Tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh nha trang: Vai trò của khách du lịch

Từ kết quả nghiên cứu trên đã cho phép rút ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, hầu hết du khách nội địa đều sẵn lòng trả một khoản tiền từ việc đóng góp thêm vào giá thuê phòng tại khách sạn ở Nha Trang. Số tiền mà du khách nội địa sẵn sàng đóng góp cho một ngày đêm nghỉ tại khách sạn là 19.561 đồng/nguời/ngày đêm. Tổng số tiền mà chỉ tính riêng du khách nội địa sẵn lòng trả cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang là trên 52,719 tỷ đồng vào thời điểm năm 2007. Do vậy, có thể đề nghị với chính quyền địa phương, Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang nên sử dụng chính sách thuế, hoặc lệ phí đối với du khách khi sử dụng nguồn tài nguyên của vịnh bằng cách tính thêm khoản phí vào tiền thuê phòng ở khách sạn tại Nha Trang. Đây cũng chính là một trong những vấn đề cốt yếu trong việc giải quyết vấn đề hàng hóa công - hàng hóa chất lượng môi trường. Thứ hai, từ kết quả mô hình kinh tế lượng cho thấy cần có những chính sách để thu hút và tranh thủ sự ủng hộ đối với những du khách có thu nhập cao. Do vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của mình, một mặt Nha Trang cần tập trung đầu tư trở thành trung tâm du lịch lớn với chất lượng dịch vụ - du lịch dành cho những người có thu nhập cao, đồng thời cần có những chính sách khuyến khích những du khách này sẵn lòng tài trợ nhiều hơn cho các hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Trong điều kiện nền kinh tế càng phát triển thì người dân càng có điều kiện hơn về thu nhập, vì vậy mà nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng nhiều hơn và rất có thể mức giá sẵn lòng trả của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang có thể sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hàng năm. Do đó, các nghiên cứu điều tra mức sẵn lòng trả của du khách nên được đánh giá định kỳ từ 3 tới 5 năm một lần để xác định mức phí phụ thu từ du khách tại khách sạn ở Nha Trang. Thứ ba, nếu xem xét từ góc độ nào đó có thể thấy rằng, với ưu điểm của mình Nha Trang là bảo tàng sinh vật biển “sống” của Việt Nam vừa thực hiện chức năng giải trí vừa thực hiện các chức năng về nghiên cứu - giáo dục môi trường biển. Nên chăng những người làm chính sách về du lịch cần có những chính sách quảng bá nhiều hơn ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống mà còn hướng những sản phẩm và dịch vụ du lịch này phục vụ cho các hoạt động học tập và nghiên cứu. Điều này sẽ tạo ra lợi ích không chỉ về mặt tài chính mà còn tác động tích cực tới ý thức bảo vệ môi trường của du khách. Sự đóng góp của du khách, những người được hưởng lợi trực tiếp từ tài nguyên môi trường của vịnh sẽ là một nguồn lực tài chính quan trọng góp phần tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Do vậy, các cơ quan quản lý của địa phương có thể đề ra chính sách cho việc tạo ra một nguồn lực tài chính từ sự đóng góp tự nguyện của du khách hoặc có thể đưa ra mức phí sử dụng môi trường - tài nguyên của Nha Trang

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh nha trang: Vai trò của khách du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG v 79 VAÁN ÑEÀ NGHIEÂN CÖÙU I. MỞ ĐẦU Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VỊNH NHA TRANG: VAI TRÒ CỦA KHÁCH DU LỊCH FINANCING ENVIRONMENTAL PROTECTION ACTIVITIES IN NHA TRANG BAY: THE ROLE OF THE VISITORS Phạm Hồng Mạnh Khoa Kinh tế - Đại học Nha Trang Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm xác định mức sẵn lòng trả trung bình và các yếu tố ảnh hưởng tới xác suất giá sẵn