Tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh Bình Thuận

Một số giải pháp khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo Con người là trung tâm của phát triển, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức làm chuyển biến và nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững, trước tiên là nhận thức của đội ngũ nhân viên du lịch. Thứ hai là tiến hành giáo dục cư dân địa phương, để họ hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội ở địa phương. Thứ ba là tuyên truyền giáo dục đối với du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch. Hoạt động kinh tế nói chung, du lịch nói riêng phát triển tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng các nguồn nước, điều này đưa đến sự thiếu hụt nguồn nước. Cần có các dự án nghiên cứu thêm khả năng trữ nước, khai thác và cân đối nguồn nước cho từng khu vực. Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp vùng ven biển ngăn chặn sự di động của cát, hạn chế những tác động nguy cơ sa mạc hoá vùng đồng bằng và vùng ven biển. Đối với các khu vực đang bị hoang hóa, cần xúc tiến các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đối với các khu vực đang khai thác khoáng sản dọc ven biển, cần giám sát vấn đề thu gom xử lý chất thải, nước thải trong và sau khi khai thác. Có giải pháp trả lại nguyên trạng mặt bằng để chuyển giao cho các dự án đầu tư phát triển du lịch.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM La Nữ Ánh Vân _____________________________________________________________________________________________________________ 79 TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TỈNH BÌNH THUẬN LA NỮ ÁNH VÂN* TÓM TẮT Bình Thuận có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nổi bật nhất là tài nguyên du lịch biển, đảo. Tuy nhiên, Bình Thuận mới chủ yếu khai thác các bãi biển ven bờ, nhiều tài nguyên du lịch biển, đảo còn trong dạng tiềm năng, chưa được đầu tư. Nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh Bình Thuận là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận. ABSTRACT Sea and island tourism resources of Binh Thuan province the real situation and solution Binh Thuan is not only located in a favorable geographical position but also has rich tourism resources, especially sea and island. However, Binh Thuan has just exploited mainly the coastal areas; the rest is still the potential resource. Surveying the status of exploiting sea and island tourism resources in Binh Thuan is the necessary foundation to propose the solutions for developing Binh Thuan tourism in the sustainable way. 1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Ninh Thuận ở phía bắc, Lâm Đồng phía tây bắc, Đồng Nai phía tây, Bà Rịa - Vũng Tàu phía tây nam và tiếp giáp với Biển Đông phía đông và đông nam. Bình Thuận nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch của vùng là TP Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang, đồng thời nằm trong vùng giao điểm ảnh hưởng hoạt động của 3 trung tâm du lịch quan trọng của cả nước: Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và phụ cận; gắn liền với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một thị trường hết sức rộng lớn và sôi động của du lịch. Thành phố Phan Thiết, thủ phủ của * ThS, Khoa Du lịch – Văn hóa Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận tỉnh cách TP Hồ Chí Minh 198 km, Nha Trang 250 km, Hà Nội 1.518 km. Đoạn quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài 178 km; đoạn đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh có chiều dài 180 km, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch vụ dầu khí và khu du lịch Vũng Tàu giúp cho việc đi lại hết sức thuận lợi, mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước, tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật; đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho việc cạnh tranh phát triển du lịch. 2. Tài nguyên du lịch biển, đảo 2.1. Đồi cát và cồn cát ven biển Các cồn cát và đồi cát ven biển là một trong những tài nguyên du lịch quý Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 26 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ 80 giá của Việt Nam nói chung và của Bình Thuận nói riêng có khả năng thu hút nhiều du khách vào các hoạt động tham quan, nghiên cứu, cắm trại, và các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí khác biệt trên cát ít thấy ở nước ta như thi chạy, đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ôtô vượt đồi cát, chơi bóng chuyền, bóng đá, trượt ván trên cát. Dạng tài nguyên này chiếm tới 18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được phân bố dọc ven biển. Khu vực có diện tích lớn nhất (dài 52 km, rộng 20 km) về loại tài nguyên này là huyện Bắc Bình. Nét khác biệt của Bình Thuận là những vùng cát đỏ có tuổi được xác định từ 19.000 - 27.000 năm, thời kì Trái Đất xảy ra quá trình tân kiến tạo đới bờ trong kỷ Đệ tứ, nhóm đất này hiện phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Những nơi cát đỏ gắn kết, gió và nước bào mòn đã tạo nên các kiến trúc phong thành rất đặc trưng và đa dạng, tạo nên các khu vực cảnh quan cục bộ đầy đủ những dạng tháp, trụ nhũ, các cụm nấm, suối hồng tuy không lớn nhưng kỳ lạ, tạo nên các quần thể công viên cát đỏ, sản phẩm du lịch đặc sắc không bị trùng lặp với nơi khác. Khối đất cát đỏ lớn nhất phân bố ở bắc và đông nam Phan Thiết (vùng Bắc Bình và Tiến Thành), chiều dài khoảng 60 km, rộng khoảng 20 km. Bảng 1. Bảng danh mục tài nguyên du lịch đồi cát ven biển STT Tên tài nguyên Địa chỉ 1 Đồi Cát Bay phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết 2 Đồi Cát Trinh Nữ xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình Nguồn: Sở VH, TT & DL Bình Thuận Đồi Cát Bay diện tích gần 50 ha, đồi cát thơ mộng nhất ở Việt Nam (Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã ghi nhận) như một bức tranh thiên nhiên sống động với những gam màu hòa quyện mang một vẻ đẹp rất riêng. Điểm độc đáo nhất của đồi cát Mũi Né là sau mỗi đợt gió lớn, hoặc trải qua khoảng thời gian một ngày đêm thì diện mạo của đồi cát lại trở nên mới nguyên, khác hẳn với hình dạng trước đó, tạo nên những cảnh quan vô cùng độc đáo. Đồi Cát Bay trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là nơi các đoàn ca nhạc, làm phim dùng làm bối cảnh và được các nhà nhiếp ảnh chọn làm nơi chụp những tấm ảnh nghệ thuật. Mũi Né trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam được tìm kiếm thông tin nhiều nhất trên mạng internet. 2.2. Các bãi biển Bình Thuận có bờ biển trải dài 192 km chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, nhiều nhánh núi ăn lan ra biển tạo nên những mũi đất (Mũi La Gàn, Duồng, Mũi Nhỏ, Mũi Né, Kê Gà), che chắn gió bão cho thuyền, ghe, chia bờ biển thành những vùng lõm sâu vào đất liền như Cà Ná - Vĩnh Hảo, La Gàn, Phan Thiết, La Gitạo nên cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Các bãi biển lại phân bố ở những vị trí gần quốc lộ 1A và tuyến đường 706 Phan Thiết - Mũi Né, tuyến đường ven biển Phan Thiết - Tiến Thành Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM La Nữ Ánh Vân _____________________________________________________________________________________________________________ 81 - Thuận Quý - Khe Gà - Cầu Quan - La Gi khá thuận lợi đón khách du lịch đến tắm biển, lặn biển, tham quan đáy biển, kết hợp với thể thao thuyền buồm, lướt ván, du thuyền. Điển hình là bãi biển Đồi Dương cách trung tâm thành phố Phan Thiết hơn 1 km, bờ biển thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, quanh năm nắng ấm, dương liễu được trồng dọc theo bãi biển và trên ngọn đồi yên ắng, thoáng đãng, ít nơi nào có thể sánh kịp về