Tài liệu Thế giới 2013: Triển vọng kinh tế và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

Thông qua các báo cáo về triển vọng kinh tế năm 2013 của các tổ chức quốc tế có uy tín, có thể nhận thấy điểm chung là kinh tế toàn cầu năm 2013 có tốt hơn một chút so với năm 2012, nhưng tiếp tục ảm đạm và không phục hồi nhanh như kỳ vọng. Mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 của LHQ và WB chỉ đạt 2,4%, trong khi IMF và OECD lạc quan hơn khi dự báo tương ứng ở các mức 3,5% và 3,4%. Các tổ chứ này đều nhận định khu vực châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, vẫn sẽ là đầu tàu tăng trưởng của thế giới, trong khi các nền kinh tế phát triển ở châu Âu và Hoa Kỳ vẫn trong tình trạng phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Trong thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng của chúng ta, việc tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ đầu tư cho NC&PT là điều cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Điều đã được khẳng định là sự thay đổi công nghệ đang được đẩy nhanh và nếu không có các công cụ, tri thức và chuyên môn để nắm bắt những thay đổi, thì một quốc gia sẽ nhanh chóng tụt hậu phía sau những nước đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng cần lưu ý là những ảnh hưởng lâu dài của đầu tư cho NC&PT và mối quan hệ gần gũi của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia và khu vực EU đã thiết lập các mục tiêu dài hạn cho NC&PT. Tình hình tăng trưởng kinh tế được coi là có tác động trực tiếp tới đầu tư cho NC&PT. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ đầu tư cao cho NC&PT và tỷ lệ tăng trưởng NC&PT thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, điển hình nhất là ở Trung Quốc với mức tăng trưởng đầu tư cho NC&PT từ hơn một thập kỷ nay luôn ở mức hai con số. Mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu năm 2013 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng theo Viện Battelle Memorial và Tạp chí NC&PT (R&D Magazine), đầu tư cho toàn cầu cho NC&PT được dự báo sẽ tăng trưởng 3,7%, để đạt gần 1.500 tỷ USD. Trong khi vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về tương lai của đầu tư cho NC&PT của doanh nghiệp Hoa Kỳ, thì tình hình đầu tư cho NC&PT của Trung Quốc vẫn nổi bật toàn cầu, và nước này đang giữ một vai trò dẫn dắt tăng trưởng ở cả tăng trưởng kinh tế lẫn tăng trưởng đầu tư cho NC&PT của thế giới. Cũng như trong tăng trưởng kinh tế, châu Á đang giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng NC&PT toàn cầu.

pdf60 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thế giới 2013: Triển vọng kinh tế và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ấn Độ 42 Chính phủ Ấn Độ tài trợ tới 2/3 tổng chi cho NC&PT của nước này. Đầu tư cho NC&PT của ngành công nghiệp đã tăng đều đặn từ 20 năm qua nhưng vẫn còn ít hơn 1/3 tổng số đầu tư cho NC&PT của đất nước (so với Hoa Kỳ và Trung Quốc, những nơi mà ngành công nghiệp chiếm hơn 2/3 đầu tư cho NC&PT). Chính phủ hỗ trợ cho NC&PT ở Ấn Độ có xu hướng tập trung vào mục tiêu truyền thống là tài trợ NC&PT công, như năng lượng hạt nhân, quốc phòng, không gian, y tế và nông nghiệp. Đầu tư cho NC&PT dành riêng cho nghiên cứu cơ bản ở Ấn Độ đã tăng đều từ ít hơn 20% trong 10 năm qua đã tăng lên hơn 26% hiện nay. Thiếu hụt nhân lực NC&PT Ấn Độ có số lượng các nhà khoa học và kỹ sư tính trên 1 triệu dân thấp nhất so với các nước khác (137/triệu dân). Một phần của điều này là do thiếu các tổ chức giáo dục đại học chất lượng. Ngay cả với dân số lớn, được dự báo là nước đông dân nhất thế giới vào năm 2025, nhưng nước này bị coi là thiếu hụt khoảng 25% các kỹ sư trong nước. Điều này là khác so với các nước khác trong khu vực, như Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước đào tạo ra lượng kỹ sư hàng năm lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Bảng 19. NC&PT của một số doanh nghiệp lớn của Ấn Độ Doanh nghiệp NC&PT năm 2010 (triệu USD) Tỷ lệ chi cho NC&PT/thu nhập (%) Tata Motors 397,8 1,50% Prithvi Information 246,3 60,50% Polaris Software 228,0 67,60% Bharat Heavy 176,3 2,50% Mahindra & Mahindra 157,2 2,50% Lupin 112,7 9,30% Infosys 112,0 1,90% Reliance Industries 110,0 0,20% Core Projects 96,2 53,40% Bharat Electronics 67,2 5,90% Nguồn: Battelle/R&D Magazine, EU Industrial R&D Scoreboard 43 Braxin Bảng 20: Đầu tư cho NC&PT và công bố khoa học của Braxin GDP 2013, tỷ USD, PPP 2,453 GERD 2013, tỷ USD, PPP 31,9 Tỷ lệ chi cho NC&PT/GDP 1,30% Dân số (triệu người) 199,3 GERD/người (USD) 160 Số bài báo nghiên cứu được công bố Vật lý (1999-2003) 8.600 Vật lý (2004-2008) 10.100 Hóa học (1999-2003) 3.200 Hóa học (2004-2008) 5.200 Tỷ lệ nghiên cứu trong trường đại học 29% Tỷ lệ nghiên cứu của các viện nghiên cứu 28% Tỷ lệ nghiên cứu của ngành công nghiệp 44% Nguồn: Battelle/R&D Magazine, UNESCO, Thomson Reuters Được IMF phân loại là quốc gia mới nổi, Cộng hòa Liên bang Braxin là nước lớn thứ 5 về lãnh thổ và dân số, đứng thứ 5 về tổng sản phẩm trong nước (GDP). Đến năm 2040, nền kinh tế của Braxin được dự báo sẽ lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Braxin đứng đầu Nam Mỹ về mặt kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên lớn chưa được khai thác. Lực lượng lao động lớn. Braxin cũng đang đầu tư khá lớn cho NC&PT, năm 2013 mức đầu tư này được dự báo là sẽ tăng lên đến 31,9 tỷ USD, tăng 8,1% so với mức 29,5 tỷ USD năm 2012. Mức tăng này cũng sẽ kéo theo tỷ lệ đầu tư cho NC&PT của Braxin trên tổng số đầu tư cho NC&PT toàn cầu tăng từ 2,0% lên 2,1% và đứng thứ 10 trên toàn cầu, đứng trước Canađa. Đầu tư cho NC&PT của Braxin chiếm 75% tổng đầu tư cho NC&PT của toàn bộ Nam Mỹ. Những số liệu thống kê này phản ánh xu hướng đầu tư NC&PT của Braxin trong thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng của đầu tư NC&PT tăng 10%, từ 0,98% năm 2002 lên đến 1,09% GDP năm 2008, trong khoảng thời gian này thì nền kinh tế tăng trưởng 27%, do đó mức tăng đầu tư cho NC&PT của nước này thực tế còn lớn hơn nữa. Suy thoái kinh tế toàn cầu làm chậm lại sự tăng trưởng này trong trong năm 2009 và 2010, nhưng Braxin là một trong những nước đầu tiên phục hồi được cả tăng trưởng kinh tế và chi tiêu cho NC&PT. 44 Đầu ra KH&CN của Braxin nhìn chung phản ánh ở bảng xếp hạng NC&PT toàn cầu của nước này, với trung bình là hơn 2% tổng đầu ra KH&CN thế giới, theo Thomson Reuters. Nước này có thế mạnh trong khoa học sự sống, đặc biệt là trong những lĩnh vực khoa học liên quan đến khoa học tự nhiên, như vậy là y học nhiệt đới, côn trùng học, sinh học, và động vật học. Trọng tâm hợp tác Các nhà nghiên cứu