Tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc cải thiện năng suất,
nhưng tương lai của năng suất rất không chắc chắn. Trong bối cảnh này, các nước
cần xem xét để khai thác các nguồn tăng trưởng năng suất, những nơi có phạm vi
tiềm năng lớn và chắc chắn để cải thiện. Kết luận chính của tổng luận này là tăng
trưởng trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc khai thác lại các động lực khuếch tán
kiến thức, nguồn lực đã thúc đẩy tăng năng suất cho phần lớn thế kỷ 20. Ở đây,
các chính sách khung là đặc biệt quan trọng, nhưng cũng không thể thiếu vai trò
của các chính sách tốt về đổi mới sáng tạo, đặc biệt là tài trợ nghiên cứu cơ bản.
Việc phục hồi các cơ chế khuếch tán tri thức sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn
diện. Báo cáo của OECD cho thấy bốn yếu tố là chìa khóa để khuếch tán hiệu quả
hơn. Trước hết, sự kết nối toàn cầu cần phải được mở rộng, thông qua thương
mại, FDI, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và sự di chuyển lao động quốc
tế có tay nghề cao; Thứ hai, các doanh nghiệp - đặc biệt là các công ty mới - có
thể thử nghiệm các công nghệ và các mô hình kinh doanh mới; Thứ ba, các nền
kinh tế cần phải tận dụng tối đa các nguồn lực khan hiếm bằng cách cho phép lao
động, vốn và kỹ năng di chuyển hướng vào các công ty hiệu quả nhất; Thứ tư,
chúng ta cần đầu tư đổi mới, bao gồm NC&PT, kỹ năng và bí quyết tổ chức để
giúp các nền kinh tế hấp thụ, thích nghi và gặt hái những lợi ích của công nghệ
mới. Đầu tư vào giáo dục và kỹ năng đặc biệt quan trọng để đảm bảo rằng lao
động có năng lực học tập các kỹ năng mới, thích nghi với sự thay đổi công nghệ
và điều kiện làm việc.
Cải cách tập trung vào việc cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, thường rất
không được tối ưu ở nhiều nước, cũng có thể vực dậy tăng trưởng bằng cách làm
cho các công ty hiệu quả dễ dàng phát triển mạnh hơn. Cụ thể hơn, có nhiều khả
năng để tăng năng suất và giảm bất bình đẳng chỉ đơn giản bằng cách phân bổ
hiệu quả hơn nhân lực tài năng với công việc. Đạt được mức tăng năng suất tổng
hợp thông qua phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn đòi hỏi các chính sách khung
được thiết kế kèm theo một loạt các chính sách - trong đó có chính sách học tập
của người trưởng thành, mạng lưới an sinh xã hội - để đảm bảo rằng những lợi ích
được phân phối đồng đều hơn. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng
cần phải bao quát hơn và nhận ra những tác động tiêu cực tiềm ẩn của chính sách
nhà ở hạn chế sự di chuyển lao động làm ảnh hưởng đến năng suất do kỹ năng
không phù hợp với công việc.
52 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tương lai của năng suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguồn lực bị mắc kẹt trong các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả - có xu hướng diễn ra trong các ngành công nghiệp có tỷ lệ lớn lao động trình
độ cao hơn yêu cầu - gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
trong việc thu hút lao động trình độ cao và chiếm thị phần của các doanh nghiệp
kém hiệu quả hơn.
Mô phỏng lợi ích đối với hiệu quả phân bổ nhờ giảm sự không phù hợp kỹ
năng đến mức thấp nhất (%)
Ghi chú: Biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa hiệu quả phân bổ thực tế và hiệu quả phân
bổ đối chứng dựa vào việc giảm sự không phù hợp kỹ năng trong mỗi quốc gia so với
mức không phù hợp tốt nhất, ám chỉ năng suất tăng khoảng 10% ở Ý và 3% tại Hoa Kỳ.
Hình 3.8. Năng suất đối chứng thu được nhờ giảm sự không phù hợp kỹ
năng
Nguồn: Adalet McGowan và Andrews (2015),
Hình 3.8 minh họa những lợi ích tiềm năng do năng suất lao động mang lại
nhờ giảm tình trạng không phù hợp về kỹ năng ở mức thấp nhất trong mỗi ngành
công nghiệp ở cấp độ quốc gia đến xuyên quốc gia. Nếu giải thích theo quan hệ
nhân quả, thì việc giảm tình trạng không phù hợp về kỹ năng trong các nước như
Ý và Tây Ban Nha xuống mức thấp nhất sẽ tăng 10% hiệu quả phân bổ. Điều này
giải thích cho 1/5 khoảng cách về hiệu quả phân bổ của ngành kinh doanh phi
nông nghiệp giữa Ý và Hoa Kỳ (hoặc Thụy Điển). Do đó, sự phù hợp của kỹ năng
có thể lý giải cho một phần không nhỏ khoảng cách năng suất lao động giữa các
quốc gia.
31
IV. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG
Bảng 4.1 tóm tắt những kênh chính mà thông qua đó, các chính sách công
khác nhau định hình thực trạng năng suất trong bối cảnh khung phân tích và
những vấn đề liên quan đã được xác định trong Phần 2 và 3. Cột 1 chỉ ra 3 nguồn
chính thúc đẩy tăng trưởng năng suất tổng hợp: (i) Thử nghiệm những tri thức và
công nghệ mới trong các công ty tiên tiến nhất toàn cầu và sự lan tỏa tất yếu của
chúng đến các công ty tiên tiến nhất ở cấp quốc gia; (ii) Sự lan tỏa tri thức và
công nghệ sẵn có trên toàn cầu đối với cả các công ty tiên tiến và trung bình trong
nước; (iii) Tái phân bổ hiệu quả các nguồn lực để nâng cao tác động tổng hợp và
khuyến khích hơn nữa cải thiện năng suất trong nội bộ hãng. Cột 2 đến 4 bao gồm
các chính sách liên quan, những kênh mà qua đó những nguồn lực tăng trưởng
này có thể được thúc đẩy và kết quả là có được những chính sách được thực hiện,
nếu được thiết kế tốt. Ba cột cuối cùng đưa ra một chỉ số về tính tương thích của
chúng đối với ba nhóm doanh nghiệp được xác định ở Phần 2.
Bảng 4.1. Bảng khái quát các kênh mà qua đó các chính sách sẽ định hình
năng suất tổng hợp
Động
lực
chính
được
thúc
đẩy
Chính sách liên
quan
Kênh Kết quả
Liên quan đến thực
trạng của các hãng khác
nhau
GF NF
Trung
bình
1. Thử
nghiệm
tri thức
và công
nghệ
mới
Các chính sách
đổi mới (ví dụ:
Nghiên cứu cơ
bản, khuyến
khích tài chính
cho NC&PT,
IPR)
Hợp tác quốc tế
về chính sách
đổi mới
Thúc đẩy sự cân
bằng hiệu quả
giữa nghiên cứu
cơ bản và nghiên
cứu ứng dụng
Thúc đẩy năng lực công
nghệ toàn cầu thông qua
những đổi mới mạnh mẽ
hơn và hấp thụ tri thức
từ cơ sở khoa học
W V
Bù đắp cho các
hãng đối với
những thất bại
trên thị trường khi
tiến hành nỗ lực
đổi mới
W V
Chính sách
khung (ví dụ
như PMR, EPL,
phá sản và hiệu
ứng tư pháp, tài
chính và sự cởi
mở)
Áp lực cạnh tranh
và phá hủy sáng
tạo
Nhiều thí điểm hơn.
