Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc hoàn thuế
- Đối tượng nộp thuế: có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy
định gửi cơ quan thuế; đảm bảo tính chính xác, trung thực và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về số liệu kê khai; lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan
đến hoàn thuế, khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên
quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT được hoàn khi cơ quan thuế yêu cầu thanh
tra, kiểm tra hoàn thuế tại cơ sở.
- Cơ quan thuế: thực hiện tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế,
quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế. Thông báo bằng văn bản và gửi trả hồ sơ cho cơ sở
kinh doanh không thuộc đối tượng được hoàn thuế; yêu cầu cơ sở kinh doanh bổ sung39
hồ sơ hoặc lập lại hồ sơ trong trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được
hoàn thuế nhưng hồ sơ chưa lập đầy đủ, đúng quy định. Kiểm tra số liệu, xác định số
thuế được hoàn của các đối tượng được hoàn thuế. Ra quyết định hoàn thuế cho đối
tượng được hoàn thuế. Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở đối với các
trường hợp phát hiện hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn, đối tượng hoàn thuế vi phạm quy
định của Luật thuế.
- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước: Kho bạc nhà nước đồng cấp thực hiện bù
trừ các khoản thu ngân sách nhà nước hoặc chuyển cho Kho bạc nhà nước nơi người
nộp thuế còn nợ để thực hiện thu ngân sách qua hình thức bù trừ, thực hiện hoàn trả
tiền cho người được hoàn trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo quy định cho
người nộp thuế, sau đó báo nợ về Kho bạc nhà nước cấp trên để trích từ quỹ hoàn
thuế GTGT.
39 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nộp vào NSNN theo quy định khi
giao đất.
Ví dụ 10: Công ty đầu tư và phát triển nhà C được Nhà nước giao 10.000m² đất
để xây dựng nhà bán, trong đó 3.000 m² đất sử dụng làm đường nội bộ trong khu quy
hoạch không phải nộp tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải nộp NSNN theo giá
200.000 đồng/m². Công ty bán 01 căn nhà có diện tích đất là 50m², giá bán nhà và
chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT là 300 triệu đồng (trong đó giá nhà
200 triệu đồng, giá chuyển quyền sử dụng đất là 100 triệu)
Giá tính thuế GTGT đối với căn nhà trên là:
300 triệu đồng – (50m² x 200.000 đồng/m²) = 290 triệu đồng
13
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu
chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế
GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT =
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
Ví dụ 11: Một bưu điện tỉnh trong tháng bán 10.000 con tem, giá mỗi con tem
800 đ, thì giá chưa có thuế GTGT được xác định như sau:
Giá ghi trên tem 10.000 x 800 đ = 8.000.000 đ
Giá chưa có thuế GTGT = 8.000.000 đ / 1 + 10% = 7.272.728 đ
+ Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng
theo giá trọn gói thì giá trọn gói của cơ sở kinh doanh được xác định là giá đã có thuế
GTGT. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản chi vé máy bay vận chuyển
khách du lịch từ nước ngoài vào Việt nam, từ Việt nam đi nước ngoài, các chi phí ăn
nghỉ, tham quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp)
thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên không thuộc diện chịu
thuế GTGT tại Việt Nam.
Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinh doanh đã
chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp xây
dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối
lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành), không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền.
2.2.2.2. Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ở các
khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện hành các mức
thuế suất thuế GTGT gồm có 0%, 5% và 10%. Việc quy định các mức thuế suất khác
nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá,
dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, do mặt bằng kinh doanh của các
14
nghành nghề chưa đồng nhất nên sự phân biệt về thuế suất là phù hợp, tuy nhiên mặt
trái của cơ chế nhiều thuế suất là tính phức tạp, làm tăng chi phí quản lý và chấp hành
luật thuế, có thể “bóp méo” giá cả tương đối giữa các hàng hoá chịu thuế suất khác
nhau. Các mức thuế suất cụ thể hiện hành được quy định như sau:
- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây
dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế;
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường
hợp không áp dụng mức thuế suất 0%.
Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác
xuất khẩu; Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở
ngoài Việt Nam; Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy
móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; Các trường hợp
được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Hàng hóa gia công chuyển tiếp
theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài; Hàng hóa xuất
khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật; Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ,
triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở
trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc
tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và
đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có
phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa
thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
15
Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước
ngoài hoặc thông qua đại lý
Các hàng hóa, dịch vụ khác: Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước
ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%; Dịch
vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều kiện áp dụng thuế suất 0%: Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất
khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu
qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có tờ khai hải quan
(đối với hàng hóa xuất khấu).
Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
+Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở
hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra
nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra
nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân
trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá
đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài
nguyên, khoáng sản;
+ Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu;
+ Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu
phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
+ Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua
tại nội địa;
+ Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
+ Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu
phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch
16
vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn
công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
+ Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
không được áp dụng thuế suất 0% gồm: Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn
hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; Dịch vụ thanh
toán qua mạng; Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa tại Việt Nam.
- Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho
sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy và
học tập; thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại; dịch
vụ khoa học và công nghệ;
- Mức thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp
áp dụng thuế suất 0%, 5%; như sản phẩm điện tử; dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm may
mặc; xây dựng, lắp đặt; dịch vụ tư vấn;
2.2.3. Phƣơng pháp tính thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương
pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp
như sau:
2.2.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế
a. Đối tượng áp dụng: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;
17
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
b. Cách tính thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp =
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế
GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá chưa có thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi
bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi
lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế,
thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi
giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa
có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá
thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
Ví dụ 12: Một công ty sản xuất hàng may mặc trong kỳ tính thuế có tình hình
tiêu thụ trong tháng như sau:
- Bán 100 bộ quần áo cho công ty thương mại A, giá bán chưa có thuế GTGT
100.000 đ/ bộ
18
- Bán 50 bộ quần áo cho doanh nghiệp B, hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán
110.000 đ/ bộ.
- Biết thuế suất thuế GTGT của sản phẩm may mặc là 10%.
Trong trường hợp này thuế GTGT đầu ra sẽ tính như sau:
- Đối với số quần áo bán cho công ty thương mại A, thuế GTGT đầu ra sẽ là:
100 bộ x 100.000 x 10% = 1.000.000 đ
- Đối với số quần áo bán cho doanh nghiệp B, thuế GTGT đầu ra sẽ là:
50 bộ x 110.000 x 10% =550.000 đ
- Tổng thuế GTGT đầu ra của công ty 1.550.000 đ
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức
thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế
kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi
trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn;
Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo
thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá
nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với
các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài
kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
19
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để
xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Ví dụ 13: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu
trừ là loại đặc thù:
Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu
thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:
110 triệu
---------- x 10% = 10 triệu đồng
1 + 10%
Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.
Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ
sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như
sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế
GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Nếu thuế suất thuế GTGT
ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.
- Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ dựa trên các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá,
dịch vụ, tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT.
20
Điều đó có nghĩa là thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, nguyên nhiên vật
liệu, tài sản cố định mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT thì sẽ không được khấu trừ.
Nếu hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu mua vào dùng cho
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế và không chịu thuế
GTGT thì chỉ được khấu trừ thuế số thuế đầu vào của các yếu tố mua vào dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh
doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào của các yếu tố mua vào dùng cho
từng hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT để làm căn cứ khấu trừ thuế.
Trường hợp không thể hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ và không
được khấu trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu
thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh
thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp
thuế không hạch toán riêng được
Một số trường hợp đặc thù của nguyên tắc 1 cần lưu ý:
+ Thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị
tổn thất cũng được khấu trừ.
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn
ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ
cho người lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công
nhân làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT
đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT
đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong
các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố
định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các
văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí,
21
khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ
chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh
chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền
không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh
doanh du lịch, khách sạn.
+ Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào
kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô
dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá
chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên
1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
+ Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức
quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung
cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
Nguyên tắc 2: Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu
trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để
trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê
khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người
nộp thuế.
- Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
+ Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ
nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước
ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài
không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu
nhập phát sinh tại Việt Nam.
22
Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các
trường hợp sau đây:
Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn
GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ,
mã số thuế của người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa,
hóa đơn khống (không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực
tế của hàng hóa, dịch vụ.
+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua
vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường
hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng,
hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá
đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu,
quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và một số trường hợp được coi là xuất
khẩu: được quy định cụ thể cho từng loại hình, nhưng nhìn chung phải đảm bảo các
điều kiện đó là phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của
cơ quan hải quan đã xuất khẩu, đã giao cho phía nước ngoài hoặc cho đối tượng khác
theo chỉ định của bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc được coi như
xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng; phải lập hóa đơn cho việc bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ hoặc xuất trả hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất
đúng quy định.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được
coi như xuất khẩu nêu trên, nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng
hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ
thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT
23
đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và hàng hoá xuất
khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính
và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch
vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được
coi như thanh toán qua ngân hàng thì không phải tính thuế GTGT đầu ra, nhưng
không được khấu trừ thuế đầu vào.
