Tài liệu Triển vọng kinh tế thế giới và khả năng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

Sau cuộc suy thoái toàn cầu nặng nề, nền kinh tế đã chuyển sang tăng trưởng dương nhờ sự can thiệp của chính phủ vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau đã hỗ trợ mức cầu và làm giảm mạnh những rủi ro hệ thống và bất ổn trong các thị trường tài chính. Người ta kỳ vọng là sự phục hồi sẽ chậm chạp do các hệ thống tài chính vẫn còn có nhiều bất ổn, sự hỗ trợ của các chính sách công sẽ dần dần phải rút bỏ,và khu vực dân cư tại các nền kinh tế hứng chịu sự đổ vỡ giá tài sản sẽ tiếp tục gây dựng lại tiết kiệm trong khi vẫn phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao. Các đòi hỏi chính sách chính vẫn là để khôi phục sức khỏe của hệ thống tài chính trong khi duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ cho đến khi sự phục hồi được dựa trên cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần bắt đầu chuẩn bị cho việc rút bỏ một cách có trật tự những can thiệp của chính phủ trước đây chưa từng có. Trong bối cảnh đó, đầu tư cho NCPT ở các nước, nhất là các nền kinh tế lớn, vẫn không hề bị ảnh hưởng. Điều này chứng tỏ thế giới luôn nhìn nhận chi phí cho KH&CN và đổi mới là đầu tư cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài.

pdf44 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Triển vọng kinh tế thế giới và khả năng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m trễ, những gia tăng thu nhập của các ngân hàng gần đây nhờ vào sự chi phối của chính sách cần được sử dụng để củng cố các bảng quyết toán tài sản của các ngân hàng. Về dài hạn, việc cải cách các thông lệ thanh toán tại các ngân hàng cần chú trọng vào việc xóa bỏ các khuyến khích chấp nhận rủi ro quá mức. Mặc dù thời điểm để tiến hành các biện pháp khác nhau có thể khác biệt giữa các nước, các cơ quan có thẩm quyền nên thiên về các giải pháp và chính sách được nhất trí toàn cầu để tránh tạo các khuyến khích đối với kinh doanh chênh lệch giá và sự phân tán hệ thống tài chính toàn cầu. Việc bắt đầu chứng khoán hóa có thể giúp làm ổn định các thị trường tín dụng và giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lên hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở các nước có các thị trường này đã từng rất sôi động trong quá khứ. Nhưng điều quan trọng là cần phải chỉnh sửa những thất bại đã bộc lộ sau cuộc khủng hoảng nhằm đảm bảo rằng việc chứng khoán hóa sẽ không gây bất ổn định cho nền kinh tế trong tương lai. Các tổ chức tiền tệ và tài chính trên toàn thế giới, kể cả thông qua các hiệp định quốc tế đang nghiên cứu những đề xuất như vậy. Đặc biệt, các tổ chức này đang nhằm mục tiêu vào việc đảm bảo sao cho các biện 22 pháp khuyến khích được sắp xếp tốt hơn, bằng cách yêu cầu các tổ chức khởi phát các tài sản chứng khoán hóa phải ngăn chặn được một số rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chứng khoán. Điều này sẽ mang lại cho các nhà khởi phát động cơ khuyến khích để đảm nhận việc bao tiêu và giám sát đảm bảo an toàn các khoản vay. Việc cải thiện các tiêu chuẩn minh bạch và tiết lộ đối với cả các cơ quan đánh giá lẫn nhà khởi phát sẽ giúp làm giảm sự mập mờ của thị trường, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể đánh giá tốt hơn chất lượng cổ phiếu. Nói theo cách tổng quát hơn, vai trò của những đánh giá trong quy định công và những ủy thác quỹ lương hưu cần được xem xét lại. Một điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng rủi ro không tồn đọng trong hệ thống ngân hàng, các quy định chưa hoàn chỉnh đã cho phép các ngân hàng trước khi xảy ra khủng hoảng nắm giữ những khối lượng lớn chứng khoán không nằm trong bảng quyết toán tài sản, với mức đệm vốn hạn chế. Ngoài ra, sự tiêu chuẩn hóa hơn các sản phẩm chứng khoán sẽ làm tăng tính thanh khoản của chúng và mở ra cơ hội thanh toán tập trung. Các tiêu chuẩn kế toán được cải tiến cũng đóng một vai trò trong việc khôi phục lại sự tin cậy của các nhà đầu tư vào các tổ chức tài chính. Các bảng quyết toán tài sản cần cung cấp một bức tranh tổng quát về những rủi ro của các ngân hàng. Một trong những bài học chủ yếu rút ra từ cuộc khủng hoảng đó là các ngân hàng có thể phải chịu những tổn thất lớn còn do chính các mối quan hệ của họ với các thực thể, thường không được đưa vào trong các báo cáo kết toán của ngân hàng. Các phương pháp định giá với mức độ minh bạch cao và một sự tuân thủ mạnh vào giá trị thực cũng là điều cần thực hiện ở bất cứ nơi nào có thể. Việc hạch toán giá trị thực đã tạo nên những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng do còn thiếu các thị trường lỏng hay các mô hình đáng tin cậy để định giá một phạm vi rộng các loại chứng khoán phức tạp. Những khó khăn này được giải quyết bằng cách thực hiện các biện pháp tạm thời để nới lỏng các yêu cầu giá trị thực sự, điều này có thể có những tác động phụ làm suy yếu sự tin cậy vào các báo cáo kết toán. Tuy nhiên, trong thời hạn dài hơn, sự tín nhiệm với mức độ cao vào giá trị thực sự sẽ là điều có thể nếu như mức giá thị trường xác thực trở nên có hiệu lực đối với nhiều công cụ phái sinh hơn. Và như vậy sẽ có thể sử dụng ít hơn các giao dịch OTC (ngoài danh mục), điều này đến lượt nó sẽ góp phần làm cho các thị trường có thể duy trì sự thanh lỏng trong các thời điểm biến động. Cuối cùng, sự liên lạc giữa các thị trường và công chúng sẽ được làm cho dễ dàng nếu như các phương thức mà các công cụ phái sinh được giải thích trên các bảng quyết toán tài sản của ngân hàng được làm cho hài hòa giữa các nguyên tắc kế toán được chấp nhận tại Mỹ (GAAP - Generally agreed accounting principles) với các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc thông qua các yêu cầu về vốn có thể so sánh tại Mỹ và Châu Âu. 23 Quy định hệ thống Một trong những thiếu sót của các hệ thống pháp luật và giám sát hiện nay được rút ra từ cuộc khủng hoảng, đó là các ngân hàng đã được quản lý dựa trên một cơ sở cá thể mà không có sự cân nhắc đầy đủ về nguy cơ hệ thống. Để lấp đầy khoảng trống này đòi hỏi một tập hợp các công cụ "macro-prodential" (thận trọng vĩ mô) để điều hành và giám sát các tổ chức dựa vào khả năng bị tổn thất và dẫn đến rủi ro hệ thống. Đặc biệt, các cơ quan chịu trách nhiệm về sự ổn định tài chính cần có các công cụ để khắc phục sự tổn thất quá mức trước những biến động giá cả tài sản không liên quan đến các nguyên tắc cơ bản. Chính sách tiền tệ thông thường nói chung đã không