mặt bằng, vẻ xanh tươi, mát mẻ, sạch sẽ. Bảng 2. Bảng danh mục tài nguyên du lịch bãi biển STT Tên tài nguyên Địa chỉ 1 Bãi Biển Bình Thạch Xã Bình Thạch 2 Bãi Biển Cà Ná Xã Vĩnh Tân 2 Bãi Biển Cam Bình Xã Tân Phước 4 Bãi Biển Đồi Dương Xã Hòa Minh 5 Bãi biển Thương Chánh Hưng Long 6 Bãi biển Gành - Hòn Lao Mũi Né 7 Bãi biển Hà Lãng Xã Tân Thẵng 8 Bãi Biển Hòn Lan Xã Tân Thành 9 Bãi Biển Hòn Rơm Mũi Né 10 Bãi Biển Hòn Tranh Xã Tam Thanh 11 Bãi biển Lạch Vũng Môn Xã Hòa Thắng 12 Bãi biển Long Sơn suối nước P. Long Sơn 13 Bãi biển Mỹ Sơn Xã Sơn Mỹ 14 Bãi Biển Rạng P. Hàm Tiến 15 Bãi Biển Thuận Quý Khe Gà Xã Thuận Quý 16 Bãi biển Tiến Thành Tiến Thành 17 Bãi biển Hố Lỡ Tiến Thành 17 Bãi Chùa Xã Hòa Thắng 19 Bãi Đá con Ba Màu Xã Bình Thạch 20 Bãi Doi Dừa Xã Ngũ Phụng 21 Bãi Hòn Nghề Xã Hòa Thắng 22 Bãi Nhỏ Ngành Gianh Xã Tam Thanh Nguồn: Sở VH, TT & DL Bình Thuận 2.3. Vùng biển và hải đảo Với diện tích lãnh hải 52.000 km2, vùng biển Bình Thuận giàu nguồn lợi về các loại hải sản với trên 500 loài cá (tổng trữ lượng cá vùng biển ven bờ là 220 - 240 nghìn tấn, khả năng khai thác 130 - 120 nghìn tấn/năm, trong đó có 60% cá nổi tập trung ở 3 ngư trường Phan Thiết, Hàm Tân và đảo Phú Quý), 146 loài san hô, trên 100 loài động vật phù du Nhóm động vật giáp xác cũng phong phú, với nhiều loài có giá trị kinh tế như tôm Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 26 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ 82 hùm, ghẹ, cua, các loài da gai có Hải sâm, cầu gai, huệ biển, sao biển là điều kiện thuận lợi thu hút các hoạt động du lịch đồng thời là nguồn thực phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Sóng biển ở đây thay đổi từ hướng Đông Đông Bắc (tháng 1 - 4), chuyển sang hướng Tây Tây Nam (tháng 5 - 10), và hướng Đông Bắc (tháng 11,12). Độ sóng cao trung bình 1 - 1,2m, cực đại 2,5 m. Vùng Hàm Tiến – Mũi Né trong mùa gió Tây Nam, chiều cao sóng trung bình ven bờ từ 1 - 3 m, hướng sóng chính là Tây rất thuận lợi cho loại hình du lịch lướt sóng. Chế độ hải văn nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch, hầu hết các tháng trong năm đều có thể tắm biển, đặc biệt tháng 11 và 12 thuận lợi cho môn thể thao lướt sóng. Vùng biển ven bờ có thủy triều không đều. Từ mũi Kê Gà đến giáp Bà Rịa - Vũng Tàu là bán nhật triều không đều, từ bắc Kê Gà trở ra mang tính chất nhật triều, trong một tháng có từ 18 - 22 ngày nhật triều. Thời gian triều dâng và triều rút chênh lệch khá lớn, thời gian triều cường lớn hơn thời gian thoái triều. Triều cường (Max) là 2,1 m, triều cường (Min) là 0,4 m. Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm cao 26,50C– 27,50C, tổng số ngày nắng bình quân năm cao 348 - 360 ngày (trung bình mỗi ngày có từ 8 - 10 giờ nắng). Độ mây thấp, đặc biệt là vùng ven biển, trung bình lượng mây chỉ chiếm khoảng nửa bầu trời tạo nên một khu vực có độ nắng dồi dào cả về lượng và chất. Điều này rất có giá trị đối với các bệnh cần độ nắng lớn và liên tục. Do vậy có thể tạo nên một chế độ nghỉ dưỡng đặc biệt tại khu vực. Nắng nóng, nhiệt độ cao tập trung nhất vào buổi trưa, thời điểm từ 11 giờ đến 15 giờ trong các tháng 4, 5, 6 trời có nhiều mây, nắng nóng nhất trong năm, hạn chế các hoạt động du lịch thể thao trên cát. Song vào thời điểm này gió thường xuyên và tốc độ gió tương đối lớn làm hạn chế những ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cơ thể con người. Lượng bốc hơi lớn tạo nên một môi trường sinh thái hết sức khắc nghiệt và nhạy cảm, tính đa dạng sinh học dễ bị tổn thương, suy giảm chỉ cần tác động nhỏ thiếu tầm soát có thể phải trả giá lớn cho việc phục hồi sinh thái môi trường trong nhiều năm thậm chí vài thập kỷ. Bình Thuận không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, không có mùa đông lạnh, mùa mưa đến chậm và rất tập trung trong 3 tháng (IX-XI). Mùa khô kéo dài khoảng 