Braxin hợp tác chủ yếu với với các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Tây Âu. Những tổ chức có quan hệ hợp tác hàng đầu với các nhà nghiên cứu nước này là Đại học Texas, Đại học Harvard, Đại học Paris 06, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, và Đại học McGill (Canađa). Hình 5: Xu hướng tăng trưởng trong đầu tư cho NC&PT của Braxin Nghiên cứu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (44%) của ngân sách NC&PT ở Braxin, Embraer là công ty hàng không vũ trụ lớn nhất tại Braxin và là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn thứ ba trên thế giới, sau Boeing và Airbus. Với ngân sách NC&PT tương đối khiêm tốn so với các tiêu chuẩn toàn cầu, khoảng 70 triệu USD, Embraer đang chế tạo cả máy bay chiến đấu và tàu chở dầu. Do chi phí lao động cao nên ít nhà đầu tư hàng không vũ trụ thiết lập được chỗ đứng vững chắc trong quá khứ ở Braxin, tuy nhiên bây giờ GE Aviation đang phát triển động cơ tại Braxin cho Embraer, và hiện Boeing đang xem xét khả năng hợp tác sản xuất và nghiên cứu với Embraer, TOTVS, công ty phần mềm lớn nhất ở Mỹ La-tinh (lớn thứ 6 thế giới) chiếm hơn nửa thị phần ở Braxin. TOTVS đã mở một cơ sở NC&PT mới ở Mountain View (California), để tạo ra sản phẩm cho điện toán đám mây, các phương tiện truyền thông xã hội, dữ liệu lớn, và các ứng dụng di động. Nó hy vọng sẽ phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp công nghệ trong khu vực thung lũng Silicon, những đối tác quan tâm đến mở rộng hoạt động ở Mỹ La-tinh. 45 Bảng 21. NC&PT của một số doanh nghiệp lớn của Braxin Doanh nghiệp NC&PT năm 2010 (triệu USD) Tỷ lệ chi cho NC&PT/thu nhập (%) Petroleo Brasiliero 943,9 0,80% Vale 834,6 1,90% Gerdau 122,9 0,70% Totvs 85,9 13,30% Embraer 68,5 1,30% Randon SA 59,4 2,80% WEG 57,7 2,30% Braskem 45,1 0,30% Nguồn: Battelle/R&D Magazine, EU Industrial R&D Scoreboard 2.7. Đầu tư cho NC&PT trong một số các ngành công nghiệp then chốt 2.7.1 Công nghệ thông tin và truyền thông Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) tiếp tục liên quan đến các yếu tố, các nền tảng, và cấu hình hệ thống. Các cơ sở ứng dụng của nó ngày càng mở rộng bao gồm các hệ thống máy tính hiệu suất cao và dựa trên điện toán đám mây, một cơ sở hạ tầng lớn của truyền thông di động, mạng lưới toàn cầu của các hệ thống cảm biến, mạng quốc phòng, quân sự, hệ thống kiểm soát dựa trên Internet, và nhiều hơn nữa. Bốn mươi năm trước, chi tiêu quân sự đáng kể chủ yếu nhằm phát triển các thiết bị và hệ thống thông tin và truyền thông. Ngày nay, đầu tư cho NC&PT của chính phủ cho CNTT- TT chỉ là 1/4 tổng số đầu tư 300 tỷ USD cho NC&PT CNTT-TT, trong khi khu vực doanh nghiệp chiếm khoảng 70%. Cơ sở hạ tầng lớn và dựa trên sự tin cậy cá nhân trên các hệ thống công nghệ thông tin làm cho các hệ thống này bị đe dọa tấn công, khủng bố. Điều này làm gia tăng đáng kể các nỗ lực NC&PT để các vệ các hệ thống này. Các hệ thống thông tin, truyền thông, bán dẫn dựa trên các lớp phức tạp của công nghệ tích hợp. Đồng thời, tốc độ phát triển công nghệ và triển khai đang gia tăng. Kết quả là, ngay cả những công ty lớn nhất ngày càng dựa vào sự hợp tác, liên minh hợp tác phát triển, cấp phép sở hữu trí tuệ, và mua lại các công nghệ, đảm bảo hiệu suất và an ninh, và giảm thiểu rủi ro. Bảng 22. Tốp 10 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đầu tư cho NC&PT CNTT-TT CNTT-TT 2010 2011 Từ quý 1- 3/2012 Tốp 10 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ đầu tư cho NC&PT CNTT-TT Triệu USD Microsoft 8.951 9.362 7.571 46 Intel 6.576 8.350 7.519 International Business Machines 5.720 5.990 4.531 Cisco Systems 5.711 5.628 4.161 Google 3.762 5.162 5.035 Oracle 4.108 4.449 3.572 Hewlett-Packard Co. 3.076 3.242 2.556 Qualcomm 2.504 3.221 1.928 Apple 1.959 2.612 2.623 EMC 1.888 2.150 1.897 Nguồn: Battelle/R&D Magazine and Current Company information Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đứng đầu trong NC&PT CNTT-TT toàn cầu. Microsoft trở thành công ty đầu tư cho NC&PT nhiều nhất ở Hoa Kỳ trong năm 2011. Microsoft, Intel, và IBM đang đầu tư cho NC&PT vượt quá mức của năm 2011. Ngay cả với mức độ đầu tư cho NC&PT CNTT-TT đang tăng ở châu Á, thì Hoa Kỳ vẫn chiếm hơn một nửa đầu tư toàn cầu cho NC&PT CNTT, và phần lớn sự tăng trưởng toàn cầu trong lĩnh vực này trong năm 2011 - 2012. Ngành công nghiệp CNTT- TT cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi các điều kiện kinh tế ở Hoa Kỳ và thế giới. Hầu hết các dự báo 2012 đến 2013 cho rằng tốc độ đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu vẫn ở các công ty lớn của Hoa Kỳ. Trên toàn cầu, mức đầu tư cho NC&PT CNTT tăng trưởng ở mức 2,7%, nhờ mức đầu tư này tăng ở các công ty CNTT-TT châu Á và châu Âu. Trở lại lịch sử với tốc độ tăng trưởng NC&PT cao trong CNTT-TT sẽ phụ thuộc vào năng lực của các công ty CNTT-TT mới nổi. Các công ty như Huawei Technologies (Trung Quốc) và Facebook có thể đạt mức độ đầu tư NC&PT cao. Phát triển phần cứng thế hệ tiếp theo CNTT phụ thuộc vào mạch tích hợp (IC) và các hệ thống kiểm soát phần mềm nhúng. Mạch tích hợp hàng đầu trong hệ thống phần cứng CNTT-TT hay trong một thiết bị là bộ xử lý trung tâm (CPU), ngày nay nó bao gồm nhiều lõi (cores) trên một trong một thiết bị tích hợp. Quy mô của các tính năng trên CPU đa lõi vẫn đang theo định luật Moore. Việc chế tạo các thiết bị đa lõi một cách hiệu quả với những đặc điểm kích thước nano đòi hỏi các quy trình công nghệ cực kỳ tinh vi. Các thiết bị này được chế tạo trên các tấm silicon (sillicon wafer) đường kính 150, 200, và 300 mm trong các cơ sở sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, nói chung là chi phí xây dựng và hoạt động các cơ sở sản xuất này tốn kém từ 1 đến 3 tỷ USD. Hiện nay có khoảng 160 cơ sở sản xuất trên thế giới chuyên sản xuất cho các thiết bị dựa trên các tấm silicon 150 mm, 150 cơ sở sản xuất các cho các thiết bị dựa trên các tấm silicon 200 mm, 47 và 80 cơ sở sản xuất thiết bị với các tấm silicon 300 mm. Để tăng tính kinh tế của quy mô (tích hợp nhiều thiết bị hơn trên một tấm silicon) các kỹ sư và các nhà khoa học đang phát triển thế hệ tiếp của phần cứng xử lý cho các tấm kích thước 450 mm. Liên minh 450 toàn cầu (Global 450 Consortium) là sự hợp tác với nguồn quỹ 4,8 tỷ USD, đặt tại khu phức hợp Albany NanoTech (Hoa Kỳ) được hỗ trợ bởi Intel, IBM, GlobalFoundries, Samsung Electronics và Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC). Việc phổ biến rộng rãi các tấm sillicon kích thước 450 mm không đến trước năm 2018, mà nhiều khả năng sẽ vào đầu năm 2020. Việc chuyển đổi các tấm kích thước từ 200 sang 