còn là một công cụ nhạy bén đối với mục tiêu này, bởi vì nó ảnh hưởng tới tất cả các thị trường tài sản cũng như là hoạt động thực tế. Các công cụ nhằm mục tiêu tốt hơn có thể bao gồm khả năng thực hiện những thay đổi tạm thời trong các quy định thuộc các lĩnh vực như: yêu cầu về vốn cho những hoạt động cụ thể, điều kiện cho vay (ví dụ như làm giảm tỷ số cực đại giữa khoản vay - giá trị đối với các thế chấp liên quan đến bùng nổ nhà ở) và nguồn dự phòng tổn thất cho vay. Chính sách ngân sách Thâm hụt ngân sách trong phạm vi khu vực OECD được cho là sẽ đạt đến một đỉnh điểm cao kể từ thời sau chiến tranh bằng 8,25% GDP vào năm 2010, ba phần tư của con số này, với một biến độ sai số rộng trong hoàn cảnh hiện nay là thuộc về cơ cấu. Trong năm 2011, những thâm hụt cơ bản được dự đoán sẽ vẫn duy trì ở mức cao chưa từng có trước đây, đạt 8% GDP hoặc cao hơn ở Nhật Bản, Anh và Mỹ. Trong tổng thể khu vực OECD, tỷ số giữa tổng nợ Chính phủ so với GDP được dự đoán sẽ vượt quá 100% GDP vào năm 2011, cao hơn gần 30% so với năm 2007, thời điểm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng. Sau một giai đoạn suy giảm ở mức độ vừa phải vào năm 2010, số dư cơ sở được dự đoán sẽ cải thiện vừa phải vào năm 2011, trung bình đạt 0,25% GDP, với một giả thiết rằng việc rút lui các bộ phận tạm thời trong các chương trình kích thích tài chính phụ thuộc vào luật pháp cụ thể của quốc gia. Nhưng những thâm hụt cơ bản sẽ vẫn còn ở mức cao, vượt quá mức trước khi xảy ra khủng hoảng trung bình gần 4% GDP trên phạm vi khu vực OECD. Sự cải thiện theo ước tính ở vị thế ngân sách cơ bản khoảng 1% GDP hoặc hơn đạt mức cao nhất ở Cộng hóa Séc, Aixơlen và Ba Lan. Trong khu vực đồng euro về tổng thể, nếu dựa trên các chính sách được quyết định hiện nay, đường như khó có thể đạt được một sự cải thiện nào. Ở một vài nước (Phần Lan, Nhật Bản, Niu Zilân và Bồ Đào Nha) các chính sách tài chính được ấn định kéo dài đến năm 2011. Trong trường hợp Nhật Bản, điều này phản ánh sự đưa vào trong nhiều dự án sự cam kết mới của Chính phủ đối với nhiều chương trình chi tiêu mới. Chính phủ Nhật Bản còn tuyên bố họ sẽ cung cấp tài chính cho một phần chi tiêu đó bằng việc rà soát lại và cải tổ cách 24 phân bổ ngân sách hiện thời. Sự gia tăng tỷ số tổng nợ nhà nước trong năm 2011 ở tất cả các quốc gia cho thấy tính không bền vững của các quỹ đạo ngân sách hiện nay ở nhiều nước. Nhìn chung, tốc độ của quá trình củng cố cần dựa trên hiện trạng của nền kinh tế, khả năng của chính sách tiền tệ trong việc đền bù cho những tác động k ìm hãm cầu và độ lớn của sự mất cân đối trong tài chính công. Các nước có mức tăng trưởng thấp và tỷ lệ lãi suất chính sách đạt mức gần bằng không cần củng cố với tốc độ chậm hơn, trong khi các nước có mức tăng trưởng cao và có phạm vi chính sách tiền tệ thích ứng hơn có thể cải thiện ngân sách nhanh chóng hơn. Tương tự, các nước với mức thâm hụt ngân sách và nợ Chính phủ thấp có thể có đủ điều kiện để củng cố ở một tốc độ chậm, trong khi các nước có mức thâm hụt và/hoặc nợ Chính phủ cao lại cần đến các biện pháp điều chỉnh hơn, đặc biệt là khi các thị trường tài chính không tin tưởng vào cam kết của chính quyền về sự củng cố cần thiết. Một yếu tố khác cần được xem xét trong khi quyết định tốc độ của quá trình củng cố tại một nước đó là các hiệu ứng lan tỏa xuyên quốc gia từ các biện pháp củng cố. Thực sự là, ngay cả đối với các nước lớn hay các khu vực rộng, hiệu ứng lan tỏa dưới khía cạnh tác động của nó đến GDP từ một sự củng cố tương đồng ở tất cả các nước cùng một lúc có thể đạt từ một phần tư đến một nửa độ lớn của hiệu ứng mà chính "nước sở hữu" được hưởng. Củng cố ngân sách cần bắt đầu khi sự phục hồi đã chắc chắn Với sự cân nhắc đến các yếu tố trên, một sự kích thích khiêm tốn nhất được lên kế hoạch cho năm 2010 xem ra có vẻ thích hợp trước sự phục hồi yếu được cho là sẽ diễn ra trong năm nay ở hầu hết các nước cùng với những rủi ro kèm theo. Thực sự là, trong giai đoạn gần, các kế hoạch ngân sách hiện thời nói chung cần được thực hiện một cách đầy đủ để làm vững thêm sự phục hồi, trừ khi GDP phục hồi một cách đủ mạnh, như ở trường hợp Australia và Nauy. Tuy nhiên, vào năm 2011, theo các ước tính hiện nay, sự hỗ trợ ngân sách vì các mục đích ổn định sẽ không còn cần thiết nữa ở bất cứ một quốc gia OECD nào và tăng trưởng kinh tế sẽ cho phép rút dần sự hỗ trợ tại tất cả các nước, mặc dù tốc độ rút dần này phụ thuộc vào hiện trạng của nền kinh tế và các yêu cầu củng cố trung hạn. Sự củng cố ngân sách Chính phủ cần thiết trong trung hạn có mức độ vừa phải ở một số nước vùng Bắc Âu, Hàn Quốc và Thụy Sĩ, phản ánh áp lực cải thiện thâm hụt ngân sách thấp tại các nước này vào năm 2011. Ngược lại, nếu thiếu các hành động cần thiết, thì về trung hạn nợ nhà nước sẽ tiếp tục gia tăng từ mức vốn dĩ đã cao tại một loạt các nước, trong đó có Hy Lạp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Ailen. Thâm hụt ngân sách tiếp tục ở mức cao và sự gia tăng nhanh công nợ trong những năm tới có nguy cơ dẫn đến các thị trường tài chính bất ổn định với những tác động bất lợi cho nền kinh tế. Thực sự là mặc dù sự phổ biến ở suất lợi tức từ 25 trái phiếu có chủ quyền đã giảm xuống từ mức cao đỉnh điểm vào tháng 3 năm 2009, chúng vẫn giữ ở mức cao đáng kể so với mức đạt được trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, điều này cho thấy rủi ro trái phiếu chủ quyền tăng cao tương phản với các chiến lược củng cố ngân sách bất ổn định. Ngoài việc làm giảm đầu tư tư nhân, tỷ lệ lãi suất của trái phiếu nhà nước cao hơn có thể dẫn đến sự đóng băng thanh toán tiền lãi trong ngân sách khu vực nhà nước. Hơn nữa, mức nợ cao còn phản ánh tình trạng dễ bị tổn thương của tài chính công trước sự bất ổn định trên các thị trường tài chính và còn làm kiềm chế tác dụng đảo ngược các suy giảm kinh tế trong tương lai. Điều này sau đó có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng thị trường trước các cú sốc bất lợi, làm sâu thêm những suy giảm kết hợp trong tương lai. Các chương trình củng cố trung hạn đáng tin cậy cần được công bố ngay từ bây giờ để nhằm tăng cường sự mong đợi thị trường về quyết tâm của Chính phủ quay trở lại vị thế ngân sách bền vững. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng khả năng kế thừa lạm phát sẽ giữ ở mức ổn định và giảm nhẹ được sự gia tăng tỷ lệ lãi suất dài hạn qua đó có thể xóa bỏ được sự khuyến khích rút tiền mặt. Qua phân tích kinh nghiệm tại các nước thuộc khu vực OECD cho thấy sự củng cố được chi phối bằng những cắt giảm ở các chi tiêu chủ yếu hiện thời, nhưng tiêu dùng Chính phủ và các chuyển nhượng xã hội có thể chỉ thành công trong việc làm giảm thâm hụt hơn là đạt được một sự củng cố dựa trên tăng thuế. Ở nhiều nước, sự cải cách lương hưu và chăm sóc sức khỏe vốn đã được xác định là cần thiết trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng cần đóng một vai trò nổi bật trong việc đảm bảo tính ổn định cho các tài trợ của Chính phủ và cho thấy tín hiệu về sự quyết tâm của chính quyền thực hiện nhiệm vụ đó. Việc gia tăng hiệu quả của khu vực công sẽ là một phần quan trọng của một chiến lược củng cố. Điều này cần được hỗ trợ thêm bằng những cắt giảm chi tiêu cần thiết tiếp theo, tuy nhiên cần duy trì những hạng mục chi tiêu thuận lợi cho tăng trưởng. Việc tăng thuế cũng có thể trở nên cần thiết, những bằng chứng gần đây ở khu vực OECD đã phát hiện thấy rằng trong số các loại thuế, thuế tuần hoàn (recurrent taxes) đánh vào bất động sản gây tác động bất lợi ít nhất đối với tăng trưởng, tiếp theo là thuế tiêu thụ. Chính vì vậy mà bất kỳ một yêu cầu nào về chính sách nâng cao thu nhập cũng cần liên kết với những cải tổ ở hệ thống thuế và được bổ sung bằng việc giảm các chi tiêu thuế không rõ ràng và khắc phục các thủ thuật né tránh thuế. Việc đánh thuế phát thải cacbon và bán đấu giá giấy phép phát thải cũng có thể làm tăng thu nhập trong khi đóng góp cho sự cải thiện về dài hạn. Hầu hết các nước OECD đã công bố một vài hình thức củng cố trung hạn. Tuy nhiên, một số nước có mức thâm hụt ngân sách cơ cấu ước tính vượt quá 3% GDP trong năm 2011 vào lúc này chưa cần thực hiện các chiến lược củng cố trung hạn (như Hy Lạp, Nhật Bản). Hơn nữa, đa số các chương trình đã được công bố cũng 26 không cung cấp các thông tin về những biện pháp chi tiêu và thu nhập nào được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu củng cố và chương trình hành động được tiến hành theo các giai đoạn như thế nào. Vì vậy, ở đây có yêu cầu cấp thiết là phải chuẩn bị các chiến lược củng cố trung hạn một cách mở rộng hơn. Để giành được niềm tin của các nhà đầu tư, những kế hoạch như vậy cần chỉ rõ mục tiêu cuối cùng của sự củng cố, một lộ trình về thời gian của việc giảm dần thâm hụt t heo kế hoạch và cùng với các thành phần thuế và chi tiêu liên quan. Chính sách cơ cấu Ngay trước khi diễn ra cuộc suy thoái, gần như tất cả các nước OECD đều phải đối mặt với những thách thức chính sách cơ cấu quan trọng. Cuộc suy thoái đã bổ sung và khuếch đại các thách thức này bởi nó có khả năng sẽ đem lại một sản lượng đầu ra tiềm năng thấp hơn so với mong đợi. Ước tính của OECD, theo cách chỉ cho phép những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tác động lên cường độ vốn và thất nghiệp cơ cấu, chỉ ra rằng tỷ lệ suy giảm có thể đạt mức trung bình là 3,5%, nhưng có thể cao gấp đôi ở Ailen và Tây Ban Nha. Ngoài ra, thậm chí nếu cuộc khủng hoảng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng vượt ngoài tầm ngắn hạn, thì tốc độ tăng trưởng tiềm năng ở khu vực OECD được cho là sẽ chậm lại trong khoảng từ 2 đến 2,25% một năm, ngang bằng mức đã đạt được vào 7 năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng và có thể tụt xuống đến mức 1,75% về trung hạn, phản ánh chủ yếu tác động của dân số già hóa đối với tăng trưởng việc làm tiềm năng. Một số biện pháp gần đây, như cải tổ theo kế hoạch về điều hành và giám sát thị trường tài chính và đầu tư chắc chắn vào cơ sở hạ tầng công cộng cần vừa mang lại những ích lợi dài hạn đối với các triển vọng tăng trưởng cũng như vừa là liều thuốc giảm đau ngắn hạn. Nhưng các biện pháp khác, mặc dù đã phát huy một cách thành công trong việc hạn chế tác động của cuộc suy thoái đối với các thị trường sản phẩm, lao động và tài chính, sẽ cần được rút bỏ dần. Đặc biệt, sự hỗ trợ khẩn cấp đối với các công ty và các ngành trong thời điểm khó khăn về tài chính, như ngành xe hơi, cũng cần nhanh chóng chấm dứt từng bước để tránh làm chậm tiến độ tái thiết cần thiết và gây tác động bất lợi đối với những người mới gia nhập tiềm năng. Các tổ chức tài chính đang thuộc sở hữu công nếu có thể nên quay trở lại khu vực tư nhân một khi những cải cách điều hành và luật pháp đã được thực hiện. Tại các thị trường lao động, các kế hoạch hành động ngắn hạn mới hoặc kéo dài được áp dụng ở bốn phần năm các quốc gia OECD trong thời kỳ khủng hoảng đã thành công trong việc hạn chế những gia tăng thất nghiệp và duy trì động cơ khích lệ tìm việc làm có thể giảm nhẹ được các vấn đề này và qua đó làm giảm được thất nghiệp cơ cấu. Các biện pháp khác có thể giảm thất nghiệp cơ cấu bao gồm giảm thuế đánh vào lao động, điều này gặp khó khăn do nhất thiết phải củng cố ngân sách và đẩy mạnh cạnh tranh trên thị trường sản phẩm. Những 27 cải cách về quy chế bảo hộ việc làm cũng sẽ có xu hướng làm giảm sự cố hữu của tình trạng thất nghiệp cao hiện nay. Việc cải tổ cũng cần thiết đối với bất cứ một chương trình xã hội hay chuyển nhượng lương hưu nào khác, mặc dù có thể gây tác động bất lợi đối với công nhân thất nghiệp cao tuổi được giữ lại trên thị trường lao động. Có rất nhiều lĩnh vực chính sách cơ cấu mà các nước có thể dựa vào đó để tiến hành cải cách trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng để làm tăng năng suất lao động: Trong thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng, có khoảng ba phần tư các nước thuộc OECD áp dụng các khấu trừ thuế và tài trợ NCPT mới. Về dài hạn, điều này có thể hy vọng là sẽ tạo ra một thúc đẩy nhỏ đối với nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp và qua đó tác động đến mức thu nhập GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, ích lợi đạt được sẽ nhỏ nếu liên quan đến sự gia tăng năng suất có thể đạt được nhờ vào các áp lực nâng cao cạnh tranh, hay sự tiếp tục trở lại của tăng trưởng kinh tế và sự cải tiến liên tục ở tình hình tài chính. Những hạn chế dần ở sự điều tiết chống cạnh tranh trên thị trường sản phẩm có thể thúc đẩy nhanh sự hội tụ về năng suất. Để đối phó với cuộc khủng hoảng, cho đến nay các nước mới chỉ áp dụng các biện pháp tương đối nhẹ nhàng để cải cách và giảm sự điều tiết và ngoài ra còn thực hiện một số bước nới lỏng tại một số nền kinh tế có các rào cản thương mại hạn chế hơn. 5. Sự sắp xếp trình tự các bƣớc cải tổ sẽ quan trọng Việc áp dụng các cải cách mới về cơ cấu có thể tạo ra cho các nhà hoạch định chính