lòng trả của du khách trong nước. Thông qua đó, đưa ra những gợi ý chính sách đối với cơ quan quản lý địa phương trong việc tài trợ các hoạt động bảo vệ môi trường cho vịnh Nha Trang. Phương pháp tiếp cận là hàm thỏa dụng ngẫu nhiên, phương pháp ước lượng giá sẵn lòng trả trung bình (MWTP) của Kaplan-Meier- Turnbull và mô hình hồi quy logits được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xác suất sẵn lòng trả (WTP) của du khách nội địa cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy du khách sẵn sàng đóng góp một khoản tiền cho một ngày đêm nghỉ tại khách sạn là 19.561 đồng/nguời/ngày đêm. Tổng số tiền mà du khách sẵn lòng trả cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang là trên 52,719 tỷ đồng trong năm 2007. Một số yếu tố làm tăng xác suất sẵn lòng trả của du khách như: độ học vấn, tình trạng hôn nhân (du khách đã lập gia đình) và thu nhập. Ngược lại, các yếu tố tuổi và giới tính (nam giới) làm giảm xác suất sẵn lòng trả của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang. Abstract This study determines the mean willingness to pay and factors affecting the probability of the willingness to pay by domestic tourists. Through it, make out the recommendation policies for the local administrative agency to finance the environmental protection fund for Nha Trang Bay. The approach methods were the random untility function with estimating mean willingness to pay (MWTP) by Kaplan-Meier-Turnbull. The logits model has been used to analyze the factors affecting the probability of the willingness to pay (WTP) of domestic visitors for the Nha Trang Bay’ protection of landscape and environmental resource. Research results showed that visitors were willing to contribute the environmental protection fund with the amount of 19.561 VND /visistor/night at the hotel. Total amount for Nha Trang Bay’ environmental fund that dometic visitors are willing to pay to is the 52,719 billion VND in 2007. Some factors increase the probability of the willingness to pay by visitors such as: education level, marital status (tourist married) and income. Conversely, the factors age and gender (men) decrease the probability of the willinness to pay by visitors for Nha Trang Bay’ environmental fund. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 80 v TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, v.v.., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách không chỉ đối với riêng Việt Nam mà còn là thách thức lớn đối với các quốc gia trên thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu để đưa ra hệ thống các giải pháp kinh tế - kỹ thuật góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Trong năm 1993 tác giả Dixon và cộng sự [1] đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng giá sẵn lòng trả cho công viên bờ biển Bonaire và giá sẵn lòng trả trung bình được xác định là 27,4 đô la Mỹ hay tác giả Churaitapvong và Jittapatr Kruavan[2] đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong nghiên cứu điển hình về cải thiện chất lượng nước của sông Chaopraya, Thái Lan vào năm 2003. Giá sẵn lòng trả của mỗi hộ gia đình cho việc cải thiện chất lượng nước sông này được tìm ra là 100,81 bath/ tháng Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu dưới góc độ kinh tế tài nguyên môi trường nhằm góp phần đưa ra những giải pháp quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường như trong năm 2001 Bộ kế hoạch và Đầu tư (MPI), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và cơ quan hợp tác & phát triển Thụy Sỹ (SDC) đã sử dụng phương pháp phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định