300 mm đã diễn ra trong đầu những năm 2000, nhưng sự phức tạp và sự không chắc chắn đối với việc chuyển đổi các tấm từ 300 đến 450 mm. Hầu hết các chi phí triển khai để tạo ra các công cụ và các quy trình cho các tấm 450 mm là khoảng 17 tỷ USD, với khoảng 2 tỷ USD đã được chi tiêu năm 2012. Ước tính chi phí khác cho phát triển là khoảng 40 tỷ USD. Các nhà phát triển cho rằng việc chuyển đổi sang công nghệ tấm 450 mm là không thể tránh khỏi và dự đoán rằng tốp 10 nhà cung cấp thiết bị cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm của công nghệ này sẽ đóng góp khoảng 80% chi tiêu cho NC&PT để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi. Khoảng trống nghiên cứu cơ bản Sự tiến hóa từ công nghệ tấm sillicon 300 mm sang 450 mm là một chương trình phát triển đúng, được tài trợ chủ yếu bởi các công ty hy vọng thu lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà phân tích đang nói về một khoảng trống nghiên cứu cơ bản trong CNTT-TT do năng lực tài trợ của chính phủ liên bang giảm. Một sách trắng của Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông (TIA) tuyên bố nếu khoảng trống này không được khắc phục, "vị thế lãnh đạo và đổi mới trong lĩnh vực CNTT-TT của Hoa Kỳ đang bị đe dọa, với những hậu quả cho nền kinh tế Hoa Kỳ và an ninh quốc gia". Trong 35 năm qua, chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã là nhà tài trợ chính của nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT-TT, trong khi hầu như tất cả các phòng thí nghiệm NC&PT của các công ty không còn đủ khả năng chi cho nghiên cứu cơ bản có chi phí cao và rủi ro lớn. Các công ty thường đặt các nhiệm vụ NC&PT trong ngắn hạn với khả năng thu hồi vốn nhanh hơn. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (NAS) Hoa Kỳ đồng ý rằng nghiên cứu cơ bản dài hạn liên bang nhằm vào các đột phá cơ bản đã giảm và chuyển sang nghiên cứu cơ bản ngắn hạn, mục đích là để cho phép cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện tại. TIA thể hiện mối quan ngại rằng Hoa Kỳ đang nhường lại vai trò lãnh đạo của mình trong lĩnh vực CNTT-TT. Hoa Kỳ đã giảm 8 bậc trong số các quốc gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về cường độ đầu tư cho NC&PT, có ít hơn các công ty trong tốp 250 đóng ở Hoa Kỳ so với các năm trước. Trong khi tăng trưởng doanh thu của các công ty CNTT- TT của Hoa Kỳ tăng 70% từ năm 2000 đến 2009, thì tăng trưởng doanh thu ở các công ty của các nước/nền kinh tế khác tăng mạnh hơn, chẳng hạn Trung Quốc (tăng 315%), Phần Lan (101%), Đức (90%), Ấn Độ (473%), Singapo (135%), Hàn Quốc (136%), Đài Loan 48 (428%). Những nước khác đang trực tiếp hưởng lợi từ chính sách chính phủ nhằm vào phát triển lĩnh vực CNTT-TT của họ và thu hút đầu tư nghiên cứu. 2.7.2. NC&PT trong lĩnh vực năng lượng NC&PT năng lượng ở khu vực tư nhân bao gồm một danh mục đầu tư đa dạng của công nghệ liên quan đến phát điện và hiệu quả sử dụng, thăm dò, khai thác, nhiên liệu sạch và bền vững, và giao thông vận tải. Đổi mới năng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách khu vực công cộng, nghiên cứu, và tài trợ bổ sung và kích thích NC&PT công nghiệp. Sự hợp tác là rất quan trọng do chi phí về cơ sở hạ tầng và vốn để triển khai triển khai, những lợi ích công cộng và kinh tế liên quan đến năng lượng, và khả năng của chính phủ hỗ trợ nghiên cứu. Phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến các ưu tiên NC&PT. Trong những năm qua, trữ lượng dầu và khí đốt có thể khai thác về mặt công nghệ được ước tính lại ở Bắc Mỹ đã định hình lại bản đồ năng lượng toàn cầu. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Trung Đông sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng. Sự chuyển đổi này tạo cơ hội cho sự đổi mới. Các công ty NC&PT của Hoa Kỳ đứng hàng đầu Những thay đổi về kinh tế, đầu tư, kỹ thuật gây ra sự thay đổi trong danh sách tốp 10 công ty chi tiêu nhiều nhất cho NC&PT năng lượng năm 2012. General Electric (GE) tiếp tục đầu tư nhiều hơn trong NC&PT công nghệ năng lượng hơn bất kỳ công ty nào khác. Bảng 23. Các công ty hàng đầu của Hoa Kỳ trong đầu tư NC&PT năng lượng Năng lượng 2010 2011 Quý 1 - quý 3/ 2012 Chi tiêu cho NC&PT của các công ty năng lượng hàng đầu ở Hoa Kỳ Triệu USD GE- Energy Infrastructure (e) 1.457 2.126 1.478 Exxon Mobil 1.012 1.044 788 Chevron 526 627 448 Conoco Phillips/Phillips66 (e) 230 267 202 Itron 139 163 134 First Solar 95 141 101 USEC 110 127 168 Babcock & Wilcox 69 106 91 Advanced Energy Industries 57 65 44 SunPower 49 58 46 GE- Energy Infrastructure (e) 1.457 2.126 1.478 Exxon Mobil 1.012 1.044 788 Nguồn: Battelle/R&D Magazine and Current Company information Dự báo năm 2013, các công ty năng lượng nhìn chung giảm ngân sách NC&PT năng lượng (chiếm 38% các công ty được điều tra), 33% các công ty hy vọng sẽ tăng đầu tư NC&PT của họ và 29% không tăng ngân sách này. 49 Công nghệ năng lượng phản ứng hết sức tích cực đối với sự phát triển công nghệ. Sự gia tăng toàn cầu hóa có thể khiến Hoa Kỳ có nguy cơ mất vị thế lãnh đạo trong những công nghệ năng lượng then chốt trong ba năm tới. Dự báo sẽ có sự tăng trưởng thấp trong NC&PT năng lượng trong năm nay, do nhu cầu thị trường và tình hình kinh tế tiếp tục làm giảm doanh số bán hàng của các công ty công nghệ năng lượng tái tạo. Triển vọng tươi sáng hơn có thể đến từ các nhà sản xuất lớn dầu và khí đốt tự nhiên. Ngành công nghiệp năng lượng Hoa Kỳ đầu tư cho NC&PT chỉ tập trung ở một số ít các công ty, với tốp 10 công ty đứng đầu chiếm 80% tổng đầu tư cho NC&PT năng lượng ở Hoa Kỳ. Đầu tư cho NC&PT năng lượng ở Hoa Kỳ dự báo chỉ tăng trưởng 0,2% năm 2013, đạt 5,83 tỷ USD. Tùy thuộc vào sự gia tăng tín dụng thuế trong nghiên cứu và sản xuất, thậm chí mức độ tăng trưởng này có thể không đạt được. Trên toàn cầu, tình hình có vẻ tốt hơn ở Hoa Kỳ đối với NC&PT, với tổng mức đầu tư cho NC&PT toàn cầu năm 2013 đạt 15,95 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm 2012. Những thay đổi thị trường có ảnh hưởng tới các ưu tiên NC&PT Các dự báo về các nguồn dự trữ năng lượng truyền thống và phi truyền thống của Hoa Kỳ là đủ lớn mà theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo Hoa Kỳ, nước tiêu thụ 18% năng lượng của thế giới, sẽ đủ tự cung tự cấp năng lượng trong vòng một thập kỷ tới và sẽ vượt qua Ả-rập Xê-út và Nga để trở thành nhà sản xuất lớn nhất về dầu và khí tự nhiên. Khả năng tiếp cận được với khí đá phiến sét, dầu, và các nguồn năng lượng phi truyền thống khác là kết quả của nhiều thập kỷ của tiến bộ công nghệ (cả trong khu vực công và tư) khoan và địa chất. Các khu vực sử dụng nhiều năng lượng nhất như sản