sách một thách thức đáng kể về mặt truyền thông, với uy tín chính trị sẽ được dành để truyền đạt về sự chấm dứt các chiến lược từ các biện pháp ngắn hạn được áp dụng để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng. Những cải cách mới còn làm tăng thêm những áp lực sửa đổi mà nhiều bộ phận của nền kinh tế đang phải đối mặt do hậu quả của cuộc suy thoái. Điều đặc trưng là, những cải cách liên quan đến sự thanh toán và phân bố lại tình trạng (lãi suất) trước cao sau thấp thực tại từ những người nắm giữ trong các ngành được bảo hộ để nhằm đạt được sự gia tăng về hiệu quả có thể phải mất một thời gian mới trở thành hiện thực. Như vậy việc xác định trình tự và phối hợp thực hiện giữa các chính sách cơ cấu sẽ là điều đặc biệt quan trọng. Kinh nghiệm về các nỗ lực cải cách trong quá khứ cho thấy rằng những cải cách thị trường sản phẩm thành công có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những cải cách thị trường lao động sau đó, với áp lực cạnh tranh gia tăng được hậu thuẫn bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, điều này giúp kích thích tạo việc làm mới và cải thiện hiệu quả kinh doanh và khuyến khích đổi mới. Việc đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho các chương trình thị trường lao động có hiệu lực trong khi tiến hành cải cách có thể còn có tác dụng giúp làm thuận lợi cho sự điều chỉnh và chấp 28 nhận cải cách. Cải cách cũng có thể thực hiện dễ dàng hơn nếu chúng là một bộ phận của một sự chuyển hướng rộng lớn hơn trong các chính sách cơ cấu và nếu có một môi trường thuận lợi cho cải tổ được thành lập. Về vấn đề này, tác động của cuộc suy thoái có thể đã làm tăng nhận thức về sự cần thiết phải thay đổi, điều quan trọng là các Chính phủ cần lợi dụng được động lực này để tiến hành cải tổ. 29 CHƢƠNG 2. TRIỂN VỌNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ KHU VỰC 1. Mỹ: Giảm phát đã qua, nhƣng vẫn chờ việc làm Kinh tế Mỹ cuối cùng đã quay đầu vào quý 3, với mức tăng trưởng báo cáo ban đầu là 3,5%. Những điều chỉnh đả giảm mức này xuống 2,8%, nhưng vẫn là sự khởi đầu hoàn hảo cho một thời kỳ phát triển mới. Đáng tiếc, sự phục hồi mới chớm này được thúc đẩy bằng các lực lượng tạm thời: sự kết hợp của những kích thích tài chính và tiền tệ. Chỉ khi những điều này thành công trong bật lên được những quá trình tăng trưởng bình thường về thu nhập va chi tiêu, sự phục hồi này mới có thể kéo dài; nhưng cho đến nay vẫn thiếu một thành phần quan trọng: đó là việc làm. Các chuyên gia tin rằng, những người thuê lao động, đã xa thải công nhân với tốc độ chưa từng có trong thời kỳ suy thoái, sẽ thấy rằng họ cần bắt đầu thuê lại ngay khi lượng hàng hóa nhúc nhích bán được. Những chỉ số thị trường việc làm cho thấy một vài tiến bộ, nhưng chúng vẫn chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề lao động. Thời gian là điều cốt lõi trong việc tái khởi động con tàu kinh tế, và không có việc làm thì sự phục hồi sẽ bay hơi đi mất. Nền kinh tế sé đối mặt với cơn sóng ngược đối khi những người tiêu dùng và ngân hàng cố gắng cân đối lại bảng thanh toán của họ, đây là một rủi ro thực sự nếu sự tăng trưởng không được tăng tốc sớm, nó có thể rơi trở lại vào suy thoái nặng nề hơn. Dự báo là số việc làm sẽ ổn định trở lại vào cuối năm 2009, giúp cho tăng trưởng khiêm tốn lấy đà tăng dần trong năm 2010 và 2011. Trong kịch bản này, người tiêu dùng được duy trì nhưng không tăng tỷ lệ tiết kiệm của họ, và hệ thống tài chính tìm cách cách để giữ đủ dòng tín dụng để hỗ trợ cho sự phát triển khiêm tốn nhất. Tỷ lệ thất nghiêp giảm chậm, nhưng vẫn ở mức trên 8% vào năm 2011. Tăng trưởng nhanh hơn là hoàn toàn có khả năng, nhưng nguy cơ lớn hơn lại là sự đi xuống. Lịch sử của các cuộc khủng hoảng tài chính và những suy thoái liên quan không khuyến khích các ngân hàng có tốc độ phục hồi nhanh. 2. Canada - Phục hồi có thể tạm dừng Việc làm vẫn là một vấn đề nan giải của Canada, tỷ lệ thất nghiệp cuối năm 2009 là 8,6% và vẫn đang tăng lên. Thị trường xây dựng tiếp tục phục hồi, mặc dù vẫn chưa vững chắc. Xuất khẩu ô-tô cũng đang được cải thiện. 30 Về cân đối, chi tiêu cá nhân và công cộng tích cực cùng với chi tiêu xây dựng tăng lên dự kiến sẽ phải trả giá về sau. GDP dự kiến giảm 2,4% trong năm 2009, nhưng do phục hồi kinh tế trên thế giới tốt lên và những chỉ số cơ bản được cải thiện ở Canada, kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm 2010. 3. Khu vực đồng Euro Báo cáo nhanh về GDP quý 3 khẳng định suy thoái chấm dứt trong quý 2, với GDP tăng 0,4%, từ mức -0,2% trong quý 2. Kinh tế Châu Âu bật dậy khiêm tốn hơn so với mức tăng trưởng 0.9% ở Mỹ, nhu cầu cá nhân có vẻ mong manh và dựa nhiều vào các chương trình kích thích của Chính phủ. Nói chung, có những tín hiệu phục hồi tốt ở khắp Châu Âu, đặc biệt là các thị trường đang nổi lên, nhưng hoạt động trên thế giới vẫn yếu. Sự phục hồi chậm và không đều dự kiến sẽ diễn ra ở Đức, Pháp, Bồ Đào Nha và Italia nhờ vào sự chi tiêu của người tiêu dùng và cải thiện nhiều trong thương mại. Trong khi đó, kinh tế Tây Ban Nha và Ai-len tiếp tục giảm trong năm 2010. Nói chung sự phục hồi chậm chạp ám chỉ rằng số người không có việc làm sẽ tiếp tục tăng lên ngay cả khi hoạt động kinh tế bình ổn. Các điều kiện thị trường việc làm biến động rất khác nhau giữa các nước. Tỷ lệ thất nghiệp cao đặc biệt nghiêm trọng ở Tây Ban Nha (19,3%) và Ai-len (13%) – các nước có tăng trưởng kinh tế nhờ vào sự bùng nổ thị trường nhà ở và khu vực phân phối, và tỷ lệ thất nghiệp thấp với 4,8% và 3,6% ở Áo và Hà Lan. Ở Đức, Pháp và Italia, thất nghiệp vẫn đang tăng lên nhưng thấp hơn sự đi xuống trong hoạt động kinh tế dự báo bởi các doanh nghiệp dã rút ngắn thời gian làm việc thay cho việc sa thải công nhân. Tại Đức, Chính phủ đã kéo dài thời hạn của kế hoạch này tới 2 năm, điều đó sẽ cho các công ty thêm thời gian để xem xét nhu cầu phát triển ra sao trước khi tiến hành cắt giảm nhân viên trở lại . Xuất khẩu của khu vực đồng euro có dấu hiệu cải thiện khi thương mại khởi sắc, chí ít là tạm thời. Tuy nhiên, thương mại có thể mất đi một số động lực và hãm đà tăng trưởng GDP một chút trong nửa đầu 2010 trước khi bắt đầu tăng trở lại. Việc động lực bị mất có liên quan đến việc từ bỏ một số biện pháp kích thích, sự đi xuống tạm thời trong tăng trưởng toàn cầu. Giá tiêu dùng tháng 10 giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, có lẽ ghi nhận tháng thứ 5 và là cuối cùng có giá tiêu dùng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát giá tiêu dùng ở vùng đồng euro được dự đoán sẽ có mức trung bình trên 0 năm 2009 trước khi tăng nhẹ lên trung bình 1,5% năm 2010. Sản xuất công nghiệp đã quay đầu tích cực dao động trong khoảng tăng 0,3% và 1,2% từ tháng 5. 