Tài nguyên rừng Việt Nam

I / ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hưởng lợi Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên. Tiểu luận dài 15 trang, chia làm 3 phần

doc15 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài nguyên rừng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM I / ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hưởng lợi…Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên. II. TÌNH TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM Tổng cục Thống kê cho biết, 3 tháng đầu năm 2009, cả nước bị mất 489 ha rừng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 244 ha (tăng 68%), còn diện tích rừng bị chặt phá là 245 ha. Như vậy, trung bình một ngày, có 5,5ha rừng bị tàn phá. Nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy; phá rừng để tìm kiếm khoáng sản; phá rừng lấy gỗ; phá rừng để...trồng rừng mới và vô vàn những kiểu tiếp tay vi phạm pháp luật khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước. Từ tỉnh địa đầu đất nướcVết thương chưa lành tại những cánh rừng gỗ nghiến Cán Tỷ (Quản Bạ, Hà Giang) trước đây đã bị lâm tặc hoành hành thì nay người dân các xã Phong Quang, Tùng Bá, Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đua nhau gồng gánh các loại phong lan tươi, được khai thác từ những cánh rừng già huyện Vị Xuyên đem về thị xã Hà Giang “phục vụ” nhu cầu chơi phong lan của những người có thu nhập khá giả. Việc khai thác lan rừng đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến môi trường, đa dạng sinh học của rừng… Vì để lấy được cây phong lan, người dân địa phương phải chặt cành, đốn cây theo lối “triệt phá“. Chính vì thế mà các cánh rừng đã, đang bị xâm hại nghiêm trọng, các nguồn cây quý hiếm như nghiến, đinh, gụ... đang bị mất dần, đồng thời còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái...... đến mũi Cà Mau đều có hiện tượng phá rừng Trong khi rừng U Minh còn chưa hồi phục bởi đợt cháy rừng hồi năm 2002, thì 2 năm sau, rừng Tràm U Minh Hạ tại tỉnh Cà Mau lại phải gánh chịu thêm 1 lần tàn phá. Gần 3.000 ha rừng Tràm ngập mặn ở U Minh đã được giao cho CTCP Đồng Nai (Codona) trồng cây keo lai làm nguyên liệu giấy…. Hậu quả mà ai cũng thấy đó là Khu rừng Tràm ngập mặn nguyên sinh ở U Minh Hạ đã được thu hẹp lại. Và cho đến nay, sau gần 5 năm vụ việc xảy ra, gần 3000 ha rừng Tràm ngập mặn ở U Minh Hạ vẫn đang để cho cỏ lau và cây keo lai mọc um tùm. Rừng miền Trung cũng kêu cứu Xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương (Nghệ An) là địa điểm nằm trong diện phải di dân, giải toả để phục vụ cho công trình Thuỷ điện Bản Vẽ. Một số hộ dân lợi dụng chủ trương người dân vùng lòng hồ di dời về nơi ở mới được phép tận thu gỗ ở khu vực ngập nước, nhiều người đã quay trở lại ồ ạt phá rừng trái phép. Trong bối cảnh hỗn độn này, lâm tặc từ nhiều nơi cũng nhảy vào phá rừng khiến cho tình hình khai thác gỗ trái phép đầu nguồn Nậm Nơn diễn ra hết sức nhức nhối. Ở Quảng Trị, dân đã phản ánh một kiểu phá rừng mới tinh vi, ma quái được hợp thức hóa đầy đủ chữ ký của kiểm lâm lẫn dấu triện của chính quyền sở tại dưới danh nghĩa thu mua gỗ vườn trồng, nhưng thực chất là băm nát rừng già tự nhiên phòng hộ đầu nguồn áp biên giới Việt-Lào thuộc vùng Lìa của huyện rẻo cao Hướng Hóa. Theo hồ sơ của Hải quan Quảng Trị, từ đầu tháng 3 đến nay có 34 cây cảnh cổ thụ như bằng lăng, lội... xuất qua Cổng B Lao Bảo. Như vậy để có được số cây này, lâm tặc phải đốn ngã rất nhiều cây cổ thụ khác để dọn đường vận chuyển. Đối với tỉnh Quảng Nam, chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2009, lực lượng chức năng đã phát hiện 700 vụ liên quan đến phá rừng; tịch thu hơn 1.072m3 gỗ xẻ và hơn 572m3 gỗ tròn; tạm giữ 44 ô tô, 45 xe máy cùng hàng chục phương tiện tham gia vận chuyển, khai thác gỗ trái phép… Đặc biệt, việc đe dọa, cản trở, chống người thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng. Cũng trong thời gian này, xảy ra một vụ cháy rừng thông với diện tích gần 2ha tại xã Duy Trung (Duy Xuyên).Ðường đông Trường Sơn chạy qua địa bàn hai huyện Nam Giang và Nông Sơn (Quảng Nam) với chiều dài gần 37 km. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá, đốt rừng để làm rẫy dọc tuyến đường ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Nam Giang và Nông Sơn có nhiều diễn biến phức tạp. Đến nay đã có gần 20 ha rừng dọc tuyến đường bị dân phát, đốt làm rẫy, trong đó gần 15 ha thuộc thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang và gần 5 ha thuộc xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn. Ðối tượng phát, đốt rừng chủ yếu là dân thôn Mực, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang. Tất cả đã gây thiệt hại hàng trăm ha rừng. Mới đây nhất, những cánh rừng nguyên sinh của vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) lần nữa bị lâm tặc tàn phá. Người dân từng chứng kiến vào chiều tối, gỗ lại được thả trôi về trắng cả một khúc sông Rào Nổ. Hãy một lần đi dọc biển miền Trung, sẽ thấy những hố sâu khai thác titan giết chết những rừng phi lao quanh năm nơi đầu sóng ngọn gió chặn bão cát và xâm lấn của biển. Nhưng tai hại nhất là sự phá rừng có tổ chức được sự hậu thuẫn của các cấp chính quyền. Những món lợi lớn từ rừng khiến người ta tìm mọi cách xin để được “chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng”, “trồng cây công nghiệp”, “phát triển khu du lịch”…và kết quả là nhiều héc ta rừng hàng trăm năm mới hình thành đã bị xóa sổ nhanh chóng bởi các phương tiện máy móc hiện đại. Nương rẫy thay thế rừng Tây Nguyên. Từ đầu năm 2009 đến nay, toàn tỉnh Đắc Nông có 183 vụ phá rừng với tổng diện tích rừng bị phá lên tới 76 ha. Huyện bị phá nhiều nhất là Tuy Đức, Đắc Glong, Krông Nô. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra 4 vụ cháy rừng trồng thiêu rụi 4ha. Tại tỉnh Kon Tum, theo số liệu mới nhất từ Lâm trường Đăk Tô, thuộc Cty đầu tư phát triển nông-lâm-công nghiệp và dịch vụ huyện Đăk Tô, trong mùa khô 2008-2009, nhiều hộ dân của các xã như Ngọc Tụ, Đăk Rơ Nga, Đăk Trăm, Văn Lem vẫn cố tình vào rừng phát nương làm rẫy tại các tiểu khu (TK) 278, 282, 288, 289 và 290, với diện tích rừng bị thiệt hại trên 11ha... Riêng xã Đăk Trăm đứng đầu "danh sách" về phá rừng làm rẫy, 104 hộ vi phạm với diện tích rừng bị tàn phá 63.030m2. Ngày 13/2/2009, lâm trường đã lập biên bản 55 người vi phạm đến từ xã Đăk Trăm, với diện tích rừng bị thiệt hại 33.280m2. Và cứ như vậy, rừng Kon Tum tiếp tục thu hẹp qua những mùa nương rẫy. Theo số liệu thống kê được của Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng, trung bình mỗi năm địa phương này có trên 50 ha rừng bị xóa sổ trước sự bất lực của chính quyền. Ông Hoàng Tất Dương, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông cho biết, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, qua phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Lắc, tỉnh Đắc Lắc đã phát hiện trên 50 hộ tại khu vực xã Đạ Tông vi phạm lâm luật- một con số đã nói lên tất cả cho thực trạng phá rừng khu vực này. III.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MẤT RỪNG a) Nguyên nhân khách quan. - Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di cư tự do từ nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng. Nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn chế, do đó vẫn tiếp tục phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác hoặc làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền để phá rừng hoặc khai thác gỗ, lâm sản trái phép. - Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép. - Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép. - Tình hình thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. Diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và sinh vật hại rừng cao hơn. b) Nguyên nhân chủ quan. 1) Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả. Người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển rừng, nên vẫn tiếp tục phá rừng, có nơi còn tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền. 2) Các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. ở những điểm nóng phá rừng, do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị xử lý nghiêm túc. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng phá rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng, một số nơi có biểu hiện thỏa mãn với thành tích, không duy trì hoạt động thường xuyên, do vậy tình trạng phá rừng và các hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục tái xuất hiện. 3) Chủ rừng là các lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao. Một số đơn vị có biểu hiện thiếu trách nhiệm, thông đồng, tiếp tay cho hành vi phá rừng (Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận,...). Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có diện tích quy mô nhỏ nên không thể tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng được giao, vì vậy Nhà nước đang phải hỗ trợ bảo vệ rừng cho những đối tượng này. Gần 3 triệu hécta rừng chưa có chủ, thuộc trách nhiệm quản lý của Uỷ ban nhân dân xã, nhưng chưa có cơ chế để chính quyền cấp xã thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả. 4) Cơ chế chính sách chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực cho bảo vệ rừng. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thiếu rõ ràng, khi rừng bị mất, chủ rừng (nhất là các chủ rừng thuộc Nhà nước) không phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Chính sách quyền hưởng lợi từ rừng chưa phù hợp với thực tiễn, lại chưa được các địa phương thực hiện nghiêm túc. Công tác quy hoạch, kế hoạch thiếu tính khoa học, chưa đồng bộ với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất đai,... nên quy hoạch không được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên bị phá vỡ. Công tác giao, cho thuê rừng, đất rừng, khoán bảo vệ rừng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm, theo dõi việc sử dụng đất rừng sau khi giao, cho thuê chưa thường xuyên. Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án (chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo; các chương trình 135; 132 và 134; 120; 661). Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật chậm, chưa kịp thời quy định các biện pháp phối hợp để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lâm tặc và người có trách nhiệm quản lý Nhà nước. Chưa có chiến lược hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy việc ban hành các văn bản đơn hành còn mang tính giải quyết tình thế cấp thiết. 