Những doanh nghiệp
mới mang đến nhiều ý
tưởng mới, gây áp lực
cho các doanh nghiệp
hiện có phải đổi mới
W V
Quy mô thị trường được V V
32
cải thiện sẽ gia tăng xu
hướng chuyển sang đổi
mới
Phân bổ nguồn
lực hiệu quả
Tham gia vào thị trường
toàn cầu sẽ cho phép
tương tác với Năng lực
toàn cầu
V W
Giảm sự không phù hợp
về kỹ năng thì sẽ gia
tăng bộ kỹ năng hiệu quả
để phục vụ đổi mới
V W
2. Lan
tỏa tri
thức và
công
nghệ
hiện hữu
Chính sách
khung (đặc biệt
là PMR)
Nghiên cứu cơ
bản
Khuyến khích tài
chính cho R&D
Hợp tác R&D
giữa hãng và
trường đại học
Áp lực cạnh tranh
Bù đắp cho các
hãng đối với
những thất bại
trên thị trường khi
tiến hành nỗ lực
đổi mới
Quy định thị trường chặt
chẽ hơn sẽ khích lệ sự
nuôi dưỡng công nghệ
W W
Sự hiện diện của các tài
sản KBC bổ sung sẽ tạo
thuận lợi cho sự lan tỏa
công nghệ
W V
Hiệu ứng ngoại vi của tri
thức từ những nghiên
cứu công dẫn đến sự đổi
mới ứng dụng nhiều hơn
trong khu vực tư nhân
W
V V
Chuyển giao tri
thức và hiệu ứng
lan tỏa
Cho phép những doanh
nghiệp mới tham gia thị
trường, hiện đang thí
điểm ở quy mô nhỏ,
được tiếp cận các cơ sở
nghiên cứu
V W
3. Phân
bổ
nguồn
lực hiệu
quả
(vốn, lao
động và
kỹ năng)
Chính sách
khung
Chính sách cụ
thể
Phân bổ nguồn
lực khan hiếm tới
những hãng đổi
mới nhiều nhất
hoặc có năng
suất cao nhất.
Giải thể hoặc thu
hẹp quy mô của
những hãng thiếu
hiệu quả
Kết quả cao hơn đối với
việc thương mại hóa và
thực hiện ý tưởng mới,
dẫn đến thử nghiệm
nhiều hơn
W V V
Giảm chi phí do thất bại
kinh doanh hoặc giải thể
để khích lệ sự mạo hiểm
và sự thử nghiệm
W V V
Tạo thuận lợi cho việc
tăng quy mô và gia nhập
thị trường toàn cầu
V W V
Giảm sự không phù hợp
về kỹ năng thì sẽ gia
tăng nguồn kỹ năng hiệu
quả để phục vụ đổi mới
V W V
Ghi chú: Trong 03 cột cuối, V có nghĩa là “tương thích”, W có nghĩa là “tương thích
cao” đối với một hãng cụ thể đang thực thi chính sách.
- GF: tiên phong toàn cầu; NF: tiên phong quốc gia
Nguồn: OECD (2015) The Future of Productivity.
33
34
4.1. Chính sách công và nhóm tiên phong năng suất toàn cầu
Do các công ty tiên phong năng suất về bản chất đều là các công ty toàn cầu,
nên việc đánh giá xem liệu các chính sách định hình như thế nào cho tăng trưởng
của các công ty tiên phong sẽ là khó khăn bởi vì không rõ các chính sách của
quốc gia nào là phù hợp nhất cho những công ty này. Tuy nhiên, khung chính
sách thúc đẩy sự phối hợp quốc tế hiệu quả hơn trong một vài lĩnh vực nhất định
và tạo thuận lợi cho việc thử nghiệm trong các công ty có thể khích lệ những đổi
mới tiên phong với những đặc điểm công tốt theo khía cạnh các lợi ích có thể lan
tỏa tới các hãng khác.
4.1.1. Điều phối chính sách quốc tế
Đổi mới sáng tạo ở trong nhóm tiên phong một phần phụ thuộc vào nghiên
cứu cơ bản, dẫn đến những tiến bộ căn bản về tri thức công nghệ và đổi lại, nó mở
ra cơ hội nghiên cứu trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu cơ bản có thể không
được thực hiện đầy đủ do những khó khăn trong việc thu lại đầy đủ những lợi ích,
vốn có khuynh hướng lan tỏa qua nhiều ngành khác nhau và tạo ra lợi ích xã hội
lớn hơn so với nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu được tài trợ công thường đóng
một vai trò quan trọng trong sự phát triển những công nghệ mới có mục đích
chung. Nhìn chung, các bằng chứng cho thấy rằng chính phủ, cả với tư cách là
người mua công nghệ (ví dụ thông qua những dự án quốc phòng) và người tài trợ
(ví dụ nghiên cứu trong các trường đại học và trung tâm nghiên cứu công), tạo ra
sự lan tỏa tri thức đáng kể. Điều này làm tăng đáng kể kinh phí NC&PT và bằng
sáng chế của các công ty tư nhân, thúc đẩy các công ty tiên phong một cách trực
tiếp và gián tiếp.
Sự gia tăng liên kết quốc tế và vai trò chủ yếu của các tập đoàn xuyên quốc
gia trong việc dẫn dắt NC&PT tiên phong cho thấy rằng lợi ích từ những nghiên
cứu công cơ bản và sự hỗ trợ cho NC&PT của tư nhân trở nên phổ biến trên toàn
cầu. Điều này sẽ làm yếu đi những sáng kiến của các chính phủ hỗ trợ cho những
hoạt động này trong khi đồng thời thúc đẩy họ cạnh tranh để thu hút đầu tư lưu
động của các tập đoàn xuyên quốc gia. Vì vậy, các cơ chế toàn cầu hỗ trợ nghiên
cứu cơ bản, ví dụ như tài trợ chung và các cơ chế để tạo thuận lợi cho hợp tác
xuyên quốc gia và liên ngành, sẽ trở nên ngày càng được khuyến khích hơn trong
tương lai. Cần đẩy mạnh sự kết hợp giữa các chế độ quyền sở hữu trí tuệ, nghĩa là
thông qua sự đảm bảo hài hòa liên tục tầm quốc tế đối với hệ thống bằng sáng chế
quốc gia và việc thi hành những biện pháp này. Bản chất toàn cầu của các công ty
35
cho thấy sự cần thiết phải phối hợp các khuyến khích tài chính cho NC&PT và
thuế doanh nghiệp để đảm bảo một sân chơi cân bằng. Thực tế, với toàn cầu hóa
gia tăng, ngày càng nhiều công ty đa quốc gia sử dụng chiến lược thuế xuyên biên
giới để dịch chuyển lợi ích được tạo ra bởi vốn tri thức giữa các quốc gia. Điều
này dẫn đến các hỗ trợ thuế cho NC&PT ở mức cao một cách không chủ ý và
khiến các hãng trong nước “đơn độc” thực hiện NC&PT bị bất lợi về cạnh tranh.
Nghiên cứu gần đây của OECD nêu bật những lợi ích tiềm năng của hợp tác quốc
tế để hạn chế những cắt giảm thuế không có chủ ý đối với NC&PT, phát sinh từ
những kế hoạch thuế xuyên biên giới.
4.1.2. Các chính sách thúc đẩy thử nghiệm
Việc thử nghiệm các sản phẩm và quy trình mới là đặc điểm quyết định của
đổi mới sáng tạo ở cấp công ty. Ví dụ, hàng năm, khoảng 25% hàng hóa tiêu dùng
để bán hoặc là hàng mới, hoặc là sẽ không tiếp tục sản xuất trong năm sau, ít nhất
40% hàng hóa mới được bán ra chỉ trong 1 năm, các nhà máy tiếp nhận từ 1/2
hoặc 1/3 công nghệ mà họ thử nghiệm (Gabler và Poschke, 2011) [12]. Hơn nữa,
quá trình đổi mới thường không chắc chắn và bản chất nghiêng lệch của quá trình
thu hồi vốn đầu tư mạo hiểm cho thấy sự thành công nhanh chóng của các hãng
tiên phong tại một vài thị trường CNTT là không thể dự báo được một tiền lệ,
thậm chí trong số những nhà đầu tư mạo hiểm mạnh nhất. Trong môi trường này,
việc thử nghiệm cho phép các đơn vị đánh giá và thương mại hóa các dự án mà
không có sự đầu tư đủ và dừng dự án nhanh chóng nếu chúng không thành công.
Nếu như những tiến bộ về CNTT-TT đã làm giảm đáng kể chi phí thử nghiệm
cho các hãng tiên phong, thì các chính sách có thể cắt giảm chi phí thí điểm tham
gia hay rút khỏi thị trường sẽ rất quan trọng. Tương tự, mức độ không chắc chắn
nêu trên thể hiện mối nguy hiểm đối với chính phủ khi dùng các chính sách công
nghiệp để thúc đẩy các công ty hàng đầu quốc gia.