31 4. Anh - khu vực dịch vụ, chế tạo và xây dựng vẫn còn yếu, dự báo phục hồi diễn ra rất chậm Kinh tế Anh bất ngờ vẫn trong cơn suy thoái trong quý 3, với ước tính sơ bộ GDP thực tế giảm 0,4% so với quý trước. Điều này có nghĩa nền kinh tế này sụt giảm quý thứ 6 liên tiếp. Tuy nhiên, những số liệu tích cực trong tháng 10 đưa ra dấu hiệu rằng nền kinh tế này đang cải thiện chậm chạp. Kết luận Sự phục hồi non nớt trên khắp Châu Âu có nguy cơ thất bại cao hơn ở Mỹ, mặc dù các chuyên gia vẫn trông đợi một sự tăng trưởng chậm nhưng chắc bắt đầu tư năm tới. Nhưng biện pháp chính sách bất thường được dự kiến sẽ bị rút lại trong năm 2010, nhưng khi nào và với tốc độ nào thì sẽ tùy thuộc vào điều kiện mạnh mẽ của sự phục hồi kinh tế. Các điều kiện tín dụng chặt chẽ giữa những vấn đề nghiêm trọng trong ngành ngân hàng gợi ý rằng việc xây dựng lại các bản cân đối cần thiết vẫn chưa xong. Thêm vào đó, thị trường việc làm yếu ớt sẽ góp thêm vào thu hẹp chi tiêu của người tiêu dùng đang chịu gánh nặng nợ nần, mặc dù lạm phát thấp hơn khiến cho thu nhập thực tế tăng thêm. Thất nghiệp cao cũng sẽ đẩy cao chi phí an sinh xã hội và sẽ tăng áp lực xã hội lên các nhà chính trị thực thi tiếp các chương trình kích thích nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm số người thất nghiệp. Tuy nhiên, tiếp tục kích thích tài chính tiếp dường như sẽ không có trừ khi sự phục hồi sút kém rõ rệt. Cuối cùng, một đồng euro và bảng mạnh cùng với các điều kiện tín dụng chặt cũng được coi là sức cản cho các triển vọng tăng trưởng của khu vực này. Châu Á: bật lên mạnh mẽ, nhƣng tăng trƣởng xuất khẩu vẫn không ổn định 5. Trung Quốc: động lực của khu vực và thế giới Khi tăng trưởng của Trung Quốc bứt phá, những câu hỏi luôn đặt ra về triển vọng cho một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong sự phục hồi toàn cầu mong manh. Hiện nay, dường như thấy rằng Chính phủ có quyết tâm và nguồn lực để chi trả bất kỳ điều gì cần thiết để duy trì sự phát triển nhanh chóng, thậm chí ngay cả khi cần những mức đầu tư lãng phí to lớn. Chiến lược chung nhằm vào xuất khẩu sẽ phải điều chỉnh dần, nhưng trong giai đoạn trước mắt nó có thể tiếp tục hỗ trợ tạo thêm việc làm. Đồng thời, sự phát triển của tầng lớp tiêu dùng trung lưu của Trung Quốc sẽ có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước hơn nữa, 32 kinh tế bớt phụ thuộc vào xuất khẩu, và cho phép thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. Phần lớn chỉ số dự báo rằng tăng trưởng của Trung Quốc năm 2009 cho thấy sự bật dậy chắc chắn vào quỹ đạo trước khủng hoảng của nó. Bán lẻ và sản xuất công nghiệp đều vượt quá sự mong đợi, cả hai lĩnh vực này đều tăng 16% so với năm trước. Tỷ giá trao đổi ngoại tệ vẫn là sự tiêu điểm chính của chính sách và sự quan tâm quốc tế. 30 năm tăng trưởng dựa vào xuất khẩu vừa qua đã tạo dựng được những lợi ích to lớn trong doanh nghiệp và Chính phủ sẽ phản đối bất kỳ sự thay đổi chính sách nền tảng nào. Tỷ giá hối đoái cao sẽ trực tiếp giảm lợi nhuận của những nhà xuất khẩu, gây thiệt hại cho cả nhữung lợi ích riêng của họ và ổn định xã hội đạt được thông qua tạo ra khối lượng việc làm to lớn trong các ngành công nghiệp xuất khẩu cần nhiều lao động. Trong giai đoạn trước mắt, xuất khẩu tiếp tục là động lực chính, mặc dù giảm 13% so với năm trước. Chi tiêu dùng vẫn sẽ chiếm tỷ lệ thấp hơn trong GDP so với các nước khác. Cho tới khi tăng trưởng chung của Trung Quốc chậm lại, đầu tư sẽ phải chiếm phần lớn trong GDP, và tỷ trọng 30%-40% dường như là hợp lý nếu tăng trưởng GDP ở mức gần 10%. Thắt chặt chính sách có vẻ sẽ không diễn ra trừ khi lạm phát và bong bóng tài sản phát triển. Tuy nhiên, hiện giờ mối đe doạ giảm phát mới chỉ giảm dần và xuất khẩu vẫn còn yếu. Động thái của Chính phủ nhằm giới hạn đầu cơ quá mức trong những thị trường đặc biệt luôn có khả năng xảy ra, nhưng xu hướng chung của chính sách là hướng tới tiếp tục kích thích kinh tế. 6. Nhật Bản: hƣớng trở lại bình thƣờng sau Đại Suy thoái, nhƣng vẫn chậm chạp Tỷ lệ thất nghiệp gần đây đã giảm - một dấu hiệu tích cực mặc dù số công nhân bỏ việc có tăng lên. Tỷ lệ giảm phát tiếp tục ở mức thấp dường như không ngăn cản sự phục hồi, và quá trình tăng trưởng ban đầu đã tăng tốc trong quý 3 năm 2009. Tuy nhiên, những chỉ số khác cho thấy nền kinh tế đã bị sụt giảm sâu đến mức nào, với thu nhập thuế vẫn giảm mạnh do lợi nhuận doanh nghiệp, tiền làmthêm giờ và thưởng đã không còn. Sản xuất công nghiệp hiện đã tăng trong 7 tháng, mặc dù vẫn giảm 18% so với năm trước. Xuất khẩu tăng trưởng vượt mong đợi nhờ sự phục hồi của chấu Á, nhưng bức tranh kinh tế chung đối với Nhật Bản vẫn còn yếu. Niềm tin của người tiêu dùng đã tăng trở lại, nhưng doanh số bán lẻ vẫn thấp, hệ thống tài chính vẫn chưa ổn định và các chính sách của Chính phủ mới tiếp tục chưa chắc chắn. Khi 33 kinh tế thế giới hồi sinh, sự phục hồi của Nhật Bản sẽ lấy được tốc độ, nhưng nhu cầu nội địa còn thấp để có thể đưa ra bất kỳ sức đẩy nào từ trong nước. Lạm phát lõi đang xoay quanh zero (hàng tháng), mặc dù vẫn giảm trên 2% so với năm trước. Với đồng tiền mạnh và nhu cầu yếu, giảm phát vẫn là một nguy cơ lớn mặc dù không bản thân nó cản trở sự phục hồi kinh tế. 34 CHƢƠNG 3. ĐẦU TƢ TOÀN CẦU CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NĂM 2010 1. Những vấn đề trong NCPT thế giới Suy thoái Suy thoái đã chấm dứt ở hầu hết các nước, tăng trưởng kinh tế tích cực và tăng trưởng NCPT đã tăng trở lại. Với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, sự tăng trưởng tích cực này tương đối thấp, từ 0,5-3,5% tăng trưởng GDP. Tăng NCPT và tăng trưởng GDP luôn có mối liên hệ chặt chẽ. Điều này cho thấy các nước có tăng trưởng GDP thấp sẽ thường có mức tăng NCPT thấp. Ở hầu hết các nước, suy thoái sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Ví dụ, tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đã vượt quá 10%. Sự phục hồi của nền kinh tế trong tình trạng thất nghiệp chắc chắn không thể mang lại tỷ lệ có việc làm bằng với mức trước khi diễn ra suy thoái trong thời gian 5 năm tới hay vào năm 2014. Một số người đã bày tỏ mối lo ngại về tình trạng suy thoái nghiêm trọng hơn ở mức gấp 2 