6 đến 8 tháng, nhưng lượng mưa mùa này chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Lượng mưa trung bình toàn tỉnh là 800 – 1600 mm/năm, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Cường độ và lượng mưa không ảnh hưởng lớn đến du lịch – nghỉ dưỡng, nhưng có hạn chế một số hoạt động thể thao trên cát. Bình Thuận nằm trong khu vực ít bị ảnh hưởng của bão. Tuy nhiên ở một số khu vực từ Bắc Bình trở ra, thời điểm tháng Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM La Nữ Ánh Vân _____________________________________________________________________________________________________________ 83 10, 11, 12 có xuất hiện một số cơn bão với cấp gió không lớn. Vùng biển Bình Thuận có nhiều đảo gần và xa bờ. Gần bờ có Cù Lao Câu (Tuy Phong), Hòn Nghề (Bắc Bình), Hòn Lao (Phan Thiết), Hòn Bà (Hàm Tân) Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo thuộc huyện đảo Phú Quý (Cù Lao Thu). Các đảo có môi trường trong lành, nhiều sinh vật biển đặc sắc, nhiều chủng loại san hô Các rạn san hô là nơi quần tụ của nhiều loài sinh vật khác nhau, thường gặp là các loài thân mềm, nhiều loại đặc sản như Tu hài, Sò lông và nhiều loài trai ốc đẹp. Nhiều loài cá ở rạn san hô có màu sắc sặc sỡ, tạo sự huyền ảo và hấp dẫn rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch lặn biển, tham quan, nghiên cứu. Riêng ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bước đầu do Viện Hải dương học Nha Trang điều tra khảo sát đã xác định 134 loài thuộc 48 giống san hô cứng, 28 loài san hô mềm và 2 loài san hô sừng, 2 loài thủy tức san hô. Số lượng giống, loài san hô kể trên chứng tỏ vùng biển cực Nam Trung Bộ có thành phần san hô rất đa dạng, chiếm trên 70% tổng số giống san hô tạo rạn của Việt Nam (trên thế giới, những vùng biển có số lượng khoảng 75 loài đã được xem là vùng giàu san hô). Khu vực tập trung chủ yếu của các rạn san hô của Bình Thuận là vùng Cù Lao Câu và huyện đảo Phú Quý. Cù Lao Câu diện tích khoảng 10.000 m2 cách bờ biển thị trấn Liên Hương khoảng 8 – 10 km, nằm trong khu vực có khí hậu khô nóng nhất Việt Nam. Trên đảo, hệ sinh thái rất nghèo nàn chỉ bao gồm các trảng cỏ chịu hạn, thưa thớt các thảm thực vật lá nhỏ dạng gai. Động vật trên đảo chỉ thấy một số loài bò sát nhỏ và chim. Trái với hệ sinh thái đất khô trên đảo, hệ sinh thái biển của Cù Lao Câu vô cùng phong phú và đặc sắc. Tháng 2, tháng 3 hàng năm trời êm, sóng dịu là thời điểm thích hợp cho du lịch lặn biển. Từ khu du lịch lặn biển Scuba, du khách đi canô chỉ mất 45 phút là đến Cù Lao Câu. Đây là vùng sinh thái nguyên nét hoang sơ, nước trong vắt, chỉ cần đeo kính bơi úp mặt xuống nước là có thể nhìn thấy đáy biển sâu hơn 10 m và những đàn cá bơi lội. Đáy biển có bãi san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với nhiều loại san hô đỏ, trắng, xanh, tím, vàng. Đặc biệt, lặn xuống độ sâu 4 – 5 m, thế giới đại dương là ngôi nhà của hàng ngàn loài cá quý hiếm và sinh vật lạ. Đặc biệt là có hàng vạn khối đá kỳ thú với hình dạng và màu sắc và kích thước khác nhau bao quanh đảo. Phú Quý có diện tích 16 km2, một quần thể gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ cách thành phố Phan Thiết 120 km, trong đó chỉ có đảo lớn Phú Quý là có dân cư sinh sống đông đúc, các đảo nhỏ còn lại là đảo hoang, nơi trú ngụ tạm thời của ngư dân trong mùa gió hoặc được sử dụng vào mục đích thờ cúng cho nghề biển (cúng cầu ngư, cúng Cá Ông Nam Hải). Nhóm đảo nhỏ xung quanh phân bố khá rộng và không tập trung, dân địa phương gọi là những hòn lẻ. Phú Quý có các bãi biển đẹp hoang sơ chưa được khai thác, san hô tập trung mật độ cao ở bãi biển Lạch Dù, bãi Gành Hang, xã Tam Thanh. San hô ở đây tập trung thành cụm lớn ở mực nước sâu, lúc còn nhỏ chúng kết Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 26 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ 84 thành