngành giữ vững vị trí trong hơn một thế kỷ. Các ngành công nghiệp khác bị chi phối bởi các công ty dẫn dắt thị trường như Intel, Microsoft, Google, Apple, và Cisco trong thị trường công nghệ thông tin. Vẫn còn các ngành công nghiệp khác như hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc phòng bị chi phối bởi sự hỗ trợ của chính phủ, ví dụ như các hãng Boeing, Air-bus, Lockheed Martin và các tên tuổi khác. Tuy nhiên trong các ngành công nghiệp như hóa chất, kim loại và thép, quang điện, năng lượng hạt nhân, thực phẩm, dệt may, năng lực sản xuất lại bị rơi vào tay các nền kinh tế đang lên, cùng với toàn bộ NC&PT, công nghệ và các yếu tố của sở hữu trí tuệ. Ngoài ra vẫn còn các ngành khác, bao gồm cả dược phẩm (chỉ 10 năm trước vẫn còn bị các hãng của Hoa Kỳ chi phối), siêu máy tính, ô tô, phần mềm và polyme vẫn ở trong trạng thái chuyển tiếp chưa được phân định giữa các nền kinh tế. 39 Tính bền vững Thực tế hiển nhiên là chúng ta sống trong một thế giới với hơn 7 tỷ người, nguồn lực tài chính và nguồn nguyên vật liệu có hạn, biến đổi môi trường toàn cầu và ô nhiễm xuất hiện ở khắp mọi nơi trên hành tinh. Để tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững đều cần tới NC&PT trong tất cả các lĩnh vực. Năm năm trước, phương pháp tiếp cận bền vững có thể chỉ được xem xét để trở thành một “thành phố hoàn hảo”, nhưng hiện nay nó được coi là một viễn cảnh hoạt động cần thiết cho dù các hợp phần bền vững chưa được luật pháp quy định trực tiếp nhưng sẽ sớm được đưa vào luật. Tuy nhiên, những đòi hỏi về tính bền vững đặt ra ở các nền kinh tế phát triển thường khác các nền kinh tế đang lên. Trong ngắn hạn, sự chênh lệch này tạo ra bất lợi về chi phí tiềm tàng đối với các nước phát triển và tạo ra thuận lợi cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, sự khác biệt về chi phí tuyệt đối giữa các sản phẩm bền vững và sản phẩm không bền vững cũng như quá trình hoạt động sử dụng các vật liệu và công nghệ mới đã được giải quyết bởi NC&PT, nhưng trong ngắn hạn các hoạt động không bền vững vẫn có chi phí rẻ hơn. Sử dụng năng lượng Mặc dù lượng tiêu thụ năng lượng của Hoa Kỳ phù hợp với thị phần GDP của nước này trên thế giới, nhưng theo đầu người, một gia đình tại Hoa Kỳ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn đáng kể so với các nước còn lại của thế giới. Tại Hoa Kỳ, mỗi người sử dụng năng lượng tương đương với 57 thùng dầu/năm trong khi một người Trung Quốc sử dụng 10 thùng, con số này tại Nhật Bản là 30 thùng và tại Mexico là 12 thùng. Lượng dầu nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã giảm nhẹ hàng năm trong nhiều năm qua, cùng với việc phát triển tăng lên của dầu và khí ga tự nhiên, chứng tỏ việc phụ thuộc vào năng lượng tái tạo. Với các kế hoạch đang triển khai trong nước, Hoa Kỳ đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng tinh vào năm 2011. Các kế hoạch này bao gồm việc xuất khẩu than, khí ga cho Trung Quốc, việc tăng cường phát triển nguồn khí từ đá phiến tại vùng các đồng bằng phía Bắc Mỹ; và tăng NC&PT trong năng lượng nhiên liệu sinh học, quang điện và tua bin gió. Các kế hoạch khai thác năng lượng của Hoa Kỳ được tiến hành nhằm đáp ứng dù chỉ một phần tỷ lệ công bằng trong sử dụng các nguồn năng lượng có sẵn của các nước còn lại trên thế giới. Vòng xoáy công nghệ Sự phát triển công nghệ đã tạo ra dòng chảy công nghệ mới tăng nhanh chưa từng thấy. Điều này được thấy rất rõ trong các ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin - truyền thông, với việc Apple, Intel và các công ty khác đang lập kế hoạch đưa ra thị trường sản phẩm mới dựa trên sự phát triển đã được dự kiến và sản xuất có hiệu quả các sản phẩm mới đồng thời tăng cường các công nghệ cải tiến sản phẩm. Sự phát triển công nghệ kéo theo một loạt công nghệ mới cũng được thấy rõ trong lĩnh 40 vực y sinh học như thực hành y học và cải thiện công nghệ, nhưng quy mô không giống như ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Vì các tổ chức NC&PT vốn đã tham gia vào sự phát triển của các công nghệ mới này, xu hướng trên sẽ giúp các nền kinh tế phát triển thiết lập quy mô thời gian cho sản phẩm và sớm nhận biết được các vấn đề tiềm tàng. Các chu kỳ công nghệ diễn ra nhanh chóng không dễ dàng đối với các nền kinh tế đang phát triển. Khi các nước đang phát triển giải quyết các vấn đề phát sinh trong các chu kỳ công nghệ diễn ra nhanh chóng và khi tính toán để giải quyết các vấn đề phát triển sản phẩm điển hình, công nghệ đó có thể được chuyển đổi sang một hệ điều hành khác, một giao thức hệ thống khác hay quy chuẩn điều chỉnh khác. Cánh cửa cơ hội của công nghệ đó có thể bị bỏ lỡ và toàn bộ các thế hệ của công nghệ mới có thể bị xóa bỏ. Một vũ khí mới? Xuyên suốt dòng lịch sử, việc nắm giữ các vật liệu thiết yếu thường được sử dụng như một vũ khí kinh tế để tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng cho sản phẩm. Các bằng sáng chế, giấy phép công nghệ và các hợp đồng sản xuất được tạo ra để phục vụ các tình huống như vậy. Các công ty phụ thuộc vào Trung Quốc như là nguồn cung cấp các kim loại hiếm duy nhất cho sản phẩm công nghệ cao của họ hiện đang bị cản trở bởi sự hạn chế xuất khẩu gần đây. Các công ty ô tô của Nhật phụ thuộc và các nhà cung cấp duy nhất cũng đã rơi vào tình trạng tương tự khi trận động đất kéo theo thảm họa sóng thần đã làm vô hiệu hóa mạng lưới nhà cung cấp mỏng manh của họ. Trong một mạng lưới toàn cầu, việc thiếu hụt các nguyên liệu cần thiết có thể phá hỏng chuỗi cung cấp ở cả khâu sản xuất và khâu NC&PT. Việc mất hàng ngàn con chuột thí nghiệm nuôi trong các tầng hầm bị ngập nước tại trung tâm nghiên cứu y học tại Houseton trong suốt trận bão nhiệt đới Allison năm 2001 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các chương trình NC&PT đặc biệt, Những thiệt hại này phải mất nhiều năm sau đó để phục hồi lại. Nói chung, NC&PT toàn cầu cần phải thúc đẩy công nghệ hướng tới giảm thiểu chi phí và tạo ra chất lượng cũng như giá trị lớn hơn cho người sử dụng. Toàn cầu hóa sẽ đem lại những thay đổi và sẽ phương hại cho những ai không được chuẩn bị