giá sẵn lòng trả trung bình để duy trì hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường của vịnh Hạ Long. Mức giá sẵn lòng trả trung bình được xác định là 2,32 đô la Mỹ cho một ngày đêm nghỉ tại khách sạn ở Hạ Long[3]. Một công trình nghiên cứu khác trong năm 2007 do hai tác giả Đặng Lê Hoa & Nguyễn Thị Ý Ly sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng giá sẵn lòng trả của các hộ gia đình tại Thành Phố Hồ Chí Minh về kế hoạch bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò – Xa Mát ở Tây Ninh là 5.666 đồng [4] Những hộ gia đình này sẵn lòng trả giá trị trên hàng tháng được tính thêm vào hóa đơn tiền điện tiêu dùng của các hộ gia đình này, v.v Với vịnh Nha Trang là vịnh biển có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam. Trong những năm gần đây vịnh Nha Trang đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa của địa phương. Theo báo cáo1 của Viện hải dương học, chỉ tính từ năm 1994 đến 2005 độ phủ của san hô sống đã giảm từ 52,4% xuống 21,2%; tốc độ giảm trung bình 2,8%/năm. Nếu duy trì mức độ suy giảm như hiện nay, 30 năm nữa rạn san hô trong vịnh Nha Trang sẽ không còn. Hòn Tằm và Hòn Miễu là vùng rạn san hô bị suy thoái trầm trọng nhất và rong rêu đang bắt đầu phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là việc khai thác thủy sản mang tính hủy diệt bằng chất nổ, thuốc độc,v.v Ngoài ra, các hoạt động du lịch còn gây hại cho rạn san hô do rác thải từ tàu du lịch, do neo đậu tàu thuyền, giẫm đạp của du khách khi bơi lặn và đánh bắt sinh vật rạn,v.v Chính vì thế, môi trường vịnh Nha Trang vốn được xem là trong sạch nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy giảm. Nếu không tìm ra những giải pháp kinh tế - kỹ thuật mà trước hết là những nguồn lực tài chính cần thiết để góp phần tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang thì môi trường của vịnh Nha Trang ngày càng xấu đi và chắc chắn không chỉ làm suy thoái tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang mà còn tác động xấu đến việc cạnh tranh và thu hút du khách của ngành du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. II - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Độ thỏa dụng - cơ sở của việc xác định giá sẵn lòng trả (WTP) Việc sử dụng ước lượng giá sẵn lòng trả dựa trên mô hình cơ bản cho việc phân tích những câu trả lời trong nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên, xuất phát từ mô hình đánh giá độ thỏa dụng ngẫu nhiên [5]. Hàm hữu dụng [6] của người trả lời thứ j được xác định một cách gián tiếp như sau: 1 Báo cáo tham luận tại hội thảo “Vì sự phát triển bền vững vịnh Nha Trang do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhân Festival biển Nha Trang tháng 6 năm 2007. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG v 81 Uij = Ui (Yj, Zj, εij) Trong đó: Yj là yếu tố thu nhập của người trả lời thứ j Zj là yếu tố thể hiện các đặc điểm kinh tế xã hội của người trả lời thứ j εij là yếu tố không quan sát được về sự ưa thích của người trả lời Để mô tả các đặc tính của i có hai giá trị: “0” và “1”. Giá trị “1” là giá trị sẵn lòng trả và giá trị ‘0” là giá trị không sẵn lòng trả cho cho việc cải thiện hàng hóa chất lượng môi trường. Khi có sự thay đổi từ trạng thái “0” tới trạng thái “1”, những đặc tính khác được đưa vào để làm thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia được gọi là hàng hóa chất lượng môi trường (q) được thể hiện trong mô hình. Vì vậy, hàm hữu dụng[9] ở trạng thái “0” và trạng thái “1” được viết như sau: U0j = U0 (Yj, Zj, q 0, ε0j) U1j = U1 (Yj, Zj, q 1, ε1j) Một câu hỏi sẽ đề nghị người trả lời về