Ví dụ 14: Một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản
xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, trong tháng có tình hình sau:
1. Tiêu thụ trong tháng:
- Tiêu thụ nội địa 500 sản phẩm. Hóa đơn GTGT ghi giá chưa có thuế 200.000
đồng/ sản phẩm.
- Trực tiếp xuất khẩu 200 sản phẩm với giá FOB 220.000 đồng/ sản phẩm.
Hàng hóa xuất khẩu có đủ hồ sơ chứng từ theo quy định.
- Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động
nội bộ xuất cho cửa hàng trực thuộc đóng trên cùng một địa phương với doanh nghiệp
1200 sản phẩm, cuối tháng cơ sở trực thuộc báo về đã tiêu thụ được 1000 sản phẩm
với giá chưa có thuế GTGT 200.000 đồng/ sản phẩm.
2. Mua vào trong tháng:
- Mua nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm, giá mua chưa có thuế GTGT
80.000.000 đồng, trong đó trị giá mua vào chưa có thuế GTGT bị tổn thất được bồi
thường 10.000.000 đồng.
- Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác: 1.000.000 đồng
Yêu cầu: Tính thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp? Biết rằng Thuế suất thuế
GTGT 10%, các yếu tố mua vào đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ thuế.
Giải:
1. Thuế GTGT đầu ra
- Tiêu thụ nội địa: 500 x 200 000 x 10% =10 000 000 đồng
24
- Xuất khẩu: 200 x 220 000 x 0% = 0
- Bán qua cửa hàng: 1 000 x 200 000 x 10% = 20 000 000 đồng
- Tổng thuế GTGT đầu ra: 30 000 000 đồng
2. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Mua nguyên liệu chính:
(80 000 000 - 10 000 000) x 10% = 7 000 000 đồng
- Chi phí mua ngoài khác 1 000 000 đồng
- Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 8 000 000 đồng
3. Thuế GTGT phải nộp 22 000 000 đồng
2.2.3.2. Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
a, Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá
trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của
vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương
ứng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa
đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng
và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị
vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế
tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
b, Thuế GTGT tính theo tỷ lệ trên doanh thu:
- Đối tượng áp dụng:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập hoặc đang hoạt động có doanh thu
hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự
nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
25
+ Hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu
tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài
cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và
khai thác dầu khí.
+ Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Công thức tính
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp= tỷ lệ % nhân với doanh thu
Trong đó:
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động
như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi
trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản
phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
c, Thuế GTGT tính theo phương pháp khoán: Đối với hộ, cá nhân kinh doanh
nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế
GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán căn cứ vào tài liệu, số liệu
khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu
thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
26
2.2.4. Hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ
Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn,
chứng từ theo quy định của Pháp luật, cụ thể là:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn
GTGT.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng
hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng
- Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp
dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn
thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng
kê bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.
Việc sử dụng và ghi hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể được thực hiện theo
quy định về quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ. Cơ sở kinh doanh phải tuân thủ
những quy định này. Có thể nêu quy định sử dụng hoá đơn chứng từ trong một số
trường hợp cơ bản như sau:
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hoá đơn thì trên hoá đơn phải
ghi rõ: tỷ lệ hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá),
thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch
toán phụ thuộc ở khác địa phương để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh,
đơn vị phụ thuộc với nhau, xuất trả hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh
doanh; xuất hàng hoá cho các cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng
căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa
chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:
Cách thứ nhất: sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp
thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.
27
Cách thứ hai: sử dụng Phiếu xuất kho kiềm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh
điều động nội bộ đối với hàng hoá điều chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng
gửi bán đại lý đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động
nội bộ.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, cơ sở nhận làm đại lý khi bán hàng hoá dưới các hình
thức phải lập hoá đơn theo quy định, đồng thời lập Bảng kê hàng hoá bán ra gửi về cơ
sở có hàng hoá điều chuyển đến hoặc hàng hoá gửi bán đại lý để các cơ sở này lập
hoá đơn GTGT cho hàng hoá thực tế tiêu thụ.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có hàng hoá
xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu) thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất
khẩu nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá
trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn
GTGT.
+ Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng
cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:
Nếu cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở
lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo
giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy
định ở khâu nhập khẩu (nếu có)
(b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT đã nộp cho cơ quan Hải quan
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a+b)
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa
hồng uỷ thác nhập khẩu.
