Tâm lý học - Bài 3: Sự phát triển tâm lý trẻ em từ 0 đến 3 tuổi

3.1.2.4 Sự phát triển vận động : A. Vận động thô : - Khi mới sinh, cử động của bé hỗn loạn; chỉ từ tuần thứ 2 trở đi, cử động của bé mang tính chất hành vi, cử động hỗn loạn đã bị ức chế bớt. - 2 tháng : những cử động không có ý thức nhườg chỗ cho những cử động định hướng của cơ thể. B. Vận động tinh : “Bàn tay của con người, rất tinh tế và phức tạp, không chỉ khiến tinh thần tỏa ra ngoài mà còn cho phép toàn bộ con người tham gia vào các mối quan hệ đặc biệt với môi trường. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng con người chiếm giữ môi trường của mình bằng bàn tay”. - Chuyển động của trẻ chưa mang ý nghĩa chuyển động thật sự. - Đối tượng đầu tiên mà trẻ chú ý tới trong môi trường xung quanh là gương mặt người lớn. Cũng có thể là vì tác nhân kích thích đó đã xuất hiện khi mà trẻ được thỏa mãn các nhu cầu của cơ thể.Ánh mắt của trẻ dõi theo gương mặt của mẹ và nụ cười khi nhận thấy mặt mẹ là tiêu chí của sự xác định đối tượg ở trẻ

docx7 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tâm lý học - Bài 3: Sự phát triển tâm lý trẻ em từ 0 đến 3 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI Để hiểu rõ thế nào là sự phát triển tâm lý trẻ, trước hết cần làm sáng tỏ sự phát triển là gì theo nguyên lý phát triển Mác – Lênin 1. Sự phát triển là gì? Sự phát triển là quá trình phức tạp, trong đó không những có sự biến đổi không ngừng về số lượng còn có sự biến đổi sâu sắc về chất lượng. Chẳng hạn: sự phát triển của cây non thành cây trưởng thành, nó không chỉ tăng về số lượng lá, rễ, cành, tăng thể tích, chiều cao, độ dài của thân, rễ, lá... mà còn là sự chuyển biến từ trạng thái, giai đoạn này sang trạng thái giai đoạn khác 2) Sự phát triển tâm lý trẻ là gì? Quá trình hình thành cái mới trong tâm lý trẻ, là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội bằng chính hoạt động của mình, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trong hoàn cảnh sống của xã hội loài người. Thí dụ: Sự phát triển tri giác của trẻ, chính là sự biến đổi trong nội dung, tính chất, mức độ phản ánh những thuộc tính cụ thể của đối tượng tri giác, biểu hiện ở đối tượng tri giác ngày càng được mở rộng hơn, nội dung phong phú hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn 3.1 Sự phát triển tâm lý trong 2 tháng đầu tiên của cuộc đời 3.1.1 NHỮNG PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN Ở TRẺ SƠ SINH Từ đời sống trong bụng mẹ, một môi trường tương đối ổn định, đứa trẻ ra đời như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ của môi trường không khí, với vô số kích thích của thế giới bên ngoài. Trong những ngày đầu tiên của cuộc sống của trẻ đã có một số phản xạ không điều kiện, giúp trẻ thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Phản xạ thở, phản xạ mắt và những phản xạ về nhiệt độ... đều là những phản xạ bẩm sinh được thực hiện sau khi sinh ra. BẢNG TRÊN SLIDE CHIẾU VIDEO (ĐỌC SONG SONG LÚC CHIẾU VIDEO) 1.Nhắm mắt khi có ánh sáng chiếu vào Khi còn trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường tối mờ. Nếu bị ánh sáng chiếu vào, bé thường nhắm mắt lại. 2.Phản xạ của các ngón chân Nếu thường xuyên chơi đùa với bàn chân bé, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những phản xạ này. Khi lòng bàn chân của bé được vuốt ve, ngón cái uốn cong lên trên và các ngón khác có xu hướng