4.2. Chính sách hướng đổi mới là quan trọng nhưng có sự đánh đổi
4.2.1 Khuyến khích tài chính cho NC&PT
Các khuyến khích thuế NC&PT, một công cụ không phân biệt đối xử với
mục đích giảm chi phí cận biên của các hoạt động NC&PT, thường xuất hiện ở
hầu hết các nước OECD và cả ở Brazil, Trung Quốc, Liên bang Nga và Nam Phi.
Sự hỗ trợ cho NC&PT trong doanh nghiệp thông qua hệ thống thuế thường được
kết hợp với một bộ chính sách hỗ trợ trực tiếp (tài trợ, cho vay, đảm bảo khoản
vay) có mục đích giải quyết những thất bại của thị trường liên quan đến đầu tư
đổi mới sáng tạo. Trong khi sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia tồn tại trong
36
hỗn hợp chính sách, thì gần đây đã có những thay đổi chung là giảm hỗ trợ trực
tiếp và những khuyến khích thuế NC&PT trở nên hào phóng hơn.
Sự chuyển dịch trong thành phần hỗ trợ tài chính cho thấy trong khi các
khuyến khích tài chính NC&PT hào phóng hơn sẽ kích thích thêm NC&PT trong
doanh nghiệp, nhưng tác động của chúng đối với tăng trưởng năng suất ít thấy rõ
rết (xem Khung 4.1). Nghiên cứu mới của OECD cũng cho thấy có ít bằng chứng
rằng các nền kinh tế có khuyến khích thuế NC&PT hào phóng hơn có thể học hỏi
nhiều hơi từ nhóm tiên phong toàn cầu (Andrews và Albrizio, 2015) [5]. Hơn
nữa, trong khi các trợ cấp thuế NC&PT hào phóng hơn đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có thể gia tăng năng suất cho các hãng tiên phong quốc gia hướng tới
mức tiên phong toàn cầu, nhưng những tác động này không lớn bởi thực tế là
những chính sách như vậy sẽ giảm quy mô so sánh của các hãng tiên phong quốc
gia (Andrews, Criscuolo và Gal, 2015) [8].
Nghiên cứu gần đây của OECD cũng nêu bật tiềm năng của những khuyến
khích thuế NC&PT để thúc đẩy sự tái phân bổ và nêu bật những sự bổ sung chính
sách tiềm năng giữa các chính sách đổi mới sáng tạo và chính sách khung định
hình cho việc rút khỏi thị trường (ví dụ những quy định phá sản). Ví dụ, việc can
thiệp chính sách như hỗ trợ thuế NC&PT chỉ thực sự hiệu quả khi các nhà hoạch
định chính sách có thể khuyến khích loại bỏ những hãng hoạt động ít tiềm năng,
để giải phóng các nguồn lực NC&PT (ví dụ như lao động có kỹ năng) cho những
doanh nghiệp đổi mới và những doanh nghiệp mới tham gia thị trường.
Các chương trình khuyến khích thuế NC&PT nên có tính chất hoàn trả, bao
gồm việc cung cấp tín dụng hoặc cho phép khấu trừ thuế với thù lao NC&PT cốt
để tránh hỗ trợ quá nhiều cho các hãng hiện hữu so với các hãng mới. Tỷ lệ trợ
cấp của những sáng kiến ưu đãi thuế NC&PT thường tăng cùng với khả năng phát
sinh lợi nhuận của hãng, trong khi nhiều hãng sáng tạo trẻ ở tình trạnng thua lỗ
trong những năm đầu của dự án NC&PT.
Những cải thiện gần đây trong việc thiết kế các kế hoạch cung cấp hỗ trợ
chính phủ trực tiếp cho NC&PT có thể giải thích vì sao, trái với những nghiên
cứu thực nghiệm trước đây, giờ đây có những bằng chứng rõ ràng hơn về một sự
liên quan tích cực với đổi mới sáng tạo (Westmore, 2013) [21]. Ví dụ, cấu trúc
của hỗ trợ công trở nên tập trung nhiều hơn vào việc trợ cấp cho các hoạt động
NC&PT thương mại và những tài trợ tương xứng (đối với đầu tư tư nhân) trở nên
thông dụng hơn.
37
Khung 4.1. Khuyến khích thuế NC&PT và tăng trưởng năng suất
Mặc dù các khuyến khích tài chính NC&PT thúc đẩy chi tiêu cho hoạt động này và mục tiêu
cuối cùng là nâng cao mức tăng trưởng năng suất, nhưng chúng cũng làm phát sinh các chi phí
hành chính. Các khuyến khích tài chính cho NC&PT có thể được xem như là tiền đề để có các
tác động tích cực đối với tăng trưởng năng suất, do chúng dẫn đến NC&PT bổ sung trong
doanh nghiệp sẽ có tác động quan trọng đối với tăng trưởng năng suất.
Bên cạnh những đặc điểm của các kế hoạch như vậy, việc chưa tìm ra một tàc động tích cực
trực tiếp của những khuyến khích tài chính cho NC&PT đối với tăng trưởng năng suất có thể
phản ánh các vấn đề đo lường và nhận dạng, tuy nhiên các tác động có thể nhận thấy nếu:
- Các khuyến khích tài chính NC&PT có thể dẫn đến một sự gia tăng về giá của NC&PT (ví
dụ mức lương cao của các nhà khoa học) tương phản với khối lượng NC&PT. Các uớc tính gần
đây cho thấy rằng hiệu ứng lương này có thể giảm hiệu quả của các khuyến khích thuế NC&PT
(về mặt khối lượng NC&PT) từ 10% đến 25%. Điều này cho thấy hiệu quả của những kế hoạch
như vậy có thể được tăng cường bằng các chính sách giáo dục làm tăng nguồn cung cấp lao
động có tay nghề cao.
- Các dự án được tài trợ bởi các khuyến khích thuế NC&PT có năng suất cận biên thấp hơn
trung bình (Hageland và Moen, 2007). Ví dụ, bằng chứng cho thấy một tác động tích cực của
các khuyến khích thuế NC&PT đối với những đổi mới sáng tạo gia tăng là mới đối với công ty,
chứ không phải là mới đối với thị trường.
- Các khuyến khích thuế cho NC&PT có thể dẫn đến sự trùng lặp về NC&PT hoặc sửa lại
những hoạt động không phải là NC&PT để thành đầu tư NC&PT. Tuy nhiên, bằng chứng cho
thấy những chính sách như vậy không dẫn đến gia tăng đáng kể trong đổi tên hoạt động đầu tư.
- Các vấn đề thông tin làm hạn chế khả năng của chính phủ điều phối các giải pháp hỗ trợ
trực tiếp cho các dự án có tiềm năng cao nhất.
- Các hãng được hưởng lợi nhiều nhất từ những khuyến khích tài chính NC&PT thực sự là
những hãng mà NC&PT ít có thể tạo ra những hiệu ứng lan tỏa lớn. Trong khi những hãng nhỏ
hơn, không nhất thiết phải là những hãng trẻ hơn, có xu hướng phản ứng nhiều hơn đối với
khuyến khích thuế NC&PT so với các hãng lớn do chúng bị hạn chế tín dụng hơn, những hãng
như vậy có nhiều khả năng tập trung vào các thị trường hẹp có hiệu ứng lan tỏa ít hơn.
4.2.2. Tính ưu việt của nghiên cứu cơ bản
Sự thay đổi thành phần hỗ trợ tài chính trong những khuyến khích thuế
NC&PT có thể làm lệch lạc sự phân bổ nỗ lực nghiên cứu giữa nghiên cứu cơ bản
và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản dẫn đến hiệu ứng lan tỏa tri thức lớn
hơn nhiều so với nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản cũng làm cho đổi
mới sáng tạo được ứng dụng có năng suất hơn tới 60% (Akcigit, Hanley và
Serranno - Velarde, 2014) [4]. Bản chất không cạnh tranh của nghiên cứu cơ bản
có thể dẫn đến những nỗ lực nghiên cứu cao hơn của tư nhân đối với nghiên cứu
38
ứng dụng. Các chính sách trợ cấp thuế NC&PT không tính đến những hiệu ứng
ngoại vi này dễ gây ra sự đầu tư quá mức vào nghiên cứu ứng dụng.
Trong nhiều thập kỷ gần đây, các giai đoạn triển khai và ứng dụng nghiên
cứu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí nghiên cứu của doanh nghiệp tại nhiều
quốc gia OECD. Hơn nữa, chi phí NC&PT của doanh nghiệp đã cao hơn rất nhiều
so với NC&PT trong khu vực đại học và nghiên cứu cơ bản nói chung.