28
Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị
trường; sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ
thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.
2.2.5. Khai thuế, nộp thuế
2.2.5.1. Khai thuế GTGT
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai thuế
GTGT phải nộp theo quy định sau:
a. Kê khai thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế:
+ Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thì người nộp thuế vẫn phải
nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã
chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Kỳ khai thuế GTGT: Khai thuế GTGT là loại khai thuế theo tháng, trừ trường
hợp khai theo quý hoặc khai theo từng lần phát sinh.
Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu
bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh
xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT:
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của
tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
29
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý
tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất
là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:
+ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai,
hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn
nộp hồ sơ khai thuế.
+ Thời gian gia hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải
nộp hồ sơ khai thuế.
+ Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề
nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu
rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc
công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai
thuế.
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị
gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp
thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; nếu cơ
quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của người nộp thuế được chấp
nhận.
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp
cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được
khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào
bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần
tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh
tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng
số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số
30
tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý
thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền
phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho
người nộp thuế biết để thực hiện. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm
số thuế phải nộp, người nộp thuế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt (nếu có) tại
ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ sung; hoặc được bù trừ số thuế giảm vào
số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo.
- Quy định khai thuế trong một số trường hợp cụ thể:
+Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp
tỉnh cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính: nếu đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập
thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn
vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì người nộp thuế thực hiện
khai thuế GTGT chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân
hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra
muốn kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng, cấp mã số thuế phụ thuộc
và sử dụng hóa đơn riêng.
+Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp
tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế
GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc
không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung
tại trụ sở chính của người nộp thuế.
+ Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ
sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng,
không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
31
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán
thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn
GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp
thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở
sản xuất trực thuộc. Số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất
trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT
10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh
thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu
của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu
của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
+ Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên
quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện,
đường ống dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí,..., không xác định được doanh thu của công
trình ở từng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế khai thuế GTGT của doanh thu
xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính và nộp
thuế GTGT cho các tỉnh nơi có công trình đi qua. Số thuế GTGT phải nộp cho các
tỉnh được tính theo tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh do người nộp
thuế tự xác định nhân (x) với 2% doanh thu chưa có thuế GTGT của hoạt động xây
dựng công trình. Số thuế GTGT đã nộp (theo chứng từ nộp thuế) của hoạt động xây
dựng công trình liên tỉnh được trừ (-) vào số thuế phải nộp trên Tờ khai thuế GTGT
của người nộp thuế tại trụ sở chính.
+ Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán
hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai
ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động
sản ngoại tỉnh thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý
32
tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng
bất động sản ngoại tỉnh tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế
GTGT 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5% trên
doanh thu hàng hoá chưa có thuế GTGT. Khi khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực
tiếp, người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế GTGT đã nộp của
doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động
sản ngoại tỉnh trong hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính. Số thuế đã nộp (theo chứng từ
nộp tiền thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển
nhượng bất động sản ngoại tỉnh được trừ vào số thuế GTGT phải nộp theo tờ khai
thuế GTGT của người nộp thuế tại trụ sở chính.
+ Khai thuế GTGT đối với hoạt động đại lý: Người nộp thuế là đại lý bán hàng
hóa, dịch vụ hoặc là đại lý thu mua hàng hóa theo hình thức bán, mua đúng giá hưởng
hoa hồng không phải khai thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán đại lý; hàng hóa
thu mua đại lý nhưng phải khai thuế GTGT đối với doanh thu hoa hồng đại lý được
hưởng. Đối với các hình thức đại lý khác thì người nộp thuế phải khai thuế GTGT đối
với hàng hóa, dịch vụ bán hàng đại lý; hàng hóa thu mua đại lý và thù lao đại lý được
hưởng.
b. Kê khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu: người nhập khẩu có nhập khẩu hàng
hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp thuế GTGT cùng với việc kê khai, nộp thuế
nhập khẩu.
2.2.5.2. Nộp thuế GTGT:
Người nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân
sách Nhà nước. Cụ thể:
a. Đối với các cơ sở trong nước:
- Thời hạn nộp thuế:
+ Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày
cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
33
+ Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thời hạn nộp thuế là thời
hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
+ Đối với hộ nộp thuế khoán thì cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế khoán tới
hộ nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 tháng 1. Thông báo một lần áp dụng cho các
tháng nộp thuế ổn định trong năm. Căn cứ vào thông báo nộp thuế khoán, hộ nộp
thuế nộp tiền thuế hàng tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ
nộp thuế khoán lựa chọn nộp thuế theo quý thì thời hạn nộp thuế cho cả quý là ngày
cuối cùng của tháng đầu quý.