hay 3 lần ngay khi có các có các cuộc kiểm kê sớm nhất. Kích thích kinh tế Phản ứng trước tình trạng suy thoái toàn cầu, một số nước đã tạo ra các quỹ kích thích kinh tế, như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Hầu hết các quỹ kích thích kinh tế này nhằm vào giảm thuế và cải tạo cơ sở hạ tầng, nhưng có một tỷ lệ đáng kể các quỹ này dành cho NCPT. Các quỹ kích cầu NCPT mới được đưa ra đầu năm 2009 nhưng sẽ được phân bổ cho các dự án nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010, 2011 và thậm chí là 2012. Phạm vi của các quỹ kích cầu này là giúp giảm thiệt hại kinh kế do suy thoái. Phạm vi của loại quỹ kích cầu thứ hai do Mỹ và Nhật Bản đang chuẩn bị đưa ra nhằm cân bằng các vấn đề kinh tế ở các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ và hỗ trợ tạo việc làm, không dành chút nào cho NCPT. Toàn cầu hóa Trong 10 năm qua, toàn cầu hóa và thuê sản xuất, các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã kết hợp với nhau tạo thành môi trường cơ bản để thực hiện NCPT. Hiện nay, các tổ chức công nghệ có thể thực hiện thuê sản xuất và phát triển các sản phẩm công nghệ mới ở nhiều nước khác nhau có nhiều nguồn lực công nghệ, trong khi điều này lại hạn chế với các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Braxin và Đông Âu hiện nay có thể cạnh tranh với các nhóm 3 nước công nghệ trên về phát triển phần lớn các sản phẩm mới phức tạp và tinh vi hơn về mặt công nghệ. Nền kinh tế châu Á 35 Trong những năm tới, nền kinh tế châu Á sẽ thúc đẩy tăng NCPT. Các nước công nghệ tiên tiến và sản xuất với chi phí thấp hiện có các nguồn lực kinh tế, được tích lũy từ những năm sản xuất và cung cấp hàng hóa cho Châu Âu, Mỹ, thậm chí là Nhật Bản. Nguồn lực này sẽ hỗ trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc hơn. Các nền kinh tế mới nổi này có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số sẽ tạo nguồn cho tăng trưởng và phát triển NCPT cũng ở mức 2 con số (15-20%). Tất cả các quá trình này diễn ra trong giai đoạn khi mà các nền kinh tế tiên tiến có khả năng hỗ trợ tăng NCPT ở mức khoảng 3-5%. NCPT trong công nghiệp Nhìn chung, kinh tế Mỹ và cơ sở hạ tầng NCPT của nước này sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2010 từ mức suy thoái như trong năm 2009. NCPT trong công nghiệp của Mỹ dự báo tăng 2,85% vào năm 2010 lên mức 260 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn so với 268 tỷ USD chi tiêu cho NCPT hồi năm 2008. NCPT của Châu Âu Chi tiêu cho NCPT của Châu Âu chắc chắn tiếp tục trượt dốc so với khu vực còn lại của thế giới. Tỷ lệ tăng hàng năm tương đối thấp và giá trị tuyệt đối không đủ để cạnh tranh với mức tăng cao của Trung Quốc, Ấn Độ và giá trị tuyệt đối hiện nay của Mỹ. Muc tiêu đầu tư 3% GDP cho NCPT sẽ có thể giúp kéo lại sự trượt dốc về công nghệ, nhưng hiện nay, tỷ lệ này còn lâu mới đạt được. Chi tiêu hiện nay dành cho NCPT chỉ ở mức 1,7% GDP. Nhóm các nước BRIC Trong tương lai, Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRIC) sẽ là những nước đứng đầu về tăng NCPT, sẽ vượt Châu Âu và Nhật Bản, thậm chí đạt mức đầu tư như ở Mỹ. Với mức chi tiêu hiện nay, riêng Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản về chi tiêu cho NCPT vào giữa năm 2010, bằng mức chi tiêu dự báo của tổng chi tiêu của tất cả các nước Châu Âu vào năm 2018 và bằng mức chi tiêu của Mỹ dành cho NCPT vào năm 2020. Công nghệ tương lai Năng lượng, biến đổi khí hậu và chăm sóc sức khỏe chắc chắn sẽ là những động lực hàng đầu thúc đẩy công nghệ trong tương lai. Trong khi các công nghệ năng lượng và biến đổi khí hậu chắc chắn phát triển ngang nhau ở quy mô toàn cầu, không nước nào đặc biệt trội hơn, Mỹ sẽ vẫn là nước giữ vai trò lớn đi đầu trong phát triển các công nghệ mới nhờ cơ sở hạ tầng vững chắc, chi tiêu nhiều cho NCPT và có hệ thống sở hữu trí tuệ hoàn thiện. Vị trí lãnh đạo của Mỹ Trong vòng 10 năm tới, Mỹ chắc chắn vẫn giữ vị trí lãnh đạo về công nghệ trong một số lĩnh vực cụ thể gồm chăm sóc sức khỏe, y học, nghiên cứu năng lượng cơ bản, cô lập cácbon, an ninh và quốc phòng. Đầu tư hàng năm lớn, cơ sở 36 hạ tầng vững chắc, các chính sách chiến lược cụ thể, nguồn nhân lực dồi dào và nguồn lực công nghệ mạnh sẽ giúp duy trì và đảm bảo vị trí lãnh đạo của nước này. Vị trí lãnh đạo của châu Á Các nước châu Á, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản chắc chắc sẽ phát triển khả năng công nghệ và giữ vị trí lãnh đạo trên một số lĩnh vực nhất định, gồm năng lượng, dược phẩm và công nghệ vũ trụ. Phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất trong lĩnh vực ô tô quy mô lớn là yếu tố đảm bảo cho châu Á tiếp tục giữ ưu thế trong lĩnh vực NCPT xe điện. Dân số châu Á Tăng dân số ở châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục tạo ra các cơ hội về thị trường tiềm năng cho tất cả các công ty toàn cầu. NCPT đối với các sản phẩm và công nghệ dành cho người tiêu dùng, như hàng điện tử dân dụng, thực phẩm và giao thông sẽ tăng và liên quan trực tiếp với xu thế tăng dân số. Phòng thí nghiệm Theo một nghiên cứu của Tổ chức Frost&Sullivan cho Hiệp hội các sản phẩm từ phòng thí nghiệm thì nhìn chung tại Mỹ, thị trường của các sản phẩm phòng thí nghiệm dự báo sẽ tăng khoảng 2,4% (13,7 tỷ USD) trong năm 2010 và tăng 4,2% (14,2 tỷ USD) vào năm 2011. Các thiết bị và công cụ phòng thí nghiệm sẽ chiếm 1/3 thị trường, các loại hóa chất và thuốc thử chiếm 1/4 thị trường, các đồ gia dụng khác chiếm 11%, các bộ Kit chiếm 14%, còn lại là kính bằng nhựa chiếm 15% thị trường. Thị trường dược phẩm năm 2010 Các công ty dược đang đối mặt với áp lực tăng chi phí do số lượng các sản phẩm mới trong hệ thống nghiên cứu giảm (tăng số lượng các loại thuốc chung cho tất cả mọi người). Đầu tư của các công ty này cho NCPT sẽ kém hơn. Dự báo mức tăng NCPT hàng năm của ngành này chỉ là 2,2% trong thời gian từ năm 2008 đến 2011. Dự báo thị trường dược hiện tại sẽ giảm 1-2% trong năm 2009, dấu hiệu đảo chiều đầu tiên sẽ diễn ra trong hơn 50 năm tới. Thị trường Công nghệ sinh học năm 2010 Thị trường các sản phẩm dược-sinh học trong năm 2008 là khoảng 500 tỷ USD, chiếm khoảng 70% doanh thu bán ra trên thị trường dược toàn cầu. Xu thế hợp nhất trong ngành công nghiệp tiếp diễn sẽ làm giảm số lượng các công ty, kết quả chung là giảm các quỹ đầu tư cho NCPT dành cho lĩnh vực này. Giảm đầu tư vốn mạo hiểm do khủng hoảng ngành ngân hàng trong năm 2008 góp một phần trách nhiệm đối với tình trạng suy