Trong khi đó, chi tiêu công cao hơn cho nghiên cứu cơ bản sẽ nâng cao năng
lực của các nền kinh tế để lĩnh hội những đổi mới sáng tạo ở khu vực tiên phong
toàn cầu (Andrews và Albrizio, 2015) [5]. Giả định một sự tăng tốc 2% trong tăng
trưởng MFP tại nền kinh tế tiên phong, tương ứng với những gì được thấy trong
giai đoạn bùng nổ cuối những năm 1990, thì ở một quốc gia có chi tiêu công cao
cho nghiên cứu cơ bản (ví dụ như Pháp) có tăng trưởng MFP hàng năm ước tính
cao hơn khoảng 0.2% so với những nơi chi tiêu thấp cao cho nghiên cứu cơ bản
(ví dụ như Bỉ). Những thành quả này là rất đáng kể, bởi tăng trưởng MFP trong
khu vực OECD trung bình chỉ đạt 0,5% trong khoảng giữa các năm 1995 và
2007.
Mặc dù có bằng chứng về sự liên quan tích cực giữa nghiên cứu cơ bản và
năng suất, nhưng câu hỏi là tài trợ cho nghiên cứu cơ bản như thế nào là tốt nhất.
Trong bối cảnh nghiên cứu cơ bản có giá trị xã hội cao, nhất là khi được công
khai hoàn toàn, các chính phủ thường tự thực hiện (cũng như tài trợ) nghiên cứu
thông qua các trường đại học hoặc phòng thí nghiệm công. Một điều lo ngại là ở
chỗ kinh phí nghiên cứu của chính phủ có thể sẽ dàn trải chứ không thúc đẩy
nghiên cứu của khu vực tư nhân. Mặc dù bằng chứng về vấn đề này còn chưa rõ
ràng, nhưng nghiên cứu gần đây về tài trợ công cho nghiên cứu cơ bản tại Viện Y
tế Quốc gia tại Mỹ đã cho thấy các hiệu ứng lan tỏa đáng kể, bao gồm đổi mới
sáng tạo khu vực tư nhân và hoạt động sáng chế (Azoulay, 2014) [9].
Thúc đẩy sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro của các nhà nghiên cứu và doanh
nghiệp đều đòi hỏi một cấu trúc dài hạn, với việc chấp nhận những thất bại ban
đầu để có được thành công về lâu. Các mô hình tài trợ theo hình thức cấp không
hoàn lại (grant) không dựa trên những chu kỳ xem xét ngắn hạn hoặc những sản
phẩm xác định trước, thay vào đó, nó bỏ qua những thất bại (ban đầu) và tập
trung vào thử nghiệm và sáng tạo liên quan kết quả nghiên cứu mới và có tác
động cao hơn. Tương tự, bằng chứng từ NC&PT trong doanh nghiệp cho thấy để
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp cũng cần có tầm nhìn dài hạn, ví dụ
thông qua các hợp đồng với một cam kết lâu dài và chấp nhận thất bại. Tuy nhiên,
nếu như việc chấp nhận thất bại ban đầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà
39
nghiên cứu sẵn sàng tiến hành nghiên cứu, thì nó cũng có thể làm giảm sự sẵn
sàng của các nhà tài chính (tạo ra lợi nhuận tư nhân) tài trợ cho thực nghiệm và
chuyển sang tài trợ cho những đổi mới sáng tạo ít cấp tiến hơn nhưng dễ đem lại
các giá trị thực tế trước mắt.
4.2.3. Hợp tác NC&PT giữa doanh nghiệp và trường đại học
Để tăng cường sự đóng góp từ nghiên cứu hàn lâm cho đổi mới sáng tạo trong
kinh doanh, chính phủ ở nhiều nước tìm cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ khu
vực hàn lâm tới khu vực công nghiệp và thương mại hóa các phát minh hàn lâm.
Điều này chủ yếu được thực hiện bằng cách cho phép các phát minh được cấp sáng
chế của các nhà nghiên cứu được thương mại hóa độc quyền thông qua các Văn
phòng cấp phép công nghệ của trường đại học và tiền thu được chuyển giao công
nghệ được chia sẻ giữa các viện hàn lâm và nhà phát minh. Những khuyến khích vật
chất trong các viện hàn lâm (ví dụ như chia sẻ tiền chuyển giao sáng chế, thưởng và
thăng tiến sự nghiệp) và các văn phòng cấp phép công nghệ của các trường đại học
có thể sẽ làm tăng trưởng năng suất.
Hợp tác NC&PT giữa các công ty tư nhân và các thể chế nghiên cứu công
lập ngày càng phổ biến hơn. Bằng chứng của OECD cho thấy nhiều sự hợp tác
mạnh mẽ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp - thể hiện thông qua việc
doanh nghiệp tài trợ cho các NC&PT được thực hiện trong đại học - liên quan đến
sự lan tỏa những công nghệ tiên tiến của nước ngoài và có thể tạo thuận lợi cho
việc di chuyển lao động kỹ năng cao. Sự chênh lệch năng suất giữa các hãng tiên
phong toàn cầu và quốc gia có xu hướng thấp hơn tại các quốc gia có sự hợp tác
NC&PT mạnh mẽ giữa các hai khu vực này (Andrews, Criscuolo và Gal, 2015)
[7]. Điều này có thể phản ánh thực tế là các nhà nghiên cứu ở các trường đại học
có thể liên kết nhiều hơn với những tri thức tiên phong toàn cầu, làm tăng tốc độ
lan tỏa công nghệ, trong khi hỗ trợ tài chính từ công nghiệp có thể gia tăng năng
lực nghiên cứu và quy mô hợp tác quốc tế (bằng cách gia tăng dịch chuyển nhân
tài), nâng cao hơn nữa sự lan tỏa tri thức.
Hợp tác NC&PT cũng có thể tạo điều kiện lan tỏa những công nghệ hiện
hữu từ các công ty tiên phong quốc gia tới các hãng trung bình. Hợp tác NC&PT
cao hơn có liên quan đến quá trình đuổi kịp nhanh hơn của các hãng trung bình
hướng tới các hãng tiên phong quốc gia. Hợp tác NC&PT với các trường đại học
sẽ tạo thuận lợi cho sự lan tỏa công nghệ bằng việc cung cấp cho những hãng nhỏ
hơn, ít năng suất hơn khả năng tiếp cận được nguồn tri thức - ví dụ máy móc tiên
tiến và các nhà khoa học có trình độ - vốn thường đòi hỏi chi phí ban đầu lớn.
40
Trong phạm vi các hãng nhỏ hợp tác với các trường đại học để phát triển
công nghệ cốt lõi cho kinh doanh của họ, những lợi ích về năng suất sẽ được hiện
thực hóa khá nhanh. Ngược lại, các hãng lớn hơn và năng suất cao hơn thường
hợp tác với các trường đại học phát triển các công nghệ đặc thù hàng đầu đang
trong giai đoạn tiền cạnh tranh và chưa thể áp dụng ngay vào hoạt động kinh
doanh cốt lõi của hãng. Loại hình hợp tác NC&PT này có thể thúc đẩy các công
ty tiên phong phát triển lâu dài chứ không mang lại ngay lợi ích tăng năng suất.
4.2.4. Vai trò của bảo vệ sáng chế
Các bằng sáng chế mang lại cho các công ty động lực để đổi mới sáng tạo,
nhưng các hiệu ứng tối đa chỉ đạt được khi chúng song hành với các chính sách ủng
hộ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một vài khu vực KBC mới nổi, nơi mà quá trình
đổi mới sáng tạo được phân đoạn (ví dụ phần mềm), hệ thống sáng chế có thể thiên
vị quá mức cho các hãng lâu năm và gây khó khăn cho các hãng non trẻ, do đó làm
giảm năng suất tổng của nền kinh tế.