5) Chưa huy động được các lực lượng của xã hội cho bảo vệ rừng. Phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở nhiều địa phương chưa thật sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phương án giải quyết của liên ngành. Việc xử lý các vi phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của các cơ quan chức năng ở một số địa phương. Trong khi lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; chống trả người thi hành công vụ ngày càng hung hãn; không xử lý kiên quyết, nghiêm minh, lâm tặc sẽ coi thường pháp luật và tiếp tục chống người thi hành công vụ với mức độ phổ biến hơn. 6) Lực lượng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ở những vùng trọng điểm phá rừng nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm không thể giải quyết dứt điểm. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế (nhất là nghiệp vụ vận động quần chúng), một số công chức kiểm lâm dao động trước khó khăn, thậm chí có biểu hiện tiêu cực. Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng mức, nên chưa có cơ sở vật chất cho việc đào tạo, huấn luyện. 7)Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn. Những năm qua nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ chương trình 661, nhưng chỉ được 5% cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, công trình nghiệp vụ khác được xây dựng không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ rừng bền vững. Tỷ trọng vốn đầu tư của xã hội cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể. IV.Hậu quả của việc tàn phấ rừng và khai thác rừng bừa bãi - Khí hậu thay đổi mạnh mẽ ,là một trong những yếu tố góp phần gây ra hiện tượng ấm lên của trái đất. Mất rừng nguồn đất màu mỡ bị rửa trôi, tiếp đó đất bị xsói mòn và trở lên bạc mầu. - Ngập lụt,lũ quét và sạt lở đất cũng là một trong nhưng hậu quả của viêc phá rừng.Bằng chứng là trong năm nay, các tỉnh miền Trung xảy ra lũ lụt triền miên với sự thiệt hại về người và của vô cùng to lớn - Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, tr ái đ ất m ất đi đa d ạng sinh h ọc - Nếu việc phá rừng là muốn phát triển công nghiệp thì sẽ gây môi trường bị ô nhiễm, kể cả sinh vật, bờ sông và không gian, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm thì dễ gây bệnh hiểm nghèo như: ung thư não, gan, phổi, ngoài da v.v...! và sẽ làm ảnh hưởng xấu cho phụ nữ đang mang thai và tỷ lệ sinh con có khuyết tật rất cao. V . MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ RỪNG 1. Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu. b) Mục tiêu cụ thể: - 8,5 triệu hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt, từng bước chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng đối với hai loại rừng này. - Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép và thiệt hại do cháy rừng gây ra; bảo đảm kinh doanh bền vững đối với rừng sản xuất. - Xóa bỏ căn bản các tụ điểm khai thác, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép; chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ. - Tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, cải thiện chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Giải pháp a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng. - Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội. - Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng... - Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã. b) Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy hoạch rừng ngập mặn ven biển đảm bảo an toàn bảo vệ môi trường ven biển và phát triển nuôi trồng thủy sản hợp lý, tổng hợp quy hoạch ba loại rừng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể ba loại rừng toàn quốc; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát danh mục hệ thống rừng đặc dụng để ổn định đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2006. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho các khu rừng đặc dụng theo Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn vào năm 2010. c) Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp lý để quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ xung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược khung pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, tạo hành lang pháp lý ổn định trong hoạt động lâm nghiệp. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát và sắp xếp các lâm trường quốc doanh; đồng thời triển khai ngay các phương án bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp thu hồi từ các lâm trường quốc doanh, không để tình trạng rừng trở thành vô chủ. Trao quyền tự chủ về kinh doanh và tài chính cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại. d) Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp. - Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lượng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và bị xử lý theo quy định. - Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp luật trong thời gian qua. - Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di dư tự do ra khỏi các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. - Hoàn thành giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào năm 2010. e) Đối với lực lượng Công an. Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với lực lượng kiểm lâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo một cơ chế thống nhất; tổ chức điều tra nắm chắc các đối tượng phá rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt phải triển khai các biện pháp kiên quyết trừng trị thích đáng; ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ; phối hợp với các lực lượng có liên quan truy quét bọn phá rừng và kiểm tra, kiểm soát lưu thông lâm sản. Rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng. f) Đối với lực lượng Quân đội. - Huy động các đơn vị quân đội ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng: Bộ Quốc phòng chỉ đạo các Quân khu, Quân đoàn, Bộ tư lệnh Biên phòng; Bộ chỉ huy quân sự và Bộ chỉ huy biên phòng các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương xác định những khu vực rừng đang là điểm nóng về phá rừng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ để tổ chức các đơn vị quân đội đóng quân, chốt giữ, xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ rừng, bố trí lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia các đợt truy quét chống chặt phá rừng. - Huy động các đơn vị quân đội tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao như: U Minh, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có phương án để huy động lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn bố trí lực lượng thường trực, canh phòng và sẵn sàng chữa cháy rừng vào các tháng mùa khô cao điểm. Quân đội phải chủ động phương án tăng cường lực lượng, huấn luyện và diễn tập tại các khu vực này, phải coi chống lửa rừng như chống giặc để bảo vệ địa bàn quốc phòng. - Huy động lực lượng quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng: Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chính sách thu hút các đơn vị quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Các đơn vị quân đội duy trì lực lượng bộ khung chỉ huy, lực lượng lao động chủ yếu sử dụng lực lượng nghĩa vụ quân sự. Sau khi rừng khép tán có thể bàn giao cho chính quyền để giao cho người dân quản lý bảo vệ, kinh doanh hoặc giao cho các đơn vị quân đội tiếp tục quản lý kinh doanh theo dự án và quy định của pháp luật. Mở rộng diện tích rừng giao cho các đơn vị quân đội (nhất là các Đồn Biên phòng) tổ chức quản lý, bảo vệ; xây dựng các tuyến đường an ninh quốc phòng gắn với công tác bảo vệ rừng hai bên đường dọc tuyến biên giới; hải đảo và các khu vực rừng ở vùng sâu, vùng xa. g) Đối với các tổ chức xã hội. Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng. h. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm. - Đổi mới tổ chức lực lượng kiểm lâm theo Luật bảo vệ và phát triển rừng để kiểm lâm gắn với chính quyền, với dân, với rừng, thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo đảm chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Bố trí kiểm lâm địa bàn ở 100% các xã có rừng để tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu những vụ vi phạm. Từng bước tăng biên chế cho lực lượng kiểm lâm để bảo đảm định mức bình quân 1.000ha rừng có 1 kiểm lâm. - Tăng cường trang thiết bị cho kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. - Ban hành một số chính sách về kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ, tiền lương, chế độ thương binh, liệt sỹ, cơ chế sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để trấn áp lâm tặc. Ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức kiểm lâm vào năm 2006. i) Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng. - Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng. - Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra...) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng. - Đầu tư xây dựng các Trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng. - Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các Hạt Kiểm lâm trên toàn quốc, trước mắt tập trung đầu tư cho các Hạt Kiểm lâm ở những vùng trọng điểm. j). Ứng dụng khoa học công nghệ. - Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. - Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng. - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng. k. Hợp tác quốc tế. - Triển khai thực hiện tốt các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Công ước về buôn buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES; Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới - haZE; Diễn đàn hổ toàn cầu - GTF,...) - Thu hút các nguồn vốn ODA và các hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ rừng. - Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận song phương về hợp tác bảo vệ rừng liên biên giới với các nước Lào và Cămpuchia. V .KẾT LUẬN Tài nguyên rừng Viêt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề như nạn phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng. Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao. Chính vì vậy, Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nguồn tài nguyên này. Sinh viên thực hiện : Vũ ngọc Hiệp –Mtc 532414 Đặng minh Hiếu –Mtc532415 Vũ văn Khôi -Mtc532434 Doãn phi Quyết –Mtc 532449 Đề tài hay độc đáo Copy nhiều chỗ nguyên bản 7-----  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_nguyen_rung_viet_nam_6633.doc
Tài liệu liên quan