mức sẵn lòng trả của họ cho việc cải thiện chất lượng môi trường. Họ sẵn lòng trả ở mức Tj và nếu như chất lượng môi trường thay đổi từ trạng thái “0” đến trạng thái ‘1”. Nếu câu trả lời là “Có”, điều này có nghĩa rằng họ sẵn lòng trả và độ thỏa dụng của họ có thể cao hơn trạng thái “0” hoặc ở trạng thái “1”. U1j (Yj - Tj, Zj, ε1j) > U0j (Yj, Zj, ε0j) [7] Khả năng để du khách trả lời là “Có” là khả năng mà người được phỏng vấn nghĩ rằng họ có thể sẽ tốt nhất ở trạng thái “1”, mặc dù họ chỉ trả ở trạng thái Tj Pr(Cój) = Pr(U1j (Yj - Tj, Zj, ε1j) > U0j (Yj, Zj, ε0j)) [8] Biến đổi một cách đơn giản, hàm hữu dụng được viết dưới dạng: Pr(Cój) = Pr[V1j(Yj - Tj, Zj) + ε1j > V0j(Yj, Zj) + ε0j] [9] Hàm hữu dụng này là một hàm tuyến tính và có thể được viết dưới dạng: V1j(Yj - Tj) = α1Zj + β1(Yj - Tj) V0j(Yj) = α0Zj + β0Yj V1j - V0j = (α1 - α0)Zj + β1(Yj - Tj) - β0Yj Với giả thiết rằng hữu dụng biên của thu nhập là một hằng số nằm giữa trạng thái “0” và trạng thái “1” β1 bằng với β0 [13] nên có thể viết lại hàm như sau: V1j - V0j = (α1 - α0)Zj - βTj Đặt α = (α1 - α0) , do đó: V1j - V0j = αZj - βTj Khả năng để du khách trả lời là “Có” sẽ là: Pr(Cój) = Pr(αZj - βTj + εj>0) εj = ε1j - ε0j [10] Theo Kaplan-Meier-Turnbull, để xác định mức sẵn lòng trả trung bình cần xây dựng các mức sẵn lòng trả. Giá sẵn lòng trả trung bình (MWTP) được xác định bằng công thức MWTP = ∑tj (Pj – Pj+1) [11]. Trong đó: tj là các mức sẵn lòng trả và Pj là tỉ lệ trả lời “Có”. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng trả Một mô hình hữu dụng ngẫu nhiên với hàm hữu dụng tuyến tính được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả của du khách. Do vậy, chúng ta sử dụng mô hình hồi qui logit với hai giá trị trả lời là Có/Không đối với câu hỏi sẵn lòng trả (biến phụ thuộc). Mô hình hồi quy logit có dạng sau đây: e(Yj, Zj,εij) P (Có j ) = −−−−−−−−−− 1 + e(Yj, Zj,εij) Trong đó, các yếu tố: Yj, zj, εij là các biến được giải thích tại mục 2.1 III - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là du khách nội địa khi thực hiện du lịch tại các địa điểm du lịch của vịnh Nha Trang trong năm 2008. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 350 du khách đến từ nhiều địa Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 82 v TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG phương khác nhau của Việt Nam được phỏng vấn bằng một bảng câu hỏi xây dựng sẵn. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức giá sẵn lòng trả trung bình (MWTP) của du khách nội địa bằng phương pháp Kaplan-Meier-Turnbull. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của du khách nội đối với quỹ môi trường của vịnh Nha Trang, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với giá sẵn lòng trả của du khách nội địa. Đề xuất các chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh Nha Trang. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp xác định giá sẵn lòng trả trung bình (MWTP) Để xác định MWTP của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang, nghiên cứu này đã xây dựng sáu mức giá sẵn lòng trả được thiết lập đó là: t1, t2, t3, t4, t5, t6. Từ phương pháp của Kaplan-Meier-Turnbull [12] và từ kết quả trả lời của mẫu điều tra, số lượng mẫu trả lời là “Có” và tỉ lệ mẫu trả lời “Có” trên tổng số mẫu trả lời là: P1, P2, P3, P4, P5, P6. được thể hiện qua bảng 1 Bảng 1. Phương pháp của Kaplan-Meier-Turnbull Mức sẵn lòng trả (tj) Số mẫu trả lời `(n) Số mẫu trả lời “Có” (Y) Tỉ lệ trả lời (Pj) (Y/n) t1 P1 t2 P2 t3 P3 t4 P4 t5 P5 t6 P6 (Nguồn: Haab, T.C. and K.E. McConnell) 3.3.2. Phương pháp độ thỏa dụng ngẫu nhiên và mô hình kinh tế