giảm thị trường chung. Thị trường Nghiên cứu trong công nghiệp năm 2010 37 Tại Mỹ, thị trường nghiên cứu về công nghiệp bị thu hẹp nhiều hơn bất kỳ l ĩnh vực nào khác trong công việc nghiên cứu thí nghiệm. Ngân sách hoạt động thực tế giảm 15,3% so với mức của năm 2008 (theo nghiên cứu của Frost&Sullivan). Dự báo trong năm 2010 sẽ có sự phục hồi giúp đảo ngược xu thế này, với mức chi tiêu không tăng trong năm 2010 (đối với các sản phẩm trong phòng thí nghiệm) và tăng 3% vào năm 2011. Thị trường nghiên cứu ở các trường đại học năm 2010 Chi tiêu cho nghiên cứu ở các trường đại học sẽ tăng 6,4% trong năm 2010, tiếp theo mức tăng 5% trong năm 2009 so với năm 2008. Việc cấp quỹ để kích thích sẽ góp phần làm tăng mức chi tiêu cho lĩnh vực này, nhưng nghiên cứu trong các trường đại học sẽ vẫn giữ được thế mạnh trên thị trường nhờ được mang tính kế thừa sau thập kỷ qua. Trong khi các chương trình của chính quyền liên bang tiếp tục hỗ trợ cho nghiên cứu trong các trường đại học thì các cuộc khủng hoảng hiện nay đang ảnh hưởng đến ngân sách của chính quyền bang sẽ làm hạn chế mức tăng, cho đến khi nền kinh tế có được những cải thiện đáng kể về tỷ lệ tăng trưởng. NCPT sau năm 2010 Nghiên cứu của Frost&Sullivan đã nêu ra 3 công nghệ sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tại các phòng thí nghiệm của Mỹ trong vòng 5-7 năm tới và sẽ thúc đẩy việc tăng quỹ cho nghiên cứu, đó là: Công nghệ tế bào gốc: Thông báo của Tổng thống Obama về các quỹ liên bang dành cho các hướng nghiên cứu tế bào gốc phôi người (HESC) chắc chắn sẽ khiến cho việc thực hiện nghiên cứu tế bào gốc phôi mở rộng ở mức đáng kinh ngạc và được quỹ liên bang cấp kinh phí. Công nghệ này đã bị hạn chế dưới thời Tổn g thống Bush kể từ năm 2001. Mười ba ngành nghiên cứu đầu tiên về HESC đã được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thông qua hồi đầu tháng 12/2009. 96 ngành khác đang được xem xét và hy vọng sẽ được thông qua trong năm 2010. Thuốc cá nhân: Các phát hiện nhanh bao gồm phát hiện về hệ gen người, biểu hiện gen và mối quan hệ của chúng đối với bệnh tật đã giúp đẩy nhanh những kết quả về các loại thuốc mới dành cho cá nhân. Các công ty dược và chẩn đoán bệnh đang tham gia vào triển khai phương pháp chẩn đoán và y khoa t rị liệu bằng cách áp dụng nghiên cứu cơ bản và các phương pháp luận do các viện nghiên cứu đưa ra. Công nghệ nanô: Lĩnh vực công nghệ nanô phát triển một phần là nhờ nhận thức về khả năng tạo ra các sản phẩm mới trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ này. Các phòng thí nghiệm ở các trường đại học sẽ tiếp tục đi đầu trong nghiên cứu công nghệ nanô. Nhiều trường đại học đã xây dựng những phòng thí nghiệm chỉ chú trọng về công nghệ nanô. Công nghệ nanô có khả năng liên kết những đổi 38 mới khoa học với nhiều ngành công nghiệp và có tiềm năng lớn để tạo ra các sản phẩm mới. Ngoài ra có rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện, nhằm khảo sát những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và những rủi ro khi làm việc với các công nghệ nanô, quá trình sản xuất và kết hợp các vật liệu từ hạt nanô vào các sản phẩm. 2. Các nền kinh tế mới nổi thúc đẩy tăng NCPT Suy thoái toàn cầu diễn ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới, nhưng sự hồi phục cho thấy NCPT tăng ở mức thấp đối với phần lớn các nền kinh tế tiên tiến và mức tăng mạnh đối với các nền kinh tế mới nổi. Hầu hết các cú sốc tài chính do suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 50 năm qua đã qua đi. Dự báo trong tương lai, tăng trưởng kinh tế tích cực đối với cả nền kinh tế chung và cộng đồng NCPT. Trong khi luôn luôn vẫn tồn tại mối đe dọa về suy thoái tài chính tăng gấp 2 và thậm chí là gấp 3 lần thì có thể sẽ không có hy vọng gì về ảnh hưởng đến chi tiêu cho NCPT. Dự báo trong vài năm tới, các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ và Cộng đồng Châu Âu (EC) có tăng trưởng kinh tế chung và tăng NCPT chỉ ở mức bình thường. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế và tăng NCPT ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vẫn mạnh mẽ và chắc chắn tăng trong vài năm tới sau khi giảm ở mức thấp do suy thoái toàn cầu. Cả Trung Quốc và Ấn Độ có mức tăng trưởng GDP kết hợp là 7,6% trong giai đoạn 2008-2009, so với mức giảm trung bình 3,6% GDP đối với 38 nước khác có thống kê về chi tiêu cho NCPT được nêu trong báo cáo này. Chi tiêu toàn cầu cho NCPT 2008 GDP PPP. tỷ USD 2008 % NCPT so với GDP 2008 GERD PPP. tỷ USD 2009 GERD PPP. tỷ USD 2010 GERD PPP. tỷ USD 2010 % NCPT so với GDP Các nước châu Mỹ 19.663 2,28% 448,1 438,8 452,8 2,32% Mỹ 14.260 2,79% 397,6 389,2 401,9 2,85% Châu Á 18.800 1,91% 359,0 372,4 400,4 1,95% Nhật Bản 4.329 3,41% 147,8 139,6 142,0 3,41% Trung Quốc 7.973 1,28% 102,3 123,7 141,4 1,50% 39 Nguồn: Battelle. NCPT Magazine Do các yếu tố trên, Dự báo NCPT toàn cầu 2010 của chuyên gia phân tích Battelle và là biên tập viên của Tạp chí NCPT đã dự báo: NCPT toàn cầu sẽ tăng 4,0% trong năm 2010 lên 1.156,5 tỷ USD so với 1.112,5 tỷ USD chi tiêu trong năm 2009. Lượng gia tăng này chủ yếu là của Trung Quốc và Ấn Độ, là những nước sẽ đẩy mức tăng lên 7,5% chi tiêu NCPT của châu Á. Chi tiêu cho NCPT của Mỹ chắc chắn tăng 3,2% lên 452,8 tỷ USD, trong khi mức chi tiêu này đối với EC chỉ tăng 0,5% lên 268,5 tỷ USD trong năm 2010. Dự báo 2010 đã nhấn mạnh đến xu thế được nêu trong Báo cáo NCPT toàn cầu đầu tiên của Battelle hồi tháng 12/2005, khi đó các nước châu Mỹ (gồm Mỹ, Canađa, Mêhicô, Braxin và Achentina) và EC có mức chi tiêu cho NCPT thấp hơn so với các nước châu Á. Thậm chí Nhật Bản, nước chi tiêu cho NCPT lớn thứ hai thế giới hiện nay cũng đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Dù thế nào thì suy thoái toàn cầu giai đoạn 2008-2009 cũng đẩy nhanh xu thế này, do nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế thuộc EC chắc chắn không thể quay về mức chi tiêu cho NCPT của chính các nước đó như trong năm 2008 trong thời gian vài năm tới. Riêng điều này đã đặt ra thách thức khi so với mức chi tiêu hiện nay cho NCPT của Trung Quốc và Ấn Độ. Nợ càng tăng, Mỹ và Châu Âu sẽ càng bị hạn chế về khả năng tăng trưởng kinh tế và tăng NCPT. Hơn nữa, lượng chi tiêu của các công ty công nghiệp Mỹ và EC có thể được xem là trực tiếp góp phần tạo ra và hỗ trợ các cơ sở NCPT ở Trung Quốc và Ấn Độ (thông qua đầu tư nước ngoài trực tiếp hay FDI). Các công ty này đầu tư vào Trung Quốc và Ấn Độ cao hơn