những cành cây màu trắng đục. Trong quá trình sinh trưởng phát triển chúng liên kết khối lại với nhau thành những cụm lớn và trồi lên mặt biển tạo thành những đảo nhỏ san hô và đây cũng chính là những nơi vừa lưu chứa thức ăn vừa là nơi ẩn nấp an toàn cho nhiều loài cá và hải sản đặc hữu của khu vực. Phú Quý và Cù Lao Câu là hai khu vực được Bộ Thủy sản chọn xây dựng thành hai khu bảo tồn biển lớn nhất của quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng duyên hải cực nam Trung Bộ. Bảng 3. Danh mục khu bảo tồn biển – đảo STT Tên tài nguyên Địa chỉ 1 Khu BTTN Đảo Cù Lao Câu Xã Phước Thề 2 Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý Phú Quý Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận 3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo Bình Thuận có vị trí địa lí thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú, đặc sắc và hấp dẫn cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch. Nổi bật nhất là tài nguyên và cảnh quan biển, đảo gồm hàng loạt các bãi tắm đẹp, đồi cát khá đa dạng, vùng biển và hải đảo hoang sơ, thơ mộng. Tài nguyên du lịch biển – đảo là thế mạnh của tỉnh, là cơ sở tổ chức các sản phẩm và loại hình du lịch hấp dẫn. Khu vực đồi cát ven biển Bình Thuận, nơi sở hữu những vùng cảnh quan môi trường sinh thái đẹp vào loại bậc nhất của khu vực đã làm nên tên tuổi của du lịch Bình Thuận, là điều kiện thuận lợi để khai thác các sản phẩm du lịch tham quan hệ sinh thái đồi cát, tổ chức các sự kiện thi đấu thể thao trên cát gắn với các loại hình du lịch dã ngoại, thăm quan chụp ảnh lưu niệm, tham gia các trò chơi trên cát (trượt cát, lướt ván trên cát, khinh khí cầu, đi bộ trên cát...). Ngoài ra có thể khai thác sản phẩm du lịch gắn với hồ nước trên cát với các loại hình như chèo thuyền, bơi lội, câu cá, cắm trại, tổ chức các trại sáng tác thường niên. Tháng 12 năm 2010, Festival Thuyền buồm quốc tế sẽ diễn ra tại Bình Thuận, thu hút khoảng 20 đội tuyển thuyền buồm chuyên nghiệp đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ... tham dự. Du thuyền và đua thuyền buồm đang còn xa lạ với công chúng Việt Nam. Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né - Bình Thuận - Việt Nam thực sự sẽ là một thiên đường cho những người yêu thích giải trí thuyền buồm và du thuyền trên thế giới, sẽ đem lại hình ảnh vô cùng ấn tượng cho du khách, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch biển, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và tỉnh Bình Thuận. Hoạt động khai thác du lịch đã chú trọng điều hoà giữa khâu khai thác, cải tạo, phục hồi và tái tạo tài nguyên. Các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù, lợi thế về biển được Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM La Nữ Ánh Vân _____________________________________________________________________________________________________________ 85 khuyến khích phát triển như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà Cú, chạy vượt đồi cát Mũi Né, vài năm gần đây đã đưa vào hoạt động thử nghiệm loại hình thể thao xe địa hình vượt đồi cát Mũi Né và đang từng bước khai thác có hiệu quả loại hình du lịch thể thao có sức hấp dẫn lớn đối với khách nước ngoài như các giải golf, lướt ván diều, lướt ván buồm quốc tế tạo ra nét mới, có sức hấp dẫn, phong phú hơn về sản phẩm du lịch. Với lợi thế tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh đẩy mạnh khai thác du lịch Nghỉ dưỡng tắm biển, Nghiên cứu và khám phá đại dương, Tham quan hệ sinh thái dưới nước, Tổ chức các sự kiện thể thao nước và trên cát, Tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật với cát, Tham quan đời sống của cộng đồng cư dân sinh sống ven biển và trên đảo. Bình Thuận đã hình thành nhiều khu du lịch ven biển như Khu du lịch Mũi Né - Tiến Thành (Phan Thiết), Khu du lịch ven biển Lagi, Khu du lịch ven biển Bắc