một cách thích hợp để đối diện với biến đổi. 2.3. Hoa Kỳ: NC&PT tăng trưởng ổn định Mặc dù có giảm đôi chút về tốc độ tăng trưởng đầu tư cho NC&PT do những khó khăn về kinh tế, nhưng nhìn chung đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ năm 2012 vẫn ổn định và dự báo sẽ ở mức tăng trưởng 2%, để đạt 436 tỷ USD (so với 427,2 tỷ USD năm 2011). Về quan hệ nguồn đầu tư - chủ thể thực hiện NC&PT, theo Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), có 4 nguồn đầu tư NC&PT chính: Chính phủ, ngành công nghiệp, các trường đại học, và các tổ chức phi chính phủ. Các trung tâm NC&PT được Chính phủ liên bang tài trợ (FFRDC) nhận được phần lớn tài trợ từ Chính phủ liên bang để thực 41 hiện các chương trình. Một số FFRDC chính chủ yếu là các phòng thí nghiệm quốc gia thuộc Bộ Năng lượng. Ngoài ra, các FFRDC còn hợp tác với khu vực tư nhân để thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Bảng 11 : Phân bổ dự kiến của các quỹ NC&PT của Hoa Kỳ năm 2012 (đơn vị: triệu USD và tỷ lệ % thay đổi so với năm 2011) Chủ thể/khu vực thực hiện NC&PT Nguồn tài trợ Chính phủ liên bang Các trung tâm NC&PT được Chính phủ liên bang tài trợ (FFRDC) Ngành công nghiệp Khu vực đại học Các tổ chức phi lợi nhuận Tổng Chính phủ liên bang 29.152 -2,51% 14.666 -3,69% 37.577 -2,42% 37.440 0,93% 6.817 -2,29% 125.652 -1,61% Ngành công nghiệp 202 2,20% 273.487 3,37% 3.868 26,49% 2.129 8,89% 279.685 3,75% Khu vực đại học 12.318 2,85% 12.318 2,85% Chính quyền bang 3.817 2,72% 3.817 2,72% Các tổ chức phi lợi nhuận 3.491 2,70% 11.055 2,70% 14.546 2,70% Tổng 29.152 -2,51% 14.868 -2,36% 311.063 2,63% 60.934 2,85% 20.001 1,55% 436.018 2,07% Nguồn : Battelle, R&D Magazine Chi tiêu cho NC&PT của ngành công nghiệp sẽ đạt 280 tỷ USD năm 2012, tăng 3,7% so với năm 2011 (270 tỷ USD). Chiếm 64% tổng chi cho NC&PT, khu vực công nghiệp tư nhân là nguồn tăng trưởng chính của NC&PT, nhất là nghiên cứu ứng dụng và phát triển. Gần 10 tỷ USD tăng thêm của chi tiêu cho NC&PT đến từ các doanh nghiệp từ năm 2011 đến 2012. Chi tiêu của ngành công nghiệp cho các trung tâm FFRDC sẽ tăng 2,2%, đạt 0,2 tỷ USD. 42 Bảng 12: Các nguồn chi chính cho NC&PT của Hoa Kỳ (Tỷ USD) Năm Ngành công nghiệp Chính phủ liên bang Khu vực đại học và các nguồn khác 2012 280 126 31 2011 270 128 30 2010 259 127 29 Nguồn : Battelle, R&D Magazine Ngoài chi cho NC&PT của khu vực công nghiệp và Chính phủ, các nguồn đầu tư khác cũng đáng kể cho thực hiện NC&PT, nhất là khu vực đại học. Các nguồn tài trợ của khu vực đại học và các tổ chức phi lợi nhuận (đặc biệt là các quỹ) cung cấp lần lượt là 12,3 tỷ USD và 14,5 tỷ USD cho nghiên cứu. Bảng 13: Khu vực thực hiện NC&PT chính của Hoa Kỳ (tỷ USD) Năm Ngành công nghiệp Chính phủ liên bang/các trung tâm FFRDC Khu vực đại học Khu vực phi lợi nhuận 2012 311 29 61 35 2011 303 30 59 35 2010 293 31 56 35 Nguồn : Battelle, R&D Magazine Đối với khu vực thực hiện NC&PT, đáng chú ý là khu vực công nghiệp, có thể đạt mức 311 tỷ USD năm 2012, tăng 2,6 tỷ so với dự đoán năm 2011 là 303 tỷ USD. Phần lớn chi tiêu cho thực hiện NC&PT thuộc nội bộ ngành công nghiệp, chiếm 88% tổng chi cho NC&PT của ngành công nghiệp. Khu vực công nghiệp cũng sẽ nhận được 37,6 tỷ USD từ Chính phủ liên bang, chiếm 12% tổng đầu tư trong khu vực công nghiệp cho NC&PT, tỷ lệ này giảm 2,4% giảm 2,4% so với năm 2011, do chi tiêu cho nghiên cứu của Bộ Quốc phòng giảm. Bảng 14: Tỷ lệ chi tiêu cho các loại hình NC&PT và khu vực thực hiện Thực hiện NC&PT NC&PT Tỷ lệ trong tổng chi tiêu cho NC&PT Ngành công nghiệp Chính phủ liên bang Khu vực đại học Khu vực phi lợi nhuận Tổng Nghiên cứu cơ bản 18% 20% 7% 60% 13% 100% Nghiên cứu ứng dụng 22% 72% 8% 13% 7% 100% Phát triển 60% 91% 6% 1,5% 1,5% 100% Tổng NC&PT 100% 72% 8% 16% 4% Nguồn: NSF, 2008 National Patterns 43 Nguồn vốn cung cấp cho nghiên cứu của khu vực đại học vẫn được đặt ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Chi cho NC&PT được thực hiện bởi khu vực đại học sẽ tăng hơn 2,8% năm 2012, đạt 60,9 tỷ USD. Chi của Chính phủ liên bang cho NC&PT của khu vực này sẽ tăng dưới 1% để đạt 37,4 tỷ USD năm 2012. Nguồn cung cấp vốn thứ 2 sau Chính phủ liên bang cho NC&PT của khu vực này là các quỹ của các tổ chức trong khu vực đại học. Nguồn đầu tư từ ngành công nghiệp cho thực hiện NC&PT của khu vực đại học sẽ đạt 3,9 tỷ USD năm 2012. Nguồn vốn cho thực hiện NC&PT của các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận sẽ tăng 1,6%, đạt 20 tỷ USD năm 2012. Chi tiêu cho NC&PT của Chính phủ liên bang cho khu vực này cũng sẽ giảm như nhiều khu vực khác, mức giảm sẽ là 2,3%. Tuy nhiên, bù lại khu vực này lại nhận được sự đầu tư gia tăng hơn từ ngành công nghiệp (tăng 8,9%) và từ các nguồn khác (tăng 2,7%). 2.4. Châu Á: trung tâm của tăng trưởng NC&PT Nhiều người gọi là thế kỷ này là Thế kỷ châu Á vì khu vực này có tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, dân số và công nghệ và các xu hướng phát triển được dự báo cho một số thập kỷ tiếp theo. Châu Á có GDP theo khu vực cao nhất thế giới với tỷ lệ hiện nay chiếm gần 38%, tăng khoảng 1%/năm. Dân số ở châu Á sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng GDP mà theo dự kiến gần 2/3 dân số thế giới sống ở khu vực này vào năm 2025. Ngoài ra, với sự gia tăng mạnh chi tiêu dành cho NC&PT hàng năm của Trung Quốc, năm 2012, tỷ lệ đầu tư cho NC&PT của châu Á trên trên tổng số đầu tư cho NC&PT của thế giới sẽ vượt qua Hoa Kỳ, nước dẫn đầu thế giới hiện vẫn đang gia tăng đầu tư cho NC&PT. Sự gia tăng NC&PT phản ánh việc chi tiêu của các công ty trong nước và nước ngoài cùng với mức chi tiêu công. Việc tăng kinh phí cho NC&PT ở châu Á cũng phản ánh số lượng các nhà khoa học và kỹ sư từ hệ thống giáo dục đang phát triển của khu vực này. Tổng số nhà nghiên cứu của Hàn Quốc, Đài Loan,Trung Quốc và Singapo đã tăng từ 16% trong tổng số các nhà nghiên cứu trên toàn cầu vào năm 2003 lên 31% năm 2007. Trong cùng thời kỳ, ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này giảm từ 51% xuống còn 49% và Nhật Bản giảm từ 17% xuống 12%. Tỷ lệ công bố các báo cáo và bài báo khoa học cũng tăng với tốc độ tăng hàng năm của 8 nước lớn nhất châu Á là khoảng 9%/năm và 16% ở Trung Quốc, trong đó tỷ lệ này ở Hoa Kỳ và châu Âu chỉ khoảng 1%/năm. ASEAN+6 gồm các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Singapo, Thái Lan, Brunei, Miama, Campuchia, Lào và Việt Nam; và 6 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia và New Zealand - hiện là khối kinh tế lớn nhất thế giới, đã xây dựng các thỏa thuận thương mại tự do liên châu Á đang thúc đẩy EU và Hoa Kỳ cân nhắc lại các thỏa thuận thương mại của riêng họ. Nhật Bản là thành viên của cộng đồng châu Á, là nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới (trước đây nước này xếp ở vị trí số 2 nhưng đến năm 2010 đã bị Trung Quốc vượt qua) và có tổng đầu tư cho NC&PT cao thứ 3 (Trung Quốc vượt qua vào năm 2011). Cơ sở hạ tầng NC&PT của Nhật Bản cũng sánh ngang với Hoa Kỳ và châu Âu với 44 khoản đầu tư liên tục cho NC&PT chiếm khoảng 3,3% GDP, tỷ lệ cao hơn so với Hoa Kỳ và tất cả các nước khác trên thế giới ngoại trừ Israel. Tất nhiên, Nhật Bản đã vấp phải những thách thức ở quy mô quốc gia gây ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng tăng thêm các khoản đầu tư cho công nghệ của quốc gia này. Bảng 15: Tỷ lệ các doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác NC&PT với các nước châu Á Nước Tỷ lệ Trung Quốc 16% Nhật Bản 7% Ấn Độ 5% Hàn Quốc 3% Nguồn : Battelle, R&D Magazine Survey Đầu tiên, nền kinh tế nước này bị đình trệ từ đầu những năm 1990 cho đến nay. Sau đó là sự thay đổi nhân khẩu học trong dân số với tỷ lệ lớn người cao tuổi. Cuối cùng là các trận động đất, sóng thần năm 2011 và kết quả là các vấn đề về nhà máy hạt nhân diễn ra đã làm gián đoạn họat động sản xuất và nghiên cứu cũng như cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, nước này vẫn tiếp tục đầu tư chứng tỏ Nhật Bản thừa nhận giá trị ở cả việc phát triển sản phẩm trước mắt và lâu dài. Các nền kinh tế châu Á mới nổi, quy mô nhỏ hơn công nhận giá trị vốn có của việc xây dựng cơ sở hạ tầng NC&PT đã đưa ra những cam kết vững chắc để xây dựng năng lực NC&PT của nước mình. Ví dụ, trong số 16 thành viên ASEAN+6 có 9 thành viên nằm trong danh sách 40 nước chi tiêu cho NC&PT nhiều nhất. Từ năm 1996-2007, sự gia tăng đầu tư cho NC&PT trung bình mỗi năm tại ít nhất 7 trong số 16 nền kinh tế thuộc ASEAN +6 (Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapo, Malaixia và Trung Quốc) đã vượt qua Hoa Kỳ, EU-27 và thậm chí cả Nhật Bản. Các xu hướng chi tiêu này sẽ tiếp diễn ít nhất là đến năm 2020. Cùng với việc tăng tổng đầu tư cho NC&PT, các nước châu Á mới nổi đang khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu trên lãnh thổ của quốc gia. Chẳng hạn như Inđônêxia đã qui định các khoản trợ cấp bao gồm khuyến khích thuế, khuyến khích thương mại hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, dù là công ty tư nhân, công ty nhà nước hoặc công ty liên doanh cũng phải dành một phần lợi nhuận cho nghiên cứu. Inđônêxia đặt mục tiêu lâu dài là tăng đầu tư cho NC&PT từ gần 1% GDP lên 3%. Nhiều nước châu Á liên tục tăng đầu tư hàng năm từ 8% lên 10%. Đài Loan là ví dụ tiêu biểu về phụ thuộc vào đổi mới để phát triển. Mặc dù thiếu tài nguyên thiên nhiên và liên tục xảy ra các thảm họa tự nhiên như động đất và bão lụt, nhưng Đài Loan vẫn cần mức đầu tư này để tránh tụt hậu trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới. Giảm nguy cơ Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu ở các nước khác tỏ ra có lợi cho các nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng như cho các công ty ở các nền kinh tế phát triển. Mới đây, Hàn 45 Quốc và Hoa Kỳ đã nhất trí hợp tác triển khai nghiên cứu trong các hệ thống giao thông xanh, các công nghệ lưới điện thông minh, hiệu suất năng lượng, năng lượng tái tạo và các hệ thống tích trữ năng lượng. Hy vọng việc trao đổi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật sẽ xúc tiến và đẩy mạnh các dự án nghiên cứu và phát triển chung thông qua các cơ sở họat động có tổ chức và hợp tác song phương trực tiếp. Sáng kiến chung và các mối quan hệ kinh tế tăng cường sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất pin lithium ở Hàn Quốc đã gia tăng thị phần và cạnh tranh với Nhật Bản, nước dẫn đầu thế giới về công nghệ pin lithium. Thú vị hơn, một số quỹ đầu tư ra đời từ Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Hoa Kỳ để hiện đại hóa lưới điện được cấp 4,5 tỷ USD cùng với 185 triệu USD cho tích trữ năng lượng và trình diễn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã triển khai kế hoạch khuyến khích lâu dài để đầu tư cho các dự án công nghệ lưới điện thông minh và cơ sở hạ tầng điện năng. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang hợp tác với Ấn Độ để phát triển các công nghệ sạch bằng cách xây dựng trung tâm NC&PT chung, trung tâm đầu tiên của Bộ năng lượng Hoa Kỳ với nước ngoài. Họat động NC&PT tại đây tập trung vào xây dựng các hệ thống năng lượng mặt trời hiệu quả và chế tạo các nhiên liệu sinh học tiên tiến. Những lo ngại rõ ràng cần phải khắc phục trong chương trình này, đặc biệt ở đó Chính phủ hiện đang hạn chế tìm nguồn cung ứng các hệ thống năng lượng mặt trời cho Ấn Độ từ nước ngoài. Khắc phục những hạn chế này là vấn đề quan trong đối với Ấn Độ vì nhu cầu năng lượng của nước này ước tính sẽ tăng 40% từ 23,8 nghìn triệu BTU năm 2010 lên 33,1 nghìn triệu BTU vào năm 2020. Về phần mình, Trung Quốc đã có hàng nghìn mối quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ, chủ yếu với EU và các nước thành viên trong lĩnh vực NC&PT bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ, dược phẩm, vật liệu, điện tử và nghiên cứu cơ bản. Malaixia và Inđônêxia Malaxia và Inđônêxia là các nước mới được Battelle và R&D Magazine đưa vào danh sách 40 nước trên toàn cầu chi tiêu nhiều cho NC&PT. Mặc dù cả hai quốc gia này đầu tư tương đối ít cho NC&PT (Malaixia dành 0,7% GDP, Inđônêxia 0,2%), nhưng các nước này đã xác định NC&PT là động lực chính để phát triển kinh tế của đất nước. Malaixia đang dựa vào công nghệ hoặc được phát triển