Khung 4.2. Tầm quan trọng của sự minh bạch trong thiết kế
hệ thống sáng chế
Yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ (IPR) không đặt ra các rào cản cho
sự gia nhập thị trường và phát triển công nghệ là sự minh bạch của hệ thống sáng chế. Lợi ích
xã hội của một hệ thống sáng chế minh bạch sẽ phát sinh từ tỷ lệ đổi mới sáng tạo gia tăng, vì:
(i) đảm bảo mang lại những lợi ích cho cho nhà sáng chế nếu thành công; (ii) hỗ trợ truyền đạt
tri thức; (iii) Giảm nguy cơ trùng lặp những nỗ lực sáng tạo nhờ có sự công khai thông tin kỹ
thuật chi tiết. Việc thiếu sự minh bạch trong nội dung kỹ thuật của các tài liệu sáng chế về quy
mô của bằng sáng chế và trong việc sở hữu quyền này sẽ làm tổn hại các lợi ích xã hội này.
Trong một vài hệ thống sáng chế, việc xác định quy mô và hiệu lực của bằng sáng chế có thể
khó khăn hoặc rất tốn kém, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Điều này có thể làm
giảm sự hiện diện của một sân chơi bình đẳng giữa các hãng có sự khác nhau về các mức tài trợ
nội bộ hoặc tiếp cận tài chính bên ngoài (ví dụ các hãng trẻ/nhỏ và hãng lâu năm/lớn). Những vấn
đề này có thể là do những sản phẩm phức tạp hình thành từ những phát minh được cấp sáng
chế, ví dụ như trong trường hợp của thiết bị công nghê thông tin thông minh. Chi phí giao dịch và
mối lo ngại về hành vi chiến lược của những doanh nghiệp lâu năm (nắm giữ sáng chế) có thể
cản trở việc gia nhập thị trường của các sản phẩm mới trên thị trường. Điều này có thể cản trở sự
khuyếch tán tri thức và đổi mới sáng tạo tiếp theo. "Bi kịch chống phổ biến" (tragedy of anti-
commons) này có thể gây hậu quả lâu dài cho việc phát triển các sản phẩm mới đặc biệt nếu nó
xảy ra ở nghiên cứu nguồn do nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình đổi mới sáng tạo các sản phẩm hạ
nguồn.
Trong các ngành có hàm lượng NC&PT cao, sự bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với
những người nắm giữ bằng sáng chế có liên quan đến mức chênh lệch năng suất
thấp hơn giữa những hãng tiên phong quốc gia và toàn cầu, so với các ngành khác.
Điều này phù hợp với bằng chứng từ Mỹ cho rằng chi phí tranh chấp vượt quá lợi
41
nhuận từ các bằng sáng chế vào cuối những năm 1990 trong các ngành công nghiệp
ngoài dược phẩm và hóa chất. Thực tế, sự nổi lên của việc các thực thể "không hoạt
động" tích lũy các bằng sáng chế phần mềm với mục tiêu duy nhất là kiếm tiền
thuê từ các nhà đổi mới có thể thách thức các hoạt động đổi mới sáng tạo. Một yếu
tố chủ chốt để đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản lớn đối
với việc gia nhập thị trường và phát triển công nghệ là sự minh bạch của hệ thống
sáng chế.
4.3. Khung chính sách hỗ trợ các công ty năng suất phát triển
4.3.1. Quy định thị trường sản phẩm chống cạnh tranh có các hiệu ứng
rộng khắp
Việc loại bỏ các quy định thị trường sản phẩm (PMR) chống cạnh tranh có thể
khuyến khích tăng trưởng năng suất thông qua: (i) có thêm doanh nghiệp gia nhập thị
trường sẽ tăng năng suất trực tiếp do các hãng trẻ có lợi thế so sánh về những đổi
mới sáng tạo cấp tiến và gián tiếp nếu có thêm áp lực để các doanh nghiệp lâu năm
phải đổi mới; (ii) nhiều khúc thị trường hơn sẽ nâng cao hoạt động quản lý là phạm
vi tiếp thu công nghệ; (iii) Tiếp cận các sản phẩm đầu vào dễ dàng hơn và rẻ hơn làm
gia tăng lợi nhuận đầu tư vào KBC. Điều này sẽ góp phần chọn lọc thị trường mạnh
mẽ hơn và tăng trưởng sau khi đi vào hoạt động, do đó nâng cao khả năng của các
công ty để đạt được quy mô phù hợp để tham gia thị trường toàn cầu.
Những cải cách đối với quy định thị trường sản phẩm, đặc biệt là những quy
định loại bỏ rào cản đầu vào, tạo thuận lợi cho những học hỏi hiệu quả từ các công
ty to\iên phong toàn cầu, nhờ lợi thế so sánh của các hãng mới trong thương mại
hóa và tiếp nhận các công nghệ mới. Với mức gia tăng tăng trưởng khoảng 2 điểm
phần trăm của nhóm tiên phong, ước tính tăng trưởng MFP hàng năm ở quốc gia có
rào cản hành chính thấp đối với doanh nghiệp (ví dụ như Thụy Điển) sẽ cao khoảng
0,2 điểm phần trăm so với một quốc gia có các rào cản như vậy khá cao (ví dụ như
Hy Lạp). Các chính sách thúc đẩy cạnh tranh dẫn đến những cải thiện trong hoạt
động năng suất của các hãng tiên phong quốc gia liên quan đến ngưỡng chuẩn tiên
phong toàn cầu. Ví dụ, giảm bớt các rào cản nặng nề đối với doanh nghiệp sẽ làm
tăng quy mô của các hãng tiên phong quốc gia trong các ngành công nghiệp thâm
dụng tri thức so với các ngành công nghiệp khác, phản ánh sự phân bổ nguồn lực
hiệu quả hơn.
Các quy định thị trường sản phẩm cũng định hình sự lan tỏa công nghệ hiện
có từ các công ty tiên phong quốc gia sang các công ty trung bình. Mức độ của tác
động này cũng biến đổi tùy theo khoảng cách ban đầu của hãng đối với các hãng tiên
phong quốc gia. Trong khi quy định thị trường sản phẩm ít nghiêm ngặt hơn tạo
42
thuận lợi cho sự bắt kịp của hãng đối với các công ty tiên phong quốc gia, thì sự cải
cách này dường như thúc đẩy tăng trưởng MFP một cách không tương xứng đối với
các hãng hoặc là gần với nhóm tiên phong hoặc là quá xa nhóm tiên phong. Những
hãng xa nhóm tiên phong phù hợp với những nghiên cứu cho thấy rằng sự cạnh tranh
cao hơn sẽ làm sâu sắc những khuyến khích các hãng năng suất thấp tiếp thu công
nghệ tốt hơn (Perla, Tonetti và Wauch, 2015) [19].
Việc giảm bớt rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế cũng có thể kích
thích năng suất tổng thể (Khung 2). Những tác động này được thấy rõ trong những
ngành đặc trưng bởi các chuỗi giá trị xuyên biên giới, bởi vì những rào cản thương
mại tại biên giới tích lũy tăng lên nhiều lần khi các sản phẩm đầu vào trung gian
được trao đổi giữa các quốc gia. Nhìn chung, trong bối cảnh sự phụ thuộc ngày càng
gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu đối với dịch vụ nội địa, việc giảm gánh nặng
quy định của các dịch vụ chuyên nghiệp sẽ làm tăng mức tăng trưởng MFP trong các
ngành có mức độ tham gia cao của chuỗi giá trị toàn cầu (Saia, Andrews và
Albrizio, 2015) [20].
4.3.2. Các cơ chế để đảm bảo việc làm trước rủi ro của thị trường lao động
Quy định bảo vệ việc làm (EPL) có thể làm tăng cam kết của lao động và các
khuyến khích của doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nhân lực và cũng là năng suất
của doanh nghiệp. Tuy còn quá ít bằng chứng cho giả thuyết này, nhưng mối quan
tâm ở đây là trong khi những quy định về các hợp đồng tạm thời khá thông thoáng
thì sự duy trì những quy định nghiêm ngặt về hợp đồng vĩnh viễn có thể làm tổn hại
sự tích lũy vốn nhân lực của công ty. Điều này sẽ xảy ra nếu các công ty sử dụng
các lao động tạm thời thay cho cho lao động thường xuyên và các lao động tạm
thời ít tham gia vào đào tạo nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.
Một thách thức lớn trong thiết kế EPL là làm thế nào tạo điều kiện tái phân bố
lao động để nâng cao năng suất trong khi làm giảm thiểu các chi phí sinh ra cho
công ty và lao động. Về khía cạnh này, cần có sự hỗ trợ của các mạng lưới an sinh
xã hội và các quyền lợi hưu trí, y tế để hỗ trợ cho việc chuyển đổi công việc, ở khía
cạnh này còn đòi hỏi việc đào tạo lại và các chính sách thị trường lao động tích cực.