lượng Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp đánh giá độ thỏa dụng ngẫu nhiên của kinh tế học. Một mô hình kinh tế lượng nhị thức được xây dựng để tìm ra những yếu tố kinh tế xã hội của du khách có tác động thực sự đến giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và tái tạo cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang. Các biến cụ thể đưa vào những mô hình kinh tế lượng này được diễn giải cụ thể dưới đây. INC – Biến số thu nhập của du khách. Kỳ vọng nghiên cứu mang dấu dương (+). Theo kinh nghiệm và kết quả điều tra cùng với những nghiên cứu khác cho rằng biến số thu nhập sẽ làm tăng xác suất sẵn lòng trả của du khách. MR - Là biến giới tính (biến dummy), nhận giá trị 0 nếu du khách là nữ, nhận giá trị 1 nếu du khách là nam. AGE - Biến số tuổi tính từ năm sinh của du khách. MAR - Biến tình trạng hôn nhân (là biến Dummy), nhận giá trị 0 nếu du khách chưa có gia đình và giá trị 1 nếu du khách đã có gia đình. EDU - Là biến thể hiện số năm đi học của du khách. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Điều này có nghĩa là trình độ học vấn của du khách càng cao càng làm tăng xác suất sẵn lòng trả cho quỹ môi trường ε là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể khi các giả định truyền thống của hàm hồi qui tổng thể được thoả mãn. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG v 83 Do đó, để định lượng ảnh hưởng của một số biến số kinh tế - xã hội đối với việc du khách được đánh giá là có sẵn lòng trả hay không, một mô hình hồi quy logistic đã được thiết lập mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 (nếu du khách sẵn lòng trả) và bằng 0 (cho tất cả những du khách khác). Mô hình Binary Logistic cho các Pi được xác định như sau: e (β0 + β1INC + β2MR + β3AGE + β4MAR + β5EDU + ε) P = −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−− 1 + e (β0 + β1INC + β2MR + β3AGE + β4MAR + β5EDU + ε) IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin theo hình thức nêu trên với 350 phiếu được phỏng vấn, sau khi loại những mẫu không đạt yêu cầu nghiên cứu, số mẫu chỉ còn 331 mẫu đủ chất lượng để sử dụng phân tích và sử dụng mô hình hồi quy logit. 4.1. Ước lượng giá sẵn lòng trả của du khách nội địa Kết quả điều tra cho thấy có 18 du khách không cho biết về mức sẵn lòng trả của mình cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang. Mức sẵn lòng trả của du khách ở các mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2. Mức sẵn lòng trả (WTP) của du khách nội địa Mức sẵn lòng trả Số lượng trả lời (người) Tỉ lệ (%) (%) Không sẵn lòng trả 18 5,44 5 nghìn đồng 77 23,26 10 nghìn đồng 56 16,92 20 nghìn đồng 80 24,17 30 nghìn đồng 39 11,78 40 nghìn đồng 29 8,76 50 nghìn đồng 32 9,67 Tổng 331 100,0 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Từ bảng trên cho thấy, mức sẵn lòng trả phổ biến nhất ở mức 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng và 20 nghìn đồng/người/1 đêm, chiếm tỉ lệ lần lượt là 23,26%, 16,92 và 24,17%. Những du khách sẵn lòng trả ở mức cao từ 40 đến 50 nghìn đồng/người/1 đêm chỉ chiếm dưới 10%. Mức sẵn lòng trả của du khách nội địa cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang được tính toán theo phương pháp Turnbull. Mức sẵn lòng trả trung bình được xác định là 19.561 đồng/người/1 đêm tại khách sạn. Bảng 3. Ước lượng giá sẵn lòng trả bằng phương pháp Turnbull Mức giá sẵn lòng trả (tj) Số du khách phản hồi (n) Số lượng du khách đồng ý sẵn lòng trả (Y) Tỉ lệ trả lời “Có” sẵn lòng trả (Pj) (%) (Y/n) 5 nghìn đồng 331 313 94,56 10 nghìn đồng 331 236 71,30 20 nghìn đồng 331 180 54,38 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 