trong nước hoặc nhập khẩu để thu được giá trị kinh tế thặng dư từ nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn của nước này. Malaixia đã lựa chọn công nghệ sinh học là lĩnh vực chiến lược chủ chốt cho phát triển và đầu tư và đã thành lập Tổng công ty công nghệ sinh học Malaixia để hỗ trợ những nỗ lực này. Là nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và dân số đông thứ tư thế giới, Inđônêxia, một thành viên của các nền kinh tế lớn G-20 cũng đã xem NC&PT như là động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế. Những nỗ lực cho NC&PT của quốc gia này đã bị giảm sút sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Inđônêxia vào những năm 1990 và hầu như không tăng lên kể từ sau đó. Tuy nhiên, Tổng thống Yudhoyono đã nhấn mạnh, đầu tư hiện nay cho NC&PT gấp hai lần so với cách đây 5 năm và Chính phủ sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ ngân sách cho NC&PT lên hơn 1% GDP. 46 2.5. Đà tăng trưởng NC&PT của Trung Quốc Năm 2023 chi tiêu cho NC&PT của Trung Quốc được dự báo là sẽ vượt Hoa Kỳ, nếu tăng trưởng cho chiêu tiêu NC&PT của Trung Quốc tiếp tục tăng trung bình 11,5% hàng năm và tỷ lệ này của Hoa Kỳ là 4% hàng năm trong vòng 13 năm tới. Các phương tiện truyền thông dường như được lấp đầy với hai quan điểm về năng lực NC&PT của Trung Quốc: (1) bình luận trên các thành tựu công nghệ của nước này; (2) nỗ lực nhằm đưa những thành tự vào dự đoán tương lai. Thực tế, Trung Quốc đã thực hiện được nhiều hơn trong vòng thập kỷ qua. Chi tiêu cho NC&PT của Trung Quốc tăng đều từ khoảng 0,6% GDP năm 1995 tới 1,6% vào năm 2011. Tỷ lệ % chi cho NC&PT là tỷ lệ duy trì khá ổn định trong vòng 5 năm đối với Hoa Kỳ (2,7%), Nhật Bản (3,2%) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2,2%). Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đều đặn khoảng 9-10% trong vài năm gần đây, đầu tư cho NC&PT của nước này tăng hàng năm khoảng 12% - gấp 7 lần tỷ lệ tăng trong đầu tư cho NC&PT của Hoa Kỳ vài năm trước, Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng chi tiêu cho NC&PT bằng 2,5% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, GDP của nước này đang tăng đủ nhanh, thậm chí với sự gia tăng ấn tượng trong % chi tiêu cho NC&PT, con số đầu tư hiện tại đã vượt qua mục tiêu mà Trung Quốc đã đề ra. Nhiều tiến bộ về vốn trí tuệ Theo một báo cáo của Thomson Reuter, Trung Quốc đang gặt hái được một thành quả đáng kể về vốn trí tuệ, được đo bằng tổng số bằng sáng chế, số bài báo và tạp chí khoa học được xuất bản. Nhật Bản chiếm vị trí đầu bảng (chiếm 35%) và Hoa Kỳ chiếm vị trí thứ 2 (27%) về số lượng bằng sáng chế được đăng ký đồng thời ở ba khu C h i ch o N C & P T h à n g n ă m , tỷ (U S D ) Hình 2: Chi cho NC&PT hàng năm của Hoa Kỳ và Trung Quốc Hoa Kỳ Trung Quốc Năm 47 vực (ở các văn phòng sáng chế của châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản), Hàn Quốc và Trung Quốc (nước đồng quản lý 75% tổng số bằng sáng chế trên toàn thế giới). Tuy nhiên, Trung Quốc đã tăng dần số lượng bằng sáng chế do các văn phòng kể trên cấp, dẫn tới số lượng bằng sáng chế của nước này gấp đôi số lượng bằng sáng chế cấp cho châu Âu và Hàn Quốc, những nước có cùng vị trí xếp hạng với Trung Quốc 5 năm trước. Danh mục sáng chế công nghệ của Trung Quốc tương tự như các nước cấp bằng sáng chế chủ yếu khác. Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu, và Hàn Quốc có tỷ lệ bằng sáng chế giống nhau trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ nghe nhìn, thiết bị điện tử, thực phẩm tiêu dùng, dụng cụ phân tích, nông nghiệp, viễn thông, công nghệ hóa chất. Nhật Bản và Hoa Kỳ ganh đua nhau hai vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực trên, trừ lĩnh vực công nghệ hóa chất do Hoa Kỳ dẫn dầu và Trung Quốc đứng vị trí thứ hai. Về phần mình, Trung Quốc tập trung các sáng chế vào các lĩnh vực (xếp theo thứ tự giảm dần) máy vi tính kỹ thuật số, điện thoại, hệ thống truyền dữ liệu, phát thanh, vô tuyến, các sản phẩm tự nhiên, polyme và vật liệu điện hữu cơ, phi hữu cơ. Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc gia tăng số lượng sáng chế bằng cách cho phép khấu trừ thuế lớn hơn và dễ dàng hơn đối với những chi tiêu NC&PT, tăng nguồn hỗ trợ vốn vay từ chính phủ, giảm lãi suất chiết khấu cho các đầu tư vào NC&PT. Ngoài ra, chính quyền thành phố địa phương cũng tài trợ khoản tiền lớn cho chủ sở hữu của các sáng chế đã đăng ký thành công ở nước ngoài, với số tiền đăng ký phải trả ít hơn số tiền đăng ký tại Trung Quốc. Đồng thời, số lượng bằng sáng chế cũng nói lên một câu chuyện của riêng nước này. Tranh cãi về chiều sâu của sáng chế mang tính điển hình của sáng chế ở Trung Quốc. Báo cáo tháng 8/2011 trên tạp chí Phố Wall cho biết, hơn 95% đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc được trình lên Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Nhà nước, với phần lớn đổi mới sáng tạo chỉ là những thay đổi nhỏ trên các bản mẫu đã có. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số bằng sáng chế được đăng ký bên ngoài lãnh thổ ít hơn số bằng sáng chế được đăng ký trong nước. Công bố khoa học Năng lực nghiên cứu quốc gia là nhân tố then chốt trong việc lên kế hoạch năng lực và kinh phí NC&PT trong tương lai, cũng như khả năng cạnh tranh NC&PT trên toàn cầu. Trong đó công bố khoa học là chỉ số quan trọng hàng đầu hiện nay. Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) có vị trí tương đương với Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ nghiên cứu tại Trung Quốc. Được thành lập năm 1949, CAS hiện có 54.600 viện sĩ với các trụ sở nhánh tại 11 thành phố và hơn 100 viện trực thuộc trên khắp cả nước Trung Quốc. CAS là tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ lớn nhất thế giới với gần 100.000 nhân viên, kỹ thuật viên và sinh viên nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Theo tạp chí Nature, tạp chí khoa học xuất bản hàng tuần trên thế giới, mặc dù sự cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng tăng, nhưng CAS vẫn đang đóng góp nhiều nghiên cứu cơ bản hơn bao giờ hết. Trung Quốc đã tăng số lượng đầu ra các bài báo khoa học lên tới hơn 120.000 bài mỗi năm, chỉ đứng sau Hoa Kỳ (340.000 bài). Năm 2006, về số bài báo khoa học, Trung Quốc 48 đã vượt qua Nhật Bản, Anh, Đức (các nước có số lượng bài báo khoa học ổn định khoảng 80.000 bài/năm). Đã có những nỗ lực được Chính phủ Trung Quốc công bố nhằm hiệu chỉnh các tiêu chuẩn xuất bản mang tính hàn lâm sao cho phù hợp hơn với các tiêu chuẩn của phương Tây. Theo Li Dongdong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản (GAPP), trình độ hàn lâm chưa cao trong hầu hết các tạp chí khoa học của nước này. GAPP có nhiệm vụ quản lý các xuất bản phẩm của Trung Quốc. Theo báo cáo của Elsevier, Trung Quốc xuất bản khoảng 4.700 tạp chí xuất bản định kỳ và mặc dù số lượng được sếp hạng thứ hai nhưng nước này chỉ xếp hạng cuối trong danh sách các quốc gia có bài viết được trích dẫn, với trung bình chỉ đạt 1,5 trích dẫn/bài viết. Những khuyến khích đối với các chủ sở hữu bằng sáng chế nêu trên cũng được áp dụng cho tác giả đứng tên đầu tiên của một bài báo khoa học có ít nhất 15 trích dẫn. Kích lệ này trị giá tương đương với 47.000 USD, nhưng chưa tạp chí Trung Quốc nào đạt được mục tiêu này. NC&PT > Thương mại hóa > Đổi mới Thương mại hóa hiệu quả là hết sức cần thiết để thiết lập nguồn vốn bền vững cho NC&PT và để đạt được các kỳ vọng hiện tại về sự hoàn vốn đầu tư vào NC&PT. Thực tế, nguồn vốn thương mại hóa là một phần tự nhiên trong dải liên tục của đồng vốn, bắt đầu với việc đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hướng tới tác động đổi mới kinh tế. Năm 2011, Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố dùng 125 triệu USD để thúc đẩy ứng dụng các kết quả NC&PT của Trung Quốc vào khu vực thương mại. Các mục tiêu hướng tới là đẩy nhanh việc chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và tăng cường tốc độ cải cách kinh tế. Nguồn vốn này dự kiến sẽ phân bổ trực tiếp cho các dự án trong thành phần cơ khí trọng điểm và các ngành công nghiệp phát thải ít cacbon, thân thiện với môi trường trong năm 2012. Trợ cấp trung bình cho mỗi dự án khoảng 1,2 triệu USD, tăng khoảng 20% so với năm 2011. Trợ cấp tối đa có thể lên tới 7 triệu USD. Báo cáo gần đây của CAS lưu ý rằng cải cách hệ thống vốn dành cho nghiên cứu là rất quan trọng đối với việc tăng cường đổi mới tại Trung Quốc. Theo Ủy viên hội đồng nhà nước Liu Yandong, cần cải cách quản lý các dự án nghiên cứu từ đồng vốn của Chính phủ. Cải cách, đổi mới và hợp tác là chìa khóa cho hoạt động khoa học và công nghệ của Trung Quốc trong 5 năm tới, khi Chính phủ sẽ tăng nguồn vốn cho nghiên cứu trong các ngành công nghiệp chiến lược mới bao gồm năng lượng mới, sinh y học, và sản xuất cao cấp. Chi tiêu chính phủ cho khoa học và công nghệ đã tăng khoảng 20% hàng năm. Tuy nhiên, ngoài con số gia tăng lớn này, một số nhà nghiên cứu còn phàn nàn về các vấn đề tồn tại trong hệ thống tài trợ làm cản trở sự đổi mới và tiến bộ. Thiếu linh hoạt trong quản lý vốn chính phủ khiến các nhà nghiên cứu thiếu tự do trong việc thay đổi dự án của họ nhằm thích ứng với sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu. Sự thành công trong những nỗ lực thương mại hóa công nghệ cao của Trung Quốc được minh chứng bằng sự phát triển liên tục của công ty Huawei Technologies, nhà sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng di động lớn thứ ba thế giới và là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ năm trên thế giới hiện nay. Với hỗ trợ đáng kể của Chính phủ, chi phí sản xuất thấp, đầu tư NC&PT mạnh, Huawei đã xây dựng được cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, bao gồm hơn 30.000 nhân viên NC&PT; các trung tâm NC&PT tại 49 Dallas, Bangalore, Matxcơva, Stockholm và thành lập được hai liên doanh với Symantec và Siemens. Các nhà sản xuất khác của Trung Quốc đang theo sát Huawei. Các hãng này cũng muốn phát triển năng lực của mình trên toàn cầu. 2.6. NC&PT ở châu Âu vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng Liên minh châu Âu (EU), cùng với Hoa Kỳ và châu Á là các trung tâm NC&PT của thế giới, gồm 27 quốc gia và 3 nước ứng cử viên là Croatia, Macedonia và Thổ Nhĩ Kỳ). EU và 11 các quốc gia khác tham gia vào Chương trình khung lần thứ 7 (FP7) về NC&PT công nghệ của Ủy ban châu Âu (EC) được triển khai từ 2007-2013 với khoản ngân sách khoảng 10 tỷ USD mỗi năm. Thành công của các chương trình nghiên cứu này sẽ là động lực để tăng nguồn tài trợ lên khoảng 15 tỷ USD mỗi năm cho FP8 họat động từ năm 2014-2020 và kế hoạch của FP 8 cũng đang được lập. EU hy vọng FP8 sẽ làm tăng GDP hàng năm của khu vực lên hơn 100 tỷ USD và tạo khoảng 175.000 việc làm ngắn hạn và gần 450.000 việc làm dài hạn, trong khi vẫn duy trì tốc độ hoạt động nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. FP ra đời vào năm 1984 để tài trợ cho nghiên cứu ở châu Âu, mỗi FP lại có quy mô lớn hơn và bao quát hơn so với các FP trước đó. Các chương trình NC&PT Vào mùa Hè năm ngoái, gói tài trợ cho NC&PT lớn nhất của EU gồm gần 10 tỷ USD trợ cấp của FP7 đã được trao cho khoảng 16.000 đối tượng tiếp nhận đặc biệt chú trọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhìn chung, EU đã thành công với các chương trình nghiên cứu với Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Phòng thí nghiệm Vật Lý Hạt châu Âu (CERN), Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử châu Âu và Quỹ khoa học châu Âu. Ngay cả khi chính EU bị đe dọa bởi các điều kiện kinh tế suy yếu trên toàn cầu và trong một số nước thành viên, tình trạng lộn xộn dường như không ảnh hưởng đến việc tài trợ cho NC&PT. Mặc dù EU có tỷ lệ đầu tư cho NC&PT ở mức nhỏ nhất trong các khu vực “bộ 3 trung tâm NC&PT” của thế giới, nhưng lại có tỷ lệ cao nhất trong số 40 nước chi tiêu nhiều nhất cho NC&PT. Thậm chí các nước EU bị áp lực kinh tế hoặc được EU tài trợ lại là thành viên của 40 nước đứng đầu (Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Italia). Cường độ nghiên cứu trong EU có sự thay đổi lớn từ tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển chiếm 0,5% GDP (Bungari, Slovakia, và Síp) lên 