nhiều so với mức đầu tư của chính các công ty đó đang đầu tư ở Mỹ hoặc EC. Tỷ lệ tổng chi tiêu NCPT toàn cầu 2008 2009 2010 Các nƣớc châu Mỹ 39,9% 39,4% 39,2% Ấn Độ 3.297 0,80% 26,7 28,1 33,3 0,90% Châu Âu 16.487 1,69% 278,8 267,1 268,5 1,69% Các khu vực còn lại trên thế giới 2.958 1,21% 35,9 34,2 34,8 1,23% Tổng 57.908 1,94% 1121,8 1112,5 1156,5 1,97% 40 Hoa Kỳ 35,4% 35,0% 34,8% Châu Á 32,0% 33,5% 34,6% Nhật Bản 13,2% 12,5% 12,3% Trung Quốc 9,1% 11,1% 12,2% Ấn Độ 2,4% 2,5% 2,9% Châu Âu 24,9% 24,0% 23,2% Các khu vực còn lại trên thế giới 3,2% 3,1% 3,0% (Nguồn: Battelle. NCPT Magazine) Cơ sở hạ tầng về khoa học và công nghệ vững chắc và hoàn hảo của các nền kinh tế tiên tiến đảm bảo cho khả năng tồn tại của họ trong tương lai ngắn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và những thành quả về sở hữu trí tuệ hiện nay của Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ như không hề giảm vào bất kỳ thời điểm nào trước mắt. Cũng có thể diễn ra mức giảm nào đó khi các nền kinh tế mới nổi công bằng hơn về thu nhập tính trên đầu người và các chi phí của họ cũng ngang với chi phí ở các nền kinh tế tiên tiến. Song. những thay đổi này có vẻ như còn lâu mới diễn ra và nhiều vấn đề khác sẽ được giải quyết trong giai đoạn trung hạn. Kích thích kinh tế Bắt đầu tư năm 2009, các Chính phủ trên thế giới đã dành 1,92 nghìn tỷ USD đầu tư để kích thích kinh tế nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Khoảng 38% các gói kích cầu này là dành cho các nước châu Á, nhằm làm chậm tốc độ suy giảm tăng trưởng kinh tế. Phần lớn lượng tiền này được chi tiêu trong năm 2009 và 2010. Các chương trình đầu tư kích cầu đều thành công, với tác động đáng chú ý đến các nỗ lực thúc đẩy NCPT khu vực. Tuy nhiên, nhân tố đáng tiếc trong các chương trình này lại chính là làm tăng đáng kể gánh nợ của các nước thực hiện. Việc duy trì lợi ích của các chương trình này lại có thể làm giảm đầu tư cho NCPT tương đương khác trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế biên tạo nguồn cho các biện pháp kích thích kinh tế khác. Ví dụ, Nhật Bản mới đây đã thông báo sẽ đưa ra gói kích cầu bổ sung 81 tỷ USD để hỗ trợ cho các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ bị tác động mạnh bởi đồng Yên. Mỹ cũng đang thảo luận về khả năng của gói kích cầu thứ hai. Tổng chi tiêu nội địa cho NCPT (GERD) Tỷ USD 41 2008 GDP PPP 2009 GDP PPP 2009 Kích cầu 2010 GDP (PPP) 2010 % NCPT/ GDP 2008 GERD PPP 2009 GERD PPP 2010 GERD PPP Mỹ 14.260 13.875 787 14.083 2,85% 397,629 389,203 401,919 Nhật Bản 4.329 4.095 110 4.165 3,41% 147,800 139,640 142,026 Trung Quốc 7.973 8.651 586 9.429 1,50% 102,331 123,709 141,435 Đức 2.918 2.763 103 2.772 2,46% 71,861 67,970 68,191 Hàn Quốc 1.335 1.322 11 1.369 3,13% 41,742 41,379 42,850 Pháp 2.128 2.077 33 2.096 1,98% 42,233 41,125 41,501 Anh 2.226 2.128 36 2.147 1,75% 38,893 37,240 37,572 Ấn Độ 3.297 3.475 4 3.697 0,90% 26,706 28,148 33,273 Canađa 1.300 1.268 1.294 1,83% 23,781 23,204 23,680 Nga 2.266 2.096 20 2.127 1,04% 23,482 21,798 22,121 Italia 1.823 1.730 6 1.733 1,08% 19,678 18,684 18,716 Braxin 1.993 1.979 4 2.048 0,91% 18,136 18,009 18,637 Đài Loan 712 683 708 2,57% 18,325 17,553 18,196 Tây Ban Nha 1.403 1.350 113 1.340 1,28% 18,000 17,280 17,152 Ôxtrâylia 800 806 10 822 1,86% 14,914 14,992 15,289 Thụy Điển 344 327 331 3,51% 12,076 11,478 11,618 Hà Lan 672 644 8 648 1,63% 10,950 10,497 10,562 Ixraen 201 201 206 4,40% 8,846 8,844 9,064 Áo 330 317 318 2,58% 8,530 8,179 8,204 Thụy Sĩ 317 311 1 312 2,36% 7,474 7,340 7,363 Bỉ 389 376 3 376 1,81% 7,028 6,806 6,806 Thổ Nhĩ Kỳ 903 844 876 0,76% 6,830 6,414 6,658 Phần Lan 194 182 183 3,36% 6,520 6,115 6,149 Singapo 237 229 239 2,51% 5,946 5,748 5,999 42 Tổng chi tiêu nội địa cho NCPT (GERD) Tỷ USD 2008 GDP PPP 2009 GDP PPP 2009 Kích cầu 2010 GDP (PPP) 2010 % NCPT/ GDP 2008 GERD PPP 2009 GERD PPP 2010 GERD PPP Mêhicô 1.563 1.449 54 1.497 0,40% 5,919 5,796 5,988 Đan Mạch 204 199 202 2,45% 5,008 4,876 4,949 Na Uy 276 271 3 274 1,50% 4,133 4,065 4,110 CH Séc 265 254 257 1,44% 3,814 3,658 3,701 Nam Phi 491 480 4 488 0,74% 3,654 3,552 3,611 Ba Lan 668 675 690 0,52% 3,482 3,510 3,588 Bồ Đào Nha 236 229 3 3.697 1,21% 2,850 2,771 2,783 Achentina 574 560 13 568 0,46% 2,656 2,576 2,613 Aixơlen 188 174 170 1,52% 2,855 2,645 2,584 Hi Lạp 343 340 340 0,53% 1,828 1,802 1,802 Hungari 197 184 6 182 0,93% 1,823 1,711 1,693 New Zealand 117 114 5 117 1,18% 1,384 1,345 1,381 Rumani 271 248 249 0,53% 1,434 1,314 1,320 Slovenia 59 56 57 1,38% 0,828 0,784 0,798 Slovakia 120 114 119 0,42% 0,498 0,479 0,500 Ailen 13 12 12 2,45% 0,318 0,294 0,294 PPP - theo sức mua tương đương (Nguồn: R&D Magazine. Battelle. OECD. IMF. CIA) 43 KẾT LUẬN Sau cuộc suy thoái toàn cầu nặng nề, nền kinh tế đã chuyển sang tăng trưởng dương nhờ sự can thiệp của chính phủ vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau đã hỗ trợ mức cầu và làm giảm mạnh những rủi ro hệ thống và bất ổn trong các thị trường tài chính. Người ta kỳ vọng là sự phục hồi sẽ chậm chạp do các hệ thống tài chính vẫn còn có nhiều bất ổn, sự hỗ trợ của các chính sách công sẽ dần dần phải rút bỏ,và khu vực dân cư tại các nền kinh tế hứng chịu sự đổ vỡ giá tài sản sẽ tiếp tục gây dựng lại tiết kiệm trong khi vẫn phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao. Các đòi hỏi chính sách chính vẫn là để khôi phục sức khỏe của hệ thống tài chính trong khi duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ cho đến khi sự phục hồi được dựa trên cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần bắt đầu chuẩn bị cho việc rút bỏ một cách có trật tự những can thiệp của chính phủ trước đây chưa từng có. Trong bối cảnh đó, đầu tư cho NCPT ở các nước, nhất là các nền kinh tế lớn, vẫn không hề bị ảnh hưởng. Điều này chứng tỏ thế giới luôn nhìn nhận chi phí cho KH&CN và đổi mới là đầu tư cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. ECONOMIC OUTLOOK NO. 86 , 11/2010. OECD. 2. 2010 ECONOMIC OUTLOOK - November 3, 2009. BNY Mellon 3. Global Economy 2010: Morgan Stanley forecasts, Dec 15, 2009 4. Winter 2009 - 2010 Global Economic Outlook, MFC Global Investment Management 5. World Economy Outlook 2010, IMF, 10/2009. 6. 2010 Global R&D Funding Forecast, R&D Magazine 12/2009. 7. Emerging Economies Drive Global R&D Growth, R&D Magazine, 12/2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_trien_vong_kinh_te_the_gioi_va_kha_nang_dau_tu_cho.pdf
Tài liệu liên quan