84 v TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 30 nghìn đồng 331 100 30,21 40 nghìn đồng 331 61 18,43 50 nghìn đồng 331 32 9,67 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) MWTP = ∑tj (Pj – Pj+1) = 19.561 đồng/người/đêm 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giá sẵn lòng trả (WTP) của du khách đối với vịnh Nha Trang Theo kết quả điều tra từ mẫu điều tra cho thấy có tới 38,4% số lượng du khách được hỏi đều không thích việc tồn tại nhiều rác thải tại các khu du lịch của vịnh Nha Trang; có khoảng 21% số du khách không hài lòng về việc bán hàng rong và tranh cãi của những người bán hàng, trong khi đó có 7,6% số du khách không thích về thái độ phục vụ của nhân viên du lịch và khoảng 12% số du khách không hài lòng về những nguyên nhân khác. Những vấn đề về môi trường du lịch của Nha Trang được thể hiện qua bảng 4. Bảng 4. Những vấn đề về môi trường du lịch ở Nha Trang Những vấn đề Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Rác thải 127 38,4 Bán hàng rong nhiều 69 20,8 Cãi nhau trên bãi biển 71 21,5 Thái độ phục vụ của nhân viên du lịch 25 7,6 Khác 39 11,8 Tổng 331 100,0 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Mục tiêu của ngành du lịch Nha Trang là không chỉ dựa vào nguồn lực của địa phương mà còn tranh thủ sự ủng hộ của toàn xã hội, nhất là du khách trong việc duy trì, tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi qui binary logistis để phân tích các nhân tố tác động thực sự tới giá sẵn lòng trả và ước lượng xác suất sẵn lòng trả của du khách. Từ kết quả hồi quy cho thấy tỉ lệ dự đoán đúng về giá sẵn lòng trả của du khách nội địa của toàn bộ mô hình là 94,6% . Điều này có nghĩa rằng có tới 94,6% du khách nội địa sẵn lòng trả một khoàn tiền cho việc duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Như vậy, nếu như trong năm 2007, chỉ tính riêng du khách nội địa đến Nha Trang là 925 nghìn du khách với tổng số ngày lưu trú là 2.847,8 ngày, trung bình một du khách nội địa lưu trú là 3,08 ngày thì số tiền mà du khách sẵn lòng trả cho quỹ bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang sẽ là: 925.000 du khách * 3,08 ngày *94,6% *19.561 đồng/ du khách/ngày đêm = 52.719.907.394 đồng (52,719 tỷ đồng) Kết quả cụ thể của mô hình trong trường hợp này được thể hiện qua bảng 4. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG v 85 Bảng 4. Mô hình Binary Logistic về giá sẵn lòng trả (WTP) Biến phụ thuộc: Giá sẵn lòng trả của du khách (Sẵn lòng trả = 1, không sẵn lòng trả = 0) Hệ số (bk ) S.E. Wald df Sig. Exp(B) Nam giới (biến dummy) MR -1,141 0,584 3,825 1 0,050** 0,319 Tuổi AGE -0,033 0,020 2,784 1 0,095* 0,968 Tình trạng hôn nhân MAR 0,931 0,754 1,526 1 0,217 2,538 Trình độ học vấn EDU 0,741 0,573 1,675 1 0,196 2,099 Thu nhập INC 0,001 0,000 6,072 1 0,014** 1,001 Hằng số β0 2,428 0,994 5,963 1 0,015** 11,333 Số quan sát 331 -2 Log likelihood 116,167 (Nguồn: Haab, T.C. and K.E. McConnell) * Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% ** Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Từ kết quả hồi quy cho thấy, bộ dữ liệu đã thể hiện khá tốt sự phù hợp mô hình của tổng thể. Hệ số của các biến mang dấu âm có nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị biến này sẽ làm giảm xác suất sẵn lòng trả của du khách. Những biến có hệ số mang giá trị dương là những yếu tố làm tăng xác suất sẵn lòng trả của du khách nếu tăng thêm một đơn vị biến này trong điều kiện cố định tất cả biến còn lại. - Giới tính: Nếu thay MR = 0 cho được mô hình cho nữ giới và MR = 1 cho được kết quả mô hình dành cho nam giới. Biến nam giới trong hàm hồi