hùa theo. 3.Phản xạ giật mình(PHẢN XẠ MORO) Vào khoảng 9 tuần trong bào thai, thì các phản xạ gốc đầu tiên xuất hiện. Phản xạ Moro xuất hiện từ 9-12 tuần sau khi thụ thai và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ và hiện diện đầy đủ khi trẻ sinh ra, rồi triệt tiêu vào 2-4 tháng sau sinh. Những yếu tố gây ra phản xạ Moro:Bé sẽ giật mình khi nghe thấy một tiếng động lớn hay có chuyển động xung quanh, ví dụ khi bé đang ngủ, bạn tung chăn của bé ra, hay bạn động nhẹ vào người bé. Trong phản ứng này, bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể khóc. Đây là phản xạ cơ bản nhất để xác định mức độ phát triển của bộ não. Phản xạ này không chỉ xác định sự phát triển của não bộ mà còn giúp bác sĩ kiểm tra chuyển động chân, tay bé có đều giữa hai bên không. Nếu mẹ không nhận thấy động tác này ở bé, mẹ nên cho bé đi kiểm tra vì có thể não bé không bình thường, hệ thần kinh bị rối loạn, 4.Phản xạ cơ bản (rooting reflex) Nếu bạn chạm vào má của bé, bé sẽ hướng về phía má vừa được chạm. Điều này được gọi là phản xạ cơ bản. Nó rất hữu ích khi bạn muốn cho bé ăn. Bé sẽ hướng về núm vú mẹ theo hướng mà bên má của bé được vuốt ve. *Phản xạ Rôbinson Kích thích gan bàn tay trẻ hoặc cho ngón tay cho trẻ nắm, trẻ sẽ nắm chặt và ta có thể nâng đầu trẻ khỏi bàn *Phản xạ bú: Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú mẹ để bú sữa. Khi có bất kỳ vật gì chạm vào khóe miệng của bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú trong khi bàn tay thì bắt đầu có dấu hiệu vuốt ve. Những phản xạ này không có vai trò trong việc hình thành dạng hành vi con người. Các phản xạ đó mất dần khi hình thành động tác cầm nắm và đi thẳng * Tóm lại: Giai đoạn trẻ bứt khỏi mẹ về mặt vật lý, nhưng vẫn liên quan đến mẹ về mặt sinh lý, là giai đoạn sơ sinh. Đây là giai đoạn đặc trưng bởi những biến đổi to lớn của môi trường sống. Những biến đổi đó đem lại sự bất lực cho trẻ sơ sinh. Sự phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu tuy còn đơn sơ nhưng rất quan trọng, song song với tiến bộ độc lập về mặt sinh học của con người, ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người 3.1.2 Tình huống xã hội của tuổi sơ sinh -Trẻ 80% thời gian là ngủ -Giấc ngủ chưa có phân biệt được ngày đêm -20% còn lại là thời gian hưng phấn => Qúa trình luân phiên giấc ngủ và thức được hình thành nhờ điều kiện giáo dục 3.1.2 Tình huống xã hội của tuổi sơ sinh 3.1.2.1 Sự phát triển các giác quan: a. Thị giác : Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn 60 lần do cơ cấu của mắt chưa được hoàn thiện, mật độ các tế bào ở võng mạc còn thấp. Chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, trẻ đã nhận ra mẹ. Từ tuần thứ ba đến tuần thứ năm xuất hiện sự tập trung thị giác, trẻ thích những vật được chiếu sáng rõ, có hình tròn và chuyển động chậm. Trẻ rất thích nhìn hình có họa tiết mang màu sắc tương phản đặt cạnh nhau (ví dụ: quả bóng có sọc đen trắng); hình có nội dung phong phú, phức tạp (ví dụ: gương mặt người xung quanh) và bé đặc biệt thích màu đỏ.Trẻ có thể nhìn được người hoặc đồ vật ở cách mắt khoảng 20 cm, ở quá gần hay quá xa mắt, trẻ đều không nhìn thấy rõ. b. Thính giác:Trẻ sơ sinh không những đã biết lắng nghe âm thanh mà còn có thể định hướng âm thanh phát ra từ đâu. Điều đó cho thấy ngay từ khi sinh ra, các dây thần kinh thính giác và thị giác đã hoàn thành quá trình “kết nối” với nhau.Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ thường thích nghe giọng nói của mẹ và những âm thanh mềm mại, dịu nhẹ, đồng thời “cự tuyệt” với những tiếng ồn, âm thanh huyên náo. c. Vị giác: -Sau 3 ngày trẻ biết phân biệt ngọt – đắng -Sau 6 ngày trẻ phân biệt được mùi vị của sữa mẹ (cho bú sữa của người khác trẻ không chịu bú) -Các trẻ thường hảo ngọt và không cảm tình với những vị đắng, chua. *Bổ sung thêm : d. Xúc giác:Trẻ sơ sinh cũng phát triển xúc giác sớm. Da của trẻ rất nhạy cảm. Trẻ cảm nhận độ nóng lạnh, ẩm ướt rất nhạy nên khi tè ướt, hay nhiệt độ lạnh, nóng, trẻ thường la khóc.Nên cho trẻ chạm vào một số đồ vật như khăn tắm, đồ chơi nhồi bông, gậy gỗ, thanh kim loại để kích thích làn da và bàn tay bé. Trong độ tuổi sơ sinh, có thể trẻ sẽ thích mút tay. Đây là một cách để trẻ khám phá thế giới xung quanh và cũng là cách trẻ tìm kiếm sự an ủi. Thay vì cấm đoán trẻ làm “công việc” yêu thích đó, chỉ cần bảo đảm rằng tay trẻ luôn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh là được. e. Khứu giác: Chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, trẻ đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và rất “quyện hơi mẹ” và tỏ ra rất hứng thú với mùi thơm từ sữa mẹ. Nên cho trẻ ngửi nhiều mùi hương khác nhau để kích thích khứu giác của trẻ phát triển, phân biệt được nhiều loại mùi hơn nữa như có thể đặt trong nhà những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn cho cả mẹ lẫn con. 3.1.2.2 Phản xạ không điều kiện: Sau khi sinh trẻ có hoạt động phản xạ không điều kiện Phản xạ mút: Mút là phản xạ tự nhiên thứ hai sau phản xạ bú. Khi môi của trẻ chạm vào vật gì, trẻ sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao trẻ có thể bú bình ngay sau khi mới sinh. Trẻ sinh non hơi khó khăn khi thực hiện phản xạ này. Trẻ cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay. Phản xạ tìm kiếm : Không giống như các phản xạ đơn giản khác, phản xạ tìm kiếm là một phản xạ tương đối phức tạp vì có nhiều thành phần cấu tạo và đòi hỏi ở bé nhiều kỹ năng hơn. Ba mẹ có thể quan sát phản xạ này ở bé bằng cách vuốt nhẹ vào một bên má của bé, bé sẽ quay đầu và miệng về phía má bị vuốt để tìm kiếm. Nhờ có phản xạ này mà khi núm vú của mẹ chạm vào má bé, bé sẽ quay đầu và há miệng ra để ngậm vú mẹ chuẩn xác hơn. Để rèn luyện khả năng tìm kiếm cho con, ba mẹ nên dùng tay vuốt ve trên má hoặc ngang qua khuông mắt bé để kích thích bé xoay đầu theo hướng bạn vuốt. Phản xạ đồng tử : Phản xạ đồng tử với ánh sáng, được coi như là phản xạ đầu tiên của một con người (hay của 1 đứa trẻ khi sinh ra cũng vậy).Phản xạ này xuất hiện đầu tiên và cũng mất đi cuối cùng trong chuỗi sự sống của cơ thể.Nó được thể hiện bằng sự phản ứng co giãn của đồng tử đối với kích thích ánh sáng. Tức là, đối với trường hợp bình thường, khi có kích thích vào đồng tử (soi ánh sáng vào mắt), ta thấy đồng tử co nhỏ đều dần lại, cho đến khi loại bỏ kích thích, đồng tử bắt đầu quay trở lại (giãn ra) về kích thước ban đầu. Phản xạ tự vệ: Co người lại khi được đụng chạm, hoặc nheo mắt khi gặp ánh sáng. Khi bạn vỗ nhẹ vào một bên đùi thì chân trẻ tự động rụt lại. Phản xạ ở gan bàn chân: kích thích vào đúng gan bàn chân các ngón chân duỗi ra Phản xạ nắm bắt (Phản xạ cầm nắm): Trẻ sơ sinh thích nắm bàn tay mẹ. Hãy vuốt ve lòng bàn tay của trẻ để trẻ có cơ hội nắm lấy ngón tay bạn. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh nắm tay rất chặt và sẽ không thể tự duỗi các ngón để xòe bàn tay ra vì não bộ chưa có phản ứng nhanh được. Phản xạ di động có phương hướng: để chân trẻ lên đất, trẻ tự di chuyển Phản xạ lè lưỡi: Trong 1 tuần, khi người lớn nắm 2 tay của trẻ thì trẻ tự động thè lưỡi ra ( có thể dẫn dây thần kinh phản xạ bàn tay và lưỡi gần nhau) VIDEO: Một số phản xạ không điều kiện ở trẻ Chỉ số APGA: Chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện lặp lại để đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh. Chỉ số này được một nữ bác sĩ gây mê người Mĩ là Virginia Apgar phát minh vào năm 1952. Chỉ số Apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn đơn giản với thang điểm từ 0 đến 2 cho mỗi tiêu chuẩn. Các điểm này sau đó được cộng lại, do đó chỉ số Apgar được tính từ 0 đến 10 điểm. Năm tiêu chuẩn của chỉ số Apgar: (BẢNG CHỈ TIÊU TRÊN SLIDE) Diễn giải: 0-3: rất thấp 4-6: khá thấp 7-10: bình thường Thang điểm này thường được đánh giá vào phút thứ 1 và thứ 5 sau sinh. Nếu điểm 5 phút dưới 7, có thể lặp lại mỗi 5 phút cho đến 20 phút. Điểm Apgar 1 phút thấp có thể cho biết trẻ cần chăm sóc ngay về mặt y khoa nhưng không nhất thiết báo hiệu sẽ có vấn đề sức khoẻ lâu dài, đặc biệt là khi có cải thiện lúc 5 phút. Nếu chỉ số Apgar dưới 3 vào những thời điểm sau (5, 10, 20 phút), trẻ có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài. Chỉ số Apgar hiếm khi đạt 10 điểm vì trẻ thường bị tím tái thoáng qua sau sinh - Sau khi sinh ra trẻ có biến đổi nhanh chóng : Da màu tím (Khi trẻ khóc) => màu đỏ điều (rất đẹp) - Trong vòng 24 giờ đồng hồ trẻ sẽ ỉa cứt xu + Nếu là màu vàng => khỏe mạnh + Nếu có máu => Nội tạng có vấn đề cần đến bác sĩ 3.1.2.3 Phản xạ có điều kiện : - Trẻ sơ sinh có khả năng hình thành phản xạ có điều kiện từ rất sớm và ngày càng phát triển. Vì vậy sau khi trẻ ra đời 20 -30 phút, người mẹ nên cho con vú đề hình tphản xạ có điều kiện cho con ngay từ ngày đầu tiên và được củng cố từ ngày thứ 2 - Sau khi sinh từ 7 - 9 ngày, những phản xạ có điều kiện ăn uống đầu tiên được hình thành, biểu hiện bằng các cử động, mút, tìm kiếm khi trẻ đặt gần vú mẹ, các phản xạ có điều kiện giúp cho trẻ thích nghi với điều kiện sống mới. - Ngày 15 sau khi sinh, trẻ hình thành những phản xạ có điều kiện về tư thế. Phản xạ có điều kiện ở thời kỳ sơ sinh hình thành khó khăn nhưng rất dễ mất đi. - Từ 2 – 4 tháng, cùng với sự trưởng thành của các giác quan, các phản xạ có điều kiện được hình thành qua các cơ quan thụ cảm như: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác à Trẻ càng lớn, sự hình thành phản xạ có điều kiện với tốc độ ngày càng nhanh chóng, phong phú và bền vững hơn. 3.1.2.4 Sự phát triển vận động : A. Vận động thô : - Khi mới sinh, cử động của bé hỗn loạn; chỉ từ tuần thứ 2 trở đi, cử động của bé mang tính chất hành vi, cử động hỗn loạn đã bị ức chế bớt. - 2 tháng : những cử động không có ý thức nhườg chỗ cho những cử động định hướng của cơ thể. B. Vận động tinh : “Bàn tay của con người, rất tinh tế và phức tạp, không chỉ khiến tinh thần tỏa ra ngoài mà còn cho phép toàn bộ con người tham gia vào các mối quan hệ đặc biệt với môi trường. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng con người chiếm giữ môi trường của mình bằng bàn tay”. - Chuyển động của trẻ chưa mang ý nghĩa chuyển động thật sự. - Đối tượng đầu tiên mà trẻ chú ý tới trong môi trường xung quanh là gương mặt người lớn. Cũng có thể là vì tác nhân kích thích đó đã xuất hiện khi mà trẻ được thỏa mãn các nhu cầu của cơ thể.