Bình, Khu du lịch ven biển Tuy Phong. Cùng với khu du lịch là các tuyến du lịch đã và đang được hình thành như: Tuyến Phan Thiết - Tuy Phong (Chùa Hang, Gành Son, Bãi Đá màu); Tuyến Mũi Né - Hòn Rơm - Hoà Thắng (Bàu Trắng, Đồi cát bay Mũi Né); Tuyến Tiến Thành - Thuận Quý - Tà Cú - Kê Gà (Ngọn Hải Đăng, cáp treo Tà Cú)... Những hạng mục đầu tư lớn đều có các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của các cụm, khu du lịch. Các cấp quản lý của địa phương đều nhất trí tiến hành các biện pháp khai thác tài nguyên bền vững trong quy hoạch phát triển du lịch. Đây là môi trường thuận lợi cho công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, và hướng các chủ đầu tư thực hiện đúng các tiêu chí khai thác bền vững tài nguyên. Tuy nhiên, khai thác tài nguyên du lịch ở Bình Thuận thời gian qua chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có. Hiện tại ngành du lịch mới chỉ tập trung khai thác phần ngọn là các bãi biển dọc bờ (nhưng mới chỉ có 50% các bãi biển được khai thác đáng kể phục vụ du lịch), chưa đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch biển khác, chẳng hạn hệ thống các đảo. Những đảo còn nhiều hoang sơ để cho khách du lịch khám phá như Phú Quý, Cù Lao Câu... chưa được chú trọng đầu tư. Hải đăng Khe Gà hơn 100 năm tuổi, điểm tham quan tuyệt vời chưa thật sự thu hút du khách. Khoảng 80% các điểm du lịch đang được khai thác trên địa bàn tỉnh tập trung ở ven biển. Hoạt động du lịch đòi hỏi lượng nước sạch rất lớn phục vụ nhu cầu của khách. Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Các nguồn nước toàn tỉnh nói chung, nhất là khu vực ven biển rất hạn chế. Vùng ven biển Tuy Phong, Bắc Bình thiếu nước trầm trọng. Phần lớn việc khai thác nước ngầm tầng nông chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mỏ nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt và du lịch khu vực ven biển sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 26 năm 2011 _____________________________________________________________________________________________________________ 86 nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác. Các tài nguyên cảnh quan ven biển, vốn là đặc trưng du lịch của Bình Thuận đang có xu hướng suy thoái rõ rệt. Ở một số nơi có nguy cơ bị sa mạc hóa, xói lở, cát bay... trở ngại cho vấn đề bảo tồn cũng như phát triển cảnh quan du lịch. Sa mạc hóa hiện mới chỉ xảy ra cục bộ ở một số khu vực ven biển, song tốc độ ngày càng tăng và có nguy cơ gắn kết với nhau tạo thành những khu vực lớn, rất khó khắc phục. Chất thải ven biển đang trở thành một vấn đề bức xúc. Dân cư ven biển có thói quen đổ rác xuống biển, biển nơi đây chứa đựng tất cả những thứ không dùng được của con người. Mặc dù các ngành chức năng, các địa phương đã quan tâm đến việc giải quyết chất thải, tổ chức thu gom rác trên sông, ven biển nhưng tỷ lệ thu gom rác thải mới đạt từ 55-70%. Kết quả kiểm tra 135 cơ sở du lịch và chế biến hải sản ven biển năm 2009 của sở Tài nguyên và Môi trường, đã có đến 77 cơ sở không thực hiện đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, một số cơ sở lưu trú chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, phổ biến là nước thải cho tự thấm hoặc thải trực tiếp ra biển gây ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường ven biển. 4. Một số giải pháp khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo Con người là trung tâm của phát triển, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức làm chuyển biến và nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững, trước tiên là nhận thức của đội ngũ nhân viên du lịch. Thứ hai là tiến hành giáo dục cư dân địa phương, để họ hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội ở địa phương. Thứ ba là tuyên truyền giáo dục đối với du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch. Hoạt động kinh tế nói chung, du lịch nói riêng phát triển tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng các nguồn nước, điều này đưa đến sự thiếu hụt nguồn nước. Cần có các dự án nghiên cứu thêm khả năng trữ nước, khai thác và cân đối nguồn nước cho từng khu vực. Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp vùng ven biển ngăn chặn sự di động của cát, hạn chế những tác động nguy cơ sa mạc hoá vùng đồng bằng và vùng ven biển. Đối với các khu vực đang bị hoang hóa, cần xúc tiến các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đối với các khu vực đang khai thác khoáng sản dọc ven biển, cần giám sát vấn đề thu gom xử lý chất thải, nước thải trong và sau khi khai thác. Có giải pháp trả lại nguyên trạng mặt bằng để chuyển giao cho các dự án đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường đầu tư, phát triển 2 khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Núi Takou và 2 khu bảo tồn biển Cù Lao Câu và Phú Quý trở thành những điểm đếm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. Đồng thời tăng cường đầu tư quy hoạch, hình thành các trục du lịch mới: trục du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông – khu bảo tồn Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM La Nữ Ánh Vân _____________________________________________________________________________________________________________ 87 thiên nhiên Núi Takou, trục du lịch khu bảo tồn biển Cù Lao Câu - Đảo Phú Quý, trục Phan Thiết - Hàm Thuận - Đa Mi và trục Phan Thiết - Thác Bà. Xúc tiến kêu gọi đầu tư, tổ chức tour du lịch nghiên cứu, khám phá văn hóa, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh, tạo nên một sự đồng bộ và liên hoàn trong khai thác, tạo ra một tổ hợp đa dạng các loại hình du lịch núi – biển – đảo mà nhiều tỉnh khác không thể có được. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch biển, đảo trên địa bàn tỉnh, những loại hình du lịch chủ yếu có thể tổ chức được bao gồm: - Du lịch nghỉ dưỡng (có tính hấp dẫn cao): các khu du lịch ven biển thuộc thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tuy Phong, huyện Hàm Tân, huyện đảo Phú Quý. - Du lịch tham quan, nghiên cứu: Các Di tích văn hoá lịch sử (thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Bắc Bình), hệ động thực vật trên cạn, dưới biển (Chùa núi Tà Cú - Hàm Thuận Nam, Cù Lao Câu - Tuy Phong, huyện đảo Phú Quý). - Du lịch câu cá, lặn biển, thể thao trên biển: các khu DLST ven biển thuộc thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Tân, huyện Tuy Phong, huyện đảo Phú Quý, huyện Hàm Thuận Nam. - Du lịch mạo hiểm: Cù Lao Câu - Tuy Phong, đảo Phú Quý, chùa núi Tà Cú - Hàm Thuận Nam. - Du lịch chữa bệnh: các khu DLST ven biển (Thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tuy Phong). - Du lịch thể thao: chơi Golf (Phan Thiết), đua thuyền (Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Bình Thuận (2009), Chân dung Thủ đô Resort. 2. Cục Thống kê Bình Thuận, Niên giám thống kê 2002 - 2009. 3. Đinh Kiệm (2008), Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận và vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP HCM. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận. 5. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo Sơ kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đến năm 2010. 6. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo tình hình du lịch từ năm 2001 - 2003 phương hướng mục tiêu và giải pháp phát triển du lịch đến năm 2005 và 2010. 7. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh Bình Thuận, Số:79/BC-UBND. 8. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo tình hình phát triển du lịch năm 2009, nhiệm vụ và giải pháp năm 2010. 9. La Nữ Ánh Vân (2005), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_nguyen_du_lich_bien_dao_tinh_binh_thuan.pdf
Tài liệu liên quan