quy mang dấu âm. Điều này hàm ý rằng nữ giới sẵn lòng trả một khoản lệ phí cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang cao hơn nam giới. Vấn đề này có thể được hiểu là nữ giới thường có trách nhiệm về các vấn đề của cộng đồng và xã hội cao hơn nam giới, nên họ thường tự nguyện thực hiện hơn và sẽ tích cực hơn trong việc đóng góp và thực hiện nghĩa vụ của mình. - Tuổi của du khách: Trong mô hình của hồi quy trên, biến tuổi mang dấu âm. Điều này ám chỉ rằng nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị biến tuổi sẽ làm giảm xác suất sẵn lòng trả của du khách ở mức ý nghĩa 10% trong giới hạn biến thiên độ tuổi từ 18 đến 65. Vấn đề này có thể được giải thích là những người lớn tuổi thường quan tâm tới các vấn đề ở hiện tại nhiều hơn mà ít hoặc không quan tâm nhiều tới những vấn đề trong tương lai. - Tình trạng hôn nhân: Kết quả hồi quy cũng cho thấy tình trạng hôn nhân của du khách nội địa có dấu dương. Xác suất để những người đã có gia đình sẵn lòng chi trả cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang là cao hơn so với những người chưa có gia đình. Điều này dễ thấy rằng, những người đã có gia đình khi đi du lịch đa phần là những người có thu nhập khá và ổn định, họ dễ dàng bỏ ra một khoản tiền để được hưởng chất lượng môi trường du lịch tốt hơn ở hiện tại hoặc có giá trị sử dụng hàng hóa chất lượng môi trường tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, yếu tố này không có ý nghĩa thống kê ở cả hai mức ý nghĩa 5% và 10%. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 86 v TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG - Trình độ học vấn: Trình độ học vấn cũng có dấu như dự đoán (dấu dương). Điều này cho thấy rằng, xác suất để những du khách có trình độ học vấn cao sẵn lòng đóng góp cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang là cao hơn. Điều này có thể từ quá trình điều tra chọn mẫu (thông thường những du khách có trình độ học vấn cao hơn thì việc hoàn thành các câu hỏi tốt hơn, những du khách có trình độ học vấn thấp đã không hoàn thành một cách đầy đủ nên những bộ câu hỏi này đã bị loại ra ngay). Mặt khác, những người có trình độ học vấn cao thường là những người được giáo dục một cách bài bản. Do vậy, họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường – cái mà họ sẽ mong muốn được hưởng trong tương lai. - Thu nhập: Kết quả hồi quy cho thấy, thu nhập trong mô hình cũng cho dấu như mong đợi (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy rằng xác suất để du khách sẵn lòng trả cho quỹ môi trường vịnh Nha Trang là cao hơn nếu như thu nhập của họ càng cao trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế đó là khi thu nhập cao hơn, người tiêu dùng sẵn lòng chi tiêu cho hàng hóa nhiều hơn, trong đó có hàng hóa chất lượng môi trường. V. KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu trên đã cho phép rút ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, hầu hết du khách nội địa đều sẵn lòng trả một khoản tiền từ việc đóng góp thêm vào giá thuê phòng tại khách sạn ở Nha Trang. Số tiền mà du khách nội địa sẵn sàng đóng góp cho một ngày đêm nghỉ tại khách sạn là 19.561 đồng/nguời/ngày đêm. Tổng số tiền mà chỉ tính riêng du khách nội địa sẵn lòng trả cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang là trên 52,719 tỷ đồng vào thời điểm năm 2007. Do vậy, có thể đề nghị với chính quyền địa phương, Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang nên sử dụng chính sách thuế, hoặc lệ phí đối với du khách khi sử dụng nguồn tài nguyên của vịnh bằng cách tính thêm khoản phí vào tiền thuê phòng ở khách sạn tại Nha Trang. Đây