Ánh mắt của trẻ dõi theo gương mặt của mẹ và nụ cười khi nhận thấy mặt mẹ là tiêu chí của sự xác định đối tượg ở trẻ 3.1.3 Cấu trúc tâm lý mới của tuổi sơ sinh -Theo các nhà tâm lý học hoạt động thì trẻ lọt lòng là “một thực thể xã hội”. Tình huống xã hội phát triển của trẻ được thể hiện là tất cả mọi hành vi của trẻ đều liên quan đến người lớn => Người lớn trở thành “trung tâm tâm lý” (theo L. X. Vưgôtxki) của trẻ . -Nghĩa là tất cả các mối quan hệ của trẻ với thế giới bên ngoài đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa đứa trẻ với người lớn , vào người mẹ . VD : trẻ đói thì được ăn , buồn ngủ thì được ru ngủ, Những đặc điểm của trẻ có khi mới chào đời : + Ít phân biệt trạng thái thức – ngủ ; lúc ngủ có những cử động như thức ( 80% thời gian là ngủ ) , giấc ngủ không tập trung vào giờ nào , lúc cử động chẳng khác gì lúc ngủ . Khi trẻ thức thì tích cực hơn là do có sự liên quan mật thiết với sự xuất hiện của thị giác => nội dung cuộc sống tâm lý lúc này là sự kết hợp của những cảm giác xúc cảm có ấn tượng . +Có phản xạ không điều kiện , trên cơ sơ đó hình thành phản xạ định hướng “cái gì thế “ của trẻ . Phản xạ định hướng có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển của cảm giác và tri giác . Phản xạ có điều kiện được hình thành VD : ăn và ngủ theo giờ , +Những nhu cầu mới được hình thành : 1. Nhu cầu dinh dưỡng :được ăn , mặc ấm , =>nhu cầu mang tính vật chất 2. Nhu cầu về ấn tượng với thế giới bên ngoài : nhu cầu về màu sắc , ánh sáng , tiếng động , mùi mồ hôi của mẹ , => nhu cầu tinh thần. Đối với nhu cầu về ấn tượng với thế giới bên ngoài thì nó có liên quan đến chức năng của não và khác với những nhu cầu khác ở chỗ : đó là nhu cầu tinh thần (màu sắc , tiếng động , ánh sáng ,) . Nhu cầu này nếu được thõa mãn => tạo nên tính tích cực ở đứa trẻ . Càng nhiều ấn tượng thì phản ứng càng tỏ ra mạnh mẽ . -Nhu cầu về ấn tượng với thế giới bên ngoài “không bao giờ “ bị bão hòa . -Từ phản xạ tập trung chú ý vào mặt mẹ đã hình thành những cấu trúc mới quan trọng của giai đoạn sơ sinh – Phức cảm hớn hở * Định nghĩa phức cảm hớn hở : Đó là sự kết hợp những cử động của chân tay và các âm thanh phát ra từ đứa trẻ. Chẳng hạn: những phản ứng tích cực như mỉm cười, phì nước bọt khi mẹ hay người thân xuất hiện hoặc âu yếm nó. -Trước đó trẻ động vận loạn xạ thiếu phối hợp . Trong phức cảm hớn hở xuất hiện sự điều hòa của vận động . Phức cảm hớn hở là động tác đầu tiên của hành vi . Động tác phát hiện ra người lớn . Đó cũng là động tác giao tiếp đầu tiên . Phức cảm hớn hở là phản xạ biểu lộ sự nổ lực tác động tới người lớn . - Phức cảm hớn hở là cấu trúc mới nhất của thời kỳ khủng hoảng . Nó là dấu hiệu kết thúc giai đoạn đặc biệt – giai đoạn sơ sinh và bắt đầu giai đoạn mới . Cho nên phức cảm hớn hở là tiêu chí tâm lý của đoạn cuối của đợt khủng hoảng sơ sinh . - Bên cạnh đó còn có : • Tiêu chí sinh lý của khủng hoảng sơ sinh là xuất hiên sự tập trung thị giác và thính giác , khả năng hình thành phản xạ có điều kiện đối với tác nhân kích thích thị giác và thính giác • Tiêu chí y học của khủng hoảng sơ sinh là cân nặng ban đầu khi sinh ra => đó là dấu hiệu vận hành của hệ thống hoạt động về mặt sinh lý .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_3_tlhpt_8785.docx
Tài liệu liên quan