Những chi phí xã hội như vậy nhìn chung cung cấp một cách thức hiệu quả để đảm
bảo người lao động tránh được rủi ro thị trường lao động theo nghĩa một mức thuế
chung cao hơn của toàn bộ nền kinh tế chứ không tập trung vào một điều chỉnh đơn
lẻ. Thực ra, những chính sách này là rất quan trọng vì EPL áp đặt các chi phí quá
cao hay không thể dự đoán trong việc thuê và sa thải lao động sẽ làm chậm quá
trình tái phân bổ và tăng trưởng năng suất tổng. Tương tự, qua việc tăng chi phí
43
chấm dứt hoạt động trong trường hợp kinh doanh thất bại, EPL khắt khe sẽ không
khuyến khích các công ty thử nghiệm những công nghệ chưa chắc chắn.
Một EPL khắt khe có liên quan nhiều đến việc giảm năng lực của các hãng
đổi mới trong việc thu hút các nguồn lực bổ sung hữu hình cần thiết để thực thi và
thương mại hóa các ý tưởng mới, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các hãng mới
thường hay thử nghiệm các đổi mới sáng tạo cấp tiến. Hơn nữa, trong các ngành có
yêu cầu tái phân bố lao động cao hơn, EPL khắt khe có thể làm giảm quy mô của
những công ty tiên phong quốc gia.
4.3.3. Quy định phá sản và hiệu ứng pháp lý định hình cho cách dừng
hoạt động
Các quy định về phá sản không trừng phạt quá nặng nề việc kinh doanh thất
bại sẽ có thể thúc đẩy hoạt động thử nghiệm những công nghệ có tính chất rủi ro.
Giảm chi phí đóng cửa một doanh nghiệp sẽ làm gia tăng khả năng cho các nền kinh
tế học hỏi những đổi mới sáng tạo ở các công ty tiên phong toàn cầu và mở rộng quy
mô của các công ty tiên phong quốc gia, như đã được thấy những lợi ích đặc biệt lớn
tại Ý và một số quốc gia Đông Âu. Chi phí đóng cửa thấp hơn cũng hạn chế được
các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng thấp vẫn tiếp tục hoạt động, như là Ý và
Tây Ban Nha. Đổi lại, điều này giải phóng nguồn lực để thúc đẩy việc tái phân bổ
nguồn vốn vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hơn. Tuy nhiên, những cơ chế
như vậy vẫn không khuyến khích việc chấp nhận rủi ro nếu các điều kiện tín dụng bị
thắt chặt nhằm giảm mất mát thua lỗ khi phá sản. Đảm bảo sự cân bằng giữa hai vấn
đề này khiến cho việc xây dựng các điều kiện phá sản trở nên phức tạp.
Việc tái phân bố các nguồn lực từ các doanh nghiệp thua lỗ sẽ bị tác động bởi
thời gian cần thiết để thực thi đầy đủ những thủ tục pháp lý để dừng hoạt động của
một doanh nghiệp và những trở ngại sử dụng thủ tục xét xử. Về khía cạnh này,
các hệ thống pháp lý được thiết kế tốt có thể làm tăng những lợi ích cho đổi mới
sáng tạo, do đó làm tăng khả năng của các nền kinh tế để học hỏi các đổi mới ở
nhóm tiên phong toàn cầu. Thực tế, những thế chế công mạnh sẽ đưa ra những
quy định luật pháp mạnh và giảm thiểu sự tham nhũng và các hành vi phi chính
thống có thể hỗ trợ cho việc tái phân bổ nguồn lực hiệu quả.
4.3.4. Thị trường vốn mạo hiểm
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của phát triển tài chính cho
hoạt động năng suất, nhưng những kiềm chế tài chính có xu hướng ảnh hưởng
nặng hơn đối với các doanh nghiệp mới do chúng có ngân sách nội bộ hạn chế và
thiếu "thành tích" để chứng minh phẩm chất với các nhà đầu tư. Lỗ hổng tài chính
này một phần có liên quan đến các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần,
44
những người giải quyết sự bất cân xứng thông tin với việc dõi theo các hãng trước
khi cung cấp vốn và giám sát thường xuyên.
Tài trợ đầu tư mạo hiểm có tác động tích cực đối với đổi mới sáng tạo và
tăng trưởng, năng suất và quy mô của các hãng tiên phong quốc gia cũng gia tăng
với chiều sâu của thị trường đầu tư mạo hiểm cho các giai đoạn gieo mầm và ban
đầu. Tài trợ đầu tư mạo hiểm còn tác động đến năng lực của các nền kinh tế trong
việc học hỏi từ nhóm tiên phong. Trong khi đó, việc học hỏi này cũng liên quan
tích cực đến chính sách hỗ trợ đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn gieo mầm và ban
đầu, được thể hiện bởi các ưu đãi thuế và các công cụ chính sách để nuôi dưỡng
thị trường này. Điều này phù hợp với những nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Hỗ trợ
chính sách lớn hơn cho đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn gieo mầm và ban đầu liên
quan đến độ tuổi thấp hơn của các hãng nhận được tài trợ như vậy (Andrews và
Criscuolo, 2013) [6]; (ii) Các quốc gia có thị trường đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn
gieo mầm và ban đầu phát triển hơn có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào vốn tri
thức (Andrews, Menon, 2014) [7].
4.4. Các chính sách tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao
Việc xây dựng nguồn vốn nhân lực kỹ năng đòi hỏi một loạt chính sách để
giảm đi sự không phù hợp về kỹ năng. Sự không phù hợp kỹ năng này liên quan
đến tổng năng suất thông qua 2 kênh: i) năng suất nội bộ công ty và ii) sự phân bổ
lao động trên toàn công ty. Đặc biệt quan trọng là các chính sách để gia tăng tích
lũy vốn nhân lực, như là đầu tư vào giáo dục đại học.
4.4.1. Chính sách khung tốt có thể làm giảm sự không phù hợp kỹ năng
Các chính sách khung thuận lợi cho việc tái phân bổ có liên quan đến việc giảm
sự không phù hợp về kỹ năng, sau khi kiểm soát những đặc điểm cá nhân và quốc
gia (Hình 4.7). Giảm sự khắt khe của các quy định thị trường lao động và sản phẩm
từ mức tối đa xuống mức trung bình có thể giảm 3 điểm phần trăm đối với sự không
phù hợp kỹ năng và tăng 1 điểm phần trăm về năng suất lao động (Bảng 4.2). Tương
tự, quy định phá sản không trừng phạt quá mức việc kinh doanh thất bại có thể giảm
khả năng các kỹ năng giá trị bị cầm chân trong các công ty không hiệu quả. Ví dụ,
giảm tính khắt khe của quy định phá sản từ mức độ cao nhất nhất ở Ý (nơi có sự
không phù hợp kỹ năng rất cao; Hình 3.7) xuống đến mức trung bình ở Canada dẫn
đến một mức giảm 10 điểm phần trăm về sự không phù hợp kỹ năng. Trong bối cảnh
mức trung bình của sự không phù hợp là 22%, thì kết quả dự kiến thu được đối với
năng suất lao động từ việc cải thiện quy định phá sản cũng lớn (3,6 điểm phần trăm).
45
Ghi chú: Điểm chấm là sác xuất trung bình để sự không phù hợp kỹ năng được đánh giá ở
mức giữa của chính sách và đặc điểm của cá nhân, bao gồm tuổi, tình trạng hôn nhân, nhập
cư; mức độ giáo dục, quy mô hãng, kiểu hợp đồng, khung làm việc toàn thời gian và làm
việc trong khu vực tư nhân. Khoảng cách giữa cực đại/cực tiểu và mức trung bình là sự thay
đổi trong mức độ không phù hợp kỹ năng có liên quan đến sự thay đổi chính sách tương
quan.
Hình 4.7. Xác suất không phù hợp kỹ năng và chính sách khung
Nguồn: Adalet Mc Gowan và Andrews (2015) [2].
Các chính sách làm méo mó các cơ chế tái phân bổ - ví dụ Luật bảo vệ việc
làm (EPL) khắt khe - có xu hướng làm gia tăng các trường hợp không phù hợp kỹ
năng ở những người trẻ tuổi (Adalet Mc Gowan và Andrews, 2015) [2]. Thực tế, sự
luân chuyển của thị trường lao động đặc biệt quan trọng đối với triển vọng việc làm
của thanh niên, bởi chúng mở ra phạm vi để cải thiện chất lượng của sự phù hợp giữa
kỹ năng và việc làm.