xuất điện, các quy trình công nghiệp, giao thông vận tải sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với những thay đổi trên thị trường năng lượng. Ví dụ, khí đá phiến sét với nguồn cung dồi dào có thể ảnh hưởng đến sản xuất điện do chi phí thấp so với than đá và hạt nhân. Những anh hưởng đối với các ưu tiên tài trợ cho NC&PT năng lượng trong tương lai có thể được suy ra. Nghiên cứu ứng dụng và công nghệ định hướng công nghiệp sẽ tăng năng suất và giảm chi phí khai thác hydrocacbon truyền thống. Những tiến bộ hơn nữa là rất cần thiết trong công nghệ xử lý nước, công nghệ thăm dò địa chất, đánh giá môi trường, các cảm biến và vật liệu. Một thị trường nhỏ hơn nhưng quan trọng đang có sự biến đổi là thị trường năng lượng hạt nhân, với sự gia tăng nhu cầu xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc và Trung Đông, trong khi các nước khác muốn những công nghệ an toàn mới hoặc giảm phụ thuộc vào điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima. Chuyển biến trong công nghệ năng lượng sạch cũng đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Các công nghệ năng lượng sạch thường cần đến sự hỗ trợ của nhà nước để có thể phat triển thương mại. Ngoài ra, một số công nghệ được phát triển trong khu vực tư nhân dựa trên nhu cầu thị trường. 50 Nhiên liệu sinh học và hóa chất sinh học có liên quan là một ví dụ tốt. Mặc dù triển khai ethanol sinh học phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường thực phẩm, nhưng NC&PT trong lĩnh vực này cũng hứa hẹn, đã đạt được tiến bộ về phát triển lên quy mô cao hơn. Nhiên liệu được tạo ra từ các công nghệ nhiệt hóa đang đến gần hơn với thương mại hóa. NC&PT liên quan tới lưới điện cũng đang tiến triển tốt nhờ sự hỗ trợ công và tư. Kết nối năng lượng tái tạo liên tục và mạng lưới điện cho xe sẽ tiếp tục thúc đẩy các chính phủ hỗ trợ cho NC&PT trong lưu trữ năng lượng lưới điện quy mô và tích hợp hệ thống. Triển khai thương mại các công nghệ quản lý đo đạc thông minh, độ tin cậy và an toàn được cải thiện sẽ là trọng tâm của NC&PT của ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, NC&PT có chưa có nhiều triển vọng. Trong khi tiến bộ công nghệ về hiệu quả và chi phí vẫn tiếp tục, thì pin quang điện từ Trung Quốc đang cung ứng cho toàn cầu đã bị giảm về đầu tư. Trong lĩnh vực điện cho vận tải cũng gặp khó khăn khi số lượng xe điện còn hạn chế vì giá cao, thời gian sạc lâu với công nghệ hiện nay. Nói chung, chính sách năng lượng chủ động của Trung Quốc kết hợp với quy mô của nền kinh tế và sựu phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nghiên cứu năng lượng sạch toàn cầu. Các ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng là những động lực chính cho tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, do đó, năm Kế hoạch 5 năm hiện nay của nước này kêu gọi tăng cường năng lượng sạch. 2.7.3. NC&PT trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh NC&PT trong các lĩnh vực này thường chịu sự chi phối của đầu tư từ nhu cầu chính phủ và tài trợ. Ở các nước phương Tây, các chương trình phát triển hệ thống vũ khí mới tiếp tục kéo dài tuổi thọ công nghệ nền tảng còn tồn tại. Trong nghiên cứu liên quan đến không gian, hạn chế về ngân sách tại NASA có thể Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư mới bổ sung ở Hoa Kỳ và ở nước ngoài. Trong hàng không dân dụng, tham vọng của Trung Quốc thâm nhập thị trường thế giới sẽ phụ thuộc vào khả năng của họ trong cung cấp và chi phí điều hành thấp hơn từ các hãng máy bay đang trong giai đoạn phát triển. An ninh mạng tiếp tục là một khu vực hàng đầu thu hút NC&PT quốc phòng. Các hệ thống độc lập, phân tích dữ liệu tiên tiến, và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ vẫn là những ưu tiên nghiên cứu với sự phụ thuộc chung vào các tiến bộ trong công nghệ thông tin và mạng. Bảng 24. Tốp 10 công ty chi tiêu nhiều nhất cho NC&PT của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh Hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh 2010 2011 Quý 1-quý 3 2012 Tốp 10 công ty chi tiêu nhiều nhất cho NC&PT của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực này Triệu USD Boeing 4.121 3.918 2.545 UTC - Aviation (e) 811 1.096 723 51 GE - Aviation (e) 684 918 638 Raytheon 625 625 543 Lockheed Martin 639 585 456 Honeywell - Aerospace 479 565 424 Northrop Grumman 580 543 386 Textron 403 525 374 General Dynamics 325 372 251 Rockwell Collins 348 346 240 Nguồn: Battelle/R&D Magazine and Current Company information Vị thế hàng đầu của Hoa Kỳ trong NC&PT hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh: Mặc dù NC&PT ở một số công ty bị ảnh hưởng bởi sự mua lại hay sáp nhập, thì vị trí tốp 10 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn không có sự thay đổi so với năm ngoái. Một lần nữa, Boeing dẫn đầu phân khúc trong chi tiêu cho NC&PT với khoảng cách lớn so với các công ty đứng sau (xem bảng). Trong số tốp 10 này chỉ có Raytheon và Lockheed Martin có mức chi cho NC&PT cao hơn trong năm 2012. Ngoài tốp 10, một số công ty công nghệ quan trọng như L-3 Communications, BE Aerospace, Esterline Technologies, and Orbital Sciences có khả năng vượt mức đầu tư năm 2011. Năm 2013 được dự báo cũng không có nhiều khả quan đối với NC&PT trong các lĩnh vực này ở Hoa Kỳ, thậm chí điều tra còn cho thấy ngân sách cho NC&PT năm 2013 có thể giảm. Mặc dù chi tiêu NC&PT có thể suy giảm, nhưng trình độ phát triển công nghệ của Hoa Kỳ vẫn đứng hàng đầu, mặc dù một số chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ có nguy cơ mất đi vị thế dẫn đầu trong một số công nghệ trong ba năm tới. Ước tính chi tiêu cho hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh của Hoa Kỳ năm 2012 đạt 16 tỷ USD, giảm 1 tỷ USD số với năm 2011. Năm 2013 con số này được dự báo sẽ giảm xuống còn 15,6 tỷ USD (giảm 2%). Còn trên quy mô toàn cầu, năm 2012 mức đầu tư này đạt 30,5 tỷ USD (giảm só với mức 33,7 tỷ USD năm 2011). Năm 2013 dự báo tăng nhẹ ở mức 0,9% để đạt 30,8 tỷ USD nhờ sự gia tăng ỏ Trung Quốc và các nước mới nổi khác trong lĩnh vực công nghệ hàng không dân dụng và quốc phòng. Áp lực chi phí ảnh hưởng tới NC&PT trong các lĩnh vực này. Chi phí phát triển hình xoắn ốc đang làm hạn chế số lượng các hệ thống nền tảng mới trong ngân sách quốc phòng phương Tây, trong khi lại tạo cơ hội mới để phát triển các công nghệ nền tảng và dịch vụ kéo dài tuổi thọ công nghệ. Ví dụ, cảm biến tiên tiến sẽ cho phép các dịch vụ để tăng hiệu quả sử dụng, chẳng hạn các thiết bị điện tử hàng không thế hệ tiếp theo sẽ kéo dài thêm thời gian sử dụng các máy bay già cỗi như B-52. Chi phí phát triển và mua sắm