3,5% (Phần Lan) và 3,64% (Thụy Điển). Cơ cấu tài trợ và hiệu suất NC&PT của châu Âu khác với Hoa Kỳ. Tùy theo mức độ xã hội hóa tại các khu vực khác nhau của châu Âu, khoảng 36% tổng số tài trợ cho NC&PT đến từ các nguồn chính phủ, dao động từ 22% đến từ tài trợ chính phủ ở Thụy Sĩ (nơi 70% nguồn tài trợ đến từ khu vực công nghiệp) đến 62% ở Rumani (với 33% tài trợ đến từ khu vực công nghiệp). Hiệu suất NC&PT trong các phòng thí nghiệm của chính phủ cũng thay đổi rất nhiều từ 2% ở Thụy Sĩ đến 36% tại Ba Lan. Mặc dù hầu hết họat động NC&PT ở châu Âu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm công nghiệp, nhưng tỷ lệ này cũng thay đổi, từ chỉ có 24% ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi gần 70% được thực hiện trong viện hàn lâm cho đến 74% ở cả Thụy Điển và Thụy Sĩ. 50 Phù hợp với xu hướng hợp tác quốc tế, EU đang mở rộng hợp tác với châu Á với hơn 30 thỏa thuận NC&PT quan trọng hiện nay với Trung Quốc và hơn 200 dự án NC&PT mỗi năm. Kế hoạch Hợp tác về KH&CN giữa Trung Quốc và EU (CESTYS) đã được ký kết ở Praha năm 2009 nhằm tạo nền tảng cho các dự án nghiên cứu đồng tài trợ. Các thỏa thuận khác giữa Trung Quốc-EU bao gồm các chương trình hợp tác phát triển năng lượng với Bộ KH&CN Trung Quốc (MOST) và các chương trình nghiên cứu về công nghệ thông tin, khoa học sự sống, vật liệu và khoa học địa lý. Các hội nghị thượng đỉnh chiến lược giữa Trung Quốc-EU về các chủ đề khác nhau được tổ chức mỗi năm vài lần. EU cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận KH&CN với Nga. Tất cả các mối quan hệ này được thực hiện để tăng cường hợp tác liên quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho “dòng chảy hai chiều” là các sinh viên và nhà khoa học. Năm 2000, các nhà lãnh đạo EU đã đặt mục tiêu đầu tư NC&PT chiếm 3% GDP trong các nước EU vào năm 2010. Mặc dù mục tiêu này liên tục được tập trung thực hiện trong nhiều năm, nhưng rõ ràng mục tiêu không đạt được. Thật vậy, tỷ lệ đầu tư thực tế năm 2010 chỉ đạt 1,91%. FP thành công và phát triển cùng với các sáng kiến công nghệ chung (JTI) của nghiên cứu phối hợp công nghiệp - đại học đã tạo sự khởi đầu cho các chương trình nghiên cứu lớn và nhỏ. Nghiên cứu ban đầu của JTI liên quan đến các chương trình y tế, máy tính, năng lượng, môi trường và vật liệu. 2.7. NC&PT trong các ngành công nghiệp then chốt (khoa học sự sống, ICT, cơ khí, năng lượng, quốc phòng, hóa chất/vật liệu) Trong phần này sẽ đề cập đến NC&PT trong một số lĩnh vực then chốt có hàm lượng công nghệ cao và có tầm quan trọng liên quan đến NC&PT của các tập đoàn Hoa Kỳ, NC&PT của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và NC&PT công nghiệp toàn cầu. NC&PT trong lĩnh vực chế tạo Hoa Kỳ là nước có các tập đoàn hàng đầu trong đầu tư cho NC&PT, như General Atomics và Chrysler Group, LLC. Với 18 tập đoàn của Hoa Kỳ nằm trong tốp 50 tập đoàn lớn chi tiêu nhiều nhất cho NC&PT, Hoa Kỳ vẫn là nước đi đầu về NC&PT trong lĩnh vực chế tạo. Tuy nhiên, nếu xét về tổng đầu ra của lĩnh vực chế tạo thì Trung Quốc vượt Hoa Kỳ. Xét về triển vọng đầu tư NC&PT trong lĩnh vực chế tạo, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu, nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực để bắt kịp Hoa Kỳ. Theo Điều tra của Battelle, R&D Magazine, phần lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực chế tạo cho rằng cách mà Chính phủ nên hỗ trợ NC&PT trong lĩnh vực chế tạo là cung cấp tín dụng thuế/các ưu đãi cho công ty có các chương trình NC&PT trong lĩnh vực chế tạo (Xem Bảng 16) Bảng 16 : Chính phủ nên hỗ trợ NC&PT trong lĩnh vực chế tạo như thế nào ? Tỷ lệ doanh nghiệp được điều tra lựa chọn Cung cấp tín dụng thuế/các ưu đãi cho các công ty có chương trình NC&PT trong lĩnh vực chế tạo 67% 51 Hỗ trợ NC&PT trong lĩnh vực chế tạo của khu vực đại học 46% Tăng cường hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ các phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ sang ngành công nghiệp 39% Tạo ra các chương NC&PT chế tạo trong các phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ 36% Tạo ra một chương trình “Thách thức” chế tạo 28% Tăng thuế đối với các sản phẩm chế tạo của nước ngoài 25% Không cần hỗ trợ 6% Nguồn : Battelle, R&D Magazine NC&PT trong lĩnh vực khoa học sự sống Trong lĩnh vực này, nhiều công ty hoạt động đa dạng như các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, các công ty sản xuất thiết bị y tế, các công ty công nghệ sinh học, chăm sóc sức khỏe, sinh học nông nghiệp. 8 trong tốp 10 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đầu tư cho NC&PT trong lĩnh vực khoa học sự sống hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm sinh học, 2 công ty khác là Medtronics (hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế) và Monsanto (trong lĩnh vực sinh học nông nghiệp). Trong các nhà sản xuất thiết bị y tế, hoạt động NC&PT được tiến hành chủ yếu ở Hoa Kỳ, còn hoạt động sản xuất thiết bị lại được chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn. Bảng 17: Chi tiêu cho NC&PT trong lĩnh vực khoa học sự sống (tỷ USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hoa Kỳ 70,17 78,06 77,58 73,19 Thế giới 139,76 151,09 150,53 147,29 Nguồn : Battelle, R&D Magazine Bảng 18: Phát triển công nghệ then chốt trong khoa học sự sống đến năm 2014 Các lĩnh vực công nghệ được tập trung đầu tư phát triển Tỷ lệ doanh nghiệp được điều tra lựa chọn Các ứng dụng tế bào gốc 54% Phát hiện và điều trị bệnh 44% Biến đổi gen trong nông nghiệp 34% Chỉ dấu sinh học 33% Phẫu thuật cấy ghép 29% Dược phẩm 28% Nguồn : Battelle, R&D Magazine 52 NC&PT trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Trong 20 năm qua, CNTT-TT là lĩnh vực đổi mới sáng tạo then chốt và làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội trên toàn thế giới. Một trong những đặc điểm của đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này là diễn ra nhanh, với vòng đời sản phẩm ngắn (trường hợp sản phẩm của các hãng sản xuất điện thoại di động lớn như Apple, Nokia). Những tập đoàn hàng đầu thế giới về đầu tư cho NC&PT năm 2010 trong lĩnh vực