Bảng 4.2. Kết quả ước tính đối với năng suất lao động từ cải cách chính
sách giảm được sự không phù hợp kỹ năng
(Sự tăng điểm phần trăm về mức độ năng suất lao động từ việc giảm chính
sách từ mức tối đa của mẫu đến giá trị trung bình)
Thí điểm chính sách
Mức tăng năng
suất lao động
Các chính sách khung điểm %
Giảm PMR từ mức độ tối đa (ở Ba Lan) tới mức độ trung bình của mẫu (ở Ý) 0.9
Giảm EPL từ mức tối đa (ở Đức) xuống mức trung bình trong mẫu (ở Na Uy) 1.3
Giảm chi phí đóng cửa một doanh nghiệp từ mức tối đa (ở Ý) xuống mức trung
bình của mẫu (ở Canada)
3.6
Chính sách nhà
Giảm chi phí giao dịch từ mức tối đa (ở Bỉ) xuống mức trung bình của mẫu (ở 2.5
46
Thí điểm chính sách
Mức tăng năng
suất lao động
Phần Lan)
Giảm kiểm soát giá thuê từ mức tối đa (ở Thụy Điển) đến mức trung bình của
mẫu (ở Canada)
1.6
Giảm mức an toàn địa điểm (các quy định của chủ và người thuê) từ mức tối
đa (ở Úc) đến mức trung bình (ở Nhật Bản)
1.6
Giảm số ngày để có được giấy phép xây dựng từ mức tối đa (ở Hà Lan) đến
mức trung bình của mẫu (ở Úc)
0.7
Thị trường lao động và chỉ số giáo dục
Giảm tỷ lệ của các thỏa thuận mặc cả tập thể từ mức tối đa (ở Úc) xuống mức
trung bình trong mẫu (ở CH Séc)
1.8
Tăng sự tham gia vào học tập suốt đời từ mức tối thiểu (ở Ý) tới mức trung
bình của mẫu (ở Canada)
2.2
Chất lượng quản lý
Gia tăng chất lượng quản lý từ mức tối thiểu (ở Ý) đến mức trung bình của mẫu
(ở Estonia)
2.5
Nguồn: Adalet Mc Gowan và Andrews (2015)
4.4.2. Rào cản cho sự di chuyển trên thị trường nhà ở có thể làm tăng sự
không phù hợp kỹ năng
Chính sách thị trường nhà ở khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và ngược
lại, định hình sự thay đổi chỗ ở, điều này có tác động qua lại tích cực đối với tỷ lệ
tái phân bổ lao động và hiệu quả của việc phù hợp với công việc. Khả năng thay
đổi chỗ ở thấp và tỷ lệ sở hữu nhà tăng có liên quan đến việc gia tăng sự không phù
hợp về kỹ năng và các chính sách nhà ở như vậy sẽ cản trở sự thay đổi chỗ ở cũng
có thể làm gia tăng sự không phù hợp kỹ năng:
- Giảm chi phí giao dịch có thể giảm sự không phù hợp kỹ năng: Bằng việc
tạo hiệu ứng mắc kẹt (lock-in), chi phí giao dịch sẽ ảnh hưởng đến việc mua và bán
nhà (ví dụ như thuế chuyển nhượng, phí đăng ký và công chứng) có thể giảm việc
chuyển chỗ ở. Những ước tính cho thấy rằng giảm chi phí giao dịch từ mức cao
nhất (Bỉ) đến mức trung bình (Phần Lan) có thể giảm điểm 7 điểm phần trăm về sự
không phù hợp kỹ năng, dẫn đến tiềm năng tăng năng suất lao động tới 2.5 điểm
phần trăm (Bảng 4.2).
- Kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động thuê nhà và các quy định ưu tiên quá mức
cho người thuê so với chủ nhà có liên quan đến sự không phù hợp về kỹ năng cao
hơn: Giảm sự kiểm soát thuê nhà từ những nước nghiêm ngặt nhất (Thụy Điển) tới
47
các nước trung bình (Canada) liên quan đến giảm 5 điểm phần trăm trong không
phù hợp kỹ năng, trong khi các cải cách đưa ra các quy định quản lý mối quan hệ
giữa chủ và người thuê thuận lợi cho chủ nhà cũng có tác động tương tự. Kết quả
thu được từ việc thực thi những chính sách này là năng suất lao động tăng 1,6 điểm
phần trăm (Bảng 4.2).
- Các chính sách hạn chế nguồn cung nhà liên quan đến sự không phù hợp về
kỹ năng cao hơn: Việc cung ứng nhà cho thuê giá thấp có thể làm giảm sự di
chuyển lao động bởi nó tác động khả năng cung cấp nhà cho thuê. Việc giảm số
ngày cấp giấy phép xây dựng từ mức cao nhất (CH Slovakia) đến mức trung bình
(Hà Lan) có liên quan đến sự giảm 2 điểm phần trăm về sự không phù hợp kỹ năng
và năng suất lao động tăng được 0,7 điểm phần trăm.
Ngoài ra,, chi phí giao dịch cao và các quy định thị trường thuê nhà khắt khe
liên quan đến sự không phù hợp cao hơn ở những lao động trẻ tuổi. Những chính
sách như vậy có thể tác động nhiều hơn đến những người trẻ tuổi vì họ có xu
hướng di chuyển cao hơn và có ít khả năng chi trả cho chi phí di chuyển cao mà
chính sách này áp đặt.
4.4.3. Thị trường lao động và chính sách giáo dục có thể cải thiện sự phù
hợp của kỹ năng đối với việc làm
Hiệu quả sử dụng kỹ năng thấp hơn tại các quốc gia với những hệ thống
lương bổng tập trung hơn, gây khó khăn cho người sử dụng lao động điều chỉnh
mức lương theo kỹ năng. Việc đưa thêm một số mức linh hoạt nhất định tối thiểu
cho phép một phạm vi cân đối lương xoay quanh một vài chuẩn mực được đồng
thuận tập trung ở cấp công ty có thể mang lại triển vọng giảm tính không phù hợp
kỹ năng. Các kỹ năng có được ngoài những chương trình đào tạo nghề chính thức,
bằng đào tạo qua làm việc (job-training) và các cơ hội học tập và đào tạo suốt đời,
có thể tăng năng suất lao động nhờ giảm sự không phù hợp kỹ năng.
4.4.4. Chất lượng quản lý tốt hơn có thể giảm sự không phù hợp kỹ năng
Chất lượng quản lý cao hơn sẽ làm tăng năng suất trong nội bộ hãng, trong khi
các hãng quản lý tốt hơn có thể giảm được sự không phù hợp kỹ năng, nếu chúng
hiệu quả trong việc: (i) kiểm tra các ứng viên xin việc; (ii) phát triển các kinh nghiệm
làm việc mới; (iii) tái phân bố hiệu quả các lao động kỹ năng cao trong nội bộ công
ty; (iv) đào tạo lại hay loại bỏ những lao động kỹ năng thấp. Thực tế, những khác
biệt về chất lượng quản lý có thể là một phần của mối liên hệ giữa sự không phù hợp
kỹ năng và năng suất lao động: sự gia tăng chất lượng quản lý từ mức tối thiểu ở Ý
đến mức trung bình ở Canada liên quan đến việc giảm 7 điểm phần trăm về sự không
phù hợp kỹ năng và năng suất lao động tăng thêm 2,5 điểm phần trăm (Bảng 4.2).
48
Trong khi những quy định thị trường sản phẩm là yếu tố xác định chất lượng
quản lý, thì cạnh tranh có thể ít hiệu quả trong việc tạo thuận lợi cho việc dừng hoạt
động của các công ty gia đình quản lý kém do được những chủ gia đình cấp vốn rẻ.