cao có thể đe dọa việc dy trì năng lực NC&PT dài hạn của các ngành công nghiệp trên. Ví dụ, khi chương trình phát triển F-35 hoàn thành, lần đầu tiên trong lịch sử hàng không Hoa Kỳ, không có máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo dự kiến sẽ được phát triển. Việc thiết lập phòng thủ châu Âu phải đối mặt với viễn cảnh tương tự. 52 Trong khi đang ở giữa của một chương trình tái vũ trang, Nga cũng tiếp tục giảm đầu tư cho NC&PT. Tuy nhiên, Nga gần đây khẳng định cam kết tiến bộ công nghệ bằng cách thành lập Quỹ Các dự án nghiên cứu tiên tiến trong công nghiệp quốc phòng, giống như DARPA của Hoa Kỳ, để tài trợ cho các lĩnh vực như máy bay không người lái, vật liệu mới, điện tử tiên tiến, và các hệ thống siêu âm. Xu hướng triển vọng tài trợ cho NC&PT quốc phòng của Trung Quốc là khó xác định. Một số tài liệu ước tính mức đầu tư này của Trung Quốc đạt từ 5 đến 10 tỷ USD, bao gồm các chương trình lớn nhằm vào phát triển công nghệ như máy bay chiến đấu J-20. Trong lĩnh vực hàng không gian dân sự, Tổng công ty máy bay thương mại của Trung Quốc (Commercial Aircraft Corporation of China) đang phát triển một loại máy bay thân hẹp để cạnh tranh với Boeing và EADS vào năm 2016. Trong năm 2012, tàu con thoi ngưng hoạt động và áp lực chi phí tại NASA đã tạo nên một sự thay đổi lịch sử hướng tới chuyến bay không gian thương mại. Các nguồn ngân sách của NASA và của chính phủ liên bang sẽ vẫn hạn chế, nhưng bù lại có một sự gia tăng tiếp tục trong phát triển ở khu vực tư nhân sẽ tiếp tục. Phát triển Công nghệ Những tiến bộ trong các hệ thống tình báo, giám sát và nhận biết (ISR) là những đòi hỏi quan trọng hàng đầu đối với an ninh quốc gia, mối đe dọa của chiến tranh không đối xứng. Các hệ thống này cũng thể hiện sự cân thiết phải phát triển song song những công nghệ hiệp đồng để đạt được sứu mệnh. Các hệ thống không người lái hoạt động trên không trên biển đã được triển khai ở mức độ chưa từng có của Hoa Kỳ. Các quốc gia khác đang đầu tư vào các chương trình phát triển tương tự, trong đó có Trung Quốc. Cải thiện hoạt động độc lập sẽ là tiếp tục là mục tiêu nghiên cứu cho các nền tảng, cùng với tính tàng hình, độ bền, độ tin cậy, và chi phí thấp hơn. Là phần của một mạng lưới ngày càng tăng của các thiết bị công nghệ sản giám sát liên tục, các hệ thống cảm biến trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, và an ninh các nguồn thông tin đa dạng khác, công nghệ trong các hệ thống tình báo, giám sát và nhận biết đang mở rộng kho dữ liệu và khai thác bằng cách sử dụng các phân tích dữ liệu lớn. Giống như những thách thức dữ liệu lớn trong khoa học sự sống, việc khai thác dữ liệu của các hệ thống tình báo, giám sát và nhận biết phụ thuộc vào tiến bộ nhanh chóng trong nghiên cứu xử lý thông tin. Tại mỗi giai đoạn, các hệ thống tình báo, giám sát, nhận biết và dữ liệu đứng trước các mối đe dọa an ninh mạng. Do vậy, việc tài trợ cho NC&PT sẽ tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là các cơ quan cũng như các hạ tàng mạng quan trọng. Phát triển công nghệ để bảo vệ các nguồn lực quốc gia then chốt này sẽ vẫn có khả năng là một ưu tiên trong năm 2013 và xa hơn nữa. 2.7.4. NC&PT trong công nghiệp hóa chất và vật liệu tiên tiến Hóa chất và vật liệu tiên tiến là những lĩnh vực rộng lớn bao gồm cả hóa chất, chất xúc tác, polyme, kim loại, gốm sứ, và các vật liệu nano - từ những sản phẩm được bán 53 ra bằng với trọng lượng đoàn tàu đến những sản phẩm trị giá hàng trăm đôla một gram. Đây là công nghiệp đổi mới đổi mới mạnh mẽ: ví dụ, ngành công nghiệp hóa chất Hoa Kỳ chiếm hơn 1/10 tổng các bằng sáng chế của Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp này cũng có tác động kinh tế lớn trong tạo việc làm và thương mại quốc tế. Có một tác động lan truyền khi nghiên cứu ứng dụng xúc tác vật liệu mới trong các thị trường khác như giao thông vận tải, dược phẩm, và năng lượng. Ví dụ, tiến bộ trong việc lưu trữ năng lượng pin phụ thuộc phần lớn vào việc cải thiện hiệu suất trong các vật liệu thành phần. Đồng thời, các nhà sản xuất hóa chất và kim loại lớn lại chính là những người tiêu thụ nhiều năng lượng và vật liệu, có thể tạo ra sự thu hút thị trường cho cho việc triển khai các công nghệ mới. Hoạt động NC&PT liên quan đến các quy trình sản xuất mới hoặc các hình thức mới và thành phần của vật chất. Thiết kế điện toán ngày càng phổ biến trong giai đoạn đầu của nghiên cứu vật liệu tiên tiến. Mục tiêu nghiên cứu có thể bao gồm tăng trưởng doanh số bán hàng từ phát triển sản phẩm có hiệu suất cao hơn, giảm chi phí thông qua cải tiến năng suất, tính bền vững và tuân thủ pháp luật. Một số công ty lớn có thể tiến hành NC&PT hoặc đầu tư liên doanh và mua lại để phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa trên các vật liệu tiên tiến. Bảng 25. Các công ty NC&PT hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu tiên tiến Hóa chất và vật liệu tiên tiến 2010 2011 Q1-Q3 2012 Các chi phí NC&PT hàng đầu Hoa Kỳ Triệu USD DuPont 1.651 1.956 1.539 Hóa chất Dow 1.660 1.646 1.245 Tập đoàn 3M 1.434 1.570 1.216 Công nghiệp PPG 394 430 337 Lốp & Cao su Goodyear 342 369 274 Honeywell - Adv. Materials (e) 212 279 218 ALCOA 174 184 141 Huntsman International LLC 151 166 112 Công ty hóa chất Eastman 145 158 1.336 Sản phẩm & Hóa chất Air 117 118 98 Nguồn: Battelle/R&D Magazine and Current Company information 54 Đó là các công ty trong các lĩnh vực hóa chất, hợp chất, sơn, kim loại màu, và các vật liệu tiên tiến khác. Với sự tăng trưởng ngân sách NC&PT 2011, DuPont trở thành công ty chi tiêu NC&PT vật liệu lớn nhất Hoa Kỳ. Hầu hết các công ty hóa chất và vật liệu tiên tiến trong tốp 10 của Hoa Kỳ tiếp tục tăng khoản đầu tư hàng năm vào NC&PT, ngoại trừ Huntsman, tất cả đều đang trên đà vượt qua mức năm 2011 vào năm 2012. Những tỷ lệ tăng trưởng này có thể dao động từ ít hơn 1,0% trong trường hợp của Dow Chemical đến 15% hoặc nhiều hơn với Goodyear và Eastman, với tỷ lệ tăng trưởng đầu tư NC&PT của hầu hết các công ty ít nhất vượt qua tỷ lệ lạm phát. Đằng sau tốp 10, Ashland có vẻ như đang tiếp tục gia tăng đáng kể trong nỗ lực NC&PT để xây dựng danh mục đầu tư cho các sản phẩm đặc biệt của họ. Thông qua ba quý đầu tiên của năm 2012, họ đã vượt qua tổng cả năm 2011 gần 10 triệu USD. Với tốc độ này họ có khả năng đầu tư nhiều hơn 40% trong năm 2012 so với năm 2011. Nếu Ashland thực sự đạt được mức tăng trưởng này, họ có thể gia nhập vào tốp 10 trong dự báo năm tới. Triển vọng của ngành công nghiệp hóa chất và vật liệu tiên tiến của Hoa Kỳ Những người hưởng ứng ngành công nghiệp hóa chất và vật liệu tiên tiến của Hoa Kỳ tỏ ra lạc quan một cách thận trọng trong quan điểm của họ về tương lai NC&PT của ngành này. Chỉ có 28% những người được hỏi có cách nhìn tiêu cực về ngân sách 2012 của họ, với 35% có quan điểm tích cực. Triển vọng nhìn chung cũng được cải thiện với 35% số người được hỏi đã trở nên tích cực hơn (cao thứ hai trong số các ngành), trong khi chỉ có 30% bày tỏ cái nhìn tiêu cực hơn (phần thấp nhất trong các ngành). Hơn một nửa những người được hỏi tỏ ra lạc quan rằng ngân sách NC&PT của họ sẽ tăng trong năm 2013, mặc dù hầu hết đều cho rằng ty họ đã tác động đến các hoạt động NC&PT. Với sự toàn cầu hóa như hiện nay, 63% người được hỏi tin rằng tính cạnh tranh của Hoa Kỳ có nguy cơ rủi ro. Dự báo NC&PT trong công nghiệp hóa chất và vật liệu tiên tiến ở Hoa Kỳ và toàn cầu NC&PT Hoa Kỳ trong ngành này được ước tính tăng 1,6% năm 2012, thấp hơn mức lạm phát dự kiến là 1,9%. Tỷ lệ tăng trưởng NC&PT trong nhiều công ty vật liệu đặc biệt nhỏ có khả năng sẽ bắt kịp với lạm phát hay cao hơn một chút, nhưng một vài công ty đa quốc gia lớn hơn sẽ thiên về chiều hướng kìm hãm đầu tư vào NC&PT cho tới khi nền kinh tế toàn cầu biểu hiện sự phục hồi mạnh mẽ hơn. Trên quy mô toàn cầu, tăng trưởng nhìn chung của ngân sách NC&PT trong ngành này thực chất thấp đi, dự kiến tăng trưởng chỉ 0.6%, dưới 42 tỷ USD trong năm 2013. Phần lớn sự tăng trưởng này sẽ xảy ra thông qua liên kết toàn cầu của các công ty Hoa Kỳ. Đổi mới vật liệu cho phép nghiên cứu trong các lĩnh vực khác Trong số nhiều thị trường phụ thuộc vào đổi mới vật liệu, NC&PT năng lượng là một minh họa tốt liên quan đến rất nhiều đột phá công nghệ. Thông thường, để đạt một mục tiêu cho hiệu suất hoặc chi phí thì phát triển vật liệu là một cách quan trọng để đạt được nó. Tất cả các ví dụ về khoa học vật liệu và hóa chất liên quan đến năng lượng sau đây dự kiến sẽ tiếp tục được chú ý nghiên cứu vào năm 2013. Vật liệu lai kim loại - hữu cơ (MOFs) đại diện cho một nền tảng với nhiều ứng dụng. Các đột phá gần đây đã chứng minh tính hữu dụng cho lưu trữ hydro và CO2, xúc tác, và thậm chí cô lập khí iốt phóng xạ thoát ra từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Thông qua NC&PT các yếu tố cấu trúc của MOFs, tính năng có thể được điều chỉnh cho từng mục đích. 55 Tính bền vững thường là một mục tiêu của NC&PT vật liệu, thường nhắm tới thay thế một vật liệu trong thị trường. Ví dụ như phát triển các vật liệu thay thế cho đất hiếm sử dụng trong các nam châm của động cơ xe điện, và chuyển đổi lignin tái tạo thành sợi cacbon chi phí thấp để giảm trọng lượng và các ứng dụng khác. Năng lượng tái tạo và vận chuyển không cacbon dựa trên nghiên cứu vật liệu pin. Ví dụ, giới hạn của quy mô và độ an toàn của pin lithium ion vẫn tiếp tục mở rộng bởi những tiến bộ trong chất điện phân và các hóa chất truyền điện và các vật liệu cực dương/cực âm. Nhiều công nghệ năng lượng tái tạo sẽ được đẩy mạnh NC&PT như công nghệ nhiên liệu từ ánh sang mặt trời, tách tách nước để tạo ra hydro... Tạo ra một mạng lưới vật liệu toàn cầu Công ty hóa chất Dow, trụ sở chính tại Midland, bang Michigan, gần đây đã công bố việc mở Trung tâm Công nghệ Dow Seoul, một trung tâm NC&PT toàn cầu tập trung vào những tiến bộ công nghệ trong các ứng dụng liên quan đến công nghệ hiển thị và chất bán dẫn. Với sự bổ sung của trung tâm này, Dow đã đầu tư hơn 400 triệu USD tại Hàn Quốc trong thập kỷ vừa qua để thiết lập các địa điểm sản xuất tiên tiến cho công nghệ bán dẫn, màn hình hiển thị và đèn LED. Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của trung tâm này bao gồm thuật in lito (lithography), điốt phát sáng hữu cơ (OLED), vật liệu hiển thị, và bao bì chip bán dẫn tiên tiến. General Motors Trung Quốc đã mở Phòng thí nghiệm vật liệu tiên tiến tại Thượng Hải. Một phần của Trung tâm kỹ thuật tiên tiến GM Trung Quốc, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vật liệu mới này làm việc với nghiên cứu độc đáo về công nghệ pin mới và vật liệu ô tô trọng lượng nhẹ. Điều này bao gồm sự phát triển của công nghệ tiên tiến cho các thiết kế và chế tạo pin và sự thông qua các vật liệu pin tiên tiến được cung cấp bởi các nhà cung ứng. Mục tiêu của họ là tích hợp các tế bào pin mới vào hệ thống pin cho xe GM trong tương lai. Họ tập trung vào phát triển pin lithium-ion thông qua thiết kế hóa học tế bào, pin và vỏ kiện đã được nâng cao và tối ưu hóa hệ thống điều hành nhiệt của pin. Mục tiêu cuối cùng là làm cho hệ thống pin nhỏ hơn, nhẹ hơn, và ít tốn kém hơn so với hệ thống pin lithium-ion hiện nay. Công ty hóa chất hàng đầu thế giới, BASF, gần đây đã mở một cơ sở sản xuất tại Elyria (Bang Ohio, Hoa Kỳ) để chế tạo vật liệu cực âm niken – kim loại – coban cho pin lithium-ion sử dụng trong xe điện và xe lai. Nhà máy vật liệu mới này được xây dựng với 25 triệu USD tài trợ liên bang. Quá trình sản xuất vật liệu này đã được phát triển bước đầu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, Illinois, mà các nhà nghiên cứu của BASF tại phòng thí nghiệm Beachwood (Ohio) tiếp tục củng cố thêm cho một quy trình sản xuất khả thi. 2.7.5. NC&PT trong lĩnh vực khoa học sự sống Chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng, dân số già hóa và tỷ lệ cao các bệnh mãn tính là những yếu tố sẽ tiếp tục định hướng NC&PT trong khoa học sự sống năm 2013. Phát triển công nghệ và phân tích thông tin chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến nghiên cứu, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng. Khoa học sự sống là một ngành kinh doanh toàn cầu đa dạng, nhưng một ngành công nghiệp và một quốc gia lại vượt trội về kinh phí NC&PT. Dù giá thuốc chiếm từ 10-15% chi 56 phí chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, nhưng các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học vẫn dành phần lớn kinh phí nghiên cứu cho lĩnh vực khoa học sự sống, bao gồm các thiết bị y tế, công nghệ sinh học nông nghiệp và sức khỏe động vật. Đổi mới vẫn cần có khi thời gian bảo hộ sáng chế với thuốc doanh thu cao tiếp tục hết hạn vào năm 2012. So với các quốc gia, Hoa Kỳ có mức chi tiêu bình quân cho chăm sóc sức khỏe cao nhất, chiếm tới 1% GDP. Các đối tượng đóng góp cho khu vực công (đặc biệt là Medicare) chiếm gần một nửa chi tiêu ở Hoa Kỳ. Xem xét các yếu tố này cùng với việc thực hiện Đạo luật chăm sóc sức khỏe liên bang với mức chi phí phải chăng (Affordable Care Act), quỹ nghiên cứu của Việt Y tế Quốc gia (NIH) trị giá hơn 30 tỷ USD và vai trò tiêu chuẩn vàng về giám sát điều tiết của Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), thì rõ ràng chính sách công ở Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến NC&PT khoa học sự sống toàn cầu. Bảng 26. Các công ty NC&PT hàng đầu ở Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học sự sống Khoa học sự sống 2010 2011 Q1-Q3 2012 Chi tiêu NC&PT của các công ty hàng đầu ở Hoa Kỳ Triệu USD Pfizer 9.392 9.112 5.734 Merck & Co. 11.111 8.467 5.945 Johnson & Johnson 6.844 7.548 5.3334 Lilly (Eli) & Co. 4.884 5.021 3.815 Abbott Laboratories 3.724 4.129 3.181 Bristol-Myers Squibb Co. 3.566 3.839 2.822 Amgen 2.894 3.167 2.411 Celgene 1.129 1.600 1.251 Medtronic (e) 1.464 1.482 1.167 Monsanto 1.241 1.435 1.166 Nguồn: Battelle/R&D Magazine and Current Company information Xu hướng giảm mức đầu tư cho NC&PT ở Hoa Kỳ diễn ra trong nhiều công ty khoa học sự sống đầu bảng ở Hoa Kỳ. Cả Pfizer và Merck hiện duy trì mức đầu tư cho NC&PT năm 2012 thấp hơn nhiều so với năm 2011 với tỷ lệ sụt giảm tương ứng là 1,5 tỷ USD và 500 triệu USD. Năm 2012, Johnson & Johnson cũng sẽ chi ít hơn cho NC&PT so với năm 2011. Cả công ty Lilly và Abbott Labs nhiều khả năng sẽ kết thúc năm 2012 bằng việc đầu tư hơn một chút so với năm 2011. Biogen Idec, một trong tốp 10 năm ngoái các công ty chi tiêu cho NC&PT khoa học sự sống, cũng có đầu tư cao hơn năm 2011, nhưng mức chi tiêu thấp đã loại công ty này khỏi danh sách của năm nay. Một trong những công ty tăng đầu tư có thể là Gilead Sciences, hiện xếp thứ 11 trong số các công ty dẫn đầu. Gilead đã vượt trội về tổng đầu tư cho NC&PT năm 2011 chỉ trong 3 quý đầu năm 2012 và rất triển vọng lọt vào danh sách top 10 của năm tới. 57 Triển vọng của ngành công nghiệp khoa học sự sống ở Hoa Kỳ Các đại diện của ngành công nghiệp khoa học sự sống được hỏi về mức độ hài lòng với ngân sách NC&PT năm 2012. Đa số đều tỏ ra lạc quan, dù có gần ¼ số người được hỏi bi quan, ngành công nghiệp nhìn chung vẫn lo ngại về mức chi tiêu NC&PT. Mối lo này được thể hiện bằng gần 40% người được hỏi cho rằng triển vọng ngân sách năm 2013 sẽ ảm đạm hơn trong 6 tháng cuối năm. Dù tổng quan ngân sách nhìn chung là ảm đạm, nhưng 53% số người được hỏi hy vọng ngân sách NC&PT năm 2013 sẽ cao hơn năm 2012. Ngân sách NC&PT khoa học sự sống tăng làm nảy sinh những lo ngại và cơ hội. Gần một nửa (47%) mong rằng các yêu cầu dự toán ngân sách sẽ được thắt chặt hơn nữa. Hơn 40% cho biết sẽ tham gia hợp tác nghiên cứu nhiều hơn vào năm 2013 và 39% mong rằng các hỗ lực NC&PT của họ sẽ hòa nhập với bối cảnh toàn cầu năm 2013. Các nhà nghiên cứu trong ngành công nghiệp khoa học sự sống ở Hoa Kỳ vẫn lạc quan về hiện trạng và tốc độ phát triển công nghệ. Hơn 80% số người được hỏi nêu ra những phát triển tích cực về các công nghệ khoa học sự sống trong vài năm qua. Còn có lo ngại phần nào về khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ trong NC&PT khoa học sự sống với 44% cảm thấy hơi lo ngại và 17% thấy đáng lo ngại. Dự báo ngành công nghiệp khoa học sự sống toàn cầu và Hoa Kỳ Ngành công nghiệp khoa học sự sống đã trải qua cả tình trạng giảm chi tiêu NC&PT do suy thoái lẫn sự thay đổi lớn lao về loại hình và sự phân bổ đầu tư NC&PT của các công ty dược phẩm lớn trong vài năm qua, vì ít sản phẩm đầu ra và một số chuyển đổi sang các sản phẩm sinh học chứ không phải sản phẩm phân tử nhỏ. Thậm chí với sự sụt giảm chi tiêu NC&PT đang diễn ra trong một số công ty khoa học sự sống lớn nhất ở Hoa Kỳ, các chuyên gia dự báo tổng chi tiêu NC&PT khoa học sự sống ở Hoa Kỳ sẽ tăng nhẹ 1,4% lên 82,7 tỷ USD năm 2013. Tỷ lệ tăng chi tiêu ở Hoa Kỳ kết hợp với mức tăng thấp trong các công ty khoa học sự sống ở châu Âu, nhưng lại tăng trưởng mạnh trong các công ty khoa học sự sống châu Á, sẽ nâng tổng chi tiêu NC&PT khoa học sự sống trên toàn cầu năm 2013 lên 189,2 tỷ USD, tỷ lệ gia tăng theo dự báo từ năm 2012-2013 là 4,2%. Các đánh giá và dự báo cho thấy ngành công nghiệp này của Hoa Kỳ nên chuyển hướng và bắt đầu tăng đầu tư cho NC&PT năm 2013. Ngành công nghiệp khoa học sự sống toàn cầu, dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kéo dài từ năm 2009-2012, vẫn trong quĩ đạo gia tăng NC&PT mạnh hơn vào năm 2013. Triển vọng các công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe Được tiếp sức nhờ kinh phí từ Đạo luật phục hồi và tái đầu tư của Hoa Kỳ cũng như các khuyến khích và hình phạt của các Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ y tế, việc thu thập các hồ sơ y tế điện tử ở nước này hiện đã hoàn thiện hơn một nửa. Các hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe tích hợp sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng và hỗ trợ ra quyết định tương tác và trở thành công nghệ mô hình nhà cung cấp mới như các tổ chức chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy để cung cấp các kết quả dựa vào giá trị. Nhờ có bảo mật và bảo đảm sự riêng tư, phân tích dữ liệu từ các hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe tích hợp còn mở ra tiềm năng lớn để định hướng và hợp thức hóa NC&PT trong 58 liệu pháp và chuẩn đoán, cải thiện khả năng dự báo và chuẩn đoán lâm sàng cũng như thúc đẩy phát triển và áp dụng các công nghệ kết nối phục vụ chăm sóc sức khỏe. Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học sự sống phụ thuộc vào việc phát triển liên tục lĩnh vực phân tích dữ liệu lớn. Công nghệ và dịch vụ phân tích khối lượng lớn dữ liệu được ứng dụng trong các thị trường đa dạng, đang trở thành một ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Tuy nhiên, việc tích hợp và phân tích thông tin ở quy mô này sẽ đòi hỏi nghiên cứu tính toán phức tạp để điều chỉnh sự không đồng nhất, qui mô, thời gian và nguồn gốc biến đổi, độ phức tạp và bảo mật của dữ liệu. Công nghệ kết nối phục vụ chăm sóc sức khỏe là công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe theo cách di động dựa vào bệnh nhân. Nhiều người tin rằng sự phát triển của y học từ xa sẽ cải thiện khả năng chuẩn đoán và quản lý bệnh mãn tính, tăng chi phí-hiệu quả, tiếp cận phối hợp với chăm sóc sức khỏe và trao quyền cho người tiêu dùng cần được chăm sóc sức khỏe. Phân tích dữ liệu đã được thực hiện, như dự án phân loại nguy cơ tái nhập viện đối với các bệnh nhân bị bệnh tim dựa vào theo dõi sức khỏe và hành vi tuân thủ. NC&PT khác bao gồm thích ứng các công nghệ xã hội và tích hợp các cảm biến đến các nơi làm việc, đến doanh nghiệp. Vốn mạo hiểm là một nguồn quỹ đổi mới quan trọng trong lĩnh vực này. Đổi mới trong chẩn đoán và điều trị Truy cập đa dạng thông tin chăm sóc sức khoẻ cũng sẽ thúc đẩy NC&PT dược phẩm, đặc biệt khi kết hợp với bộ dữ liệu đang lớn dần từ thiết bị sinh học tốc độ nhanh. Các kỹ thuật như nghiên cứu sự kết hợp của cả bộ gen có thể hé mở các mục tiêu về