- Địa điểm và thủ tục nộp thuế:
+ Người nộp thuế thực hiện nộp thuế vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước; Tại cơ
quan thuế quản lý thu thuế; Thông qua tổ chức được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;
Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy
định của pháp luật.
+ Thuế GTGT có thể được nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc bằng các
hình thức điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b. Đối với hàng nhập khẩu: Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải nộp
thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu
c. Đồng tiền nộp thuế: Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân
sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo
quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan
có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì người nộp thuế và cơ quan
quản lý thuế căn cứ số tiền Việt Nam Đồng trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà
nước và tỷ giá để quy đổi thành số tiền bằng ngoại tệ để thanh toán cho khoản nghĩa
vụ phải nộp bằng ngoại tệ, cụ thể như sau: Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng
34
thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm người
nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
2.2.6. Hoàn thuế giá trị gia tăng
Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế
đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT
là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch
vụ về sử dụng số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh
doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hoá, dịch vụ trong trường
hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. Nội dung cơ bản
của hoàn thuế GTGT theo quy định hiện hành bao gồm:
2.2.6.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai
theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ
vào kỳ tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng
ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát
triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian
đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ
mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
- Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư:
+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp không được hoàn thuế GTGT
và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản
cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực
hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của
35
dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh
doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng
số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh
doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ
hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu
trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án
đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp không được hoàn
thuế GTGT và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình
thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh,
thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động,
chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế
riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu
tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang
thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế
GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu
trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu
trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án
đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
+ Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế
chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối
với các trường hợp:
36
(1) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng
ký theo quy định của pháp luật.
(2) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dự án đầu
tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở
kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa
đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần
phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về
đầu tư.
(3) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự
án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng
trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện
để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì
thời điểm không hoàn thuế GTGT được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi
một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu
tư kinh doanh có điều kiện.
(4) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày
01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên,
37
khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên
theo dự án đầu tư.
- Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Cơ sở kinh doanh trong tháng
(đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300
triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng,
quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu
trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có
hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế
GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGTT đầu vào của hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ
khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn
thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa
hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ
nhân đạo.
+ Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc
nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương
trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt
Nam để sử dụng cho chương trình, dự án;
38
+ Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước
ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn
lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa,
dịch vụ đó.
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của
pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử
dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc
trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc
giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với
hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của
người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang
theo khi xuất cảnh.
- Cơ sở kinh doanh có định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia
tăng theo điều ước quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.2.6.2. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc hoàn thuế
- Đối tượng nộp thuế: có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy
định gửi cơ quan thuế; đảm bảo tính chính xác, trung thực và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về số liệu kê khai; lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan
đến hoàn thuế, khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên
quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT được hoàn khi cơ quan thuế yêu cầu thanh
tra, kiểm tra hoàn thuế tại cơ sở.
- Cơ quan thuế: thực hiện tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế,
quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế. Thông báo bằng văn bản và gửi trả hồ sơ cho cơ sở
kinh doanh không thuộc đối tượng được hoàn thuế; yêu cầu cơ sở kinh doanh bổ sung
39
hồ sơ hoặc lập lại hồ sơ trong trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được
hoàn thuế nhưng hồ sơ chưa lập đầy đủ, đúng quy định. Kiểm tra số liệu, xác định số
thuế được hoàn của các đối tượng được hoàn thuế. Ra quyết định hoàn thuế cho đối
tượng được hoàn thuế. Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở đối với các
trường hợp phát hiện hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn, đối tượng hoàn thuế vi phạm quy
định của Luật thuế.
- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước: Kho bạc nhà nước đồng cấp thực hiện bù
trừ các khoản thu ngân sách nhà nước hoặc chuyển cho Kho bạc nhà nước nơi người
nộp thuế còn nợ để thực hiện thu ngân sách qua hình thức bù trừ, thực hiện hoàn trả
tiền cho người được hoàn trả bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo quy định cho
người nộp thuế, sau đó báo nợ về Kho bạc nhà nước cấp trên để trích từ quỹ hoàn
thuế GTGT.
2.2.6.3. Thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT
- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm
tra sau tối đa là 06 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra tại
cơ sở trước khi hoàn thuế tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo
quy định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_thue_gia_tri_gia_tang.pdf