Thực tế, những công ty gia đình không được quản lý tốt, đặc biệt là những hãng
được quản lý bởi con trưởng của người sáng lập. Thông qua kênh này, những miễn
trừ thuế thừa kế với các công ty gia đình có thể góp phần làm giảm chất lượng quản
lý. Thực ra, ở các quốc gia có chính sách hào phóng trong miễn trừ thuế thừa kế cho
các công ty gia đình - ví dụ Anh, Pháp, Đức, Ý - tỷ lệ các công ty do gia đình quản lý
có xu hướng cao hơn ở Mỹ, vốn không có sự miễn trừ các công ty gia đình (Bloom
và Van Reenen, 2007). Do vậy, việc giảm những loại trừ như vậy có thể gia tăng khả
năng các hãng gia đình quản lý tồi sẽ đổi quyền sở hữu, làm tăng năng suất tổng hợp.
Ghi chú: Dấu chấm là xác suất bình quân của sự không phù hợp kỹ năng được đánh giá ở
mức độ giữa của chính sách và đặc điểm cá nhân (xem Hình 4.7). Khoảng cách giữa cực
tiểu/cực đại và giá trị giữa là sự thay đổi xác suất không phù hợp kỹ năng với những thay đổi
chính sách tương xứng.
Hình 4.8. Xác suất sự không phù hợp kỹ năng và các chính sách khác
Nguồn: Adalet Mc Gowan và Andrews (2015) [2].
4.4.5. Chính sách hỗ trợ tái phân bổ có thể tạo đòn bẩy cho những lợi ích
của chất lượng quản lý.
Độc lập với mức độ năng lực quản lý, các chính sách có thể cũng định hình sự
di chuyển của các nhà quản lý để giảm sự không phù hợp kỹ năng bên trong công ty.
49
Ví dụ, Luật bảo vệ việc làm khắt khe cho thấy nó ngăn cản khả năng của các nhà
quản lý giảm sự không phù hợp kỹ năng đối với một mức chất lượng quản lý nhất
định (Adalet Mc Gowan và Andrews, 2015) [2], luật này có khả năng phản ánh sự
bảo vệ quá mức đối với lao động hiện tại trong hãng, những người mà có lẽ có kỹ
năng không phù hợp nhất với công việc của họ. Các chính sách hỗ trợ phân bổ có thể
gia tăng năng suất nhờ cải thiện chất lượng quản lý bằng cách đảm bảo rằng các nhà
quản lý hiệu quả nhất chịu trách nhiệm phân lớn nhất các nguồn lực của nền kinh tế
(Bloom, Sadun và Van Reenen, 2013) [10].
50
KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc cải thiện năng suất,
nhưng tương lai của năng suất rất không chắc chắn. Trong bối cảnh này, các nước
cần xem xét để khai thác các nguồn tăng trưởng năng suất, những nơi có phạm vi
tiềm năng lớn và chắc chắn để cải thiện. Kết luận chính của tổng luận này là tăng
trưởng trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc khai thác lại các động lực khuếch tán
kiến thức, nguồn lực đã thúc đẩy tăng năng suất cho phần lớn thế kỷ 20. Ở đây,
các chính sách khung là đặc biệt quan trọng, nhưng cũng không thể thiếu vai trò
của các chính sách tốt về đổi mới sáng tạo, đặc biệt là tài trợ nghiên cứu cơ bản.
Việc phục hồi các cơ chế khuếch tán tri thức sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn
diện. Báo cáo của OECD cho thấy bốn yếu tố là chìa khóa để khuếch tán hiệu quả
hơn. Trước hết, sự kết nối toàn cầu cần phải được mở rộng, thông qua thương
mại, FDI, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và sự di chuyển lao động quốc
tế có tay nghề cao; Thứ hai, các doanh nghiệp - đặc biệt là các công ty mới - có
thể thử nghiệm các công nghệ và các mô hình kinh doanh mới; Thứ ba, các nền
kinh tế cần phải tận dụng tối đa các nguồn lực khan hiếm bằng cách cho phép lao
động, vốn và kỹ năng di chuyển hướng vào các công ty hiệu quả nhất; Thứ tư,
chúng ta cần đầu tư đổi mới, bao gồm NC&PT, kỹ năng và bí quyết tổ chức để
giúp các nền kinh tế hấp thụ, thích nghi và gặt hái những lợi ích của công nghệ
mới. Đầu tư vào giáo dục và kỹ năng đặc biệt quan trọng để đảm bảo rằng lao
động có năng lực học tập các kỹ năng mới, thích nghi với sự thay đổi công nghệ
và điều kiện làm việc.
Cải cách tập trung vào việc cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, thường rất
không được tối ưu ở nhiều nước, cũng có thể vực dậy tăng trưởng bằng cách làm
cho các công ty hiệu quả dễ dàng phát triển mạnh hơn. Cụ thể hơn, có nhiều khả
năng để tăng năng suất và giảm bất bình đẳng chỉ đơn giản bằng cách phân bổ
hiệu quả hơn nhân lực tài năng với công việc. Đạt được mức tăng năng suất tổng
hợp thông qua phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn đòi hỏi các chính sách khung
được thiết kế kèm theo một loạt các chính sách - trong đó có chính sách học tập
của người trưởng thành, mạng lưới an sinh xã hội - để đảm bảo rằng những lợi ích
được phân phối đồng đều hơn. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng
cần phải bao quát hơn và nhận ra những tác động tiêu cực tiềm ẩn của chính sách
nhà ở hạn chế sự di chuyển lao động làm ảnh hưởng đến năng suất do kỹ năng
không phù hợp với công việc.
51
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Thị Phương Dung
Trung tâm Phân tích thông tin
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adalet McGowan và Andrews (2015),
2. Adalet McGowan, M. and D. Andrews (2015a), “Labour Market Mismatch and Labour
Productivity: Evidence from PIAAC Data”, OECD Economics Department Working
Papers, No. 1209.
3. Adalet McGowan, M. and D. Andrews (2015b), “Skill Mismatch and Public Policy in
OECD Countries”, OECD Economics Department Working Papers, OECD Economics
Department Working Papers, No. 1210.
4. Akcigit, U., D. Hanley and N. Serrano-Velarde (2014), “Back to Basics: Basic Research
Spillovers, Innovation and Growth”, NBER Working Paper Series, No. 19473.
5. Andrews và Albrizio (2015),
6. Andrews, D. and C. Criscuolo (2013), “Knowledge Based Capital, Innovation and
Resource Allocation”, OECD Economics Department Working Papers, No. 1046.
7. Andrews, D., C. Criscuolo and C. Menon (2014), “Do Resources Flow to Patenting
Firms?: Cross-Country Evidence from Firm Level Data”, OECD Economics Department
Working Papers, No. 1127.
8. Andrews, D., C. Criscuolo and P. Gal (2015), “Frontier Firms, Technology Diffusion
and Public Policy: Micro Evidence from OECD Countries”, OECD Mimeo.
9. Azoulay, P., J. Graff Zivin, D. Li and D.N Sampat (2014), “Public R&D Investments
and Private-sector Patenting: Evidence from NIH Funding Rules”, Mimeo
10. Bloom, N., R. Sadun, and J. Van Reenen (2013), “Management as a Technology”, LSE
mimeo,
11. Criscuolo, Gal và Menon (2014),
12. Gabler, A. and M. Poschke (2011), “Growth through Experimentation”, Centre
interuniversitaire de recherche en économie quantitative working papers, No. 11
13. Hægeland, T. and J. Møen (2007), “The Relationship Between the Norwegian R&D Tax
Credit Scheme and Other Innovation Policy Instruments”, Reports 2007/45, Statistisk
sentralbyrå/Statistics Norway.
14. OECD (2013b), Interconnected Economies: Benefiting from Global Value Chains,
OECD, Paris.
15. OECD (2013c), Skills Outlook 2013, OECD, Paris.
16. OECD (2013d), Supporting Investment in Knowledge Capital, Growth and Innovation,
OECD, Paris.
17. OECD (2014a), OECD Science, Technology and Industry Outlook 2014, OECD, Paris.
18. OECD (2014b), Employment Outlook 2014, OECD, Paris.
19. Perla, J., C. Tonetti and M. Waugh (2015), “Equilibrium Technology Diffusion, Trade
and Growth”, NBER Working Papers, No. 20881.
20. Saia, A., D. Andrews and S. Albrizio (2015), “Public Policy and Spillovers From the
Global Productivity Frontier: Industry Level Evidence”, OECD Economics Department
Working Papers, No. 1238.
21. Westmore, B. (2013), “R&D, Patenting and Productivity: The Role of Public Policy”,
OECD Economics Department Working Paper, No. 1046.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_tuong_lai_cua_nang_suat.pdf