CNTT-TT đều là các tập đoàn của Hoa Kỳ, như Microsoft (đầu tư gần 10 tỷ USD cho NC&PT) và Intel (6,57 tỷ USD), Cisco Systems (5,7 tỷ USD), Oracle (4,1 tỷ USD), Google (3,7 tỷ USD)... Bảng 19: Chi tiêu cho NC&PT trong lĩnh vực CNTT-TT (tỷ USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hoa Kỳ 110,25 118,85 126,34 138 Thế giới 202,76 220,18 229,11 238,45 Nguồn : Battelle, R&D Magazine Đơn vị Tình báo Kinh tế (EIU) khẳng định Hoa Kỳ vẫn là nước cạnh tranh nhất về CNTT-TT, nhưng cũng cảnh báo các nước đang phát triển đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách. Hoa Kỳ cũng là nước đầu tư lớn nhất và có nguồn nhân lực mạnh nhất trong NC&PT CNTT-TT. Chỉ tính riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã chiếm 70% tổng đầu tư NC&PT trong lĩnh vực CNTT-TT toàn cầu. Trung Quốc chỉ có duy nhất công ty Huawei Technologies nằm trong tốp 30 công ty đầu tư lớn nhất vào NC&PT CNTT-TT. Về đầu tư cho NC&PT CNTT-TT, đáng chú ý là NC&PT công nghệ điện toán đám mây. Với mức đầu tư 9 tỷ USD cho NC&PT điện toán đam mây, Microsoft vẫn là người đi đầu, tiếp đến là Samsung (hơn 1 tỷ USD). Các công nghệ đáng chú ý khác được đầu tư là truyền thông không dây, hệ thống thu năng lượng, tạo năng lượng, cảm biến/dò điện tử, điện tử-sinh học, mạng cảm biến điều khiển từ xa, công nghệ mạng. NC&PT trong lĩnh vực hàng không vũ trụ/quốc phòng/an ninh quốc gia NC&PT trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh quốc gia tiếp tục chứng kiến sự thống trị của Hoa Kỳ. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá lớn về chi tiêu cho NC&PT toàn cầu. Chi tiêu cho NC&PT của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này dự kiến đạt 13,81 tỷ USD năm 2012. Bảng 20 : Chi tiêu cho NC&PT trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh quốc gia (tỷ USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hoa Kỳ 11,56 12,32 13,05 13,81 Thế giới 24,27 24,84 25,67 26,16 Nguồn : Battelle, R&D Magazine 53 NC&PT trong lĩnh vực năng lượng NC&PT năng lượng của Hoa Kỳ NC&PT trong lĩnh vực năng lượng bao gồm tổng thể một danh mục đầu tư mở rộng dành cho công nghệ, bao gồm công nghệ hóa thạch, công nghệ hạt nhân, và công nghệ tái tạo; lưới điện thông minh hoặc những phương thức truyền thải và phân phối điện khác, và công nghệ tiết kiệm năng lượng. Kinh phí dành cho các công trình nghiên cứu về năng lượng của Hoa Kỳ sẽ lên đến gần 6,7 tỷ USD vào 2012. Con số này vẫn nhỏ hơn rất nhiều lần so với đầu tư trong các lĩnh đổi mới khác của toàn bộ nền kinh tế, và là không đáng kể nếu đem so sánh với vai trò quan trọng của năng lượng trong GDP và an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, đầu tư NC&PT trong lĩnh vực năng lượng vẫn đang tăng dần và sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ tác động của các yếu tố ngoại cảnh gồm chính sách liên bang và đầu tư vào năng lượng, cung và cầu trên thị trường năng lượng toàn cầu, và phát triển công nghệ. Nghiên cứu liên bang, tài chính, quy định và chính sách năng lượng có ảnh hưởng tương đối lên NC&PT trong lĩnh vực năng lượng công nghiệp. Tháng 9/2011, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã công bố một báo cáo khái quát về kinh phí dành cho NC&PT trong lĩnh vực năng lượng. Báo cáo có tên “Quadrennial Technology Review” này là một bản kế hoạch chi tiết về phương hướng và tương lai của NC&PT trong lĩnh vực năng lượng của Hoa Kỳ. Báo cáo xác định 6 lĩnh vực NC&PT chìa khóa chính, trong đó chương trình và đầu tư của Bộ Năng lượng giữ vai trò phát triển quan trọng, bao gồm cả một số chương trình của Bộ vốn chưa được đầu tư đầy đủ trước đó. Sáu lĩnh vực này đều hướng về vấn đề cung – cầu năng lượng và liên quan đến cả năng lượng tĩnh tại (triển khai năng lượng sạch, hiện đại hóa lưới điện và tăng hiệu suất xây dựng/công nghiệp) và truyền tải năng lượng (triển khai nhiên liệu hydrocacbon thay thế, điện khí hóa phương tiện giao thông, và tăng hiệu suất của phương tiện). Bản báo cáo còn kêu gọi Bộ Năng lượng “duy trì một tổ hợp phân tích, đánh giá, và năng lực nghiên cứu kỹ thuật nền tảng trong nhóm lĩnh vực công nghệ - năng lượng mở rộng”, đồng thời nỗ lực “cân bằng các hoạt động được đảm bảo để tránh rủi ro trong công tác truyền tải”. Báo cáo cũng ghi chú rằng những nỗ lực trên đây phải phù hợp với khu vực tư nhân. Dựa trên dữ liệu trong tạp chí Electric Light & Power và các dữ liệu sẵn có, có thể ước tính được đầu tư mới đây dành cho hạ tầng điện vào khoảng 1,5% - 2% trên tổng thu nhập ròng của các hoạt động NC&PT ở Hoa Kỳ. Áp dụng mức đầu tư này vào dữ liệu thu nhập ròng của công nghiệp năm 2009 (dữ liệu mới nhất của Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng), thì con số ước tính đầu tư NC&PT dành cho hạ tầng điện năng vào khoảng 478 - 701 triệu USD. Với tổng ngân sách 279 triệu USD, theo Danh mục đầu tư Nghiên cứu hàng năm, Viện Nghiên cứu Điện lực Hoa Kỳ chiếm thị phần tương đối lớn trong tổng số NC&PT dành cho công nghiệp năng lượng. Viện cũng đồng thời thiết lập quan hệ đối tác với Cơ quan quản lý các Dự án Nghiên cứu Cải tiến Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ để cung cấp những trang thiết bị tối tân nhất cho công việc truyền tải và phân chia nghiên cứu cùng với các thành phần thử nghiệm của thiết bị điện tử/lưới điện thông minh. Về NC&PT năng lượng tái tạo trong Khối tư nhân, trong bảng liệt kê các công ty dẫn đầu của Hoa Kỳ, GE Energy Infrastructure là công ty đứng đầu về NC&PT liên quan đến 54 năng lượng.Với số đầu tư đáng kể vào công nghệ năng lượng gió và mặt trời, GE cũng là công ty dẫn đầu về đầu tư dành cho các công nghệ năng lượng tái tạo trong khối tư nhân. Bảng 21: Chi tiêu cho NC&PT trong lĩnh vực năng lượng (tỷ USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hoa Kỳ 4,28 4,61 5,41 6,66 Thế giới 13,82 15,04 16,57 17,87 Nguồn : Battelle, R&D Magazine NC&PT trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu tiên tiến Việc phát triển các vật liệu mới và tiên tiến thường là động lực cho phát triển các ngành công nghiệp khác, như công nghiệp bán dẫn, composite, thiết bị y tế, các hệ thống năng lượng NC&PT trong lĩnh vực vật liệu thường gắn với phát triển các đặc tính mới, năng lực xủ lý mới và các họ hóa chất mới có thể dẫn tới việc tạo ra một ngành công nghiệp mới. Việc NC&PT vật liệu và hóa chất mới cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thay thế các nguyên vật liệu truyền thống đã gần cạn kiệt hoặc bị hạn chế khai thác, như trường hợp gần đây của Trung Quốc hạn chế hoặc cấm khai thác một số nguyên liệu và kim loại quý, đặc biẹt là đất hiếm. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp hạt nhân, năng lượng mới Nó là tài nguyên chiến lược quý và không thể tái sinh. Nếu không có các nguyên tố đất hiếm, rất nhiều công nghệ hiện đại và các ứng dụng sẽ không thể thực hiện được. Với trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện kiểm soát 97% sản lượng đất hiếm của thế giới và cũng là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động chế biến quặng đất hiếm. Điều này khiến cho các nước từ lâu phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước EU rất lo ngại. Hệ quả của chính sách về đất hiếm của Trung Quốc mới đây đã khiến giá đất hiếm tăng mạnh và nhiều nước đã bắt đầu các kế hoạch tái khởi động hoặc mở rộng các mỏ đất hiếm của mình như Hoa Kỳ và Ôxtrâylia, trong khi một số nước không có tài nguyên này như Nhật Bản lại tìm cách đa dạng hoá nguồn cung ngoài Trung Quốc. Nhiều chương trình NC&PT, chủ yếu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, đã tập trung vào đổi mới công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm. Các chương trình này có phạm vi bao quát rộng, từ nghiên cứu cơ bản tới phát triển công nghệ quy mô lớn. Chẳng hạn năm 2010, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã cấp 15 triệu USD cho nghiên cứu về các chất thay thế kim loại đất hiếm phục vụ cho chế tạo nam châm. Bộ này cũng đã chi 35 triệu USD cho phát triển công nghệ pin thế hệ kế tiếp không cần sử dụng đất hiếm. EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia và Canađa cũng đã đẩy mạnh các chương trình NC&PT liên quan đến đất hiếm. Theo Viện Battelle và Tạp chí R&D Magazine, các lĩnh vực công nghệ vật liệu quan trọng nhất từ nay đến 2014 theo thứ tự là: vật liệu nano, composite, quang điện, vật liệu sinh học, màng mỏng và quy trình hiệu quả năng lượng, polime/nhựa, gốm, bán dẫn. Năm tài 55 khoa 2012, Chính phủ Hoa Kỳ dự định đầu tư 2,13 tỷ USD (được phân bổ cho các Bộ) cho công nghệ nano. Bảng 22: Chi tiêu cho NC&PT lĩnh vực hóa chất và vật liệu tiên tiến (tỷ USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hoa Kỳ 7,09 7,76 8,33 9,28 Thế giới 29,66 31,28 32,59 33,84 Nguồn : Battelle, R&D Magazine KẾT LUẬN Năm 2012, kinh tế khu vực đồng Euro gần như chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái. Mặc dù mức độ sâu rộng của suy thoái chưa thể dự báo chính xác, những việc khan hiếm tín dụng, những khó khăn nợ công, tình trạng thiếu sức cạnh tranh và chính sách tài chính khắc khổ tại nhiều nước báo trước một sự suy giảm nghiêm trọng của kinh tế thế giới. Đó là chưa kể sự bất bình đẳng gia tăng đang châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới, sự bất ổn xã hội và chính trị có thể trở thành một nguy cơ nữa cho hoạt động kinh tế. Nhân loại đang bước vào một năm mới trong bối cảnh "các đám mây đen" nguy hiểm đang tích tụ trên bầu trời kinh tế thế giới. Nếu không phối hợp chặt chẽ, thiện chí, căn bệnh nợ công tồi tệ ở châu Âu cùng với những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục tạo ra những nguy cơ tiềm tàng đối với tất cả các nền kinh tế, đe dọa quá trình phục hồi. Khi các chính phủ ngày càng khó thực thi việc phối hợp chính sách quốc tế do sự xung đột về quan điểm, mục tiêu và lợi ích của các nền kinh tế, thì việc phục hồi và đạt được tốc độ tăng trưởng lạc quan hơn là một điều vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, nhưng đầu tư cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2012. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, khoa học và công nghệ, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Năm 2012 cũng vẫn sẽ cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của hợp tác NC&PT trong mọi phạm vi, từ quốc gia, khu vực, đến toàn cầu. Từ những cơ chế hợp tác mới cho đổi mới mở trong khoa học sự sống, tới hợp tác đa quốc gia như thử nghiệm năng lượng nhiệt hạch ITER, rõ ràng hợp tác đã trở thành chiến lược hàng đầu đối với các dự án lớn về khoa học và công nghệ. 56 Xu thế toàn cầu hóa NC&PT vẫn mạnh mẽ, các tổ chức công nghiệp trên toàn thế giới đang chuyển dịch hoạt động NC&PT của mình và xây dựng các cơ sở NC&PT mới bên ngoài lãnh thổ. Nói cách khác, thế giới đang chứng kiến xu hướng dịch chuyển năng lực đầu tư, nghiên cứu và thương mại hóa tới những nơi tối ưu nhất, ở đó có những nước cam kết NC&PT như là một chiến lược quốc gia để ưu tiên đầu tư cho nó một cách mạnh mẽ và lâu dài, như Trung Quốc, nước đang đầu tư cho NC&PT lớn thứ hai thế giới. Với hơn 400 tỷ USD đầu tư cho NC&PT mỗi năm, nước Hoa Kỳ đã cho thấy họ tiếp tục cam kết và theo đuổi đổi mới sáng tạo như là một “chất xúc tác“ chính cho tăng trưởng và thịnh vượng. Biên soạn: Phùng Anh Tiến Nguyễn Hồng Minh Nguyễn Phương Dung Đỗ Phương Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự cảm kinh tế thế giới 2012, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 1/2012; 2. World Economic Outlook (Update), 1/2012, International Monetary Fund (IMF) 3. World Economic Outlook, 9/2011, International Monetary Fund (IMF) ; 4. Global Economic Prospects, Volume 3,| 6/2011, The World Bank; 5. Global Economic Prospects, Volume 4,| 1/2012, The World Bank; 6. The global outlook in summary, 6/2011, The World Bank; 7. World Economic Situation and Prospects 2012, United Nations; 8. 2012 Global R&D Forecast, 12/2011, Battelle and R&D Magazine 9. American Association for the Advancement of Science (www.aaas.org); 10. European Union Community R&D Information Service (CORDIS) cordis.europa.eu/en/home.html;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_the_gioi_2012_trien_vong_kinh_te_va_dau_tu_cho_nghi.pdf