loại thuốc mới và các dấu hiệu sinh học kết hợp. Giám sát hậu marketing kết hợp với dữ liệu kiểu hình (phenotype) có thể cung cấp nhận thức mới về độ an toàn của thuốc. Toàn bộ kết quả sẽ mở ra các hướng mới tấn công các bệnh mãn tính chủ yếu, vốn là là các bệnh làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, cũng như hiệu quả thúc đẩy sự tiến triển các bệnh ít được quan tâm. Khoa học diễn dịch (Translational science) sẽ là lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm sinh học cốt lõi khác vào năm 2013. GS. Francis Collins, Giám đốc NIH đã viết “ít nỗ lực được dành cho bản thân các quy trình diễn dịch dù đó là một vấn đề khoa học cần đổi mới”. Với nhiệm vụ xúc tác NC&PT của khu vực tư nhân, Trung tâm quốc gia thúc đẩy tiến bộ khoa học diễn dịch (thuộc NIH) mới đây đã đi vào họat động. Các công nghệ diễn dịch mới sẽ lập mô hình bệnh tật và hệ thống sinh học hiệu quả hơn, dự báo độ an toàn và hiệu quả của thuốc sớm và hiệu quả hơn, cũng như cung cấp các dấu hiệu sinh học lâm sàng cho chuẩn đoán và dự báo phản ứng liệu pháp. Ngành công nghiệp thiết bị y tế thúc đẩy việc cấp vốn mạo hiểm cho đổi mới giai đoạn đầu. Tuy nhiên, triển vọng năm 2013 sẽ đi theo xu hướng thận trọng gần đây với khoản đầu tư mạo hiểm của Medtech trong 9 tháng đầu năm 2012 chỉ chiếm 76% so với mức trung bình của 5 năm trước. Một số người cho rằng xu hướng này là do giá cả và bất ổn thuế, trong khi số khác lại nhấn mạnh đến hiệu quả vốn. Mặc dù một số quyết định họat động có liên quan đến những bất ổn này, nhưng nghiên cứu tại các công ty lớn xem ra ít bị tác động. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các sản phẩm mới trong những thị trường hạt nhân, các công ty như GE và Medtronic đang đầu tư NC&PT để nâng cao dịch vụ cho khách hàng. Quan hệ hợp tác đang tạo đà như một biện pháp quản lý rủi ro để kết hợp khả năng từ nhiều lĩnh vực vào trong các thiết bị ngày càng tinh vi. 59 KẾT LUẬN Thông qua các báo cáo về triển vọng kinh tế năm 2013 của các tổ chức quốc tế có uy tín, có thể nhận thấy điểm chung là kinh tế toàn cầu năm 2013 có tốt hơn một chút so với năm 2012, nhưng tiếp tục ảm đạm và không phục hồi nhanh như kỳ vọng. Mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 của LHQ và WB chỉ đạt 2,4%, trong khi IMF và OECD lạc quan hơn khi dự báo tương ứng ở các mức 3,5% và 3,4%. Các tổ chứ này đều nhận định khu vực châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, vẫn sẽ là đầu tàu tăng trưởng của thế giới, trong khi các nền kinh tế phát triển ở châu Âu và Hoa Kỳ vẫn trong tình trạng phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Trong thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng của chúng ta, việc tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ đầu tư cho NC&PT là điều cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Điều đã được khẳng định là sự thay đổi công nghệ đang được đẩy nhanh và nếu không có các công cụ, tri thức và chuyên môn để nắm bắt những thay đổi, thì một quốc gia sẽ nhanh chóng tụt hậu phía sau những nước đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng cần lưu ý là những ảnh hưởng lâu dài của đầu tư cho NC&PT và mối quan hệ gần gũi của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia và khu vực EU đã thiết lập các mục tiêu dài hạn cho NC&PT. Tình hình tăng trưởng kinh tế được coi là có tác động trực tiếp tới đầu tư cho NC&PT. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ đầu tư cao cho NC&PT và tỷ lệ tăng trưởng NC&PT thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, điển hình nhất là ở Trung Quốc với mức tăng trưởng đầu tư cho NC&PT từ hơn một thập kỷ nay luôn ở mức hai con số. Mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu năm 2013 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng theo Viện Battelle Memorial và Tạp chí NC&PT (R&D Magazine), đầu tư cho toàn cầu cho NC&PT được dự báo sẽ tăng trưởng 3,7%, để đạt gần 1.500 tỷ USD. Trong khi vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về tương lai của đầu tư cho NC&PT của doanh nghiệp Hoa Kỳ, thì tình hình đầu tư cho NC&PT của Trung Quốc vẫn nổi bật toàn cầu, và nước này đang giữ một vai trò dẫn dắt tăng trưởng ở cả tăng trưởng kinh tế lẫn tăng trưởng đầu tư cho NC&PT của thế giới. Cũng như trong tăng trưởng kinh tế, châu Á đang giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng NC&PT toàn cầu. Thế giới đang chứng kiến xu hướng dịch chuyển năng lực đầu tư, nghiên cứu và thương mại hóa tới những nơi tối ưu nhất, ở đó có những nước cam kết NC&PT như là một chiến lược quốc gia để ưu tiên đầu tư cho nó một cách mạnh mẽ và lâu dài, như Trung Quốc, nước đang đầu tư cho NC&PT lớn thứ hai thế giới. Với 2,6% GDP (hơn 420 tỷ USD) đầu tư cho NC&PT dự kiến cho năm 2013, Hoa Kỳ đã cho thấy họ tiếp tục cam kết và theo đuổi đổi mới sáng tạo như là một “chất xúc tác“ chính cho tăng trưởng và thịnh vượng. Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của NC&PT trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc gia và quốc tế. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, 60 nhưng đầu tư cho NC&PT, đổi mới sáng tạo sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của NC&PT, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Các chuyên gia đều thừa nhận, dù NC&PT không phải là một công cụ có thể nhanh chóng kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và đầu tư cần thiết cho NC&PT thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai. Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KH&CN nói chung và đầu tư cho NC&PT nói riêng của các nước trên thế giới hiện nay và trong tương lai, luôn luôn có ý nghĩa thiết thực đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Biên soạn: ThS Phùng Anh Tiến ThS Nguyễn Hồng Hạnh ThS Nguyễn Phương Dung CN Nguyễn Khánh Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. World Economic Outlook (Update), 1/2013, International Monetary Fund (IMF); 2. Global Economic Prospects, 1/2013, The World Bank; 3. World Economic Situation and Prospects 2013, United Nations; 4. OECD 2013 Global Economic Outlook; 5. 2013 Global R&D Forecast, 12/2012, Battelle and R&D Magazine; 6. WB dự báo kinh tế Việt Nam 2013: Rủi ro số 1 là lạm phát, Báo đầu tư, 22/01/2013; 7. Đại diện IMF: Kinh tế Việt Nam khá hơn vào cuối năm 2012, Thời báo Ngân hàng - Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , 10/12/2012; 8. WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,5% năm 2013, TTXVN, 1/2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_the_gioi_2013_trien_vong_kinh_te_va_dau_tu_cho_nghi.pdf
Tài liệu liên quan