cũng chính là một trong những vấn đề cốt yếu trong việc giải quyết vấn đề hàng hóa công - hàng hóa chất lượng môi trường. Thứ hai, từ kết quả mô hình kinh tế lượng cho thấy cần có những chính sách để thu hút và tranh thủ sự ủng hộ đối với những du khách có thu nhập cao. Do vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của mình, một mặt Nha Trang cần tập trung đầu tư trở thành trung tâm du lịch lớn với chất lượng dịch vụ - du lịch dành cho những người có thu nhập cao, đồng thời cần có những chính sách khuyến khích những du khách này sẵn lòng tài trợ nhiều hơn cho các hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Trong điều kiện nền kinh tế càng phát triển thì người dân càng có điều kiện hơn về thu nhập, vì vậy mà nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng nhiều hơn và rất có thể mức giá sẵn lòng trả của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang có thể sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hàng năm. Do đó, các nghiên cứu điều tra mức sẵn lòng trả của du khách nên được đánh giá định kỳ từ 3 tới 5 năm một lần để xác định mức phí phụ thu từ du khách tại khách sạn ở Nha Trang. Thứ ba, nếu xem xét từ góc độ nào đó có thể thấy rằng, với ưu điểm của mình Nha Trang là bảo tàng sinh vật biển “sống” của Việt Nam vừa thực hiện chức năng giải trí vừa thực hiện các chức năng về nghiên cứu - giáo dục môi trường biển. Nên chăng những người làm chính sách về du lịch cần có những chính sách quảng bá nhiều hơn ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống mà còn hướng những sản phẩm và dịch vụ du lịch này phục vụ cho các hoạt Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2010 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG v 87 động học tập và nghiên cứu. Điều này sẽ tạo ra lợi ích không chỉ về mặt tài chính mà còn tác động tích cực tới ý thức bảo vệ môi trường của du khách. Sự đóng góp của du khách, những người được hưởng lợi trực tiếp từ tài nguyên môi trường của vịnh sẽ là một nguồn lực tài chính quan trọng góp phần tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang. Do vậy, các cơ quan quản lý của địa phương có thể đề ra chính sách cho việc tạo ra một nguồn lực tài chính từ sự đóng góp tự nguyện của du khách hoặc có thể đưa ra mức phí sử dụng môi trường - tài nguyên của Nha Trang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. [1]. John A Dixon, Louis Fallon Scura, Richard A Carpenter and Paul B Sherman. 1994. Economic analysis of Environmental Impact, Earthscan Publications Ltd, chap 5, p. 63 - 83. 2. [2]. Churaitapvong và Jittapatr Kruavan. 2003. A Contigent Valueation Study of the Chao Phraya river, Economy & Environment Program for Southeat Asia, reseach reports 2004. 3. [3]. Ministry of Planing and Investment, United Nations Development Programme & Swiss Agency for Development and Cooperation. 2001. Financing environmental Protection Activities in Quang Ninh Province. 4. [4]. Dang Le Hoa and Nguyen Thi Y Ly. 2007. Estimating households’ willingness to pay for preserving Lo Go - Xa Mat National Park, Tay Ninh province using contingent valuation method. 5. [5], [6], [7], [8], [9], [10]. Haab, T.C. and K.E. McConnell. 2002. Valuing Environmental and Natural Resources – The Econometrics of Non-market Valuation, Cheltenham and Northampton: Edward Elgar, pp 25 – 27. 6. [11], [12]. Turnbull, B. 1976. The empirical distribution function with arbitrarily grouped, censored and truncated data, Joural of the Royal Statistical Sociaty, 38B, 290 - 95.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2010_12_pham_hong_manh_4152_2094471.pdf
Tài liệu liên quan